Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 05 Feb 2020

Bài thơ từ viện dưỡng lão được lan truyền khắp nước Úc


Một ông lão ở Úc đã ra đi trong hiu quạnh tại viện dưỡng lão. Nhưng điều ông để lại lấy đi nước mắt của biết bao người.
Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với bố mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng sống nhanh, sống gấp khiến người thân bên cạnh vô tình bị lãng quên. Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.
Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, mảy may không có chút gì để đời, con cái thì hờ hững lãng quên. Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.
Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ “Cranky Old Man” của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh. Bài thơ nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu không phải bởi nghệ thuật ngôn từ mà cốt là vì trái tim của ông lão ngoài 80 tuổi gửi gắm trong từng con chữ, từng câu thơ. Cảm động hơn cả không phải là những người bạn già khác ở viện dưỡng lão mà chính là những cô y tá, những người đã từng chăm sóc và luôn nghĩ rằng ông lão thật bất hạnh vì chẳng có trong tay thứ gì.

Ông lão gàn dở

Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?
Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?
Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn
Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm
Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng
Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần
Dường như ông không thấy, mọi điều mà tôi làm”
Người luôn mãi bỏ quên... một chiếc giày hay tất?
Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc
Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài
Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?
Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu
Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình

Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ
Với anh và với chị, những người yêu thương nhau
Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân
Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực
Và chú rể đôi mươi, với trái tim rực cháy
Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.
Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình
Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương
Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy
Che chở cho mọi người, gắn bó mãi dài lâu
Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay
Người phụ nữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu
Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về
Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.

Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa
Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và sợ hãi
Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng
Năm tháng đã trôi qua, cuốn mất đi tình yêu
Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn
Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa
Thân xác bỗng suy tàn, sức sống cũng ra đi
Tuy trái tim ngừng đập, chỉ còn là đá lạnh
Nhưng trong thân xác này, nhiệt huyết vẫn bùng cháy
Để rồi một ngày kia, trái tim bừng sống dậy
Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…
Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa
Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi

Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu
Hãy mở mắt và nhìn
Chẳng phải lão già đâu
Hãy lại gần và thấy…một TÔI thật trẻ trung.”


Bài thơ, đầu tiên là những lời nhắn nhủ của Mak đến những cô y tá. Đừng chỉ nhìn ông như một lão già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn tâm sự sẻ chia.
Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thấm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong Mak.
Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi. Đừng mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên dành thời gian ở bên cha mẹ. Cứ mỗi ngày lãng phí trôi qua, bạn đã mất đi 24 giờ được ở gần họ. Vì thế, hãy biết trân trọng và chăm sóc bố mẹ khi còn có thể.

Man who died alone in a nursing home left behind a HEART-BREAKING message for us all
Jan 13, 2016

The story of an old man who died alone and with nothing in a nursing home is going viral after staff reportedly made an amazing discovery as they cleaned out his room.
Mak Filiser, who appears to have been largely overlooked during his time at the home, left behind a poem…
Whatever it’s exact origin, it’s a moving read:


“Cranky Old Man”
What do you see nurses? What do you see?
What are you thinking… when you’re looking at me?
A cranky old man… not very wise,
Uncertain of habit… with faraway eyes?
Who dribbles his food… and makes no reply.
When you say in a loud voice… I do wish you’d try!’
Who seems not to notice… the things that you do.
And forever is losing… A sock or shoe?
Who, resisting or not… lets you do as you will,
With bathing and feeding… The long day to fill?
Is that what you’re thinking? Is that what you see?
Then open your eyes, nurse… you’re not looking at me.
I’ll tell you who I am… As I sit here so still,
As I do at your bidding… as I eat at your will.
I’m a small child of Ten… with a father and mother, brothers and sisters… who love one another
A young boy of Sixteen… with wings on his feet
Dreaming that soon now… a lover he’ll meet.
A groom soon at Twenty… my heart gives a leap.
Remembering, the vows… that I promised to keep.
At Twenty-Five, now… I have young of my own.
Who need me to guide… And a secure happy home.
A man of Thirty… My young now grown fast,
Bound to each other… With ties that should last.
At Forty, my young sons… have grown and are gone,
But my woman is beside me… to see I don’t mourn.
At Fifty, once more… Babies play ’round my knee,
Again, we know children… My loved one and me.
Dark days are upon me… My wife is now dead.
I look at the future… I shudder with dread.
For my young are all rearing… young of their own.
And I think of the years… And the love that I’ve known.
I’m now an old man… and nature is cruel.
It’s jest to make old age… look like a fool.
The body, it crumbles… grace and vigor, depart.
There is now a stone… where I once had a heart.
But inside this old carcass a young man still dwells.
And now and again… my battered heart swells
I remember the joys… I remember the pain.
And I’m loving and living… life over again.
I think of the years, all too few… gone too fast.
And accept the stark fact… that nothing can last.
So open your eyes, people… open and see.
Not a cranky old man.
Look closer… see… ME!!


(Sưu tầm)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 23 Apr 2020

Dịch cúm Vũ Hán (dấu ấn của nhân họa 2019)


Dịch cúm Vũ Hán xé toang tấm màn hào nhoáng của sự phồn thịnh mà Trung Quốc gây dựng như là một quốc gia có kinh tế đứng hàng thứ 2 thế giới. Dịch bệnh đã khiến người dân Trung Hoa đại lục nhìn lại mình. Đã có rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra, để mỗi người cùng nhìn lại chính mình.
Vào cái ngày bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên trong nhóm 8 bác sĩ báo động về nạn dịch cúm Vũ Hán, qua đời vì dịch cúm corona vào sáng sớm ngày 7/2, không chỉ cư dân mạng Weibo Trung Quốc, mạng Facebook mà các công ty truyền thông chính thống quốc tế khác cùng đồng loạt lên tiếng vì sự ra đi của vị Bác sĩ Li Wenlian – Lý Văn Lượng.
Trên trang Twitter, người ta thấy người dân Vũ Hán chia sẻ Hashtag “Đêm nay tôi thổi còi vì Vũ Hán” và họ hẹn nhau tắt điện vào lúc 9 giờ đêm ngày 7/2, cùng quét ánh sáng đèn flash điện thoại ra ngoài cửa sổ và thổi còi để tưởng niệm ông, một việc làm mà chính quyền Trung Cộng không muốn thấy.
Cùng với việc tưởng niệm Bác sĩ Lý, câu trích trong Nhiệt Phong của Lỗ Tấn cũng được dân mạng Trung Quốc chia sẻ.
“Cứ làm việc có thể làm, cứ cất tiếng có thể cất lên. Chỉ cần có một chút ấm nóng, có một chút ánh sáng, thì đã có thể tỏa sáng trong bóng tối như đom đóm mà không cần chờ đuốc cháy. Như vậy, nếu sau này không có đuốc cháy thì ta chính là ánh sáng duy nhất”.
Dịch cúm corona lần đầu tiên được nhóm bác sĩ ở Vũ Hán trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng loan báo vào hồi trung tuần tháng 12 - 2019 trong một nhóm chat và với người thân về một loại virus lạ.
Ngay sau đó thì nhóm bác sĩ này đã bị chính quyền mời lên làm việc vì cho là loan tin đồn nhảm làm hoang mang dư luận và họ bị bắt làm bản kiểm điểm.
Bác sĩ Lý Văn Lượng là bác sĩ nhãn khoa. Ông bị lây nhiễm virus corona từ một bệnh nhân của mình vì lúc đó người ta không biết phải phòng ngừa dịch bệnh này như thế nào, khả năng lây lan của nó, khi mọi thông tin về nó đều không được nói đến.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng được người dân Trung Quốc ví như cái chết của con chim Hoàng yến.
Hoàng yến là loại chim nhạy với không khí độc mà thời xưa thường được các thợ mỏ nuôi để đem theo vào hầm khai thác.
Con chim được treo trong lồng để gần nơi các thợ mỏ làm việc với thức ăn và nước uống đầy đủ. Nếu như họ thấy chim chết có nghĩa là không khí trong hầm đang bị độc hại và các thợ mỏ phải ra ngoài ngay lập tức.
Và khi Bs Lý Văn Lượng, người lên tiếng, người thổi còi 'whistle blower' hay con tiếng kêu báo hiệu hiểm nguy của con chim hoàng yến bị bóp nghẹt thì chuyện gì đến đã đến.
Các video clip về thành phố Vũ Hán mùa đại dịch cho thấy một thành phố hoang vu vắng vẻ, thành phố chỉ có cảnh vệ và cảnh sát đi tuần chặn bất cứ ai không đeo khẩu trang trên đường.
Không phải ai cũng có đủ khẩu trang để mà đeo.
Một người đàn ông đang ngồi sưởi nắng trước cửa nhà cũng bị nhân viên công lực tới lôi đi quăng vào xe.
Một người phụ nữ vừa ra khỏi khu chung cư mà không đeo khẩu trang liền bị chặn lại. Tiếng khóc tiếng đánh đập vang động một góc phố.
Bà ta cũng bị lôi đi.
Và người ta tự hỏi liệu những người bị lôi đi quăng vào chiếc xe chở người cách ly đó có thoát khỏi cảnh không bị lây dịch bệnh?
Trong thành phố vắng vẻ, người chết được đặt trước cửa nhà cho xe tới thu gom. Không có đám tang. Chỉ có tiếng khóc của người vợ nhìn theo chiếc xe chở người thân của mình đi hỏa táng.

Mười ngày sau khi bác sỹ Lý Văn Lượng qua đời thì toàn bộ tỉnh Hồ Bắc với 60 triệu dân đã bị phong tỏa.
Không chỉ nội bất xuất ngoại bất nhập với người trong và ngoài tỉnh, mà ngay trong tỉnh mọi hoạt động di chuyển của người dân trên địa bàn tỉnh cũng bị hạn chế đến mức tối đa trong nỗ lực kìm chế bệnh dịch lây lan.
Chính quyền Hồ Bắc ra quyết định cấm mọi hoạt động mua bán “không cần thiết".
Hầu hết tất cả các cửa hàng đều bị đóng cửa. Một cửa hàng bán táo vừa mở cửa đã bị ngay nhóm nhân viên công lực tới sập cửa lại.
Với dân số 58 triệu người, toàn tỉnh Hồ Bắc cấm không ai được rời khỏi nơi ở, và không được tụ tập đông người.
Một video clip trên trang South China Morning Post cho thấy thậm chí các bàn đánh mạt chược cũng bị đập bỏ.
Một gia đình ở thành phố Hiếu Cảm tỉnh Hồ Bắc đánh mạt chược trong nhà, vài nhân viên phòng chống dịch xông thẳng vào trong, cầm mạt chược ném đi. Người con trai tức giận, dùng quân mạt chược bị loại “phản kích” lại. Kết quả có nhiều người hơn nữa xông vào, khống chế người con trai, liên tiếp đánh 3 cái bạt tai vào anh ta. Cuối cùng ngay cả bàn mạt chược cũng bị đập nát. Người con trai hỏi họ: “Lẽ nào ngay cả gia đình cũng không được cùng nhau ăn cơm sao?”
Một clip khác chia sẻ trên Twitter cho thấy ngày 14/2, một gia đình 4 người ở trấn Phục Thủy thành phố An Lục tỉnh Hồ Bắc, đánh mạt chược ở trong nhà, bị cảnh sát lôi ra đường giãi đi bêu tội, cuối đi bêu tội thì cả nhà 4 người bị đưa đến trước tòa nhà của chính quyền địa phương, xếp thẳng hàng; một người đàn ông tay cầm thư “hối tội”, bắt nhịp từng chữ từng câu cho 3 người còn lại tuyên đọc:
“Gia đình 4 người chúng tôi, chiều nay đánh bài ở trong nhà, vi phạm mệnh lệnh không tập trung, không đánh bài trong thời kỳ đặc biệt, chúng tôi sai rồi! Chúng tôi sai rồi!”
Sau đó, họ bị phạt đứng hồi lâu mới được cho về nhà.
Tại tỉnh Hồ Bắc, xe cộ bị cấm xuất hiện trên đường, trừ xe cảnh sát, xe cứu thương, xe vận chuyển các nhu yếu phẩm và các loại xe công vụ khác.
Đồng thời, tất cả các hiệu thuốc đều phải ghi nhận từng đơn hàng mua thuốc cảm cúm, sốt hoặc ho, bao gồm tên thật của khách, số điện thoại, căn cước và địa chỉ.
Các nhà máy và công ty cần phải nhận được giấy phép đặc biệt muốn mở cửa hoạt động.
Những biện pháp cứng rắn phong tỏa hoàn toàn 60 triệu cư dân Hồ Bắc được áp dụng 4 ngày sau khi Bí thư tỉnh Hồ Bắc là Tưởng Siêu Long bị cách chức vì cho là "xử lý kém việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona".
Vào trung tuần tháng 1, tại Baibuting- một khu dân cư sầm uất nhất Vũ Hán đã diễn ra cái gọi "Bữa tiệc của vạn nhà" đón mừng năm mới. Đây là một hoạt động thường niên quy tụ cả ngàn thực khách là cư dân của khu vực cùng tham dự.
Vài ngày trước khi bữa tiệc diễn ra, một số người trong Ban Tổ Chức vì lo ngại dịch bệnh đã đề nghị huỷ bỏ bữa tiệc nhưng chính quyền quận không đồng ý. Bữa tiệc diễn ra vào ngày 18/1. Thông tin trên NTD cho biết có hơn 40,000 người đã tham gia bữa tiệc vào lúc mà dịch bệnh đã bắt đầu lây lan từ mấy tuần trước đó.
Baibuting trở thành khu vực bị lây nhiễm virus corona nặng nề nhất Vũ Hán.
Ông Lý, một cư dân Baibuting không muốn nêu tên thật cho NTD biết, 33 trong số 55 toà nhà ở đây đã bị lây nhiễm gần như hoàn toàn.
Và ông cay đắng nói, chính quyền đã đặt sinh mệnh chính trị của họ lên trên tính mạng của công dân.
Hồ Bắc là tỉnh đầu tiên bị cách ly hoàn toàn. Ngoài Hồ Bắc một số thành phố ở Chiết Giang cách Hồ Bắc (Hubei) gần cả 1000 km cũng bị cách ly vì dịch bệnh.
Tỉnh Chiết Giang là địa phương có số ca nhiễm virus corona cao thứ hai sau Hồ Bắc. Ôn Châu và Hàng Châu thuộc Chiết Giang cách Vũ Hán hơn 800 km đường bộ cũng bị cách ly.
Chị Bùi Kim Anh một công dân Việt làm việc cho một công ty Ấn Độ tại Hàng Châu.
Chị đã ở Hàng Châu từ 5 năm nay và đang bị kẹt lại khi thành phố trong mùa dịch bệnh.
Chị cho BBC biết chính quyền có những biện pháp ngăn chặn cứng rắn để bảo đảm dịch bệnh không lây lan.
Ngày 14/2, nhà văn người Vũ Hán Phương Phương, chia sẻ một nhật ký những ngày dịch bệnh sống trong thành phố bị đóng cửa được dịch giả Lương Hiền chuyển ngữ cho biết:
"Hôm qua, cô bạn học ngồi cùng bàn hồi cấp ba của tôi cũng ra đi. Cô ít hơn tôi một tuổi, dịu dàng, nhu mì, rất xinh đẹp và khỏe mạnh. Năm xưa chúng tôi cùng trong đội văn nghệ của trường. Tôi chơi piano, cô gảy tì bà. Chúng tôi chơi thân suốt thời cấp ba. Trung tuần tháng giêng năm nay, cô đi chợ mua thức ăn vài lần, không may nhiễm bệnh. Vất vả lắm mới nhập được viện, và nghe bảo cô hồi phục rất tốt. Vậy mà gia đình đột ngột thông báo, cô đã mất. Hôm nay, nhóm bạn cùng khóa ai nấy đều khóc thương cô. Nhóm bạn từng một thời hát vang ngợi ca “đất nước đẹp giầu”, nay đã phải bật lên tiếng uất: “Không xử bắn đám giòi bọ hại người, làm sao yên được lòng dân!”

Cơn đại dịch đã cho người Trung Quốc nhìn thấy thực tế thân phận người của mình đang rạn vỡ trong vỏ bọc của quốc gia phát triển nhanh.
Cuộc đại nạn corona là một tiếng chuông lớn đánh thức những lương tri mê ngủ. Trong bóng đêm ve vuốt ru ngủ của kim tiền, của những tiện nghi và dồi dào thực phẩm, cuối cùng thì người Trung Quốc cũng nhận ra rằng con chim hoàng yến cũng chỉ là con vật thử và chết trước dẫu có ở lồng son và cung phụng thức ăn ngon.
Đại dịch Vũ Hán xé toạt bức màn hào nhoáng phù phiếm mà chính quyền Cộng Sản mua chuộc dân bằng sự phát triển kinh tế.
Đại dịch rọi ánh sáng vào một thực trạng phủ phàng buộc người dân Trung Hoa đại lục phải đối diện trong thân phận là cư dân một chế độ độc đảng. Nó rọi vào góc sâu thẳm lương tri của người Trung Quốc, rọi cho thế giới thấy phần người trong họ.
Đại dịch cũng đã cho người dân Trung Quốc thấy rằng đằng sau những tiện nghi vật chất, có một cái khác quan trọng hơn để định danh một cá thể đó là con người và được tôn trọng, chứ không hẳn chỉ là những con số hay một lực lượng trong tay nhà cầm quyền.
Một thanh niên trẻ ở Vũ Hán sau khi đã vượt qua được sợ hãi đã tự ghi hình mình và cất lên tiếng nói, “Bây giờ ai cứu Vũ Hán chúng tôi? Tất cả dân tộc Trung Hoa của chúng tôi, ai đến cứu? Tin rằng Tập Cận Bình đến cứu sao? Tin vào giấc mơ Trung Quốc sao?”
Giá như tiếng nói của những lương tri như Bác sĩ Lý Văn Lượng được nhà cầm quyền lắng nghe thì thảm cảnh đã có thể được giảm nhẹ cho dân rất nhiều.
Có người gọi Bác sĩ Lý Văn Lượng là Bác sĩ mắt vĩ đại nhất của mọi thời đại vì chỉ trong một thời gian ngắn ông đã làm sáng mắt cho rất nhiều người dân mình.
Bác sĩ Lý trước khi chết cũng đã bày tỏ, “Nếu làm lại, tôi vẫn sẽ lên tiếng.”
Sự lên tiếng của ông – trong phạm vi đồng nghiệp và người thân, về dịch cúm corona chỉ là một phần. Cái chết của ông mới chính là điều đánh động tâm can người dân Trung Quốc, rọi ánh sáng vào màn đêm cộng sản đang phủ bóng tối xuống đất nước Trung Hoa đại lục, rọi vào góc sâu thẳm lương tri của người Trung Quốc.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng cũng rọi cho nhiều người khác nhìn lại chính mình. Cuối cùng rồi dù bên ngoài thế nào khi đau người ta cũng khóc, máu chảy ra cũng chỉ có một màu đỏ.
Bị cô lập bị cách ly không thể ra ngoài, người Vũ Hán lên mạng kêu gọi nhau cùng bước ra khỏi cái bóng tối sợ hãi của mình để tự mình thắp lên ngọn lửa lương tri. Hashtag “Đêm nay tôi thổi còi vì Vũ Hán” đã chính quyền Bắc Kinh bị kiểm duyệt, những tấm hình được chia sẻ cho thấy trong bóng đêm bao phủ nhập nhoạng trên những ngôi nhà cao tầng, nhưng ánh sáng ánh đèn flash vẫn được thắp lên từ những chung cư bị cô lập ở Vũ Hán.
Người dân đã làm theo điều mà Lỗ Tấn dặn dò: hãy tự mình thắp sáng, dù là ánh sáng nhỏ nhoi của đom đóm nó vẫn được nhìn thấy từ xa hơn là làm côn trùng của bóng tối.

Con người sinh ra được trao tặng những phẩm chất đặc biệt chỉ con người mới có so với các giống loài khác của chúng sinh. Đó là lương tri, đạo đức, tư tưởng, và tiếng nói, để khẳng định họ là con người với những phẩm chất người. Những phẩm chất đó gọi chung là Nhân Phẩm.
Không ai có quyền đại diện cho bất cứ quyền lực nào hay bất cứ lý do nào (ngoại trừ sự sống còn) để tước đoạt những phẩm giá đặc biệt này, con người có còn là Người?
Mỗi người chọn cho mình cách riêng để sống. Khi phải đi qua nhơ nhớp dối trá thấp hèn, có người chọn im lặng, có người chọn lên tiếng, có người không chỉ lên tiếng mà còn hành động.
Cơn đại dịch corona rồi sẽ đi qua. Ai còn, ai mất? Liệu có đủ thời gian cho mỗi người lắng nghe lương tri mình lên tiếng???
(theo SBS Australia)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 04 Oct 2020

Tâm hồn và tình yêu của thiên nga


Cái giây phút mà bạn có được trong tim mình một cảm giác kỳ lạ mang tên Tình Yêu và cảm nhận được chiều sâu, sự lung linh, ngất ngây của nó thì chính lúc ấy bạn sẽ nhận ra rằng thế giới xung quanh bạn đã thay đổi.
- J. Krishnamurti


Năm thứ hai đại học của tôi sắp sửa kết thúc. Vào một đêm nóng bức trong tuần cuối cùng của tháng năm, tôi nhận được điện thoại của mẹ ở ký túc xá cho biết tôi sẽ về nghỉ hè với ông bà để phụ giúp công việc đồng áng. Ý kiến này khiến mọi người trong nhà đều hài lòng. Riêng tôi không hoàn toàn bị thuyết phục lắm nhưng tự an ủi rằng dù gì cũng chỉ có một kỳ nghỉ mà thôi.
Sau khi thi xong môn cuối, tôi thu dọn đồ lên xe, chào tạm biệt bạn bè và hẹn sẽ gặp lại vào mùa thu. Các bạn tôi cũng vậy vì hầu hết bọn họ cũng sẽ về nhà.
Từ trường tôi về đến nông trại mất hết ba giờ lái xe. Ông bà tôi đều đã qua tuổi bảy mươi, và tôi biết họ rất cần người phụ giúp công việc của nông trại, ông không thể dọn cỏ khô một mình cũng như sửa chữa chuồng trại cùng hàng đống việc khác.
Chiều hôm ấy tôi đến nơi muộn. Bà đã nấu nhiều đồ ăn đến nỗi cả ba chúng tôi không thể nào ăn cho hết. Bà hết sức yêu thương và quan tâm tới đứa cháu của mình. Tôi đã nghĩ rằng sự niềm nở này sẽ nhanh chóng phai nhạt một khi tôi ở lâu cùng với bà. Nhưng không phải vậy. Ông muốn biết tất cả mọi điều về tôi. Đến giờ ngủ, tôi nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Dầu gì, tôi cũng chỉ phải ở đây một mùa hè thôi.
Sáng hôm sau, tự ông chuẩn bị bữa sáng cho hai người. Ông bảo rằng bà bị mệt vì đã vất vả cả ngày hôm qua nên sẽ nằm nghỉ lâu một chút. Tôi tự nhủ sẽ không nhờ bà làm bất cứ điều gì cho mình trong thời gian lưu lại. Tôi đến đây để giúp đỡ chứ không phải làm gánh nặng cho ông bà.
Buổi sáng đó, ông khiến tôi rất ngạc nhiên. Khi chúng tôi rời khỏi nhà, ông dường như sinh động và linh hoạt hẳn lên. Nông trại này là lãnh địa của ông. Mặc dù đã lớn tuổi, ông vẫn giữ được dáng vẻ tự tin khi đi khắp nơi trong khu vực này. Ông không còn có dáng vẻ gì của con người đã thiếp đi trên ghế tối qua trước lúc bản tin sáu giờ chấm dứt. Khi chúng tôi băng qua cánh cổng để đến xem xét đàn gia súc, ông dường như biết rất rõ từng con bò. Mà có tới gần hai trăm con trong đàn chứ ít gì!
Chúng tôi không thật sự làm nhiều việc trong ngày đầu, nhưng tôi lấy làm cảm phục về tất cả những gì mà ông đã thực hiện trong suốt những năm tôi chưa sinh ra. Ông không được ăn học đầy đủ nhưng đã nuôi dạy bốn người con khôn lớn nên người nhờ vào nông trại này. Tôi thật sự ấn tượng sâu sắc về điều đó.
Nhiều tuần lễ trôi qua. Đến tháng sáu, chúng tôi đã gom xong cỏ khô, cột lại thành bó và cất vào nhà kho. Tôi cũng dần quen với chuyện cùng ông làm việc mỗi ngày. Những gì cần làm ông đều dự tính sẵn trong đầu và mỗi ngày chúng tôi chỉ việc thực hiện từng phần. Buổi chiều tối ở nhà, tôi thường đọc sách hay nói chuyện với bà. Bà không bao giờ chán những câu chuyện ở trường hay bất cứ chuyện gì có liên quan đến tôi. Bà còn kể cho tôi nghe về thời bà mới gặp ông, về tình yêu của ông dành cho bà, về ánh mắt thuở ban đầu mà bà còn nhớ mãi về ông…
Sáng chủ nhật tuần cuối cùng của tháng sáu, ông rủ tôi đi câu cá vì chúng tôi đã hoàn tất mọi việc. Hồ nước nằm trong một cánh đồng trũng gần khu rừng. Những năm trước ông đã thả cá xuống hồ. Hôm đó chúng tôi lái xe đến hồ, tiện thể coi qua đàn gia súc. Chúng tôi không thể ngờ đến những gì mình trông thấy sáng hôm đó: Một con trong cặp thiên nga mà ông tặng bà vào ngày lễ Kim Khánh đã chết. Con còn lại không chịu ăn mà cứ ngước nhìn về một hướng xa xăm.
- Sao mình không mua một con khác thế vào hở ông? - Tôi đề nghị với hi vọng có thể cứu vãn được tình thế.
Suy nghĩ một lát. Cuối cùng ông nói:
- Không… không dễ dàng vậy đâu con ạ! Con biết không, loài thiên nga cả đời chỉ có một bạn tình.
Ông đưa tay chỉ trong khi tay kia giữ cần câu - loài khác thì được, còn thiên nga thì không. Có thể mang đến cho nó một con khác nhưng chẳng thể mang lại một tâm hồn như nó vốn đã từng mong chờ, tìm được và thấu hiểu. Chúng ta chẳng thể làm được gì hơn cho con thiên nga còn lại. Nó phải tự xoay xở lấy mà thôi.
Suốt buổi sáng chúng tôi đã bắt đủ số cá cho bữa trưa. Trên đường về, ông dặn tôi đừng kể cho bà nghe về chuyện con thiên nga. Bà không còn đi về phía hồ nhiều nữa. Vì thế, cho bà biết việc đó cũng chẳng ích gì.
Vài ngày sau, ông và tôi có đi ngang hồ trong khi làm công việc kiểm tra đàn gia súc mỗi sáng. Chúng tôi trông thấy con thiên nga còn lại đang nằm đúng nơi bạn nó được tìm thấy trước đó. Và… Nó cũng đã chết…
Ông và tôi bắt đầu tháng bảy bằng công việc dựng một hàng rào mới. Đến ngày 12 tháng 7, bà tôi qua đời. Sáng hôm ấy tôi ngủ dậy muộn và ông cũng chẳng gõ cửa phòng gọi. Đến gần tám giờ sáng, tôi mới vội vã thay đồ và xuống bếp. Bác sĩ Morgan đang ngồi tại bàn trong nhà bếp. Ông ấy đã là hàng xóm của ông bà tôi từ lâu kể từ khi về hưu. Trước đây, ông có tới nhà tôi vài lần mỗi khi cần kíp. Ngay lập tức, tôi nhận ra có điều gì bất ổn. Sáng nay, bên cạnh chân bác sĩ là chiếc cặp đen cũ kỷ. Và, rõ ràng ông tôi đang run rẩy.
Bà tôi đã đột ngột qua đời bởi chứng đột quỵ. Cha mẹ tôi đến ngay trong buổi chiều ấy. Người thân và bạn bè của ông bà cũng nhanh chóng tề tựu tại căn nhà cũ này.
Đám tang được tổ chức ngay ngày hôm sau vì ông nhất quyết muốn nó diễn ra càng sớm càng tốt. Vào ngày thứ hai sau đám tang, ông nói trong bữa sáng:
- Đây là một nông trại bận rộn. Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Những người còn lại hãy trở về với công việc của mình.
Hầu hết mọi người trong gia đình đều đã đi khỏi, nhưng đó là cách ông bảo mọi người là đã đến lúc phải về nhà. Cha mẹ tôi là người cuối cùng ra về sau bữa trưa.
Ông tôi không phải là người có thể dễ dàng bộc lộ nỗi đau của mình cho ai khác. Cho nên, tất cả chúng tôi đều lo lắng cho ông. Mọi người đã bàn tính khuyên ông từ bỏ việc đồng áng. Cha mẹ tôi cũng nghĩ rằng ông đã già quá rồi nên không thể nào sống một mình ở đấy. Tuy nhiên, ông không hề bận tâm đến chuyện đó. Tôi thật sự tự hào về cách mà ông tự khẳng định mình.
Những ngày hè còn lại dần trôi qua. Chúng tôi vẫn bận rộn với công việc. Tôi lờ mờ nhận thấy ông có điều gì đó khang khác nhưng không chắc lắm. Tôi bắt đầu nghi ngại liệu ông có thể sống tốt hơn được với một ai đó không, nhưng tôi biết ông không thể nào rời bỏ nông trại.
Tháng chín đang đến gần, nhưng tôi lại không muốn ra đi. Tôi cũng tính đến việc bỏ học kỳ mùa thu này để ở với ông thêm vài tháng cho ông bớt cô đơn. Khi tôi đề cập đến việc này, ông lập tức phản đối, bảo rằng chỗ của tôi là trường đại học chứ không phải chốn này.
Cuối cùng đã đến lúc tôi phải thu dọn đồ lên xe và rời khỏi đây. Tôi bắt tay và ôm ông chào tạm biệt. Khi lái xe đi, qua kính chiếu hậu tôi còn nhìn thấy ông vẫy tay chào rồi quay về hương đồng cỏ để bắt đầu công việc kiểm tra đàn gia súc mỗi sáng. Đó là hình ảnh về ông mà tôi hằng lưu giữ trong tâm trí.
Mẹ gọi điện đến trường cho tôi vào một buổi sáng dông bão để báo tin ông mất. Một người hàng xóm ghé ngang nhà uống cà-phê sáng hôm đó và tìm thấy ông trong bếp. Ông mất vì chứng đột quỵ giống như bà. Trong khoảnh khắc đó, tôi đã hiểu ra được những điều mà ông đã cố gắng giải thích cho tôi về con thiên nga vào buổi sáng chúng tôi đi câu bên hồ. (Hạt Giống Tâm Hồn)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 04 Oct 2020

Quà sinh nhật


Tôi ước ao có một ngày bốn đứa con của tôi sẽ được sống trên một đất nước không có ai bị phán xét bởi màu da của mình mà bởi chính tâm hồn của người ấy.
- Martin Luther King Jr.


[Chú thích: Câu chuyện này được viết vào năm 1969 khi mà nạn phân biệt chúng tộc ở Mỹ chưa được cải thiện.]


Sau khi con trai tôi học lớp một được một tuần, thằng bé về nhà báo tin rằng Roger, học sinh người Mỹ gốc Phi duy nhất trong lớp, là bạn ngoài sân chơi của nó. Tôi nuốt nước bọt rồi nói:
- Hay nhỉ! Thế con sẽ chơi chung với nó bao lâu nữa thì có đứa khác thay con chơi với nó?
- Ồ, con sẽ chơi với bạn ấy mãi mãi mẹ ạ!- Mike trả lời tôi.
Rồi một tuần sau, tôi lại nghe tin Mike rủ Roger ngồi chung bàn học với mình.
Nếu như bạn không sinh ra và lớn lên ở tận miền nam nước Mỹ xa xôi này, như tôi đây, thì bạn sẽ không thể nào hiểu được những tin này khủng khiếp như thế nào. Tôi lập tức hẹn gặp giáo viên dạy lớp con tôi.
Cô giáo đón tôi với đôi mắt mệt mỏi và đầy hoài nghi. Cô nói:
- Thưa bà, tôi cho là bà cũng muốn con trai mình được ngồi chung với một học sinh khác, phải không ạ? Bà vui lòng chờ cho một lát. Tôi cũng có một cuộc hẹn với một phụ huynh khác và bà ấy đang đến kìa.
Vừa lúc ấy, tôi trông thấy một phụ nữ trạc tuổi tôi bước tới. Tim tôi tự nhiên đập mạnh bởi tôi đoán chắc bà ấy là mẹ của Roger. Nơi bà toát lên vẻ trầm lặng và hết sức đĩnh đạc của một người phụ nữ có phẩm cách, nhưng những điều đó cũng không giúp bà ta giấu được nỗi lo lắng thể hiện qua giọng nói:
- Cháu Roger thế nào rồi, thưa cô? Tôi mong rằng con tôi vẫn quan hệ tốt với những đứa trẻ khác. Nếu không như thế, cô cho tôi biết nhé!
Bà ngập ngừng khi tự nêu câu hỏi:
- Cháu có làm điều gì khiến cô phải phiền lòng không? Ý tôi nói là việc cháu phải thay đổi chỗ ngồi quá nhiều lần!
Tôi cảm nhận được sự căng thẳng tột độ trong lòng mẹ của Roger, vì chắc bà đã biết rõ câu trả lời. Nhưng tôi thấy tự hào cho cô giáo lớp một này khi nghe cô dịu dàng đáp:
- Không có đâu, thưa bà! Cháu Roger không làm gì để tôi phải phiền lòng cả. Chẳng qua trong những tuần đầu tiên, tôi cố gắng chuyển đổi chỗ ngồi để cuối cùng em nào cũng tìm được người bạn hợp với mình thôi.
Bấy giờ tôi mới giới thiệu mình và nói rằng con trai tôi là bạn cùng bàn mới của Roger và tôi hy vọng hai đứa nó sẽ thương mến nhau. Ngay lúc nói ra tôi đã biết những lời của mình hoàn toàn sáo rỗng, chứ tận đáy lòng, tôi thực sự không muốn điều này. Nhưng rõ ràng là câu nói ấy đã làm yên lòng mẹ của Roger.
Đã hai lần thằng bé Roger mời Mike đến nhà mình chơi, nhưng lần nào tôi cũng viện lý do để không cho con tôi đi. Và rồi có một việc xảy ra khiến cho lòng tôi cứ day dứt mãi không thôi khi nghĩ lại cách cư xử của mình.
Vào ngày sinh nhật của tôi, Mike đi học về cầm trên tay một tờ giấy lấm lem được gấp lại vuông vức. Tôi mở ra và nhìn thấy ba bông hoa và dòng chữ “Chúc mừng sinh nhật Cô!” được viết nắn nót bằng bút chì ở mặt trong tờ giấy và một đồng cắc năm xu.
- Roger gửi tặng mẹ đó! - Mike nói - Đó là tiền mua sữa của bạn ấy. Khi con nói hôm nay là sinh nhật của mẹ, bạn ấy nhờ con mang về tặng mẹ. Bạn Roger nói rằng mẹ cũng là mẹ của bạn ấy, vì mẹ là người mẹ duy nhất đã không yêu cầu bạn ấy phải đổi sang bàn khác.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 04 Oct 2020

Ý nghĩa của nụ cười


Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không tìm thấy Ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi.
- Khuyết danh


Có một ông chủ kinh doanh nọ sang Nhật Bản công tác. Tuy là người thành đạt nhưng ông rất khiêm tốn và luôn chia sẻ thành công với nhân viên của mình. Sau khi hoàn tất công việc, ông đến một siêu thị để mua các món quà cho nhân viên của mình trước khi về nước.
Khi ông bước vào siêu thị, một người phụ nữ dáng vẻ nhỏ nhắn đón chào ông bằng một nụ cười nồng ấm khiến ông rất cảm động, hài lòng và không thể quên thái độ thân thiện đó. Trong khi mua sắm, thỉnh thoảng ông liếc nhìn người phụ nữ kia, cô đều dành nụ cười tươi như thế cho mọi khách hàng.
Nhà kinh doanh nọ bắt đầu tự hỏi tại sao cô ta cứ cười mãi như một cái máy thế. Đứng cười mãi suốt ngày như thế thì thật là chán ngấy! Ông bèn bước đến gần cô hỏi:
- Chào cô, không phải là cô đang cố làm công việc này đấy chứ? Cô đã làm như thế này bao lâu rồi?
Người phụ nữ mỉm cười, đáp:
- Thưa ông, tôi đã làm việc này 10 năm nay rồi và tôi rất yêu công việc của mình.
Nhà kinh doanh hết sức ngạc nhiên, hỏi tiếp:
- Tại sao cô lại theo đuổi công việc này lâu như thế? Lý do gì khiến cô yêu thích nó?
Người phụ nữ lại nở nụ cười:
- Vì nhờ công việc này mà tôi được cống hiến cho đất nước mình.
Nhà kinh doanh hơi mỉa mai:
- Cô cống hiến cho đất nước bằng cách cười sao?
- Vâng, thưa ông. - Người phụ nữ đáp. - Tôi cười với tất cả khách hàng đến đây để họ thấy hài lòng và thoải mái. Khi đó, họ sẽ mua sắm nhiều hơn, ông chủ của tôi sẽ vui hơn và tôi sẽ được trả lương nhiều hơn. Do đó, tôi có thể chăm sóc gia đình mình và mang hạnh phúc đến cho họ. Hơn nữa, khi có đông khách hàng, nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên, sẽ cần có thêm nhiều nhà máy và nhiều công ăn việc làm được tạo ra. Không chỉ thế, vì phần đông khách hàng của chúng tôi là người ngoại quốc nên sẽ có thêm nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài, như thế nước tôi sẽ ngày càng thịnh vượng hơn. Những người như ông sẽ đến nước tôi thường xuyên hơn vì ông hài lòng với chúng tôi và có thể ông sẽ kể về chúng tôi với bạn bè và gia đình ông. Thế nên, đất nước chúng tôi sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều ngoại tệ, nhiều việc làm và nhiều người sẽ hạnh phúc. Như vậy là tôi đã cống hiến cho đất nước mình rồi.
Thái độ và suy nghĩ của người phụ nữ về công việc đã khiến nhà kinh doanh kia hết sức ngạc nhiên và khâm phục, ông chào cô rồi ra về. Từ sau đó, ông đã cố gắng truyền đạt thái độ ấy cho các nhân viên của mình. Đến hôm nay, công ty của ông đã trở thành một trong những công ty tiếng tăm nhất trên thế giới.
Đón nhận những kinh nghiệm tiêu cực và nhìn chúng một cách tích cực. Bạn sẽ học được rất nhiều từ những chuyện đã qua. Đừng để người khác mãi phán xét bạn chỉ dựa vào một lỗi lầm nào đó. Hãy để quá khứ lại phía sau, nhưng đừng lãng quên nó.
- Khuyết danh
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 18 Oct 2020

Mỗi ngày là một món quà


Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại là món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta.
- Khuyết danh


Anh rể tôi kéo cái ngăn dưới cùng của chiếc bàn nơi chị tôi vẫn thường ngồi làm việc và lấy ra một cái gói được bọc bằng giấy lụa. Anh xé lớp giấy bên ngoài và cho tôi xem một chiếc quần nhỏ được gói bên trong. Chiếc quần rất dễ thương: được may bằng lụa mềm có viền ren. Trên đó vẫn còn nguyên miếng nhãn ghi giá, một số tiền không nhỏ.
- Jan đã mua nó khi anh chị đến New York lần đầu tiên, cách đây đã 8, 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc nó. Cô ấy định để dành chờ một dịp đặc biệt. Giờ thì ngoài dịp này ra, chẳng còn có dịp nào khác nữa.
Anh cầm lấy chiếc quần từ tay tôi, đặt nó lên giường cùng những quần áo khác mà chúng tôi định chôn theo chị tôi. Anh mân mê nó một lúc rồi đóng sầm ngăn kéo và quay về phía tôi nói:
- Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì để chờ một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên cõi đời chính là một dịp đặc biệt rồi đó.
Những lời của anh cứ văng vẳng mãi bên tôi từ lúc đó đến những ngày kế tiếp, khi tôi giúp anh và đứa cháu thu xếp tang lễ cho chị tôi ổn thỏa. Chị tôi đã ra đi thật bất ngờ!
Trên chuyến bay quay về nhà sau đám tang chị, tôi cứ nghĩ về những lời nói ấy, về tất cả những ước mơ chưa trọn vẹn của chị tôi, về những điều chị đã làm mà không nhận ra rằng nó đặc biệt.
Và tôi nghiệm ra: cuộc sống chất chứa bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể, chứ không phải để ta đối phó. Thế là tôi quyết định thay đổi!
Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn và ít bận tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi trên boong tàu và không rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn và hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ chẳng mấy bổ ích.
Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa: tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào mỗi dịp có ý nghĩa - chẳng hạn như giảm được một ký lô, bồn rửa chén hết bị nghẹt hay bông hoa trà đầu tiên hé nở.
Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy thích. Khi tôi nghĩ mình trông sang trọng, tôi có thể trả nhiều tiền hơn cho một túi rau nhỏ mà không cau mày. Tôi sẽ không để dành lọ nước hoa thơm nhất của mình cho những dịp đặc biệt nào nữa, cho dù các cô bán hàng hay vài người nào đó xì xào bình phẩm.
Tôi đang bỏ dần những cụm từ “một ngày nào đó” hay “nội trong vài ngày” khỏi ngân hàng từ vựng của tôi. Nếu có điều gì đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ làm ngay.
Tôi không chắc chị tôi sẽ làm gì nếu biết rằng ngày hôm sau chị không còn trên cõi đời này nữa, cái ngày hôm sau mà tất cả chúng ta mặc nhiên nghĩ nó sẽ đến. Tôi nghĩ chị hẳn đã gọi điện cho những người trong gia đình và vài bạn bè thân. Có lẽ chị đã hẹn gặp một vài người bạn cũ để xin lỗi và xóa đi những chuyện không vui đã qua. Hoặc chị đã đi ra ngoài dùng một bữa cơm Tàu mà tôi đoán mình sẽ chẳng bao giờ được biết!
Những điều nhỏ nhoi chưa làm được sẽ khiến tôi bực bội nếu tôi biết thời gian của mình chỉ có giới hạn. Bực bội bởi tôi đã trì hoãn đi thăm những người bạn tốt mà tôi định sẽ liên lạc vào một ngày nào đó. Bực bội bởi tôi đã không viết những lá thư nào đó mà tôi đã định viết - nội trong vài ngày.
Tôi sẽ bực mình và nuối tiếc vì tôi đã không thường xuyên nói với chồng và con gái tôi rằng tôi yêu họ biết bao. Tôi đang cố gắng rất nhiều để không trì hoãn, giữ lại hay để dành bất cứ điều gì mang thêm tiếng cười và làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm phong phú.
Và mỗi buổi sáng, khi thức dậy, tôi luôn tự nhủ: hôm nay là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi hơi thở… đều là một món quà của cuộc sống.
Chúng ta không biết chuyện gì có thể sẽ xảy đến với mình trong chuỗi liên khúc lạ thường và bất ngờ của cuộc sống. Tuy nhiên, ta có thể quyết định những gì xảy ra bên trong con người mình, cách nhìn và cách ta đón nhận chúng cũng như ta sẽ làm gì với chúng - và đó mới chính là điểm mấu chốt.
- Joseph Fort Newton
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 18 Oct 2020

Câu chuyện về cuốn sách và giỏ đựng than


Tại một trang trại nhỏ ở miền núi xa xôi thuộc miền đông bang Kentucky, có hai ông cháu sống cùng với nhau. Mỗi buổi sáng, người ông thường thức dậy rất sớm để đọc sách. Đây là thói quen từ lâu của ông và chưa buổi sáng nào ông quên thực hiện nó. Có những cuốn sách ông đọc rất nhiều lần, nhiều đến mức gáy sách đã trở lên sờn cũ, thế nhưng lâu lâu, ông lại lấy ra xem lại. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố đọc sách đều đặn mỗi ngày. Rồi một ngày cậu hỏi ông:
- Ông ơi cháu cũng đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ?
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và khẽ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông. Nhưng tất nhiên toàn bộ nước đã chảy ra khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.
Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười vang và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cậu bé quay lại sông để lấy một giỏ nước khác.
Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông:
- Đựng nước vào cái giỏ là điều không thể.
Nói rồi cậu đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước, ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu mình ra sông lấy nước một lần nữa. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được nhưng cậu không muốn cãi lời ông, đồng thời cho ông thấy rằng dù cậu có chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
- Ông xem này - Cậu bé thở hổn hển nói - Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư? - ông cụ mỉm cười hiền từ. - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên cậu nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.

- Lê Lai Theo Internet
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 18 Oct 2020

Điều này có giúp ích mẹ không?


“Ngày hôm qua chỉ là giấc mơ, và ngày mai chỉ là ảo mộng. Nhưng còn hôm nay, hãy sống thật tốt. Hãy làm cho những ngày đã qua đều trở thành giấc mơ hạnh phúc.”
- Old Sanskit Text


Như mọi đứa trẻ ở tuổi lên tám, Monique Howat Shanna, con gái tôi, không bao giờ mệt mỏi với những câu hỏi tại sao. Bé có thể hỏi mọi thứ trên đời, từ vầng trăng và những vì sao xa xôi đến con giun đất hay bụi hoa trong vườn nhà. Mặc dù với tôi, hai cô con gái là tất cả những gì tôi có, là niềm tin, là tình yêu và hy vọng của tôi, nhưng không phải lúc nào tôi cũng có đủ kiên nhẫn để trả lời tất cả những câu hỏi ấy. Chẳng biết tự bao giờ, cuộc sống với bộn bề lo toan biến tôi trở thành người mẹ hay cáu bẳn với các con. Vì thế, mỗi khi Shanna hỏi: “Mẹ có thể mua cho con món đồ đó được không?”, thì câu trả lời của tôi luôn là: “Mẹ xin lỗi, Shanna! Mẹ không thể mua được con ạ. Chúng ta cần tiền cho những thứ khác quan trọng hơn”.
Sau câu trả lời đó, con bé không đòi hỏi hay vòi vĩnh gì nữa.
Một ngày nọ, đứa con gái 10 tuổi của tôi hối hả chạy tới, kéo tay tôi vào phòng.
- Mẹ ơi, Shanna đang lấy cắp tiền từ ví mẹ kìa! - Con bé hấp tấp nói.
Tôi sững sờ trước những gì diễn ra: Bàn tay Shanna vẫn còn để ở trong ví tôi… Tôi lặng người. Chưa bao giờ tôi bị sốc và thất vọng đến như vậy. “Chẳng lẽ mình dạy con không kỹ ư?” - Tôi tự hỏi.
“Con mình học ở đâu ra cái thói ăn cắp vặt này?”. Trái tim tôi đau nhói.
Trước vẻ giận dữ của tôi, Shanna òa khóc, con bé nhìn tôi với ánh mắt của người bị tổn thương. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh:
- Tại sao con lại lấy những thứ không thuộc về mình như thế? Con có thể giải thích cho mẹ nghe không?
- Con không có mà… con nói thật. Con không lấy gì hết. - Shanna thút thít.
- Ô, thế à? - Tôi hỏi với giọng điệu gán tội. - Thế con đang làm gì đấy?
- Mẹ luôn nói với con là mẹ không có tiền để mua những món đồ chơi con thích. Con đang bỏ 5 đô-la vào trong ví của mẹ để mẹ có thêm tiền. - Con gái tôi nói trong nước mắt.
Tôi thấy tim mình tan ra theo dòng nước mắt đang chảy dài trên má Shanna! Đây thật sự là một cử chỉ ngọt ngào của con tôi - cử chỉ ngọt ngào và cảm động nhất mà tôi từng nhận được trong đời. Cả năm nay, tháng nào con bé cũng bỏ vào ví của tôi 5 đô-la - cả gia tài tiền tiêu vặt của nó - vậy mà tôi nào có nhận ra. Đối với tôi, tiền có thể đổi lấy niềm vui, sự thanh thản, đổi lấy thời gian và sự dịu dàng dành cho con mình. Còn với Shanna, đó chỉ đơn giản là thứ để thể hiện tình yêu thương.
Tôi ngồi bệt xuống nền nhà, nhắm mắt lại, để mặc nước mắt chảy đầm đìa trên má. Tôi ôm đứa con gái nhỏ bé vào lòng, chợt ước giá như mình có thể lấy lại tất cả những lời đã nói, những gì đã nghĩ về Shanna và lấy lại được cả quãng thời gian thờ ơ với các con vừa qua. Nhưng tôi thấy mình cũng còn rất may mắn, bởi vẫn chưa muộn để tôi thay đổi và bắt đầu lại từ đầu.

- Thanh Giang Theo Internet
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 23 Oct 2020

Hai từ nên tránh và hai từ nên nhớ


Không có gì trong cuộc đời này thú vị và đáng giá hơn một tia sáng bất ngờ soi rọi tâm trí khiến bạn thay đổi thành một con người mới - con người với những nghĩ suy tích cực. Những khoảnh khắc như vậy rất hiếm hoi nhưng chắc chắn một lúc nào đó nó sẽ xảy đến với mỗi chúng ta. Đôi khi, nó được khơi nguồn từ một cuốn sách, một bài thuyết giáo hay một vài câu thơ. Hoặc cũng có khi nó xuất phát từ một người bạn…
Một buổi chiều mùa đông lạnh lẽo tại Manhattan, trong lúc ngồi chờ đợi ở một nhà hàng nhỏ của Pháp, một nỗi thất vọng chán chường xâm lấn tâm hồn tôi. Chỉ vì một vài tính toán sai lầm đã khiến một dự án quan trọng trong cuộc đời tôi tan thành mây khói.
Thậm chí, kế hoạch gặp lại người bạn thân yêu (ôi người bạn già, tôi vừa nghĩ về ông ấy và còn cảm thấy rất vui xong) bỗng không còn khiến tôi hân hoan như trước. Tôi ngồi đó cau mày khó chịu nhìn chiếc khăn trải bàn sọc ca rô và gặm nhấm những khoảnh khắc đau buồn đã qua.
Cuối cùng tôi cũng thấy ông bạn già của mình băng qua đường, trên người khoác chiếc áo bành tô cũ kỹ, đầu đội chiếc mũ sùm sụp kỳ quái che đi cái đầu hói, trông ông ấy giống một tay tài phiệt ghê gớm hơn là một chuyên gia tâm thần học lỗi lạc. Ông làm việc ở gần đây và tôi biết ông vừa khám xong cho bệnh nhân cuối trong ngày. Ông đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đủ khỏe để khám bệnh hằng ngày cho nhiều bệnh nhân và giữ tác phong như giám đốc của một tổ chức lớn, vẫn yêu thích việc “trốn” khỏi công việc hàng ngày để tới tham dự trận golf bất cứ khi nào có thể.
Khi ông đến ngồi bên cạnh tôi, người phục vụ đã mang tới chai bia như thường lệ. Đã mấy tháng không gặp nhưng trông ông vẫn thế - khỏe mạnh và minh mẫn.
- Xin chào anh bạn trẻ, có chuyện gì với cậu à? - Ông thẳng thắn hỏi không cần rào đón.
Từ lâu tôi đã không còn ngạc nhiên trước sự nhạy bén của ông, vì thế tôi bắt đầu nói về những điều đang khiến mình phiền lòng. Với một niềm kiêu hãnh xen chút buồn rầu, tôi cố gắng thành thật, không đổ lỗi cho ai vì sự thất vọng của mình mà chỉ biết trách bản thân. Tôi phân tích tất cả mọi điều, tất cả những lời chỉ trích, những hành động sai lầm. Tôi vẫn tiếp tục nói khoảng 15 phút nữa trong khi người bạn già của tôi nhấp cốc bia trong im lặng.
Khi tôi nói xong, ông đặt cái ly xuống và bảo:
- Nào anh bạn, đến văn phòng cùng tôi nào.
- Văn phòng của ông ư? Ông để quên gì sao?
- Không. Tôi chỉ muốn cậu thấy một vài điều. Chỉ vậy thôi. - Ông nhẹ nhàng nói.
Ngoài trời bắt đầu lất phất mưa nhưng văn phòng của ông vẫn ấm áp, tiện nghi và thân thuộc: những góc tường xếp đầy sách, băng ghế dài bằng da, bức ảnh có chữ ký của Sigmund Freud và một cuộn băng ghi âm đặt trên cửa sổ. Thư ký của ông đã về nhà. Chỉ còn lại hai chúng tôi.
Người bạn già của tôi lấy ra một cuộn băng từ chiếc hộp đựng danh thiếp và đặt nó vào máy. Ông mỉm cười, nói:
- Trong cuộn băng này có ba đoạn ghi âm ngắn về ba người khác nhau đến xin tôi giúp đỡ. Tôi muốn cậu lắng nghe những đoạn ghi âm này và xem cậu có thể lựa chọn ra hai từ chung cho cả ba trường hợp này hay không. Đừng có ngẩn mặt ra như thế. Tôi có lý do của mình mà.
Với tôi, điểm tương đồng của ba người trong ba máy ghi âm này có lẽ là sự bất hạnh. Người đầu tiên rõ ràng đã phải trải qua một thời kỳ khủng hoảng do việc kinh doanh thua lỗ. Anh ta nhiếc móc mình rằng đã không làm việc chăm chỉ và không vững tin vào con đường phía trước. Người phụ nữ cất tiếng sau đó chưa kết hôn vì cô cảm thấy mình phải có trách nhiệm với người mẹ già yếu. Cô ấy nhớ lại trong tiếc nuối và đau khổ về những cơ hội xây dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc mà cô đã từ bỏ. Giọng nói thứ ba là của một người mẹ có thằng con trai vừa gặp rắc rối với cảnh sát; bà ấy trách mình đã không biết dạy dỗ nó.
Người bạn già của tôi tắt máy rồi trở lại ghế ngồi.
- Trong những đoạn ghi âm này có một cụm từ được lặp lại đến những sáu lần, nó ẩn chứa ý nghĩa không mấy tích cực. Cậu có nhận ra không? Không ư? A, có lẽ cũng là do chính cậu đã dùng cụm từ này tới ba lần lúc ở nhà hàng khi nãy. - Ông lấy cái hộp và bỏ cuộn băng vào rồi trao nó cho tôi. - Chúng ở đây, ngay trên cái nhãn này. Hai từ đáng buồn nhất trong mọi ngôn ngữ.
Tôi nhìn xuống. Được in một cách ngay ngắn bằng mực đỏ trên chiếc nhãn là hai chữ: Giá mà.
- Có lẽ cậu sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng tôi đã ngồi trên chiếc ghế này và lắng nghe hàng ngàn lần những câu nói buồn đau khắc khoải bắt đầu bằng hai chữ trên. Họ đã nói với tôi rằng: Giá mà tôi hành động khác đi; Giá mà mọi chuyện không xảy ra như thế; Giá mà tôi không mất bình tĩnh để rồi thốt ra những lời lẽ chua chát đó, có những hành động thiếu thành thật đó, nói những lời dối trá đó; Giá mà tôi khôn ngoan hơn, hoặc bớt ích kỷ đi hoặc biết tự kiềm chế hơn… Họ cứ nói và nói cho đến khi tôi buộc phải ngắt lời hoặc yêu cầu họ dừng lại. Đôi khi, tôi cũng buộc họ phải nghe những đoạn ghi âm mà cậu vừa nghe. Và rồi tôi nói với họ: Giá mà anh (chị) ngừng nói giá mà thì chúng ta đã làm được một điều gì đó ý nghĩa hơn.
Ông duỗi đôi chân ra và tiếp:
- Vấn đề nằm ở chỗ có tiếc nuối thế nào thì ta cũng không thể thay đổi được hiện thực. Nó chỉ khiến người ta hướng tới sự lựa chọn sai lầm - chùn bước thay vì tiến bước. Và nó khiến chúng ta lãng phí thời gian. Cuối cùng, nếu cậu để nó trở thành một thói quen thì chính nó sẽ là rào cản cho những cố gắng của cậu.
Bây giờ, nói đến trường hợp của cậu nhé. Kế hoạch của cậu đã thất bại. Tại sao? Bởi vì cậu đã phạm phải một số sai lầm nào đó. Mà con người thì ai chẳng có sai lầm. Sai lầm dạy cho ta nhiều bài học quý. Nhưng khi cậu kể cho tôi nghe về những sai lầm ấy trong sự than vãn, tiếc nuối thì tôi chắc rằng cậu chưa học được điều gì cả.
- Làm sao ông biết? - Tôi hỏi, giọng hơi bất đồng.
- Bởi vì cậu chưa bước ra khỏi quá khứ. Cũng chưa lần nào cậu đề cập tới tương lai. Và thành thật mà nói, bây giờ, cậu vẫn đang say sưa trong quá khứ. Ngoan cố là một đức tính không tốt mà tất cả chúng ta đều có, nó khiến chúng ta mãi day dứt vì những lỗi lầm cũ. Sau cùng, khi cậu nhắc đến nguyên nhân của những sai lầm thì chính cậu mới đang là vấn đề lớn nhất.
Tôi gật đầu buồn bã.
- Vậy tôi phải làm gì để thay đổi đây?
- Hãy thay đổi mối quan tâm của mình. Hãy dùng những từ và cụm từ khác thể hiện sự vươn lên chứ không phải sự chùn bước.
- Ông có thể gợi ý cho tôi không?
- Dĩ nhiên là có rồi. Hãy loại bỏ khỏi đầu hai từ “Giá mà” và thay vào đó cụm từ “Lần tới”.
- Lần tới sao?
- Đúng vậy. Tôi từng chứng kiến hiệu quả kỳ diệu của cụm từ ấy ở chính căn phòng này. Nếu một bệnh nhân chỉ luôn miệng nói “Giá mà…” với tôi thì đúng là anh ấy đang gặp rắc rối. Nhưng nếu anh ấy dám nhìn thẳng vào mắt tôi mà nói “Lần tới…” thì tôi hiểu rằng anh ấy đã tìm ra cách giải quyết vấn đề. Điều đó đồng nghĩa với việc anh ấy đã quyết định áp dụng bài học mà anh ấy tích lũy được từ những trải nghiệm trong quá khứ, bất kể nó đau đớn xót xa và khó khăn nhường nào. Và nó cũng đồng nghĩa với việc anh ta đã sẵn sàng bỏ qua những rào cản của tiếc nuối để tiến về phía trước, hành động và đấu tranh cho hạnh phúc. Hãy cố lên. Rồi chính cậu sẽ hiểu.
Ông dừng lời. Ngoài trời, những giọt mưa tí tách rơi. Tôi cố gắng loại bỏ cụm từ tiêu cực ra khỏi đầu mình và thay vào đó một cụm từ tích cực hơn. Điều đó dĩ nhiên rất khó khăn nhưng tôi có thể cảm nhận được cụm từ mới này đang dần khớp vào đúng vị trí trong lòng mình.
- Thêm một điều nữa, anh bạn. Hãy áp dụng bí quyết nho nhỏ này vào những khó khăn vẫn còn có thể giải quyết. - Ông căn dặn.
Rồi ông lấy ra từ trong tủ sách phía sau lưng một cuốn nhật ký:
- Đây là cuốn nhật ký của một người phụ nữ từng là giáo viên ở quê tôi, nó được lưu giữ suốt nhiều năm qua. Chồng bà ấy là một người chẳng chút tài cán nhưng lại rất tốt bụng, hào hoa và rộng lượng. Người phụ nữ này phải cáng đáng rất nhiều trọng trách, từ việc nuôi nấng con cái, chi trả các hóa đơn và gắn kết cả gia đình. Nhật ký của bà ấy chất chứa rất nhiều phẫn uất trước những khiếm khuyết của chồng mình, Jonathan.
Một thời gian sau Jonathan mất. Tất cả các trang nhật ký đều bị xé đi, trừ một trang duy nhất. Trang đó ghi như thế này: “Hôm nay tôi được bổ nhiệm làm thanh tra cho các trường học. Tôi ngỡ rằng mình sẽ rất hãnh diện. Nhưng nếu tôi biết trước có ngày Jonathan rời xa tôi như thế và nếu biết rằng tôi sẽ rất đau khổ khi đối diện với thực tế này thì tôi đã tới ngay bên ông ấy”.
Nhẹ nhàng khép cuốn nhật ký ấy lại, người bạn già của tôi nói:
- Cậu có thấy không? Bà ấy đang nói gì nhỉ, “giá như”. Giá như tôi biết chấp nhận ông ấy, chấp nhận những khuyết điểm, chấp nhận tất cả. Giá như tôi biết yêu thương ông ấy hết lòng… - Ông đặt cuốn nhật ký trở lại giá rồi tiếp lời. - Những cụm từ này đã trở thành niềm tiếc nuối lớn nhất trong lòng người phụ nữ ấy vì khi đó tất cả đã quá trễ để bà ấy làm lại.
Ông đứng dậy một cách dứt khoát.
- Thôi giải tán thôi. Tôi rất vui vì gặp cậu, anh bạn trẻ ạ. Lúc nào tôi cũng rất vui. Và bây giờ, nếu cậu có thể gọi giúp tôi một chiếc xe taxi thì tôi có thể về nhà rồi.
Chúng tôi bước ra khỏi tòa nhà, hòa mình vào bóng tối với những hạt mưa lặng lẽ rơi. Vừa thấy bóng dáng một chiếc xe đang đi tới, tôi vội vã chạy ra để gọi, nhưng một hành khách khác đã nhanh chân hơn.
- Của tôi, của tôi!
- Ồ, giá mà chúng ta bước xuống sớm mười giây thì chúng ta đã ngoắc được chiếc xe đúng không? - Ông ấy hóm hỉnh trêu tôi.
Tôi cười, hiểu ra hàm ý của ông.
- Lần tới tôi sẽ chạy ra nhanh hơn.
- Đúng đấy. Chính là như vậy. - Người bạn già cười rồi kéo chiếc mũ xuống che lấy đôi tai.
Một chiếc xe taxi khác đang lướt chậm tới chỗ chúng tôi. Tôi mở cửa xe cho ông. Ông mỉm cười rồi vẫy tay chào. Chiếc xe bắt đầu lăn bánh. Đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp ông. Một tháng sau, ông qua đời do bệnh tim tái phát đột ngột.
Đã rất lâu kể từ buổi chiều mưa Ở Manhattan, mỗi lần nhận ra mình đang chuẩn bị nói “Giá như…”, tôi liền chuyển sang dùng cụm từ “Lần tới…” Rồi tôi chờ đợi điều kỳ diệu sắp nảy sinh trong tâm trí mình. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ tới người bạn già năm xưa.
Ông ấy vẫn sống mãi trong lòng tôi, chắc chắn là như vậy.
- Arthur Gordon
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 04 Jan 2021

4 DẤU HIỆU NGẦM CHO THẤY CUỘC SỐNG CỦA BẠN NGÀY CÀNG TỐT LÊN

1. Bạn bắt đầu biết yêu thương bản thân, rèn luyện thói quen sống khỏe mạnh hơn
Một cuộc sống tốt đẹp hơn, luôn bắt đầu từ việc trân trọng sức khỏe.
Chúng ta thường xuyên bắt gặp những tin tức tương tự thế này: Một người lớn tuổi mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ nói chỉ có tích cực phối hợp trị liệu mới khống chế được bệnh. Nhưng ông ấy không để tâm, chữa trị không nghiêm túc, thuốc hôm uống hôm quên, lại vẫn đi xã giao, bia rượu bình thường. Cộng thêm nhiều áp lực, giờ giấc sinh hoạt bất hợp lý… Sau đó tầm 7, 8 năm thì bệnh tình chuyển biến xấu đi, hối hận cũng không còn kịp nữa.
Bạn nhất định đừng đợi đến lúc cơ thể không còn chống đỡ được nữa mới chịu hiểu, danh lợi tiền tài nhiều đến đâu cũng không thể so bì với thân thể khỏe mạnh. Khỏe mạnh là tiền đề của cuộc sống tốt đẹp, một con người đến sức khỏe bản thân còn không biết trân trọng, thì có thể sống tốt đến đâu chứ?
Cho nên, dù bận rộn mệt mỏi đến đâu, cũng không được quên duy trì thói quen sống khỏe mạnh, giữ gìn sức khỏe. Bạn khỏe mạnh rồi, mới có sức để chiến thắng tất cả phong ba.


2. Bạn không còn là nô lệ của cảm xúc
Thế sự vô thường, khó tránh khỏi sẽ có những lúc va vấp. Cùng là vấp ngã, có người có thể nhẹ nhàng vượt qua, có người lại bị đả kích đến không dậy nổi, lúc nào cũng nóng nảy tiêu cực. Bất đồng ý kiến với đồng nghiệp liền lập tức đổi thái độ, thế là công việc càng lúc càng căng thẳng; mâu thuẫn với bạn đời, cãi nhau suốt mấy ngày không chịu thôi… Nhiều người cho rằng cuộc sống tồi tệ làm tính cách chúng ta ngày càng tồi tệ, mà không nghĩ chính tính cách tồi tệ của chúng ta khiến cuộc sống ngày càng đi vào ngõ cụt.
Tôi có một người bạn rất giỏi đàm phán, khách hàng khó tính, yêu cầu tai quái đến đâu cô ấy cũng đều kiên nhẫn lắng nghe và đưa ra được phương án tốt nhất. Nhưng cô ấy lại kể với tôi rằng, trước kia cô ấy từng rất nóng tính, và chính cái nóng tính ấy đã khiến cô phải trả giá không ít.
Hồi đó cô gặp một khách hàng cực kỳ khó khăn, phương án hợp tác đã sửa đến vô số lần vẫn không chịu vừa ý, kéo dài mãi không ký được hợp đồng. Cuối cùng trong một lần gặp mặt khách hàng, bạn tôi không nhịn nổi nữa, đùng đùng nổi nóng với người ta, lớn tiếng nói khách yêu cầu vô lý, không ai hầu được.
Sau đó, tất nhiên, mọi chuyện chỉ càng rắc rối thêm. Đó là khách hàng rất quan trọng của công ty, cấp trên biết chuyện gọi cô ấy ra mắng té tát, cô ấy bị giáng chức trừ lương, khách hàng đó thì được chuyển qua cho người khác phụ trách. Chuyện bạn tôi nổi nóng với khách hàng chớp mắt trở thành chuyện cười trong ngành. Cô ấy nói, sau này cô không bao giờ còn cáu giận vì những chuyện như thế nữa, bởi vì nóng nảy chỉ khiến mọi chuyện càng ngày càng tệ đi.
Người thực sự thông minh luôn biết cách khống chế cảm xúc bản thân, bởi vì muốn chiếm được quyền chủ động trong đời, bạn phải có thực lực, chứ không phải sự nóng nảy.

3. Bạn dám thử cái mới, không sợ thay đổi
Ở cái thời đại này, mỗi giờ mỗi phút mọi thứ đều đang thay đổi, đang phát triển. Cuộc sống của bạn đâm vào ngõ cụt, rất nhiều khi là vì bạn đang mắc kẹt trong tình trạng hiện tại, sợ thay đổi. Chỉ muốn lặp lại, không muốn tiến lên, bạn chắc chắn sẽ bị thời đại đào thải.
Ai đó từng nói: “Thay đổi khiến chúng ta trưởng thành, nhưng đầu tiên nó sẽ làm chúng ta đau. Những sự thay đổi quan trọng nhất trong đời luôn luôn đi kèm những lo lắng bồn chồn.”
Thay đổi là một quá trình đau đớn, nhưng chỉ cần bạn kiên trì vượt qua, sẽ có nhiều điều tuyệt diệu hơn chào đón bạn.
Cơ hội mới, duyên phận mới luôn ẩn mình trong những thay đổi, khi bạn thấy môi trường quanh mình thay đổi, cũng tức là cơ hội của bạn đã xuất hiện. Hãy từ bỏ những lối tư duy cũ kỹ, dũng cảm bắt đầu lại, ấy chính là điểm bắt đầu thành công của bạn.

4. Bạn không còn quá để ý đến ánh mắt của người khác
Có những khi, chúng ta lọt vào ánh mắt của người khác rồi không thể tự mình thoát ra được nữa. Chỉ một ánh nhìn, một câu đùa cợt của người dưng cũng làm tâm trí bạn rối loạn. Chúng ta sống trong nỗi lo sợ cách nhìn của người khác, cuối cùng cả thể xác lẫn tâm hồn đều mệt mỏi, thậm chí mất đi cái tôi của riêng mình.
Cuộc đời tốt đẹp, nên là cuộc đời do chính chúng ta khống chế. Chỉ có trở thành người khiến chính mình yêu thích, mới là hạnh phúc thực sự.
Trạng thái tốt nhất của một con người đại khái là, trong mắt đong đầy những câu chuyện ngũ vị tạp trần, miệng lại thấp thoáng ý cười. Cuộc đời này phong ba liên tiếp, nhưng bạn vẫn giữ được cơ thể khỏe mạnh, suy nghĩ vui tươi, trong đầu tích lũy thật nhiều điều hữu dụng, âm thầm đợi đến lúc dùng tới. Bạn tự biết mình là ai, tự biết tỏa sáng, không để lạc mất chính mình, không sợ mất đi, nắm chắc cơ hội, không ngừng thử thách.
(ST)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 04 Jan 2021

Tình Mẹ Là Gì?


Bốn chữ “mang nặng, đẻ đau” thường được nhắc tới để ca tụng công khó của người mẹ, và những câu thơ như Đi khắp thế gian không ai hiền bằng mẹ/Gánh nặng cuộc đời không ai khó hơn cha cũng chỉ đề cao bà mẹ, mà không giải thích tình mẹ là gì? Mọi người ca tụng tình mẹ, nhưng không mấy người phân tách và đặt câu hỏi, “tình mẹ là gì?”
Một bài nghị luận viết, “tình mẹ là tình cảm của người mẹ dành cho đứa con yêu thương của mình và pha vào đó là sự báo hiếu của người con dành cho mẹ. Từ khi chào đón ánh bình minh, ta đã được uống dòng sữa mát lành của mẹ và cảm nhận được sự ấm áp của cha. Và rồi ta lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Được mẹ chăm sóc và dỗ dành ta mọi lúc. Mẹ luôn ở bên ta khi ta cần, ở mọi nơi ở trên thế gian này.”
Trong câu nghị luận dài 94 chữ chỉ có 21 chữ giải thích rất khái quát về tình mẹ. Hai câu thơ khác, mô tả một bà mẹ trong tuổi cuối đời “Cả đời đi gió, đi sương/Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”, cũng chỉ ca tụng mà không giải thích tình mẹ.
Hy vọng câu chuyện có thật dưới đây đem lại một lời giải đáp cục bộ cho câu hỏi “tình mẹ là gì”; lời giải đáp chỉ cục bộ, vì tìm một lời giải đáp đầy đủ, đòi hỏi một công trình biên khảo công phu hơn.
Câu chuyện kéo dài 20 năm trời, nhưng mới được viết lại sau một vụ án; chuyện xảy ra tại Grasse, một thị trấn nhỏ miền Đông Nam nước Pháp; kỹ nghệ nổi tiếng của Grasse là nước hoa, và sinh kế của dân địa phương là trồng hoa để bán cho những xưởng làm nước hoa.

Image
kỹ nghệ nổi tiếng của Grasse là nước hoa,


Image
và sinh kế của dân địa phương là trồng hoa


Trồng hoa, trồng khoai, hay trồng bất cứ thứ gì cũng vẫn là nông nghiệp, do đó cư dân Grasse là những nông dân chất phác, cả đời đối diện với những vất vả của nghề trồng hoa.
Một trong hàng trăm ngàn cô thợ trồng hoa, là cô Sophie Serrano, mới 18 tuổi đã có chồng, có con.

Image
cô gái quê mùa Sophie Serrano, mới 18 tuổi đã có con


Vừa lọt lòng mẹ, đứa bé đã bị bệnh vàng da, phải đặt nuôi trong lồng kiếng, trị bệnh bằng tia sáng điện tử; sau vài ngày, đứa bé được đem trả về cho mẹ; cô Sophie Serrano hơi ngạc nhiên vì thấy đứa bé hơi nhiều tóc.

Image
Bé Manon (bên mặt) nhiều tóc hơn


Năm nay 39 tuổi, sống gần khu bãi biển danh tiếng Côte d'Azur, cô trả lời truyền thông, “Tôi nhận ra điều khác biệt, nhưng nhân viên bệnh viện giải thích đó là ảnh hưởng của tia sáng điện tử. Tôi dễ dàng tin ngay.”
Nhưng đến ngày đầy năm thì tóc đứa bé quắn lại, mầu da đậm hơn; người bạn tình của cô yêu cầu thử nghiệm huyết thống, để không nhìn nhận đứa con và bỏ người mẹ, mà không phải góp tiền nuôi con, vì đứa bé được xác nhận không phải là con anh.
Sophie buồn và tủi vì bị ngờ oan là ngoại tình, nhưng thương con, cô vẫn cứ cặm cụi nuôi con, yêu thương đứa bé mà khoa học công nhận không do chồng cô tạo ra chung với cô. Đứa bé được cô đặt tên là Manon Serrano, mang họ mẹ; mẹ con lầm lũi chung sống trong lời dị nghị của xóm riềng.
Mười năm sau, lời dị nghị trở thành độc ác hơn vì tóc bé Manon bắt đầu quăn tít, da dẻ cũng đậm mầu hơn; giai thoại độc ác nói Manon là con của ông nhân viên bưu điện đi phát thư trong xóm mỗi ngày một phổ biến hơn. Mặc dù thương con, nhưng Sophie cũng hoang mang, cô đem bé Manon đi thử máu lần thứ nhì để được xác nhận bé không phải là con cô.
“Tôi khiếp sợ đến mức chết đứng, không có được một phản ứng nào cả,” sau phiên tòa hôm 2/10/2015, cô xác nhận với phóng viên. “Tôi nói cho Manon biết, và thấy nó còn đau đớn hơn tôi nữa; nó sợ mất hết những gì nó đang có. Tội nghiệp con bé mới 10 tuổi.”

Image
Cô gái 18 bồng con của ông mailman


Cô tìm đến bệnh viện 10 năm trước đã giúp cô sinh nở, và khám phá ra việc cô y tá đã lầm lẫn khi bồng con trả lại cho cô. Mẹ ruột của Manon tránh mặt, mướn luật sư Daniel Verstraete đại diện bà tiếp xúc với truyền thông. Giống như hoàn cảnh Sophie, năm đó bà cũng 18, cũng sanh con so, và vừa chào đời, đứa bé cũng bị ẵm đi nuôi trong lồng kiếng, nên bà chưa đủ thì giờ tưng tiu, nựng nịu con và để ý đến những nét đặc thù của đứa bé.
Luật sư Verstraete giải thích với phóng viên, “thân chủ tôi không nghi ngờ nên cũng không chất vấn nhân viên bệnh viện; có sản phụ nào hình dung được việc lầm lộn kỳ quặc như vậy.”
Những lời dị nghị kéo dài 12 năm chấm dứt ngày vụ lầm lẫn thai nhi ra tòa và ngã ngũ ngày thứ Ba mùng 10 tháng Ba 2015, với bản án xử bệnh viện Cannes phải bồi thường tổng cộng 1.88 triệu euros ($2.13 triệu) chia cho 2 bà mẹ mất con ruột, đi nuôi con người khác, mỗi bà nhận €300,000, 2 cô con gái không được lớn lên bằng sữa mẹ, mỗi cô được nhận €400,000, và €60,000 cho mỗi người trong số 3 cô, cậu anh, chị, em của 2 cô gái bị trao lầm mẹ.
Bà Sophie, năm nay 39, thở ra, nói với truyền thông, “€300,000 có đủ đền bù cho tôi ngần đó mất mát, cay cực hay không?” Nhưng bà lại nhìn nhận việc khám phá Manon không phải là đứa con do chính bà “mang nặng đẻ đau” không làm tình bà thương Manon bớt đi, mà lại tăng thêm; và hội ngộ với đứa con gái ruột, bà không tìm được sức hút tình cảm.
Sophie tâm sự, “huyết thống vô cùng quan trọng, nhưng không tạo ra tình gia đình; gia đình là những gì chúng ta góp nhặt mỗi ngày, những điều chúng ta chia với nhau, nói với nhau, cùng nhau gánh vác mỗi ngày. Manon -đứa con không huyết thống- chia với tôi biết bao nhiêu ngày vui, và tôi cũng chịu đựng với nó biết bao nhiêu cay đắng.”

Image
Không huyết thống, mẹ gà, con vịt, nhưng vẫn là mẹ con

Dàn luật sư của bệnh viện Canes cho biết bệnh viện có thể kháng cáo, vì cô Sophie đã chờ đến 10 năm sau mới đưa vụ lầm lẫn ra tòa.
Tạp chí Le Nouvel Observateur hỏi quan điểm của Sophie về việc kiện chậm 10 năm; cô trả lời, “Tôi cũng không thích đáo tụng đình, nhưng có lẽ vì 10 năm con tôi bị gọi là con ông mailman đã trở thành quá dài, quá nhục nhã, nên tôi phải lập lại sự thật.”
Một phát ngôn viên của bệnh viện tiết lộ nhân viên tạo ra việc trao lộn con mang tật nghiện rượu. Một tạp chí khác, tờ Le Point, hỏi cô về thái độ thiếu phản ứng khi nhận ra là bé Manon có nhiều tóc hơn những đứa trẻ sơ sinh khác.
Sophie trả lời, “tôi là một cô gái quê mới 18 tuổi, họ là những nhân viên y tế, mặc sắc phục trắng, đeo ống nghe; tôi tự nhiên kính trọng họ, không nghi ngờ gì cả.”
Điều cô khẳng định với dư luận là không quyền lực nào trên đời đủ mạnh để bắt cô từ bỏ Manon, cô nói, “Liên hệ giữa mẹ con tôi khắng khít hơn, thân thiết hơn tình mẫu tử. Có lẽ suốt 10 năm sống trong lo sợ bị chia cắt, khiến chúng tôi hiểu là chúng tôi cần có nhau đến mức nào. Chúng tôi là mẹ con, dù không liên hệ huyết thống.”
Câu chuyện mẹ con cô Sophie minh bạch khẳng định vế dưỡng dục nặng hơn vế sinh thành trong câu “sinh thành, dưỡng dục” ca tụng công ơn của người mẹ. Sophie không đề cập đến công hay ơn, cô chỉ nói về tình -tình mẹ con.
Cô thương Manon nhiều hơn thương đứa con ruột cô đẻ ra; cô chịu đựng nhiều cay cực, khổ sở, mất mát để nuôi Manon, nhưng càng khổ cô càng thương con hơn.
Hy vọng câu chuyện đem lại lời đáp cục bộ cho câu hỏi “tình mẹ là gì?”, lời đáp dù không đủ, nhưng cũng không mông lung như câu “tình mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào.”
Nguyễn Đạt Thịnh
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Tố Cầm

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 02 Feb 2021

Cách Nhìn Cuộc Sống


John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ.
Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:
- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?
Ông John chậm rãi hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ nhăn mặt:
- Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!
John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
- Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!
Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:
- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?
Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?
Người đàn ông tươi cười:
- Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuyển tới đây.
Ông John nở một nụ cười ấm áp:
- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm!
Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:
- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành còn với người thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời? Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo:
- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 02 Feb 2021

Vượt qua nỗi đau tình yêu


Đã lâu rồi không thức khuya và viết thế này.
Có thể nói quãng thời gian vừa qua thật sự khó khăn và khó vượt qua. Nhưng khi có thể bình tâm và nhìn lại những gì đã qua, có thể tạm chấp nhận được rằng tôi đã vượt qua.
Bất cứ sự thất bại nào cũng có những bài học quý giá, và thất bại trong tình yêu cũng không nằm ngoài quy luật này.
Và tôi muốn chia sẻ với tất cả những người tôi yêu thương, những người đã, đang và sẽ yêu, những người đang đau khổ vì tình yêu,… Tất nhiên là với chính bản thân mình nữa.
Ba tháng yêu và hai năm thương nhớ, đau khổ, chờ đợi, hi vọng và rồi thất vọng. Thời gian có lẽ luôn đùa cợt với con người.
Khi tình yêu đẹp, con người sống tràn ngập trong hạnh phúc thì thời gian trôi nhanh vùn vụt, để cho mỗi chúng ta chưa cảm nhận được hết dư vị của hạnh phúc thì đã đau khổ vì chia li.
Rồi khi chúng ta muốn thời gian trôi thật nhanh, để quên hết kí ức đẹp đẽ thì nó càng khiến kí ức như dòng phim quay chậm từ từ tái hiện, rõ nét, lung linh nhưng không thể quay ngược lại.
Rồi khi ta muốn dựa và những kí ức đẹp đẽ đó để mong muốn hàn gắn vết thương, để hi vọng tình yêu sẽ quay trở lại thì càng chờ đợi càng tuyệt vọng, để quãng thời gian này luôn sống ảo tưởng và bi lụy.
Ngay cả khi thời gian đã hàn gắn được vết thương, thì bản thân lại trách thời gian thật phũ phàng đã xóa đi tất cả, những gì đã từng trân trọng, gìn giữ giờ đây đã quá xa cách, mờ nhạt và xa lạ. Khiến cho bản thân khép mình không còn tin vào tình yêu.
Nhận ra một điều thật chua xót, thời gian là vĩnh cửu nhưng tình yêu thì không, tình yêu cũng không phải là duy nhất.
Nhưng khoảng thời gian vừa qua không hề vô ích, tôi không hề hối hận vì những lựa chọn của mình, có thể đúng có thể sai nhưng đó là con đường do tôi tự chọn lựa.
Tôi vấp ngã để rồi trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
YÊU VÀ CHIA LY
Đã đến với nhau trước tiên từ một tình bạn chân thành, một tình anh em nghĩa tình tới một tình yêu sâu sắc.
Tất cả đều diễn ra như một điều tất yếu không thể cưỡng lại, ngay cả người trong cuộc cũng không hề ngờ đến.
Đối với tôi, anh là người duy nhất cho tôi cảm giác yên ổn, ấm áp, vững trãi. Mọi cảm xúc vui buồn đều muốn được chia sẻ cùng anh.
Nhiều lúc cảm giác quá dựa dẫm vào anh, bất cứ một chuyện gì xảy ra thì người nghĩ đến đầu tiên vẫn là anh, chỉ cần có anh ở bên tôi sẽ có đủ dũng khí để vượt qua tất cả.
Anh luôn đem đến những hạnh phúc bất ngờ, nụ cười ấm áp, rất bình dị nhưng cũng rất chân thành.
Những kỉ niệm có lẽ sẽ trở thành những kí ức đẹp nhất nếu như tôi không tự mình phá hủy nó.
Tôi đã đưa ra những quyết định trong lúc nóng giận và không tỉnh táo khiến bản thân ân hận suốt đời.
Khoảng thời gian ba tháng thật ngắn ngủi, tôi không những mất đi tình yêu mà còn mất đi một người bạn, một người anh mà tôi trân trọng nhất.
Ngay sau khi quyết định tôi đã ngay lập tức hối hận và muốn thay đổi quyết định của mình.
Nhưng đối với anh mọi thứ đều nghiêm túc và mọi thứ đã không thể thay đổi.
Thời gian đó là khoảng thời gian anh phải chịu nhiều áp lực từ mọi phía, vậy mà tôi đã không những không ở bên chia sẻ cùng anh mà còn tăng thêm cho anh một gánh nặng về tinh thần.
Anh đã nói rằng chia tay là tốt cho cả hai.
Lòng tự trọng và tính trẻ con đã khiến tôi giận hờn và đồng ý không thương tiếc cho một quyết định sai lầm.
NỖI NHỚ
Thời gian mới chia tay thật sự khó khăn. Khi mà những kỉ niệm hiện lên ở mọi lúc mọi nơi.
Lúc này dường như tôi vẫn chưa tin vào những gì đã xảy ra. Vẫn hi vọng, chờ đợi chắc chắn rằng anh sẽ quay về bên cạnh tôi.
Bề ngoài luôn phải tỏ ra cứng rắn vì lúc đó về nhà nghỉ hè nên không muốn cho mọi người trong gia đình phải lo lắng.
Nhưng cứ đêm xuống lại ngồi khóc một mình.
Sự xa cách và nỗi nhớ giày vò khiến cho trái tim dường như không chịu nổi.
Tôi đã thử nhiều cách để níu kéo để cứu vớt tình yêu.
Nhưng chỉ một người cố gắng là không đủ.
CHẠY TRỐN
Khi mùa hè kết thúc và một năm học mới bắt đầu, tôi phải quay lại trường học và một điều không tránh khỏi là gặp lại anh.
Xa cách sẽ dễ dàng quên hơn là phải đối diện, phải sống chung một bầu không khí với anh, phải tỏ ra lạnh lùng khi mà trong lòng lại tràn đầy thương nhớ.
Tôi dường như muốn thay đổi bản thân, bỏ hết những hoạt động Nhóm của khoa (nơi mà khiến chúng tôi gặp nhau yêu nhau và giờ đây sẽ là gặp gỡ đầy khó xử), cắm đầu vào dạy thêm và làm thêm trong suốt thời gian rảnh rỗi, thay số điện thoại, xóa tin nhắn và ảnh, cất tất cả những kỉ vật gợi nhớ đến anh,…
Nhưng cũng không khiến tâm trạng tốt hơn, vì khi ở một mình thì mọi kỉ niệm lại tràn về, từ những con đường, tầng thượng, quán ăn,… đều đầy ắp những hình ảnh của hai đứa. Và cũng chưa bao giờ tôi cảm thấy mình yếu đuối và suy sụp như vậy.
Cảm giác như mình đã đánh mất tất cả, vì một điểm tựa khi gặp khó khăn giờ đây cũng không còn nữa.
HẬN
Càng xa cách càng cảm thấy tình yêu của mình dành cho anh càng sâu đậm hơn.
Vậy mà anh lại dễ dàng quên mọi thứ, hoặc nếu không cũng là cố tỏ ra quên hết. Anh lạnh lùng đến đáng sợ, nhiều lúc không hoang mang không hiểu nổi thực sự tình cảm trước đây anh dành cho mình có phải chỉ là sự ngộ nhận. Hoặc là tình yêu của anh dành cho tôi không thực sự sâu sắc và anh đã nhận ra nên nhanh chóng lãng quên mọi thứ.
Trong lòng tự nhủ mình cũng phải dũng cảm quên đi tất cả và không thể níu kéo những gì không thuộc về mình.
Tự nhủ rằng anh không đáng để mình đau khổ như vậy, mình phải quên và ghi nhớ những gì anh đã làm, phải hận anh đến cuối cuộc đời.
Vậy mà, dù chỉ căm ghét anh một chút thôi tôi cũng không làm được. Tất cả mọi thứ tôi quan tâm vẫn đều quay quanh anh. Tôi đã chủ động liên lạc với tư cách một người bạn. Vì ít ra giữa chúng tôi còn nhiều người bạn và những mối quan hệ không thể tách rời.
“HI VỌNG ĐỂ RỒI LẠI THẤT VỌNG”
Dường như chúng tôi trở về bên nhau như những người bạn, dù trong lòng tôi thì không hề coi anh là bạn.
Những khi đi chơi, nhắn tin và gặp anh trên mạng cũng là những giây phút thật ý nghĩa. Và anh cũng quan tâm và chăm sóc tôi chân thành như xưa khiến cho tôi lại hi vọng vào một kết cục có hậu. Anh sẽ trở về bên tôi như những ngày xưa.
Nhưng rồi chính anh đã dập tắt mọi thứ, đã nói rằng thực sự quên được tôi, đã viết một entry về câu chuyện tình yêu của chúng tôi “Giọt sương và chiếc lá” với một kết thúc chia li không cơ hội hàn gắn.
Có thể nói anh thực sự biết cách làm cho người khác nhận ra họ đang ở đâu và ở vị trí nào.
Có nhiều khi tôi cảm thấy có phải mình đã sai không khi nhận lời yêu anh.
Để mất đi một tình yêu rồi cả tình bạn và một người anh trai, một người mà có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời tôi.
“TỈNH TÁO VÀ TRƯỞNG THÀNH HƠN”
Hai năm trôi qua, không hề dễ dàng, nhưng đã đủ để tôi nhận ra mình nên dừng lại.
Quay trở về bản chất vô tâm, ích kỉ và tự cao của mình. Có lẽ là tôi đã làm hết sức mình, để sau này không còn phải hối hận.
Lần đầu tiên tôi phải nhiều lần bỏ qua lòng tự trọng để chủ động níu kéo tình yêu của mình, đã bộc lộ sự yếu đuối của bản thân (Điều mà tôi không bao giờ muốn mọi người nhìn thấy).
Nhưng không thể sống mãi trong ảo tưởng được nữa, tôi sẽ để hình bóng của anh ra đi, nhiều khi nghĩ rằng tôi sẽ thầm yêu anh suốt cuộc đời nhưng tình yêu mà chỉ từ một phía sẽ không còn ý nghĩa.
Mặc dù quên anh sẽ rất khó khăn nhưng phải cho bản thân mình một cơ hội, không thể mãi cố chấp để trong lòng không thanh thản và không đối diện được với anh.
Tôi đã cho anh một cơ hội cuối cùng với tin nhắn “Em vẫn luôn yêu anh” nhưng câu trả lời vẫn là sự im lặng. Một câu trả lời khôn ngoan nhưng tàn nhẫn, anh đã khiến tôi hiểu ra có lẽ mình đang làm phiền anh, khiến anh phải bận tâm về một câu chuyện quá lâu rồi, nếu còn tình cảm thì anh đã quay về bên tôi từ lâu rồi.
Chỉ mình tôi luôn chờ đợi và chỉ mình tôi tạm biệt tình yêu này, vì tôi đã cố chấp giữ nó quá lâu.
Tôi cũng cảm thấy hạnh phúc vì mình đã yêu nhiều đến thế, một tình yêu thực sự.
Tôi đã rút ra được một bài học lớn về việc đưa ra quyết định của mình, không những tự mình chịu đựng những gì nó gây ra cho mình mà còn tránh gây ra phiền toái cho người khác.
Thấy rằng mình thực sự có thể vượt qua được mọi chuyện dù nó có khó khăn đến đâu.
Thấy rằng mình có lúc rất yếu đuối nhưng lại rất mạnh mẽ.
Và thấy rằng mình còn rất nhiều việc phải làm ngoài tình yêu.
Nhưng dù thời gian có quay trở lại, tôi vẫn sẽ làm những gì mà mình đã làm.
Yêu hết mình để không hối tiếc.
Và dù biết sẽ chia ly và đau khổ nhưng “Em vẫn sẽ yêu anh - Ông xã của em” (Em gọi anh như vậy lần cuối, giống như anh vậy, em sẽ không gọi như vậy nữa khi anh đã không còn yêu em và em không còn yêu anh).
Viết hết được những tâm sự của lòng mình tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm.
Những người đang hạnh phúc trong tình yêu hãy trân trọng những gì mình đang có, đừng để mất đi rồi mới hối hận như tôi.
Còn với những ai đang đau khổ vì chia ly, hãy cứ khóc, cứ đau khổ đừng gồng mình lên chống đỡ, thời gian sẽ làm lành mọi vết thương.
Không phải tôi đã làm được điều đó hay sao?

Bài viết này dành cho những ai tuyệt vọng vì yêu, hãy mạnh mẽ đối diện mà dũng cảm bước đi tìm một chân trời mới rạng rỡ hơn cho một kiếp nhân sinh…
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống…

Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 03 Feb 2021

Cô giáo và cậu bé Teddy


Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.
Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.
Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard – giáo sư tiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?
Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 05 Feb 2021

Hãy thong thả sống


Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.
Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau. Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ. Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.
Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi. Lạ thật! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế. Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết” dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.
Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc (nếu còn để ý đến mặt trời mọc) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình. Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngẩng mặt nhìn lên mặt trời. Buổi sáng còn tất bật đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời. Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ. Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết. Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay. Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc. Hốt hoảng, tiếc thời gian quá! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.
Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái sống”. Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.
Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.
Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học. Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi. Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời. Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hàng năm và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu.
Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa. Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi. Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình. Sau ba năm chị mất, cậu con trai mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình (Mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ). Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của Mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng mẹ luôn luôn bên cạnh con. Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.
Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục. Chị là người biết sống trong nỗi chết. Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình. Chắc “Cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.
Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời. Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong va-li. Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói: “Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình.” Bà mang theo như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không? Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.
Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào. Bà đón nhận cái chết tự nhiên, giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa, đi gần, nào đó của mình.
Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ. Thích hỏi nhau ăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung, càng ngày càng thích sống hơn chết. Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.
Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh. Gan, ruột, bao tử v.v…, sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ. Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.
Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy (robot) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận (lo chạy theo cuộc sống) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già. Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.
Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống. Một người đàn ông ngoài bảy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt (ICU) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo màu đen. Ông kiêng cữ màu của thần chết. Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo màu hồng.
Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.
Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v… Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào. Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.
Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.
Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.
Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.
Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết, chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 24 guests