Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Những tin tức hay, lạ, vui, và hữu ích cho đời sống.
Xin đừng tranh luận về chính trị, tôn giáo, sắc tộc ...

Moderator: A Mít

Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 27 Sep 2023

Image


Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Quế Chi dịch


Những gì bạn sắp đọc có thể sẽ làm lung lay, thậm chí làm sụp đổ, nền tảng niềm tin của bạn về cơ thể, sức khỏe và việc chữa bệnh. Nhan đề Ung thư không phải là bệnh có thể gây bất an cho nhiều người, khiêu khích một số người, nhưng cổ vũ tất cả mọi người. Cuốn sách này có thể giúp bạn lĩnh hội được một phát lộ sẽ thay đổi cuộc sống một cách sâu sắc nếu bạn sẵn sàng đón nhận khả năng ung thư không phải là một căn bệnh thực sự. Nói đúng ra, bạn có thể đi tới kết luận rằng ung thư là một nỗ lực tự chữa lành tinh vi cuối cùng của cơ thể để sống sót lâu nhất trong hoàn cảnh cho phép; và như bạn sẽ phát hiện ra, những hoàn cảnh ấy hầu hết là ở trong tầm kiểm soát của bạn.
Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, khi bạn đang phải khổ sở chịu đựng một vấn đề sức khỏe nào đó, nếu cơ thể bạn không sinh ra những tế bào ung thư thì có thể vấn đề đó sẽ giết chết bạn rất nhanh chóng. Trong cuốn sách này, tôi cung cấp lý lẽ giải thích ung thư là một quá trình chữa lành mà chúng ta nên ủng hộ chứ không phải trấn áp hoặc chống lại nó. Tôi cũng đưa thêm bằng chứng cho thấy phương pháp chữa ung thư không chính thống này hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp tiêu diệt nó.

ANDREAS MORITZ


Ngay từ thời thơ ấu, ANDREA MORITZ đã phải chịu đựng nhiều căn bệnh hiểm nghèo như viêm khớp tự phát thiếu niên, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng... Các bác sĩ dự đoán ông không sống qua được tuổi thiếu niên. Đó cũng chính là động lực để ông miệt mài nghiên cứu về chế độ ăn, dinh dưỡng và các phương thức chữa lành tự nhiên. Ông tìm hiểu và thực hành y học Ayurveda, hồng mạc học, shiatsu,... đồng thời ông còn viết sách và vẽ tranh. Không thỏa mãn với việc chỉ giải quyết triệu chứng bệnh, Moritz đã cống hiến cả đời mình để hiểu và điều trị tận gốc các nguyên nhân gây bệnh. Chính nhờ cách tiếp cận toàn diện này mà ông đã đạt được những thành công rực rỡ với nhiều ca bệnh giai đoạn cuối mà y học hiện đại đã bó tay.

CANCERIS NOT A DISEASE
Copyright © Andreas Moritz
The original English published by agreement with Ener-Chi Wellness Center, LLC through The Yao Enterprises, LLC.
UNG THƯ KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 27 Sep 2023

Image

Tuyên bố miễn trách


Tác giả cuốn sách này, Andreas Moritz, không khuyên người đọc sử dụng bất cứ dạng thức châm sóc sức khỏe cụ thể nào nhưng tin ràng những dữ liệu, con số và kiến thức được trình bày trong sách phải đến được với mọi người, những người đang mong muốn cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Mặc dù tác giả đã cố gắng đưa ra một ý hiểu sâu sắc về các chủ đề được bàn luận và đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của bất cứ thông tin nào, lấy từ bất cứ nguồn nào ngoài nguồn của mình nhưng ông và nhà xuất bản không chịu trách nhiệm cho những sai sót, thiếu chính xác, những khiếm khuyết hoặc bất cứ điều gì mâu thuẫn trong sách. Chúng tôi cũng không có ý coi nhẹ hay phủ nhận bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Cuốn sách này không phải để thay thế những lời khuyên và công việc điều trị của bác sĩ, những người đã có chuyên môn trong điều trị bệnh. Việc sử dụng bất cứ thông tin nào được trình bày ở đây cũng hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của độc giả. Tác giả và nhà xuất bản không chịu trách nhiệm cho bất cứ tác động hoặc hệ quả bất lợi nào từ việc áp dụng bất cứ công tác chuẩn bị hay quy trình nào được miêu tả trong cuốn sách. Những tuyên bố trong sách là nhằm giáo dục và chỉ mang tính lý thuyết, dựa trên ý kiến và lý thuyết của riêng Andreas Mortiz. Độc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ chế độ ăn kiêng, chế độ dinh dưỡng, trước khi dùng bất cứ bài thuốc thảo dược nào hay phương pháp vi lượng đồng căn, hoặc trước khi bát đầu sử dùng bất cứ liệu pháp điều trị nào. Tác giả không định cung cấp bất cứ lời khuyên y tế hoặc đưa ra bất cứ phương pháp thay thế, hay bất cứ lời đảm bảo nào, dù được thể hiện rõ ràng hay ngụ ý, liên quan đến bất cứ sản phẩm, thiết bị hoặc phương pháp điều trị nào. Nếu không được chú thích rõ ràng, thì không có tuyên bố nào trong cuốn sách này được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ hay ủy ban Thương mại Liên bang đánh giá hay đồng tình. Người đọc nên tự đưa ra đánh giá của riêng mình hoặc tham vấn một chuyên gia về y học tổng hòa hoặc bác sĩ riêng để có hướng dẫn áp dụng cụ thể cho những vấn đề cụ thể của mình.
Chúng tôi tin rằng cuốn sách này cần được xuất bản để tạo điều kiện cho độc giả có cơ hội tiếp cận những thông tin đa chiều trong lĩnh vực sức khỏe. Do mỗi người đều có thể chất và hoàn cảnh khác nhau, Công ty Cổ phần Sách Thái Hà và Nhà xuất bản Thế Giới khuyến nghị quý độc giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng những thông tin trong cuốn sách nếu còn vướng mắc. Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với các sai sót hoặc hệ quả từ việc sử dụng những thông tin trong cuốn sách này.
Xin dành tặng cuốn sách này
cho những ai tin tưởng vào trí khôn và sự thông tuệ của cơ thể để tự chữa lành cho nó;
cho những ai muốn hợp tác với cơ thể chứ không phải chống lại nó;
cho những ai không đổ lỗi cho bất kỳ người nào, kể cả bản thân họ vì bệnh tật hoặc sự bất hạnh của mình;
cho những ai nhận thức được rằng mọi sự xảy ra với bản thân đều có ích, dù mới đầu nó có vẻ nguy hiểm hay đau đớn thế nào;
cho những ai không bao giờ nghi ngờ khả năng chữa lành bẩm sinh của cơ thể.


Lời cảm ơn


Sự thông tuệ và những hiểu biết đột phá của Andreas về sức khỏe tự nhiên - cả trên phương diện thể xác, trí tuệ và tinh thần - là một món quà hiếm có và phước lành cho tất cả chúng ta. Rạng danh với thời gian, những hiểu biết ấy tiếp tục làm phong phú cho cuộc sống chúng ta bằng cách mở rộng suy nghĩ, cởi mở trái tim và hướng chúng ta đi theo những lối mới mẻ, thường là bất ngờ. Hàng chục năm nghiên cứu tâm huyết của ông đã tác động tới hạnh phúc của hàng nghìn cuộc đời theo vô số cách khác nhau, và thật cảm kích làm sao, nó tiếp tục làm chúng ta cảm động một cách sâu săc.
Andreas luôn bên cạnh chúng ta, bằng kiến thức uyên bác, kinh nghiệm và trước tác của mình, bằng nghệ thuật chữa lành tuyệt vời, những thông điệp đầy cảm hứng, thực tâm và tất cả những thông tin mà ông đã hào phóng chia sẻ, để giúp chúng ta sống khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ý thức về tinh thần và lòng trắc ẩn sâu sắc, kết hợp với hiểu biết thấu đáo về cơ thể con người của ông đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới để sống một cuộc sống sôi nổi, phấn chấn và cân bằng hơn.
Hãy để cho kiến thức sâu sắc và những chỉ dẫn thấm đượm tình thương của Andreas tiếp tục đem lại sự thoải mái và ấm áp, được gói bọc trong sự hỗ trợ và chữa lành từ đáy lòng.
Gia đình Ener-Chi và Trung tâm chăm sóc sức khỏe Ener-Chi thương mến cảm ơn ông.

Lời giới thiệu


Những gì bạn sắp đọc có thể sẽ làm lung lay, thậm chí làm sụp đổ, nền tảng niềm tin của bạn về cơ thể, sức khỏe và việc chữa bệnh. Nhan đề Ung thư không phải là bệnh có thể gây bất an cho nhiều người, khiêu khích một số người, nhưng cổ vũ tất cả mọi người. Cuốn sách này có thể giúp bạn lĩnh hội được một phát kiến sẽ thay đổi cuộc sống của bạn một cách sâu sắc nếu bạn sẵn sàng đón nhận khả năng ung thư không phải là một căn bệnh thực sự. Nói đúng ra, bạn có thể đi tới kết luận rằng ung thư là một nỗ lực tự chữa lành tinh vi cuối cùng của cơ thể để sống sót lâu nhất trong hoàn cảnh cho phép; và như bạn sẽ phát hiện ra, những hoàn cảnh ấy hầu hết là ở trong tầm kiểm soát của bạn.
Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng nếu bạn khổ sở vì bất cứ căn nguyên sâu xa nào của ung thư (nó gây nên đau ốm thực sự), bạn chắc sẽ chết nhanh chóng nếu cơ thể bạn không sinh ra những tế bào ung thư. Trong cuốn sách này, tôi cung cấp lý lẽ giải thích ung thư là một quá trình chữa lành mà chúng ta nên ủng hộ chứ không phải trấn áp hoặc chống lại nó. Tôi cũng đưa thêm bằng chứng cho thấy phương pháp chữa ung thư không chính thống này hiệu quả hơn nhiều so với các nhương pháp tiêu diệt nó.
Hơn nữa tôi khẳng định ung thư — một trong những cơ chế chữa trị tinh vi phức tạp nhất của cơ thể - sẽ chỉ hoạt động sau khi một hoặc hai điều kiện khá chắc chắn sau xảy ra:
1. Hệ thống loại bỏ chất thải và khử độc chính của cơ thể không còn hiệu quả
2. Một tình trạng cực kỳ căng thẳng về tâm lý — cảm xúc đã được giải tỏa và giờ không còn nữa trong đời một con người
Hai lý do chính góp phần phát triển ung thư này đòi hỏi một sự giải thích sâu sắc và tôi sẽ làm điều đó một cách chi tiết trong suốt cuốn sách các bạn đang cầm trên tay. Trong khi điều kiện thứ nhất có vẻ hợp lý với những người đã biết về mối quan hệ giữa ung thư và độc tố, thì điều kiện thứ hai mới đầu nghe có vẻ vô lý, nhưng tôi hứa nếu đọc tiếp bạn sẽ hiểu.
Bây giờ tôi sẽ chỉ ra rằng ung thư do căng thẳng sẽ không bao giờ phát tác trong chính thời kỳ đang căng thẳng thật sự, mà phải về sau, khi tình trạng căng thẳng kia đã được giải quyết ít nhiều hoặc qua đi thì nó mới xuất hiện.
Nguyên nhân gây căng thẳng có thể là thất nghiệp một thời gian, trải qua ly hôn đau khổ, người thân lâm trọng bệnh có thể không qua khỏi, bị ngược đãi về cả thể chất lẫn tinh thần, bị tai nạn gây chấn thương, bị mất nhà hoặc tài sản, và nhiều lý do khác nữa. Nếu ung thư thật sự là một cơ chế chữa lành, như tôi đã nói, thì việc các triệu chứng chữa lành, như khối u sinh trưởng, xảy ra sau chứ không phải trong thời kỳ khủng hoảng hay xung đột tâm lý - xúc cảm là điều hợp lý.
Có bằng chứng cho thấy cơ chế này không chỉ hoạt động trong sự phát triển ung thư mà còn trong hầu hết các điều kiện bệnh tật khác. Cả hai biểu hiện này thường trùng nhau (diễn ra cùng một lúc) nhưng không nhất thiết phải như vậy.
Trong những trường hợp xấu nhất, việc tiếp xúc với lượng lớn tác nhân gây ung thư (chất gây ung thư) có thể khiến lực lượng phòng vệ của cơ thể sụp đổ trong vài tuần hoặc vài tháng. Điều này có thể đòi hỏi khối u ung thư phải phát triển nhanh chóng và lấn át để đối phó với cuộc tấn công. Mặc dù vậy, nhìn chung, phải mất thời gian lâu hơn nhiều để thứ được gọi là u ác tính hình thành và có thể chẩn đoán rõ ràng.
Thật không may, những hiểu lầm cơ bản hoặc thiếu hẳn nhận thức về những lý do thực sự đằng sau sự phát triển khối u ác tính đã biến những tế bào không bình thường thành những con quái vật gian ác cố tình nhắm giết chúng ta, có lẽ để trả thù cho tội lỗi của chúng ta hoặc ngược đãi cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, như bạn sẽ khám phá ra, ung thư cùng phe với chúng ta chứ không chống lại chúng ta. Cũng không phải tự dưng mà nó xuất hiện.
Nếu chúng ta không thay đổi nhận thức về bản chất của ung thư, thì rất có thể ung thư sẽ chống lại việc điều trị, nhất là khi dùng các phương pháp y tế tiên tiến và phổ biến nhất. Nếu bạn bị ung thư và ung thư quả thực là một phần phản ứng sinh tồn phức tạp của cơ thể chứ không phải bệnh, thì bạn phải tìm được câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng sau đây:
• Điều gì thúc ép cơ thể bạn phát triển các tế bào ung thư?
• Khi đã xác định được các lý do, chúng sẽ giúp bạn chữa lành cơ thể mình như thế nào?
• Điều gì quyết định loại và mức độ nghiêm trọng của ung thư mà bạn mắc?
• Nếu ung thư thật sự là một cơ chế chữa lành, bạn sẽ làm gì để cơ thể không phải sử dụng các biện pháp tự vệ cực đoan như thế, cả bây giờ và trong tương lai?
• Bởi lẽ thiết kế di truyền ban đầu của cơ thể luôn tạo điều kiện kéo dài sự sống và chống lại bất cứ tai ương nào, vậy làm thế nào mà cơ thể có thể cho phép thay đổi di truyền dẫn tới sự diệt vong của chính nó?
• Tại sao nhiều trường hợp ung thư tự biến mất, mà không có bất kỳ sự can thiệp y tế nào?
• Có đúng là xạ trị, hóa trị và phẫu thuật thật sự chữa lành ung thư ở một số người mặc dù các phương pháp điều trị triệt để này có tác dụng phụ không, hay bệnh nhân ung thư tự chữa lành?
• Nỗi sợ hãi, buồn bực, tự ti và cơn giận kìm nén có vai trò như thế nào trong việc phát sinh và kết cục của ung thư?
• Tại sao hiện nay nhiều trẻ em phát triển các khối u não và bệnh bạch cầu?
• Ung thư có hàm ẩn điều gì đằng sau sự phát triển tinh thần không?
Để chữa lành căn nguyên của ung thư, bạn phải tìm ra câu trả lời thuyết phục và thực tế cho các câu hỏi trên. Bạn sẽ phát hiện ra chúng khi bạn đọc hết cuốn sách này. Bất cứ khi nào tìm thấy câu trả lời, bạn sẽ cảm nhận rõ một sự tự tin không thể phủ nhận, một hiểu biết tường tận về sự thật, cùng với sự nhẹ nhõm và thậm chí hưng phấn.
Nếu bạn cảm thấy trong lòng thôi thúc muốn hiểu thêm sự kiện đổi đời này (ung thư), thì hãy đọc tiếp đi, sẽ rất có ích cho bạn đấy. Ung thư có thể, là cơ hội lớn nhất giúp bạn khôi phục sự cân bằng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của chấn thương và đau khổ nghiêm trọng nếu bạn xem nó là một mối đe dọa cuộc sống. Dù thế nào, bạn sẽ biết rằng mình luôn có khả năng kiểm soát. Có thể bạn không thay đổi được một tình trạng cụ thể như chẩn đoán ung thư, nhưng chắc chắn bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình với nó. Phản ứng của bạn là yếu tố quyết định cuối cùng rằng bạn sẽ toàn vẹn trở lại, hay bạn sẽ tan nát vì nghĩ mình là nạn nhân của một căn bệnh khủng khiếp.
Để sống trong một cơ thể bình thường, bạn phải có một nguồn năng lượng nhất định duy trì sự sống. Bạn có thể sử dụng nguồn năng lượng vốn có này vào việc nuôi dưỡng và chữa lành cơ thể, hoặc lãng phí nó vào cuộc chiến chống lại căn bệnh mà lý thuyết y học tin là đang giết chết bạn. Lựa chọn cuối cùng là ở bạn.
Trong trường hợp bạn cố ý hoặc vô ý bỏ bê cơ thể (hoặc chống lại nó) mà không quan tâm ưu ái và tôn trọng nó, thì rốt cuộc rất có thể nó sẽ phải tự chiến đấu cho mạng sống của nó. Cuối cùng, vấn đề chính không phải là liệu bạn có bị ung thư hay không, mà là bạn nhận thức như thế nào về nó và bạn sẽ làm gì với nó.
Ung thư chỉ là một trong nhiều cách khả dĩ mà cơ thể buộc bạn phải thay đổi cách nhìn nhận và đối xử với bản thân, trong đó có thể chất của bạn. Bạn có thể làm cho ung thư trở nên đáng sợ, biến bạn thành nạn nhân tuyệt vọng hoặc xem nó như một cơ hội để đứng lên bảo vệ bản thân, các giá trị của bạn và sự tự trọng của bạn. Điều này tất yếu gợi ra chủ đề về sức khỏe tinh thần, mà tôi tin rằng trong vấn đề ung thư ít nhất nó cũng quan trọng chẳng kém gì những nguyên nhân thể chất và tình cảm.
Ung thư có vẻ là một rối loạn rất khó hiểu và khôn lường. Dường như nó tấn công tất cả mọi người, từ những người rất hạnh phúc đến những người rất bất hạnh, từ người giàu đến người nghèo, từ những người hút thuốc đến những người không hút thuốc, từ những người khỏe mạnh đến những người không khỏe mạnh lắm. Và mặc dù ung thư đã từng cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em, thì giờ nó đã không còn hiếm nữa.
Con người ta thuộc mọi tầng lớp hay mọi nghề nghiệp đều có khả năng bị ung thư. Tuy nhiên, nếu bạn dám nhìn vào mặt sau của các triệu chứng thể chất, như loại, vẻ ngoài và hành vi của khối u ung thư, bạn sẽ thấy rằng ung thư không phải là ngẫu nhiên hay không thể đoán trước, như nó có vẻ thế.
Điều gì làm cho 50% dân số Mỹ dễ mắc ung thư, khi nửa còn lại không bị rủi ro gì cả? Đổ lỗi cho gien chẳng qua chỉ một cái cớ để che đậy sự thiếu hiểu biết về những nguyên nhân thật sự hoặc để cám dỗ những người bị ung thư đổ tiền vào những chương trình điều trị và phòng ngừa tốn kém.
Phần sau cuốn sách, tôi sẽ thảo luận về các nghiên cứu gần đây nhất về các yếu tố di truyền có thể có, liên quan tới ung thư *, phổi và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Bạn sẽ kinh ngạc khi biết rằng gien liên quan rất ít, nếu có, khi các thành viên từ nhiều thế hệ của cùng một gia đình mắc cùng một loại ung thư. Trong thực tế, hiện nay các nhà nghiên cứu di truyền học hàng đầu đã khẳng định rằng hành vi gien suy cho cùng là do cách chúng ta ăn uống, suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc và sống cuộc đời của chúng ta. Không phải bỗng dưng mà một ngày đẹp trời nào đó gien dở chứng, khiến chúng ta bị bệnh, rồi gây đúng bệnh ấy cho con cháu của chúng ta. Thực tế, nghiên cứu mới đây hoàn toàn mâu thuẫn với niềm tin lâu dài cho rằng đột biến gien có thể gây ra hoặc lan truyền ung thư.
Thật ra ung thư vốn cực kỳ hiếm gặp, ngoại trừ ở các quốc gia công nghiệp hóa trong 50 - 60 năm qua. Tuy nhiên, gien của con người không thay đổi đáng kể trong hàng nghìn năm qua. Tại sao bây giờ chúng lại thay đổi ghê gớm như thế, rồi đột nhiên quyết định tấn công và phá hủy cơ thể của gần một nửa dân chúng? Đáp án cho câu hỏi này, mà tôi sẽ phân tích chi tiết hơn trong cuốn sách, lại đơn giản đến bất ngờ: cho dù gien có thể bị đột biến vì nhiều lý do sẽ bàn đến sau đây, thì ngay cả khi bị hư hỏng hoặc bị lỗi, chúng vẫn không thể giết bất kỳ ai.
Điều quan trọng bạn phải biết là ung thư hiếm khi khiến người ta chết, mặc dù không thể phủ nhận rằng nhiều người bị mắc ung thư cũng đã chết. Tuy nhiên, trừ khi một khối u gây ra tắc nghẽn nghiêm trọng trong một cơ quan quan trọng sống còn, hoặc cản trở mạnh mẽ lưu lượng máu tới nó hoặc đường thoát bạch huyết từ nó, thì một bệnh nhân ung thư có nhiều khả năng chết vì những lý do dẫn tới đột biến tế bào và tăng trưởng khối u hơn so với chính bản thân ung thư.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 28 Sep 2023

Mọi phép trị liệu ung thư nên tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của nó, nhưng hầu hết các bác sĩ chuyên khoa ung thư thường bỏ qua chúng. Ví dụ, chế độ ăn toàn thực phẩm vớ vẩn thường thiếu giá trị dinh dưỡng và năng lượng thật sự, gây ra tình trạng rối loạn, chấn thương cho cơ thể giống hệt như những tình trạng xuất hiện khi bị đói. Trong cuốn sách này, tôi sẽ giải thích kỹ càng về quá trình tự phá hủy như thế, nhân danh cơ thể, buộc phải có một phản ứng chữa lành lớn.
Càng ngày người ta càng biết rõ rằng hầu như tất cả các loại ung thư đều xuất hiện sau một số sự việc gây tổn thương trong quá khứ, chẳng hạn như ly hôn, người thân mất, tai nạn, mất việc hoặc mất tài sản, xung đột liên miên với ông chủ hoặc người thân, thảm họa quốc gia nghiêm trọng, hoặc tiếp xúc với độc tố mạnh. Cơ thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phản ứng với các yếu tố gây căng thẳng sâu sắc như vậy bằng những cơ chế sống sót hoặc ứng phó sinh học dự đoán được, có thể phát triển tế bào bất thường tạm thời. Mặc dù hầu hết các bác sĩ vẫn đồng ý với lý thuyết cho rằng khối u được sinh ra từ căng thẳng đó là một căn bệnh, chứ không phải là một cơ chế chữa bệnh, điều đó không có nghĩa nó là sự thật.
Khối u ung thư chỉ đơn thuần là triệu chứng của một căn bệnh gây ra bởi một thứ gì đó khác mà lúc đầu có thể không rõ ràng. Tuy vậy, rõ ràng là không phải vô cớ mà chúng xuất hiện. Trước hết, xung đột cảm xúc liên tục, oán giận, lo lắng, tội lỗi và nhục nhã xấu hổ có thể dễ dàng áp chế hệ miễn dịch, các chức năng tiêu hóa và quá trình trao đổi chất cơ bản của cơ thể, do đó tạo điều kiện phát triển khối u ung thư.
May mắn thay, mối liên hệ giữa căng thẳng (stress) và ung thư không còn chỉ là chuyện hư cấu và mơ hồ nữa. Với thừa đủ bằng chứng khoa học hỗ trợ, Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDCP) đưa ra tuyên bố quan trọng này trên trang web của họ: “Căng thẳng cường độ cao và kéo dài có thể dẫn tới một loạt các tác động tiêu cực ngắn hạn và dài hạn tới sức khỏe. Nó có thể làm phá vỡ sự phát triển não thời kỳ đầu và gây hại cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Ngoài ra, căng thẳng thời thơ ấu có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe sau này bao gồm nghiện rượu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, bệnh tim, ung thư, và các bệnh mạn tính khác.”1

1 http://www.cdc.gov/violenceprevention/p ... fants.html (chú thích của tác giả sau đây viết là TG)

Mặc dù có bằng chứng không thể phủ nhận ủng hộ các tuyên bố của CDCP, nhưng hầu hết các bác sĩ hiếm khi công nhận hoặc cố gắng điều trị những nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, mà thay vào đó họ tập trung vào việc loại bỏ các triệu chứng của nó. Có lẽ sai lầm mấu chốt và có khả năng gây tử vong này lan tràn gần như toàn bộ lĩnh vực y tế, do thiếu sự thừa nhận mối liên hệ giữa căng thẳng và bệnh; mối quan hệ giữa tâm trí và thể xác chắc chắn không được dạy ở các trường y khoa.
Sau khi đã gặp hàng ngàn bệnh nhân ung thư trong khoảng ba thập kỷ qua, tôi bắt đầu nhận ra một kiểu tư duy, quan điểm và cảm nhận nhất định phổ biến ở hầu hết bọn họ. Cụ thể hơn, tôi chưa từng gặp một bệnh nhân ung thư người lớn nào lại không cảm thấy gánh nặng của hình ảnh tồi tệ về bản thân, của xung đột chưa được giải quyết, của lo lắng dai dẳng hoặc xung đột/chấn thương tình cảm trong quá khứ vẫn còn đeo bám dai dẳng trong tiềm thức và trí nhớ tế bào. Tôi tin rằng ung thư, căn bệnh thể chất ấy, không thể xảy ra nếu không có một dòng chảy ngầm mạnh mẽ của cảm giác bất an và thất vọng sâu kín.
Bệnh nhân người lớn bị ung thư thường thiếu lòng tự trọng hoặc cảm giác về giá trị bản thân, và thường có một thứ mà tôi gọi là “công chuyện dở dang” trong đời. Ung thư thật ra có thể là một cách tiết lộ nguồn gốc của một xung đột nội tâm chưa được giải quyết. Hơn nữa, ung thư có thể giúp họ chịu chấp nhận một xung đột như thế, và thậm chí chữa lành nó hoàn toàn. Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Chúng ta nên điều trị ung thư như thế, nếu không, thế nào nó cũng tái phát.
Tôi thường nghe thấy người ta lập luận rằng mối quan hệ giữa căng thẳng cảm xúc và ung thư có thể xảy ra ở người lớn, nhưng chắc chắn không xuất hiện ở trẻ nhỏ đã bị bệnh bạch cầu hoặc ung thư não. Tôi không đồng ý với điều đó. Quan điểm của CDCP trong vấn đề này đã khẳng định cách hiểu của tôi. Theo CDCP, căng thẳng thời thơ ấu có thể dẫn tới ung thư, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người bị căng thẳng từ sớm, thậm chí trước khi được sinh ra.
Một số ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới trẻ có thể xảy ra ngay khi trẻ vẫn còn ở trong bụng mẹ. Đó là một thực tế khoa học. Người ta đã chứng minh rõ ràng rằng trải nghiệm tình cảm và thể chất của người mẹ có tác động lớn đến tình trạng cảm xúc và sức khỏe thể chất của con. Ví dụ, nghiên cứu được trích dẫn trong cuốn sách của tôi, Timeless Secrets of Health & Rejuvenation (Bí mật ngàn đời về sức khỏe và sự trẻ hóa), mô tả chi tiết các phản ứng nghiêm trọng của thai nhi đối với siêu âm sản khoa, có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển sau này.
Có thêm bằng chứng cho thấy việc đẻ mổ chứ không đẻ thường có thể gây sang chấn lên trẻ sơ sinh. Ngoài ra, không cho trẻ sơ sinh bú hoặc để bé ở phòng riêng có thể gây ra một tổn thương do chia tách con với mẹ, thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng trẻ đột tử khi ngủ. Không cảm nhận được nhịp tim người mẹ có thể kích thích tâm lý lo lắng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Trẻ sinh non có thể chịu tổn thương do lo lắng khi bị tách khỏi mẹ.
Hơn nữa, tiêm vắc xin có thể gây ra phản ứng sốc sinh học, tương tự như đột quỵ nhẹ, ngoài việc trẻ tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư có trong vắc xin. Ngày càng nhiều trẻ em bị dị ứng mạnh với các thành phần của vắc xin, nó có thể làm trẻ tổn thương và thậm chí tử vong. Với trẻ em nhạy cảm, cơn đau do tiêm và hệ quả là phản ứng chữa lành cũng có thể để lại hậu quả sang chấn.
Chúng ta biết rằng trẻ không được bú mẹ có thể bị các vấn đề tâm lý, cảm xúc và phát triển khi đến tuổi thiếu niên.
Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ phát ra từ điện thoại di động ngay từ khi ở trong bụng mẹ và sau đó có thể ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe của trẻ nhỏ. (Xem chương 2.)
Một chế độ ăn uống không thích hợp bao gồm đường, sữa bò thanh trùng, protein động vật, đồ ăn rán và đồ ăn nhanh, đồ ăn vô bổ khác cũng ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Và nếu người mẹ uống rượu, hút thuốc, ăn đồ ăn vô bổ hoặc uống thuốc trong khi mang thai, đi tiêm phòng vắc xin, thì sức khỏe và sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng xấu.
Một phát hiện rất đáng lo ngại cho thấy các tia X chiếu chụp cho các thiếu nữ làm tăng nguy cơ bị ung thư * ở họ. Ngay sau những báo cáo gần đây cho thấy có quá nhiều xét nghiệm chẩn đoán bệnh đang được thực hiện trên người lớn, liền có nhiều báo cáo mới xuất hiện, cảnh báo rằng một số xét nghiệm không chỉ gây ung thư ở trẻ em mà còn có thể gây ra những loại ung thư mới ở trẻ đang điều trị ung thư. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan- Kettering ở thành phố New York cho biết những cô gái từng được chiếu phóng xạ vào ngực để điều trị ung thư lúc nhỏ có nguy cơ phát triển ung thư * khá cao ở tuổi thanh thiếu nữ. Các nhà khoa học cho biết, kể cả khi những người điều trị bệnh ung thư thông thường ở liều nhẹ cũng phải đối mặt với nguy cơ cao bị ung thư * sau này.
Trong một báo cáo khác, tập san y khoa Anh Lancet cho rằng chụp cắt lớp vi tính (CT) cũng có thể gây ung thư ở trẻ em. Việc chụp cắt lớp có thể cung cấp những hình ảnh chấn thương ở đầu, viêm phổi biến chứng và nhiễm trùng ngực để cứu sinh mạng bệnh nhân. Nhưng nếu một đứa trẻ tiếp xúc với phóng xạ chỉ từ hai tới ba lần quét, thì nguy cơ phát triển ung thư não tăng gấp ba lần. Năm tới mười lần quét có thể tăng gấp ba lần nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Bên cạnh đó, việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng bằng kháng sinh cũng gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ miễn dịch đang phát triển của chúng.
Một nghiên cứu của Tổ Công tác Môi trường (Enviromental Working Group - EWG) đã chỉ ra rằng mẫu máu từ trẻ sơ sinh chứa trung bình 287 độc tố, bao gồm thủy ngân, chất chống cháy, thuốc trừ sâu, các chất phụ gia thực phẩm, hóa chất từ các sản phẩm chăm sóc cơ thể, các chất ô nhiễm không khí, các hợp chất nhựa độc hại, và hóa chất Tetlon. Nhiều chất độc trên có tính gây ung thư cao.
Theo báo cáo của EWG, trong tháng chuẩn bị sinh, dây rốn chuyển ít nhất khoảng 284 lít máu từ nhau thai tới trẻ đang phát triển. Điều này có nghĩa là trẻ sơ sinh có lượng chất hóa học giống như mẹ. Hơn nữa, những bà mẹ không có sức khỏe tốt mà vẫn cho con bú sữa mẹ thực ra đang tiếp tục truyền hóa chất độc hại cho con.
Người ta phát hiện ra chất bisphenol-A (BPA) trong sản phẩm nhựa, một chất gây rối loạn nội tiết, có thể dẫn tới lỗi nhiễm sắc thể ở thai nhi đang phát triển và gây sẩy thai tự nhiên hoặc tổn thương gien. Hóa chất độc hại này được tìm thấy ở 96% thai phụ tham gia xét nghiệm.
Nhìn chung, nghiên cứu đã phát hiện hẳn một hỗn hợp chất hóa học thực sự trong 99 - 100% phụ nữ mang thai, đủ để nảy sinh ung thư chớm phát ở thai nhi.
Ngoài ra, một nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn được thực hiện vào năm 2006 đã chỉ ra bằng chứng rõ ràng ở 151 nghiên cứu độc lập rằng tiêm phòng bệnh lúc nhỏ làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư sau này. Tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về phần nghiên cứu quan trọng này trong chương 1.
Một loạt các nghiên cứu cho thấy chất florua (fluoride) độc hại, được thêm vào nước uống ở các thành phố của nước Mỹ và các quốc gia khác, rõ ràng liên quan đến ung thư xương (osteosarcoma), cũng như các loại ung thư khác. May là sau khi đã xác nhận florua có trong nước uống mấy chục năm qua, CDCP đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp vào tháng 1 năm 2011 về việc mức độ florua trong nước uống hiện tại có thể gây hại nghiêm trọng cho trẻ em. Thật không may, nhiều bà mẹ chưa hiểu rõ vẫn sử dụng nước máy có florua để pha sữa bột cho bé.
Kẹp dây rốn quá sớm, thay vì 40 - 60 phút sau sinh như yêu cầu, có thể làm giảm ôxy hóa trong máu của em bé tới hơn 40%, và ngăn quá trình nhau thai lọc độc tố ra khỏi máu. Người ta nhận ra thói quen tương đối mới này gây hại nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ.
Bất cứ điều gì ảnh hưởng tới thể chất của trẻ cũng ảnh hưởng tới tình cảm và tâm lý của trẻ. Nói cách khác, không phải người trưởng thành mới bị tổn thương về mặt tình cảm.
Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng căng thẳng thời thơ ấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe khi trưởng thành. Một trong những nghiên cứu lớn nhất thuộc loại đó, Nghiên cứu về những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu (ACE), đã chứng minh mối liên hệ giữa:
1. Những tác nhân gây căng thẳng đặc biệt hồi nhỏ liên quan đến bạo lực, trong đó có việc bị ngược đãi bị bỏ mặc, liên tục chứng kiến người thân đánh chửi nhau và
2. Những hành vi nguy cơ và các vấn đề sức khỏe ở tuổi trưởng thành1

1 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/MC3232061/ (TG).

Nghiên cứu ACE, hợp tác giữa Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDCP) và Phòng khám Đánh giá sức khỏe của tập đoàn Kaiser Permanente ở San Diego, được thực hiện trên 17.000 người lớn từ năm 1995 tới năm 1997 đã thu thập và phân tích thông tin chi tiết của những người này về tình trạng bị ngược đãi, bị bỏ mặc và gia đình không hạnh phúc trong quá khứ cũng như hành vi và tình trạng sức khỏe hiện tại.
Kết quả nghiên cứu của ACE đã được công bố trong hơn 30 bài báo khoa học. Những bài báo này tiết lộ rằng bị ngược đãi, bị bỏ mặc và có những trải nghiệm tiêu cực khác lúc còn bé là tình trạng phổ biến. Gần hai phần ba số người tham gia nghiên cứu đã báo cáo rằng đã trải qua ít nhất một trải nghiệm tiêu cực lúc nhỏ và hơn 1 phần 5 số người nói có từ ba trải nghiệm xấu trở lên. Những phát hiện của nghiên cứu ACE gợi ra rằng một số trải nghiệm là những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tật và tử vong, cũng như chất lượng cuộc sống kém ở Hoa Kỳ. Hãy nhớ rằng, căng thẳng cảm xúc kéo dài có thể gây hại cho hệ miễn dịch, do đó cơ thể dễ mắc gần như tất các loại bệnh, bao gồm cả ung thư. Tôi sẽ trở lại chủ đề quan trọng này sau.
Cuối cùng, để trẻ em tiếp xúc với bức xạ ion hóa thông qua chụp cắt lớp vi tính sau khi chúng bị va đập mạnh vào đầu là một việc không cần thiết và rất nguy hiểm, có thể dễ dàng và nhanh chóng dẫn tới ung thư não và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Theo một nghiên cứu lớn trên hơn 40.000 trẻ em bị chấn thương ở đầu do vật tù cho thấy quan sát đơn giản là cách tiếp cận tốt nhất và ít nguy cơ nhất. Các kết quả được đăng trong tạp chí Pediatrics (Nhi khoa) số ra thang 6 năm 2011 (được công bố trực tuyến vào ngày 9-5- 2011). Tất nhiên, bộ não đang phát triển ở trẻ có rất ít hoặc không có sự bảo vệ nào chống lại bức xạ ion hóa.
Chương đầu tiên của cuốn sách này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về bản chất và ý nghĩa của ung thư xét trên phương diện thể chất. Đó là một cách hiểu về ung thư mà có thể trước đây bạn chưa bao giờ gặp. Cách hiểu mới mà thực ra đã được biết từ lâu này mở ra những lối tiếp cận mới nhắm vào việc chữa lành nguyên nhân thật sự của ung thư, thay vì chỉ điều trị các biểu hiện triệu chứng.
Trong chương này, bạn cũng sẽ tìm hiểu về những khám phá đáng kinh ngạc của các nhà nghiên cứu ung thư hàng đầu, họ đã chứng minh rằng ung thư không chỉ do đột biến tế bào gây ra, mà còn do sự hô ứng và tham gia của toàn bộ cơ thể. Hơn nữa, bạn hãy chú ý tới những phát hiện mới cho thấy lý do tại sao rất nhiều khối u được chẩn đoán là ung thư thật ra hoàn toàn vô hại và tự biến mất.
Chương 2 và chương 3 lần lượt đề cập tới nguyên nhân thể chất và tình cảm hoặc tinh thần. Để trình bày rõ ràng hơn, tôi đã cố gắng tách bạch các tiêu chí này, dù biết rằng phân chia như thế là tùy tiện và không đúng với thực tế. Tôi làm thế chỉ với một mục đích: nhấn mạnh rằng quá trình chữa lành các nguyên nhân gây ung thư phải bao gồm việc khôi phục cả sức khỏe thể chất lẫn tình cảm và tinh thần. Bỏ mặc một trong những yếu tố trên sẽ làm giảm cơ hội bình phục hoàn toàn và cuối cùng dẫn tới tái phát (rất nhiều trường hợp ung thư tái phát sau khi được điều trị). Ở mức tối thiểu, cách tiếp cận không đầy đủ như thế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và thể chất, và quan trọng hơn cả là tới trạng thái hạnh phúc và niềm tin vào bản thân.
Phát biểu sau đây như sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt toàn bộ cuốn sách, rất quan trọng khi xem xét đến ung thư: “Ung thư không gây bệnh cho người ta mà căn bệnh của người đó gây ra ung thư.” Và tôi sẽ bổ sung thêm điều này: “Một khi ung thư xuất hiện, mục đích chính của nó là đưa người hệnh về lại trạng thái cân bằng giữa tâm trí, cơ thể và tinh thần.”
Điều này quá mâu thuẫn với những gì y học truyền thống và truyền thông thuyết phục bạn đến nỗi nghe có vẻ thật khó tin. Nhưng, việc ung thư chữa lành hay dẫn bạn tới cái chết thực ra có liên quan đến những gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn hơn là đến chính ung thư (tức là vấn đề nó xâm lấn như thế nào hoặc nó được phát hiện sớm đến mức nào).
Hãy lấy Dave làm ví dụ. Ở tuổi 58, ông được chẩn đoán là ung thư phổi trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Mặc dù trước khi chẩn đoán ông cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh nhưng chỉ trong hai tuần sau đó, sức khỏe của ông đã đi xuống nhanh chóng. Ông ăn không thấy ngon, gần như không ngủ được, hơi thở rất nông và còn bị những cơn hoảng loạn nghiêm trọng cùng chứng đau thắt ngực. Ông chết sau 20 ngày được chẩn đoán bị ung thư. Giấy chứng tử viết ông chết vì ung thư phổi nhưng rõ ràng nếu không được chẩn đoán ung thư, thì đã không xuất hiện bất cứ hiệu ứng quá sức chịu đựng nào do căng thắng gây ra.
Không còn nghi ngờ gì nữa, căng thẳng về cảm xúc làm tê liệt hệ miễn dịch và không chỉ ngăn cản quá trình chữa lành của cơ thể, mà thực ra còn làm tình trạng trầm trọng thêm. Có những bằng chứng y khoa cho thấy trong thời gian căng thẳng nghiêm trọng, người ta có thể chết vì một cơn đau tim dù không có tiền sử bệnh tim hay tắc động mạch.
Khả năng phục hồi sức khỏe của bạn đòi hỏi bạn trở nên và cảm thấy toàn vẹn một lần nữa trên mọi cấp độ của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một khi nguyên nhân gốc rễ của ung thư và những trở ngại khác đối với việc cảm nhận toàn vẹn đã được xác định đúng, chúng ta sẽ nhận thức rõ cần làm gì để phục hồi hoàn toàn. Đây là chủ đề của các chương sau trong cuốn sách này.
Có một thực tế y khoa là trong cả đời mình, mỗi người đều có hàng triệu tế bào ung thư trú ngụ tại cơ thể. Đây không phải là dấu hiệu cho thấy chúng ta có vấn đề gì bất ổn. Ngược lại, như chúng ta sẽ thấy, đây là một phần thiết yếu trong việc duy trì trạng thái cân bằng lành mạnh của cơ thể.
Hàng triệu tế bào ung thư này vẫn không bị phát hiện trong các đợt xét nghiệm bình thường. Tuy nhiên, một khi nhân lên tới vài tỷ, chúng sẽ xuất hiện dưới dạng các khối u. Khi bác sĩ thông báo tới bệnh nhân ung thư của họ rằng các phương pháp điều trị bệnh mà họ chỉ định đã loại bỏ thành công tất cả tế bào ung thư, là họ chỉ tính tới các khối u ung thư có kích thước đủ để phát hiện, có thể xác định bằng xét nghiệm mà thôi.
Điều trị ung thư tiêu chuẩn có thể giảm số lượng tế bào ung thư tới mức không thể phát hiện ra, nhưng chắc chắn không thể loại bỏ tất cả tế bào ung thư. Chừng nào nguyên nhân gây phát triển khối u vẫn tồn tại, thì chừng đó ung thư có thể tái phát bất cứ lúc nào, ở bất kỳ bộ phận cơ thể nào và với bất kỳ tốc độ nào.
Chữa ung thư không liên quan nhiều lắm đến việc loại bỏ một nhóm các tế bào ung thư có thể phát hiện được. Các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị (dùng phóng xạ) chắc chắn có khả năng gây độc hoặc đốt cháy nhiều tế bào ung thư, nhưng chúng cũng tiêu diệt cả các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương, đường tiêu hóa, gan, thận, tim, phổi, v.v… thường dẫn tới tổn hại lâu dài, không thể hồi phục cho toàn bộ các cơ quan và hệ thống trong cơ thể.
Liệu có bất kỳ ai băn khoăn rằng tác dụng phụ số một của hóa trị chính là ung thư? Quả thực, hóa trị giết chết nhiều người vì gây ra ung thư mới hơn so với việc nó chữa khỏi ung thư. Do các thuốc hóa trị làm teo khối u nên chúng khuyến khích các tế bào ung thư mạnh hơn phát triển, phân chia, nhân lên và trở nên kháng thuốc. Chính điều này làm xuất hiện nguy cơ ung thư thứ cấp. Ngoài ra, do tần suất xuất hiện tác dụng phụ kinh hoàng vốn được biết quá rõ của hóa trị là rất cao nên gần như bất cứ ai uống những thuốc gây độc tế bào này đều có hiện tượng tăng vọt một loại protein sinh ra do căng thẳng, được gọi là yếu tố sốc nhiệt 1 (HSF-1). HSF-1 cho phép các tế bào ung thư bị tổn hại do các loại thuốc này có thể tự sửa chữa và phục hồi các hoạt động ung thư.
Xạ trị cũng thế. Phơi nhiễm phóng xạ với liều lượng 100 mSv1 hằng năm thì nguy cơ mắc ung thư trong đời tăng lên là điều hiển nhiên. Theo nghiên cứu, liều gây tử vong là 10.000 mSv2. Liều công phá cơ thể là 20.000 - 80.000 mSv, tùy loại ung thư. Không gì có thể gây tử vong nhiều hơn là xạ trị. Nếu so sánh với xạ trị thì rò rỉ phóng xạ sau động đất năm 2011 ở Nhật Bản có thể coi là vô hại.

1 Ký hiệu mSv (milisievert) chl đơn vị cơ bản để đo nồng độ phóng xạ (TG).
2 Để biết thêm chi tiết, đọc bài báo của Mike Adam trên NaturalNews.com: http://www.naturalnews.com/032136_radia ... chart.html (TG).

Hóa chất độc hại trong thuốc hóa trị có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng ở mọi tế bào trong cơ thể đến mức ngay cả các nang tóc cũng không thể giữ được sợi tóc nữa. Một phương pháp điều trị ung thư thực sự sẽ không phát huy tác dụng với cái giá là phá hoại các bộ phận quan trọng khác trên cơ thể. Chỉ có thể điều trị thực sự khi giải quyết được nguyên nhân phát triển mất kiểm soát của các tế bào ung thư và cơ thể được hỗ trợ đúng cách qua cơ chế chữa lành tự nhiên của nó. Ung thư là quá trình chữa lành mà cơ thể lựa chọn để tái thiết sự cân bằng nội môi. Không nhận ra ung thư là cơ chế chữa lành có thể dẫn tới tử vong và thường là như thế.
Cuốn sách này nhằm vạch ra những nguyên nhân gây ra ung thư và đề xuất cách xử lý những nguyên nhân này hơn là triệu chứng của nó. Coi ung thư như thể một căn bệnh là cái bẫy mà hàng triệu người đã sa vào và phải trả một cái giá quá cao vì không nhắm đến các nguyên nhân gốc rễ.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng ung thư là giai đoạn chữa lành cuối cùng, chứ không phải bệnh, nhưng tôi cũng biết rõ hầu hết mọi người đều cho rằng ung thư là một căn bệnh rất đáng sợ. Tôi không tuyên bố rằng quan điểm về ung thư của tôi là duy nhất đúng, mà tôi cho rằng nó là một trong nhiều quan điểm đúng.
Người xưa thường nói: “Kiến thức khác nhau ở các trạng thái khác nhau của ý thức”, ngụ ý là chân lý là phép chiếu chủ quan của tâm trí, trong ý thức hoặc tiềm thức. Nói cách khác, nếu bạn khăng khăng cho rằng ung thư là một căn bệnh đáng sợ có thể cướp đi mạng sống của bạn, thì rất có thể chính niềm tin chết chóc đó sẽ thực hiện đúng như bạn trông chờ. Hãy nhớ rằng chấn thương tình cảm có thể ức chế hệ miễn dịch và ngăn cản sự chữa lành. Tương tự, nếu bạn cho rằng ung thư là giai đoạn chữa lành nhằm lấy lại sự cân bằng nền tảng, thì niềm tin chân lý đó sẽ giúp bạn đạt được kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng lạc quan của bạn. Nghiên cứu gần đây về não đã tiết lộ rằng sức mạnh của sự kỳ vọng tích cực là nhân tố thực sự duy nhất thúc đẩy chữa lành cho cơ thể1.

1 Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài báo của tôi về những kỳ vọng tích cực trên http://www.ener-chi.com/articles/positi ... l-miracle/ (TG).

Thật không may là nhìn chung giới y học không khuyến khích bệnh nhân tham gia, hoặc tác động đến, quá trình điều trị của chính họ. Vai trò của bệnh nhân hiếm khi được tính đến trong quá trình chữa lành. Thay vào đó, điều trị y khoa được tuyên truyền là phương pháp chữa bệnh duy nhất hiện nay. Thực ra, chữa lành được hay không tùy thuộc thể chất, tinh thần, tâm trí của mỗi cá nhân. Chấp nhận điều này là một thực tế có thể đem lại những hiệu ứng tự trang bị sức mạnh cho bản thân rất mạnh mẽ mà tôi cho là rất cần thiết để xuất hiện sự chữa lành hiệu quả.
Xin lưu ý: Nếu có chỗ nào trong cuốn sách này bạn thấy tôi viết ung thư là bệnh gây chết chóc, người ta chết vì ung thư, hay ung thư tàn phá dữ dội và chỉ có nước chết,... xin nhớ rằng tôi viết như thế để trình bày quan điểm chính thức trong nghiên cứu và các lý thuyết y học. Tuy nhiên, tôi muốn nói cho rõ rằng cách hiểu và lý giải của tôi về hiện tượng ung thư không thống nhất với quan điểm y học chính thống hiện nay. Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng ung thư giết người và tôi sẽ tiếp tục bàn sâu hơn lập trường của mình qua cuốn sách này.
Nếu khối u ung thư không làm tắc nghẽn cơ học hoặc gây sưng tấy rồi gây chết ngạt các cơ quan, đe dọa mạng sống, thì ung thư không thể bị coi là gây hại hoặc giết chết cơ thể. Mà đúng ra, ung thư là cơ chế chữa lành hoặc cơ chế sống sót, diễn ra khi mạng sống của một người bị đe dọa bởi một hoặc vài nguyên do được thảo luận trong cuốn sách này. Ung thư là một dấu hiệu thông báo cơ thể đang mất cân bằng trầm trọng và có thể chết bởi bất cứ điều gì đang làm nó mất cân bằng. Khi bạn nghe thấy rằng bức xạ ion hóa hoặc viên thuốc aspirin gây ra một số ung thư nghiêm trọng và tác oai tác quái nhất, xin lưu ý rằng ung thư ấy chính là nỗ lực sinh tồn hoặc chữa lành của cơ thể, chứ không phải bệnh.
Cuốn sách này phân biệt rõ ràng giữa nguyên nhân và triệu chứng của ung thư. Các triệu chứng, chẳng hạn như sự phát triển khối u ung thư, chỉ cho thấy rằng cơ thể đang cố gắng giải quyết các nguyên nhân ngầm ẩn của ung thư. Nếu chúng ta không hỗ trợ cơ thể trải qua quá trình chữa lành này mà lại tấn công nó bằng phương pháp điều trị y tế có hại, thì ung thư - quá trình chữa lành - có thể vẫn chưa hoàn tất và tiếp tục phát triển, do đó bị xem như vô phương cứu chữa.
Mục đích của cuốn sách này là cung cấp cho bạn kiến thức và niềm tin vào trí tuệ và sự thông minh vô hạn của cơ thể, mà nhờ đó quá trình chữa lành này có thể hoàn thiện và cơ thể có khả năng quay trở lại trạng thái cân bằng và sức sống tự nhiên của nó.
Andreas Moritz
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 28 Sep 2023

1. Ung thư không phải là bệnh


Sức mạnh của ngôn từ


Ung thư được coi là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong cho người Mỹ. Theo Hội Ung thư Hoa Kỳ, ước tính năm 2010 tại nước này có tổng cộng 1.529.560 ca ung thư mới được phát hiện và 569.490 người chết vì ung thư. Ba loại chẩn đoán ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng. Ba loại ung thư dẫn đầu ở nữ giới là ung thư *, ung thư phổi và ung thư đại trực tràng.
Viện Ung thư Quốc gia (NCI) của Mỹ đã liệt kê 10 loại ung thư gây tử vong hàng đầu (giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007) như sau:
1. Ung thư phổi và phế quản: 792.495 sinh mạng
2. Ung thư đại trực tràng: 268.783 sinh mạng
3. Ung thư *: 206.983 sinh mạng
4. Ung thư tụy: 162.878 sinh mạng
5. Ung thư tuyến tiền liệt: 144.926 sinh mạng
6. Bệnh bạch cầu: 108.740 sinh mạng
7. U lympho không Hodgkin: 104.407 sinh mạng
8. Ung thư gan và ống mật trong gan: 79.773 sinh mạng
9. Ung thư buồng trứng: 73.638 sinh mạng
10. Ung thư thực quản: 66.659 sinh mạng
Dù trình độ y học của bạn ra sao, thì dường như bạn có thể nói không sợ sai rằng ung thư đang giết chết chúng ta với số lượng kỷ lục. Bất chấp hàng triệu người đã thiệt mạng và hàng tỉ đô la chi cho nghiên cứu, thì tỉ lệ ung thư vẫn không suy giảm.
Và vấn đề đi sâu xa hơn so với việc chúng ta đơn giản là không hiểu được nguyên nhân gốc rễ của ung thư hay cách chữa trị tốt nhất. Bác sĩ Samuel S. Epstein, trong cuốn sách của mình có nhan đề National Cancer Institute and American Cancer Society: Criminal Indịfference to Cancer Prevention and Conflicts of Interest (Viện Ung thư Quốc gia và Hội Ung thư Hoa Kỳ: Sự thờ ơ mang tính tội ác đối với việc phòng ngừa ung thư và các xung đột lợi ích), đã chứng minh rõ ràng rằng phần lớn trách nhiệm về tình trạng ung thư ngày càng tăng trong xã hội thuộc về Viện Ung thư Quốc gia (NCI) và Hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) - hai trong số những tổ chức được chính phủ Mỹ hỗ trợ (do đó bằng tiền thuê của dân Mỹ) và được trao nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến chống ung thư của nước Mỹ - hai cơ quan đầy rẫy những xung đột lợi ích và đang ém giữ quá nhiều thông tin có giá trị có thể thực sự giúp người Mỹ phòng ngừa và điều trị ung thư. Thật vậy, khoảng một nửa ban lãnh đạo ACS là các bác sĩ và nhà khoa học có mối quan hệ chặt chẽ với NCI, nhiều người còn ăn lương cả hai bên.
Kết quả thì sao? Tiền của chính phủ liên bang và các quỹ từ thiện chi cho nghiên cứu ung thư đã tăng 25 lần, từ 220 triệu đô la năm 1971 lên tới 4,6 tỷ đô la năm 2000. Tuy nhiên, dù chủ tịch NCI Andrew von Eschenbach có lớn tiếng hứa hẹn vào năm 2003 rằng đến năm 2015 sẽ đẩy lùi được đau đớn và tử vong do ung thư, thì tỷ lệ mắc ung thư vẫn tăng khoảng 18% và không có dấu hiệu chậm lại.
Kết quả là ung thư ảnh hưởng gần như đến một nửa số nam giới và hơn một phần ba số nữ giới; tuy nhiên, hàng tỉ đô la tiền thuế và tiền từ thiện dùng để nghiên cứu ung thư hầu hết chỉ đổ vào việc điều trị, hầu như không có nghiên cứu nào về phòng ngừa. Ngạn ngữ có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhưng hiểu biết thông thường xưa nay về ung thư lại nói với chúng ta điều ngược lại.
Điều này một phần do lợi nhuận khủng mà các công ty dược phẩm và thiết bị y tế thu được từ việc duy trì thái độ “chữa bệnh hơn phòng bệnh” đối với ung thư, cũng như không sẵn lòng giải quyết nguyên nhân ung thư vượt ra ngoài chọn lựa lối sống của mỗi cá nhân. Nói cách khác, mặc dù người ta có thể thừa nhận các yếu tố như hút thuốc và chế độ ăn kém dinh dưỡng chính là vấn đề, nhưng những nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, các chất ô nhiễm trong các sản phẩm tiêu dùng và điều trị y tế có dùng chất độc hại đang bị bỏ qua vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số ngành kinh tế.
Khi dược phẩm được coi là cách điều trị bệnh thích hợp duy nhất, thì duy trì bệnh tình và tống cho bệnh nhân thật nhiều thuốc chính là kiểu làm ăn ngày càng hốt bạc. về điều này, không hề bất ngờ lắm khi các phương pháp điều trị thay thế hoặc không được chấp thuận bị ngành y và các tổ chức ung thư gièm pha phỉ báng một cách có hệ thống. Càng ngày những bác sĩ tiếp tục ủng hộ các phương pháp điều trị tự nhiên và chỉ ra những lợi ích quan trọng của việc phòng tránh ung thư một cách tổng thể càng thường xuyên bị quấy rối và bị mắng mỏ là lang băm nếu họ từ chối thuận theo những hướng dẫn đầy thiên kiến của NCI và ACS. Có thể nói chắc chắn rằng FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã phê chuẩn khoảng 40 loại dược phẩm điều trị ung thư nhưng chưa thừa nhận bất cứ một phương pháp điều trị thay thế không bằng sáng chế nào.
Khi nhìn vào những thực tế này, rõ ràng người duy nhất thực sự được hưởng lợi từ tình hình điều trị ung thư hiện nay là những chuyên viên y tế và những nhà vận động hành lang nắm giữ quyền lực, chứ không phải là bệnh nhân của họ. Như cựu giám đốc NCI bác sĩ Samuel Broder đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn của Washington Post năm 1998: “NCI đã trở thành một công ty dược của chính phủ”. Thật vậy, chính người dân Mỹ vẫn phải nộp thuế trang trải cho những thử nghiệm lâm sàng1 tốn kém trên các loại thuốc để rồi cuối cùng phải mua chúng với cái giá rất cao. Cho dù do ưu tiên tài trợ sai lầm, bỏ sót có chọn lọc nghiên cứu mới hoặc phương pháp điều trị thay thế, hay do lấp liếm sự thật, thì bệnh nhân ung thư cũng không được những cơ quan hữu trách bảo vệ như trách nhiệm đáng ra họ phải thực hiện. 1

1 Thử nghiệm lâm sàng (clinical trial) là thử nghiệm trong đó những người tham gia chịu sự can thiệp nào đó (chẳng hạn, được ăn một chế độ cụ thể hay uống một loại thuốc) để những nhà nghiên cứu đánh giá tác động của sự can thiệp đó tới sức khỏe người tham gia. Nói cách khác, thử nghiệm này nhằm xác định quan hệ nhân quả giữa các yếu tố đầu vào (sự can thiệp có chủ đích) và sự thay đổi tương ứng trong cơ thể người tham gia nên tốn kém hơn xét nghiệm dịch tể chỉ thể hiện có mối quan hệ giữa hai dữ kiện (chú thích của Ban Biên tập tiếng Việt, từ đây trở đi viết tắt là BBT).

Xét một cách toàn diện thì mấy chục năm qua, hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử, xã hội chúng ta đã bị tiêm nhiễm quá nhiều nỗi sợ hãi ung thư đến nỗi khó có thể ngạc nhiên khi hầu hết bệnh nhân ung thư đều răm rắp nghe lời bác sĩ: tiếp tục tống thêm thuốc men và các chất độc hại vào căn bệnh đáng sợ của họ. Nhưng do không tập trung vào việc phòng tránh vừa đỡ tốn kém và lại ít độc hại mà chỉ chăm chú vào các phương pháp điều trị đắt đỏ và cực kỳ độc hại, nên những cơ quan có vẻ khách quan như NCI đã trầm trọng hóa vấn đề mà họ có trách nhiệm giải quyết. Kết quả là tỉ lệ chẩn đoán ung thư ở mức choáng váng và tiếp tục tăng. Thêm vào đó là hàng vạn người thuộc nhóm thiệt thòi bị ung thư mà không bao giờ được chẩn đoán do họ không có khả năng mua bảo hiểm y tế hay đến khám bác sĩ theo hẹn.
Chẳng cần phải bàn cãi, bản thân ngôn từ có sức mạnh vô cùng to lớn và từ ung thư cũng không là ngoại lệ. Trong nhiều trường hợp, ung thư không chỉ là một từ mà còn là một lời tuyên bố về sự hiện diện của hành vi bất thường của tế bào cơ thể. Chỉ cần nói ra từ ung thư thôi cũng đủ để ngay lập tức gợi lên trong tâm trí những hình ảnh đau đớn và khổ sở. Găm từ này vào bất cứ người nào, tức khắc bạn có thể truyền vào tâm lý của họ nỗi sợ hãi và căng thẳng bào mòn cơ thể.
Tuy nhiên, trong một bối cảnh khác, tên gọi ung thư (cancer) còn có nghĩa là một cung hoàng đạo trong chiêm tinh (cung Cự giải). Khi ai đó hỏi bạn ngày sinh rồi nói bạn là cung Cự giải, bạn có run lên vì sợ mình sắp chết hay không?1 Chắc chắn là không rồi vì dù theo lý giải của bạn về cung hoàng đạo thì không hề có nghĩa là bạn bị ung thư.

1 Ở đây tác giả chơi chữ: cancer sign vừa có nghĩa là dấu hiệu ung thư vừa có nghĩa là cung hoàng đạo Cự Giải (BBT).
Nhưng nếu bác sĩ của bạn gọi bạn tới phòng khám của ông ấy và thông báo bạn bị ung thư, rất có thể bạn cảm thấy sốc, bị tê liệt, chết lặng người đi, sợ hãi, tuyệt vọng hoặc tất cả những điều trên. Từ ung thư có khả năng làm cho cuộc sống của bạn rối loạn và bấp bênh, có khả năng phán quyết bản án tử hình cho bạn và, như bạn sẽ biết khi đọc cuốn sách này, nó thực ra còn có thể thi hành bản án đó - thường chỉ vì tiếng dữ của sáu chữ cái này trong xã hội đang khiếp đảm của chúng ta.
Mặc dù có vẻ như ai đó bắt đầu là một bệnh nhân ung thư kể từ khi được chẩn đoán là có bệnh, nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể đã có từ nhiều năm trước khi bệnh nhân cảm thấy không khỏe. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian vô cùng ngắn, từ ung thư có thể đảo lộn toàn bộ cuộc sống của người đó.
Ai hay cái gì trên đời này đã ban cho từ ung thư hoặc lời thông báo bệnh đơn giản đó sức mạnh ghê gớm đến nỗi nó có thể định đoạt sự sống và cái chết? Hay nó thực sự có sức mạnh đó. Có thể nào niềm tin của tập thể, của xã hội rằng ung thư là căn bệnh chết người, cùng với những phương pháp điều trị quyết liệt, gây thương tổn sau chẩn đoán mới thực sự là nguyên nhân chính cho sự leo thang khủng khiếp của ung thư tại Tây bán cầu? Bạn có thể cho rằng nghĩ như thế là hơi quá. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tôi sẽ đưa ra quan điểm thuyết phục rằng ung thư không có sức mạnh kiểm soát bạn trừ khi chính niềm tin, nhận thức, thái độ và suy nghĩ của bạn về ung thư giúp nó làm điều đó.
Nếu bạn biết nguyên nhân gây ra ung thư, hoặc ít nhất hiểu được mục đích nền tảng của nó, thì bạn có còn sợ nó hay không? Chắc là không. Nếu biết được sự thật, hẳn là bạn sẽ làm mọi việc để loại bỏ những nguyên nhân của ung thư, và khi làm vậy, bạn đã đặt nền móng cho quá trình tự chữa lành của cơ thể.
Chỉ có một chút ít kiến thức thông thường - mà tôi vẫn gọi là thiếu hiểu biết - thực ra lại là một điều nguy hiểm. Hầu hết mọi người, ít nhất là trong thế giới công nghiệp hóa này, đều biết rằng uống nước từ một cái ao nhiều bùn hay hồ ô nhiễm có thể bị tiêu chảy, đe dọa đến tính mạng. Nhưng tương đối ít người nhận ra rằng cứ ôm lấy oán hận, tức giận và sợ hãi, hay tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm cơ thể thiếu hụt vitamin D, hoặc thường xuyên ngủ không đủ giấc, liên tục nghe điện thoại di động hàng giờ liền mỗi ngày, thường xuyên tiếp xúc với tia X, chụp nhũ ảnh (chụp quang tuyến *), chụp cắt lớp vi tính, hoặc ăn đồ ăn vặt linh tinh, chất phụ gia và chất tạo ngọt nhân tạo, tất cả đều nguy hiểm không kém việc uống nước ô nhiễm. Mặc dù có thể phải mất nhiều thời gian hơn một chút so với bất kỳ chất độc hay con khuẩn amip nhỏ tí xíu nào đó để những thói quen đó cướp đi sinh mạng con người, nhưng chắc chắn là chúng có thể.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 28 Sep 2023

Những nhận định sai lầm

Chúng ta đều biết rằng nếu nền móng mà vững thì ngôi nhà có thể dễ dàng chịu đựng được những tác động bên ngoài, như một cơn bão hung hãn hay thậm chí một trận động đất. Như chúng ta sẽ biết, ung thư chỉ là dấu hiệu có trục trặc gì đó trong cơ thể và cuộc sống của chúng ta. Ung thư thể hiện rằng một khía cạnh nào đó của đời sống thể chất, tâm lý và tinh thần của chúng ta đang ở trên một nền móng lung lay và nó khá dễ đổ vỡ, ít nhất là như thế.
Thật là ngu ngốc nếu một người làm vườn cứ cố tưới vào những cái lá cây héo trong khi vẫn biết vấn đề thực sự không nằm ở đó - ở bề mặt của những cái lá khô - như có vẻ thế. Anh ta biết rằng sự khô héo của chiếc lá chỉ đơn thuần là dấu hiệu mất nước ở bộ phận ít lộ diện hơn của cây - bộ rễ dưới lòng đất. Nhờ tưới nước cho rễ cây mà người làm vườn đã thực sự giải quyết được nguyên nhân, do đó, toàn bộ cái cây hồi sức và phát triển bình thường. Trong con mắt nhà nghề của người làm vườn, dấu hiệu lá héo không phải là căn bệnh ghê gớm. Anh ta nhận ra rằng tình trạng mất nước của những chiếc lá chỉ là hậu quả trực tiếp của việc nuôi dưỡng kém cỏi - sự nuôi dưỡng cần thiết để duy trì bộ rễ và các phần khác của cây.
Mặc dù ví dụ lấy từ tự nhiên này có vẻ là một phép so sánh đơn giản, tuy thế nó vẫn cung cấp cách hiểu cơ bản về một số quá trình gây bệnh vô cùng phức tạp trong cơ thể con người. Nó mô tả chính xác một trong những nguyên tắc mạnh mẽ và cơ bản nhất điều khiển tất cả các dạng sống trên hành tinh này.
Tuy nhiên, dù chúng ta giỏi thao túng các chức năng của cơ thể thế nào thông qua công cụ của y học đối chứng1 thì chúng ta cũng không thể trấn áp hoặc vi phạm quy luật cơ bản tự nhiên đó mà không phải trả một cái giá rất đắt là suy yếu cả về thể chất, tinh thần và tình cảm.

1 Nguyên văn: allopathic medicine, chỉ phương pháp điều trị tạo ra sự đối kháng với các triệu chứng của bệnh, nói cách khác thì đó là y học hiện đại phương Tây (BST).

Tôi cực lực phản đối tuyên bố cho rằng ung thư là căn bệnh giết người. Hơn thế nữa, tôi sẽ chứng minh ung thư không phải là bệnh gì hết. Đã từng có nhiều người nhận được một câu phán xanh rờn là bị ung thư giai đoạn cuối nhưng thực ra đã không nghe theo tiên lượng của bác sĩ và thuyên giảm hoàn toàn. Goerge, bệnh nhân ung thư thận đầu tiên của tôi, là một người trong số đó. Các bác sĩ điều trị cho anh ấy thuộc một trong bệnh viện đại học uy tín nhất ở Đức nói anh ấy chỉ còn sống được hơn ba tuần nữa. Lúc đó, anh ấy đã đến chỗ tôi để mong được giúp đỡ. Theo họ, bệnh ung thư của anh ấy đã quá nặng, đã lan rộng đến nỗi không thể hóa trị hay xạ trị được. Nhưng hóa ra, không điều trị gì nữa lại là một phước lành tuyệt vời dành cho George.

Chữa lành ung thư hay chiến đấu chống ung thư


Một năm trước, George đã mất một quả thận vì ung thư. Từ phòng phẫu thuật bước ra, các bác sĩ thông báo anh đã hoàn toàn sạch bệnh. Họ thường tuyên bố một câu trứ danh “Chúng tôi đã cắt bỏ hết khối u đi rồi” để gieo vào lòng bệnh nhân niềm hy vọng và lạc quan. Tất nhiên, câu nói đó có ý nghĩa lớn lao đối với anh ấy vì cuối cùng thì họ cũng đã loại bỏ được khối u đó, cùng với cả một quả thận. Tuy nhiên, chỉ mấy tháng sau quả thận thứ hai của anh cũng bắt đầu ngập tế bào ung thư, và lời khuyên có lý duy nhất của họ là hãy lo liệu chuyện riêng của mình đi.
May mắn làm sao, George đã không chết. Hoàn toàn không cam chịu bản án tử hình mà các bác sĩ đã tuyên, George cảm thấy hẳn là mình có thể làm được điều gì đó khác, ít nhất là kéo dài cuộc sống thêm vài tháng nữa. Chỉ trong ba tuần xử lý nguyên nhân gốc rễ gây ra căn bệnh của mình, khối u đã giảm xuống chỉ còn một đốm li ti, và sáu tháng sau, đợt kiểm tra kỹ tiếp theo ở bệnh viện ung thư Đức ấy cho thấy căn bệnh ung thư chết người đó đã biến mất. Mười lăm năm sau, George vẫn vui vẻ sống với tình trạng sức khỏe tuyệt hảo, mà không có dấu hiệu gì cho thấy quả thận còn lại bị suy yếu.
Tôi chẳng chẩn đoán hay tiên lượng gì cho George. Dù sao đó cũng không phải là việc của tôi. Nói với anh ấy rằng tình trạng của anh ấy tệ hại và vô phương cứu chữa thì có ích gì cơ chứ? Bên cạnh đó, tuyên bố khách quan của một bác sĩ rằng căn bệnh ung thư của bệnh nhân đã vào giai đoạn cuối (chỉ còn đường chết) thực ra chỉ đơn thuần là ý kiến chủ quan về một tình trạng chẳng biết đâu mà lần. Bác sĩ rút ra đánh giá cuối cùng đầy thuyết phục gần như là chỉ từ những kinh nghiệm quan sát các bệnh nhân trước đó có những triệu chứng tương tự. Dầu vậy đánh giá quả quyết của ông ta đã loại bỏ cơ hội phục hồi bằng những phương pháp điều trị thay thế mà vị bác sĩ điều trị này không biết. Chỉ vì hệ thống y học phương Tây tương đối non trẻ này không biết cách điều trị ung thư thành công mà không gây ra tổn thương nghiêm trọng cho bệnh nhân và nguy cơ tái phát, không có nghĩa là những hình thái y học cổ xưa cũng bó tay như vậy. Có một lý do thuyết phục giải thích cho việc tại sao một số phương pháp điều trị nhất định của y học phương Đông chú trọng vào tính tổng thể tuy vô cùng lâu đời nhưng lại chưa hề mai một: qua hàng nghìn năm, chúng đã chứng tỏ tính hiệu quả thực sự của mình. Vậy thì tại sao không mở cánh cửa để đón nhận tiềm năng này?
Trong y học chính thống, người ta không khuyến khích bệnh nhân hy vọng bệnh ung thư của họ tự động thuyên giảm. Là những người thực tế, các bác sĩ không muốn bệnh nhân của mình hy vọng hão. Tuy nhiên, tôi cứ băn khoăn không biết thực sự có cái gì là hy vọng hão hay không. Chỉ có chuyện có hay không có hy vọng; bất cứ niềm hy vọng nào mà người ta thực sự cảm thấy đều không phải là hy vọng sai hay hy vọng hão.
Hy vọng có thể thực sự tác động như một giả dược1 hiệu nghiệm, thậm chí còn mạnh hơn so với thuốc thang điều trị ung thư từ trước đến nay. Thêm vào đó, hy vọng có thể thậm chí biến thuốc hóa trị nguy hiểm thành giả dược, do đó có thể giảm tác dụng phụ của thuốc. Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rõ ràng rằng những bệnh nhân được bác sĩ truyền cho niềm tin và hy vọng có tỷ lệ thành công với ung thư và bệnh tình khác cao hơn so với những người không có nó. Cứ thử hình dung xem hy vọng, sự lạc quan, và niềm hoan hỉ kết hợp với một phương pháp điều trị hoàn toàn tự nhiên có thể đạt được điều gì!

1 Để tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của giả dược có sức mạnh lớn trong việc chữa lành cơ thể, xem Chương 1 cuốn sách của tôi (TG).

Bên cạnh đó, tương lai không phải được chốt cứng như viết trên đá, và các bác sĩ không nhất thiết phải là những nhà tâm linh biết được tương lai nào dành cho bệnh nhân của họ. Không một ai trên thế gian này có thể dự đoán như đinh đóng cột được điều gì sẽ diễn ra trong tương lai dù xa hay gần. Một bác sĩ có thể dự đoán khá chuẩn về hậu quả dễ xảy ra nhất của một căn bệnh, nhưng lời ước đoán ấy khó có thể gọi là khoa học hay được đóng dấu chắc chắn một trăm phần trăm. Tính cho hết lẽ, đáng ra mọi bác sĩ phải động viên, truyền niềm tin chứ không phải là dập tắt hy vọng của bệnh nhân, dù cho tình trạng của họ có ngặt nghèo đến thế nào.
Hãy làm rõ quan điểm này bằng một câu chuyện có thực. Một anh chàng trẻ tuổi bị một khối u lớn ở não, vô cùng hiếm gặp và không thể phẫu thuật đã từ chối chấp nhận tiên lượng của bác sĩ là anh chẳng còn sống được bao lâu, mà vẫn tiếp tục một cuộc sống hoàn toàn năng động và sôi nổi vài năm sau đó. Câu chuyện của anh đã được phát sóng truyền hình trực tiếp trong giờ vàng. Thậm chí sau đó anh còn lấy vợ. Và đó chỉ là một trong số nhiều trường hợp tương tự mà các bệnh nhân được bảo không còn hy vọng gì nữa nhưng họ đã kiên quyết không chấp nhận những tiên lượng thực tế đó của các bác sĩ. Họ đã bình phục và sống khỏe, thậm chí còn ổn hơn cả những tiên lượng lạc quan nhất. Lịch sử y học đầy những điều kỳ diệu chưa thể giải thích. Chúng ta đang cố gắng cật lực để lý giải chúng, và thậm chí có khi còn tái tạo chúng.
Nhưng hãy trở lại với George, bệnh nhân ung thư thận giai đoạn cuối của tôi. Để tránh những phức tạp có thể phát sinh trong quá trình chẩn đoán bệnh, như khiến một người tin rằng mình đã mắc một căn bệnh nào đó vô phương cứu chữa, tôi chỉ động viên và thúc đẩy George hãy chú ý trước tiên tới vô vàn nguyên nhân làm nảy sinh và phát triển ung thư. Trên thực tế, tôi hiếm khi động đến từ ung thư trước mặt anh ấy. Là một doanh nhân sáng suốt, thành đạt, George nhanh chóng nhận ra là chỉ vô ích khi cứ bám lấy cái ý nghĩ rằng ung thư làm cách nào đó đã tóm được mình và kéo mình về phía tử thần. Anh ấy ý thức rất rõ não trạng kiểu nạn nhân ấy sẽ chỉ làm bản thân chết nhanh hơn mà thôi. George đã biết giá trị của sức mạnh tự thân và tư duy tích cực. Tôi chú trọng vào việc chia sẻ với anh ấy những phương pháp cơ bản và thực tế nhất để cơ thể khỏe mạnh, tràn sinh lực và bền bỉ hơn. Theo ý tôi, George thậm chí còn chẳng phải là người bệnh tật gì; anh ấy chỉ quên mất phải sống làm sao cho lành mạnh mà thôi. George đột nhiên nhận ra là mình không còn là một nạn nhân của những hoàn cảnh tai ương nữa, mà thay vào đó anh là người chịu trách nhiệm cho cơ thể và tâm trí mình. Quan điểm về sức mạnh tự thân đã khiến anh cảm thấy ngây ngất và mau chóng để cho người thân trong gia đình và bạn bè vốn trước đó thấy buồn rầu và cảm thương cho anh nay cùng chia sẻ niềm yêu đời mà anh vừa mới khám phá ra.
Thế là, cơ thể anh tự nhiên bắt đầu quan tâm đến các chi tiết, bao gồm cả việc loại bỏ triệu chứng đó - ung thư. Một khi những nguyên nhân gây ung thư biến mất, triệu chứng chỉ còn là một vướng mắc chẳng mấy phiền hà.
Việc tình trạng ung thư của George thoái lui hoàn toàn chẳng phải là kết quả chữa một căn bệnh có vẻ như kinh hoàng và phát triển mất kiểm soát, cũng không phải là một phép màu. Nó chỉ là một quá trình đơn giản trả lại cho cơ thể những gì cần thiết để quay trở về trạng thái cân bằng bình thường và tự nhiên nhất. George chỉ chấm dứt những cản nguyên khiến cơ thể mình phải chiến đấu để giành giật lại sự sống. Nghe có vẻ đơn giản nhưng anh ấy đã tự chữa lành bản thân bằng cách chịu trách nhiệm cho mọi phương diện của cuộc sống, trong đó có cơ thể và lối sống của mình.
Bài học từ câu chuyện của George là nếu muốn chữa lành thực sự bạn phải dừng ngay lại việc tranh đấu với nó, và thay vào đó, chọn cách tin tưởng và kiên trì áp dụng những cơ chế chữa lành tự nhiên vốn có cho cơ thể bạn - vì thực ra, chiến đấu với ung thư, như chúng ta sẽ thấy, chỉ ngăn cản việc chữa trị thực sự và lâu dài.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 29 Sep 2023

Tìm kiếm những câu trả lời


Mọi loại ung thư đều đã từng có người vượt qua được, bất kể bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào. Do đó, nếu ngay cả chỉ có một người đã chữa lành được ung thư rồi, thì hẳn là phải có một cơ chế nào đó cho việc chữa lành đó, cũng giống như là đã có cơ chế cho việc phát sinh ung thư. Bất cứ ai trên hành tinh này cũng đều có khả năng thực hiện cả hai việc đó.
Nếu bạn từng được bác sĩ chẩn đoán là bị ung thư, có thể bạn không có khả năng thay đổi kết quả chẩn đoán đó, nhưng chắc chắn trong bạn có khả năng thay đổi những hậu quả hủy hoại mà chẩn đoán đó có thể ảnh hưởng đến bạn, giống như George đã làm. Cách bạn nhận thức về ung thư và những hành động bạn chọn sau chẩn đoán chính là một trong số những yếu tố quyết định tác động mạnh mẽ nhất tới sức khỏe của bạn trong thời gian sắp tới, hoặc không có được những yếu tố ấy. (Xem chương 3, Giải mật ung thư).
Quan điểm vơ đũa cả nắm của các nhà chuyên môn lẫn những người ngoại đạo coi ung thư là căn bệnh chết người đã biến ung thư thành một loại rối loạn có hậu quả kinh hoàng với đa số bệnh nhân mắc phải và gia đình họ. Ung thư đã trở nên đồng nghĩa với nỗi sợ hãi bất thường, với khổ đau và cái chết. Nhận thức này vẫn tồn tại mặc dù sự thật là có tới 90 - 95% tất cả các loại ung thư có thể xuất hiện và biến mất bất cứ lúc nào chúng muốn.
Không có ngày nào qua đi mà cơ thể chúng ta không tạo ra hàng triệu tế bào ung thư. Một số người, khi chịu áp lực căng thẳng nghiêm trọng tạm thời, tạo ra nhiều tế bào ung thư hơn bình thường. Những tế bào này cụm lại với nhau thành các khối u, những khối u này sẽ biến mất khi tác động của căng thẳng dịu đi và sau khi một đáp ứng chữa lành (thường được coi là các triệu chứng của bệnh tật) được hoàn thành. Trong chương 3, tôi sẽ nói rõ hơn việc điều này xảy ra một cách chính xác và dễ đoán như thế nào.
Ở đây, tôi muốn nói rằng theo nghiên cứu y khoa, hiện tượng tiết một hoóc môn chống ung thư rất mạnh của ADN là interleukin 21, giảm xuống do căng thẳng thể chất và tinh thần, và lại tăng lên khi người đó cảm thấy thư thái và vui vẻ. Mức độ tiết interleukin 2 thấp làm tăng xác suất mắc ung thư, và mức độ tiết bình thường giữ tế bào ung thư trong trạng thái vô hại.

1 Viết tắt là IL-2, thuộc họ cytokine, là một nhóm protein được tế bào bạch cầu có tên là tế bào lympho T sản xuất, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch. Nó được sản xuất thành dược phẩm để điều trị một số loại ung thư nhất định (Chú thích của người dịch, từ đây trở đi viết là ND).

Tuy nhiên, thường thì không phải lúc nào người ta cũng ở trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Bởi lẽ khả năng mắc ung thư tăng và giảm tùy theo mức độ căng thẳng, nên nhiều loại ung thư biến mất mà không cần bất cứ hình thức can thiệp nào của y tế và không gây ra bất cứ lo ngại thực sự nào. Theo đó, ngay trong chính thời điểm này, hàng triệu người đang đi lại bình thường với các loại ung thư trong người mà không hề có dấu hiệu nào là họ đang có chúng. Cũng tương tự thế, hàng triệu người đang chữa lành ung thư mà cũng không hề biết điều đó. Nhìn chung, có nhiều trường hợp ung thư tiêu biến một cách tự phát hơn là số ung thư được chẩn đoán và điều trị.
Tờ The New York Times đã đăng một bài báo trong số ra tháng 10 năm 2009 trong đó đưa ra nhiều câu hỏi có tính chất khai sáng khi soi chiếu vào thực tế, những câu hỏi này đã trở nên khó nhằn đối với các cơ quan, tổ chức về ung thư và những người ủng hộ họ. Bài báo này, do Gina Kolata viết, có nhan đề “Ung thư có thể biến mất mà không cần điều trị, nhưng bằng cách nào?”
Trong bài báo, Kolata đã chỉ ra rằng người ta mặc nhiên cho là quỹ đạo phát triển của ung thư chỉ đi theo một hướng, giống như mũi tên thời gian, đó là hướng chỉ phát triển và trầm trọng hơn mà thôi. Nhưng vào tháng 10 năm 2009, một bài báo được đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association (JAMA - Tạp chí của Hiệp hội y khoa Mỹ) đã lưu ý “dữ liệu từ hơn hai thập kỷ qua từ việc soi chụp ung thư * và ung thư tuyến tiền liệt đã đặt dấu hỏi cho quan điểm đó.”
Những công nghệ soi chụp ngày càng tinh vi tìm thấy cả những u nhỏ mà chúng sẽ chẳng gây ra vấn đề gì nếu người ta cứ bỏ mặc chúng ở đấy, không phát hiện ra bằng soi chụp. Những u này cũng chỉ nằm yên và vô hại như những vết sẹo nhỏ trên da. Như bài báo này thừa nhận, những u này không chóng thì chày sẽ tự ngưng phát triển hoặc teo lại, hay thậm chí sẽ biến mất, ít nhất là trong trường hợp một số kiểu ung thư *.
Theo lời bác sĩ Barnett Kramer, phó Ban Phòng tránh Ung thư ở tổ chức Các Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health - NIH) thì “quan điểm cũ cho rằng ung thư là một quá trình tịnh tiến. Một tế bào có một đột biến, rồi từng tí từng tí một nó có nhiều đột biến hơn. Người ta cho rằng những đột biến này không tự động trở về trạng thái bình thường ban đầu.”
Đến tận gần đây, các nhà nghiên cứu ung thư và các bác sĩ vẫn còn quan niệm sai lầm (và coi những giả định của mình là chân lý khoa học) rằng ung thư là kết quả của đột biến tế bào (sự thay đổi tổ hợp vật chất di truyền của tế bào), lúc đó tế bào đột biến đã trở nên mất kiểm soát. Tuy nhiên, mũi nhọn tiên phong trong nghiên cứu ung thư đã hướng về phát hiện cho rằng sự phân chia tế bào vô tổ chức và không được kiểm soát thực ra không hề diễn ra.
Như bác sĩ Kramer đã chỉ ra, chúng ta ngày càng nhận ra rằng chỉ đột biến thôi chưa đủ để ung thư phát triển. Chúng còn cần sự hợp đồng tác chiến của những tế bào xung quanh và thậm chí, như ông nói, của “toàn bộ cơ thể, toàn bộ con người”, mà trong đó hệ miễn dịch hoặc mức hoóc môn, ví dụ vậy, có thể chặn đứng hoặc thúc đẩy một khối u.
Theo bác sĩ Kramer, điều này khiến ung thư trở thành “một quá trình động”. Câu nói của ông ấy rõ ràng đã đặt ra một câu hỏi rất quan trọng. Nếu chức năng duy nhất của ung thư chỉ là trở thành một sự kế tiếp chết người cuối cùng của đột biến tế bào, thì tại sao toàn bộ cơ thể, bao gồm bộ não, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hệ nội tiết, cũng như tính cách cá nhân và tất cả các tế bào xung quanh ung thư, lại hỗ trợ cho sự phát triển của nó? Câu trả lời cho câu hỏi mấu chốt này vừa thú vị vừa đáng khuyến khích.
Như nhan đề cuốn sách này nêu rõ, ung thư hoàn toàn không phải là bệnh; mà nó là một cơ chế chữa lành. Toàn bộ cơ thể hỗ trợ cho sự phát triển của ung thư chừng nào đó là điều có lợi nhất cho cơ thể. Một khi xử lý xong những nguyên nhân gốc rễ, một khi cơ thể và tâm trí trở lại tình trạng cân bằng và phù hợp ban đầu, thì ung thư sẽ hết nhiệm vụ, chuyển thành một trạng thái lành tính và ngủ yên, hoặc thậm chí hoàn toàn biến mất.
Một số bác sĩ và nhà nghiên cứu ung thư rất khó chấp nhận quan điểm mới mẻ cho rằng ung thư không đi theo một con đường một chiều từ đột biến đến sinh bệnh. Nhưng rõ ràng, ngày càng có nhiều người hoài nghi nay đã thay đổi cách nhìn và thừa nhận rằng trên thực tế ung thư có thể tự biến mất, tuy dường như điều này trái ngược với mọi quan niệm trước kia của họ.
Một trong những người chuyển biến tư tưởng kiểu này là bác sĩ Robert M. Kaplan, chủ nhiệm khoa dịch vụ y tế Trường Y tế công thuộc Đại học California, Los Angeles. “Xét cho cùng thì tôi không dám chắc mình quả quyết về điều này đến đâu, nhưng tôi tin vào điều đó,” ông nói. “Sức nặng của bằng chứng đã cho thấy có lý do để tin tưởng.”
Thêm một chuyên gia về ung thư nữa là bác sĩ Jonathan Epstein ở Đại học Johns Hopkins, nói rằng hiện tượng những khối u biến mất được biết rõ trong ung thư tinh hoàn. Theo bác sĩ Epstein, đã xảy ra chuyện trong một ca phẫu thuật tinh hoàn, bác sĩ phẫu thuật có thể chỉ thấy mô sẹo ở đúng chỗ được chẩn đoán có một khối u lớn.
Bằng chứng ngày càng tăng về việc ung thư có thể ngừng phát triển hoặc thậm chí suy thoái là điều hiện nay không thể phủ nhận được nữa và các nhà nghiên cứu không còn lựa chọn nào khác hơn là xét lại những quan niệm của họ về bản chất ung thư và sự phát triển của nó. Nhưng, theo ý tôi, nếu họ không công nhận rằng ung thư là một cơ chế chữa lành mà toàn bộ cơ thể cộng hưởng để điều chỉnh tình trạng mất cản bằng ẩn bên dưới, thì họ sẽ vẫn tiếp tục tìm cách chống lại ung thư thay vì hỗ trợ nó bằng quá trình chữa lành. Tuy nhiên, việc này cần có niềm tin vào sự thông thái của cơ thể và những khả năng chữa lành tự nhiên, chứ không phải nghi ngờ rằng cơ thể đã có khuyết tật hoặc hỏng hóc bên trong.
Phát hiện rằng chỉ đột biến gien thôi không thể nào gây ra ung thư, nó phải được các tế bào xung quanh và toàn bộ cơ thể hỗ trợ, đã tự nó nói lên tất cả. Tôi lúc nào cũng xem ung thư như một người bạn của cơ thể ở bên trợ giúp cơ thể trong suốt những thời khắc rối ren. Chắc là cơ thể cũng coi ung thư như một người bạn chứ không phải là kẻ thù. Tôi tin rằng chúng ta cũng nên đối xử với ung thư như vậy.
Trong bài báo của mình, Kolata nhắc tới một câu nói rất thú vị của Thea Tlsty, một giáo sư bệnh học ở Đại học California, San Francisco, và cũng là một trong những nhà nghiên cứu ung thư xuất chúng nhất thế giới. TS Tlsty nói rằng các tế bào ung thư và tiền ung thư quá phổ biến đến nỗi gần như bất cứ người trung niên hoặc cao tuổi nào cũng đều có đầy chúng trong cơ thể. Điều này được phát hiện trong những nghiên cứu giải phẫu những người chết vì những nguyên nhân khác không liên quan, mà không hề hay biết rằng họ đã có tế bào ung thư hoặc tiền ung thư. Họ không có những khối u lớn hay những triệu chứng ung thư. TS Tlsty nói: “Câu hỏi thực sự thú vị ở đây không hẳn là tại sao chúng ta bị ung thư mà là tại sao chúng ta không bị ung thư?”
Trong bối cảnh đúng như vậy, tôi muốn đặt ra câu hỏi gây tò mò nhất: Tại sao một số người cảm thấy đau ốm khi bị ung thư trong khi có những người cũng bị ung thư vẫn sống hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường? Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về chủ đề quan trọng đó trong suốt quyển sách này.
Kolata đã đưa ra một vấn đề đáng tò mò khác: “Các nhà nghiên cứu nói rằng một tế bào đang trên đường tiến tới ung thư xâm lấn càng ở giai đoạn sớm càng có khả năng đảo ngược hướng đi. Bởi thế, các tế bào tiền thân giai đoạn chớm của ung thư cổ tử cung có khả năng cao quay trở lại bình thường. Một nghiên cứu đã nhận ra 60% tế bào cổ tử cung tiền ung thư, phát hiện bằng các xét nghiệm Pap (phết mỏng tế bào cổ tử cung), đã quay trở lại trạng thái bình thường trong vòng 1 năm; 90% quay trở lại trong 3 năm.” Chẳng phải điều này cho thấy một xu hướng khác với xu hướng trước mà các nhà lý thuyết về ung thư quan niệm hay sao?
Tất nhiên điều này dấy lên câu hỏi liệu trên thực tế chúng ta có nên để mặc không điều trị nhiều loại ung thư để chúng quay trở về trạng thái ngủ yên và trở nên vô hại, hoặc tự biến mất hay không. Nhiều thập kỷ qua, các bác sĩ và các tổ chức y tế đã thúc đẩy chương trình phát hiện sớm trên số đông dân chúng khi tuyên bố rằng việc phát hiện và điều trị ung thư ở giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng. Theo họ, làm như thế thì điều trị dễ hơn và thành công hơn. Tuy nhiên, một lần nữa, quan điểm của họ có thể hoàn toàn sai.
Kolata giải thích tiếp: “Quá trình phát triển động của ung thư có vẻ là lý do cho thực trạng quá trình sàng lọc ung thư * hoặc ung thư tuyến tiền liệt tìm ra được nhiều ca mắc ung thư sớm nhưng số lượng ca mắc ung thư giai đoạn sau lại không suy giảm tương ứng.” Nói cách khác, các phương pháp sàng lọc tân tiến và tinh vi hơn phát hiện thêm nhiều ca mắc ung thư nhưng cũng không giảm được tỷ lệ mới mắc ung thư tiến triển1. Điều này hiển nhiên mâu thuẫn với quan điểm cho rằng phát hiện sớm, thường dẫn đến điều trị sớm, sẽ có tác dụng phòng tránh toàn diện hoặc giảm tỷ lệ mới mắc ung thư trong dài hạn. Nó cũng ngụ ý rằng nhiều ca mắc ung thư tốt hơn nên để mặc mà không điều trị gì. Điều này ủng hộ giả thuyết cho rằng nhiều ca ung thư giai đoạn đầu sẽ không phát triển thêm, về ung thư *, có bằng chứng gián tiếp cho thấy nó thực sự biến mất ở một số người. Tầm soát ung thư * và tuyến tiền liệt rõ ràng không làm giảm số ca ung thư.

1 Ung thư tiến triển (advanced cancer) đuợc xem là hầu như không thể chữa được, chỉ có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh (BBT).

Bệnh viện Johns Hopkins đề xuất một lựa chọn giám sát chặt chẽ cho những người đàn ông có khối u nhỏ ở tuyến tiền liệt thay vì cắt bỏ hoặc triệt tiêu là có lý do chính đáng. Trường hợp hiếm hoi thì nó mới tăng kích thước, khi đó họ vẫn có thể cắt bỏ đi được. Tuy nhiên, bị chẩn đoán là mắc ung thư tuyến tiền liệt là chuyện quá khủng khiếp đến nỗi hầu hết những người này không dám chọn cách chờ xem thế nào. “Hầu hết đều muốn loại bỏ nó đi,” bác sĩ Epstein của bệnh viện Johns Hopkins chia sẻ. Tôi cho rằng chính sự gieo rắc nỗi sợ hãi đến vô lý trong nhiều thập kỷ qua của những người hành nghề y và nỗi ám ảnh muốn nhanh chóng thoát khỏi tình thế không may của các bệnh nhân đã dẫn đến tình trạng trên.
Tôi có thể nói thêm rằng những liều bức xạ ion hóa cao phát ra từ các thiết bị tầm soát ung thư, như chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp quang tuyến *, v.v., thực ra đã góp phần tăng số ca mới mắc của rất nhiều dạng ung thư khác nhau. Các ung thư liên quan đến việc nhiễm bức xạ như thế bao gồm ung thư máu (bệnh bạch cầu), đa u tủy xương, ung thư *, ung thư phổi và ung thư da. (Xem chương 5, Bức xạ Ion hóa).
Trong một nghiên cứu ở Canada, các nhà nghiên cứu đã xem xét hành trạng của những khối ung thư nhỏ ở thận (u biểu mô ác tính tế bào thận), nằm trong số những ung thư được báo cáo là đôi khi thoái triển, ngay cả khi đã tiến triển được một chặng đường khá xa rồi. Nghiên cứu có đối chứng mù đôi1 do bác sĩ Martin Gleave, thuộc Khoa Tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Vancouver [New England journal of Medicine; 338:1265-1271, ngày 30-4-1998] đã so sánh một phương pháp điều trị bằng một loại thuốc điều hòa miễn dịch là interferon gamma-ib với một giả dược cho người bị ung thư thận đã di căn khắp cơ thể.

1 Nghiên cứu có đối chứng mù đôi (double-blind control study) là phương pháp nghiên cứu chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm: nhóm thử nghiệm chịu sự can thiệp từ bên ngoài (như uống thuốc, chữa trị,...) và nhóm đối chứng không bị tác động can thiệp từ ngoài (uống giả dược để không phân biệt được với đối tượng uống thuốc thật), đồng thời cả đối tượng được nghiên cứu lẫn những người thực hiện nghiên cứu đều "bị mù" (mù đôi), tức là không ai biết đối tượng nào có chịu sự can thiệp hay không, nhằm loại bỏ các yếu tố thiên vị, cảm tính và kỳ vọng của các đối tượng liên quan ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm (BBT).

Mặc dù thiếu những thử nghiệm có đối chứng bằng giả dược, nhưng interleukin 2 và interferon vẫn trở thành thành phần chính của hầu hết những chiến lược trị liệu tác động vào miễn dịch cho bệnh ung thư tế bào thận đã di căn. Nghiên cứu này có mục đích chứng minh rằng những chất điều hòa miễn dịch này có thể kiểm soát hoặc đảo ngược quá trình phát triển của ung thư thận, mà hóa trị vốn đã bó tay. Các khối u ở 6% đối tượng thử nghiệm ở cả hai nhóm đã teo lại hoặc giữ kích thước ổn định như cũ, khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng phương pháp điều trị này không cải thiện được tình trạng. Những người thuộc số 6% thuyên giảm ở mức độ nào đó cho thấy không có sự khác biệt giữa những người được điều trị và không được điều trị, ngoại trừ việc những người trong nhóm dùng giả dược sống lâu hơn những người dùng thuốc điều trị trung bình 3,5 tháng.
Bác sĩ Gleave nói rằng có nhiều bệnh nhân khi xét nghiệm siêu âm hoặc cắt lớp vi tính vì những lý do không liên quan đến ung thư, tình cờ phát hiện ra có một cục u nhỏ trong một thận của mình. Phản ứng phổ biến là tiến hành phẫu thuật để loại bỏ những khối u ấy. Nhưng dựa trên những phát hiện của mình, ông băn khoăn liệu điều đó có thực sự cần thiết hay không.
Theo một bài báo trên tờ New York Times, trường đại học nơi bác sĩ Gleave làm việc đang tham gia một nghiên cứu quy mô quốc gia về những người có khối u nhỏ ở thận, nhằm giải đáp câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra khi những khối u này được kiểm tra kích thước định kỳ thông thường, bằng phương pháp chụp cắt lớp, để xem chúng có phát triển không. Rõ ràng là, khoảng 80% không thay đổi hay thậm chí còn nhỏ lại sau ba năm.
Kết luận mà tôi rút ra từ bài nghiên cứu quan trọng này là chúng ta đang đi sai đường nếu cứ tin rằng mình thông minh hơn cơ thể. Cơ thể tự làm teo hoặc chặn đứng sự phát triển của một khối u khi chúng cảm thấy cần thiết, chứ không thể nào khác. Nếu chúng ta đầu độc, đốt cháy hoặc cắt bỏ một khối u, thì cơ thể có thể cần phát sinh một khối u khác để hoàn thành hoạt động chữa lành của nó.
Sai lầm chính trong lý thuyết điều trị ung thư nằm ở quan điểm cho rằng ung thư cần phải bị trấn áp để cứu sinh mạng của bệnh nhân. Cho đến gần đây, gần như tất cả các nhà khoa học vẫn còn nhất trí với nhau rằng nếu một chứng ung thư không được điều trị hoặc ngăn chặn, thì chắc chắn nó sẽ phát triển, lan rộng và cuối cùng giết chết chủ thể. Rõ ràng là không phải như thế. Theo công trình nghiên cứu của bác sĩ Tlsty và nhiều nhà khoa học hàng đầu khác, hàng triệu người đã sống cùng với mọi loại ung thư mà không bị sao, và thậm chí còn không biết là mình mắc ung thư.
Sự thật là, tương đối ít các loại ung thư tiến hẳn đến giai đoạn cuối. Một số lượng lớn các ca ung thư rõ ràng vẫn không được chẩn đoán và không được phát hiện ra cho đến tận khi giải phẫu tử thi. Thường thì những người này không chết vì ung thư, mà vì nguyên nhân khác. Họ thậm chí còn không có những triệu chứng có thể khiến bác sĩ kê bất cứ một xét nghiệm phát hiện ung thư tiêu chuẩn nào. Việc số ca ung thư tuyến giáp, ung thư tụy, ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện trong giải phẫu tử thi gấp 30 đến 40 lần số ca được bác sĩ phát hiện có làm bạn kinh ngạc? Vậy thì ung thư có thực sự là căn bệnh nguy hiểm như người ta nói hay không?
Năm 1993, tạp chí y học của Anh Lancet đã đăng một nghiên cứu chỉ ra rằng sàng lọc sớm thường dẫn đến việc điều trị không cần thiết. Điều này có thể có lợi cho các công ty dược, nhưng chắc chắc có rất ít tác dụng, nếu có, cho người mắc ung thư.
Ví dụ, mặc dù 30% các ca giải phẫu tử thi ở đàn ông phát hiện ra ung thư tuyến tiền liệt, chỉ có 1% là chết vì nó. Sau tuổi 75, một nửa số đàn ông có thể bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng tỷ lệ tử vong chỉ giao động trong khoảng 0,1 - 2,4%. Cụ thể hơn, từ năm 1995 đến năm 2002, tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt là 99%1. Tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm của ung thư tuyến tiền liệt theo chủng tộc là 99,9% đối với đàn ông da trắng và 97,6% đối với đàn ông da đen, bất kể họ có ít hay không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt, không có bệnh tật hay đã từng được điều trị. Khuyến nghị của chính phủ (vào tháng 8 năm 2008) kêu gọi các nhà ung thư học không điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt quá 75 tuổi vì điều trị chỉ lợi bất cập hại chứ không mang lại lợi lộc gì so với không chữa trị.

1 Tỷ lệ sống sót tương đối (relative survival rate) so sánh những bệnh nhân có cùng loại và giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt với những đàn ông khác trong toàn thể. Con số trên có nghĩa là số bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt có khả năng trung bình sống được ít nhất 5 năm kể từ khi chẩn đoán ra bệnh bằng 99% số đàn ông không bị ung thư tuyến tiền liệt (BBT).

Ắt hẳn nên chú ý rằng những tỷ lệ tử vong thấp này đặc biệt đúng với những ai hoặc là không được chẩn đoán ra ung thư, hoặc không điều trị gì hết. Bởi lẽ theo chính sự thừa nhận của chính phủ, tỷ lệ tử vong đã tăng khi ung thư được điều trị, điều đó chắc chắn gợi ra cái gì mới thực sự là thủ phạm.
Một khi được chẩn đoán và điều trị, đại đa số khối ung thư không bao giờ được trao cơ hội tự biến mất theo ý nó. Chúng tức thì trở thành mục tiêu của một kho vũ khí chết người như những thuốc hóa trị, xạ trị và dao phẫu thuật. Những khối u đang ngủ yên, vốn chưa bao giờ thực sự gây ra bất cứ nguy hại nào cho cơ thể, có thể thay vì thế lại bị đánh thức rồi có những phản ứng tự vệ và trở nên tác oai tác quái, chẳng khác gì bọn vi khuẩn tương đối vô hại đã biến thành những siêu khuẩn nguy hiểm kháng thuốc khi bị thuốc kháng sinh tấn công. Chắc chắn không sáng suốt gì khi đáng ra phải tăng cường cơ chế chữa lành quan trọng nhất của cơ thể (hệ miễn dịch), bạn lại chui đầu vào cái rọ của những phương pháp điều trị cực đoan chỉ tổ làm suy yếu hoặc phá hủy hệ miễn dịch.
Vấn đề với các bệnh nhân ung thư ngày nay là, quá hoảng sợ trước chẩn đoán bị ung thư, họ đã biến cơ thể mình cho những phương pháp điều trị mổ xẻ, thiêu đốt và/hoặc gây độc: những quy trình có nhiều khả năng chỉ đưa họ tới cái chết nhanh hơn cho đến tận khi họ cũng cảm thấy mình chẳng còn lựa chọn nào khác.
Câu hỏi quan trọng nhất mà bệnh nhân ung thư có thể cần đặt ra không phải là “Chứng ung thư của tôi tiến triển hay nguy hiểm ra sao?” mà là “Mình đang làm gì hay đang không làm gì để đến nỗi cơ thể rơi vào tình trạng phải giành giật sự sống như thế này?” Tại sao một số người vượt qua được ung thư như thể qua một cơn cảm cúm? Chỉ là họ may mắn, hay còn có một cơ chế nào đó chữa lành và phục hồi sức khỏe cho họ? Ngược lại, nhân tố ẩn giấu nào đã ngăn chặn cơ thể chữa lành ung thư một cách tự nhiên, khiến cho nó nghe có vẻ quá nguy hiểm?
Các câu trả lời cho tất cả những câu hỏi nay nằm ở chính người mắc ung thư, và không phụ thuộc vào mức độ ác tính của một chứng ung thư cụ thể hay giai đoạn khá muộn mà có vẻ như nó đã tiến đến. Bạn có tin ung thư là một bệnh không? Hẳn là bạn sẽ trả lời rằng “có”, nếu xét rằng quan điểm đó dựa trên những thông tin mà ngành y và truyền thông đã mớm cho người dân mấy chục năm nay.
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn mà hiếm khi được nêu ra là: “Tại sao bạn lại nghĩ ung thư là bệnh?” Bạn có thể trả lời: “Vì tôi biết ung thư giết con người ta mỗi ngày.” Rồi tôi sẽ hỏi tiếp: “Làm sao bạn biết chính ung thư đang giết con người ta?” Bạn có thể sẽ lập luận rằng nếu nhiều người mắc ung thư bị chết, thì ắt hẳn chính ung thư đã giết chết họ. Đó là điều mà tất cả các chuyên gia y tế vẫn nói.
Xin được hỏi bạn câu hỏi nữa, một câu hỏi khá lạ lùng: Làm thế nào bạn biết chắc được rằng bạn chính là con đẻ của cha bạn mà không phải là của người đàn ông khác? Vì mẹ bạn nói với bạn thế? Điều gì khiến bạn hoàn toàn chắc chắn là mẹ bạn đã nói sự thật? Có khả năng là bạn chỉ đơn giản tin mẹ mình vì bạn chẳng có lý do thuyết phục nào để không tin cả. Nhưng nếu bạn không đưa cha bạn đi xét nghiệm ADN để xác định huyết thống, thì bạn sẽ không bao giờ biết một cách chắc chắn tuyệt đối rằng ông ấy đúng là cha mình như bấy lâu nay bạn vẫn tin. Thay vì thế, chính những mối dây tình cảm và sự thiếu điều tra sâu hơn mới biến niềm tin chủ quan của bạn thành một điều mà bạn biết là sự thật không thể phủ nhận.
Ví von như thế nghe có vẻ lạ lùng, nhưng các giả định tương tự như thế đang được tiêm nhiễm đến mức khó tin vào thái độ của chúng ta đối với ung thư. Mặc dù không tồn tại bằng chứng khoa học nào cho thấy ung thư là một bệnh chứ không phải một quá trình chữa lành, nhưng hầu hết mọi người vẫn khăng khăng nó là bệnh vì người ta bảo họ phải tin vậy. Nhưng niềm tin này chỉ là những lời đồn đoán dựa trên ý kiến của người khác. Cuối cùng, nếu lần dấu cái học thuyết “luôn luôn đúng” cho rằng ung thư là bệnh, ta có thể gặp một số bác sĩ trình bày cảm nhận hoặc niềm tin chủ quan của họ về những điều họ đã quan sát thấy và đã đăng nó trong một số bài báo tổng quan hoặc báo cáo y tế. Những bác sĩ khác tán thành ý kiến của họ, và chẳng bao lâu, nó trở thành dữ kiện chắc chắn cho thấy ung thư là một bệnh nguy hiểm tóm được con người bằng cách nào đó nhằm giết chết họ. Tuy nhiên, có thể bản chất của vấn đề thực ra hoàn toàn khác, nó logic và mang tính khoa học hơn thế.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 29 Sep 2023

Huyền thoại gien/ung thư


Theo một bài báo nghiên cứu đăng ở tạp chí y khoa Đức Deutsches Aerzteblatt, mà tác giả là nhà nghiên cứu sinh học phân tử và tế bào nổi tiếng, giáo sư Peter Duisberg (Đại học California, Berkley), nền tảng của lý thuyết cho rằng đột biến gien là nguyên nhân đứng sau những khối u ác tính rất không chắc chắn. Những tiết lộ của Duisberg về những khiếm khuyết lớn trong lý thuyết đột biến - ung thư hiện nay cũng vừa được đăng trên tạp chí danh tiếng Cell Cycle (Chu trình tế bào) [2011; 10 (13); 2100-14].
Trong nhiều năm, các nhà ung thư học đã quan niệm rằng các khối u ác tính phát triển khi đột biến của từ ba đến sáu gien, được gọi là gien gây/sinh ung thư (oncogen), khiến cho các tế bào lẽ ra bình thường trải qua một quá trình phát triển không bình thường và mất kiểm soát. Một gien gây ung thư là một gien có trong thể nhiễm sắc của tế bào ung thư, mà hoạt động của chúng đi kèm với quá trình chuyển hóa ban đầu và vẫn còn tiếp diễn, trong đó tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư.
Hầu hết các tế bào khỏe mạnh đều chết đi và được thay thế bằng tế bào mới trong chu trình khoảng từ 10 ngày đến 4 tháng. Ví dụ, tương bào sống đến 10 ngày trước khi bị thay thế. Tế bào xương có tuổi thọ tự nhiên là ba tháng, và tế bào máu có thể sống đến bốn tháng rồi mới chết. Lý thuyết ung thư - đột biến hiện nay nói rằng các gien gây ung thư ngăn chặn tế bào chết đúng thời điểm, bắt nó tồn tại và sinh sôi nảy nở. Trên thực tế, lý thuyết này coi đột biến gien là một điều kiện cần cho sự biến đổi tế bào bình thường thành tế bào ác tính.
Khúc mắc của lý thuyết này là tất cả các khối u ác tính có một dị thường ở thể nhiễm sắc (thể dị bội - aneuploidy) thường không chứa bất cứ gien nào được cho là gien gây ung thư. Thêm vào đó, thực ra các ca ung thư cùng loại thực sự chứa gien gây ung thư bị đột biến thì thường không cùng dạng.
Các chất gây ung thư như a-mi-ăng có thể làm phát sinh khối u mà không cần bất cứ gien gây ung thư đột biến nào, do đó thật sai lầm khi cho rằng dị thường ở thể nhiễm sắc là tiền đề cho sự phát triển dị thường của tế bào.
Một khúc mắc khác của lý thuyết đột biến hiện hành là các dị thường ở thể nhiễm sắc có thể tồn tại hàng một vài chục năm trước khi hình thành một khối u ung thư, hoặc chẳng bao giờ hình thành khối u nào cả. Mặt khác, một người không có dị thường ở thể nhiễm sắc hoặc đột biến gien cũng có thể phát triển một khối u như thế. Quan điểm cho rằng một dị thường ở thể nhiễm sắc ắt hẳn dẫn đến sự phát triển tế bào ác tính ngay và luôn là một giả thuyết chưa được chứng minh.
Chúng ta không thể mười lăm cũng ừ mười tư cũng gật rằng đột biến gien vừa gây ra phát triển dị thường ở tế bào, vừa không gây ra cái đó. Nếu các gien gây ung thư đột biến không gây ra ung thư, thậm chí đến 40 năm sau cũng vẫn không, thì hẳn là phải có lý do nào khác.
Tất nhiên, ngành công nghiệp dược phẩm nhiều tỷ đô la không mặn mà gì với việc phát hiện ra những nguyên nhân thực sự của ung thư. Trái lại, họ còn tập trung phát triển những thứ thuốc cực kỳ đắt đỏ được sản xuất để ngăn ngừa đột biến gien, cho dù rõ ràng đột biến gien không phải là nguyên nhân trước tiên dẫn đến ung thư. Một lần nữa, về chuyện này, tất cả chúng ta đều bị lừa bịp, một cú lừa đắt giá. Cho đến nay, tỷ lệ thành công của phương pháp này ảm đạm đến đắng lòng.
Nghiên cứu khoa học bao quát trong lĩnh vực sinh học tế bào hơn 10 năm qua đã chứng minh được rằng gien không gây ra bệnh, mà bị ảnh hưởng và bị biến đổi bởi những thay đổi của môi trường, ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên trong bụng mẹ cho đến những giây phút lâm chung. Từ các nhà ung thư học hàng đầu như bác sĩ Kramer, chúng ta biết rằng chỉ riêng đột biến gien thôi, mà không có sự đồng lõa của khu vực cơ thể xung quanh, thì ung thư không thể nào nảy sinh hay phát triển được.
Các nhà sinh học tế bào cũng công nhận rằng những điều kiện và những thay đổi nảy sinh trong những môi trường bên ngoài cũng như tâm sinh lý bên trong và, quan trọng hơn, những nhận thức về chính bản thân mình và về thế giới xung quanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi của gien. Điều này có nghĩa là mọi suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc, niềm tin và trải nghiệm mà ta có, mọi miếng chúng ta ăn, không khí chúng ta hít thở, cách chúng ta tương tác với những người khác và đối xử với bản thân có thể không ngừng tác động đến gien của chúng ta. Như bác sĩ Kramer nói, ung thư là một hiện tượng động chứ không phải là một hiện tượng cô lập hay một thực tế cố định; về bản chất, nó là một quá trình liên tục thay đổi do tác động của môi trường - tức là của chính bạn và môi trường xung quanh bạn.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng gien không đột biến vì chúng cảm thấy nhàm chán với việc là kẻ bình thường, hay vì chúng muốn biến thành kẻ ác. Đúng hơn, các tế bào không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải biến đổi để tồn tại trong một môi trường sinh u bướu thù địch, độc hại hình thành bởi những yếu tố không thuộc gien. Môi trường sinh u bướu - là môi trường tế bào ôxy hóa kém và mang tính axit cao - rất lý tưởng cho sự phát triển của tế bào ung thư và các vi sinh vật được tìm thấy trong các khối u ung thư. Và như đã nói rõ trong cuốn sách này, đây chính xác là điều kiện cần thiết mà cơ thể đòi hỏi để thực sự tự chữa lành. Ở phần sau của chương 1, tôi sẽ giải thích tầm quan trọng của các vi sinh vật trong việc đào thải tế bào ung thư.
Dù nghe có vẻ khó vào tai, nhưng nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng những đột biến gien hoặc những khuyết tật ở gien không thể là nguyên nhân gây ra ung thư được. Mặc dù đột biến gien có thể là nhân tố góp phần phát triển ung thư, nhưng sự thực là có hàng triệu người chứa gien khuyết tật không bao giờ phát triển các bệnh liên quan đến chúng.
Như đã được chứng minh trong các xét nghiệm của nhà sinh học tế bào nổi tiếng thế giới, bác sĩ Bruce Lipton, tác giả sách bán chạy do New York Times bình chọn, cuốn The Biology of Belief (Sinh học của niềm tin), nhân di truyền của một tế bào ung thư có khả năng loại bỏ được. Nhưng tế bào đó sẽ tiếp tục sống trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và hoạt động dị thường đúng y như trước. Vậy mà những gien đó cứ được gán cho bao nhiêu uy lực.
Các nhà sinh học sử dụng từ “làm câm” để miêu tả quá trình môi trường và hành vi điều tiết biểu hiện của gien và những thay đổi của môi trường kích hoạt ung thư. Các gien bao gồm một thiết kế chi tiết phức tạp liên tục thích ứng với những thay đổi bên ngoài và có thể tiến hóa hoặc thoái hóa cùng với những thay đổi đó. Nếu thiết kế gien thoái hóa, bạn sẽ có đột biến gien.
Nhưng những thiết kế gien này không có khả năng gây ra hoặc duy trì mãi mãi các căn bệnh. Nếu quả có như thế, thì tế bào đó sẽ hoạt động trục trặc hoặc chết ngay khi bạn loại bỏ nhân của nó. Một tế bào khỏe mạnh tiếp tục sống bình thường không hề hấn gì nhiều tuần liền, ngay cả khi hạt nhân của nó bị lấy đi. Tương tự như vậy, một tế bào không khỏe mạnh sẽ tiếp tục thể hiện hành vi không lành mạnh, dù có hay không có gien.
Vai trò chính của ADN là tạo ra một bản sao (ARN) thiết kế gien của nó, sử dụng nó để tạo ra nhiều protein khác cần thiết cho các hoạt động đa dạng của cơ thể. Để hiểu ung thư thực sự là gì, chúng ta phải hiểu dữ kiện quan trọng này: thiết kế gien của một tế bào sẽ đột biến chỉ khi thông tin từ môi trường bên ngoài truyền đến tế bào kích thích phản ứng căng thẳng (stress) triền miên trong tế bào đó.
Một mối đe dọa ngoại tại có thể gồm một số yếu tố đến từ bên ngoài: chất phụ gia nhân tạo trong thực phẩm như đường nhân tạo aspartame và mì chính, thuốc kháng sinh hoặc thuốc có steroid, tình huống băng qua đường quốc lộ đông đúc, nỗi sợ hãi phải đối mặt với người chồng (hay vợ) đang nổi cơn tam bành hoặc một nhân vật quyền lực, bi kịch mất việc, hoặc một cảm giác bất an sâu thẳm.
Do ảnh hưởng của những hoóc môn căng thẳng được tiết ra đó, các hoạt động chức năng của tế bào bình thường bị ức chế. Trên thực tế, thiết kế gien (ADN) nhận được thông tin không điển hình mà đến lượt mình, nó thay đổi hành vi gien của tế bào. Hệ quả là, việc tiết ra các chất hóa học tự nhiên của ADN, như chất chống ung thư Interleukin 2 và chất chống virus là Interferon, ngay tức thì sụt giảm không phanh. Tình trạng sức khỏe và khả năng đề kháng của tế bào này bị hủy hoại nghiêm trọng nếu mối đe dọa hoặc tác nhân căng thẳng đó kéo dài hơn vài phút hoặc hàng tiếng đồng hồ. Kiểu căng thẳng này chính là “chuyện thường ngày ở huyện” của hàng triệu con người trên thế gian này. Các tế bào không thể hoàn thành những trách nhiệm bình thường của chúng khi rơi vào tình trạng bị vây ráp đến hàng ngày, hàng tháng, thậm chí hàng năm. Y học đối chứng đặt tên cho phản ứng bình thường của tế bào chịu tình trạng căng thẳng kéo dài này là bệnh mạn tính.
Khi cơ thể tiêu hóa một thứ thuốc nhân tạo (tất cả dược phẩm đều chứa chất hóa học độc hại nhằm ức chế hoặc nếu không thì điều chỉnh các quá trình tự nhiên trong cơ thể), tế bào sẽ bị tổn hại. Tương tự, tiếp xúc lâu dài hoặc đều đặn với các tác nhân gây căng thẳng như những suy nghĩ tiêu cực, nỗi sợ hãi, các cảm xúc bực bội, hành vi hung hăng, thực phẩm không đảm bảo, tình trạng thiếu ngủ, thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bị mất nước và nhiễm độc, tất cả đều có thể thay đổi hành vi của 60 - 100 tỷ tế bào của cơ thể.
Ung thư xảy ra khi sự cân bằng tế bào bị đe dọa và tế bào đó phải cầu viện đến những biện pháp cực đoan để phòng vệ hoặc bảo vệ bản thân nó. Những tế bào yếu nhất thường bị tác động đầu tiên.
Sự đột biến của một tế bào bình thường thành tế bào ung thư chỉ là một phản ứng sinh tồn tạm thời, được lập trình về mặt sinh học trước mối đe dọa đang ngăn ngừa tế bào đó làm công việc của nó theo thiết kế gien ban đầu của cơ thể. Để đối phó một cách thích hợp với mối đe dọa này, cơ thể phải thay đổi thiết kế gien. Nhưng cho rằng sự đột biến gien cần thiết này là một quá trình gây bệnh là một quan điểm lệch lạc và đi quá xa.
Trước đây, khả năng ung thư là một cơ chế chữa lành và sinh tồn chưa bao giờ được xem xét và ngày nay người ta cũng không bàn đến khả năng đó. Thực trạng tư duy này đã và vẫn đang gây ra những hậu quả thảm thương.
Trước đây chưa lâu, các nhà khoa học thông thái tin rằng Trái đất phẳng và đứng yên. Suy cho cùng, tận mắt họ đã nhìn thấy mặt trời rơi khỏi đường chân trời mỗi tối và lại nhô lên mỗi sáng ở phía bên kia. Chân lý không thể chối cãi này thật khó có thể cật vấn vì nó là một hiện tượng mà dân chúng chứng kiến mỗi ngày. Họ biết rõ rằng toàn bộ thế giới tự nhiên này phụ thuộc vào mặt trời mọc và lặn, vào chu kỳ ngày và đêm. Họ không hề nhận ra rằng những gì họ nghĩ là mình nhìn thấy không phải là toàn bộ thực tế.
Ngày nay, chúng ta chỉ mỉm cười trước một sự kém hiểu biết như thế. Phải đến khi có chuyến hải hành của Columbus tới châu Mỹ năm 1492 và cuối cùng là chuyến đi vòng quanh thế giới trên biển của Ferdinand Magellan từ năm 1519 đến năm 1521, loài người mới có bằng chứng thực tế, chốt hạ về việc Trái đất hình cầu. Tương tự như vậy, với những căn bệnh hiện đại, và đặc biệt là với ung thư, chúng ta đang sống với cùng những huyền thoại cũ kỹ truyền từ đời này sang đời khác tới chúng ta. Chúng ta sẽ không rơi vào cái bẫy mù quáng tin vào những gì người khác đã chấp nhận như là chân lý chủ quan, cá nhân của họ đấy chứ?
Nhưng ngày nay, tình hình đã khác, bạn có thể tranh luận, vì chúng ta có nghiên cứu khoa học khách quan, có thể kiểm định để chứng minh cái gì là thật, cái gì không thật. Nhưng ở đây, có thể tôi sẽ phải làm bạn thất vọng.
Thứ nhất, gần như tất cả các nghiên cứu khoa học thực ra dựa trên những ý kiến, cảm nhận, suy nghĩ và kỳ vọng chủ quan của nhà khoa học thực hiện thí nghiệm - mà đó chính là bản chất của một giả thuyết.
Thứ hai, nghiên cứu chịu tác động của vô số các nhân tố có thể xảy ra và thường là có tính biến thiên cao, bên cạnh những lỗi sai đơn giản của con người, những điều này có thể thay đổi kết quả của thí nghiệm theo vô vàn cách không lường trước được.
Thứ ba, vì thường được các cơ quan có một chương trình hoặc định kiến nhất định nào đó tài trợ hoặc kiểm soát, nên nghiên cứu khoa học hiện đại thường chứa đầy những thủ thuật bịp bợm nhằm thao túng kết quả. Ví dụ, phát hiện của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California, được đăng trên tạp chí Annals of Medicine (Biên niên y học) tháng 10 năm 2010, đã cho thấy 92% của khoảng 145 thử nghiệm lâm sàng được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2009 là không có giá trị vì không tiết lộ dạng giả dược mà họ sử dụng. Trong một trường hợp, giả dược được chọn thực ra làm tăng cholesterol trong nhóm đối chứng, nên các nhà nghiên cứu dễ dàng chứng minh được rằng một thứ thuốc thuộc nhóm statin như Lipitor hiệu quả hơn giả dược. Nhưng chính Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn tập quán rõ ràng là hoàn toàn phản khoa học này trong nghiên cứu khoa học khách quan.
Một lối nghiên cứu sai lầm và mang thiên kiến như thế được phép tồn tại đã là đủ tệ hại. Thế mà những nghiên cứu đáng nghi vấn này còn thường xuyên được sử dụng để làm nền đỡ cho các nghiên cứu mới, khiến cho các nghiên cứu mới cũng bị sai lầm. Tệ hơn nữa là chuỗi sai lầm trong khoa học này có tác động xấu đến công tác chăm sóc bệnh nhân. Ví dụ, Phòng khám Mayo đã làm giới chức ung thư học choáng váng khi tiết lộ rằng không phải chỉ có một nghiên cứu quan trọng vào năm 2009 hoàn toàn giả mạo, mà công trình này có thể cũng đã làm những nghiên cứu khác của cả một thập kỷ trở nên vô giá trị, và đã tác động đến việc chữa trị mà các bác sĩ áp dụng cho các bệnh nhân ung thư.
Thậm chí nếu gian lận này có được vạch trần và các công ty dược bị phạt vì thao túng nghiên cứu hoặc vì không tiết lộ những tác dụng phụ nghiêm trọng mà họ đã biết, thì việc kinh doanh ít nhiều vẫn được tiếp tục như thường. Chẳng qua là các công ty dược phẩm lớn, đã niêm yết chứng khoán đại chúng như Merck và pfizer to đến mức không thể sụp đổ, ngay cả khi họ bị phát giác là chủ mưu cho những gian lận trong nghiên cứu y khoa quy mô lớn.
Thật không hợp lý nếu trông mong có bất cứ thử nghiệm lâm sàng nào do các công ty dược phẩm khổng lồ thực hiện lại đi công bố các kết quả không có lợi cho những mong muốn của họ. Xung đột lợi ích dường như rất rõ ràng - nhưng các công ty dược vẫn tài trợ cho đại đa số những công trình nghiên cứu trên thế giới. Độc quyền lựa chọn nghiên cứu nào là phù hợp dựa trên lợi nhuận này đã quyết định bằng chứng dựa trên khoa học được ca ngợi ngút trời của chúng ta. Đây quả là một xung đột lợi ích khốc liệt gần như gây sốc đến nỗi ngày càng có nhiều người không dám lên tiếng về nó.
Thứ tư, mặc dù vẫn có những nhà nghiên cứu thực sự tử tế, không có lợi ích tài chính, gắn với sự nghiệp hay danh tiếng phụ thuộc vào những kết quả cụ thể trong nghiên cứu khoa học, nhưng phần lớn khoa học hiện đại ngày nay hiếm khi phát hiện ra bất cứ thứ gì không nằm trong mong muốn tìm kiếm hoặc xác nhận của nó.
Các nhà nghiên cứu cần tiền tài trợ để tiến hành nghiên cứu. Để có thể được xét nhận tài trợ, cũng như kiếm sống cho bản thân, họ phải nhượng bộ rất nhiều để gia tăng lợi nhuận tài chính của các nhà tài trợ hoặc đầu tư, mà những người này dĩ nhiên đều muốn kiếm được khoản tiền tương đối khá từ tiền đầu tư của mình.
Ví dụ, khi các nhà khoa học di truyền đề xuất rằng gien điều khiển cơ thể và hành vi, họ đã phát triển Dự án Hệ gien người (HGO) có thể thu lợi nhuận cao để chứng minh chính xác cho giả thuyết này. Được tài trợ bằng tiền đóng thuế của người dân cũng như của các công ty dược, những công ty muốn được ngoạm một miếng trong chiếc bánh này, các nhà khoa học ấy chỉ có một mục tiêu chính: thỏa mãn kỳ vọng của các tập đoàn dược đối với các phát hiện về gien được cấp bằng sáng chế cho các phương pháp điều trị đột phá tân tiến (và đắt đỏ) để sinh ra một lượng tiền khổng lồ cho những công ty này.
Việc lập bản đồ gien người được tuyên truyền rộng rãi là một bước đi quan trọng trong sự phát triển của các phương pháp y tế tân tiến và các phương diện chăm sóc sức khỏe khác. HGO vẫn là một trong những dự án khảo sát độc lập lớn nhất trong khoa học hiện đại, Được tiếp cận gần như không hạn chế cấu trúc gien của cơ thể người, hệ gien học (genomics) đã đặt y khoa vào vị trí hoàn hảo để dự đoán chính xác hơn những người nào có nguy cơ cao phát triển các rối loạn về gien.
Như dự đoán, hầu hết các bác sĩ, các tổ chức liên quan đến y tế và các bệnh nhân đều coi HGO là một đột phá thực sự cho mọi người. Có người đầu óc bình thường nào lại phản đối phát hiện về các nguyên nhân gây bệnh do di truyền chứ? Đó là lý do tại sao, ngoài các công ty dược, hầu hết các tổ tư vấn liên quan đến bệnh tật, các quỹ hỗ trợ, các cơ quan chính phủ, các nhà nghiên cứu, các trường đại học, các công ty công nghệ sinh học và các công ty dược, tất cả đều tán thành và ủng hộ Dự án Hệ gien người này.
Mặc dù chắc chắn tôi không phản đối việc sử dụng hệ gien học làm công cụ mở rộng phạm vi và hiệu quả của y học tái tạo trong việc điều trị các chấn thương cấp tính như tổn thương cột sống và thậm chí tái tạo chân tay bị cụt hoặc các cơ quan nội tạng bị mất, tôi lại nhìn thấy một vấn đề lớn ở đây: sàng lọc trên diện rộng cho đông đảo người dân để tầm soát các bệnh di truyền chắc chắn sẽ tăng ít nhất gấp đôi hoặc gấp ba số bệnh nhân tưởng rằng mình cần chữa trị y tế, mà chính điều đó có thể khiến họ bị bệnh thật. Vì lợi ích của việc phòng bệnh, hàng triệu con người sẽ tự đẩy mình vào việc điều tra xét nghiệm gien để có thể chắc chắn là trong tương lai mình sẽ không mắc bệnh, rất lâu trước khi có bất cứ dấu hiệu bệnh tật nào có thể phát triển. Để rồi, việc làm này chỉ gây hại cho cơ thể họ thông qua các quá trình điều trị thái quá cho các phát hiện di truyền mà đáng lẽ nếu để yên thì chẳng bao giờ khiến họ bị làm sao.
Thật không may, nhiều người trong các quốc gia công nghiệp đã trải thảm đỏ cho hệ gien học, coi đó là một con đường chắc chắn để sống thọ hơn mà không bệnh tật gì. Được ngành y dược truyền bá và bản thân thắc thỏm sợ mình bị bệnh di truyền nào đó, họ tin rằng họ không thể kiểm soát được cơ thể của mình, do đó phải nộp mình cho một đợt xét nghiệm di truyền. Tôi xem đây như là một hình thức nô lệ hết mức cho ngành y; tuy nhiên nó đang được gần như tất cả mọi người liên quan ca ngợi.
Nhưng đã có hiện tượng nảy sinh những bệnh mới do phát hiện ra các gien có vấn đề trong gần như tất cả mọi người tham gia xét nghiệm (hầu hết mọi người đều có một số gien lỗi nào đó), hoặc do đặt lại tên cho các bệnh đang có là bệnh về gien (bệnh di truyền). Ví dụ, việc phát hiện ra các gien nhạy cảm với ung thư * BRCA1 và BRCA2 đã khơi mào một mối quan tâm rộng khắp trong việc xét nghiệm gien ở những phụ nữ có nguy cơ cao xảy ra một đột biến trong những gien này. Trong số những phụ nữ có kết quả dương tính đối với những gien đột biến này, hơn một nửa đã tự nguyện thực hiện phẫu thuật cắt bỏ * đầy đủ tùy chọn. Họ quyết định cắt bỏ cả hai bên * vì muốn đảm bảo mình không bao giờ mắc ung thư *.
Nhưng tất nhiên, việc cắt bỏ * không đảm bảo là họ sẽ thoát khỏi toàn bộ các rắc rối tiềm ẩn. Trong một nghiên cứu của Hà Lan được đăng trên tờ New England Journal of Medicine vào tháng 7-2001 [345:159-164], các nhà nghiên cứu cảnh báo: “Hẳn là đối với họ cái lợi của phẫu thuật cắt bỏ * phòng ngừa cao hơn hẳn nguy cơ xảy ra biến chứng phẫu thuật và các vấn đề tâm lý.” Theo nghiên cứu này, có đến 30% phụ nữ trải qua phẫu thuật này sẽ có biến chứng, tùy thuộc vào loại phẫu thuật và thời gian theo dõi sau đó. Một nghiên cứu dài hạn về phẫu thuật cắt bỏ * phòng ngừa đã công bố rằng có đến 41% số phụ nữ tham gia phẫu thuật đã phải thực hiện thêm các ca phẫu thuật khác ngoài dự kiến. Nghiên cứu đó cũng chỉ ra quá trình này chỉ giảm nguy cơ ung thư * khoảng 50%. Bất ngờ nhất là sau này, một nghiên cứu vào năm 2010 đã chứng minh rằng biện pháp phẫu thuật cắt bỏ * phòng ngừa đang ngày càng trở nên phổ biến này thực sự chẳng có ích lợi gì cho 95% phụ nữ thực hiện.
Mặc dù những phụ nữ bị ảnh hưởng chẳng được lợi lộc gì, nhưng loại hình phẫu thuật đó đã đem về một khoản tiền lớn cho ngành y tế, trong đó có các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng theo tôi, hành động thực hiện các phẫu thuật xâm lấn, triệt để và không hiệu quả này, thay vì khuyến khích phụ nữ giải quyết những nguyên nhân thực sự của ung thư *, lại là trò chơi bài roullete trong y học, nó rủi ro đến mức không thể tìm ra lý do gì để biện minh được, dù nó có tiềm năng lợi nhuận bao nhiêu chăng nữa.
Cắt bỏ một cánh tay hoặc một cẳng chân chỉ để tránh khả năng bị gẫy xương nghe có vẻ thậm vô lý với hầu hết chúng ta. Tự nguyện cắt đi bầu ngực khỏe mạnh để tránh cho chúng khỏi nguy cơ mắc ung thư còn thậm vô lý hơn. Thực sự, loại bỏ toàn bộ bộ ngực có thể giảm khả năng phát triển ung thư *, nhưng đó chỉ là vì gần như chẳng còn mô * nào sót lại. Điều này khó có thể được tính là bằng chứng cho rằng những gien nhạy cảm có liên quan gì đến việc thực sự gây ra ung thư *. Những gien này xuất hiện trong * bị ung thư chỉ cho thấy có thể có mối quan hệ tương liên, nhưng giả định rằng đó là mối quan hệ nhân quả thì lại là một bước nhảy đáng ngờ về mặt logic. Đột biến gien có thể cũng vô cùng quan trọng đối với cơ thể để điều chỉnh hoặc chữa lành những nguyên nhân ngầm ẩn: môi trường thể chất đã khiến cho những gien nhạy cảm đột biến đổi trước tiên.
Bởi lẽ chỉ một mình các gien bị đột biến thôi thì không thể gây ra ung thư, và cần phải có sự can dự của môi trường bên ngoài các tế bào này, của toàn bộ cơ thể và của con người thì mới có thể khiến cho ung thư có khả năng xuất hiện, nên có nhiều khả năng đột biến gien là một hiệu ứng của những thay đổi bất thường trong môi trường tế bào hơn là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư. Mặc dù một gien bị đột biến có thể là một yếu tố đồng lõa cần thiết để phát triển ung thư, nhưng nếu ung thư xuất hiện trong cơ thể, thì chẳng qua nó chỉ báo hiệu rằng môi trường của bạn (và/hoặc của bố mẹ bạn), những thói quen ăn uống, lối sống và các trạng thái tâm lý và, đặc biệt nhất là, việc tiếp xúc với phóng xạ y tế độc hại, đã làm hại sức khỏe tổng thể và sức sống của bạn. Điều này làm cho đột biến gien trở thành hiệu ứng của ung thư, chứ không phải là nguyên nhân của nó.
Nghiên cứu rất ấn tượng mà Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ (AMA) công bố công khai đã chỉ ra rằng cái gọi là cơ sở di truyền gây bệnh hoàn toàn là giả. Đừng tin tưởng vào những bác sĩ nói về việc bệnh tật chỉ duy nhất do mã gien của mình gây ra!
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Ioannidis tại Trường Y của Đại học Stanford, nhiều người cứ tưởng bở mà phóng đại thái quá lên rằng việc cảnh giác đi xét nghiệm quá mức cần thiết là cách duy nhất phòng tránh những bệnh di truyền sắp xảy ra. Ông khẳng định nghiên cứu y học đương thời có đầy những sai lầm do “thói đỏng đảnh của thống kê đi kèm với bản tính con người và bản chất cạnh tranh trong xuất bản khoa học”. Mặc dù không cố ý lừa bịp, nhưng nhiều nghiên cứu đã gieo rắc vĩnh viễn những sự thiếu chính xác trong y học vì chúng phân tích dữ liệu theo hướng phù hợp với các giả thuyết cụ thể nào đó hoặc dựa trên những dữ liệu lấy từ các nghiên cứu khác vốn chưa được cộng đồng y học chứng thực kỹ càng.
Bác sĩ Ioannidis viết: “Đây không phải là lừa bịp hay thiết kế nghiên cứu kém cỏi, mà chỉ là do những kỳ vọng thống kê. Một số kết quả sẽ mạnh hơn, một số khác sẽ yếu hơn. Nhưng các tạp chí khoa học và các nhà nghiên cứu thích công bố những mối liên hệ hoành tráng.” Các phân tích số liệu của các nhà nghiên cứu, dù nghiên cứu đó được thiết kế tốt đi nữa, thường nhuốm màu định kiến hoặc mong muốn đưa ra những kết quả được ngành y tế chấp nhận, qua đó tạo chỗ dựa cho bản thân họ và công việc của họ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 29 Sep 2023

Chiếu X quang cho đến chết


Bức xạ (phóng xạ) ion hóa được tạo ra từ các thiết bị chụp X quang trong y tế, trong đó có chụp quang tuyến * và chụp cắt lớp vi tính (CT), bứt các electron (điện tử) ra khỏi quỹ đạo của chúng và thoát ra khỏi nguyên tử hoặc phân tử. Quá trình này ion hóa các điện tử và khiến chúng có tính phản ứng và gây hại rất cao. Những trường điện từ tần số cao này có thể làm tổn hại mạnh các tế bào trong cơ thể bạn vì chúng sinh ra các gốc tự do1 có thể dễ dàng gây tổn thương đến ADN của cơ thể và làm hại khả năng tái tạo tế bào của nó.

1 Là những phân tử có electron lẻ không tạo thành cặp ở lớp vỏ ngoài cùng, nên có xu hướng chiếm đoạt điện tử của các phân tử khác, gây hại cho tế bào cơ thể (BBT).


Theo Trung tâm Nghiên cứu X quang thuộc Trung tâm Y tế, Đại học Columbia, New York, bức xạ ion hóa cũng có thể gây tổn hại trực tiếp cho ADN bằng cách ion hóa hoặc phá vỡ các phân tử ADN (đứt gãy những sợi kép), từ đó góp phần tạo ra các đột biến, các chuyển đoạn nhiễm sắc thể và những hiện tượng dung hợp gien (gene íusion).
Do tổn hại đến các tế bào này mà sau đó bức xạ ion hóa có thể dẫn đến ung thư. Và nếu ung thư, cơ chế chữa lành, không thể sửa chữa hoặc phục hồi tổn hại này, thì có khả năng dẫn đến tử vong. Hầu hết các nhà khoa học đều tin rằng kết quả tử vong này có nguyên nhân trực tiếp là ung thư chứ không phải là bức xạ; nhưng như tôi sẽ giải thích, ung thư chỉ là nỗ lực cơ thể xử lý tổn hại do bức xạ và cứu lấy chính mình mà thôi.
Theo một nghiên cứu được đăng tải vào tháng 11-2007 trên tạp chí New England Journal of Medicine, kể từ khi bắt đầu sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) vào thập kỷ 1970, ở Hoa Kỳ ước tính có đến 62 triệu ca chụp CT mỗi năm, trong đó có ít nhất là 5 triệu ca trẻ em. Năm 1980, con số này mới chỉ là 3 triệu. Nhà khoa học chỉ đạo nghiên cứu này là tiến sĩ David Brenner ở đại học Columbia, cũng ước tính việc lạm dụng chụp CT trong chẩn đoán bệnh có thể gây ra thêm 3 triệu bệnh nhân ung thư nữa trong 20 đến 30 năm tới.
Ở Hoa Kỳ, bệnh nhân tiếp xúc với phóng xạ y tế chủ yếu nhất là trong chụp cắt lớp CT. Và bức xạ ion hóa này đặc biệt có hại cho trẻ em, thậm chí cả NCI cũng đã tuyên bố1: “Kết quả là, nguy cơ phát triển ung thư do bức xạ đối với một đứa trẻ có thể cao gấp nhiều lần so với người lớn dù thực hiện chụp cắt lớp CT y hệt.”

1 http://www.cancer.gov/about-cancer/caus ... c-ct-scans (TG).

Thực tế là trẻ em nhạy cảm với bức xạ hơn 10 lần người lớn, tức là có nguy cơ bị bệnh bạch cầu (ung thư máu) và các loại ung thư khác cao hơn người lớn. Đối với bệnh bạch cầu, khoảng thời gian tối thiểu giữa lần tiếp xúc phóng xạ và phát bệnh (thời kỳ bệnh tiềm ẩn) là hai năm. Với các khối u đặc, giai đoạn tiềm ẩn dự tính là hơn 5 năm.
Đây quả thực là một thông tin đáng lo ngại cho các bậc làm cha làm mẹ và cho con cái họ, điều này được chứng minh rõ hơn bởi các tổ chức lớn ở Mỹ và trên thế giới có trách nhiệm đánh giá rủi ro phóng xạ. Theo NCI, tất cả họ đều “tán thành rằng chắc không có một ‘ngưỡng’ phóng xạ liều thấp nào đối với việc gây ra ung thư, tức là, không có lượng phóng xạ nào được coi là tuyệt đối an toàn.” Báo cáo trực tuyến này nói rằng, “số liệu mới đây về những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử và những người bị nhiễm phóng xạ khác, cho dù ở mức thấp như khi chụp CT ở khoa nhi, cho thấy có sự gia tăng nguy cơ ung thư tuy nhỏ nhưng đáng kể.”
Nói cách khác, khi các bậc cha mẹ lo lắng vì lý do nào đó đưa con đến bệnh viện để chụp CT, thực ra là họ đang đánh cược với mạng sống của chính con cái mình. Họ cần phải cân nhắc rủi ro giữa một biến chứng tương đối nhỏ nào đó và khả năng không chắc chắn của bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư khác. Ít nhất, họ có thể yêu cầu siêu âm khi bị đau bụng hoặc chấn thương đầu nhẹ vì nó cũng hiệu quả như chụp CT khi chẩn đoán nhiều bệnh.
Nói thế cũng không có nghĩa là siêu âm an toàn 100%. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng siêu âm tiền sản có thể gây hại đến tình trạng hóa sinh, hệ miễn dịch và hệ thần kinh của trẻ. Trong công trình nghiên cứu ung thư trẻ em của mình tại Oxford, nhà nghiên cứu y học nổi tiếng Alice Stewart đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ có mẹ từng siêu âm tiền sản có tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu tuổi vị thành niên cao hơn.
Tuy nhiên, nguy cơ vẫn thấp hơn so với các tia X vô cùng mạnh trong chụp CT, chụp CT đã được chứng minh ngay từ những năm 1950 là gây ra bệnh bạch cầu. David Brenner tại Đại học Columbia đã phát biểu trên tạp chí USA Today: “Ngay thời điểm này, khoảng một phần ba trường hợp được chỉ định chụp CT là không cần thiết về mặt y học... Hầu như bất cứ ai có mặt trong phòng cấp cứu dù bị đau bụng hay đau đầu mạn tính đều được tự động chụp CT. Điều này có hợp lý không?”
Thực tế là trẻ em nhạy cảm với bức xạ hơn 10 lần người lớn, tức là có nguy cơ bị bệnh bạch cầu (ung thư máu) và các loại ung thư khác cao hơn người lớn. Đối với bệnh bạch cầu, khoảng thời gian tối thiểu giữa lần tiếp xúc phóng xạ và phát bệnh (thời kỳ bệnh tiềm ẩn) là hai năm. Với các khối u đặc, giai đoạn tiềm ẩn dự tính là hơn 5 năm.
Đây quả thực là một thông tin đáng lo ngại cho các bậc làm cha làm mẹ và cho con cái họ, điều này được chứng minh rõ hơn bởi các tổ chức lớn ở Mỹ và trên thế giới có trách nhiệm đánh giá rủi ro phóng xạ. Theo NCI, tất cả họ đều “tán thành rằng chắc không có một ‘ngưỡng’ phóng xạ liều thấp nào đối với việc gây ra ung thư, tức là, không có lượng phóng xạ nào được coi là tuyệt đối an toàn.” Báo cáo trực tuyến này nói rằng, “số liệu mới đây về những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử và những người bị nhiễm phóng xạ khác, cho dù ở mức thấp như khi chụp CT ở khoa nhi, cho thấy có sự gia tăng nguy cơ ung thư tuy nhỏ nhưng đáng kể.”
Nói cách khác, khi các bậc cha mẹ lo lắng vì lý do nào đó đưa con đến bệnh viện để chụp CT, thực ra là họ đang đánh cược với mạng sống của chính con cái mình. Họ cần phải cân nhắc rủi ro giữa một biến chứng tương đối nhỏ nào đó và khả năng không chắc chắn của bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư khác. Ít nhất, họ có thể yêu cầu siêu âm khi bị đau bụng hoặc chấn thương đầu nhẹ vì nó cũng hiệu quả như chụp CT khi chẩn đoán nhiều bệnh.
Nói thế cũng không có nghĩa là siêu âm an toàn 100%. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng siêu âm tiền sản có thể gây hại đến tình trạng hóa sinh, hệ miễn dịch và hệ thần kinh của trẻ. Trong công trình nghiên cứu ung thư trẻ em của mình tại Oxford, nhà nghiên cứu y học nổi tiếng Alice Stewart đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ có mẹ từng siêu âm tiền sản có tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu tuổi vị thành niên cao hơn.
Tuy nhiên, nguy cơ vẫn thấp hơn so với các tia X vô cùng mạnh trong chụp CT, chụp CT đã được chứng minh ngay từ những năm 1950 là gây ra bệnh bạch cầu. David Brenner tại Đại học Columbia đã phát biểu trên tạp chí USA Today: “Ngay thời điểm này, khoảng một phần ba trường hợp được chỉ định chụp CT là không cần thiết về mặt y học... Hầu như bất cứ ai có mặt trong phòng cấp cứu dù bị đau bụng hay đau đầu mạn tính đều được tự động chụp CT. Điều này có hợp lý không?”
Nghiên cứu nhận ra rằng trẻ em không chỉ nhạy cảm với phóng xạ hơn người lớn, mà còn có xu hướng nhận gấp từ 2 đến 6 lần mức phóng xạ cần thiết để có hình ảnh rõ nét, vì máy chụp cắt lớp vi tính cho trẻ thường được căn chỉnh dành cho người lớn. Thậm chí khi đã có những thao tác an toàn phòng ngừa để giảm liều bức xạ cho trẻ, thì chúng cũng không được thực hiện rộng rãi.
Chỉ riêng chụp cắt lớp vi tính đã gây ra gần 30.000 ca ung thư không cần thiết mỗi năm, dẫn đến khoảng 14.500 cái chết, theo một nghiên cứu khác được đăng trên Archives of Internal Medicine [“Cancer Risks and Radiation Exposure From Computed Tomographic Scans” (Nguy cơ ung thư và tiếp xúc bức xạ từ chụp cắt lớp vi tính); 2009; 169(22):2049-2050].
Tháng 9 năm 1999, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (U.S. Environmental Protection Agency) đã công bố danh sách các loại ung thư được coi là do phóng xạ gây nên trong Báo cáo hướng dẫn của liên bang số 13 (Federal Guidance Report No.13, EPA 402-R-99-001). Các loại ung thư gồm có ung thư thực quản, dạ dày, ruột, gan, phổi, xương, da, *, buồng trứng, bàng quang, thận, tuyến giáp, và máu. Nói cách khác, bất cứ ung thư nào trong số này đều có khả năng phát triển vì phóng xạ được hấp thụ không cần thiết thông qua những quy trình chẩn đoán bệnh đã thành thông lệ như thế này.
Nhưng một nguy cơ khác ít khi được chú ý là việc chụp chiếu sử dụng phóng xạ thường gây ra chẩn đoán sai và kết quả dương tính sai, làm tăng khả năng thực hiện thêm nhiều phép chụp chiếu khác tiếp theo, do đó thêm nhiều phóng xạ nữa, có thể tạo ra một cái vòng lẩn quẩn.
Bức xạ ion hóa không chỉ gia tăng nguy cơ ung thư, mà còn gây tổn hại cho ADN ở các động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Hãy nhớ là, một lần chụp cắt lớp vi tính ở ngực có thể truyền lượng bức xạ gấp 100 lần so với chụp X-quang ngực thông thường. Điều này có thể đủ gây ra những tổn hại không thể đảo ngược cho ADN và tế bào trong những động mạch vành đã bị viêm. Trên thực tế, nó có thể gia tăng tình trạng hẹp động mạch và giảm độ đàn hồi của mạch máu, do đó gia tăng tình trạng tắc động mạch.
Thậm chí nếu một lần chụp cắt lớp vi tính có thể không giết chết các tế bào ngay lập tức, thì mỗi lần tiếp xúc thêm với các tia X hoặc bức xạ ion hóa khác đều có thể trở nên nguy hiểm chết người. Do đó, tôi cho rằng sử dụng bức xạ ion hóa trên bất cứ người nào đang bị bệnh, đặc biệt là ung thư, bệnh tim và tiểu đường là điều cực kỳ rủi ro. Nói tóm lại, bức xạ ion hóa thực sự không an toàn với bất cứ ai.
Thế còn chụp X quang răng thì sao?
Từ 30 năm nay tôi đã cảnh báo cả bệnh nhân lẫn nha sĩ về nguy cơ lớn từ chụp X quang răng và khuyên họ sử dụng các cách khác thay thế để tìm ra các vấn đề của răng. Theo những nghiên cứu đã được đăng tải, tia X quang chụp răng có thể gây ra những khối u chết người ở não.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 30 Sep 2023

Chẩn đoán bệnh - nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới cái chết?


Theo nhà nghiên cứu y học quá cố, bác sĩ, tiến sĩ John Gofman (1918-2007), Giáo sư Công huân (Professor Emeritus)1 về sinh học phân tử và tế bào thuộc Đại học California tại Berkeley, bằng chứng đã cho thấy ít nhất 50% số ca tử vong do ung thư và hơn 60% ca tử vong do bệnh động mạch vành có thể do các tia X quang thúc đẩy. Trong đó có tối thiểu 281.437 ca tử vong do ung thư và 369.640 ca tử vong do bệnh tim mỗi năm, dựa trên dữ liệu số người chết vì những rối loạn này năm 2010, lấy từ Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDCP). Theo đó, tổng số người chết hằng năm do tổn thương bức xạ đã lên tới 651.077 người (tính đến năm 2010).

1 Danh hiệu dành cho giáo sư của một trường có nhiều đóng góp đã thôi giảng dạy chính thức, khác với danh hiệu Giáo sư Danh dự (Honorary Professor) tặng cho người không thuộc biên chế của trường đó, có thể có tính chất hữu nghị (BBT).

Ngoài việc những công nghệ y học dẫn quá nhiều người đến chỗ chết thông qua bức xạ ion hóa, bác sĩ Gofman còn khẳng định là có bằng chứng cho thấy nó cũng gây ra 75% số ca ung thư mới. Bởi lẽ đây là một phát hiện cực kỳ gây sốc, nên nó xứng đáng được giải thích kỹ hơn.
Gofman là tác giả của vài cuốn sách và hơn 100 bài báo khoa học trên những tạp chí có bình duyệt trong các lĩnh vực như hóa hạt nhân, hóa lý, bệnh tim mạch vành, mối quan hệ giữa thể nhiễm sắc của con người với ung thư và các tác động sinh học của phóng xạ, đặc biệt liên quan đến quan hệ nhân quả của ung thư và thương tổn di truyền.
Trong một bài báo nhan đề “Phóng xạ: Điều trị hay nguyên nhân?” được đăng trên Report Newsmagazine ngày 22-1-2001, tác giả Marine Ko đã miêu tả nghiên cứu của TS Gofman và dấy lên một loạt những câu hỏi quan trọng mà lẽ ra tất cả chúng ta phải hỏi cộng đồng y tế trước đó rất lâu rồi. TS Gofman là nhà khoa học danh tiếng đầu tiên có dũng khí đối mặt với cộng đồng nghiên cứu bằng những bằng chứng khoa học cho rằng bức xạ ion hóa là yếu tố hàng đầu góp phần gây ra ung thư và bệnh tim mạch vành.
Những phát hiện của ông không được những người tuyên bố là đang chiến đấu chống ung thư chào đón cho lắm, khi trong thực tế, họ chính là những người góp phần tạo nên lý do cho cuộc chiến này.
Những người khác đang hưởng lợi lớn từ ngành kinh doanh ung thư thì tỏ ra rất tức giận. Trong số đó có bác sĩ John Radomsky, chủ tịch Hiệp hội các nhà X quang Canada. Mặc dù thừa nhận chưa đọc nghiên cứu của Gofman và một số lượng lớn các nghiên cứu khác đã được xuất bản nói về nguy cơ phóng xạ gây ra ung thư, nhưng ông ta khăng khăng khẳng định rằng “độ an toàn của bức xạ không phải là vấn đề đáng lo”.
Một số người không thể thừa nhận mình đang góp phần trực tiếp, cũng như vô tình, vào cái chết của nhiều bệnh nhân khi để bệnh nhân tiếp xúc với những tia xạ chết người. Năm 1996, các nhà X quang học nước Anh đã cố gắng ngăn không cho bộ phim tài liệu về công trình của bác sĩ Gofman được trình chiếu trên kênh truyền hình 20/20. Hội đoàn các nhà X quang học Hoàng gia (Royal College of Radiologists - RCR) đã gọi những kết luận của ông là “không đáng tin, không chính xác, sai lạc và gây ra hoảng hốt không đáng có”. Tuy nhiên họ không thể nào quả quyết được về tính thuyết phục của nghiên cứu này, mà dù có hay không có những kết luận của ông, tự nó đã nói lên tất cả.
Bác sĩ Gofman chắc chắn không phải là một người theo thuyết âm mưu, cũng không phải là kẻ lập dị đói khát danh tiếng, phải tự đôn tên tuổi mình lên. Ông là giảng viên của Trường Y thuộc Đại học California từ năm 1947. Ông là đồng tác giả phát minh ra máy theo dõi tim cầm tay VIDA, được bệnh nhân sử dụng để phát hiện và phát tín hiệu về những diễn biến của chứng loạn nhịp tim, và là người phát minh ra điện cực đo tim vẫn được sử dụng trong nhiều bệnh viện trên khắp nước Mỹ. Trong những năm đầu sự nghiệp làm khoa học hạt nhân, bác sĩ Gofman đồng phát hiện ra urani 233 và có đóng góp chủ lực trong việc tách ra miligam plutoni đầu tiên. Cuối thập niên 1940, ông chỉ đạo một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra vai trò của lipoprotein, hiện được gọi là cholesterol1.

1 Đúng ra lipoprotein là phương tiện chuyên chở cholesterol trong máu và được chia thành nhiều loại tùy theo tỷ trọng (BBT).
Nghiên cứu của bác sĩ Gofman về tác hại của bức xạ bắt nguồn từ nỗi lo canh cánh của ông về sức khỏe tương lai và hạnh phúc của loài người.
Ông cảnh báo rằng hầu hết các ung thư mới đều là kết quả của các dạng ion hóa trong phóng xạ y tế từ những công cụ chẩn đoán tưởng như không xâm lấn, trong đó có máy chụp X quang, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp quang tuyến * và máy phóng xạ tuyến. Cảnh báo của ông không phải là những nghi ngờ vu vơ, mà dựa trên dữ liệu và bằng chứng nghiên cứu đã tồn tại. Về cơ bản, tất cả những gì ông làm là phân tích toàn bộ dữ liệu khoa học đa dạng hiện có trong lĩnh vực này - mà trước đây chưa ai làm cả. Công trình của ông đã tiết lộ một phạm vi vô cùng lớn của một vấn đề đang ngày càng trầm trọng chưa từng có.
Phát hiện của Gofman về mối liên hệ chết chóc giữa bệnh tim và phóng xạ mức thấp đã xui khiến ông thực hiện một phân tích nhân khẩu học và thống kê để đánh giá tác động của phóng xạ y tế lên toàn bộ người dân.
Năm 1999, bác sĩ Gofman hoàn thành tài liệu nghiên cứu dài 699 trang được ủy ban Trách nhiệm hạt nhân (Committee for Nuclear Responsibility - CNR) có trụ sở tại San Francisco xuất bản. Tài liệu này kết luận rằng “kể từ khi được đưa vào sử dụng vào năm 1896, phóng xạ y tế đã trở thành một đồng yếu tố cần thiết trong hầu hết các ca ung thư và bệnh tim thiếu máu cục bộ (IHD)1 nguy hiểm chết người”. Tài liệu nêu cụ thể chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính và những chụp chiếu tương tự - kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác như chế độ ăn uống kém, hút thuốc, nạo phá thai và uống thuốc tránh thai - là nguyên nhân tử vong chính khi bị ung thư.

1 cách gọi khác của bệnh [động/tim] mạch vành, do động mạch vành bị hẹp nên hạn chế cung cấp máu cho tim (BBT).
Gofman cẩn thận phân tích tất cả những yếu tố (đồng yếu tố) nhân quả có thể có và tách những tác động gây ra ung thư của bức xạ ion hóa ra khỏi tất cả những yếu tố nguy cơ khác.
Khái niệm đồng yếu tố cần thiết không mới trong khoa học hiện đại. Trong bản Báo cáo nổi tiếng của Trưởng Đoàn ủy nhiệm Y tế Công cộng (Surgeon General) về tác hại gây ung thư của việc hút thuốc lá năm 1964, các tác giả viết: “Chúng ta đã công nhận rằng thường thì cần phải có vài yếu tố cùng tồn tại mới gây ra một bệnh, và một trong các yếu tố này có thể đóng vai trò chủ đạo; tức là, nếu không có nó, thì những yếu tố khác (như tính nhạy cảm gien) hiếm khi dẫn đến phát sinh bệnh.”
Giả thuyết của Gofman, về việc có nhiều hơn một nguyên nhân cho mỗi ca ung thư, sau này được bác sĩ Kramer và các nhà ung thư học hàng đầu khác xác nhận.
Mặc dù những phụ nữ thừa hưởng một bản sao đột biến của một gien nhạy cảm với ung thư * (BRCA1 hoặc BRCA2) có tỷ lệ ung thư * cao hơn những phụ nữ không thừa hưởng bản sao đó, “thì sự thừa hưởng này chắc chắn không đảm bảo tuyệt đối cho sự phát triển ung thư * ở mọi tế bào * - cho dù mọi tế bào * đều xuất hiện đột biến này,” bác sĩ Gofman chia sẻ.
Nhưng như bác sĩ Kramer đã nói, chỉ một mình đột biến thôi chưa đủ gây ra ung thư hoặc thúc đẩy nó phát triển. Gofman đã khảng định rằng cần có thêm một hoặc hơn một nguyên nhân nữa thì mới có thể biến thậm chí chỉ một trong những tế bào * này thành ung thư. Trong chương 2, 3 và 5, tôi sẽ chỉ ra danh sách toàn bộ các đồng yếu tố ấy, mà vài yếu tố trong số đó phải xuất hiện thì ung thư mới nảy sinh và phát triển. Như chúng ta có thể rút ra từ công trình của Gofman, bức xạ ion hóa phải là một trong những tác nhân chính để ung thư phát triển.
Nói cách khác, chỉ một mình phóng xạ không thể gây ra ung thư. Tương tự như vậy, một chế độ ăn uống nghèo nàn thôi cũng không thể gây ra ung thư. Và như đã nói lúc trước, chỉ hút thuốc thôi cũng không gây ra ung thư. Một mình căng thẳng cảm xúc không đủ để kích hoạt sự phát triển ung thư. Ung thư liên quan đến toàn bộ cơ thể: chế độ ăn uống, lối sống, các mối quan hệ, xã hội và môi trường. Chúng ta cần phải hiểu rõ điểm rất quan trọng này.
Chỉ cần một trong những đồng yếu tố cần thiết này vắng mặt, thì ung thư sẽ không xảy ra. Do đó, thiếu vitamin D triền miên do không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kết hợp với chụp quang tuyến * mỗi năm hai lần, ăn uống thực phẩm vô bổ có chứa dầu thực vật hyđrô hóa1, và trải qua một thời kỳ ly hôn căng thẳng kéo dài, có thể đủ sức kích hoạt ung thư *. Ung thư sẽ không xảy ra, ví dụ, nếu như người phụ nữ này ăn uống lành mạnh và không chụp quang tuyến *. Và nếu cô ta dành đủ thời gian ở ngoài nắng, thì khả năng mắc ung thư vẫn còn rất xa.

1 Dầu thực vật là chất béo không bão hòa đa (có nhiều liên kết đôi) tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ trong phòng (vì các liên kết đôi ở cùng một bên trong chuỗi phân tử, khiến những phân tử này không thể nằm sát vào nhau và tạo nên dạng dầu lỏng, loại liên kết này được gọi là"cis", nghĩa là cấu hình cùng bên). Người ta dùng phương pháp hyđrô hóa để biến nó thành dạng rắn nhằm sử dụng tiện lợi hơn và thời hạn bảo quản tốt hơn. Bơ thực vật (margarine) chính là một loại dầu thực vật hyđrô hóa. Biện pháp hyđrô hóa một phần (không hoàn toàn) tạo ra loại chất béo không bão hòa dạng "trans"(cấu hình khác bên), giúp cho phân tử axít béo cạnh nhau có hình dạng chữ chi (dích dắc) dễ áp sát vào nhau, tạo thành dạng rắn ở nhiệt độ trong phòng. Nhưng chất béo trans lại có hại cho tim mạch nói riêng và sức khỏe nói chung (BBT).

“Theo nhận định, thiếu một đồng yếu tố cần thiết sẽ không dẫn đến hậu quả này,” bác sĩ Gofman nói. Biết được điều này chúng ta sẽ tránh được, thậm chí còn đảo ngược được chiều hướng ung thư, chỉ cần loại bỏ một số hoặc tất cả những đồng yếu tố hiện có.
Rõ ràng là, một số đồng yếu tố đem lại hậu quả lớn hơn một số khác. Bác sĩ Gofman nhận ra rằng phóng xạ y tế nói riêng là một đồng yếu tố gây tử vong rất quan trọng của ung thư và của IHD. Ông nói rằng nếu không có phóng xạ y tế, nhiều hoặc hầu hết các ca đó có lẽ sẽ không diễn ra như chúng đã diễn ra. Nghiên cứu của ông dẫn đến kết luận nhức nhối, giật mình: mặc dù phóng xạ y tế không phải là yếu tố duy nhất góp phần vào những ca ung thư như thế, thì chúng ta có thể nói rằng nó đã trở thành một đồng yếu tố không thể thiếu.
Trong nghiên cứu của mình, bác sĩ Gofman đã so sánh tỷ lệ tử vong do ung thư và bệnh thiếu máu cục bộ từ năm 1940 đến năm 1950 với số lượng bác sĩ trung bình trên 100.000 người dân ở chín phân khu thống kê của Mỹ. Ông đưa ra giả định: vì các bác sĩ chỉ định hầu hết các xét nghiệm hoặc phương pháp điều trị có chụp X quang, nên số lượng các ca chụp X quang được chỉ định chắc sẽ xấp xỉ tỷ lệ thuận với số lượng bác sĩ phục vụ bệnh nhân.
Nghiên cứu của ông đã phát hiện ra mối liên hệ bất ngờ này: tử suất do ung thư và bệnh thiếu máu cục bộ tăng tỷ lệ thuận với số lượng bác sĩ ở mỗi một trong chín phân khu thống kê này. Nếu so sánh thì tử suất của hầu hết các nguyên nhân khác giảm khi tỷ lệ bác sĩ trên bệnh nhân tăng. Nói cách khác, bất cứ ở đâu chỉ định chụp X quang nhiều hơn, thì ở đó cũng có nhiều người chết hơn vì hai căn bệnh giết người hàng đầu ấy.
Trước khi Wilhelm Conrad Roentgen phát hiện ra tia X vào năm 1899 và ứng dụng tia X trở nên phổ biến, thì ung thư và bệnh động mạch vành vẫn chưa nhiều lắm. Mặc dù tia X góp phần cứu sống nhiều người kể tù đó, nhưng chúng cũng lấy đi nhiều sinh mạng hơn. Dù tia X có thể hữu dụng trong một số tình huống chẩn đoán cụ thể, trong đó có chẩn đoán rạn nứt xương, nhưng vẫn có những phương pháp thay thế như công nghệ siêu âm - hay thậm chí còn tốt hơn, đó là công nghệ chụp ảnh nhiệt - ít nhất cũng hiệu quả bằng mà không có các tác dụng phụ như thế.
Công nghệ chụp ảnh nhiệt là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, không phá hoại cơ thể mà tôi tin rằng còn hiệu quả hơn nhiều so với chụp X quang và siêu âm. Nó có thể phát hiện ra khối u, thường là trước một vài năm so với chụp X quang, mà không có các tác dụng phụ nguy hiểm liên quan đến phóng xạ như một số phương pháp chẩn đoán khác. Quan sát sự mất cân bằng nhiệt ghi lại tình trạng rối loạn tuần hoàn máu ở *, ví dụ vậy, có thể giúp một người thực hiện những thay đổi cần thiết để tránh biến một tình trạng mất cân bằng thành một khối u sau này.
Chụp ảnh nhiệt là bộ môn y học rút ra những chỉ báo chẩn đoán từ những hình ảnh hồng ngoại có chất lượng của cơ thể người thông qua những camera hồng ngoại (nhiệt ký) nhạy và có độ phân giải cao. Nhiệt ký * áp dụng các nguyên tắc nhiệt học làm kỹ thuật chẩn đoán để phát hiện sớm ung thư * trong bối cảnh lâm sàng hoặc để theo dõi quá trình điều trị.
Nhiệt ký * hoàn toàn không tiếp xúc và truyền bất cứ dạng năng lương bức xạ nào tới bề mặt hoặc vào trong cơ thể. Tỷ lệ chính xác của nó trong việc phát hiện khối u ung thư ở * là 94,896 (số liệu tính đến năm 2009), theo một nghiên cứu so sánh được đăng trên tạp chí Journal of Medical Systems [tháng 4-2009; 33(2):141-53]. Nếu so sánh thì chụp quang tuyến * chỉ có thể khoe tỷ lệ chính xác cao nhất là 45-50%.
Vấn đề ở đây là gì? Chụp ảnh nhiệt tương đối rẻ tiền so với chụp cắt lớp vi tính hoặc những công nghệ chụp chiếu tương tự. Do đó, ngành y sẽ chẳng kiếm được là bao. Có lẽ đây là lý do chúng hiếm khi được các bệnh viện và các bác sĩ đa khoa sử dụng.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 30 Sep 2023

Chúng ta chỉ mới bắt đầu chứng kiến những hậu quả của việc dựa dẫm thái quá vào công nghệ hiện đại hơn là vào những kỹ năng chẩn đoán và trực giác y tế của con người. Trực giác y tế vốn là trụ cột của những hình thức chữa bệnh thời cổ như Ayurveda và Đông y Trung Hoa. Ngày nay, dường như người ta quá dễ dàng cho phép một thiết bị máy móc xác định triệu chứng của bệnh thay cho những kỹ năng quan sát và hỏi thăm bệnh nhân của thầy thuốc để phát hiện những nguyên nhân nào gây ra những triệu chứng này.
Những xét nghiệm y tế tiên tiến có vẻ giảm được sai sót trong chẩn đoán bệnh, mà người ta cho rằng như thế sẽ giảm được tỷ lệ hoặc khả năng bác sĩ bị kiện. Người ta cũng tin rằng chẩn đoán bệnh giúp cứu mạng sống. Tuy nhiên, những sai sót y tế chưa bao giờ thường xuyên và nghiêm trọng như hiện nay, và những vụ kiện tụng bác sĩ sơ suất cũng nhan nhản.
Trên thực tế, theo một bài báo của bác sĩ Barbara Starfield, thạc sĩ Y tế Công cộng (M.P.H.) của Trường Vệ sinh và Y tế công cộng Johns Hopkins, những sai sót y tế được công bố có thể là nguyên nhân đứng thứ ba gây nên tử vong ở Hoa Kỳ. Ít nhất 225.000 ca tử vong mỗi năm ở Mỹ (tính đến năm 2000) là hệ quả của những nguyên nhân từ phía bác sĩ (do chẩn đoán sai hoặc do điều trị).1

1 Journal of the American Medical Association (JAMA -Tạp chí của Hiệp hội Y tế Mỹ), tập 284, số 4, ngày 26-7-2000 (TG).

Bởi lẽ theo FDA, chỉ khoảng 1 đến 10% các sai sót trong y tế là được báo cáo, nên con số tử vong thực sự do bác sĩ gây ra có thể lên đến hàng triệu, và kết quả này còn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong do ung thư và bệnh tim cộng lại. Theo báo cáo này, dựa trên ước đoán thấp nhất, số người chết do sai phạm trong khám chữa bệnh còn nhiều hơn do tai nạn giao thông đường bộ, ung thư * hoặc AIDS.
Tất nhiên cá nhân tôi không đổ lỗi cho các bác sĩ về thực trạng đáng lo ngại này. Hầu hết các bác sĩ đều là những lương y chân chính hết lòng cứu giúp bệnh nhân trong khả năng cao nhất có thể, hay đúng hơn, cứu giúp bệnh nhân theo những gì họ được dạy, hay đúng hơn nữa là, theo những gì họ không được dạy. Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine [1993 (ngày 28-1); 328 (4): 246-252], các nghiên cứu viên chỉ ra tình trạng gần như thiếu hoàn toàn kiến thức về chữa bệnh phi chính thống mà cha mẹ họ vẫn áp dụng. Họ nhận xét có tính kết luận: “Chúng tôi cho rằng các trường y nên đưa vào giáo trình giảng dạy thông tin về những liệu pháp phi chính thống và các khoa học xã hội lâm sàng (nhân học và xã hội học). Văn phòng Nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh phi chính thống mới thành lập của Các Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health) nên giúp tuyên truyền việc nghiên cứu học thuật và giảng dạy bài bản lĩnh vực này.”
Thái độ phổ biến trong y học chính thống hiện nay là coi y học hiện đại được dạy trong các trường y là dạng thức y học duy nhất mang tính khoa học, đã được chứng minh và đáng tin cậy. Phép chữa vi lượng đồng căn, Ayurveda, Đông y, thuật nắn bóp xương sống trị đau nhức (chiropractic), chữa bệnh bằng thảo dược, châm cứu, thái cực quyền, yoga, thiền định, luyện tập thể dục và thậm chí tụng niệm không thuộc về lĩnh vực y học thực sự, cho dù trong một số trường hợp chúng đã được chứng minh là hiệu quả hơn rất nhiều so với y học chính thống.
Cần lưu ý một điều, không giống với y học chính thống, y học phi chính thống không giết hại hàng triệu người mỗi năm. Điều đáng ngạc nhiên nhất là y học chính thống vẫn đang được mô tả là hệ thống chữa bệnh tiên tiến nhất mà chúng ta có, trong khi thực ra có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh cho điều đó.
Một bài xã luận nhan đề “Trí khôn nơi đâu? Sự thiếu thốn bằng chứng y học”, của biên tập viên tạp chí British Medical Journal, bác sĩ Richard Smith [BMJ 1991 (ngày 5-10); 303: 798-799], giải thích nghịch lý trong hệ thống y tế của chúng ta. Bài báo trích dẫn một tuyên bố sáng suốt của một cố vấn chính sách y tế nổi tiếng là David Eddy, giáo sư về chính sách và quản lý y tế ở Đại học Duke, bang Bắc Carolina. “Có lẽ có đến 30.000 tạp chí y sinh trên toàn thế giới, và chúng đang dần tăng 7% mỗi năm kể từ thế kỷ 17, nhưng chỉ có khoảng 15% những can thiệp y tế được hậu thuẫn bằng bằng chứng khoa học vững chắc,” bác sĩ Eddy chia sẻ.
Theo tiến sĩ Smith, “điều này có nguyên nhân một phần là chỉ có 1% các bài báo trong các tạp chí y khoa này đúng đắn về khoa học, và một phần khác là vì có nhiều phương pháp điều trị chưa từng được đánh giá gì cả.” Tại sao lại như thế? Theo ông, một trong những nguyên nhân là vì, như đã được thảo luận ở trên, lìầu hết các bài báo này trích dẫn từ bài báo khác, mà những bài báo khác này lại không đưa ra những kết luận có nền tảng khoa học vững chắc.
Bác sĩ Eddy nói thêm về một quan điểm thậm chí còn đáng lo ngại hơn đối với hiện trạng nan giải này. Vì vô vàn các lý do, ông bắt đầu đặt câu hỏi về tính hợp lý và hợp pháp của những phương pháp điều trị mà ông buộc phải sử dụng trong khi hành nghề y. Bác sĩ Eddy bắt đầu sự nghiệp chữa bệnh trên cương vị bác sĩ phẫu thuật tim lồng ngực tại Đại học stanford ở bang California. Chẳng bao lâu sau ông bắt đầu khảo sát các phương pháp điều trị tiêu chuẩn để đánh giá chi tiết bằng chứng hỗ trợ cho các phương pháp đó.
Để tìm ra những bằng chứng này, ông tìm kiếm những báo cáo y tế đã được đăng từ tận năm 1906 nhưng không tìm được những thử nghiệm ngẫu nhiên hóa có đối chứng cho phần lớn các phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Sau đó, ông lần dấu trở lại các tuyên bố chính thống trong các giáo trình và các tạp chí y khoa về các phương pháp điều trị tiêu chuẩn và nhận thấy chúng chỉ được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, gồm các phương pháp điều trị trải từ bệnh tăng nhãn áp cơ bản đến tắc động mạch đùi và động mạch khoeo cũng như ung thư đại trực tràng. Nói cách khác, ông ấy tìm thấy rất ít bằng chứng khoa học thực sự; thay vào đó, hầu hết chỉ là truyền miệng và đồn đại. Các bác sĩ thực hành và những người ủng hộ các phương pháp chữa lành tự nhiên phi chính thống có thể thấy lời buộc tội này quen thuộc đến đau lòng.
Có vô vàn ví dụ cho thấy các phương pháp điều trị đã được chứng minh là không hiệu quả, nhưng thường thì chúng vẫn được chỉ định cho hàng triệu bệnh nhân. Trong bài báo “Tin vào các phương pháp điều trị không hiệu quả” (Well, 2009), bác sĩ cấp cứu David H. Newman, giải thích cách hệ tư duy y học thường thay thế cho y học dựa trên bằng chứng như thế nào.
Ví dụ, hệ tư duy y học chỉ định thuốc ức chế beta cho bệnh nhân vừa bị một cơn đau tim sau khi bị đông vón máu đột ngột ở động mạch vành. Những khoảnh khắc đầu tiên sau khi bị đau tim, tim bị choáng váng thường đập nhanh và mạnh. Mấy chục năm nay, các bác sĩ đã chỉ định thuốc ức chế beta để làm dịu quả tim đang căng thẳng. Tuy nhiên, cách tiếp cận logic này không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ. Ngược lại, có 26 trong số 28 nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chỉ định sớm thuốc chặn beta cho nạn nhân đau tim không cứu sống mà trên thực tế còn cướp đi sinh mạng họ.
Ví dụ, năm 2005, nghiên cứu quy mô nhất về thuốc cho thấy thuốc ức chế beta vào những giờ đầu dễ tổn thương của cơn đau tim chắc chắn làm tăng nguy cơ suy tim.1 “Do đó, nhìn chung nên thận trọng đợi tình trạng huyết động lực học sau cơn nhồi máu cơ tim ổn định rồi mới tính tới việc sử dụng thuốc ức chế beta”, các nhà nghiên cứu này nói.

1 Lancet ngày 5-11 -2005; 366(9497):1622-32 (TG).

Ngược lại với số đông cộng đồng y khoa, tôi lúc nào cũng tin rằng phản ứng quyết liệt của tim sau một cơn đau tim chính là cách tốt nhất mà nó có để cứu lấy mình và cơ thể. Cho bệnh nhân uống thuốc ức chế beta là để giảm lượng tiêu thụ ôxy của tim từ nguồn cung hạn chế, nhưng việc ức chế chức năng tim ở khoảnh khắc tối quan trọng này vừa đáng nghi ngờ vừa rủi ro. Để giải tỏa tình trạng bế tắc này, tim cần bơm máu mạnh hơn chứ không phải yếu đi. Nhưng một lần nữa, cơ thể có những chiến lược sinh tồn hoàn hảo của riêng nó hơn đứt những can thiệp của con người từ bên ngoài.
Mặc dù khoa học đã từng chứng minh việc sử dụng các thứ thuốc này ngay sau một cơn đau tim làm tăng khả năng suy tim nguy hiểm, nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn tin rằng nó là một biện pháp điều trị đã được kiểm nghiệm và được khoa học hậu thuẫn.
Đây là danh sách các ví dụ khác về việc tư duy bác sĩ đi ngược lại bằng chứng khoa học:
• Các thuốc chống trầm cảm như Prozac, mặc dù có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, vẫn tiếp tục được phân phối cho hàng triệu người bất chấp vô vàn các nghiên cứu chứng minh rằng chúng không hề hiệu quả hơn giả dược trong cuộc chiến chống trầm cảm.
• Con số thành công của liệu pháp hiện đại điều trị ung thư ít hơn đáng kể so với ngay cả đáp ứng giả dược yếu nhất. Tính trung bình, chỉ khoảng 7% bệnh nhân ung thư có thuyên giảm.
• Bằng chứng cho thấy thuốc kháng sinh cho nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang và đau họng thực ra lại gây hại thêm chứ không hiệu nghiệm gì. Nhưng các bác sĩ vẫn tiếp tục kê những thuốc này cho hơn 1 phần 7 người dân Mỹ mỗi năm, gây ra vô số tác dụng phụ thường cần điều trị thêm, tốn khoảng 2 tỷ đô la mỗi năm, và góp phần gia tăng phát triển siêu vi trùng kháng tất cả các phương pháp điều trị y tế đã biết.
• Các bác sĩ thực hiện xấp xỉ 600.000 ca phẫu thuật lưng mỗi năm, tốn hơn 20 tỷ đô la. Bất chấp một thực tế là trong phần lớn trường hợp, những phẫu thuật này không chứng tỏ là hiệu quả hơn các biện pháp điều trị không phẫu thuật.
• Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật nội soi khớp để chữa viêm xương khớp đầu gối không hiệu quả hơn các phẫu thuật vờ, trong đó bác sĩ gây tê nhẹ cho bệnh nhân trong khi giả vờ làm phẫu thuật. Những ca phẫu thuật này cũng không hiệu quả hơn vật lý trị liệu không xâm lấn. Tuy nhiên, vẫn có hơn 500.000 người Mỹ trải qua những ca phẫu thuật như thế với số tiền xấp xỉ 3 tỷ đô mỗi năm.
• Mặc dù xi rô chữa ho chưa bao giờ chứng tỏ là có lợi, mà thực ra nó đã cho thấy là gây hại nghiêm trọng và cướp đi sinh mạng của trẻ, nhưng chúng vẫn thường xuyên được bác sĩ khuyên dùng. Ở trẻ nhỏ, thuốc cảm lạnh và ho bán không theo đơn có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có rối loạn nhịp tim, co giật, ngưng thở và tử vong. Trên thực tế, những biến chứng và việc lạm dụng những loại thuốc được gọi là an toàn, không qua kê đơn bác sĩ này chiếm hai phần ba số trường hợp cấp cứu ở trẻ, theo báo cáo của các nghiên cứu viên CDCP trong tạp chí y khoa Pediatrics (Nhi khoa, tháng 11-2010). Hai phần ba những ca này là do không cất giữ thuốc cẩn thận để trẻ vớ được, còn một phần ba số ca đến bệnh viện là những trường hợp dùng đúng mục đích và đúng liều. Tất cả những điều này diễn ra bất chấp lệnh cấm của FDA năm 2007 về việc chỉ định thuốc ho cho trẻ dưới bốn tuổi.
Chi phí và tỷ lệ thành công không mấy sáng sủa của mỗi một phương pháp điều trị này, trong số nhiều phương pháp khác, đã dấy lên câu hỏi tại sao chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng. Sức hấp dẫn của phương pháp điều trị dựa trên quan niệm cái gì cũng có thuốc chữa của y học hiện đại là hoàn toàn sai lầm. Chúng ta tự đưa thân mình vào những cuộc xét nghiệm và điều trị vì niềm tin của chúng ta đối với chúng như tin những biểu tượng, bất chấp những tác động thực tế. Khi không hiểu và không tin cơ thể mình là một hệ thống toàn diện có cơ chế chữa lành tự nhiên của riêng nó, thì chúng ta sẽ đi tìm chỗ dựa ở ý tưởng về những cách chữa trị nhanh chóng.
Nhưng dù cho tin tưởng thế nào vào y học hiện đại thì ta cũng không giải quyết được sự thực đau lòng là nhiều can thiệp trong số những can thiệp tốn kém, xâm lấn, không hiệu quả và/hoặc gây hại này cuối cùng dường như chỉ làm chúng ta ốm yếu thêm mà thôi. Thay vào đó, chúng ta phải hỏi bản thân mình những câu hỏi nhức nhối: thuốc kháng sinh này có thực sự giúp chữa lành bệnh nhiễm khuẩn xoang mũi nhẹ của mình hay không? Mình có thực sự cần phẫu thuật lưng không? Hóa trị liệu có thực sự là cách duy nhất để thoát khỏi ung thư không? Mình đã sẵn sàng nhìn vào các dữ liệu thay vì quan niệm chưa? Mình có sẵn sàng tìm hiểu các bằng cứ không? Sự thật ở đâu?
Và mặc dù ngành y muốn chúng ta cảm thấy rằng cách phòng ngừa và các phương pháp chữa trị tự nhiên đã được thời gian thử thách chẳng qua đều chỉ là lang băm, nhưng không phải chỉ có những kẻ “dị giáo y tế” man dã mới kêu gọi một sự thay đổi thái độ của nền y học hiện đại của chúng ta. Ngày càng có nhiều bằng chứng tự lên tiếng: những niềm tin của chúng ta về y học hiện đại đang gây ra ngày càng nhiều ca tử vong.
Và thậm chí trong những trường hợp hiếm hoi, khi các cơ quan y tế phụ trách đưa ra các quyết định quan tâm thực sự đến lợi ích của bệnh nhân thay vì lợi nhuận thu về, thì những quyết định này cũng thường xuyên bị trì hoãn thực hiện và không thật sự giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của tình hình bi đát này.
Ví dụ, FDA đã gây bão trên các tít báo vào tháng 3-2011 khi tuyên bố sẽ thu hồi khỏi thị trường khoảng 500 loại thuốc kê đơn chưa được phê duyệt mà nó đã cho phép bán hàng chục năm nay. Nhiều loại trong số này, trong đó có Pediahist, Cardec, Rondec và hàng trăm thứ thuốc khác đã được kê cho bệnh nhân từ trước khi FDA lập ra quy trình phê chuẩn. Họ tuyên bố rằng những biện pháp mới này là để khắc phục những bất cập họ đã phát hiện trong hệ thống báo cáo biến cố bất lợi của thuốc. Nhưng chế tài thẳng tay này cũng có nghĩa là rất có khả năng hiện nay có hàng trăm thứ thuốc đang phải đi qua hệ thống phê duyệt của FDA, do đó đem lại hàng triệu đô la doanh thu mới. Trong khi đó, FDA dường như làm rất ít để xử lý nhiều báo cáo về các biến chứng nghiêm trọng bắt nguồn từ các loại thuốc đã được phê duyệt, như vắc xin Gardasil chống virus HPV (virus gây u nhú ở người)1 là một ví dụ.

1 Nhóm virus gây ra nhiều bệnh ở cơ quan sinh dục con người, trong đó có ung thư cổ tử cung (BBT).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 01 Oct 2023

Chuyện gì đã diễn ra với quyền tự do cá nhân của người Mỹ?


Rõ ràng là ngay cả các cơ quan giám sát của chính phủ không phải lúc nào cũng thực tâm vì lợi ích tốt nhất của bệnh nhân. Suy cho cùng, kiến thức của mỗi người chính là phương pháp phòng vệ tốt nhất trong môi trường y tế ngày càng đặt lợi nhuận lên trên bệnh nhân và được xây dựng trên nền móng chông chênh từ những bằng chứng khoa học bị sai lệch và những sự thật nửa vời.
Nhưng điều có lẽ đáng sợ nhất về môi trường y tế ngày nay chính là bệnh nhân ngày càng có ít lựa chọn cách thức điều trị và chữa lành cơ thể của chính mình vì những phương pháp chẩn đoán y học chính thống đang được coi là bất khả xâm phạm. Mặc dù hiệu quả của các phương pháp điều trị chính thống rất ảm đạm, nhưng quyền tự do lựa chọn các phương pháp chữa lành thay thế của mỗi bệnh nhân ngày càng bị công kích, nhất là khi nói tới quyền của cha mẹ được biết những gì là tốt nhất cho con cái mình. Trên thực tế, nếu bạn dẫn con đi khám bác sĩ, thì có thể chính chẩn đoán của bác sĩ lại biến bạn thành kẻ bị kết tội giết người.
Tổ hợp công nghiệp y tế đã giành được chiến thắng chưa có tiền lệ trong những năm gần đây trong vụ án của Kristen LaBrie. Chị là một người mẹ 38 tuổi có con trai tự kỷ. Cậu bé được chẩn đoán là mắc ung thư. Chị đã bị kết tội, bị xét xử và cuối cùng là bị kết án hành vi cố ý giết người, vô ý gây nguy hiểm và vài tội danh khác, tất cả chỉ vì cố gắng bảo vệ con trai mình khỏi phương pháp hóa trị độc hại. Chị khai, một cách vô ích, rằng chị chỉ có một ấn tượng duy nhất là phương pháp hóa trị đang giết con trai mình còn nhanh hơn cả chính ung thư. Thay vì tiếp tục dắt tay con trải qua những đau đớn và khổ sở khi các chất hóa học đi vào người, chị ấy thôi cho con dùng thuốc. Nhưng cuối cùng nỗi lòng thắt ruột của người mẹ với bệnh tình của con trai được tưởng thưởng bằng 40 năm tù!
Đó quả là một ví dụ đáng lo ngại về mức độ mà với nó chính phủ và ngành y tế Mỹ có thể làm những gì mà họ coi là tốt nhất cho trẻ em - cho dù có hàng núi dữ liệu và bằng chứng cho thấy các phương pháp chính thống không hiệu quả hay thậm chí còn phản tác dụng.
Đối mặt với trí khôn y tế chính thống ngày càng đắt đỏ, kém hiệu quả và thường chữa lợn lành thành lợn què, chẳng có gì khó hiểu khi người ta ngày càng quay sang y học thay thế1. Đáp lại, ngành y đang bù lu bù loa phản đối những phương pháp điều trị thường là theo dân gian này. Nhưng mức độ phổ biến và tỷ lệ thành công của y học thay thế ngày càng tăng trong cải thiện sức khỏe của hàng triệu con người suốt 30 đến 40 năm qua đã khiến những người đại diện cho y học chính thống ngày càng hung hãn - họ tuyên bố rằng phương pháp của họ mới là y học duy nhất dựa trên nền tảng khoa học và hô hào mọi người không nên ủng hộ các phương pháp thay thế kia. Hầu hết bọn họ đều thực tâm tin vào ảo tưởng đó. Họ vẫn tuyên bố rằng công tác y tế của họ được bằng chứng khoa học hậu thuẫn, mặc dù số bằng chứng ấy chỉ chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ.

1 Ý nói các loại y học không chính thống (ND).


Bài báo Chết vì Y học của tiến sĩ Gary Null, bác sĩ y khoa, bác sĩ trị liệu tự nhiên (N.D.) Carolyn Dean; bác sĩ y khoa Martin Feldman; bác sĩ y khoa Debora Rasio; và tiến sĩ Dorothy Smith, đăng năm 2003, đã vẽ ra một bức tranh rất khác. Báo cáo được chú thích nguồn tham khảo đầy đủ của họ chứng minh rằng:
• Mỗi năm có 2,2 triệu người đã trải qua phản ứng có hại của thuốc ngay trong bệnh viện với những thuốc được kê đơn.
• Mỗi năm 20 triệu viên thuốc kháng sinh được kê không cần thiết cho các bệnh nhiễm virus.
• Mỗi năm 7,5 triệu quy trình y tế và phẫu thuật không cần thiết được thực hiện.
• Mỗi năm 8,9 triệu người phải vào viện không cần thiết.
• Mỗi năm 783.936 người chết do sai sót y tế và tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Thật mỉa mai khi dường như chúng ta đã trao nhiều niềm tin cho một hệ thống y tế non trẻ gần như chưa được chứng minh hơn là những hệ y học truyền thống cổ xưa đã duy trì cho các nền văn minh khỏe mạnh hàng nghìn năm nay. Các ứng dụng chẩn đoán và phương pháp điều trị rất tiên tiến hiện nay được sử dụng trong y học chính thống có khả năng tạo ra nạn dịch ung thư rộng khắp và ức chế hệ miễn dịch của nhiều thế hệ sắp tới. Trong khi đó, các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh truyền thống đang bị bỏ qua, thậm chí còn bị cố tình vùi dập.
Hai chục năm trước, khi tôi nghiên cứu y học Ayurveda, chúng tôi được dạy rằng phương pháp “bắt mạch” 6.000 năm tuổi này cho phép chúng ta tìm ra bất kỳ kiểu mất cân bằng nào trong bất kỳ bộ phận nào của cơ thể chỉ trong chưa đầy một phút. Hơn nữa, bất cứ thầy thuốc Ayurveda giỏi nào cũng có thể lần ra nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ triệu chứng nào mà không cần xét nghiệm máu, điện tim hoặc chụp X quang đắt đỏ. Sự quan tâm và tập trung sâu sắc của chúng ta phải nhắm tới nguyên nhân chứ không chỉ triệu chứng của bệnh.
Tất cả chúng ta đều được dạy rằng y học hiện đại là đấng cứu mạng của chúng ta. Mỗi năm, hàng tỷ đô la được đổ vào việc nghiên cứu mọi thứ có thể khiến cho chúng ta bị bệnh, trong đó có vi khuẩn, virus, chất độc và thậm chí cả ánh nắng mặt trời! Công trình của bác sĩ Gofman và những người khác đã chỉ ra rằng những tác động hủy diệt tồi tệ của phóng xạ y tế cho đến nay đã vượt xa những nguyên nhân gây bệnh và gây tử vong khác cộng lại, kể cả các tác dụng phụ của thuốc men, những sai sót và tai nạn y tế. Chẩn đoán bệnh là để phòng bệnh hoặc giúp chúng ta lấy lại sức khỏe, chứ không phải khiến chúng ta bệnh tật hơn và thậm chí là chết.
Lời thề Hippocrat chữa bệnh có tâm, được các bác sĩ xưa nay tuyên thệ, nói rằng: “Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi và không bao giờ làm hại người nào.” Và “Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai kể cả khi được yêu cầu.”
Theo Tổng hội Y tế Anh (General Medical Council - GMC), trách nhiệm của bác sĩ phải bao gồm những quy tắc sau:
• Coi việc chăm sóc bệnh nhân là mối quan tâm trước tiên
• Bảo vệ và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân và cộng đồng
• Luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Nhưng thực tế thì các hội đồng y khoa của Hoa Kỳ đã trừng phạt các bác sĩ (cũng như các bậc phụ huynh mất trí như Kristen LaBrie), những người không muốn làm hại bệnh nhân và không muốn kê những thứ thuốc nguy hiểm hoặc thực hiện các xét nghiệm nguy hiểm cho họ. Những vị bác sĩ có tâm này sẽ bị thu hồi giấy phép hành nghề và cũng có thể bị kiện vì thờ ơ trong khi công việc.
Chính bản thân tôi khi mới 17 tuổi đã từng trải qua mối quan hệ chết người giữa chẩn đoán với bệnh tật trầm trọng. Cha tôi bị chẩn đoán sai là mắc một bệnh thận hiếm gặp. Phương pháp điều trị bằng thuốc được chỉ định cho cha tôi phát sinh tác dụng phụ kinh hoàng, khiến cho cơ thể thanh mảnh của cha phì ra gấp bốn lần chỉ trong vòng một tuần. Tôi thậm chí còn không nhận ra ông. Cuối cùng, người ta cũng thừa nhận sai sót trong chẩn đoán bệnh, nhưng quá trình điều trị vật vã đã làm xong công việc của nó là gây tổn hại cho tim của cha tôi. Quá trình điều trị tiếp theo làm thủng dạ dày ông, và ông chết ở tuổi 54, sau một năm sống khổ sống sở trên giường bệnh.
Tại sao những công nghệ y học này không bao giờ được thử tác dụng phụ khi lần đầu tiên đưa vào các bệnh viện, được giới thiệu cho các bác sĩ và áp dụng cho bệnh nhân? Tôi sẽ trở lại câu hỏi quan trọng này ở phần sau cuốn sách.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 01 Oct 2023

Phóng xạ hằng ngày


Thực sự, phóng xạ nguy hiểm có thể đến từ nhiều thứ chứ không riêng gì công nghệ y tế. Nó đã xâm nhập vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta dưới nhiều dạng, nhất là qua những thiết bị công nghệ hiện đại và những máy móc mới mẻ. Ví dụ, theo nghiên cứu mà tôi sẽ thảo luận chi tiết ở chương 2, do ở gần sát điện thoại di động, nên ngay cả bức xạ không ion hóa cũng gây ra đứt gãy sợi kép hoặc sợi đơn của ADN ở nhiều chỗ và sinh ra cái gọi là các protein sốc nhiệt (HSP).
Tế bào của chúng ta sản sinh ra những protein này để đề kháng lại những kích thích có hại. Việc thường xuyên tiếp xúc với các dạng bức xạ không tự nhiên này có thể dẫn tới những tổn hại nghiêm trọng do căng thẳng và rất nhiều đột biến gien. Nói cách khác, đều đặn hoặc liên tục tiếp xúc với cả bức xạ ion hóa lẫn không ion hóa có thể gây ra một phạm vi rộng các bệnh mà về sau y khoa nhóm chúng vào phạm trù những rối loạn do gien gây ra.
Phát hiện của các nhà nghiên cứu di truyền về số lượng gien bị đột biến ngày càng tăng ở những người mắc ung thư và bị nghi là mắc các bệnh khác, đã đánh lạc hướng chú ý của chúng ta khỏi những nguyên nhân thực sự của thứ đang làm hại cơ thể chúng ta. Chính tại đây tồn tại mối nguy hiểm thực sự của Dự án Hệ gien người. Với tất cả nguồn lực khổng lồ dành cho nghiên cứu ADN của con người, không một trường hợp nào cho thấy kiến thức về chuỗi ADN của bất cứ gien cụ thể nào góp phần chữa được ung thư. Giống như tất cả những hứa hẹn trước đó của giới y học rằng “chúng ta sắp sửa tạo ra một phương thuốc chữa được ung thư,” y học dựa vào hệ gien đã không tạo ra được khác biệt đáng kể nào cả.
Cả giới hàn lâm lẫn những kẻ ngoại đạo đều tin rằng nghiên cứu gien sắp định hình tương lai y học, nhưng không ai có thể định nghĩa rõ ràng và chính xác điều đó có nghĩa là gì. Nghiên cứu gien không đạt được các kết quả rõ ràng như một số người muốn chúng ta và các nhà đầu tư cho nghiên cứu bộ gien tin như thế.
Một bài báo nhan đề “Trình độ tiên tiến” trên số ra ngày 13-2-2011 của tờ báo Đức danh tiếng Die Süddeutsche Zeitung (Nhật báo Nam Đức), đã đưa ra một cái nhìn tổng quan thực tế về tình trạng nghiên cứu gien. Mặc dù các chuỗi của hầu hết 3,2 tỷ cặp bazơ ADN đã được giải mã, nhưng theo bài báo này, như thế chúng ta mới chỉ biết được gien được tạo ra từ những vật liệu nào. Gần như chúng ta vẫn chưa biết gì về tương tác của chúng và mối quan hệ của ADN, ARN, các protein, các hoàn cảnh sống và điều kiện môi trường. Bài báo này nói rằng chúng ta chỉ biết rất ít về việc cơ thể con người có bao nhiêu gien, mặc dù ước đoán là có đến 20 - 22 nghìn gien.
Nếu những ước tính đó là đúng, thì chúng ta có hơn 60 tỷ cặp bazơ ADN, và thực ra chúng ta cũng biết rất ít về chúng! Điều khiến cho việc lý giải hệ gien rất không chắc chắn và dễ lạc lối chính là thực tế rằng chuỗi ADN của người này luôn luôn khác chuỗi ADN của người khác. Không có chuyện hai người có ADN giống hệt nhau - đó là điều hiển nhiên. Nhưng chính yếu tố không thể đoán định này khiến cho việc xác định thế nào là hệ gien bình thường, thế nào là không là điều bất khả. Suy cho cùng, chúng ta không phải là những cỗ máy giống nhau như đúc, mà khác nhau về nhiều mặt hơn là giống nhau.
Nhiều người cho rằng cơ thể con người chỉ sử dụng 1,5% hệ gien của nó để sản xuất protein. Và chúng ta chưa biết gì về vai trò của 98,5% ADN còn lại - nó từng bị loài người kiêu ngạo đặt cho biệt danh là ADN rác (junk DNA). Thật là liều lĩnh một cách dại dột khi tin rằng cơ thể không dùng đến chúng. Nhưng lại một lần nữa, dường như chúng ta đang chơi đùa với thứ gì đó cực kỳ phức tạp và sâu xa, mà không nhận ra rằng thậm chí mình còn không biết những kiến thức cơ bản nhất về cách thức vận hành của nó. Đặt nền móng cho một công nghệ hoàn toàn mới về một thứ mà chúng ta gần như hoàn toàn mù tịt quả là cực kỳ vô trách nhiệm.
Chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy, ví dụ, những hệ quả tàn phá của việc sản xuất thực phẩm biến đổi gien: hàng triệu mẫu Anh (acre) hoa màu biến đổi gien đang thất bát vì chúng ta đã thao túng một vài quy luật mạnh mẽ nhất của tự nhiên - do cái nhìn thiển cận vô trách nhiệm và lòng tham của các tập đoàn. Nhiều người trong chúng ta đã quá quen thuộc với những hậu quả nghiêm trọng phát sinh từ việc xáo trộn gien trong thực phẩm.
Không hề ý thức được điều đó, mỗi ngày, hàng trăm triệu người đang tiêu thụ những thực phẩm Prankenstein1 có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn trong ADN. Những đột biến trong ADN này cho phép chúng ta tạo ra những thực phẩm trước đây chưa từng tồn tại trên hành tinh của chúng ta, nhưng “sự điều chỉnh” này thế nào cũng dẫn đến những dị thường vĩnh viễn nhưng chưa được con người hiểu rõ. Thực phẩm biến đổi gien chưa bao giờ được khoa học chứng minh là an toàn cho bất kỳ ai. Trên thực tế, còn chưa có một công bố bình duyệt nào của các nghiên cứu lâm sàng về tác động của thực phẩm biến đổi gien lên sức khỏe con người. Thay vì thế người ta yêu cầu chúng ta chỉ cần tin tưởng vào những kẻ sản xuất (và thu lợi nhuận từ) những thực phẩm biến đổi gien này. Tuy nhiên, hàng chục nghiên cứu và đánh giá đã chỉ ra rằng thực phẩm biến đổi gien cho gia súc đã gây ra ung thư, gây hại cho dạ dày và đường ruột, cùng vô vàn các triệu chứng khác của chứng mất cân bằng nội môi trầm trọng - thậm chí là tử vong.

1 Nhân vật trong tác phẩm khoa học viễn tưởng cùng tên của nhà văn nữ Mary Shelley. Frankenstein đã tạo ra một quái vật vượt khỏi tầm kiểm soát, có thể giết chết cả người sáng tạo ra nó. Ở đây ngụ ý thứ thực phẩm được tạo ra nhưng vượt khỏi tầm kiểm soát và gây hại cho chính con người (ND).


Điều này tất nhiên dấy lên câu hỏi: tại sao loài người chúng ta vẫn muốn ăn những thực phẩm này? Rất may là những thảo luận trên toàn cầu đã dẫn đến một số bước đi tích cực. Hầu hết các nước châu Âu đã cấm nhập khẩu thực phẩm biến đổi gien. Tuy nhiên, điều này lại khiến chính phủ Hoa Kỳ cực kỳ khó chịu, vì Hoa Kỳ là kẻ cổ súy và sản xuất thực phẩm biến đổi gien lớn nhất. Và kể từ khi pháp luật không quy định những nhà sản xuất thực phẩm biến đổi gien của Hoa Kỳ buộc phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gien (từ năm 2012), thì mối quan hệ thực phẩm dẫn đến ung thư ở con người về cơ bản không thể nào lần ra được.
Điều có vẻ hợp lý là nếu chúng ta chưa có khả năng xử lý kỹ thuật một cách an toàn lên gien của thậm chí những thực phẩm cơ bản nhất, thì chắc chắn chúng ta còn xa mới có thể chữa được bệnh bằng gien. Nhưng bất chấp vốn hiểu biết nông cạn của chúng ta về tất cả những cơ chế hoạt động và ứng dụng của nó, nhiều người vẫn cho rằng y học hệ gien sẽ trở thành nền y học mới trong thế kỷ này. Trên thực tế, hệ gien học đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh, tạo ra những công nghệ chẩn đoán mới mẻ và đắt đỏ cùng những dược liệu tốn tiền.
Không hề ngạc nhiên là các công ty công nghệ sinh học đã dấn sâu vào việc thiết kế các xét nghiệm chẩn đoán để xác nhận một nhận định của bác sĩ khi nghi ngờ một tình trạng cụ thể nào đó dựa trên những đột biến gien và các triệu chứng. Và bởi lẽ tất cả các bệnh tật đều có một phần tác động thuộc về gien - dù do di truyền hay là kết quả cơ thể đáp ứng với những căng thẳng của môi trường bên ngoài như bức xạ, virus hay chất độc - những nguyên nhân để gia tăng phạm vi và ảnh hưởng (và, do đó, lợi nhuận kinh tế) của hệ gien học quả thật là không giới hạn.
Việc chế các lớp thuốc mới chuyển sang hướng liên quan đến thông tin về chuỗi gien và chức năng cấu trúc của protein, hơn là theo phương pháp thử - sai truyền thống. Những thuốc mới này chỉ nhắm vào những khu vực cụ thể của cơ thể, do đó hứa hẹn có ít tác dụng phụ hơn nhiều loại thuốc ngày nay, khiến cho các bác sĩ và bệnh nhân thoải mái sử dụng chúng hơn. Nhánh mới của dược lý học này được gọi là hệ gien dược lý học (pharmacogenomics), và đang được sử dụng cho tất cả các bệnh quan trọng như ung thư, rối loạn tim mạch, HIV, bệnh lao, hen suyễn và tiểu đường.
Liệu pháp gien, sử dụng những gien bình thường để thay thế hoặc bổ sung cho những gien lỗi, được coi là ứng dụng hấp dẫn nhất của khoa học về ADN. Mặc dù tôi không phản bác chuyện phương pháp này có thể có ích trong việc sửa chữa các lỗi gien ở những người có những bệnh di truyền cụ thể nào đó như bệnh máu loãng khó đông, nhưng tôi vô cùng thận trọng, ví dụ, về việc hỗ trợ miễn dịch bằng cách cấy thêm vào một gien ức chế sự phát triển của khối u. Đó là vì tôi tin vào tính tương tác tổng hòa của sức khỏe mỗi cá nhân. Để minh họa điều này, bạn hãy tưởng tượng thay sàn nhà của một ngôi nhà mà toàn bộ móng của nó đã mục nát và bắt đầu lún có giải quyết được gì không? Chắc chắn là không rồi. Thay vào đó, sẽ khôn ngoan và hiệu quả hơn nhiều nếu giải quyết móng trước: sửa chữa những chỗ mục nát, ngăn chặn sự hư hỏng tiếp diễn và phục hồi khả năng nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà của nó. Tương tự, việc cấy một gien mới hoành tráng vào cơ thể vốn đã rệu rã vì chất độc, suy dinh dưỡng và căng thẳng chắc hẳn không phải là cách thông minh để chữa trị bệnh.
Để chữa lành thực sự cho toàn bộ một con người, chúng ta phải phục hồi cân bằng nội môi khắp cơ thể, chứ không phải chỉ vá víu một khiếm khuyết tại một hay vài bộ phận trong số nhiều bộ phận. Thúc đẩy hệ miễn dịch một cách phi tự nhiên cũng mạo hiểm chẳng khác nào ức chế nó. Chúng ta thực sự không hề biết một dấu hiệu nào của những tác động dài hạn có thể phát sinh do việc làm xáo trộn gien, cho chúng ta cũng như con cháu đời sau. Chúng ta chưa từng làm việc này bao giờ.
Sinh ra với một khiếm khuyết về gien di truyền thừa hưởng từ cha mẹ và nó biểu hiện thành một chứng rối loạn hiếm gặp như tan máu bẩm sinh, máu loãng khó đông, hội chứng Down, loạn dưỡng cơ, nhiễm sắc tố sắt mô hoặc u sợi thần kinh là một chuyện. Nhưng một người bị mắc phải đột biến gien vì những thay đổi trong lối sống hoặc những ảnh hưởng không tốt trong môi trường tích tụ sau nhiều năm lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Phần lớn các rối loạn là do nhiều nguyên nhân hay yếu tố, điều đó có nghĩa là chúng có liên quan đến các tác động của nhiều gien kết hợp với những thay đổi trong lối sống và môi trường. Những rối loạn như thế bao gồm ung thư, bệnh tim, tiểu đường, đa xơ cứng (hay đa thần kinh hóa sợi), hen suyễn, tăng huyết áp, béo phì và vô sinh. Mặc dù những rối loạn này có xu hướng di truyền trong gia đình, nhưng sự di truyền này không khớp với những quy luật đơn giản như với các bệnh di truyền thực sự. Nhưng Dự án Hệ gien người đang cố tìm ra mối quan hệ ở cả những nơi chúng không tồn tại.
Ngày càng có nhiều bệnh được đưa vào chương trình Hệ gien thông qua việc phát hiện ra các gien đột biến xuất hiện trong hoặc trước khi phát bệnh. Tuy nhiên, điều này chỉ càng khiến con người trở nên xa lạ hơn với chính cơ thể mình. Suy cho cùng, người ta dạy chúng ta tin rằng mình không kiểm soát được gien của bản thân. Gien kiểm soát chúng ta, hay, có đúng thế không?
Các nhà nghiên cứu Nga đã nhiều lần chứng tỏ rằng có thể sửa chữa gien và tái tạo các cơ quan của cơ thể mà không cần phải viện đến liệu pháp tế bào gốc hay những phương pháp điều trị đắt đỏ. Và khi chúng ta nói chuyện, hay thậm chí là chỉ thoáng có một ý nghĩ thôi, ADN của chúng ta cũng đã lắng nghe và đáp ứng.
Không chỗ nào trong các tài liệu khoa học về Dự án Hệ gien người đề cập đến dữ kiện y sinh đã được chứng minh nói rằng, sau rốt, chỉ một mình các gien thôi không kiểm soát được cái gì. Chức năng và mục đích chính của gien là tái sản xuất các tế bào, mà các tế bào này đến lượt chúng lãnh trách nhiệm đối với sức khỏe và hoạt động của các cơ quan và các hệ thống trong cơ thể. Gien làm việc đó hiệu quả như thế nào phần lớn phụ thuộc vào bạn và việc bạn để bản thân mình tiếp xúc với những gì.
Trong một đoạn băng video, bác sĩ Bruce Lipton đã giải thích rằng thông qua một quá trình có tên là cơ chế di truyền biểu sinh (ngoại di truyền), chúng ta có thể bắt đầu bằng một bộ thông tin gien duy nhất và tạo ra hơn 30.000 phiên bản các sản phẩm khác nhau, như protein và enzyme. Chúng ta cũng làm điều này mọi lúc mọi nơi. Tâm trí chúng ta (cả trong ý thức lẫn tiềm thức) đều kích hoạt một số lượng lớn các phản ứng sinh hóa trong não và khắp cơ thể, cơ bản là có nhiệm vụ tắt hay bật gien.
Mặc dù gien không thể thực sự bật hay tắt được, nhưng đó là thuật ngữ mà giới y học di truyền ưa dùng. Trên thực tế, gien hoặc là tồn tại, hoặc không. Những bộ thông tin gien không phải cứ đơn giản biến mất hoặc bị tắt được. Điều quyết định việc chúng hoạt động hay không hoạt động là chúng có đang được đọc hay không. Thứ cho phép chúng được đọc hoặc bị bỏ qua chính là suy nghĩ, là cảm xúc, hành vi, chế độ ăn uống, môi trường và lối sống của chúng ta. Theo đó, một sự xung đột với người khác, hoặc chuyện mất việc hay mất tiền (góp phần gây ra một xung đột chia lìa) có thể nhanh chóng gây ra một xung đột chia lìa y như thế bên trong các tế bào, do đó ngăn không cho đọc gien. Gien không được đọc đúng đắn gây ra những thay đổi trong hành vi tế bào, mà chúng ta gọi là đột biến gien. Và giống như việc chúng ta có thể khiến một gien trở thành lỗi (không được đọc), chúng ta cũng có khả năng viết lại biểu hiện di truyền và điều chỉnh nó trở lại trạng thái đọc được - có nghĩa là một trạng thái cân bằng và khỏe mạnh.
Thậm chí trong trường hợp lỗi gien như hội chứng Down1, phải có gì đó gây ra tổn hại ADN hiếm có và tự phát này. Với mọi tác động, ắt hẳn phải có một nguyên nhân đằng sau, cho dù nó vẫn còn chưa được khoa học tìm ra.

1 Hội chứng Down là rối loạn bẩm sinh do thừa một thể nhiễm sắc thứ 21, thường là trong mỗi tế bào của cơ thể. Xem thêm: http://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/ downsyndrome.html (TG).

Có thể bào thai đang phát triển đã tiếp xúc với nhiều ảnh hưởng từ môi trường, mà bất kỳ ảnh hưởng nào trong số đó cũng có thể gây ra một sai sót như tạo thêm một nhiễm sắc thể, như trong trường hợp hội chứng Down. Trong thế giới ngày nay, có vô vàn nguồn cơn có thể gây đột biến cho ADN và gien của nó.
Chúng ta có thể thấy rõ rằng ngay cả khi thừa hưởng gien dị thường từ cha mẹ, thì điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ thừa hưởng luôn cả bệnh tật của họ. Ngoài gien, còn có những thứ khác ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Trên thực tế, tất cả các gien trong cơ thể đều chịu sự kiểm soát và ảnh hưởng của môi trường tế bào, trong đó có nhận thức và niềm tin cá nhân. Nếu, trên thực tế, trong cơ thể có một gien lỗi, như bác sĩ Kramer và các nhà nghiên cứu ung thư hàng đầu khác đã phát hiện và chứng minh, thì nó cũng không thể gây ra và phát triển ung thư được. Rất có thể mỗi người mắc một bệnh trọng đều có những gien bị biến đổi trong cơ thể. Có điều đó là do những thay đổi trong môi trường tế bào, không phải là chuyện xảy ra ngẫu nhiên. Và dù gien có bị đột biến hay không, thì chốt lại là chúng cũng không thể gây ra ung thư hoặc những bệnh giả định khác. Phải có những yếu tố khác cùng hoạt động mới làm cho hệ cân bằng và tự chữa lành của cơ thể con người bỗng nhiên bị mất cân bằng và ốm đau.
Người ta dễ cho rằng các gien lỗi có trách nhiệm, ví dụ, cho việc xuất hiện bệnh đục nhân mắt bẩm sinh ở trẻ. Đục nhân mắt là hiện tượng mắt mờ đục, và khi xảy ra ở trẻ hoặc trẻ sơ sinh, chúng có thể dẫn đến mù ngay từ khi còn bé. Người ta nghi ngờ đục nhân mắt sớm có liên quan đến gien, đặc biệt đáng tin khi tất cả trẻ em trong cùng một gia đình đều bị như thế.
Mặt khác, quan điểm cho rằng việc thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu hoóc môn triền miên ở người mẹ có thể gây đục nhân mắt cho con cũng thuyết phục chẳng kém. Một bài báo khoa học được đăng trên tạp chí Lancet năm 1996 [Edward B. Blau, “Đục nhân mắt bẩm sinh và tình trạng thiếu vitamin D ở mẹ”, Lancet 34 7(9001):626 (ngày 2-3-1996)] chỉ ra rằng tình trạng thiếu vitamin D ở người mẹ có thể nhanh chóng làm xuất hiện đục nhân mắt ở đứa con cũng thiếu vitamin D. Bởi lẽ phần lớn mọi người thực ra đều thiếu vitamin D, nên có thể suy ra rằng điều này góp phần gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Trẻ sơ sinh kế thừa việc thiếu vitamin D từ mẹ không phải do lỗi gien, mà vì lối sống không có lợi cho sức khỏe. Như được chỉ ra trong phát hiện này, tình trạng thiếu vitamin này xảy ra khi người mẹ không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Nếu cô ấy truyền thói quen này cho con mình, đứa trẻ vốn đã không nhận đủ vitamin D từ trong bụng mẹ, thì đứa trẻ đó sẽ tiếp tục thiếu vitamin D cho dù nó được nuôi bằng sữa mẹ. Điều này khó có thể khiến người ta ngạc nghiên bởi lẽ gần như là không có vitamin D trong sữa mẹ, nhất là khi bản thân người mẹ đó đã thiếu vitamin D.
Một nghiên cứu được đăng trên Pediatrics (tháng 1-2011) chỉ ra tầm quan trọng của vitamin D đối với sự phát triển bình thường của một bào thai và trẻ sơ sinh. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã đo mức vitamin D trong máu cuống rốn cho gần 1.000 trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Rồi họ quan sát những đứa trẻ này trong thời gian 5 năm để theo dõi các vấn đề hô hấp và dị ứng, đối chiếu với kết quả về mức vitamin D khi sinh. Họ phát hiện có 20% trẻ sơ sinh thiếu vitamin D và sự thiếu hụt này có liên quan đến việc trẻ bị các vấn đề hô hấp và dị ứng thường xuyên hơn.
Vitamin D hết sức quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch khỏe mạnh, và các bà mẹ muốn giúp cho con khởi đầu thuận lợi thì cần đảm bảo rằng chính bản thân họ không thiếu vitamin D.
Ngoài những chức năng khác, vitamin D (mà thực ra là một hoóc môn steroid) có chức năng nội cân bằng canxi. Thiếu canxi (hạ canxi máu) rõ ràng có liên quan đến bệnh đục nhân mắt. Một đứa trẻ thiếu vitamin D do đó có thể nhanh chóng khởi phát bệnh đục nhân mắt ngay từ khi sinh ra hoặc thậm chí còn trước cả khi đó nữa.
Ở người lớn, thiếu vitamin D từ lâu đã được chỉ ra là nguyên nhân của chứng còi xương1, vẫn còn rất phổ biến ở những xứ thiếu ánh mặt trời như Anh (England) và Ireland. Tuy nhiên, chúng ta ngày càng nhận thức được rằng thiếu vitamin D còn có thể gây ra nhiều chứng rối loạn khác, trong đó có ung thư.

1 Còi xương là một bệnh lý tác động đến xương của trẻ sơ sinh và trẻ, khiến chúng mềm và bị biến dạng. Chứng này do thiếu canxi, vitamin D và các ion phôtphat gây ra. Do thiếu tiếp xúc với ánh nắng, nên cơ thể không thể sản xuất ra vitamin D, vốn rất cần thiết để bổ sung chất khoáng cho xương (TG).

Thực ra, khoa học tân tiến đã cho rằng vitamin ánh nắng mặt trời có tham dự mật thiết đến việc điều chỉnh những gien liên quan đến nhiều bệnh trải từ ung thư đến đa xơ cứng. Một nghiên cứu của Úc mới đây đã phát hiện ra, chẳng hạn, ở những vĩ độ càng cách xa đường xích đạo, tỷ lệ mắc bệnh đa xơ cứng càng cao hơn vì thiếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Theo nghiên cứu được thực hiện ở trường Y San Diego của Đại học California và trường Y của Đại học Creighton ở Omaha, bang Nebraska, ngoài việc chủ động phòng tránh bệnh đa xơ cứng, người trưởng thành bình thường cũng có thể phòng chống tiểu đường loại 1, loãng xương, và tất nhiên cả ung thư bằng cách bổ sung 4.000-8.000 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày.
Một thứ đơn giản và rẻ bèo như vitamin D lại có thể có ích lợi lớn như vậy trong việc phòng và chữa nhiều bệnh của thời đại ngày nay và giúp cơ thể duy trì sự cân bằng tự nhiên của nó quả là một chuyện thú vị, ít nhất là như vậy. Có lẽ đây là một trong những lý do tại sao chính phủ Mỹ tiếp tục khăng khăng với người dân rằng mỗi ngày chỉ cần 400-800 IU vitamin D (bằng nhõn 10% lượng cần thiết thực sự), và thay vào đó, chính phủ dồn sức chi tiền cho những phương pháp điều trị hái ra tiền hơn. Trong khi đó, khoảng 90% dân số Mỹ đang thiếu vitamin triền miên, và dường như ốm yếu đi theo từng phút. Vitamin D là một mối nguy cơ đặc biệt đối với ngành công nghiệp y dược hiện nay, không phải chỉ vì nó hoàn toàn miễn phí, do tiếp xúc với mặt trời, mà còn vì nó tuyệt đối an toàn và có thể tránh được một số căn bệnh sinh lợi nhuận nhất trong xã hội của chúng ta.
Còn điều gì nữa về vitamin D mà y học chính thống không muốn chúng ta biết? Nếu nó điều hòa quá nhiều khía cạnh của sức khỏe như thế và thiếu hụt mạn tính ở đa số người dân, thì có phải là vô lý không khi cho rằng hẳn sẽ có nhiều bệnh phát sinh từ tình trạng phổ biến này?
Bên cạnh những liệu pháp vitamin này kia có thể nâng cao sức khỏe và chiến đấu với nhiều bệnh tật, điều quan trọng là con người ý thức được về nhiều dạng chất độc trong môi trường ngày nay, một môi trường đã bị “tẩm độc” nhiều hơn trước. Thực phẩm, mỹ phẩm và nhiều thứ khác trong cuộc sống thường nhật đều chứa đầy hóa chất độc hại. Ấy thế nhưng nhiều chất độc trong số chất độc đã biết này lại được nhiều công ty sản xuất, tiếp thị và sử dụng chúng bảo vệ quyết liệt.
Quan trọng là phải lưu ý rằng còn có nhiều nguy cơ đáng lo khác có thể bắt nguồn từ việc uống thuốc bổ sung vitamin D. Nó không chỉ làm tăng hấp thụ canxi, mà còn tăng cả khả năng nhiễm chì, asen và catmi nếu mức canxi, magiê và phôtpho của bạn không đủ. Bởi thế, nếu bạn đang uống thuốc bổ sung vitamin D, hãy đảm bảo ăn đủ những chất dinh dưỡng này (từ thức ăn hoặc thuốc bổ sung), vấn đề là chúng ta có thể không bao giờ hoàn toàn chắc chắn mình có bao nhiêu chất khoáng này trong máu và trong các mô.
Rõ ràng câu hỏi đặt ra là tại sao việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lại không được tuyên truyền là phương pháp không tốn một tí chi phí nào nhằm giảm phát sinh ung thư và tử vong? Thậm chí những đèn chiếu UV (tử ngoại) tạo vitamin D cũng rất rẻ so với những phương pháp điều trị khác, mà những phương pháp này thậm chí còn không hiệu quả đối với bệnh nhân ung thư được gần bằng nó.
Tôi khuyên dùng một đèn UV ba ngày một lần để duy trì vitamin D ở mức tối ưu trong suốt mùa đông. Trong những mùa ấm hơn, tôi khuyên bạn nên tiếp xúc với ánh mặt trời tự nhiên. (Để biết thêm chi tiết, hãy đọc cuốn sách của tôi - Heal yourself with sunlight - Tự chữa lành bằng ánh nắng).
Xét một cách toàn diện, chúng ta có thể an tâm khi nói rằng việc chịu trách nhiệm cho chính sức khỏe của bản thân bằng cách tìm hiểu về các vitamin bổ sung và các liệu pháp thực dưỡng, tránh nhiều loại chất độc tồn tại trong môi trường ngày nay, là cách tốt nhất đã được thời gian kiểm nghiệm để phòng tránh và thậm chí là chữa trị ung thư. Nói một cách khiêm tốn nhất, thì đó là lựa chọn khôn ngoan hơn nhiều so với các phương pháp điều trị ung thư hiện đại chính thống còn non trẻ hơn nhiều so với y học tự nhiên, tổng hòa, đã thế tỷ lệ thành công lại vô cùng ảm đạm.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 01 Oct 2023

Thành công ở mức đáng buồn của điều trị ung thư


Chỉ cần lấy hiệu ứng giả dược1 làm ví dụ. Một giả dược (placebo gốc La-tinh có nghĩa đen là “tôi sẽ làm hài lòng”) được tính là một yếu tố không thể thiếu trong mọi nghiên cứu khoa học được thực hiện ngày nay. Hiệu ứng giả dược hoàn toàn dựa vào cảm giác chủ quan của một người. Mỗi người tham gia thử nghiệm tính hiệu quả của một loại thuốc đều tin tưởng thuốc đó theo cách độc nhất vô nhị và không thể đoán định được. Một số người có tâm lý lạc quan, tin tưởng, do đó sẽ có đáp ứng giả dược mạnh hơn những người khác. Tuy nhiên, những người khác có thể đang rất chán nản, dễ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng tích cực với bất cứ loại điều trị nào.

1 Giả duợc là thuật ngữ miêu tả việc sử dụng một viên đường giả thuốc hoặc một phương pháp giả điều trị để kiểm nghiệm một loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào đó có hiệu quả hơn tác dụng của niềm tin hay không. Trong một bài báo trên tờ The Guardian (ngày 20-6-2002), Jerome Burne đã viết rằng “nghiên cứu mới cho thấy các giả dược hiệu quả đến bất ngờ, trên thực tế, còn tốt hơn cả một số thuốc truyền thống.” (TG).

Kết quả là, một nghiên cứu có thể chứng minh một loại thuốc cụ thể có hiệu quả cho, ví như, một loại ung thư nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu một thí nghiệm được tiến hành với các đối tượng khác nhau, thì thuốc này có thể trở nên không hiệu quả khi so sánh với đáp ứng giả dược. Vì lý do này, các công ty dược phẩm chỉ thị cho các nhà nghiên cứu mà họ đã trả tiền là chỉ công bố những kết quả có lợi nhất từ nhiều thí nghiệm khác nhau đó. Những phần nghiên cứu mà thuốc không có ưu thế (hoặc ưu thế không đáng kể) so với hiệu ứng của giả dược thì đơn thuần là bị loại khỏi báo cáo cuối cùng của nghiên cứu.
Các công ty dược phẩm báo cáo những phát hiện của họ tới Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chỉ cần chứng minh thuốc được thử nghiệm có tác dụng ở một số người. Nếu các nhà nghiên cứu tìm đủ người tham gia thử nghiệm có tâm lý lạc quan, dễ tạo ra đáp ứng giả dược tốt với thuốc mới, thì thế nào họ cũng “trúng mánh” và tạo ra một nghiên cứu thuyết phục, thế là một loại thuốc có thể được bán ra thị trường.
Các nhà sản xuất thuốc chẳng cần phải vắt óc nghĩ ngợi nhiều về chuyện này bởi lẽ FDA đồng ý cấp phép cho những thuốc chống ung thư dựa trên tỉ lệ đáp ứng giỏi nhất là từ 10 đến 20% (như vẫn thường xảy ra, chẳng hạn, với các thuốc thông thường như Avastin, Erbitux và Iressa). Thêm nữa, thành công của hầu hết các nghiên cứu lâm sàng về ung thư được đo lường bằng sự teo nhỏ của khối u thay cho tỉ lệ tử vong. Nói cách khác, ngay cả khi hầu hết các đối tượng nghiên cứu đã chết nhưng khối u teo nhỏ đi sau khi được điều trị dồn dập, thì nghiên cứu đó vẫn được tung hô là một thành công lớn, là một đột phá y học.
Song vấn đề nghiêm trọng của các thuốc điều trị ung thư phổ biến hiện nay là chúng nguy hiểm đến nỗi có thể giết chết bệnh nhân trước cả khi ung thư ra tay. Avastin, một loại thuốc như thế, dường như đã gia tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân lên đến 350% khi kết hợp với hóa trị liệu. Điều này liên quan tới một cấp độ cao hơn của những biến cố y khoa đe dọa tính mạng (FAE) do các cục máu đông, thủng ruột, chảy máu não, mù lòa, rối loạn thần kinh. Tất nhiên, đây là những ảnh hưởng được xếp vào loại tai hại nhất của xạ trị và hóa trị.
Ngoài ra, các ca phẫu thuật xâm lấn thường không hiệu quả vì chúng chỉ loại bỏ được những tế bào ung thư mọc lên chứ không loại bỏ được nguyên nhân thực sự cho phép ung thư phát triển. Thế nhưng, một số bác sĩ vẫn ca ngợi tiềm năng của các thuốc thử nghiệm, nhưng các thuốc này chưa được kiểm định tính hiệu quả và thường không an toàn do bản chất hóa dược của chúng.
Cuối cùng, bất cứ nỗ lực nào đối xử với cơ thể như thể nó là một cái máy, chỉ đơn thuần phản ứng với các can thiệp cơ học và hóa học thông thường thì đều gặp phải những trở ngại nghiêm trọng. Cách tiếp cận như vậy không chỉ phản khoa học mà còn vô đạo đức và tiềm ẩn nguy hại. Đối với nhiều bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch đã bị tổn thương, chỉ một liều hóa trị hoặc xạ trị, chỉ một lần phẫu thuật hoặc một viên thuốc thử nghiệm, cũng có thể gây tử vong.
Bác sĩ ung thư kỳ cựu Charles Moertel làm việc tại hệ thống phòng khám nổi tiếng Mayo Clinic ở Rochester, bang Minnesota, đã tổng kết xác đáng nghịch lý trong điều trị ung thư hiện nay bằng những lời sau: “Phác đồ hiệu quả nhất của chúng ta chứa đầy rủi ro, tác dụng phụ, cùng các vấn đề thực tế, và sau cái giá mà tất cả các bệnh nhân được chúng ta điều trị phải trả, chỉ có một số nhỏ trong đó được hưởng một giai đoạn ngắn ngủi khối u thoái triển, thường là không hoàn toàn.”
Số liệu về điều trị ung thư thành công bằng phương pháp hiện đại là rất ảm đạm, thậm chí còn ít hơn nhiều so với cả những tác dụng giả dược yếu nhất. Trung bình, sự thuyên giảm chỉ xảy ra ở 7% bệnh nhân ung thư. Hơn nữa, không có bằng chứng nào cho thấy tí lệ thành công 7% thấp đến mức chán nản ấy là nhờ những phương pháp điều trị đã áp dụng; biết đâu sự thực là vẫn thành công bất chấp những biện pháp điều trị ấy. Dễ có khi vậy bởi lẽ không điều trị gì hết còn có tỉ lệ thành công cao hơn cả điều trị. Một phương pháp điều trị bằng thuốc men mà chỉ hứa hẹn làm teo nhỏ tạm thời khối u chỉ ở 10% bệnh nhân thì cũng không phải là phương pháp được kỳ vọng; mà đúng ra, nó là canh bạc nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Trên thực tế, điều trị bất cứ bệnh nào, kể cả ung thư, đầu tiên bằng giả dược thậm chí còn hiệu quả hơn cả những liệu pháp lạc quan nhất. Hầu hết mọi người đều cho rằng giả dược chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân không hề biết đó là giả dược - cái mẹo kinh điển thể hiện sức mạnh của tư duy tích cực.
Nhưng nghiên cứu đáng kinh ngạc của Trường Y Harvard và Trung tâm Y tê Beth Israel Deaconess cho rằng giả dược có thể hiệu quả mà không cần nói dối bệnh nhân. Không giống như những nghiên cứu truyền thống, mà trong đó bệnh nhân không biết họ đang dùng giả dược hay thuốc thật, những người dùng giả dược trong nghiên cứu này đều được thông báo rõ ràng rằng họ chỉ uống những viên đường. Thế mà ở họ lại xuất hiện các dấu hiệu được cải thiện gấp đôi so với những ca dùng thuốc thật.
Tôi đã dành cả đời để cảnh tỉnh rằng phần nhiều y học thực ra chỉ là những suy nghĩ hão huyền. Và lời cảnh tỉnh đó đã được xác nhận bởi những nghiên cứu khoa học đột phá về sức mạnh chữa lành cho đến nay vốn chưa được đánh giá đúng đứng đằng sau kỳ vọng của bệnh nhân. Một nghiên cứu tên là “Ảnh hưởng của kỳ vọng điều trị đối với hiệu quả của thuốc: Lợi ích giảm đau của Opioid Remifentanil”1. có thể hoàn toàn đè bẹp mọi nguyên tắc làm nền tảng cho y học đến nay. Thế nhưng, nghiên cứu này cũng có thể mở cánh cửa dẫn tới con đường hoàn toàn mới trong điều trị bệnh.

1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21325618 (TG).

Các nhà nghiên cứu nổi tiếng ở trường Đại Học Oxford, Trung tâm Y khoa Đại học Hamburg-Eppendorf (Đức), Đại Học Cambridge và Đại học Công nghệ Munich, đã phát hiện ra yếu tố tối hậu và có tầm ảnh hưởng nhất quyết định liệu một thuốc điều trị nào đó có hiệu quả hay không chính là tâm trí của người bệnh. Nghiên cứu của họ, được công bố vào ngày 16-2-2011 trên tạp chí y khoa Science Translational Medicine [Tập 3, số 70, trang 70ra14, DOI: 10.1126/scitranslmed.3001244], đã dập tắt bất cứ nghi ngờ nào cho rằng lành bệnh là do tác dụng giả dược — chứ không phải do điều trị thuốc men hay thậm chí là phương pháp phẫu thuật nào.
Trong phần tóm tắt của nghiên cứu, các nhà khoa học đã viết: “Bằng chứng từ dữ liệu hành vi và tự báo cáo cho thấy niềm tin và kỳ vọng của bệnh nhân có thể định hình cả hiệu quả điều trị và tác dụng bất lợi của bất kỳ loại thuốc nào.” Nhờ chụp hình não, người ta phát hiện ra kỳ vọng phân tán của bệnh nhân đã làm thay đổi hiệu quả giảm đau của thuốc opioid mạnh (thuốc giảm đau) ra sao.
Trong nghiên cứu này, khi các đối tượng tham gia được thông báo rằng thuốc họ nhận được không phải là thuốc giảm đau - mặc dù đó đúng là thuốc giảm đau thật - thì thuốc đó tỏ ra không hề hiệu quả. Trong thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta có thể thao túng kỳ vọng của bệnh nhân để tăng cường hoặc hoàn toàn xóa sổ tác dụng của thuốc giảm đau. Điều này cơ bản có nghĩa là việc bệnh nhân hết đau hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chính anh ta.
Nghiên cứu cụ thể này cũng xác định được các vùng não bị kỳ vọng của bệnh nhân tác động. Theo kết quả của nghiên cứu, “dựa trên bằng chứng chủ quan và khách quan, chúng tôi cho rằng kỳ vọng của cá nhân có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả điều trị của thuốc và rằng những cơ chế điều tiết cảm xúc của bộ não khác nhau tùy theo hoạt động của của sự kỳ vọng”. Lần tới khi bác sĩ kê thuốc cho bạn, hãy thử nói điều này với bác sĩ xem sao nhé!
Rõ ràng là, điều này lẽ ra đã ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc bệnh nhân và thử nghiệm thuốc mới, nhưng tôi không chắc là nó sẽ được xét đến. Nói với bệnh nhân rằng họ có thể tự chữa lành thì chẳng kiếm được tí tiền nào cả. Tuy nhiên, các dạng y học thay thế và bổ sung có thể có lợi ích rất lớn từ việc áp dụng các nguyên tắc này vào các quan niệm chữa bệnh của họ.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét vài điểm đặc biệt của nghiên cứu thú vị này. Một nhóm các bệnh nhân thử nghiệm khỏe mạnh cảm thấy mức độ đau liên tục như nhau khi bàn chân họ bị áp vào một nguồn nhiệt. Họ được yêu cầu xếp hạng mức độ đau của mình theo thang điểm từ 1 đến 100. Trong quá trình đó, tất cả họ đều được đặt một đường truyền tĩnh mạch đưa thuốc vào mà họ không biết. Trải nghiệm đau ban đầu được bệnh nhân đánh giá ở mức trung bình là 66.
Giai đoạn đầu của thí nghiệm, người ta đưa cho bệnh nhân một trong những thứ thuốc tốt và hiệu quả nhất là Remifentanil, nhưng bệnh nhân không biết. Điểm đau của họ giảm xuống còn 55.
Ở giai đoạn thứ hai, người ta thông báo với bệnh nhân rằng họ đang được dùng thuốc giảm đau theo đường tĩnh mạch. Bệnh nhân tin thật mà không nghi ngờ gì, điểm đau hạ xuống còn 39.
Sau đó, thuốc vẫn được đưa vào, không hề thay đổi liều lượng, nhưng người ta thông báo với bệnh nhân rằng đã ngưng hoàn toàn thuốc giảm đau. Do đó, họ tưởng rằng cơn đau quay trở lại, thế là, điểm đau nhảy lên đến 66. Mặc dù bệnh nhân vẫn được truyền Remifentanil, nhưng giờ đây trải nghiệm đau của họ ở cùng mức với lúc bắt đầu thí nghiệm, khi họ chưa được tiếp thuốc.
Giáo sư Irene Tracey, công tác tại Đại học Oxford, đã trả lời phỏng vấn của đài BBC: “Đó là điều phi thường, thật sự rất hấp dẫn. Đó là một trong những thuốc giảm đau tốt nhất mà chúng tôi có và ảnh hưởng của bộ não có thể được gia tăng hoặc hoàn toàn bị xóa sổ nhờ tác dụng của thuốc”. Bà ấy nói thêm rằng trong nghiên cứu này, những người tham gia hoàn toàn khỏe mạnh và họ đã trải qua cơn đau trong một thời gian ngẳn.
Những người bị bệnh mạn tính đã dùng nhiều loại thuốc mà không khỏi bệnh sẽ không đáp ứng lắm bởi họ đã thất vọng quá nhiều lần trước đó. Vậy nên, có thể họ đã sẵn lòng biến nỗi hoài nghi của mình (mong đợi tiêu cực) thành một lời tiên đoán tự biến thành sự thật, rằng họ sẽ không khỏi bệnh. Nói cách khác, phục hồi sức khỏe hay khỏi bệnh không phụ thuộc vào cách chữa trị, mà đúng hơn là vào niềm tin của bệnh nhân rằng thuốc hiệu nghiệm hay không hiệu nghiệm với bản thân.
Giáo sư Tracey tuyên bố: “Các bác sĩ cần dành nhiều thời gian hơn cho việc tư vấn và khảo sát về mặt nhận thức bệnh; nếu chỉ chăm chú vào sinh lý học mà không ngó ngàng gì đến tinh thần người bệnh, thì các bác sĩ đã tự tạo chướng ngại vật trên con đường điều trị”.
George Lewith, “Giáo sư Nghiên cứu Sức khỏe” của trường Đại học Southampton, tuyên bố đầy chua xót rằng những phát hiện đó đã đặt ra nghi vấn về giá trị khoa học của nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên hóa: “Nó thực sự sổ toẹt những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên hóa nào mà không tính đến kỳ vọng của người tham gia.”
George Lewith là một người rất nghiêm túc, đã có nhiều thành tích ấn tượng và xuất sắc đóng góp cho nền y học thế giới. Trường Đại học Southampton đã trao cho tiến sĩ Lewith danh vị cá nhân (personal chair) với tên gọi “Giáo sư Nghiên cứu Sức khỏe” (Professor of Health Research). Ông đã công bố hơn 200 bài báo có bình duyệt và 17 cuốn sách. Tờ Times [của Anh], trong một bài đăng ngày 6-9-2008, đã đưa George Lewith vào danh sách Lifestyle 50, một danh sách “50 người có ảnh hưởng nhất đến cách chúng ta ăn, tập thể dục và suy nghĩ về chính mình” do báo này chọn ra.
Điều khiến cho nghiên cứu này trở nên hấp dẫn và quan trọng chính là những hình ảnh não khách quan được chụp trong suốt thí nghiệm cũng cho thấy những vùng nào của não bị ảnh hưởng bởi mong muốn chủ quan của bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những thay đổi đáng kể trong hoạt động thần kinh ở những vùng não liên quan đến việc mã hóa mức độ đau. Tác dụng giảm đau của những mong đợi tích cực có liên quan tới hoạt động của hệ thống điều tiết cảm giác đau nội sinh, trong khi tác dụng của mong đợi tiêu cực lại liên quan tới hoạt động của hồi hải mã và vỏ não trán giữa. Do đó, việc mong đợi tích cực hoặc tiêu cực về kết quả của một phương pháp điều trị cụ thể nào đó sẽ làm thay đổi các chất hóa học của não và quyết định khả năng chữa lành của cơ thể.
Đây là đoạn lấy từ lần in đầu tiên cuốn sách của tôi Timeless Secrets of Health & Rejuvenation (1995), mà hiện nay nó lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết: “Cơ chế chữa lành của giả dược tập trung ở niềm tin của bệnh nhân cho rằng một loại thuốc, một ca phẫu thuật, hay một kiểu điều trị nào đó khác sẽ làm nhẹ nỗi đau hoặc chữa lành bệnh tật cho anh ta. Bệnh nhân chỉ cần có một niềm tin sâu sắc hoặc cảm giác chắc chắn về kết quả hồi phục sức khỏe để khởi động một đáp ứng chữa lành. Nhờ tận dụng sự kết nối mạnh mẽ giữa tâm trí và cơ thể đã được mô tả từ trước, bệnh nhân có thể giải phóng các opiod tự nhiên (chất giảm đau kiểu morphin) ở các vùng não được kích hoạt bởi một số quá trình tư duy nhất định. Các chất dẫn truyền thần kinh tương ứng để giảm đau là endorphin. Endorphin mạnh hơn heroin loại nặng nhất khoảng 40.000 lần.”
Nhất trí với điều này, giáo sư Anthony Jones, công tác tại Salford Royal NHS Foundation Trust1, đã tuyên bố: “Công trình nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của chúng tôi và công trình của những người khác đã cho thấy kỳ vọng chính là động lực then chốt chi phối nhận thức đau và tác dụng giảm đau của giả dược. Vì vậy nó cho ta sự xác nhận tiếp theo ý tưởng trên về tác dụng của thuốc. Trước đây, điều này đã được chứng minh ở tác dụng giảm đau của nitơ ôxit, nhưng nghiên cứu mới này cung cấp những bằng chứng thuyết phục chứng tỏ hiện tượng này không phải do đối tượng đang nói những điều mà họ nghĩ rằng nghiên cứu viên muốn nghe.”

1 Tổ chức điều hành bệnh viện Hoàng gia Salford ở Anh (BBT).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 02 Oct 2023

Hầu hết các nghiên cứu về thuốc đều không chính xác


Hệ quả của nghiên cứu này rất sâu sắc và làm vỡ tan những tín điều khoa học. Nó làm xói mòn giá trị của tất cả các nghiên cứu về thuốc từng được thực hiện vì những nghiên cứu đó không bao hàm một yếu tố vô cùng quan trọng: kỳ vọng chủ quan của bệnh nhân hoặc của đối tượng tham gia thử nghiệm, những người dùng thuốc thật sự. Như lời bác sĩ Lewith nói: “Nó sổ toẹt chúng.”
Chỉ có một nhóm sử dụng giả dược để so sánh thì chưa thể đảm bảo độ tin cậy và tính khoa học của việc thử nghiệm thuốc, cũng như có thể chắc chắn về hiệu quả thực sự của thuốc. Những đối tượng được nhận thuốc thật cũng có kỳ vọng chủ quan và khó đoán tương tự như các đối tượng trong nhóm dùng giả dược. Các công ty dược muốn tạo ra ấn tượng rằng hiệu ứng giả dược chỉ có thể xảy ra ở nhóm dùng giả dược, chứ không ở nhóm thử nghiệm thuốc. Nhưng bởi lẽ thành viên của cả hai nhóm ngay từ đầu đã không biết mình đang dùng thuốc thật hay thuốc giả, nên rốt cuộc kết quả nghiên cứu đã bị quyết định bởi kỳ vọng của mỗi người về tác dụng tích cực, bất kể anh ta thuộc nhóm nào.
Thậm chí nếu thuốc được thử nghiệm có hiệu nghiệm hơn giả dược, thì điều đó vẫn không chứng minh được rằng thuốc đó có hiệu quả. Trái lại, có thể đó chỉ đơn thuần là hiệu ứng của giả dược trong nhóm dùng thuốc thật mạnh hơn trong nhóm dùng thuốc giả - về bản chất, đây chính là một phát hiện quan trọng.

Những khiếm khuyết lớn trong kiểm nghiệm thuốc


Tại sao tác dụng của giả dược ở những người nhận thuốc thật lại mạnh hơn thuốc giả? À, đó là vì mọi đối tượng tham gia thử nghiệm đều hy vọng nhận được thuốc thật, chứ không phải thuốc giả, nên họ trải qua một kỳ vọng tích cực gia tăng mạnh mẽ ngay lúc nhận thấy những hiệu ứng phụ có thể có của thuốc mà người ta nói với họ, như táo bón, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khô miệng,... Từ những dấu hiệu tự quan sát này, họ đinh ninh mình được cho thuốc thật, nên kỳ vọng của họ về khả năng phục hồi đã thúc đẩy mức độ thành công của thuốc. Các nghiên cứu viên đã không tính chút nào đến vai trò của những kỳ vọng dâng cao này của những người tham gia và khẳng định luôn đây là bằng chứng cho tính hiệu quả của thuốc thử nghiệm.
Trong khi một số đối tượng thử nghiệm có thể rất hy vọng và hào hứng nhận thuốc mới, thì những người khác trước đó đã thử nhiều loại thuốc tương tự mà chẳng có biến chuyển gì mấy, nên có thể sẽ thận trọng hơn, có khi còn kỳ vọng tiêu cực về lợi ích của thuốc. Qua nghiên cứu này, bởi lẽ kỳ vọng của bệnh nhân có ảnh hưởng rất lớn nên tất cả những nghiên cứu khoa học nào trước đây mà không tính đến kỳ vọng của bệnh nhân đều đi sai hướng và phải coi là không có giá trị. Trong thực tế, điều này đúng với tất cả các thử nghiệm mù đôi có đối chứng đã từng được thực hiện.
Còn một lý do khác nữa khiến cho thử nghiệm lâm sàng về thuốc thiếu khoa học và thừa giả dối đến vậy là chúng không thật sự mù đôi. Tất cả những người tham gia, bất kể được nhận viên thuốc thật hay viên giả dược, đều được thông báo rằng nghiên cứu này là dành cho một bệnh cụ thể nào đó. Chẳng hạn, một thử nghiệm lâm sàng có thể kiểm tra xem thuốc mới có chữa được chứng huyết áp cao, đường huyết thấp hay giảm cholesterol hay không. Thông tin đơn giản này, đã được quảng cáo trong suốt chiến dịch chiêu mộ người tham gia thử nghiệm, đã đủ làm nảy sinh kỳ vọng trong tâm trí những người tham gia, rằng thuốc thử nghiệm này có thể giúp họ cải thiện sức khỏe. Trên thực tế, hy vọng này có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến họ quyết định tham gia.
Không bao giờ có một thử nghiệm lâm sàng mà những người tham gia không được bảo cho biết thuốc họ nhận có khả năng chữa được bệnh gì. Một mặt, các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng nghiên cứu của họ không thể mắc sai lầm vì những người tham gia sẽ không biết họ nhận thuốc thật hay thuốc giả. Mặt khác, họ còn tuyên bố như đinh đóng cột với tất cả những người tham gia rằng ít nhất một nửa số người tham gia có thể trông mong nhận được thuốc thật để cải thiện tình trạng bệnh tật của họ.
Nói cách khác, ít nhất một trong hai người tham gia có thể đã trải qua hiệu ứng giả dược ngay cả trước khi cuộc thử nghiệm bắt đầu.
Mọi nhà khoa học lâm sàng đều biết rằng niềm tin vào một phương thuốc hoặc một biện pháp điều trị có thể tạo ra đáp ứng chữa lành. Đây chính là lý do khiến trong mọi thử nghiệm lâm sàng đều cần phải có một nhóm giả dược. Thế thì tại sao các nhà khoa học và các bác sĩ lại cứ khăng khăng rằng chỉ có thuốc men mới cứu chữa được bệnh tật?
Rõ ràng có một tiêu chuẩn kép trong nghiên cứu y học. Nếu đúng là chỉ có thuốc men mới cứu chữa và điều trị được bệnh tật như họ quan niệm, thế thì họ cần đưa thêm một nhóm giả dược trong nghiên cứu của mình để làm gì?
Việc thông báo với những người tham gia rằng một nửa trong số họ sẽ nhận được thuốc thử nghiệm và nửa kia chỉ nhận được giả dược đã tạo ra một yếu tố vô cùng bấp bênh đối với những kỳ vọng vốn dễ thay đổi và khó đoán của các đối tượng thử nghiệm, một yếu tố mà nghiên cứu này không tính đến. Nhẹ lắm thì gọi đây là giả khoa học, còn nặng ra thì là hoàn toàn dối lừa.
Cách khác duy nhất để thực hiện một nghiên cứu khách quan là nói với tất cả những người tham gia rằng họ sẽ được uống thuốc thật, nhưng không ai nhận được thuốc thật cả. Thay vào đó, tất cả sẽ nhận giả dược. Rồi thực hiện đợt hai, vào một thời điểm khác, cũng nói với họ y như thế nhưng lần này cho họ thuốc thật. Nếu phát hiện từ nghiên cứu về cảm giác đau ở trên là đúng, thì khả năng cao nhất là kết quả giống nhau ở cả hai đợt. Nếu phát hiện đó sai, thì nó sẽ chỉ ra rằng thuốc được nghiên cứu có hiệu quả thực sự. Đây mới là nghiên cứu trung thực và khoa học.

Những cách làm thiếu trung thực


Để tránh cho thuốc thử nghiệm đạt được điểm thấp, các công ty dược thường chỉ đạo nghiên cứu viên chọn đối tượng thử nghiệm trẻ nhất và khỏe mạnh nhất để thử thuốc cho một bệnh đã định trước. Tuy nhiên, việc làm này vừa làm mất tính thực tế vừa nhuốm màu dối trá. Trong đời thực, hầu hết các thuốc đều đang được kê cho những bệnh nhân ốm yếu và già cả hơn, những người này ít nuôi dưỡng được những kỳ vọng tích cực như những bệnh nhân trẻ tuổi hơn và khỏe mạnh hơn. Khi bạn thực sự ốm yếu, bạn cũng dễ cảm thấy ủ ê và chán nản hơn nhiều.
Các công ty dược biết về cái mẹo nho nhỏ không trong sạch này, do đó họ không cho những người thực sự ốm yếu và bi quan tham gia thử nghiệm thuốc. Cứ nhớ lại lúc mình mắc cúm hoặc bị một bệnh nào đó, bạn sẽ hiểu điều này. Rất có thể bạn sẽ cảm thấy nhược người và chẳng thiết tha gì với hầu như mọi sự mà lúc bình thường cuốn hút bạn. Giờ thì chúng ta đã biết, bạn sẽ cần phải háo hức với một phương pháp điều trị nào đó (kỳ vọng tích cực) để thu về lợi ích đích thực từ nó hay đúng hơn, từ đáp ứng giả dược mà nó có thể kích hoạt trong bạn.
Thậm chí với những công ty dược lão luyện trong việc thao túng kết quả của cái gọi là nghiên cứu về phía có lợi cho thuốc mới, lúc nào cũng có tương đối nhiều thử nghiệm cho thấy chính thuốc đó chẳng hề hiệu nghiệm tí nào.
Nếu một loại thuốc thực sự hiệu nghiệm, thì nó phải hiệu nghiệm với mọi đối tượng tham gia. Nhưng vì kỳ vọng của bệnh nhân là một yếu tố có tính biến thiên cao và khó đoán định,
nên một vài thử nghiệm trong số này cho thấy thuốc có tác dụng, trong khi số khác lại cho thấy thuốc không có tác dụng gì. Các công ty dược được FDA cho phép lấy những thử nghiệm khả quan và loại bỏ những thử nghiệm tồi tệ.
Khi cuối cùng nghiên cứu này được đăng ký với FDA và gửi tới các tạp chí y khoa để bình duyệt và công bố, nó sẽ trông như thể là một nghiên cứu có tính khoa học vững chắc. Rồi người ta đóng dấu bài báo nghiên cứu này là bằng chứng cho hiệu quả của thuốc.
Nhưng sự thật là tất cả các nghiên cứu được thực hiện theo cách này đều là giả tạo, vô giá trị và tiềm ẩn rủi ro cho bệnh nhân, thường xuyên dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do tác dụng phụ, trong đó có cả tử vong. Không có gì ngạc nhiên khi mỗi năm FDA buộc phải thu hồi rất nhiều thuốc trên thị trường vì chúng quá độc hại và nguy hiểm. Hàng trăm nghìn người Mỹ chết mỗi năm, bị nhiễm độc bởi những dược phẩm kiểu Frankenstein ấy.
Tóm lại, không thể nào chứng minh rạch ròi được sức khỏe bệnh nhân cải thiện là do anh ta uống thuốc hay vì anh ta tin rằng loại thuốc đó khiến anh ta khỏe hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới về cảm giác đau này đã khẳng định rõ ràng chính niềm tin của anh ta mới có công ở đây.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Re: Ung Thư Không Phải Là Bệnh, Mà Là Cơ Chế Chữa Lành

Postby bevanng » 03 Oct 2023

“Điều kỳ diệu” của khối u tự tiêu


Hiện nay, kết nối chân kiềng tâm trí - cơ thể - tinh thần thể hiện rõ ràng trong hàng nghìn trường hợp bệnh nhân ung thư có khối u tự tiêu. Nghiên cứu đã chứng minh kích thước của một khối u có thể giảm rõ rệt trong vài giờ trị liệu tổng hòa, khi bệnh nhân có động lực tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng của bản thân. Nhận thức được mục đích tinh thần trong cơn bệnh cũng có thể đủ để khối u thoái triển.
Thường thì điều này diễn ra khi người ta không còn coi bệnh đó là một mối nguy nữa, mà là một phước lành ẩn giấu bên dưới. Nói cách khác, thay vì trở thành nạn nhân bất lực trước một căn bệnh vô lý, họ biến thành người tham gia tích cực vào quá trình trở về sinh mệnh vẹn toàn của mình. Chính sự thay đổi quan niệm, từ chỗ xem bệnh là một lời nguyền chết chóc đến chỗ coi nó là một phước lành đầy hy vọng, đã khơi nguồn một số đáp ứng chữa lành mạnh mẽ nhất mà cơ thể luôn có sẵn.
Cơ chế kỳ vọng rồi sau đó trải nghiệm việc giảm đau từ giả dược là dung dịch muối không khác gì cơ chế biến đổi một khối u lớn, làm nó tiêu đi trong chỉ chưa đầy một phút.
Tôi đã từng nhìn thấy hình ảnh siêu âm truyền trực tiếp của một khối u ung thư ở bàng quang, to bằng quả nho, hoàn toàn tiêu biến trong một buổi chữa lành bằng năng lượng âm thanh kéo dài 15 giây của một nhóm pháp sư khí công Trung Hoa. Tất nhiên, không có kỳ vọng đầy hào hứng và cởi mở của bệnh nhân rằng bệnh sẽ chữa khỏi, thì chẳng có gì biến chuyển. Không ai có thể bước vào nhà bạn khi bạn vẫn cửa đóng then cài.
Thay vì gieo rắc nỗi kinh hoàng chết chóc vào đầu óc bệnh nhân, bác sĩ nên giúp bệnh nhân phát triển kỳ vọng trong họ vì chính niềm hy vọng đó có thể biến thành những đáp ứng hóa sinh cần thiết trong bộ não và trái tim đủ để cơ thể thực sự tự chữa lành toàn diện. Mặt khác, nói với bệnh nhân rằng bệnh của họ vô phương cứu chữa chính là tiêm vào họ một liều thuốc độc tinh thần, có khả năng thực hiện bản án tử hình vô tình của chính bác sĩ.
Nếu vị bác sĩ, hoặc thậm chí còn tệ hơn, một thiết bị chẩn đoán như máy chụp cắt lớp vi tính (mà máy thì không nói dối), thông qua án tử hình cho bệnh nhân, thì kỳ vọng tự nhiên của bệnh nhân sẽ là phán quyết ấy sẽ được thực hiện và chính suy nghĩ này, chứ không phải căn bệnh, mới thực sự giết chết người bệnh.
Khi cảm thấy mạng sống của mình leo lét, bệnh nhân thường coi bác sĩ là vị cứu tinh, là thượng đế của họ. Nếu thượng đế bảo tôi sắp chết, thì ắt hẳn đó là sự thật. Trao cho ai đó vai trò Thượng đế quyền sinh quyền sát chính là biến bản thân mình thành một kẻ nô lệ, mà cầu mong của kẻ đó chỉ thể hiện một sự bất lực và phụ thuộc. Cho phép một chẩn đoán, hay đúng hơn là của một diễn giải tiêu cực về chẩn đoán đó, phán quyết về sinh mệnh mình, chính là cốt lõi của khủng hoảng y tế ngày nay.
Chỉ riêng nhan đề lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách này, Ung thư không phải là bệnh - mà là cơ chế sinh tồn (Cancer is Not a Disease - It’s a Survival Mechanism)1, cũng giúp hàng ngàn người lấy lại niềm tin vào bản thân và vào cơ thể mình. Y học cũng nên làm như thế: chuyển hóa một kỳ vọng tiêu cực thành một kỳ vọng tích cực. Tất cả các bác sĩ nên nghiền ngẫm và áp dụng nghiên cứu nói trên cho mọi lĩnh vực y khoa hiện đại, nhưng điều này chắc sẽ khiến hầu hết y khoa hiện đại trở nên lỗi thời.

1 Lần xuất bản mới, cập nhật này có tên là Ung thư không phải là bệnh - mà là cơ chế chữa lành (Cancer Is Not a Disease - lt's a Healing Mechanism) (TG).

Thế nhưng, nhờ các nhà nghiên cứu xuất sắc này, giờ đây chúng ta đã có hình mẫu để giải thích một cách khoa học rằng chữa lành phần lớn phụ thuộc vào kỳ vọng, vào trạng thái tinh thần và thái độ của bệnh nhân, chứ không nhất thiết nằm ở bác sĩ hay phương pháp điều trị y dược của ông ta.
Cho đến nay, hầu hết mọi giáo điều y khoa đều lộn ngược đầu xuống dưới. Vì sự sống còn của loài người, tôi thật tâm hy vọng y học hiện đại sẽ trải qua một cuộc cách mạng quyết liệt để đưa trở lại đúng vị trí của nó. Tôi rất lạc quan hy vọng được nhìn thấy ánh sáng nào đó cuối đường hầm.

Kỳ yọng định hình thực tế


Cả kỳ vọng tiêu cực lẫn tích cực đều dẫn đến những biến cố rất khác thường. Nhiều người đã nghe về những nghiên cứu cho thấy các cơn đau tim thường xảy ra vào những ngày thứ Hai hơn, thường là lúc 9 giờ sáng, nếu muốn chính xác thêm nữa. Hiện tượng này được lý giải rằng đó có lẽ là do những khó khăn và căng thẳng có thể xảy ra trong suốt một tuần làm việc. Tương tự, trước kỳ Giáng sinh, có ít người chết, trong khi sau Giáng sinh, lại có nhiều người lại rủ nhau qua đời hơn.
Một hiện tượng khác được Trường Y tế Công cộng Yale và Viện Lão khoa quốc gia (National Institute of Aging) phát hiện ra: những người trẻ nào có kỳ vọng lạc quan về tuổi già ít có khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ khi về già hơn.
Trong một nghiên cứu về lão hóa được thực hiện tại Đại học Yale và cả Đại học Miami, những người trung niên và cao tuổi sống thêm được bảy năm khi họ có thái độ tích cực về tuổi già.
Trong một nghiên cứu kinh điển, 100 người trên 80 tuổi được đưa trở về môi trường của 30 năm trước - từ việc nghe nhạc trên đài phát thanh đến quần áo đều bắt chước thời đó. Trong vài tuần, tất cả những chỉ dấu sinh lý lẫn hóa sinh của lão hóa đều hạ xuống trung bình 15 năm. Tuy nhiên, khi họ trở lại căn nhà và môi trường sống hiện tại, họ già thêm 15 tuổi chỉ trong một ngày.
Trong một bản tin đăng trên CNN.com, Elizabeth Cohen, phóng viên y tế kỳ cựu của CNN, đã viết về hiện tượng tự tiêu biến ung thư do chính bản thân bệnh nhân thúc đẩy của David Seidler, người đã nhận một giải Oscar cho hạng mục kịch bản phim xuất sắc nhất cho bộ phim The King’s speech (Nhà vua nói lắp). Ông Seidler, 73 tuổi, mắc ung thư bàng quang và đã áp dụng một phương pháp hình dung đơn giản để tiêu biến hoàn toàn khối u lớn của mình trong chưa đến hai tuần, ngay trước thời điểm tiến hành cuộc phẫu thuật đã được lên lịch, trước sự ngạc nhiên của bác sĩ của ông.1

1 http://edition.cnn.com/2011/HEALTH/03/0 ... index.html (TG).

Thực sự đã có hàng ngàn ví dụ cho thấy những tưởng tượng, kỳ vọng, hình dung, nhận thức và thái độ... biểu thị bất cứ thứ gì đang được chăm chú ấp ủ trong tâm trí. Y học tâm trí/cơ thể không phải là một kiểu tư duy mê tín hay suy nghĩ viển vông; mà nó là khoa học thực sự, như nghiên cứu sau đây sẽ chứng thực chi tiết hơn.
Bạn có tin rằng chỉ cần nhìn ảnh người yêu thôi cũng đủ xoa dịu phần lớn nỗi đau, chẳng khác gì thuốc giảm đau paracetamol, narcotics, hoặc cocain? Một nghiên cứu của trường Đại học Stanford vừa phát hiện ra điều đó.
Trong công trình được đăng trên tạp chí PLoS ONE vào ngày 13-10-2010, [doi:10.1371], các nhà nghiên cứu đã chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) bộ não của những sinh viên “vướng lưới tình” trong khi họ đang đắm đuối nhìn vào những tấm hình của người yêu, đồng thời chịu đựng các cơn đau do nhiệt áp vào da ở nhiều cấp độ khác nhau. Theo nhà nghiên cứu thần kinh (neuroscientist) Jarred Younger, trung bình cấp độ đau giảm từ 36% đến 44%. Các thuốc giảm đau cũng không hiệu nghiệm hơn là mấy.
Theo một báo cáo trên tờ Hospitalist số ra tháng 9-2006, “nhiều bệnh nhân sẽ chỉ cảm thấy bớt đau được 30% - 50%”. Ngoài ra, thuốc giảm đau có thể có tác dụng phụ, như chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, táo bón, khô miệng, ra nhiều mồ hôi, suy gan và tử vong. Nói cách khác, bạn không cần đến thuốc giảm đau làm gì cho khổ.
Trong một nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí Psychologỉcal Science (Khoa học tâm lý) vào tháng 11-2009, các nhà tâm lý học của trường đại học California tại Los Angeles, đã nghiên cứu 25 phụ nữ và bạn trai của họ trong 6 tháng, cho họ trải qua các cấp độ đau khác nhau.
Trong khi chịu đau, người ta yêu cầu những các cô gái hoặc nắm tay bạn trai hoặc nắm tay một người đàn ông lạ, cả hai người đều giấu mặt sau bức rèm. Khi được nắm tay ai đó, dù là bạn trai hay người lạ, các cô gái này đều cảm thấy bớt đau hẳn.
Khi được yêu cầu xem ảnh của bạn trai hoặc của một người đàn ông xa lạ trong khi chịu đau, những người phụ nữ này cảm thấy được giảm đau ít nhất là bằng như vậy. Trên thực tế, nắm tay hay xem ảnh người lạ có khi còn giảm đau nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là hiệu ứng giảm đau không nhất thiết phải liên quan đến chứng “đê mê” vì tình yêu. Tất cả những gì bộ não cần để tiết ra chất giảm đau là cảm giác gần gũi hoặc an tâm mà những người phụ nữ này trông chờ có được khi nhìn thấy bức hình của người mình yêu, hoặc nắm tay ai đó.
Những nghiên cứu này là vô giá trong việc chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa chữa lành và cảm giác của con người. Chúng ta không phải là robot. Để có thể tạo ra kiểu kỳ vọng (tích cực) cần thiết cho quá trình chữa lành ung thư, chúng ta cần những người xung quanh động viên, khích lệ và trấn an. Một chẩn đoán hoặc tiên lượng xấu, có tính đe dọa kiểu “Nếu anh không uống thuốc này, thì anh sẽ chết” hoặc khiến anh ta cảm thấy mình là một nạn nhân bất lực của một căn bệnh quái ác, sẽ không giúp ích gì mà trái lại còn khiến cho sức khỏe anh ta ngày càng đi xuống hoặc cuối cùng dẫn đến tử vong.
Nhiều dược phẩm chỉ hiệu nghiệm vì người ta kỳ vọng nó hiệu nghiệm, chứ không phải vì chúng có bất kỳ hiệu ứng hóa sinh đáng kể nào với cơ thể. Không có niềm tin là mình sẽ nhận được lợi ích trông thấy, thì não bộ của bạn sẽ chỉ chăm chăm ngăn chặn thuốc men phát huy tác dụng.
Như chúng ta đã thấy trong nghiên cứu đầu tiên, việc đưa một liều giảm đau cho bệnh nhân trong khi bảo anh ta đó không phải là thuốc giảm đau, đã chứng minh liều giảm đau đó hoàn toàn vô giá trị. Sức mạnh tâm trí hoặc là đè bẹp những lợi ích tiềm tàng của thuốc, hoặc là kích hoạt những đáp ứng hóa sinh của cơ thể mà chính thuốc đó nhắm đến. Nói cách khác, tâm trí có thể sai khiến não bộ khởi động hay không khởi động những đáp ứng hóa sinh cần thiết cho chữa lành.
Từ nghiên cứu bộ não, chúng ta biết rằng tất cả các quá trình chữa lành trong cơ thể đều được não điều tiết. Nhiều nghiên cứu đã liên tục xác nhận điều này, trong đó có những nghiên cứu về các loại thuốc chống trầm cảm, vốn thường xuyên không vượt được giả dược về mặt hiệu quả. Tất cả những chuyện này cho chúng ta một niềm tin đáng khích lệ là chúng ta có quyền năng với bộ não của mình. Não thực hiện những mệnh lệnh của chúng ta dưới dạng những niềm tin và kỳ vọng, tích cực và tiêu cực, có ý thức và trong tiềm thức. Nói gọn lại, chúng ta là những gì chúng ta tin tưởng. Bởi thế, có lẽ đã đến lúc phải thay đổi cách suy nghĩ về quyền năng mà chúng ta có đối với năng lực chữa lành của bản thân.
Lừa bịp trong thống kê


Ngành ung thư đang cố gắng sử dụng bằng chứng thống kê để thuyết phục chúng ta phó thác mạng sống của mình vào tay họ. Tuy nhiên, nhiều câu chuyện hóa trị liệu thành công chỉ giới hạn cho các loại ung thư tương đối mập mờ, như u lym-phô Burkitt và ung thư nguyên bào nuôi (ung thư nhau thai), hiếm đến nỗi nhiều bác sĩ lâm sàng chưa gặp bao giờ. Bệnh bạch cầu ở trẻ em chiếm chưa đến 2% tất cả các loại ung thư, và do đó khó có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công nói chung, số ca hóa trị thành công với bệnh Hodgkin (u lym-phô) được cho là rất ấn tượng chỉ là một lời nói dối vụng về. Những đứa trẻ được chữa khỏi bệnh Hodgkin có khả năng sau này phát triển các khối u ác tính thứ cấp nhiều gấp 18 lần (New England Journal o/Medicine, ngày 21-3-1996).
Theo Viện Ung thư Quốc gia [NCI Journal 87:10] các bệnh nhân làm hóa trị có khả năng bị bệnh bạch cầu nhiều hơn gấp 14 lần và bị các loại ung thư xương, khớp và các mô mềm nhiều hơn gấp 6 lần so với những bệnh nhân không thực hiện hóa trị. Nhưng nếu bạn ở Mỹ và có con bị u lym-phô nhưng từ chối điều trị vì những nguyên nhân đã nói rõ ở trên, thì bạn sẽ đối mặt với việc bị pháp luật trừng trị và con bạn có thể bị tước khỏi vòng tay bạn. Tóm lại: cho dù chỉ có 2% - 4% ung thư đáp ứng với hóa trị, hóa trị đã trở thành biện pháp điều trị chuẩn được chi định cho hầu hết các loại ung thư. Tỷ lệ người mắc ung thư ở Hoa Kỳ thực hiện liệu pháp hóa trị là 75%.
Nhà nghiên cứu ung thư, bác sĩ J. Bailer đã nói thẳng: “Con số thống kê những bệnh nhân ung thư sống đến 5 năm của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ là rất sai lạc. Vì họ tính cả những chứng không phải ung thư, và, vì chúng ta có thể chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn của bệnh, nên bệnh nhân bị hiểu nhầm là sống được lâu hơn. Nghiên cứu tổng thể ung thư của chúng ta trong 20 năm qua là một thất bại. Ngày càng có nhiều người trên 30 tuổi đang chết vì ung thư hơn bao giờ hết... (Nhưng) ngày càng có nhiều phụ nữ mắc các bệnh nhẹ hoặc u lành đang được tính cả vào trong con số thống kê và được báo cáo là “đã chữa khỏi”. Khi các quan chức chính phủ đưa ra những con số bệnh nhân sống sót và nói rằng họ đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại ung thư, là họ đang sử dụng tỷ lệ sống sót này không đúng cách.” [New England Journal of Medicine, tháng 9/10-1990].
Các con số thống kê chính thức về ung thư đơn giản là bỏ sót những người Mỹ gốc Phi, một nhóm người thực ra có tỷ lệ mới mắc (incidence) ung thư cao nhất. Họ cũng không tính đến những bệnh nhân ung thư phổi, là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tử vong liên quan đến ung thư ở đàn ông, và phổ biến thứ hai ở phụ nữ. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê này đưa vào cả hàng triệu người mắc các bệnh không đe dọa đến mạng sống và dễ dàng chữa khỏi, như các bệnh ung thư cổ tử cung cục bộ, ung thư không lan rộng, ung thư da và ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS) - loại ung thư * không xâm lấn phổ biến nhất. Thậm chí cả các ca tiền ung thư, hầu hết không bao giờ phát triển thành ung thư đầy đủ, cũng được tính vào để làm tăng mạnh tỷ lệ thành công vốn ảm đạm của các liệu pháp hiện đại điều trị ung thư.
Tỷ lệ tử vong năm 1997 thực ra cao hơn năm 1970 là 6%, do đó chẳng có lý nào nói rằng liệu pháp điều trị ung thư hiện đại là khoa học, hiệu quả hoặc xứng đáng với biết bao đau đớn, nỗ lực và tiền bạc bỏ ra. Xu hướng này vẫn còn tiếp tục đến ngày nay, nhưng với tỷ lệ thất bại ít nhất là 93%, liệu pháp điều trị ung thư của y học không thể được coi là điều trị, mà đúng hơn là một nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của toàn xã hội.

Sức mạnh của niềm tin


Theo các định luật của vật lý lượng tử, trong bất kỳ thử nghiệm khoa học nào, người quan sát (nghiên cứu viên) cũng đều tác động và thay đổi mục tiêu quan sát ở một mức độ rất cơ bản (mối quan hệ giữa người quan sát và đối tượng được quan sát). Định luật vật lý cơ bản này áp dụng vào bạn y như thế. Suy cho cùng, cơ thể của bạn gồm các phân tử, các phân tử này được tạo từ các nguyên tử; các nguyên tử này lại gồm các hạt hạ nguyên tử, và đến lượt chúng, các hạt hạ nguyên tử được tạo bởi năng lượng và thông tin. Thực ra chẳng còn chút dấu vết nào của vật chất ban đầu mà ta xem là sự tạo dựng vật lý. Ví như một thứ có vẻ cứng và cụ thể như viên đá, nhưng chẳng có gì cứng trong nó cả; mà chẳng qua đó chỉ là cảm giác của bạn cảm nhận về nó như thế mà thôi.
Những suy nghĩ của bạn cũng chỉ đơn thuần là những hình thái năng lượng và thông tin ảnh hưởng đến những hình thái năng lượng và thông tin khác, trong đó có các tế bào của cơ thể bạn. Ví dụ, nếu bạn buồn về chuyện gì đó, cử chỉ cơ thể bạn thay đổi và mắt bạn mất đi vẻ lấp lánh. Giống như tất cả các tế bào khác trong cơ thể, tế bào mắt đáp ứng suy nghĩ của bạn, chẳng khác gì một người lính tuân lệnh cấp chỉ huy. Tóm lại: Nếu bạn tin đủ mạnh mẽ là mình mắc ung thư hoặc bạn sợ hãi nó, thì thế nào bạn cũng có nguy cơ đáng kể biểu hiện nó ra trong cơ thể mình.
Hiệu ứng giả dược có thể tác động theo cả hai hướng. Niềm tin rằng bạn bị một căn bệnh hiểm nghèo cũng có sức mạnh y như niềm tin rằng có một phương thuốc nào đó có thể cứu chữa bạn. Trong một khoảnh khắc, năng lượng của những suy nghĩ và niềm tin truyền tải thông tin trong chúng đến mọi tế bào trong cơ thể. Năng lượng và thông tin, thứ tạo ra các nguyên tử, phân tử, các gien, tế bào, các cơ quan và các hệ thống trong cơ thể bạn, không tự mình hành động. Và chắc chắn chúng cũng chẳng ác tâm gì. Việc của chúng chỉ là làm theo mệnh lệnh. Bạn tự biểu hiện cả những gì mình thích và không thích. Nói cách khác, bạn chính là những gì bạn tin. Hơn nữa, cái mà bạn tin được quyết định bởi cách bạn nhìn hay cảm nhận sự việc. Rõ ràng chính quan điểm của bạn về ung thư, coi nó là một căn bệnh, đã có khả năng dễ biến ung thư thành căn bệnh thực sự dành cho bạn. Nếu không, ung thư chỉ là một cơ chế sinh tồn hoặc một tín hiệu cảnh báo bạn hãy chú ý chăm sóc những khía cạnh nào đó trong cuộc sống mà bấy lâu bạn đã lơ là.
Nếu bạn tin rằng ung thư là một căn bệnh, bạn dễ ngả về phía chiến đấu chống lại nó hơn - cả về thể chất, cảm xúc lẫn tinh thần. Nếu ý chí của bạn quyết liệt và vũ khí bạn sử dụng mạnh mẽ, có khả năng bạn sẽ trấn áp được kẻ thù này, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Trong trường hợp như thế, bạn sẽ tự hào là mình đã đánh bại được ung thư và, có lẽ, bạn sẽ khen ngợi các bác sĩ hoặc phương pháp điều trị mà bạn đã chịu đựng để cứu lấy mạng sống của mình. Nếu bạn yếu đuối và sử dụng cùng loại vũ khí đó để nỗ lực hủy diệt chứng ung thư này, có khả năng bạn sẽ chịu thua cái thứ bạn coi là kẻ thù tàn ác. Bác sĩ sẽ tỏ ra tiếc nuối là cơ thể bạn không đáp ứng đủ với phương pháp điều trị (vũ khí), và tuyên bố rằng ông ta đã cố gắng hết sức và chẳng còn có thể làm được gì nữa.
Hóa trị liệu độc hại đến nỗi chỉ cần nhỏ vài giọt thuốc vào tay là bạn có thể bị bỏng nặng. Nếu nhỏ xuống sàn bê tông, sàn có thể cháy thủng một lỗ. Nếu sơ ý đánh đổ bất kỳ thuốc hóa trị nào trong bệnh viện hoặc bất cứ đâu trên đường đi, người ta sẽ xếp vụ này vào mục hiểm họa sinh học nghiêm trọng và cần các chuyên gia mặc đồ bảo hộ kín mít đến xử lý.
Hãy hình dung những cái lỗ do hóa trị liệu tạo ra bên trong các mạch máu, các ống bạch huyết và các mô tạng khi bạn truyền hết đợt này tới đợt khác! Tôi đã từng nhìn vào mống mắt (tròng đen) của các bệnh nhân (sử dụng phương pháp chẩn bệnh qua mống mắt) đã từng trải qua hóa trị, và nhận thấy sự xói mòn và tổn hại đáng sợ ở các mô trên khắp cơ thể. Vâng, thuốc này đang tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng cũng tiêu diệt nhiều tế bào khỏe mạnh của bạn. Nó làm toàn bộ cơ thể bạn bị sưng viêm. Do đó, tóc bạn rụng khi bạn làm hóa trị hoặc xạ trị, và bạn không thể tiêu hóa thức ăn được nữa. Nhiều bệnh nhân mắc chứng biếng ăn - ăn không thấy ngon hoặc không muốn ăn. Nhưng đây không phải là nguy cơ duy nhất từ những liệu pháp chữa trị ung thư hiện đại này. Theo bác sĩ Samuel S. Epstein [Congressional Record (Biên bản Quốc hội Mỹ), ngày 9-9-1987], “hóa trị và xạ trị có thể làm tăng nguy cơ phát sinh một ung thư thứ hai lên 100 lần”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,394
Posts: 14103
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, An Dieu

Next

Return to Kiến Thức Đó Đây



Who is online

Users browsing this forum: YaCy [Bot] and 1 guest