[Châu Phi] Ai Cập

Ăn và chơi là hai thú trong đời, nếu wí Mít biết chỗ nào để đi chơi thì xin dzô đây chia sẻ

Moderators: giamchua, A Mít

[Châu Phi] Ai Cập

Postby giamchua » 27 Feb 2009

Image
Hình do giamchua gởi

Image
Hình do giamchua gởi

Image
Hình do giamchua gởi

Image
Hình do giamchua gởi

Image
Hình do giamchua gởi

Image
Hình do giamchua gởi

Image
Hình do giamchua gởi

Image
Hình do giamchua gởi

Để nhà bụi bặm , mãi lo rong chơi khắp phố Mít , :tt: giờ về lại nhà... phủi bụi , dán bài , G mời các bạn đi du lịch tiếp nhé ! :cười: :cười: :cười:

AI CẬP

Ai Cập (tiếng Ả Rập: مصر, Misr), có tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập (جمهوريّة مصر العربيّة, Gumhūriyyat Misr al-'Arabiyyah), là một nước cộng hòa nằm ở phía bắc châu Phi, Trung Đông và tây nam châu Á.

Nước này còn được người Việt trước thế kỷ 20 phiên âm là Y Diệp như trong sách Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ.

Nguồn gốc và lịch sử tên gọi

Miṣr là tên chính thức theo tiếng Ả Rập của Ai Cập hiện đại, nó có nguồn gốc từ tiếng Semite cùng gốc trực tiếp với tiếng Hebrew מִצְרַיִם (Mitzráyim), có nghĩa là "hai đoạn thẳng" và cũng có thể có nghĩa là "một đất nước" hay "một quốc gia". Tên cổ của nước này là kemet, hay "miền đất đen," xuất phát từ lớp đất phù sa lắng đọng màu mỡ màu đen do những trận lụt của sông Nil đem đến, khác biệt so với 'miền đất đỏ' (deshret) của sa mạc. Ở giai đoạn sau, cái tên này trở thành keme trong tiếng Copt. Tên Egypt theo tiếng Anh bắt nguồn từ từ Aegyptus trong tiếng Latin và xuất phát từ Αίγυπτος (Aiguptos) trong tiếng Hy Lạp cổ. Từ này có thể lại có nguồn gốc từ câu ḥwt-k3-ptḥ ("Hwt ka Ptah") trong tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là "ngôi nhà của Ka (một phần linh hồn) của Ptah," tên của một ngôi đền thánh Ptah tại Memphis (Ai Cập).

Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại, hay nền văn minh sông Nil, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nil tại Ai Cập. Dòng sông Nil dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nil rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nil dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,... sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim,...

Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác...

Theo cách phân định thời gian của Manetho (thế kỷ 3 TCN) thì lịch sử Ai Cập cổ đại được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên. Hoàng đế của toàn cõi Ai Cập thường có các vua chư hầu dưới quyền, nên các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha dùng danh từ Cổ, Trung và Tân Đế quốc thay vì Vương quốc. Danh từ pharaon bắt đầu được các vua Ai Cập cổ dùng từ vương triều thứ 12 trở đi. Pharaon có nghĩa là ngôi nhà lớn ám chỉ cung vua. Vẫn còn nhiều nghiên cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và có thể các vương triều này sẽ còn thay đổi, bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác nhau.

Những trận lụt đều đặn hàng năm mang theo nhiều phù sa của sông Nil, cùng với tình trạng bán cô lập do sự ngăn cách của sa mạc phía đông và phía tây, dẫn tới sự phát triển của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới. Nước Ai Cập được coi là lập quốc vào khoảng năm 3100 trước Công Nguyên bởi pharaong huyền thoại Menes, người đã cho xây thành Memphis và chọn đây làm kinh đô. Triều đại có nguồn gốc địa phương cuối cùng, được gọi là Vương triều thứ 30, đã sụp đổ trước sức tấn công của người Ba Tư năm 343 TCN và vị pharaon người Ai Cập cuối cùng là Nectanebo II phải thoái vị. Lúc ấy người Ai Cập đã đào nên nền móng đầu tiên của kênh Suez và nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải. Sau đó, Ai Cập lần lượt bị cai trị bởi người Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã (Byzantine) và một lần nữa bởi người Ba Tư.

Chính người Ả Rập Hồi giáo đã đưa Đạo Hồi và tiếng Ả Rập tới Ai Cập trong thế kỷ thứ 7, và người Ai Cập dần tiếp nhận cả hai ảnh hưởng đó. Những vị quan cai trị Hồi giáo do khalip chỉ định ra nắm quyền kiểm soát Ai Cập trong ba thế kỷ tiếp sau. Những triều đại tự chủ bắt đầu với những tổng đốc cha truyền con nối từ năm 868. Ai Cập đạt đến tột đỉnh hùng mạnh với ba triều đại Fatimid (trải từ Ma Rốc đến Xy Ri), Ayyubid (thắng được liên quân các nước Tây Âu), và Mamluk (thắng được Mông Cổ và Tây Âu). Từ năm 1517 Ai Cập bị lệ thuộc vào đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ, rồi lại thêm ảnh hưởng của Pháp và Anh cho đến thế kỷ 20.

Sau khi kênh đào Suez hoàn thành năm 1869, Ai Cập trở thành một đầu mối vận chuyển quan trọng của thế giới; tuy nhiên, nước này cũng có một gánh nặng nợ lần to lớn. Với lý do bảo vệ các khoản đầu tư của mình, Anh Quốc đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ Ai Cập năm 1882, nhưng trên danh nghĩa vẫn nó vẫn thuộc Đế chế Ottoman cho đến tận năm 1914.

Sau khi giành lại độc lập hoàn toàn từ tay Anh Quốc năm 1922, Nghị viện Ai Cập phác thảo và áp dụng một hiến pháp năm 1923 dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng nhân dân Saad Zaghlul. Từ 1924 đến 1936, người Ai Cập đã thành công trong việc lập ra một chính phủ hành pháp theo kiểu chính phủ Châu Âu hiện đại; được gọi là Cuộc thử nghiệm tự do Ai Cập. Tuy nhiên, người Anh, vẫn giữ một số quyền kiểm soát khiến chính phủ không có độ ổn định cần thiết. Năm 1952, một cuộc đảo chính quân sự buộc vua Farouk, của chính thể quân chủ lập hiến, thoái vị nhường ngôi cho con trai là vua Ahmed Fuad II.

Cuối cùng, nước Cộng hòa Ai Cập được tuyên bố thành lập ngày 18 tháng 6 năm 1953 với Tướng Muhammad Naguib là Tổng thống của nền cộng hoà. Sau đó Naguib cũng bị Gamal Abdel Nasser, kiến trúc sư của phong trào 1952 buộc phải từ chức năm 1954, Nasser lên nắm quyền Tổng thống và quốc hữu hoá kênh Suez dẫn tới cuộc khủng hoảng Suez năm 1956. Nasser ra khỏi chiến tranh với tư cách một anh hùng Ả Rập, và chủ nghĩa Nasser đã lan rộng ảnh hưởng trong vùng dù có gặp phải sự phản ứng từ phía một số người Ai Cập, đa số họ trước đó không hề quan tâm tới chủ nghĩa quốc gia Ả Rập.

Từ 1958 đến 1961, Nasser tiến hành xây dựng một liên minh giữa Ai Cập và Syria được gọi là Cộng hòa Ả Rập Thống nhất. Nỗ lực này cũng gặp phải một số chống đối, và rõ ràng rằng nhiều người Ai Cập không bằng lòng khi thấy rằng cái tên của tổ quốc mình, vốn đã có từ hàng nghìn năm, bỗng nhiên biến mất. Ba năm sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, trong đó Ai Cập mất bán đảo Sinai vào tay Israel, Nasser chết và được Anwar Sadat kế vị. Sadat bỏ liên minh với Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh để quay sang Hoa Kỳ, trục xuất các cố vấn Liên Xô năm 1972, và tung ra cuộc cải cách kinh tế Infitah, trong khi tăng cường hành động đàn áp bạo lực đối với các hành động chống đối tôn giáo. Cái tên Ai Cập vẫn được giữ lại.

Năm 1973, Ai Cập cùng với Syria tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel trong cuộc Chiến tranh tháng 10 (cũng được gọi là Chiến tranh Yom Kippur), dù nó hoàn toàn là một thắng lợi quân sự, nhưng về mặt chính trị lại không mang lại kết quả. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều can thiệp vào, và đạt tới một thỏa thuận ngừng bắn giữa Ai Cập và Israel. Năm 1979, Sadat ký hiệp ước hòa bình với Israel để đổi lấy bán đảo Sinai, một hành động đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong thế giới Ả Rập dẫn tới việc Ai Cập bị loại trừ khỏi Liên đoàn Ả Rập (Ai Cập đã tái gia nhập năm 1989). Sadat bị những kẻ theo tôn giáo chính thống ám sát năm 1981, người kế tục ông là Hosni Mubarak.

Quốc gia
Ai Cập đã là một nước cộng hòa từ ngày 18 thÁng 6, 1953. Tổng thống Mohamed Hosni Mubarak đã làm Tổng thống nền Cộng hoà từ 14 tháng 10, 1981, sau vụ ám sát cựu Tổng thống Mohammed Anwar El-Sadat. Mubarak hiện đang ở nhiệm kỳ thứ năm. Ông là lãnh đạo đảng cầm quyền Đảng Dân chủ Quốc gia. Thủ tướng Dr. Ahmed Nazif lên cầm quyền ngày 9 tháng 7, 2004, sau khi Dr. Atef Ebeid từ chức.

Chính quyền Ai Cập bị nhiều nước coi là độc tài quân sự. Dù quyền lực trên danh nghĩa được tổ chức theo hệ thống bán tổng thống đa đảng, theo đó quyền hành pháp trên lý thuyết được phân chia giữa Tổng thống và Thủ tướng, trên thực tế hầu như chỉ một mình Tổng thống được bầu ra trong những cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên trong vòng hơn năm mươi năm qua. Ai Cập cũng có những cuộc bầu cử nghị viện đa đảng thường xuyên. Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, trong đó Mubarak thắng cử nhiệm kỳ thứ năm liên tiếp, được tổ chức vào tháng 9 năm 2005 (xem dưới đây).

Cuối tháng 2 năm 2005, Mubarak thông báo trên một chương trình truyền hình rằng ông đã ra lệnh cải tổ luật bầu cử tổng thống của đất nước, dọn đường cho những cuộc bầu cử đa ứng cử viên trong tương lai. Lần đầu tiên kể từ phong trào năm 1952, dân chúng Ai Cập có cơ hội thực sự để bầu ra một nhà lãnh đạo từ một danh sách ứng cử viên. Tổng thống nói rằng ý định này của ông xuất phát từ "nhận thức đầy đủ của tôi về sự cần thiết phải củng cố những nỗ lực để tăng cường hơn nữa tự do và dân chủ." Tuy nhiên, luật mới đặt ra những hạn chế khắc nghiệt đối với người muốn ra tranh cử, và đã được toan tính trước nhằm ngăn chặn các ứng cử viên đã rất nổi tiếng như Ayman Nour không thể ra tranh cử chống lại Mubarak, và dọn đường để ông dễ dàng được tái tranh cử.

Những lo ngại một lần nữa lại dấy lên sau cuộc bầu cử năm 2005 về sự can thiệp của chính phủ vào quá trình bầu cử thông qua việc gian lận và lừa gạt. Hơn nữa, bạo lực do những người ủng hộ Mubarak tiến hành chống lại những người đối lập và sự tàn bạo của cảnh sát đã xảy ra trong quá trình bầu cử. Điều này đặt ra nghi vấn về cam kết mà chính phủ đã loan báo về một quá trình dân chủ.

Vì vậy, đa số người dân Ai Cập vẫn còn hoài nghi về quá trình dân chủ hóa và vai trò của các cuộc bầu cử. Một tỷ lệ rất nhỏ những người đủ tư cách bầu cử trên thực tế đã bị gạt ra khỏi danh sách cuộc bầu cử năm 2005. Tuy nhiên, báo chí đã cho thấy họ ngày càng tự do hơn trong việc chỉ trích tổng thống, và những kết quả của cuộc bầu cử nghị viện gần đây cho thấy những đảng Hồi giáo như đảng hiện bị cấm Anh Em Hồi giáo đã thắng nhiều ghế, việc này chứng tỏ một sự thay đổi thật sự đang diễn ra.


Quốc tế

Trụ sở thường trực của Liên đoàn các quốc gia Ả rập (Liên đoàn Ả rập) đóng tại Cairo. Tổng thư ký Liên đoàn từ lâu theo truyền thống đều là người Ai Cập. Cựu Bộ trưởng ngoại giao Ai Cập Amr Moussa hiện là Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập. Liên đoàn Ả rập đã rời khỏi Ai Cập sang Siry trong một giai đoạn ngắn năm 1978 để phản đối hiệp ước hòa bình của Ai Cập với Israel nhưng đã quay trở lại năm 1989.

Ai Cập là nước Ả rập đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước Israel, sau khi ký kết Hiệp ước hòa bình Ai Cập-Israel theo Thỏa thuận trại David. Ai Cập có ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia Ả rập, và từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng làm người hòa giải các tranh chấp giữa các nước Ả rập, và tranh chấp Israel-Palestine. Đa số các quốc gia Ả rập vẫn tin tưởng Ai Cập trong vai trò này, dù ảnh hưởng của nó thường bị hạn chế.

Cựu Phó thủ tướng Ai Cập Boutros Boutros-Ghali đã làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc từ 1991 đến 1996.

Một tranh chấp lãnh thổ với Sudan về vùng được gọi là Tam giác Hala'ib, khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước vẫn còn nhiều trở ngại.


Quân đội

Quân đội Ai Cập có lẽ là lực lượng quân sự mạnh nhất trên lục địa Châu Phi, và là một trong những lực lượng lớn nhất vùng Trung Đông. Các lực lượng quân sự Ai Cập cũng có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn đa số các quân đội khác trong vùng. Quân đội Ai Cập có khoảng 450.000 người phục vụ thường xuyên.

Chỉ huy tối cao là Tổng thống, hiện tại Hosni Mubarak, trong thời chiến kiêm luôn chức Nguyên soái quân đội, Đô đốc hải quân, Nguyên soái (Colonel General) các lực lượng Phòng không và Không quân. Trong thời bình, tước vị Chỉ huy tối cao chỉ là danh nghĩa.

Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đàn ông Ai Cập từ tuổi 19. Những sinh viên có thể lùi thời hạn nhập ngũ tới tuổi 28. Thời gian nghĩa vụ phụ thuộc vào mức độ giáo dục của từng người.

Ai Cập có mối hợp tác quân sự mạnh với Hoa Kỳ, và trong nhiều lĩnh vực chiến lược, gồm quá trình hợp tác đang thực hiện nhằm hiện đại hóa trang bị vũ khí và huấn luyện các lực lượng Ai Cập.

Ai Cập tham gia thường xuyên vào các cuộc tập trận với Hoa Kỳ và các nước Châu Âu cũng như các đồng minh Ả rập, gồm những cuộc thao diễn hai năm một lần diễn ra tại Ai Cập.

Ai Cập liên tục tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, gần đây nhất là tại Đông Timor, Sierra Leone, và Liberia.


Hành chính

Bản đồ Ai CậpAi Cập được chia thành 26 tỉnh và thành phố Al Uqsur (Luxor), được xếp hạng là một thành phố chứ không phải một vùng thủ hiến. Dưới tỉnh là các khu. Dưới khu là các thành phố và các tổng. Dưới thành phố là các quận. Dưới tổng là các xã.


Kinh tế

Kinh tế Ai Cập phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, môi giới trung gian, xuất khẩu dầu mỏ và du lịch; cũng có hơn 5 triệu người Ai Cập đang làm việc ở nước ngoài, đa số tại Arabe Seoud, vùng Vịnh như UAE, và Châu Âu. Hoa Kỳ cũng có một lượng lớn dân nhập cư Ai Cập.

Đập Aswan được hoàn thành năm 1971 và Hồ Nasser được hình thành từ đó đã thay đổi vị trí của dòng sông Nil lâu đời đối với nông nghiệp và sinh thái Ai Cập. Với một dân số tăng trưởng nhanh chóng (đông nhất thế giới Ả rập), hạn chế về đất canh tác, và sự phụ thuộc vào sông Nile khiến các nguồn tài nguyên và kinh tế nước này phải chịu nhiều sức ép lớn.

Chính phủ đã gắng sức đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thiên niên kỷ mới thông qua cải cách kinh tế và đầu tư ồ ạt vào viễn thông và hạ tầng cơ sở, đa số nguồn tài chính có được từ viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ (từ 1979, khoảng $2.2 tỷ mỗi năm). Ai Cập là nước nhận viện trợ lớn thứ ba của Hoa Kỳ từ sau chiến tranh Iraq. Các điều kiện kinh tế đang bắt đầu được cải thiện nhiều sau một giai đoạn trì trệ nhờ việc tự do hóa các chính sách kinh tế của chính phủ, cũng như tăng nguồn thu từ du lịch và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Trong bản báo cáo hàng năm của mình, IMF đã xếp hạng Ai Cập là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thực hiện cải cách kinh tế.


Dân cư

Ai Cập là nước đông dân thứ hai ở Châu Phi, với gần 79 triệu người. Hầu hết dân số tập trung dọc theo hai bờ sông Nil (nhất là tại Alexandrie và Le Caire) và tại Châu thổ và vùng gần Kênh đào Suez. Gần 90% dân số theo Đạo Hồi và đa số còn lại theo Thiên chúa giáo (nhiều nhất là giáo phái Coptic Chính thống). Ngoài việc phân chia theo tôn giáo, người Ai Cập có thể được xếp loại theo nhân khẩu thành những người sống ở vùng thành thị và nông dân (fellahin) hay các chủ trại ở các làng nông nghiệp.

Từ thời cổ đại, đặc biệt trước khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất, những ảnh hưởng từ Bắc Phi và Địa Trung Hải đã trở thành thống trị ở phía bắc, trong khi người Ai Cập ở phía Nam vẫn giữ quan hệ với người Nubians và Ethiopians. Dù có những khác biệt đó, người Ai Cập hiện đại đang ngày càng có quan hệ gần gũi hơn với nhau và đều là con cháu của xã hội Ai Cập cổ, luôn gắn với nông nghiệp và đông đúc so với các vùng xung quanh. Dân Ai Cập đã sử dụng nhiều loại ngôn ngữ từ hệ ngôn ngữ Afro-Asiatique trong suốt lịch sử của họ bắt đầu từ Ai Cập Cổ cho tới Ai Cập Ả rập hiện đại.

Sự Ả Rập hoá Ai Cập là một quá trình văn hóa đã bắt đầu với việc du nhập Đạo Hồi và ngôn ngữ Ả rập sau khi người Ả rập Hồi giáo chinh phục họ vào thế kỷ thứ 7. Trong các thế kỷ tiếp theo, một hệ thống thứ bậc xã hội đã được tạo ra theo đó người Ai Cập đã cải đạo Hồi giáo có được vị trí mawali hay "khách hàng" đối với tầng lớp Ả rập cai trị, trong khi những người vẫn theo Thiên chúa giáo, Copts, bị gọi là dhimmis. Sự ưu tiên của cộng đồng Ả rập thiểu số tiếp tục biến đổi thành một hình thức mới trong giai đoạn hiện đại ở vùng nông thôn, nơi những tàn tích của các bộ lạc Ả rập Bedouin tồn tại song song với các nông dân Ai Cập. Một tác giả đã miêu tả nhân khẩu học xã hội nông thôn vùng Thượng Ai Cập như sau:

Thượng Ai Cập bao gồm tám vùng thủ hiến xa nhất về phía nam. ... lịch sử vùng này là một trong những trung tâm cách biệt nhất khỏi trung tâm đời sống quốc gia. Mối quan hệ địa phương hình thành từ điều kiện đó trong nhiều thế kỷ đã khiến Thượng Ai Cập có một nét riêng biệt bên trong quốc gia Ai Cập hiện đại. Bên cạnh đó, sự hiện diện từ xa xưa của người Copts, những nhóm bộ tộc từ thời chinh phục của người Ả rập đã hình thành nên một tôn ti trật tự đặt hai nhóm [thiểu số], ashraf và Ả rập lên vị trí thống trị. Trật tự này được các bộ tộc nhỏ hơn tuân theo, với người nông dân [Ai Cập] ở vị trí thấp nhất trong xã hội(28) [...] Tôn giáo là trung tâm của sự phát triển xã hội Thượng Ai Cập. Ashraf tuyên bố họ là con cháu trực tiếp của Prophet, trong khi Ả rập cho rằng họ có nguồn gốc từ một nhóm bộ tộc ở Ả rập. Mặt khác, người nông dân (fellahin) vẫn bị cho là con cháu của các cộng đồng tiền Hồi giáo Ai Cập và đã cải sang Hồi giáo, một lịch sử khiến họ không thể vượt lên cả ashraf lẫn Ả rập. [...] Trong các cộng đồng Hồi giáo cũng như Thiên chúa giáo, và đặc biệt ở mức độ kinh tế xã hội thấp hơn, việc thực thi tôn giáo rất quan trọng đối với những yếu tố dân gian không chính thống, một trong những nguồn gốc từ thời pharaon.

Fellah có nghĩa là "nông dân", "tá điền", trong tiếng Ả rập nó chỉ những người dân vùng nông thôn tại những nơi người Ả rập đã chinh phục được. 60% dân số Ai Cập, là fellahin (số nhiều của fellah???) có cuộc sống khổ cực và tiếp tục sống trong những ngôi nhà làm bằng gạch bùn giống như tổ tiên xưa kia của họ. Đầu thế kỷ 20, con số này còn cao hơn, trước khi có làn sóng nhập cư của họ vào các thành thị và thị trấn. Năm 1927, nhà nhân loại học Winifred Blackman, tác giả cuốn Người Fellahin Thượng Ai Cập, đã tiến hành một nghiên cứu dân tộc học về cuộc sống của những người nông dân Thượng Ai Cập và kết luận rằng có một sự tiếp nối giữa các đức tin và sự thi hành văn hóa và tôn giáo trong những người fellahin với những thời Ai Cập cổ đại.

Các nhóm dân tộc thiểu số ở Ai Cập gồm một lượng nhỏ bộ tộc Ả rập Bedouin sống ở phía đông và phía tây sa mạc và Bán đảo Sinai, người Siwis ở Ốc đảo Siwa nói ngôn ngữ Berber và các cộng đồng Nubian cổ tụ tập dọc theo sông Nile vùng cực nam Ai Cập. Ai Cập cũng có khoảng 90.000 người tị nạn, đa số là 70.000 người tị nạn Palestine và 20.000 người tị nạn Sudan. Một cộng đồng Do Thái từng rất mạnh mẽ đã hoàn toàn biến mất, hiện chỉ còn một số lượng nhỏ ở lại Ai Cập và những người chỉ tới đó vào các dịp lễ hội tôn giáo. Nhiều địa điểm khảo cổ học và lịch sử quan trọng của Do Thái hiện vẫn còn tại đó.


Tôn giáo

Theo hiến pháp, bất kỳ một thể chế mới nào đều phải tuân theo luật Hồi giáo (tiếng Ả rập: الإسلام). Ai Cập là một nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo này, phần lớn thuộc dòng Sunni một nhánh của Hồi giáo [6]. Người theo Thiên chúa giáo chiếm khoảng 10% dân số, phần lớn là dòng Coptic với 9%, 1% còn lại gồm Công giáo, Hy Lạp Chính thống, Syri Chính thống, và Armenia Chính Thống, phần lớn sống tại Alexandrie và Le Caire.

Hiện vẫn còn một cộng đồng Do Thái nhỏ, với khoảng 300 người Ai Cập.

Có những người Ai Cập tự coi mình là vô thần và theo thuyết bất khả tri, nhưng không thể biết số lượng của họ vì việc công khai điều này đồng nghĩa với việc bị trừng phạt. Năm 2000, một nhà văn Ai Cập vô thần công khai, kêu gọi thành lập một hiệp hội những người vô thần ở Ai Cập, đã bị kết tội lăng mạ Hồi giáo và những nhà tiên tri trong bốn cuốn sách của ông.

Trường phái Hanafi của Hồi giáo Sunni được nhà nước tổ chức rộng rãi thông qua Wizaret Al-Awkaf (Bộ các vấn đề tôn giáo). Al-Awkaf kiểm soát mọi thánh đường và quản lý mọi tu sĩ Hồi giáo. Các Imams được đào tạo trong những trường hướng nghiệp Imam và tại Đại học Al-Azhar. Ủy ban này ủng hộ Hồi giáo Sunni và có nhiệm vụ đưa ra những lời phán quyết Fatwa về các vấn đề.

Ai Cập có hai thể chế tôn giáo chính. Đại học Al-Azhar (Arabic: جامعة الأزهر) là thể chế Hồi giáo cổ nhất và là viện nghiên cứu cấp cao nhất (đã được thành lập từ khoảng năm 970 sau Công Nguyên). Ai Cập cũng có nhiều di sản Thiên chúa giáo với sự hiện diện của Nhà thờ Coptic Chính thống do Giáo trưởng Alexandria lãnh đạo, với khoảng gần 50 tín đồ Thiên chúa giáo trên khắp thế giới (Một trong những Nhà thờ Coptic Chính thống nổi tiếng khác là Nhà thờ Thánh Takla Haimanot tại Alexandria).

Bahá'ís ở Ai Cập với số người theo khoảng vài trăm nghìn, nhưng các thể chế và hoạt động cộng đồng của họ bị cấm ngặt; họ cũng không được phép có chứng minh thư. Tháng 4, 2006 một tòa án đã công nhận Đức tin Bahá'í nhưng chính phủ đã quyết định tái thẩm lại trường hợp đó. Một thành viên nghị viện, Gamal Akl của đảng chính trị đối lập Anh Em Hồi giáo, đã nói Bahá'ís là những người vô đạo và phải bị giết trên mảnh đất mà họ đã quyết định thay đổi tôn giáo của mình.

Địa lý

Miền quê Ai Cập, phía nam Le Caire.Ai Cập có biên giới với Libie ở phía tây, Soudan ở phía nam, với Israel ở đông bắc. Vai trò địa chính trị quan trọng của Ai Cập xuất phát từ vị trí chiến lược của nó: là một quốc gia liên lục địa, họ sở hữu một cầu nối lục địa (Eo đất Suez) giữa Châu Phi và Châu Á, và một cầu nối đường thuỷ (Kênh Suez) nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ.

Các thành phố và thị trấn gồm Alexandrie, một trong những thành phố cổ vĩ đại nhất, Aswan, Asyut, Le Caire, thủ đô Ai Cập hiện đại, El-Mahalla El-Kubra, Giza, nơi có Kim tự tháp Khufu, Hurghada, Luxor, Kom Ombo, Port Safaga, Port Said, Sharm el Sheikh, Shubra-El-Khema, Suez,nơi có Kênh Suez, Zagazig, và Al-Minya.

Các sa mạc: Ai Cập chiếm một phần Sa mạc Sahara và Sa mạc Libie. Các sa mạc này được coi là "vùng đất đỏ" trong thời Ai Cập cổ đại, và nó bảo vệ Vương quốc của các Pharaohs tránh khỏi các mối đe dọa từ phía tây.

Ốc đảo gồm: Ốc đảo Bahariya, Ốc đảo Dakhleh, Ốc đảo Farafra, Ốc đảo Kharga, Ốc đảo Siwa. Một ốc đảo là một vùng đất xanh tươi và màu mỡ ở giữa sa mạc.


Văn hoá

Thủ đô Le Caire của Ai Cập là thành phố lớn nhất Châu Phi và từ nhiều thế kỷ đã nổi tiếng là một trung tâm học thuật, văn hóa và thương mại. Viện hàn lâm ngôn ngữ Ả rập của Ai Cập chịu trách nhiệm chỉnh lý ngôn ngữ Ả rập (Arabic:اللغة العربية ) trên khắp thế giới.

Ai Cập có một nền công nghiệp truyền thông và nghệ thuật phát triển từ cuối thế kỷ 19, hiện nay có hơn 30 kênh truyền hình vệ tinh và 100 phim truyện sản xuất hàng năm. Trên thực tế Le Caire từ lâu đã được gọi là "Hollywood của phương Đông." Để phát triển hơn nữa ngành truyền thông của mình, đặc biệt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Các quốc gia Ả rập vùng Vịnh và Liban , một thành phố điện ảnh lớn đã được xây dựng. Ai Cập là nước Ả rập duy nhất có nhà hát opera.

Nguồn Wikipedia

Tối G sẽ dán thêm hình ảnh giới thiệu nước Ai Cập. :tt:
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: Christiane, lkkevin, Angelmax

Re: [Châu Phi] Ai Cập

Postby giamchua » 02 Mar 2009

Image
Le Caire

Image
Louxor

Image
Le Nil

Image
Assouan

Image
Pyramide de Kheops

Image
Pyramide de Kephren

Image
Sphinx Alexandrie

Image
Baie Alexandrie
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: lkkevin


Return to Dẫn Người Đẹp Đi Chơi



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 14 guests