Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt Đọc)

Truyện đọc ở trang hột mít chưa đủ thì vô đây lấy thêm

Moderator: Doan Du

Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt Ðọc)

Postby dunghiencao » 04 Jun 2014

Image


- Bút ký: MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tác giả: NGÔ THẾ VINH
- NXB Văn Nghệ Mới xuất bản năm 2007
- Người đọc: ÁNH NGUYỆT ( Biên Tập Viên Đài RFI )
- Kỹ thuật hoà âm: TUẤN THẢO & Đoàn Văn Nghệ DÂN TỘC LẠC HỒNG


Image

Tác giả: BS. Ngô Thế Vinh


VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ.-

- Ngô Thế Vinh tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn 1968.
- Nguyên tổng thư ký rồi chủ bút báo sinh viên Tình Thương truờng Y khoa Sài Gòn từ 1963 tới khi báo đình bản 1967.
- Nguyên y sĩ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Tu nghiệp ngành Y khoa Phục hồi tại Letterman General Hospital San Francisco.
Trở về Việt Nam, làm việc tại trường Quân Y.
- Sau 1975, tù ba năm qua các trại cải tạo Suối Máu, Trảng Lớn, Phước Long, Bù Gia Mập…
Ra trại, về Sài Gòn, một thời gian sau trở lại làm việc tại Trung Tâm Phục Hồi Bà Huyện Thanh Quan và trường Vật Lý Trị Liệu Sài Gòn.
- Đến Mỹ năm 1983, học thêm 5 năm để trở lại ngành y. Thời gian đầu làm volunteer ở các ở bệnh viện, rồi clinical fellow Đại học USC
trước khi trở lại làm bác sĩ nội trú rồi thường trú các bệnh Đại học SUNY Downstate Brooklyn New York.
- Tốt nghiệp ngành Nội khoa American Board of Internal Medicine và hiện làm việc tại một bệnh viện miền Nam California.

Tác phẩm.-

• Mây bão, Văn nghệ California 1993
• Bóng đêm, Khai trí Saigon 1964
• Gió mùa, Sông Mã Saigon 1965
• Vòng đai xanh, Thái độ Saigon 1971, Văn nghệ California 1987
• Mặt trận ở Sài gòn, Văn nghệ California 1996
• Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng, Văn nghệ 2000, tái bản 2001
• Mekong dòng sông nghẽn mạch, Văn Nghệ Mới 3/2007, tái bản 12/2007
• AudioBook Mekong dòng sông nghẽn mạch, Văn Nghệ Mới 12/2007
• Cửu long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng, Văn Nghệ Mới tái bản 2009

Tác phẩm dịch qua tiếng Anh:

• The Green Belt, Ivy House 2004
• The Battle of Saigon, Xlibris 2005

Image


GIỚI THIỆU TÁC PHẨM.-

Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch là cuốn sách thứ hai của Ngô Thế Vinh viết về vấn đề dòng sông Cửu Long. Cuốn đầu với tựa đề Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng.
Cuốn đầu, dựa trên một số kiến thức khoa học môi sinh, môi trường, kiến thức sử học, chính trị học, tác giả có tham vọng chuyển hóa những nguyên liệu ròng ấy thành một tiểu thuyết dữ kiện, đan chen với những tình tiết, những sắp xếp lớp lang và phần hư cấu là những nhân vật dẫn vào truyện. Vì thế truyện cũng chỉ là cái cớ để tác giả trình bày những thao thức, những trăn trở và những thông điệp mà ông muốn gửi tới người đọc. Một thông điệp cảnh báo về một nguy cơ cạn dòng của dòng sông Mekong do những đập như Mạn Loan /Manwan, Đại Chiếu Sơn /Daichaosan, Tiểu Loan / Xiaowan, Cảnh Hồng / Jinghong… của người Trung Hoa xây trên thượng nguồn. Đồng thời cảnh báo một nguy cơ về một Biển Đông Dậy Sóng.
Đó là những cảnh báo có căn cơ cội nguồn không thể coi thường được như lời của Tyson Roberts thuộc viện nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian phát biểu:” Xây các đập thủy điện, khai thông thủy lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông. Các bước khai thác của Trung Quốc sẽ làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần, cũng giống như con sông Dương Tử và các con sông lớn khác của Trung Quốc “.
Cái tựa đề cuốn sách gói ghém tất cả những thao thức và trăn trở của tác giả với dự báo: Dòng sông Mekong ngót nửa chiều dài nằm bên phía Vân Nam đang bị đe dọa cạn kiệt do những tận dụng khai thác bởi Trung Quốc, đi đến hủy diệt hệ sinh thái nơi các nước ở Hạ nguồn như Thái Lan, Lào Cam Bốt và nhất là Việt Nam.
Đó là mối đe dọa về môi sinh, môi trường của dòng sông bị cạn kiệt.
Cạnh đó, còn có mối đe dọa về những tranh chấp trên Biển Đông với trữ lượng dầu hỏa lớn, có thể đưa đến một cuộc chiến tranh vùng. Theo Ngô Thế Vinh, ngay từ thời báo Nam Phong, Phạm Quỳnh đã viết:”Vấn đề cương giới Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được giải quyết bằng gươm súng“. Sau đó, Hoàng Đạo trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn trên báo Ngày Nay, ngày 24-07-1938 cũng đã viết: “Lấy lý lẽ mới cũ ra mà nói thì Hoàng Sa Trường Sa là của An Nam. Nhưng ở trường Quốc tế, người ta không ai theo luật mới cũ cả. Nó chỉ là của sức mạnh.”
Vì thế cái nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam là điều có thực. Trên tờ báo Đi Tới, ở Montréal đã dành hẳn một số báo chủ đề nói về Biển Đông trong bối cảnh lịch sử bang giao giữa hai nước VN và TQ.
Và phải chăng Việt Nam trong thế kỷ 21 có hai thử thách lớn là khả năng phát triển kinh tế cho kịp các nước trong vùng Đông Nam Á, đồng thời thách thức phải đương đầu với anh hàng xóm khổng lồ và tìm ra được những giải pháp sống còn bằng thông lộ ra biển bắt tay với kẻ thù cũ từ phương xa tới?
Mà nguyên do chính của mối tranh chấp này sẽ chỉ là dầu hỏa. Phần chúng ta chuẩn bị đi là vừa.
Và như thấy chưa đủ, cuốn hai mới được xuất bản gần đây, ông làm một cuộc hành trình đi thực tế, để thấy tận mắt đi dọc dài dòng sông ấy, vào những năm đầu thế kỷ này như một ký sự, một quan sát tại chỗ từ Vân Nam bên Trung Quốc xuống các nước Lào, Thái, Cam Bốt và chấm dứt ở đồng bằng sông Cửu Long VN. Những điều ông thấy tận mắt, chứng thực tại chỗ về nguy cơ cạn nguồn với thao thức và nỗi bi quan về mạch sống con sông Cửu Long và 60 triệu con người sống dọc theo con sông ấy. Rồi từ Trung Quốc, nhìn về VN, nhỏ hơn cả tỉnh Vân Nam, một đất nước đang vỡ ra từng mảnh … Và với một cái nhìn viễn kiến, ông nhận thấy thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Ở mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc sẽ phải cam chịu hay một số phận xứng đáng với sự lựa chọn và cách sống của họ. “ Côn Minh- Mạn Loan- Cảnh Hồng- Tư Mao- Đại Lý [09/ 2002]
Từng trang sách nói lên nỗi thao thức ấy và khả năng thuyết phục không phải là không có. Ông gọi cái hiểm họa Trung Quốc nay không còn chỉ là một thiên tai mà là một nhân tai.
Ông đã trải tâm tư của mình trong đoạn văn trên với một nỗi thiết tha và ngậm ngùi về số phận dành cho VN bên cạnh Trung Quốc khổng lồ.
Phải nhận rằng, với hai tác phẩm này, tác giả NTV đã tự tách mình ra khỏi cái khung trời văn học của chính ông với Mây bão, Mặt Trận ở Sài gòn để tự tìm cho mình một hướng đi mới. Hướng đi mới ấy phải chăng đã bắt nguồn từ những thập niên 60, khi ở trên cao nguyên và ông đã cho xuất bản cuốn Vòng Đai Xanh ?Rồi từ đó cơ duyên tới khi ông gặp gỡ Nhóm Bạn Cửu Long như lời ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1990. Nhưng cũng theo lời ông, ông hoàn toàn bị chinh phục và say mê công việc này khi ông đọc xong cuốn “Mekong Expedition 1866-1873_River Road to China”. Đó là nguồn cảm hứng cho ông đi xa vào vấn đề môi trường và hệ sinh thái của con sông Mekong?

NGUYỄN VĂN LỤC

Image


ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI ĐỌC.-

Do không biết chính xác nơi tác giả hiện đang sinh sống, nên chúng tôi không thể liên lạc để xin phép.
Kính mong vì lợi ích mà tác phẩm mang đến cho mọi người Việt đang sống trong nước cũng như đang phiêu bạt ở các nơi trên thế giới.
Xin tác giả lượng thứ cho sự đường đột của chúng tôi khi thực hiện Audio book này.

Chân thành cảm tạ,
Trân trọng.

Hiền Dũng
( Thành viên Audio Book của DĐHM )

Image



LINK MEDIAFIRE ( MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH ).-

- Tập 01: http://www.mediafire.com/download/1qzk2qu336dw364/Cuu+long+giang+1-1.mp3
- Tập 02: http://www.mediafire.com/download/apaj2pipk2ujpjb/Cuu+long+giang+1-2.mp3
- Tập 03: http://www.mediafire.com/download/dr3r7ymb4z2dkmk/Cuu+long+giang+1-3.mp3
- Tập 04: http://www.mediafire.com/download/xka93m7cyess17q/Cuu+long+giang+1-4.mp3
- Tập 05: http://www.mediafire.com/download/lylvzyxyo0up4h9/Cuu+long+giang+2-1.mp3
- Tập 06: http://www.mediafire.com/download/g696h9691dvd39o/Cuu+long+giang+2-2.mp3
- Tập 07: http://www.mediafire.com/download/54wp8q0c5ypvvkm/Cuu+long+giang+2-3.mp3
- Tập 08: http://www.mediafire.com/download/crtbrww2cg9cvp6/Cuu+long+giang+2-4.mp3
- Tập 09: http://www.mediafire.com/download/iy28gltd3dla6cg/Cuu+long+giang+3-1.mp3
- Tập 10: http://www.mediafire.com/download/0367wrc8mfrq3ug/Cuu+long+giang+4-1.mp3

*** THE END ***
Image
User avatar
dunghiencao
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,780
Posts: 1389
Joined: 18 May 2011
Location: The Lone Star State
 
 

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby Kim Oanh » 04 Jun 2014

Kim oanh được ghế danh dự , có ai muốn mua lại với giá chợ đen khô ng? Cám ơn anh Cao. :giỏi: :đàn:
Kim Oanh
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $7,140
Posts: 837
Joined: 20 Dec 2012
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Kim Oanh từ: giahamvui, trantcsn, dominickngo

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby giahamvui » 04 Jun 2014

Kim Oanh wrote:Kim oanh được ghế danh dự , có ai muốn mua lại với giá chợ đen khô ng? Cám ơn anh Cao. :giỏi: :đàn:



Được ngồi kế nàng tư Xinh........... đẹp :D

Cảm ơn huynh HD :bia:
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
User avatar
giahamvui
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $26,754
Posts: 1730
Joined: 16 Nov 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giahamvui từ: trantcsn, Kim Oanh, dominickngo

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby trantcsn » 05 Jun 2014

Hihi hên wá còn cái ghế trống chưa ai ngồi,bay dzô liền ngồi kế chị Tư xinh chị Tư lóng rày phẻ hông chị.Hihi chào huynh Già lâu ko gặp huynh mạnh giỏi.
User avatar
trantcsn
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $484
Posts: 124
Joined: 23 Jun 2012
Location: Arizona
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng trantcsn từ: Kim Oanh, dominickngo

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby Kim Oanh » 05 Jun 2014

Chị Tư đang si nghĩ sao lâu quá không thấy trantcsn thì vào đây thấy cái note này nè. Mần sao mờ trốn mất tiêu mấy tháng nay dzị trantcsn? Làm chị Tư bán rượu ế bắt chết. Bửa nào quởn tới mua rượu nha trantcsn. Chú vui và khoẻ
Kim Oanh
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $7,140
Posts: 837
Joined: 20 Dec 2012
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Kim Oanh từ: dominickngo

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby dominickngo » 06 Jun 2014

cám ơn huynh H D nhiều, domino có truyện để nghe cuối tuần
dominickngo
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $9,827
Posts: 2025
Joined: 22 Nov 2007
 
 

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby mithott » 06 Jun 2014

Chào Anh Hiền Dũng và Gia đình thích nghe truyện ,

Cảm ơn anh đã mang truyện về cho khách nghe.

mít có xem bộ phim ký sự của Việt Nam về giòng sông Mekong. Họ đi lên gần đầu nguồn của Mekong để làm ký sự và xuôi xuống tận cuối nguồn của nó là tại cửa biển Việt Nam mình.

Chúng ta hay nói sông Cửu Long (chín nhánh sông đổ ra biển ) . Nhưng thực tế một nhánh đã bị cát bồi lấp tận hồi nào rồi. Nó còn chỉ có 8 nhánh. Mình nên gọi là "Bát Long Giang " , được khÔng anh Hiền Dũng (j/k) :)

mít sẽ nghe sách "Mekong Giòng Sông Nghẽn Mạch " - xem nay còn mấy nhánh.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: dominickngo

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby dunghiencao » 08 Jun 2014

Mithott wrote:" ... Chúng ta hay nói sông Cửu Long (chín nhánh sông đổ ra biển ) .
Nhưng thực tế một nhánh đã bị cát bồi lấp tận hồi nào rồi. Nó còn chỉ có 8 nhánh. Mình nên gọi là "Bát Long Giang " ... ".

Quả đúng như vậy! Đọc " Mekong dòng sông nghẽn mạch " xong, chúng ta mới thấy hết những nguy cơ tiềm ẩn đang làm dòng sông chết dần.
Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, Cửu Long Giang là con sông dài thứ 12 trên thế giới, chảy dài trên 4500 km, qua sáu quốc gia Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Dòng sông hiện nay đã & đang bị ô nhiễm, tàn phá nặng nề.
Mặc dù đã muộn nhưng nếu các quốc gia liên quan vẫn chưa tìm được một giải pháp tối hảo để bảo tồn dòng sông này thì trong tương lai không xa dòng sông này sẽ chết.
Lúc ấy, "Cửu Long Giang" không chỉ còn là "Bát" mà là "Ngũ", "Tứ", "Lục" không chừng.
User avatar
dunghiencao
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,780
Posts: 1389
Joined: 18 May 2011
Location: The Lone Star State
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng dunghiencao từ: dominickngo

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby mithott » 11 Jun 2014

Hi Anh Dũng ,

Anh khoẻ khÔng?

Cảm ơn Anh cùng trò chuyện với mít.

Bữa nay mít đọc được bài này , mít mang vô thread đọc truyện MeKong. Hy vọng không bị Anh và mọi người la mít

Chúc tất cả ngày mới an vui.
Last edited by mithott on 11 Jun 2014, edited 1 time in total.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: dominickngo

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby mithott » 11 Jun 2014

Các nước Đông Nam Á và những tranh chấp trên dòng Mê công

Tác giả: Keith Johnson
Website: foreignpolicy.com
Người dịch: Thanh Mai



Các nước Đông Nam Á đã hợp tác với nhau cùng chống lại Trung Quốc – ngày nay họ đang làm hóc nhau trong vấn đề nước, đập ngăn nước và cá. Những ngày này, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đều đang bị thái độ hung hăng của Trung Quốc làm hoảng sợ. Nhưng mối đe dọa thực sự đối với tương lai của Việt Nam có thể phát xuất từ người láng giềng cộng sản khác.

Những kế hoạch đầy tham vọng để phát triển ngành thủy điện trong khu vực, đặc biệt là của Lào, đang là mối nguy hiểm thực sự cho việc cung cấp thực phẩm cho Việt Nam và Campuchia. Các đập ngăn nước trên thượng nguồn sẽ đe dọa nguồn cá vốn cung cấp phần lớn chất đạm cho Campuchia và sẽ có thể bóc dòng Mê công khỏi lượng phù sa mà Việt Nam vốn cần cho vựa thóc của mình.

Động lực của Lào trở thành “nguồn ắc qui của Đông Nam Á” là sản xuất được thật nhiều các tia lửa, nhưng không đúng thể loại. Sự căng thẳng về mặt ngoại giao xung quanh các đập ngăn nước – cũng như xung quanh ảnh hưởng của nó trong nghề thủy sản và nông nghiệp đối với lưu vực của con sông đang là nơi sinh sống của 60 triệu người – đe dọa sẽ đẩy các nước Đông Nam Á ngay lập tức rời xa nhau, bởi họ đang cố gắng thể hiện một bộ mặt chung chống lại thái độ bành trướng vô liêm sỉ của Trung Quốc đòi chiếm một phần lớn Biển Đông làm của mình. “Các vấn đề này đang thực sự làm đảo lộn các mối quan hệ trong khu vực” - giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, ông Rich Cronin cho biết. Mặc dù việc tranh chấp này nhiều phần sẽ không gây nên xung đột vũ trang, ông nói “chắc chắn, nó có thể là điểm kết cho việc hợp tác trong khu vực trên nhiều lĩnh vực”. Cả khu vực hiện đang mắc trong cơn vĩ cuồng thủy điện, cũng một phần vì những kế hoạch của Trung quốc xây một loạt các đập nước khổng lồ tít nơi thượng nguồn. Lào đang xây một số các đập của mình ngay trên dòng Mê công để sản xuất điện – cho xuất khẩu. Nó bao gồm dự án Don Sahong, sát gần biên giới Lào – Campuchia, và đập Xayaburi còn to hơn thế và còn nằm cao hơn trên thượng nguồn. Đất nước của hơn 6 triệu dân không cần thêm nhiều điện, nhưng ngoại tệ thì rất cần.

Tóm lại, theo một đánh giá về môi trường do một cơ quan liên chính phủ là Ủy ban sông Mê công thực hiện, khoảng một tá các dự án về thủy điện trên sông Mê công là hiểm họa đối với nghề cá và nghề nông vốn nuôi sống hàng triệu người, trong khi đó nó mang lại những lợi ích kinh tế xa xôi cho một vài kẻ may mắn. Nghiên cứu này cho thấy các đập nước đe dọa nghiêm trọng vấn đề an ninh lương thực, làm gia tăng sự đói nghèo và làm môi trường bị hủy hoại vĩnh viễn.

Các nước trong khu vực, nhất là Việt Nam và Campuchia, đã cố gắng đẩy lui giấc mơ thủy điện của Lào. Nhưng cuộc họp của Ủy ban sông Mê công hồi tháng tư triệu tập được tất cả các nước liên quan, đã chỉ tập hợp được một tuyên bố chung chung về sự phát triển bền vững trong lưu vực sông Mê công, chứ không lên án ngay lập tức sự phát triển của Lào.

Họ sẽ có một cơ hội mới để dàn xếp mọi khác biệt tại một buổi họp khác trong tháng này. Nhưng Lào đã tuyên bố họ đã lên kế hoạch tiếp tục các dự án, bất kể những khiếu nại của các vị láng giềng, bất chấp một hiệp ước đã được ký kết từ năm 1995, mà ý nghĩa của hiệp ước này chính là để ngăn chặn những trò chơi quyền lực đơn phương như vậy.

“Nó thật sự là bây giờ hoặc không bao giờ”, mang tất cả các dự án lên trên tấm bảng có bản vẽ, Cronin nói. “Vấn đề là có cách nào buộc Lào phải đá quả bóng”

Các đập ngăn nước không phải là nguyên nhân chỉ khiến Việt nam và Campuchia quan tâm.

“Không một nước nào có quyền tước đi của nước khác cách sinh nhai, các hệ sinh thái và cả dung lượng cho chính cuộc sống mà dòng sông này tự thân vốn có“ bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Kerry đã nói trong đợt đi thăm Việt Nam trong tháng mười hai.

Đã hàng năm nay, Mỹ vẫn khuyến khích các nước Đông Nam Á hợp tác với nhau chặt chẽ hơn, việc Trung Quốc phô trương lực lượng ở trong vùng, càng làm việc hợp tác này trở nên cấp bách.

Mùa xuân năm nay, Trung quốc đã làm quan hệ với nhiều nước châu Á tồi tệ hơn, đặc biệt là Việt Nam, Nhật Bản và Philippine. Đầu tháng năm, việc Trung Quốc đã đưa dàn khoan biển vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là của mình, đã làm nổ ra một vụ xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong nhiều năm nay. Các chiếc tàu chơi mèo vờn chuột va đập vào nhau quanh chiếc giàn khoan, rất nhiều tàu Việt Nam bị thiệt hại đã phải khập khiễng rút về và một tàu đánh cá Việt Nam đã bị nhấn chìm. Các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc đã bùng ra ở Việt Nam làm chua chát thêm mối quan hệ giữa hai nước vốn đã phát triển được một mối quan hệ kinh tế ngày càng gần gũi hơn, bất chấp một mối quan hệ lịch sử ngày thêm cay đắng.

Trung quốc đã làm Philippine tức giận bởi họ đã cho xây căn cứ trên một bãi đá ngầm mà Manila đã tuyên bố chủ quyền, và đánh đuổi những người dân chài Philippine đánh bắt ở đây. Đồng thời, sự căng thẳng giữa Trung quốc và Nhật bản về hòn đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông vẫn ở trong trạng thái sốt. Trong mọi trường hợp, các nhà ngoại giao Trung quốc đều giận dữ buộc tội các nước khác, thậm chí cả Mỹ, là kích động sự bất ổn trên toàn khu vực.

Bộ Ngoại Giao Mỹ kêu gọi Campuchia, Việt Nam và các nước trên thượng nguồn tiến tới một giải pháp tại cuộc họp của Ủy ban sông Mê công lần này. Nhưng cuộc chiến vì nguồn nước đe dọa sẽ làm cả khu vực tan tác ngay tại thời điểm mà sự đồng thuận lại chính là điều cần nhất.

Ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng về vấn đề Đông Á, hiện đang có mặt ở Miến Điện để cho những cuộc hội đàm mới, bao gồm cả những thảo luận về tương lai của Mê công.

Những cuộc tranh chấp này chính là lời cảnh báo rằng phát triển thủy điện có thể làm các mối quan hệ quốc tế bị đầu độc một cách nặng nề hơn rất nhiều so với tất cả các loại dự án sản xuất điện khác. Ai Cập và Ethiopia đang trong tình trạng bất đồng vì những kế hoạch xây dựng một đập nước khổng lồ trên đầu nguồn sông Nile trong thời gian cuối đây. Những nhà chính trị hàng đầu của Ấn Độ vẫn đang lưu ý rằng việc Trung Quốc phát triển thủy điện trên sông Brahmaputra là “một hành động gây hấn”.

Cũng như Ai Cập lo lắng rằng đập ngăn nước ở Ethiopia sẽ làm tắc việc cung cấp nước ngọt mà Ai Cập vốn rất cần cho nghề nông nơi hạ nguồn, Việt Nam lo sợ rằng hàng loạt những đập ngăn nước ở đầu nguồn sẽ đặt dấu chấm hết cho ngành sản xuất lúa gạo, là ngành vốn phụ thuộc vào lượng phù sa dồi dào và màu mỡ mà con sông mang đến, Theo báo cáo của Ủy ban sông Mê công, nếu như tất cả các con đập trong dự kiến sẽ được được xây dựng, lượng phù sa được luân chuyển đến hạ nguồn sẽ bị giảm tới 75%.

Nỗi lo sợ của Campuchia thậm chí còn cấp bách hơn. Ngành thủy sản vô cùng phong phú ở hồ Tonlé Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, là nguồn cung cấp chất đạm một cách rộng rãi cho đất nước nghèo khó. Nhưng hồ thật bất thường: vào mùa khô nó cạn hết và sau đó ồ ạt phình ra khi nước đổ từ Mê công về khi những cơn mưa ập đến.

“Những con cá thật quan trọng cho cách sinh nhai của họ, cả về kinh tế, lẫn về dinh dưỡng” ông Gordon Holtgrieve, giado sư trường Tổng hợp Washington, người chuyên nghiên cứu về cá nước ngọt ở Campuchia, nhận định.
“Và chẳng có cái đập nào mang lại điều gì tốt lành cho nghề thủy sản này”
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: dominickngo, Quocan1

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby dunghiencao » 12 Jun 2014

Cám ơn Mithott đã cung cấp cho mọi người một tư liệu ngắn gọn, xúc tích nói về thảm kịch Cửu long giang.

Tài liệu cho thấy " các đập nước đe dọa nghiêm trọng vấn đề an ninh lương thực,
làm gia tăng sự đói nghèo và làm môi trường bị hủy hoại vĩnh viễn ".
Cũng theo tài liệu thì:" Việt Nam lo sợ rằng hàng loạt những đập ngăn nước ở đầu nguồn sẽ đặt dấu chấm hết
cho ngành sản xuất lúa gạo, là ngành vốn phụ thuộc vào lượng phù sa dồi dào và màu mỡ mà con sông mang đến,
Theo báo cáo của Ủy ban sông Mê công, nếu như tất cả các con đập trong dự kiến được xây dựng,
lượng phù sa được luân chuyển đến hạ nguồn sẽ bị giảm tới 75% ".

Ôi! thật buồn cho một Việt Nam yêu dấu.
User avatar
dunghiencao
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,780
Posts: 1389
Joined: 18 May 2011
Location: The Lone Star State
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng dunghiencao từ: dominickngo

Re: Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt

Postby nsddhm » 13 Jan 2015

Cám ơn rất nhiều
nsddhm
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $228
Posts: 137
Joined: 15 Oct 2011
 
 


Return to Truyện Audio



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 18 guests