Cà phê ở Thụy Điển có từ những năm 1670, là thức uống phổ biến trong giới thượng lưu. Vào giữa những năm 1700, nó đã bị cấm nhập khẩu vào nước này một phần do thuế cao, và nó đã trở thành một loại thức uống chợ đen. Tại sao Vua Gustav III không muốn đất nước của mình tiêu thụ cà phê? Ông lo lắng rằng cà phê gây ra các vấn đề về sức khỏe và ông hoang tưởng rằng những cuộc gặp gỡ uống cà phê có thể khiến những người tham vọng quyền lực lật đổ chế độ.
Vua Gustav III nghĩ rằng cách tốt nhất mà ông có thể khiến những người Thụy Điển ngừng uống cà phê là chứng minh tác hại của nó thông qua một thí nghiệm khoa học. Ông ta đề nghị cho cặp sinh đôi bị kết án tử hình được tự do, để đổi lấy việc tham gia vào một cuộc thử nghiệm. Cặp song sinh thì người này uống ba tách trà, và người kia uống ba tách cà phê mỗi ngày của mình trong suốt quãng đời còn lại. Tình huống trớ trêu, Vua Gustav III đã bị ám sát trước khi ông được chứng kiến kết quả — dù sao thì điều này cũng chẳng có gì khác biệt, bởi vì người uống cà phê sống lâu hơn người uống trà một ít. Cả hai đều sống khỏe mạnh đến hơn 83 tuổi. Hơn thế nữa, cả hai anh em sinh đôi đó đều sống lâu hơn tất cả các bác sĩ phụ trách theo dõi sức khỏe của họ.
Lệnh cấm cà phê đã được gỡ bỏ khi ấy và mãi mãi vào những năm 1820 về sau. Ngày nay, cà phê là một phần quan trọng của văn hóa Thụy Điển. Người Thụy Điển thường nghỉ hai buổi để uống cà phê mỗi ngày, mà họ gọi là fika (nghỉ giải lao cà phê), và Thụy Điển là quốc gia có lượng tiêu thụ cà phê cao đứng thứ ba trên thế giới.