[VN - Kiên Giang] Lăng Mạc Cửu

Ăn và chơi là hai thú trong đời, nếu wí Mít biết chỗ nào để đi chơi thì xin dzô đây chia sẻ

Moderators: giamchua, A Mít

[VN - Kiên Giang] Lăng Mạc Cửu

Postby giamchua » 19 Sep 2006

Về Hà Tiên thăm Lăng Mạc Cửu

Mạc Cửu người Quảng Đông (Trung Quốc), vì bất phục tòng nhà Thanh nên cùng đoàn tùy tùng xuống thuyền vượt biển vào Nam, ghé qua nhiều nơi, sau cùng lui về vùng đất Hà Tiên chiêu tập lưu dân khai thác nông nghiệp và đón khách thương hồ. Khi Chúa Nguyễn ở Đàng Trong mở rộng thế lực đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Mạc Cửu liền dâng biểu xưng thần và được Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận, phong cho chức “Tổng binh trấn Hà Tiên”. Sau khi qua đời, Mạc Cửu được nhà Nguyễn truy tặng “Khai trấn thượng trụ quốc, Đại tướng quân Vũ nghị công”.


[center]Image
Cổng vào đền thờ họ Mạc[/center]

Sự nghiệp của Mạc Cửu còn nối tiếp đến đời con ông là Mạc Thiên Tích, người đã thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các nổi tiếng với “Hà Tiên thập vịnh”. Đáng tiếc là hầu hết những danh thắng được tao đàn xưng tụng đều đã đổi thay, duy chỉ có “Bình San diệp thúy”, nơi an nghỉ của dòng họ Mạc là còn giữ được cái hồn của “Hà Tiên thập vịnh”.

Từ thị xã Hà Tiên đến Ao Sen chừng 800 mét là tới chân núi Bình San, còn gọi là núi Lăng vì trên núi có lăng mộ Mạc Cửu, các vị phu nhân, con cháu và tướng lĩnh của họ Mạc. Bình San là một ngọn núi tuy không cao nhưng giống như một bức bình phong che chở cho thị xã. Thuở xưa, Mạc Thiên Tích, con của Mạc Cửu, đã cho đào dưới chân núi một cái ao lớn hình bán nguyệt để trồng sen và lấy nước cho dân dùng, gọi là “Bán Nguyệt liên trì”, dân dã gọi là Ao Sen. Thời Pháp thuộc, đào thêm hai ao bên cạnh, về sau ao được nới liền để chứa nước phục vụ nhu cầu mùa nắng cho dân địa phương.

Từ chân núi đi lên một đỗi, trước mắt chúng ta là cổng đền thờ họ Mạc, có hai câu liễn đối bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban tặng họ Mạc:

Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng
Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh
(Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ
Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu

Trương Minh Đạt dịch)

Bên trong cổng là một khoảng sân rộng cùng nhiều cây xanh quanh năm xào xạc tạo cho không gian lăng mộ lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc. Đối diện cổng là đền thờ Mạc Cửu, cột vuông, có hoành phi và liễn đối. Tuy công trình đã khởi xây từ thế kỷ 18 nhưng nhờ bảo quản tốt và trải qua nhiều lần trùng tu nên các hoa văn, họa tiết ở một số hiện vật vẫn còn sắc sảo. Trước đền có một cặp sư tử đá trông uy nghi dù đã bị thời gian và mưa gió bào mòn ít nhiều. Tại chánh điện đền có một biển thờ đề bốn chữ “Khai trấn trụ quốc” là lời tuyên dương của nhà Nguyễn trước công đức mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc. Trên vách đền có ghi lại những bài thơ trong “Hà Tiên thập vịnh” của Mạc Thiên Tích.


[center]Image
Mộ Mạc Cửu trên núi Bình San[/center]

Cả lăng và đền thờ Mạc Cửu đều do Mạc Thiên Tích thiết kế, xây dựng từ năm 1735 đến năm 1739. Theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu thì lăng mộ Mạc Cửu được bố trí theo thuật phong thủy. Mặt tiền đền quay về hướng Đông, nơi có núi Tô Châu với dòng lưu thủy Đông Hồ; lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi; bên trái là núi Bát Giác; bên phải là Đại Kim Dự.

Phần lăng mộ Mạc Cửu nằm giữa những bức tường kiên cố, các bậc thềm đều cẩn đá xanh, có tảng dài đến ba mét, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang tặng. Ngôi mộ lớn nhứt của Mạc Cửu có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, núm mộ có hình dáng như một con trâu nằm (thế tọa ngưu). Hai bên mộ trước kia có hai tượng tướng sĩ oai phong cầm gươm đứng hầu, chạm trổ tinh vi. Khu mộ rất kiên cố nên dù đã trải qua ba thế kỷ nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu, chỉ đáng tiếc là hai bức tượng bằng đá xanh đã bị trộm được thay bằng tượng xi măng.

Lần theo các lối mòn và những bậc thềm rêu phong là đến mộ phần của gia đình và tướng tá dòng họ Mạc. Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tích (trái) và mộ Mạc Tử Hoàng (phải) rồi đến mộ Mạc Thiên Tích (cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn).

Tương truyền, xưa kia trên đỉnh Bình San còn có nền Xã Tắc là nơi Mạc Thiên Tích thường đến tế chiến sĩ trận vong và nền Xuyên Sơn là nơi làm lễ tế trời đất hằng năm vào ngày mùng chín tháng Giêng âm lịch. Đi vòng theo chân núi chừng 3 cây số sẽ gặp một ngôi chùa do Mạc Thiên Tích xây cho nàng thứ thiếp là Phù Cừ tu hành. Đó là chùa Phù Dung.

Trước năm 1975, cảnh quan Bình San còn hoang sơ, cây cối um tùm không được khang trang đẹp đẽ như bây giờ, nhưng lúc đó trước lăng Mạc Cửu có một cây mai bạch to lớn nổi tiếng khắp vùng, nhứt là mùa trổ bông, hương mai thoang thoảng giúp cho mọi người cảm thấy lâng lâng, sảng khoái. Đó là Nam mai , còn gọi là mai mù u. Trên thân cây có treo tấm bảng “Cây mai được đưa từ Quảng Tây qua trồng vào năm 1720”. Nhà thơ Đông Hồ đã từng đem hoa mai nầy ướp trà đãi khách quí ở Sài Gòn. Hiện nay cây mai nầy đã mất dấu tích nhưng trên núi Bình San vẫn còn rải rác nhiều cây mai con.

Bài, ảnh: HOÀI PHƯƠNG



--------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:

- “Nhận thức mới về Hà Tiên” của Trương Minh Đạt, xuất bản năm 2001.
- “Việt Nam gấm vóc” của Phan Xuân Hòa, xuất bản năm 1959.
- “Hà Tiên thập cảnh” của Đông Hồ - Mộng Tuyết, xuất bản năm 1996.
- “Non nước Hà Tiên” của Trịnh Bửu Hoài, xuất bản năm 2004.
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: Minh Chau, Rentonly, co don, dangkim

Postby Minh Chau » 19 Sep 2006

G làm MC nhớ bài Nhạc Hà Tiên ơi.... :tt:
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 


Return to Dẫn Người Đẹp Đi Chơi



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 36 guests