[VN] Bình Dương

Ăn và chơi là hai thú trong đời, nếu wí Mít biết chỗ nào để đi chơi thì xin dzô đây chia sẻ

Moderators: giamchua, A Mít

[VN] Bình Dương

Postby giamchua » 03 Nov 2006

Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Tỉnh Bình Dương có các vùng đất đỏ trồng cao su và cà phê, vùng đất xám, nơi có đồng cỏ chăn nuôi và trồng hoa màu; vùng đồng bằng sông bồi, nơi có nhiều ruộng lúa, vườn cây ăn trái như Lái Thiêu nổi tiếng với các loại: sầu riêng , măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ...Đặc biệt Bình Dương nổi tiếng với món xôi phồng Bình Dương

Các con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé, cùng với nhiều kênh rạch, sông con... cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tạo điều kiện cho ghe thuyền đi lại thuận tiện.

Thị xã Thủ Dầu Một nằm trên tả ngạn sông Sài Gòn, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km, là một vùng đất thuộc Gia Định xưa có hơn 300 năm lịch sử. Nơi đây dân cư đông đúc, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ... Bình Dương là tỉnh thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam: thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu. Giao thông của tỉnh Bình Dương khá thuận tiện, có tuyến quốc lộ 13 và quốc lộ 14 xuyên suốt tỉnh, nhiều đường liên tỉnh nối liền các vùng.

Bình Dương là cửa ngõ phía bắc Sài Gòn, đến Bình Dương du khách có thể đi theo tuyến du lịch dọc sông Sài Gòn, từ vườn trái Lái Thiêu lên thị xã Thủ Dầu Một, đến vùng hồ Dầu Tiếng. Các tuyến dọc sông Đồng Nai, theo quốc lộ 13, đường liên tỉnh 741 đến thăm các di tích và thắng cảnh của Bình Phước như Lộc Ninh, Thác Mơ, núi Bà Rá, Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bom Bo, khu du lịch hồ Sóc Xiêm.

Bình Dương có nhiều chùa nổi tiếng như chùa Hội Khánh , chùa Bà , chùa núi Châu Thới với lễ hội hàng năm hội chùa Bà Thiên Hậu


Vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Image

Từ thành phố Hồ Chí Minh đi khoảng 20 km, vượt qua ga xe lửa Bình Triệu thì đến vườn Lái Thiêu. Từ hàng trăm năm nay Lái Thiêu đã nổi tiếng là một vườn cây trái tuyệt diệu với tổng diện tích trồng cây 1.230 ha và trở thành điểm du lịch xanh thích hợp với các lứa tuổi.

Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, * sữa... Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây...



Chùa núi Châu Thới


Chùa thuộc địa phận xã Bình An, huyện Thuận An. Theo sử triều Nguyễn, chùa do Thiền sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ 17.

Kiến trúc hiện nay được xây dựng năm 1954, tam quan dựng năm 1970. ở điện Phật có 3 pho tượng Phật cổ bằng đá. Ðây là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của xứ Gia Ðịnh xưa. Hàng năm có đông khách thập phương đến viếng thăm chùa và lễ Phật.

Chùa nằm trên núi Châu Thới, phong cảnh yên tĩnh, trang nghiêm. Ðứng ở đây có thể ngắm nhìn cảnh đẹp của các vùng xung quanh.


Chùa Bà Bình Dương


Tọa lạc ở thị xã Thủ Dầu Một, là một trong nhiều ngôi chùa của người Hoa được nhiều người biết đến. Chùa được thành lập giữa thế kỷ 19, nằm trên bờ rạch hương chủ Hiếu. Tuy dân gian gọi là Chùa Bà nhưng thực chất đây là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần được cư dân Châu Á thờ phụng và tôn kính.


Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa được xây dựng theo kiến trúc của các chùa miếu của người Hoa. Hai cổng vào sơn đỏ đưa khách tham quan đi qua một khoảng sân rộng. Nơi đây ở góc trên, có đặt một tháp nhỏ dùng đốt giấy vàng bạc khi cúng. Bàn thờ Thiên Phụ Địa Mẫu đặt ngay cửa vào với hai con rồng chầu hai bên. Bốn câu đối treo ngay cửa vào. Sân chùa cũng là nơi sinh hoạt bóng rổ của thanh thiếu niên Hoa trong tỉnh. Trên đỉnh Miếu, với hoa văn trang trí phổ biến tại nhiều nơi: Lưỡng long tranh châu và Cá hóa long.

Hàng năm vào ngày rằm (15) tháng giêng có lễ rước vía Bà. Cả ngày 14 và suốt đêm, tới ngày 15 tháng giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi lũ lượt hội về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Cái thị xã bậc trung với dáng dấp trung du như thị xã Thủ Dầu Một đã quá tải với lượng người có đến bốn năm trăm ngàn người như thức suốt ngày đêm.


Chùa Hội Khánh

Image


Chùa Hội Khánh là một ngồi chùa cổ của xứ Thủ Dầu Một. Chùa do thiền sư Đại Ngạn khai sơn vào năm Tân Dậu (1741). Nguyên thủy, chùa được xây dựng trên đỉnh đồi, thuộc ấp Bộng Dầu, dưới tàn cây cổ thụ sum sê. Có lẽ đây là ngôi chùa nhỏ trên mảnh đất không rộng rãi lắm và cũng rất hẻo lánh, cách xa xứ đô hội Cù lao Phố và xứ Gia Định nên ít được biết đến. Điều này đã giải thích vì sao chùa Hội Khánh không có tên trong mục tự quán của sách Gia Định thành thông chí cũng như Đại Nam nhất thống chí.


Ngôi chùa trên đồi thời đầu ấy đã bị giặc Pháp đốt trong khi thực dân đánh chiếm miền đông Nam Kỳ. Năm Mậu Thìn (1868), chùa được xây lại và dời xuống dưới chân đồi, nay ở số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Trên một mặt bằng khoảng 700m2 kết cấu kiến trúc cơ bản của chùa là bốn ngôi nhà chính gồm: Tiền điện, Chính điện, Giảng đường, Đông lang và Tây lang.

Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu "sấp đọi" nối liền nhau theo thức "trùng thềm điệp ốc" phổ biến của đình chùa truyền thống xứ Đàng Trong. Song sự khác biệt rất dễ nhận ra là bố cục các ngôi nhà ấy hoàn toàn độc đáo. Tiền điện và chính điện thường là kiến trúc ghép song song nhưng ở đây giảng đường lại là một ngôi nhà "trở đòn dông dọc" như kiểu nhà thờ Thiên chúa giáo, đặt thẳng góc với cụm kiến trúc chính điện - tiền điện. Đây là một "biến tấu" trong kiểu thức kiến trúc đình, chùa truyền thống của xứ Nam Kỳ.

Đặc điểm kiến trúc cá biệt của chùa Hội Khánh biểu hiện rõ rệt hơn cả là kiểu thức kết cấu của bộ khung. Kết cấu khung của tiền điện, chính điện và giảng đường đều không tuân theo kết cấu tứ trụ (vuông vức và phát triển không gian đều ra 4 phía) - một kiểu thức đặc trưng của kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng gọi là Stupa (phù đồ = tháp) của Phật giáo (hay gọi là tứ tượng theo tâm thức dịch lý) mà chúng ta có thể thấy ở đại đa số đình, chùa, miếu, võ ở Nam Kỳ. Trái lại, kết cấu bộ khung chùa Hội Khánh là kết cấu của nhà rường (còn gọi là nhà xiên trính) của kiến trúc dân dụng thông thường mở cho chúng ta một giả định là chùa được tạo dựng bởi lớp thợ Thủ Dầu Một còn mang đậm kỹ thuật xây dựng và phong cách trang trí chạm trổ của các thợ xứ Huế.

So sánh các công trình chạm trổ trang trí ở các cột, bao lam, bao lam bàn thờ..., ngay trong chùa cũng có sự khác biệt của hai phong cách nghệ thuật. Nếu các bao lam bàn thờ, nơi trưng bày các bộ tượng La Hán, tượng Minh Vương thể hiện rõ kỹ thuật "dùng nhát đục để hoàn chỉnh tác phẩm" của thợ Thủ thời cận đại (những năm 1920 -1930 về sau) với đễờng nét sắc sảo cứng cáp, thì các bao lam trên xà ngang ở những hàng cột tiền điện lại được chạm tế kiểu với đường nét thanh mảnh và rõ ràng là được cạo gọt tỉ mỉ. Đặc điểm dễ nhận ra đặc trưng của các thợ Thủ kỳ cựu là cấu tạo bao lam theo khuôn đố, và cách ráp thẳng góc hình thước thợ: một mảng chạm nổi tên trên thanh ngang của khuôn và hai mảng chạm lộng ghép vào góc của khuôn tạo nên một trang trí đơn giản, làm tăng giá trị mỹ thuật cho các bộ phận kiến trúc mà vẫn thanh tú. Đặc điểm này hoàn toàn khác với xu hướng lấy sự cầu kỳ và "duy số lượng" của trang trí kiến trúc Hoa mà ta thường thấy ở các đền miếu của người Hoa ở Chợ Lớn và ngay cả các ngôi chùa Ông, chùa Bà của xứ Thủ Dầu Một này.

Dấu tích biểu thị rõ rệt phong cách nghệ thuật của lớp thợ Thủ kỳ cựu ở đây có lẽ là những mảnh phù điêu trang trí trên khung cửa phía sau giảng đường.

Sự khác biệt của các bức chạm của lớp thợ Thủ cận đại so với lớp thợ Thủ kỳ cựu là những bao lam dây nho, lá lật và hoa phù dung, bao lam phù dung - phụng trên các bàn thờ khác ở chính điện. Bức chạm dây nho đối xứng nhau hai bên một "mặt gỗ" hình bầu dục có thể coi là tiêu chí của điêu khắc gỗ chịu ảnh hưởng môtip trang trí phương Tây mà chúng ta thường thấy ở các bộ bàn ghế Louis. Mặt khác, bao lam Thập bát La Hán ở hàng cột cái trước Phật điện lại chỉ ra một kiểu cách chịu ảnh hưởng của khuôn mẫu nghệ thuật của thợ người Hoa mặc dù nó đã bớt rườm rà và mảng khối thanh tú hơn tính chất ô dề mà chúng ta thường bị choáng ngợp bởi sự lắm tầng nhiều lớp của các bao lam ở chùa Hoa.

Sự tương đồng về đặc điểm đồ tượng học và phong cách nghệ thuật của chùa Hội Khánh và chùa Giác Viên không chỉ nhận ra ở bao lam Thập bát La Hán mà còn ở bộ tượng Di Đà tam tôn và nhất là bộ tượng Ngũ hiền (Tứ Bồ Tát và Phật). Điều này cộng với niên đại làm lại của hai ngôi chùa (Hội Khánh 1868; Giác Viên 1891) là cứ liệu để chúng ta xếp chúng vào thế hệ tượng gỗ Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Chùa Hội Khánh từ lâu được trở thành danh lam của Thủ Dầu Một không chỉ đơn thuần nó là ngôi cổ tự có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đã từng được người Pháp chọn làm mô hình để đưa sang Marseille triển lãm cùng với đình Bà Lụa mà mặt khác là do ở đây có những danh tăng đạo cao đức trọng, đào tạo ra đội ngũ tăng sĩ và là một trong những tụ điểm của những người yêu nước trong thời kỳ đen tối của lịch sử đầu thế kỷ này cũng như trong những năm tháng kháng chiến vẻ vang sau đó.

Những năm 1945 - 1954, chùa Hội Khánh là trụ sở của tổ chức Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một. Tăng sĩ và Phật tử của chùa là lực lượng nòng cốt. Giai đoạn lịch sử này, trong hàng ngũ tăng ni Phật tử nổi bật là Thiền sư Minh Tịnh, chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một.

Từ năm 1930, ông phát tâm đi ấn Độ, qua Tây Tạng để chiêm bái đất Phật. Ngày 17 tháng 4 năm 1937 ông lên đường đi ấn Độ, qua Népal, Buhtan. Sau 2 năm hành hương trên đất Phật, ông trở về nễớc. Năm 1940, ông xây chùa Thiên Chơn (Búng) và sau lập chùa Tây Tạng.

Ngoài việc đạo, thiền sư Minh Tịnh tham gia sáng lập "Hội truyền bá quốc ngữ" hoạt động trên địa bàn Phú Cường suốt năm 1944-1945.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử trên 200 năm, các kiến trúc xưa của chùa Hội Khánh hầu như vẫn còn nguyên vẹn... Đấy là niềm tự hào lớn của đồng bào Bình Dương ngày nay.

Hãy một lần đến Bình Dương để ghé chùa Hội Khánh, được đứng dưới rừng cây sao để tâm linh được nhắc nhở về một quá khứ hào hùng của biết bao tiền nhân đã ngã xuống để có một Hội Khánh ngày nay...


Khu câu cá giải trí Sinh Đôi

Image


Nằm trong khuôn viên rộng khoảng 5-7 ha, khung cảnh xung quanh còn hoang sơ với ao, ruộng và vườn trái cây trĩu quả, khu câu cá giải trí Sinh Đôi là một địa chỉ mới với nhiều hình thức giải trí thú vị. Nơi đây rất phù hợp với những đối tượng là gia đình đi nghỉ mát cuối tuần hoặc những nhóm bạn muốn có một điểm đi chơi không xa nhưng phải có khung cảnh của miền quê thoáng mát, dễ chịu.


Xét về mặt hành chính nơi này thuộc tỉnh Bình Dương, nhưng thật ra, bạn chỉ cần vượt ra khỏi ranh giới TP HCM đúng 500 mét là đến ngay khu câu cá - giải trí. Vào kỳ nghỉ hè, "món giải trí" câu cá dường như đặc biệt hấp dẫn các bạn trẻ. Thật thú vị khi được ngồi trong mấy căn nhà chòi lợp lá, sàn gỗ bắt ngay phía trên mặt nước, thỉnh thoảng thả vài hạt cơm hay miếng thức ăn xuống hồ, bạn sẽ thấy mấy chú cá rô tranh nhau lên xuống đớp mồi, đuôi quẫy sóng... Sinh Đôi có tổng cộng vài chục chiếc nhà sàn trên mặt nước, sẵn sàng phục vụ các bạn nhân dịp nghỉ cuối tuần.

Địa chỉ: Khu giải trí câu cá Sinh Đôi, số 197/4 Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương, ĐT: (0650) 754450 (từ ngã tư Bình Phước, đi theo quốc lộ 13 hoảng 3 km; Sinh Đôi nằm bên phải). Giá món ăn trung bình từ 25.000 đồng đến 45.000 đồng. Phí câu cá tính theo tổng số cá câu được. Các món đặc sản ở đây đều nấu theo kiểu món ăn Nam Bộ.


Ðình thần Phú Long

Image


Quê hương nước Việt, đâu đâu cũng có đình làng. Ngôi đình là một biểu tượng cho sự sống, tồn tại và phát triển của làng xã thời trước.
Các huyện phía nam của tỉnh Bình Dương có nhiều đình. Huyện Thuận An có 37 ngôi, thị trấn Lái Thiêu có 4 đình, trong đó đình thần Phú Long là một trong số rất ít đình cổ đồ sộ còn lại.


Tại đây vẫn còn giữ nguyên hình thức cúng bái, tổ chức các ngày lễ hội một cách bài bản với đầy đủ các tiết lễ, hành lễ cổ truyền.

Những dịp đình cúng kỳ yên, rước sắc thần, cúng ông Quan Ðế, ông Hổ... hằng năm còn có đông tín hữu các đình bạn từ Cần Giuộc - Long An, Biên Hòa, Tây Ninh... Các tỉnh thành xa xôi về dự.

Ðình thần Phú Long đã có từ năm 1825 với lối kiến trúc "Trùng thiềm điệp ốc" thuộc các thế kỷ 17 - 18. Ðình nằm trên một mẫu đất cách chợ Lái Thiêu 500 thước. Tiền diện hướng phía Tây Nam, sát bờ sông Sài Gòn chảy ngang.

Cổng ngoài sát mặt quốc lộ 13- trung tâm thị trấn, đầu con đường nay đã tráng nhựa bóng láng dài 300 thước dẫn vào cổng trong sát tận sân đình. Hai cổng của đình đều xoay về hướng mặt trời mọc. Dân gian tín ngưỡng, các bậc trưởng lão đã nói nhiều về vùng đất Lái Thiêu của xứ Gia Ðịnh xưa, bây giờ có nhiều tầng lớp cư dân tứ xứ đến lập nghiệp, thiên nhiên ưu đãi, người người làm ăn thịnh vượng.

Ðình uy nghi rộng lớn trong nhiều gian, từng bậc tam cấp bước vào đại sảnh lát gạch hoa thoáng mát. Ðình rộng 40 thước bề ngang vào sâu trên 50 thước.

Mái đình lợp ngói âm dương, cổng đình, tường vách dọc ngang, chạm trổ hoa văn, họa tiết phần lớn cẩn li ti bằng từng miếng men sành sứ đồ cổ bóng mượt, ẩn hiện đủ sắc màu, phong phú với biết bao hình tượng đa dạng, điển tích cổ kính, sắc thái đặc thù giữa vùng sông nước thiên nhiên hài hòa.

Ðình thần Phú Long bấy nay còn lưu mãi ấn tượng sâu sắc. Dân làng dùng những chiếc thang tre dài 6 thước chui vào miệng nóc đình âm u dày đặc mạng nhện, tìm thấy biết bao vật chứng về sự tín ngưỡng, đi liền với lòng yêu Tổ quốc...

Trải qua thời gian, nhất là thời điểm chiến tranh, bom đạn đã làm cho ngôi đình xuống cấp trầm trọng. Mái ngói lủng dột nhiều nơi. Nội thất, hoành phi, các hình tượng phai mờ.

Qua nhiều đợt trùng tu từ sau năm 1975 đến nay, rất đông người đến chiêm ngưỡng bái vọng đình xưa. Ðình thần Phú Long, thị trấn Lái Thiêu đang được đề nghị công nhận là di tích lịch sử văn hóa.


Suối Trúc

Image

Từ Khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng, khách lữ hành vượt qua 5km tỉnh lộ 751 đường tráng nhựa, xuyên rừng cao su bạt ngàn là đến suối Trúc.


Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 nhóm lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên chung là núi Cậu. Có lẽ do ngọn suối len mình giữa bạt ngàn rừng trúc thiên nhiên nên cư dân địa phương đặt tên là suối Trúc. Cũng có người gọi là suối Tre hoặc suối Tiên. Để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của suối Trúc, du khách phải bắt đầu từ ngọn suối đi ngược lên thượng nguồn.
Đặt chân lên núi, du khách sẽ phải len qua một lối mòn giữa rừng trúc để tiến vào ngọn suối. Quang cảnh đầu tiên sẽ là những ghềnh đá bằng phẳng, vuông cạnh, được thiên nhiên sắp đặt thành những bậc thang dành cho “người khổng lồ”. Theo truyền thuyết, nơi đây là chốn trú ngụ của “người khổng lồ”.
Vừa qua khỏi những bậc thang của “người khổng lồ” du khách sẽ được thưởng lãm những bãi đá “bát quái trận đồ”. Hàng triệu hòn đá lớn nhỏ được thiên nhiên xếp thành những bàn ăn thiên nhiên lý tưởng. Nếu chưa đói bụng, du khách tiếp tục tiến sâu hơn về phía thượng nguồn và tiếp tục thưởng ngoạn một bãi đá bằng phẳng bị nước mưa xâm thực tạo thành từng lọn sóng đá mà người dân địa phương cho rằng, đó là “chiếc giường” của “người khổng lồ”. Do suy nghĩ nhiều về vợ nên “người khổng lồ” lăn lộn, trằn trọc nhiều đêm làm cho “chiếc giường” đá nhăn nheo, bèo nhèo. Điều lạ là những nếp nhăn của đá nằm song song nhau theo một chiều tạo thành những gợn sóng đẹp mắt. “Giường đá” thường được những nhóm du lịch dã ngoại chọn làm nơi hạ trại. Chiếc giường này rộng hơn 3km2 nên có thể chứa khoảng 300 chiếc lều dã chiến.
Qua khỏi “giường đá”, một đoạn suối ngắn sẽ dẫn du khách vào một quang cảnh rất nên thơ được gọi là “Hồ Than Thở” và “Thác Bậc Thang”. Một số du khách chọn nơi đây là nơi dừng chân để “tắm tiên” và bắt cá. Ở nơi đây, vào những ngày sau mưa, những ngọn thác hùng vĩ sẽ hình thành do lượng nước từ thượng nguồn ào ạt đổ về tạo nên cảnh quang rất hoành tráng. Sau khi “tắm tiên”, bạn hãy chọn một nơi trên bãi đá bằng phẳng để ăn uống theo kiểu dã ngoại, nghỉ ngơi rồi trở về trước khi trời tối.
Suối Trúc thật sự là điểm tham quan kỳ thú và còn nhiều điều bí ẩn về câu chuyện của “người khổng lồ” năm xưa, như đang chờ đón sự khám phá của bạn.


Di tích lịch sử Long Hưng cổ tự

Image


Nằm khuất trên một triền đồi thuộc xã Tân Định, huyện Bến Cát, Long Hưng cổ tự đang là điểm đến của các tăng ni, phật tử và người mộ đạo từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu. Long Hưng cổ tự còn gọi là chùa Tổ được lập nên từ năm 1768, cách nay gần 240 năm. Một quãng thời gian khá dài so với cuộc sống con người.


Trải qua bao cuộc bể dâu và tàn phá của chiến tranh nhưng chùa Tổ còn có tục danh khác nữa là Tổ Đình Bưng Đỉa vẫn trầm ngâm soi cuộc thế gian dưới bóng mát của đức phật. Ngôi chùa tuy mới được trùng tu vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn đó nét hoang sơ thuở nào: Những hàng cây cổ thụ vẫn đang vút cao trên triền đồi, những ngôi mộ của các sư trụ trì viên tịch vẫn còn đó và ngày ngày chúng sinh bái vọng, nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho người dân an cư lạc nghiệp.

Được biết, xung quanh ngôi chùa này vẫn còn đang lưu truyền sự chở che của đức phật đối với chúng sinh qua các câu chuyện của một số cô bác sống lâu đời ở vùng này. Theo lời kể, ngày xưa ở nơi đây vô cùng vắng vẻ, u tịch, trên rừng có thú, dưới bưng thì đỉa vô cùng nhiều, người dân không thể sống được. Một ngày nọ có vị sư đến đây nghe dân làng nói thế nên cảm động dừng chân, cùng với dân làng phát nương làm rẫy, tỉa lúa, Thầy Tổ - vị sư nọ - đã phát tâm nguyện xua đuổi bầy đỉa đói giúp dân có miếng ruộng nương khoai sinh sống mà ngày nay người dân vẫn còn xưng tụng với danh hiệu Tổ Đỉa Thiền sư...

Lúc chiến tranh, một quả bom rớt ngay chánh điện khi mà ngay nơi đây và xung quanh chánh điện có gần 100 nhân mạng lớn nhỏ, đa số là cụ già, phụ nữ và trẻ em đang trú ngụ. Thế nhưng, các tượng phật bị tung tóe khắp nơi còn gần 100 nhân mạng kia chỉ có một chị bị thương nhẹ... Tất cả những câu chuyện đó có thể có thực, có thể do sự ngưỡng mộ của người dân thập phương mà tạo dựng nên sự huyền bí đó nhưng trên hết đó chính là tấm lòng, là sự gửi gắm niềm tin và là sự đánh giá của người dân, người mộ đạo đối với ngôi chùa có thể là lâu đời nhất của Bình Dương.

Hiện tại, trong ngôi chùa còn có một đại hồng chung khá lớn, mang dáng vẻ cổ xưa là một trong những di sản còn lại của một ngôi chùa có trên 200 năm tuổi, đặc biệt, chùa vẫn còn đang lưu giữ bảo tồn một số phần mộ cổ mà theo như chú Vĩ, cô Sáu và một số cô bác đang làm công quả nơi đây thì đó là mộ Tổ-ngôi mộ của vị sư thầy tên Hiếu đã chọn nơi đây là chỗ dừng chân tu học và có công giúp dân ổn định cuộc sống, xây dựng ngôi chùa để dân chúng xung quanh có nơi gửi gắm niềm tin.


Ngôi nhà cổ xã Bạch Đằng: Một công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo

Image


Ngôi nhà cổ xã Bạch Đằng (Tân Uyên) là một trong những ngôi nhà cổ hơn 100 năm của tỉnh Bình Dương. Theo ông Đỗ Cao Thừa, năm nay 92 tuổi, chủ nhân ngôi nhà, còn mạnh khỏe cho biết: “Cha mẹ tôi đã tạo lập ngôi nhà này từ trước khi tôi chào đời”.


Ngôi nhà này là loại nhà rường cổ, gồm 3 gian hai chái, mái lợp ngói âm dương, với số cột, kèo theo quy cách nhất định, kiến trúc hình chữ đinh. Hình dáng bề ngoài của nó cũng giống như mọi ngôi nhà rường cổ khác. Nhưng bên trong trang trí rất đặc sắc. Mặt tiền nhà về hướng Nam theo thuật phong thủy (lấy vợ đàn bà, xây nhà hướng nam). Ba gian giữa (phía trước) để thờ, phía sau vách ngăn với 3 gian giữa là kho chứa tài sản của gia đình. Vách ngăn 3 gian giữa với hai chái dùng làm nhà ở cho cha mẹ. Bên chái phía đông có một dãy nhà ngang chạy dài ra phía sau vườn là nhà ở của con cháu, nhà bếp nhà ăn. Cột kèo toàn bằng gỗ tứ thiết (gỗ quý hiếm) được gọt, bào láng bóng. Trên các đầu kèo, đầu đòn, vách ngăn, kể cả những chi tiết nhỏ trong các ngóc ngách đều chạm khắc kỳ công theo kiểu tứ linh, bát bửu; mai - điểu, liễu - phụng...

Nhà đặt trong một không gian vườn rộng thoáng mát. Mặt tiền (góc phía đông có bể cạn, hòn non bộ, góc phía tây có nhiều chậu kiểng trồng thiên tuế, mai, sứ... uốn theo thế, hoa đua khoe sắc. Hai bên hông và phía sau nhà là vườn cây ăn trái, bốn mùa xanh tươi, tỏa bóng mát.

Ngôi nhà rường cổ của ông Đỗ Cao Thừa với trang trí nội thất như một công trình nghệ thuật trăm năm còn lại. Đây là tài sản quý giá không những của chủ nhân mà của cả xã hội. Vì vậy, đầu năm 2005 vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương đã có quyết định công nhận ngôi nhà rường cổ này là một di tích lịch sử văn hóa với chạm trổ, khắc gỗ độc đáo.


Nguồn : Báo Bình Dương
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 

Postby Minh Chau » 03 Nov 2006

Cái bài ni chắc phải chờ LT chụp hình bỏ lên và quảng cáo thêm á Giấm ui.... :tt:
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 

Postby giamchua » 03 Nov 2006

Giấm có nhờ thổ địa thường trú ở Bình dương giúp giùm rồi MC ! :tt:
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 

Postby Ngươi vien xu » 08 Nov 2006

chời! Nói gì chứ Bình Dương thì giáp Đồng Nai, nên NVX đâu có lạ gì BD
, à, mà nói tới BD mới nhớ- hồi xưa ở BD có ông Bí thư Tỉnh Uỷ ( lúc đó gọi là Sông Bé sau tách ra Bình Dương và Bình Phước) hiện nay làm chủ tịch nước..

Bình Dương là một trong ít địa phương có tốc độ phát triển rất nhanh và ổn định
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 

Postby Lang Tu » 13 Nov 2006

Cám ơn Giấm bỏ công biên tập 1 bài quá xá dài về mảnh đất LT đang sinh sống... bài viết công phu và phong phú lắm... nhưng thật ra nếu muốn viết cho đầy đủ mọi lĩnh vực thì chắc phải thành 1 cuốn sách... :D

MC: Khi nào có thời gian, LT sẽ góp thêm vài điều về BD nha !

NVX: Ông Nguyễn Minh Triết hiện giờ vẫn có nhà cửa tại Bình Dương thỉnh thoảng vẫn về thăm, Ông ấy rất hiền và giỏi, lại bình dân lắm.... Trước khi lên Chủ Tịch nước, Ông ấy là Bí Thư của TPHCM (SG) đó !...Có vài lần Ông ấy đến thăm Sếp của LT (2 người là bạn)

Từ xưa, kể cả lúc còn chiến tranh BD là đất được công nhận hiền hoà, địa linh nhân kiệt, thời tiết thuận lợi, dễ làm ăn, hiện là tỉnh có tốc độ phát triển vào bậc nhất Việt Nam đó... !
Last edited by Lang Tu on 24 May 2007, edited 1 time in total.
Image
User avatar
Lang Tu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $55,517
Posts: 3575
Joined: 15 Feb 2006
Location: Xa xôi
 
 

Postby Minh Chau » 13 Nov 2006

Lang Tu wrote:
MC: Khi nào có thời gian, LT sẽ góp thêm vài điều về BD nha !


Từ xưa, kể cả lúc còn chiến tranh BD là đất được công nhận hiền hoà, địa linh nhân kiệt, thời tiết thuận lợi, dễ làm ăn, hiện là tỉnh có tốc độ phát triển vào bậc nhất Việt Nam đó... !


LT nè khi nào là khi nào? :p
LT là dân Bình Dương dzị chắc cũng đang trên đà phát triễn nhanh chóng như xứ Bình Dương huh? Khi nào giàu nhớ chia MC tí nha LT, MC chỉ muốn một mảnh vườn với nhiều loại cây ăn trái thui...
:p :!: :ln: :ln: :ln: (ghẹo LT kiểu ni chắc LT vừa đọc vừa lầm bầm "người chi mà tham lam quá" phải hong LT? )
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 

Postby Lang Tu » 14 Nov 2006

MC ui, biết bao giờ LT mới giàu đây ?
Mưa: Dũng Lò Vôi thì hầu như người dân BD ai cũng biết , riêng LT thì có chút quen biết, nhưng là ngày xưa, khi anh ấy chưa là Đại gia kìa, Ngày ấy Anh Dũng mê đánh trống lắm
Bây giờ tên tuổi Huỳnh Phi Dũng đã vang khắp nước và còn ra tận các nước khu vực.... Ngày nay tuy đã là Chủ tịch Hiệp hội đầu tư của BD, là chủ đầu tư một số khu công nghiệp lớn như Sóng Thần I + II, Tân Định, Định An... nhưng người ta vẫn quen gọi là Dũng Lò vôi , là thời khởi nghiệp bằng một cái lò nung vôi làm kinh tế phụ cho Lực lượng Cảnh sát của Thị xã Thủ Dầu Một sau khi anh ấy đi bộ đội ở chiến trường Campuchia về...

- - - - - -
Đây là 1 phần công trình trong khu du lịch Đại Nam do Anh ấy đầu tư, hiện vẫn đang còn tiếp tục xây dựng và dự kiến đưa vào hoạt động vào giữa năm sau những công trình đầu tiên (xong cái gì đưa vào hoạt động cái đó, kiểu cuốn chiếu)... Nghe nói chi phí hiện đã lên đến gần 3000 tỉ đồng VN (khoảng hơn 180 triệu Đô la Mỹ). Ở đây sẽ có đầy đủ những tái hiện về lịch sử Việt Nam, những công trình thế giới thu nhỏ, nhà hàng, khách sạn, biển, du lịch sinh thái... quy mô như 1 khu Disneyland nhưng đâm nét phương đông hơn...
Nhiều công trình khó mà tả lắm, nó quý giá, công phu , như việc làm núi Ngũ hành sơn chẳng hạn..
Tiếc là LT chưa có những hình ảnh công trình ở khu này nên không giới thiệu được bây giờ...

Giới thiệu trước 1 thông tin nho nhỏ thôi.

Ngũ hành sơn Bình Dương- Núi nhân tạo dài nhất Việt Nam


Image


Núi nhân tạo Ngũ Hành Sơn- Khu du lịch văn hóa- lịch sử Đại Nam xác lập kỷ lục Việt Nam
Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam - Vietbooks vừa tổ chức chương trình Hội ngộ kỷ lục gia lần thứ năm vào sáng 10-9, ở khách sạn Continental (quận 1, TP.HCM).
Lần hội ngộ này không có biểu diễn mà tiến hành trao giấy xác nhận cho 33 đơn vị, cá nhân xác lập kỷ lục. Trong số 33 kỷ lục được công nhận lần này, Bình Dương đóng góp một kỷ lục là: Ngọn núi nhân tạo dài nhất Việt Nam. Đây chính là ngọn núi Ngũ Hành Sơn dài 250m được xây dựng ở Khu du lịch văn hóa - lịch sử Đại Nam với 5 ngọn nhô cao. Trong đó, cao nhất là ngọn Thủy với chiều cao 85,8m so với mặt nước biển.
Last edited by Lang Tu on 24 May 2007, edited 1 time in total.
Image
User avatar
Lang Tu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $55,517
Posts: 3575
Joined: 15 Feb 2006
Location: Xa xôi
 
 

Postby Minh Chau » 14 Nov 2006

Lang Tu wrote:Là ngay bi giờ nè MC .... (Hối dữ nhe !)

MC ui, biết bao giờ LT mới giàu đây ?
Một vườn trái cây đầy trái, nghe có lý quá chứ... Ừ nếu tặng được LT tặng liền... Giấm, Mưa, Christiane, Cỏ.... (còn nhiều nữa...ma chỉ mít nữ thui nhen ! mí huynh đừng có ham) cũng mỗi người 1 khu luôn, ở kế nhau tha hồ chạy qua chạy lại làm mấy bà tám mí nhau hen.... :lol:



LT nè, MC chỉ hỏi khi nào là khi nào, chứ MC có nói là LT phải post lên ngay đâu, sao LT lại nói MC hối LT dzị há? Hay LT đã bị ai hối rồi đỗ thừa MC? :nn: :?: :tg: :nln:

Mới hỏi tí là đã than không biết bao giờ, dzị mà LT nói câu kế nghe siu mừ rộng rãi ...
:p :ln: :ln: :ln:
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 

Postby Lang Tu » 14 Nov 2006

Hoà Rô thì LT chưa biết, có phải là 1 tên gọi thân mật hay không? BD bi giờ có nhiều nhà đầu tư chọn để làm ăn lắm, cá nhân cũng có, tập đoàn cũng có, thông tin thì quá rộng, làm sao có thể biết hểt nổi...

Về BD, nếu các bạn muốn biết thì LT có thể kể cho mí mít nghe nhiều điều, như là về những chiếc xe ngựa độc đáo, về giai thoại cây dầu nổi tiếng đã trở thành địa danh, về rừng, về những công trình cổ .... và nhiều thứ khác, dù nơi đây không phải là nơi sinh, nhưng LT sống từ ngày thơ ấu nên cũng biết khá tường tận... nhưng hãy để từ từ nhé...

MC: Thấy hỏi MC "khi nào là khi nào" nên LT ghẹo MC thui chứ đâu có ai hối LT đâu ?... :D
Mấy khu vườn trái cây... thì hãy coi như LT đang mơ mộng đi ha !...
Image
User avatar
Lang Tu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $55,517
Posts: 3575
Joined: 15 Feb 2006
Location: Xa xôi
 
 

Postby giamchua » 15 Nov 2006

LT! Giấm muốn thăm lò gốm ! :ln: :ln: :ln:
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 

Postby sakuraoka » 16 Nov 2006

22222 tat ca cac mit nha, minh cung la mot dong hương cua binh dương ne. Tuy bay gio ko con o bd nua, nhung bd thi lươn o trong tam hon minh day.

LT: Nghe ban noi thi biet la ban rat ranh ve bd hah. Vay ban co con dang song o bd ko? Neu co dip ve tham lai bd, chac fai nho LT lam guide roi do. :) Ban co nhac ve nhung chiec xe ngua o bd, neu minh ko lam thi chiec xe ngua cuối cùng o TXTDM da ko con lưu hành kể từ năm ngoai.

Giamchua: thank you ban da co bai gioi thieu ve bd. Ban co fai la cu dan cua bd kô?
User avatar
sakuraoka
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $348
Posts: 171
Joined: 15 Sep 2006
Location: Cát Bụi
 
 

Postby Lang Tu » 17 Nov 2006

Chào Sakuraoka, rất mừng vì biết bạn là người BD... LT vẫn đang ở tại BD và LT sẵn sàng đi chơi cùng bạn vòng vòng BD nếu có dịp...
Bạn nói đúng, chiếc xe ngựa cuối cùng tại BD tham gia chở khách đã ngừng hoạt động năm ngoái... khép lại cả 1 nét đẹp từ ngàn xưa của mảnh đất này... nhưng xe ngựa vẫn còn lưu giữ tại nhiều gia đình nông thôn, họ muốn giữ lại những hoài niệm của nghề cũ, là một nét văn hoá truyền thống... thỉnh thoảng, vẫn có thể nhìn thấy xe ngựa nhưng đó là khi các chủ xe muốn chạy một vòng cho các chú ngựa đừng buồn chân, cũng có thể bác xa phu chở dùm gánh rau cho vợ ra kịp phiên chợ sớm, kết hợp đưa cô con gái ghé ngang ngôi trường làng.... có lẽ khi các chú ngựa này già và chết, thì chiếc xe ngựa mới vắng hẳn trên đường....

Và hiện còn 1 người đang vô cùng nổi tiếng với chiếc xe ngựa BD, Ông là 1 chủ xe lâu đời , vẫn giữ được vài chiếc xe... LT dám bảo đảm 95 % phim truyện VN nói về vùng Đông nam bộ đều có chiếc xe ngựa, và 100% đoàn làm phim đều đến tìm Ông để thuê xe quay trong phim... Hôm nào rảnh, LT thông tin thêm với mí mít nha !
Image
User avatar
Lang Tu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $55,517
Posts: 3575
Joined: 15 Feb 2006
Location: Xa xôi
 
 

Postby giamchua » 17 Nov 2006

:wel: bạn Sakuraoka! Giấm hong phải dân Bình Dương , chỉ là tổ mấy đời của Giấm là dân Bình Dương thôi , mộ phần của các tổ vẫn còn đó. Phải nói thổ địa của Bình Dương là Lãng Tử ! :tt:

Và Giấm cũng xin nhắc bạn , lần sau khi viết bài chớ quên bỏ dấu vì đây là một trong những nội quy của HM ! :tt:

Mời bạn vào đây tham khảo thêm ! :D

http://www.hotmit.com/diendan/viewtopic.php?t=10872
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 

Postby sakuraoka » 18 Nov 2006

Hi LT & Giamchua

Hổm nay muốn vô lại đây mà quên là mình đã quên là post bài ở website nào. :D
Wow, vậy là LT rành về bd quá hah. Mà LT ở địa phương nào ở bd vậy? Sakura thì đả từng ở ngay TXTDM, gần chùa bà đó. Hồi nhỏ đi học tiểu học ở trường Phú Cường 2 (bây giờ là Nguyễn Du) Sakura có rất nhiều kỉ niệm thời thơ ấu ở bd. :(

Sakura có chụp được một tấm hình của chiếc xe ngựa cuối cùng ở bd nhưng kô biết cách nào post lên đây. Bạn nào có thể chỉ dùm kô? thank you.

Giamchua: Vậy bạn có bao giờ thăm lại quê cha đất tổ của mình chưa? Sakura tin rằng rồi bạn cũng sẻ có tình cảm đặc biệt với bd như LT và Sakura vây.
User avatar
sakuraoka
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $348
Posts: 171
Joined: 15 Sep 2006
Location: Cát Bụi
 
 

Postby Lang Tu » 20 Nov 2006

Sakuraoka thân mến, nghe bạn nói mà mình thấy hồi hộp.... có khi nào bạn là một trong những người bạn cùng học của LT không?... Nhà ở chùa Bà thì 10 nhà LT quen cũng 5, 6... còn trường Phú Cường 2 là ngôi trường LT học suốt 9 năm... Trước đây nhà Ba Mẹ LT ở đường Võ Tánh gần chợ đó, bây giờ chuyển sang phường khác, nhưng vẫn là Thị xã...

Sakura ra nước ngoài tự bao giờ? bây giờ còn ai thân thuộc ở Thị xã không?.... và Sakura hiện giờ đang về VN phải không?
Image
User avatar
Lang Tu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $55,517
Posts: 3575
Joined: 15 Feb 2006
Location: Xa xôi
 
 

Next

Return to Dẫn Người Đẹp Đi Chơi



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 11 guests