Dạy Bé Phép Lịch Sự 'con Cám ơn...'

Nơi cho các bậc Cha Mẹ trao đổi kinh nghiệm

Moderators: tiếu lâm, A Mít

Dạy Bé Phép Lịch Sự 'con Cám ơn...'

Postby tiếu lâm » 29 Nov 2008

Image


Trong “lịch sử” đi gia sư của Linh (SV ĐH Quốc gia HN), cô chưa gặp một bé nào lại có cách cư xử “trống không” như bé Quốc (7 tuổi). Khi uống nước, bé không mời cô. Ra ngoài, bé cũng không xin phép. Một lần, được anh trai của bé giục, bé mới mời cô uống nước. Cô giơ tay đỡ lấy và nói “Cảm ơn con!”. Bé ngạc nhiên “Sao cô lại cảm ơn con?”


Lúc đó, Linh mới hiểu, không phải vì bé hỗn mà vì không ai dạy bé những phép lịch sự tối thiểu cả.

Khi đến thăm nhà một người bạn, ấn tượng của bạn đối với gia đình dừng lại ở những đứa con của họ. Chúng cư xử ngoan ngoãn và lịch sự thì cả khách và chủ đều mát lòng mát dạ. Những điều mà trẻ làm được, một phần nhờ vào sự dạy dỗ của cha mẹ đúng cách.

Lịch sự là một trong những điều thể hiện sự tôn trọng với người khác, nó là động lực thúc đẩy quan hệ giữa 2 hoặc nhiều người. Do vậy, dạy trẻ cách lịch sự trong giao tiếp cũng là thể hiện sự tôn trọng với người khác. Điều cần lưu ý là bạn cần chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ.

Image


“Con cám ơn…”

Thời điểm dạy bé: bắt đầu học nói.


Cách dạy:

- Bạn làm gương cho bé: Khi nói chuyện với bé hoặc với người khác trước mặt bé, bạn nên nói nhiều từ cảm ơn.

Ví dụ: bé không cáu kỉnh khi bạn thay bỉm cho bé, thay vì im lặng thỏa mãn trong lòng, bạn có thể thơm lên má bé và nói “Cảm ơn bé Tin, hôm nay bé ngoan quá!”. Thường xuyên tạo ra những tình huống để bạn và bé có cơ hội được nghe lời cảm ơn.

- Tiếp tục quá trình khi bé đã biết nói nhiều hơn. Bạn phải dạy cho bé cách sử dụng từ cảm ơn đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm thích hợp.

Ví dụ: Khi bé lấy cho bạn chiếc ghim tóc rơi dưới đất, bạn hãy nói cảm ơn với bé. Thường xuyên nhờ bé “giúp việc” để có cơ hội cảm ơn bé. Dần dần thói quen đó làm cho bé hiểu nếu ai đó làm điều gì đó cho mình thì nên nói “con cảm ơn …”

- Mở rộng phạm vi giao tiếp: Bạn đưa bé đi chơi, mua hàng, đi dự tiệc… để có cơ hội thực hành cho bé.

Người thân lịch sự là môi trường giúp bé rèn luyện

Ví dụ: Khi mua hàng, bạn được nhân viên bán hàng thối lại tiền, hãy nói cảm ơn với cô ấy trước mặt bé. Nếu bé được cô bán hàng cho kẹo, bạn hãy nhắc nhở bé: "Cám ơn cô đi con!”. Bất kỳ ai cho bé quà hoặc khen bé, bạn nên nhắc bé nói cám ơn.

Củng cố: Bé rất hay quên và chỉ ghi nhớ khi được thường xuyên thực hành và nhắc nhở.

Hỗ trợ của người thân: Bạn hãy dặn chồng, ông bà nội ngoại, người giúp việc và mọi người xung quanh hãy là một tấm gương về sự lịch sự trước mặt bé. Sự thống nhất hành động hàng ngày giữa mọi người là động lực cho sự tiến bộ của bé.

ST
Một nụ cười bằng mười viên thuốc bổ.

Thở đi nhẹ một kiếp người.
Vui đi để có nụ cười thêng thang.
User avatar
tiếu lâm
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $36,747
Posts: 3570
Joined: 13 Dec 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tiếu lâm từ: christiane, lkkevin

Return to Giáo Dục Mầm Mít



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 42 guests