Một Đời Sống Không Căng Thẳng

Nơi chia xẻ với nhau những tâm sự, cảm xúc...trong cuộc sống hằng ngày

Moderators: littlehoney999, Ngươi vien xu, A Mít

Một Đời Sống Không Căng Thẳng

Postby Thanh Tran » 26 Sep 2006

Hiện nay, có rất nhiều người cho rằng họ đang sống trong một đời sống quá căng thẳng vì phải chạy đua với thời gian cho dù họ không muốn, hoặc không có ý muốn tạo ra nó.

Người Mỹ khi gặp mặt nhau hay hỏi thăm “How are you?” (bạn thế nào, có mạnh khỏe không?) Và câu trả lời thông thường là: “Fine” - Khỏe. Thế nhưng, bây giờ thì người ta nghe thấy những câu trả lời đại loại như “bận quá” hay “bận như điên”.

Thật ra cái lối sống bận rộn này diễn ra một cách âm ỉ và có vẻ như khó tránh được phải không bạn? Thế thì chúng ta phải làm sao để đối phó với nó đây? Chẳng lẽ không có cellphone nữa? Từ chối việc lái xe chạy đưa con đi đánh banh, học nhạc hay luyện thi SAT? Không cắt cỏ nữa? Không dọn dẹp nhà cửa hay tham dự mấy buổi gặp mặt hỗ trợ bệnh nhân bị bệnh ung thư vì không còn thì giờ nào hết cả! Chẳng lẽ lại nói không với cô chủ khi cô ta giao thêm việc vì sở làm thiếu nhân viên do một số người mới bị nghỉ việc?

Thế nhưng chúng ta cũng biết rằng, đời sống bận rộn quá sẽ làm hại chúng ta mà thôi! Nó sẽ gây ra sự căng thẳng và làm cho chúng ta mất sự kiểm soát chính cuộc đời mình, gây ra bệnh tật, tạo nên những lầm lỗi hay tai nạn, khiến cho những người lễ độ trở nên khó chịu và trên hết mọi điều là làm giảm hạnh phúc của đời sống.

Một bài báo của Bác Sĩ Tâm Lý Edward M. Hallowell trên tờ Ladie's Home Journal sẽ hướng dẫn cho chúng ta những phương cách để giảm bớt căng thẳng.

Ông Hallowell nói rằng những người bận rộn và đa đoan công việc nghĩ rằng giải pháp hay nhất cho vấn đề này là xếp đặt mọi việc cho có trật tự. Có một vài người cho biết việc tổ chức một chương trình ngăn nắp cho đời sống mang lại kết quả tốt cho họ. Thế nhưng, việc sắp đặt đời sống cho trật tự hơn vẫn không phải là giải pháp hay ho nhất để giảm sự căng thẳng. Giống như một người mập phì xuống cân rồi mà vẫn cảm thấy đau khổ. Nghĩa là, cho dù bạn nghĩ là mình kiểm soát được đời sống mình vì có óc tổ chức, bạn vẫn cảm thấy căng thẳng vì có quá nhiều công việc phải hoàn tất như thường.

Theo ông Hallowell thì cái cảm giác mất tự chủ chỉ có thể biến mất đi một khi bạn thay thế nó bằng một thái độ hay cảm xúc lạc quan. Những liên hệ có ý nghĩa sẽ giúp bạn quên bớt đi những bận rộn và lo âu của đời sống. Bạn nên chọn một sự liên hệ nào đó mà bạn cảm thấy có ý nghĩa cho chính mình: có thể là người nào đó, nơi chốn để đi đến, sinh hoạt thể thao hay âm nhạc, thú vật, hướng về tâm linh, hội họa, đan móc, làm thủ công và nuôi dưỡng chúng một cách bền bỉ.

Vấn đề là làm sao với một thời khóa biểu bận rộn của đời sống mà bạn vẫn dành thì giờ đến thăm viếng ông bà, vẫn đi uống cà phê với bạn, đi chơi xa vào cuối tuần với người bạn đời, tập thể dục? Thế nhưng việc chọn lựa và thực hiện chúng được hay không mới là vấn đề để nói tới ở đây phải không bạn?

Những lời hứa hay cam kết với chính mình cũng giống như những đóa hoa ở trong ngôi vườn của bạn, nếu bạn trồng quá nhiều thì chúng sẽ không phát triển một cách mạnh mẽ và tươi tốt. Thế cho nên bạn phải chọn một số trong này bằng cách cho phép mình bỏ bớt đi một số liên hệ nào đó gồm có cả con người và sinh hoạt.

Thật vậy, bạn phải chọn một số người để liên hệ mà thôi bởi vì bạn không thể có thì giờ cho tất cả bạn bè và người quen. Một khi cái số người liên hệ này quá rộng lớn thì bạn sẽ không còn thấy vui thích nữa mà chỉ còn lại sự mỏi mệt. Việc chọn lọc những người để liên hệ có vẻ làm bạn trở thành một người khó tính, thế như trên đường dài thì lại làm cho mọi người được thoải mái và vui vẻ hơn.

Cho dù đời sống của bạn có vẻ bận rộn và căng thẳng đến cỡ nào đi nữa, sau đây là những bước bạn có thể áp dụng để tạo thêm thời gian và thư giãn.


1/ Dứt bỏ những gì làm cho bạn mất thì giờ


Sống trong một thế giới điện tử như bây giờ, hầu hết mọi người đều bị bệnh mê say dán mắt vào những cái màn ảnh như TV hay computer. Mỗi đồ vật này có vẻ như giúp bạn để nới rộng sự giao thiệp, mở mang kiến thức thế nhưng chúng cũng dễ chiếm mất những thì giờ quý báu mà bạn có thể dành cho những chuyện khác có ý nghĩa hay các sự liên hệ giá trị hơn.

Khi con bạn đã đi ngủ, việc nhà đã xong xuôi, hoặc bạn sẽ dán mắt vào màn ảnh TV để xem một phim truyện nào đó, hoặc sẽ ngồi trước cái máy computer mà thật ra không phải để thưởng thức mà chỉ vì bạn không dứt chúng ra được.

Bạn hãy cố tìm ra một việc gì khác để bỏ thói quen này đi. Chỉ có bạn mới là người biết thói quen xấu để thay đổi thái độ, hành động và môi trường mình đang sống trong đó. Thí dụ như vặn đồng hồ báo cho bạn biết là thời gian bạn dùng computer đã quá một giờ đồng hồ rồi và bạn nên đứng dậy đi làm việc khác.


2/ Soạn thảo kế hoạch


Ða số chúng ta thường muốn làm nhiều việc trong một lúc và khó mà hoàn tất chúng một cách hoàn hảo.

Có phải đôi khi có một ý tưởng nào đó chợt lóe ra trong đầu bạn làm bạn miên man suy nghĩ về vấn đề đó và không chú tâm vào việc mình đang làm không? Thí dụ như đang lái xe hay đang nấu ăn, tự nhiên nhớ đến món quà sinh nhật bạn quên mua hay là cái bill tiền điện bạn chưa trả. Thế là bạn lo âu và lái xe loạng quạng hay bỏ nhiều muối quá vào món cà ri đáng lẽ xuất sắc của bạn.

Việc bạn cần làm ngay để giải quyết mấy cái ý tưởng “vụt đến không biết từ đâu” này là nhắc bạn thực hiện điều đó vào lúc nào và ra sao. Chứ không phải chỉ tự hứa suông là mình sẽ lo chuyện đó sau một cách không rõ ràng. Có như thế bạn mới có thể vơi đi những lo âu được.


3/ Thắng sự hối tiếc


Cho dù nhiều khi trong một ngày bạn chạy lui chạy tới để lo cho xong một công việc đáng lẽ cần đến cả hai ngày để hoàn tất, vậy mà nhiều khi bạn vẫn còn hối tiếc là phải cho mình có thì giờ để làm hơn vậy nữa. Cũng giống như những cảm xúc đau khổ khác, suy nghĩ này không giải quyết được gì cả, bởi vì bạn biết thừa đi rằng làm vui lòng tất cả mọi người, hay hoàn tất mọi sự việc là điều khó có thể thực hiện vì thời giờ và sức người chỉ có giới hạn.

Bác Sĩ Hallowell đề nghị chúng ta nến giới hạn những gì mà mình muốn thực hiện. Dành thì giờ cho việc gì quan trọng nhất và nếu bạn cảm thấy ân hận vì không làm được việc gì khác thì hãy nhớ rằng nếu ôm đồm quá nhiều, bạn sẽ không làm việc gì ra hồn cả vì không chú tâm vào việc đó 100%. Bạn sẽ tự làm cho mình căng thẳng, mất kiên nhẫn và không có hiệu quả.

Lập ra một số điều lệ về những sinh hoạt nào mình có thể tham gia hay không. Chẳng hạn như bạn sẽ tự cho phép mình chỉ tham dự một hội thiện nguyện mà thôi. Mình sẽ dành thời giờ buổi tối cho gia đình hay cho chính mình mà thôi như đọc sách, nghe nhạc, tâm sự với người bạn đời hay thăm hỏi con cái. Sẽ gọi điện thoại thăm hỏi cha mẹ hai lần một tuần vào tối Thứ Hai hay Thứ Sáu trong tuần.


4/ Sống ngăn nắp


Giữ cho nhà cửa và phòng làm việc thứ tự và ngăn nắp có thể giúp bạn làm việc dễ dàng hơn, thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn trở nên một con người không biết uyển chuyển cho phù hợp với tình thế.

Khi mà trước mắt bạn là mấy đống giấy tờ bừa bộn, nhà cửa vô trật tự thì dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy khó chịu, do đó, nên xếp đặt chúng cho ngăn nắp thì bạn sẽ dễ làm việc và bớt cau có hơn.


5/ Làm những việc mà mình thích bất cứ khi nào mình có thể thực hiện chúng


Sự vận động khiến cho ý tưởng được tập trung và làm cho những bắp thịt được thư giãn. Khi người ta làm một việc gì họ thích thì họ thường hoàn tất việc đó dễ dàng và có kết quả hơn. Trái lại, một người sẽ từ chối một công việc mà họ không làm giỏi. Thế cho nên, bạn chỉ nên nhúng tay vào việc gì mà thứ nhất bạn thấy thích, thứ hai vì thích cho nên bạn hay làm. Thứ ba, vì hay làm việc ấy thường xuyên nên bạn trở nên giỏi. Thứ tư, vì làm giỏi hơn nên bạn càng thích thực hành để hay hơn nữa. và sự thúc đẩy làm việc này khiến bạn sẽ chú tâm vào những khía cạnh khác của đời sống. Ý tưởng của bạn sẽ trở nên sắc bén hơn và trong sáng hơn, nhờ vậy bạn có thể đối phó với những đời hỏi của thời khóa biểu bận rộn trong một ngày của bạn.


6/ Hãy chậm rãi lại một chút


Bạn vẫn hay bắt đầu một ngày của mình bằng sự mất kiên nhẫn, bạn nôn nóng khi phải chờ đợi rút tiền ở ngân hàng hay dừng xe ở ngã tư. Bạn khó chịu khi thấy một người nào đó nói quá chậm. Bạn ghét người bồi bàn vì anh ta không nhanh nhẹn, cho dù bữa ăn chính là lúc mà người ta dành thì giờ cho nhau để nói chuyện, chứ không phải chỉ để ăn uống. Hình như càng ngày sự nhẫn nại càng trở nên khó khăn hơn trong đời sống hiện tại, trong khi chính sự kiên nhẫn giúp bạn suy nghĩ chín chắn hơn.

Hãy dừng lại và tự hỏi chúng ta là “tại sao phải vội vã và việc gì làm cho bạn vội vã?”

Bạn chạy khắp mọi nơi rất nhanh, cố gắng hoàn tất mọi thứ trong một thời gian ngắn khiến cho bạn không thể làm một việc gì cho thật tốt đẹp cả, trái lại, chúng còn làm cho bạn khổ sở và căng thẳng nữa.

Hãy nên nhớ rằng sự vội vã chính là kẻ thù của bạn. (Y.T.)

(st)
<=====T=====>


.oOo.oOo.oOo.oOo.oOo.oOo.oOo.


d(^_^)b


╔╗╔╗╔══╗╔══╗╔══╗╔╗╔╗
║╚╝║║══║║══║║══║║╚╝║
║╔╗║║╔╗║║╔═╝║╔═╝╚═╗║
╚╝╚╝╚╝╚╝╚╝ • N E W Y E A R 2 0 1 2
User avatar
Thanh Tran
Sơ Mít
Sơ Mít
 
Tiền: $32,334
Posts: 875
Joined: 24 Sep 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Thanh Tran từ: Saigonian, Minh Chau, indochine, NgÆ°Æ¡i vien xu, co don, huy_theman, VienDong

Postby Ngươi vien xu » 29 Sep 2006

bài hay ! NVX cũng có đọc đâu đây và cố gắng thực hiện nhưng thực hiện được bao nhiêu % là chuyện khác :tt:

cảm ơn Thanh post bài
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 


Return to Tuỳ Bút và Văn sáng tác



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 6 guests