Đừng Để Những Tiếng Đàn “chênh”

Nơi chia xẻ với nhau những tâm sự, cảm xúc...trong cuộc sống hằng ngày

Moderators: littlehoney999, Ngươi vien xu, A Mít

Đừng Ðể Những Tiếng Ðàn “chênh”

Postby littlehoney999 » 15 Jun 2010

Đừng để những tiếng đàn “chênh”...

Image

(Eva.vn) - Người Việt vẫn ví ái tình đôi lứa quyến luyến nhau như hình với bóng. Có nhiều đôi như người xưa tả, tình mới si mê nồng thắm không rời nhau ra được, nàng đi một bước thì chàng theo một bước, nàng ngồi thì chàng cũng ngồi, nàng đứng chàng cũng đứng… vì thế người ta còn ví vợ chồng như đôi sam lúc nào cũng dính với nhau.

Nhưng sự kết dính vẫn chỉ là sự cặp đôi giống như đôi giày, đôi dép, đằng này cao – xa hơn rất nhiều, lứa đôi là sự hoà âm ngay bên trong của tâm hồn. Người đời nói “đồng thanh tương ứng”, giả dụ nếu ta gõ vào chiếc thìa có độ âm là nốt la chẳng hạn, thì ở tận góc nhà, thậm chí bên kia hàng xóm có một chiếc thìa cùng sự cố như vậy sẽ tự rung lên mà không cần ai phải gõ”.

Chính vì sự hoà âm từ rất xa của tâm hồn mà người đời vẫn ví “tiếng tơ lòng” của cặp đôi như đàn cầm, đàn sắt… Khi hai cái đàn đặt cạnh nhau, đó là một sự kết đôi rồi, nhưng khi chúng cùng tấu lên khúc hoà thanh, cùng dặt dìu lên bổng xuống trầm, âm thanh đan quyện vào nhau, làm si dại cả hoa lá và núi đồi, rồi khiến cả không gian bao la lung lạc, chìm đắm trong suối âm thanh tình tứ ngọt ngào, lúc đó người ta mới có thể đánh giá được thế nào là hoà – ái của tình yêu.

Có một phương ngôn hiện đại rất nổi tiếng rằng: Một bàn tay không thể thành tiếng vỗ. Vậy thì, hai bàn tay khi chúng đập vào nhau sẽ vang lên tiếng vỗ hân hoan. Ái tình cũng vậy, nếu tay này không thèm hướng đến tay kia, chúng rời rạc mỗi tay làm một phách thì làm sao có nổi tiếng vỗ. Rồi hơn thế, chúng tham gia vào hành khúc cãi cọ, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chí choé lẫn nhau, thì làm sao trái tim có thể cùng hoà nhịp đập mong vang lên tiếng tơ của niềm hạnh phúc tình yêu.

Vì thế mà chính người hiện đại chứ không phải thời đại nào khác đã gọi tên bạn đời là một nửa của mình. Một nửa đó như phần khăng khít hoà hợp của người kia, một chiếc phi cơ bắt buộc phải có hai cánh, nếu lệch một cánh, máy bay sẽ rơi. Con thuyền tình phải có bên mạn, nặng bên này, nhẹ bên kia, thuyền không cân thì sẽ lật. Vì thế, tình yêu giống hai nửa ghép vào nhau, đòi hỏi phải cân bằng, cân bằng càng nhiều càng tốt, cân bằng gần như tuyệt đối, thì thuyền mới lướt êm trôi và mau lẹ.



Một bàn tay không thể thành tiếng vỗ (ảnh minh họa)

Tình yêu như một hoà âm giữa chàng với nàng. Đặc biệt, khi âm nhạc phương Tây phát triển từ đơn âm đến đa âm, thì người ta càng thấy rõ, hình thức biểu tượng của hoà âm. Vì thế, thiên hạ thường ví, tình yêu của đôi lứa hoà hợp là tiếng đàn dịu ngọt, lọt tai, và đu đẩy người ta được hân hoan trong suối âm thanh và niềm hạnh phúc.

Trái lại, cái thứ âm thanh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, là “tiếng đàn chênh”. Tiếng đàn “chênh” là gì? Đó là âm thanh vênh váo không chịu tham gia vào suối hoà âm, nó lạc nhịp, lạc điệu, một mình một phách, chui ra khỏi bản đồng ca, trở thành thứ tạp âm chói tai. “Chênh” cũng có nghĩa như vênh, giống như chiếc kèo không ăn khớp vào cột, thì thế nào cũng gây đổ vỡ, kéo theo cả ngôi nhà sụp đổ.

Vợ - chồng tri kỷ, thủ thỉ với nhau, người đời bảo “nói ngọt lọt đến xương”, nhưng mà khi người ta nói những thứ chói tai, không thể êm ả mà nuốt trôi được, thì người Việt gọi đó là “nói móc họng”. Thế nhưng, đã “móc họng” thì làm sao êm trôi được nữa?

Vợ - chồng, gái – trai phải hoà thanh mới có hạnh phúc. Điều đó thì rõ rồi. Nhưng có một sự thật phũ phàng chúng ta buộc phải biết, đó là: Ở đời, hầu hết người ta còn muốn khao khát hạnh phúc bằng cách sống trên đầu, sống ưu thế hơn so với người khác. Sự thật đó cũng không ngoại lệ so với đàn ông và đàn bà, ngay cả giữa chồng với vợ.

Lịch sử mấy nghìn năm trọng nam khinh nữ, cho đến tận ngày nay mặc dù bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu bước đầu, vậy mà người ta vẫn siêu âm thai nhi, để triệt hạ những thai nhi gái, đủ thấy thứ trọng nam khinh nữ vẫn còn dai dẳng đến mức nào?

Nhưng không chỉ có nam đòi ưu thắng nữ, như người Việt nói: “Gậy ông không bằng cồng bà”, nghĩa là phụ nữ cũng đòi chiến thắng đàn ông. Và chúng ta cũng buộc phải nhận ra một sự thực cận kề rằng: Nhân loại luôn khao khát chiến thắng, người ta thấy hạnh phúc khi chiến thắng kẻ khác, và ngay trong hôn nhân, khao khát đó cũng không hề bị loại ra rồi trở thành xa lạ.

Quả vậy, không phải lúc nào đôi lứa cũng được hoà âm song ca bài hạnh phúc. Chồng đang sẵn của lắm tiền, công danh tiến vù vù, bỗng nửa chừng “đứt gánh”, xuống dốc không phanh, lương hạ, tiền thưởng cũng hạ, rồi nhiều thứ khác rủi ro cứ theo nhau dạt vào cửa, vợ chịu khổ không quen, thế là lầu bầu tiếng to tiếng gắt. Chồng không chịu nổi lại giở võ cẳng chân, cẳng tay ra, thế là căn nhà chao đảo.



Vợ - chồng, gái – trai phải hoà thanh mới có hạnh phúc (ảnh minh họa)

Còn vợ thì, đang mặn nồng là thế bỗng mặt chồng cứ xị dài ra, hỏi tại sao thì biết rằng tại vợ muộn sinh con, lo không có con nỗi dõi, rồi chán đặt chân về nhà, suốt chiều đến đêm la cà uống bia với bạn cho xả nỗi buồn mong từ trong nòi giống.

Rồi được mụn con gái, đang gối ấm má kề rung rinh là vậy, đến khi có bầu đứa thứ hai bỗng gối chăn lạnh ngắt như tờ, mỗi khi chồng về nhà là đem theo những tiếng thở dài thườn thượt. Tiếng thở dài càng lớn hơn mỗi khi anh chồng nhìn bàn thờ rồi khấn: Lạy cụ kỵ, ông bà, con không sinh được con trai để nối dõi tông đường, thật là đắc tội!.

Sinh con được còn thế, còn những nàng không sinh được con ư, cuộc đời khác gì đồ phế phẩm, bị chàng ruồng rẫy ra mặt. Mỗi lần, chàng hắng giọng lấy điệu bộ nói: “Anh muốn nói chuyện với em” thì lại giật thót người, như thể chàng sắp bảo: “Anh cần phải lấy lẽ, kiếm thêm phòng nhì, hay phòng tam, để còn sinh con”.

Chúng ta đã bàn đến một sự thật tất yếu rằng: Nếu đôi lứa mà không biết hoà ái yêu thương thì không thể nào hạnh phúc! Mà đó chỉ là những tiếng đàn chênh, ngang trái và đau khổ.

Nhưng cuộc đời không thể cứ bình yên dọn sẵn sân khấu cho đôi lứa để hát song ca, mà người ta buộc phải đối mặt với biết bao thách thức ngang trái, khi đó tiếng đàn chênh đừng đánh thì hơn, đã thế nhiều đôi còn giật, néo cho đứt dây đi, thế là: Anh đường anh, tôi đường tôi/ Tình người đôi ta có thế thôi.

“Chồng bát còn có khi xô”, người Việt vẫn nói vậy, vợ - chồng không thể nào tránh khỏi xô xát, nhưng mỗi lần như vậy, người ta vẫn biết kìm nén, giữ mình, làm chủ thái độ, để tránh đổ vỡ.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Sau khi đàn sáo vênh – vang, đôi ta lại cùng hoà tấu lên bản tình ca chồng xướng, vợ tuỳ muôn đời hạnh phúc.
(Theo Hạnh phúc gia đình)

Em không làm thi nhân hay thi sĩ
Em chỉ làm tri kỷ của riêng anh :luv: :ôm:

Một Nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ :) Không cười thì lỗ ráng chịu nghen ^_*

User avatar
littlehoney999
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $112,012
Posts: 6798
Joined: 01 Aug 2007
Location: trên cành cây, nơi có tổ ong ^_*
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng littlehoney999 từ: pleikey

Return to Tuỳ Bút và Văn sáng tác



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 33 guests