Đoản Văn: Một Góc Cà Mau

Nơi chia sẻ tài năng thơ của wí mít cho mọi người cùng thưởng thức

Moderators: lunglinh, donghoa, A Mít

Đoản Văn: Một Góc Cà Mau

Postby anhtuancamau06 » 08 Sep 2006

Bài nầy viết ra vào thời điểm Cà Mau chưa nâng cấp lên thành phố! Chỉ là niềm cảm xúc và hồi tưởng về nơi chôn nhau cắt rún cũng như quê hương mến thương!
LAT


MỘT GÓC CÀ MAU
"Bạc Liêu nuớc chảy lờ đờ
Duới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu"
Đó là câu ca dao nói lên cái đặc thù của tỉnh Bạc Liêu ngày xưa và Cà Mau là một thị xã miền cực Nam của tỉnh Bạc Liêu. Vì sự phồn thịnh và giàu có về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí quan trọng nên từ một thị xã, Cà Mau đã biến thành trung tâm hành chánh cho tỉnh Bạc Liêu sau nầy.
Cà Mau đuợc nhắc tới rất nhiều trong văn học, ca dao, hát hò, cũng như rất nhiều huyền thoại về Cà Mau . Chẳng hạn như muỗi Cà Mau to bằng con gà, quơ tay một cái là vài chục con. Hoặc đỉa Cà Mau dày đặc, giơ chân xuống nuớc là vài chục con bu lại. Những điều nầy chỉ đúng một phần, có ai tới Cà Mau mới biết ở đây không hoang dã như trong óc tuởng tuợng. Riêng thằng Ba thì lớn lên và sống ở đây từ nhỏ nên nó không thấy gì lạ hết. Cà Mau đối với nó thật hiền hoà, gần gủi giống như dòng sông Cà Mau quanh năm nuớc lớn nuớc ròng chảy êm dịu giửa hai hàng dừa nuớc xanh rì. Đúng ra, thằng Ba không phải là dân nhà quê chính hiệu con chuồn chuồn. Nhà nó ở ngay thị xã nhưng mỗi khi hè về là nó phải về quê cách đó muời cây số ở Tắc Vân để giúp gia đình nó làm ruộng. Chính vì vậy mà bạn bè học cùng lớp đặt cho nó cái tên là "Ba Lúa" làm cho nó đôi lúc cũng nổi sùng. Nhưng nó không giận vì sau mỗi lần về ruộng là thằng Ba nhớ bạn bè học cùng lớp vô cùng. Nó trông đứng trông ngồi để mùa hè qua mau cho nó mau gặp lại bạn cùng lớp. Cũng may là khi về quê nó làm quen đuợc thêm mấy đứa bạn nên cũng nguôi ngoai cái nhớ một phần. Con Thơm, thằng Lịch, thằng Sửu là những đứa bạn nhà quê thân của nó. Tụi nó luôn bày những trò ngộ nghĩnh làm nó dang nắng cả ngày mà không biết mệt. Nguợc lại nó thuờng kể truyện và tiện việc phịa thêm những truyện tỉnh thành làm tụi kia cứ tròn mắt ra mà ngồi nghe . Nào là ở tỉnh thành nhà cao gấp mấy chục lần vựa lúa lớn nhất làng, nào là xe chạy đầy đuờng như kiến, nào là con gái mặc quần có phân nữa ống như quần cộc, nào là và nào là.... đủ thứ trên đời. Cũng may là tụi kia khờ và từ nhỏ ở nhà quê nên trong những cái phịa thêm của nó không đứa nào biết hết. Nhưng không phải vì ở thành thị mà nó lấn hết đuợc tụi bạn nhà quê. Con Thơm có một lần vô vuờn rau thử tài, đố thằng Ba biết tên mấy loại rau. Nó cũng tài lanh kể ra vanh vách hết tên rau nầy tới rau khác. Khi con Thơm chỉ tới đám rau xanh xanh phía truớc và thằng Ba nhanh miệng nói "rau má " thì con Thơm "ơi" một tiếng thật lớn làm cho nó tức muốn bể bụng. Còn thằng Sửu và thằng Lịch thì rủ nó đi chài cá. Thấy thì dễ nhưng khi nó quăng cái luới chài ra thì bị méo xẹo và chẳng có con cá, con tôm nào cả. Cả đám xúm lại cuời nắc nẻ rồi cùng nhau lặn ngụp trong bùn. Phải vất vả lắm thì tụi kia mới chỉ cho thằng Ba bung cây chài ra đuợc phân nửa làm cho nó khoái hết chổ nói. Ở đây cá thật nhiều. Nào là cá trê, lóc, rô, thát lát, sặc, trạch con nào cũng mập ú ù. Sau mùa lúa, chúng rút xuống ao sâu tránh cạn. Chỉ cần hơn tiếng đồng hồ là tụi nó kiếm đuợc hơn chục ký cá đồng. Khi đi tụi nó chỉ đem theo một dúm muối ớt, nắm lá chuối đựng com nếp cùng với diêm quẹt. Bắt cá xong, tụi nó nhổ rạ khô chất thành đống rồi bỏ cá vô nuớng trui. Cá rô và cá lóc có vảy nên tụi nó dùng rạ khô cạo phần cháy đen ra và chấm muối ớt ăn với com nếp ngon lành. Mùa nuớc thì cá không nhiều như vậy và tản mát ra khắp noi nên tụi nó phải nghĩ cách khác. Nhà thằng Sửu nuôi gà nhiều nên nó lén bắt một con, đem trát đất sét thành một cục rồi bỏ vô rơm nuớng. Đây còn gọi là gà ăn mày hoặc của trẻ chăn trâu. Thằng Ba khoái lắm vì nó tuởng tuợng giống như mấy nhân vật trong truyện kiếm hiệp nó thuờng đọc cũng ăn như vậy. Đôi lúc tụi nó rủ thằng Ba đi bắt ếch, nhái và bắt chim nữa. Cứ mỗi lần tuởng tuợng tới món ếch xào lăn và chim chiên giòn là nó không sao quên đuợc những hương vị cố hữu của đồng quê . Tuy sau nầy nó đuợc ăn ếch chiên bơ và chim cúc rô-ti nhưng không thể nào bì đuợc cái cảm giác của thời thơ ấu. Đó là chưa kể những buổi trưa hè tụi nó thuờng nhảy xuống tắm sông, sau đó đi hái ổi, xoài tuợng chấm nước mắm đuờng, bỏ thêm chút ớt ăn ngon lành. Khát thì ra hàng dừa xiêm sau vuờn bẻ dừa ăn. Thằng Ba lúc nào cũng tròn mắt xem thằng Lịch leo cây dừa như đi bộ. Nó buột một cọng dây vô chân rồi đu cây dừa như thằn lằn đu cây, loáng cái đã tới đọt. Sau khi vạt một đầu cho sạch, thằng Lịch dùng dao chặt ống trúc và ghim vô trái dừa xiêm hút ừng ực. Nhiều khi gặp mấy trái dừa già, nuớc dừa càng ngọt và lại có hơi giống như xá xị. Nói tới ăn uống thì còn bao nhiêu là món ngon nữa nó không bao giờ quên đuợc. Bà nội nó thuờng cho nó ăn món dưa gang với mạch nha và nuớc cốt dừa. Có lẽ chỉ có đồng quê mới có dưa gang chín và đuờng mạch nha mà thôi. Nó không biết đuờng mạch nha làm bằng cách nào, nhưng chỉ nhớ lờ mờ bà nội nó nói làm từ trong mọng lúa. Bà nội thương nó nhất nhà. Có món gì ngon hoặc nó đòi gì là bà nội nó chìu liền. Thằng Ba rất khoái món cá chốt kho xã ớt và bún mắm của bà nội nó nấu. Cá chốt kho xã ớt vừa ăn vừa hít hà ăn với cơm nguội thì không hết nồi không thôi. Còn bún mắm thì có thể nói là món ăn đặc sắc của nguời miền Nam nói chung và của dân Cà Mau, Bạc Liêu nói riêng. Bởi vì bún mắm có khi còn đuợc gọi là bún nuớc lèo hoặc bún Bạc Liêu. Nguời ta dùng mắm nấu nuớc lèo, cá lóc rút xương, tôm, thịt ba rọi bỏ thêm bắp chuối bào, rau muống bào. Khi ăn thì vắt miếng chanh cùng với muỗng ớt bầm. Cái món ăn đậm đà tình quê hương nầy cho dù thằng Ba rời xa quê hương bôn ba khắp nơi nhưng không làm sao quên được hương vị của nó. Ngày tháng trôi đi, dòng đời thay đổi. Thấm thoát mà đã muời lăm năm kể từ ngày thằng Ba rời xa thị xã Cà Mau thân yêu để định cư ở một miền đất mới. Nơi xứ lạ quê nguời tuy có đầy đủ vật chất văn minh nhưng nó không sao tìm được hương vị độc nhất của quê hương ngày nào. Nó không tìm lại được tình nguời mộc mạc của làng quê, tình bạn bè của thời thơ ấu. Đôi lúc nó tự hỏi tụi con Thơm, thằng Lịch, thằng Sửu bây giờ đã về đâu. Nhiều lúc những nỗi nhớ miên man cứ như những đợt sóng tràn về và thằng Ba cứ ngồi đờ nguời ra đó. Bao nhiêu nỗi nhớ nó tìm thấy trong tâm hồn của một thi nhân nào đó cứ tuông trào ra:
"....... Nhớ làng thôn nhà tranh ấm dịu
Nhớ câu hò nhịp điệu dân gian
Nhớ xua có chuyến đò ngang
Nhớ bao lữ khách quá giang bến bờ.
Nhớ Đô thành nhớ khu phố thị
Nhớ hai hàng phượng vĩ truớc sân
Nhớ bạn cũ, nhớ nguời thân
Nhớ truờng nhớ lớp, nhớ ân cô thầy.
Nhớ cơm rau canh cà đạm bạc
Nhớ tình nguời mộc mạc thuỷ chung
Nhớ sao nhớ hết cho cùng............... "
Mỗi chữ "Nhớ " là một mũi kim đâm vào da thịt của thằng Ba làm cho nó ray rứt không nguôi niềm nhớ nhà, nhớ quê hương và nhớ Cà Mau. Có những đêm nhìn về huớng Đông với bầu trời đầy sao, thằng Ba cứ ngỡ mỗi một ngôi sao kia là những hạt phù sa nơi dòng sông nó đã từng tắm qua.Giờ đây, dòng sông đó đang nhạt nhoà truớc mặt nó với những kỷ niệm thời thơ ấu và những giọt nuớc mắt lặng thầm. Bất giác, nó lại lẩm nhẩm ngâm một mình:
"Ai về nuớc Việt quê tôi
Cho xin nhắn gởi đôi lời về thăm
Nói rằng xứ mẹ xa xăm
Con đây vẫn nhớ, vẫn thầm nhắc tên."
Viết xong ngày 14 tháng 5, 1999.
Lâm Anh Tuấn.
Tận Nhân Lực, Tri Thiên Mạng!
anhtuancamau06
Cành Mít
Cành Mít
 
Tiền: $216
Posts: 80
Joined: 07 Sep 2006
Location: Miền Tây
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng anhtuancamau06 từ: Minh Chau, co don

Postby Minh Chau » 08 Sep 2006

Bài hay lắm á ATCM, mừ MC nghĩ hình như ATCM post lộn chỗ rùi á, hong biết là phải chạy qua chổ Tùy Bút hong nữa... Chờ Đông Hòa vào sẽ hay...
Cuối tuần vui vẻ.
:tt:
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 

Postby anhtuancamau06 » 08 Sep 2006

ừa, anh mới vô có gì hông biết xin chỉ dẫn giùm nha! Tại thấy có chữ Văn nên đem vô đây!
Tận Nhân Lực, Tri Thiên Mạng!
anhtuancamau06
Cành Mít
Cành Mít
 
Tiền: $216
Posts: 80
Joined: 07 Sep 2006
Location: Miền Tây
 
 


Return to Thơ Sáng Tác



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 23 guests