Mừng Tuổi Không Đơn Giản Là Giá Trị Vật Chất

Nơi cho các bậc Cha Mẹ trao đổi kinh nghiệm

Moderators: tiếu lâm, A Mít

Mừng Tuổi Không Ðơn Giản Là Giá Trị Vật Chất

Postby tiếu lâm » 18 Jan 2009

Image


Từ lì xì, bạn có thể dạy bé cách tiêu và quý trọng đồng tiền...

Theo một số người, lì xì cho trẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dân gian có câu chuyện: Một gia đình hiếm muộn có một đứa con trai. Vào đêm giao thừa, khi cậu bé đang say ngủ, 8 vị tiên trên trời đi qua biết cậu bé sắp gặp nạn nên biến thành 8 đồng tiền ở bên cạnh cậu bé. Bố mẹ cậu lấy giấy đỏ bọc lại 8 đồng tiền rồi đặt dưới gối của con. Đêm đến, có một con quái vật định bắt cậu bé đi thì 8 đồng tiền bỗng lóe sáng bảo vệ cậu bé. Chuyện này được lưu truyền trong dân gian. Từ đó, người ta lấy giấy đỏ bọc tiền để mừng tuổi cho trẻ mong trẻ an toàn, khỏe mạnh.

Tết đến, trẻ vui hơn ai hết vì được mặc quần áo mới, được đi chơi cùng cha mẹ, đến thăm họ hàng và còn được lì xì nữa. Trong truyền thống của người Việt, lì xì còn có tên gọi khác “mừng tuổi”. Lì xì cho trẻ không nhất thiết là tiền mà có thể là bánh kẹo, khăn, mũ…

Chuyện lì xì của trẻ không đến nỗi bi hài nếu cứ giữ nguyên giá trị truyền thống của nó “mong trẻ an toàn, khỏe mạnh trong năm sắp tới”.

Những câu chuyện ngoài lề “lì xì” thì nhiều không kể hết. Có những ông bố bà mẹ muối mặt khi thấy con giơ tay đòi xin người lớn lì xì hoặc bóc lì xì trước mặt người lớn, tỏ thái độ vui khi nhiều tiền và chê bai khi được ít tiền. Thậm chí các bé được sắm cho cả một chiếc ví nhỏ xinh để đựng lì xì. Người lớn nào nhìn thấy cầm lòng sao được mà không rút ngay hầu bao mừng tuổi bé.

Image
Những món quà lì xì của ông bà...
Ảnh: flickr


Dạy trẻ biết nhận và sử dụng tiền mừng tuổi một cách hợp lý làm không ít các bậc cha mẹ đau đầu. Để tránh những tình huống dở khóc, dở cười bên lề “lì xì”, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những điều dưới đây:

1. Dặn dò trẻ. Trước khi tới thăm và chúc Tết bà con họ hàng, hàng xóm láng giềng hoặc có khách đến chúc Tết, bạn nên dặn trẻ không được bóc bao lì xì trước mặt người lớn. Khi được ai mừng tuổi thì nói “Con cám ơn!”.

2. Không mừng tuổi trẻ quá nhiều. Mừng tuổi trẻ nhiều khiến trẻ nảy sinh sự ganh tỵ ít nhiều, thói quen so sánh và thích có nhiều tiền (không bằng con đường lao động).

3. Không nên lạm dụng tiền mừng tuổi của trẻ. Một số cha mẹ thường dùng tiền mừng tuổi của bé để thực hiện những việc riêng. Điều này ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của trẻ. Trẻ cảm thấy “tài sản” của mình bị lấy mất sẽ sinh ra cáu gắt, mất lòng tin.

4. Trẻ phải hiểu ý nghĩa thực sự của tiền mừng tuổi. Đó là lời chúc của mọi người dành cho bé về một năm mới an toàn khỏe mạnh chứ không đơn thuần có giá trị vật chất.

5. Dạy trẻ tiêu tiền lì xì. Hãy tặng trẻ một chú ỉn xinh xắn và khuyên trẻ tiết kiệm. Bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ dùng số tiền đó để mua đồ dùng cần thiết phục vụ cho học tập hoặc làm việc từ thiện đầu năm.

Những món tiền quà lì xì thời thơ ấu mang lại cho trẻ niềm vui. Dạy trẻ cư xử đúng mực và quý trọng những đồng tiền mong ước của người lớn cũng là cách mà bạn “mừng tuổi” trẻ rồi đó!

ST
Một nụ cười bằng mười viên thuốc bổ.

Thở đi nhẹ một kiếp người.
Vui đi để có nụ cười thêng thang.
User avatar
tiếu lâm
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $36,747
Posts: 3570
Joined: 13 Dec 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tiếu lâm từ: lkkevin, christiane, loving-it

Return to Giáo Dục Mầm Mít



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 29 guests