Những Câu Chuyện Ly Kỳ Về Người Thú Trong Lịch Sử

Những tin tức hay, lạ, vui, và hữu ích cho đời sống.
Xin đừng tranh luận về chính trị, tôn giáo, sắc tộc ...

Moderator: A Mít

Những Câu Chuyện Ly Kỳ Về Người Thú Trong Lịch Sử

Postby phongluu2010 » 31 Oct 2015

Giữa mùa hè năm 1975, những thợ săn thú ở Rumanga (Burundi) khi đuổi theo một bầy khỉ, đã phát hiện một vật thể di chuyển chậm chạp và họ tóm được.
Đó là một chú bé khoảng 4 tuổi, đi bằng 4 chân, không biết nói, chỉ biểu hiện qua những cử chỉ và điệu bộ.

Image
Nhà sinh vật học D.Codiak và đứa bé từng sống với đàn gấu.

Đầu tiên họ đem nó về một trại tâm thần, để mọi người đến xem như một giống vật lạ trong rạp xiếc. Sau đó đứa bé được chuyển qua một trại tế bần, nơi đó các bác sĩ biết được nó đã lên 7 tuổi. Câu chuyện về chú bé châu Phi này rất giống chuyện của cậu bé Mowgli trong "Cuốn sách về rừng rậm" của tác giả R.Kippling. Có thể chú tình cờ được bầy khỉ cứu thoát sau một "đại dịch" làm tuyệt chủng bộ lạc người Hudu vào năm 1972.

Năm 1978, tại một bệnh viện ở Magburaka (Sri Lanka), người ta tiếp nhận một bé gái được tìm ra giữa một bầy khỉ sống trong rừng sâu. Do dữ như thú, nên người ta phải nhốt nó vào lồng sắt. Mọi người gọi đó là "Baby of hopital" (Em bé của bệnh viện). Mãi 4 năm sau, cô bé mới được một nữ luật sư can thiệp để được cư xử như một con người. Nguyên nhân xuất xứ của bé rất khó xác định...

Vậy có tồn tại những đứa trẻ hoang dã, dạng "trẻ - sói" hay "trẻ - thú" không? Mảng đề tài bí ẩn này từng được đề cập tới ngay từ thời xa xưa. Nhà sử học Hy Lạp Herodotus kể lại trong thế kỷ V trước Công nguyên, về vị pharaon Psamtik từng quan tâm tới "tiếng nói, mà trẻ em tự nói được", nên đã làm một thử nghiệm khác thường. Thực ra ông muốn hiểu ai "sinh ra tiếng nói đầu tiên cho con người".

Vua liền tách 2 đứa trẻ mới sinh khỏi cha mẹ chúng và giao cho một người chăn cừu, để cùng chăm sóc chúng với bầy cừu. Vị pharaon ra lệnh không ai được phát ngôn một câu nào trước mặt chúng. Bỏ chúng vào lều, xa hẳn mọi người, 2 đứa bé được cho uống sữa dê và được chăm nom đầy đủ... Tiếc thay Herodotus không cho biết kết quả cuộc thử nghiệm gây tò mò này ra sao. Đương nhiên là bọn trẻ sẽ bị câm vì trẻ em học được tiếng nói từ cha mẹ hay những người xung quanh.

Trong thời Trung cổ, Hoàng đế Đức Frederick II cũng làm một cuộc thử nghiệm tương tự - theo lời vị tu sĩ Franciscan Salimben kể lại. Đức vua muốn biết bọn trẻ sẽ phát âm theo ngôn ngữ nào: châu Âu cổ (thứ tiếng hồi đó người ta cho là cổ nhất), hay tiếng Hy Lạp, Latinh, Arập... hoặc chính thứ tiếng mà cha mẹ chúng nói. "Nhưng không đạt được gì cả, vì bọn trẻ chết yểu. Đúng là chúng thật khó mà tồn tại được, khi thiếu nụ cười cùng các câu chuyện dân gian của các bà * nuôi".

Trong thế kỷ XVIII, đề tài trẻ hoang dã được Marivo đưa vào vở kịch "Svadata": Một hoàng tử muốn lặp lại thí nghiệm của Hoàng đế Frederick II, đem 4 đứa trẻ gồm 2 trai và 2 gái cho sống cách biệt tại một ngôi làng. Chỉ có 2 chị em một người nô lệ da đen là những sinh vật duy nhất được phép tiếp xúc với chúng. Trong thời kỳ này đã phát hiện tới hàng chục trường hợp trẻ hoang dã được thú vật nuôi, dạng Tarzan.

Còn triết gia Jean-Jacques Rousseau bất hủ viết: "Đứa trẻ bắt đầu đi bằng 4 chân và có nhu cầu học hỏi từ phía chúng ta để làm lại. Đứa trẻ từ Hessen (Đức) được chó sói nuôi sống, nó quá quen với kiểu đi của súc vật, nên người ta phải treo nó lên cây để tập đi thẳng".

"Đối với đứa bé từng sống với bầy gấu trong rừng Lithuania cũng vậy - ông D.Codiak, một nhà sinh vật học nổi tiếng cho biết - Nó không biểu hiện tí gì về trí thông minh hết. Đi bằng tứ chi. Không biết nói, chỉ phát ra những âm thanh không hoàn toàn giống người".

Còn đứa bé tìm thấy tại Hanover (Đức) và được đem về Anh thì tập đứng thẳng và đi một cách rất khó nhọc. Riêng ở Pirenite (Áo) người ta lại tìm được tới 2 đứa khác, chạy trong núi như loài thú 4 chân.

Image
“Em bé bệnh viện” ở Sri Lanka.

"Đứa bé - sói con", tìm thấy vào năm 1544 ở khu rừng Hardt gần Excel thuộc bang Baravia nước Đức bây giờ, là một trong những trường hợp trẻ hoang dã đầu tiên được lịch sử ghi nhận. Nó khoảng 12 tuổi. Cũng trong năm đó, giữa bầy sói tại Hessen người ta tìm thấy một đứa trẻ nữa. Nhà sử học Philip Camerarius kể lại rằng, đứa bé được bầy sói nuôi từ năm 3 tuổi và đi bằng 4 chân. Bọn sói rất mến chú bé, dành cho chú những miếng mồi ngon nhất, dạy chú bé chạy để theo kịp bầy đàn và học cả những động tác nhảy - vồ nữa. Lũ sói rất quan tâm, dùng mõm đào một cái hố, rồi phủ lá lên cho chú bé nằm, còn cả đàn sói nằm xung quanh, vừa bảo vệ vừa sưởi ấm cho bé.

Vào một ngày đẹp trời của năm 1661, cánh thợ săn tìm thấy một đứa bé được ủ kỹ trong một cánh rừng ở Lithuania, với tóc vàng, mắt xanh, da trắng cùng khuôn mặt rất đẹp và được bầy gấu che chở. Đứa bé cũng chống lại những người lạ bằng cách "nhe nanh múa vuốt" như loài gấu. Có một đứa bé nữa trạc tuổi, nhưng đã kịp trốn mất trước khi mọi người tới.

Cũng trong cuối thế kỷ XVIII ở Lithuania người ta tìm ra một bé khác, sống cùng với chó sói. Nó độ 10 tuổi, mình phủ dày lông, không thể hiện một nét thông minh nào của động vật cao cấp cả. Dù vậy người ta cũng dạy được nó cách đi bằng 2 chân, ngồi ăn và học nói. Tiếc rằng tới khi biết diễn tả lại bằng ngôn từ, chú lại không nhớ chút gì về quá khứ của mình hết.

Trẻ - cừu được tìm thấy trong một khu rừng ở Iceland đầu năm 1672. Nó ăn cỏ và rơm, vừa ngửi vừa vun rơm lại. Chú bé này nổi tiếng qua bức tranh "Bài học về giải phẫu" do họa sĩ Rembrandt vẽ, một bức tranh đem lại sự vinh quang cho Viện Bảo tàng Amsterdam ở Hà Lan ngày nay.

Theo Giáo sư Nicolai Tiulp thì đứa trẻ này có cái trán phẳng, gáy dài, lưỡi dày và bụng xệ - hệ lụy của việc đi bằng 4 chân. Nó không biết nói mà chỉ phát ra những tiếng kêu "khục... khục...". Trường hợp tương tự cũng được tìm thấy ở Bamberg (Đức) vào cuối thế kỷ XVI: một đàn trâu rừng đã nuôi đứa trẻ. Nó nhe bộ răng dữ tợn nhằm đuổi những người muốn tới gần đi chỗ khác...
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
User avatar
phongluu2010
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $8,590
Posts: 646
Joined: 11 Oct 2012
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng phongluu2010 từ: Christiane, CoPham, Can Tran

Return to Kiến Thức Đó Đây



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 13 guests