Người Lớn Mắc Lỗi, Bé Bị Tổn Thương

Nơi cho các bậc Cha Mẹ trao đổi kinh nghiệm

Moderators: tiếu lâm, A Mít

Người Lớn Mắc Lỗi, Bé Bị Tổn Thương

Postby tiếu lâm » 30 Oct 2008

Image


Nhiều khi cách cư xử của người lớn đã vô tình làm con trẻ bị tổn thương. Nếu không chú ý để tìm cách hạn chế hoặc khắc phục, rất có thể bạn sẽ đưa trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm...


Bé bị… shock vì ‘Cả lớp ê… ‘thằng’ kia…’

Chị Hoa (Hà Nội) mấy ngày gần đây tỏ ra lo lắng vì cu Bi (5 tuổi) trở nên chậm chạp, ít nói. Thường ngày, bé rất lanh lợi, hoạt bát. Nhưng từ thứ 6 tuần trước, bé đi mẫu giáo về, mẹ hỏi gì cũng không nói. Bé không có biểu hiện chống đối, chỉ có hiện tượng ngại nói. Lo lắng vì tình trạng của con, chị đã đến trường gặp cô giáo của Bi. Vì cô giáo bận nên chị chỉ nói chuyện với trợ giảng của lớp.
Cô trợ giảng kể, vào thứ 6 có giờ dạy Tiếng Anh, cô giáo xếp các bé thành vòng tròn xung quanh một đống tranh. Khi cô đọc từ mới nào thì các bé phải chọn bức tranh có in hình tương ứng với từ đó. Bé Bi chọn sai nên bị cô giáo bảo “Cả lớp ê ‘thằng’ kia”. Rồi cô chỉ thẳng mặt Bi. Các bé theo lời cô giáo xúm lại ê Bi. Bi cứ ngồi thừ ra, không khóc nhưng mặt Bi đỏ lên dần chuyển sang tím. Cô giáo mới bảo các bạn ngừng ê Bi.

Chị Hoa bức xúc khi nghe hành động phi sư phạm của cô giáo. Chị thở dài, không biết bao giờ Bi mới lấy lại được sự tự tin, sinh động ngày nào.

Tại bố bảo ‘Có cơm thì ăn, việc gì phải… mời’

Sau khi đi công tác (2 tháng) về, chị Ngọc (Hải Phòng) ngạc nhiên khi thấy bé Chiến (6 tuổi) không mời bố mẹ khi ăn cơm; chị cho quà, bé cũng không nói cám ơn hay “Con xin mẹ” như mọi khi. Câu nói của bé cụt lủn, bướng bỉnh. Chị bình tĩnh trò chuyện với bé. Khi nhận ra nguyên nhân của những thay đổi đó, chị giận chồng mất mấy ngày vì tính suồng sã của anh.

Nguyên nhân là mỗi lần ăn cơm, theo như thói quen, bé đều mời cơm nhưng chồng chị gạt phắt đi “Có cơm thì ăn, việc gì phải… mời”. Câu nói to của bố làm bé giật mình, lấm lét xúc cơm ăn. Đến bữa, bé vẫn nhớ là mời cơm nhưng một phần là bé sợ, một phần là thấy bố không để ý nên bé không nói nữa. Trong suốt 2 tháng ấy, bé không được “thực hành” nói cám ơn, xin lỗi. Rồi bé cũng dần quên đi.

Điều cần lưu ý

Vào độ tuổi này, bé rất tin tưởng vào từng lời nói của người lớn. Cho nên, khi nói với bé, bạn nên cân nhắc từng phát ngôn. Tránh xúc phạm, làm tổn thương tới bé như “Sao con ngốc thế?”, “Con ra ngoài kia đi, đừng làm phiền mẹ”, “Sao con lại không thông minh như cu Tin nhà cô Hoa nhỉ?”…

Khi giao tiếp với bé, bạn nên làm gương cho bé. Dạy bé cách nói cảm ơn, xin lỗi ở mọi lúc, mọi nơi. Khi bé được nhận quà hãy khuyến khích bé nói “Con cảm ơn cô (bác) đi!”.

Điều quan trọng nhất là tôn trọng bé trước đám đông, không nên nói điều gì làm bé xấu hổ với bạn bè như ê bé, kể tật xấu của bé…

Khi bé làm điều tốt nên khuyến khích, khen ngợi bé và thường xuyên tạo tình huống cho bé “thực hành” để bé ghi nhớ.

Trường hợp bé bị ảnh hưởng bởi câu nói của người lớn, bạn nên dành thời gian trò chuyện với bé, cổ vũ bé bộc lộ tâm tư của mình, giúp bé lấy lại sự tự tin bằng cách bày tỏ cho bé biết sự tin tưởng của bạn dành cho bé. Rủ bạn bè của bé đến nhà chơi và tạo tình huống (tùy theo sự sáng tạo và hoàn cảnh) để bé thể hiện sự thông minh. Dần dần bé sẽ vượt qua khỏi cú shock.

ST
Một nụ cười bằng mười viên thuốc bổ.

Thở đi nhẹ một kiếp người.
Vui đi để có nụ cười thêng thang.
User avatar
tiếu lâm
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $36,747
Posts: 3570
Joined: 13 Dec 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tiếu lâm từ: christiane

Return to Giáo Dục Mầm Mít



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 10 guests