Nơi cho các bậc Cha Mẹ trao đổi kinh nghiệm
Moderators: tiếu lâm, A Mít
by tiếu lâm » 10 Nov 2008
Bạn luôn băn khoăn khi nào thì bé phát ra thanh âm đáng yêu đó. Khoảnh khắc kỳ diệu đó sẽ diễn ra trong thời gian bé từ 11-14 tháng tuổi lúc lưỡi, môi của bé dẻo dai hơn và bộ não bắt đầu hoạt động ghép các sự vật với tên gọi.
Các bé hoàn toàn có thể tự hoàn thiện khả năng nói của mình tuy nhiên để khuyến khích bé nói sõi nhanh hơn, các chuyên gia của Babycenter đưa ra một số lời khuyên cho bạn:
Khi bé 2 tháng tuổi
Bé có thể biết phản ứng lại với những âu yếm, cưng nựng của bạn. Vì vậy khi bạn nói những từ ngọt ngào hãy nhìn vào mắt bé, bé sẽ nhìn lại bạn, trò chuyện với bạn theo cách riêng của bé. Bé tạo ra sự liên hệ giữa những gì bé nghe thấy và những cử động của chiếc miệng. Bạn nên thu hút sự chú ý của bé bằng cách nhấn mạnh có ngữ điệu các câu nói, hát, nhịp, vỗ tay… Bé bắt đầu quen với âm thanh, hình ảnh-yếu tố nền tảng để bé học nói.
Bé được 6-8 tháng tuổi
Bé đã biết bập bẹ những âm thanh. Bé nói được những nguyên âm hoặc những phụ âm nhưng có thể chưa nói được những thanh dấu. Trong những tháng này bé có thể bắt chước những âm thanh mà bé nghe được khi bạn nói. Bạn hoàn toàn có thể làm cho thính giác của bé “no nê” bằng cách:
Gọi tên tất cả các đồ vật gần bé
Ví dụ, lúc bạn đang tắm cho bé cùng với những đồ chơi như hình chú gà con, chú vịt con… bạn nên gọi tên chúng: “Đây là chú gà con kêu chiếp… chiếp này… ” và trò chuyện với bé về những đồ vật đó.
Đọc sách cùng bé
Lúc đầu, bé sẽ không hiểu bạn đang đọc gì. Nhưng những âm thanh cùng ngữ điệu của bạn khiến bé thích thú. Chính điều đó kích thích cảm xúc cho bé và xây dựng cho bé tình yêu sâu sắc đối với việc đọc sách.
Hát cho bé nghe
Một cách tự nhiên, bé rất yêu âm nhạc. Và chính những bài hát là con đường tuyệt vời hướng dẫn cho bé các thanh âm.
Lặp lại âm thanh của bé
Khi bé bập bẹ nhưng âm thanh như “Gu…gu…”, bạn hãy lặp lại âm thanh đó của bé. Bạn có thể làm động tác giả như con gà trống kêu “Ò…ó…o”… Trò chơi với những âm thanh này làm cho ngôn từ trở nên thú vị với bé, kích thích bé tham gia trò chuyện cùng bạn.
Bé một tuổi
Bé có thể nói một từ trọn vẹn vào sinh nhật thứ nhất của bé. Phần lớn các từ bé học được từ sự giao tiếp giữa bé với mọi người đặc biệt là bạn. Bé có thể nói chưa sõi, ví dụ: “con cún” là “… on… un”. Đến 16 tháng tuổi, bé gái có khả năng nói đầy đủ cả phụ âm, vần và thanh điệu. Bé trai thì muộn hơn, khoảng 1-2 tháng. Những cách dưới đây có thể khuyến khích bé ham thích trò chuyện, củng cố vốn từ vựng cho bé.
Kết hợp sự vật với hành động
Khi bạn cùng bé nhìn vào quyển sách, bạn hãy nói với bé những gì có trên quyển sách như chỉ cho bé xem các bức ảnh, nói cho bé biết các bức ảnh đó nói gì… Có thể sẽ có một con vật quen thuộc mà bé thích thú, hãy làm động tác đặc trưng về con vật đó, ví dụ: con vịt kêu “Quạc… quạc…”. Bạn lấy hai bàn tay úp vào nhau đưa lên miệng giống như chiếc mỏ, khuyến khích bé làm theo.
Đừng ngăn ước muốn nói của bé
Khi chú cún con nghịch ngợm làm đổ thức ăn ra sàn nhà, lúc này bé rất thích thú khi là người đầu tiên phát hiện ra chuyện đó và muốn nói với bạn. Hiển nhiên là bạn phát hiện ra trước bé nhưng đừng nhanh chóng dọn dẹp chỗ đó. Hãy để bé “mách” bạn. Bé có cơ hội trình bày suy nghĩ của mình thành lời nói. Nếu bé gặp nhiều dịp như vậy, bé sẽ nói sõi hơn.
Tạo cơ hội cho bé nói nhiều và chỉnh sửa câu cho bé
Bé lớn hơn một chút sẽ bắt đầu nói những câu ngắn như “ăn cam” hoặc “không chơi”… Bạn có thể giúp bé nói hoàn thiện câu bằng các tình huống rất đơn giản trong cuộc sống.
Ví dụ khi bé cùng bạn đi dạo ở công viên, ngoài đường… Bạn hãy chỉ cho bé thấy chú chim đang đậu trên cây, hỏi bé xem chú chim đang làm gì. Bằng những vốn từ bé học được, bé sẽ miêu tả cho bạn thấy. Bạn hãy lắng nghe, ồ lên thích thú để khuyến khích bé. Trong khi bé đang say sưa nói cho bạn biết, bạn chú ý những câu bé chưa hoàn thiện để chỉnh sửa. Ví dụ, bạn hỏi “Chú chim trên cây đang làm gì?”. Bé có thể nói là “Hót”. Bạn sửa lại: “Chú chim đang hót” và nhắc bé nói cùng bạn.
Bé lên 2
Khi bé 2 tuổi, bé gặp rắc rối với những hiện tượng phức tạp trong cuộc sống hàng ngày. Bé cần sử dụng nhiều đại từ, tính từ và các phụ từ. Bạn cần phải xây dựng cho bé vốn từ vựng phong phú bằng những cách sau:
Giả vờ nói sai
Khi bạn cùng bé đang sắp xếp lại các đồ vật trong nhà. Bạn hãy chỉ con gấu bông và hỏi bé “Tại sao con khủng long lại nằm đây nhỉ?”. Điều hiển nhiên bé sẽ thích thú với việc bạn nhầm con gấu bông là con khủng long, bé sẽ hỏi bạn về con khủng long trông như thế nào. Bạn sẽ tận dụng cơ hội để cho bé biết rất nhiều từ mới liên quan đến khủng long.
Cho bé cơ hội được nói
Khi bé nói chưa hoàn thiện câu vì bé bí từ, thiếu cách diễn đạt. Bạn không nên ngắt lời bé, gắng hoàn thiện câu nói của bé. Hãy ngừng lại, cho bé thời gian, bạn sẽ nghe được điều bé muốn nói.
Khuyến khích bé kể chuyện
Bé cùng các bé khác có chuyến đi chơi ở sở thú, bạn khuyến khích bé kể về chuyến đi khi bé trở về nhà. Có thể câu chuyện của bé đơn giản như “Con nhìn thấy một con sư tử”. Đừng vội bận bịu với những công việc thường ngày của bạn, hãy dành thời gian hỏi chuyện, lắng nghe bé như “Con sư tử trông như thế nào?”, “Con có nhìn thấy con hổ không?”... Những câu hỏi này kích thích trí nhớ của bé đồng thời bạn còn bổ sung được vốn từ vựng cho bé.
ST
Một nụ cười bằng mười viên thuốc bổ.
Thở đi nhẹ một kiếp người.
Vui đi để có nụ cười thêng thang.
-
tiếu lâm
- Nhựa Mít
-
- Tiền: $36,747
- Posts: 3570
- Joined: 13 Dec 2007
-
-
-
Return to Giáo Dục Mầm Mít
Who is online
Users browsing this forum: No registered users and 2 guests