[Trung Quốc] Thắng Cảnh Tô Châu

Ăn và chơi là hai thú trong đời, nếu wí Mít biết chỗ nào để đi chơi thì xin dzô đây chia sẻ

Moderators: giamchua, A Mít

[Trung Quốc] Thắng Cảnh Tô Châu

Postby YaHuy » 04 Aug 2006

Những loạt bài giới thiệu về thắng cảnh Trung Quốc trích từ bài viết của Tuệ Viên Vũ Đoàn trong "Phóng Sự Hành Hương Trung Quốc"
** Hình sẽ bổ túc sau, vì bài viết không có sẵn hình. Hoặc nếu bạn nào có hình thì đăng vô giùm YH đi nhe, khỏi mắc công YH đi tìm :tt:


1. Cuộc viếng thăm thị trấn Tô Châu (Suzhou)

Phái đoàn hành hương chúng tôi gồm 12 người, dưới sự hướng dẫn của Hoà Thượng Thích Thanh Ðạm, trụ trì Chùa Giác Hoàng Washington D.C. - USA

Khởi hành ngày 12/10/1998 từ Hoa Kỳ phái đoàn chúng tôi tới thành phố Thượng Hải vào lúc 6 giờ tối ngày 13/10/1998, chúng tôi ngủ tại khách sạn Galaxy và sáng sớm hôm sau thì được hướng dẫn đi thăm thị trấn Tô Châu bằng xe bus.

Tô Châu (Suzhou):

Thị trấn Tô Châu cách thành phố Thượng Hải chừng 60 cây số về hướng tây. Tại đây, chúng tôi được lần lượt hướng dẫn đi xem Ðồi Hổ Khâu (Tiger Hill), Chùa Hàn Sơn (Hàn Sơn Tự ), vườn nhà họ Lưu (Lưu Viên), cầu Ngô Kiều và cổng thành cổ Cô Tô.

Ðồi Hổ Khâu (Tiger Hill):

Theo truyền thuyết, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (năm 770-476 trước Công Nguyên) nơi đây là nước Ngô. Sau khi một ông vua nhà Ngô chôn cất vua cha tại ngọn đồi này thì ba ngày sau có con hổ trắng xuất hiện nên người ta gọi nơi đây là Ðồi Hổ Khâu.

Trong phạm vi đồi có một di tích mà người ta gọi là giếng rửa mắt. Giếng này có lịch sử là vào thời nhà Lương (năm 502 TL) có một vị sư trụ trì ở ngôi chùa gần đây, hàng ngày vị đó đi gánh nước từ sông lên chùa, một hôm vị đó đánh đổ thùng nước và thấy vết nước thấm sâu, vị đó liền đào giếng ở chỗ đó, và cứ tiếp tục đào sâu thì tìm thấy mạch nước rất trong và tốt, những người dân chúng quanh vùng dùng nuớc giếng rửa mắt thì sáng ra.

Ngay gần đó, còn có di tích vết thử kiếm của vua Hạp Lư. Vào thời Xuân Thu, vua nhà Ngô là Hạp Lư cho triệu người thợ rèn kiếm nổi tiếng là Can Tương và ra lệnh cho ông này rèn cho mình một thanh kiếm tốt, chém đá như bùn. Ông thợ Can Tương luyện kiếm, nấu sắt mãi không chảy. Về sau người vợ là Mạc Gia phải khấn cầu, cắt tóc và móng tay bỏ vào lò, đồng thời cả hai phải cắt ngón tay cho nhỏ máu của mình vào lò mới nấu chảy được sắt, và luyện được một cặp kiếm. Ông Can Tương biết tính tàn ác và đố kỵ của vua Hạp Lư, nếu dâng kiếm tốt thì thế nào cũng bị giết nên ông luyện ra một cặp kiếm, cây hùng (kiếm trống) mang tên là Can Tương và cây thư (kiếm mái) mang tên Mạc Gia. Ông dặn vợ cất cây kiếm thư đi, và nếu ông bị giết thì sẽ tặng cho người khác để trả thù cho ông. Sau đó ông mang thanh kiếm hùng đi dâng vua. Quả nhiên, Vua Hạp Lư thử kiếm chém xuống đá một nhát, chặt tảng đá ra làm hai, và khen là kiếm tốt, nhưng nhà vua sợ người thợ sẽ luyện kiếm tốt cho người khác hay là kẻ thù, nhà vua liền hô quân sĩ mang Can Tương đi chém đầu. Chỗ có tảng đá dài bị chặt đôi ra mà chúng tôi được xem ở đồi Hổ Khâu là nơi thử kiếm của vua Hạp Lư ngày xưa.

Tiến sâu vào trong, người ta thấy gần nơi cái ao nhỏ có di tích Thiên Nhân Thạch (người ta gọi là tảng đá gật đầu). Tục truyền rằng ngày xưa có một vị sư đệ tử của nhà sư La Thập, giảng kinh rất giỏi. Một hôm vị đó giảng kinh Niết Bàn ở đồi Hổ Khâu này, giảng xong vị đó hỏi cử tọa lời mình giảng có phù hợp với ý Phật dạy không, thì lạ thay ngay cả mấy hòn đá chung quanh cũng gật đầu. Tại nước ta, trong chuyện Quan Âm Thị Kính đã có câu như sau:

"Nhấp nhô đá cũng xếp quanh gật đầu"

Ðó là từ điển tích "đá gật đầu" ở đồi Hổ Khâu này.

Phía sau Hổ Khâu có một cái tháp làm từ thời nhà Bắc Ngụy (sau nhà Hán). Tháp bị nghiêng đi một góc độ.

Kế đó phái đoàn lại được dẫn xem Khu vườn nhà họ Lưu (Lưu Viên).

Lưu Viên

Nơi đây là một khu vườn lớn của một vị phú hộ họ Lưu thời nhà Minh, ông xây cất khu vườn rất công phu, có những nhà nghỉ ngơi tiếp khách riêng từng mùa trong năm, khu nghỉ mùa đông, khu nghỉ mùa hạ. Trong khu vườn có rất nhiều giả sơn, và hồ sen lớn, cầu nhỏ bắc qua hồ. Trong các nhà nghỉ còn trưng bầy các bàn ghế cổ làm bằng gỗ quý, trên tường có treo những tranh cổ và những liễn đề thơ giá trị.

Sau khi bữa ăn trưa, chúng tôi được hướng dẫn đi xem ngay bên cạnh tiệm ăn, một xưởng thêu. Viên giám đốc giảng cho chúng tôi những kỹ thuật thêu rất công phu của xưởng này. Một người thợ phải có kinh nghiệm hàng 15 năm mới có thể thêu những bức thêu đẹp. Họ thêu bằng những sợi chỉ nhỏ đủ mầu, kể cả dùng tóc để thêu những thân con ngựa. Ngoài ra, chúng tôi còn được xem những tác phẩm tuyệt nghệ về ngành thêu, như những bức thêu tranh nổi, nhìn vào tranh con mèo mà thêu nổi lên như con mèo thật, hoặc những tấm vải thêu đặt trên khung quay, tấm vải này được thêu hai mặt, nghĩa là mặt trước thêu một đề tài, mặt sau thêu đề tài khác, cùng vào một miếng vải. Những bức thêu tuyệt tác này rất đắt cỡ từ 3 đến 5 ngàn dollars.

Kế đó chúng tôi được đưa đi thăm Hàn Sơn Tự, cách thị trấn Tô Châu chừng 6, 7 cây số.

Hàn Sơn Tự

Ngôi chùa này nằm bên bờ con sông đào, rất có thể là một nhánh của Ðại Vận Hà. Phía trước cửa chùa có một cây cầu đá bắc qua sông, nhưng đó không phải là Phong Kiều. Toàn bộ kiến trúc của chùa tương đối mới, người hướng dẫn cho biết ngôi chùa cũ đã bị phá hủy rất nhiều trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Ngôi chánh điện cũng kiến tạo bình thường như các ngôi chùa lớn ở Trung Hoa, không có vẻ gì đặc biệt cả.

Tại sao ngôi chùa lại có tên Hàn Sơn?

Theo "Cao Tăng Truyện", thời Trinh Quán (790 TL) nhà Ðường, có sư Phong Can ở Chùa Quốc Thanh đi vân du vừa gặp lúc ngài Lư Khâu Dẫn đến trấn trị Ðài Sơn. Lư Khâu Dẫn hỏi sư rằng:

- Ở đây có người hiền không?

Sư trả lời:

- Có Hàn Sơn Văn Thù và Thập Ðắc Phổ Hiền, hình dáng như người nghèo, lại tựa như người cuồng.

Khi Lư Khâu dẫn tới trị nhậm, vào chùa thấy hai người, bèn cúi đầu chào. Hai người nói:

- Phong Can nhiễu sự!

Ðoạn dắt tay nhau đi mất.

Khi tìm di vật của họ thì chỉ tìm đuợc những bài kệ của hai vị, sau Lư Khâu Dẫn sưu tập các bài kệ thành ra hai quyển Hàn Sơn thi tập và Phong Can Thập Ðắc thi tập. Tương truyền, hai vị Hàn Sơn và Thập Ðắc về sau tu tại ngôi chùa ở Phong Kiều cách huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, nên người ta gọi chùa này là Chùa Hàn Sơn.

Ngày nay trong khuôn viên Chùa Hàn Sơn có riêng một ngôi điện thờ hai vị sư Hàn Sơn và Thập Ðắc. Theo lời của người hướng dẫn viên du lịch thì các cặp thanh niên nam nữ ở địa phương sắp lấy nhau thường đến đây lễ bái để cầu mong được ban những phước lành hầu có hạnh phúc bền lâu. Tầng trên của điện thờ là tàng kinh các (nơi chứa kinh sách), và tầng trên nữa thì có thờ Tôn Hành Giả (tức Tôn Ngộ Không).

Bên trái Chùa có một ngôi tháp cao, kiến trúc tương đối mới. Hằng năm vào đêm trừ tịch (30 Tết), dân chúng vùng Tô Châu thường đến khuôn viên Chùa, duới chân tháp chuông, làm lễ giao thừa, và nhà chùa sẽ thỉnh 108 tiếng chuông để cầu xin Phật Tổ ban cho bá tánh những phước lành. (Phải chăng phong tục đánh chuông chùa nửa đêm này có liên quan đến bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế ?)

Chùa Hàn Sơn này được nhiều người biết đến là nhờ vào bài Đường thi tuyệt tác Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế. Bài thơ đó đã được truyền tụng cả ngàn năm, và hầu hết các học trò của Trung Hoa đều phải học thuộc lòng bài này. Bài thơ đó như sau:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Cụ Trần trọng Kim đã dịch bài thơ đó theo thể lục bát như sau :

Quạ kêu trăng lặn sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

Theo truyền thuyết thì nhà thơ Trương Kế chỉ là một thí sinh hỏng thi, khi đi về đến bến Phong Kiều, nhìn thấy cảnh đẹp Cô Tô, nửa đêm nằm trong khoang thuyền nên tức cảnh làm ra hai câu đầu, khi còn đang bí về các câu kế tiếp thì chợt nghe tiếng chuông Chùa Hàn Sơn nên bật ra ý thơ và làm ra hai câu kế tiếp. Bốn câu thơ trở nên một bài Đường thi tuyệt tác truyền tụng cho đến ngày nay.

Nhưng người ta tự hỏi, thường thường thì các chùa chỉ có đánh chuông thu không vào lúc mặt trời lặn mà thôi, không hề có tục đánh chuông nửa đêm để làm mất giấc ngủ thiên hạ như vậy. Nhiều người muốn tìm hiểu tại sao chùa Hàn San lại đánh chuông nửa đêm. Vì vậy, người ta lại có một truyền thuyết khác khá vui về bài Đường thi này.

Một đêm trăng kia, sư cụ trụ trì chùa Hàn San cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ :

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung.

Thao thức mãi trong phòng, sư trụ trì cứ ngâm đi ngâm lại hai câu mà không nghĩ ra câu tiếp. Chú sa di theo hầu sư trụ trì cũng khá văn chương, chú quạt hầu thầy lâu quá, bèn xin phép ra ngoài đi tiểu. Ở bên ngoài, ánh trăng chiếu xuống một vũng nước in rõ hình trăng tròn. Chú sa di đi tiểu xuống vũng nước làm hình ánh trăng tròn rung rinh bể ra làm nhiều mảnh. Tự nhiên, chú nảy ra ý của hai câu:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để bán phù không.

Chú chạy vào thưa lên sư cụ trụ trì hai câu thơ của mình. Quả nhiên hai câu thơ của sư cụ ghép vào hai câu thơ của chú sa di thì thật là một bài thơ tuyệt tác. Ôâng Trần Trọng San đã dịch bài thơ như sau:

Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ,
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời
Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không

Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ lấy làm đắc ý, bảo chú tiểu lên tháp đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ, cũng đêm đó trên thuyền ở bến Phong Kiều thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu kế tiếp cho hai câu :" Nguyệt lạc ô đề….". Tự nhiên chuông chùa Hàn Sơn đổ đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc.

Chúng tôi đi vòng phía sau chùa thì gặp một gian thờ tổ, và một gian nhà ngang trong có trưng bầy các tấm bia đá (tấm bia nào cũng có khung kính bao bọc bên ngoài) đặc biệt có một tấm bia, với chữ khắc lớn cỡ 40cm, khắc nguyên bài thơ của Trương Kế với lạc khoản của Khang Hữu Vi vào cuối đời nhà Thanh. Còn các bia đá khác là những lời ca tụng cảnh chùa cũng như bài thơ của Trương Kế. Ðối diện với gian trưng bày các bia đá có một gian nhà ngang khác, trong có treo ba cái chuông. Chúng tôi cũng không kịp hỏi người hướng dẫn về lịch sử những chuông này. Nhưng theo chỗ chúng tôi được biết thì vào cỡ 10 thế kỷ về trước có một vị tăng Nhật Bản đã đưa chuông của chùa Hàn Sơn về Nhật. Gần đây chính phủ Nhật mới trao chuông này lại cho chính phủ Trung Quốc. Phải chăng một trong các quả chuông này là chuông đã gợi hứng cho Trương Kế làm thơ vào khoảng 12 thế kỷ trước.

Tiếp đó, chúng tôi được hướng dẫn đi xem Ngô Kiều và thành cổ Tô Châu.

Ngô Kiều : Là một chiếc cầu đá xây cất bắc qua một nhánh sông đào. Ðây chính là một trong những kênh đào đầu tiên của nước Trung Hoa, có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (thế kỷ thứ 5 trước Tây Lịch). Kênh đào này có từ thời các vua Ngô Hạp Lư và Phù Sai, là công trình của Ngũ Tử Tư, nối thông được sông Hoài và Trường Giang. Ngô Kiều có những bậc đá lên cao rồi xuống thấp, chỉ dành cho người bộ hành qua mà thôi. Sau này người ta đắp hai cái rãnh để cho mọi người có thể đẩy xe đạp qua cầu.

Cách Ngô Kiều, cỡ 500m là một cửa thành cổ Cô Tô. Cô Tô vốn là thủ phủ của nước Ngô thời Xuân Thu (770-470 trước Tây Lịch). Vua nước Ngô là Phù Sai (con vua Hạp Lư) chiếm được nuớc Việt và bắt được vua Việt Câu Tiễn về giam lỏng. Trong thời gian bị giam cầm, Vua Việt Câu Tiễn chịu nhịn nhục, kể cả nịnh bợ vua Ngô bằng cách nếm phân để đoán bệnh, đồng thời nằm gai nếm mật để tự nhắc nhở khỏi quên thù xưa. Sau có người cận thần là Phạm Lãi bàn cách tiến dâng người đẹp Tây Thi, để cho vua Ngô ham mê tửu sắc mà quên viêc triều chính. Do đó, mà người ta gọi nàng Tây Thi là người đẹp Cô Tô. Về sau Vua Việt Câu Tiễn phục thù lấy lại được nước, giết được Vua Phù Sai và trả thù lại bằng cách lấy sọ của Vua Phù Sai làm cái bô đi tiểu.

Thành Cô Tô có tất cả 16 cửa thành, quãng cổng thành chúng tôi được xem là cái cổng thành duy nhất còn lại, một cổng thành được xây cất hàng 2400 năm về trước. Trước cổng thành có cái hào sâu nối vào sông đào và có cổng để mang thuyền vào trong thành được.

Chiều lúc 5 giờ , chúng tôi lên xe bus để trở về Thượng Hải. Sáng hôm sau, phái đoàn lấy máy bay đi Hoàng Sơn, để thăm viếng các Chùa ở Cửu Hoa Sơn và phong cảnh Hoàng Sơn. Như vậy chúng tôi đã không được xem thành phố Thượng Hải nhiều.

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng YaHuy từ: giamchua, uyenthi, yuiop, Minh Chau, MuaThuDuoiMua, NgÆ°Æ¡i vien xu, VienDong, mitom, dongsan

Postby Ngươi vien xu » 12 Aug 2006

Đúng đó Thu, hồi đó PD có qua Trung Quốc và viết bài Bên cầu biên giới bất hủ đó, Thu vào đọc trong Hồi ký PD thì rõ hơn,
......
Em cứ đến cứ đi và cứ khóc
Ta đã đi rồi ta lại sẽ về

User avatar
Ngươi vien xu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $59,160
Posts: 1548
Joined: 28 Feb 2006
Location: USA
 
 

Postby YaHuy » 12 Aug 2006

Thu ơi, NVX kêu Thu vào đọc hồi ký của PD kìa ... Hay là Thu đọc lớn một chút cho YH và các bạn cùng nghe với :!: :!: :!: :lol: :lol: :lol:

YH có hình về các thắng cảnh Tô Châu rồi, đợi YH rảnh sẽ đưa vào ngay :tt: :tt: :tt:
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby Minh Chau » 12 Aug 2006

Từ ngày PD về VN làm cái chuyện đấng khinh đó, MC hết muốn đọc bất cứ gì liên quan tới PD....

@Yahuy: Sư Phụ ui! chờ xem hình dài cả cổ ra á, bớt luyện film đi sư phụ...
:tt:
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 

Postby VienDong » 17 Sep 2006

Cám ơn Yahuy.
Buồn buồn sợi nhỏ đan chồng

Một màng giăng kín bồng bềnh tâm tư
......
VienDong
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $411
Posts: 224
Joined: 06 Sep 2006
Location: Nơ Xa Lắm
 
 


Return to Dẫn Người Đẹp Đi Chơi



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 49 guests