Lan Man Văn Nghệ: Lại Bàn Về Nhạc Sến

Nơi chia xẻ với nhau những tâm sự, cảm xúc...trong cuộc sống hằng ngày

Moderators: littlehoney999, Ngươi vien xu, A Mít

Lan Man Văn Nghệ: Lại Bàn Về Nhạc Sến

Postby Ngươi vien xu » 07 Nov 2006

LAN MAN VĂN NGHỆ: LẠI BÀN VỀ NHẠC SẾN
Dương Ngọc Lãng, Nov 03, 2006


Image
Ca sĩ Y Phụng

Cali Today News - Mấy tháng gần đây, có rất nhiều bài viết bàn luận về “nhạc sến” đăng trên các báo giấy và báo điện tử từ trong nước cho đến hải ngọai và các cây bút đều cố gắng đưa ra một định nghĩa rõ ràng đầy đủ về một lọai nhạc rất phổ biến và ăn khách. Bài viết này xin được một đóng góp vào câu chuyện lan man văn nghệ cho vui về “ nhạc sến”.

Theo mấy ông già giải thích thì chữ “sến” từ chữ “ Marie Seul” mà ra. Seul là tiếng Pháp, có nghĩa là một mình. Cách đây mấy chục năm, xã hội VN không coi trọng những người theo Tây theo Mỹ, lấy Tây, lấy Mỹ; chữ Me Tây, Me Mỹ ra đời thời điểm này. Và cái tên Marie Seul để chỉ một số người con gái với nhân cách không được nhiều người thích, Marie Seul đọc trại ra thành Marie Sến.

Những bài hát với âm điệu dễ nghe dễ hát, lời ca giản dị dễ hiểu và rất đời thường cùng với những câu vọng cổ được mấy cô gái bình dân trong các xóm nghèo, các hẽm nghe và hát làm cho một số người tự cho mình là văn minh hơn đám người kia và phán cho một chữ “sến” trong lời nói hay trong các bài báo thời đó.

Chính vì lý do này mà các giọng ca hay người sáng tác ca khúc hay thính giả bỗng nổi giận khi nghe nói là mình hát nhạc sến, viết nhạc sến hay đang nghe nhạc sến.

Trong thị trường ca nhạc của VN được chia ra hai lọai nhạc: nhạc xang (tôi gọi là nhạc xang) và nhạc sến. Chữ “xang” được đặt ra là để đối đãi với chữ “sến”, chứ không phải là “sang” (sang trọng), mà có người đã hiểu lầm ý của tôi mà sữa lại. Có một dạo người viết bài này cố dùng một chữ “ Nhạc mùi” để thay thế chữ nhạc sến nhưng không thành công vì chữ “mùi” không đúng lắm.

Khi bạn gặp một trung tâm băng nhạc để giới thiệu một tiếng hát mới thì được hỏi một câu ngắn gọn là “sến” hay “xang”. Cũng giống như khi dạy học trò hát, tôi hỏi là họ muốn đi theo con đường sến hay xang. Họ là những người trẻ không hiểu chữ “sến” và chữ “xang”. Tôi cho thí dụ là Hương Lan, Phi Nhung, Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Chế Linh, Trường Vũ, Quang Lê là “sến” và Khánh Hà, Khánh Ly, Thái Hiền, Tuấn Ngọc, Nguyên Khang, Trần Thái Hòa là “xang” thì họ hiểu ngay liền.
Ở thời điểm hiện tại, trừ mấy ông già xưa còn nghĩ theo nếp cũ chứ cá nhân người viết và một số bằng hữu hiểu chữ “sến” theo ý nghĩa mới. Sến ở đây có liên quan đến cây đàn sến, một nhạc cụ dân tộc với âm thanh sướt mướt, luyến láy, gần gũi với dân ca, với cải lương, bình dân…

Một số đặc điểm của nhạc sến như sau:

- Dễ hát, dễ nghe, dễ đệm đàn chỉ cần một hợp âm cũng đủ, nhiều lắm là 3 hợp âm. Trong khi đó nhạc xang thì có bài khó hát, lạ tai và đệm đàn đòi hỏi trình độ nhạc lý cao như bài Tình Ca (Phạm Duy) chẳng hạn, dù phổ biến nhưng người hát và ngừơi đệm đàn phải giỏi mới diễn tả được. Như bản Người Yêu Cô Đơn thì chỉ cần biết điệu Bolero và 3 hợp âm đơn giản là có thể đệm đàn thỏai mái.

- Lời ca của nhạc sến bình dân, dễ hiểu. “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành. (Người Yêu Cô Đơn). Còn bản Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) tuy dễ hát dễ đệm đàn nhưng lời ca quá bóng bẩy trừu tượng (Làm sao em biết bia đá không đau) nên không xếp vào nhạc sến.

- Nét nhạc gần gũi với cải lương, dân ca nam bộ. Tất cả những bản tân nhạc hát kèm với vọng cổ trong tân cổ giao duyên, hầu hết là nhạc sến.

- Cách hát luyến láy và diễn tả sướt mướt. Đây là một yếu tố rất quan trọng để hát một bài hát thuộc nhạc sến. Những ca khúc của Trúc Phương như Kẻ Ở Miền Xa, 24 Giờ Phép, Con Đường Mang Tên Em do Duy Khánh hát bằng giọng Huế luyến láy nghe rất mùi, rất ngọt.

Chính vì cái đặc biệt này mà có ca sĩ khi hát nhạc sến đã diễn tả quá mức làm cho người nghe khó chịu và phải thốt lên là “sến” quá. Ca sĩ Chế Linh thỉnh thoảng lâm vào trường hợp này.

Có đôi lúc chữ “sến” và “cải lương” đồng nghĩa. Trong đời sống hàng ngày thỉnh thoảng bạn bè phê bình nhau: “Sao hôm nay mày sến quá vậy, mày cải lương quá vậy?” như một lời trách yêu, một lời nhận xét vui vui khi thấy bạn mình hơi màu mè, làm dáng, khi đem tặng một bình hoa kèm theo một lá thư tỏ tình cho người yêu…

Chia tân nhạc ra làm 2 lọai nhạc xang và nhạc sến một cách tổng quát như trắng với đen, làviệc làm khó khăn vì nhiều lúc nó không trắng không đen mà là màu khác thì sao. Những chữ như bình dân, mùi, quê hương, dân ca chỉ là một trong những đặc tính của nhạc sến.

Ca sĩ tuy xếp lọai xang hay sến nhưng Duy Quang chuyên hát nhạc xang có một thời hát nhạc sến và Ý Lan mới đây đã hát nhạc của Lam Phương nghe cũng sến lắm. Hay là Hương Lan hát bản Tình Hòai Hương của Phạm Duy nghe đâu thấy sến.
Về nhạc sĩ thì Trúc Phương thuộc nhạc sến nhưng bản Chiều Làng Em hay Đò Chiều của ông đâu thấy sến mà lọai xang. Đức Huy thì lọai xang nhưng bản Đừng Xa Em Đêm Nay thì bạn cho là lọai nhạc xang hay sến? Lam Phương có nhiều nhạc sến nhưng bản Cho Em Quên Tuổi Ngọc thì rõ ràng là nhạc xang.

Như bản Bài Không Tên Cuối Cùng nếu bạn hát một cách sướt mướt, luyến láy thì nó sẽ ra sến, còn hát thẳng đơ theo từng nốt nhạc ghi thì sẽ không sến.

Nhạc sến có sến hay và sến dở và nhạc xang cũng có xang hay và xang dở. Để kết thúc bài này xin đưa ra ba bài hát nói về xóm nghèo lao động là Kiếp Nghèo (Lam Phương), Xóm Đêm (Phạm Đình Chương) và Phố Buồn (Phạm Duy). Bài thứ nhất là nhạc sến, bài thứ hai nữa sến nữa xang và bài thứ ba là nhạc xang.

Bản Kiếp Nghèo rõ ràng là phổ biến hơn hai bài kia vì dễ nghe dễ hát, dễ đệm đàn, mang âm hưởng gần gũi với giới bình dân hơn. Và người ta đã chế ra lời mới dựa trên câu nhạc của nó. Bản Xóm Đêm bạn không giỏi nhạc lý thì đệm đàn không đúng hợp âm và bản Phố Buồn thì chuyển cung phức tạp, phải xài nhiều hợp âm.

Mong là sau khi đọc bài này, những ai đó còn giữ thành kiến về chữ sến xin hãy suy nghĩ lại. Ngày xưa xã hội VN chê Me Tây Me Mỹ bây giờ Me Nam Hàn, Me Nhật, Me Đài Loan, Me Mã Lai, Me Đủ Thứ… Thời thế đã đổi.

Dương Ngọc Lãng
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: hoatimxua, MuaThuDuoiMua, Phi_Tien, VienDong

Postby Minh Chau » 07 Nov 2006

Bài viết hay, nhạc có nhiều thể loại và tùy theo ý người nghe mà họ phê phán, có một số người không làm được gì cả nhưng rất thích chê và chê.... :tt:
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 

Postby Ngươi vien xu » 08 Nov 2006

MC nói đúng đó- đối với những người hay chê thì tốt nhất là mình...đừng để ý tới họ, mà thường người làm được lại không chê ai cả thế mới nghịch lý
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 


Return to Tuỳ Bút và Văn sáng tác



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 32 guests