Không Nên Chủ Quan Với Sự Tức Giận ở Trẻ (2)

Nơi cho các bậc Cha Mẹ trao đổi kinh nghiệm

Moderators: tiếu lâm, A Mít

Không Nên Chủ Quan Với Sự Tức Giận ở Trẻ (2)

Postby tiếu lâm » 07 Sep 2008

Image


Sự nóng giận là điều rất đỗi bình thường, là một trong những cảm xúc cần thiết để trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trẻ cần được học cách làm sao để điều khiển được cảm xúc của mình một cách tốt nhất.

Trẻ em cần những gì để kiềm chế cơn nóng giận?


Nhiều chuyên gia đồng ý rằng việc giúp trẻ em kiềm chế cơn nóng giận nên diễn ra càng sớm càng tốt, thay vì để cho mầm mống của sự nóng giận đó phát triển rồi mới tìm cách dẹp bỏ nó đi. Để sự giúp đỡ trở nên hiệu quả, chúng ta cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Trẻ em không chỉ cần một tổ ấm an toàn, bình yên mà chúng còn cần được học cách cảm thông, chia sẻ ở trường.

Đó là lý do vì sao ngày nay, nhiều trường tiểu học đã quan tâm đến việc hình thành tình bạn trong sáng, thân thiện ở học sinh, dạy cho các em cách cảm thông, chia sẻ với bạn bè và cách cảm nhận nỗi đau của người khác thay vì cười nhạo vào họ nhằm mục đích chống lại sự phát triển của nguy cơ trở nên nóng giận ở các em.

Biện pháp kiềm chế sự nóng giận ở trẻ theo từng lứa tuổi

Trước đây, người ta vẫn cho rằng khi nóng giận, tốt nhất là hãy cầm lấy chiếc gối của mình nện thật mạnh vào tường hoặc nền nhà, mọi bực tức sẽ tan biến đi. Thực ra, đó chỉ là một giải pháp tạm thời và kém hiệu quả. Vấn đề là chúng ta cần biết làm cách nào để dạy trẻ cách trở nên bình tĩnh về cả mặt thể chất lẫn tâm trí.

Từ 3 đến 5 tuổi: Khi đứa trẻ có biểu hiện nóng giận, hãy khuyến khích bé thổi bong bóng. Bởi vì thổi bong bóng luôn đòi hỏi người thổi phải giành một hơi dài và nhẹ nhàng để làm quả bóng không bị vỡ. Bằng cách thở như thế, cơn nóng giận sẽ dễ dàng tan biến đi. Hãy giúp bé luyện tập cách thở này ít nhất là một phút trong mỗi ngày trong nhiều tuần liền.


Image


Từ 6 đến 8 tuổi: Ở tuổi này, các bé có thể nhận thức tốt hơn về nguyên nhân gây ra sự bực bội trong người mình. Cho nên, trước hết, bạn hãy giúp bé nhận dạng được lý do nào khiến bé cảm thấy bực mình như thế, chẳng hạn bạn nào đó lấy mất quả bóng của bé hay gọi bé bằng một cái tên đầy chế giễu.

Tiếp theo, dạy bé cách điều khiển cảm xúc đó của mình bằng cách thở sâu và sử dụng biện pháp “độc thoại”, ví dụ:“Mình có thể giải quyết được việc này”, “Hãy khiến mọi việc dễ dàng đi nào”…

Cuối cùng, giúp bé tìm ra cách đối phó lại với tình huống một cách bình tĩnh: “Đó là quả bóng của tớ, cậu trả nó lại cho tớ nhé”, hoặc:“Đó không phải tên của tớ, các cậu vui tính quá rồi!”.

Từ 9 đến 12 tuổi: Lúc này, hãy làm mọi cách để giúp con bạn tạo thói quen suy nghĩ cẩn thận trước khi làm điều gì đó trong cơn tức giận. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi mở cho con và khuyến khích con tìm ra câu trả lời cho vấn đề.

Chẳng hạn, con bạn cãi nhau với một bạn cùng lớp, hãy kiên nhẫn chờ đến khi con hoàn toàn bình tĩnh trở lại và hỏi:“Con yên tâm. Cảm thấy tức giận là điều rất bình thường thôi. Nhưng điều gì xảy ra sau khi con tỏ ra tức giận như thế? Người bạn của con có buồn và suy nghĩ nhiều không? Nếu chuyện này xảy ra lần nữa, con sẽ làm thế nào để cả hai cùng cảm thấy thoải mái?”



ST
Một nụ cười bằng mười viên thuốc bổ.

Thở đi nhẹ một kiếp người.
Vui đi để có nụ cười thêng thang.
User avatar
tiếu lâm
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $36,747
Posts: 3570
Joined: 13 Dec 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tiếu lâm từ: christiane

Return to Giáo Dục Mầm Mít



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 16 guests