Đồng Dao

Nơi cho các bậc Cha Mẹ trao đổi kinh nghiệm

Moderators: tiếu lâm, A Mít

Đồng Dao

Postby Christiane » 22 Feb 2008

Đồng dao (僮謠) là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương.

Ngày nay, cùng với các trò chơi dân gian, đồng dao không còn phổ biến như xưa.


Một số bài đồng dao của các trò chơi

Kéo cưa

Ở Miền Nam :
Kéo cưa kéo kít
Làm ít ăn nhiều
Đụng đâu ngủ đó
Nỡ lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo.

Ở Miền Bắc :
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.


Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ (hoặc Xúc xắc xúc xẻ)
Nhà nào còn đèn còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào?
Bước lên giường cao
Thấy đôi rồng thấp
Bước xuống giường thấp
Thấy đôi rồng chầu …

hoặc

Dung dăng dung dẻ
Dắt dế đi chơi
Đến ngõ nhà Trời
Lạy Cậu lạy Mợ
Cho chó về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp.

Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nắc
Có nhà khiển binh
Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không...

Chơi chuyền
Cái mốt, cái mai
Con trai, con hến
Con nhện chăng tơ
Quả mơ, quả mận
Cái cận, lên bàn đôi
Đôi chúng tôi
Đôi chúng nó
Đôi con chó
Đôi con mèo
Hai chèo ba
Ba đi xa
Ba về gần
Ba luống cần
Một lên tư
Tư củ từ
Tư củ tỏi
Hai hỏi năm
Năm em nằm
Năm lên sáu
Sáu lẻ tư
Tư lên bảy
Bảy lẻ ba
Ba lên tám
Tám lẻ dôi
Đôi lên chín
Chín lẻ một
Mốt lên mười.
Chuyền chuyền một, một đôi...



Các bài hát vui

Các bài đồng dao kiểu nối vòng

Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri
Chim ri ...

hay

Kỳ nhông là ông kỳ đà
Kỳ đà là cha cắc ké
Cắc ké là mẹ kỳ nhông
Kỳ nhông ...

hay

Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô ...

hay

Trọc gì ? Trọc đầu
Đầu gì? Đầu tàu
Tàu gì? Tàu hoả
Hoả gì? Hoả tốc
Tốc gì? Tốc hành
Hành gì? Hành củ
Củ gì ? Củ khoai
Khoai gì ? Khoai lang
Lang gì ? Lang trọc
Trọc gì ? Trọc đầu ...



Một số bài khác :ln:

Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng, khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng

Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Thả trâu ăn lúa ...gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên đồi
Mẹ thì cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông Sấm, ông Sét
Ông hét đùng đùng
Ông nổ lung tung
Vỡ vung, vỡ nồi
Vỡ cả bát đĩa nhà tôi...
Tôi lôi ông ra đánh
Đánh một roi
Đánh hai roi
Ông trốn về trời
Ơi ông Sấm ông Sét ơi...
Buổi sáng ngủ dậy
Ăn bụng cơm no
Chạy ra ngoài gò
Bắt một con công
Đem về biếu ông
Ông cho trái thị
Đem về biếu chị
Chị cho bánh khô
Đem về biếu cô
Cô cho bánh ú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Nay chừ chú thím giận nhau
Đem trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả bánh khô cho chị
Trả trái thị cho ông
Bắt con công, đem về nhà.

Ông trẳng, ông trăng
xuống chơi ông chánh
Ông chánh cho mõ
xuống chơi nồi chõ
nồi chõ cho vung
xuống chơi cây sung
cây sung cho nhựa
xuống chơi con ngưạ
con ngựa cho gan
xuống chơi bà quan
bà quan cho bạc
xuống chơi thợ giác
thợ giác cho bầu
xuống chơi cần câu
cần câu cho lưỡi
xuống chơi cây bưởi
cây bưởi cho hoa
xuống chơi vườn cà
vườn cà cho trái
xuống chơi con gái
con gái cho chồng
xuống chơi đàn ông
đàn ông cho vợ
xuống chơi kẻ chợ
kẻ chợ cho voi
xuống chơi cây sòi
cây sòi cho lá
xuống chơi con cá
con cá cho vây
xuống chơi ông thầy
ông thầy cho sách
xuống chơi thợ ngạch
thợ ngạch cho dao
xuống chơi thợ rào
thợ rào cho búa
Trả búa thợ rào
Trả dao thợ ngạch
Trả sách ông thầy
Trả vây con cá
Trả lá cây sòi
Trả voi kẻ chợ
trả vợ đàn ông
Trả chồng cô gái
Trả trái cây cà
Trả hoa cây bưởi
Trả lưỡi cần câu
Trả bầu thợ giác
Trả bạc bà quan
Trả gan con ngựa
Trả nhựa cây sung
Trả vung nồi chõ
Trả mõ ông chánh.

(Wikipedia)
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: giamchua, Ace, CoMay, tuyenng, saigon80, MeChua888, LuyenThuong

Ý Nghĩa Giáo Dục Trong Các Bài Ðồng Dao

Postby Christiane » 22 Feb 2008

Học mà chơi, chơi mà học

Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian? Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ.

Trò chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian. Việc sáng tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – lưu truyền – sử dụng - điều chỉnh. Ở đây, chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các trò chơi này chủ yếu là trẻ em. Qua các trò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ em, xét ở nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định chơi, các luật chơi… Trong đó, lời đồng dao có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần làm cho trò chơi hấp dẫn và bổ ích với các em.

Đồng dao nghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em. Nếu ca dao là nguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm giữa cuộc sống, thì đồng dao cũng lại tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tính chất tương tự. Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Chức năng chủ yếu của đồng dao là thẩm mỹ và giáo dục. Cấu tạo của đồng dao có những nét độc đáo, không áp dụng vào tục ngữ, ca dao được. Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trước hết là tập cho các em nhỏ tuổi phát âm chính xác: Nu na/ Nu nống/ Cái trống/ nằm trong/ Cái nong/ nằm ngoài/… Bài đồng dao này luyện cho các em nói âm N phân biệt với L. Hay trò chơi Đếm sao: Một ông/ sáng sao/ Hai ông/ sao sáng/ Ba ông/ sáng sao… là bài tập về số đếm, vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề như một số bài số học.

Một điểm khác trong cấu tạo đồng dao là, những bài này thường không có một đề tài tập trung. Các bài hát trẻ em, phần lớn gần như chỉ là những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó, cốt cho vần vè, còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ sang câu kia, đang nói chuyện này bắt sang chuyện khác. Ví như đang “cái trống nằm trong, cái ong nằm ngoài”, lại chạy sang “củ khoai chấm mật”, rồi “phật ngồi phật khóc”. Nhưng xét cho kỹ, nó vẫn có cái lý của nó, vì nó được trẻ em thích thú, phù hợp với đặc điểm trí lực của các em. Điều cơ bản dành cho các em là tiếp thu ngoại vật bằng ấn tượng, chứ không thể bằng lý luận.

Trong các bài đồng dao có những câu không dịch, không giảng được, song không phải là không có ý nghĩa như nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, chồng lộng chồng cà, dâm dâm da da, chi vi chi vít… Đây là những lời dẫn cảm, gây hứng thú cho trẻ. Trẻ em khi mới tập nói thường bập bẹ những câu, những tiếng mà âm phát ra đều bị chệch đi. Người lớn nói chuyện với các em, thường bắt chước, kéo nhè giọng cho hòa với các em. Người ta có thể dựa ngay vào động tác của một trò chơi, hay một hành động nói đến trong bài đồng dao, rồi lấy từ chính diễn tả sự việc, dùng phương pháp từ lấp láy, cấu tạo tiếng đệm mà phát triển ra thành ngôn ngữ. Trò dung dăng dung dẻ tập trung ý nghĩa ở chữ dăng, có nghĩa là dăng tay; trò Vu vi vút vít có chữ vút, trẻ cầm cây roi vung khắp xung quanh.

Sinh hoạt đồng dao có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em. Trẻ không thuộc bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó. Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện. Tuỳ theo lứa tuổi, trẻ có thể chơi các trò khác nhau. Lúc còn nhỏ, chúng có thể chơi các trò: Chi chi chành chành, Thi chân đẹp, Kéo cưa lừa xẻ, Dung dăng dung dẻ… Khi lớn hơn ở lứa tuổi nhi đồng, trẻ có thể chơi những trò góp phần làm phát triển thể lực của trẻ em, kết hợp các động tác và hơi thở trong lúc hát, lúc diễn: An tìm, Thả đỉa ba ba, Rồng rắn, Nhảy ra nhảy vô, Bịt mắt bắt dê, Chuyền thẻ…

Đồng dao cũng là một cuốn từ điển sống, chứa đựng một kho từ vựng phong phú. Đối với các em nhỏ, thì trong một bài đồng dao số lượng từ còn ít như ở trò Chi vi chít vít: Chi vi/ Chít vít/ Bán mít/ chợ Đông/ Bán hồng/ chợ Tây/ Bán mây/ chợ huyện/ Bán miến/ chợ Đào/… (có các từ: mít, hồng, mây, miến, chợ, bán…). Ở các trò chơi cho tuổi lớn hơn, trong một bài hát có chứa hàng chục từ. Ví dụ bài Chuyền thẻ chứa các cụm từ: con chai, con hến; con nhện, chăng tơ; củ mơ, củ mận; con rận, cành thị, cành na, cành đào, củ từ, củ khoai, con tằm, củ cải, cái cột, quả cà, giã giò, con cò, đầu quạ; quá giang, sang sông, đi đò, cò nhảy, gãy cành; mây leo, bèo nổi, ổi xanh, hành bóc vỏ, trứng đỏ lòng, tôm cong, đít vịt; vào làng, xin thịt, ra làng, xin xôi… Thông qua kho tàng từ ngữ giàu có, đồng dao giáo dục các em nhận thức được tự nhiên và xã hội.

Trong đồng dao, ngôn ngữ có tính thơ ca, có vần, có nhịp, nhưng niêm luật còn lỏng lẻo. Ngữ nghĩa không phải là yếu tố được quan tâm duy nhất, mà các em chú ý nhiều đến ngữ âm, nhịp vần. Đó là một thứ lời nói vần, một bước trung gian từ ngôn ngữ giao tiếp đến thơ dân gian. Trò chơi không thể lặng lẽ, không khí vui chơi cần được khuấy động bằng tiếng nói của những người chơi, thường là nhộn nhịp, sôi nổi và đồng loạt. Trò Đi dạo, trò Kéo cưa sẽ vui, nhộn hơn nhiều khi người chơi vừa làm động tác vừa hát to: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi…; Ông thợ nào khoẻ/ Thì ăn cơm vua..

Nhiều trò chơi có yêu cầu thao tác, các thao tác phải đều đặn và đồng loạt. Ở đây, lời đồng dao được xướng lên như một thứ nhạc cụ gõ nhịp cho các thao tác (như các trò Giã gạo, Chuyền thẻ, Vuốt đôi tay…). Trò chơi Vuốt đôi tay có yêu cầu các em đập bàn tay vào nhau đúng lúc. Lời ca nhịp với 4 từ, có vai trò gõ nhịp cho người chơi biết để cùng đưa tay ra và đập tay vào từ cuối nhịp:

Nồi đồng đúc khéo/ Cái kéo thợ may
Cái cày cày ruộng/ Cái thuổng đắp bờ
Cái lờ thả cá/ Cái ná bắn chim
Cái kim may áo/ Cái giáo đi săn…

Lời ca có khi vừa đánh nhịp, vừa đánh dấu thời gian một chặng chơi. Hết một lần bài ca là hết một chặng chơi, tiếp sang lần ca khác là chặng chơi tiếp theo. Khi từ cuối cùng của bài ca được tập thể xướng lên mà ai đó chưa hoàn thành thao tác là thua (Xếp chuồng lợn, Thi trồng cây…). Với những trò chơi có xuất phát điểm đồng loạt thì toàn bài ca là một phần chuẩn bị xuất phát, và từ cuối cùng được xướng to lên thay cho hiệu lệnh xuất phát (Chạy thi, Chạy cầm cây, Ngón nào hơn…). Một số trò chơi, người ta xướng lên từng từ một của bài đồng dao, cứ mỗi từ ứng vào một người hoặc một bàn tay, một bàn chân, lần lượt cho đến từ cuối cùng. Từ này trùng với ai hoặc chân tay của ai thì người ấy được lựa chọn (Trốn tìm, Đi trốn, Đi tìm, Chân ai nấm, Nu na nu nống…).

Vui chơi là nhu cầu cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em. Các trò chơi dân gian của trẻ phần lớn đều gắn với những bài đồng dao, có tác dụng bổ sung, làm rõ chức năng thẩm mỹ của đồng dao. Ngược lại, đồng dao có vai trò rất lớn trong trò chơi trẻ em, bởi thiếu nó thì trò chơi sẽ tẻ nhạt vô vị. Lời đồng dao đóng góp quan trọng để thực hiện chức năng giáo dục và chức năng vui chơi của trẻ, với những nhiệm vụ rất đa dạng: giáo dục nhận thức, đức, trí, thể, mỹ; luyện phát âm, cung cấp từ ngữ; bồi dưỡng tình cảm; giữ nhịp cho thao tác chơi… Việc sáng tạo các trò chơi mới cần quan tâm đến đồng dao, đặt đúng vị trí của trò chơi trong hệ thống giáo dục của chúng ta.

(Nguồn tin: HNMĐT)
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: LuyenThuong

Đồng Dao Và Trò Chơi Trẻ Em

Postby Christiane » 22 Feb 2008

Những hình thức giáo dục trẻ dần bị lãng quên


Các nhà giáo dục băn khoăn, loay hoay đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ em thật sự có hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em. Làm sao có thể yên tâm với con em mình khi chúng hàng ngày vòi vĩnh tiền bạc của cha mẹ để xúm xít bên những trò chơi điện tử, những karaoke, hay vào những trang web không hợp với lứa tuổi? Cũng như trước đây, ta đã từng chứng kiến sự tràn ngập của khối vuông rubic lăn tròn trên tay chẳng những ở trẻ em mà cả người lớn nữa.

Ở đây, ta không nói chuyện được - mất trong những trò chơi đó. Nhưng có lẽ hầu như chúng ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn: đó là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục “không thầy, không sách” tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả.

Đồng dao bao gồm nhiều loại: Các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Trò chơi cũng lắm, như trò chơi vận động (dung dăng dung dẻ, chơi khăng, đánh đáo), trò chơi học tập (đánh chuyền, đánh ô), trò chơi mô phỏng (đi chợ, làm nhà), trò chơi sáng tạo (xếp thuyền, đánh trận, chơi diều). Cả kho tàng phong phú ấy là phương tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ cho các em. Qua đó phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ trước mắt và nhân cách của các em trong tương lai.

Thật vậy, ông bà ta nhận thức rằng để giáo dục trẻ em phải thông qua con đường tình cảm là hiệu quả nhất. Đầu tiên là tình mẹ con tràn trề thấm thía qua những bài hát ru “cục ta cục tác, con diều hâu hung ác, gà con ở đâu, về mau mẹ ủ, mẹ con đông đủ, chẳng sợ diều hâu”. Rồi đến tình cảm với những vật gần gũi: con gà, con chó, cái chổi, con dao... Trong lời hát, truyền cho các em sự cảm thông nồng ấm. Dần dần, rộng ra một chút, cho các em tiếp xúc với thiên nhiên rộng lớn bên ngoài. Rồi không ai không buồn cười, thú vị khi em bé đút hạt xôi vào miệng dế mèn hay kết những cánh hoa thành áo cho cào cào: “Cào cào giã gạo tao xem, tao may áo đỏ, áo đen cho mày”. Từ tình yêu với con sâu, cái kiến, khi các em lớn lên vài tuổi, tiếp xúc, tham gia công việc đồng áng với người lớn, các em yêu cả những con chim, con cò, con trâu, con nghé... quanh mình. Các bài đồng dao Gọi mẹ, Gọi nghé của trẻ mục đồng; đồng dao về chim, về lá, về hoa quả... đều toát lên một tình cảm yêu thiên nhiên, yêu lao động đậm đà bát ngát.

Đồng dao cung cấp cho các em kiến thức, không là kiến thức hệ thống như tư duy người lớn mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễ nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em. Đó là công dụng đồ vật: “Con trâu cày xiên, cái liềm gặt lúa”, phân biệt giống vật “Chàng chàng lót ổ bụi tre, chèo bẻo lót ổ mái đình”. Hay dạy cho các em chơi chữ, tập quan sát: “No lòng phỉ dạ là con cá cơm, không ướp mà thơm là con cá ngát, liệng bay thấm thoát là con cá chim”. Phải chăng đây là cách dạy từ ngữ vui nhộn phù hợp với các em, làm các em nhớ đến tên loài vật xung quanh mình ?

Chẳng những cung cấp kiến thức tự nhiên, đồng dao còn là một kho kiến thức xã hội, về hội hè, đình đám, trong họ ngoài làng, về đồ ăn, thức uống: “Những nồi cơm nếp, những tệp bánh chưng, mứt bí, mứt gừng, mứt chanh, mứt khế”. Các em được chuẩn bị từ tuổi hoa niên những kiến thức về nghề nghiệp trong xã hội sau này: “Ông thầy có sách, thợ ngạnh có dao, thợ rèn có búa” hay: “Ai cày ruộng nuôi trâu, ai trồng dâu nuôi tằm, ai hay nằm nhịn đói”. Đồng dao cũng dạy các em phê phán thói hư tật xấu, sự lười nhác: “Cho đi học chữ- nhiều chữ ai vay, cho đi học nghề- rằng nghề ở tớ, cho đi làm thợ- nói: nghề ấy buồn”... Thậm chí, các em bé gái được đồng dao trang bị cho kiến thức nữ công gia chánh đặc biệt: “Bắt được cua bấy đem về nấu canh, băm tỏi băm hành, xương sông lá lốt”, hay “canh ốc thì ngọt, canh bứa thì chua”.

Đồng dao được các em hát trong lúc tổ chức trò chơi. Nhiều khi lời đồng dao được hát, tổ chức trò chơi dường như không có đề tài nào tập trung, gặp đâu nói đó, chỉ cốt cho vần vè, còn ý nghĩ chung thì rời rạc, câu nọ xọ câu kia, chuyện này sang chuyện khác. Trẻ em vẫn thích thú vì nó phù hợp với trí lực của các em, không thể đòi hỏi các em tư duy như người lớn được. Đồng dao và trò chơi trẻ em được tiếp thu bằng ấn tượng về ngoại vật chứ không phải bằng lý luận.

Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và trò chơi không dạy chữ, thế mà các em vẫn đếm, vẫn tính nhẩm, cộng trừ từ “chuyền một” đến “chuyền chuyền mười”, từ “năm lên sáu” hay “bốn lên bảy” trong trò chơi chuyền chuyền... Trò chơi “đánh ô ăn quan” dạy trẻ em tính nhẩm về chia, trừ, quan sát chiều ngược, chiều xuôi để động não một cách tự lực chỉ có bạn mà không có thầy. Thật là một cách giáo dục có ý nghĩa.

Trò chơi còn giáo dục thể lực ở trẻ. “Đánh chuyền” với động tác “nâng lấy một, chộp lấy đôi, sang tay qua, ra tay chống” chẳng phải có tác dụng luyện gân, các cơ ở cổ tay, cánh tay, khuỷu tay cho bé gái sao? Trò “đánh khăng” ít nhiều là môn thể thao là sự vận động toàn diện kết thúc với chạy, nhảy, đuổi bắt, cõng nhau. Còn bao trò chơi khác với cách thức luyện tập khác nữa. Quan sát kỹ ta thường thấy các trò chơi thường lặp đi lặp lại. Người lớn xem hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em đó là một việc thú vị. Cùng cách chơi “Đuổi bắt” nhưng được các em biến hóa xê dịch trong nhiều trò chơi... Qua trò chơi, các em được dịp rèn luyện mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu giác...

Và sau cùng đồng dao và trò chơi như những chất keo nối kết những tình bạn trong sáng, ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau mà ta khó tìm thấy trong những trò chơi hiện đại ngày nay.

Kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em Việt Nam quả thật là những hình thức giáo dục thiếu nhi, nhi đồng có hiệu quả. Tiếc rằng, với cuộc sống hiện tại, nó dần mai một đi trong thực tế. Chúng ta hiếm khi bắt gặp hình ảnh các em tụm năm tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê... vào những đêm trăng sáng. Có đứa trẻ nào biết đến những bài đồng dao phù hợp với mình? Nhà trường có giảng dạy đồng dao nhưng đó chỉ trên lý thuyết, mà cũng thật ít ỏi làm sao !


Trần Xuân Toàn
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: MeChua888, LuyenThuong

Đồng Dao Theo Alphabet

Postby Christiane » 22 Feb 2008

A


Ăn một quả na
Bằng ba quả quít
Tôi ngồi nói thiệt
Quả quít thì chua
Bắt vua phải trẻ
Quả vả thì chát
Tôi tát mặt quan
Quan chạy la làng
Quăng đi quả quýt
Quăng đi quả vả
Trả về quả na



Ăn một bát cơm
Nhớ người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống
Nhớ người đào ao
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò
Sang đò
Nhớ người chèo chống
Nằm võng
Nhớ người mắc dây
Đứng mát gốc cây
Nhớ người trồng trọt.
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: LuyenThuong

Đồng Dao Theo Alphabet

Postby Christiane » 22 Feb 2008

B

Bà Ba đi chợ đàng trong .
Mua một cây mía vừa cong , vừa dài .
Bà Ba đi chợ đàng ngoài .
Mua một cây mía vừa dài , vừa cong .
Chợ trong cây mía hai đồng
Chợ ngoài hai đồng cây mía
Hỏi rằng bà Ba mua mía
Hết bao nhiêu tiền ? ....!!!

Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon xon chạy về
Ba bà đi bán lợn xề
Bán đi chẳng được chạy về lon xon


Ba ba đi chợ mua bốn quả dưa
Chia đi chia lại đã trưa mất rồi
May sao lại gặp một người
Ba bà ba quả phần tôi quả này

Bà già dung dẻ đi chơi
Trẻ em lọm khọm lo người đấm lưng


Ban đêm oi bức mặt trời
Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao
Ban đêm nắng đỏ hồng hào
Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời

Bàn tay trắng,
Bày tay đen
Đĩa đậu đen
Đĩa đậu đỏ
Bỏ vô nồi
Nước sôi


Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Quả hồng mòng nuốt bà lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Chân giò, chai rượu nuốt người lao đao
Lúa mạ nhảy lên ăn bò
Cỏ non, có lác, rình mò bắt trâu
Gà con đuổi bắt diều hâu
Chim ri đánh đuổi vở đầu bồ nông.

Bao giờ cho đến canh năm
Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn

Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răng


Bắc thang lên đến cùng mây
Hỏi sao chú Cuội phải ấp cây cả đời
Cuội nghe thấy nói, Cuội cười
Bởi hay nói dối phải ngồi ấp cây

Băm bầu băm bí
Băm chị thằng ngô
Băm cô thuốc lào
Bán thuốc cho tao
Ba đồng một điếu


Bắt lươn, lươn bò xuống cỏ
Bắt cò, cò bỏ cò bay
Ôi thôi hỏng cả đôi tay
Lươn bò xuống cỏ, cò bay lên trời.

Bê là bê vàng
Bê đứng rền ràng
Bê đi với mẹ
Bê đừng chạy xuống bể
Bê đừng chạy lên ngàn
Mà cọp mang
Mà sấu nuốt
Đi tìm nơi cỏ tốt
Bê gặm cho ngon
Bê là bê con
Bê lá bê vàng...


Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri..

Bố mày đi tát, mẹ mày đi hôi
Ở nhà tao xách cổ xôi lên trời.


Bồng bồng cõng rồng đi chơi
Gặp khi tối trời
Rồng rơi cái bịch
Các quan lích kích
Cõng rồng lên ngai
Rồng vươn vai
Rồng tái mặt
Quan vuốt mắt
Rồng nằm im
Ba hồi trống chiêng
Hạ rồng xuống lỗ

Buổi mai ngủ dậy
Ra tắm bể Đông
Đạp cây xương rồng
Kéo lên chín khúc
Gặp mệ bán cá úc
Đổ máu đầu cầu
Gặp mệ bán dầu
Dầu trơn lầy lẫy
Gặp mệ bán giấy
Giấy mỏng tanh tanh
Chanh chua như dấm
Gặp mệ bán nấm
Mấm lại một tai
Gặp mệ bán khoai
Khoai lọi* một cổ*
Gặp mệ bán rổ
Rổ sưa rếc rếc*
Gặp mệ bán ếch
Ếch nhảy lom xom
Gặp mệ bán nhom*
Nhom đỏ loi lói
Gặp mệ bán mói*
Mói mặn như tương
Gặp mệ bán đường
Đường đen thui thủi
Gặp mệ bán chui*
Chui nhọn veo vẻo
Gặp mệ bán kéo
Kéo sổ gạt ra
Gặp mệ bán ca*
Ca kêu chíu chít
Gặp mệ bán mít
Mít mủ cả tay
Xay kêu lôn ộn
Gặp mệ côi động*
Mệ ơi là mệ

* lọi : gãy
ổ: củ
sưa rếc rếc: (rổ) thưa
nhom: thứ mắm bỏ ớt đỏ
mói: muối
chui: dùi đóng sách
ca: con gà
động: đụn, gò cao


Buổi mai ăn cơm cho no
Đi ra chợ Gio*
Mua chín cái tréc*
Đắp chín cái lò
Cái nấu canh ngò
Cái kho củ cải
Cái nấu nải chuối xanh
Cái nấu cá kình
Cái rim thịt vịt
Cái hầm thịt gà
Cái nấu om cà
Cái kho đu đủ
Cái nấu củ khoai tây
Nghe tin anh học trường này
Bồn chồn trong dạ bỏ chín cái tréc này không coi

* Gio: Gio Linh (Quảng Trị)
tréc : còn gọi cái trách bằng đất dùng để kho cá.

Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng một nằm trần bức đổ mồ ôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm ở gầm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn
Chuồn kia thấy cám liền ăn
Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua
Trời mưa cho mối bắt gà
Đòng đong cấn cấn đuổi cò lao xao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm
Bong bóng thì chìm
Gỗ lim thì nổi
Đào ao bằng chổi
Quét nhà bằng mai
Hòn đá dẽo dai
Hòn xôi rắn chắc
Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi
Hương hoa thì hôi
Nhất thơm thì cú
Đàn ông to v ú
Đàn bà rậm râu
Hay cắn là trâu
Hay cày là chó.


Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà đến quãng đường đông
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, Tôm nhặt được trả bà mua rau.

Bắc Kim Thang
(Một nhóm trẻ ba hoặc 4 đứa, đâu lưng vào nhau, đứng một chân, chân kia co lại phía sau góc 90 độ, chân trẻ này móc vào chân trẻ kia bằng bàn chân. Bốn trẻ móc vào nhau thì đều hơn và cứ thế lò cò nhảy, vừa nhảy vừa ca, tay vỗ nhịp đều)

Bắc kim thang: cà, lang, bí rợ...
Cột qua kèo là kèo qua cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te

Đây là một trò chơi đòi hỏi sự nương chịu nhau, và nhảy nhịp đồng loạt. Nếu cả bốn biết nương nhau thì chân không bị sút ra.

Hình ảnh trong bài đồng dao là hình ảnh làng quê Việt Nam, với giàn cà, giàn bí, trong sân. Chỉ cần có một giàn cà, bí, hoặc mấy đọt lang, là người dân có thứ để nấu canh ăn. Và trẻ em đã được làm quen với cách làm giàn bằng trò chơi này.

Chú bán dầu qua cầu mà té , có bản ghi là : chú bán dầu qua cầu mà xé....
Ở đây chữ té nghe vui hơn vì có lẽ qua cầu trơn trợt nên té và bắt ếch....
vì câu tiếp theo là

Chú bán ếch ở lại làm chi ( chụp ếch (té) thì đứng lên đi... )

Con le le đánh trống thổi kèn ( hình ảnh con le le đập cánh, oác miệng?)
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te...

(HB)
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: LuyenThuong

Re: Đồng Dao

Postby Christiane » 22 Feb 2008

C

Con chim chích choè ,
mày ngồi đầu hè,
mày nhá gạo rang,
bảo mày vào làng,
mày kêu gai góc,
bảo mày gánh thóc,
mày kêu đau vai,
bảo mày ăn khoai ,
mày kêu khoai ngứa,
bảo mày ăn dứa,
mày kêu dứa say,
bảo mày ăn chay ,
mày đòi uống nước,
bảo mày ăn trước,
mày đòi ăn sau,
bảo mày hái rau,
mày kêu đến trưa,
bảo mày đi bừa,
mày đánh què trâu,
bảo mày đi câu,
mày đánh bẹp giỏ,
bảo mày cắt cỏ,
mày đánh gảy liềm,
bảo mày gặt chiêm,
mày đánh gảy hái,
bảo mày đi đái,
mày kêu ông ộp

Con chim chích chòe,
Nó đậu cành chanh,
tôi ném hòn sành ,
nó quay long lốc ,
tôi làm một chốc,
được ba mâm đầy,
ông thầy ăn một,
bà cốt ăn hai,
cái thủ cái tai,
tôi đem biếu chúa,
chúa hỏi chim gì ,
con chim chích choè ...


Con chim se sẻ,
Nó đẻ mái tranh,
tôi vác mảnh sành,
tôi lia chết giảy,
tôi làm bảy mâm,
tôi đem tôi kỉnh,
cho thầy một mâm,
thầy hỏi chim gì?
Con chim se sẻ .

Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
.

Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa .

Con cua mà có hai càng
Đầu, tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vây ve vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng Nam, Bắc, Đông, Tây tỏ tường .


Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng .

Con công hay múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xòe cánh ra
Nó đỗ cành đa
Nó kêu vít vít
Nó đỗ cành mít
Nó kêu vịt chè
Nó đỗ cành tre
Nó kêu bè muống
Nó đỗ dưới ruộng
Nó kêu tầm vông
Con công hay múa...


Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm , mua muối giỗ cha chú mèo ...!

Con vịt cạp ! cạp !
Con gà cục cục !
Con chó gâu gâu !
Lại đố con gì ?
Nó kêu lâu lâu .
Con khỉ khẹt khẹt !
Con ếch ộp ộp !
Con mèo meo meo !
Lại đố con gì ?
Nó kêu lâu lâu .
Ô kìa ! con chó
Nó sủa gâu gâu !
Nó bảo lâu lâu
Còn chú mèo mướp
Giục giã mau mau !
Khóc nhè lêu lêu !
Ô kìa ! con chó
Nó bảo lâu lâu !!...


Chích choè ! chích choè ! ...
Mày hót tao nghe !
Mày ru tao ngủ !
Tao ngủ cho say !
Mẹ tao đi chợ Tây .
Mẹ tao đi chợ Đông .
Mua về cho tao ba quả hồng .
Tao cho chích choè một quả .
Chích choè ! chích choè này !
Chích choè ! chích choè !

Con cua , con còng chung vòng mà hát hò ! ....
Con còng nho nhỏ , nhỏ hơn con cua .
Còng chạy như đua ! ...cua bò theo không kịp ! ...


Có con chim Vành Khuyên nhỏ .
Dáng trông thật ngoan ngoãn quá !
Gọi dạ ! bảo vâng ! lễ phép ngoan nhất nhà !
Chim gặp bác Chào Mào , chào bác !.
Chim gặp cô Sơn Ca , chào cô ! .
Chim gặp anh Chích Choè , chào anh ! .
Chim gặp chị Sáo Nâu , chào chị ! .
Có con chim Vành khuyên nhỏ .
Sắc lông mượt như tơ óng
Gọn gàng đẹp xinh !
Cũng giống như chúng mình ? Ừ nhỉ ! ...

Con kiến mà leo cành đa .
Leo phải cành cụt !
Leo ra , leo vào !
Con Kiến mà leo cành đào .
Leo phải cành cụt !
Leo vào , mà leo ra !
Kiến leo cành đa !
Leo ra mà leo vào !
Kiến leo cành đào !
Leo vào mà leo ra


Con Lợn éc !...
Biết ăn không biết hát !
Con vịt nâu .
Cạc ! cạc ! không nên câu .
Con chim nhỏ
Chăm bắt sâu trong vườn .
Vui cùng hoa cùng lá!
Cất tiếng hát véo von !
Vui cùng hoa cùng lá !
Cất tiếng ca vang lừng ! ...

Con chim bay , chim bay !
Con cò bay , cò bay !
Vịt có bay không nào ?
Không bay ! không bay !
Vịt thích lội dưới ao .
Cạp ! cạp ! cạp !
Vịt thích lội dưới ao


Chim ơi ! chim sao còn mãi Trời cao .
Chim bay nơi nao ?
Đến ta nghe đôi lời ...
Hỡi chim này, lồng vàng vì mày ta đã sửa sang !
Còn gì xinh đẹp , còn gì cao sang ?
Nào là gạo trắng , nào là kê ngon !
Sẵn sàng đủ hết , sao mày lại chê ?
Thôi ! thôi ! ông ơi ! ông đừng có thở than .
Ông thôi than van , hãy nghe tôi phân bày :
Thôi ! thôi ! tôi đã biết , lồng vàng cũng thế thôi !
Lồng vàng là ngục tù !
Sánh sao bằng rừng xanh ?
Khi ăn , khi ngủ , khi chơi , thật là thảnh thơi !
Không e , không sợ , không lo , không phiền ! ...

Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi thì đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi
Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước

(Hát tiếp tục cho đến khi nào chán, đó là thể "vòng vòng" của đồng dao)





Con Ong nó lượn vườn cà
Hỏi thăm em Lý có nhà hay không ?
Em Lý mải miết theo ông ,
Tới ao rau muống , nên không có nhà ! ...

Con chim manh manh
Nó đậu cây chanh
Tôi lấy miểng sành
Tôi chọi nó chết giãy
Tôi làm thịt bảy manh
Tôi dưng cho ông một manh
Tôi dưng cho bà một dĩa
Bà hỏi tôi con chim gì,
Tôi nói :
Con chim manh manh....


Con nít !
cái tên nó là con nít !
Cái mình nhỏ xít
Đội mão lá mít
Cưỡi ngựa tàu cau
Đứa trước đứa sau
Rủ nhau một lũ
Học rồi thì chơi
Xuống nước tập bơi
Lên bờ đấm đá
Miệng thổi kèn lá
Tò tít ! tít tít ! tò te ! ...
Hay phất cờ tre
Rủ nhau mà chơi trò
Giả đò đánh trận
Bắn ! bắn ! bắn ! bắn !
Bằng ! bằng ! bằng ! bằng !
Đứa nào bắn trước thì làm CHA .
Đứa nào bắn sau thì làm CON .
Con nít ! có thêm cái đầu ba vá !
Cái quần thủng đít
Mũi chảy lít thít ...!
Vừa chạy , vừa la !
Cuốn lá chuối khô
Giả vua , vua cỏ !
Cạo đầu tròn vo
Áo gấm bằng mo
Reo hò khắp xóm
Giặc tới thì đánh
Tò tít ! tít tít ! tò te !
Cây chuối làm bè
Rủ nhau mà chơi trò
Giả đò đánh trận
Bắn ! bắn ! bắn ! bắn !
Bằng ! bằng ! bằng ! bằng !
Đứa nào đánh thắng thì làm VUA .
Đứa nào đánh thua thì làm TÔI ......!!!

Chị lấy chồng, em ở giá
Chị ăn cá, em mút xương
Chị nằm giường, em nằm đất
Chị hút mật, em liếm ve
Chị ăn chè, em liếm bát
Chị coi hát, em vỗ tay
Chị ăn mày, em xách bị
Chị xe chỉ , em xỏ tiền
Chị đi thuyền, em đi bộ
Chị kéo gỗ, em lợp nhà
Chị trồng cà, em trồng bí
Chị tuổi tí, em tuổi thân
Chị tuổi Dần em tuổi Mẹo
Chị ăn kẹo, em mút kem...


Con chim mày ở trên cây
Tao đứng dưới gốc mày bay đường nào ?
Con cá mày ở dưới ao
Tao tát nước vào mày sống được chăng ?

Con chim sáo sậu,
Ăn cơm nhà cậu,
Uống nước nhà cô,
Đánh vỡ bát ngô,
Bà cô phải đền.


Cái cò trắng bạch phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm
Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai ?

Con cóc ! nó ngồi trong góc ...
Nó đưa cái lưng ra ngoài ,
Ấy là con cóc !
Con cóc ! nó ngồi nó khóc ...
Nó đưa cái lưng ra ngoài ,
Ấy là cóc con !


Cái vè cô Bốn hát hay,
Tôi đố cô Bốn cối xay mấy nghiền?
Cối xay là hai trăm nghiền.
Tôi đố cô Bốn quan tiền mấy mươi?
Quan tiền là ba mươi đồng.
Tôi đố cô Bốn chợ đông mấy người?
Chợ đông vô giá quá chừng.
Tôi đố cô Bốn trên rừng mấy cây?
Trên rừng cây có cả trăm.
Tôi đố cô Bốn một năm mấy giờ?
Một năm là ba ngàn giờ.
Tôi đố cô bốn cây cờ mấy tua?
Cây cờ là hai cái tua.
Tôi đố cô bốn con cua mấy càng?
Con cua có hai cái càng, có tám cái ngoe.
Tôi đố cô Bốn chiếc ghe mấy chèo?
Chiếc ghe là hai người chèo.
Tôi đố cô Bốn con mèo mấy lông?
Chàng về tát cạn biển đông,
Ra đây tôi nói mấy lông con mèo.

Chi chi chành chành
cái đanh thổi lửa
con ngựa chết chương
ba vương thượng đế
cấp kế đi tìm
con chim làm tổ
ù òa ù ập.


Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mở đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau rong
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò

Cái kiến mầy ở trong nhà
Tao đóng cửa lại mày ra đàng nào?
Con cá mày ở dưới ao
Tao tát nước vào mày sống được chăng ?


Cái quạ lớn đầu cho hư
Để cho chèo bẻo đánh nhừ mình ra.

Cái sáo mặc áo em tao
Làm tổ cây cà
Làm nhà cây chanh
Đọc canh bờ giếng
Mỏi miệng tiếng kèn
Hởi cô trồng sen
Cho anh hái lá
Hởi cô trồng bưởi
Cho anh hái hoa
Cứ một cụm cà
Là ba cụm lý
Mặc áo tía tô
Con nhà thằng Ngô
Mặc áo lang khách
Hai con chim khách
Đánh nhau trên cây
Hai cái bánh dầy
Đánh nhau mâm cỗ
Có hai mặt đỗ
Đánh nổ nồi rang
Hai con kiến vàng
Đánh nhau lo mật
Có hai hòn đất
Đánh vật bờ ao
Mày tát chuôm tao
Tao tát ao mày
Mày đầy rỗ cá
Tao đầy rỗ tôm
Mày đi chợ cầu Rền
Mày bán cửa đền
Tao bán cửa vua
Mày làm mắm chua
Tao làm mắm thính
Mày con ông Chính
Tao con ông Xã
Mày là cái cả
Tao là thằng hai
Mày đội bồ đài (*)
Tao đội nón méo
Mày cầm cái kéo
Tao cầm cái dao
Mày làm sao
Tao làm vậy
Mày đi buôn cậy
Tao đi buôn hồng
Mày đi lấy chồng
Tao đi lấy vợ
Mày lên kẻ chợ
Tao về nhà quê

*Bồ đài: mo cau nhún nước gấp lại dùng múc nước.




Cái vè nói ngược,
Non cao đầy nước
Đáy biển đày cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Trời thì có mỏ
Chim thời có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là cú
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mỗ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Rụt như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quít
Vàng như quả hồng
Cao lồng ngồng
Chim tu hú
Lùn lụ khụ
Chim bồ nông

Cái về thằng Nhác (lười)
Trời đã phú thác
Tính khí anh ta
Buổi còn mẹ cha
Theo đòi việc học
Anh ngồi anh khóc
Chữ nghĩa ích chi
Cho anh học cày
Rằng nghề đầy tớ
Cho anh làm thợ
Nói nghề ấy buồn
Cho đi bán buôn
Ây nghề ngồi chợ
Việc làm tránh né
Chỉ biết ăn chơi
Cha mẹ qua đời
Không ai nuôi dưỡng
Dáng đi vất vưởng
Như thể cò hương
Bụng đói giơ xương
Miệng thổi tu hú
Tay chân cụ rụ
Như tướng cò ma
Cô bác xót xa
Kêu cho nắm gạo
Bỏ mồm trệu trạo
Sợ nấu mất công
chết rũ giữa đồng
Xong đời thằng nhác


Cắc cắc tùng tùng
Tùng tùng cắc cắc
Kẻ gian làng bắt
Kẻ ngay làng tha
Già trẻ đi ra
Tùng tùng cắc cắc
Ai lười làng bắt
Ai siêng làng tha
Già trẻ đi ra
Tùng tùng cắc cắc

Cây cam, cây quít
Cây mít, cây hồng
Ta trồng ta ăn
Ta cùng lo liệu
Ai trồng thiếu
Thì trồng thêm


Cha sáo, mẹ sáo
Trồng một đám dưa
Đi trưa về sớm
Bầy quạ ăn chán
Sáo giận sáo bỏ
Sáo ra ngoài đồng
Sáo ăn trái giác
Sáo ăn trái đa
người ta bắt đặng
Cắt cổ nhổ long
Tôi thưa với ông
Tôi là con sáo
Hay kiện hay cáo
Là con bồ câu
Lót ổ cho sâu
Là con cà cưởng
Chân đi lưởng thưởng
Là chú cò ma
Tôi chẳng dám ra
Là con mỏ nhát
Chúi đầu xuống cát
Là con manh manh
Tấm rách tấm lành
Là con sả vả
Miệng cười hỉ hả
Là con chim cu
Hay oán hay thù
Là con chèo bẻo
Học khôn học khéo
Là con te te
Hay đậu đọt tre
Là con chèo gấm.

Cà cưỡng bay cao
Chào mào bay thấp
cu bay về ấp
Quạ bay về trời
Nghe tiếng chủ mời
Ra ăn thịt chuột
Thịt gà đang luộc
Thịt chuột đang hâm
Dọn thầy một mâm
Thầy ăn kẻo tối
Cà cưỡng bay cao
Chào màu bay thấp
Cu bay về ấp
Quạ bay về trời
Nghe thấy thầy mời
Về ăn thịt chuột
Mâm dưới nhẵn ruột
Mâm trên nhẵn đầu Chín chả ngàn lâu
Con trâu ních hết


Cá biển , cá đồng
Cá sông, cá ruộng
Dân yêu dân chuộng
Lá cá tràu ổ
Ăn nói hàm hồ
Là con cá sứ
Đưa đẩy chốn xa
Là con cá đảy
Hay gặp mặt nhau
Là con cá ngộ
Trong nhà nghèo khổ
Là con cá cầy
Chẳng dám múc đầy
Là con cá thiểu
Mỗi người mỗi thiếu
Là con cá phèn
Ăn nói vô duyên
Là con cá lạc
Trong nhà rầy rạc
Là con cá kình
Trai gái rập rình
Là cá trích ve
Dỗ mãi không nghe
Là con cá ngạnh
Đi đàng phải tránh
Là con cá mương
Mập béo không xương
Là con cá nục
Được nhiều diễm phúc
Là con cá hanh
Phản cha hại anh
Là con cá giếc
Suốt ngày ăn miết
Là con cá cơm
Chẳng kịp dọn đơm
Là con cá hấp
Rủ nhau lên dốc
Là con cá leo
Hay thở phì phèo
Là con cá đuối
Vừa đi vừa cúi
Là con cá còm
Hay nói tầm xàm
Là con cá gáy
Vừa trốn vừa chạy
Là con cá chuồn
Cứ viết lách luôn
Là con cá chép
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: LuyenThuong

Re: Đồng Dao

Postby hột mít » 22 Feb 2008

wéo còn Christiane dzô nhà mới :tt:
Khi mít chìm, xin nhớ vớt :nháy: Tím dzới Mười hông dzớt thì nhớ đi kiu người...
User avatar
hột mít
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $577,385
Posts: 4457
Joined: 05 Jul 2004
Location: gốc cây mít
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng hột mít từ: christiane, LuyenThuong

Re: Đồng Dao

Postby Christiane » 23 Feb 2008

hột mít wrote:wéo còn Christiane dzô nhà mới :tt:

Cảm ơn Mít :tt:

Lâu rồi Christiane muốn chia xẻ với mí mít bộ sưu tập này, mà không biết post vào room nào cho thích hợp.

Christiane tưỡng tượng cái miệng xinh xinh của mấy cô cậu bé nhà mình mà hát mấy bài đồng dao này thì dễ thương lắm :D Nhất là ở nước ngoài, mấy cháu ít có dịp học & nói tiếng Việt.

Christiane thấy đám con nít Tây nói chuyện, Christiane ngán ngẫm làm sao !! :'(
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: LuyenThuong

Re: Đồng Dao

Postby Christiane » 23 Feb 2008

D

Dạ rồng kia?
- Dạ
Rồng đen hay rồng trắng?
- Rồng trắng
Rồng trắng lấy nước gạo mùa
Rồng đen lấy nước cho vua đi cày
Anh em ta kéo lúa về ồ! ồ! ồ!


Dao cùn rựa cụt
Đẵn cây chuối hột
Đút vào vườn quỳnh
Băm bầu băm bí
Băm chị thằng ngô
Băm cô thằng bầu

Dì sẻ bé con
Ở nhà coi sóc
Chú cò chú cốc
Sắm sửa ra quân
Đêm hôm đi tuần
Đã có chú vạc


Dích dắc dích dắc
Khung cửi mắc vo
Xâu go từng sợi
Chân mẹ đạp vội
Chân mẹ đạp vàng
Mặt vải mịn màn
Gánh ì gánh nặng
Đến mai trời nắng
Đem ra chợ phơi
Đến một đẹp trời
Đem ra may áo
Dích dắc dích dắc!

Diệc bước ra, đi
Vạc bước vào, đi
Tai nghe, đi
Dạ nhợ lấy, đi
Chớ khuấy mang đòn, đi
Đi đến bờ con, đi
Thì quay trở lại, đi
Hết luống khác, đi
Hết lượt này, đi
Sang lượt khác, đi.

* đây là trò chơi "Dệt Vải"
Cách chơi: Trẻ đứng từng đôi một, quay mặt vào nhau, bàn tay phải của em này úp vào bàn tay trái của em kia. Khi chơi các em đẩy tay phía này ra thì co tay phía kia lại theo nhịp với từng tiếng của lời bài hát trên, mỗi tiếng là một nhịp đẩy. Nếu có sân gạch hoặc bãi cỏ bằng phẳng có thể chơi đẩy hai bàn chân.



Diều hâu mày liệng cho tròn
Đến mai tao gả gà con cho mày.

Dựng nhà dựng cửa
Thắp lửa hông xôi
Mua nồi cà nấu
Đập đá xây hồ
Đan bồ đựng thóc.




Ðậu ở trên mây
là trái đậu rồng
đủ vợ đủ chồng
là trái đu đủ
cắt ra nhiều mủ
là trái chuối chát
mình tựa gà ác
trái khóm, trái thơm
cái đầu chôm bôm
là trái bắp nấu
hình thù xâu xấu
trái cà dái dê
ngứa giãy tê tê
là trái mắt mèo
khoanh tay lo nghèo
là trái bần ổi
sông sâu chẳng lội
là trái mãng cầu
bù cổ, bù đầu
trái dâu, trái cách
cái bụng óc ách
là trái dừa tươi
gai góc đầy người
là trái mít ướt
sanh ở dưới nước
trứng cá ngon ngon
ăn thấy giòn giòn
là ổi xá-lị
u buồn, bi lụy
là trái sầu riêng
sánh với tay tiên
là trái phật thủ
tiền bạc đầy đủ
chính là trái sung
tóc mọc lung tung
là chôm chôm trốc
xù xì da cóc
là mãng cầu xiêm
nghe tên phát thèm
me chua, xoài tượng
ăn nhiều thì ớn
là lê-ki-ma (trái trứng gà)
có sọc, có hoa
đúng là trái vải
đẹp như con gái
trái hồng, trái đào
mắt sáng như sao
khác nào trái nhãn
hay ngồi hàng quán
trái cà (rà), trái lê (la)
làm dưa khỏi chê
cà non, cà pháo
chẳng biết gì ráo
trái bí không sai
gốc ở nước ngoài
trái nho, trái táo
nhai nghe rào rạo
đậu phộng, hột điều
đựng được thiệt nhiều
là trái bình bát
muốn ăn đập nát
trái lựu chớ chi
cho bú trẻ thơ
là trái * sữa...
còn nhiều nhiều nữa
ai biết xin mời
kể tiếp nghe chơi
cái vè cây trái

Đi cầu ăn quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp gài đầu
Đi mau về mau
Kẻo trời sắp tối .


Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.

Đố ai quét sạch lá rừng
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây
Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng.


Đầu trọc lông lốc
Là cái bình vôi
Cái miệng loe môi
Là cái thìa ốc
Đôi chân xám mốc
là con diệc trời
Ngủ đứng ngủ ngồi
Là con cò trắng
Hay bay hay tắm
Là con le le
To như cái bè
Là con ông lão
Bữa nay nắng ráo
Ra chợ mà mua
Chị mua gì?
- Tôi mua cái bình vôi
Chị mua gì?
- mua con diệc trời
Chị mua gì?
- con cò trắng
Chị mua gì?
- Con le le hay tắm
Chị mua gì?
- Mua con ông lão*
Vừa mua vừa dạo
Đầy thúng mang về
Ăn một bữa no nê
Đi ra đồng đội nắng

*chim to hơn diệc, thường đứng một chỗ kiếm ăn.

Đầu quạ quá giang
Sang sông về đò
Cò nhảy, gãy chân
Mây leo, bèo trôi
Ổi xanh, hành bóc
Róc võ, đỏ lòng
Tôm con, đít vịt
Sang cành nẻ
Bẻ cành xanh
Vét bàn thiên hạ


Đi đâu cho kịp mà về
Thấy hoa đừng bẻ
Gặp trẻ đừng chơi
Cầu quán đừng ngồi
Đi đến nơi về đến chốn

Đom đóm bay qua
Thầy tưởng là ma
Thầy ù té chạy
Năm thằng năm gậy
Đi bắt thầy về
Bắt con lợn xề
Cho thầy chọc tiết
Bắc con cá giếc
Cho thầy bẻ mang
Mua rổ lạc rang
Cho thầy bóc vỏ
Mua tấm lụa đỏ
Cho thầy thắt lưng
Mua cặp bánh chưng
Cho thầy bỏ túi.

Đồng ếch đồng ác
Con đã về đây
Giường chiếu chẳng có
Thiệt thay trăm đường
Ban ngày ếch ở trong hang
Đêm khuya thanh vắng xở xang ra ngoài
Trời cho quan tưởng nhà trời
Thắt lưng bó đuốc tìm tôi làm gì
Tìm tôi bắt bỏ vào thời
Tôi kêu ì ộp chẳng rời tôi ra
Sáng rạng ngày ra
Con dao cái thớt xách mà đeo băm
Ba thằng cầm đủa nhăm nhăm
Thằng gắp miếng thịt thằng nhằm miếng da
Một thằng gắp miếng tù và
Nó thổi phì phà, nó lại khen ngon.


Đúc bầu, đúc bí
Bí cội, bí ngọn
Leo cây. leo cối
Leo tới leo lui
Đến rằm tháng mưởi
Các anh các ả
Treo cả mi lên
Chặt tay chặt chân
Trái mô già thì rụng


Đúc cây dừa
Trừa (chừa) cây nọ
Cây mô cao, chém bớt!
Cây cà rớt, cây cà rê
Cây mãng cầu mau chín
Hái vô, ăn tức thì
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: tiếu lâm, MeChua888, LuyenThuong

Re: Đồng Dao

Postby CoMay » 23 Feb 2008

christiane wrote: Christiane tưỡng tượng cái miệng xinh xinh của mấy cô cậu bé nhà mình mà hát mấy bài đồng dao này thì dễ thương lắm :D Nhất là ở nước ngoài, mấy cháu ít có dịp học & nói tiếng Việt.(



Yeahhhhh ơiii ơiiiii, Cơ chỉ bé Gia Gia hát cho mấy cô mấy dì nghe đi Cơ :vt: :vt:
Chắc chắn là dễ thương lắmmm lắmmm á :tốt: :ôm:

Merci Ch nha, bộ sưu tập quý lắm, đọc lại nhiều bài nhớ ngày nhỏ gì đâu.
Bài chơi chuyền Cỏ biết á, nhưng hát hơi khác chút. Giờ quên rồi... :)



"Xin âu lo không về qua đây
Xin thương yêu dâng thành mê saỵ..."
User avatar
CoMay
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $68,968
Posts: 3743
Joined: 25 Sep 2005
Location: ... nơi cuối trời
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng CoMay từ: LuyenThuong

Re: Đồng Dao

Postby tiếu lâm » 04 Mar 2008

:D Hi... hi...tiếu lâm thiệt phục christiane :vt: .
Cám ơn CT đã post những bài đồng dao thật hay. :hoa:
Một nụ cười bằng mười viên thuốc bổ.

Thở đi nhẹ một kiếp người.
Vui đi để có nụ cười thêng thang.
User avatar
tiếu lâm
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $36,747
Posts: 3570
Joined: 13 Dec 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tiếu lâm từ: LuyenThuong

Re: Đồng Dao

Postby Christiane » 22 Mar 2008

E

Em lên rừng rậm
Rứt (hái) quả bứa chua
Em xuống khe mò,
Được con ốc nhỏ
Em tra vô giỏ
Em bỏ vô nồi
Đốt lửa đun sôi
Nó sôi sùng sục
Nó sôi sình sịch
Em đổ nó ra
Em xốc chí cha
Là cha chí chát
Em sới lên bát
Em múc lên loa
Em mút chí cha
Là cha chí chút
Chì cha chì chụt
Canh ốc thì ngọt
Canh bứa chua lè
Em đến em khoe
Thưa cha thưa mẹ

Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bỏm
Ếch kêu "ộp ộp"
Ếch kêu "ặp ặp"
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu "ộp ộp"
Ếch kêu "ặp ặp"
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: tiếu lâm, MeChua888, LuyenThuong


Return to Giáo Dục Mầm Mít



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 28 guests