Nghĩ Về Nhạc Vàng - Huy Phương

Nơi chia xẻ với nhau những tâm sự, cảm xúc...trong cuộc sống hằng ngày

Moderators: littlehoney999, Ngươi vien xu, A Mít

Nghĩ Về Nhạc Vàng - Huy Phương

Postby Ngươi vien xu » 18 Oct 2006

Nghĩ về nhạc vàng
HUY PHƯƠNG, Oct 02, 2006
Từ năm 1954, sau khi đất nước bị chia cắt, Cộng Sản vào Hà Nội, vì nhu cầu chính trị đã mở chiến dịch thiêu huỷ văn hoá phẩm, đấu tố văn nghệ sĩ và đề ra một thứ văn hoá chỉ huy, theo đường lối của đảng Cộng Sản đề ra. Chính phủ miền Bắc đã xếp sách vở của Tự Lực Văn Đoàn, Hàn Thuyên vào loại sách uỷ mị, phản động, tiểu tư sản. Về âm nhạc, chế độ miền Bắc và cấm đoán tất cả nhạc phẩm của vùng tự do mà chúng quy góp lại thành một loại mà đặt tên là “Nhạc Vàng”.

Vì sao các cơ chế thông tin văn hoá trong chế độ Cộng Sản lại gọi thứ nhạc tình cảm trước chiến tranh là nhạc vàng? Tất cả loại nhạc tình cảm cá nhân và cả quê hương đó bị lên án là tiểu tư sản, lãng mạn, thậm chí là phản động, đồi truỵ. Nhạc sĩ chỉ còn viết lên được những lời nhạc ca tụng lãnh tụ, đảng và đường lối đấu tranh giai cấp thù hận của Cộng Sản. Các tác giả đi theo kháng chiến vì mạng sống, vì món nợ “tem phiếu” đã hoàn toàn lột xác, trở mặt với những tác phẩm đã viết nên bởi sự rung động trung thực của tâm hồn để bắt đầu viết nhạc qua các đơn đặt hàng, hay vì biểu diễn lập trường để khỏi bị nghi ngờ, bạc đãi. Những Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Hoàng Giác, Nguyễn Văn Khánh... đều phải đấm ngực thú tội trước Đảng và phủ nhận hoàn toàn những đứa con thương yêu sản xuất ra từ trái tim và tấm lòng của mình.

Cho nên suốt ba mươi năm từ khi bộ đội CS tiếp thu Hà Nội cho đến năm 1975, Bắc Việt chỉ có nhạc ca tụng Bác, Đảng, không có nhạc ca tụng mẹ cha, nhạc cho tình yêu đôi lứa, cho quê hương. Quê hương nếu có cũng chỉ là quê hương của sản xuất, thi đua. Những bản nhạc được yêu chuộng, phổ biến ngày trước chỉ còn được hát thầm trong giấc mơ, được nhớ lại trong cõi riêng của mỗi người, không dám bày tò, thổ lộ với ai, trước những con mắt rình mò của chính quyền, đồng chí hay láng giềng, bằng hữu.

Về màu sắc, vì sao miền Bắc dùng màu vàng để gọi nhạc tự do của miền Nam.

Báo Công An phát hành ngày 30/7/2006 cho rằng sở dĩ gọi nhạc vàng là vì “nhạc vàng gắn liền với chế độ cờ vàng ba sọc đỏ” và cho rằng loại nhạc này có khúc điệu (?) lê thê, rũ rượi và ca từ thì buồn thảm, bi quan và yếm thế. Điều này hoàn toàn sai. Chế độ Cộng Sản gọi loại nhạc này là “nhạc vàng” để phân biệt với “nhạc đỏ” mà chúng gọi là nhạc dân tộc. Màu vàng chính là màu đối nghịch với màu đỏ.

Những lãnh tụ Cộng Sản rất thích màu đỏ, từ ngọn cờ Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam đều lấy màu này làm nền. Nó mang ý nghĩa tham vọng chiến thắng nhưng cũng chứa đầy máu. Staline đã chôn 80% uỷ viên Trung Ương Đảng và cả triệu dân với tội danh phản động, tay sai đế quốc. Mao Trạch Đông trong các đợt cải cách ruộng đất, xây dựng nên chế độ Cộng Sản bằng cái chết của cả chục triệu nhân mạng. Hồ Chí Minh đã chôn bao nhiêu dân lành trong các đợt cải cách ruộng đất, đánh tư sản, đấu tố văn nghệ sĩ và giết anh em nhà nó trong thời kỳ xung đột Nga- Hoa. Cộng Sản và tư bản (hay tự do) đối nghịch nhau như nước với lửa, biểu tượng có thể nói thêm như màu vàng với màu đỏ. Trong khi chúng ta thường cho màu đỏ là màu tồi nhất nên có danh từ “cầm đèn đỏ”, như ngày xưa chúng ta vẫn nhớ là trên cái toa xe lửa cuối của đoàn tàu luôn luôn có một treo một ngọn đèn đỏ để cho người ta biết đó là toa xe cuối cùng. Không hiểu tình nết con nhà Cộng Sản ra sao mà họ thích màu đỏ đến thế? Hết “ Chữ Thập Đỏ” rồi đến “Lưỡi Liềm Đỏ”. Có mỗi cái công trường cũng đặt tên là “Công Trường Đỏ”.

Màu vàng của dân tộc Việt Nam thường dùng cho Hoàng Gia, tức là nhà vua. Dưới triều Nguyễn, dân chúng không được mặc y phục màu vàng. Màu vàng được tôn trọng, cho nên người về đầu của một cuộc thi như đua xe đạp thì vinh hạnh được mặc áo vàng như Lê Thành Các ngày xưa trong vòng đua Đông Dương ngày trước hay Floyd Landis về đầu, mặc áo vàng trong vòng đua quanh nước Pháp năm 2006.

Không hiểu vì sao chế độ Cộng Sản lại ghét cái màu vàng đến thế, phải chăng đó là màu vàng của Hoàng gia phong kiến, hay màu vàng là màu tương phản của màu đỏ, để đến nỗi đặt tên cho một thứ nhạc mà chế độ không thích là nhạc vàng. Điều mâu thuẫn là Cộng Sản ghét màu vàng mà lại vẽ một ngôi sao vàng lên nền cờ máu.

Nhà cầm quyền cộng Sản còn cho rằng bản chất của nhạc vàng là uỷ mỵ, buồn thảm nên sau tháng 4-1975, loại nhạc này bị loại bỏ khỏi đời sống của dân chúng. Điều này lại hoàn toàn sai. Loại nhạc tình cảm tóm thâu trong hai tiếng nhạc vàng chỉ bị giới cầm đầu ngành thông tin văn hoá Cộng Sản loại trừ, chứ không bao giờ ra khỏi đời sống của dân chúng, có thể xác định rằng ở cả hai miền Nam Bắc. Những bài hát “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng”, “Bác cùng Chúng cháu Hành Quân” được “cầm càng” bởi những cán bộ thông tin văn hoá, do những văn công, bộ đội, trẻ con hay đám tù tội bắt buộc hò hét đã qua rồi. Những “Dưới Bóng Cây Kơ-Nia” hay “Tiếng Chày Trên Sóc Bam Bo” cũng phải xếp xó, vì không ai buồn nghe.

“Nhạc Vàng” trở thành quý giá nâng niu, để so sánh với loại nhạc hò hét gây căm thù, ca tụng Đảng, Bác, nghe đến độ nhàm chán, “nổi da gà”. Bằng chứng là sáu tháng 4-1975, trong số chiến lợi phẩm bán ra tiền, quý giá chưa bao giờ dân miền Bắc được nắm, sờ tới, có cả lô băng cassette nhạc vàng được đem về “hậu cứ” đã làm cho dân chúng miền Bắc nghe đi nghe lại không chán, và đã thuộc lòng. Từ đó, phải nói là âm nhạc miền Bắc cũng theo miền Nam có biến đổi từ từ để thay thế loại nhạc “đỏ” khó tiêu thụ. Gần đây nhạc bên nhà còn vàng hơn thời kỳ vàng nhất nữa, nhưng vẫn được không xếp vào loại nhạc vàng cấm đoán.

Sau năm 1954, tất cả loại nhạc không do cán bộ, văn công miền Bắc, không có chủ đề ca tụng Đảng, Bác, ca tụng chính sách của nhà nước đều gọi là “nhạc vàng”. Sau khi tiếp thu miền Nam vì xu thế thưởng ngoạn của dân chúng trong thời bình, nền nhạc “đỏ” đã tàn rụi theo chế độ bao cấp mà chuyển mình sang loại nhạc có tình cảm đôi lứa, quê hương. Tuy nhiên, nhắm mục đích triệt hạ âm nhạc của miền Nam trước kia, mà hai triệu đồng bào hải ngoại đã yêu thương mang theo, ảnh hưởng rất nhiều tại thị trường âm nhạc trong nước, các “cơ quan thông tin trấn áp” đã gán ép thêm định nghĩa nhạc vàng là loại nhạc có nói tới lính, lính VNCH. Chính quyền đã không hài lòng với những bản “nhạc vàng” được các hãng băng dĩa tư nhân hay cả quốc doanh như Hiệp hội Công Nghiêp Ghi Âm Việt Nam (RIAV) phát hành đều có những nhạc khúc đúng thị hiếu quần chúng như “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật”, “Lính Dù Lên Điểm”, “Những Đốm mắt Hoả Châu”.

Mặt khác cũng là nhạc tình cảm đôi lứa, quê hương mà nhạc của trong nước hay nhạc của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy (hạn chế) thì lại được xếp vào một loại khác.
Hiện nay trong nước có nhiều website tư nhân và nhà nước đều đầy dẫy những bản nhạc mà Cộng Sản lên án là nhạc vàng có chất lượng cao mà người nghe có thể “down load” xuống một cách dễ dàng, điều này nhà nước không thể phân loại và cấm đoán được, vì đó là nhu cầu tình cảm và cả nhu cầu chính trị của toàn dân Việt từ Nam ra Bắc nữa

Nhà cầm quyền Cộng Sản muốn điên lên nhất là sau khi các hãng băng nhạc hải ngoại mà chúng gọi là của “người Việt phản động” đã đề cao hình ảnh người lính VNCH của một thời giữ nước, đã được đồng bào trong nước thương yêu đón nhận nhiệt tình, dù là lén lút , theo dõi, ngậm ngùi nghe lại những ca khúc của một thời. Về danh từ “nhạc vàng” hải ngoại cũng đã tự nhận coi như niềm vinh dự, hãnh diện của một giòng nhạc đã sống động và xuyên suốt, đi vào lòng người trong bao nhiêu năm (1954-1975), loại nhạc mà lâu nay các bộ máy thông tin tuyên truyền trong nước vẫn có thành kiến thù nghịch coi là nhạc xấu.

Chính trị chỉ nhất thời, hiện nay nhiều thần tượng, chủ nghĩa đã bắt đầu đi vào quên lãng, văn hoá sẽ còn mãi mãi, nền âm nhạc mà trong nước gán ép cho là “nhạc vàng” đã sống gần nửa thế kỷ nay và sẽ con tiếp tục sống, vì đó là con người thật, tâm tình thật, dù cho bị bao nhiêu miệng lưỡi gọi là uỷ mỵ, mất nước – theo định kiến chính trị, văn nghệ chỉ huy của chế độ Cộng Sản.

Cho đến nay, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, những nhạc khúc tiền chiến, mà trước thời “chiến tranh chống Mỹ, giải phóng miền Nam”, miền Bắc đã xếp vào loại nhạc vàng hiện nay vẫn còn sống đậm nét trong tâm hồn người Việt cả hai miền Nam Bắc, không như các 1oại nhạc “đỏ” (sáng tác theo nhu cầu “đấu đá”, căm thù) đã tàn lụi nhanh chóng với thời gian. Cũng như trong những tác phẩm nghiên cứu văn học Việt Nam được xuất bản dưới chế độ Cộng Sản trong suốt thời gian ba mươi năm trở lại , đã không hề nhắc đến sự hiện hữu của một nền văn học tự do, phong phú và đầy nhân bản của miền Nam trước đây. Ngay cả trong một địa hạt chuyên môn về ngôn ngữ, các nhà soạn tự điển, cũng giải thích, đem vào những ví dụ căm thù, lăng mạ không cần thiết, sai chỗ, mỗi khi cần giải thích một từ trong đó. Làm văn hoá kiểu đó là văn hoá ngu dân, nhất thời và có tội với dân tộc. Tưởng các nhà “làm văn hoá” hiện nay tại Việt Nam, nên sớm tỉnh ngủ, nếu không muốn thời đại Tố Hữu, ngự sử ”tiền trảm hậu tấu” với bàn tay dính máu sống lại.

Tôi xin trích đẫn câu nói tha thiết của nhà văn Võ Văn Trực, tác giả “Chuyện Làng Ngày Ấy”, cũng là tâm huyết chung của những người yêu nước:“Chúng ta cùng chung tay đẩy lùi và xoá sách mọi sai lầm ấu trĩ, cùng vun trồng nền văn hoá Việt Nam hiện đại được bắt rễ sâu trong truyền thống bốn nghìn năm của dân tộc.”
9/06
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: sau rieng, Minh Chau, Hoami, huy_theman, thuyai

Postby Hoami » 25 Oct 2006

Bài viết thật hay đó NVX , cám ơn NVX đã đăng bài nầy lên và gởi lời cám ơn đến tác giả Huy Phong nhé.
User avatar
Hoami
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $1,273
Posts: 631
Joined: 24 Apr 2006
 
 


Return to Tuỳ Bút và Văn sáng tác



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 8 guests