[Việt Nam] - Phan Thiết

Ăn và chơi là hai thú trong đời, nếu wí Mít biết chỗ nào để đi chơi thì xin dzô đây chia sẻ

Moderators: giamchua, A Mít

[Việt Nam] - Phan Thiết

Postby Minh Chau » 24 Aug 2006

[center]Phan Thiết


Thành phố Phan Thiết là thủ phủ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng đông, và nằm ở phía nam của vịnh Cam Ranh. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.

Image

Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.

• Phía đông giáp biển Đông.

• Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.

• Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.

• Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.

Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn:

• Phía nam sông: khu thương mại.
• Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự

Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:

• Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty: diện tích chiếm 11,7% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc nhỏ (0-3°).

• Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: chiếm 85,6% tổng diện tích tự nhiên. Có địa hình tương đối cao, độ dốc (8-15°), số ít nơi 25-30°.

• Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm, chiếm 2,2% tổng diện tích tự nhiên

• Năm 1976, Phan Thiết trở thành tỉnh lỵ của Tỉnh Thuận Hải [1] (cũ).
• Năm 1992, tiếp tục là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận mới được chia tách từ tỉnh Thuận Hải.

• Năm 1999, Phan Thiết được chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận - tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận.

Tuy là thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang

Image


Du lịch

Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.

Chỉ mất không đầy 30 phút ngồi xe từ trung tâm thành phố Phan Thiết sẽ đến được khu du lịch Mũi Né.



Danh lam thắng cảnh - Di tích lịch sử



Tháp nước Phan Thiết

Tháp nước là biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Tháp nước được khởi công xây dựng vào cuôí năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, do kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông (Lào) thiết kế, do nhà thầu Ưng Du đảm trách. Có những chữ "U.E.PT" (viết tắt của "Usine Des Eaux de Phan Thiet") được kiến trúc bằng các mãnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước

Image

Mũi Né

Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết. Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết.


Image

Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ mênh mông như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo ẩn mình dưới bóng dừa râm mát, bỗng chỉ trong vài năm gần đây Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort. Theo ước tính, Mũi Né chiếm hơn 70% số lượng resort của Việt Nam và nghiễm nhiên trở thành "thủ đô resort"

Image


Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu - huyết lộ duy nhất này được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.

Image


Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam. Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu trắng của cát, màu vàng óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách.

Image




Hòn Rơm


Hòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.

Ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng vẻ khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm.

Thắng cảnh

Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một "tiểu khu" du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng, hoặc chiều tà, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn, nhìn trăng lên với ánh sáng vằng vặc, lung linh và trữ tình. Tại khu vực này, tổ chức lửa trại rất tốt.



Suối Tiên

Suối Tiên là một khe nước nhỏ ngay cạnh Hòn Rơm, thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, khu vực này được du khách đặt cho là Bồng Lai Tiên Cảnh.

Trước đây, khe nước nhỏ này còn có tên dọi là Suối Tre. Người Phan Thiết cũng ít ai biết Suối Tre vì nó nằm khuất sau những đồi cát cháy nắng.

Không gian tại đây đỏ rực bởi màu cát và nằm cách bãi biển không xa lắm. Có hàng nghìn nhũ cát lô nhô chĩa thẳng lên trời như đỉnh tháp. Cát bị mưa gió bào mòn nên có nhiều hình thù kỳ lạ, nhưng cứng như đá. Từ trên cao nhìn xuống vào lúc chiều tối, khu vực này giống như một vùng lâu đài thành quách bị lãng quên. Giữa những đỉnh nhọn có những khe, hẻm nhỏ để người ưa thám hiểm leo trèo nhưng lối nào cũng hẹp chỉ đủ một bàn chân.


Tháp Chăm Pôshanư

Pôshanư là một nhóm di tích đền tháp Chăm quý giá còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc

Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Pôshanư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.


Bãi biển Đồi Dương



Đồi cát Mũi Né

Phụ thêm phần Lịch Sử

Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính.

Thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Pôshanư. Công chúa Pôshanư (con vua ParaChanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý.

Năm 1992-1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại nơi này đã phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ 15. Từ đây tháp có tên gọi là Pôshanư.

Từ năm 1990 đến năm 2000, di tích được chính quyền tỉnh Bình Thuận tu bổ, tôn tạo.

Năm 1991, di tích này Nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Trường Dục Thanh

Dục Thanh là một ngôi trường ở thành phố Phan Thiết mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó.

Trường Dục Thanh do Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (hai con của nhà văn nhà thơ Nguyễn Thông) thành lập, để hưởng ứng cho phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng.

Trường được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) do nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Năm 1910, Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường Dục Thanh. Trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn : Hán văn, Pháp văn, thể dục... Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, ông còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, ông dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.

Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn.

Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường bị đóng cửa vào năm 1912.

Lầu Ông Hoàng

Vạn Thủy Tú Vạn

Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Ðức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Các Vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Ðông. Khi mới xây dựng xong, cửa Vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.

Vạn Thủy Tú là một trong những Vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận Bên trong Vạn có nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của Ðại hồng chung.

Vạn Thủy Tú cũng là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng bởi vì trước đây, trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá Voi cứu nạn trên biển.

Có tất cả 24 sắc phong của các đời vua : Thiệu Trị, Tự Ðức, Ðồng Khánh, Duy Tân, Khải Ðịnh, (riêng Vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây là điều hiếm thấy so với các di tích khác).

Trong khuôn viên có một vùng đất rộng dùng để mai táng cá Ông mỗi khi ông "lụy" và dạt từ biển vào. Phải ba năm sau khi mai tángmới được thương cốt, nhập tẩm. Theo phong tục, ngư dân nào trông thấy "Ông" trước là người đó được làm "con trưởng" của Ngài, và người này có nhiệm vụ lo làm đám tang chu đáo, để tang sau 3 năm mới hết hạn... Ðiều này cho thấy những phong tục, cử chỉ của ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan hệ giữa người với người.

Vạn Thủy Tú từ ngày xưa đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số đó có niên đại từ 100 - 150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm.
Năm 1996, Vạn Thủy Tú đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.


Hải đăng Khe Gà

đăng Khe Gà nằm trên một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà. Hòn đảo này rộng 5 ha với hàng trăm cụm đá hoa cương vàng rực muôn hình muôn vẻ và hàng trăm cây sứ đại thụ.

Mũi đất này còn được người dân địa phương gọi là Mũi Điện do ngọn hải đăng ở đây phát sáng bằng năng lượng điện. Tuy nhiên, cái tên Mũi Điện cũng được dùng ở nhiều ngọn hải đăng khác như Đại Lãnh (Nha Trang), Bãi Môn (Phú Yên)...

Hiện nay, hòn đảo Khe Gà và ngọn Hải đăng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến tham quan tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Khe Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo.

Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn Hải đăng Khe Gà. Trong thời gian xây dựng hải đăng, có rất nhiều người chết do tai nạn. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa yên nghỉ của những người đã chết khi xây dựng công trình này.

Bên trong hải đăng có 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến đỉnh Hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Tất cả đều được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện. Với quy mô này, Hải đăng Khe Gà hiện là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung.


23. Đình làng Đứ Chùa Ông (tức Quan Đế Miếu) là ngôi chùa cổ nhất và có quy mô lớn nhất của người Hoa ở Bình Thuận, nằm tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiếtc Thắng
Trên thanh xà cò nóc chính diện có khắc dòng chữ Hán "Thiên kiến Canh Dần niên trọng đông kiết tạo", có nghĩa là "Chùa được thiết lập vào tháng 11 năm Canh Dần" (1770).
Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa này có lối kiến trúc và trang trí nghệ thuật đặc trưng của người Hoa:
• Các dãy nhà nối tiếp nhau tạo nên hình chữ Kim
• Hệ thống cột, vĩ kèo chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ, có phần giống kĩ thuật chạm khắc trong các ngôi đình chùa của người Việt
• Các cột chính đều treo câu đối được chạm khắc, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy
• Bên trong có những bức tranh chạm gỗ miêu tả các điển tích xưa của người Hoa có niên đại thế kỷ 18. Nhiều bức hoành lớn được chuyển từ Trung Hoa sang ở thế kỷ 19.
Chùa Ông hiện nay còn lưu giữ nhiều chiếc chuông cổ có giá trị về lịch sử và nghệ thuật, phần lớn được đúc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và được chuyển sang từ triều đại nhà Thanh. Kiểu cách và vật liệu giống Đại hồng chung của người Việt nhưng được trang trí phức tạp và rườm rà hơn trên thân chuông. Chùa Ông là một trong những ngôi chùa có vườn chùa đẹp

Đình làng Đức Nghĩa

Đình làng Đức Nghĩa là một ngôi đình cổ nằm ở phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Đình được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 19, nằm ở vị trí gần đình làng Đức Thắng. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan về phong thổ địa lý nên dân làng dời đình lên động cát làng Thành Đức (làng Thành Đức nhập với vạn Nam Nghĩa thành làng Đức Nghĩa). Đình xây dựng trên động cát cao, phía trước có ao sen lớn.

Đình làng Đức Nghĩa có dạng kiến trúc giống như Đình làng Đức thắng, ví dụ như cổ lầu là nơi tập trung phần trang trí nghệ thuật đặc sắc nhất trong tổng thể đình làng. Ở đây nghệ nhân xưa đã dùng nghệ thuật ghép mảnh sứ, sành để tạo nên hình tượng Tứ Linh, những phần dưới của mái hạ, các bờ nóc, bờ quyết cũng được trang trí nghệ thuật làm ngôi đình vừa cổ kính vừa trang nghiêm.

Trang trí:
Nội thất: ở phần trang trí nghệ thuật chạm khắc bên trong Đình chính với hệ thống bao lam bằng gỗ, như bức rèm nhủ xuống các khám thờ bởi những dây leo, hoa lá, chim muông người thợ xưa chạm khắc. Nghệ thuật trang trí Đình làng Đức Nghĩa cả ngoại thất và nội thất phối hợp với nhau tạo nên những đường nét kiến trúc cổ hài hoà và đạt đến đỉnh cao so với một số ngôi đình trong thời kỳ này.

Đình còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm. Trong đó có đề cập đến ruộng đất của làng, đến lịch sử nguồn gốc dân cư ở làng. Quan trọng nhất trong số đó là 13 sắc phong của các đời vua Triều Nguyễn ban tặng cho Thành Hoàng làng cùng các vị thần khác, kể cả nữ Thần Thiên YAna Diễn Ngọc Phi của người Chăm.



Đình làng Đức Thắng là một ngôi đình cổ nằm tại phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Đình này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, khi đó chỉ là một nhà tranh vách đất để nhân dân làm nơi thờ Thành Hoàng làng và hội đồng kỳ mục hội họp. Năm Ðinh Mùi (1811), khi đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu và tiền bạc thì nhân dân khởi công xây dựng mới ngôi đình trên nền ngôi đình cũ. Nhưng vì đây là ngôi đình có quy mô lớn nhất lúc bấy giờ ở Phan Thiết nên mãi đến năm 1847 thì công việc xây dựng mới hoàn chỉnh, kể cả các công trình phụ. Có tài liệu ở đình Ðức Thắng ghi: việc xây dựng đình làng Ðức Thắng từ năm Tân Sửu đến Ðinh Mùi

Xét về tổng thể kiến trúc, đình làng Ðức Thắng là ngôi đình có quy mô đồ sộ vào bậc nhất thời bấy giờ, là một trong những ngôi đình cổ của Việt Nam. Ðình Ðức Thắng xây dựng theo lối kiến trúc dân gian Tứ trụ tức là dùng bốn cây cột đình lớn làm cột chính, từ đây toả ra và liên kết với hết thảy các kết cấu kiến trúc bằng gỗ khác. Các công trình của đình chính, nhà võ ca, nhà thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền hợp thành một tổng thể kiến trúc rộng lớn và liên kết chặt chẽ với nhau.

Nội thất: được bài trí nhiều khám thờ, hai bên treo các câu liễn, bên trên đặt những tấm hoành, dọc theo khám thờ nhiều bao lam gỗ được nghệ nhân xưa dùng kỹ thuật chạm lộng để thể hiện đề tài, tạo nên nhiều hình tượng, phong cảnh thiên nhiên sinh động. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ này phần lớn có niên đại từ thời các vua Triều Nguyễn. Ðình làng Ðức Thắng hiện còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua Triều Nguyễn ban tặng, đến nay còn rất tốt.

Ngoại thất: được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật được chặm khắc bằng kỹ thuật đắp nổi và ghép mảnh sành phù hợp với tín ngưỡng dân gian ở địa phương. Các tác phẩm trang trí nghệ thuật này miêu tả cảnh thiên nhiên, muông thú và các điển tích xưa


Chùa Ông (Quan Đế Miếu)


Chùa cổ Liên Trì

Mộ Nguyễn Thông

Nguyễn Thông (28 tháng 5 năm 1827 – 7 tháng 7 năm 1884) là một nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn ở miền Nam Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19.



Tiểu sử

Nguyễn Thông tự là Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu là Độn Am, sinh ngày 28 tháng 5 năm 1827 tại làng Bình Thạnh, tổng Thạch Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định.

Thời trẻ, ông theo học trường của thầy Võ Trường Toản tại Gia Định. Nǎm 1849 ông đỗ cử nhân, được bổ nhiệm làm Huấn đạo tại Phú Phong (An Giang). Nǎm 1856 ông tham gia biên soạn bộ "Khâm Định nhân sự kim giám".

Năm 1859, khi Pháp xâm chiếm miền Đông Nam Kỳ, ông xin tòng quân và làm tham mưu cho Tôn Thất Hiệp. Năm 1862, ông trở về Vĩnh Long giữ chức Đốc học, dưới quyền Phan Thanh Giản. Thời gian này, ông đã cho xây dựng lại văn miếu Vĩnh Long và đồng thời liên lạc chặt chẽ với các tổ chức chống Pháp khắp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ trong đó có Trương Công Định. Cùng trong thời gian này, ông cùng các bạn đồng môn đã tổ chức di dời mộ phần của thầy Võ Trường Toản từ Chí Hòa về Ba Tri (Bến Tre) vì không muốn để cho thực dân Pháp làm ô uế.

Năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng bị thực dân Pháp xâm chiếm, ông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác với giặc nên chạy ra tị địa tại Bình Thuận. Đây chính là vùng đất mà sau này Nguyễn Thông đã gắn bó những ngày cuối đời.

Năm 1867, Nguyễn Thông đuợc cử làm Án sát Khánh Hòa rồi Quảng Ngãi. Thời gian này ông dâng sớ lên triều đình, để biện bạch cho Phan Thanh Giản, đồng thời dâng bốn bản điều trần về kế sách hưng thịnh quốc gia cho vua Tự Đức. Tuy nhiên, tất cả đều không được chấp nhận vì sự gièm pha của các đại thần hủ bại trong triều.

Năm 1870, ông đổi về hình bộ và thăng Bố chính Quảng Ngãi và ông đã tích cực thi hành những biện pháp để bài trừ nạn tham ô, hà hiếp dân chúng của bọn cường hào ác bá địa phương. Việc làm này của ông đã đụng chạm tới quyền lợi của một số đại thần trong triều, vì vậy không lâu sau ông bị cách chức, tống giam và xử trượng, sau nhờ dân chúng kêu oan tới vua mới được giải tội.

Sau khi được tha, ông về ở ẩn dưỡng bệnh tại Sơn Trung (Bình Thuận), kết bạn cùng các thân hào trí thức địa phương, đồng thời thực hiện các hoạt động khai khẩn. Năm 1876, ông lại được triệu về kinh, giữ chức Tu nghiệp Quốc Tử Giám. Thời gian này ông cùng với các quan trong triều như Bùi Ước, Hoàng Duy Tân khảo duyệt bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.

Năm 1877, triều đình chấp thuận kế hoạch khai hoang vùng La Ngư, Ba Dầu (Bình Tuy) ngày nay nên cử ông về làm Doanh điền sứ Bình Thuận. Năm 1880, ông cùng bạn bè, đồng chí lập Đồng Châu Xã, khuyến khích dân địa phương phát triển nghề nông và ra sức giáo dục lớp tuổi trẻ.

Ông mất ngày 7 tháng 7 năm 1884 (tức ngày 27 tháng 8 năm Giáp Thân), thọ 57 tuổi[1]. Mộ phần của ông đặt ở đồi Ngọc Lâm, sát chân núi Ngọc Sơn, đối diện với Tháp Chăm Pôshanư, Lầu ông Hoàng và Bửu Sơn Tự thuộc phường Phú Hài, trên con đường từ Phan Thiết đi Mũi Né.

Ông kết hôn với bà Ngô Thị Thuý A, cháu cố của Ngô Nhân Tịnh (đồng môn của trường Võ Trường Toản, sinh hạ được hai người con trai là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh; và ba người con gái. Ngoài ra, ông còn có một người con trai và một người con gái với người vợ kế. Người con trai lớn Nguyễn Trọng Lội là một chí sĩ của phong trào Đông kinh Nghĩa thục, người có công thành lập Công ty sản xuất nước mắm Liên Thành và ngôi trường Dục Thanh, nơi có gian nhà Ngọa Du Sào mà Nguyễn Thông đã sống những ngày cuối đời. Nguyễn Tất Thành cũng đã từng dạy học tại ngôi trường này trong một thời gia
Các tác phẩm chínhn ngắn.

Khâm Định nhân sự kim giám

Dương Chính Lục

Việt sử thông giám cương mục khảo lược

Kỳ xuyên thi sao

Kỳ xuyên văn sao

Ngọa du sào tập

Theo "Đại Nam Chính Biên liệt truyện", thành ngữ điển tích của Trịnh văn Thành, Tự điển văn học và bài viết của Bùi văn Tụng, dựa theo tư liệu gia tộc do cháu nội Nguyễn Thông là bác sĩ Nguyễn Quý Phầu đăng trong Tập San Sử Địa năm 1966, thì ông sinh năm 1827 và mất tại Phan Thiết năm 1894, thọ 64 tuổi.

[/center]
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Minh Chau từ: Saigonian, MuaThuDuoiMua, just4fun_770, Rentonly, NgÆ°Æ¡i vien xu, giamchua, etvane

Postby Minh Chau » 28 Aug 2006

Các bạn nếu ai có thêm hình về Phan Thiết thì xin giúp MC bổ túc thêm nhá. Cám ơn trước. :tt:
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 

Postby VienDong » 17 Sep 2006

Đẹp nhất Phan thiết hình như là Mũi Né.
Buồn buồn sợi nhỏ đan chồng

Một màng giăng kín bồng bềnh tâm tư
......
VienDong
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $411
Posts: 224
Joined: 06 Sep 2006
Location: Nơ Xa Lắm
 
 


Return to Dẫn Người Đẹp Đi Chơi



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 34 guests