Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Những tin tức hay, lạ, vui, và hữu ích cho đời sống.
Xin đừng tranh luận về chính trị, tôn giáo, sắc tộc ...

Moderator: A Mít

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 04 Oct 2023

Thuốc chống ung thư khiến khối u tác yêu tác quái hơn


Suốt hai mươi năm qua, tôi luôn bức xúc lên tiếng về việc những liệu pháp điều trị ung thư phổ biến, trong đó có các thuốc hóa trị, liệu pháp xạ trị và các thuốc ức chế sinh mạch thường được sử dụng để làm teo các khối u ung thư, cũng chính là thủ phạm chính khiến ung thư càng dữ dội hơn và phát tán trong các bộ phận khác (bị gọi nhầm là di căn). Thế là nhiều năm trời, tôi đã nhận được kha khá những lời chế giễu, phỉ báng và đe dọa tính mạng vì thể hiện lập trường kiên định của mình trên các ấn phẩm về chủ đề này.
Viện Ung thư Quốc gia (NCI) đã tuyên bố trên website của mình: “Thuốc ức chế sinh mạch là những chất chống ung thư độc nhất vô nhị vì chúng có xu hướng ức chế sự phát triển của các mạch máu chứ không phải của các tế bào khối u. Trong một số loại ung thư, các thuốc ức chế sinh mạch tỏ ra hiệu quả nhất khi được kết hợp với các liệu pháp bổ sung, đặc biệt là hóa trị.” Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2012, được Các Viện Y tế Quốc gia (NIH) ủng hộ, đã rọi ánh sáng mới vào việc lý giải tại sao tính hiệu quả của những thuốc chống ung thư này thực ra lại không lâu và có thể gây ra tình cảnh vô cùng đáng sợ, thậm chí có khi hậu quả là cái chết. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng điều trị quyết liệt (thường được áp dụng để làm teo hoặc loại bỏ những u thậm chí tương đối nhỏ, phát triển chậm hoặc bị bao kín, vô hại) có thể đẩy bệnh nhân vào tình thế là toàn bộ cơ thể đầy những khối ung thư hung hăng hiếu chiến.
Nghiên cứu đột phá này, được đăng trên tạp chí Cancer Cell số ra ngày 17-1-20121, đã chỉ ra một nhóm tế bào chưa được khai thác mấy, là một phần cơ bản của mọi khối u ung thư nguyên phát, có khả năng đóng vai trò là kẻ gác cửa quan trọng, chống lại sự tiến triển và di căn của ung thư. Là lớp thuốc chống ung thư tương đối mới được biết đến là các thuốc ức chế sinh mạch, có tác dụng làm teo nhỏ hoặc phá hủy những tế bào này, được gọi là tế bào ngoại mạch (pericyte), bằng cách cắt nguồn cung cấp máu tới những khối u đó.

1 Cancer Cell, Số 21, tập 1, 66-81, ngày 17-1-2012, http://www.cell.com/cancer-cell/ retrieve/pii/Sl 535610811004478 (TG).

Các nhà khoa học và ung thư học từ khắp nơi trên thế giới đã tỏ ra có cái nhìn thiển cận khi cho rằng cắt đi nguồn duy trì sự sống cho khối u, tức là những mạch máu của khối u đó, thì có thể khiến cho khối u thoái triển thành công và vĩnh viễn. Nhưng họ đã không biết rằng chính điều này đã mở ra bao rắc rối khôn lường và tạo ra cơn ác mộng mang tên ung thư.

Khi trí khôn ung thư ra tay


Nhìn một cách tổng hòa và thực sự khoa học thì giả định trên hết sức khiếm khuyết. Tôi thường xuyên đưa ra quan điểm cho rằng ung thư là một trong những nỗ lực chữa lành cuối cùng của cơ thể để trở về trạng thái cân bằng (cân bằng nội môi), và nghiên cứu đáng giá này chỉ ra một cách rõ ràng rằng ung thư góp phần tạo nên một trong những cơ chế bảo vệ tân tiến và tinh vi nhất của cơ thể.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các liệu pháp làm teo khối u bằng cách cắt nguồn cung máu cho khối u có thể có tác dụng ngược, làm khối u đó hung hăng hơn và có khả năng lan rộng. Nói cách khác, để ngăn một khối u vượt khỏi tầm kiểm soát và xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể, thì cơ thể phải kiên trì nỗ lực sinh thêm mạch máu. Hẳn là bạn đang thắc mắc tại sao cơ thể lại làm thế.
À, đó là vì tất cả các tế bào ung thư đều là những tế bào bình thường đã chuyển thành kỵ khí, có nghĩa là chúng quá thiếu ôxy (do bị tắc nghẽn) đến nỗi chúng phải đột biến để tồn tại và sản sinh ra năng lượng mà không cần ôxy. Để tăng nguồn cung ôxy cho những tế bào bị nghẽn này và hỗ trợ hoạt động của các tế bào ngoại mạch ngăn chặn ung thư tiến triển và di căn, cơ thể cần tạo ra những mạch máu mới. Nhìn từ quan điểm này, phương pháp y tế được áp dụng hiện nay, là phá hủy các mạch máu, chỉ có tác dụng ngược và phải được coi là nguy hiểm. Nó phá hủy ngay chính cơ chế mà cơ thể sử dụng để giữ cho một khối u ung thư cụ thể tiếp tục là biến cố cô lập và có khả năng chữa khỏi, chứ không bùng phát thành một tiến trình bệnh lý lan rộng, mất kiểm soát và tự duy trì lâu dài.
Nói cho thật rõ ràng thì thuốc chống ung thư không chỉ phá hủy các tế bào ung thư mà cả những tế bào phòng chống ung thư và các mạch máu vận chuyển ôxy cho cả tế bào ung thư lẫn tế bào bình thường. Bức xạ ion hóa và thuốc chống ung thư đều mang tính sinh ung thư ngay và luôn, do đó, có thể làm phát sinh những tế bào ung thư mới phát triển ở gần như bất cứ chỗ nào trong cơ thể.

Càng kiểm soát càng lan rộng


Không nghi ngờ chuyện các thuốc hóa trị, thuốc sinh mạch hoặc liệu pháp xạ trị có thể làm suy giảm khối u trông thấy, nhưng lại kèm theo cái giá quá đắt là sản sinh ra nhiều ung thư mới. Bên cạnh hàng tỷ xác tế bào ung thư và tế bào ngoại mạch mà cuộc diệt chủng sinh học này để lại, còn có hàng tỷ tế bào và mạch máu bị viêm nhiễm hoặc thương tổn, tăng mạnh cơ hội phát triển bất kỳ số lượng ung thư mới nào, tàn độc và hung hăng.
Dẫu vậy những khối ung thư mới này còn quá nhỏ, đến nỗi các thiết bị chẩn đoán không phát hiện ngay được và các bác sĩ có thể ra về mà tự hào thốt lên rằng: “Chúng ta đã diệt hết bọn chúng,” ít nhất là trong một thời gian ngắn. Nhưng chỉ trong vòng một hoặc hai năm, gần như chắc chắn những u này sẽ ngày càng lớn dần và có thể phát hiện ra, và chính những vị bác sĩ đó sẽ nói rằng ung thư của bệnh nhân không chỉ quay trở lại, mà còn di căn tới những bộ phận khác của cơ thể.
Nghiên cứu đã được nhấn mạnh ở trên đã đưa ra một phát hiện bất ngờ có thể thực sự chứng minh được rằng những phương pháp điều trị ung thư hiện nay, gồm hóa trị liệu, liệu pháp sinh mạch và liệu pháp xạ trị, là những tác nhân tích cực nhất góp phần phát triển những loại ung thư phát tác dữ dội, để rồi giảm đáng kể cơ hội sống sót của người bệnh.
Trong nghiên cứu điều tra này, tác giả chính là Raghu Kalluri, bác sĩ y khoa, tiến sĩ, Chủ nhiệm phòng phân tích sinh học chất nền tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC) và Giáo sư Y khoa tại Trường Y Harvard (HMS), đã cố công tìm hiểu liệu việc nhắm vào tế bào ngoại mạch có thể ức chế khối u phát triển giống như loại các thuốc khác ức chế phát triển mạch máu đi tới khối u hay không. Suy cho cùng, các tế bào ngoại mạch là một phần quan trọng của hệ mạch - mô (tissue vasculature)1, bao trùm các mạch máu và hỗ trợ chúng phát triển. Những gì Kalluri và nhóm nghiên cứu của ông vấp phải hóa ra vừa bất ngờ vừa cực kỳ khó chịu.

1 Các mạch máu và mô chuyên chở hoặc tuần hoàn các chất dịch như máu hoặc bạch huyết khắp cơ thể (TG).

Trong một bài báo nhan đề “Nghiên cứu chỉ ra một nhóm tế bào trong khối u ngăn ung thư lan rộng như thế nào - phát hiện nghịch lý cho thấy các tế bào ngoại mạch giúp ngăn ngừa di cản,”1 Bonnie Prescott, làm việc tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, Trường Y Harvard, đã miêu tả tỷ mỷ hơn những hệ quả nghiêm trọng rút ra từ nghiên cứu này.

1 http://www.bidmc.org/News/InResearch/20 ... ancer.aspx (TG).

Prescott viết, khi áp dụng cho ung thư *, “Kalluri và đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng do giảm đến 60% lượng tế bào ngoại mạch ở các khối u ung thư *, nên thể tích khối u giảm đến 30% trong 25 ngày.”
Bởi lẽ việc teo nhỏ đáng kể khối u như vậy sẽ ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển của khối u đang được nhắm đến, trí khôn y học chính thống phán rằng đây chính là một tác động thuận lợi, và các nhà ung thư học đã tung hô phương pháp này là đột phá trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng do phá hủy tới 60% - 70% tế bào ngoại mạch, mà số u phổi thứ phát tăng lên gấp ba, tức là các khối u này đã di căn.
“Nếu bạn chỉ nhìn vào sự phát triển khối u, thì kết quả là khả quan,” Kalluri nói. “Nhưng khi bạn nhìn vào bức tranh tổng thế, việc ức chế các mạch máu đổ vào khối u không kiểm soát được sự tiến triển khối u. Mà thực chất, ung thư đã lan rộng.
“Chúng tôi chỉ ra rằng một khối u lớn có tế bào ngoại mạch bao phủ tốt ít di căn hơn một khối u nhỏ cùng loại nhưng được tế bào ngoại mạch bao phủ ít hơn,” Kalluri nói. Ông đã củng cố tính xác thực của những phát hiện này trên nhiều loại ung thư khác bằng cách lặp lại những thí nghiệm tương tự với các u biểu mô (carcinoma) và u hắc sắc tố (melanoma) của tế bào thận được cấy vào, Prescott viết.
Toàn bộ phát hiện này đã thách thức chính lập luận được các chuyên gia y tế nhét vào đầu các bệnh nhân ung thư ù ù cạc cạc rằng mục tiêu mong muốn là phải điều trị để làm teo khối u. Hãy tưởng tượng bạn được chẩn đoán có khối u ung thư và bác sĩ bảo bạn là phương pháp điều trị mà ông ta đề xuất sẽ làm giảm kích thước khối u của bạn xuống 30%, nhưng đồng thời làm tăng cơ hội phát sinh khối u thứ cấp của bạn đến mức kinh khủng là 300%, bạn sẽ phản ứng thế nào!

Hãy cẩn thận với những phương pháp điều trị chính thống


Lịch sử các phương pháp điều trị chính thống chống ung thư tràn đầy những ca bệnh mà việc điều trị hóa ra lại có sức tàn phá hơn nhiều so với chính căn bệnh đó. Chỉ riêng nghiên cứu này cũng đã giúp chúng ta hiểu được rằng cơ thể không bất cẩn hoặc vô trách nhiệm khi tạo ra những mạch máu mới để hỗ trợ khối u phát triển. Ngược lại, nó được trang bị trí khôn siêu đẳng và những công cụ thể chất để theo đuổi những phương cách sinh tồn khả dĩ nhất, bất kể tình huống nào, ví dụ như bị nhiễm độc, tắc nghẽn và căng thẳng cảm xúc.
Tấn công vào các tế bào khối u của cơ thể thì vẫn là tấn công vào cơ thể, việc đó càng được bác sĩ và bệnh nhân xúc tiến mạnh mẽ khi họ chỉ đơn thuần coi các tế bào ung thư là những con quái vật hiểm ác cần phải tiêu diệt bằng bất cứ giá nào. Chẩn đoán và điều trị ung thư như thế là hành động cực kỳ bạo lực, căng thẳng đối với cơ thể và sẽ kích thích một phản ứng “chiến hay biến” hết sức quyết liệt, ảnh hưởng tới mọi bộ phận khác của cơ thể. Nỗi kinh hoàng chết chóc này kích hoạt quá trình giải phóng liên tục các hoóc môn stress vào máu - đủ mạnh để đóng sập hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch và bóp nghẹt những mạch máu quan trọng, trong đó có những mạch máu nuôi sống các tế bào ngoại mạch ngăn ngừa ung thư.
Như nghiên cứu mới này đã chứng minh, việc hủy diệt các tế bào ngoại mạch kéo theo hiện tượng tăng rõ rệt số lượng khối u thứ cấp ở các bộ phận khác của cơ thể. Cơ thể không phải là một cỗ máy mà là một thực thể sống; nó phản ứng với mọi thứ bạn nghĩ, cảm nhận và tiếp xúc với sự độc hại bằng cảm xúc và những thay đổi hóa sinh. Đe dọa cơ thể bạn ở bất cứ mức độ nào cũng là hủy hoại khả năng chữa lành của nó.
Ung thư có một ý nghĩa hoặc một chủ đích sâu hơn chứ không phải chỉ đơn thuần là sự hủy hoại ngẫu nhiên. Không hiểu được mục đích thực sự của ung thư chính là căn nguyên dẫn đến việc điều trị ung thư sai hướng. Cơ thể sử dụng chương trình sinh tồn và chữa lành đã được lập sẵn của nó để kiểm soát ung thư, tạo điều kiện cho ung thư làm nhiệm vụ của nó - tức là quét sạch chất độc và chất thải tích tụ - và giữ cho nó không lan rộng hoặc xuất hiện ở những bộ phận khác của cơ thể.
Sau khi xem xét 130 mẫu u ung thư * ở nhiều giai đoạn ung thư và kích cỡ u khác nhau, rồi đối chiếu các mức độ tế bào ngoại mạch với tiên lượng, các nhà khoa học phát hiện ra những mẫu nào có số lượng tế bào ngoại mạch thấp trong khối u thì tương quan với những ca ung thư xâm lấn sâu nhất, di căn xa nhất và tỷ lệ sống sót thêm 5 và 10 năm nữa thấp hơn 20%.
Để hiểu chính xác cơ chế đằng sau nguy cơ di căn tăng rất cao sau khi áp dụng biện pháp điều trị bằng thuốc men, chúng tôi khuyên bạn nên đọc nghiên cứu này của họ, tôi xem đây là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng nhất về ung thư từ trước đến nay. Tôi chắc chắn không phải là người duy nhất cho là như vậy.
“Những kết quả này khá khiêu khích và sẽ ảnh hưởng đến các chương trình lâm sàng được thiết kế để nhắm vào phương pháp chống hiện tượng sinh mạch khối u,” Ronald A. DePinho, chủ nhiệm Trung tâm ung thư MD Anderson, đại học Texas nói. Còn đối với Kalluri và nhóm nghiên cứu của ông, những phát hiện mới này cho thấy cần phải xét lại một số giả định về ung thư. “Chúng ta phải quay lại và kiểm tra lại khối u đó để tìm xem những tế bào nào đóng vai phòng ngừa, tế bào nào thúc đẩy sự tăng trưởng và bành trướng của khối u,” Kalluri nói. “Không phải mọi thứ đều trắng đen rõ ràng. Trong một số trường hợp, có những tế bào ở bên trong một khối u nhưng thực ra lại sắm vai chính diện.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 06 Oct 2023

Những bài học ung thư dạy chúng ta


V
ới tôi, chẳng có lý gì lại sử dụng thuốc men và bức xạ ion hóa có tính chất sinh ung thư để làm teo những khối u ác tính trong ngắn hạn, trong khi khiến cho những ung thư hiện có trở nên xâm lấn sâu hơn và quái ác hơn, đồng thời khiến cho những ung thư mới xuất hiện ở nhiều bộ phận khác cách xa khối u ban đầu. Sự thiển cận của phương pháp này dường như đã rõ ràng, nhưng hàng triệu người vẫn rơi vào cái bẫy tham bát bỏ mâm này.
Về thuốc hóa trị, các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư toàn diện và Khoa Hóa Trường Đại học Alabama ở Birmingham (UAB) hiện (2012) đang kiểm nghiệm mối nghi ngờ của họ cho rằng xác những tế bào ung thư chết bị bỏ lại sau một đợt hóa trị đã kích thích ung thư lan sang những bộ phận khác (di căn). “Sẽ thế nào nếu khi giết chết tế bào ung thư bằng hóa trị, chúng ta vô tình thúc đẩy các cấu trúc ADN khiến cho những tế bào ung thư sống sót trở nên xâm lấn hơn? Việc này thật khó chấp nhận,” Katri Selander, bác sĩ y khoa, tiến sĩ, giáo sư trợ lý (assistant professor) ở Khoa Huyết học và Ung thư thuộc UAB và là đồng nghiên cứu chủ đạo trong dự án được tài trợ, đã phát biểu với giới truyền thông. Các nhà khoa học phát hiện ra các tế bào ung thư đã chết kích hoạt một con đường trong cơ thể, qua trung gian là một protein được mệnh danh là “thụ thể giống toll 9” hay TLR91, có mặt trong hệ miễn dịch và trong nhiều loại ung thư. “Nếu TLR9 thúc đẩy di căn, thì các nhà nghiên cứu sẽ cố gắng tìm ra những liệu pháp hướng tới đích ngăn chặn hoặc điều tiết con đường phân tử này,” bác sĩ Selander phát biểu.

1 Thụ thể giống toll (toll-like receptor), viết tắt: TLR, là một lớp thụ thể quan trọng trong hệ miễn dịch. Tên được đặt như vậy vì chúng giống gien toll ở ruồi giấm.Toll có gốc tiếng Đức, nghĩa là “tuyệt, có đẳng cấp”, bắt nguồn từ câu nói của bà Christiane Nüsslein-Volhard (giải Nobel sinh lý học và y học năm 1995) khi phát hiện ra loại gien này ở ruồi giấm vào năm 1985: “Das war ja toll!” (Thật là đẳng cấp!) và từ này được lấy làm tên gọi gien (BBT).


Liệu pháp sinh mạch đã dính líu vào việc gây ra di căn nguy hiểm, còn hóa trị thì gần như chắc chắn đi vào vết xe đổ này vì cùng lý do và các lý do khác nữa.
Vài năm trước, một nhà ung thư học hàng đầu ở Hoa Kỳ đã liên hệ với tôi và hỏi tôi liệu tẩy gan có ích cho người vợ của ông ấy đang bị ung thư phổi giai đoạn cuối không. Ông ấy nói với tôi rằng sáu năm qua họ đã thử mọi thuốc hóa trị tiên tiến nhất mà đều vô ích. Sau mỗi đợt hóa trị lại càng nhiều khối u ác tính phát triển trong phổi và lan tới gan và xương của cô ấy (giờ thì chúng tôi đã biết tại sao). Tôi nói với ông rằng trong giai đoạn muộn màng này, cô ấy chẳng còn gì để mất, nhưng có thể lội dòng nước ngược bằng cách loại bỏ độc tố tích tụ trong gan, máu và mô của cô ấy. Điều này sẽ khiến cho khối u không cần phải phát triển nữa.
Nhà ung thư học nọ tự mình theo dõi và ghi lại kết quả lần tẩy gan đầu tiên của vợ. Ông báo lại với tôi rằng cô ấy đã thải được một lượng kinh hoàng, ít nhất là 2.500 viên sỏi mật, chúng cứ tiếp tục tuôn ra trong suốt ba ngày (một điều cực kỳ hiếm). Bốn tuần sau, ông thông báo với tôi là các khối u trong gan và xương của vợ ông đã hoàn toàn biến mất và giờ chỉ có một mẩu nhỏ còn lại ở phổi trái. Tôi khuyên cô ấy nên tiếp tục tẩy gan cho đến khi hết sỏi. Ông ấy cũng bảo với tôi rằng vợ ông trở thành một con người mới kể từ khi tẩy gan. Chứng táo bón lâu ngày đã biến mất và da dẻ nhuận sắc - không còn xám nhạt như trước nữa. Vợ ông nói mình đã lấy lại được sức sống và năng lượng như thuở 20 năm về trước, và tâm trạng trầm uất đè nặng kể từ lần đầu tiên bị chẩn đoán ung thư đã hoàn toàn được dỡ bỏ.
Cá nhân tôi đã từng chứng kiến nhiều bệnh nhân ung thư đẩy lùi được nó một cách tự nhiên không cần thuốc men điều trị gì, nhưng rồi sau đó đã bị thuyết phục, thực hiện một đợt hóa trị chỉ để đảm bảo hết hẳn bệnh. Tất cả họ đều chết trong vòng một hoặc hai ngày điều trị đầu tiên.
Những phương pháp y học hiện đại không chiến đấu chống căn bệnh, mà chống lại chính cơ thể. Bệnh tật chính là cách cơ thể chữa lành bản thân nó, và việc điều trị hiện đại là công cụ chắc chắn để phá hoại hoặc thậm chí tiêu diệt khả năng đó.

Không đâu tự dưng tạo ra một con quái vật


Tất cả những điều này đã dấy lên một câu hỏi quan trọng: có thể nào ung thư không phải là bệnh, mà là một cơ chế chữa lành do cơ thể tạo ra để loại bỏ thứ gì đó không thuộc về nơi đó? Nếu vậy, hỗ trợ cơ thể trong nỗ lực loại bỏ những tắc nghẽn như thế một cách tự nhiên thay vì trấn áp nỗ lực của nó bằng những công cụ hủy diệt dữ dội chẳng phải là sẽ hợp lý hơn hay sao? Hầu hết những người khôn ngoan đều đồng ý với điều này. Vì khi tắc nghẽn đã được dỡ bỏ, thì cơ thể sẽ không còn phải tiếp tục dựa vào cơ chế chữa lành ghê gớm như ung thư nữa.
Người ta nói rằng chiếc bánh có giá trị là chiếc bánh được ăn. Bạn sẽ không biết mùi vị của nó thế nào cho đến khi bạn ăn nó. Nếu bạn loại bỏ nguyên nhân của một căn bệnh và căn bệnh tự nó biến mất, bạn sẽ biết chắc chắn rằng ngay từ đầu chẳng có căn bệnh nào cả. Phải có lý do nào đó cơ thể mới làm những thứ mà bình thường nó không làm. Bất cứ khi nào bạn ngăn cản cơ thể vận hành bình thường, thì lúc đó nó không còn lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng những biện pháp điều chỉnh để có thể ít nhất là xoa dịu tình hình và phục hồi một số chức năng cơ bản. Nhưng một cơ thể khỏe mạnh thực sự không thể nào duy trì ung thư vì nó không có nhu cầu phải làm thế.
Buồn thay, hầu hết mọi người ở Tây bán cầu đều chưa bao giờ thực sự cảm nghiệm được sức mạnh tự thân vận động này - tức là, hỗ trợ cơ thể trong khi nó đang trải qua một căn bệnh, và cho phép nó tự chữa lành, thay vì chống lại nó bằng những biện pháp điều trị độc hại. Nếu họ ngã bệnh, ngay lập tức họ tin rằng cơ thể hẳn là đang làm gì đó sai, trong khi trên thực tế nó đang làm đúng để chấn chỉnh một tình huống ngặt nghèo mà chính họ đã tạo ra hoặc cho phép xuất hiện, vì bất cứ lý do nào đã biết hay chưa biết. Nếu họ cứ giữ chặt đủ lâu niềm tin rằng cơ thể đang khiến họ bị ốm, thì chính lý giải sai lầm về tình huống này sẽ biến thành sự thực mà họ sẽ phải chịu.
Hơn nữa, nếu nhiều người khác cũng tin y như thế, thì nó sẽ trở thành một thực tế được xác lập mà chúng ta phải sống với nó. Chẳng bao lâu sau thì toàn bộ dân chúng đều biết đến thực tế này và sợ hãi và lo lắng hành xử theo những gì nó chỉ lối. Sự thật của họ trở thành lời tiên tri tự biến thành thật, còn bản năng tự nhiên và lẽ phải thông thường đã bị thổi bay ra ngoài cửa sổ.
Chúng ta đã cùng nhau tạo ra một môi trường luôn nghĩ đến bệnh tật. Hầu hết mọi người ở thế giới phương Tây đều tìm đến bác sĩ bất cứ khi nào gặp phải vấn đề dù nhỏ nhất. Thậm chí trong thai kỳ, số lần kiểm tra y tế mà một thai phụ và thai nhi đang lớn trong bụng của cô phải thực hiện có thể khiến cả đời họ phải phụ thuộc vào bác sĩ.
Giờ thì, dường như, chúng ta phải có một bác sĩ để đỡ đẻ, cho dù hàng tỷ trẻ sơ sinh mạnh khỏe từng ra đời mẹ tròn con vuông mà không cần đến bác sĩ. Chúng ta cũng cần có một bác sĩ để chỉ định tiêm nhiều loại vắc xin cho trẻ em (rất có thể là một nguồn cơn khác gây ra ung thư), để kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng tai hoặc họng, để quyết định liệu chúng ta có cần cắt bỏ amidan hay ruột thừa, và để kê thuốc men cho chứng lo âu và rối loạn thiếu tập trung vì chúng ta sống chủ yếu bằng đường, chất phụ gia và thức ăn nhanh, hoặc do thiếu đi sự quan tâm và chăm sóc đầy yêu thương của cha mẹ chúng ta. Hơn nữa, chúng ta đang cần có một bác sĩ để họ bảo cho chúng ta biết rằng chúng ta cần thuốc thuộc nhóm statin vì mức cholesterol vọt lên cao, cần những viên thuốc lợi tiểu vì huyết áp cao, và cần một ca phẫu thuật nong mạch để mở thông các động mạch bị nghẽn. Danh sách cảnh báo cứ tiếp diễn đến gần như vô hạn. Và ai là người thực sự được lợi? Chắc chắn không phải là bệnh nhân rồi.
Những bậc thầy về lập trình đám đông đã thành công trong việc thao túng ngành thực phẩm và y tế để kiếm lợi nhuận và quyền kiểm soát cho họ. Khi không tự mình động não, phần lớn mọi người đều mất niềm tin vào khả năng chữa lành bản năng vốn có của cơ thể họ. Thay vào đó, họ cầu viện tới nền y học.
Trên thế giới, đã từng có rất nhiều phương thuốc chữa ung thư tự nhiên, hiện nay còn nhiều hơn bao giờ hết, nhưng không có phương thuốc nào trong số đó được những người tuyên bố là “người canh gác sức khỏe cho dân tộc” nghiên cứu, chấp thuận và quảng bá. Hội Ung thư Hoa Kỳ, Viện Ung thư Quốc gia, Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ (AMA), Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và các trung tâm nghiên cứu ung thư lớn, tất thảy đều cảm thấy có một mối đe dọa bắt nguồn từ thành công của các phương pháp chữa trị ung thư không chính thống. Tất nhiên, với tỷ lệ thất bại của các phương pháp điều trị ung thư chính thống là 93%, điều này là dễ hiểu.
Các nhà nghiên cứu y tế nổi tiếng thế giới là Robert Houston và Gary Null, đã cay đắng tiết lộ lý do đứng đằng sau chiến lược ung thư của ngành y: “Một giải pháp điều trị ung thư thành công có nghĩa là dấu chấm hết cho các chương trình nghiên cứu, cho các kỹ năng lạc hậu, là kết thúc những giấc mộng vinh quang cá nhân; chiến thắng ung thư sẽ làm cạn kiệt nguồn đóng góp cho các tổ chức từ thiện tự duy trì mãi mãi... Nó sẽ đe dọa sự sống còn của các cơ sở khám chữa bệnh hiện tại khi biến những phương pháp tốn kém như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị vốn cần đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức đào tạo và trang thiết bị trở nên lỗi thời... Liệu pháp mới này phải bị nghi ngờ, bị phủ nhận, bị vùi dập và bị cấm đoán bằng bất cứ giá nào, không cần biết kết quả thử nghiệm thực sự của nó ra sao, và tốt nhất là không cần thử nghiệm gì hết.”
Nhà ung thư học tiêu biểu và là giáo sư của trường Đại học California (tại Berkeley và Davis), bác sĩ Hardin Jones, đã nói về nghịch lý ngày nay của vấn đề ung thư: “Có khả năng nhất là, trên phương diện tuổi thọ, cơ hội sống sót của điều trị không hơn gì so với không điều trị, và có khả năng chính việc điều trị lại rút ngắn thời gian sống.” Sau khi phân tích con số thống kê về tình trạng sống sót của bệnh nhân ung thư trong vài thập kỷ, GS BS Jones kết luận: “...các bệnh nhân không điều trị thì ổn, hoặc thậm chí còn khá hơn.” Lời nhận xét khó chịu của bác sĩ Jones chưa từng bị bác bỏ. Người ta còn trích dẫn lời ông như sau: “Những nghiên cứu của tôi đã chứng minh một cách dứt khoát rằng các bệnh nhân ung thư từ chối hóa trị và xạ trị thực ra lại sống lâu hơn gấp bốn lần những người đồng ý điều trị, trong đó có cả những ca ung thư * không điều trị.”
Sau 60 năm nghiên cứu chuyên sâu và hàng trăm tỷ đô la đã đổ vào việc điều trị ung thư đã giết chết hàng nghìn bệnh nhân, chúng ta đang phải đối mặt với thách thức chung về sự sinh tồn của chính chúng ta. Phương pháp thay thế duy nhất hợp lý để ngăn chặn con quái vật được thêu dệt này là học hỏi những kỹ năng tự chữa lành. Nếu không, lựa chọn khác rất có thể sẽ làm phá sản cả nước Mỹ, đe dọa sự sống của chúng ta và đưa chúng ta xuống hố sâu tự hủy diệt.

Tình trạng nan giải của y học


Bất cứ ai có nền tảng y học tương đối cũng đều biết rằng bản thân triệu chứng bệnh tật không phải là bệnh tật thật sự. Nhưng phần lớn bác sĩ ngày nay điều trị triệu chứng như thể chúng là bệnh tật. Không biết nguyên nhân của hầu hết hơn 40.000 bệnh đã được liệt kê, nhưng các giáo trình y khoa vẫn giảng về các phép điều trị hiệu quả cho những bệnh này. Các tổ chức về các bệnh ban đầu được thành lập để bảo vệ người dân chống lại những tuyên bố giả dối về các phép chữa trị lại khăng khăng rằng chỉ có thuốc men y tế mới có thể chẩn đoán và chữa được bệnh tật. Các chuyên viên trong tổ chức lùng kiếm bất cứ ai dám tuyên bố sử dụng các phương pháp khác với các phương pháp mà ngành y và các tập đoàn dược phẩm tuyên truyền.
Theo đó, bất cứ ai ủng hộ thảo dược hoặc thực phẩm tự nhiên và vô hại thì đều bị nhạo báng, nói xấu, thậm chí còn có nguy cơ bị khởi kiện. Trong khi ngoài kia có những thứ thuốc được kê đơn gây hại cho không biết bao nhiêu người thì họ lại lờ tịt đi, không cảnh báo dân chúng nghĩ kỹ trước khi uống. Nếu được cảnh báo thì hần gần một triệu người chết mỗi năm do tác dụng phụ kinh hoàng của thuốc kê đơn đã có cơ hội cứu sống bản thân.
Bất chấp điều đó, kê đơn thuốc quá đà đã đạt đến mức lây lan như dịch bệnh. Gần một nửa dân chúng Mỹ đã từng sử dụng một loại thuốc kê đơn trong tháng trước, khiến họ bị đẩy đến các tác dụng phụ mà lợi ích thu được chẳng được là bao.1 Chỉ cần một liều hoài nghi lành mạnh đối với thuốc kê đơn và một thái độ cởi mở với y học thay thế từ phía bác sĩ đã là một bước tiến đáng mừng trong thực tiễn chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay lại cho thấy những bước tiến như thế sẽ không xuất hiện trong tương lai gần.

1 Archives of Intemal Medicine, ngày 13-6-2011. Xem tại http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ pubmed/21670331 (TG).
Bạn sẽ luôn tạo ra các tác dụng phụ tai hại khi điều trị triệu chứng mà không loại bỏ (những) nguyên nhân ngầm ẩn. Việc trị bệnh sẽ mang tính khoa học và hợp lý thế nào đây khi mà nguyên nhân vẫn còn mù mờ? Một nhà ung thư học tiêu biểu có thể khẳng định chuyên môn y khoa thế nào nếu ra tay điều trị ung thư cho bạn mà không biết chứng ung thư của bạn từ đâu ra hay tại sao nó lại xuất hiện? Như thế khác nào dán băng dính y tế lên một cái chân bị thương nặng. Thật chẳng hợp lý chút nào.
Một trong những vấn đề then chốt là các trường y ngày nay không đào tạo sinh viên tự mình động não tìm hiểu nguyên nhân ngầm ẩn của một căn bệnh. Các bác sĩ bị đòi hỏi phải đi theo những nguyên tắc điều trị nghiêm ngặt, mà nếu họ đi chệch khỏi nó, thì họ có thể phải trả giá là bị tước bằng hành nghề. Họ thậm chí có thể bị tống vào tù như nhiều bác sĩ, những người vì lòng tử tế và trắc ẩn, đã áp dụng những phương pháp điều trị thay thế không được công nhận cho bệnh nhân. Vậy thì chúng ta có thể trông chờ bác sĩ và các công nghệ mà họ sử dụng tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây ra căn bệnh của chúng ta được không?
Nói về việc chữa lành thực sự, gần như là chúng ta vẫn đang ở trong Đêm trường Trung cổ. Theo những báo cáo độc lập của tạp chí y khoa danh tiếng New England Journal of Medỉcine, một nhánh của Quốc hội Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 85% - 90% tất cả các quy trình y tế được các cơ sở y tế sử dụng ngày nay chưa được chứng minh và không có nghiên cứu khoa học làm chỗ dựa. Tức là gần như mọi quy trình chẩn đoán và phương thức điều trị đều được đề xuất cho bạn ở phòng khám hoặc bệnh viện địa phương nơi bạn sống - chủ yếu nhất là việc sử dụng thuốc hóa trị và xạ trị. Nếu bạn không thể cậy nhờ bác sĩ để được trợ giúp và khai sáng thực sự cho nhu cầu sức khỏe và chữa lành của bạn, thì liệu các nhà nghiên cứu y học có đem đến cho ta câu trả lời mà bấy lâu nay ta vẫn tìm kiếm? Dễ có khi là không. Hầu hết các nhà khoa học đều được các tập đoàn dược lớn thuê mướn và đỡ đầu, mà lợi ích chính yếu của những tập đoàn này chủ yếu là chế ngự và diệt trừ những triệu chứng của bệnh, chứ không phải chính căn bệnh. Động lực chính nằm đằng sau hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày nay, hay như cách gọi của tôi, hệ thống chăm sóc bệnh tật, chính là nhu cầu hoặc lòng tham không dứt đối với việc tích tụ tiền bạc, quyền lực và quyền kiểm soát. Khát khao giúp đỡ con người được khỏe mạnh và vui sống chỉ thấy được ở các bác sĩ và những người hành nghề y thực tâm yêu thương và cảm thông cho đồng loại.
Một lần nữa, thật đáng buồn là lợi ích lớn nhất của ngành y, trong đó có các công ty dược, lại không phải là tìm ra phương cách chữa trị hiệu quả cho ung thư hay bất cứ bệnh mạn tính nào khác, vì nếu thế việc chữa trị triệu chứng sẽ trở nên lỗi thời. Loại bỏ (các) nguyên nhân gây bệnh thì chúng ta sẽ không bao giờ cần một phương thức tách biệt để giải quyết các triệu chứng của bệnh, vì chúng sẽ tự biến mất một khi các nguyên nhân ngầm ẩn đã được giải quyết. Trừ trường hợp cấp cứu, các phương pháp can thiệp y tế tốn kém, như thuốc men của y học đối chứng, các quy trình chẩn đoán phức tạp, bức xạ và phẫu thuật là không cần thiết. Chúng cũng lừa bịp bệnh nhân và có tiềm năng gây hại cho sức khỏe người bệnh.1 Kết quả là đem lại một nguồn thu nhập vĩnh viễn và tăng chưa từng có cho các công ty dược, các cổ đông, các cơ quan y tế và những người hành nghề y.

1 Để biết thêm chi tiết, xem Timeless Secret of Health & Rejuvenation (TG).

Nếu chăm sóc sức khỏe toàn dân 2 trở thành một thực tế ở Hoa Kỳ, thì chúng ta sẽ chứng kiến một sự leo thang ồ ạt của các bệnh tật và tỷ lệ tử vong do bệnh. Nhiều người hiện đang không thể chi trả nổi chi phí y tế hoặc đóng phí bảo hiểm y tế đắt đỏ, nên họ có xu hướng tìm về những cách xử lý ốm đau tự nhiên hơn, ít tiền hơn; hoặc họ sẽ chẳng tìm cách chữa trị gì hết. So với tỷ lệ tử vong cao ở những người điều trị thuốc men, nguy cơ chết do không chữa trị gì thực ra lại rất thấp.3 (Bạn có thể đọc thêm trong chương 3 cuốn sách của tôi The Amazing Liver and Gallbladder Flush (Thải độc gan và túi mật đáng ngạc nhiên), [2012].

2 Là hệ thống chăm sóc sức khỏe cung cấp dịch vụ y tế và các ưu đãi tài chính cho mọi công dân trong một quốc gia (TG).
3 Xem bằng chứng khoa học đối với hiệu ứng này ở chương 15 cuốn sách của tôi, Timeless Secret of Health & Rejuvenation (TG).


Tuy nhiên, chính sách chăm sóc sức khỏe miễn phí đã làm thui chột truyền thống không chữa trị thuốc men hiện đại, rủi ro thấp. Khi tôi sống ở Cyprus (Síp) những năm 1980, tôi chứng kiến cảnh toàn bộ dân chúng hàng nghìn năm qua vốn chủ yếu dựa vào các phương pháp chữa lành tự nhiên, nay bất ngờ bị mắc vào hệ thống y tế hiện đại vì nó được cung cấp miễn phí. Cho không một cái gì đó lúc nào cũng là chiến thuật marketing hiệu quả để khiến người ta làm theo hoặc mua những thứ mà bình thường họ chẳng bao giờ làm hoặc mua. Cung cấp miễn phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính là cách đánh lừa những người dân Cyprus, Đức, Pháp, Anh và Canada, và cũng đánh lừa cả người dân Mỹ, nếu được thực hiện.
Nói thế không có nghĩa là toàn bộ xu hướng chăm sóc sức khỏe miễn phí này hoàn toàn là lỗi lầm của hệ thống y tế. Mà chừng nào con người còn chưa chịu trách nhiệm cho chính họ, cho sức khỏe thể chất và cảm xúc, cho những thói quen ăn uống, cùng lối sống của mình, thì chừng đó họ vẫn để mặc cho một hệ thống nguy hiểm tung tác. Hàng triệu con người trải qua những hậu quả khốc liệt do việc điều trị y tế vốn không có bảo đảm nào cả. Ví dụ, bệnh nhân ung thư thường bị những tác dụng phụ đau đớn vì bản chất xâm lấn cực lớn của những phương pháp được thực hiện. Các phương pháp điều trị chuẩn mực cho ung thư không có tác dụng chữa lành, mà có tính hủy hoại. Lợi ích tiềm ẩn của chúng không chỉ đáng nghi ngờ, mà còn không hề tồn tại, theo một trong những nghiên cứu có nhiều tư liệu chứng minh toàn diện nhất.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 06 Oct 2023

Bạn có thể đặt niềm tin vào hóa trị được không?


Cựu thư ký báo chí của Nhà Trắng Tony Snow qua đời vào tháng 7-2008 ở tuổi 53, sau khi đã trải qua một loạt các đợt hóa trị liệu cho bệnh ung thư đại tràng. Năm 2005, sau khi bị chẩn đoán ung thư, Snow cắt bỏ đại tràng và hóa trị sáu tháng. Hai năm sau, ông tiếp tục phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư phát triển trong bụng, gần vị trí ung thư ban đầu. “Bệnh này có thể điều trị được,” bác sĩ Allyson Ocean, một nhà ung thư học đường tiêu hóa dưới ở Đại học Y Weill Cornell nói. “Nhiều bệnh nhân nhờ có những liệu pháp của chúng ta đã có thể làm việc và sống một cuộc sống đầy đủ và chất lượng. Bất cứ ai xem ung thư như một bản án tử hình đều sai lầm.” Nhưng tất nhiên, bây giờ chúng ta biết rằng thực ra chính bác sĩ Ocean lại sai lầm chết người.
Các dòng tít báo chí công bố Snow chết do ung thư đại tràng, mặc dù họ biết rằng ông ấy không hề còn đại tràng nữa. Có vẻ như căn bệnh ung thư ác tính đã quay trở lại (từ đâu?), lan sang gan và nơi khác trên cơ thể ông ấy. Nhưng sự thực nằm ở bên ngoài thứ ung thư ma [không có thật] này, chính là việc cắt bỏ đại tràng đã hạn chế phần lớn những chức năng đào thải bình thường của ông ấy, do đó đặt gánh nặng quá lớn là toàn bộ chất thải độc hại lên gan và dịch mô. Những đợt hóa trị kéo dài trước đó làm viêm nhiễm và tổn hại nhiều tế bào trong cơ thể lẫn hệ miễn dịch đến mức không thể phục hồi - quả là một công thức hoàn hảo để phát triển những thứ ung thư mới. Do không thể chữa lành được nguyên nhân của ung thư ban đầu (thêm vào đó lại có những ung thư mới sinh ra), cơ thể Snow phát triển các ung thư mới ở gan và các bộ phận khác trong cơ thể.
Tất nhiên truyền thông chính thống vẫn khăng khăng cho rằng Snow chết vì ung thư đại tràng, do đó khiến người ta lầm tưởng rằng chỉ có ung thư, chứ không phải việc điều trị, mới giết người. Dường như chẳng ai băn khoăn về cái điểm quan trọng là thật ra đối với một bệnh nhân ung thư, trong khi đang hứng chịu những chất độc của hóa trị và bức xạ chết người được đổ vào cơ thể một cách hệ thống thì chữa khỏi bệnh thực sự là việc cực kỳ khó khăn.
Trước khi Tony Snow bắt đầu các đợt hóa trị cho ung thư đại tràng lần thứ hai của mình, ông trông vẫn rất khỏe mạnh. Nhưng chỉ sau vài tuần điều trị, ông đã bắt đầu khản tiếng, trông suy nhược, da xám ngoét và tóc rụng. Đây là những triệu chứng xuất phát từ ngộ độc hóa trị chứ không phải do ung thư.
Truyền thông chính thống đã bao giờ đưa tin về bằng chứng khoa học áp đảo cho thấy hóa trị liệu chẳng có vai trò gì với tỷ lệ sống sót 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng?1 Hoặc có bao nhiêu nhà ung thư học đứng lên vì quyền lợi của bệnh nhân ung thư và bảo vệ họ trước liệu pháp hóa trị, mà họ biết là có thể khiến bệnh nhân chết nhanh hơn rất nhiều so với không điều trị gì hết? Bạn có thể tin tưởng đặt mạng sống của mình vào tay họ khi hầu hết bọn họ thậm chí còn chẳng tính đến chuyên dùng liệu pháp hóa trị cho mình?

1 Xác nhận sự thiếu hụt hệ thống sửa chữa cặp sai lệch (dMMR) [của ADN] như là một chỉ dấu dự đoán cho thấy hóa trị liệu dùng thuốc 5-FU ở ung thư đại tràng giai đoạn II và III không có tác dụng. (D. J. Sargent, S. Marsoni, S. N.Thibodeau, và đồng sự) (TG).

Họ biết điều gì mà bạn không biết?


Tin tức đang lan truyền nhanh chóng rằng ở Hoa Kỳ số ca tử vong do bác sĩ đang tăng lên mỗi năm. Có lẽ nhiều bác sĩ không còn tin tưởng vào những gì họ đang làm, và đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Theo bác sĩ Alan Levin, “hầu hết bệnh nhân ung thư ở nước này đều chết vì hóa trị... Hóa trị không diệt được ung thư *, ung thư đại tràng hay ung thư phổi. Đã có nhiều tài liệu ghi lại thực tế này trong hơn một thập kỷ nay. Nhưng các bác sĩ vẫn sử dụng hóa trị cho những khối u đó... Phụ nữ bị ung thư * có khả năng chết nhanh hơn khi làm hóa trị so với không dùng hóa trị.”
Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu từ Cancer Registry (Sổ theo dõi ung thư) ở Úc và Surveillance epidemiology and end results (Dịch tễ học khảo sát và các kết quả cuối cùng) ở Hoa Kỳ năm 1998. Hiện nay (2012), tỷ lệ bệnh nhân ung thư là người lớn sống sót trong khoảng 5 năm ở Úc là hơn 60%, và ở Mỹ cũng không hơn. Nếu so sánh, chúng ta sẽ thấy hóa trị chỉ góp vào 2,3% và điều đó không đủ để biện minh cho chi phí khổng lồ đã bỏ ra và những đớn đau tột cùng mà bệnh nhân phải chịu đựng vì các tác dụng phụ nghiêm trọng, độc hại khi điều trị.
Với tỷ lệ thành công èo uột chỉ 2,3% như thế, việc rao bán hóa trị như là một phương pháp điều trị y tế là một trong những cú bịp lớn nhất mọi thời đại. Trung bình hóa trị kiếm được cho ngành y 300.000 đến 1 triệu đô la mỗi năm và cho tới nay nó đã đem về hơn một nghìn tỷ đô la cho những kẻ cổ súy phương thuốc độc hại này. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các bác sĩ kiếm được 375.000 đô la trên mỗi bệnh nhân cho việc sử dụng hóa trị, xạ trị, X quang, phẫu thuật, lưu trú tại bệnh viện, thuê bác sĩ và bác sĩ gây mê. Kiếm được núi tiền ấy một cách hết sức dễ dàng như thế có thể là khao khát của bất cứ bác sĩ nào.
Năm 1990, một nhà dịch tễ học người Đức hết sức đáng kính, bác sĩ Ulrich Abel công tác tại Phòng khám Ung bướu Đại học Heidelberg, đã thực hiện một cuộc điều tra toàn diện nhất về mọi nghiên cứu lâm sàng quan trọng đối với thuốc hóa trị đã từng được tiến hành. Abel đã liên hệ với 350 trung tâm y tế và yêu cầu họ gửi cho ông bất cứ thứ gì họ đã từng đăng tải về hóa trị liệu. Ồng cũng đánh giá và phân tích hàng nghìn bài báo khoa học được đăng trên những tạp chí y khoa danh tiếng nhất. Phải mất vài năm trời ông mới thu thập và đánh giá được hết số dữ liệu này.
Đáng lẽ ra nghiên cứu dịch tễ học của Abel1 phải cảnh báo được mọi bác sĩ và bệnh nhân ung thư về các nguy cơ từ một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với ung thư và các bệnh khác. Trong bài báo của mình, Abel đã kết luận rằng tỷ lệ thành công chung của hóa trị là “quá tệ hại”. Theo báo cáo này, không có bằng chứng khoa học trong bất cứ nghiên cứu hiện có nào chỉ ra rằng hóa trị có thể “kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân mắc những chứng ung thư phổ biến nhất, theo bất cứ phương thức nào có thể đánh giá được.”

1 “Hóa trị liệu cho ung thư biểu mô giai đoạn muộn: một đánh giá tổng quan quan trọng”, tạp chí Biomedicine and Pharmacotherapy (Y sinh và dược trị liệu), 1992; 46: 439-452 (TG).


Abel chỉ ra rằng hóa trị hiếm khi cải thiện chất lượng cuộc sống. Ông miêu tả hóa trị như là “một vùng đất hoang của khoa học” và tuyên bố cho dù không có bằng chứng khoa học chứng minh hóa trị công hiệu, thì cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều không sẵn lòng từ bỏ nó. Truyền thông chính thống chưa từng đưa tin về nghiên cứu vô cùng quan trọng này - tất nhiên, điều này chẳng có gì bất ngờ khi biết lợi nhuận khổng lồ từ đầu tư của các công ty dược và cũng chính họ tài trợ cho giới truyền thông. Tìm kiếm trực tuyến sẽ không cho ra một bài đánh giá nào về công trình của Abel trên các tạp chí Mỹ, cho dù nó đã được công bố vào năm 1990. Tôi tin nguyên do không phải ở chỗ nó không quan trọng - mà là vì người ta không thể bắt bẻ được nó.
Ở đây, tôi cần phải nói rằng cuốn sách về hóa trị liệu của bác sĩ Abel xuất bản từ tận năm 1995, nên không được xem là mới mẻ; hơn nữa nó chỉ xét đến ung thư biểu mô (carcinoma) chứ không phải ung thư mô liên kết (sarcoma).
Tuy nhiên, công trình của ông về những lợi ích không tương xứng của hóa trị đối với ung thư biểu mô, cũng đúng với đại đa số ung thư. Ung thư biểu mô là những khối u cấu tạo chủ yếu từ các tế bào biểu mô có nguồn gốc ngoại bì hoặc nội bì. Những khối u đặc ở mô thần kinh và các mô bề mặt cơ thể, hoặc ở các tuyến đi kèm, là những ví dụ của ung thư biểu mô. Khoảng 85% ung thư là ung thư biểu mô, trong đó có ung thư biểu mô cổ tử cung, *, tuyến tiền liệt, da và não.
Bác sĩ Abel bị công kích dữ dội khi đăng tải nghiên cứu của mình. Giống như nhiều nhà nghiên cứu lớn khác, bây giờ có thể ông ấy cũng rất e sợ. Với một nhà khoa học, để theo được nghề và tiếp tục nhận tiền tài trợ cho nghiên cứu mới, anh ta phải đáp ứng kỳ vọng của ngành y, hoặc ít nhất là biết giữ mồm giữ miệng. Người bệnh có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về nền tảng khoa học của phương pháp điều trị áp dụng cho họ và họ đừng nên e ngại mà yêu cầu bác sĩ đưa ra những nghiên cứu so sánh có giá trị (ngẫu nhiên hóa) cho thấy phác đồ điều trị đã vạch ra thực sự hiệu quả đối với sự sống còn và/hoặc chất lượng sống của mình.
Theo đó, dữ liệu hiện tại cho thấy hóa trị chỉ có tỷ lệ thành công là 2,3% ở Hoa Kỳ và 2,1% ở Úc. Thật khó có thể coi tỷ lệ này là thành công trong khi chẳng làm gì còn có hiệu quả hơn hẳn.
Nhiều bác sĩ đi xa đến độ chỉ định thuốc hóa trị cho những bệnh nhân có khối u ác tính ở giai đoạn quá muộn, không thể phẫu thuật, mà biết rõ rằng làm thế chẳng được tích sự gì. Nhưng họ tuyên bố rằng hóa trị là một phương pháp trị ung thư hiệu quả và các bệnh nhân cả tin của họ lại cứ đinh ninh rằng hiệu quả có nghĩa là chữa khỏi. Tất nhiên, các bác sĩ dùng định nghĩa của FDA về một phương thuốc hiệu quả; tức là giảm được từ 50% kích thước khối u trở lên trong 28 ngày. Họ lờ đi, không nói với bệnh nhân rằng chẳng có gì liên quan giữa việc teo khối u trong 28 ngày với việc chữa khỏi ung thư hay kéo dài sự sống. Việc khối u teo đi tạm thời nhờ hóa trị chưa bao giờ được coi là bằng chứng chữa khỏi ung thư hoặc kéo dài sự sống.
Nói cách khác, bạn có thể sống với khối u không được điều trị cũng lâu bằng với khối u bị teo nhỏ hoặc diệt trừ bằng hóa trị (hoặc xạ trị). Bản thân các khối u hầu như không bao giờ giết bất cứ ai trừ khi chúng làm tắc ống mật chủ hoặc những ống tuyến quan trọng khác. Chắc chắn là trong ung thư nguyên phát, khối u không bao giờ đe dọa đến sức khỏe hoặc mạng sống. Thế nhưng, người ta điều trị như thể nó là thứ nguy hiểm nhất trên đời. Tất cả những tiến bộ có được khi phát hiện sớm và làm teo nhỏ khối u thành công đã không thể tăng được thời gian sống sót của bệnh nhân ngày nay so với 50 năm trước. Tất cả điều này quá rõ ràng đến nỗi dù biện pháp điều trị tiêu chuẩn nào được sử dụng đi nữa thì cũng là sai lầm.
Bên cạnh đó, hóa trị chưa từng được chứng minh là có tác dụng trị bệnh đối với ung thư. Ngược lại, cơ thể vẫn có khả năng tự chữa, mà phát triển ung thư chính là cách nó cố gắng làm điều đó. Ung thư là một phản ứng chữa lành hơn là một bệnh. Bệnh là nỗ lực cơ thể tự cứu chữa khỏi một sự mất cân bằng đang tồn tại. Và đôi khi, phản ứng chữa lành này vẫn tiếp tục cho dù cơ thể được tiếp nhận hóa trị (và/hoặc xạ trị). Thật không may, như nghiên cứu nói trên đã chứng minh, cơ hội cho sự cứu chữa thực sự này bị giảm đáng kể khi bệnh nhân dùng thuốc hóa trị.
Các tác dụng phụ của phương pháp này có thể còn tàn phá và gây đau đớn cho cả bệnh nhân lẫn người thân của họ, tất cả đều nhân danh điều trị y học tin cậy. Mặc dù việc điều trị thuốc men có đi kèm với những hứa hẹn cải thiện chất lượng sống của người bệnh, nhưng lẽ thường ai cũng biết rằng một thứ thuốc khiến người ta nôn mửa và rụng tóc, đồng thời phá hủy hệ miễn dịch của họ, thì chỉ có đang thực hiện điều ngược lại.
Những chất độc chết người của hóa trị làm viêm nhiễm mọi bộ phận của cơ thể. Nó có thể khiến bệnh nhân bị viêm loét miệng nghiêm trọng tới mức đe dọa tính mạng. Nó tấn công hệ miễn dịch bằng cách hủy diệt hàng tỷ tế bào miễn dịch (bạch cầu). Những thuốc này có thể làm suy yếu toàn bộ niêm mạc ruột của họ. Tác dụng phụ phổ biến nhất ở những bệnh nhân hóa trị là tình trạng suy kiệt hoàn toàn. Hiện nay, một số thuốc bổ sung kê cho nhiều bệnh nhân thực hiện hóa trị có thể ngăn họ không nhận ra một số tác dụng phụ, nhưng chúng khó có thể giảm được sức mạnh hủy diệt và ức chế của thuốc hóa trị.
Và các tác dụng này từng được cộng đồng y khoa chào hàng là bằng chứng cho tính hiệu quả của nó; thực ra, hóa trị có thể làm teo nhỏ hoặc tiêu hủy một số tế bào ung thư vì nó làm thế với mọi tế bào. Nhưng chẳng lẽ những người cổ súy cho hóa trị lại không nhận ra rằng việc phá hủy tơi bời toàn bộ cơ thể chỉ làm cho bệnh nhân đó thêm đau khổ và tích tụ thêm bệnh tật cho họ trong tương lai?
Thêm nữa, nhiều người chào hàng thuốc chống ung thư (nếu quả thực có một thứ như thế) đều chọn lọc những phương pháp điều trị để cổ súy. Ví dụ, các nhà nghiên cứu Canada ở Đại học Alberta phát hiện rằng thuốc dichloroacetate (DCA), được sử dụng để điều trị rối loạn trao đổi chất, có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư phổi, ung thư * và ung thư não mà không làm tổn hại tới các mô khỏe mạnh xung quanh, nhờ sửa đổi quá trình đường phân tạo ra môi trường axit lactic kỵ khí.
Thế thì tại sao ngành y hay truyền thông không hứng thú với nó? Khá đơn giản, vì thuốc này không cần bằng sáng chế và do đó các ông lớn dược phẩm không thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Do đó phát hiện quan trọng này có khả năng vẫn chìm vào quên lãng.
Tuy nhiên, đáng lẽ cần phải chỉ ra rằng để đảo ngược đường phân bằng DCA, ta nên làm sạch mọi tuyến nghẽn tắc trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ôxy hóa tế bào hợp lý và giảm kích thước khối u. Nếu không, bạn không thể chắc chắn được cơ thể phản ứng thế nào. Năm 2010, người ta đã phát hiện ra rằng với các khối u đại trực tràng ở người được cấy vào chuột, trong môi trường thiếu ôxy, DCA làm giảm chứ không làm tăng hiện tượng tế bào chết tự nhiên, do đó thúc đẩy khối u tăng trưởng. Những phát hiện này cho thấy ít nhất ở một số dạng ung thư, điều trị DCA có thể bất lợi đối với sức khỏe của bệnh nhân, bởi thế nhấn mạnh nhu cầu phải thử nghiệm kỹ càng hơn trước khi coi nó là một liệu pháp an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này không hiệu quả với tất cả mọi người. Vậy nên dù DCA là một trong những ví dụ hiếm hoi về một loại dược phẩm có thể có hiệu quả thực sự trên nhiều bệnh nhân, nhưng vẫn còn lâu nó mới là thuốc hiệu nghiệm tuyệt đối.
Nếu bị mắc ung thư, bạn có thể nghĩ rằng cảm giác mệt mỏi chỉ là một phần của căn bệnh. Nhưng điều này hiếm khi đúng. Cảm giác mệt mỏi bất thường dễ có khi là do thiếu máu, một tác dụng phụ thường thấy của hầu hết các thuốc hóa trị. Thuốc hóa trị có thể giảm đáng kể mức hồng cầu của bạn, do đó giảm nguồn cung ôxy cho 60 - 100 nghìn tỷ tế bào trong cơ thể. Về cơ bản, bạn có thể cảm thấy sức lực bị rút khỏi mọi tế bào - như là mệt đến chết mà không chết vậy. Mệt mỏi do hóa trị gây ra đã tác động tiêu cực tới những hoạt động thường ngày của 89% bệnh nhân. Không có năng lượng, người ta đâu còn mấy niềm vui hay hy vọng, và tất cả những chức năng của cơ thể đều suy giảm.
Một tác dụng phụ dài hạn là cơ thể những bệnh nhân này có thể không còn đáp ứng với các phương pháp tăng cường dinh dưỡng hoặc miễn dịch cho khối u ung thư nữa. Tất cả những điều này giải thích tại sao các bệnh nhân ung thư không điều trị gì lại có tỷ lệ tiêu u gấp bốn lần những người có điều trị. Điều đáng buồn là hóa trị không cứu chữa được 96% đến 98% tất cả các loại ung thư. Lại không hề tồn tại bằng chứng chắc chắn cho việc hóa trị có bất cứ tác động tích cực nào lên tính mạng và chất lượng cuộc sống ở phần lớn các loại ung thư.
Xét một cách toàn diện, quảng cáo hóa trị là một phương pháp điều trị thực sự cho ung thư, nói nhẹ ra, chính là hành động cực kỳ sai lầm. Do những tổn hại vĩnh viễn tới cơ thể mà hóa trị đã trở thành nguyên nhân hàng đầu của những bệnh phát sinh do điều trị như bệnh tim, gan, các bệnh đường ruột, các bệnh về hệ miễn dịch, nhiễm khuẩn, các bệnh não, rối loạn đau và lão hóa nhanh. Đã thế, nó còn không chữa trị ung thư được nhiều nhặn gì cho lắm.
Trước khi đưa mình vào tình trạng bị ngộ độc, các bệnh nhân ung thư cần đặt câu hỏi với bác sĩ và yêu cầu họ đưa ra nghiên cứu hoặc bằng chứng vững chắc về việc làm teo nhỏ khối u có thực sự tăng cơ hội sống sót không. Nếu họ nói với bạn rằng hóa trị là cơ hội sống sót tốt nhất của bạn, thì bạn nên biết là họ đang nói dối hoặc đơn giản là họ có thông tin sai lệch. Như nghiên cứu của Abel và những người khác đã chứng minh rất rõ, không có bằng chứng nào như thế trong tư liệu y khoa cả.
Nhưng tất nhiên, trong trường hợp một nhà ung thư học chỉ định phác đồ hóa trị cho bệnh nhân ung thư tụy, mặc dù nó đã được kiểm chứng là hoàn toàn không hiệu quả với loại ung thư này, hành động vô trách nhiệm đó lại bảo vệ anh ta khỏi sự trừng trị của pháp luật nếu bệnh nhân có chết. Mỉa mai thay, nếu vị bác sĩ này không kê thuốc độc, anh ta có thể bị người thân bệnh nhân kiện cáo vì sơ suất hành nghề.
Chính phương thức tổ chức của hệ thống y tế đã thu hút các bệnh nhân mới bị chẩn đoán ung thư rơi ngay vào cái bẫy hóa trị. Nếu người ta bảo bệnh nhân là anh ta sẽ phải trả 100.000 đô la cho một đợt hóa trị, đảm bảo anh sống thêm vài tuần nữa, thì anh ta sẽ cân nhắc kỹ càng trước khi chấp thuận, để không hủy hoại cuộc sống của gia đình mình. Chưa kể đến những tác dụng phụ kinh hoàng mà anh ta phải đối mặt trong suốt những ngày cuối cùng của cuộc đời. Nhưng nếu bảo hiểm y tế chi trả cho đợt điều trị này, thì chẳng dại gì mà bệnh nhân lại không đồng ý ngay lập tức với liệu pháp cứu sống ấy, cho dù chẳng có bằng chứng nào chứng minh điều đó.
Theo một nghiên cứu khác, “thất bại trong việc nhổ tận gốc ung thư có thể cũng nghiêm trọng y như xác định sai mục tiêu.”1 Nói cách khác, mặc dù hóa trị có thể tiêu diệt được các mảng mô, nhưng nó không thể trốc tận rễ vấn đề. Tại sao? Vì các khối u mà hóa trị nhắm tấn công và chữa lành chỉ đơn thuần là những công cụ của cơ thể để tăng sinh tế bào, nhằm đối phố với vấn đề đang tồn tại. Nói cách khác, một cơ thể thực sự khỏe mạnh sẽ không duy trì ung thư, vì nó không có nhu cầu để làm vậy.

1 Xem http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16027397 (TG).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 07 Oct 2023

Vậy chính xác thì ung thư là gì?


Theo quan niệm của y học hiện tại, ung thư là thuật ngữ chung chỉ một nhóm gồm 100 bệnh đặc biệt có cùng một đặc điểm chung: sự tăng sinh và xâm lấn mất kiểm soát của các tế bào bất thường. Cơ thể chúng ta tự nhiên sản sinh ra nhiều tế bào hơn mức cần thiết. Ví dụ, bất cứ ai từng tập luyện tăng cơ hoặc thường xuyên tập thể dục đều biết rằng cơ của mình sẽ to hơn. Tuy nhiên, nếu các tế bào bắt đầu phân chia mà không có lý do rõ ràng nào, thì chúng sẽ hình thành một khối mô thừa được coi là một khối u. Nếu khối u này ác tính, bác sĩ sẽ gọi nó là ung thư.
Chừng nào người ta còn chưa biết đến những cơ chế cơ bản, ngầm ẩn dẫn tới ung thư để xử lý cho đúng đắn thì chừng đó ung thư vẫn còn là một căn bệnh bí hiểm. Ung thư là một hiện tượng lắt léo bị gắn mác sai là bệnh tự miễn dịch, một bệnh được cho là khiến cho cơ thể tự chống lại chính mình. Sự thật còn xa hơn thế. Cơ thể được thiết kế để duy trì sự sống lâu nhất có thể. Thậm chí cái bị gọi là gien chết cũng chỉ có một mục tiêu, là giữ cho cơ thể không tự hủy hoại mình. Các gien chết để đảm bảo tế bào kết thúc cuộc đời của nó đúng thời điểm và được thay thế bằng tế bào mới.
Nếu cơ thể được thiết kế để sống sót và không tự hủy hoại chính mình, thì tại sao đột nhiên nó lại cho phép phát triển những mô tế bào thừa và tự giết hại chính nó? Chẳng hợp lý chút nào. Trở ngại chính để tìm ra những phương thuốc thực sự chữa ung thư chính là phương pháp điều trị hiện đại bắt nguồn từ giả định sai lầm rằng đôi khi cơ thể cố gắng tự hủy hoại bản thân nó. Các sinh viên y khoa được đào tạo để hiểu cơ chế phát triển bệnh, nhưng họ vẫn mù mờ không biết về nguồn gốc của nó.
Nhìn trên bề mặt thì đối với sinh viên, một bệnh phát sinh chính là thứ có tính hủy hoại và gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn, chính bệnh ấy là nỗ lực của cơ thể để thanh lọc và chữa lành, hoặc ít nhất là kéo dài cuộc sống của nó. Bởi lẽ các giáo trình y khoa không đưa ra nhiều lý giải thấu đáo về nguyên nhân gây bệnh thực sự, nên chẳng có gì khó hiểu khi phần lớn bác sĩ ngày nay tin rằng cơ thể có xu hướng tự hủy hoại, thậm chí là tự sát. Tuyên bố mình không mê tín và khách quan, thế nhưng họ lại vô tình thừa nhận rằng có một số tế bào đột ngột quyết định hoạt động chuệch choạc một cách bí hiểm, trở nên quái ác và ngẫu nhiên tấn công các tế bào và cơ quan khác trong cơ thể.
Dựa trên niềm tin thuần túy chủ quan và không có căn cứ, bác sĩ cũng như bệnh nhân gần như phát sốt lên với việc cố gắng bảo vệ cơ thể khỏi chính nó. Nhưng mặc cho những ý niệm bất di bất dịch về sự thật như thế, trên thực tế không có gì cho thấy cơ thể cố tình hủy diệt chính nó. Nếu tôi nói với bạn rằng ung thư không bao giờ giết người thì bạn có bất ngờ không?

Trí khôn của những tế bào ung thư


Các tế bào ung thư không phải là một bộ phận trong quá trình phát bệnh quái ác. Khi các tế bào ung thư lan rộng (ác tính hóa)1 khắp cơ thể, thì mục tiêu của chúng không phải là làm gián đoạn các chức năng quan trọng sống còn của cơ thể, làm nhiễm độc các tế bào khỏe mạnh và hủy hoại chính chủ nhà của nó. Không một tế bào nào có mục đích tự hủy hoại cho đến khi nó già cỗi, hư hỏng và sẵn sàng bị bỏ đi, như nhiều tế bào vẫn làm mỗi ngày. Như tất cả các tế bào khác, các tế bào ung thư biết rằng nếu cơ thể chết thì chúng cũng chết theo. Khối u ung thư không phải là nguyên nhân hủy hoại dần dần cũng không thực sự dẫn cơ thể đến cái chết. Chẳng có gì trong tế bào ung thư có khả năng giết hại cái gì, dù chỉ là một khả năng mơ hồ nào đó. Nếu bạn hỏi người đi đường là họ có biết ung thư giết người thế nào không, có thể bạn không nhận được câu trả lời xác định và đúng đắn. Nếu hỏi bác sĩ cũng câu đó thì kết quả cũng chẳng khá hơn mấy. Nhưng rất khó có khả năng bạn nghe thấy rằng ung thư không giết ai cả.

1 Luận điểm cho rằng các tế bào ung thư di chuyển khắp cơ thể và tạo ra bừa bãi những “thuộc địa” mới của các tế bào ung thư chưa hề được chứng minh. Đúng hơn, những thuộc địa mới này có thể phát triển vì những lý do hệt như thuộc địa ban đầu (TG).

Ngược lại với lời đồn đoán, nguyên nhân thực sự khiến một cơ quan hay toàn bộ cơ thể trục trặc chính là các mô tế bào khỏe mạnh bị tàn phá, do liên tục không có dinh dưỡng và suy kiệt lực sống, về cơ bản, việc giảm mạnh hoặc cắt hẳn nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho các tế bào của một cơ quan nào đó không phải là hậu quả từ một khối u ung thư, mà thực ra chính là nguyên nhân lớn nhất của nó.
Về thực chất, tế bào ung thư là tế bào bình thường, khỏe mạnh nhưng bị đột biến gien tới mức có thể sống trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu ôxy). Nói cách khác, nếu bạn cắt nguồn ôxy có tính chất sống còn cho một nhóm tế bào (nguồn năng lượng nguyên khởi của chúng), thì một số sẽ chết, số khác sẽ tiến hóa một cách tài tình nhất: các tế bào này sống được mà không cần ôxy và thích nghi để lấy được một số năng lượng cần thiết từ những thứ như chất thải trong quá trình trao đổi chất của tế bào. (Tôi sẽ nói kỹ hơn về điều này ở chương sau.)
Ở một mức độ nào đó, chuyện này cũng tương tự như việc vi khuẩn được phân loại thành hai nhóm hiếu khí và kị khí1, có nghĩa là một nhóm cần sử dụng ôxy, và nhóm kia có thể sống không cần ôxy. Vi khuẩn hiếu khí phát triển trong môi trường ôxy hóa. Việc của chúng là giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và sản sinh những chất dinh dưỡng quan trọng, như vitamin B. Ngược lại vi khuẩn kỵ khí có thể xuất hiện và phát triển chỉ trong môi trường không có ôxy. Chúng phân rã các chất thải, chất độc tích tụ và các tế bào hư hỏng đã chết.

1 Một số vi khuẩn chuyên biệt vừa hiếu khí vừa kỵ khí (TG).

Nhiễm trùng có thể phòng ngừa và chữa trị ung thư như thế nào


Không thể nào có sự sống trên Trái đất mà không có các loại vi khuẩn, nấm mốc, và virus có tính lây nhiễm. Sự tồn tại và tương tác không ngừng của chúng với con người và động vật hàng triệu năm qua đã đào tạo và làm tiến hóa thứ mà ngày nay chúng ta gọi là hệ miễn dịch. Khả năng sống hòa hợp với môi trường bên ngoài của chúng ta thực ra chính là ở mối quan hệ cả đời với những vi sinh vật này.
Mặc dù trong cơ thể số lượng vi trùng lớn gấp nhiều lần số lượng tế bào, nhưng người ta đã dạy chúng ta cần phải đề phòng và chống lại chúng, đặc biệt là với những vi trùng được coi là sinh bệnh. Tuy vậy, không ai nói với chúng ta rằng chính sự nhiễm trùng cấp có thể đáng trông đợi, thậm chí là cần thiết, nếu chúng ta muốn sống sót mà không mắc phải một căn bệnh đe dọa tính mạng.
Mỗi một cuộc chạm trán với một vi trùng mới và có thể là sự nhiễm trùng sau đó, là một lần hệ miễn dịch được tăng cường hơn cho đến khi nó phát triển đầy đủ và có thể sống hài hòa tuyệt đối với môi trường tự nhiên. Dầu vậy, điều này không có nghĩa là người ta phải ốm thì mới phát triển được một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thực ra hầu hết các vụ nhiễm trùng đều diễn ra rất im hơi lặng tiếng, không có triệu chứng bệnh tật gì cả.
Kể từ khi vắc xin được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, gần như đứa trẻ nào cũng nhiễm các virus khác nhau do được tiêm từ lúc sinh ra đến khi ít nhất 15 tuổi. Thỉnh thoảng, trẻ được tiêm ba loại virus khác nhau cùng lúc (thông qua vắc xin quai bị /sởi /rubella). Các vắc xin đó đã thẳng tay làm gián đoạn hoặc thậm chí ức chế chương trình miễn dịch tự nhiên bẩm sinh của cơ thể. Sự can thiệp thiếu khôn ngoan này có thể có những hậu quả nguy hại bất ngờ và tiềm ẩn trong suốt cả cuộc đời.
Kể từ khi người ta phát hiện ra rằng, sự hiện diện của các tác nhân lây nhiễm, như khuẩn E. coli trong ruột, chính là điều kiện tiên quyết để có một hệ miễn dịch đường ruột khỏe mạnh, một vài người trong số chúng ta bắt đầu coi trọng các vi trùng này như những người bạn, chứ không phải kẻ thù. Nhưng việc cô lập những vi trùng này khỏi môi trường tự nhiên của chúng, nuôi cấy và thao túng chúng trong ống nghiệm, rồi tiêm vào máu dưới dạng vắc xin, có thể biến những tác nhân lây nhiễm bình thường có lợi lớn này thành những vũ khí chết người vô phương chống đỡ đối với cơ thể.
Một con vật hoặc một đứa trẻ mới sinh có thể bị mù nếu bắt nó sống hoàn toàn trong bóng tối một thời gian dài. Tương tự, hệ miễn dịch tế bào của một đứa trẻ sẽ trở nên bất lực nếu nó không được tiếp xúc với những vi trùng trú ngụ trong môi trường của chúng ta.

Tại sao nhiễm trùng có thể cứu mạng sống


Nhiễm trùng là một trong những phương pháp điều trị vĩ đại nhất có thể có. Trên thực tế, nhiễm trùng có khả năng phòng ngừa ung thư và các bệnh khác, và vâng, cả chữa khỏi những bệnh đó nữa chứ. Trong một nghiên cứu dịch tễ học năm 2005 xem xét trên 151 nghiên cứu được thực hiện trước đó, các nhà khoa học công tác tại Khoa Chăm sóc sức khỏe và Dịch tễ học Trường Đại học British Columbia, đã phát hiện ra một sự hiệp đồng trái khoáy giữa nhiễm trùng cấp với sự phát triển ung thư. [Cancer Detection and Prevention, (Phát hiện và phòng tránh ung thư), 2006; 30(1): 83-93. Định dạng Epub, 21-2-2006].
Theo tóm tắt của nghiên cứu này, có tên là “Nhiễm trùng cấp là công cụ phòng ngừa ung thư: những tác dụng đối lập của nhiễm trùng mạn tính?”, phơi nhiễm với những bệnh lây sốt khi còn nhỏ gắn liền với sự suy giảm nguy cơ u hắc tố, ung thư buồng trứng và đa ung thư kết hợp, đặc biệt là hai nhóm bệnh sau.
Hơn nữa, các nghiên cứu dịch tễ về nhiễm trùng cấp phổ biến ở người trưởng thành, và sự phát triển ung thư sau đó, phát hiện ra rằng những nhiễm trùng này đi kèm với giảm nguy cơ u màng não, u thần kinh đệm, u hắc tố và đa ung thư kết hợp, đáng kể là ba nhóm sau. Nhìn chung, nguy cơ càng giảm khi tần suất nhiễm trùng càng tăng, trong đó nhiễm trùng sốt có tính bảo vệ tốt nhất. Nói cách khác, trẻ em trải qua các loại nhiễm trùng phổ biến ở trẻ sẽ được bảo vệ tốt nhất khỏi sự phát triển ung thư khi lớn.
Vào thời điểm khi ung thư tấn công vào 50% người dân thì phát hiện này sẽ là tin đáng chú ý trong cả nước, và các trường y nên giảng dạy nó. Các chính sách y tế quốc gia đáng lẽ phải thay đổi mạnh mẽ, nhưng vẫn chưa có gì xảy ra. Chúng ta vẫn bị nhồi nhét rằng phải phòng ngừa để trẻ không bị quai bị bằng bất cứ giá nào. Đừng lấy làm phiền với những bất tiện tạm thời của một loại nhiễm trùng cơ bản là vô hại, bởi 20 hoặc 30 năm sau nó cố thể bảo vệ một người mắc một dạng ung thư tàn phá, để rồi ung thư ấy bị tấn công bằng những phương pháp điều trị tiềm ẩn nguy cơ chết người (hóa trị, xạ trị và phẫu thuật).
Chúng ta đã phát hiện ra việc nhiễm trùng cấp rõ ràng kháng lại ung thư. Phát hiện đó giúp chúng ta hiểu tại sao việc áp dụng cơn sốt nhân tạo đã điều trị thành công ung thư ở các nước châu Âu, đặc biệt ở Đức. Tất nhiên, nhiều bác sĩ hiện nay coi sốt như một bệnh và thường kê những thuốc độc hại để dập tắt ngọn lửa nguy hiểm đó. Nhưng, bởi lẽ sốt chính là cách tự nhiên để cơ thể chữa lành và loại bỏ các mầm bệnh như virus và vi khuẩn lây nhiễm, nên việc dập tắt nó bằng thuốc men thực tế chính là ngăn cản bất cứ quá trình chữa lành hiệu quả nào của cơ thể.
May mắn thay, một số nhà nghiên cứu tử tế hiện nay đã đứng lên bảo vệ những chiến thuật chữa lành bẩm sinh của cơ thể, điều mà ông bà cha mẹ chúng ta đã biết từ lâu. Nhà vi sinh học người Pháp, bác sĩ Andre Lwoff, đã nhận ra sốt chữa được cả những bệnh vô phương cứu chữa. Một trong những chuyên gia ung thư hàng đầu thế giới, bác sĩ Josef Issels, đã viết những dòng này: “Sốt nhân tạo có tiềm năng lớn nhất trong việc chữa trị nhiều căn bệnh, kể cả ung thư.” Giáo sư trường Oxford, bác sĩ David Mychles và nhóm nghiên cứu của ông đã độc lập chứng minh tính hiệu quả của sốt nhân tạo đối với việc điều trị bệnh, trong đó có ung thư.
Đã có cả bằng chứng lịch sử chứng minh nhiễm trùng phòng ngừa được ung thư ở người dân. Ví dụ, trước đây bao quanh Rome là đầm lầy, nơi nuôi dưỡng muỗi sốt rét, truyền bệnh cho nhiều người trong thành phố. Dẫu vậy, cơn sốt mà người La Mã thỉnh thoảng lại mắc đã giúp cho tỷ lệ ung thư của họ thấp hơn mức trung bình của những nơi khác trên đất Ý. Rồi chính phủ quyết định nạo vét các đầm lầy, thế là chẳng bao lâu sau đó tỷ lệ ung thư của Rome đã tăng rõ rệt so với tỷ lệ bình thường của Ý.

Điều kỳ diệu của tự nhiên


Đường lối chính thức của WHO coi các tác nhân truyền nhiễm là thủ phạm gây ra gần 22% ca tử vong ung thư ở các nước đang phát triển và 6% ở các nước công nghiệp hóa. Virus viêm gan B và C bị kết tội gây ung thư gan; virus HPV bị luận tội xúi giục ung thư cổ tử cung; vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) chịu tội làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ở một số nước, bệnh sán máng nhiễm ký sinh trùng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, và ở các nước khác sán lá gan làm tăng nguy cơ ung thư tế bào biểu mô ống mật. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm vắc xin và các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và bội nhiễm. Tất nhiên, đó là chuyện vô cùng hợp lý đối với gần như là tất cả những người nghe chuyện, nếu như họ không biết một chút về những cách thức kỳ diệu của tự nhiên .
Vi khuẩn gây hại vốn tăng số lượng ở bất cứ chỗ nào chất thải dư thừa tích tụ và cần phân hủy. Bạn đã bao giờ băn khoăn tại sao trong cơ thể chúng ta số vi khuẩn nhiều hơn số tế bào chưa? Hầu hết các vi khuẩn được sinh ra trong cơ thể, trong khi số vi khuẩn thâm nhập từ bên ngoài thì tương đối ít. Cơ thể cũng phát triển vi khuẩn từ những chất keo colloid siêu nhỏ, siêu bền trong máu và tế bào của chúng ta. Một trong những nhà nghiên cứu y học thành thật nhất thế giới, giáo sư Antoine Béchamp (1816 - 1908) đã gọi thực thể tế bào tí hon này là microzyma (vi sinh vật lên men). Nhà khoa học Đức, bác sĩ Günther Enderlein đã đăng nhiều bài báo về nghiên cứu này vào năm 1921 và 1925, ông gọi chúng là các protit. Protit là những chấm li ti trong máu và tế bào mà bạn có thể nhìn thấy qua bất cứ kính hiển vi nào. Những chấm hoặc chất keo colloid sống này gần như không thể phá hủy được và tồn tại cả khi cơ thể đã chết.
Theo hiện tượng được gọi là tính đa hình (pleomorphism), những protit này phát triển và thay đổi hình dạng để đáp ứng với môi trường thay đổi (cân bằng axít/bazơ) của máu hoặc môi trường tế bào. Khi môi trường tế bào mang tính axít hoặc độc hại, các protit biến thành vi sinh vật được thiết kế để phá vỡ và loại bỏ tế bào chết, chất độc và chất thải của trao đổi chất mà cơ thể không có khả năng loại bỏ được.
Nếu cần phải tiêu hủy nhiều hơn các tế bào chết, tế bào yếu và những chất thải khác, thì protit trở thành virus và, cuối cùng là nấm. Bạn có thể đã thấm cảm giác chữa nấm móng chân hoặc bàn chân khó đến mức nào. Nấm chỉ xuất hiện sau khi vật chất hữu cơ chết. Sự hiện diện của các mô chân bị sung huyết và phân rã một nửa hoặc đã chết thực tế đã buộc cơ thể phải sản sinh và/hoặc thu hút thêm nhiều nấm để giúp tiêu hủy những phần không còn sự sống của chân.
Hẳn là bạn đã biết, các tế bào ung thư chứa đủ loại vi sinh vật. Y học đối chứng không thực sự giải thích chúng đi vào tế bào bằng cách nào, trừ khi chúng là virus. Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng vi trùng thâm nhập từ bên ngoài, nhưng quan điểm này đã bị bác bỏ và thậm chí bị chính Louis Pasteur, cha đẻ của thuyết vi trùng, phê phán.
Như các khoa học gia ưu tú Béchamp và Enderlein đã chứng minh, những vi trùng này được tạo ra trong chính tế bào là để đáp ứng với sự hiện diện của mô tế bào thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu ôxy, hoặc những chất thải độc hại mà cơ thể không thể nào tự mình loại bỏ. Mục đích của chúng là phân hủy những tế bào hư hỏng, yếu ớt này. Hoạt động này của vi trùng thường được gọi là nhiễm trùng. Giống như ung thư, nhiễm trùng không phải là bệnh. Đúng hơn, đó là một nỗ lực phối hợp tinh vi của cơ thể và vi khuẩn để thoát khỏi sự nghẹt thở và nhiễm độc do chất thải tích tụ trong các mô, hệ bạch huyết hoặc máu của nó gây ra.
Nếu bạn chất đống rác thải ở góc nhà, thì nó sẽ thu hút rất nhiều ruồi và vi khuẩn, và rồi sinh ra mùi hôi thối. Chắc chắn là bạn sẽ không đổ lỗi cho ruồi và vi khuẩn gây ra mùi hôi thối đó. Chúng chỉ đang cố gắng tiêu hóa một số rác thải mà thôi. Tương tự vậy, những vi khuẩn bám vào hoặc được sinh ra trong các tế bào không khỏe mạnh cũng không phải là vấn đề; mà chúng chỉ là một phần giải pháp cho vấn đề đó mà thôi.
Một sự nhiễm trùng, nếu được hỗ trợ hợp lý bằng các phương pháp làm sạch và thực dưỡng tự nhiên1 có thể thực sự ngăn cản được các tế bào hiếu khí đột biến gien thành tế bào ung thư. Theo hơn 150 nghiên cứu được tiến hành trong hơn 100 năm qua, có hiện tượng khối u tự teo sau khi bị nhiễm vi trùng, vi khuẩn, nấm mốc, virus và động vật nguyên sinh 2.

1 Xem thêm cuốn sách của tôi, Timeless Secret of Health & Rejuvenation (TG).
2 Bài nghiên cứu của S. A. Hoption Cann, J. P. van Netten, và C. van Netten (tháng 7-2003) - Khoa Chăm sóc sức khỏe và Dịch tể học, Đại học
British Columbia, Phòng thí nghiệm Phát triển đặc biệt, Bệnh viện Hoàng gia Jubilee và Khoa Sinh học, Đại học Victoria, British Columbia, Canada (TG).


Trong suốt thời gian sốt, các khối u thực sự vỡ ra, và được loại bỏ tức khắc nhờ hệ bạch huyết và các cơ quan bài tiết khác.
Một sự nhiễm trùng lớn như thế chẳng là gì khác ngoài một đáp ứng chữa lành hợp lý do vi khuẩn và hệ miễn dịch kích hoạt, trong đó một lượng chất thải độc hại đáng kể được phân rã và bị loại khỏi cơ thể. Điều này một lần nữa cho phép ôxy đến với những tế bào đói ôxy. Sau khi tiếp xúc với ôxy, các tế bào ung thư chết đi hoặc nếu không sẽ chuyển biến trở lại thành tế bào bình thường. Các khối u không còn lý do gì để ở đó nữa, bởi thế diễn ra sự tự tiêu ung thư ở các bệnh nhân này. Trong một số trường hợp, các khối u não lớn bằng quả trứng đã biến mất theo cách này trong vòng 24 giờ.
Do đó, phương pháp chuẩn nhằm ngăn chặn nhiễm trùng và sốt kéo theo ở bệnh nhân trong bệnh viện lại chính là nguyên nhân cho nhiều triệu ca tử vong mà đáng lẽ có thể cứu sống dễ dàng nếu để cho cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể diễn ra.
Đây là một vấn đề bắt đầu ngay từ thời thơ ấu. Cha mẹ bị tiêm nhiễm vào đầu nỗi sợ hãi khủng khiếp trước những quá trình tự nhiên này, và họ đã mang con trẻ đến bác sĩ để bơm vào người chúng đầy chất kháng sinh chỉ vì một cơn sốt nhẹ nhất. Nhưng cơn sốt này chỉ là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ rất mạnh mẽ và đang làm công việc của nó [Pediatrics, tháng 6-2001, tập 107, số 6, trang 1241 - 1246].
Có hơn 100 nghiên cứu cho rằng vi trùng không chỉ không gây ra ung thư, mà các quá trình nhiễm trùng còn có thể là công cụ phòng ngừa ung thư hiệu quả bởi chúng tăng cường hệ miễn dịch, vắc xin và thuốc men can thiệp vào quá trình này phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng suy yếu hệ miễn dịch vốn cho phép, thực ra là vô cùng cần, ung thư phát triển như là một công cụ khẩn cấp để chữa lành cơ thể.
Do đó chúng ta có thể kết luận rằng nhiễm trùng không phải là cái gì đó đáng sợ, mà đúng hơn chúng ta cần phải xem nó như một phần của hệ thống duy trì cân bằng và loại bỏ chất độc cho cơ thể một cách tự nhiên. Xu hướng hấp tấp của y học đối chứng nghênh chiến với mọi loại nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh, để rồi cuối cùng chỉ khiến hệ miễn dịch của chúng ta ngày càng yếu đi và chúng ta ngày càng dễ nhạy cảm với những căn bệnh nặng hơn sau này.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 08 Oct 2023

Vi trùng không gây ra ung thư


Vi trùng trong một ca nhiễm trùng trở nên hoạt động mạnh và lây lan chỉ khi chất thải được tích tụ hoặc mô bị tổn thương. Điều này đúng với bất kể là nhiễm vi khuẩn hay virus, và bất kể chúng được sinh trong cơ thể hay thâm nhập từ bên ngoài vào. Trong trong một môi trường sạch sẽ, tuần hoàn thông suốt, và giàu ôxy, các vi sinh vật phá hoại đơn giản là chẳng có việc gì để làm. Chẳng có gì để mà tiêu hủy, và cũng không cần thiết phải có phản ứng miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
Thậm chí các vi trùng nguy hiểm có xâm nhập vào mô tế bào của một cơ thể khỏe mạnh thì chúng cũng chẳng gây hại được gì. Một virus không thể xâm nhập vào nhân của một tế bào đủ ôxy đơn giản vì chỉ cần tiếp xúc với ôxy là chúng sẽ chết. Một tế bào đủ ôxy cũng sản sinh ra chất chống virus rất mạnh, như interferon. Nếu vì lý do nào đó, virus tiếp cận được một tế bào, thì sự hiện diện của nó không có lợi gì cho cơ thể, virus đó sẽ bị chính cơ chế phòng vệ tự nhiên của tế bào đó hoặc hệ miễn dịch chung tiêu diệt. Các virus không góp phần khiến tế bào đột biến thành tế bào ung thư, nếu như đó không phải là điều có lợi nhất cho cơ thể. Chúng ta nên cẩn thận tránh rơi vào cái bẫy quan niệm sai lầm rằng đây là một hành động tự hủy diệt. Quan trọng là ở đây bạn phải nhớ rằng ung thư không phải là bệnh, mà là cơ chế chữa lành, chỉ xảy ra khi tất cả những biện pháp phòng vệ khác đều thất bại.
Có một mục đích và trí tuệ sâu xa ở mọi cấp độ của sự sáng tạo thể chất, từ những hạt nhỏ nhất đến những đám sao phức tạp nhất trong vũ trụ vĩ đại. Chỉ vì nhiều nhà khoa học và bác sĩ cho rằng tự nhiên hành xử theo một lối ngẫu nhiên, không gắn kết không có nghĩa là nó thực sự hỗn độn và không lường trước được.
Ung thư không hề hỗn độn, bừa bãi như các chuyên gia vẫn thuyết phục chúng ta. Nó có nhiều mục đích và ý nghĩa y như virus hay vi khuẩn vậy. Một virus chỉ nhiễm vào nhân của tế bào đang sắp sửa trở thành kỵ khí. Do đó, tìm thấy vật chất virus trong tế bào ung thư không có nghĩa là virus gây ra ung thư. Trên thực tế, virus cố gắng không để cơ thể bị chết. Chúng được tạo ra cho cơ thể và bởi cơ thể. Hoàn toàn bình thường khi các tế bào yếu ớt và suy sụp chuyển hóa chất keo colloid protit của chúng thành vi khuẩn, virus và nấm để góp phần phòng ngừa sao cho cơ thể ít bị tổn thương hơn so với những gì đã từng xảy ra do tích tụ các chất thải độc hại.
Ức chế một sự nhiễm trùng bằng các thuốc diệt vi trùng là hủy diệt phần lớn vi trùng. Tuy nhiên, chính số vi trùng này giúp kích thích đáp ứng miễn dịch vô cùng cần thiết để loại bỏ các chất độc sinh ung thư ra khỏi cơ thể.
Các chương trình tiêm chủng vắc xin ngày nay là kẻ chịu trách nhiệm chủ yếu cho sự suy giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của những người đã được tiêm vắc xin trên toàn thế giới. Cơ thể không có được khả năng miễn dịch thực sự đối với các bệnh lây nhiễm bằng cách tiêm vắc xin (một mình việc sản sinh ra kháng thể không tạo ra khả năng miễn dịch). Trên thực tế, mỗi lần tiêm vắc xin là một lần hệ miễn dịch trở nên suy yếu hơn. Cái lợi ngắn hạn là loại bỏ triệu chứng bằng những viên đạn thần kỳ như thế có thể kéo theo những tác dụng ngược nghiêm trọng trong dài hạn.
Các chất thải độc hại và các mảnh tế bào tích tụ trong cơ thể có thể hành động như một quả bom hẹn giờ, nhưng hầu hết mọi người không muốn nghe tiếng tích tắc của nó. Họ lấy mũ nỉ che tai, hy vọng là vấn đề sẽ tự tiêu biến đi bằng cách nào đó. Tuy nhiên, khi tiếng tích tắc đã quá phiền nhiễu và bệnh nhân chịu đựng các triệu chứng bệnh, thì các cuộc thăm khám bác sĩ sau đó có thể nghiền vụn chiếc đồng hồ hẹn giờ; tuy nhiên, quả bom vẫn còn nguyên, vẫn chỉ là vấn đề thời gian trước khi quả bom phát nổ. Nhưng không có một cơ chế cảnh báo, vụ nổ này sẽ đến như một sự bất ngờ đầy nhức nhối.
Mặt khác, cho phép cơ thể chấp nhận sự trợ giúp từ các vi trùng phá hoại có ích hẳn là sẽ gỡ được toàn bộ trái bom này. Các vi khuẩn tiết chất độc, thúc đẩy hệ miễn dịch mở một đòn đánh phủ đầu chống lại sự hình thành ung thư tiềm ẩn. Khối u ung thư tự tiêu không phải là điều kỳ diệu hiếm hoi. Nó xảy ra với hàng triệu người, những người này đã vô tình tháo ngòi nổ quả bom hẹn giờ bằng một lần nhiễm trùng, đơn giản như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Đó là cách mà 95% ung thư đến rồi đi mà chủ nhà không hề hay biết hoặc không hề có sự can thiệp nào của y tế.
Dựa trên thông tin thống kê, chúng ta có thể dự đoán rằng điều trị ung thư với các phương pháp mang tính trấn áp như xạ trị, hóa trị và phẫu thuật đã giảm cơ hội tiêu biến khối u từ 28% xuống còn 7% hoặc ít hơn. Nói cách khác, điều trị y học đã gây ra tử vong cho 1/5 số bệnh nhân ung thư.

Ôi những gốc tự do tệ hại ấy!


Có thể bạn đang băn khoăn về những gốc tự do ôxy hóa tệ hại đang là tâm điểm chú ý. Chẳng phải chúng đứng sau hầu hết các chứng ung thư và bệnh khác hay sao? Nếu đúng thế, làm sao chúng ta có thể phòng vệ trước chúng, nếu không loại bỏ chúng bằng những chất chống ôxy hóa như vitamin c?
Gốc tự do ôxy hóa chịu trách nhiệm điển hình về việc gây ra nhiều chứng bệnh phổ biến của con người, trong đó có ung thư, xơ cứng động mạch và lão hóa da. Gần như ai cũng biết đến những thuật ngữ như mất cân bằng ôxy hóa (oxidative stress - hay stress vì ôxy hóa), và những thực phẩm bổ sung vốn huênh hoang về tác dụng chống ôxy hóa của nó. Tuy nhiên, nghiên cứu đã được công bố ở Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Đức (Krebsforschungszentrum) chỉ ra rằng những phân tử rất năng động với phản ứng này có thể ít độc hại hơn nhiều so với chúng ta từng tưởng. Theo các nhà nghiên cứu, rõ ràng là ngay cả việc ảnh hưởng tới các quá trình ôxy hóa thông qua các chất hoạt động như chất chống ôxy hóa cũng là điều không thể.
Gốc tự do ôxy hóa là những phân tử rất năng động trong phản ứng với ôxy. Chúng cũng can dự vào việc làm han gỉ sắt và làm mỡ ôi thiu. Chúng cũng được tìm thấy trong động mạch bị tắc nghẽn vì mảng bám. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng gốc tự do cũng can dự đến việc hình thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, giống như vi khuẩn, gốc tự do đã bị vận vào mình tiếng xấu khó gột rủa. Gốc tự do tồn tại từ khi bắt đầu có sự sống trên Trái đất. Tại sao đến giờ chúng mới gây ra ung thư cho 1/2 dân số khi mà chỉ mới 100 năm trước chỉ có một trong số 8.000 người chịu số phận này? Chỉ trong 100 năm qua, các gốc tự do mới trở nên quái ác hơn rất nhiều và cực kỳ hăm hở muốn ôxy hóa chúng ta đến chết hay sao? Câu trả lời dứt khoát là “Không” .
Gốc tự do chỉ ôxy hóa và hủy diệt những gì đã yếu ớt và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể. Chúng không bao giờ tấn công mô tế bào khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực. Các tế bào yếu ớt hoặc hư hỏng và những chất thải trao đổi chất tích tụ lại - mà bình thường hệ bạch huyết của cơ thể dọn dẹp mà không có vấn đề gì - trở thành nguy cơ khi chúng bị kẹt trong các mô và các gốc tự do không làm công việc của mình. Gia tăng hoạt động của gốc tự do và lan truyền vi trùng lây nhiễm, do đó, là những phương án tốt nhất tiếp theo thay thế cho nỗ lực dọn sạch và thải loại của chính cơ thể, nhất là khi hệ miễn dịch của cơ thể đã bị hư tổn. Do đó, chẳng phải gốc tự do hay vi trùng là nguyên nhân gây bệnh và lão hóa. Bởi lẽ bệnh tật thực chất là một cơ chế chữa lành và lão hóa là hình thức ứ nghẽn mức cao trong cơ thể nên đáng lẽ phải coi gốc tự do là hiệu ứng có lợi của bệnh tật và lão hóa.
Càng thường xuyên phòng ngừa hoặc trấn áp nhiễm trùng bằng can thiệp y tế, thì gan và thận cũng như các hệ miễn dịch, bạch huyết và tiêu hóa càng kém hiệu quả trong việc giữ cho các mô tế bào của cơ thể thoát khỏi chất độc tích tụ.
Nhưng, không chỉ nhiễm trùng và gốc tự do làm việc như những nhân viên lao công quét rác; mà đau đớn cũng là một sự trợ giúp chữa lành. Đau đớn chỉ đơn thuần là tín hiệu cho thấy cơ thể đang dấn sâu vào một phản ứng chữa lành, trong đó có việc sửa chữa các mô bị tổn hại và tự làm sạch. Do đó, khi giảm đau bằng thuốc men, bạn đã bỏ qua quá trình tương tác và cơ chế chữa lành bên trong cơ thể, và trên thực tế và buộc nó phải giữ lại chất thải của chính nó, và cuối cùng là ngộp thở vì chúng. Ung thư là một hệ quả tự nhiên khi đối phó với một tình huống khổ sở, phi tự nhiên như vậy.

Gien đột biến không gây ra ung thư

Các tế bào ung thư là những tế bào bình thường, phụ thuộc vào ôxy, được lập trình lại về gien để tồn tại trong môi trường thiếu ôxy. Tại sao một nhân tế bào khỏe mạnh, chứa thông tin di truyền (ADN) của tế bào đó, đột ngột quyết định từ bỏ nhu cầu ôxy và biến nó thành một tế bào ung thư? Câu hỏi đơn giản này nằm ở chính cốt lõi bí mật phức tạp xung quanh ung thư.
Những người biết rõ mười mươi rằng quy luật nhân quả áp dụng cho mọi hiện tượng tự nhiên đều phải bản khoăn: suy cho cùng liệu ung thư có phải chỉ là tác động tự nhiên của một nguyên nhân ngầm ẩn, bất thường hay không. Đối xử với ung thư như thể nó là một căn bệnh quái ác siêu tự nhiên mà không loại bỏ nguyên nhân ngầm ẩn của nó thì chẳng là gì khác ngoài một lối hành xử sai lầm. Rõ ràng là một cách tiếp cận như thế tiềm ẩn những hậu quả chết người cho hầu hết các bệnh nhân ung thư. Thay vì giảm mức độ phát sinh và tử suất ung thư, các phương pháp y tế chính thống chữa ung thư thực ra góp phần làm tăng cả hai điều trên.
Đổ lỗi cho gien thì chẳng ích gì, bởi lẽ thiết kế gien trong tế bào ung thư không còn khớp với thiết kế gien (ADN) ban đầu trong các tế bào bình thường của cơ thể nữa. Tuy nhiên, các gien của nó không đột ngột quyết định hoặc tự nguyện trở nên lệch lạc hay chuyển thành ác tính1, như mọi người vẫn gọi. Thiết kế gien bình thường không thay đổi theo bất cứ cái gì cả; nhưng khi môi trường tế bào thay đổi, chúng thay đổi hoặc lệch lạc đi so với thiết kế ban đầu.

1 Tác giả chơi chữ, dùng hai từ viết gần giống nhau: mal-aligned (lệch lạc) và malignant (ác tính) (BBT).

Theo nghiên cứu của Mỹ 2, các gien DNA-PK và P53 là những thành phần tối quan trọng cho hệ thống sửa chữa của cơ thể. Khi chúng vẫn còn nguyên vẹn, tế bào an toàn. Nhưng khi chúng trục trặc, tế bào phân chia hoặc sinh sôi mất kiểm soát. Bình thường DNA-PK sẽ sửa chữa những gien tổn hại. Tuy nhiên, các tế bào ung thư cũng có thể chế ngự khả năng của DNA-PK trong việc tự sửa chữa chính chúng khỏi những tổn hại do các biện pháp chống ung thư gây ra. Điều này khiến cho các tế bào đó có sức đề kháng đối với liệu pháp, và do đó có thể giải thích lý do vì sao các biện pháp chống ung thư chính thống, hóa trị và xạ trị, lại thất bại như thế.

2 Cancer Research, số 61, trang 8723-8729, ngày 15-12-2001 (TG).

Điều trị chống ung thư càng quyết liệt thì ung thư càng trở nên tai quái và ghê gớm. Tất nhiên điều này làm giảm đáng kể cơ hội sống sót, giống như khi ta nhiều lần dùng thuốc kháng sinh tấn công vi khuẩn thì càng khiến chúng trở thành những siêu khuẩn đề kháng đối với thuốc.
Hiện giờ, P53 hoạt động như một hệ thống báo hiệu, gửi đi những thông điệp ngăn chặn không cho các tế bào bị tổn hại phân chia và hình thành khối u. Gien quyền lực này bị thay đổi trong khoảng 80% loại ung thư. Tuy nhiên, trọng tâm nghiên cứu ung thư không nên đặt nặng vào việc tìm hiểu kiểu đột biến gien nào xảy ra, mà nên tập trung vào những thay đổi của cơ thể khiến dạng đột biến đó trở thành cần thiết.
Xin nhắc lại, không phải tự dưng mà gien biến đổi. Chúng chỉ làm thế nếu buộc phải đột biến để đáp ứng những thay đổi bất lợi của môi trường tế bào.

Ung thư: Một nhiệm vụ giải cứu mưu trí


Vậy loại tình huống cực đoan nào có thể cưỡng ép một tế bào khỏe mạnh bỏ thiết kế gien ban đầu và thôi sử dụng ôxy? Câu trả lời đơn giản đến bất ngờ: sự thiếu ôxy. Các tế bào bình thường đáp ứng được nhu cầu năng lượng của mình bằng cách kết hợp ôxy với glucose. Đột biến tế bào chỉ xảy ra khi môi trường xung quanh còn rất ít hoặc chẳng còn chút ôxy nào. Không có ôxy, tế bào phải tìm cách khác để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nó.
Cách hiệu quả thứ hai là nhận năng lượng thông qua lên men. Các tế bào kỵ khí (tế bào ung thư) phát triển trong những khu vực tích tụ nhiều chất thải của quá trình trao đổi chất. Những tế bào này có khả năng thu được năng lượng từ quá trình lên men axít lactic, sản phẩm thải của trao đổi chất, ví dụ vậy. Điều này chẳng khác gì việc một con vật đói khát ăn phân thải ra của chính mình.
Nhờ tái sử dụng axít lactic mà các tế bào ung thư đã làm được hai việc. Thứ nhất, chúng lấy được năng lượng để duy trì sự sống. Thứ hai, chúng lấy đi chất thải tiềm ẩn nguy hiểm từ môi trường xung quanh các tế bào khỏe mạnh. Nếu các tế bào ung thư không loại bỏ axít lactic khỏi môi trường tế bào, thì axít cực kỳ mạnh này sẽ tích tụ và dẫn đến hiện tượng nhiễm toan (nhiễm axít) chết người - nó hủy hoại các tế bào khỏe mạnh do mức axít cao. Nếu không có các khối u tiêu thụ axít lactic, thì axít lactic có thể đục thủng thành mạch máu, cùng với những chất thải và chất độc hại khác, rồi xâm nhập vào dòng máu. Kết quả là máu nhiễm độc rồi người tử vong.
Cơ thể xem ung thư như là một cơ chế phòng vệ quan trọng đến nỗi nó thậm chí còn tạo ra các mạch máu mới để đảm bảo rằng các tế bào ung thư này nhận được đủ glucose thiết yếu và, do đó, có khả năng tồn tại và lan rộng. Nó biết rằng các tế bào ung thư này không gây ra, mà ngăn cản cái chết, ít nhất là trong một thời gian, cho đến khi sự suy yếu của một cơ quan dẫn đến cái chết cho toàn bộ cơ thể. Nếu những cơ chế kích hoạt ung thư này được chăm sóc đúng cách - tức là nếu cơ thể cân bằng hợp lý và có thể tự thải độc một cách tự nhiên - thì sẽ tránh được kết quả này.
Ung thư không phải là một chỉ dấu cho thấy cơ thể sắp tự hủy hoại nó. Ung thư không phải một bệnh; nó là cơ chế sinh tồn cuối cùng và tuyệt vọng nhất mà cơ thể có trong tay để sử dụng. Nó chỉ chiếm quyền kiểm soát cơ thể khi tất cả những biện pháp tự bảo tồn khác đã thất bại. Để thực sự chữa lành ung thư và chữa cái mà ung thư đại diện trong đời sống của người bệnh, chúng ta phải hiểu rằng điều cơ thể làm khi cho phép một số tế bào của nó phát triển bất thường chính là vì lợi ích tối thượng của chính nó.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 09 Oct 2023

2. Những nguyên nhân gây ung thư trên phương diện thể chất


Xin được nhắc lại một lần nữa, ung thư không phải là bệnh tác yêu tác quái một cách ngẫu nhiên. Trong thời đại chúng ta, ung thư xuất hiện ngày càng nhiều chỉ đơn thuần là cách cơ thể phản ứng trước một lối sống mất cân bằng triền miên và nhiễm độc quá mức. Chất độc có thể quá tải ở nhiều dạng thức; cho nên có thể nói rằng ung thư có rất nhiều nguyên nhân. Dù tôi đã gián tiếp nhắc đến một số nguyên nhân đó, nhưng bây giờ chúng ta hãy điểm danh chúng một cách ngắn gọn:
• Phơi nhiễm hóa chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu và môi trường ô nhiễm
• Thực phẩm chế biến và nhân tạo (cũng như những bao bì đóng gói thường chứa chất độc)
• Công nghệ không dây, điện bẩn và phóng xạ từ công nghệ chẩn đoán trong y tế
• Dược phẩm
• Thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thường xuyên che phủ chống nắng
• Béo phì, căng thẳng và thói quen ăn uống không tốt

Xác định nguồn gốc ung thư


Để phát hiện và hiểu rõ nguyên nhân gây ung thư về mặt thể chất, đầu tiên bạn cần phải rũ bỏ quan điểm ung thư là một bệnh. Bạn không thể bắt cá hai tay. Hoặc bạn tin tưởng vào trí khôn bẩm sinh và khả năng chữa lành của cơ thể, hoặc không. Nếu tin tưởng, bạn đã được khích lệ rằng những gì cơ thể đang làm là vì lợi ích của bạn, còn nếu không tin thế, bạn sẽ bị nó làm cho hoang mang. Chính quan điểm ung thư là gì đối với bạn sẽ là nhân tố tối thượng quyết định bạn sẽ chữa lành hay tiếp tục lao vào một trận chiến cam go.
Mọi người vẫn thường tin rằng ung thư là một bệnh, đại diện cho một quyền lực cực mạnh mà gần như bệnh nhân ung thư nào cũng phải đối mặt. Mặc dù niềm tin này dựa trên một quan điểm sai lầm về bản chất thực sự của ung thư, nhưng nó đã sinh ra một nỗi lo âu về sức khỏe, mà đến lượt mình, nỗi lo âu này lại củng cố thêm niềm tin về căn bệnh. Khi bạn cố khỏe tức là bạn đang mất cân bằng trên tất cả các cấp độ: cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một con người khỏe mạnh, cân bằng không cố gắng để khỏe mạnh; thậm chí anh ta còn chẳng nghĩ đến nó. Anh ta chỉ đơn thuần chấp nhận và ủng hộ khả năng tự điều tiết của cơ thể mình.
Đó chính là cách để ung thư tự thoái triển. Cơ thể tận dụng tối đa khả năng chữa lành khi nó không bị lấp đầy bởi những căng thẳng, sợ hãi và các phương pháp điều trị có hại. Lúc nào cũng thế, bạn luôn học được điều gì đó từ mọi tình huống, trong đó có cả việc mắc ung thư. Tinh thần sẵn sàng đối mặt, chấp nhận và học hỏi từ các vấn đề mà ung thư mang lại đã biến tình trạng không thoải mái1 này thành một trải nghiệm có mục đích, có tiềm năng được cải thiện và thậm chí đôi khi còn phởn phơ. Trong hàng trăm cuộc phỏng vấn với những người sống sót sau ung thư trong suốt 30 năm qua, tôi nhận ra hầu hết bọn họ đều có chung một trải nghiệm: ung thư đã tạo ra những thay đổi quan trọng nhất và tích cực nhất trong cuộc đời họ.

1 Tác giả chơi chữ: từ disease (bệnh) được tách ra (chiết tự) thành dis-ease (tình trạng không thoải mái, dễ dàng) (BBT).
Trong xã hội hiện đại, chúng ta dần chú trọng hơn vào những vẻ ngoài nông cạn, mà bớt quan tâm đến bức tranh rộng lớn đầy chiều sâu của sự vật. Mọi triệu chứng đều có nguyên nhân ngầm ẩn của nó. Đó là bản chất của cuộc sống. Nhưng, nguyên nhân đó đã bị phong kín và thậm chí nếu nhìn qua thì có khi nó chẳng liên quan gì đến triệu chứng. Những cách tiếp cận thuần cơ học để điều trị cho cơ thể, như được áp dụng trong hệ thống y học đối chứng, thường không định vị và chữa lành được những nguyên nhân ẩn giấu này. Chúng vẫn chưa bị phát hiện trừ khi ta bắt đầu xem cơ thể như một quá trình được tổ chức bởi một sự kết hợp tuyệt vời giữa năng lượng, thông tin và trí tuệ, chứ không chỉ là một sự lắp ráp các bộ phận khác nhau như trong một cỗ máy đơn giản.
Đối xử với cơ thể như thể nó chỉ được tạo ra thuần túy bằng các tế bào và phân tử chẳng khác nào bê thẳng công nghệ của thời Trung cổ vào thế giới hiện đại. Các công nghệ tiên tiến và máy tính bắt nguồn từ các nguyên lý về thông tin và năng lượng đã ra đời nhờ nghiên cứu về vật lý lượng tử. Nhưng trên phương diện hiểu biết về bản chất sự sống và cách xử lý với cơ thể con người, chúng ta vẫn còn dựa phần lớn vào các định luật lạc hậu và chưa hoàn thiện thời Newton. Một khi áp dụng các nguyên lý hiện đại của vật lý lượng tử, chúng ta sẽ hiểu được tương đối dễ dàng cách vận hành của cơ thể.
Với tư cách là ý thức, linh hồn hoặc tinh thần, bạn là nguồn năng lượng và thông tin duy nhất chân thực vận hành cơ thể bạn. Sự hiện diện của bạn trong cơ thể và những gì bạn làm, bạn ăn, bạn uống, bạn cảm nhận và suy nghĩ quyết định khả năng và mức độ kiểm soát và duy trì sự tồn tại về mặt thể chất của bạn.
Nói cách khác, mặc dù gien có vẻ là kẻ chịu trách nhiệm cho những chức năng thiết yếu trong cơ thể, như đã được hàng ngàn nghiên cứu khoa học chứng minh, nhưng chính bạn mới kiểm soát chúng. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D, mà cơ thể bạn sản xuất để đáp ứng với sự tiếp xúc ánh sáng mặt trời, điều tiết trên 2.000 gien mà, đến lượt mình, 2.000 gien này điều tiết hệ miễn dịch, tiêu hóa, cơ chế chỉnh sửa và chữa lành, chỉ số máu... của bạn. Do đó, nếu bạn không thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thì bạn đã tắt hoạt động của những gien này, bởi vậy khiến cơ thể có xu hướng thực hiện rất nhiều kiểu đáp ứng chữa lành kém lý tưởng hơn, trong đó có ung thư. Trong một kịch bản xấu nhất, nếu bạn (sự hiện diện ý thức) không còn hiện diện trong cơ thể mình nữa, thì năng lượng và thông tin sẽ bị rút khỏi mọi tế bào. Và chúng ta đều biết thế có nghĩa là chết về thể chất.
Nếu quan niệm một cách nông cạn, bạn có thể kết luận rằng cái chết đã biến cơ thể thành một đống hạt vô dụng và mất trật tự. Tất nhiên, nếu quan niệm cởi mở hơn về cái chết, bạn có thể xem nó là khởi đầu của sự sống mới; tất cả các nguyên tử trước đây làm nên tế bào thì bây giờ chỉ đơn giản là tìm chỗ mới để một lần nữa tập hợp lại trong những hình hài mới, như không khí, nước, bùn đất, cây cối, hoa quả, động vật hoặc các thực thể sống khác. Sự sống không kết thúc cùng với cái chết; nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Hơn nữa, ý thức của bạn vẫn không bị ảnh hưởng bởi tất cả những điều này vì nó không phải là vật chất và do đó không thể bị phá hủy.
Giờ thì, nếu bạn chỉ rút một phần năng lượng và sự kết nối hữu ý của mình ra khỏi một số bộ phận cơ thể, thì chẳng phải những bộ phận đó sẽ biến thành hành vi vô tổ chức và hỗn độn hay sao? Đây chính là hiện tượng mà y học gọi là bệnh, là khi cơ thể không còn cảm thấy thoải mái hay duy trì trật tự thông thường của nó nữa. Tuy nhiên, bệnh tật chỉ là một ảo ảnh của nhận thức. Giống như cái chết, bệnh chẳng qua chỉ là một nguồn cung ứng sự sống mới. Nhưng không giống cái chết, bệnh cho chúng ta cơ hội phục hồi sự sống của mình khi vẫn giữ nguyên hình hài này. Ung thư chỉ tấn công khi một phần hoặc nhiều phần trong chúng ta không còn sống nữa - trên phương diện thể chất, cảm xúc hoặc tinh thần. Ung thư có thể phục sinh những khu vực tê liệt, bị ức chế hoặc bị tắc nghẽn này, bất kể về bản chất chúng là vật chất hay phi vật chất.
Sự phục sinh này có thể xảy ra theo nhiều cách, bắt đầu bằng sự gia tăng chú ý tới những khu vực chết trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể dần nhận ra mình đã e sợ hoặc quên lãng như thế nào đối với một bộ phận cơ thể, với toàn bộ cơ thể, với tương lai hoặc quá khứ của mình, với tự nhiên, thức ăn, những người khác, với tương lai của hành tinh này hoặc những vấn đề khác. Đột nhiên, chúng ta có thể nhận ra mình đã đắm đuối quá sâu vào những cảm xúc tiêu cực với người khác và với chính bản thân mình như thế nào, hoặc nhận ra tại sao mình lại cho phép một số thức ăn, đồ uống hoặc thuốc men nhất định nào đó, như thuốc giảm đau, steroid1 và thuốc kháng sinh, làm ô nhiễm cơ thể xinh đẹp của mình. Ung thư là tiếng gọi báo thức, cảnh tỉnh chúng ta phục hồi cuộc sống của mình khi cuộc sống ấy không còn cần bằng và ý nghĩa nữa.

1 Loại hợp chất hữu cơ chủ yếu dùng để chống viêm, giảm đau hay kích thích tăng cơ bắp (BBT).

Căn bệnh này, ung thư, chỉ xảy ra ở nơi mà các kênh hoặc ống tuần hoàn và hoạt động loại bỏ chất thải bị tắc nghẽn liên tục trong một thời gian dài. Chương này sẽ nói về những nguyên nhân thuần túy thể chất dẫn đến ung thư, mặc dù, để hiểu rõ về ung thư, chúng ta phải xét đến bối cảnh những nguyên nhân cảm xúc và tinh thần. Tất cả những điều này là chủ đề của chương 3 và chương 4.

Những giai đoạn tiến triển của ung thư


Bởi lẽ tôi đang viết cuốn sách này chủ yếu cho người ngoại đạo, nên tôi sẽ tránh nói mơ hồ với những thuật ngữ y khoa phức tạp và những nguồn tham khảo lằng nhằng đến các nghiên cứu khoa học. Thay vào đó, tôi sẽ giải thích từng bước một bằng những từ ngữ đơn giản về con đường phát triển của hầu hết mọi loại ung thư. Bạn sẽ thấy một sợi chỉ chung kết nối triệu chứng, ung thư, với các tầng nguồn gốc của nó. Chúng ta sẽ cùng nhau vén mở bí mật của ung thư bằng cách đi qua những giai đoạn tiến triển của ung thư nhưng theo chiều ngược lại. Và xin nhớ cho rằng mỗi nguyên nhân chỉ là một hiệu ứng của nguyên nhân khác. Nhưng rồi sau rốt, chúng ta sẽ đến được tận cùng căn nguyên gốc của ung thư, mà tôi sẽ giải thích ở chương 4.
Lúc trước, tôi đã nói rằng tế bào ung thư là tế bào đánh mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ đã được lập trình sẵn, đó là đảm bảo sự cân bằng hoặc cân bằng nội môi trong cơ thể. Thay vì hoàn thành nhiệm vụ thông thường của nó, tế bào tự ý nhảy sang công việc mà bạn có thể gọi là thợ moi cống. Khi các tế bào ung thư chộp lấy những sản phẩm phụ độc hại của quá trình trao đổi chất rồi xơi tái chúng, thì đó không phải là chuyện ngẫu nhiên hay xui xẻo gì, mà là một việc cần thiết và may mắn kiểu tái ông mất ngựa. Như chúng ta sẽ thấy, những chất thải này không có cách nào để thoát khỏi môi trường quanh tế bào, ngoại trừ đổ vào những cái mồm háu đói của các tế bào ung thư.
Phần lớn cộng đồng y khoa và dân ngoại đạo đều nhất trí rằng hiện tượng tế bào bình thường dần xuống cấp thành tế bào ung thư là do những sai lầm ngẫu nhiên nào đó của cơ thể, có lẽ vì những lý do thừa hưởng, mà người ta thường gọi là gien di truyền. Quan niệm này thách thức không chỉ logic mà cả mục đích nội tại của tiến hóa.
Mọi phát hiện lớn của loài người mà bộc lộ một điều gì đó dường như vô bổ hoặc thậm chí có hại, thì nó thực sự thấm đẫm ý nghĩa và mục đích. Những bông hoa của một cây ăn quả héo tàn không nên bị nhầm là một hành vi tự thủ tiêu; mà chính lực hủy diệt đó kết trái bổ dưỡng cho cuộc đời. Mặc dù ý tưởng ung thư là một vũ khí chết người mà cơ thể tạo ra để hủy diệt chính nó (một căn bệnh tự miễn dịch) là dựa trên những xét nghiệm y học, nhưng điều đó không phản ánh được độ sâu xa của tri kiến khoa học, và chắc chắn là trái với tất cả mọi cảm nhận của trí khôn và logic. Chúng ta có cần một cách lý giải mới khác hẳn những xét nghiệm này để thực sự tìm ra ý nghĩa hợp lý của ung thư và nguyên nhân tại sao nó lại xảy ra hay không?
Như đã đề cập từ trước, vào năm 1900, chỉ có một trong số 8.000 người mắc ung thư. Giờ thì cứ hai người lại có một người có thể chắc mẩm là thế nào mình cũng mắc một kiểu ung thư nào đấy ở giai đoạn nào đấy trong đời. Chỉ tính riêng Hoa Kỳ, mỗi năm gần 1 triệu người đã chết vì một bệnh mạn tính, hầu hết là vì ung thư. Ung thư đã vượt bệnh tim để trở thành nguyên nhân tử vong số một. Chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy? Trong thế giới tự nhiên, không có cái gì như thế mà được xem là bình thường. Không biết bản chất của ung thư, chính chúng ta chứ không phải ai khác sẽ biến nó thành một bệnh nguy hiểm.
Mỗi ngày trong quãng đời trưởng thành, cơ thể người đào thải và thay thế khoảng 30 triệu tế bào. Ước tính 1% trong số đó trải qua quá trình đột biến gien được lập trình sản và biến thành ung thư. Hệ miễn dịch của bạn được lập trình để tìm ra và tiêu diệt chúng. Lực lượng vệ sinh đặc nhiệm của cơ thể quá hiệu quả, quá đúng giờ và tấn công quá toàn diện đến nỗi những tế bào ung thư kỵ khí này không còn có cơ hội nào hết. Nhưng điều thiết yếu sống còn đối với cơ thể là tạo ra những tế bào ung thư kiểu này hằng ngày, chúng là dấu hiệu đảm bảo rằng hệ miễn dịch vẫn được kích thích đủ để duy trì khả năng tự vệ và tự thanh lọc một cách hiệu quả và kịp thời.
Điều này tự nhiên làm nảy sinh câu hỏi tại sao cũng chính hệ miễn dịch ấy lại kiềm chế không tấn công những tế bào ung thư đã đột biến, để đáp ứng việc xử lý những tắc nghẽn nghiêm trọng (như giải thích bên dưới). Xin được hỏi cùng câu đó nhưng diễn đạt khác đi: tại sao hệ miễn dịch lại phân biệt đối xử giữa hai loại ung thư, quyết định tiêu diệt nhóm tế bào ung thư này trong khi không động gì đến nhóm kia?
Câu hỏi quan trọng này xứng đáng nhận được câu trả lời. Ung thư mà chúng ta thường coi là bệnh ấy thực ra không phải là bệnh tật gì cả; mà đúng hơn, nó là một đáp ứng miễn dịch dài hơi để giúp dọn sạch tình trạng ứ nghẽn do chất độc ngập ngụa, đang làm tắc thở một nhóm tế bào. Tại sao trên đời này lại có hệ miễn dịch cố gắng cản trở những nỗ lực của chính nó trong việc ngăn chặn chất thải của quá trình trao đổi chất xâm nhập vào dòng máu và giết chết cơ thể cơ chứ? Với những tình huống này, các tế bào ung thư quý báu và hữu dụng đối với cơ thể đến nỗi hệ miễn dịch chẳng nỡ lòng nào tiêu diệt chúng được.
Cho dù chúng có xâm nhập vào các ống bạch huyết và được vận chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể,1 hệ miễn dịch vẫn cố gắng giữ cho chúng sống chừng nào chúng còn có ích. Các tế bào ung thư không lan tràn khắp cơ thể một cách ngẫu nhiên. Chúng có thể phát triển ở bất cứ nơi nào bị tắc nghẽn và thiếu ôxy.

1 Hiện tượng này được gọi là di căn. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy di căn thực sự diễn ra. Điều sau đây có khả năng hơn: một ung thư mới phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể vì chính những nguyên nhân gây ra ung thư ban đầu (TG).
Cả tế bào ung thư lẫn tế bào khỏe mạnh trong cơ thể đều chứa đầy những tế bào bạch cầu có khả năng tiêu diệt ung thư, như tế bào T. Chẳng hạn, trong trường hợp ung thư thận và các u hắc tố, bạch cầu chiếm 50% khối lượng ung thư. Bởi lẻ tế bào T dễ dàng nhận ra những mô tế bào lạ mặt hoặc đột biến như tế bào ung thư, nên bạn có thể trông mong rằng các tế bào miễn dịch này sẽ tấn công các tế bào ung thư ngay lập tức. Tuy nhiên, hệ miễn dịch cho phép các tế bào ung thư tuyển mộ nó để phát triển các khối u lớn hơn và những khối u ở các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào ung thư sản sinh ra những protein đặc biệt, biết ra lệnh cho tế bào miễn dịch để mặc cho chúng phát triển.
Tại sao hệ miễn dịch lại muốn hợp tác với các tế bào ung thư để tạo ra nhiều khối u hơn hoặc tăng kích thước khối u? Vì ung thư là cơ chế sinh tồn, không phải là bệnh, mà nhờ nó cơ thể sử dụng ung thư để giữ cho các chất sinh ung thư nguy hiểm và các chất thải trao đổi chất có sức tàn phá tránh xa khỏi bạch huyết và máu. Làm thế sẽ ngăn được các chất độc hại tiến vào tim, não và các cơ quan tối quan trọng khác. Trên thực tế, giết chết tế bào ung thư chính là làm phá hoại sự sinh tồn của cơ thể.
Điều quan trọng là phải biết rằng cơ thể tấn công một khối u ung thư chỉ sau khi chỗ tắc nghẽn ban đầu dẫn đến việc phát triển khối u này đã thông suốt. Như đã đề cập ở chương 1, đó sẽ là trường hợp sau khi có một sự nhiễm trùng lớn xảy ra, như thủy đậu hoặc cảm cúm. Tôi sẽ bàn đến những lý do khác dẫn đến ung thư thuyên giảm tự phát ở phần sau của cuốn sách.
1. Sự tắc nghẽn
Vậy chúng ta đang nói về sự tắc nghẽn nào, và nó từ đâu đến? Xin được minh họa bằng ví dụ sau: trong một thành phố lớn như New York, giao thông có thể thông suốt trong những giờ bình thường hoặc vào các ngày Chủ nhật, nhưng vào giờ cao điểm, đột nhiên xe hơi ùn ùn kéo ra đường đến mức thành phố không thể nào kham nổi. Kết quả là tắc đường. Có thể bạn sẽ phải chết gí một chỗ hàng giờ liền thay vì chỉ tốn vài phút để đi từ nơi làm việc về nhà. Dầu vậy, cuối cùng, bạn cũng sẽ mò được về đến nhà. Tôi gọi đây là tắc nghẽn tạm thời.
Tuy nhiên, chuyện sẽ khác nếu xảy ra một vụ tai nạn giao thông lớn do băng tuyết, và các con đường dẫn tới nhà bạn hiện giờ hoàn toàn bị phong tỏa. Vụ tai nạn này ảnh hưởng tới mọi chiếc xe hơi đang chờ được tiến lên phía trước, mặc dù vốn dĩ bản thân những chiếc xe này chẳng có vấn đề gì cả. Những chiếc xe tải chở hàng tới các cửa hiệu hoặc chở rác tới bãi rác cũng phải chịu trận chẳng kém; các bà mẹ đang trên đường về nhà để cho bọn trẻ ăn uống; các doanh nhân đang lao đến phi trường để kịp giờ lên máy bay; và hàng ngàn người đi đường khác phải ra đường lúc này vì muôn vàn lý do khác nhau cũng buộc phải đứng chôn chân ở đó. Tất cả mọi người trên đường dù đang đi đâu làm gì cũng đều chịu chung số phận - không thể đến được nơi cần đến. Trừ khi có ai đó giải quyết được nguyên nhân tắc đường, nếu không họ vẫn mãi chết gí ở đó cùng với vô vàn chiếc xe khác đang ì ì thải khí.
Nếu ai đó đi tới và đề xuất rằng cách tốt nhất là đem một chiếc xe ủi lớn đến để đẩy toàn bộ xe hơi ra cho đường sá quang quẻ, hẳn bạn sẽ nghĩ gã này điên rồi. Nhưng, y học đối chứng đã làm y như thế với ung thư. Trong cơ thể bị ung thư, ít nhiều có một vụ tắc đường vĩnh viễn đang phát sinh, nhưng chỗ tắc này là do một nơi nào đó khác bị kẹt. Các chất dinh dưỡng như ôxy và glucose không thể được vận chuyển đến nơi cần đến nữa, các chất thải tế bào cũng không thể được dọn dẹp sạch sẽ. Thay vì sử dụng các thuốc độc hại hoặc các xe ủi phẫu thuật để phá hủy hoặc loại bỏ các tế bào chịu trận trong tình cảnh tắc nghẽn này, hẳn là sẽ khôn ngoan hơn nếu chúng ta tìm hiểu nơi đình trệ ban đầu dẫn đến vụ tắc nghẽn này trước đã.
Chúng ta đã phân tích rằng các tế bào bình thường biến thành ung thư khi chúng không có đủ ôxy để thực hiện trao đổi chất. Không có trao đổi chất ở tế bào, cơ thể trở lạnh và mất sự sống trong vòng mấy phút. Để duy trì kiểu trao đổi chất này mà không cần ôxy, cực chẳng đã, các tế bào này phải thay đổi (đột biến) thành các tế bào kỵ khí để có thể tận dụng chất thải tích tụ trong quá trình trao đổi chất, và vận chuyển đến đích ít nhất là một phần nhu cầu nhiệt độ và năng lượng trong cơ thể. Đổ lỗi và do đó trừng phạt những tế bào này vì hành động ứng biến bản năng ấy là một việc làm sai lầm.
Nếu bạn tìm kiếm nguyên nhân ngầm ẩn của tình huống này, thì đó chính là sự đình trệ ngăn cản ôxy và các chất dinh dưỡng khác không đến được với các tế bào. Về cơ bản, chỉ có một sự đình trệ như thế, mặc dù có hai phương thức dẫn đến nó - thành mao mạch dày lên và ống bạch huyết tắc nghẽn.
2. Đình trệ
Làm ơn hãy nhớ rằng chúng ta đang cố gắng lần theo (các) nguồn gốc của ung thư, từng bước một, đi từ triệu chứng đến nguyên nhân. Một vụ kẹt xe gây tắc đường rõ ràng là do một chiếc xe hơi hoặc xe tải va chạm hỏng hóc ngáng đường; nhưng, trên thực tế, sự cố này lại do một yếu tố khác, như gã lái xe mỏi mệt, mất tập trung trong lúc nói chuyện điện thoại, tăng tốc hoặc đang say.
Trong cơ thể người, một vụ kẹt xe như thế có thể do thành mạch máu dày lên, ngăn cản sự đi qua suôn sẻ của ôxy, nước, glucose và các chất dinh dưỡng tối cần thiết khác từ máu đến tế bào. Các chất dinh dưỡng trong máu bình thường vẫn đi qua thành mạch máu và bị hút về các tế bào thông qua một quá trình gọi là sự thẩm thấu. Sau khi giao kiện hàng quý giá của mình, máu trở về phổi, gan và hệ tiêu hóa để lấy tiếp hàng hóa.
Một số chất dinh dưỡng, như nước và ôxy, có thể dễ dàng đi qua thành mạch máu, trong khi số khác cần được trợ giúp dưới hình thức một phương tiện vận chuyển hoặc dẫn đường. Hormon insulin, được các tế bào tụy chuyên biệt tiết ra, đóng vai trò như thế. Insulin sẽ được giải phóng khi cơ thể nhận ra bất cứ kích thích nào trong số vài kích thích. Những kích thích đó có thể là sự ăn protein và sự hiện diện của glucose trong máu.
Một khi được tuyến tụy bơm vào máu, insulin lấy đường (glucose) từ máu và vận chuyển nó đến các tế bào cơ, mỡ và gan, ở đó nó được chuyển hóa thành năng lượng (adenosine triphosphate tức ATP) hoặc được tích trữ dưới dạng mỡ. Quá trình chuyển hóa cơ bản, chịu trách nhiệm duy trì sự sống khỏe mạnh của toàn bộ cơ thể này, bị trục trặc một khi thành mạch máu bắt đầu dày lên.
Tại sao cơ thể lại để cho thành mạch máu dày lên? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn sửng sốt: để tránh một cơn đau tim, đột quỵ hoặc một dạng suy sụp đột ngột khác.
Dịch quan trọng nhất trong cơ thể là máu, vì nó cung cấp ôxy tới tất cả các mô trong cơ thể. Nếu máu trở nên quá đặc thì toàn bộ cơ thể bắt đầu thiếu ôxy. Trong máu đặc, các tiểu cầu trở nên suy thoái và vón lại với nhau, khiến cho máu khó khăn hơn khi di chuyển trong các mao mạch nhỏ xíu vốn cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng khác cho tế bào. Nếu tế bào não, mô thần kinh hoặc tế bào tim bị cắt nguồn cung ôxy và chất dinh dưỡng, thì có thể xảy ra một loạt rối loạn cấp và mạn tính, bao gồm đau tim, đột quỵ, đa xơ cứng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, ung thư não và nhiều rắc rối khác.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 10 Oct 2023

Mối quan hệ protein - ung thư


Mối quan hệ protein - ung thư đã trở nên rõ ràng chưa từng có, kể từ khi các nghiên cứu khoa học trên diện rộng, trong đó có Nghiên cứu Trung Quốc, chứng minh rằng hầu hết những người không ăn protein từ động vật hầu như đều không có ung thư. Hơn một trăm nghiên cứu dịch tễ học từ nhiều quốc gia với các kiểu chế độ ăn đa dạng khác nhau đã thông báo có sự liên quan giữa tiêu thụ thịt và nguy cơ mắc ung thư. Dựa trên công trình của Richard Doll và Richard Peto năm 1981 [Journal of National Cancer Institute 1981; 66:1191-1308], ước đoán xấp xỉ 35% (phạm vi 10% - 70%) ung thư có thể quy cho chế độ ăn, quy mô tương tự như tác động của hút thuốc đối với ung thư (30%, phạm vi 25% - 40%). Mới đây, một nghiên cứu lớn của Mỹ đã cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy trong số các loại thực phẩm, thịt đỏ và thịt đã qua chế biến dễ làm phát sinh ung thư nhất.
Trong một nghiên cứu có tên là Chế độ ăn và sức khỏe của Các Viện Y tế quốc gia (NIH) - AARP1, các nhà nghiên cứu Genkinger và Koushik làm việc tại Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã kiểm tra hồ sơ sức khỏe của 494.000 người tham gia. Trong nghiên cứu kéo dài 8 năm này [được đăng trên PloS Med. tháng 12-2007; 4(12): e345 và trên mạng ngày 11-12-2007 doi:10.1371/journal.pmed. 0040345], các nhà nghiên cứu đã so sánh tỉ lệ mới mắc ung thư ở 20% người tham gia ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn nhiều nhất2 với 20% những người ăn ít nhất.

1 AARP là tên viết tắt của Hiệp hội những người nghỉ hưu Mỹ, một tổ chức hay vận động hành lang với phương châm “trao cho người dân quyền chọn cách sống khi họ về già” (BBT),
2 Thịt từ gia súc như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và thịt bê; và thịt được bảo quan bằng muối, hun khói hoặc phơi khô (TG).


Kết quả nghiên cứu rất ấn tượng. Những người tham gia ăn nhiều thịt đỏ nhất có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn 25% so với những người ăn ít nhất, và nguy cơ mắc ung thư phổi cũng cao hơn 20%. 1 Nguy cơ ung thư thực quản và ung thư gan tăng thêm 20-60%. Nạp nhiều thịt hơn cũng đi kèm với tăng nguy cơ ung thư tụy ở đàn ông. Trong một phân tích dữ liệu lớn gần đây về ung thư đại trực tràng bao gồm những nghiên cứu đã được đăng tải cho đến năm 2005, các điểm tổng kết chỉ ra rằng ăn thịt đỏ gắn liền với tăng nguy cơ ung thư lên 28% - 35%, trong khi ăn thịt qua chế biến sẵn liên quan đến tăng nguy cơ bệnh lên 20% - 49%.

1 Ung thư phổi và đại trực tràng là nguyên nhân phổ biến thứ nhất và thứ hai dẫn đến tử vong do ung thư(TG).

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng 1/10 số ca ung thư phổi hoặc đại trực tràng có thể được đẩy lùi nếu hạn chế ăn thịt đỏ. Theo Nghiên cứu Trung Quốc và các nghiên cứu ung thư khác được xem xét trong suốt 60 năm qua, ung thư thực ra có thể trở thành một chứng bệnh hiếm nếu tránh ăn tất cả các loại protein động vật.
Các nghiên cứu khác đã tìm thấy những mối liên hệ giữa tiêu thụ thịt và nguy cơ ung thư bàng quang, v_ú, cổ tử cung, nội mạc tử cung, thực quản, u thần kinh đệm ác tính, ung thư thận, gan, phổi, miệng, buồng trứng, tụy và tuyến tiền liệt. Mặt khác, có nhiều nghiên cứu chỉ ra các tác dụng phòng tránh ung thư của chế độ ăn chay, ăn rau quả, trong đó có những nghiên cứu được đăng trên American Journal of Epidemiology [15-7-2007; 166(2):170-180. Định dạng Epub, ngày 7-5-2007] và Archives of Internal Medicine [10-12-2007; 167(223:2461-2468].
Các nhà khoa học của NIH thực hiện nghiên cứu về chế độ ăn cho rằng thịt chứa nhiều hợp chất gây ung thư, trong đó một số được hình thành trong quá trình nấu nướng hoặc chế biến (ví dụ như các amine dị vòng, các nitrosamine). Họ cũng lưu ý rằng thịt chứa các chất sinh ung thư tiềm ẩn khác, trong đó có sắt heme (dạng sắt có trong thịt), nitrate và nitrite, chất béo bão hòa, chất kháng sinh, hoóc môn và muối.
Tất cả những chất này đều được quan sát thấy là tác động đến quá trình trao đổi hoóc môn, tăng sinh tế bào, làm tổn hại ADN, khuyến khích các hoóc môn tăng trưởng giống insulin và thúc đẩy tổn hại tế bào bằng các gốc tự do - tất cả đều có thể dẫn đến ung thư. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí BMC Cancer [tháng 1-2009], trẻ em ăn thịt chế biến sẵn sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu lên 74%. Ở người lớn, tiêu thụ thịt đã qua chế biến được cho là làm tăng nguy cơ ung thư tụy lên 67% và ung thư bàng quang lên 59%. Chỉ cần hai miếng mỗi ngày cũng tăng khả năng ung thư ruột lên 20%.

Chuyện gì thực sự xảy ra khi bạn ăn thịt?


Một trong những tác nhân làm dày thành mao mạch nhất là protein trong thức ăn, nhất là từ nguồn động vật. Giả dụ bạn ăn một miếng bít tết, miếng gà, hoặc cá cỡ vừa thì sẽ thế nào. So với một động vật ăn thịt như sư tử hoặc chó sói, dạ dày của bạn chỉ tiết ra một lượng dịch vị tương đối nhỏ, chỉ bằng 1/20 axít clohydric cần thiết để tiêu hóa một bữa ăn nhiều protein như thế.
Thêm nữa, nồng độ tương đối của axít clohydric ở mèo hoặc chó sói ít nhất gấp 5 lần ở người. Mèo hoặc chó sói dễ dàng ăn và tiêu hóa xương gà, trong khi con người thì không. Do đó, hầu hết protein của thịt sẽ không được tiêu hóa mà đi vào ruột non nơi nó sẽ thối rữa (80%) hoặc đi vào máu (20%).
Gan có thể phân rã một số protein được hấp thụ, hình thành các chất thải là ure và axít uric. Chất thải này đi vào thận để được bài tiết cùng với nước tiểu. Tuy nhiên, với việc tiêu thụ đều đặn protein động vật như thịt, gia cầm, cá, trứng, phó mát và sữa, càng ngày càng có nhiều sỏi hình thành ở ống mật trong gan1. Điều này sẽ làm suy giảm rất nhiều khả năng phân rã protein của gan.

1 Xem Amazing Liverand Gallbladder Flush để tìm hiểu nguyên nhân có sỏi trong ống mật và túi mật, và cách loại bỏ chúng an toàn mà không đau đớn (TG).

Thực phẩm protein thuộc vào hàng thực phẩm hình thành nhiều axit và làm đặc máu nhất. Do đó, khi một phần lớn protein cuối cùng được truyền vào máu, tất nhiên nó sẽ làm đặc máu. Để tránh một cú đau tim hoặc đột quỵ nguy hiểm, cơ thể sẽ cố gắng đẩy protein vào thể dịch xung quanh tế bào (dịch mô hoặc mô liên kết). Nhờ thế máu trở nên loãng và ngăn chặn nguy cơ không tránh khỏi của các biến chứng tim mạch nghiêm trọng, ít nhất là trong lúc này. Tuy nhiên protein bị nhúng vào dịch bắt đầu biến dịch giữa các tế bào (dịch gian bào) thành một chất giống keo (gel). Trong điều kiện này, các chất dinh dưỡng đang cố tìm đường đến các tế bào có thể bị sa lầy trong một món súp đặc, làm tăng nguy cơ tế bào chết đói.
Cơ thể cố gắng tránh cho tế bào khỏi chết đói bằng cách khởi động một đáp ứng sinh tồn khác thậm chí còn tinh vi hơn và gần như là tài tình. Để loại bỏ protein ra khỏi dịch gian bào, cơ thể tái thiết protein đó và biến nó thành sợi collagen, chứa 100% protein. (Xem hình 1). Trong dạng thức này, cơ thể có thể đưa protein vào màng nền của thành mạch máu. Trong khi dung chứa số protein dư thừa này, màng nền có thể dày lên gấp 8 lần so với bình thường. Một khi thành mao mạch bão hòa protein và sợi collagen, thì màng nền của các động mạch này bắt đầu làm điều tương tự, cuối cùng dẫn đến việc các động mạch dày cứng lên. Đây là chủ đề chính của chương 9 trong cuốn sách khác của tôi, Timeless Secrets of Health & Rejuvenation1.

1 Cuốn sách này bàn sâu về các nguyên nhân của bệnh tim, đột quỵ và mức cholesterol cao, và chỉ cho người đọc cách loại bỏ chúng một cách nhanh chóng và an toàn (TG).

Bây giờ cơ thể phải đối mặt với một thử thách thậm chí còn lớn hơn. Thành mao mạch dày (và, có thể, cả động mạch) đã trở thành một sự ngáng trở, chặn đứng đường vận chuyển chất dinh dưỡng tới các tế bào. Các thành mạch máu ngày càng cản trở ôxy, glucose và thậm chí cả nước, không cho chúng thẩm thấu qua lũy chắn protein, do đó làm các tế bào mất đi những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất. Ngày càng có ít glucose đến được với các tế bào. Kết quả là hoạt động trao đổi chất ở tế bào tụt xuống thấp, còn chất thải thì tăng lên, tương tự như một động cơ xe hơi không được căn chỉnh đúng cách hoặc không được bơm xăng hoặc dầu có chất lượng.

Thành mao mạch dày lên
Image

Xơ cứng động mạch
Image

Hình 1: Khi protein đi vào máu


Ngoài việc thành mạch máu tắc nghẽn, một yếu tố gây rắc rối khác cũng vào cuộc. Một phần protein dư thừa được ống bạch huyết đi kèm với mỗi mao mạch máu hấp thụ. Những ống bạch huyết này và các hạch bạch huyết bám vào đó được thiết kế để loại bỏ và thanh lọc một lượng chất thải bình thường sinh ra từ tế bào do trao đổi chất. Chúng cũng lấy đi các mảnh vỡ tế bào từ việc phá hủy hơn 30 tỷ tế bào hư hỏng mỗi ngày. Bởi lẽ các tế bào được tạo thành từ protein, nên phần nhiều chất thải tích tụ đã bị chứa đầy các protein tế bào già cỗi. Bị buộc phải lấy thêm protein dư thừa từ thức ăn đã được ăn vào như thịt, cá hoặc sữa chỉ càng làm cho toàn hộ hệ bạch huyết quá tải và dẫn đến tình trạng đình đốn của dòng bạch huyết và bí dịch không thoát được. Hệ quả là ống bạch huyết bị tắc nghẽn ngày càng mất khả năng khi cố gắng nhận chất thải trao đổi chất của tế bào, dẫn đến tình trạng tăng mật độ chất thải trao đổi chất trong dịch gian bào.

Loại bỏ hạch bạch huyết trong ung thư v_ú - vô ích và nguy hiểm


Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết và các mạch bạch huyết là một phần của phác đồ điều trị chuẩn cho bệnh nhân ung thư v_ú không chỉ vô ích và còn nguy hiểm, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Journal ofthe American Medical Association [JAMA.2011; 305(6):569-575.doi:10.1001/jama.2011.90].
Trong nghiên cứu đột phá này, 115 trung tâm y tế đã theo dõi 891 phụ nữ chớm mắc ung thư v_ú và xem xét lợi ích của việc loại bỏ hạch bạch huyết. Tuổi trung vị (median age) của những người tham gia là quãng 55, và họ được theo dõi trung bình khoảng 6,3 năm.
Nghiên cứu này khám phá ra rằng ở những phụ nữ mà ung thư v_ú đã lan đến các hạch bạch huyết, việc loại bỏ hạch không làm tăng tỷ lệ sống sót của họ. Sau năm năm, 82,2% phụ nữ được loại bỏ hạch bạch huyết ở nách vẫn sống và ung thư tiêu biến, so với 83,9% phụ nữ không thực hiện phẫu thuật.
Không những thế, việc cắt bỏ hạch bạch huyết còn có nguy cơ dẫn đến tổn hại nghiêm trọng. Trên thực tế, những phụ nữ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hạch trong nghiên cứu này bị tăng biến chứng 70% so với mức tăng 25% ở phụ nữ không phẫu thuật. Những biến chứng đó bao gồm nhiễm trùng, đau đớn và phù bạch huyết.
Điều khiến cộng đồng y khoa ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc cắt bỏ hạch bạch huyết không ngăn được ung thư lan xa hơn tới các hạch bạch huyết khác. Điều này rõ ràng đã bác bỏ giả thuyết cho rằng những hạch bạch huyết chứa các tế bào ung thư gây ra di căn (lan truyền ung thư).
Đây chính là cơ sở đằng sau niềm tin phổ biến trong y học: “Loại bỏ một hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư thì những tế bào này không còn lan ra các hạch bạch huyết khác, hoặc không còn vươn đến những bộ phận khác của cơ thể nữa. Do đó, việc loại bỏ hạch bạch huyết là một biện pháp phòng ngừa đáng tin cậy và hiệu quả chống sự di căn của ung thư.” Điều này nghe có vẻ logic và hợp lý với hầu hết các bác sĩ và bệnh nhân của họ. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ hợp lý nếu bạn cũng tin rằng các tế bào ung thư ngao du đó đây để lây lan sang các tế bào khác và biến chúng thành ung thư. Nhưng tất nhiên đây chỉ là một giả thuyết khác thiếu lý lẽ khoa học.
Như nghiên cứu ở trên đã chứng minh rõ ràng, việc cắt bỏ hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa ung thư lan rộng. Do đó như đã thảo luận từ trước, kết luận mà chúng ta rút ra được từ nghiên cứu này là ung thư không đơn giản lan từ nơi này sang nơi khác.
Tôi vẫn luôn lên tiếng chống lại việc cắt bỏ những phần tối quan trọng của hệ thống thanh lọc và loại bỏ chất thải của cơ thể, trong đó có các mạch bạch huyết và hạch bạch huyết. Đặc biệt, thứ mà các bệnh nhân ung thư v_ú cần nhất chính là một hệ bạch huyết nguyên vẹn. Và bởi thế tôi cảm thấy hởi lòng hởi dạ trước công trình của đội ngũ nghiên cứu này, những người đã dũng cảm thực hiện một nghiên cứu quan trọng và công khai vạch trần một trong những quy trình y học lâu đời nhất, tàn bạo nhất và quá khích nhất.
Không tạo ra khác biệt nào trong tỷ lệ sống sót hay tái phát, việc cắt bỏ hạch bạch huyết quả là KHÔNG thể biện hộ. Nghiên cứu được thực hiện “quả quyết cho rằng cắt bỏ hạch bạch huyết nách không có tác dụng gì.” Hơn nữa, các tác giả của nghiên cứu này nói: “Sống sót hay không không liên quan đến tình trạng của hạch bạch huyết”. Thế thì tại sao lại tra tấn phụ nữ đến vậy khi việc làm đó chẳng đem lại ích lợi cứu sống gì cho họ?
Bất chấp bằng chứng khoa học này, các trung tâm y tế, các bệnh viện và bác sĩ hoặc không biết về nghiên cứu này hoặc cố tình lờ đi vì những lợi lộc tài chính, vẫn cứ tiếp tục bóc tách hạch bạch huyết nách của phụ nữ. Theo các tác giả nghiên cứu, trên thực tế, một số cơ quan y tế nổi tiếng còn không tham gia vào nghiên cứu này. Các bác sĩ phẫu thuật hy vọng rằng tin xấu này (phẫu thuật hạch bạch huyết là không cần thiết và nguy hại) sẽ chìm vào quên lãng sau một thời gian ngắn, như vẫn thường xảy ra trong ngành y. Bên cạnh đó, truyền thông chính thống thậm chí còn không đưa tin về nghiên cứu quan trọng này.
Những phụ nữ cắt bỏ hạch bạch huyết nách có nguy cơ phải chịu một loạt vấn đề sức khỏe mới trong tương lai. Tệ hơn nữa, cơ hội cứu chữa ung thư thực sự giảm đáng kể, và khả năng tái phát ung thư cũng cao hơn.
Tác giả của một bài xã luận đi kèm với nghiên cứu này, bác sĩ Grant W. Carlson, giáo sư phẫu thuật ở Viện Ung thư Winship, Đại học Emory quả quyết nói: “Tôi có cảm giác chúng ta đang làm nhiều việc nguy hại (khi thường xuyên cắt bỏ nhiều hạch).” Nhưng bởi lẽ không có nhiều bác sĩ và bệnh nhân chú ý đến lời thừa nhận của vị lương y này, nên cuộc chiến chống bệnh nhân ung thư sẽ vẫn tiếp tục, không chút suy suyển.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 12 Oct 2023

Đang dần ngộp thở


Hậu quả của việc tích tụ chất thải trong môi trường tế bào là các tế bào không chỉ bị thiếu ôxy và các chất dinh dưỡng tối cần thiết khác, mà chúng còn bắt đầu bị ngộp thở trong chính chất thải của mình. Môi trường tế bào thay đổi chóng mặt trong hoàn cảnh ấy khiến chúng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải đột biến thành tế bào bất thường.
Đột biến tế bào xảy ra không phải vì gien của tế bào đó có một ngày tồi tệ và quyết định dở chứng phá phách. Gien không làm mình làm mẩy vô cớ. Thiết kế gien không có quyền kiểm soát hay quyền để làm bất cứ thứ gì cả. Chúng chỉ đơn thuần ở đó để giúp tế bào tái sinh sản bản thân. Tuy nhiên, thiết kế gien sẽ tự nhiên thay đổi khi môi trường tế bào có những thay đổi lớn. Do nồng độ ôxy trong môi trường tế bào giảm mạnh nên các gien cần phải tạo ra một thiết kế mới, tạo điều kiện cho các tế bào sống sót mà không cần ôxy và thay vì ôxy, chúng sử dụng một số chất thải của quá trình trao đổi chất để có năng lượng. Ví dụ, các tế bào đột biến có thể tiêu thụ axít lactic; và bằng cách trao đổi chất với nó, chúng có thể đáp ứng được một phần nhu cầu năng lượng của bản thân. Mặc dầu kiểu trao đổi chất bất thường này ở tế bào có các tác dụng phụ nguy hại, nhưng cơ thể có thể tránh cho cơ quan hoặc dòng máu chịu tác động không bị nhiễm độc đến chết, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Nhờ giữ mạng sống cho ít nhất là một số tế bào thiếu ôxy thông qua đột biến tế bào, cơ quan này được bảo vệ, không bị tê liệt và suy sụp một cách bất ngờ và vô phương cứu chữa. Tất cả những hành động thích ứng này cho thấy ung thư là một cơ chế sinh tồn, duy trì mạng sống của con người chừng nào hoàn cảnh còn cho phép.

Ung thư và bệnh tim — cùng nguyên nhân


Có thể bạn sẽ thấy quan tâm khi biết rằng nhiều yếu tố dẫn tới ung thư cũng là thành tố quan trọng của bệnh tim mạch. Một trong những yếu tố quan trọng nhất này là độ quánh của máu và tốc độ máu chảy. Khi máu quá đặc và chảy quá chậm, bệnh nhân có nguy cơ bị vón cục máu cao hơn, mà đây được cho là một nguyên nhân của di căn.
Một vấn đề khác liên quan đến cả ung thư và bệnh tim là các mảng bám tích tụ trong động mạch. Hiểu biết thông thường nói rằng đây là do ăn uống quá nhiều chất béo bão hòa, nhưng điều đó không đúng. Một bài báo có tính đột phá trên Lancet năm 1994 báo cáo rằng trong một trường hợp bít nghẽn động mạch chủ, các nhà nghiên cứu xác định được hơn 10 hợp chất khác nhau trong mảng bám động mạch, nhưng không có một chút chất béo bão hòa nào. Tuy nhiên, họ đã nhận thấy có cholesterol, và họ giải thích là nó ở đó để đảm nhiệm vai trò như một thứ thuốc xoa chữa lành cho những chỗ trầy xước động mạch, giống như một cái vảy bên trong. Nhưng cholesterol không phải là thủ phạm gây ra huyết khối này, còn chất béo bão hòa thậm chí không hề có mặt.
Điều này quá trái ngược với những gì được dạy trong nhiều năm qua đến nỗi có thể bạn băn khoăn không dám tin là thật. Nhưng một lần nữa, tự nhiên đã và đang chứng minh nguyên tắc này trong giới động vật hàng nghìn năm nay. Ví dụ, mèo gần như chỉ ăn thịt, do đó, chúng tiêu thụ rất nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Trong trường hợp này, hiểu biết thông thường sẽ nói rằng đáng ra chúng sẽ chết như ngả rạ vì những cơn đau tim; nhưng thực tế chúng vẫn sống nhăn.
Đến đây cũng nên nhắc bạn nhớ rằng chỉ có thành mao mạch và thành động mạch mới có thể trữ được protein dư thừa. Các tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch, không như các mao mạch và động mạch, cố trách nhiệm thu nhận chất thải trao đổi chất, cacbon điôxit và vận chuyển chúng đến phổi. Cơ bản là chúng đem máu rỗng, đã dỡ hết chất dinh dưỡng và protein dư thừa, rồi chuyển tới các mô liên kết. Máu bây giờ sẵn sàng trở về phổi để lấy các phân tử ôxy, cacbon, nitơ và hyđrô từ không khí. Bốn loại phân tử này tạo nên tất cả các axít amin trong cơ thể, vốn cần thiết để hình thành protein cho tế bào.1

1 Chi tiết hơn về tính tự cung cấp protein của cơ thể, xin đọc phần về ăn chay trong cuốn sách Timeless Secrets of Health & Rejuvenation của tôi (TG).

Khi máu đi qua hệ tiêu hóa, nó lấy các chất dinh dưỡng cần thiết khác để tạo năng lượng và nuôi dưỡng tế bào, và có lẽ cả protein từ động vật. Protein mật độ cao (chẳng hạn tập trung trong thịt, cá, gia cầm, trứng, phó mát và sữa) không bao giờ được tích trữ trong thành tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch, mà chỉ trong thành mao mạch và động mạch mà thôi. Những kho tích trữ protein trong màng nền 2 của mao mạch và động mạch làm tổn thương và gây viêm các tế bào tạo những mạch máu này.

2 Một màng mà bình thường rất mỏng, hỗ trợ tế bào tạo thành thành mạch máu và giữ chúng đúng vị trí (TG).

Để giải quyết những tổn thương này, cơ thể gắn mảng bám bảo vệ, trong đó có cholesterol, vào mặt trong của thành động mạch để ngăn các huyết khối nguy hiểm thoát vào dòng máu và kích thích một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Mặt khác, các tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch không bao giờ có mảng bám vì các màng nền của chúng không tiếp xúc với các protein nguy hiểm. Vì lý do này, các bác sĩ phẫu thuật tim có thể lấy đoạn tĩnh mạch ra khỏi chân và dùng nó làm một đường đi vòng tránh những nơi động mạch bị nghẽn. Tuy nhiên, một khi bị đặt vào vị trí của một động mạch vành, thì tĩnh mạch sẽ tiếp xúc với protein dư thừa và kết quả là nó sẽ hình thành mảng bám bảo vệ dọc theo bên trong thành mạch của nó.
Mảng bám chứa cholesterol đã bị mang tiếng xấu vì không có nhiều bác sĩ biết được mục đích thực sự của nó. Nếu càng nhiều người biết rằng cholesterol xấu (LDL)1 ngăn chảy máu ở thành động mạch bị nghẽn và có thể ngăn cả sự hình thành huyết khối đe dọa tính mạng, thì chúng ta có thể xem cholesterol xấu là cholesterol cứu mạng. Chỉ cần hỏi bác sĩ tại sao cái gọi là cholesterol xấu lại chỉ bám vào động mạch mà không vào tĩnh mạch, mặc dù nó xuất hiện ở cả trong máu tĩnh mạch và máu động mạch, là bạn có thể khuấy đảo một chút tò mò trong tâm trí ông ta về lý do cholesterol hành xử như vậy. Ông ta có thể phát hiện ra rằng cholesterol ở đây chẳng phải là kẻ thù. Trên thực tế, cơ thể sử dụng cholesterol LDL để chữa lành mọi vết thương, bên trong cũng như bên ngoài. Cholesterol LDL thực sự là một vị cứu tinh.

1 LDLIà viết tắt của lipoprotein tỷ trọng thấp. Cholesterol LDL được lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) chuyên chở đến tế bào và thường được coi là “xấu” vì tạo ra xơ vữa động mạch (BBT).

Tôi đưa ra chủ đề xơ cứng động mạch ở đây vì bệnh tim và ung thư không khác nhau quá nhiều. Chúng có hai yếu tố chung: nghẽn thành mạch máu và tắc mạch bạch huyết. Bởi lẽ các tế bào tim không thể trở thành tế bào ung thư, nên một khi thiếu ôxy trong một khoảng thời gian, thì đơn giản là chúng sẽ chết vì nhiễm axít và ngừng hoạt động. Chúng ta gọi đó là một cơn đau tim, mặc dù trên thực tế không có cuộc “tấn công” 2 nào cả, mà chẳng qua chỉ là thiếu ôxy. Ở những bộ phận khác của cơ thể, trong môi trường thiếu ôxy tương tự một số tế bào vẫn có thể tiếp tục sống nhưng buộc phải đột biến thành tế bào ung thư. Nói cách khác, ung thư mô chỉ có thể xảy ra nếu hệ tuần hoàn (bao gồm các mạch máu và mạch bạch huyết) bị tắc nghẽn một thời gian dài.

2 Tiếng Anh gọi cơn đau tim là heart attack, nghĩa là “tấn công tim”(A/D).

Tử thần mang gương mặt chất béo trans


Protein không phải là lý do duy nhất gây ra tắc nghẽn dẫn đến ung thư. Một số chất béo được gọi là axít béo trans, hay với tên gọi phổ biến khác là chất béo trans1, đã bám vào màng tế bào, khiến cho các tế bào này khó nhận đủ ôxy, glucose và thậm chí là nước. Các tế bào thiếu ôxy, thiếu nước bị tổn hại và biến thành ung thư.

1 Chất béo trans là loại chất béo không bão hòa mà trong chuỗi cacbon có chỗ hai nguyên tử cacbon cạnh nhau tạo liên kết đối với nhau và mỗi nguyên tử cacbon chỉ có một liên kết với một nguyên tử hyđrô (không bão hòa). Nếu hai nguyên tử hyđrô đó ở khác bên (so với chuỗi cacbon) thì chất béo đó là dạng”trans”(cấu hình khác bên), nếu cùng bên thì là dạng “cis” (cấu hình cùng bên) (BBT).

Đặc biệt, việc tiêu thụ chất béo không bão hòa đa có trong các sản phẩm tinh chế và mất hết vitamin E, như dầu thực vật loãng, mayonnaise, nước xốt salad và hầu hết các thương hiệu margarine (bơ thực vật), dẫn tới nguy cơ ung thư cao hơn, nhất là ung thư da. Bởi lẽ hầu hết các thực phẩm động vật chứa nhiều protein cũng chứa chất béo. Chất béo này tiếp xúc với nhiệt cao trong suốt quá trình nấu nướng, thậm chí còn được bổ sung dầu mỡ, như trong gà rán hoặc cá rán tẩm bột. Do đó, nguy cơ ung thư tăng vọt khi những đồ ăn này được kết hợp với nhau ăn thường xuyên. Tóm lại, thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo tinh chế ngăn ôxy đến được tế bào.
Tuy nhiên, cũng có một số chất béo có thể là vũ khí chống ung thư mạnh mẽ - cụ thể một trong số đó là dầu ô liu cực kỳ tinh khiết (extra Virgin)1. Theo Archives of Internal Medicine (1998), ăn chất béo không bão hòa đa tăng nguy cơ ung thư * 69%. Ngược lại, tiêu thụ chất béo không bão hòa đơn, có trong dầu ô liu, sẽ giảm nguy cơ ung thư * 45%. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học BMC Cancer viết rằng các chất polyphenol, loại chất chống ôxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong dầu ô liu cực kỳ tinh khiết, có tác dụng phòng tránh ung thư * lan rộng.

1 Chỉ loại dầu chất lượng cao nhất chưa qua chế biến, chưa bị hóa chất và nhiệt độ tác động. Dầu oliu được phân loại theo mức độ axít béo tự do và loại dầu nói trên có rất ít axít (BBT).

Thực tế, chế độ ăn Địa Trung Hải hầu hết đều có dầu ô liu tự nhiên, ít qua chế biến nhất, chế độ đó có liên quan đến tỷ lệ thấp của vài loại ung thư khác nhau và bệnh tim. Đó là vì dầu ô liu được chứng minh là phòng ngừa những nguy hại do ôxy hóa, điều tiết hoạt động của tiểu cầu (do đó tránh huyết khối) và làm dịu viêm nhiễm.
Tất nhiên, điều này trái ngược hoàn toàn với những hậu quả của việc tiêu thụ chất béo không bão hòa đa, vốn thu hút nhiều gốc tự do ôxy và rồi bị ôxy hóa, chất béo này sẽ bị ôi thiu một khi tiếp xúc với không khí. Gốc tự do ôxy được sản sinh khi các phân tử ôxy mất một điện tử (electron), khiến chúng có tính năng động cao. Khi những chất béo năng động đi vào cơ thể, chúng gắn vào với màng nền giống như một vệt dầu trên biển, nhận chìm và làm tắc thở chim và các sinh vật biển. Do đó, hoạt động của gốc tự do trong những chất béo như thế có tác động nguy hại nghiêm trọng tới tế bào, mô và các cơ quan. Mặc dù chúng ta dựa vào việc cơ thể sản sinh ra một lượng gốc tự do ôxy nhất định để chữa lành và giữ cơ thể sạch sẽ, nhưng nếu đưa chất béo ôxy hóa vào cơ thể, thì có thể gây ra tình trạng thừa mứa những kẻ ăn “xác chết” ấy, do đó làm các tế bào bị viêm nhiễm và thương tổn.
Gốc tự do ôxy có thể hình thành trong dầu và chất béo tinh chế không bão hòa đa nếu để chúng tiếp xúc với không khí và ánh nắng mặt trời trước khi được tiêu thụ. Các gốc tự do này cũng có thể hình thành trong các mô sau khi dầu hay chất béo này được ăn vào. Chất béo không bão hòa đa rất khó tiêu hóa bởi lẽ chúng bị đưa ra khỏi vật chứa tự nhiên và không còn được bảo vệ trước các gốc tự do bằng cận vệ tự nhiên của mình là vitamin E nữa. Vitamin vô cùng quan trọng này là chất chống ôxy hóa mạnh mẽ nhưng bị đẩy đi trong quá trình tinh chế. Ăn một chiếc bánh hamburger hoặc một đĩa khoai tây chiên, bạn có thể khiến cơ thể mình ngập trong các gốc tự do. Tuy nhiên, đổ cho gốc tự do tội làm tổn hại cơ thể thì chẳng khác nào đổ tội cho những viên đạn vì đã bắn trọng thương nạn nhân trong khi, trên thực tế, chính kẻ bóp cò súng mới là tội đồ.
Chất béo bão hòa là chất rắn và có trong các sản phẩm như mỡ lợn và bơ. Chúng chứa nhiều chất chống ôxy hóa tự nhiên, nên an toàn trước tác động ôxy hóa của các gốc tự do. Vì chất béo không bão hòa đa được sản xuất và không tồn tại trong tự nhiên, nên chúng khó tiêu hóa và cơ thể xem chúng là thành phần nguy hiểm. Ví dụ, margarine chỉ là một phân tử tách từ nhựa và do đó cực kỳ khó tiêu hóa. Các gốc tự do, là những kẻ thanh lọc tự nhiên của cơ thể, cố gắng loại bỏ các tội phạm chất béo đã bám vào màng tế bào. Khi các gốc tự do tiêu hóa những chất béo nguy hiểm này, chúng cũng làm tổn hại đến màng tế bào. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến lão hóa và các bệnh thoái hóa.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong số 100 người tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa đa, 78 người có triệu chứng rõ rệt của quá trình lão hóa sớm. Họ cũng trông già hơn những người khác cùng tuổi. Ngược lại, trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất béo trong chế độ ăn và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi biết rằng chất béo lành mạnh, tự nhiên thực ra có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc chứng này lên tới 80%. Nghiên cứu chỉ ra nhóm có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer thấp nhất ăn xấp xỉ 38 gam chất béo lành mạnh này mỗi ngày, trong khi những người có tỉ lệ mới mắc ở mức cao ăn chỉ một nửa lượng đó.
Một thành phần khác bị hiểu lầm trong cuộc tranh luận về ung thư nữa là cholesterol, cụ thể là cholesterol xấu LDL. Ví dụ, một nghiên cứu ở đại học Tohoku đã cho rằng kiểu cholesterol thường xuyên bị gièm pha này thực ra có thể rất quan trọng đối với việc sản xuất vitamin D sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mà, đến lượt mình, vitamin này cải thiện chức năng của não. Hơn nữa, các thuốc statin thường được kê để giảm mức cholesterol xuống có lẽ còn gây hại cho tim.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 15 Oct 2023

Những hậu quả mà gốc tự do gây ra


C
ác tế bào bị tổn hại bởi hoạt động bất thường của các gốc tự do không thể phân chia đúng cách được nữa, và điều này có thể làm hư các chức năng chính của cơ thể, trong đó có hoạt động của hệ miễn dịch, tiêu hóa, thần kinh và nội tiết. Kể từ khi chất béo không bão hòa đa được đưa vào sử dụng trên diện rộng, thì các bệnh thoái hóa đã tăng rõ rệt, trong đó có ung thư da. Trên thực tế, chất béo không bão hòa đa thậm chí còn khiến cho ánh nắng trở nên nguy hiểm cho cơ thể, một chuyện sẽ không bao giờ xảy ra nếu thực phẩm không bị biến đổi và thao túng bởi ngành công nghiệp thực phẩm như ngày nay.1

1 Xem thêm chi tiết trong những cuốn sách của tôi: Heal Yourself with Sunlight và Timeless Secrets of Health & Rejuvenation (TG).

Khi chất béo không bão hòa đa được tách khỏi thực phẩm tự nhiên, chúng cần được tinh chế, khử mùi và thậm chí hyđrô hóa, tùy vào thực phẩm chế biến nào mà chúng được dùng. Trong quá trình đó, một số chất béo không bão hòa đa trải qua các chuyển hóa hóa học, biến chúng thành axít béo trans (hay chất béo trans), thường được gọi là dầu thực vật hyđrô hóa. Margarine có thể chứa đến 54% axít béo trans, trong khi mỡ trừu thực vật (vegetable shortening) điển hình có thể chứa 58% chất béo trans.
Những người ăn nhiều chất béo trans từ pho mát, sữa hoặc thực phẩm chế biến có thể tăng nguy cơ trầm cảm tới 48% so với những người gần như không ăn chất béo trans. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu ở hai trường đại học Navarra và Las Palmas de Gran Canaria ở Tây Ban Nha. Họ nghiên cứu tác động của việc tiêu thụ chất béo trans ở 12.059 người Tây Ban Nha. Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí PloS One vào tháng 1-2011. Nó chỉ ra rằng tác động của chất béo trans lên tâm trạng con người có thể được phóng đại hơn ở người Mỹ, vì họ ăn nhiều thức ăn chế biến hơn, đó là nguồn chất béo trans chủ yếu. Ước tính người Mỹ tiêu thụ chất béo trans nhiều gấp 6,2 lần so với người châu Âu.
Cũng như vậy, theo một nghiên cứu trên diện rộng, so với những người không trầm cảm thì những người hiện đang bị trầm cảm, hoặc trước đó được chẩn đoán là có trầm cảm, có xu hướng béo phì nhiều hơn 60%, và hút thuốc gấp hai lần. Nghiên cứu này xuất hiện trên ấn phẩm tháng 3/4-2008 của tờ General Hospital Psychiatry, tổng hợp dữ liệu từ hơn 200.000 người trưởng thành ở 38 bang, Đặc khu Columbia, Puerto Rico và Virgin Islands thuộc Mỹ.
Trong một nghiên cứu khác, thực hiện ở Trường Đại học Johns Hopkins, các nhà khoa học nhận thấy những người tham gia từng bị trầm cảm dễ bị ung thư * gấp bốn lần. Bạn có thể đọc toàn bộ bài báo viết về nghiên cứu này trên ấn phẩm tháng 9 của tạp chí Cancer Causes and Control [2000;11;8:751-758].
Trong một nghiên cứu lớn khác được đăng vào năm 2003 trên tạp chí Psychosomatic Medicine [65, 884], các nhà khoa học có thể lần ra một sự liên quan thú vị giữa trầm cảm và ung thư tụy ở đàn ông.
Người ta vẫn chưa thể khẳng định dứt khoát trầm cảm có thực sự gây ra ung thư hay không, nhưng chắc chắn nó hoạt động như một đồng yếu tố, bởi lẽ trầm cảm ức chế hệ miễn dịch, có thể dẫn đến béo phì và tăng xu hướng hút thuốc lá, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Bạn có thể đọc nhãn mác để xác định thực phẩm có dầu thực vật hyđrô hóa hay không. Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn đều chứa chúng, trong đó có bánh mỳ, bánh rán giòn, khoai tây chiên, bánh vòng, bánh quy, bánh quy giòn, đại đa sô các thể loại đồ nướng, bánh ngọt và bánh phủ kem, bánh nướng, đồ khô ăn liền ướp lạnh, nước xốt, rau ướp lạnh và ngũ cốc bữa sáng. Nói cách khác, gần như tất cả các thực phẩm trên kệ, được chế biến, được tinh luyện, được bảo quản và không tươi sống đều có thể chứa chất béo trans. Chúng ức chế khả năng sử dụng ôxy của tế bào, vốn rất cần thiết cho việc ôxy hóa‘thức ăn để lấy cacbon điôxit và nước. Tất nhiên,
các tế bào bị ức chế trong quá trình hoàn tất trao đổi chất của chúng có xu hướng trở thành tế bào ung thư.
Chất béo trans cũng làm cho máu đặc hơn do tăng tính dính của tiểu cầu. Điều này làm tăng khả năng xuất hiện huyết khối và tích trữ chất béo, dẫn đến bệnh tim. Các nhà nghiên cứu ở Trường Y Harvard quan sát trên 85.000 phụ nữ trong 8 năm, đã nhận ra rằng những người ăn margarine bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Một nghiên cứu ở xứ Wales đã liên kết nồng độ chất béo trans nhân tạo trong mỡ cơ thể với hiện tượng tử vong do bệnh tim. Chính phủ Hà Lan có vẻ đã cấm bán margarine chứa axít béo trans.
Tại sao khi xem xét ung thư, việc tăng nguy cơ bệnh tim lại quan trọng đến như vậy? Hãy để tôi nhắc lại. Đó là vì ung thư và bệnh tim có cùng một số nguyên nhân giống nhau. Một cơn đau tim xảy ra khi một phần cơ tim bị thiếu ôxy và chết. Ung thư xảy ra khi một phần của một cơ quan hoặc hệ thống trong cơ thể bị thiếu ôxy và sẽ chết nếu tế bào của cơ thể không có khả năng đột biến và trở thành ung thư. Nếu các tắc nghẽn dẫn đến thiếu ôxy không được loại bỏ, thì khả năng cao nhất là hoặc ung thư hoặc suy tim sẽ lấy đi mạng sống của người đó. Thường thì, các bệnh nhân ung thư không thực sự chết vì ung thư, mà chết do suy tim. Theo kinh nghiệm của tôi với hàng trăm bệnh nhân ung thư, tôi nhận ra tất cả bọn họ đều có vấn đề nghiêm trọng về tim mạch.
Tế bào thiếu ôxy triền miên là nguyên nhân đứng đằng sau ung thư và các chứng rối loạn thoái hóa khác như bệnh tim. Đây không phải là phát hiện mới mẻ. Trong suốt thập niên 1930, bác sĩ y khoa, tiến sĩ Otto Warburg đã phát hiện ra các tế bào ung thư có tần số hô hấp thấp hơn trung bình
so với tế bào bình thường. Ông lập luận rằng tế bào ung thư phát triển sinh sôi trong một môi trường có mức ôxy thấp và rằng mức ôxy tăng sẽ gây hại và thậm chí còn hủy diệt chúng. Là người đạt giải Nobel Y học năm 1931, bác sĩ Warburg kết luận rằng vấn đề ung thư chỉ gói gọn trong hai câu ngắn ngủi: “Ung thư chỉ có một nguyên nhân tối thượng. Đó là việc thay thế quá trình hô hấp ôxy bình thường của tế bào cơ thể bằng một sự hô hấp kỵ khí của tế bào.
Chẳng bao lâu sau, các nhà khoa học khác nối tiếp bước chân của Warburg và đã phát biểu:
“Thiếu ôxy rõ ràng có vai trò chính trong việc biến tế bào trở thành ung thư.” - Bác sĩ Harry Goldblatt, Journal of Experimental Medicine (1953).
“Thiếu ôxy có nghĩa là thiếu năng lượng sinh học, có thể gây ra bất cứ thứ gì từ mệt mỏi nhẹ đến bệnh tật đe dọa tính mạng. Mối liên kết giữa thiếu ôxy và bệnh tật đã được xác lập chắc chắn.” - bác sĩ W. Spencer Way, Journal ofthe American Association of Physiccians (tháng 12-1951).
“Ôxy đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động bình thường của hệ miễn dịch, tức là chống lại bệnh tật, vi khuẩn và virus” - bác sĩ Parris Kidd, tiến sĩ, nhà sinh học tế bào.
“Trong tất cả các bệnh nghiêm trọng thế nào chúng ta cũng phát hiện ra mức ôxy cực thấp đi kèm... Mức ôxy thấp trong các mô cơ thể là một chỉ dấu chắc chắn cho bệnh tật... Tình trạng thiếu ôxy trong các mô là nguyên nhân cơ bản cho mọi bệnh thoái hóa.” - bác sĩ stephen Levine, nhà sinh học phân tử danh tiếng.
“Ung thư là một tình trạng bên trong cơ thể, khi quá vắng bóng hiện tượng ôxy hóa đến nỗi các tế bào phải thoái hóa vượt khỏi sự kiểm soát sinh lý.” - bác sĩ Wendell Hendricks, Quỹ nghiên cứu Hendricks.
“Đói khát ôxy, cơ thể sẽ trở nên ốm yếu, và nếu tình trạng này kéo dài nó sẽ chết. Tôi ngờ là không có bất cứ tranh cãi nào về điều này.” - bác sĩ John Muntz, nhà khoa học dinh dưỡng.
“Người nào hít thở không khí nhiều nhất thì sống viên mãn nhất.”
- Elizabeth Barrett Browning

Tắc mạch bạch huyết


Bạch huyết (dịch lympho) là gì và tại sao nó lại quan trọng đến thế trong cơ thể? Bạch huyết có nguồn gốc từ huyết tương, được đóng gói thêm đủ loại tạp hóa, gồm có ôxy, glucose, chất khoáng, vitamin, hoóc môn, protein cũng như các kháng thể và bạch cầu. Huyết tương của máu đi qua thành mao mạch của hệ mạch máu và nhập vào dịch mô bao quanh tất cả các tế bào. Dịch mô cũng được gọi là dịch nội bào, dịch gian bào hoặc mô liên kết. Các tế bào lấy chất dinh dưỡng từ dịch đồng thời đẩy chất thải trao đổi chất vào dịch mô.
Khoảng 90% dịch mô trở về với dòng máu, ở đây nó lại trở thành huyết tương, 10% còn lại của dịch mô hình thành nên cái gọi là bạch huyết. Ngoài cacbon điôxit, bạch huyết chứa tất cả các chất thải trao đổi chất do các tế bào sinh ra, cũng như các tác nhân gây bệnh, các protein hòa tan và các tế bào ung thư (được sản sinh tự nhiên như là một phần trong quá trình chuyển biến bình thường của tế bào). Các mao mạch bạch huyết lấy bạch huyết và tống khứ loại rác này để tránh gây ngộp thở và tổn hại cho tế bào.
Mức độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và hiệu quả hoạt động của tế bào phụ thuộc vào việc các chất thải này được loại bỏ khỏi mạch bạch huyết nhanh gọn và triệt để như thế nào. Bởi lẽ hầu hết các chất thải tế bào không thể nào truyền thẳng vào máu để bài tiết, nên chúng phải tập trung vào dịch mô cho đến khi được hệ bạch huyết dọn đi. Các mạch bạch huyết mang những chất thải có nguy cơ gây hại này vào trong hạch bạch huyết để thanh lọc và trừ độc. Các hạch bạch huyết, được bố trí khắp cơ thể là có chiến lược cả, cũng loại bỏ một số dịch. Điều này ngăn cơ thể không bị phù nề và quá cân.
Một trong những chức năng then chốt của hệ bạch huyết là giữ cho dịch mô không nhiễm các chất độc hại gây bệnh, do đó hệ này cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Dầu vậy, có rất ít bác sĩ nhắc đến nó khi họ nói chuyện với bệnh nhân về bệnh tình mà những người này đang mắc phải.
Trên thực tế mọi loại ung thư đều xảy ra sau một tình trạng tắc nghẽn hệ bạch huyết nghiêm trọng, kéo dài. Bất cứ nơi nào, sự thoát độc của hệ bạch huyết liên tục kém hiệu quả nhất, thì các khối u ung thư sẽ xuất hiện ở đó đầu tiên. Nếu càng nhiều khu vực trên cơ thể bị ảnh hưởng theo cách này, thì ung thư càng phát triển ở nhiều nơi. Hệ bạch huyết hiệp đồng tác chiến với hệ miễn dịch để giữ cho cơ thể không ngập ứ chất thải trao đổi chất, chất độc, tác nhân gây bệnh và các mảnh vỡ của vật chất và tế bào có hại.
Bên cạnh việc tuần hoàn máu kém, tắc ống bạch huyết và hạch bạch huyết còn gây ra tình trạng quá tải chất thải trong dịch mô. Hệ quả là những dịch mô quan trọng sống còn bình thường vốn lỏng bỗng đặc lên, ngăn không cho chất dinh dưỡng phân phối đủ tới tế bào, do đó làm suy yếu hoặc tổn thương chúng. Đột biến tế bào xảy ra khi ôxy liên tục bị cản trở trên đường đi từ máu tới tế bào.
Câu hỏi hóc búa nhất là: Tắc nghẽn mạch bạch huyết bắt đầu từ đâu? Có thể có vài câu trả lời, nhưng những câu trả lời quan trọng nhất thì liên quan đến mật và chế độ ăn uống. Việc tiết mật hạn chế trong gan và túi mật, do sỏi mật tích tụ1, đã hủy hoại chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày và ruột non.

1 Đọc cuốn The Amazing Liver and Gallbladder Flush của tôi để biết thêm chi tiết về sỏi trong gan và túi mật và cách tẩy chúng an toàn (TG).

Thức ăn chưa được tiêu hóa tất nhiên sẽ là đối tượng phân hủy của vi khuẩn phá hoại trong ruột. Điều này cho phép một số lượng lớn chất thải và chất độc, như các amin mang tính sinh ung thư cao, cadaverine, putrescine và những sản phẩm phân rã khác của thức ăn lên men và thối rữa, rỉ vào ống bạch huyết của ruột. Cùng với chất béo và protein chưa được tiêu hóa, những chất độc này xâm nhập cấu trúc bạch huyết lớn nhất của cơ thể là ống bạch huyết ngực và đáy của nó là túi nhũ trấp. Túi nhũ chấp (cysterna chyli) là một chỗ phình của mạch bạch huyết (hình cái túi bầu dục), ở trước hai đốt xương sống thắt lưng đầu tiên, ngang vị trí rốn. (Xem hình 2) Nó vươn ra tới các mạch bạch huyết khác hình túi nhỏ hơn.
Các chất độc, kháng nguyên và các protein từ nguồn động vật chưa được tiêu hóa, trong đó có cá, thịt gia súc, gia cầm, trứng, và thực phẩm từ sữa, khiến những cái túi bạch huyết này bị viêm nhiễm và phù (phù bạch huyết). Một khi các tế bào chết sau vài giây con vật bị giết, các enzyme tế bào tức khắc phân rã cấu trúc protein của chúng. Việc gia nhiệt/nấu nướng/rán protein động vật, như trứng, cá và thịt có tác dụng làm đóng cứng protein và xé lẻ cấu trúc phân tử ba chiều tự nhiên của chúng. Kết quả là cái được gọi là protein thoái hóa không những vô dụng mà còn thực sự gây hại cho cơ thể nếu chúng không nhanh chóng được hệ bạch huyết loại bỏ. Sự hiện diện của chúng khuyến khích hoạt động của vi khuẩn một cách tự nhiên. Các ký sinh trùng, giun sán, nấm và vi khuẩn được nuôi sống bằng chất thải tích tụ này. Trong một số trường hợp, phản ứng dị ứng xảy ra. Tất cả điều này đều có thể tác động nghiêm trọng đến hệ loại bỏ chất thải của cơ thể, do đó, chuẩn bị nền tảng cho chứng phù bạch huyết mạn tính.


Image


Hình 2: Túi nhũ chấp và ống ngực
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 22 Oct 2023

Phù bạch huyết


Khi có nghẽn mạch bạch huyết ở túi nhũ chấp, bộ phận quan trọng này của hệ bạch huyết không còn có thể loại bỏ protein hư hỏng và có hại cho tế bào theo đúng cách được nữa. (Hãy nhớ rằng, cơ thể phải loại bỏ 30 triệu tế bào già mỗi ngày). Thế là sinh ra phù bạch huyết. Bạn có thể sờ hoặc mát xa vùng rốn trong khi nằm ngửa để cảm thấy bất kỳ dấu hiệu phù bạch huyết nào như các nốt u mềm hay cứng. Những nốt u này có khi to bằng nắm tay. Một số người miêu tả chúng như những viên đá trong bụng.
Những viên đá này là nguyên nhân chính gây ra đau vùng lưng giữa và lưng dưới cũng như chướng bụng, tăng cân quanh vùng eo. Thực ra, chúng còn đứng đằng sau hầu hết các triệu chứng bệnh tật, trong đó có bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Gần như tất cả trong số hàng trăm bệnh nhân ung thư tôi từng thăm khám đều bị phù bạch huyết, chướng bụng hay đầy bụng ở mức độ nào đó. Bụng phình lên thường đi kèm với phù mặt (mặt phị ra), cằm hai ngấn, mắt húp và cổ to lên - những dấu hiệu của nghẽn mạch bạch huyết trầm trọng.
Nhiều người bị béo bụng nghĩ tăng vòng eo chỉ là một sự phiền toái vô hại hoặc là dấu hiệu lão hóa tự nhiên. Họ cho rằng ngày nay ai mà chẳng có bụng bự, và đó hẳn là chuyện bình thường. Họ không nhận ra là mình đang ôm một quả bom sống hẹn giờ, mà một ngày nào đó có thể nổ tung và làm tổn thương những bộ phận quan trọng của cơ thể. Ung thư hầu như luôn là chỉ dấu cho sự tồn tại của một quả bom hẹn giờ như thế.
Tám mươi phần trăm hệ bạch huyết được bố trí gần, và đi liền với đường ruột, do đó khu vực này trở thành trung tâm lớn nhất của hoạt động miễn dịch. Chẳng phải ngẫu nhiên mà thế. Trên thực tế, chính đường ruột là nơi các tác nhân gây bệnh bị tấn công hoặc được sinh ra. Bất cứ hiện tượng phù bạch huyết nào và những kiểu tắc nghẽn khác trong bộ phận quan trọng này của hệ bạch huyết cũng là do quá tải chất thải độc hại của đường ruột và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn ở nơi khác trong cơ thể.
Bất cứ nơi nào một ống bạch huyết bị nghẽn, thì cách nơi ấy một khoảng nào đó sẽ có một chỗ tụ ứ bạch huyết. Hệ quả là, các hạch bạch huyết dọc theo ống bị tắc không thể nào trung hòa hoặc thải độc những thứ sau đây được nữa: các thực bào chết và còn sống, các vi sinh vật được đưa vào, các tế bào mô hư hỏng, các tế bào bị tổn hại do bệnh tật, các sản phẩm lên men, thuốc trừ sâu trong thức ăn, các phần tử độc hại bị hít vào, các tế bào từ những khối u ác tính và nhiều triệu tế bào ung thư được sinh ra mỗi ngày ở mỗi người khỏe mạnh.
Việc phá hủy dở dang những thứ này có thể khiến các hạch bạch huyết bị viêm, phì đại hoặc bị nghẽn máu. Thêm vào đó, các chất ô nhiễm có thể đi vào đường máu, gây ra ngộ độc do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh cấp tính. Dẫu vậy, trong hầu hết các trường hợp, nghẽn mạch bạch huyết xảy ra từ từ qua nhiều năm mà không có bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào ngoài chướng bụng, phù bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc mặt và mắt húp lên. Người ta thường gọi đây là hiện tượng ứ đọng dịch, một báo hiệu quan trọng về bệnh mạn tính. Nhiều bệnh nhân ung thư bị một hoặc vài triệu chứng trong số này từ khá lâu trước khi được chẩn đoán là bị ung thư.
Hệ bạch huyết tắc nghẽn kéo dài thường dẫn đến đột biến tế bào. Hầu hết mọi ung thư đều do tắc nghẽn mạn tính trong túi nhũ chấp. Cuối cùng thì, ống ngực, nơi thoát dịch cho túi nhũ chấp và đưa bạch huyết lên cổ vào ống bạch huyết trái, đã bị quá tải bởi các chất độc hại liên tục dồn vào và bị ứ nghẽn ở đó. Ống ngực kết nối với nhiều ống bạch huyết khác (Xem hình 2 và 3), những ống bạch huyết này xả sạch chất thải của chúng vào kênh thải ở lồng ngực này.
Vì ống ngực phải loại bỏ 85% chất thải tế bào sinh ra hằng ngày của cơ thể và những chất độc nặng tiềm ẩn khác, chỉ cần tắc nghẽn một chỗ là có thể khiến chất thải bị đẩy ngược về các bộ phận khác, xa hơn của cơ thể, gây sưng phù. Sưng phù đặc trưng cho phù nề bạch huyết cục bộ, thường thấy ở các mắt cá chân.
Khi chất thải trao đổi chất sinh ra hằng ngày và các mảnh vỡ tế bào vẫn bị kẹt trong một khu vực của cơ thể trong một khoảng thời gian, thì các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện. Chất thải bị kẹt có thể tiếp tục kích hoạt cho sự phát triển tế bào bất thường. Dưới đây chỉ là danh sách của một số ít ví dụ điển hình về chỉ dấu bệnh tật có nguyên nhân trực tiếp là tắc nghẽn mạch bạch huyết cục bộ, mạn tính:
• Béo phì
• U nang tử cung hoặc buồng trứng
• Phì đại tuyến tiền liệt
• Bệnh thấp khớp
• Phì đại tâm thất trái
• Suy tim sung huyết
• Sung huyết phế quản và phổi (mạn tính)
• Phì đại vùng cổ
• Cổ và vai cứng mỏi
• Đau lưng
• Nhức đầu
• Đau nửa đầu
• Xây xẩm mặt mày (chóng mặt nhẹ)
• Chóng mặt
• Ù tai
• Đau tai
• Điếc
• Gàu
• Cảm lạnh thường xuyên
• Viêm xoang
• Viêm mũi dị ứng với phấn hoa
• Một số loại hen suyễn
• Phì đại tuyến giáp
• Những bệnh về mắt
• Mắt kém
• Phù *
• * nổi cục
• Các vấn đề về thận
• Đau lưng dưới
• Phù chân và mắt cá chân
• Vẹo cột sống
• Rối loạn não
• Mất trí nhớ
• Rối loạn dạ dày
• Phì đại lá lách
• Hội chứng ruột kích thích
• Thoát vị
• Polyp ở đại tràng
• Rối loạn hệ sinh sản
• và nhiều chứng khác...


Image

Hình 3: Hệ bạch huyết và hạch bạch huyết

Nếu bất cứ một triệu chứng nào hoặc vài triệu chứng ở trên kết hợp diễn ra trong nhiều năm, thì khả năng rõ rệt là người đó sẽ mắc ung thư.
Sau khi thu thập bạch huyết từ tất cả các bộ phận cơ thể, ngoại trừ bên phải đầu và cổ, cánh tay phải và góc phần tư phía trên bên phải của cơ thể, mạch bạch huyết này nhập vào ống bạch huyết trái, ống này trả bạch huyết về hệ tuần hoàn bằng cách truyền vào tĩnh mạch dưới đòn trái ở ngay dưới cổ. Tĩnh mạch dưới đòn đi vào tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ trên dẫn thẳng vào tim. Ngoài việc cản trở quá trình lưu chuyển bạch huyết bình thường từ nhiều cơ quan hoặc các bộ phận của cơ thể, tắc nghẽn ở túi nhũ chấp và ống ngực còn khiến những chất độc hại đi vào tim và các động mạch của nó, gây căng thẳng quá mức cho tim, có thể khiến tim to ra và gây rối loạn nhịp tim cùng những biến chứng khác. Nó cũng cho phép các chất độc và các tác nhân gây bệnh này xâm nhập hệ tuần hoàn chung rồi lan tới các bộ phận khác của cơ thể.
Xin được nhấn mạnh một lần nữa, hiếm có khi nào một bệnh, kể cả ung thư, không do nghẽn mạch bạch huyết. Nếu đường cống thải chính của nhà bạn bị tắc nghẽn, thì hậu quả hợp lý là tất cả những ống thải nhỏ khác từ nhà vệ sinh, bồn rửa, phòng tắm và bồn tắm cùng sẽ bị tắc và gây ngập lụt. Dịch béo phì ở Hoa Kỳ phần lớn là do (mặc dù không phải là nguyên nhân ban đầu) hệ bạch huyết tắc nghẽn, ngăn cản quá trình loại bỏ chất thải của cơ thể.
Đa số trường hợp, nghẽn mạch bạch huyết có nguyên nhân gốc rễ là do gan bị sung huyết1 cũng như do chế độ ăn uống và lối sống nguy hại. Rốt lại, u lympho hay ung thư bạch huyết có thể xuất hiện, trong đó bệnh Hodgkin là dạng phổ biến nhất.

1 Những nguyêo nhân gây sỏi mật ở gan được phân tích đầy đủ trong cuốn sách của tôi: The Amazing Liver and Gallbladder Flush (TG).
Bình thường khi máu và bạch huyết được lưu thông suôn sẻ thì cơ thể không có bệnh tật gì. Cả hai dạng vấn đề, tuần hoàn và bạch huyết, đều có thể giải quyết thông qua một chương trình thải độc gan đều đặn và chế độ ăn uống cùng lối sống cân bằng.

Các vấn đề tiêu hóa mạn tính


Trước khi bị nghẽn mạch bạch huyết mạn tính, ắt hẳn việc tiêu hóa đã gặp khó khản trong một thời gian dài. Thức ăn không được tiêu hóa đúng cách sẽ trở thành nơi ươm mầm ung thư vì các hợp chất độc hại có thể ảnh hưởng đến hành vi của tế bào.
Bốn hành vi tiêu hóa chính là: ăn, tiêu hóa, hấp thụ và đào thải. Kênh tiêu hóa bắt đầu ở miệng, đi qua ngực, bụng rồi vùng khung chậu và kết thúc ở hậu môn. Khi thực phẩm được ản vào, một chuỗi quá trình tiêu hóa bắt đầu diễn ra. Phân rã thức ăn có thể chia thành: cơ học, tức là hành động nhai, và hóa học là thông qua enzyme. Những enzyme này có mặt trong những chất tiết ra từ các tuyến của hệ tiêu hóa.
Enzyme là vật chất hóa học vô cùng nhỏ kích hoạt hoặc thúc đẩy những thay đổi hóa học trong các chất khác mà sau quá trình đó bản thân enzyme không thay đổi. Các enzyme tiêu hóa có trong nước bọt của tuyến nước bọt ở miệng, dịch vị trong dạ dày, và dịch ruột ở ruột non, dịch tụy ở tụy và mật ở gan. Quan trọng là bạn phải biết rằng enzyme tiêu hóa và enzyme trao đổi chất (chỉ được sản sinh ra trong chính cơ thể) có một khả năng chống ung thư mạnh mẽ nhất so với bất cứ thứ gì trong cơ thể. Nếu không sản sinh đủ những enzyme này thì sẽ tác động tai hại đến sức khỏe tế bào và đây có thể bị xem là nguyên nhân trực tiếp phát triển ung thư trong cơ thể, dù ở bộ phận nào chăng nữa.
Hấp thụ là quá trình mà các phân tử dinh dưỡng vô cùng nhỏ của thức ăn được tiêu hóa đi qua thành ruột vào mạch máu và mạch bạch huyết để phân phối tới các tế bào. Ruột loại bỏ bất cứ thứ gì thức ăn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ dưới dạng phân. Phân này cũng chứa mật, vì mật mang theo chất thải từ quá trình phân rã (dị hóa) của các tế bào hồng cầu và các chất có hại khác. Thêm vào đó, một phần ba chất thải bị tống ra là vi khuẩn ruột. Cơ thể chỉ có thể hoạt động suôn sẻ và hiệu quả khi ruột loại bỏ những chất thải tích tụ hằng ngày. Ruột bị ứ nghẽn khi thức ăn không được tiêu hóa đúng cách. Hệ quả tự nhiên là chất thải bị đẩy ngược vào bạch huyết, máu và các bộ phận phía trên của cơ thể, trong đó có dạ dày, ngực, cổ họng, cổ, các giác quan và não.
Sức khỏe, xin nhắc lại, là kết quả tự nhiên có được nhờ sự vận hành cân bằng của những hoạt động chính kể trên trong hệ tiêu hóa.1 Mặt khác, ung thư và nhiều nỗ lực sinh tồn (cũng như chữa lành) tương tự nảy sinh bất cứ khi nào một hoặc hơn một chức năng này bị trục trặc. Sự xuất hiện của sỏi mật trong gan và túi mật có một sức công phá khủng khiếp đối với việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, cũng như với việc tiệt trừ chất thải. Hiện tượng tăng tính độc trong cơ thể này, đi kèm với việc ngày càng mất khả năng tự nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa, chính là yếu tố góp phần làm bệnh tật tiến triển.

1 Cách phục hồi tất cả các chức năng này của hệ tiêu hóa được thảo luận chi tiết trong cuốn sách của tôi, Timeless Secrets of Health & Rejuvenation. (Xem trên http://www.ener-chi.com/books/timeless- ... uvenation/) (TC).

Tắc ống mật trong gan


Sỏi mật (cũng được gọi là sỏi trong gan) không chỉ có trong túi mật, mà còn có trong ống mật của gan. Trên thực tế, hầu hết sỏi mật đều được hình thành trong gan, và chỉ tương đối ít trong túi mật. Ước tính 20% dân chúng thế giới sẽ có sỏi mật trong túi mật ở giai đoạn nào đó trong đời. Tuy nhiên, con số này không tính đến những người sẽ hoặc đã có sỏi trong gan, mà số này thì còn nhiều hơn nữa.
Trong suốt 30 năm hành nghề y tự nhiên (natural medicine), tôi đã khám chữa cho hàng nghìn người bị đủ các loại bệnh tật. Tôi có thể đưa ra tư liệu chứng minh rằng không có ngoại lệ nào và ai cũng có kha khá sỏi mật trong gan. Các bệnh nhân ung thư và những người bị viêm khớp, bị bệnh tim, bệnh gan và các bệnh mạn tính khác dường như là những người có nhiều sỏi trong gan nhất. Bất ngờ là chỉ có tương đối ít người trong số họ thông báo có tiền sử sỏi mật trong túi mật.
Sỏi mật trong gan là cản trở lớn để có được và duy trì cuộc sống khỏe mạnh, trẻ trung và vui vẻ. Thực ra chúng là một trong những nguyên nhân chính khiến con người đau ốm và khó phục hồi sau bệnh tật, trong đó có ung thư.
Gan kiểm soát trực tiếp sự phát triển và hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể. Bất cứ trục trặc, thiếu hụt hoặc hình thái phát triển bất thường nào ở tế bào phần lớn đều là do gan hoạt động kém. Do thiết kế phi thường mà gan dường như thường xuyên hoạt động bình thường, chỉ cần một xét nghiệm máu là chúng ta có thể biết lượng cân bằng của các enzyme trong gan, thậm chí cả khi nó đã mất đi 60% hiệu quả ban đầu. Dù bệnh nhân và cả bác sĩ có bị lạc hướng thế nào đi chăng nữa, thì nguồn gốc của hầu hết các bệnh đều có thể dễ dàng lần ra là tại gan.
Tất cả các bệnh và triệu chứng sức khỏe yếu đều do bị tắc nghẽn theo cách nào đó. Nếu một mạch máu bị tắc và không còn cung cấp ôxy hoặc các chất dinh dưỡng thiết yếu kịp thời cho một nhóm tế bào nào đó nữa, thì các tế bào đó sẽ buộc phải dùng đến biện pháp khẩn cấp đặc biệt để có thể tồn tại. Tất nhiên, nhiều tế bào bị tác động sẻ không sống sót qua trận đói kém này và chỉ đơn giản là sẽ chết. Tuy nhiên, các tế bào dày dạn dễ thích nghi hơn sẽ học được cách sống chung với nghịch cảnh bằng đột biến tế bào, và sẽ lấy thức ăn từ các chất thải độc hại sau trao đổi chất tích tụ ở đó cùng nhiều thứ khác mà các tế bào này có thể chộp được từ tế bào khác. Mặc dù, trên thực tế, một đáp ứng sinh tồn như vậy có thể góp phần tránh cho cơ thể khỏi một cái chết tức thì do ngộ độc nhiễm khuẩn hoặc một cơ quan nào đó ngưng hoạt động, nhưng chúng ta vẫn có xu hướng gắn cho nó cái mác bệnh tật. Trong trường hợp đột biến tế bào, ung thư chính là cái mác được áp dụng.
Câu hỏi quan trọng ở đây là làm thế nào mà một điều đơn giản như tắc tuyến mật lại có thể gây ra những bệnh phức tạp như suy tim sung huyết, tiểu đường và ung thư như vậy.
Mật ở gan là dịch đắng, mang tính kiềm, có màu vàng, nâu hoặc xanh lá. Nó có nhiều tác dụng. Mỗi tác dụng đều ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe của từng cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa thức ăn chứa chất béo, canxi và protein, mật rất cần thiết để duy trì mức mỡ trong máu bình thường, loại bỏ chất độc ra khỏi gan, và giúp duy trì độ cân bằng axít/kiềm hợp lý trong đường ruột và giữ cho đại tràng không là nơi nuôi sống của các vi khuẩn độc hại.
Mật phòng tránh và có thể cứu chữa ung thư và các bệnh về tim, hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong!
Tầm quan trọng của mật trong việc duy trì sức khỏe đã không được thừa nhận đầy đủ, ít nhất là trong giới y học chính thống. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học chất chồng như núi đã chứng minh các sắc tố mật là bilirubin và biliverdin tạo màu cho mật đóng vai trò tối quan trọng về mặt sinh lý ở con người.
Theo một nghiên cứu được xuất bản năm 2008 trong tạp chí y học danh tiếng Mutation Research, các sắc tố mật có các tính chất chống phát sinh đột biến mạnh.1 Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng trong quá khứ, các sắc tố mật mà đặc biệt là bilirubin từng được cho là sản phẩm phụ vô dụng của quá trình dị hóa (phân rã) heme 2, có thể độc hại nếu chúng tích tụ lại. Nghiên cứu kết luận: “Tuy nhiên, trong 20 năm qua, ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm kiếm lợi ích sinh lý của các sắc tố mật, và bằng chứng đã gợi ra rằng các sắc tố mật có các tính chất chống ôxy hóa và chống phát sinh đột biến đáng kể.”

1 Mutat Res., tháng 1/2-2008; 658(1-2):28-41. Định dạng epub, 18-5-2007 (TG).
2 Thành phần của hemoglobin huyết sắc tố, chất nhuộm sắc tố màu đỏ trong máu (TG).


Các bác sĩ thường khiến bạn hoang mang khi màu da hoặc màu mắt của bạn chuyển vàng (bệnh vàng da). Họ sẽ không nói cho bạn biết rằng cơ thể bạn thực ra đang trong quá trình loại bỏ các gốc peroxyl nguy hiểm và một số lớp chất sinh đột biến (các hyđrôcacbon thơm đa vòng, các amin dị vòng, các chất ôxy hóa), chúng đều là các chất hóa học được biết là có tác dụng ung thư hóa tế bào. Đôi khi cơ thể có vẻ khiến bạn ốm yếu để nó có thể thanh lọc và làm cho bạn thực sự khỏe mạnh.
Tôi xem phát hiện của nghiên cứu này như là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực y học, một điều mà hệ thống y học cổ xưa nhất - Ayuverda 6.000 năm tuổi - đã biết từ lâu. Mật, nếu không bị kẹt trong các viên sỏi ở ống mật hoặc túi mật, thì có thể giữ cho tế bào khỏe mạnh không đột biến thành tế bào ung thư. Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra người có nồng độ bilirubin và biliverdin cao hơn thì có tỷ lệ mắc ung thư và bệnh tim mạch thấp hơn.1

1 Mutat Res., tháng 1/2-2008; 658(1-2):28-41. Định dạng epub, 18-5-2007 (TG).

Theo nghiên cứu của Nhật Bản, mức độ các sắc tố mật tăng lên trong bệnh vàng da thậm chí có thể giải quyết được chứng hen suyễn khó kiểm soát do viêm gan B cấp tính. 2

2 Tohoku J Exp Med., tháng 3-2003; 199(3):193- 6(TG).

Một cách tự nhiên, những phát hiện này cùng những phát hiện tương tự đã dấy lên câu hỏi liệu những thứ mà y học đã xem là bệnh tật thực ra có thể là một nỗ lực sinh tồn và chữa lành phức tạp của cơ thể hay không. Khi được điều trị và bị trấn áp bằng thuốc men, những nỗ lực chữa lành của cơ thể có thể bị hủy hoại hoàn toàn. Thay vì tiến hành một cuộc chiến thuốc men chống lại cơ thể, chúng ta có thể hỗ trợ nó bằng cách loại bỏ những chướng ngại không cần thiết chồng chất. Với vai trò quan trọng lớn lao của mật và các thành phần của nó trong cơ thể, giữ cho mật được lưu thông suôn sẻ mọi lúc là việc làm cực kỳ hợp lý.
Làm sạch gan và túi mật khỏi mọi viên sỏi tích tụ sẽ giúp phục hồi cân bằng nội môi, cân bằng trọng lượng và hình thành tiền đề để cơ thể tự chữa lành. Làm sạch gan cũng là một trong những biện pháp phòng tránh tốt nhất để bảo vệ cơ thể bạn khỏi bệnh tật trong tương lai.

Đồ ăn nước uống không tự nhiên


Ở Hoa Kỳ, ngành công nghiệp thực phẩm sản xuất hơn 40.000 sản phẩm ăn uống khác nhau, phần lớn là không có hoặc có giá trị dinh dưỡng rất hạn chế. Thực phẩm chế biến, tinh luyện, cải tiến, bổ sung dinh dưỡng, được bảo quản, tạo mùi, nấu chín sẵn, biến đổi gien, thêm ga, được chiếu phóng xạ, được hâm nóng bằng lò vi sóng cùng những thực phẩm được xử lý, thay đổi theo các cách khác có chung một tác dụng là làm tế bào con người chết đói.
Ung thư là kết quả của một trận đói tiến triển ở cấp độ tế bào. Nó xảy ra khỉ cơ thể không nhận được những gì cần thiết để phát triển theo thiết kế ban đầu. Để tồn tại và tránh cho các cơ quan suy sụp do thiếu chất dinh dưỡng và suy kiệt năng lượng trầm trọng, nhân tế bào không còn cách nào khác ngoài việc đột biến và bắt đầu hoạt động kỵ khí.
Một tế bào kỵ khí giống như một người ốm yếu, vô gia cư, bị xã hội xa lánh, phải sống bằng thực phẩm ôi thiu và độc hại mà những thành viên khỏe mạnh, giàu có của xã hội vứt bỏ như rác rưởi. Giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn uống hiện đại điển hình cũng không khác gì rác rưởi vô dụng. Lấy ví dụ khoai tây chiên nhé. Mặc dù người ta biết chúng có chứa chất béo gây ung thư, cùng với các chất phụ gia và các chất bảo quản có hại, nhưng hàng triệu trẻ em và người lớn ở Mỹ vẫn cứ tiêu thụ khá nhiều mỗi ngày.
Hãy thử thực hiện thí nghiệm sau: lần tới bạn gọi khoai tây chiên ở cửa hàng McDonald hoặc một quán ăn nhanh tương tự, hãy đem một ít về nhà và để chúng ở chỗ thoáng khí.
Bạn sẽ phát hiện ra là chúng không phân hủy và thậm chí còn không chuyển màu (trong khi đó khoai tây chiên làm từ khoai tây tươi nhanh chóng héo lại, chuyển thành màu xám và bị mốc). Giờ thì hãy lặp lại thí nghiệm với hamburger. Hamburger cũng để được đến hàng năm trời mà không hỏng. Thậm chí đến cả vi khuẩn cũng không buồn phân hủy nó. Những thực phẩm này và hầu hết thức ăn chế biến khác như margarine được tạo ra để không bao giờ hỏng, được bảo quản hoàn hảo để có thể tồn tại qua quá trình chế biến và vận chuyển, và an toàn đối với người tiêu dùng.
Bạn có đang băn khoăn là người ta cho loại hóa chất nào vào những đồ ăn này để nó có thể chống được cả vi khuẩn lẫn nấm mốc không? Chẳng mấy người tiêu dùng biết được chính xác là cái gì được cho vào đó, mặc dù một số chất bảo quản đã được in lên nhãn mác (nhưng thường được in quá nhỏ, khó đọc). Và cơ thể có thể làm gì để tiêu hóa được những chất phụ gia hóa học này? Chẳng làm được gì cả.
Nếu bạn may mắn, chúng chỉ đi qua đường ruột mà không được tiêu hóa (tiêu chảy); mặc dù khả năng nhiều hơn là chúng gây táo bón và tích tụ ở ruột, như quan sát thấy trong những ổ bụng phì to của những người hay ăn những thức ăn Frankenstein như vậy. Vì ăn những thức ăn này gây ra thiếu hụt nghiêm trọng chất dinh dưỡng, chúng cũng gây cảm giác thèm đồ ăn mà không bao giờ thỏa mãn được.
Ngành công nghiệp thực phẩm biết rõ bí mật nho nhỏ bẩn thỉu này và đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho những thức ăn thông minh như thế bằng cách sản xuất nhiều thứ thực phẩm gây ứa nước bọt hơn bao giờ hết, chúng đặc biệt dành để phục vụ cho những người béo phì và quá cân.
Người ta dùng những cụm từ bắt mắt như lượng cholesterol thấp, không béo, ít natri, ít calorie và không đường. Mặc dù những thực phẩm này đáng lẽ chẳng hấp dẫn gì các nụ vị giác của lưỡi, nhưng các chất hóa học phụ gia và tạo mùi đã giúp chúng trở nên rất ngon lành. Hiện nay có đến hàng ngàn thứ thực phẩm chế biến khác nhau rơi vào loại này. Tất nhiên, các nhãn mác thực phẩm chẳng cảnh báo gì về việc những chất hóa học này là chất gây ung thư đã biết.
Hầu hết mọi người đều tin rằng nếu một cửa hiệu tạp hóa hoặc một nhà hàng ở Mỹ bán một thức ăn nào đó thì ắt hẳn nó phải rất ngon và an toàn. Họ cũng tin rằng dùng lò vi sóng để nấu thức ăn là an toàn và vô hại. Tôi sẽ bàn đến lò vi sóng ở chương 5, và cũng có rất nhiều thông tin chi tiết về chủ đề này trong cuốn sách khác của tôi, Timeless Secrets of Health & Rejuvenation.
Các cơ quan y tế được chính phủ lập ra để ngăn mọi người không sa vào con đường nguy hiểm nhưng lại có những chương trình nghị sự tai hại, cho phép những thuốc men và công nghệ chết người được rao bán trên diện rộng. Có bao nhiêu người chất vấn FDA về việc tại sao họ cho phép dầu hạt cải canola biến đổi gien càn quét ngành thực phẩm và nhà hàng tại Mỹ mà không có kiểm nghiệm trước? Báo cáo công khai chỉ ra rằng FDA biết về nghiên cứu của Canada chứng minh chuột được cho ăn dầu này đã phát triển những khối u chết người trong não. Nhưng cơ quan này không muốn từ bỏ hàng triệu đô la tiền phí giấy phép chấp thuận cho dầu này được sử dụng.
Tương tự như vậy, những chất kích thích độc hại như aspartame, splenda và mì chính cũng thường trà trộn vào phần lớn các thực phẩm và nước uống chế biến đang bán chạy nhất của nước này vì FDA đã cho phép. Những chất này có tính gây nghiện hơn cả heroin, caffein và nicotin cộng lại. Chúng khiến cho nạn nhân của chúng gần như là không thể kiềm chế được chứng ăn quá nhiều. Những tác dụng khủng khiếp của chúng lên cơ thể con người đã được nhiều tài liệu viết rõ, và FDA, Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDCP) cùng ngành công nghiệp thực phẩm này đã biết về nó nhiều năm nay rồi.
Mì chính (bột ngọt) là một vấn đề đặc biệt khi nhắc đến chuyện béo phì. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn mì chính có nguy cơ béo phì hoặc quá cân cao hơn 30% so với người không ăn. Để đảm bảo không rơi vào cái bẫy mì chính - béo phì, tốt nhất hãy tránh tất cả các thực phẩm chế biến. Và nhớ rằng, mì chính có tính gây nghiện cao. Nó khiến bạn nghiện những thức ăn chứa nó [The American Journal of Clinical Nutrition, tháng 6-2011; 93(6):1328-36].
Ngành thực phẩm chỉ có một động lực duy nhất: khiến cho mọi người tiêu thụ thêm nhiều thức ăn. Giúp chúng ta ăn uống thực phẩm lành mạnh, vững bền một cách điều độ không phải là ưu tiên của nó, vì điều đó có nghĩa là lợi nhuận ít hơn. Do đó, bằng cách đưa các chất gây nghiện vào thực phẩm và đồ uống phổ biến nhất, ngành thực phẩm đã tạo ra một xã hội mà thói quen ăn uống của đại đa số người dân đã trở nên mất kiểm soát. Với 75% dân số quá cân và béo phì, xã hội Mỹ về đại thể đã bị một khối u quá lớn; đi kèm với nó là việc đại đa số người dân sức khỏe kém và chi phí y tế tăng vọt.
Khối u này ngày càng gặm nhấm nhiều phần tài nguyên quốc gia. Năm 2007, 2,3 nghìn tỷ đô la dành cho y tế; gấp 4,3 lần số tiền dành cho quốc phòng lúc đó. Không một quốc gia nào trên thế giới dành đến 16% GDP vào y tế như nước Mỹ mà - xin được nói thêm — chẳng có tác dụng gì rõ rệt. Trên thực tế, không có một quốc gia nào trên thế giới có nhiều người ốm yếu như ở nước Mỹ.1

1 Lưu ý của biên tập [ở nguyên bản]: Năm 2014 chi phí cho y tế của cả nước Mỹ là ba nghìn tỷ đô la. Xem //www.cdc.gov/nchs/fastats/health-expenditures.htm.

Trao việc bảo vệ sức khỏe của mình vào tay các tập đoàn hoặc cơ quan chính phủ là việc làm dại dột. Chúng ta hãy trở lại vấn đề cốt lõi của bất cứ khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng nào: tình trạng đói khát của tế bào. Các tế bào của cơ thể không hứng thú với việc sử dụng bất cứ thứ gì không có lợi cho sự phát triển của nó. Mỡ gây ung thư có trong mỡ và dầu tinh chế và quá nhiệt, các chất tạo màu, các chất phụ gia, các chất bảo quản, dư lượng thuốc trừ sâu và tất cả những chất phi tự nhiên như thế cuối cùng sẽ trát lên màng tế bào những lớp nhầy không gì qua lọt.
Đấy là còn chưa kể đến hàng tỷ chất dinh dưỡng bổ sung chứa đầy chất độc mà người Mỹ tiêu thụ mỗi ngày, như thể chúng là thực phẩm thật sự. Chỉ cần nghĩ đến có bao nhiêu viên vitamin mà một người Mỹ bình thường nuốt hết ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác - những viên thuốc chứa đầy chất kết dính, chất làm đầy, chất tạo màu, aspartame và những chất làm ngọt nguy hiểm chết người khác, mà ở đây chỉ kể ra một ít. Nếu bạn có cơ hội nhìn vào hình ảnh tế bào soi dưới kính hiển vi của một đứa trẻ mới sinh, bạn sẽ thấy màng tế bào trong, mỏng và sạch đến mức nào. Nhưng nếu bạn xem màng tế bào của một người 65 tuổi ăn uống kiểu Mỹ điển hình và nốc thuốc cho hết chứng này đến tật khác, bạn sẽ thấy màng màu tối, dày và méo mó. Chẳng cần phải mất nhiều công sức để biến những tế bào như thế thành tế bào ung thư.
Các tế bào của một khối u ác tính được vây quanh bởi một lớp tơ huyết1 dày gấp 15 lần so với lớp bao quanh tế bào khỏe mạnh. Tất cả các tế bào ung thư đều bị tổn hại hoặc bị thương. Lớp áo khoác tơ huyết bảo vệ tế bào ung thư trước sự tấn công của thực bào nguy hiểm, tế bào bạch huyết sát thủ và cytokine.

1 Tơ huyết (fibrin) tham dự vào việc tạo huyết khối. Nó là một protein dạng sợi được polyme hóa để hình thành một mạng lưới tạo ra một nút hoặc cục đông cẩm máu ở vết thương. Nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra tơ huyết đóng một vai trò quan trọng trong đáp ứng viêm và phát triển bệnh thấp khớp (TG).

Thế là các tế bào bị hủy hoại theo cách này bị tách khỏi cộng đồng của chúng - tức là, tách khỏi tất cả các tế bào khác trong cơ thể. Những tế bào bị xa lánh này thực sự vô gia cư. Những tế bào vô gia cư dường như mất kiểm soát, và do đó các bác sĩ tấn công chúng bằng các vũ khí chết chóc được thiết kế để gây độc, cắt bỏ, hoặc đốt cháy chúng. Mục tiêu của họ là quét sạch chúng, và họ có thể không nhận ra những hậu quả nghiêm trọng của việc tấn công tế bào ung thư lên các tế bào xung quanh. Còn những người nhận ra tác hại khá rõ đối với các tế bào khỏe mạnh thì lại cho rằng họ phải chấp nhận nguy cơ này để giết các tế bào tội lỗi.
Thực tế các bác sĩ đang chơi một canh bạc nguy hiểm trên sinh mạng của bệnh nhân khi chỉ định điều trị hóa trị và/ hoặc xạ trị. Họ có thể không bao giờ đoán được hoặc biết được bệnh nhân sẽ sống sót qua trận tấn công này hay tử vong vì nó. Dimitris, một bác sĩ Hy Lạp đã nghiên cứu và hành nghề y ở Mỹ một số năm trước khi trở về cố quốc, đã đến thăm tôi ở đảo Cyprus (Síp) để biết liệu tôi có thể làm gì đó cho chứng ung thư gan giai đoạn cuối của ông ấy hay không. Trong suốt sáu tháng sau đó ông đã giải quyết và loại bỏ tất cả các nguyên nhân gốc rễ có thể của chứng ung thư đó, và kết quả là khối u ở gan đã teo từ kích thước một quả trứng xuống chỉ còn một đốm rất nhỏ. Một ngày nọ, đồng nghiệp cũ của ông thuyết phục ông thực hiện một đợt hóa trị tân tiến nhất và mạnh nhất vừa được FDA chấp thuận.
Dimitris dần tin rằng giết chết vài tế bào ung thư cuối cùng sẽ đảm bảo ung thư không quay trở lại nữa, thế là ông bay sang Mỹ để điều trị. Ba ngày sau, ông bay trở lại Hy Lạp, trong một chiếc quan tài. Ông chết vì ngộ độc thuốc. Trước đó, tôi đã cảnh báo ông rằng, khi cơ thể bước vào chế độ chữa lành nhanh chóng như ông ấy đã làm, thì dừng quy trình này lại bằng thuốc độc chính là tự sát. Trong giai đoạn chữa lành, cơ thể dễ tổn thương trước chất độc hóa học gấp nhiều lần so với trong chế độ phòng vệ, mà trong trường hợp này chế độ đó được thể hiện ra bằng một khối u đang lớn. Tôi đã chứng kiến hiện tượng tương tự ở các bệnh nhân ung thư khác. Họ cũng có tâm trạng muốn nhổ tận rễ những mẩu ung thư cuối cùng trong người. Quyết định của họ hóa ra lại phải trả giá bằng mạng sống.
Cơ thể cực kỳ khó tự vệ trước tình trạng ngộ độc khi nó đang cố gắng tự chữa lành. Làm tổn hại các tế bào khỏe mạnh trong khi tiêu diệt các tế bào ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị rất dễ sinh ra những tế bào ung thư mới và hung hăng hơn. Cơ hội sống sót thực sự duy nhất phụ thuộc vào lượng hỗ trợ mà bệnh nhân giành lại được để củng cố những nỗ lực chữa lành của chính nó.
Quan điểm điều trị ung thư như một căn bệnh không chỉ chứa đầy nguy hiểm và những đau đớn không cần thiết, mà còn không giải quyết được vấn đề ngầm ẩn là chế độ ăn uống. Cho con cái và bản thân ăn những thức ăn không phù hợp với sinh lý như khoai tây chiên và hamburger chống thiu mốc sẽ làm dày màng tế bào và buộc tế bào đột biến để hoạt động trong môi trường kỵ khí, đó là chúng ta đang tạo ra bệnh tật, một thứ bệnh đúng là sẽ quét sạch toàn thể cộng đồng. Xu hướng này đã bắt đầu hành trình của nó.
Xã hội hiện đại của chúng ta đang chịu nhiều đau khổ vì ung thư. Quyết định chọn nghiêng về sự sống thay vì cái chết là tùy vào mỗi người. Những thứ ta bỏ vào miệng có sức tác động lớn tới cách sinh tồn của cả xã hội. Chỉ cần nghĩ đến con số cứ hai người Mỹ sẽ có một người mắc một dạng ung thư nào đó, và biết rằng viễn cảnh phòng ngừa ung thư chỉ càng tồi tệ đi mỗi năm, thì chỉ có một việc hợp lý duy nhất là tránh xa thức ăn chế biến sẵn (và những yếu tố gây ung thư khác nữa) càng nhiều càng tốt.
Nếu bạn mắc ung thư, cơ hội phục hồi của bạn sẽ tăng rõ rệt khi bạn chỉ ăn thức ăn tự nhiên không bị ngành công nghiệp thực phẩm thao túng hoặc biến đổi. Tôi đặc biệt khuyến cáo là bạn chỉ nên ăn thức ăn nuôi trồng hữu cơ, lý tưởng nhất là nuôi trồng tại địa phương, trong suốt thời kỳ hồi phục. Điều này cho phép cơ thể bạn tập trung vào việc chữa lành, thay vì buộc nó phải huy động hệ miễn dịch vốn đã suy yếu tham gia vào cuộc chiến chống lại từng đợt tấn công ồ ạt của các chất phụ gia hóa học và dư lượng thuốc trừ sâu.
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư. Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu biến vĩnh viễn ung thư nếu đã mắc phải chúng rồi. Ước tính, trong 60% hoặc hơn tất cả các khối u ác tính, chế độ ăn uống đóng vai trò hàng đầu trong sự khởi phát của nó. Một chế độ ăn uống chống ung thư có thể giảm được tới 2/3 nguy cơ mắc ung thư. Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư thành công nhất vẫn là ăn chay.
Các nghiên cứu về dân số có thể cung cấp những bằng chứng thuyết phục chứng minh rằng có những nước mà cả nước gần như có thể thoát được ung thư. Cho đến nay, đã có hơn 20 nghiên cứu được thực hiện về tỷ lệ mới mắc ung thư ở các nhóm dân tộc khác nhau trên thế giới. Hóa ra, tỷ lệ ung thư ở các nước đang phát triển thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ.
Chế độ ăn uống bình thường của người Mỹ, bao gồm đồ ăn rất béo, giàu đạm (protein) và được chế biến ở mức cao, gần như không hề giống với chế độ ăn uống bình thường của người dân ở các nước đang phát triển. Hoa quả, rau, rau sống, hạt ngũ cốc vẫn là thành phần chủ đạo trong bữa ăn mỗi ngày của người dân sống tại hầu hết các nước đang phát triển, mặc dù ảnh hưởng phương Tây đem đến thành phố và làng mạc của họ các loại thức ăn nhanh, phi tự nhiên giờ đây đang lăm le thay đổi thói quen ăn uống của họ. Với thói quen ăn uống mới này, hiện được cho là sành điệu, những bệnh trước đây chưa từng nghe thấy bao giờ trong các cộng đồng đó như loãng xương, ung thư da, đau tim, thấp khớp và các vấn đề khác hiện đang ngày càng phổ biến.
Để cứu đất nước khỏi tự hủy hoại, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại với thực phẩm mà tự nhiên đã ban phát cho chúng ta. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta cần tránh những thực phẩm không do tự nhiên tạo ra. Chẳng hạn, không có mối quan hệ tự nhiên nào tồn tại giữa cơ thể chúng ta và margarine. Margarine là một thức ăn ra đời trong phòng thí nghiệm mà một sinh vật tự nhiên không được trang bị đủ điều kiện để sử dụng. Nó chỉ là một phân tử tách ra từ nhựa! Chỉ cần bỏ margarine ở bất cứ nơi nào ấm, tối, ẩm, nơi vi khuẩn có hàng đống thì bạn sẽ phát hiện ra rằng đến cả vi khuẩn cũng không đụng đến nó. Chúng đối xử với sản phẩm phi tự nhiên này như thể đó đúng là nhựa thực.
Trong hàng triệu năm, cơ thể con người đã dựa vào thực phẩm tự nhiên được nuôi trồng xung quanh để sinh tồn, bởi thế thật là ảo tưởng khi tin rằng cơ thể chúng ta đột nhiên học được cách tồn tại bằng đội quân thực phẩm mới, được chế biến sẵn, tràn ngập trên các khay kệ ở các siêu thị và cửa hàng tạp hóa. Chúng ta thậm chí còn không biết liệu đồ ăn như ngô, đỗ tương hoặc khoai tây có phải là nhân tạo (biến đổi gien) hay không.
Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn đều chứa thành phần thực phẩm biến đổi gien. Sự thực là thực phẩm không được nuôi trồng tự nhiên không thể nào làm nhiệm vụ thực phẩm được. Cơ thể không mối liên hệ nào nào hoặc không nhận ra được thực phẩm nhân tạo không còn mang chữ ký xác nhận của thực phẩm thật nữa. Thay cho việc nuôi dưỡng các tế bào của cơ thể, thực phẩm chế biến sẵn chầm chậm bỏ đói chúng đến chết bằng cách tích tụ trong các cơ quan và các mô. Do đó, chỉ ăn thực phẩm chế biến về cơ bản chính là tự sát. Ăn kiểu Mỹ điển hình, tức là toàn thịt đỏ, đồ rán, thực phẩm chế biến từ sữa, các loại hạt ngũ cốc tinh chế và món tráng miệng nhiều đường, trên thực tế đồng nghĩa với tự ngộ sát.
Trong một nghiên cứu quan sát, các nhà khoa học đã khảo sát mối quan hệ giữa chế độ ăn uống của hơn 1.000 người được điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 và nguy cơ tái phát. Họ phát hiện ra rằng những người ăn điển hình kiểu Mỹ có khả năng tái phát gấp ba lần và cũng có khả năng tử vong nhiều hơn so với những người ăn theo chế độ gần như là chay. Nghiên cứu này, được đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association (JAMA), là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu ảnh hưởng của việc ăn uống đối với sự tái phát ở những người sống sót sau ung thư đại tràng. Các nhà nghiên cứu nói kết quả đã khẳng định mạnh mẽ rằng chế độ ăn chủ yếu thịt đỏ đã qua chế biến, khoai tây chiên, hạt ngũ cốc tinh chế, bánh kẹo và các món tráng miệng ngọt sẽ làm tăng nguy cơ tái phát ung thư và giảm khả năng sống sót.
Dầu vậy cũng có tin mừng là một số thực phẩm có thể đề kháng lại ở một mức độ nào đó tác động gây ung thư của chế độ ăn điển hình kiểu Mỹ. Một nghiên cứu của Nhật Bản ở đại học Nagoya đã chỉ ra rằng các sắc tố ở ngô tía cản trở sự phát triển ung thư đại tràng. Các nhà nghiên cứu phân chia động vật thành hai nhóm, một nhóm được ăn thức ăn có trộn chất gây ung thư trong tự nhiên được tìm thấy ở những phần cháy cạnh của thịt và cá nướng, và một nhóm hấp thụ thêm 5% sắc tố của ngô tía. Trong nhóm được cho ăn chất sinh ung thư, 85% bị ung thư đại tràng, so với chỉ 40% ăn sắc tố. Những nghiên cứu khác cho thấy ngô tía cũng ngăn ngừa béo phì và tiểu đường.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 25 Oct 2023

Điện thoại di động và những thiết bị không dây nguy hiểm chết người khác


Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu y học, các cơ quan bảo vệ môi trường, chính phủ và cá nhân lo lắng về việc công nghệ không dây có thể đang gây hại nghiêm trọng cho con người và môi trường. Theo một nghiên cứu mới công bố, điện thoại di động gây ra ung thư:
• Năm 2007, Đức cảnh báo người dân tránh các thiết bị không dây. Chính phủ Israel cũng cấm lắp đặt ăng ten dành cho điện thoại di động ở những tòa nhà chung cư.
• Tháng 9 năm 2007, dựa trên phân tích nghiên cứu được thực hiện ở 15 phòng thí nghiệm khác nhau, Cơ quan Môi trường châu Âu của EU (EEA) đã cảnh báo tất cả công dân châu Âu, khuyên họ dừng sử dụng wi-fi và điện thoại di động. Họ sợ rằng việc sử dụng các công nghệ không dây ở mức độ chưa từng có như ngày nay có khả năng trở thành thảm họa sức khỏe cộng đồng tiếp theo, giống như các thảm họa hút thuốc lá, a-mi-ăng và chì trong xăng xe ô tô (như Tổ Công tác sáng kiến sinh học - The Bio Initiative Working Group - đã báo cáo).
• Theo tin CBC đã đưa (ngày 12-7-2008), Sở Y tế Công cộng Toronto đã khuyên thiếu niên và trẻ em hạn chế sử dụng điện thoại di động để tránh những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Đây là cơ quan đầu tiên khuyến cáo chuyện này ở Canada. Theo họ, trẻ em dưới 8 tuổi chỉ nên dùng điện thoại di động lúc cần kíp, và thiếu niên nên giới hạn gọi điện dưới 10 phút mỗi ngày.
• Một nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Khoa học Weizmann ở Israel được đăng trên tạp chí Biochemical Journal cho hay, chỉ cần 10 phút dùng điện thoại di động thôi cũng kích hoạt những thay đổi trong tế bào não liên quan đến sự phân chia tế bào và ung thư. Những thay đổi mà họ quan sát được không phải do việc tăng nhiệt ở các mô.
• Theo một nghiên cứu của Phần Lan đăng trực tuyến trên International Journal of Cancer, thường xuyên sử dụng điện thoại di động tăng nguy cơ phát triển khối u não cho nhiều người dùng. Nghiên cứu này do nhiều nhà khoa học từ nhiều trường đại học thực hiện đã phát hiện bằng chứng vững chắc cho thấy sử dụng điện thoại di động làm tăng nguy cơ có khối u não được gọi là u thần kinh đệm (glioma) từ 40% đến 270%1 ở bên đầu hay được áp vào khi dùng điện thoại. Thượng nghị sĩ Ted Kennedy cũng bị loại u não này. Theo Viện Ung thư Quốc gia, u thần kinh đệm ác tính là khối u nguyên phát phổ biến nhất, chiếm hơn một nửa trong số 18.000 khối u não ác tính nguyên phát được chẩn đoán mỗi năm ở Mỹ.

1 Những người sử dụng điện thoại di động hơn 2.000 giờ trong suốt cuộc đời tăng nguy cơ nhiều nhất. Ngạc nhiên thay, nguy cơ này lại cao nhất ở những người dưới 20 tuổi (TG).

• Sử dụng điện thoại di động lâu dài có thể gây hại cho tinh trùng ở đàn ông. Phát hiện này được rút ra từ một nghiên cứu được các nhà nghiên cứu tại Phòng khám Cleveland, Đại học Y Lerner thuộc Đại học Case Western Reserve ở Ohio tiến hành trên 51.000 nam giới hoạt động trong ngành y tế ở Hoa Kỳ.
• Các thai phụ sử dụng điện thoại 2-3 lần mỗi ngày, được phát hiện là sinh con có các tế bào hoạt động trục trặc.
• Người ta phát hiện trẻ em tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động sẽ phát triển các vấn đề sinh trưởng nghiêm trọng vì chúng có hộp sọ mỏng hơn người lớn và hệ thần kinh vẫn đang phát triển, khiến chúng dễ tổn thương với bức xạ hơn.
• Mặc dù nhiều người (nhất là những người làm việc trong ngành điện thoại di động) khăng khăng rằng bức xạ phi nhiệt vô hại đối với cơ thể sinh vật, nhưng về mặt khoa học điều này sai. Các nghiên cứu chứng minh đáp ứng stress của các tế bào người khi tiếp xúc với loại bức xạ này đều nổi tiếng và cũng đã được biên tập, bình duyệt về tính chính xác.
• Các nhà khoa học đã nhận ra vi sóng được truyền bằng điện thoại di động và các thiết bị không dây khác có thể làm tổn hại ADN, tế bào máu, tế bào thần kinh, mắt và mật độ xương; gây gián đoạn giấc ngủ; góp phần gây chứng tự kỷ và Alzheimer; dẫn tới chứng siêu mẫn cảm điện từ; ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp.
Ngày nay, những người sử dụng điện thoại di động thật khó mà tưởng tượng là mình có thể thôi dùng hoàn toàn, nhưng những ai quan tâm có thể bảo vệ bản thân bằng nhiều cách. Ví dụ, chỉ sử dụng điện thoại di động khi tiếp nhận tín hiệu tốt để giảm đến mức tối thiểu năng lượng mà điện thoại của bạn phải sử dụng. Cũng có thể tránh mang điện thoại bên người, mà hãy để trong túi xách. Bất cứ khi nào có thể, hãy nói chuyện điện thoại thật ngắn gọn, để điện thoại càng xa đầu càng tốt, và tắt đi khi không sử dụng. Có thể không có chiếc điện thoại di động nào an toàn nhất, nhưng những bước đơn giản này có thể giúp tối thiểu hóa nguy cơ.
Truyền thông là ngành lớn nhất và sinh lợi nhất trên thế giới, lớn hơn cả ngành dầu mỏ. Hầu như mọi công ty lớn ở Mỹ đều được điều hành, sở hữu hoặc bị ảnh hưởng nặng nề bởi 5 - 6 gã khổng lồ truyền thông. Điện thoại di động đã có công lớn cho điều này. Bất cứ ý định nào đổ lỗi cho điện thoại vì sự gia tăng ung thư ồ ạt trên thế giới đều bị truyền thông đại chúng cười cợt và lấp liếm đi, giống như việc hút thuốc lá không lâu trước đây vậy.
Một số người vẫn cứ bình chân như vại, chờ cho đến tận khi nào có bằng chứng vững chắc chứng minh sóng vô tuyến có thể gây ra ung thư rồi mới từ bỏ chiếc điện thoại đi động thân yêu của mình. Những người khác vẫn tiếp tục sủ dụng chúrig, giống như nhiều người vẫn không bỏ hút thuốc, mặc dù nguy cơ từ hút thuốc lá đã rõ như ban ngày. Thực sự, quyết định là tùy thuộc ở mỗi cá nhân.
Với cá nhân tôi, chuyện đó không cần phải bàn cãi. Tôi còn dò tìm những năng lượng gây hại ngay từ đằng xa nữa là những thứ gần cơ thể như chiếc điện thoại. Tôi rất ít khi dùng điện thoại di động, và nếu có dùng thì chỉ một hoặc hai phút là cùng. Từ rất lâu trước khi nghiên cứu bắt đầu chỉ ra là chúng không an toàn, tôi đã không bao giờ cảm thấy thoải mái khi chúng ở bên cạnh.
Trong một diễn biến khác, một số bang Hoa Kỳ và một số quốc gia ở châu Âu đang cấm sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe. Ở Anh, nơi áp dụng quy định này, một luật mới sẽ được thực hiện, cấm sử dụng cả loại điện thoại rảnh tay (đeo tai nghe). Chính phủ Anh nhận thấy việc sử dụng điện thoại kiểu ấy chỉ khiến lái xe sao lãng và tăng nguy cơ tai nạn. Việc mất tập trung kéo dài đến 10 phút sau khi sử dụng điện thoại.
Nếu so sánh, một cuộc nói chuyện với người khác trong xe hơi không cho thấy tác động nguy hại như thế. Từ đây có thể thấy rằng vấn đề không phải ở chỗ cuộc trò chuyện (sử dụng điện thoại rảnh tay của xe) làm gián đoạn sức tập trung, phản ứng và sự chú ý, mà ở chỗ não tiếp xúc với các tia độc hại. Dù cách xa nửa mét đến một mét, bạn vẫn bị phơi nhiễm với những tia này.
Hầu hết những người sử dụng điện thoại di động và các thiết bị không dây khác không hề biết bức xạ thấp có thể tác động thế nào đến họ, bởi lẽ nó vô hình và chi một số rất ít những người nhạy cảm mới cảm nhận được tác động tiêu cực từ chúng. Chỉ khi bạn đứng trước một thiết bị ra đa, thì bạn mới bắt đầu toát mồ hôi và bị nung nóng từ trong ra ngoài, giống như thực phẩm được nấu trong lò vi sóng. Nhiệt độ được sinh ra bởi chuyển động nhanh của các phân tử (ma sát) và sẽ bẻ gẫy các liên kết phân tử.
Mỗi năm, hàng triệu con chim bị chết khi chúng đến quá gần hoặc đậu trên tháp sóng cho điện thoại di động. Và rõ ràng là chuyện này cũng xảy ra tương tự với cơ thể người khi thường xuyên phơi nhiễm với loại bức xạ này. Suy cho cùng, các tế bào của con người được làm bằng các phân tử, và các liên kết phân tử bị bẻ gãy và phá vỡ khi phơi nhiễm với bức xạ. Bức xạ mạnh về cơ bản có thể nướng cháy toàn bộ da người từ trong ra ngoài. Bức xạ yếu làm chậm hơn và khó nhận biết hơn. Nhưng như bạn biết, tia X, bức xạ chụp cắt lớp vi tính và vi sóng sẽ tích tụ và bạn có thể không bao giờ biết khi nào thì cơ thể phản ứng bằng một khủng hoảng chữa lành, như ung thư.
Nhiều người rất vô tư không nghi ngờ gì, không lo ngại hoặc ngây thơ với sức khỏe của mình. Tỉ lệ mới mắc bệnh mạn tính đã dịch chuyển từ 10% đến 90% chỉ trong vòng 100 năm. Có thể không phải chỉ là một thứ gây ra những bệnh thoái hóa, mà cần kết hợp với nhiều yếu tố. Và mỗi yếu tố đều trở nên quan trọng khi kết hợp với yếu tố khác.
Mọi người đều phải tự quyết định xem điều gì có ích và điều gì có hại cho mình. Chẳng béo bở gì khi cố gắng thuyết phục người khác, vì điều đó có thể gây ra bực tức, mà điều đó có thể lại là nguyên nhân gây bệnh trầm trọng hơn cả sóng vô tuyến lẫn hút thuốc.
Tôi đã gặp được một thiết bị đơn giản có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tia độc hại và các trường điện từ gần như lúc nào cũng vây quanh và oanh tạc chúng ta (như xe hơi, máy tính, điện thoại di động, những thiết bị điện, tháp sống điện thoại di động, đèn huỳnh quang, những hóa chất độc hại trong thực phẩm và môi trường, và nhiều yếu tố gây căng thẳng phổ biến khác). Thiết bị này hiệu nghiệm tức khắc và có thể có tác dụng rất lớn cho sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân và gia đình. Trong 12 năm qua tôi đã thử một chục phương pháp hoặc thiết bị được cho là bảo vệ chống lại bức xạ điện thoại để rồi chỉ nhận được kết quả thất vọng. Tuy nhiên tôi cực kỳ phấn khởi với thiết bị này. Sản phẩm này là thiết bị khử sóng điện từ có nhãn hiệu là Aulterra Neutralizer.

Mối quan hệ kim loại nặng - điện từ


Năm 1993, ngành điện thoại di động và các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đã trao cho nhà nghiên cứu danh tiếng người Mỹ, bác sĩ George Louis Carlo, một khoản tài trợ nghiên cứu trị giá 28 triệu đô la để đặt dấu chấm hết, một lần và mãi mãi, cho bất cứ lo ngại nào về các nguy cơ đi kèm với điện thoại di động. Kết quả ban đầu sau ba năm nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có vấn đề gì khi sử dụng điện thoại di động cả, quả là khớp với phần lớn lợi ích của ngành này, khiến họ thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, đến năm 1999, bác sĩ Carlo đã đưa ra được khá nhiều bằng chứng hơn nữa chỉ ra nguy cơ đối với ADN, ung thư mắt và khối u não.
Tiếp theo phát hiện cho thấy điện thoại di động gây ra những bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư, Carlo phát triển một giả thuyết về việc tín hiệu điện thoại tần số thấp sẽ gây nhiễu cho chức năng của tế bào bình thường. Ông phát hiện những tế bào tiếp xúc với bức xạ điện thoại sẽ bước vào trạng thái phòng vệ - tương tự như những gì xảy ra trong phản ứng chiến-hay-biến, là phản ứng ngăn cản chất dinh dưỡng và chất thải lưu thông qua màng tế bào. Việc không hấp thụ được chất dinh dưỡng làm suy yếu, tổn hại hoặc giết chết tế bào; và việc không có khả năng loại bỏ chất thải bên ngoài tế bào càng khiến nhiều chất độc tích tụ hơn.
Phát hiện này khiến Carlo tin rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng sử dụng công nghệ không dây tăng vọt theo diện rộng và sự gia tăng mạnh của số người tự kỷ. Ông đặt ra giả thuyết rằng những người trẻ tiếp xúc với bức xạ điện từ ít có khả năng xử lý kim loại nặng hấp thu vào người qua không khí, thức ăn và nước uống, và kết quả là kim loại nặng bắt đầu tích tụ trong mô. Nếu đó là mô não, thì nó gây tổn hại thần kinh, trong đó có chứng tự kỷ. Với người lớn tuổi, tích tụ kim loại nặng trong não có thể dẫn tới tổn hại ADN, bệnh đa xơ cứng và bệnh Alzheimer. Thủy ngân cũng vô cùng độc hại dù chỉ là một lượng tí tẹo một phần tỷ. Tỷ lệ đó tương đương với nồng độ của một hạt muối trong bể bơi. Có một thực tế được xác lập chắc chắn là thủy ngân và các kim loại nặng khác như chì có liên quan đến các chứng rối loạn thần kinh như tự kỷ. Năm 2003, International Journal of Toxicology công bố một nghiên cứu cho thấy tóc của những đứa bé tự kỷ chứa thủy ngân và những kim loại nặng khác ít hơn hẳn mức bình thường. Những đứa bé tự kỷ không có khả năng đào thải kim loại độc hại qua tóc và những đường thoát chất thải tự nhiên khác của cơ thể (tóc là sản phẩm thải chứa protein và các chất khoáng dư thừa cùng nhiều chất khác). Như vậy, những kim loại độc này đã bị kẹt lại ở não.
Để chứng minh giả thuyết bức xạ điện từ ngăn trẻ tự kỷ thải kim loại, Carlo và đồng sự là Tamara Mariea đã thực hiện một thử nghiệm trên 20 trẻ tự kỷ. Nghiên cứu được đăng trên số ra tháng 11-2007 của tạp chí Journal of Austanlian College of Nutrition and Environmental Medicine. Những đứa trẻ này dành tối thiểu bốn tiếng, hai hoặc ba lần mỗi tuần, trong một phòng khám hoàn toàn không có sóng điện từ. Chúng không được điều trị gì khác. Trong vòng ba tháng, những đứa trẻ này bắt đầu thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
Nếu quả thực bức xạ điện từ ngăn chặn việc thải kim loại nặng khỏi cơ thể, thì sử dụng điện thoại di động thường xuyên có thể phải chịu trách nhiệm cho việc gia tăng khả năng phát triển ung thư. Nhiều kim loại ở mức vết1 đã phá hủy các chức năng của một phạm vi rất rộng các loại enzyme và protein có trong tín hiệu tế bào, các chu trình sống, hoạt động sao chép và quá trình chết của tế bào. Chúng ta đã biết các kim loại như catmi có khả năng gây đột biến gien rất ác liệt, làm tổn hại ADN; nồng độ catmi tăng lên trong cơ thể có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt, thận và phổi. Tương tự, nồng độ chì tăng lên đi kèm với u tủy (myeloma, một loại ung thư tương bào) và bệnh bạch cầu, cũng như ung thư dạ dày, ruột non, ruột già, buồng trứng, thận và phổi.

1 Mức vết (hay dạng vết) của một chất là mức hiện diện rất thấp, không đo được nồng độ hay mật độ mà chỉ phát hiện ra vết chất đó (SST).

Những kim loại khác, trong đó có crôm và kẽm, cũng liên quan đến sự tiến triển nhanh của ung thư v_ú, đại tràng, trực tràng, buồng trứng, phổi, bàng quang, tụy và bệnh bạch cầu. Cũng như thế, nickel, antimon và côban cũng được xem là các chất gây đột biến gien và liên quan đến ung thư phổi và ung thư mũi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby An Dieu » 26 Oct 2023

Cám ơn bevanng nhiều. :hoa: :hoa: :hoa: Hay quá!
An Dieu
Mầm Mít
Mầm Mít
 
Tiền: $36
Posts: 4
Joined: 30 Mar 2023
 
 

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 01 Nov 2023

Viêm lợi và ung thư


Khi các nhà nghiên cứu nhìn vào dữ liệu được thu thập từ năm 1986 đến năm 2002, họ thấy những người đàn ông bị bệnh viêm lợi (nướu) có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 63%, cho dù họ không bao giờ hút thuốc. Các nhà khoa học không chắc chắn lắm về việc tại sao viêm lợi và ung thư lại liên quan với nhau, nhưng một số người đưa ra giả thuyết là viêm lợi làm tăng khả năng viêm khiến nó có thể lan khắp cơ thể. Nghiên cứu khác cũng liên hệ viêm lợi với nhiều bệnh khác, trong đó có bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, các vấn đề hô hấp và nhiễm trùng phổi.
Tổ tiên người Mỹ thường dùng nước muối để bảo quản thực phẩm và tiêu diệt vi khuẩn. Chúng ta có thể lợi dụng chính việc loại bỏ mầm bệnh này của nước muối để sát khuẩn cho lợi. Hàng triệu người đã dùng nước muối ấm để súc miệng nhằm chữa các áp xe ở miệng, nhọt lợi, v.v… Rõ ràng, nước muối ấm giúp kéo dịch độc hại dư thừa ra khỏi mô lợi, do đó giảm phù, giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, cho phép lợi chữa lành và cũng giúp răng miệng khỏe mạnh. Nếu được dùng trong thiết bị phun xịt miệng, thì nước muối ấm đi đến mọi kẽ lợi và túi nha chu, điều này rất quan trọng để đẩy lùi hoàn toàn viêm lợi và sâu răng.
Súc hoặc xịt miệng nhiều lần mỗi ngày bằng nước muối thường đã đủ để phòng và chống viêm lợi. Tuy nhiên, trong những ca bệnh lợi nặng, bạn cũng có thể sử dụng Sanguinary, một chiết xuất thảo dược được sử dụng làm nước súc miệng hàng thế kỷ nay trong những nền văn hóa bản địa.
Viêm lợi cho thấy có rất nhiều chất độc trong cơ thể, đặc biệt là trong kênh dinh dưỡng bắt đầu ở miệng và kết thúc ở hậu môn. Ngoài biện pháp súc miệng đã đề cập ở trên, chúng ta cũng cần giải quyết những nguyên nhân ngầm ẩn, như chế độ ăn uống kém, mất nước, lối sống không điều độ, gan và đường ruột bị tắc nghẽn và căng thẳng tinh thần.
Cá nhân tôi dùng bàn chải Soladey để đánh răng. Thiết kế bàn chải Soladey đã được cấp bằng sáng chế, được chứng minh cả về khoa học lẫn lâm sàng là loại bỏ phần lớn mảng bám hiệu quả hơn bàn chải đánh răng bình thường mà không cần dùng kem đánh răng hay chỉ nha khoa. Soladey có đặc tính là sợi kim loại titan ôxit (TiO ) vốn nhạy cảm với ánh sáng. Nó tạo ra phản ứng hóa học ion tự nhiên tách mảng bám ra khỏi men răng và loại bỏ thuốc lá, cà phê cùng nhiều chất bám ố màu khác bằng lực hút tự nhiên của ion. Bạn có thể đã nghe về chuyện thiết bị ion hóa trong phòng thực ra cũng sản sinh ion. Mảng bám chứa các hạt có tích điện dương (ion dương). Khi các sợi titan phản ứng với ánh sáng, nó tạo ra ion âm hút ion dương, giống như nam châm. Mảng này tách và rơi ra khỏi răng, trôi đi sau khi súc miệng. Những chất bám ố màu khác cũng bị hút ra ngay khỏi răng bạn trong quá trình này.
Đã có bốn thử nghiệm lâm sàng ở bốn trường đại học khác nhau về chuyên khoa răng ở Canada và Nhật Bản, và tất cả đều công nhận những người dùng Soladey có ít mảng bám trên răng hơn rất nhiều so với những người dùng bàn chải thông thường. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự cải thiện về viêm lợi. Bởi thế Soladey còn có công dụng bảo vệ lợi cũng như giảm mảng bám.


Image


Hình 4: Cơ chế hoạt động của bàn chải Soladey


Các nguyên lý khoa học đằng sau chiếc bàn chải đánh răng Soladey đã xuất hiện từ thập kỷ 1970 và Soladey đang được bán ở Nhật Bản từ vài năm nay, với số lượng khoảng hai triệu cái và năm triệu đầu bàn chải thay thế mỗi năm. Các nghiên cứu lâm sàng về tính hiệu quả của công nghệ Soladey trong việc loại bỏ mảng bám răng đã được thực hiện tại Trường Đại học Răng Osaka, Đại học Răng Nippon, Đại học Nihon và Đại học Saskatchewan ở Canada. Tất cả các trường này đều chứng nhận rằng Soladey hiệu quả hơn so với bất kỳ bàn chải đánh răng lông cứng nào trên thị trường.

Kem chống nắng và kính râm - nguyên nhân chính gây ung thư


Thật không may, thành phần tia cực tím trong ánh nắng dễ dàng bị loại bỏ bởi nhà cửa, kính râm, kem chống nắng và quần áo. Chuyện đó có gì mà không may cơ chứ? Vì tia cực tím là thành phần của một trong những phương thuốc thiên nhiên hiệu nghiệm nhất thế giới từ trước tới nay. Đến năm 1933, các nhà nghiên cứu phát hiện có hơn 165 bệnh khác nhau được chứng minh là có thể điều trị hiệu quả bằng ánh nắng, trong đó có các bệnh lao, huyết áp cao, tiểu đường và gần như tất cả các loại ung thư. Cho đến ngày nay, không một phương pháp điều trị nào khác cho thấy mang lại lợi ích trên phạm vi rộng như ánh nắng mặt trời.
Hơn nữa, kem chống nắng được quảng cáo là cần thiết để có sức khỏe tốt thực ra lại chứa đầy hóa chất độc hại, do đó càng làm phức tạp vấn đề. Một nghiên cứu vào năm 2008 của Các Trung tâm kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ (CDCP) đã phát hiện gần 97% người Mỹ bị nhiễm hóa chất oxybenzone. Hóa chất rất phổ biến trong kem chống nắng này có liên quan đến các chứng dị ứng, rối loạn nội tiết, tổn hại tế bào và cân nặng trẻ sơ sinh thấp.
Và hiệu quả phòng chống ung thư da của kem chống nắng vẫn còn là câu hỏi lớn. “Kem chống nắng chưa bao giờ được phát triển để phòng ngừa ung thư da cả,” Zoe Diana Draelos, biên tập viên của tạp chí Journal of Cosmetic Dermatology, nói trong một báo cáo năm 2010. “Trên thực tế, không có bằng chứng nào đề cập rằng kem chống nắng phòng tránh ung thư da ở người.” Chúng ngăn không cho da hấp thụ ánh nắng trong khi da cần phải hấp thụ nắng để sản sinh ra vitamin D vô cùng cần thiết. Hơn nữa, tính độc trong hầu hết kem bôi da phổ biến khiến chúng rất nguy hiểm.
Càng ngày càng có nhiều người biết rằng kem chống nắng không những không ngăn ung thư da, mà nhiều thành phần trong nhiều loại kem được bày bán thương mại, như retinol và retinyl palmitat, mang tính sinh ung thư khi phơi sáng và trở nên độc hại khi tiếp xúc với ánh nắng - có nghĩa là thực ra chúng là tác nhân gây khối u và tổn thương da. Trên thực tế, như đã được Tổ Công tác Môi trường thử nghiệm, chưa đến 8% kem chống nắng an toàn và hiệu quả theo tiêu chuẩn của họ.
Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu là chúng ta cần tiếp xúc thường xuyên với mặt trời mà không dùng kem chống nắng để duy trì mức vitamin D trong cơ thể. “Thế còn những tia tử ngoại (cực tím) độc hại thì sao?” hẳn bạn sẽ hỏi thế. Tiếp xúc dần dần với ánh mặt trời thường xuyên, có giới hạn, thì bạn sẽ phát triển khả năng chịu đựng nó, kể cả nếu bạn bị cháy nắng. Bạn cũng có thể bổ sung chất chống ôxy hóa tự nhiên astaxanthin, có tác dụng giống kem chống nắng tự nhiên, làm giảm tổn hại ôxy hóa do phơi nắng quá nhiều.
Trong cuốn sách của mình nhan đề Heal yourself with sunlight (Tự chữa lành cho mình bằng ánh nắng), tôi đã trích dẫn nghiên cứu khoa học chỉ rõ rằng mặt trời không thể gây ung thư da cho dù nó làm da cháy nắng. Cho tới nay không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mặt trời gây ung thư da. Ung thư da và tổn thương da do cháy nắng là hai thứ khác nhau. Tương tự, bạn không thể bị dị ứng với mặt trời. Tuy nhiên, như đã giải thích trong cuốn sách đó, có những thức ăn nhất định (ví dụ các axít mạnh như chất béo trans từ thức ăn rán, thịt, pho mát nấu chảy, khoai tây chiên, nước soda, rượu cồn,...) và hóa chất mà khi ăn vào, hoặc khi bôi lên da (như kem chống nắng có chất sinh ung thư), tia UV và axít hoặc hóa chất phản ứng lẫn nhau, có thể dẫn đến đáp ứng viêm. Điều này có thể giống với dị ứng hoặc nhạy cảm cao với ánh mặt trời.
Trong nhiều năm làm về thải độc gan, tôi cũng nhận ra rằng khi có nhiều sỏi ở tuyến mật trong gan, người ta sẽ trở nên rất nhạy cảm với mặt trời. Gan không thể thải độc máu một cách bình thường được nên chất độc buộc phải đào thải qua da, và điều đó có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất melanin. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó có thể ửng đỏ và bị viêm. Hầu hết cuộc đời tôi sống ở những quốc gia ấm áp, trong đó có quốc đảo Cyprus trong 15 năm, cũng như ở châu Mỹ và Ấn Độ. Sau khi tôi tẩy sạch gan, tất cả những chứng nhạy cảm của tôi đều biến mất và tôi thậm chí còn chẳng bị cháy nắng khi phơi nắng nữa. Càng nhiều chất độc đi ra da, da càng dễ bị cháy nắng.
Cũng tương tự vậy, đeo kính râm ngăn cản việc sản xuất một hoóc môn ở não, hoóc môn này điều tiết quá trình sinh melanin ở da, melanin này được cho là ngăn ngừa tia UV xâm nhập sâu vào da. Do đó, đeo kính râm khiến tia UV đi vào các lớp da sâu nhất, làm tổn hại tế bào và đột biến gien. Nó cũng làm gián đoạn việc sản xuất vitamin D, một trong những nhân tố phòng ngừa hùng mạnh nhất đối với tất cả các loại ung thư, trong đó có ung thư da. Một lần nữa, chuyện này chẳng liên quan gì đến mặt trời, mà ở chính việc đeo kính râm. Theo các nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện ở Anh, Mỹ và Úc, những người gần như lúc nào cũng ở trong nhà có tỷ lệ ung thư da cao nhất. Bên cạnh đó, các loại ung thư có xu hướng xuất hiện ở những bộ phận cơ thể gần như không bao giờ phơi ra dưới ánh mặt trời.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bức xạ tử ngoại thực ra đang yếu dần đi qua từng năm, chứ không phải tăng lên. Trong một vài năm nữa nó sẽ giảm đến 0,4%. Điều này đáng quan ngại hơn, ở chỗ thực tế chúng ta sẽ phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn trước đây để tạo ra đủ lượng vitamin D tối cần thiết cho một sức khỏe tốt lành. Nhờ trời, các bác sĩ hiện nay cũng cảnh báo rằng thói cũ gièm pha mặt trời đã gây ra một nạn dịch còi xương, ung thư, bệnh tim, loãng xương, đa xơ cứng, cảm cúm và tất cả các loại bệnh khác liên quan đến thiếu hụt vitamin D.
Mặt trời được coi là thủ phạm chính gây ung thư da, một số bệnh đục thủy tinh thể dẫn đến mù lòa và lão hóa da. Chỉ những người liều lĩnh phơi mình dưới nắng mới cảm thấy mặt trời thực ra lại khiến họ cảm thấy khỏe hơn, nếu họ không dùng kính râm, kem chống nắng, hoặc để cho da bị cháy. Tia tử ngoại trong ánh nắng thực ra kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hoóc môn, đến lượt mình hoóc môn tăng cường tốc độ trao đổi chất cơ bản của cơ thể. Điều này vừa hỗ trợ giảm cân vừa thúc đẩy tăng cơ. Gia súc nuôi trong trang trại béo nhanh hơn khi bị nhốt trong chuồng, và người cũng thế nếu không ra nắng. Do đó, nếu bạn muốn giảm cân hay tăng cơ, hãy thường xuyên để cơ thể tiếp xúc với nắng.
Bất cứ người nào bỏ qua những dịp ra nắng đều trở nên yếu và gặp những vấn đề cả về tinh thần lẫn thể chất. Rồi sẽ đến lúc năng lượng sống của người đó giảm đi và phản ánh vào chất lượng sống. Người dân ở Bắc Âu - những nước như Na Uy và Phần Lan, năm nào cũng phải sống nhiều tháng trong bóng tối - có tần suất mắc các chứng cáu kỉnh, mệt mỏi, ốm yếu, mất ngủ, trầm cảm, nghiện rượu và tự tử cao hơn những người sống ở phần tràn đầy ánh nắng của địa cầu. Tỷ lệ ung thư da của họ cũng cao hơn. Ví dụ, tỷ lệ mắc mới melanoma (ung thư da) ở quần đảo Orkney và Sherland, miền bắc Scotland, cao gấp 10 lần so với ở các đảo Địa Trung Hải.
Chúng ta đã biết rằng tia tử ngoại kích hoạt một hoóc môn quan trọng của da gọi là solitrol. Solitrol ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của chúng ta và nhiều trung tâm điều tiết cơ thể khác nữa. Thêm vào đó, kết hợp với hoóc môn melatonin của tuyến tùng, solitrol tạo ra những thay đổi ở tâm trạng và ở nhịp sinh học ngày đêm. Hemoglobin trong hồng cầu cần tia tử ngoại để liên kết với ôxy cần thiết cho tất cả các chức năng của tế bào. Thiếu nắng do đó có thể cùng chịu trách nhiệm cho hầu hết các loại bệnh tật, trong đó có ung thư da và các dạng ung thư khác. Hãy xem xét những tác dụng của tia tử ngoại đã được khoa học chứng minh:
• Cải thiện chỉ số điện tâm đồ
• Hạ huyết áp và nhịp tim nghỉ ngơi
• Cải thiện hiệu suất tim (cung lượng tim) khi cần thiết (không mâu thuẫn với việc hạ mức nhịp tim nghỉ ngơi)
• Giảm cholesterol (nếu cần thiết)
• Tăng lượng glycogen trữ trong gan
• Cân bằng đường huyết
• Nâng cao năng lượng, sức chịu đựng và sức mạnh của cơ bắp
• Cải thiện sức đề kháng của cơ thể trước sự lây nhiễm do tăng tế bào lympho và chỉ số thực bào (số vi khuẩn trung bình được ăn trên mỗi tế bào bạch cầu trong máu bệnh nhân)
• Kiểm soát một gien có trách nhiệm sản sinh chất kháng sinh phổ rộng trên khắp cơ thể
• Tăng cường khả năng vận chuyển ôxy của máu
• Tăng hoóc môn sinh dục
• Cải thiện sức đề kháng của da trước sự lây nhiễm
• Tăng cường sức chịu đựng căng thẳng và giảm trầm cảm.

Mặt khác, không có một nghiên cứu nào có thể chứng minh được rằng bản thân ánh nắng mặt trời gây ra ung thư da hoặc các bệnh khác. Lúc nào cũng có các yếu tố khác hiện diện, như tình trạng nhiễm axít của các mô (do ăn uống nhiều thức ăn mang tính axít gồm protein động vật, axít béo trans và đồ ăn thức uống chế biến sẵn), hầu hết thuốc men, tích tụ nhiều kim loại nặng và hóa chất độc hại trong mô, máu nhiễm độc, gan bị tắc nghẽn nặng, lối sống mất cân bằng và, quan trọng nhất là sử dụng kính râm và kem chống nắng.
Cơ thể con người được thiết kế để hấp thụ tia tử ngoại vì những lý do rất tốt, nếu không chúng ta đã sinh ra với một lớp kem chống nắng tự nhiên chống tia tử ngoại trên da và trong mắt rồi. Một trong những lý do quan trọng nhất là bức xạ tử ngoại cần thiết cho sự phân bào bình thường. Thiếu ánh nắng mặt trời, sự phát triển bình thường của tế bào sẽ bị gián đoạn, có thể dẫn tới ung thư. Đeo kính râm, trong đó có kính râm chống tia tử ngoại thông thường và kính sát tròng, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh thoái hóa mắt, như thoái hóa điểm vàng. Hầu hết những người đeo kính râm thường xuyên thường kêu ca là thị lực bị yếu.
Tước bỏ sự tiếp xúc phù hợp của mắt với tia tử ngoại có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho da và thậm chí còn đặt ra nguy cơ rủi ro cho tính mạng của bạn. Thường thì, ngay khi dây thần kinh mắt cảm nhận ánh nắng, tuyến yên sẽ tiết ra hoóc môn có tác dụng thúc đẩy các tế bào melanin (tế bào hắc tố). Các tế bào melanin sản sinh ra melanin, thứ sắc tố truyền cho da màu tự nhiên của nó và bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào melanin sản xuất nhiều sắc tố hơn, khiến cho da rám nắng hoặc đen cháy, và các tế bào melanin bắt đầu sản sinh melanin quá sức nó. Tuy nhiên, khi bạn đeo kính râm, quá trình này bị gián đoạn. Đáng lẽ kích hoạt sản sinh tế bào melanin để bảo vệ da chống cháy nắng, thì tuyến yên của bạn nghĩ rằng bên ngoài đang tối trời, do đó nó giảm sản sinh đáng kể việc sản xuất hoóc môn kích thích tế bào melanin. Hệ quả là, da bạn sản sinh ít melanin hơn, khiến cho nó ít được bảo vệ hơn và dễ tổn thương hơn.
Khả năng tổn thương da tăng rõ rệt dường như là do ánh nắng mặt trời (nhưng thực ra là do đeo kính râm) đã bị ngành kem dưỡng da và ung thư lợi dụng. Nguyên nhân chính ngành da liễu quảng cáo sản phẩm kem chống nắng là vì nó được những nhà sản xuất kem chống nắng tài trợ rất nhiều.
Cũng nên lưu ý ở đây là ngành y dược bao gồm các tập đoàn lớn có mục tiêu chính là kiếm tiền. Là những công ty đại chúng, họ chỉ trung thành với các cổ đông của mình. Ví dụ, các công ty dược chắc chắn chỉ điều chế và sản xuất những loại thuốc tạm thời giảm nhẹ hoặc trấn áp các triệu chứng của bệnh, chứ không bao giờ thực sự chữa hẳn bệnh. Trên thực tế, chính sách được viết bằng văn bản của họ là gạt đi những đề nghị của các nhà nghiên cứu độc lập đã phát hiện ra các phương thuốc chữa trị rất hiệu nghiệm cho những bệnh như eczema, tiểu đường và ung thư. Để việc kinh doanh này phát triển thịnh vượng và giàu có bền lâu, các ông lớn dược phẩm phải đảm bảo sản phẩm của họ sinh ra các tác dụng phụ đủ độc hại cho bệnh nhân. Tất nhiên, các rối loạn do thuốc sẽ tạo nhu cầu cần nhiều xét nghiệm và điều trị y tế hơn, do đó làm lợi cho cả ngành y. Có cả một kho thuốc mới được kê để trị tác dụng phụ do các thuốc được kê trước đó gây ra.
Trong vấn đề ánh nắng được bàn đến ở trên, nhờ tuyên truyền về những nguy hiểm của ánh nắng và quảng bá cho việc sử dụng kính râm và kem chống nắng mà ngành y/dược đã chắc chắn một điều là số lượng ung thư da cùng vô vàn vấn đề sức khỏe khác sẽ tăng. Do đó họ đề xuất những phương pháp điều trị hợp lý chống lại những bệnh tật này, mà rồi những phương pháp điều trị này sẽ dẫn tới sự leo thang tiếp theo của chính những loại bệnh ấy. Những chiêu trò đánh vào tâm lý này được ngành y dược thuộc lòng và áp dụng cho hầu như mọi cái gọi là bệnh tật. Kết quả là gần như bất cứ ai ở Hoa Kỳ cũng đã hoặc sẽ có một hoặc vài chứng bệnh nghiêm trọng ở giai đoạn nào đó trong đời. Cái gì đó vô hại như kính râm hay kem chống nắng đã tạo ra một thảm họa sức khỏe trên quy mô chưa từng tưởng tượng được.
Như cây bút mảng y tế của trang web NaturalNews đưa tin, một nghiên cứu của CDCP đã chỉ ra 97% người Mỹ nhiễm hóa chất cực kỳ độc hại ở kem chống nắng là oxybenzone. Hóa chất này được tìm thấy trong gần 600 sản phẩm kem chống nắng, trong đó có cả kem dành cho trẻ em. Hầu hết các kem chống nắng cũng đều chứa avobenzone để có sức bảo vệ trên phổ rộng trước tia tử ngoại A (UV-A) bước sóng dài và bước sóng ngắn mà người ta nhầm tưởng là thủ phạm chính gây ra tổn hại da lâu dài.1 Hầu hết các kem chống nắng đều chứa một mớ hổ lốn gồm hàng chục hoặc hơn các hương liệu thúc đẩy ung thư và vô vàn chất tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nhiều chất trong số những hóa chất sinh ung thư này dễ thẩm thấu qua da, là nguyên nhân chủ yếu khiến người dùng cảm thấy không hài lòng và tiếp tục bôi thêm kem chống nắng để bảo vệ làn da họ. (Kem chống nắng có nhiều dạng như nước thơm, kem, dầu, kem mỡ, lăn, gel/thạch, xịt, dung dịch và miếng tẩm).

1 Xem chi tiết về việc ngăn chặn một phần hoặc tất cả các tia tử ngoại dẫn đến tổn hại cho mô da ở sâu hơn như thế nào trong Heal Yourself with Sunlight hoặc chương 8 của cuốn Timeless Secrets of Health & Rejuvenation (TG).

Các nhà sản xuất những mặt hàng này tuyên bố rằng hầu hết các hóa chất nguy hiểm đều bị hóa giải dưới ánh nắng mặt trời và do đó an toàn cho người dùng, một tuyên bố không thể sai hơn bởi lẽ hầu như người nào ở Mỹ cũng đều bị nhiễm hóa chất từ kem chống nắng (theo Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ). Đặc biệt, avobenzone, butyl-methyoxydibenzoylmethane và oxybenzone thấm vào da rất nhanh. Những hóa chất khác có trong kem chống nắng bao gồm dixoybenzone, PABA1 và PABA ester, etyl dihydroxy propyl PABA, glyceryl PABA, axit p-aminobenzoic, padimate-0 hoặc octyl dimethyl PABA, các cinnamate (cinoxate, ethylhexyl p-methoxycinnamate, octocrylene, octyl methoxycinnamate), salicylate (ethylhexyl salicylate, homosalate, octyl salicylate), digalloyl trioleate và menthyl anthranilate. Gần như là hoàn toàn không có bất cứ một cuộc kiểm nghiệm thích hợp nào về độ an toàn của những hóa chất này. Mỹ phẩm cũng chứa chúng, và cơ thể thấm hút chúng như một miếng bọt biển.

1 Viết tắt của para-aminobenzoic acid, một loại axit (BBT).

Nhiều kem chống nắng chứa hóa chất được đắp lên người có tác dụng sinh gốc tự do rất mạnh, mà người ta tin rằng đó là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư. Nói cho rõ ràng thì trong khi các gốc tự do của chính cơ thể hoạt động đồng bộ với nhu cầu liên tục xử lý tình trạng suy thoái hao mòn và chuyển hóa của các tế bào, cũng như thải độc, thì việc cơ thể tiếp xúc với một lượng lớn các hóa chất độc hại như thế sẽ gây ra những tổn hại ôxy hóa nghiêm trọng ở tế bào. Các nhà khoa học sử dụng những hóa chất đó để bắt đầu các phản ứng gốc tự do trong quá trình tổng hợp hóa chất. Những hóa chất này nguy hiểm đến nỗi những người làm việc với chúng trong phòng thí nghiệm phải bảo vệ da mình hết sức cẩn thận. Khi kết hợp với các hóa chất khác và tiếp xúc với tia tử ngoại, chúng sinh ra một lượng dồi dào gốc tự do cần thiết để có các phản ứng hóa học mong muốn. Tuy nhiên, những phản ứng như thế trên da chắc chắn không phải thứ chúng ta mong muốn.
Một nghiên cứu quan trọng đã tìm hiểu khả năng tăng nguy cơ ung thư hắc tố của kem chống nắng. Nhóm nghiên cứu này đã nhận ra rằng trên toàn thế giới, ở một số nước mà các cơ quan y tế và các ngành dược phẩm và hóa chất cổ súy kem chống nắng rầm rộ thì các ca u hắc tố tăng nhiều nhất. Năm 1992 Queensland (ức) có tỷ lệ ung thư hắc tố mới mắc trên đầu người cao hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nghiên cứu này đã được đăng trên American Journal of Public Health, tập 82, số 4, ra tháng 4-1992, trang 614-615.

Câu hỏi tại sao tỷ lệ ung thư da mới mắc lại tăng quá rõ rệt như thế kể từ khi kem chống nắng được quảng cáo rộng rãi đáng lẽ phải phất lên lá cờ đỏ cảnh báo đối với người tiêu dùng. Thế nhưng, họ lại càng bôi trát những hóa chất nguy hại này lên da mình thậm chí còn nhiều hơn nữa. Truyền thông đại chúng (chủ yếu được các ông lớn dược phẩm chi tiền) đã đảm bảo làm sao cho người dân không hay biết gì về những nghiên cứu quan trọng như những nghiên cứu dưới đây.
Bác sĩ Gordon Ainsleigh ở California đã phát hiện ra rằng số ung thư * quan sát được tăng 17% từ năm 1981 đến năm 1992 có thể là kết quả của việc rộ mốt dùng kem chống nắng suốt thập kỷ qua.1 Theo một vài nghiên cứu, những người đàn ông thường xuyên bôi kem chống nắng có tỷ lệ ung thư hắc tố cao hơn, và ở phụ nữ thì tỷ lệ ung thư tế bào đáy (một loại ung thư da) cao hơn.2

1Ainsleigh, H. Gordon. Beneficial effects of sun exposure on cancer mortality (Lợi ích của việc phơi náng đối với tử vong do ung thư). Preventive Medicine, tập 22, tháng 2-1993, trang 132-140.
2 Journal ofthe National Cancer Institute, tập 86, số 10, ngày 18-5-1994, trang 798-801; International Journal of Alternative & Complementary Medicine, 1994; 12(12): 17-19.


Lập luận trọng tâm nhất mà ngành y sử dụng để ủng hộ việc dùng kem chống nắng là theo họ chúng ngăn ung thư da vì chúng ngăn cháy nắng, ngụ ý là cháy nắng gây ung thư da. Nhưng mối quan hệ giữa hai hiện tượng này phần nhiều là tương quan chứ chẳng phải nhân quả. Có thêm nhiều nghiên cứu ở Anh và Úc thực sự đã phát hiện ra tỷ lệ ung thư da ở những người hầu như không ra khỏi nhà cao hơn nhiều so với những người hầu như sống ngoài trời.
Như các bác sĩ Cedric và Frank Garland tại Đại học California đã chỉ ra, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc kem chống nắng ngăn ngừa ung thư hắc tố hoặc ung thư tế bào đáy ở người [Garland, C. F., và đồng sự, “Could sunscreens increase melanoma risk?” (Kem chống nắng tăng nguy cơ ung thư hắc tố?) American Journal of Public Health, 1992; 82(4): 614-615]. Theo các bác sĩ nhà Garland, bôi kem chống nắng ngày càng nhiều chính là nguyên nhân chính dẫn đến “nạn dịch” ung thư da. Nghiên cứu của các bác sĩ Mike Brown (Kate Law của Chiến dịch nghiên cứu ung thư) và Philippe Autier (Viện Ung thư học châu Âu - ở Milan) đã báo cáo rằng trẻ em dùng kem chống nắng trong các kỳ nghỉ, trở về có nhiều nốt ruồi hơn - đó có thể là dấu hiệu tăng nguy cơ ung thư da. Dù kem chống nắng có tăng hay không tăng nguy cơ ung thư da, thì ít nhất cũng có bằng chứng áp đảo cho rằng kem chống nắng không ngăn ngừa ung thư da.
Tháng 2-1998, nhà dịch tễ học Marianne Berwick công tác tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering ở New York đã trình bày một phân tích dữ liệu vô cùng kỹ lưỡng về việc sử dụng kem chống nắng và ung thư da trong hội nghị thường niên của Hiệp hội vì sự Phát triển của Khoa học Mỹ (American Association for the Advancement of Science). Bà kết luận kem chống nắng có thể không ngăn ngừa được ung thư da, trong đó có ung thư hắc tố. Theo bà, “chúng ta không thể chắc chắn liệu kem chống nắng có bảo vệ da chống ung thư hay không. Sau khi kiểm nghiệm dữ liệu dịch tễ hiện có và thực hiện nghiên cứu bệnh-chứng dựa trên dân số, chúng tôi không tìm thấy mối quan hệ nào giữa việc sử dụng kem chống nắng ở bất cứ độ tuổi nào và sự phát triển ung thư hắc tố cả.”
Bác sĩ Berwick kết luận, mặc dù kem chống nắng có ngăn được cháy nắng, nhưng cháy nắng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư. Bà lập luận rằng nếu có ai bị ung thư hắc tố, thì có thể là do họ có tính nhạy cảm di truyền và dễ phát sinh ung thư da bất kể tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều hay ít hay dùng kem chống nắng bảo vệ thế nào chẳng nữa.1 Bác sĩ Benvick phản đối lời khuyên phổ biến là hãy dùng kem chống nắng bất cứ khi nào ở ngoài trời.

1 Để biết thêm chi tiết về các yếu tố có thể có liên quan đến ung thư da, xem Heal Yourself with Sunlight hoặc Timeless Secrets of Health & Rejuvenation (TG).

Nghiên cứu trước đây của bác sĩ Berwick (1996) đã phát hiện không có mối quan hệ nào giữa tiền sử da cháy nắng và sự phát triển ung thư hắc tố.
Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), chủ yếu được các công ty sản xuất kem chống nắng và sản phẩm chăm sóc da cấp kinh phí, tất nhiên đã chỉ trích quyết liệt nghiên cứu của bác sĩ Berwick và gọi bà là một “nhà khoa học vùi đầu vào các con số”. Nhưng vùi đầu vào số liệu chẳng phải là công việc của các nhà khoa học hay sao, tôi đoán chừng thế.
Giờ thì hãy trở lại với tác động thực sự của kem chống nắng. Có lẽ chúng gây ra không chỉ ung thư hắc tố, mà còn nhiều loại ung thư và rối loạn chức năng khác nữa. Đáng sợ nhất là nhiều hóa chất sử dụng phổ biến trong kem chống nắng có tác dụng như estrogen1, có thể tác động nghiêm trọng đến sự phát triển giới tính ở trẻ và hoạt động tình dục ở người lớn, đồng thời gia tăng nguy cơ ung thư. Để cho cơ thể mình chịu tác động của các hóa chất có khả năng làm mất cân bằng hoóc môn thì nói nhẹ ra cũng là đặt sức khỏe của bạn trước nguy cơ lớn.

1 Hoóc môn giới tính nữ (BBT).

Chỉ mất tất cả có 30 giây để da hấp thụ vào máu bất cứ thứ gì được bôi lên nó. Tất nhiên, ngành sản xuất kem chống nắng lờ đi không thông báo cho bạn biết rằng thoa hay uống nước dưỡng da thì cũng không khác nhau mấy, ngoại trừ việc uống vào thì ít nguy hại hơn nhiều vì hệ tiêu hóa của bạn sẽ lọc bỏ hầu hết các chất độc. Da không có lựa chọn nào khác ngoài việc tống mớ hổ lốn chất sinh ung thư này vào ngay hệ tuần hoàn, và từ đó chúng đi vào gan, thận, tim và não. Tôi sẽ để cho bạn tưởng tượng một cuộc tấn công của mớ hóa chất như vậy đối với các cơ quan tối quan trọng ấy sẽ như thế nào.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 04 Nov 2023

Tác nhân vitammin D


Các tác nhân kính râm và kem chống nắng nằm trong số những sản phẩm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe vì chúng ngăn da hấp thụ tia tử ngoại trong khi cơ thể rất cần những tia đó để sản xuất vitamin D. Bên cạnh việc cản trở mắt và da có được sự tiếp xúc thiết yếu với những tia mặt trời, việc đeo kính râm và bôi kem chống nắng chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc nạn thiếu hụt triền miên vitamin D lan rộng đến 80% dân Mỹ. Thiếu vitamin D đi kèm với trầm cảm, ung thu tuyến tiền liệt, ung thư *, loãng xương và gần như mọi chứng rối loạn thoái hóa khác. Trong một tuyên bố của Phòng khám Mayo Clinic, “người già, những người ít khi ra ngoài trời và thường xuyên bôi kem chống nắng, có thể có nguy cơ thiếu vitamin D.”1 Thiếu vitamin D thường xuyên đi kèm với các bệnh về xương và gãy, rạn xương. Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao quá nhiều người già bị các chứng rối loạn thoái hóa xương đến thế?

1 http://www.mayoclinic.org/drugs-supplem ... g-20070255

Các phát hiện trong nghiên cứu (đăng ở Archives of InternalMeddicine, ngày 9-6-2008; 168(11):1174-1180) đã gia nhập khối bằng chứng ngày càng lớn mạnh chứng minh rằng mức vitamin D đủ cho cơ thể, là lượng có thể thu được bằng cách dành trung bình 20 phút mỗi ngày ngoài nắng (những người da sẫm có thể cần một tiếng hoặc hơn), là điều tối cần thiết để giữ gìn sức khỏe. Đàn ông thiếu vitamin D có nguy cơ đau tim hoặc tử vong gấp đôi so với bình thường ngay cả khi những yếu tố nguy cơ khác có thể có như huyết áp cao, béo phì và mỡ máu cao đã được loại bỏ. Người dân ở các nước bắc bán cầu (ít ánh nắng hơn và mức vitamin D thấp hơn) có tỷ lệ mắc mới bệnh tim cao hơn người dân ở nam bán cầu đầy nắng. Thêm nữa, vào những tháng mùa đông u ám, có nhiều ca đau tim xảy ra hơn. Đã thế, mức vitamin D thấp cho thấy sự gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường và chết do ung thư v_ú.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu ung thư của Đức Deutsches Krebsforschungszentrum (DKFZ), hợp tác với các nhà khoa học ở các bệnh viện thuộc Đại học tại Eppendorf thuộc Hamburg, đã đưa ra bằng chứng rõ ràng cho việc phụ nữ mãn kinh có mức vitamin D thấp trong máu gia tăng nguy cơ ung thư * rất lớn. Nghiên cứu được công bố vào tháng 4-2008 và đăng trên tạp chí y học Carcinogenesis. Trong số những hiệu ứng ức chế ung thư khác, vitamin D, được tạo thành nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm tăng sự tự phá hủy của các tế bào đột biến và giảm khả năng lan rộng cũng như tái sinh của tế bào ung thư.
Phơi nắng có thể giúp bạn chống được những 16 loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư tuyến tụy, phổi, *, buồng trứng, tuyến tiền liệt và đại tràng. Nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tới 60%. Mặt khác, thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kéo theo thiếu vitamin D đã giết chết hơn một triệu người mỗi năm.
Chẳng phải trùng hợp khi mà tỷ lệ ung thư lại thấp nhất ở các nước gần xích đạo, nơi người dân tiếp xúc đủ nắng - một thực tế đã được biết đến và xác minh từ thập niên 1940. Nghiên cứu sau đó đã khẳng định mạnh mẽ rằng mức vitamin D trong máu ở khoảng từ 50 đến 80 ng/ml có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Phơi nắng thường xuyên, không che chắn là việc làm quan trọng để đảm bảo đủ lượng vitamin D trong cơ thể. Ở những nơi có khí hậu lạnh giá và trong những tháng mùa đông, thực phẩm bổ sung cũng có ích cho sức khỏe.
Nếu đem so sánh thì mối nguy hại từ việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời rất thấp. Kiểu ung thư da nguy hiểm nhất là ung thư hắc tố, thường xuất hiện ở những chỗ trên da mà ánh mặt trời khó lòng chiếu đến. Nếu bạn có cơ hội bảo vệ tối ưu, hãy phơi toàn bộ cơ thể ra ánh nắng, kể cả những phần nhạy cảm.
Xà phòng làm từ cây bông tai (milkweed soap) là một phương thuốc tự nhiên nổi tiếng khác để điều trị các loại u cục trên da. Bạn chỉ cần lấy một cây bông tai, ngắt lá, bôi nhựa trắng sữa lên da. Tránh dây vào mắt vì nó có thể gây nhức buốt và có khả năng tổn hại đến giác mạc.

Vui khỏe và khỏe mạnh với serotonin


Nếu bạn chủ yếu ở trong nhà - ngăn cách hẳn với tia tử ngoại và những tia có tác dụng chữa lành khác của mặt trời - thì bạn sẽ gặp phải thách thức cực lớn cả về thể chất, trí tuệ lẫn cảm xúc. Rốt cuộc, tất cả các hoóc môn trong cơ thể đều được điều tiết bởi nhịp sinh học ngày đêm (chu kỳ ngày và đêm). Chất dẫn truyền thần kinh mạnh mẽ và hoóc môn đường ruột serotonin hoạt động gắn liền với chuyển động của mặt trời so với Trái đất. Đỉnh điểm tiết ra chất đó là vào buổi trưa, khi cường độ mặt trời mạnh nhất.
Ở hệ thần kinh trung ương, serotonin đóng một vai trò quan trọng, làm chất dẫn truyền thần kinh (hoóc môn) trong việc điều biến nỗi giận dữ, chán chường, hung hăng, nhiệt độ cơ thể, tâm trạng, giấc ngủ, tình dục, khẩu vị và hoạt động trao đổi chất. Đường tiêu hóa chứa khoảng 90% toàn bộ serotonin của cơ thể, chúng chịu trách nhiệm cân bằng hoạt động tiêu hóa. Trong máu, nơi tích trữ chính là ở các tiểu cầu. Tiểu cầu thu thập serotonin để điều hòa sự co mạch sau thương tổn. Nghiên cứu cho rằng serotonin đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo gan và có tác dụng như một chất mitogen (thúc đẩy tế bào phân chia) trong khắp cơ thể. Không thúc đẩy được phân bào chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, nghiên cứu của Italia trên chuột được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử châu Âu ở Monterotondo, Italia, đã phát hiện ra rằng việc serotonin phát tín hiệu khiếm khuyết trong não có thể chính là nguyên nhân gốc rễ của hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS). Điều này nghe rất hợp lý. Trẻ sơ sinh được giữ trong phòng thiếu ánh sáng mặt trời và hiếm khi được ra ngoài nên thiếu vitamin D (không được cung cấp qua đường sữa mẹ) nên sinh ra rất ít hoặc không có một chút serotonin nào.
Trên toàn thế giới, số trẻ chết vì SIDS trong năm đầu đời nhiều hơn số chết vì ung thư, đau tim, viêm phổi, bạo hành, u xơ nang và loạn dưỡng cơ cộng lại. Nghiên cứu của Italia cho thấy chuột thí nghiệm bị giảm nhịp tim và các triệu chứng SIDS khác, và có nhiều con chết khi còn non. Trong tạp chí Science số ra ngày 4-7-2008, các nhà khoa học cho rằng thân não động vật có nhiệm vụ kiểm soát nhịp tim và nhịp thở, nên mức serotonin thấp trong thân não có thể gây đột tử. Vì serotonin ở chuột cũng kiểm soát chức năng ấy như ở người, nên các nhà nghiên cứu tin rằng hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu hiện tại về serotonin có ý nghĩa rộng khắp. Bất cứ sự mất cân bằng mức serotonin lâu dài nào trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới những hoạt động cơ bản của cơ thể. Mặc dù hoa quả và rau củ chứa serotonin, nhưng để tiêu hóa chúng bạn cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa tuân theo thời khóa biểu của riêng chúng, do chu kỳ serotonin kiểm soát.1 Chu kỳ serotonin, đến lượt mình, lại tuân theo nhịp sinh học ngày đêm. Do đó, ánh nắng mặt trời trở thành nhân tố duy trì mạnh mẽ nhất và tự nhiên cho sự sống và sức khỏe. Ánh nắng mặt trời là thứ thuốc tinh khiết và miễn phí.

1 Xem thêm chi tiết trong chương 5 của cuốn Timeless secrets of health & Rejuvenation (TG).

Cảnh báo:
Chuẩn bị để tránh phơi nắng không cần thiết hoặc kéo dài, đặc biệt vào buổi trưa ở nơi khí hậu rất nóng, cũng như quần áo, kính râm và kem chống nắng che chắn. Nhiều thuốc, như LIPITOR®/atorvastatin, belladonna, íurosemide, quinine, tetracycline và doxycycline có thể khiến mắt và da bạn nhạy cảm với ánh nắng. Thuốc men, chất kích thích như caffein, nicotin và adrenalin, cũng như các chất gây nghiện tiêu khiển khác như cocain và heroin có thể làm giãn con ngươi, do đó cho phép nhiều ánh sáng quá mức đi vào trong mắt. Tác dụng phụ này có thể dẫn tới việc sử dụng kính râm không thích hợp.
Thực phẩm có tính tạo axít cao, trong đó có thịt, trứng, pho mát, thức ăn rán và đường, có thể cũng khiến mắt và da bạn dễ bị tổn thương trước ánh nắng. Do đó rất có thể bạn sẽ thấy mình không bao giờ ra khỏi nhà mà không đeo kính râm. Tình huống còn nghiêm trọng hơn nữa khi bạn thấy mặt trời nguy hiểm đến nỗi bạn luôn tìm cách tránh né nó. Rút cục, không đủ ánh nắng, bạn sẽ thiếu vitamin D và serotonin, do đó tăng nguy cơ ung thư cùng nhiều bệnh khác.
Bạn cũng nên biết rằng hầu hết mỹ phẩm đều chứa hóa chất chặn tia tử ngoại. Trong số đó có kem dưỡng da mặt, phấn trang điểm, chất dưỡng ẩm, nước thơm và kem chống nhăn.
Nếu bạn cảm thấy nhất định phải bôi kem vì bạn không thể tránh được mặt trời giữa trưa chiếu rọi vào, thì hãy kiểm tra cẩn thận, đảm bảo là nó có các thành phần hầu hết là tự nhiên và hữu cơ. Dầu dừa, bơ hạt mỡ, hoặc lô hội cũng có thể đủ để bảo vệ bạn khỏi bị cháy nắng.

Các loại dược phẩm


Một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp lớn nhất của ung thư là các loại thuốc men. Hầu hết các thuốc là sự kết hợp của các hóa chất tổng hợp để bám vào các thụ thể của một tế bào nhằm kích thích hoặc trấn áp các đáp ứng cụ thể mà, vì lý do nào đó, nó không còn diễn ra một cách tự nhiên được nữa. Mặc dù việc can thiệp ở cấp độ tế bào này nghe có vẻ logic và đáng mong đợi, nhưng nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Thực ra nó ngăn không cho cơ thể phục hồi những đáp ứng tự nhiên của chính nó khi bạn cố gắng xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sức khỏe đang mắc phải. Sau một thời gian, cơ thể bạn không còn cách nào khác ngoài việc từ bỏ việc sinh sản ra các hóa chất tự nhiên của mình và trở nên phụ thuộc vào thuốc.
Chẳng hạn, hầu hết mọi người đều biết rằng có thể giảm cholesterol một cách tự nhiên nhờ duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Nhưng nhiều người từ chối làm thế và thay vào đó họ chuyển sang các thuốc dòng statin làm phương thuốc phòng ngừa để đối phó với vấn đề cholesterol của họ. Những thuốc này liên quan tới một loạt các vấn đề sức khỏe, trong đó có gia tăng nguy cơ tiểu đường, suy tim và huyết áp cao cũng như ngăn cơ thể tổng hợp vitamin D cho mình từ ánh nắng.
Dù các ông lớn ngành dược có nhồi nhét vào đầu bạn cái gì đi chăng nữa thì cơ thể vẫn thực sự cần cholesterol để thực hiện vô vàn các hoạt động, như tạo màng tế bào, hoóc môn và axít mật để tiêu hóa chất béo. Não cần nó để hình thành ký ức. Giờ thì hãy tự hỏi mình liệu có lý hay không khi sử dụng một loại thuốc có thể gây ra bệnh tim làm phương thuốc phòng ngừa bệnh tim?
Cứ cho rằng bạn từ chối duy trì mức cholesterol của mình một cách tự nhiên và quyết định uống thuốc statin làm biện pháp phòng ngừa. Thế nhưng, thuốc statin lại khiến bạn bị tiểu đường. Có vô khối thứ thuốc trên thị trường để giải quyết tiểu đường, đúng không nào? Nhưng nhiều thứ trong số đó, như metformin, sitagliptin và glipizide, có liên quan đến việc gây ra vài dạng ung thư, cũng như thiếu máu, chuột rút, mệt mỏi, mất trí nhớ và nhịp tim không đều. Những tác dụng phụ này cũng có thể gián tiếp góp phần phát triển ung thư và nên tránh bằng mọi giá.
Thuốc lợi tiểu được kê cho những bệnh như tăng huyết áp, suy tim và chứng phù nề khiến cơ thể bị mất nước, gây ra tình trạng thất thoát những vitamin và chất khoáng tối quan trọng, và làm đặc máu. Chúng cũng có thể gây tăng cân và trầm cảm. Tất cả những tác dụng phụ phổ biến và được biết rõ này đều có thể làm gia tăng khả năng ung thư sau này.
Một trong số nhiều thuốc nguy hiểm trực tiếp và gián tiếp khác trên thị trường dược là thuốc chống trầm cảm. Nhiều thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) gây rối loạn chu kỳ tương tác tự nhiên của quá trình sản sinh serotonin/melatonin trong cơ thể, đó là hai trong số hoóc môn mạnh nhất của cơ thể. Như đã đề cập lúc trước, serotonin1 gắn với tâm trạng tích cực, ăn uống ngon miệng, giấc ngủ, hoạt động co cơ và cảm giác no nê; còn melatonin, cùng với những thứ khác, là thuốc gây buồn ngủ, đưa cơ thể vào giấc ngủ sâu và tái tạo năng lượng.

1 Hầu hết mọi người đều tin rằng serotonin chỉ là một hoóc môn ở não. Tuy nhiên khoảng 90% tổng lượng serotonin trong cơ thể là nằm ở đường tiêu hóa, ở đây nó được sử dụng để điều tiết hoạt động tiêu hóa. Phần còn lại được tổng hợp ở hệ thần kinh trung ương và máu (TG).

Bằng cách ức chế việc phân giải serotonin trong cơ thể, những thuốc này làm gián đoạn chu trình melatonin và tác động đến cơn buồn ngủ. Như Nghiên cứu Sức khỏe Y tá đang tiến hành 2 cùng các nghiên cứu khác về ung thư đã chứng minh, mức melatonin trong máu thấp làm gia tăng nguy cơ ung thư rất lớn. Melatonin kiểm soát một gien có trách nhiệm thúc đẩy quá trình tế bào chết bình thường; melatonin thấp trong máu sẽ làm giảm hoạt động này của gien, do đó khiến tế bào sống lâu hơn rất nhiều so với vòng đời bình thường của nó. Những tế bào mất kiểm soát này sẽ trở thành ung thư.

2 Nghiên cứu Sức khỏe Y tá, được bác sĩ Frank Speizer tổ chức thực hiện năm 1976, và Nghiên cứu Sức khỏe Y tá II, được bác sĩ Walter Willett tổ chức thực hiện năm 1989, là hai trong số những nghiên cứu dịch tễ học dài hạn có tính xác định nhất được tiến hành về sức khỏe của phụ nữ cao tuổi. Nghiên cứu này theo dõi 121.700 nữ y tá từ giữa những năm 1970 để đánh giá các yếu tố nguy cơ của ung thư và các bệnh tim mạch (dẫn theo Wikipedia) (TG).

Làm gián đoạn chu trình hoạt động tự nhiên của melatonin trong cơ thể không phải là chuyện nhỏ. Trên thực tế, bản thân hoóc môn này có thể trở thành liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả. Có vô vàn nghiên cứu đã gợi ý là melatonin có thể chặn đứng sự phát triển của tế bào ung thư ngay tại chỗ và ngăn cản nó lan rộng. Ví dụ, trong một nghiên cứu liên quan đến dạng ung thư não glioblastoma (u nguyên bào thần kinh đệm), các bệnh nhân được điều trị bằng phóng xạ và melatonin, hoặc chỉ bằng phóng xạ. Khoảng 25% bệnh nhân có dùng melatonin vẫn sống sau một năm, trong khi tất cả các bệnh nhân được điều trị chỉ bằng phóng xạ đều chết. Một nghiên cứu tương tự của Italia về ung thư phổi tế bào nhỏ đã đưa ra những kết quả tương tự. Bên cạnh đó, còn có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nó có hiệu quả trong điều trị ung thư tụy.
Melatonin làm được điều này bằng rất nhiều cách khác nhau: thứ nhất, nó kích hoạt tế bào ung thư tự hủy diệt bản thân, cũng như trực tiếp giết chúng. Nó cũng ức chế sự phát triển của khối u, giảm viêm và chặn đứng tác động của estrogen đối với tế bào ung thư (đặc biệt quan trọng với các loại ung thư chịu sự tác động của hoóc môn như ung thư tử cung và ung thư *). Có lẽ điều quan trọng nhất là nó kích thích hệ miễn dịch.
Giới y học còn chờ đợi gì mà chưa chộp lấy melatonin? Có thể vì những thuốc trị ung thư phổ biến nhất hiện nay có giá lên đến 4.000 đô la mỗi tháng, trong khi bổ sung melatonin chỉ hết khoảng 11 đô la.
Các thuốc chống trầm cảm cản trở những hoạt động cơ bản nhất trong cơ thể, trong đó có hoạt động tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất ở tế bào. Ví dụ, thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến là paraoxetine (Paxil) có thể khiến người uống đột ngột cảm thấy đói ngấu hơn bình thường và ăn không biết no. Họ càng ăn nhiều, thì càng chắc chắn một điều là sẽ tăng cân và thành ra béo phì. Béo phì được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra hầu hết các vấn đề sức khỏe mạn tính, trong đó có bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Một số thuốc chống loạn thần phổ biến, như olanzapine (Zyprexa), có thể khiến người uống tăng thêm 15 cân chỉ trong một thời gian ngắn. Những thuốc này thúc đẩy dopamin, một hoóc môn gây cảm giác thèm ăn. Dòng thuốc này cũng làm giảm mức leptin, một protein ức chế sự ngon miệng. Nói cách khác, những người uống thuốc chống trầm cảm có thể phát triển một cảm giác ngon miệng mạnh một cách bất thường mà họ không thể nào kiểm soát được dù ăn nhiều hơn. Hãy nghĩ đến những rối loạn và xáo trộn mà điều này gây ra cho toàn bộ cơ thể, từ việc sản xuất thêm nhiều insulin và các dịch tiêu hóa, như axít clohyđric, mật và các enzyme đến việc phải loại bỏ một lượng chất thải độc hại ngày càng tăng. Chỉ riêng việc tiết insulin ngày càng nhiều cũng gia tăng nguy cơ ung thư.
Những thuốc khác, như liệu pháp thay thế hoóc môn (HRT) và thuốc ngừa thai dạng viên hoặc tiêm, làm tăng đến 70% cân nặng của người uống, một lần nữa gây rối loạn các hoạt động cơ bản của cơ thể. Chúng cũng gia tăng nguy cơ ung thư *. Nguy cơ này trong thời gian dùng thuốc hoóc môn tăng lên đáng kể, rồi giảm ngược trở lại mức ban đầu trong vòng khoảng năm năm sau khi người bệnh dừng uống hoóc môn. Đây là kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư của Đức ở Heidelberg và Bệnh viện đại học ở Hamberg-Eppendorí.
Ngoài ung thư *, uống HRT hoặc dùng thuốc tránh thai có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, chảy máu âm đạo, đột quỵ, chứng sa sút trí tuệ, vón cục máu, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và bệnh tim. Chúng cũng diệt vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, do đó ảnh thưởng đến việc hấp thụ vitamin B6 và kẽm. Thiếu hụt những chất dinh dưỡng này trong thời gian lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư, cũng như bệnh tim, chứng mất ngủ, mất trí nhớ và tâm trạng cáu bẳn. Tính đến tháng 6-2011, Bayer phải đối mặt với 25.000 đơn kiện vì trong các quảng cáo đã hạ thấp tính nguy hiểm của những tác dụng phụ kinh hoàng mà thuốc tránh thai bán đắt hàng nhất thế giới YAZ® gây ra. Hãy tưởng tượng mà xem, chỉ một viên thuốc nhỏ mỗi ngày cũng gây ra đau đớn và cái chết cho hàng triệu người trẻ tuổi.
Những thuốc tạo xương cũng khiến bạn tăng cân. Prednisone, cortisone và các steroid khác được sử dụng để điều trị hàng tá bệnh, trong đó có hen suyễn, bệnh luput và ung thư, thường gây tăng cân vì chúng kích thích sự ngon miệng và làm cơ thể bị tích nước. Steroid cũng tạo ra rối loạn nhiều không kém gì những bệnh chúng chữa trị, trong đó có ung thư gan, bệnh tim, trầm cảm, hung hăng nóng tính, rối loạn ăn uống, hạn chế phát triển chiều cao, nguy cơ nhiễm HIV, mụn trứng cá và hàng chục vấn đề khác nữa.
Tamoxifen là một loại thuốc phổ biến được kê để ngăn tái phát ung thư * ở phụ nữ. Thuốc này có thể gây tăng cân đến 12 kg, đủ để tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện các ung thư khác, bệnh tim và tiểu đường.
Nhiều người, bác sĩ cũng như bệnh nhân, xem khả năng can thiệp vào tế bào cơ thể của thuốc men hiện đại như là một kỳ tích y học. Nhưng kỳ tích này đem thêm sự hủy diệt đến cho thế giới hơn là phòng tránh hoặc quét sạch nó. Chúng ta đã tạo ra một cái vòng luẩn quẩn bất tận khi chữa trị những bệnh này để rồi lại gây ra bệnh khác, những bệnh mới đó lại cần chữa trị tiếp. Hệ thống tự duy trì mãi mãi của thế hệ bệnh tật này phần lớn là vì kỳ tích y học hứa hẹn sẽ mau chóng xóa bỏ các triệu chứng, đổi lại người bệnh phải chịu đau đớn và bệnh tật dài lâu, và có thể cả tử vong.
Tình trạng này đã đến mức mà ngay cả lãnh đạo các công ty thuốc cũng phải lên tiếng. Năm 2003, một lãnh đạo cấp cao của GlaxoSmithKline ở Anh là bác sĩ Allen Roses thừa nhận rằng chưa đến một nửa số bệnh nhân uống thuốc được kê thực sự nhận được hiệu quả từ chúng. Phân tích chốt hạ của ông ấy là 90% những thuốc này chỉ hiệu nghiệm cho khoảng 30% đến 50% bệnh nhân uống chúng - còn thua cả giả dược! Trong khi đó, giá cả của chúng tăng vọt lên đến 50% trong ba năm qua, từ 2,3 tỷ đô la một năm lên 7,2 tỷ đô la chi phí hằng năm của người đóng thuế.
Mặc dù gần một triệu người chết mỗi năm vì tác dụng phụ hoặc sai sót trong điều trị y tế, nhưng hầu hết mọi người đều khó có thể từ bỏ ảo vọng về một phương thuốc điều trị hiệu nghiệm khi các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ thông thái và chính phủ cùng các nhà sản xuất thuốc hứa hẹn quá thuyết phục về một sự chữa lành nhanh chóng khỏi triệu chứng bệnh tật của họ. Phải can đảm ghê gớm lắm, cũng như rất tin tưởng vào bản thân, vào trí tuệ bẩm sinh của cơ thể bạn và vào tự nhiên thì mới chữa lành được những gì chỉ có bạn mới có thể chữa được. Để chữa ung thư, toàn bộ con người bạn, trong đó có con người thể chất, tinh thần, cảm xúc và linh hồn, phải trở nên toàn vẹn, tổng hòa lần nữa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 04 Nov 2023

Tác nhân vitamin D


Các tác nhân kính râm và kem chống nắng nằm trong số những sản phẩm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe vì chúng ngăn da hấp thụ tia tử ngoại trong khi cơ thể rất cần những tia đó để sản xuất vitamin D. Bên cạnh việc cản trở mắt và da có được sự tiếp xúc thiết yếu với những tia mặt trời, việc đeo kính râm và bôi kem chống nắng chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc nạn thiếu hụt triền miên vitamin D lan rộng đến 80% dân Mỹ. Thiếu vitamin D đi kèm với trầm cảm, ung thu tuyến tiền liệt, ung thư *, loãng xương và gần như mọi chứng rối loạn thoái hóa khác. Trong một tuyên bố của Phòng khám Mayo Clinic, “người già, những người ít khi ra ngoài trời và thường xuyên bôi kem chống nắng, có thể có nguy cơ thiếu vitamin D.”1 Thiếu vitamin D thường xuyên đi kèm với các bệnh về xương và gãy, rạn xương. Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao quá nhiều người già bị các chứng rối loạn thoái hóa xương đến thế?

1 http://www.mayoclinic.org/drugs-supplem ... g-20070255

Các phát hiện trong nghiên cứu (đăng ở Archives of InternalMedicine, ngày 9-6-2008; 168(11):1174-1180) đã gia nhập khối bằng chứng ngày càng lớn mạnh chứng minh rằng mức vitamin D đủ cho cơ thể, là lượng có thể thu được bằng cách dành trung bình 20 phút mỗi ngày ngoài nắng (những người da sẫm có thể cần một tiếng hoặc hơn), là điều tối cần thiết để giữ gìn sức khỏe. Đàn ông thiếu vitamin D có nguy cơ đau tim hoặc tử vong gấp đôi so với bình thường ngay cả khi những yếu tố nguy cơ khác có thể có như huyết áp cao, béo phì và mỡ máu cao đã được loại bỏ. Người dân ở các nước bắc bán cầu (ít ánh nắng hơn và mức vitamin D thấp hơn) có tỷ lệ mắc mới bệnh tim cao hơn người dân ở nam bán cầu đầy nắng. Thêm nữa, vào những tháng mùa đông u ám, có nhiều ca đau tim xảy ra hơn. Đã thế, mức vitamin D thấp cho thấy sự gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường và chết do ung thư *.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu ung thư của Đức Deutsches Krebsforschungszentrum (DKFZ), hợp tác với các nhà khoa học ở các bệnh viện thuộc Đại học tại Eppendorf thuộc Hamburg, đã đưa ra bằng chứng rõ ràng cho việc phụ nữ mãn kinh có mức vitamin D thấp trong máu gia tăng nguy cơ ung thư * rất lớn. Nghiên cứu được công bố vào tháng 4-2008 và đăng trên tạp chí y học Carcinogenesis. Trong số những hiệu ứng ức chế ung thư khác, vitamin D, được tạo thành nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm tăng sự tự phá hủy của các tế bào đột biến và giảm khả năng lan rộng cũng như tái sinh của tế bào ung thư.
Phơi nắng có thể giúp bạn chống được những 16 loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư tuyến tụy, phổi, *, buồng trứng, tuyến tiền liệt và đại tràng. Nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tới 60%. Mặt khác, thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kéo theo thiếu vitamin D đã giết chết hơn một triệu người mỗi năm.
Chẳng phải trùng hợp khi mà tỷ lệ ung thư lại thấp nhất ở các nước gần xích đạo, nơi người dân tiếp xúc đủ nắng - một thực tế đã được biết đến và xác minh từ thập niên 1940. Nghiên cứu sau đó đã khẳng định mạnh mẽ rằng mức vitamin D trong máu ở khoảng từ 50 đến 80 ng/ml có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Phơi nắng thường xuyên, không che chắn là việc làm quan trọng để đảm bảo đủ lượng vitamin D trong cơ thể. Ở những nơi có khí hậu lạnh giá và trong những tháng mùa đông, thực phẩm bổ sung cũng có ích cho sức khỏe.
Nếu đem so sánh thì mối nguy hại từ việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời rất thấp. Kiểu ung thư da nguy hiểm nhất là ung thư hắc tố, thường xuất hiện ở những chỗ trên da mà ánh mặt trời khó lòng chiếu đến. Nếu bạn có cơ hội bảo vệ tối ưu, hãy phơi toàn bộ cơ thể ra ánh nắng, kể cả những phần nhạy cảm.
Xà phòng làm từ cây bông tai (milkweed soap) là một phương thuốc tự nhiên nổi tiếng khác để điều trị các loại u cục trên da. Bạn chỉ cần lấy một cây bông tai, ngắt lá, bôi nhựa trắng sữa lên da. Tránh dây vào mắt vì nó có thể gây nhức buốt và có khả năng tổn hại đến giác mạc.

Vui khỏe và khỏe mạnh với serotonin

Nếu bạn chủ yếu ở trong nhà - ngăn cách hẳn với tia tử ngoại và những tia có tác dụng chữa lành khác của mặt trời - thì bạn sẽ gặp phải thách thức cực lớn cả về thể chất, trí tuệ lẫn cảm xúc. Rốt cuộc, tất cả các hoóc môn trong cơ thể đều được điều tiết bởi nhịp sinh học ngày đêm (chu kỳ ngày và đêm). Chất dẫn truyền thần kinh mạnh mẽ và hoóc môn đường ruột serotonin hoạt động gắn liền với chuyển động của mặt trời so với Trái đất. Đỉnh điểm tiết ra chất đó là vào buổi trưa, khi cường độ mặt trời mạnh nhất.
Ở hệ thần kinh trung ương, serotonin đóng một vai trò quan trọng, làm chất dẫn truyền thần kinh (hoóc môn) trong việc điều biến nỗi giận dữ, chán chường, hung hăng, nhiệt độ cơ thể, tâm trạng, giấc ngủ, tình dục, khẩu vị và hoạt động trao đổi chất. Đường tiêu hóa chứa khoảng 90% toàn bộ serotonin của cơ thể, chúng chịu trách nhiệm cân bằng hoạt động tiêu hóa. Trong máu, nơi tích trữ chính là ở các tiểu cầu. Tiểu cầu thu thập serotonin để điều hòa sự co mạch sau thương tổn. Nghiên cứu cho rằng serotonin đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo gan và có tác dụng như một chất mitogen (thúc đẩy tế bào phân chia) trong khắp cơ thể. Không thúc đẩy được phân bào chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, nghiên cứu của Italia trên chuột được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử châu Âu ở Monterotondo, Italia, đã phát hiện ra rằng việc serotonin phát tín hiệu khiếm khuyết trong não có thể chính là nguyên nhân gốc rễ của hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS). Điều này nghe rất hợp lý. Trẻ sơ sinh được giữ trong phòng thiếu ánh sáng mặt trời và hiếm khi được ra ngoài nên thiếu vitamin D (không được cung cấp qua đường sữa mẹ) nên sinh ra rất ít hoặc không có một chút serotonin nào.
Trên toàn thế giới, số trẻ chết vì SIDS trong năm đầu đời nhiều hơn số chết vì ung thư, đau tim, viêm phổi, bạo hành, u xơ nang và loạn dưỡng cơ cộng lại. Nghiên cứu của Italia cho thấy chuột thí nghiệm bị giảm nhịp tim và các triệu chứng SIDS khác, và có nhiều con chết khi còn non. Trong tạp chí Science số ra ngày 4-7-2008, các nhà khoa học cho rằng thân não động vật có nhiệm vụ kiểm soát nhịp tim và nhịp thở, nên mức serotonin thấp trong thân não có thể gây đột tử. Vì serotonin ở chuột cũng kiểm soát chức năng ấy như ở người, nên các nhà nghiên cứu tin rằng hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu hiện tại về serotonin có ý nghĩa rộng khắp. Bất cứ sự mất cân bằng mức serotonin lâu dài nào trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới những hoạt động cơ bản của cơ thể. Mặc dù hoa quả và rau củ chứa serotonin, nhưng để tiêu hóa chúng bạn cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa tuân theo thời khóa biểu của riêng chúng, do chu kỳ serotonin kiểm soát.1 Chu kỳ serotonin, đến lượt mình, lại tuân theo nhịp sinh học ngày đêm. Do đó, ánh nắng mặt trời trở thành nhân tố duy trì mạnh mẽ nhất và tự nhiên cho sự sống và sức khỏe. Ánh nắng mặt trời là thứ thuốc tinh khiết và miễn phí.

1 Xem thêm chi tiết trong chương 5 của cuốn Timeless secrets of health & Rejuvenation (TG).

Cảnh báo:
Chuẩn bị để tránh phơi nắng không cần thiết hoặc kéo dài, đặc biệt vào buổi trưa ở nơi khí hậu rất nóng, cũng như quần áo, kính râm và kem chống nắng che chắn. Nhiều thuốc, như LIPITOR®/atorvastatin, belladonna, íurosemide, quinine, tetracycline và doxycycline có thể khiến mắt và da bạn nhạy cảm với ánh nắng. Thuốc men, chất kích thích như caffein, nicotin và adrenalin, cũng như các chất gây nghiện tiêu khiển khác như cocain và heroin có thể làm giãn con ngươi, do đó cho phép nhiều ánh sáng quá mức đi vào trong mắt. Tác dụng phụ này có thể dẫn tới việc sử dụng kính râm không thích hợp.
Thực phẩm có tính tạo axít cao, trong đó có thịt, trứng, pho mát, thức ăn rán và đường, có thể cũng khiến mắt và da bạn dễ bị tổn thương trước ánh nắng. Do đó rất có thể bạn sẽ thấy mình không bao giờ ra khỏi nhà mà không đeo kính râm. Tình huống còn nghiêm trọng hơn nữa khi bạn thấy mặt trời nguy hiểm đến nỗi bạn luôn tìm cách tránh né nó. Rút cục, không đủ ánh nắng, bạn sẽ thiếu vitamin D và serotonin, do đó tăng nguy cơ ung thư cùng nhiều bệnh khác.
Bạn cũng nên biết rằng hầu hết mỹ phẩm đều chứa hóa chất chặn tia tử ngoại. Trong số đó có kem dưỡng da mặt, phấn trang điểm, chất dưỡng ẩm, nước thơm và kem chống nhăn.
Nếu bạn cảm thấy nhất định phải bôi kem vì bạn không thể tránh được mặt trời giữa trưa chiếu rọi vào, thì hãy kiểm tra cẩn thận, đảm bảo là nó có các thành phần hầu hết là tự nhiên và hữu cơ. Dầu dừa, bơ hạt mỡ, hoặc lô hội cũng có thể đủ để bảo vệ bạn khỏi bị cháy nắng.

Các loại dược phẩm


Một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp lớn nhất của ung thư là các loại thuốc men. Hầu hết các thuốc là sự kết hợp của các hóa chất tổng hợp để bám vào các thụ thể của một tế bào nhằm kích thích hoặc trấn áp các đáp ứng cụ thể mà, vì lý do nào đó, nó không còn diễn ra một cách tự nhiên được nữa. Mặc dù việc can thiệp ở cấp độ tế bào này nghe có vẻ logic và đáng mong đợi, nhưng nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Thực ra nó ngăn không cho cơ thể phục hồi những đáp ứng tự nhiên của chính nó khi bạn cố gắng xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sức khỏe đang mắc phải. Sau một thời gian, cơ thể bạn không còn cách nào khác ngoài việc từ bỏ việc sinh sản ra các hóa chất tự nhiên của mình và trở nên phụ thuộc vào thuốc.
Chẳng hạn, hầu hết mọi người đều biết rằng có thể giảm cholesterol một cách tự nhiên nhờ duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Nhưng nhiều người từ chối làm thế và thay vào đó họ chuyển sang các thuốc dòng statin làm phương thuốc phòng ngừa để đối phó với vấn đề cholesterol của họ. Những thuốc này liên quan tới một loạt các vấn đề sức khỏe, trong đó có gia tăng nguy cơ tiểu đường, suy tim và huyết áp cao cũng như ngăn cơ thể tổng hợp vitamin D cho mình từ ánh nắng.
Dù các ông lớn ngành dược có nhồi nhét vào đầu bạn cái gì đi chăng nữa thì cơ thể vẫn thực sự cần cholesterol để thực hiện vô vàn các hoạt động, như tạo màng tế bào, hoóc môn và axít mật để tiêu hóa chất béo. Não cần nó để hình thành ký ức. Giờ thì hãy tự hỏi mình liệu có lý hay không khi sử dụng một loại thuốc có thể gây ra bệnh tim làm phương thuốc phòng ngừa bệnh tim?
Cứ cho rằng bạn từ chối duy trì mức cholesterol của mình một cách tự nhiên và quyết định uống thuốc statin làm biện pháp phòng ngừa. Thế nhưng, thuốc statin lại khiến bạn bị tiểu đường. Có vô khối thứ thuốc trên thị trường để giải quyết tiểu đường, đúng không nào? Nhưng nhiều thứ trong số đó, như metformin, sitagliptin và glipizide, có liên quan đến việc gây ra vài dạng ung thư, cũng như thiếu máu, chuột rút, mệt mỏi, mất trí nhớ và nhịp tim không đều. Những tác dụng phụ này cũng có thể gián tiếp góp phần phát triển ung thư và nên tránh bằng mọi giá.
Thuốc lợi tiểu được kê cho những bệnh như tăng huyết áp, suy tim và chứng phù nề khiến cơ thể bị mất nước, gây ra tình trạng thất thoát những vitamin và chất khoáng tối quan trọng, và làm đặc máu. Chúng cũng có thể gây tăng cân và trầm cảm. Tất cả những tác dụng phụ phổ biến và được biết rõ này đều có thể làm gia tăng khả năng ung thư sau này.
Một trong số nhiều thuốc nguy hiểm trực tiếp và gián tiếp khác trên thị trường dược là thuốc chống trầm cảm. Nhiều thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) gây rối loạn chu kỳ tương tác tự nhiên của quá trình sản sinh serotonin/melatonin trong cơ thể, đó là hai trong số hoóc môn mạnh nhất của cơ thể. Như đã đề cập lúc trước, serotonin1 gắn với tâm trạng tích cực, ăn uống ngon miệng, giấc ngủ, hoạt động co cơ và cảm giác no nê; còn melatonin, cùng với những thứ khác, là thuốc gây buồn ngủ, đưa cơ thể vào giấc ngủ sâu và tái tạo năng lượng.

1 Hầu hết mọi người đều tin rằng serotonin chỉ là một hoóc môn ở não. Tuy nhiên khoảng 90% tổng lượng serotonin trong cơ thể là nằm ở đường tiêu hóa, ở đây nó được sử dụng để điều tiết hoạt động tiêu hóa. Phần còn lại được tổng hợp ở hệ thần kinh trung ương và máu (TG).

Bằng cách ức chế việc phân giải serotonin trong cơ thể, những thuốc này làm gián đoạn chu trình melatonin và tác động đến cơn buồn ngủ. Như Nghiên cứu Sức khỏe Y tá đang tiến hành 2 cùng các nghiên cứu khác về ung thư đã chứng minh, mức melatonin trong máu thấp làm gia tăng nguy cơ ung thư rất lớn. Melatonin kiểm soát một gien có trách nhiệm thúc đẩy quá trình tế bào chết bình thường; melatonin thấp trong máu sẽ làm giảm hoạt động này của gien, do đó khiến tế bào sống lâu hơn rất nhiều so với vòng đời bình thường của nó. Những tế bào mất kiểm soát này sẽ trở thành ung thư.

2 Nghiên cứu Sức khỏe Y tá, được bác sĩ Frank Speizer tổ chức thực hiện năm 1976, và Nghiên cứu Sức khỏe Y tá II, được bác sĩ Walter Willett tổ chức thực hiện năm 1989, là hai trong số những nghiên cứu dịch tễ học dài hạn có tính xác định nhất được tiến hành về sức khỏe của phụ nữ cao tuổi. Nghiên cứu này theo dõi 121.700 nữ y tá từ giữa những năm 1970 để đánh giá các yếu tố nguy cơ của ung thư và các bệnh tim mạch (dẫn theo Wikipedia) (TG).

Làm gián đoạn chu trình hoạt động tự nhiên của melatonin trong cơ thể không phải là chuyện nhỏ. Trên thực tế, bản thân hoóc môn này có thể trở thành liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả. Có vô vàn nghiên cứu đã gợi ý là melatonin có thể chặn đứng sự phát triển của tế bào ung thư ngay tại chỗ và ngăn cản nó lan rộng. Ví dụ, trong một nghiên cứu liên quan đến dạng ung thư não glioblastoma (u nguyên bào thần kinh đệm), các bệnh nhân được điều trị bằng phóng xạ và melatonin, hoặc chỉ bằng phóng xạ. Khoảng 25% bệnh nhân có dùng melatonin vẫn sống sau một năm, trong khi tất cả các bệnh nhân được điều trị chỉ bằng phóng xạ đều chết. Một nghiên cứu tương tự của Italia về ung thư phổi tế bào nhỏ đã đưa ra những kết quả tương tự. Bên cạnh đó, còn có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nó có hiệu quả trong điều trị ung thư tụy.
Melatonin làm được điều này bằng rất nhiều cách khác nhau: thứ nhất, nó kích hoạt tế bào ung thư tự hủy diệt bản thân, cũng như trực tiếp giết chúng. Nó cũng ức chế sự phát triển của khối u, giảm viêm và chặn đứng tác động của estrogen đối với tế bào ung thư (đặc biệt quan trọng với các loại ung thư chịu sự tác động của hoóc môn như ung thư tử cung và ung thư *). Có lẽ điều quan trọng nhất là nó kích thích hệ miễn dịch.
Giới y học còn chờ đợi gì mà chưa chộp lấy melatonin? Có thể vì những thuốc trị ung thư phổ biến nhất hiện nay có giá lên đến 4.000 đô la mỗi tháng, trong khi bổ sung melatonin chỉ hết khoảng 11 đô la.
Các thuốc chống trầm cảm cản trở những hoạt động cơ bản nhất trong cơ thể, trong đó có hoạt động tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất ở tế bào. Ví dụ, thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến là paraoxetine (Paxil) có thể khiến người uống đột ngột cảm thấy đói ngấu hơn bình thường và ăn không biết no. Họ càng ăn nhiều, thì càng chắc chắn một điều là sẽ tăng cân và thành ra béo phì. Béo phì được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra hầu hết các vấn đề sức khỏe mạn tính, trong đó có bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Một số thuốc chống loạn thần phổ biến, như olanzapine (Zyprexa), có thể khiến người uống tăng thêm 15 cân chỉ trong một thời gian ngắn. Những thuốc này thúc đẩy dopamin, một hoóc môn gây cảm giác thèm ăn. Dòng thuốc này cũng làm giảm mức leptin, một protein ức chế sự ngon miệng. Nói cách khác, những người uống thuốc chống trầm cảm có thể phát triển một cảm giác ngon miệng mạnh một cách bất thường mà họ không thể nào kiểm soát được dù ăn nhiều hơn. Hãy nghĩ đến những rối loạn và xáo trộn mà điều này gây ra cho toàn bộ cơ thể, từ việc sản xuất thêm nhiều insulin và các dịch tiêu hóa, như axít clohyđric, mật và các enzyme đến việc phải loại bỏ một lượng chất thải độc hại ngày càng tăng. Chỉ riêng việc tiết insulin ngày càng nhiều cũng gia tăng nguy cơ ung thư.
Những thuốc khác, như liệu pháp thay thế hoóc môn (HRT) và thuốc ngừa thai dạng viên hoặc tiêm, làm tăng đến 70% cân nặng của người uống, một lần nữa gây rối loạn các hoạt động cơ bản của cơ thể. Chúng cũng gia tăng nguy cơ ung thư *. Nguy cơ này trong thời gian dùng thuốc hoóc môn tăng lên đáng kể, rồi giảm ngược trở lại mức ban đầu trong vòng khoảng năm năm sau khi người bệnh dừng uống hoóc môn. Đây là kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư của Đức ở Heidelberg và Bệnh viện đại học ở Hamberg-Eppendorí.
Ngoài ung thư v_ú, uống HRT hoặc dùng thuốc tránh thai có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, chảy máu âm đạo, đột quỵ, chứng sa sút trí tuệ, vón cục máu, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và bệnh tim. Chúng cũng diệt vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, do đó ảnh thưởng đến việc hấp thụ vitamin B6 và kẽm. Thiếu hụt những chất dinh dưỡng này trong thời gian lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư, cũng như bệnh tim, chứng mất ngủ, mất trí nhớ và tâm trạng cáu bẳn. Tính đến tháng 6-2011, Bayer phải đối mặt với 25.000 đơn kiện vì trong các quảng cáo đã hạ thấp tính nguy hiểm của những tác dụng phụ kinh hoàng mà thuốc tránh thai bán đắt hàng nhất thế giới YAZ® gây ra. Hãy tưởng tượng mà xem, chỉ một viên thuốc nhỏ mỗi ngày cũng gây ra đau đớn và cái chết cho hàng triệu người trẻ tuổi.
Những thuốc tạo xương cũng khiến bạn tăng cân. Prednisone, cortisone và các steroid khác được sử dụng để điều trị hàng tá bệnh, trong đó có hen suyễn, bệnh luput và ung thư, thường gây tăng cân vì chúng kích thích sự ngon miệng và làm cơ thể bị tích nước. Steroid cũng tạo ra rối loạn nhiều không kém gì những bệnh chúng chữa trị, trong đó có ung thư gan, bệnh tim, trầm cảm, hung hăng nóng tính, rối loạn ăn uống, hạn chế phát triển chiều cao, nguy cơ nhiễm HIV, mụn trứng cá và hàng chục vấn đề khác nữa.
Tamoxifen là một loại thuốc phổ biến được kê để ngăn tái phát ung thư * ở phụ nữ. Thuốc này có thể gây tăng cân đến 12 kg, đủ để tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện các ung thư khác, bệnh tim và tiểu đường.
Nhiều người, bác sĩ cũng như bệnh nhân, xem khả năng can thiệp vào tế bào cơ thể của thuốc men hiện đại như là một kỳ tích y học. Nhưng kỳ tích này đem thêm sự hủy diệt đến cho thế giới hơn là phòng tránh hoặc quét sạch nó. Chúng ta đã tạo ra một cái vòng luẩn quẩn bất tận khi chữa trị những bệnh này để rồi lại gây ra bệnh khác, những bệnh mới đó lại cần chữa trị tiếp. Hệ thống tự duy trì mãi mãi của thế hệ bệnh tật này phần lớn là vì kỳ tích y học hứa hẹn sẽ mau chóng xóa bỏ các triệu chứng, đổi lại người bệnh phải chịu đau đớn và bệnh tật dài lâu, và có thể cả tử vong.
Tình trạng này đã đến mức mà ngay cả lãnh đạo các công ty thuốc cũng phải lên tiếng. Năm 2003, một lãnh đạo cấp cao của GlaxoSmithKline ở Anh là bác sĩ Allen Roses thừa nhận rằng chưa đến một nửa số bệnh nhân uống thuốc được kê thực sự nhận được hiệu quả từ chúng. Phân tích chốt hạ của ông ấy là 90% những thuốc này chỉ hiệu nghiệm cho khoảng 30% đến 50% bệnh nhân uống chúng - còn thua cả giả dược! Trong khi đó, giá cả của chúng tăng vọt lên đến 50% trong ba năm qua, từ 2,3 tỷ đô la một năm lên 7,2 tỷ đô la chi phí hằng năm của người đóng thuế.
Mặc dù gần một triệu người chết mỗi năm vì tác dụng phụ hoặc sai sót trong điều trị y tế, nhưng hầu hết mọi người đều khó có thể từ bỏ ảo vọng về một phương thuốc điều trị hiệu nghiệm khi các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ thông thái và chính phủ cùng các nhà sản xuất thuốc hứa hẹn quá thuyết phục về một sự chữa lành nhanh chóng khỏi triệu chứng bệnh tật của họ. Phải can đảm ghê gớm lắm, cũng như rất tin tưởng vào bản thân, vào trí tuệ bẩm sinh của cơ thể bạn và vào tự nhiên thì mới chữa lành được những gì chỉ có bạn mới có thể chữa được. Để chữa ung thư, toàn bộ con người bạn, trong đó có con người thể chất, tinh thần, cảm xúc và linh hồn, phải trở nên toàn vẹn, tổng hòa lần nữa.

Cẩn thận với những thuốc chống ung thư phổ biến hiện nay


Một trong những thuốc chống ung thư phổ biến nhất là AVASTIN® của công ty Genentech. Năm 2007, doanh thu thuốc bán ra cao ngất ngưởng là 3,5 tỷ đô la, trong đó 2,3 tỷ đô la bán ở Hoa Kỳ. Một đợt điều trị với Avastin có thể tốn đến 100.000 đô la mỗi năm. Nếu bán được tốt như thế, thì thuốc hẳn phải công hiệu lắm, hoặc ít nhất bạn có thể tin là thế. Tuy nhiên, khi đọc tuyên bố sau của Genentech (2008) trên website của họ,1 bạn có thể băn khoăn không biết vì lẽ gì nó lại được kê cho bệnh nhân: “Hiện tại, không có dữ liệu chứng tỏ có sự cải thiện về các triệu chứng liên quan đến bệnh hoặc gia tăng khả năng sống sót của các bệnh nhân ung thư v_ú dùng thuốc Avastin.”

1http://www.gene.com/media/press-releases/n687/2008-11-23/avastin-plus-com-monly-used-chemotherapie (TG).

Điều trị bằng Avastin có thể dẫn đến xuất hiện lỗ thủng đường tiêu hóa tiềm tàng nguy hiểm đến tính mạng, một biến chứng nguy hiểm chết người khi chữa vết thương, một ca xuất huyết tiềm tàng nguy hiểm đến tính mạng, hình thành đường rò, đột quỵ hoặc các vấn đề về tim (máu vón cục), các cơn tăng huyết áp (tăng huyết áp nghiêm trọng), hội chứng bệnh não chất trắng sau [posterior leukoencephalopathy syndrome] (nhiễu loạn hệ thần kinh và thị giác), giảm bạch cầu hạt trung tính (giảm lượng tế bào bạch cầu có thể làm tăng khả năng lây nhiễm), hội chứng thận hư (một dấu hiệu cho thấy suy thận nghiêm trọng), suy tim sung huyết và nhiều triệu chứng kỳ quái hoặc bệnh tật hiểm nghèo khác.
Do áp lực quá lớn, một ban tư vấn của FDA đã khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Avastin cho điều trị ung thư *, vì nó không đủ tác dụng thành ra lợi bất cập hại. Một đánh giá của FDA về thuốc này đã kết luận rằng Avastin không kéo dài thời gian sống của bệnh nhân là bao. Ngược lại, nó còn hại chết rất nhiều người.
Một bài báo được đăng trên tờ New York Times (ngày 5-7- 2008) đã dấy lên một số câu hỏi nhức nhối về loại thuốc này. Bài báo hỏi: “Nói rằng thuốc có tác dụng nghĩa là gì? Khối u phát triển chậm lại có là đủ không nếu tính mạng không được kéo dài hoặc cải thiện là bao? Nên có bao nhiêu bằng chứng trước khi đổ hàng tỷ đô la vào một loại thuốc? Và khi nào thì chi phí được coi là một nhân tố đưa vào phương trình này?” Tôi sẽ để một bệnh nhân ung thư trả lời câu hỏi đó:
Năm 2007,Jeanne Sther viết trên website Assertivepatient. com, lúc đó còn hoạt động:
“Cứ ba tuần một lần, lần nào cũng vào chiều thứ Năm, tôi lững thững đến trung tâm ung thư để điều trị ung thư giai đoạn cuối. Tôi củng uống Cytoxan, một thuốc hóa trị dạng viên, ngày nào cũng như ngày nào, cùng với một vốc thuốc khác để xử lý các tác dụng phụ trong điều trị ung thư - lo âu, huyết áp cao, trầm cảm có lúc, mất ngủ). Tổng chi phí cho mỗi đợt điều trị ở trung tâm này là hơn 300.000 đô la. Ba trăm nghìn đô la mỗi năm. Gần 30.000 đô la mỗi tháng để giữ cho tôi được sống...
Cả Herceptin lẫn Avastin đều của công ty Genetech Inc., một công ty ở Khu vực vịnh San Francisco. Các bạn đã làm rất tốt, tôi xin cảm ơn. Lý do chúng quá đắt là vì chúng là thuốc mới, mà chẳng có phiên bản thuốc hoạt chất (generic). Thế nên Genetech muốn lấy bao nhiêu tiền thì lấy cho những thứ thuốc cứu sống con người này, không có cạnh tranh gì hết.
Vì giá cao ngất ngưởng thế này, thế nào tôi cũng sẽ chạm kịch khung số tiền bảo hiểm sức khỏe cả đời của mình là 1 triệu đô la trước khi hết năm 2007.”


Cẩn thận với thuốc viêm khớp


Thuốc viêm khớp có gây ung thư? Đó là tiêu đề một bài báo được đăng trên New York Times, ngày 5-6-2008. Như bài báo nói, FDA đã nhận được báo cáo về 30 ca ung thư trẻ em và thanh niên được uống thuốc điều trị viêm thấp khớp, vảy nến, bệnh Crohn và các bệnh khác thuộc hệ miễn dịch. Các thuốc này bao gồm:
1. Enbrel do hai công ty Amgen và Wyeth phân phối
2. Remicade do hai công ty Johnson & Johnson và Schering-Plough phân phối
3. Humira do công ty Abbott Laboratories phân phối
4. Cimzia do công ty Bỉ UCB phân phối
Vì những thuốc này ức chế một phần hệ miễn dịch, nên đương nhiên là chúng góp phần tăng nguy cơ ung thư và các bệnh truyền nhiễm. Nhãn mác các thuốc này có cảnh báo về nguy cơ u bạch huyết, là ung thư của các tế bào thuộc hệ miễn dịch. Nguy cơ phát triển ung thư do uống thuốc viêm khớp cũng thường thấy ở người trưởng thành. Một nghiên cứu nhận thấy những người uống Humira hoặc Remicade để chữa viêm thấp khớp có tỷ lệ ung thư cao hơn 2,4 lần so với các nhóm đối chứng. Những loại ung thư phổ biến nhất do các thuốc này là u bạch huyết, ung thư da, ung thư hệ tiêu hóa, ung thư * và ung thư phổi. Bệnh lao phổi cũng được liệt kê là tác dụng phụ của thuốc. Vấn đề là thà sống với vảy nến hoặc viêm khớp còn hơn là chết vì bất cứ bệnh nào trong số những bệnh này.
Thế thì ai mới được lợi từ những loại thuốc này? Bạn có thể tự rút ra kết luận được rồi đấy. Một năm dùng Remicade hết khoảng 12.000 đô la. Doanh số cộng lại mà Remicade, Humira và Enbrel năm 2007 đổ vào túi tiền của những nhà sản xuất là 13 tỷ đô la. Bạn có thể dễ dàng chữa lành các nguyên nhân gây viêm khớp, bệnh Crohn và vảy nến bằng cách tẩy sạch gan, thận, và đại tràng, loại bỏ protein động vật ra khỏi chế độ ăn uống và ăn chay thực dưỡng, đồng thời duy trì lối sống điều độ cân bằng. Tôi đã bị viêm khớp dạng thấp hơn 35 năm trước, và khi biết nguyên nhân của nó, tôi đã chữa lành nhanh chóng mà không cần bất cứ phương tiện y học nào hỗ trợ. Tôi kêu gọi tất cả các bậc cha mẹ có con mắc chứng viêm khớp, bệnh Crohn và các chứng rối loạn tương tự, hãy bảo vệ con mình trước các phương pháp điều trị y học được tạo ra để hủy diệt cơ thể non trẻ đang phát triển của chúng. Thành công của những loại thuốc này chỉ được đo đếm bằng mức độ hủy diệt hoặc ức chế các triệu chứng mà thuốc đạt được, chứ không phải bằng sự chữa lành thực sự mà thuốc có thể tạo ra.

Cẩn thận với Aspirin và Tylenol


Có ai từng nghĩ rằng những viên aspirin vô hại mà hàng triệu người đã nuốt mỗi ngày, mỗi tuần, thực ra lại có thể gây ra một trong những chứng ung thư nghiêm trọng nhất? Một nghiên cứu của Bệnh viện Brigham and Women (Boston, bang Massachusetts) trên gần 90.000 phụ nữ, trải dài trong 18 năm, đã cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy tăng 58% khi những người tham gia uống hơn 2 viên aspirin mỗi tuần. Khi liều vượt quá 14 viên mỗi tuần, nguy cơ tăng 86%. Aspirin thậm chí còn liên quan đến rối loạn cương dương. Theo một bài báo nhan đề “Rối loạn cương dương liên quan đến aspirin và các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) khác” của Thomas H. Maugh II, LosAngeles Times (ngày 3-3-2011), sử dụng thuốc này hằng ngày sẽ đi kèm với việc tăng 22% khả năng rối loạn cương dương.
Một thuốc giảm đau khác bán không theo đơn là acetaminophen (hoạt chất trong Tylenol, cũng như trong các thuốc khác trong đó có Excedrin và Theraflu), đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư máu khi được uống đều đặn trong khoảng thời gian dài. Một nghiên cứu của trường đại học Washington đã phát hiện ra những cá nhân nào uống thuốc này ít nhất bốn ngày một tuần trong suốt bốn năm thì khả năng bị một loại ung thư máu nào đó tăng gấp đôi, trong đó có bệnh u lympho không Hodgkin, rối loạn tương bào và u tủy ác tính (myeloid neoplasm). Điều này đáng báo động trên cả những cảnh báo hiện tại của FDA rằng acetaminophen cực kỳ độc hại cho gan.

Tránh bẫy thuốc men


Người ta ngày càng nhận ra rằng thuốc men mang theo những nguy cơ rất lớn. Chúng giết ít nhất 100.000 người ở Mỹ mỗi năm. Con số này có thể còn cao hơn vì thực ra chỉ có một phần các ca tử vong do thuốc được những người hành nghề y báo cáo. Gần như trong mọi ca tử vong, bác sĩ viết giấy chứng tử sẽ ghi nguyên nhân là tên bệnh đang được điều trị chứ không phải tên thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đó.
Năm 1976, hạt Los Angeles đã ghi nhận tỷ lệ tử vong giảm đột ngột đến 18% khi nhiều bác sĩ tiếp tục đình công chống lại việc tăng mức đóng tiền bảo hiểm y tế do sơ suất trong điều trị. Trong một nghiên cứu của bác sĩ Milton Roemer công tác tại trường Đại học California, Los Angeles, 17 trong số các bệnh viện lớn nhất cả nước đã giảm tổng cộng 60% số ca phẫu thuật trong suốt thời kỳ đình công. Khi các bác sĩ trở lại với công việc và hoạt động khám chữa bệnh đã bình thường, tỷ lệ tử vong cũng quay về mức trước đình công.
Một sự kiện tương tự diễn ra tại Israel năm 1973. Các bác sĩ đã đình công một tháng, giảm số bệnh nhân khám chữa mỗi ngày từ 65.000 xuống còn 7.000 người. Trong cả tháng đó, tỷ lệ tử vong ở Israel giảm 50%. Điều này dường như xảy ra ở bất cứ nơi đâu các bác sĩ đình công. Hai tháng các bác sĩ ở thủ đô Bogotá của Columbia ngừng làm việc đã giảm được số người chết đến 35%.
Ngoài việc giết chết bệnh nhân, thuốc men cũng gây ra tổn hại vĩnh viễn đối với hệ miễn dịch, gan, thận, tim, não và các cơ quan khác, uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ cũng sẽ khiến bạn phải tới phòng cấp cứu. Một nghiên cứu tại Vancouver, Canada, đã ghi lại 12% ca cấp cứu có nguyên nhân trực tiếp là thuốc men. Bên cạnh đó, thời gian ở lại bệnh viện kéo dài hơn đáng kể. Nghiên cứu này do Canadian Medical Association Journal đăng tải, được thực hiện ở bệnh viện Đa khoa Vancouver, nơi có 995 giường bệnh và cung cấp đa dạng dịch vụ, trong đó có cả chăm sóc cấp cứu. Bệnh viện điều trị 69.000 bệnh nhân mỗi năm.
Thuốc men không được nghĩ ra để cứu chữa bất cứ cái gì, mà chỉ để làm nhẹ bớt triệu chứng, mà triệu chứng vốn là cách cơ thể đối phó với một tình trạng mất cân bằng ngầm ẩn chưa được giải quyết về thể chất/cảm xúc. Về cơ bản, những thuốc này được làm ra để ngăn cơ thể tự chữa lành. Quan niệm cho rằng bạn phải bập vào một viên thuốc để chữa chứng đau đầu hoặc chứng ợ nóng vì bác sĩ bảo bạn thế chịu trách nhiệm cho những ngần ngại lần lữa của bạn trong việc tìm hiểu nguyên nhân triệu chứng. Một khi cơn đau đã qua, vấn đề biến mất; ít nhất thì hầu hết mọi người đều tin như vậy và nhiều bác sĩ cũng rao giảng như thế. Vấn đề với quan niệm tai hại này là nó lờ đi thực tế các triệu chứng này là những dấu hiệu cảnh báo rằng chính những gì bạn đang làm, bạn đang tiếp xúc, đang ăn hoặc đang lờ đi đã buộc cơ thể bạn phải có đáp ứng chữa lành (triệu chứng).
Về bản chất, một triệu chứng đau hoặc khó chịu không phải là bệnh để mà được chữa trị bằng một viên hóa chất, mà chúng ta đã sai lầm gọi là thuốc. Thuốc đúng nghĩa sẽ hỗ trợ và khuyến khích cơ thể hoàn thành quá trình chữa lành mà nó đã khởi động (được thể hiện bằng triệu chứng). Còn dược phẩm ở đây được làm ra để ức chế khả năng chữa lành của cơ thể, giảm hoặc xóa bỏ các triệu chứng đó, nhưng cũng củng cố nguồn gốc gây bệnh. Điều này khiến cho việc trấn áp triệu chứng (điều trị y tế) trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnh, trong đó có ung thư. Tôi đề nghị bạn đừng rơi vào cái bẫy thuốc men này; nó chỉ đẩy bạn vào cái vòng luẩn quẩn của chứng nghiện thuốc men nguy hiểm, hầu như khó lòng thoát ra khỏi mà thôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

PreviousNext

Return to Kiến Thức Đó Đây



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 40 guests