Ngôn Ngữ Của Cử Chỉ

Những tin tức hay, lạ, vui, và hữu ích cho đời sống.
Xin đừng tranh luận về chính trị, tôn giáo, sắc tộc ...

Moderator: A Mít

Ngôn Ngữ Của Cử Chỉ

Postby Ngươi vien xu » 21 Aug 2006

Bạn có biết 60 phần trăm sự giao tiếp của chúng ta không dùng đến lời nói. Con người trên khắp thế giới dùng hai bàn tay, đầu, mắt và cơ thể để truyền đạt một cách biểu cảm những suy nghĩ của mình, vậy làm thế nào giao tiếp bằng cử chỉ có thể so sánh với giao tiếp ngôn từ, theo George du Maurier thì " Ngôn ngữ nói là một thứ tín hiệu nghèo nàn. Bạn cho gió vào đầy phổi và rung một khe nhỏ trong cổ họng mình, và bạn uốn éo mồm miệng để làm rung luồng không khí, và luồng không khí đó làm rung cặp màng nhỏ trong đầu tôi....và óc tôi nắm được ý định của bạn một cách đại khái Thật vòng vo và phí thời gian biết bao"....người ta có thể thấy rằng ngôn ngữ của cử chỉ có thể lập tức được truyền đạt, đó là những con đường tắt...và ảnh hưởng thì trực tiếp trên cuộc sống chúng ta.

Cử chỉ đầu tiên mà chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày CHÀO HỎI
Nếu cái bắt taychặt chẽ kèm với ánh mắt nhìn thẳng là kiểu chào chuẩn mực ở Hoa Kỳ, thì ở Nhật cử chỉ cúi đầu duyên dáng lịch sự và trang trọng là kiểu chào truyền thống của người Nhật, những người cha ở Ấn độ dạy con mình cử chỉ namaste, hai tay áp vào nhau trong tư thế cầu nguyện, để cao tầm ngực, và hơi cúi đầu, nó cũng có nghĩa là " Cám ơn" hay " Xin lỗi".

Còn ở Thái Lan, củ chỉ dịu dàng và nhã nhặn này được gọi là wai, tuy nhiên hãy cẩn thận đấy nếu vì sơ ý hay quá phấn khởi mà đưa hai tay chắp lên quá đầu, có thể hiểu lầm là sự lăng mạ.

Ở Trung Đông, người ta vẫn thấy người lớn tuổi làm cử chỉ salaam, bàn tay phải đưa lên phía trên, trước tiên chạm vào ngực, rồi chạm vào trán rồi cuối cùng đưa lên cao và hướng ra, đồng thời đầu gật nhẹ, lời nói đi kèm kiểu chào này là salaam alaykum, nghĩa là " Chúc bạn bình an", còn bắt tay người người Trung Đông dạy con họ " khi bắt tay, hãy nắm cho nhẹ nhàng, đừng siết chặt, siết chặt biểu lộ tính hiếu thắng, hung hăng"...đúng là mỗi nền văn hóa mỗi kiểu...phải không you. Một kiểu chào salaam khác được tìm thấy ở Malaysia là: người ta đưa hai bàn tay ra, chạm vào các đầu ngón tay của người kia , rồi đưa tay về chạm vào ngực ( nhớ đừng làm thế với nguời khác phái...hihihi). Tại các nước Châu Mỹ La Tinh kiểu chào abrazo được hiểu là một cái ôm siết, nghĩa là ôm hôn, nó thường đi kèm với cái vỗ nồng nhiệt vào lưng ....

CỬ CHỈ LĂNG MẠ
Chỉ xin được kể đến một cử chỉ lăng mạ phổ biến và lâu đời nhất ....đó là cử chỉ thuộc về "ngón giữa" (the finger), cử chỉ này được thực hiện bằng cách giơ nắm tay lên, các mấu khớp ngón tay xoay ra ngoài, ngón giữa duỗi thẳng chỉ lên, cử chỉ này có thể ở thể tĩnh, bất động, hoặc đi kèm với động tác đẩy lên . Bất kể " kiểu chào một ngón " này được cách điệu ra sao, cái ý nghĩa lăng mạ mạnh mẽ của nó thật khó mà hiểu sai được. Người La Mã thậm chí còn đặt cho nó cái tên rất đặc biệt bằng tiếng La Tinh " digiyus impudicus " có nghĩa là " ngón tay xấc láo " (impudent digit)
DẤU HIỆU " O.K" smile

Dạng nói OK có lẽ xuất phát từ Mỹ năm 1840, đối với người Mỹ, đây là cử chỉ có nghĩa " Tốt", nhưng với ngưòi Đức nó được hiểu là " Đồ ngu" hay " Đồ đáng khinh", ở Châu Mỹ La Tinh nó thì tương đương với câu chửi " Đ.m ...", còn ở Pháp hiểu như là " zero" hay " Vô giá trị". Ở Nhật vòng tròn hình thành bởi ngón cái và ngón trỏ là dấu hiệu của tiền bạc ...rõ ràng cử chỉ OK mà người Mỹ và nhiều nước khác sử dụng thật chẳng OK chút nào ......cẩn thận khi sử dụng đấy....hihihi

NGÓN CÁI CHỈ LÊN smile
Nguồn gốc cử chỉ này có từ thời các kiếm thủ La Mã, những kẻ nhận được " ngón cái chỉ lên " từ bàn tay hoàng đế hay quần chúng, dấu hiệu cho biết họ được sống vì đã can đảm hay dũng mãnh, " ngón cái chỉ xuống" có nghĩa ngược lại, và là bản án tử thần cho người dũng sĩ thua cuộc. Hầu như đây là dấu hiệu phổ biến khắp Bắc Mỹ và nhiều nơi ở Châu Âu, diễn tả " Mọi thứ' đều OK" hay "Tốt" hoặc " Ổn thỏa" và cả tá thông điệp khác tương tự. Ở Mỹ còn được hiểu như là ai đó muốn đi nhờ xe, nhưng khi ở Nigeria bạn chớ dại dột làm cử chỉ này ....nếu không muốn bị bầm giập ....vì tội lăng mạ người khác .....hihihihi. Ở Úc ra dấu bằng chỉ ngón cái lên trời và giật nhẹ lên một lần là dấu hiệu bạn muốn nói " Đ.m"
Nếu thích đếm ngón tay, ......khi bùn bùn hihihihi, hãy cẩn thận khi đang ở nước ngoài vì bạn có thể gây ngộ nhận. Ví dụ như ở Đức, để ra dấu một người ta dùng ngón cái chỉ lên thay cho ngón trỏ, vì ngón trỏ ở đây có nghĩa là hai . Nhật : bắt đầu đếm với ngón trỏ để ra hiệu là một và ngón giữa là hai, ngón đeo nhẫn là ba, ngón út là bốn, và ngón cái là năm ......Nếu có đi du lịch ở Đức đừng giơ ngón trỏ khi bạn chỉ muốn một chai bia ......họ sẽ tưởng bạn đòi haiiiiii

CHỮ " V" CHIẾN THẮNG
Đây là dấu hiệu "Chiến thắng" hay " Hòa bình" đối với hàng triệu người" . Nhưng tại Anh nếu bạn để lòng bàn tay và các ngón tay quay vào trong, nó...... sẽ giống ngón giữa nhưng mạnh nghĩa gấp đôi, nhất là các ngón tay thọc lên phía trện. Winston Churchill là người đã dùng chữ V chiến thắng để diễn tả lòng can trường trong thế chiến thứ II, nó trở nên gắn bó với Ông đến độ ....ta thấy các sách lịch sử ngày nay luôn cho thấy ông đang tự hào giơ cao dấu hiệu đó, nhưng chú ý là lòng bàn tay ông hướng ra ngoài .....có lẽ cũng từ đó mà ngày nay ...người Pháp, Mỹ và người ở những nước khác đều dùng chữ " V" ( lòng bàn tay hướng ra ngoài) diễn tả dấu hiệu " Chiến thắng " hay " Hòa bình", ..... àh nhắc bạn đừng xoay lòng bàn tay vào trong ở Anh, nếu không muốn đổ máu ......hì`hì`hì`hì`

CẶP SỪNG DỰNG ĐỨNG
Khi hai ngón tay út và trỏ được duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng ra ngoài, đa số dân Texas biết cử chỉ này nó được hiểu là một cử chỉ, cỗ vũ, tập hợp . Còn ở Ý nó được hiểu là bạn đang bị "Cắm sừng" hay " Lừa dối " " Ngu ngốc" ..nói lịch sự hơn là " Người bạn đời của bạn không chung thủy" bạn cũng có thể thấy ở đây " Cặp sừng" được dùng như một phương tiện để tránh tà ma. Còn ở Brazil và Venezuela nó được hiểu là sự "May mắn"
ĐẦU, MẶT VÀ TAI smile
Đầu và mặt là những phần cơ thể biểu cảm và gây ấn tượng nhiều nhất .....nào xem ..thấy một khuôn mặt hân hoan , choáng váng, buồn bã, tự tin mệt mỏi, ngạc nhiên, nghi ngơ, chán nản, xảo quyệt ....yeahhhh ......chúng ta dùng đầu để chuyển đi hàng chục thông điệp.......tất cả chúng ta đều biết gật đầu lên và xuống có nghia là được ( phải, đúng, vâng) và lắc đầu có nghĩa là không. Nhưng tại Bulgaria, nhiều nơi ở Hy Lạp, Nam Tư, Thỗ Nhĩ Kỳ, Iran và Bengal thì trái lại : gật đầu có nghĩa là không, và lắc đầu có nghĩa là có .....khó nhỉ, thử xem " lắc đầu" hihihi tôi đang đồng ý với bạn .....
Mắt : Người Mỹ, Canada, Anh, Đông Âu .. thích những quan hệ " diện đối diện", phụ nữ Tây ban nha thường tiếp xúc bằng mắt lâu hơn các Phụ nữ nước khác, nhưng ở Đông Phương, thì lại tránh tiếp xúc trực tiếp bằng mắt .
Ở Nhật, Triều Tiên, Thái Lan nhìn ai chằm chằm được coi là thô lỗ, nhìn lâu và thẳng vào mặt ai là bất lịch sự, thậm chí là đe dọa.
Ơ Mỹ dùng ngón trỏ liên tục vẽ vòng tròn quanh phía ngoài tai, nó có nghĩa ai đó hay cái gì đó là " Khùng". Ở Argentina có nghĩa là " Anh có một cú điện thoại ".........................hì hì hì mệt wá ....... ngồi thở......hi
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Ngươi vien xu từ: Saigonian, MuaThuDuoiMua, hanhnguyenboy, Minh Chau, nangchieu

Postby nangchieu » 24 Aug 2006

như vậy từ nay đi du lịch nước ngoài cột 2 tay lại cho chắc ăn :)
User avatar
nangchieu
Lá Mít
Lá Mít
 
Tiền: $36,992
Posts: 37
Joined: 03 Jun 2006
 
 

Postby Ngươi vien xu » 25 Aug 2006

chính NVX mới qua Mỹ, sau ít tháng lấy bằng lái xe, rồi lái xe, mới đầu hơi lạng chạng, có lần, chạy sao hông biết, 1 thằng Mỹ nó đưa ngón giữa lên, NVX đâu biết, tưởng nó chào, nên tươi cười đưa bàn tay chào lại bebebe
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 


Return to Kiến Thức Đó Đây



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 44 guests