Trên Phiến Tình Sầu

Nơi chia xẻ với nhau những tâm sự, cảm xúc...trong cuộc sống hằng ngày

Moderators: littlehoney999, Ngươi vien xu, A Mít

Trên Phiến Tình Sầu

Postby Thuvang » 07 May 2023

TRÊN PHIẾN TÌNH SẦU
----------------------
Image


…Thật là một điều thiếu sót nếu tôi không kể về lai lịch của địa danh Đàn Tiên - Mít Nài ( Cần thơ ).
Rạch Mít Nài là nơi xưa kia có trồng nhiều cây Mít Nài.
Sau này rạch bị lấp đi trở thành con hẻm Mít Nài.
Hồi đó người ta nhóm chợ theo rạch Mít Nài riết rồi trở thành địa danh chợ Mít Nài.
Ngày xưa, Cần Thơ là nơi nổi danh với đạo tu tiên; Đàn Tiên là nơi thường tổ chức lập đàn cầu cơ thỉnh tiên cho thuốc trị bệnh, cứu người.
Trên đoạn đường này có xóm nhà gọi là xóm Đàn Tiên.
Từ College Phan Thanh Giản đến Đàn Tiên đường đi được trải đá rộng chừng 3 mét.
Đi tiếp 300 mét nữa là đến hẻm 149 là con đường vào xóm nhà ngày xưa là vườn Thầy Cầu, một điểm du ngoạn, dã ngoại của người Cần Thơ xưa.
Tôi rất biết ơn nguời đàn ông xa lạ ấy đã giúp đỡ tôi trong những tháng ngày cơ cực.
Từ chỗ ơn nghĩa dẫn đến lòng yêu thuơng kính phục, tôi sống chung với nguời đàn ông này và sinh cho ông ta một đứa con trai.
Những tuởng cuộc đời lặng lẽ của tôi đã có đuợc bến đậu, an tâm nuôi hai con khôn lớn thì sóng gió lại nổi lên.
Có một ngày, bà vợ ông ta dẫn hai cô con gái đến nhà tôi.
Không ồn ào, ghen tuông ầm ĩ, không xởn đầu, xé quần xé áo cũng không, không chửi bới thô tục cho lối xóm kéo đến xem như những cuộc đánh ghen thuờng tình.
Bà ta chỉ trình bày vị thế của mình và xin tôi buông tha cho ông ta về với gia đình.
Ôi, cách "đánh ghen" không "đánh" mà đau thấu tận tâm can!
Ngỡ ngàng bàng hòang, tôi chỉ còn biết âm thầm thu xếp công chuyện buôn bán, nhà cửa và dẫn hai con ra đi, sau khi để lại cho ông ta một bức thư từ biệt.
Tôi qua Vĩnhlong muớn đuợc căn phố sau bến xe cũ và mua bán gạo để làm kế sinh nhai.
Vừa làm mẹ, vừa làm cha, tôi rất vui khi các con đem về thành tích học tập tốt.
Mẹ con tôi sống hòa thuận cùng bà con chòm xóm nên ai cũng quý cũng thuơng!
Đến dịp nghỉ hè, thằng con trai đầu của tôi xin tôi cho nó theo tàu sắt Saigon - Vinhlong đi buôn gạo chuyến trên Xa cảng Phú Lâm cùng đứa bạn.
Muốn tập cho con có tính tự lập nên tôi đồng ý và cấp vốn cho cháu.
Đi đuợc vài chuyến có lãi cháu rất ham, ai ngờ có một hôm chiếc tàu này chạy luôn ra hải phận quốc tế.
Mặc dù không mê tín dị đoan nhưng truớc nỗi lo mất con, tôi đi xem bói, đi chùa cầu Phật vái lạy tứ phuơng, thần thánh nào tôi cũng cầu cúng khắp nơi, đâu cũng nói số cháu gặp năm đại cát nên không sao, nhưng tôi nào yên lòng khi con mình bặt vô âm tín!
Lật bật thằng con kế có giấy gọi nghĩa vụ, tôi phải vuợt biên vì tuơng lai của nó thôi.
Tôi tom góp đuợc một khỏan tiền & vàng, đưa con tôi xuống Rạch giá tìm đuờng vượt biên.
Dù gian nan vất vả, nhờ ơn trên gia hộ, lần đầu tiên chúng tôi đến đuợc trại tị nạn Mã lai ngay, trong lúc gia đình nhà kế bên đi thêm mấy chuyến kế tiếp nữa mà cũng không tới đâu là đâu!
Cũng may, nếu đi không lọt chắc tôi cũng chẳng còn gì để tham gia chuyến sau.
Đến trại, những gia đình có thân nhân làm giấy tờ bảo lãnh đuợc đi rất nhanh.
Còn mẹ con tôi ngày nào cũng lên xem thông báo mà chẳng nuớc nào nhận, trở về lán trong nỗi lo sợ bị trả về.
Cuối cùng, đuợc một họ đạo Tin lành bảo trợ nên mẹ con tôi đuợc vào đất Mỹ.
Con tôi thông minh và hiếu học nên tôi ráng lo làm để nuôi cháu.
Tiếng Anh tôi không biết, lại không có nghề nghiệp chuyên môn, tôi xin vào phụ bếp cho một nhà hàng.
Dần dà làm quen đuợc các nguời Vịệt qua truớc đó, họ bày cho tôi lảnh đồ về ráp, cắt chỉ... làm thêm.
Thế là tôi ráng sức làm hai việc nên thu nhập cũng khá!
Con tôi học hết trung học, vào học truờng Y, lúc đi thực tập quen đuợc cô con gái của ông Bác sĩ phụ trách huớng dẫn.
Sau một thời gian quen biết, tìm hiểu, chúng thuơng nhau và dự định khi con tôi ra truờng sẽ tiến tới hôn nhân.
Gia đình ông Bác sĩ mời tôi dùng bữa cơm cũng là dịp để nói chuyện chung thân cho hai cháu.
Tôi cảm thấy mình quê mùa kệch cợm khi đến với gia đình thông gia tuơng lai vì cái vẻ lịch lãm sang trọng của họ!
Con tôi thấy xấu hổ vì tôi, nên khi về nhà nó hằn học với tôi giống như tôi là kẻ tội phạm vậy!
Tôi chỉ biết im lặng vì tôi quê mùa chân chất, không biết xả giao là sự thật!
Đến ngày cuới của con tôi, tôi càng thấy mình bơ vơ lạc lỏng giữa những nguời khách mời sang trọng.
Sự có mặt của tôi chỉ là hình thức, con tôi sắm cho tôi áo dài nhung, đi hài cuờm, bắt tôi đi làm tóc, sơn móng tay, xách bóp đầm...trông tôi giống như con rối hơn là con nguời!
Mỗi mỗi cử chỉ của tôi, con tôi đều nhắc tuồng giống như tôi đang đóng một vai trong vở kịch vậy!
Có lẽ nó cảm thấy xấu hổ vì bà mẹ quê mùa thiếu kiến thức này nên nó có những cử chỉ gay gắt, hằn học đối với tôi suốt buổi lễ cuới, khiến tôi phải rơi lệ!
Tôi kéo vội ống tay áo lau nuớc mắt, cố "nặn" ra nụ cuời tuơi rói chào hỏi quan khách vì đây là ngày vui của con mình mà!
Cuới xong, vợ chồng chúng vẫn ở chung với tôi.
Mua căn nhà này hai mẹ con cùng đứng tên vì tình trạng tài chánh của con tôi không đủ để nhà băng cho vay tiền.
Nếu tôi vẫn đi làm bình thuờng thì những va chạm giữa mẹ chồng nàng dâu cũng ít xảy ra vì tôi rời nhà từ rất sớm còn khi về thì cả nhà yên giấc rồi!
Đàng này, con tôi nói:
- “Ở địa vị của con mà để mẹ đi làm phụ bếp thì không phù hợp!”
Nên tôi buộc lòng phải xin nghỉ, mà rất phiền lòng vì mất đi thu nhập hằng tháng!
Chẳng qua là vì dâu tôi sinh em bé nên con tôi biểu tôi ở nhà vừa trông cháu vừa đỡ đần công việc nhà để khỏi tốn tiền muớn oshin!
Lúc này tôi có tin tức về đứa con trai đầu thất lạc qua địa chỉ của nguời hàng xóm ở Vinhlong năm xưa.
Biết cháu định cư ở tiểu bang Ohio nên tôi thu xếp bay lên đấy thăm.
Ơn trời, con tôi cũng khỏe mạnh, đã lập gia đình và có công việc làm ổn định.
Nhưng rồi cuộc hội ngộ nào cũng đến lúc chia ly, tôi phải trở về thôi - vì tôi còn có bổn phận đối với cái gia đình của đứa con trai kế.
Quan hệ giữa tôi và con dâu không tiến triển theo chiều huớng tốt đẹp chút nào vì luôn có nhiều bất đồng, ví như tôi nấu món gì cũng chê mặn lè, món có nuớc mắm như thịt kho, cá kho thì con dâu tôi chê hôi nhà!
Cũng phải, nguời sinh truởng và lớn lên bên Mỹ thì thích hamburger, pizza, Mc Donal's khỏi phải bàn cãi!
Chẳng mấy khi con dâu tôi trò chuyện với tôi, mà nếu có mở miệng ra chỉ tòan là lời khiếm nhã.
Cũng đúng thôi, con mình đẻ ra mà nó còn hổn hào với mình - trách sao nguời khác không tôn trọng mình?
Sống trong nhà của tôi mà tôi lúc nào cũng cảm thấy bất an!
Lúc này cháu nội tôi đã lớn và đi học nên tôi cũng đuợc rảnh rang hở tay đôi chút!
Nhưng đi đâu cũng phải vội vàng về để lo bữa cơm, hoặc truớc khi rời nhà cũng phải dọn dẹp nhà cửa tinh tuơm...
Rồi thu qua đông lại, tuổi đời chất nặng oằn vai, tôi không còn sức khỏe, mà tinh thần cũng không đuợc minh mẩn như ngày nào!
Nhiều buổi sáng thức dậy nghe bả vai hơi đau, đêm mặc mấy lớp áo, đắp lớp chăn dày vẫn thấy lạnh.
Có hôm nấu thức ăn để quên bị cháy đen, may có máy báo cháy reo ầm ĩ không thôi chắc thành kẻ không nhà!.
Từ đấy con tôi để tôi ở không, suốt ngày tôi chỉ lúc thúc trong phòng riêng.
Chỉ những lúc ăn cơm tôi mới phải ra, ăn vội ăn vàng cho xong rồi lại vào phòng.
Tôi cố tình tránh mặt mọi nguời trong nhà, vì khi tôi có ý làm việc gì đó giúp ích cho con cháu thì có vẻ như khiến chúng buồn lòng!
Ở vậy đuợc vài tháng, tôi quen đuợc một nguời bạn trong dịp đi đổi thẻ căn cuớc.
Bà này rủ tôi đi chùa vào dịp lễ Vu lan, bà hỏi địa chỉ để đến đón tôi nhưng tôi bảo không cần, để tôi tự đi hẹn sẽ gặp nhau ở chùa.
Từ đấy chúng tôi có vài dịp gặp nhau ngòai phố, bà ấy xin số phone để dễ nói chuyện nhưng tôi cố tình thóai thác!
Dần dà, bà ấy thấy cử chỉ thiếu tự nhiên của tôi mỗi khi hỏi tới chuyện nhà, nên bà không đòi tới nhà tôi nữa!
Phần tôi, qua thời gian tiếp xúc, biết bà là chuyên gia xã hội, tôi nhờ bà huớng dẫn làm thủ tục thuê nhà của chánh phủ dành cho nguời già (Senior Housing).
Nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ của nguời bạn này, chỉ trong thời gian ngắn tôi đuợc cấp một căn hộ có vị trí rất tốt.
Tôi báo cho con trai tôi biết ngày tôi dọn đi, nó nói sẽ đánh xe đưa tôi, nhưng tôi đã có con gái của bà bạn sốt sắng hứa giúp chuyển nhà rồi!
Từ dạo ấy đến nay, tôi sống một cuộc đời vô tư an nhàn tự tại, mỗi tháng tiền vô truơng mục không phải lo thiếu thốn!
Thèm ăn gì nấu nấy, ăn lúc nào, ăn bao nhiêu tùy thích!
Tôi tham gia nhiều họat động của cộng đồng, trao đổi trò chuyện với nhiều bạn mới quen rất vui!
Mỗi sáng tôi đi tập duỡng sinh cùng các cụ già nơi tôi sinh sống.
Tôi tham gia phát bữa ăn cho nguời vô gia cư, làm trợ giảng cho lớp nấu ăn do cộng đồng tổ chức…
Ngày rằm và mồng một, tôi lên chùa làm công quả, tụng kinh hồi huớng công đức cho cha mẹ tôi, dì tôi, những nguời thân đã khuất và cho chúng sinh...
Không phải tôi không biết dùng tiền để mua sắm những quần áo đẹp, dành thì giờ đọc sách báo để mở mang kiến thức, đi đây đi đó để học hỏi thêm cho khỏi quê mùa truớc mắt mọi nguời!
Tôi biết nhiều lắm chớ!
Nhưng nếu tôi chỉ nghĩ cho riêng mình thì làm sao con tôi có miếng ăn ngon, có quần áo đẹp, có chiếc xe hơi tốt, có nhà ở khang trang?
Sở dĩ tôi chịu cực khổ nhiều như thế, hy sinh cho con nhiều như thế cũng đơn giản thôi! vì ... tôi là MẸ!!!

Công tử Miệt vườn
(FB Minh Nguyen)
Thuvang
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $7,128
Posts: 578
Joined: 14 Jun 2017
 
 

Return to Tuỳ Bút và Văn sáng tác



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 5 guests