Page 1 of 1

Đừng Ðùa Với Ong

PostPosted: 19 Feb 2010
by tiếu lâm


Image


Sốc, tím tái mặt mày, trụy tim và có thể tử vong nếu không được cấp cứu là những trường hợp trẻ bị ong đốt. Ong là loài vật có ích cho con người. Mật ong có rất nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Nhưng ở Việt Nam không ít các trường hợp trẻ em phải vào viện cấp cứu vì bị ong đốt.

Trong nọc ong có 2 tuyến chứa kiềm lỏng và axit. Chất protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine… sẽ khiến trẻ bị các triệu chứng như sốc, tím tái mặt mày, trụy tim… nếu không được cứu chữa kịp thời.


Image
Dạy bé bảo vệ tổ ong, không được nghịch và ném tổ ong.


Vì tính chất nguy hiểm khi trẻ bị ong đốt nên đặc biệt chú ý khi cho trẻ đi chơi như vào công viên có nhiều cây xanh, về các vùng quê..., các mẹ nên dạy trẻ không nên đến gần ong, nhất là không được nghịch, ném vào các tổ ong. Dạy cho trẻ sự hữu ích của ong và mật ong để trẻ có ý thức bảo vệ và không động đến tổ của ong.

Có rất nhiều cách để xử lý ong đốt. Nếu trẻ bị ong đốt, trước hết mẹ nên tìm cách nhổ ngay kim chích của ong khỏi chỗ bị thương. Sau đó dùng củ và lá môn xát lên vết thương. Có thể dùng giấm hoặc đường thoa lên vết thương. Mẹ cũng có thể dùng lá rau sam hoặc lá hẹ đắp vào vết thương rồi lấy gừng tươi xát lên vết thương. Nếu vết thương nặng do loài ong có độc cắn thì mẹ có thể lấy rau dền vò nát và xát vào vết đốt.


Image
Khi bị ong đốt có thể dùng túi đá chườm quanh vết thương.


Nhiều gia đình ở thành phố không sẵn có các loại cây dùng để sơ cứu, vì vậy nếu trẻ bị ong đốt, mẹ rửa sạch vết thương bằng xà phòng, dùng khăn lạnh đắp xung quanh vết thương trong vòng 15 phút. Ra hiệu thuốc mua dung dịch calamin hoặc hồ bột natri để bôi vào vết thương. Sau đó đưa bé đến bệnh viện để khám bác sĩ.

Lưu ý: khi lấy kim chích ra khỏi tay bé, không được nặn bóp khiến chất độc lan tỏa nhanh hơn. Sau khi sơ cứu, nên để trẻ nằm yên, băng nẹp chặt tránh cử động nhiều trước khi đưa đến bệnh viện.

ST