Tôi Đi Mỹ

Nơi chia xẻ với nhau những tâm sự, cảm xúc...trong cuộc sống hằng ngày

Moderators: littlehoney999, Ngươi vien xu, A Mít

Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 12 May 2014

Những mẩu chuyện tôi viết thường là hư cấu, nếu có sự trùng hợp nào chỉ là ngoài ý muốn______________________

TÔI ĐI MỸ (1)
Bất ngờ!
7 người chúng tôi, gồm 3 anh em thiệt và 4 người ghép được mời lên Sở Ngoại vụ, sau khi sơ vấn thì đúng 1 tuần sau được phỏng vấn.
3 anh em ruột chúng tôi ai cũng lo lắng, hồi hộp, căng thẳng nhưng 4 người ghép dường như tỉnh bơ, thoải mái, có lẽ vì họ đã quá quen những cuộc phỏng vấn như vậy. Rớt kỳ này, kỳ sau họ ghép tiếp với hộ khác...

Tiếng loa vang lên mời chúng tôi lên lầu phòng số 7. Lồng ngực tôi tim đập mạnh như sắp sửa phải ra tòa mà phần thắng thua hoàn toàn chưa biết, phó mặc cho may rủi!

Vào phòng sau các thủ tục thông thường như chào viên chức phỏng vấn người Mỹ, giơ tay thề nói sự thật..

Qua lời người thông dịch viên, bắt đầu viên chức Mỹ phỏng vấn từng người. Tôi là người làm toàn hộ hồ sơ từ A đến Z, tôi cảm thấy cũng có hy vọng vì hồ sơ là do các cơ quan thiệt- làm thiệt chứ không có giấy tờ giả.
Tôi chỉ đủ sức làm hồ sơ tại địa phương còn mọi việc quan hệ với Sở Ngoại vụ tôi phải phó mặc cho người dịch vụ mà thường được gọi nôm na là "cò dịch vụ", những người này có rất nhiều, họ thường lảng vảng quanh Sở Ngoại vụ để móc nối.

Điều mà tôi lo nhất là nếu tách từng người mà phỏng vấn thì rớt là cái chắc vì ngoài 3 anh em tôi ra, 4 người kia chỉ mới tập trung cùng 3 anh em tôi có 2 hôm để "học" về hoàn cảnh gia đình và chuẩn bị trả lời các câu hỏi do "cò dịch vụ" dạy.

Nhưng không, rất là bất ngờ, viên chức Mỹ phỏng vấn rất hiền lành và dễ thương. Ông ngẫu nhiên hỏi từng người, mỗi người vài ba câu rất bình thường không có gì là khó trả lời, như "ba đi cải tạo mấy năm", "ở nhà làm nghề gì để sống", "mấy anh em có ở chung nhà với nhau không" "tại sao mẹ không làm hồ sơ đi chung"...

Mấy câu như thế chúng tôi có chuẩn bị trước nên trả lời trôi chảy. Tôi thấy cứ mỗi lần xong một người chuẩn bị qua hỏi người khác, ông lấy cây bút đánh dấu chữ X ngay trước tên người mới được phỏng vấn, người thông dịch khẽ đưa mắt ra hiệu cho chúng tôi biết là người đó đã được chấp thuận!

Không cần người thông dịch tôi cũng biết vì tôi có vài...tài vặt, lăn lộn làm việc hơn 20 năm với hàng trăm cơ quan buộc tôi phải đoán được người viết đối diện với mình đang viết gì dù có khi tôi ngồi cách xa tới 2 mét.

Lần lượt 7 cái dấu X được Ông đánh dấu thông qua!
Ôi Trời ơi! con xin cảm tạ Ngài! Lòng tôi hoan hỷ, lâng lâng, lai láng, nhưng vẫn giả vờ làm mặt tỉnh.

Trời ơi, chút xíu nữa sẽ có 7 cái thẻ IOM được cấp. Cầm cái thẻ IOM tức International Organization For Migration. Có được cái thẻ này tương đương với cái vé máy bay để ra nước ngoài, các vấn đề khác chỉ là thủ tục và thời gian thôi, trừ một số ít trường hợp trục trặc như sức khoẻ có vấn đề về phổi, hay có ai kiện cáo...

Vượt biên bằng đường biển là dễ nhất chỉ cần có ít vàng đóng cho chủ tàu rồi leo lên ghe hay thuyền ra khơi nhưng bù lại cực kỳ nguy hiểm. Đã có mấy trăm ngàn người bỏ xác dưới lòng đại dương do bão táp hay hải tặc.

Còn kiểu "vượt biên" như tôi tuy đàng hoàng bằng máy bay nhưng bù lại lúc làm hồ sơ thì gian lao và khó khăn gấp hàng trăm lần những người đi HO mà giấy tờ đầy đủ.

Viễn cảnh sẽ được đi Mỹ sau 7 tháng mà ngày nào cũng đi vài chục cây số chạy giấy tờ với hàng chục cơ quan nay đã thành sự thực! Tôi nắm chặt hai bàn tay khẽ bóp qua bóp lại, rồi lại... bóp bắp đùi xem mình đang tỉnh hay mơ! Trời ơi sao dễ dàng thế! Biết thế tôi làm cho hết mấy anh em phải bỏ lại!

Đang suy nghĩ với những viễn cảnh huy hoàng xán lạn tươi đẹp của ngày sắp tới. Viên chức phỏng vấn đã gấp tất cả các loại giấy tờ để chỉ còn lại 1 tấm bìa trong đó có 7 cái tên được đánh dấu X, tức đã được chấp thuận.

Chỉ còn chờ 1 câu nữa thôi "Gia đình ông đã được phái đoàn Mỹ chấp thuận" là kết thúc, chúng tôi sẽ xuống lầu, chờ chừng 1-2 tiếng để lấy thẻ IOM, hồi đó thẻ IOM làm ngay trong Sở Ngoại vụ, (sau này mới chuyển qua 123 Phạm Ngọc Thạch). Coi như chúng tôi đang bước một chân lên...máy bay. Hix hix!
Image
Bỗng viên chức Mỹ lên tiếng:
- Ai là Đặng đình Quốc?
Quốc là em ruột tôi, hàng thiệt, tưởng gì chớ vàng thiệt đâu sợ lửa! Hix
nếu mà kêu 4 người ghép kìa mới sợ!
- Chứng minh nhân dân ông làm ở cơ quan nào?
- Dạ, làm ở Công an Tỉnh Đồng Nai
- Hộ chiếu ông làm ở đâu?
- Dạ, làm ở Cục xuất nhập cảnh Đồng Nai.
- 2 cơ quan đó là một hay khác nhau?
- Dạ, 2 cơ quan đó hoàn toàn khác nhau.

- VẬY TẠI SAO 2 TẤM HÌNH TRONG CHỨNG MINH NHÂN DÂN VÀ PASSPORT LẠI GIỐNG NHAU??

Em tôi đứng như Từ Hải chết đứng, biểu thị trạng thái đứng đờ ra của con người khi bị tác động đột ngột, không ứng xử kịp, nhất là trước những niềm vui nỗi buồn, sự đau khổ bất ngờ.

Chỉ có tôi là người duy nhất biết rõ sự việc tại sao.
Tôi lên tiếng:
- Thưa Ông, cho tôi giải thích vì tôi là người làm hồ sơ.
Nhưng viên chức Mỹ không trả lời, Ông chỉ lắc đầu, không nói.

Tim tôi muốn ngừng đập khi thấy Ông cầm cây bút xoá- TỪ TỪ BÔI TRẮNG ĐÈ LÊN 7 CÁI DẤU X!!!

Phải chi ngay từ đầu Ổng đánh rớt luôn đi thì đỡ tiếc và tức, còn đây Ổng cho người ta bước một chân, rờ vào tay nắm của cánh cửa máy bay xong Ổng kéo xuống!

Giấc mộng đi Mỹ tan tành... dã man na ná như... ngày sụp đổ 30 tháng 4!

NVX ĐNH

30/4/2014
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: giamchua, pleikey, florida80, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ (1)

Postby pleikey » 12 May 2014

Pleikey đang chờ phần 2 :cười:
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,652
Posts: 5902
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: Ngươi vien xu, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ (1)

Postby Ngươi vien xu » 15 May 2014

Tôi đi Mỹ (2)
Mối quan hệ
Hè 1980, một anh Công an ăn mặc chỉnh tề, vai đeo quân hàm thiếu úy, chân đi giày, đầu đội mũ, tay xách cặp táp, tuổi rất trẻ cỡ chỉ bằng hay hơn tôi 1, 2 tuổi.
Anh dựng chiếc xe Vespa ngay ngắn xong đi vào trong HTX, tôi đang bận tối mặt... chúi mỏ huấn luyện cho Xã viên đa số là nữ!

Một nhân viên của tôi nói:
- Anh Hòa, có ông Công an kiếm..
Tôi ngạc nhiên, HTX thì có gì mà Công an kiếm. Tôi vuốt sơ lại quần áo và tiến ra. Anh chào tôi trước. Sau khi mời anh ngồi, anh lên tiếng:
- Hôm nay tôi được đơn vị cử lên HTX Chiến Thắng của anh công tác. Tôi có thể làm việc với anh được chứ?
Nói xong anh móc trong cặp tờ giấy giới thiệu mới toanh. Nhìn tiêu đề trái tờ giấy tôi rất ngạc nhiên:
Bộ Công An
Trường Giáo Dục Xuân Tâm....
Giấy giới thiệu ghi rõ cử "đ/c Lê đến quan hệ công tác với HTX."

Tôi chậm rãi bảo:
- Vâng, tôi là Phó chủ nhiệm phụ trách kỹ thuật, anh chủ nhiệm hôm nay đi vắng, tôi có thể giải quyết công việc nếu trong quyền hạn.
Bỗng anh nói lớn:
- Anh là Hòa phải không?
-Sao anh biết?
- Tôi có coi báo Đồng Nai có chụp hình anh đoạt giải nhất bàn tay vàng hội thi ngành tiểu thủ công nghiệp Tỉnh. Anh đúng là người tôi cần gặp.
- .... ..... ....
Lê, tên anh thiếu úy vào đề:
- Trường tôi thuộc Bộ Công An, là nơi các trẻ em phạm pháp phãi bị giữ ở đó vì các em chưa tới tuổi trưởng thành để ra toà xét xử. Các em ngày được học 1 buổi, còn 1 buổi phải lao động, mục đích chính của lao động là tạo tay nghề cho các em hầu sau này khi trở về có nghề nghiệp sinh sống.
Bởi vậy, hôm nay tôi được cử liên hệ với các anh trong HTX xin hỗ trợ chúng tôi dạy nghề mây tre lá cho các em. Tôi nghĩ ít nhất cũng phải cả tháng.
Tôi hứa là sẽ bàn bạc và trả lời anh vào hôm sau, nhưng vừa lúc đó anh chủ nhiệm về tới.
Anh vui vẻ bàn bạc với tôi và quyết ngay:
- Hòa, HTX mình cần "bung" ra thêm nhiều tay nghề vì từ giờ đến cuối năm hợp đồng với Baratex còn rất lớn, không khéo không kịp chỉ tiêu. Anh đề nghị Hòa cứ lên trường Xuân Tâm dạy trên đó, ở nhà mấy em khác sẽ thay Hòa được mà.

Thế là hôm sau tôi xách 1 túi nhỏ có 2 bộ quần áo, và ít dụng cụ cá nhân bàn chải, kem đánh răng... nhưng chủ yếu là mấy chục ký lá buông, sống lá, và những cái khung... để huấn luyện đan lát cho học sinh.
Image
Một chiếc xe nhà binh Uoát màu cứt ngựa đón tôi lên trường. Đi dạy nghề mà oai ghê. Tôi ở cả tháng ăn ngủ trong trường, ăn cơm và ngủ với tư cách là khách, khá đầy đủ. Từ đó, HTX tôi và trường Xuân Tâm có mối quan hệ, nhưng có lẽ thành phần ban Giám Hiệu nhà trường thay đổi nên sau đó 2 năm, chủ trương sản xuất hàng mây tre lá ngưng lại.

Mãi đến năm 1993, lúc này thiếu uý Lê đã lên tới Đại úy, anh là phụ trách sản xuất và anh cho sản xuất hàng mây tre lá trở lại, hên cho anh là lần này, ngoài mây tre lá ra tôi còn có thêm một số hợp đồng may gia công rất thích hợp cho các em nữ học sinh.

Lúc này thì tôi và Đại úy Lê đã là chỗ thân tình lắm rồi.
(còn tiếp)
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ (1)

Postby Ngươi vien xu » 12 Jun 2014

Tôi đi Mỹ (3)

Ngày trở về của Bố tôi.

Thà cứ để cho Bố tôi ở trong trại tù cải tạo có lẽ ông đỡ đau khổ hơn là thả ông về tháng 7 năm 1978. Vì ở trong trại, tuy phải lao động và hoàn toàn mất tự do nhưng ít ra mỗi tháng còn có 'tiêu chuẩn" mươi ký lương thực.

Khi ông về thì căn nhà nhỏ nhắn nhưng vuông vắn ở trong khu đất hơn 700 mét vuông, bốn bề có hàng rào với tôn cống đã được làm thẳng để bao quanh chỉ còn lại một cái xác nhà nham nhở, loang lở, vách tường đã sụp và nứt to đến có thể đút ngón tay vào được và có thể đổ sụp bất cứ lúc nào, những miếng tôn cống dày 3 ly rất nặng, được "giải phóng" bắt đầu từ tuần thứ 4 sau khi ông vào trại và tiếp theo là quạt máy, quạt trần, Ti vi, radio, tủ gương, giường sắt... cứ ung dung mọc cánh nhẹ nhàng bay về với chủ mới! Hix hix!
Khi ông về trong nhà không còn một thứ gì ngoài mấy cái nồi móp méo sứt quai gãy gọng.

Nhưng có lẽ đau nhất là ông phải nhìn đàn con 12 đứa đói khát, rách rưới, xanh khướt, nheo nhóc. Những đứa trẻ chín mười tuổi phải bỏ học ngang, theo xe lửa đi bán trà đá, hàng rong, thuốc lá.. lớn hơn tí thì đi làm thuê, hay vào rừng lấy củi. Chúng ở trên xe lửa nhiều hơn ở nhà.
Chỉ có mình tôi là xin được một chân Xã viên Hợp tác xã đan lát xuất khẩu của phường bên cạnh. Đan đêm đan ngày triền miên không nghỉ. Những lần khóa sổ cuối tháng, để cho kịp số lượng có khi phải thức trắng mấy đêm liền.

Chị tôi bị bệnh tâm thần không có ai chăm sóc phải đi ăn xin đầu đường xó chợ, xin không ai cho thì vào chợ lượm ruột cá, đầu cá thối xách một bọc có khi vừa đi vừa ăn sống, có khi mang về nhà bỏ cả vào nồi nấu.

Ngày bố vừa về đến nhà cũng là ngày chị đi xin cả buổi sáng, không ai cho, gần trưa đói quá, chị giựt đại mấy miếng đậu hũ trắng, nguời bán ruợt theo dùng đòn gánh phang chị tét đầu, máu chảy ròng ròng. Thấy Bố về chị tỉnh bơ, coi như không có chuyện gì xảy ra và cất tiếng hỏi:
-Bố ăn gì chưa, con mới đi xin bị người ta đánh chảy máu nè!

Bố không nói gì! Chỉ lẳng lặng dắt tay chị tôi vào nhà, không có gì băng bó, Ông qua nhà hàng xóm xin ít bông băng. Còn xót xa nào hơn nữa! Hix!

Mẹ tôi theo lệnh giãn dân đã phải chuyển hộ khẩu về nơi xâm canh cách 7 cây số với mấy đứa em nhỏ.
Theo quy định, vắng nhà quá 3 tháng không lý do là công an khu vực gạch tên, bởi vậy sổ hộ khẩu chỉ còn có một mình tên tôi mà thôi. Các em tôi đa số không có một mảnh giấy nhỏ tùy thân, nhưng không lo vì lúc đó có ai đi bán trà đá, thuốc lá... mà mang theo chứng minh nhân dân! Và sổ hộ khẩu hoàn toàn vô nghiã vì có bao giờ đi xin việc làm. Công An xét nhà sợ là dư người chứ thiếu người họ càng mừng. Thỉnh thoảng vài ba tháng HTX mua bán phường thông báo bán cho một số nhu yếu phẩm nhưng phải chờ chực mua, xong bán lại lời chút ít, chẳng bõ công,

nên cái sổ hộ khẩu tuy cực kỳ quan trọng đối với nhiều người nhưng riêng với nhà tôi, hầu như không ai xài tới hộ khẩu.

Nói cách khác, anh em nhà tôi sống bên lề xã hội!! Đã lưu vong ngay trên quê hương mình!

Ra tù cải tạo, bố tôi đã 54 tuổi. Phải quản chế 6 tháng, gần như tù giam lỏng, 3 ngày trình diện một lần, lên chỗ rẫy rau muống xâm canh của mẹ tôi phải xin giấy đi đường cả buổi. Ông về là gánh thêm 1 miệng ăn mà không làm được gì, còn gì xót xa đau đớn hơn nữa. Ông quyết định bán miếng rẫy trồng rau muống. Tôi còn nhớ lúc đó ông bán giấy tay cho người quen được 4.000 đồng tương đương 2 chỉ vàng. Miếng rẫy rộng 1 hecta nằm gần cầu Suối Máu cách mặt đường quốc lộ 40 mét ông đã mua trước 1975 với giá 5 lượng vàng.

Hết 6 tháng quản chế, ông không được nhập khẩu lại nhà cũ với tôi lý do là thuộc diện giãn dân mặc dù nhà đó hoàn toàn là của ông xây dựng từ năm 1970. Thân phận của người thua cuộc là như vậy. Như cá nằm trên thớt.

Đầu năm 1979, Ông dắt díu 3 người con thứ 6, thứ 10 và 11 (tuổi từ 8 đến 16), lên chân núi Chứa Chan cách Biên Hòa gần 90 cây số, ông dựng một túp lều nhỏ, khai khẩn một miếng đất cách đó vài cây số, ngày ngày bố con thay nhau vào rừng đốn củi, làm lò than sống lây lất lầm than qua ngày, lấy ngắn nuôi dài. Mấy năm đó việc lấy củi làm lò than còn dễ, kiểm lâm chưa để ý, dù sao đó cũng là quy luật tự nhiên, ở thành phố không được làm việc gì thì phải lên rừng nhưng rồi rừng nhanh chóng cạn kiệt do số người khai thác quá đông và bừa bãi.

Cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Mảnh đất ông khai hoang được hơn một hecta đang trồng khoai mì thì một bữa, khi tới nơi, ông đã thấy hàng rào bao quanh không vào được nữa. Một lát có mấy anh bộ đội tới giải thích:
- Đất này là của Bộ Quốc phòng, gần trại K30 Quân đội Nhân dân, chúng tôi cho ông thu hoạch xong vụ rồi trả lại cho Nhà nước.

Bố tôi đưa giấy tờ trình là khi đi khai hoang được sự đồng ý của Xã Xuân Trường vì là đất hoang, xã khuyến khích dân khai phá.
Anh bộ đội cười khảy, tháo khẩu AK đang đeo xuống, dựng dưới chân và nói:
- Cái giấy của xã có bằng lệnh của Bộ Quốc phòng không??

Bố tôi và 3 người em đối với trại K30 y như cừu non và chó sói giành nhau uống nước bên bờ suối trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine.

“Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước.
Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: “Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?...”

Cừu non vội đáp: “Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?”

Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: “Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!” Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?”

Sói: “Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: “Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!”

Sói tiếp: “Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”.
Sau đó chuyện gì xẩy ra trong rừng thì ta đã thừa biết.

Thế là bao công sức lại mất trắng.
******
****


Image
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ (1)

Postby pleikey » 13 Jun 2014

Ngươi vien xu wrote:Tôi đi Mỹ (3)

Ngày trở về của Bố tôi.


Chị tôi bị bệnh tâm thần không có ai chăm sóc phải đi ăn xin đầu đường xó chợ, xin không ai cho thì vào chợ lượm ruột cá, đầu cá thối xách một bọc có khi vừa đi vừa ăn sống, có khi mang về nhà bỏ cả vào nồi nấu.


Huynh NVX, anh kể một câu chuyện rất thật, rất đau thương, nhất là người chị bị tâm thần. Chính Pleikey cũng chứng kiến vài người cùng hoàn cảnh trong xóm, họ bị tâm thần thiếu quan tâm của xã hội, chánh phủ chẳng thèm ngó, riêng hàng xóm đa phần ai cũng nghèo không có ăn nên khó có chuyện lá lành đùm lá rách, nên họ phải tự ra chợ nhặt đầu cá, ruột cá, rau quả hư thối về nấu để tự sống qua ngày
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,652
Posts: 5902
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: Ngươi vien xu, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 23 Jun 2014

Tôi đi Mỹ (4)
Gian Nan và Nhiêu Khê

Cuối năm 1989, tôi đang bận việc ngập đầu, một ông Thiếu tá ở Liên đoàn 73 Quân y sau khi đi tù cải tạo về làm Xã viên HTX ghé qua tôi báo 1 tin quan trọng.
Giữa tôi và gia đình Ông nói riêng và bà con HTX nói chung tình cảm là tốt, rất qúy mến, có chuyện gì thường hay rỉ tai và giúp đỡ nhau.

Lúc đó chương trình HO đã được 2 chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam thảo luận và cùng thống nhất cho những người có quan hệ với chế độ cũ mà phải Ở TRẠI TÙ CẢI TẠO TRÊN 3 NĂM được chính phủ Mỹ cho định cư ở Mỹ cùng gia đình vợ con. Con thì phải độc thân và dưới 21 tuổi.

Ông Thiếu tá rất tốt, Ông chỉ vẽ cho tôi chỗ nào mua hồ sơ, và tuần tự thủ tục phải làm gì. Chứ thiệt tình tôi cũng không để ý và không biết.

Tôi thu xếp công việc lặn lội lên Bố tôi nói lại tình hình vì Bố tôi ở quá xa và hầu như rất ít thông tin. Lúc ban đầu chương trình HO, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy thủ, mạnh ai nấy giấu sợ người khác biết.

Vấn đề chính là PHẢI CÓ GIẤY CẢI TẠO ĐỦ 3 NĂM, THIẾU 1 NGÀY CŨNG KHÔNG ĐƯỢC.
Bố tôi nghe xong chả phản ứng gì cả, mặc dù ông cải tạo hơn 3 năm, vì ông được tha về tháng 7/1978.
Bố chậm rãi nói với tôi:
-Hồi mới lên xã Xuân Trường, 4 bố con, ngày ngày thay nhau vào rừng kiếm sống, ở nhà thường để thằng Thức (tức em Út trai) 6 tuổi ở nhà. Một bữa nó qua nhà hàng xóm chơi, ở nhà toàn bộ giấy tờ Bố để trong thùng đạn khoá lại, kẻ trộm nạy vách sau vào tưởng là có gạo trong đó, rinh mất.

Mấy giấy tờ khác như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, sổ mua hàng...lên xã làm lại được chứ giấy ra trại thì TRẠI CẢI TẠO ĐÃ GIẢI TÁN BIẾT ĐÂU MÀ LÀM LẠI.

TÔI TƯỞNG NHƯ TRỜI ĐẤT SỤP ĐỔ MỘT LẦN NỮA! Cơ hội ngàn năm một thủa để thoát khỏi chốn rừng thiêng nước độc của Bố và mấy em tôi lại rơi vào ngõ cụt!
Nhưng tôi không chịu đầu hàng số phận và thế là một cuộc hành trình để làm lại cái "giấy ra trại" của Bố tôi bắt đầu từ năm 1989 đến 1993. 4 năm ròng hầu như tôi vừa làm việc để có kinh tế song song đó tôi luôn luôn chú ý nghe ngóng, dò hỏi bất kỳ ai, bất kỳ cơ quan nào để tìm manh mối làm lại cái giấy ra trại.

Những người giấy tờ đầy đủ thì từ HO-01 đã bắt đầu ra đi khoảng đầu năm 1991. Ông Thiếu tá Quân y người báo cho tôi biết tin đã đi HO-07 vào tháng 5/1991. Ngày tiễn Ông và gia đình ra phi trường đi Mỹ lòng tôi hụt hẫng kinh khủng, nếu Bố tôi mà còn GIẤY RA TRẠI thì biết đâu cũng đi cùng lượt với Ông.

Và lúc đó chínhg tôi cũng không thể ngờ chỉ làm lại cái giấy ra trại mà quá là GIAN NAN VA NHIÊU KHÊ cũng như tốn kém.

Năm 1990, hồ sơ đi Mỹ diện HO hầu như chưa có gian dối nên việc phỏng vấn mấy người đi HO đầu rất dễ dàng suông sẻ. Mới đầu chỉ có những ai cùng hộ khẩu với người chủ HO mới có thể làm hồ chung đi theo diện vợ con, còn khác hộ khẩu phiá Mỹ không chấp nhận vì họ cho là ghép.

Từ 1990 tôi bắt đầu một hành trình dài đăng đẳng qua không biết bao nhiêu là cơ quan để tìm ra manh mối cái GIẤY RA TRẠI CỦA BA TÔI. Từ 1978 đến 1990 chỉ có 12 năm không phải là dài, nhưng sau ngày 30/4/1975, việc quản lý rất là phức tạp và hỗn mang, mỗi địa phương mỗi khác, lúc đầu những người cải tạo chịu sự cai quản của Quân đội, sau đó chuyển sang Công an nên giấy tờ chuyển giao biết đâu mà lần.

Nhưng sở dĩ vấn đề trở nên gian nan và khó khăn là vì lúc chưa có chương trình HO, có ai để ý cái giấy ra trại đó làm gì. Đâu có ai ngờ đó chính là chiếc VÉ MÁY BAY SANG MỸ cho những người "bị đổi đời" sau 1975.

Bố tôi thì lại rất qúy cái giấy TRẢ QUYỀN CÔNG DÂN, ông luôn mang theo mình và thẻ cử tri... vì có 2 thứ đó tạo cho cái cảm tưởng an toàn hơn.

Để truy tìm cái giấy có thời tưởng chừng vô dụng đó, Bố tôi giao hết cho tôi lo liệu, vì tôi ở gần SG và cũng hay đi công tác dưới đó
Không biết bao lần tôi lân la ở công viên trước Dinh Độc lập, nơi những người HO hay tụ tập để dò la cách tìm lại bản sao giấy ra trại cho Bố tôi, mỗi người chỉ một nẻo, không ai giống ai, có người bảo lên Bộ Công An xin lại, có người bảo lên Bộ Tư Lệnh Quân Khu...

Và rồi do số lượng người mất giấy ra trại quá nhiều, nên cuối 1991 Đài phát thanh có trả lời chung là đến điạ điểm 59 Nguyễn Trãi Sài Gòn (số nhà này lâu quá chắc tôi không nhớ chính xác..) làm đơn xin lại bản sao Giấy ra trại.

Kiếm số 59 Nguyễn Trãi không khó, nhưng tôi ngạc nhiên là nó chả có tên tuổi bảng hiệu của cơ quan nào cả.
Nhà tôi lúc đó chỉ có một mình tôi có chiếc xe máy miniscotter nhỏ xíu để đi lại, còn lại tất cả chỉ có xe đạp, có thể nói là gần như bất khả thi nếu không có xe máy vì Bố tôi ở cách Sài Gòn hơn 110 cây số, lại già yếu, nếu phải đi liên hệ phải thuê xe qua nhiều lần, nhiều chặng, vừa tốn kém vừa mất thời gian mà nhà lại quá nghèo. Tôi ở Biên Hòa mà đi SG cũng phải mất ít nhất là 1 tiếng.

Tôi đậu xe ngay cổng số 59 Nguyễn Trãi, đó là một dãy nhà gồm 4 , 5 căn riêng biệt ở chung trong 1 khu, có lính gác cổng. Anh Công an mặc áo vàng trẻ măng đứng gác, chừng 20 tuổi nhìn tôi, hất cái đầu và lên giọng:
- Muốn cái gì thì gởi xe rồi vào đây hỏi.
Gởi xe cứ ra dzô là 2.000 đồng, trong khi diã cơm sườn khoảng 4.000 đồng. Ở mấy cái cơ quan này bãi giữ xe cũng là đặc quyền của những người có quyền chức.

Gởi xe xong, tôi trở lại đưa tờ đơn và hỏi anh lính gác:
- Anh cho tôi hỏi, Bố tôi mất giấy ra trại cải tạo, nay nghe đài phát thanh nói chỗ này làm lại bản sao, anh cho tôi vào để xin lại.
Anh coi sơ qua tờ đơn rồi hỏi:
- Anh là gì của người đứng đơn này?
- Tôi là con.
- Anh vào phòng bên phải đầu tiên. Anh chỉ tay về phiá phòng đó.
Tôi đi vào bên trong trại, có khoảng 30 người trước tôi đang chờ. Gần 3 tiếng sau mới tới lượt tôi, anh công an đọc khá kỹ "đơn xin bản sao giấy ra trại" rồi hỏi giọng gay gắt:
- Giấy ra trại ghi chung chung như vầy biết lục chỗ nào? Một trại có khi luân chuyển vài chục ngàn người,người trùng tên có khi cả trăm nên ít nhất cũng phải nhớ số giấy ra trại và ngày ra trại.

Lúc đó thói thường hầu như bất kỳ ai đến cơ quan Công quyền là phải "chịu khó" mua 1 bao ba con số 5 hay bao Inter gói dẹp màu đỏ, móc ra 1 điếu mời cán bộ hút, xong để lại trên bàn. Phòng chỉ có 2 người mà thôi, nói vừa đủ nghe, ở ngoài khó mà biết nội dung bên trong nói gì.

Tôi cũng vậy, móc gói thuốc, rút 1 điếu mời anh Công an, anh rút liền, mở ngăn kéo lấy quẹt ra châm lửa.

Tôi có xem giấy ra trại của Bố tôi mấy lần và nhớ mang máng có 4 số, nếu nói không nhớ số thì coi như toi công cả buổi sáng, vì thế nên tôi gợi ý:
- Nhờ anh làm ơn giúp hộ, vì lâu ngày và cũng không mấy khi xài tới cái giấy ấy nên Bố tôi không thể nhớ được, nhưng tôi có nhớ hình như là số 2 ngàn mấy trăm thì phải, Anh làm ơn lại giùm tôi, tôi không quên ơn anh ...

Anh nhìn tôi dò xét chút, rồi nói:
- Thôi được rồi, tôi sẽ lục lại hồ sơ cho Bố anh từ số 2.000 đến 3.000. Tuần sau anh lên đây.
- Anh cho tôi hỏi chi phí bao nhiêu ạ?
- 70.000 đồng.
Nói xong anh viết biên lai.

Khiếp thiệt, đụng vô mấy cái giấy tờ này giá cứ như vàng. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó cũng chưa tới 200 ngàn. Tôi nhìn cái biên lai mà tràn đầy nghi ngờ, loại biên lai này tôi làm cũng đưọc vì không có đóng dấu giáp lai của bên Tài Chánh.

TUẦN SAU TÔI LẠI LẶN LỘI LÊN. Chờ 2 tiếng lòng đầy hy vọng, nhưng anh Công an đã tỉnh bơ bảo tôi:
- Chúng tôi đã lục giấy ra trại từ số 2 ngàn đến 3 ngàn nhưng không có ai là tên Bố anh cả.
Thất vọng, vào cánh cửa máy bay khó hơn là leo lên tàu vượt biên.

Tôi cố vớt vát:
- Vậy nhờ anh kiếm lại 1 ngàn số từ số 1 ngàn đến 2 ngàn.
- Được, cứ đóng chi phí là tụi tôi làm.
Thế là thêm 70 ngàn đồng nữa.

TUẦN SAU TÔI LẠI LÊN NỮA, hăm hở, sáng 4 giờ rưỡi đã dậy, làm vệ sinh xong, uống ly cà phê, 5 giờ nổ máy xe đi SG. Tới nơi, lần này tôi là người khá sớm nên chỉ nửa tiếng là đến phiên tôi. Anh Công an cười cười và khá nhẹ nhàng:
- Rất tiếc chúng tôi đã kiếm rất kỹ nhưng vẫn không thấy tên Bố anh.

Mặc dù đã quá quen với những gian truân, thất bát, và hụt hẫng mất mát, nhưng lúc đó tôi như á khẩu.

Mấy tháng dò hỏi, đi tới đi lui, chi phí quá nhiều để rồi câu trả lời gọn bâng: 'KHÔNG TÌM THẤY"

Nhưng tôi vốn kiên nhẫn, tôi mạnh dạn gợi ý:
- Anh cố giúp tôi lần nữa, chắc chắn là khi Bố tôi ra là Trại Thanh Hóa, tôi nghĩ là nếu anh cố tìm sẽ thấy, lần này chi phí bao nhiêu tôi cũng sẵn sàng miễn là anh tìm được.
Anh Công an khẽ cười như khuyên bảo tôi:
- Chi phí mấy bữa rồi anh đưa tôi là chi phí chính thức, chúng tôi đưa vào công qũy nên anh em sưu tra không có đưọc bao nhiêu, nhưng nếu anh muốn thì tôi sẽ bảo anh em làm kỹ hơn, tuy nhiên chi phí hơi cao đấy.

Tôi tính nhẩm, người ta đi vượt biên bằng đường biển đóng MỘT người mấy cây vàng (vàng hồi đó khoảng 700 ngàn/cây năm 1992) chưa chắc tới nơi, còn mình mới tốn có mấy trăm ngàn mà tiếc.. nghĩ thế tôi tung chiêu mạnh:
- Thôi tôi nhờ anh làm cách nào đó miễn sao làm lại bản sao cho Bố tôi, tôi sẽ giao anh 1 triệu, đủ không anh? Hôm nay tôi không đem sẵn, đưa trước anh 500 ngàn. Tuần sau nếu xong tôi đưa anh 500 ngàn còn lại.

Anh vui vẻ nhận tiền, đếm sơ sơ từng xấp, nhét vào ngăn kéo. KHÔNG BIÊN LAI!

Như thường lệ, ngoài tiền chi phí chính, là các thứ... phụ phí như 1 gói ba số 5, tiền gởi xe 2 ngàn nhưng có khi đưa 5 ngàn thối có 2 ngàn rồi bảo là không có tiền lẻ...
Tính ra chi phí tổng cộng chưa bằng vượt biên bằng đường biển nhưng cái công đi lại thì gấp 20 lần.

Lại 1 tuần nữa trôi qua, kỳ này tôi phải vay mượn mới có đủ 500 ngàn mang theo.
Cũng là anh Công an đó. Tôi hồi hộp chờ đợi anh sẽ rút ra 1 tờ giấy! Ôi cái tờ giấy mà Bố tôi và 2 đứa em đang mong chờ sau 4 tháng ròng rã đi lại của tôi. Tờ giấy sẽ thay đổi cuộc sống của Bố tôi và 2 em.

Đúng ra hộ khẩu có Bố tôi và 3 em, nhưng 1 đứa đã có vợ, nên chỉ làm cho 2 đứa độc thân đi cùng với Bố tôi mà thôi. Tôi đang mường tượng ra sau khi có cái "giấy ra trại" rồi phải còn rất rất nhiều công đoạn mà những người diện HO như con bò sữa sẽ được vắt cho hết trước khi đi Mỹ..

Anh Công an mặt không vui, không buồn, nói hơi lớn tiếng:
- Rất tiếc, chúng tôi đã sưu tra và lục rất kỹ, nhưng vẫn không thấy tên của Bố anh.

Đúng là Xôi hỏng bỏng không! 4 tháng ròng rã của đầu năm 1992 mà tôi có cảm tưởng như 4 năm dài lê thê.

Trên đường về tôi cảm thấy dường như có một số mệnh nào đó cứ cản trở việc đi Mỹ mặc dù tôi vốn không tin vào thuyết định mệnh.

Nhưng không tìm lại được tờ Giấy Ra Trại thì có nằm mơ cũng không thấy cái chân cầu thang máy bay!

Tôi thất thểu ra về, lồng ngực nặng chĩu, lúc tới hăm hở bao nhiêu thì lúc về gần như tuyệt vọng- Thôi thế là cả đời mấy Bố con cứ sống nơi cái chòi xiêu vẹo hoang sơ nơi xó rừng, rau cháo qua ngày, và tương lai con cháu mù mịt như đang chui vào đường hầm mà bò mãi chưa thấy chút nào ánh sáng!


Image
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 23 Jun 2014

TÔI ĐI MỸ (5)
LẠI BẤT NGỜ!
Sức cùng lực kiệt tôi đành buông xuôi, không còn ý định làm giấy tờ cho Bố và mấy em nữa. Tôi nghĩ đơn giản chắc là khi bàn giao từ ban đầu là Quân đội quản lý qua cho Bộ Nội vụ (Công an) hồ sơ đã thất lạc trong giai đoạn chuyển tiếp ấy. NHƯNG SAU NÀY TÔI MỚI BIẾT MÌNH ĐÃ LẦM TO.

Trong thời cuộc chung của miền Nam bị cưỡng bức phải sụp đổ mà Bố tôi là người thua cuộc. Còn tôi, tôi là người bỏ cuộc.

Nghĩ cũng tức anh ách, cũng đi tù như bao người mà nay nhìn họ ra đi thoát khỏi cuộc sống ở Việt Nam, Bố tôi chỉ vì sơ suất không giữ đuợc một tờ giấy mà đành ngậm ngùi ở lại, chôn vùi những ngày tồn tại trong tủi cực lầm than.

Nhưng" nói nào ngay", đâu phải mình Bố tôi mất giấy, bằng chứng là có quá nhiều người cũng vậy, nhiều đến nỗi ngày nào trên đài phát thanh cũng trả lời vấn đề xin lại cái giấy này. Tôi thú thiệt không biết có bao nhiêu người tìm lại được nhưng rõ ràng đối với tôi , việc này quả là cực kỳ nhiêu khê.

*********
Sau năm 1986, kinh tế bắt đầu mở cửa, HTX của tôi bắt đầu đi xuống hẳn do hợp đồng ký với Liên Xô tự dưng gần như bị cắt hết. UBND phường mấy lần dự định điều tôi về làm ban Văn hóa thông tin, nhưng dĩ nhiên là tôi từ chối vì không có gốc, không có thân nên không thể thăng tiến. Lương chỉ đủ sống 1 tuần, xin lỗi còn thua người vá xe đạp.

Còn làm HTX có tiếng mà không có miếng! Nghĩ thế, tôi quyết định xin thành lập đơn vị sản xuất tư nhân trong ngành mây tre lá xuất khẩu với vốn liếng và kinh nghiệm hơn 10 năm làm trong HTX, chứ tiền bạc hầu như trắng tay. Lúc này hợp đồng đã bắt đầu chuyển sang ký với các nước tư bản như Pháp,Ý, Nhật... Dĩ nhiên, giá có cao hơn các nước XHCN nhưng bù lại rất chặt chẽ về chất lượng và nhất là giao hàng phải đúng thời hạn. Có khi chỉ cần trễ 1 ngày thôi là đành hủy bỏ nguyên chuyến hàng lý do là tàu họ đã rời cảng.

Trường Giáo dục Xuân Tâm sau đổi tên là Trường Phổ thông Công nông nghiệp, rồi lại đổi thành Trường Giáo dưỡng. Từ Biên Hòa qua cổng 10 Long Bình, rẽ trái qua QL 51 đi dốc 47 cao ngút. Qua ngã ba Thái Lan chừng 3 cây số có con hẻm lớn quẹo trái chừng 2 cây số là vào trường. Lúc này Thiếu úy Lê mà năm 1980 đã đón tôi lên trường huấn luyện tay nghề thủ công nay đã mang lon Đại úy. Ban Giám Hiệu nhà truờng cũng thay đổi nhiều lần và tháng 10/1992, Đại úy Lê lại lên tìm tôi với ý định cho các em phạm nhân sản xuất.

Tôi và Đại úy Lê thoả thuận, nhà trường sẽ sản xuất cho tôi 1 container 1 ngàn tấm mành lá buông trị giá 20 triệu. Tôi ứng trước cho Đại úy Lê 5 triệu. Tất cả đều không có giấy tờ nhưng nào giờ, cả chục năm chưa từng xảy ra vấn đề gì nên đã quen. Hơn nữa, học sinh nhà trường ở tập trung, sản xuất là bắt buộc, đi đâu mà mất.

Trong lần chở một xe nguyên liệu lên trường để sản xuất, sau khi đổ nguyên vật liệu xong, tôi mời Đại úy Lê ra ngã ba Thái Lan ăn sáng.
Đại úy Lê hơi ngạc nhiên, vì lần này tôi có vẻ thong thả chứ không đốc thúc hối hả như những lần trước.

Tôi buột miệng tâm sự:
- Kỳ này khoẻ được một chút, mấy lần trước cứ lắng đắng lo cái Giấy ra trại cho "Ông già" cứ đi tới đi lui ở Cục Hồ sơ An ninh lưu trữ, mệt gần chết.
- Đã xong hết chưa?
- Xong đâu mà xong, mấy ổng bảo lục cả mấy ngàn hồ sơ mà không thấy, tốn biết bao công đi lại và tiền bạc của tôi, mòn mấy cái lốp xe rồi chả được gì. Hix!
Đại úy Lê không nói gì thêm nữa, lẳng lặng ăn hết tô phở, xong gọi 2 ly cà phê đá. Hớp 1 hớp, Đại úy Lê nhìn thẳng vào mặt tôi rồi nói:
- Tưởng cái gì, sao nào giờ ông không nói tôi, cái gì không dám hứa chứ Cục Hồ sơ An ninh Lưu trữ ông muốn lấy cái giấy gì cứ bảo tôi.
Tôi nghĩ Đ/u Lê nói lấy chuyện làm quà, nên hỏi hờ hững:
-Ông có quen ai trong đó hả?

Đại úy Lê không trả lời, uống nốt ly cà phê rồi đứng dậy, nhìn đồng hồ, giục tôi:
- Ông gởi xe ở quán này đi, (quán quen) tôi chở ông đi lấy Giấy Ra Trại cho Bố ông.
Tôi gạt đi:
- Thôi, mệt lắm rồi, vô ích, chắc giấy tờ lâu quá thất lạc rồi.
Đại úy Lê trừng mắt nhìn tôi:
- Ơ hay cái ông này buồn cười nhể, tôi bảo đi với tôi, không đi, tôi đổi ý bây giờ.

Ngồi đằng sau chiếc xe cup 82, một tiếng sau, đại úy Lê chở tôi đã tới cổng số 59 Nguyễn Trãi. Khác với tôi, đại úy Lê chạy xe thẳng tới cổng gác, anh nói nhỏ với anh lính gác:
- Tôi là cháu của Đại tá Hoàng, tôi cần vào gặp ông có tí việc.
Anh lính gác chạy nhanh vào trong, một lát sau trở ra nói:
- Mời đại úy vào.
Đại úy Lê xuống xe dắt bộ vào trong nhà tôn nơi chứa xe nội bộ của cơ quan. Anh nói với tôi:
- Ông có muốn vào hay ngồi đây chờ tôi chút.
- Thôi ông vào đi. Ngồi đây mát và thoải mái hơn.

Đại úy Lê đi vào cái phòng trong cùng nhưng chỉ 5 phút sau lại trở ra. Anh nhìn tôi hỏi có vẻ ái ngại:
- Ông có nhớ số quân của "ông già" không?

Tưởng gì chứ tôi là Vua về nhớ các con số, tôi nhớ số điện thoại ít nhất của vài chục người, nhớ số chứng minh nhân dân của cha mẹ, thậm chí nhớ số nhà 3/16 đường Thánh mẫu Chí Hòa SG năm tôi đã rời bỏ lúc mới 7 tuổi, số xe hơi hiệu Vespa 400 là EB-0365 của bố tôi hồi trước 1975, còn số quân của Bố tôi thì thuộc lòng. Đó là 8 con số, nhưng trừ 2 số đầu chỉ năm sinh +20, thì chỉ cần nhớ 6 số sau là đủ. Tôi rất ngạc nhiên là chỉ hỏi số quân chứ không cần hỏi tên hay năm sinh gì cả!

Đại úy Lê ghi vào 1 tờ giấy rồi trở lại vào phòng.
Thêm 10 phút nữa, Đại úy Lê trở ra, mặt anh tỉnh bơ, tôi thầm nghĩ chắc là còn phải trở lại nhiều lần nữa thì bộ phận sưu tra mới tìm được như tôi đã từng "được" hẹn nhiều lần vậy. Vì thế tôi cũng chả hỏi thêm gì.

Về đến trường, tôi đang tính xuống các đội sản xuất coi việc triển khai thế nào, thì Đại úy Lê gọi giật tôi lại:
- Vào đây uống nước đã.

Anh hãm chè Bắc đặc quánh, đắng nghét, rồi rót ra. Đợi tôi nhấp môi đủ độ phê, anh mới chậm rãi lôi từ trong cặp ra một tờ giấy. Tôi thảng thốt kêu lên vì ngạc nhiên quá đỗi:
- Trời ơi! tôi kiếm cái giấy này mấy năm rồi! Trời ơi, ông lấy cái Giấy Ra Trại còn dễ hơn là kêu diã cơm sườn.

Đó chính là bản photocopy Giấy Ra Trại của Bố tôi. Bản photocopy trắng đen, nhưng bên trái có đóng dấu đỏ chói và ký tên của Đại tá Cục trưởng Cục Hồ sơ Lưu trữ (tức Cục trưởng A27).

Tôi có cảm tuởng là.. hy vọng đã vươn lên trở lại trong màn đêm. Lòng tôi lâng lâng như gặp lại ngưòi tình sau nhiều năm xa cách.

Có Giấy Ra Trại, tôi sẽ làm hồ sơ cho Bố và mấy em. Rồi tương lai tốt đẹp sẽ đến.

Nhưng lại một lần nữa, TÔI KHÔNG LƯỜNG HẾT ĐUỢC, ĐÂY CHỈ MỚI LÀ MỘT BƯỚC BẮT ĐẦU TRONG CUỘC HÀNH TRÌNH MÀ TIẾP THEO NHIỀU GIAN KHỔ HƠN NỮA!



Image
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 03 Aug 2014

TÔI ĐI MỸ ( 6 )
Không có giấy khai sinh gốc

Có Giấy ra trại rồi, đó là một nút thắt quan trọng nhất được cởi bỏ, cuối năm 1992, đầu 1993, tôi bắt đầu tiến hành làm hồ sơ xin xuất cảnh cho Bố và mấy em tôi. Đã quá trễ vì đã có hơn 20 HO đã được giải quyết đi Mỹ. (Mỗi HO khoảng 1.000 hộ với khoảng 5.000 người). Do đó tôi đã có nhiều thông tin khi gặp trực tiếp với một số người mà tôi quen biết

Đối với nhiều gia đình nếu đầy đủ các loại giấy tờ thì tuy có bị "hành" là chính nhưng cũng qua chứ không khó khăn và quá phức tạp như nhà tôi. Đợt tổng kiểm tra nhân khẩu toàn quốc để làm sổ hộ khẩu ngày 15/10/1976 được lấy đó làm hồ sơ gốc. Do mất giấy tờ ngay từ đầu những ngày mới lên ở dưới chân núi, nên Bố tôi khi khai báo với UBND xã để làm hộ khẩu đã không khớp với giấy tờ gốc, nhiều chi tiết không đúng như ban đầu.
Đâu có ai ngờ, chỉ sai sót một ly là đi một dặm.

Một trở ngại rất lớn nữa là việc đi lại liên lạc giữa các thành viên trong gia đình tôi phải nói là rất khó khăn. Chỉ có mình tôi đơn thân ở gần giữa trung tâm tỉnh và các cơ quan lớn, còn lại các chị em đều ở rất xa trên dưới 100 km. Hồi đó chưa có điện thoại nên khi cần là phải đi xe đò hoặc nhờ người nhắn tin rất lâu mới tới. Việc đi lại tốn công tốn của không phải là ít trong lúc thì nhà tôi ai cũng nghèo thê thảm. Cái nghèo là... thảm hoạ vì không có tiền chả chạy chọt gì được, mà đã không "chạy chọt" thì không có việc gì nên cơm cháo! Gần như bất cứ việc lớn nhỏ gì cũng cần phải có "phong bì"!

Muốn làm hồ sơ xin xuất cảnh diện HO, phải có: 1- Giấy ra trại 2-Hộ khẩu 3-Chứng minh nhân dân 4-Khai sinh 5-Đơn xin xuất cảnh 6-Lý lịch nhân khẩu.

Lúc đó nếu con cái và ngay cả vợ chồng khác hộ khẩu rất khó mà được xét vì KHÔNG CHỨNG MINH ĐUỢC MỐI QUAN HỆ. Bởi vậy Bố tôi chỉ làm hồ sơ cho Bố và 2 em tôi cùng hộ khẩu mà thôi, còn bao nhiêu đa số là KHÔNG CÓ HỘ KHẨU đành bỏ lại. Mẹ tôi khác hộ khẩu cũng không làm được.

Tất cả giấy tờ lên xã đều ký hợp lệ, chỉ trừ có GIẤY KHAI SINH CỦA 2 EM TÔI (một đứa sinh năm 1970 và một đứa sinh 1975) ĐÃ MẤT CHƯA LÀM LẠI.

Nếu lên xã xin làm giấy khai sinh cũng không khó nhưng xem ra không ổn, vì thử hỏi, một đứa trẻ sinh năm 1975, mà giấy khai sinh ký năm 1993 làm sao gọi là hợp lệ, làm sao ai tin? Chưa kể nếu có làm lại, chắc gì đã đúng hoàn toàn như giấy tờ gốc! ĐÂY MỚI LÀ ĐIỂM MẤU CHỐT!

Lúc ấy trên đài ngày nào nêu rất nhiều trường hợp bị phái đoàn Mỹ từ chối vì giấy khai sinh KHÔNG HỢP LỆ.

Thế là lại rơi vào bế tắc, mặc dù sốt ruột nhưng chả làm sao khác, cứ dậm chân tại chỗ. Bố tôi và các em bất lực đã đành mà tôi cũng không hơn gì.
Thôi thì coi như bỏ! Và tôi lại BỎ CUỘC một lần nữa.

Bỗng một hôm, giữa năm 1993, tôi tình cờ gặp người bạn khá thân tên là Thịnh. Anh hơn tôi vài tuổi, trước 1975 là sĩ quan địa phương quân VNCH. Anh là người hiền lành nhưng lại khá nhạy trước tình hình... tại sao tôi nói vậy? vì anh là sĩ quan nhưng khi miền Nam sụp đổ, không biết anh khai báo sao mà không phải đi tù cải tạo như bao sĩ quan khác, ấy vậy mà khi có diện đi Mỹ HO anh cũng có Giấy ra Trại và làm hồ sơ xong xuôi, chờ ngày phỏng vấn. Thế mới...tài! Tài đổi trắng ra đen rồi đen lại ra trắng!
Anh Thịnh bảo tôi:
-Tội gì mà không làm đại hồ sơ đi, được thì hay, mà không được thì coi như mua vé số trật vậy.
- Nhưng mấy đứa em tôi không có giấy khai sinh sao mà làm được??
-Ban đầu tôi cũng không biết, sau có người chỉ cho, ông xuống phường Tam Hòa, chỗ photocopy gần UBND đó, cứ nói là tôi giới thiệu, rồi họ sẽ làm cho bất cứ giấy tờ gì.

Tôi nghe lời, ghé tiệm photocopy, sau khi trình bày, chị chủ tiệm nói với tôi:
- May cho anh, là mấy mẫu giấy khai sinh của năm 70 và 75 tiệm tôi còn mấy bản thiệt đây. Tôi sẽ làm lại cho anh, nhưng còn đảm bảo hay không tôi không chắc.
Cuối cùng tôi cũng có 2 tờ giấy khai sinh cho 2 đứa em.

Tôi đi lên đi xuống liên lạc với Bố và sau rốt là hồ sơ đã đầy đủ. Tôi thay mặt cho Bố lên Công an tỉnh nộp hồ sơ "Bản khai xin đi nước ngoài về việc riêng". (nguyên văn theo mẫu giấy)

Anh Công an sau khi coi sơ qua, bảo tôi qua phòng đóng lệ phí, và sau đó anh cấp cho tôi biên nhận đã nộp hồ sơ rồi bảo tôi, khi nào có kết quả sẽ gởi thơ thông báo về nhà.

Thời gian cứ lần lữa trôi qua nhanh chóng, gần 4 tháng sau, Bố tôi nhận được giấy Công an tỉnh mời.

Tôi lại thay mặt Bố tôi lên "làm việc" vì nhà tôi chỉ cách Công an tỉnh có 400 mét. Lòng có chút hy vọng, nhưng anh Công an tiếp tôi, mặt lạnh hơn nước đá mùa đông... bắc cực, anh nói hơi cộc:
- Hồ sơ bố anh không hợp lệ vì Giấy Ra Trại chỉ có ngày ký, chứ không có ngày vào ngày ra, làm sao biết cải tạo mấy năm?

Tôi nắm rất vững ngày tháng nên nói ngay:
- Anh coi lại dùm, ngày ký ra trại là 22 tháng 7/ 1978 trong khi ngày tập trung đi cải tạo là 14 tháng 6/1975. Như vậy là chắc chắn hơn 3 năm, đủ tiêu chuẩn mà anh.

Thật bất ngờ anh nói hơi lớn tiếng:
- Anh nên nhớ, không phải tất cả tập trung 1 ngày, có người bị bắt ngay sau 30/4/75 và cũng có người cả năm sau mới bị bắt. Nghiã là ra trại ngày 22/7/78 có khi cải tạo hơn 3 năm mà cũng có khi thiếu 3 năm.

Nói xong anh cầm nguyên bộ hồ sơ đẩy về phiá tôi, rồi anh đứng dậy, đi vào bên trong.

Trời ơi có thấu! Lúc nhận hồ sơ sao không nói toạc ra, mà cứ ngâm ở đó, kéo dài tới 4 tháng sau mới thông báo...trớt quớt! Hix Hix!

Tôi lủi thủi cầm tập hồ sơ ra về. Tức đến tím ruột gan! Thật là nhiêu khê và quan liêu quá mức!
Đồng thời, lần này cũng là thêm một lần nữa bế tắc, vì biết hỏi ai, cơ quan nào chứng nhận là Bố tôi cải tạo đủ 3 năm?? Lại từ thua tới thua!
(còn tiếp)
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 03 Aug 2014

Tôi Đi Mỹ (7)
Giấy Xác Nhận ngày vào ngày ra.

Sau khi bị nhiều cú "choáng", và bao nhiêu là khó khăn bủa vây, tôi lại bắt đầu định thần và tiếp tục tìm chút ánh sáng cuối đường hầm.
Đầu tiên là tôi muốn biết xem cái Giấy Ra Trại của những sĩ quan tù cải tạo như thế nào, có giống như giấy của bố tôi không. May quá, trong HTX cũ của tôi có tới 6 ông sĩ quan đi cải tạo về rất khó xin việc làm nên họ đành gia nhập HTX . Tôi đi tới từng nhà họ để hỏi.

Nghe tôi trình bày, cả 6 ông đều vui vẻ cho tôi coi cái Giấy Ra Trại của họ. Phải chứng mắt tận nơi tôi mới tin, có 3 Giấy Ra Trại có ghi rõ ngày vào ngày ra và 3 cái giống của Bố tôi là chỉ ghi ngày ký.
Thế là rõ, mỗi trại mỗi khác nhau!

Ba ông có giấy ra trại không có ngày vào ngày ra cũng không biết làm sao, hồ sơ của họ cũng bị trả về.
Hỏi ai bây giờ? Công an thì trả lời đủ ngày tháng thì họ làm hồ sơ còn ở chỗ nào xác nhận thì họ không biết.

4 tháng ròng, ngày nào cũng đi đi lại lại, ghé chỗ này, cơ quan nọ, tôi giống như người đi biển lạc hướng lần mò trong đêm tối!

Từ Biên Hòa, tôi gởi mấy lá thư lên Đài phát thanh SG nhưng mấy tháng không nghe hồi âm. Tôi đành lên trực tiếp gặp Ban công tác bạn đọc Đài phát thanh. Anh nhân viên cho tôi biết do thư quá nhiều nên không thể trả lời nhanh được, nhưng sẵn tôi ghé đài, anh cho biết chỉ có một nơi duy nhất xác nhận ngày vào ngày ra của Giấy Ra Trại do Quân đội quản lý hồi năm 1978 là "Phòng Điều tra Hình sự thuộc quân khu 7" hiện nhờ số 6 Lê Qúy Đôn SG làm địa chỉ để giúp người cần xác minh thời gian cải tạo.

Thiệt tình nếu anh nhân viên này không nói, ...ÔNG NỘI TÔI CŨNG KHÔNG BIẾT ĐƯỜNG NÀO MÀ LẦN! Hix! :buồn:

Từ Đài phát thanh, lần đầu tiên, ngay lậy tức tôi ghé số 6 đường Lê Qúy Đôn coi mặt mũi nó như thế nào. Ở đấy không có cổng gác, không cần gởi xe, nhưng nhìn thoáng qua tôi thấy rất đông có cảm trăm người đang chầu chực trước một căn phòng nhỏ.
Vì không mang hồ sơ, tôi ghi chú những điều lệ trong bảng chỉ dẫn rồi ra về.

Mất 2 ngày làm đơn, dĩ nhiên nào giờ làm đơn là đầu tiên phải thông qua tổ dân phố, rồi lên Công an rồi mới tới UBND.
Rồi tôi lại ra đi khi trời còn mờ hơi sương, tới số 6 Lê Qúy Đôn mới 7 giờ mà đã có khoảng 80 người đến trước. Nộp đơn xin xác nhận kèm theo Giấy Ra Trại xong, tôi đi ăn sáng rồi lại chờ đợi.
Đến 12 giờ, thì một người lính ra trước phòng thông báo: chỉ làm việc buổi sáng, buổi chiều nghỉ, ai chưa tới lượt, tuần sau lên! Hix hix đã thiệt, chờ chảy cả nước để rồi lại về không!

Lần thứ 3, tôi lại xuống số 6 Lê Qúy Đôn. Để chắc ăn, tôi đi từ 5 giờ sáng. 8 giờ tôi được gọi vào. Tiếp tôi là người sĩ quan mặc quân phục chỉnh tề đeo lon Đại úy và bảng tên là Tước. Đại úy Tước khác với mấy anh Công an bên Bộ Nội vụ Tổng cục 1. Anh vui vẻ, nói năng rất lịch sự. Anh hỏi tôi thêm một số chi tiết, anh ghi vào giấy cẩn thận, xong hẹn tôi tuần sau lên. Lệ phí là 100 ngàn.

Lần thứ 4 tôi lại xuống, Đại úy Tước cho biết, vì quá nhiều hồ sơ nên hẹn tôi tuần sau.
Lần thứ 5, Đại úy Tước cho biết đã tìm xác minh được ngày vào ngày ra nhưng hôm nay không có lãnh đạo ký. Nếu cần, chiều nay, anh sẽ tranh thủ và trưa mai, tôi có thể xuống lấy giấy, nhưng không phải tại đây (tức số 6 Lê Qúy Đôn) mà cứ vào Bộ Tổng Tham Mưu của VNCH nay là doanh trại QĐNDVN ở đường Hồ Văn Huê, gặp lính gác cứ bảo với họ là cho gặp Đ/u Tước.

Lần thứ 6, tôi xuống chỗ Đại úy Tước đã hẹn. Trại rất lớn do trước đây là Bộ Tổng tham mưu QLVNCH.
Anh lính gác nghe tôi nói xong nhấc máy điện thoại quay, rồi anh bảo tôi vào một căn nhà nhỏ (coi như phòng tiếp dân) cách trạm gác 100 mét, chờ chút xíu Đ/u Tước sẽ ra.

Mười lăm phút sau Đ/u Tước chạy xe Dream ra. Căn phòng tiếp tân có chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế, chỉ có tôi và anh.
Vừa lôi trong cặp chiếc giấy nhỏ anh vừa nói:
- Mấy ảnh bận họp mấy ngày nay, nhưng tôi thấy anh đi lại nhiều lần và xa xôi khó khăn nên tranh thủ gặp riêng anh Trưởng phòng ký cho anh rồi nè.

Nghe tới đó, lồng ngực tôi lại rộn rã, cuối cùng ít ra cũng tìm được manh mối. Tôi hồ hởi nói với anh:
- Cảm ơn anh nhiều lắm, tôi hiểu mà, ngay ở Phường tôi, có khi chỉ ký một tờ giấy đơn giản cũng mất cả tuần. Chi phí bao nhiêu anh cho tôi biết để gởi tiền?
- Chi phí chính thức là 100 ngàn anh đã đóng rồi, nhưng anh cho thêm ít tiền để tôi mời mấy ảnh đi nhậu. Thôi anh cho 500 ngàn coi như bữa nhậu vậy.
Tôi nhớ không lầm, giá vàng và vật giá nói chung suốt từ 1990 và nhiều năm về sau rất ít biến động không còn lạm phát phi mã, chỉ khoảng 50 ngàn/ chỉ, tức 1 cây vàng khoảng 500 ngàn.
Tôi nghĩ dù sao đã lỡ leo lưng cọp rồi, giờ nhảy xuống chỉ có thiệt mà thôi, hơn nữa cái giá này so với lúc lấy bản sao Giấy Ra Trại còn rẻ chán.
Đại uý Tước cảm ơn rối rít, và vui vẻ bắt tay tôi. Bên Quân đội dù sao cũng đỡ hơn 10 lần thái độ hách dịch coi dân bằng nửa con mắt của bên Công an.

Tính đi tính lại từ lúc nộp hồ sơ tháng 10/92 rồi bị trả lại đến lúc nhận được giấy xác minh ngày vào trại ngày ra trại hơn 1 năm trời.

Cuối năm 1993, chương trình HO cho diện tù nhân cải tạo xuất cảnh gần đi vào giai đoạn cuối.
Nhưng càng về sau, nhiều phần tử đã đánh hơi được đây là chỗ "làm ăn" béo bở, hái ra vàng, nên đã phát sinh nhiều giấy tờ giả và phiá Mỹ ngày một kỹ hơn rất nhiều.
(còn tiếp)
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 03 Aug 2014

Tôi đi Mỹ (8)
Không đi tới đâu!

Sau 5 năm đeo đuổi và lần mò tìm ra các manh mún các loại giấy tờ, đầu năm 1994, tôi bắt đầu nộp trở lại hồ sơ cho Bố và 2 em tôi. Lúc này chương trình đã lên danh sách tới HO 35 và đã có hẳn một dịch vụ của Bộ Nội vụ nhận làm hồ sơ ở số 333 đường Nguyễn Trãi SG. Bạn ở bất cứ tỉnh nào bạn cũng có thể liên hệ nơi đó, họ sẽ làm hồ sơ lên danh sách HO và lấy hộ chiếu cho bạn luôn. Bạn không cần phải đi lại 2, 3 nơi ở địa phương như trước. Rất tiện lợi và nhanh chóng.

Tôi lại mò xuống số 333 Nguyễn Trãi nộp hồ sơ cho Bố và 2 em tôi. Giá dịch vụ lên danh sách và làm hộ chiếu mỗi đầu người 150 ngàn đồng.

Kết quả tháng 4/1994, Bố tôi được lên danh sách HO 45 (có lẽ là HO cuối cùng). Lúc này đang phỏng vấn HO 35.

Và đúng 1 năm sau, tháng 4/1995 Bố và 2 em tôi được mời lên sơ vấn. Sơ vấn tức là lên làm thủ tục chuẩn bị phỏng vấn chính thức cũng như bổ túc những giấy tờ cần thiết, thường là hình ảnh hay những gì khác để chứng minh mối quan hệ gia đình như thơ từ... vì khi nộp hồ sơ không có mục này.

Mặc dù không có tên trong danh sách sơ vấn và phỏng vấn, nhưng tôi mới chính là người vất vả và lo lắng nhất. Vì tôi là người được Bố giao trách nhiệm nên tôi hiểu những bất trắc có thể xảy ra. Ngày ấy khi nhận được giấy mời lên Sở Ngoại Vụ ở số 184 Bis đường Pasteur, chỉ việc trình giấy mời là cả gia đình đều được cho vào phòng chờ đợi, mấy người cũng được, kể cả người không có tên phỏng vấn.

Ai đã từng vào phỏng vấn mới hiểu cái tâm trạng cực kỳ căng thẳng như thế nào. CHỈ CẦN 5 PHÚT THÔI LÀ CÓ THỂ ĐỔI DỜI. Cuộc đời có thể sang một trang khác chỉ sau vài phút phỏng vấn.

Những mẩu chuyện nghe qua cũng có mà chính tôi tìm gặp trực tiếp cũng có.
Chuyện tài tử Nguyễn Chánh Tín nổi tiếng qua đóng bộ phim Ván Bài Lật Ngửa, (hình như có cha cũng là sĩ quan chế độ cũ tù cải tạo 5 năm,) hồ sơ theo tôi nghĩ là đủ tiêu chuẩn. Nhưng khi Nguyễn Chánh Tín bước vào phòng, viên chức phỏng vấn đã buông một câu như gáo nước đá: - Chào Đại tá! Sao đi Mỹ uổng vậy !! Thôi thì ở Việt Nam để chờ đợi đóng nhiều bộ phim lên cấp tướng !!!"

Hồ sơ dù đầy đủ nhưng viên chức phỏng vấn có toàn quyền quyết định việc chấp thuận cho đi hay ở lại.
Có lần, tôi đang ngồi ở phòng chờ, bỗng thấy xôn xao, rồi có mấy ngưòi chạy lên lầu. Thì ra 2 vợ chồng già ở mãi Quảng Trị bán hết nhà cửa mới có tiền làm hồ sơ, phiá Mỹ đánh rớt, người vợ ngất xỉu ngay tại chỗ, cạo gió mãi không tỉnh, đành kêu xe cứu thương chở bà đi bệnh viện.

Hôm sơ vấn, tôi đang ngồi dưới lầu, chợt nghe to tiếng, một ông HO vừa chửi thề rồi bước ra khỏi phòng, tay cầm nguyên bộ hồ sơ xé tan nát làm trăm mảnh, quăng tứ tung...
Có người khi bị từ chối đã tiến lên hành hung viên chức phỏng vấn...

Rút kinh nghiệm, sau này, chỉ có những ai có giấy mời mới được cho vào phòng chờ đợi sau khi đã được khám xét rất kỹ kiểm tra xem có mang theo vũ khí hay không. Viên chức Mỹ cũng được cấp roi điện để tự bảo vệ và kết quả "đậu hay rớt" không nói ngay, sau khi phỏng vấn yêu cầu xuống lại phòng chờ đợi để nghe thông báo qua loa phóng thanh.

Chuyện người thật thì rớt mà người giả, người ghép thì đậu cũng là việc dễ hiểu. Ở đâu có nước là ở đó có cá. Bao giờ cá lớn chả nuốt cá bé. Hàng trăm ngàn người vuợt biên và vượt biển đem ngay cả tài sản và sinh mạng của mình ra đánh đổi, một sống hai chết, họ còn dám làm nên việc người ta tìm mọi cách làm hồ sơ giả để đi Mỹ cũng là điều dễ hiểu.

Khoảng từ năm 1994 trở về sau, bạn ngồi ở phòng chờ đợi, thấy gia đình mới phỏng vấn đi từ trên lầu xuống, nhìn sắc mặt là biết ngay đậu hay rớt. Càng về sau tỷ lệ rớt càng nhiều, có ngày hầu như rớt hết.
*****
***
Ngày phỏng vấn, Bố và 2 em tôi chờ mãi, chờ mỏi mòn, chờ...chảy nước. Giấy mời tới hẹn lúc 8 giờ sáng mà mãi tới gần 12 giờ trưa loa phóng thanh mới kêu tên Bố tôi. Có lẽ Bố là người cuối cùng trong đợt phỏng vấn buổi sáng.
Vừa vào phòng, bà người Mỹ nói gì đó, cô thông ngôn dịch lại:
- Bà ấy bảo yêu cầu con ông là Đặng văn Thứ sinh năm 1975 ra khỏi phòng.
Bố tôi sửng sốt lên tiếng:
- Sao chưa phỏng vấn gì mà đã đuổi là sao cô?
Cô thông dịch nhìn bà viên chức một chút rồi như hai người đã hội ý từ trước, cô nói:
- Thôi ông đừng có nói thêm nữa, bà ấy đuổi hết ra đó.
Thế là em tôi đành đứng lên ra khỏi phòng mà không biết lý do tại sao.

Sau đó bà quay sang hỏi Bố tôi có 3 câu ngắn như "Ông đi lính năm nào, cải tạo bao năm, qua mấy trại.."
Kế đến bà quay qua hỏi đứa em còn lại sinh năm 1970, sau vài câu, cô thông ngôn cho biết bà ĐỒNG Ý CHO ĐỨA CON NÀY ĐI và YÊU CẦU XUẤT TRÌNH BẢN SAO HỘ KHẨU GỐC.

Tôi có dặn em tôi trước là nếu có hỏi giấy tờ bất cứ thứ nào mà mình không có, thì phải nói ngay là sáng dậy muộn lật đật đi quên mang theo nên để ở nhà. Mục đích là hoãn binh kéo dài thời gian để mình có thể khẩn cấp làm ngay sau đó. Nhớ lời tôi, em tôi bảo là bỏ quên ở nhà.

Cuộc phỏng vấn chỉ khoảng 3 phút là chấm dứt. Chỉ 3 phút phù du thôi có thể thay đổi số phận hay mãi mãi cứ ở lại cái xó rừng tồi tàn hoang sơ trong căn chòi xiêu vẹo dưới chân núi!

Bà viên chức nói Bố và em tôi ra khỏi phòng, xuống dưới lầu chờ thông báo kết quả. Lúc đó cũng tới giờ nghỉ cho mọi người ăn trưa.

Đầu giờ chiều, loa phóng thanh chỉ đọc tên mời mỗi mình Bố tôi vào làm thẻ IOM tức được chấp thuận, còn 2 đứa em tôi rớt.
Họ phát cho Bố tôi tờ giấy màu trắng toàn tiếng Mỹ, ghi lý do: Relationship not established! Tạm dịch là : Không xác định được mối quan hệ gia đình!

Bố tôi khi vào phòng để chụp hình làm thẻ IOM (International Organization For Migration: Tổ chức di dân quốc tế) đã nói ngay:
- Nếu không cho con tôi đi cùng, tôi sẽ không đi.
Nhân viên phòng làm thẻ IOM đâu có biết gì, họ trả lời:
- Điều đó ông nói hay làm đơn với phái đoàn Mỹ, còn chúng tôi chỉ là người làm thẻ IOM mà thôi. Nhưng thấy hoàn cảnh ông , tôi nghĩ ông cứ làm thẻ để đó, đi hay không tính sau.

Cầm thẻ IOM, Bố tôi bước ra khỏi phòng, nói như đinh đóng cột:
- Thôi không đi nữa, Bố già 70 tuổi rồi, qua Mỹ có một mình thì đi làm gì!

Bao năm chờ đợi kết quả coi như vẫn là con số không! Bao nỗ lực không đem lại kết quả. Tôi như tê dại cứng ngắt! Buổi chiều hôm ấy trời mưa to, nhưng tôi vẫn chở ngay em tôi về nhà mặc cho giá lạnh. Tôi đã làm hết cách nhưng có những sự việc ngoài tầm tay, bất lực. Thương em tôi một thì tôi lại tự trách mình mười. Nhưng khổ nỗi, dù thế nào, tôi cũng không tin vào số mệnh. Theo tôi, không thể có một định mệnh tốt cho người này mà lại xấu với người khác!
(còn tiếp)
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 10 Aug 2014

Tôi đi Mỹ (9)

Giả và thật

Sau bao lần khó khăn để rồi cứ từ thất vọng này lại đến thất vọng khác. Nhưng lần viên chức phỏng vấn Mỹ từ chối 2 người em tôi mới thật sự là đắm tàu vì Bố tôi không chịu đi một mình. Nếu cái "Giấy Ra Trại" và "giấy xác nhận ngày ở tù" là cái bùa hộ mệnh cứu vớt những người HO thì cuộc phỏng vấn thất bại là cơn bão nhấn chìm toàn bộ.

Ngay ngày hôm sau tôi lại lên SG dò hỏi để làm đơn khiếu nại mặc dù thừa biết việc đó làm chơi vậy thôi chứ một hồ sơ đã bị từ chối thường để được cứu xét lại phải mất vài năm.
Tôi đã thay Bố làm cả đống đơn rồi dịch ra tiếng Anh xong gởi tới tòa Lãnh sự Mỹ tại Thái Lan.
Tất nhiên một đi không trở lại!

Để tìm hiểu, tôi thường đi gặp trực tiếp những người bị rớt. Ở gần quân đoàn 3 khu Phước Hải Biên Hòa, có một gia đình 2 vợ chồng 5 đứa con, khi vào phỏng vấn, ngay đầu tiên phiá Mỹ lấy ra 2 cái chứng minh nhân dân mới làm, chụp hình có màu, (CMND cũ hình trắng đen) và đuổi ngay 2 đứa con đó ra ngoài. Ông chủ gia đình là sĩ quan sư đoàn 18 đứng lên, nói mạnh:
- Nhân danh là sĩ quan QLVNCH, tôi xin thề danh dự...
Ông chưa nói dứt lời thì viên chức Mỹ xua tay cắt ngang:
- Ông đừng có mà thề với thốt, ở Biên Hòa chuyên làm hồ sơ giả.
Rồi ông về làm đơn khiếu nại lung tung cũng chả ăn thua gì. Bạn nghĩ coi, tháng 3 nộp hồ sơ thì tháng 2 làm CMND hay khai sinh ai mà tin cho nổi.

Đặt mình vào địa vị người phỏng vấn, tôi cũng phải loại những trường hợp đó, oan ức tính sau. Có người bảo là việc mất giấy tờ là thường tình. Vậy chứ khi bạn mua vé xem hát, bạn làm mất cái vé đó, bạn nói sao cho người soát vé tin??

Đâu cần phải thông minh, ai cũng biết, giấy khai sinh là để chứng nhận sự có mặt của một con người. Còn cái chứng minh nhân dân với hình chụp cái khuôn mặt là để xác định người đó có phải thực sự đúng là tên trong giấy khai sinh hay không. Thời chiến tranh và ngay cả thời sau chiến tranh, nhiều nơi xa xôi làng mạc hẻo lánh không còn lưu giữ được sổ bộ gốc khai sinh và trước 1975 khi mất giấy khai sinh người ta làm lại bằng cách xin toà án cấp lại cái gọi là "Giấy Thế Vì Khai Sinh", nhiều người lợi dụng tình trạng này xin rút tuổi cho con hầu trốn lính ngày nào hay ngày đó.

Tất nhiên cũng có nhiều trường hợp oan ức thật, vì mất giấy tờ thật phải làm mới lại. Do đó rất khó phân biệt đâu là ngay là oan.

Tôi có người anh bà con gia đình 5 con, anh đi tù cải tạo 13 năm, ở nhà 2 đứa con lớn đi học xa, phải cắt hộ khẩu, sau đó học xong nhưng không xin được việc làm do lý lịch cha cải tạo nên phải về nhà và nhập khẩu lại. Nghiã là tờ hộ khẩu rất minh bạch, xoá đi 2 cái tên ghi chú rõ là đi nhập học, và 4 năm sau nhập trở lại cũng 2 cái tên đó, y chang ngày tháng năm sinh. Khi phỏng vấn, phiá Mỹ nghi ngờ nhưng có lẽ thấy anh này tù cải tạo tới 13 năm nên không đánh rớt mà cho phép chứng chứng minh mối liên hệ gia đình. May quá, anh tìm lại được bức hình do chị tôi chụp trong đó có đầy đủ 5 đứa con anh chung 1 tấm. Hên cho anh là phiá Mỹ chấp thuận.

Nhưng sau 1975, thì toàn bộ hồ sơ gốc căn cứ vào ngày khai 15/10/1976 vẫn còn đó. Bạn chỉ cần vào Công an Thành phố hay Tỉnh gặp bộ phận lưu trữ xin bản copy nếu có lý do chính đáng, nhưng thuờng thường bạn phải có phong bì thì "họ" mới chịu khó lục cho bạn. (lúc tôi ở VN thì vậy, còn giờ sao thiệt tình tôi hổng biết...)

Năm 1995 lúc phong trào vượt biển thuyền nhân chấm dứt do các trại tị nạn đã đóng cửa thì con đuờng duy nhất để "vượt biên" là tìm đủ mọi cách làm hồ giả theo diện con lai hay HO. Tôi dám nói từ đó tới nay cái ước vọng đi nước ngoài định cư của người Việt vẫn còn trừ một số ít người có đặc quyền đặc lợi hay đã lớn tuổi. Câu nói nếu cái cột có chân nó cũng bò đi rồi phản ảnh khát khao muốn vượt thoát cái xã hội chỉ ưu việt qua khẩu hiệu cửa miệng.

Tôi xin kể một trường hợp điển hình mà tôi trực tiếp biết việc làm hồ sơ giả. Số là tôi quen biết anh do anh cùng làm ngành tiểu thủ công nghiệp với tôi, gặp nhau riết, ăn nhậu rồi quen thân!
Trước 1975, anh Thịnh là sĩ quan điạ phương quân tiểu khu Biên Hòa. Sau 1975, anh khai báo sao đó mà chỉ học tập có 3 ngày. Đến 1993, anh "mua" được cái giấy ra trại tù cải tạo 5 năm rồi làm hồ sơ HO 35.
Mua không khó, miễn là có nhiều vàng hay tiền! Hix!

Khi vào phỏng vấn, anh nhờ barrière (tay trong) nên khi viên chức Mỹ hỏi:
-Đại liên M60 viên đạn đường kính bao nhiêu?
Anh đâu rành, trả lời là 60 milimét. Sai bét! Thực ra tuy là đạn đại liên sức công phá cực mạnh mà nó nhỏ xíu hà, chỉ có 7,62 ly mà thôi, 60 ly bằng quả súng cối rồi còn gì!

May cho anh là anh đã "bao sân" nên được bố trí vào phỏng vấn mà viên chức Mỹ hoàn toàn không biết tiếng Việt, vì thế mà anh thông dịch dịch 60 milimét thành ra 7,62... Kết quả cả gia đình anh được chấp thuận. Anh có thuận lợi là quen thân với một số quan chức chuyên về làm giấy tờ, họ rất rành ngóc ngách, đường đi nước bước nhưng quan trọng nhất là gia đình anh có đủ tiền để chung chi.

Coi như anh Thịnh là điển hình làm hồ sơ giả thành công. Nhưng vẫn chưa hay bằng em ruột của anh.

Em ruột anh Thịnh trước 75 trốn lính hoàn toàn, không đi lính một giờ. Anh Thịnh dù gì cũng là sĩ quan thiệt. Thế nhưng, người anh làm giả được thì người em cũng bắt chước y chang, cũng mua giấy ra trại...cũng nộp hồ sơ đi HO.. và cuối cùng khi phỏng vấn cũng trót lọt.

Tôi cam đoan những chuyện đại loại như trên là có thiệt. Chỉ sợ tốn thời giờ nên kể cho các bạn nghe chơi một vài chuyện thôi. Chớ kể thêm e thành truyện dài mất.

Trở lại, sau khi Bố tôi quyết định không đi, nhà tôi trở lại bình thường, coi như từ bỏ chuyện đi Mỹ, anh em mỗi người mỗi ngã, cứ lây lất phất phơ qua ngày đoạn tháng.
Cho tới một năm rưỡi sau, vào đầu năm 1997, sau Tết một buổi trưa tôi đang chuẩn bị đi dạy vi tính Cung Văn Hóa Thiếu Nhi thì em tôi từ trên xã Xuân Trường về đưa tôi một lá thư. Đọc xong, tôi dửng dưng bỏ vào ngăn kéo, rồi đi dạy,...

nhưng tôi đâu thể ngờ đó lại là một khởi đầu cho một hành trình triền miên và gay go cực kỳ, thử thách sức chịu đựng.
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 10 Aug 2014

Tôi đi Mỹ (10)
Càng thêm chọc tức!

Đó là cái thơ giới thiệu gọi là cái LOI (viết tắt của Letter Of Introduction) của Tòa Đại sứ Mỹ ở Thái Lan gởi cho Bố tôi cả tháng trước. Trong cái lá thơ đó, ngoài trừ 2 đứa em đã bị rớt trong cuộc phỏng vấn tháng 3/1995, Toà Đại sứ giới thiệu 10 người con còn lại có tên trong danh sách được dự cuộc phỏng vấn để đi Mỹ cùng với Bố tôi. Đọc mà sướng cái lỗ tai. Hix!

Thiệt ra, sau vài chục HO đã đuợc phỏng vấn, có quá nhiều trường hợp rớt oan và quá nhiều trường hợp khác hộ khẩu nên không được làm hồ sơ. Dư luận hết sức bất bình và đã có nhiều cuộc vận động vì thế Quốc Hội Mỹ cũng như Tổng thống Mỹ ra các sắc lệnh điều chỉnh lại, cho phép con cái không cùng hộ khẩu với cha được làm hồ sơ phỏng vấn

Bố tôi đã nhận tờ LOI nhưng lúc đó tuổi Ông đã 72 nên đưa cho mấy em tôi. Mấy em tôi cầm qua cầm lại rồi chạy tới chạy lui như gà mắc tóc chứ biết làm gì khi trong tay không có tiền, không có phương tiện đi lại và NHẤT LÀ HẦU HẾT KHÔNG AI CÓ ĐẦY ĐỦ GIẤY TỜ CĂN BẢN NHƯ HỘ KHẨU, CHỨNG MINH NHÂN DÂN.

Còn đối với tôi, tôi không thiết tha nữa, vì quá mệt mỏi sau thời gian dài chạy chọt, tiền bạc đã hao mòn và tổn thất lớn... hơn nữa tôi còn phải lo cuộc sống hàng ngày cho gia đình vợ con.

Thế là cái LOI đó cứ nằm trong ngăn kéo cả tháng trời. Cho tới một ngày, đám cò dịch vụ đánh hơi thấy Bố tôi có cái LOI, họ kéo đến nhà Bố tôi ở xã Xuân Trường mặc cả sẽ làm hồ sơ cho số người có tên trong danh sách. Bố tôi thấy việc làm hồ sơ quá khó và hầu như không có khả năng làm nên nói với họ chỉ cần làm cho một hay hai đứa con đi cùng là được, chứ làm nhiều quá càng thêm rắc rối và khó khăn hơn.

Một tay cò nói tên là Tấn nói với Bố tôi là để cho dễ, sẽ làm cho MỘT con của Bố tôi nhưng phải cho ghép 2 người của họ, tức tổng cộng sẽ có 3 đứa. Một thiệt và 2 giả. Sở dĩ phải ghép 2 đứa giả vì nhờ thế mới có tiền mà làm hồ sơ.
Thời gian cấp bách vì chương trình HO đang sắp hồi kết thúc, (đúng ra nói chung phải gọi là chương trình ra đi có trật tự ODP: Orderly Departure Program). Bố tôi có khuynh hướng đồng ý.

Nhưng hôm sau có một tay cò nổi tiếng khắp vùng tên là Trang, bà Trang đã từng làm biết bao hồ sơ giả ghép đi diện con lai và HO. Bà ta lôi trong bóp ra khoảng mươi cái hộ chiếu khoe với Bố tôi là những nguời này đang chờ phỏng vấn.

Cũng như phong trào vượt biển, ban đầu dễ dàng và trót lọt do Công an nhận tiền và làm ngơ thậm chí còn bảo kê cho thuyền vượt biên, nhưng sau số luợng đi quá nhiều và nội bộ dành phần "ăn" nên nhiều nguời tổ chức bị "bể", nhóm này tổ chức thì bị nhóm kia chọt...

Bà Trang tuổi khoảng 50, nói với Bố tôi:
- Em làm "dịch vụ" này nào giờ trót lọt nhiều rồi, anh khỏi lo, em sẽ làm cho anh (tức Bố tôi) 2 đứa đuợc đi chớ không phải một như thằng Tấn.
Bố tôi hỏi:
- Thế chị ghép mấy người?
- Phải 4 người ghép, tổng cộng là 6 đó anh.
- Một người chị lấy của người ta biết bao nhiêu mà chỉ làm cho nhà tôi có 2 người thôi sao??
Bà Trang nói huỵch tẹt:
- Nói thẳng anh nha, 1 người ghép 6 cây, 4 người là 24 cây, nhưng phải làm hộ khẩu và CMND mỗi người 1,5 cây, lo dịch vụ lên danh sách và lấy hộ chiếu người 1 cây, vị chi là 15, còn lại 9 cây lo khâu phỏng vấn xong tụi em còn lại đâu bao nhiêu.
- Chị nói bao nhiêu thì tôi hay vậy, chứ làm sao ai biết.
Mà thiệt, bà nói là một người 6 cây chứ thiệt ra bao nhiêu ai mà biết?
- Vậy tùy anh, anh thấy được thì làm, không thì thôi.

Bố chợt nhớ đến tôi, Ông nói:
- Tôi có thằng Hòa, nó rành về giấy tờ, nhà nó ở Biên Hòa, thôi có gì chị cứ liên lạc với nó, tôi cho nó toàn quyền quyết định.
Bà Trang chụp ngay lấy cơ hội:
- Thế thì tốt quá, vậy em sẽ chở anh về nhà nó, ba mặt một lời cho rõ...
Nói xong bà ta ra oai, lấy xe con chở Bố tôi về nhà tôi. Hồi đó, chiếc xe con mà về ở cái xóm khỉ ho hổng nổi gà gáy không xong như cái xã Xuân Trường oai biết bao nhiêu.

Đến nhà tôi, Bố tôi và bà Trang nhanh nhẹn bước vào. Sau khi nghe qua câu chuyện và được biết Bố tôi sẽ giao cho tôi toàn quyền "mặc cả" với bà Trang, tôi "thử lửa" bà ta ngay một câu:
- Em chưa bàn số lượng người sẽ làm hộ chiếu để phỏng vấn, em muốn biết cách chị làm như thế nào? Cho em coi mấy cái hộ chiếu chị đang có được không?

Bà Trang cười hề hề, tự tin:
- Em đừng lo, mấy chục người đã trót lọt rồi, chị có nguyên một đường dây làm từ A tới Z, từ nhập hộ khẩu, làm CMND rồi lên danh sách, xin hộ chiếu... như nhà em chị sẽ nhập hộ khẩu vào Tỉnh Bình Thuận vì quê chị ở đó chị quen biết nhiều và từ hộ khẩu đó sẽ làm các phần còn lại.
- Chị có mang theo không? cho em coi thử vài tấm hộ chiếu và hộ khẩu...

Bà Trang móc cả đống hộ chiếu và hộ khẩu cho tôi coi. Chỉ cần coi sơ qua thôi là tôi ĐÃ THẤY LẦN NÀY MÀ ĐỂ BÀ TRANG LÀM KHÔNG CHỪNG CHÍNH MÌNH PHẢI ĐI TÙ.

Nhìn qua chưa cần đến chuyên viên, cũng đã thấy ngay hộ chiếu có cái giả cái thật, có cái tháo hình dán lại, CMND cũng vậy, giấy thật con số rất sắc nét, còn đây có cái lem nhem thậm chí còn cạo sửa...

Như để trấn an tôi, bà Trang nói ngay:
- Giấy tờ làm là làm cho hợp thức hóa vậy thôi, chứ bên trong khi vào phỏng vấn hồ sơ đã đuợc OK trước rồi.

Tôi trực tiếp gặp một gia đình ở cầu Hang Biên Hòa, người chủ gia đình là sĩ quan Nhảy Dù thiệt 100%, khi cải tạo về gia đình tan nát y nhà tôi, nhờ mấy tay cò làm hồ sơ, phỏng vấn trót lọt... đến lúc vào máy bay rồi chuẩn bị cất cánh thì đột nhiên có lệnh hoãn chuyến bay và An Ninh phi trường lên mời cả gia đình xuống. Ông cho biết sở dĩ bị lộ là toán An ninh này mới về thay cho toán cũ, thế là cuộc đổi đời bất thành vào giờ thứ 25. Chuyện cứ như đùa!

Tôi quay sang nói với Bố:
- Thôi đi Bố ơi, làm kiểu này có ngày đi tù Bố ạ... Làm toàn bộ thật hết mà còn rớt vì không có hồ sơ gốc. Kiểu này làm chỉ thêm mệt và mất công.

Bố tôi ở cái tuổi 72, đâu còn ham muốn nhiều. Ông quay qua nói với bà Trang:
- Thôi con nó không chịu, chị thông cảm vậy.

Thế là cái tờ giấy cho phép những người có tên được phỏng vấn cũng chỉ để ngó như chọc tức thôi.

Nào ai có ngờ chỉ cần có tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và khai sinh là cái mà ai cũng bắt buộc phải có như hình với bóng thì đối với nhà tôi, trừ mình tôi, còn lại các em tôi lúc bấy giờ không cần đến vì nó vô nghiã đối với người chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối. Hix Hix!

Sau cơn bão tàn phá, trời vẫn mờ mịt, triền miên đói khổ và thăm thẳm chông gai....
(còn tiếp)
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 19 Aug 2014

Tôi đi Mỹ (11)

Quyết định khó khăn!

Sau khi Bố tôi và bà Trang ra về, vài ngày sau Sở Ngoại vụ có giấy mời đại diện gia đình lên "làm việc" lý do chỉ nói chung là "quan hệ công việc " chứ không cụ thể vấn đề gì. Bố tôi đã đuợc chấp thuận từ tháng 3/1995 nên từ đó họ không bao giờ mời Bố tôi lên làm gì nữa ngoài trừ việc thỉnh thoảng gởi giấy mời hỏi có đi Mỹ hay không.
Gần như là đương nhiên tôi thay mặt anh em trong nhà lên Sở Ngoại vụ để làm việc.

Cô nhân viên Sở Ngoại vụ cho biết, cái "LOI" đó giới thiệu 10 anh chị em tôi phiá Mỹ để tất cả là UNMARRIED tức chưa lập gia đình, đó là họ chỉ để chung vậy thôi vì lý lịch Bố tôi chỉ khai con ruột chứ không khai con rể hay con dâu. Cô cũng nói rõ là chỉ có CÒN ĐỘC THÂN mới được làm hồ sơ xin xuất cảnh cùng cha mà thôi, trên 21 tuổi cũng được vì tu chính án Mc Cain mới đuợc Quốc Hội Mỹ thông qua.
Cô yêu cầu tôi cho biết, trong số 10 người đó ai đã có gia đình và ai chưa.

Thật sự là QUÁ BẤT NGỜ VỀ NỘI DUNG LÀM VIỆC. Tôi thừa biết tất cả anh em trong gia đình ai cũng muốn ĐƯỢC LÀM HỒ SƠ NHƯNG CŨNG THẬT LÀ KHÔI HÀI NẾU NÓI TẤT CẢ 12 ANH EM TRONG GIA ĐÌNH CHƯA AI LẬP GIA ĐÌNH VÌ NGƯỜI NHỎ NHẤT LÚC ĐÓ ĐÃ LÀ 25 TUỔI CÒN CHỊ CẢ LÀ 44.

Đầu óc tôi căng còn hơn sợi dây đàn, một cuộc đấu trí trong tình huống bất đắc dĩ và rất bất ngờ, cực kỳ khó chịu.

Tôi hiểu rằng nếu nói người nào đã có gia đình tức là NGƯỜI ĐÓ KHÔNG THỂ LẬP HỒ SƠ ĐƯỢC. BIẾT BỎ AI CHỌN AI BÂY GIỜ?

Và càng BUỒN CƯỜI hơn nữa nếu tôi trả lời là để tôi về hỏi lại xem trong số anh chị em ai đã có gia đình hay chưa? Phải trả lời ngay tại chỗ thôi.

Mồ hôi tôi nhỏ giọt trên trán mặc dù đang ngồi yên trên ghế không làm gì cả, có những quyết định nhỏ xíu nhưng có thể làm thay đổi cực lớn!

Việc 2 em trai bị rớt đã ảnh hưởng rất lớn nếu không nói là tác động toàn bộ suy nghĩ của tôi. Chỉ có 2 người mà còn rớt, huống chi bây giờ khai xin đi cả đống, chưa nói là tiền đâu mà làm hồ sơ.

Cô nhân viên nhìn tôi chờ đợi nhưng tôi hiểu trong thâm ý cô đang chờ xem tôi nói DỐI ĐẾN MỨC NÀO! Hix Hix!

Suy nghĩ và liên hệ thực tế hoàn cảnh từng người trong anh em rất nhanh, tôi hỏi cô nhân viên:
- Cô, nếu như có chồng có vợ mà không có hôn thú thì có được xem là lập gia đình hay không? Vì nhà tôi quá nghèo, khi lấy chồng hay vợ chỉ về ở chung chứ không ai làm hôn thú cả.
Cô liếc nhìn sắc như dao cạo với câu trả lời NƯỚC ĐÔI CỦA TÔI, cô hắng giọng:
- Về pháp luật VN, nếu không có hôn thú thì vẫn được xem là hôn nhân thực tế.
- Còn về phiá Mỹ?
- Theo tôi biết, nếu không có hôn thú thì PHÍA MỸ VẪN XEM ANH NHƯ DIỆN ĐÔC THÂN, nhưng anh nên nhớ khi anh lên phuờng ký lý lịch, phiá VN sẽ không ký đâu.
Và rồi cô nhìn vẻ mặc khó chịu, giục tôi:
- Tôi thấy anh nên khai đúng thực tế. Chuyện đơn giản mà anh bắt tôi chờ hơi lâu rồi đó.

Thú thiệt 12 anh em tôi lúc đó chỉ có 5 người thiệt sự là chưa lập gia đình còn lại đều đã có chồng vợ và con cái kể cả tôi. Trừ 2 đứa em đã rớt, và người chị bệnh tâm thần, thì 5 người còn lại chỉ có 2 là chưa có vợ mà thôi.

Cuối cùng tôi đành KHAI GẦN NHƯ CHO QUA VÌ KHÔNG NGHĨ SẼ LÀM HỒ SƠ, CÁI "LOI" NẰM TRONG NGĂN KÉO 3 THÁNG RỒI CÓ AI ĐỘNG ĐẬY GÌ ĐƯỢC ĐÂU. Tôi nói liều, tới đâu tới:
- Trong số 10 anh em, thì chỉ có 3 người đã có gia đình thực tế nhưng không có hôn thú.
- Anh cho tôi biết tên từng người.

Quả thật tôi đã ĂN GIAN QUÁ MỨC TƯỞNG TƯỢNG RỒI. Vì hiển nhiên trong sổ hộ khẩu mà Bố tôi nộp làm hồ sơ, đã có một người em có vợ và tên vợ cũng nằm trong cùng hộ khẩu, không thể chối cãi vào đâu được.

Còn lại 2 người tôi tính rất nhanh và báo cho cô thêm 2 người đã có gia đình vì tôi biết nếu có làm hồ sơ, 2 người này rất khó qua, khó hơn rất nhiều so với mấy anh em khác, phải kéo dài thời gian mà chương trình HO đang đi vào giai đoạn cuối rồi.
Cô nhân viên hờ hững ghi nhận và nói như vừa diễu vừa thách thức:
- Vậy là còn 7 người chưa có gia đình. Nhiều dữ há. Anh về mà làm hồ sơ đi, nhanh lên kẻo không kịp.

Đây là một khúc rẽ vì bắt đầu từ đây, TÔI ĐÃ CÓ THỂ LÀM HỒ SƠ XIN XUẤT CẢNH THEO DIỆN CON CỦA NGƯỜI HO MẶC DÙ TÔI ĐÃ CÓ VỢ CON RỒI.

Xét cho cùng thì hồ sơ tôi mới là dễ làm nhất và xứng đáng vì từ Giấy Ra Trại, Giấy xác nhận thời gian ở trại của Bố tôi... đến mọi giấy tờ chỉ có mình tôi có khả năng lo chạy và nếu có làm hồ sơ thì chắc đến 99% hồ sơ của tôi sẽ không bị rớt vì tất cả mọi giấy tờ chứng minh tôi còn đủ, từ học bạ, bằng cấp đến giấy miễn hoãn dịch có hình ảnh vẫn còn y nguyên...

Nhưng trở ngại lớn nhất mà muôn thuở nhà tôi gặp là KHÔNG CÓ TIỀN ĐỂ LÀM HỒ SƠ TRONG LÚC HẦU HẾT ANH EM KHÔNG GIẤY TỜ và KHÔNG TIỀN BẠC. Những năm 80 chỉ cần vài cây vàng là đã có thể tìm manh mối để vượt biển, càng về sau cái giá càng mắc nên hy vọng thoát khỏi VN vẫn chỉ là hy vọng ẢO. Nghe đau xót, ai lại muốn lìa xa quê hương mình, nhưng thực tế hơn 2 triệu người đã tìm mọi cách trốn thoát vẫn là câu trả lời đanh thép nhất.
(còn tiếp)
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 19 Aug 2014

Tôi đi Mỹ (12)
Quyết Định Sáng Suốt!

Sau khi "làm việc" ở Sở Ngoại vụ về, tôi đã nắm được tình hình. Vẫn còn chút ít hy vọng vì 7 người tôi khai chưa có gia đình TRONG ĐÓ CÓ TÔI đã có thể nhờ cái thơ giới thiệu đó mà được làm hồ sơ xin đi cùng với Bố tôi. Thật sự mà nói, việc có gia đình hay chưa, PHIÁ MỸ LÀM SAO BIẾT, chỉ có UBND quản lý ở địa phương biết mà thôi.

Lấy số điện thoại bà Trang để lại, tôi nhờ điện thoại cơ quan gọi đến nhà bà, nhìn số vùng tôi biết đó là ở Long Khánh. Chỉ có tiếng con gái của bà cho biết là hầu như bà không có ở nhà, thỉnh thoảng ghé rồi lại đi ngay, cô ta bảo có gì cứ nhắn, khi nào gặp nó sẽ nói lại.

Tôi lại điện cho bà Trang số di động, hồi đó 1997 mà có điện thoại di động phải là dân quan chức "bự" hay dân làm ăn chạy chọt. Không thấy tiếng trả lời, chỉ có cô nhân viên tổng đài: "Điện thoại qúy khách gọi ngoài vùng phủ sóng!" Hix!

Tự nhiên tôi thấy không ổn rồi! Làm ăn với một người mà hành tung bí ẩn như thế quả là việc mơ hồ mạo hiểm, ít nhất cũng phải biết lai lịch, quá trình làm ăn và nhất là phải có nhà cửa đàng hoàng.

Thế nhưng như một con cáo già ẩn núp đánh hơi thấy con mồi, ngay trưa hôm sau bà Trang tới nhà tôi lúc hai vợ chồng tôi đang ăn cơm trưa. Bà không biết chạy xe, đi đâu cũng có một "đệ tử" chở. Bà ta ngồi sau, đeo khẩu trang, đeo kiếng đen, đội mũ chùm kín mít đầu, mặc thêm áo chống nắng trông có vẻ là tay anh chị xã hội đen.

Ban đầu bà nhắc lại là làm hồ sơ cho nhà tôi là 2 anh em còn cho bà ghép 4 nhưng sau 3 giờ đồng hồ mặc cả với thái độ bất cần của tôi, cuối cùng bà Trang "tăng" thêm cho tôi là 3 anh em, còn lại 4 người là của bà. Vừa đủ 7 người mà tôi đã khai còn độc thân với Sở Ngoại vụ.

Thiệt sự là tôi lúc đó đã quá mệt mỏi, công việc hàng ngày đã lấy đi không biết bao sức lực. Không dám nói điều gì to tát nhưng thực bụng tôi cũng có chút tự hào khi cả quãng đời tuổi trẻ của mình đã làm việc hết công suất.

Bây giờ có người lo hết cho mình, KHỎI LÀM GÌ CẢ, KHỎI TỐN GÌ CẢ, nhà mình sẽ có 3 anh em được đi Mỹ. Nghĩ đến đó tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Thiệt ra ai ở hoàn cảnh tôi mới hiểu, bỏ một đống tiền ra mà không chắc có được việc hay không là một điều gần như mua vé số vậy. Mà thật sự lúc đó cũng không biết số tiền phải bỏ ra là bao nhiêu nữa, nếu phải đi vay mượn mà thất bại sẽ làm thảm họa, giống như nhiều người đã bán nhà để làm hồ sơ mà bị đánh rớt mà chính tôi có lần chứng kiến.

Trời về chiều, tôi uể oải đứng dậy vào buồng lấy giấy tờ chuẩn bị giao cho bà Trang. Khi cầm cái thơ giới thiệu của Tòa Đại sứ Mỹ (LOI) tự dưng tôi nhớ cách đó mươi hôm, ông chủ quán phở Minh Phước ngay truớc trường Ngô Quyền Biên Hòa trong lúc tôi đang ăn sáng có hỏi chuyện và tôi đưa ông coi cái LOI, ông kín đáo kéo tôi và nhà trong của quán, kéo ghế cho tôi ngồi và nói với vẻ mặt hết sức nghiêm chỉnh:
- Tao mua mày cái LOI này 5 cây, làm gì là quyền của tao. Mày cứ lên hỏi "ông già" mày đi, rồi trả lời cho tao.

Ông trước là bạn của Bố tôi, Ông rất giàu, quán phở Tàu Bay của ông, dân Không quân Biên Hòa ngày trước không ai là không biết. Đến bây giờ sau 17 năm, Bố tôi đã mất và đó là điều tôi vẫn chưa nói với Bố. Nghe ông nói xong, tôi bỏ qua, vì nhiều lý do, mỗi lần chạy xe máy lên Bố tôi cách 100 cây số là đi về mất 1 ngày mệt muốn ngất vì nắng gió, (nhà tôi chưa có điện thoại), nhưng tôi nghĩ đuợc 5 cây vàng đối với gia đình anh em tôi bao nhiêu "ăn" cũng hết trong khi nếu được đi Mỹ thì 5 cây vàng không thể so sánh được, tương lai đời con cháu không thể tính bằng tiền hay vàng.

Cầm cái LOI trong tay trước khi giao cho bà Trang, lời ông chủ quán Minh Phước văng vẳng trong tai tôi.

Hẳn phải có giá trị gì mà chỉ với 1 tờ giấy mới có cái giá đó, bây giờ giao khơi khơi cho "mụ" đàn bà này, rồi "mụ" ta cầm lấy nó xong chuồn mất coi như mình lại nắm đằng lưỡi nữa. Đứt tay như chơi á! Hix hix! Có mà cắn lưỡi luôn! Hix!

Không ổn rồi, bản năng sinh tồn bất chợt vùng dậy, tôi tự dưng "khôn" ra và hỏi:
- Đưa cho chị tất cả giấy tờ rồi chẳng hạn khi cần tìm chị thì biết tìm đâu? chính con chị nó điện thoại cho biết là chị rất ít ở nhà, chỉ đi đi về về...
Bà Trang hơi tần ngần có chút biến sắc nhưng nhanh chóng trả lời:
- Đã làm ăn là phải tin tưởng nhau, trước giờ chị đã làm cho bao người đi rồi chớ đâu phải mình nhà em.

Tôi nghĩ thầm trong bụng, tin sao được mà tin, dễ tin đến thế sao. Ngay đến Barotex Cơ quan Xuất nhập khẩu Trung ương từng làm ăn với tôi cả chục năm, khi triển khai hợp đồng hàng triệu rúp (рубль) (đơn vị tiền Liên Xô hồi đó), cán bộ nghiệp vụ nói miệng trước, tôi về cũng chỉ chuẩn bị "vừa phải" chỉ khi nào ký hợp đồng chính thức mới cho triển khai sản xuất.

Nghĩ thế tôi tự dưng thấy mình "sáng" ra và KHÔNG ĐI NƯỚC CỜ MẠO HIỂM NỮA:
- Rất tiếc, em không thể giao hồ sơ cho chị được. Không có tiền làm hồ sơ thì đành ở lại VN vậy thôi.
(còn tiếp)
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: pleikey, mithott

Re: Tôi Ði Mỹ

Postby Ngươi vien xu » 19 Aug 2014

Tôi đi Mỹ (13)
Tín hiệu tích cực.

Bà Trang đánh đòn tâm lý với tôi:
- Người ta không có hồ sơ để làm, còn em đang có sẵn, chỉ chịu khó làm, đậu rớt gì tính sau?
- Nhưng mà làm kiểu như chị, khi đổ bể ra chị trốn mất tiêu, còn em rành rành ra đây, em chịu tội sao?
- Vậy chứ ý em sao?
Để bạn đọc dễ hình dung, tôi xin nói ngắn gọn, nhà tôi 12 anh chị em, hầu hết đã có gia đình vợ chồng con cái, nhưng năm 1982, mẹ tôi và mấy em sau khi đi kinh tế mới thất bại xin trở lại nhập hộ khẩu gốc với tôi. Năm 1990, tôi mua nhà riêng và xin cắt hộ khẩu chuyển về nhà mới cùng vợ và con.

Lúc này hộ khẩu nhà mẹ tôi chỉ còn 1 mình mẹ tôi duy nhất vì các em tôi đi buôn bán trên xe lửa vắng nhà thường xuyên đã bị gạch tên. Còn Bố tôi ở dưới chân núi Chứa Chan có hộ khẩu riêng với 3 đứa em, 1 đứa đã có vợ nên đợt làm hồ sơ năm 1995 chỉ có 2 em được làm và đã rớt như tôi đã trình bày ở những phần trước.

Lúc này nếu làm hồ sơ thì dễ nhất là mình tôi mà thôi, hầu như không phải tốn "đậm", chỉ chút đỉnh bôi trơn là đủ vì hồ sơ quá rõ ràng đầy đủ. Việc duy nhất mà tôi cần là làm hộ chiếu mà thôi, nghiã là tối đa sau khoảng 1 tháng là được phỏng vấn.

Nhưng nếu thế thì bỏ tất cả anh em lại sao đành, VỚT ĐƯỢC NGƯỜI NÀO HAY NGƯỜI NẤY CHỚ!

Còn vì sao tôi tính đưa hồ sơ cho bà Trang là vì một mình tôi không đủ tiền bao hồ sơ cho mấy em.

Tôi cũng hoàn toàn không sợ bà Trang mang hồ sơ đi làm xong cho bảy người của bà phỏng vấn trót lọt mà không nói gì với nhà tôi vì 7 anh em này là đi theo cha, nếu hồ sơ xong xuôi, họ sẽ kêu Bố tôi đi cùng, không thể nào 7 người đó đi khơi khơi được.

Điều đầu tiên là mấy em tôi CẦN PHẢI NHẬP HỘ KHẨU TRỞ LẠI VÀ LÀM CHỨNG MINH NHÂN DÂN. Hai việc ấy bình thường đã mất khoảng 1 năm và cực kỳ rắc rối và tốn kém, trước hết mỗi người muốn nhập khẩu phải làm tờ tường trình vì sao vắng mặt trong thời gian dài, đi đâu và làm gì? ai làm chứng?

sau đó đem ra Tổ dân phố họp xét, qua Công an khu vực rồi chuyển cho Hội đồng xét duyệt thành phố gồm Công an, Lao động, Hội Phụ nữ, Thương binh xã hội, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc ... họp lại lập "biên bản xét duyệt nhập khẩu thường trú" (gọi là mẫu KT3) và sau đó thông qua UBND Thành phố chấp thuận mới chuyển giao cho Công an Tp làm cho nhập hộ khẩu.

Thường thủ tục đó nhanh nhất là 6 tháng thậm chí có khi tới...5 năm tùy thuộc cán bộ có hứng hay có được bôi trơn hay không! hix!

Hồi tôi làm việc có kiêm thêm chức Thơ ký Mặt trận Tổ quốc Phường, tôi thường làm biên bản nên quá rành mấy cái vụ này.

Sở dĩ tôi tính đưa hồ sơ cho bà Trang làm vì bà thu tiền của mấy người đi ghép, nhờ tiền đó bà sẽ làm hộ khẩu cho mấy em tôi và người ghép, nhưng bà làm gì có tư cách chính đáng như tôi mà làm theo hồ sơ gốc đuờng đường chính chính, bà có một đường dây nghe đâu mãi Bình Thuận để nhập hộ khẩu mà nhập "kiểu đối phó" cho có như thế nếu đổ bể khi xác minh là gia đình tôi sẽ mang tội.

Tôi nói với bà sau khi phân tích việc làm hộ khẩu kiểu đó tôi không chấp nhận:
- Chị biết rồi đó, việc đầu tiên quan trọng nhất bây giờ là cái hộ khẩu, mà em ở địa phương này làm việc 20 năm, ai cũng biết, vấn đề hộ khẩu để em lo, Hộ khẩu này là hợp pháp thiệt 100%. Xong vấn đề hộ khẩu rồi, các vấn đề khác em cũng làm hết như CMND, hộ chiếu...chị chỉ hỗ trợ em tài chánh cho nhanh thôi. Khi xong, việc của chị là quan hệ với Sở Ngoại vụ và lo phỏng vấn.

Bà ta mừng ra mặt:
- Vậy mà giờ em mới nói, chị đâu biết em nào giờ làm ở phường đâu. Thôi tóm lại như em nói, cứ thế mà làm hén. Hôm nay chị không mang tiền, ứng trước cho em 1 cây để có tiền lo giấy tờ, vài hôm nữa chị sẽ lên, đưa thêm cho em đủ để làm.

Bà móc 10 khâu vàng đưa tôi. Rồi cùng người đệ tử ra về, hẹn vài hôm sau sẽ trở lại.
Bấy giờ là đầu tháng 3/1997, ngay chiều ấy tôi đến nhà Thượng úy Lan. Lan là con anh bạn khá thân với tôi. Anh Thăng trước là nhà giáo làm ở Phòng Giáo Dục Thành phố, anh về hưu non và chuyển sang làm HTX đan lát xuất khẩu giống tôi.

Do cùng ngành nên chúng tôi thường hay gặp gỡ, lúc thì mượn vật tư để đóng gói xuất khẩu, lúc cùng nhau làm chung một hợp đồng cho kịp thời gian, lúc hội họp và ăn nhậu cùng nhau. Anh hơn tôi 15 tuổi nhưng tôi chỉ hơn Lan có 6 tuổi thôi. Lan có chồng cũng công tác cùng ngành, buổi sáng đi làm ghé nhà gởi con cho bà ngoại, chiều về đón con, ngày nào gặp tôi đang ngồi nhậu với anh Thăng, Lan đều lễ phép chào hỏi đàng hoàng. Lan cứ kêu tôi bằng chú xưng cháu vì Lan bảo Bố Lan và tôi là bạn, để cho phải phép, phải xưng hô như thế.

Nhưng tôi không biết Thượng úy Lan làm ở phòng Đăng ký Quản Lý Hộ khẩu Công an tp, và chỉ đến khi tôi đem biên bản họp tổ dân phố và đơn tường trình lý do vắng mặt nay muốn nhập lại hộ khẩu đã thông qua Công an phường, tôi mới biết.

Phải nói là Lan rất dễ thương, gặp tôi trong Cơ quan không như nhiều người khác làm mặt lạ mà Lan lên tiếng chào tôi. Tôi trình bày sự việc, Lan nhận đơn nói bình thường (trong phòng còn có 4 năm người khác cùng làm):
- Cháu nhận đơn, chú cứ về, khi nào xong cháu gởi về Công an phường.
- Cảm ơn cô, nhờ Lan làm gấp cho tôi có việc cần.
Khi tôi ra về, đang xuống cầu thang, thì Lan đi vội theo tôi nói ở giữa thang vừa đủ 2 người nghe :
- Nếu chú cần gấp thì có thể gặp cháu, nhà cháu ở số 98C đường 4 cách sân banh Đồng Nai 100 mét. Cháu sẽ nói cụ thể hơn, ở đây nói không tiện.

Rõ ràng đây là một tín hiệu tích cực, chứ nếu Lan không nói cứ ngâm đến Tết tôi cũng không biết đường nào mà... mò.
(còn tiếp)
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: mithott, pleikey

Next

Return to Tuỳ Bút và Văn sáng tác



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 5 guests