Đám Cưới Việt Nam

Nơi chia xẻ với nhau những tâm sự, cảm xúc...trong cuộc sống hằng ngày

Moderators: littlehoney999, Ngươi vien xu, A Mít

Đám Cưới Việt Nam

Postby hieu80 » 11 Mar 2007

Phóng viên Đức viết về đám cưới Việt Nam

Phóng viên David Frogier de Ponlevoy của tạp chí Tấm gương (Đức) mới đây có bài viết về những gì được chứng kiến trong đám cưới ở Việt Nam - những phong tục hay và những thói quen mà người nước ngoài luôn phải đặt câu hỏi.

"Thời gian này, du khách nước ngoài đi chơi ở Hà Nội chớ có ngạc nhiên, nếu họ bắt gặp vài ba đám cưới cùng một lúc, thậm chí cả chục đám, vì đây là cao điểm của mùa cưới ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là ăn uống và kiếm tiền.

Vào dịp này, nếu du khách nước ngoài muốn chụp ảnh kỷ niệm trước Nhà hát Lớn có thể gặp khó khăn, vì không có chỗ do có quá nhiều khách tham dự đám cưới cũng đứng chụp ảnh. Mùa cưới ở Việt Nam rơi đúng vào thời gian tốt nhất để du lịch - từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, vì lý do thời tiết: Chẳng ai muốn cưới khi nhiệt độ lên tới gần 40 độ C và độ ẩm lên tới 96%.

Điều này dẫn tới rất nhiều đám cưới trùng nhau. Ngoài ra, nhiều người Việt Nam còn tin vào "ngày tốt" và "ngày xấu" cho đám cưới. Vì vậy, nếu người ta thấy một đám cưới ở Hà Nội thì có thể sẽ thấy ngay một vài đám cưới khác. Nhiều gia đình có truyền thống thích chụp ảnh chung với cô dâu, chú rể trước một khung cảnh đẹp. Cảnh được ưa thích nhất hiện nay là bậc thang của Nhà hát Lớn, một toà nhà đẹp, đồ sộ theo phong cách Pháp.

Trước đó ít hôm, lễ ăn hỏi, một nghi lễ truyền thống đã được tổ chức. Toàn bộ gia đình nhà trai tụ họp nhau để đến nhà gái trên một đoàn xe xích lô dài được bài trí trang trọng. Lễ ăn hỏi bao gồm trầu cau, bánh xu xê, mứt sen, chè... được đặt trong các tráp lớn để trao cho nhà gái. Năm chàng trai trẻ được trao nhiệm vụ bưng tráp với điều kiện còn là "trai tân" và xấu hơn chú rể. Bên nhà gái cũng có năm cô gái tân được phân công đón lễ của nhà trai. Ở Việt Nam, nơi những người cao niên được tôn trọng do ảnh hưởng của Khổng giáo và tục lệ tôn thờ tổ tiên, chỉ có cha, mẹ, ông, bà hoặc đại diện gia tộc được phát biểu tại lễ ăn hỏi. Bản thân đôi trai gái thì phải chờ bên ngoài, hoặc ngồi nghe.

Một đám cưới Việt Nam thường kéo dài từ mười một giờ rưỡi tới mười hai giờ rưỡi trưa. Sau đó, tất cả lại phải đi làm. Tại Việt Nam, trong những năm qua thường xảy ra tranh cãi gay gắt giữa các chủ công ty nước ngoài với các nhân viên, vì họ không muốn chấp nhận việc từ tháng 10 cho tới tháng 3, nhân viên của họ nhiều lần nghỉ trưa quá giờ vì bận đi dự đám cưới.

Đám cưới ở Việt Nam thường bao gồm tới hàng trăm thực khách, thông thường là khoảng 600 người, cũng không ít khi tới 1.000 người. Ai quen đều được mời. Vào mùa cưới, người Việt Nam rất ngại gặp lại người quen cũ đã lâu không gặp, vì sợ bị mời đi dự dám cưới. Nếu không phải là bạn thân thì những lời mời như vậy thường gây phiền hà và tốn kém.

Khách được mời tới dự đám cưới bao giờ cũng phải có quà mừng. Người ta rất thực dụng: Chỉ có tiền mừng là tiện, được gói trong phong bì, nhưng bên trên đề tên. Sau đó, tên và số tiền mừng của mọi người được ghi lại đầy đủ. Nếu sau này khách tổ chức đám cưới, họ mừng lại số tiền đúng như vậy. Đây là một vòng tuần hoàn lớn, rất có lợi đối với các gia đình đông con. Những giám đốc điều hành khôn ngoan thường mời cả cơ quan đi dự. Tại Việt Nam đã nổi tiếng câu chuyện một quan chức cao cấp ngành thuế, khi cưới con đã mời toàn bộ các công ty làm ăn khá giả ở tỉnh tới dự và kiếm lời rất lớn từ đám cưới này.

Mùa cưới cũng là dịp làm ăn của các ảnh viện. Xu hướng thời thượng quan trọng nhất của tầng lớp trung lưu mới là phải có album ảnh cưới. Mỗi quyển album nặng tới vài kilô, trong có ảnh chụp ở studio cũng như ảnh chụp ngoài trời. Những bức ảnh được lồng ghép với cảnh hoàng hôn giả, những hòn đảo thơ mộng, hoặc những vì sao lấp lánh... đương nhiên là các cô dâu trong các bộ váy cưới trắng kiểu châu Âu. Giá mỗi album từ 100 euro (2 triệu đồng VN) trở lên.

Ngành dịch vụ đám cưới đang phát triển mạnh. Việt Nam là một nước dân số trẻ. Mỗi năm có tới hàng triệu người tới tuổi kết hôn. Nguyễn Thanh Hằng, năm nay 40 tuổi, đã có 4 ảnh viện và dự định mở thêm một ảnh viện thứ năm. Mỗi năm, bà có tới 5.000 khách riêng tại một cửa hàng. Bà thuê tới hàng trăm nhân viên làm việc tại 4 cửa hàng. Việc trang điểm cho một cô dâu để chụp ảnh rất cầu kỳ, có thể kéo dài tới 3 giờ đồng hồ. Vào mùa cưới, các thợ ảnh phải làm việc cật lực, có khi từ 3 giờ sáng tới 8 giờ tối. Nhưng mùa hè thì khách vắng teo, khoảng 1/4 số nhân viên phải nghỉ việc.

Thị trường dịch vụ đám cưới ở Việt Nam còn phức tạp thêm, vì người Việt Nam còn tin là vào tuổi nào đó thì con gái "được tuổi" để cưới, tuổi nào đó thì không. Vì vậy, trước một năm "không được tuổi cưới", con gái phải chịu áp lực rất lớn để tìm cho được một "ý trung nhân", kẻo qua một năm nữa, lại có thể "nhỡ thì". Sau Tết, các đám cưới lại rộ lên cho tới khi trời trở nên nóng nực thì hầu như không còn một đám cưới nào nữa"./.

(TTXVN)
User avatar
hieu80
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $25,979
Posts: 198
Joined: 16 Feb 2006
Location: Mùa đông không tuyết
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng hieu80 từ: MuaThuDuoiMua, u gia, lehuutai, NgÆ°Æ¡i vien xu, popcorn123

Postby popcorn123 » 27 Mar 2007

uh, PC cũng thấy đám cưới bây giờ thực dụng quá, nên nó không còn đẹp như xưa nữa. Mỗi lần có ai mời đám cưới là moị người thấy rầu vì nhìu người mới quen sơ cũng mời :mh:. có nhìu đám cưới cô dâu chú rễ rất "khéo" mần ăn :lol: mời quá chừng mà ko có chỗ ngồi, rốt cuộc nhìu người bỏ về --> thành ra cưới giống như là làm ăn vậy :lơ:
Ta đi rong chơi trên con đường lấp lánh nắng
Ta đi rong chơi qua bao ngày tháng sóng gió...
User avatar
popcorn123
Cành Mít
Cành Mít
 
Tiền: $736
Posts: 53
Joined: 04 Dec 2006
Location: somewhere in the earth
 
 


Return to Tuỳ Bút và Văn sáng tác



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 15 guests