Dạy Bé Phép Lịch Sự “con Xin Lỗi”

Nơi cho các bậc Cha Mẹ trao đổi kinh nghiệm

Moderators: tiếu lâm, A Mít

Dạy Bé Phép Lịch Sự “con Xin Lỗi”

Postby tiếu lâm » 01 Dec 2008

Image


Lim vẫn rất hay tranh giành với mẹ để xem chương trình đua xe tốc độ, trong khi mẹ lại thích phim ‘Cô dâu triệu phú’. Hễ mẹ bật kênh 5 là con lại với tay lấy điều khiển chuyển sang kênh 11. Bực quá, mẹ làm mặt giận, ngồi im không thèm nhìn con.

Bất ngờ, con bật sang kênh 5 rồi chạy lại vòng tay ôm cổ mẹ. Không một lời xin lỗi (mà thực ra con đâu có lỗi) nhưng mẹ cảm thấy trước mắt mình, con trai 3 tuổi của mẹ như bỗng vụt lớn hẳn lên. (Blog trangtron)

Bé Lim đã hành động như một người lớn bởi bé được dạy nói xin lỗi không phải chỉ ở lời nói…

Giúp bé hiểu tại sao lại phải nói lời xin lỗi

Khi làm tổn thương người khác, bé cần phải nói lời xin lỗi. Nhưng bé chưa thể hiểu được các hành động của bé có làm tổn thương người khác hay không.

Vì thế, khi bé cắn bạn hoặc tranh giành đồ chơi làm bạn té ngã… bé cứ đứng nhìn mặc dù hoảng sợ. Sự thực thì bé không cố ý. Đôi khi bé thích thể hiện lòng trìu mến với các bạn nhưng lại chưa biết cách.

Bạn hãy giúp bé nhận ra vì sao phải xin lỗi bằng cách đưa cho bé 4 câu hỏi:

- Con đã có hành động như thế nào?

- Tại sao con lại làm thế?

- Con nhận thấy mình sai ở chỗ nào khiến Mi khóc?

- Con có nên xin lỗi bạn ấy không?

Với cách này, bạn Mi sẽ nhận được lời xin lỗi “thành tâm” của bé. Bạn không chỉ dạy bé cách nói xin lỗi mà còn chỉ ra cho bé thấy những điều bé không nên làm với bạn. Xin lỗi trở thành động cơ bên trong của bé.

Image


Dạy bé xin lỗi như thế nào

Thời điểm bắt đầu dạy: Khi bé đang tập nói

Cách dạy

Tạo tình huống để xin lỗi bé: Có rất nhiều tình huống trong cuộc sống khiến cha mẹ phải xin lỗi bé. Ví dụ: Khi bạn thay tã cho bé, vô tình làm bé bị đau, bạn hãy nói “Oh, mẹ xin lỗi Bi nhé!”. Những âm thanh của bạn thường xuyên lọt vào tai bé khiến bé hiểu mẹ nói như thế khi mẹ làm bé khó chịu.

Làm gương trước mặt bé: Trong gia đình, khi ai đó vô tình làm vỡ, hoặc làm tổn thương ai đó, hãy nói xin lỗi. Bé nhận thấy như vậy là điều tốt.

Khen bạn khác trước mặt bé: Khi bé lớn hơn biết nói lời xin lỗi, bạn nên khen chúng trước mặt bé và tỏ thái độ hài lòng. Bé sẽ hiểu, nói xin lỗi sẽ làm mẹ vui.

Luôn củng cố: Bé sẽ không quên nếu thường xuyên được nhắc nhở.

Image


- Khi bé 3-5 tuổi:

+ Nhận thức của bé bắt đầu có được định hình rõ nét nên đây là lúc thích hợp để dạy bé hiểu vì sao phải nói lời xin lỗi với mọi người.

+ Đặt bé trong các tình huống như: “Nếu Mi làm đau con thì bạn ấy phải làm gì?”, “Nếu con làm đau Mèo con, con phải làm gì”…

+ Đưa cho bé câu trả lời đúng và nhắc bé về việc phải xin lỗi ai đó khi bé làm vỡ, làm đau họ…

- Khi bé lớn hơn:

+ Cùng với lời xin lỗi, bé cần phân biệt được cái gì đúng cái gì sai để có được những quy tắc sống cho riêng mình.

+ Bạn cần phải giúp trẻ sửa sai trong những tình huống cụ thể.

Ví dụ: Khi bé làm vỡ một bình hoa ở siêu thị. Bạn hãy dẫn bé đến để xin lỗi và đền tiền siêu thị. Bé sẽ phải làm việc nhà trong một tháng để bù tiền đền lọ hoa vỡ. Như vậy, bé sẽ có tính độc lập và trách nhiệm hơn trong mỗi việc làm.

Bé cần tình yêu thương và thông cảm của bạn khi mắc lỗi.

Bố mẹ hỗ trợ những yếu tố tâm lý cho bé

Giúp bé nói lời xin lỗi.

Bé rất sợ hoặc ngại ngùng khi gặp lại “nạn nhân”, bạn hãy ở bên cạnh bé, cùng vượt qua “cửa ải” này. Trước khi giúp bé xin lỗi, bạn hãy ôm bé vào lòng và thủ thỉ “Mẹ biết Bi rất ngoan mà”…

Luôn giữ thái độ khách quan khi nhìn nhận lỗi của bé.

Đôi khi, bé không nhận ra mình là người mắc lỗi và khăng khăng không xin lỗi. Bạn nên bình tĩnh đừng ép buộc bé phải xin lỗi ngay. Hãy cho bé thời gian “ngấm”. Khách quan khi nhìn nhận bé cũng khiến bé tin tưởng và tôn trọng bạn.

Nếu bạn cứ khăng khăng bé làm vỡ chiếc bình cổ quý hiếm và tỏ ra tức giận với bé mặc dù bé không làm điều đó (tất cả là do con Cún nghịch ngợm) thì bé sẽ mất lòng tin vào bạn. Đó là nguyên nhân cho những sai lầm sau này bé mắc phải.

Hãy nói xin lỗi với bé!

Nếu bạn quan niệm: "Bạn là bố mẹ không có việc gì phải nói xin lỗi với con trẻ" , thì bạn đã sai lầm. Khi bé nhận được lời xin lỗi từ bố mẹ, bé cảm thấy mình được tôn trọng. Đồng thời, sự tôn trọng của bé với bạn càng được tăng lên.

ST
Một nụ cười bằng mười viên thuốc bổ.

Thở đi nhẹ một kiếp người.
Vui đi để có nụ cười thêng thang.
User avatar
tiếu lâm
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $36,747
Posts: 3570
Joined: 13 Dec 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tiếu lâm từ: christiane, lkkevin, saigon80

Return to Giáo Dục Mầm Mít



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 25 guests