Su Hào

Nơi trao đổi cách chăm sóc và trồng trọt cây cảnh trong nhà và ngoài vườn

Moderators: giamchua, A Mít

Su Hào

Postby giamchua » 04 Aug 2007

Su hào

[center]Image[/center]

Su hào (tên khoa học: Brassica oleracea nhóm Gongylodes) là một giống cây trồng thân thấp và mập của cải bắp dại, được chọn lựa vì thân mập, gần như có dạng hình cầu, chứa nhiều nước của nó. Su hào được tạo ra từ quá trình chọn lọc nhân tạo để lấy phần tăng trưởng của mô phân sinh ở thân, mà trong đời thường được gọi là củ. Nguồn gốc tự nhiên của nó là cải bắp dại.

Mùi vị và kết cấu của su hào là tương tự như của thân cải bông xanh hay phần lõi của cải bắp (cả hai loại này là cùng loài với su hào, nhưng khác nhóm giống cây trồng), nhưng nhẹ hơn và ngọt hơn, với tỷ lệ phần cùi thịt/vỏ cao hơn. Ngoại trừ nhóm giống Gigante, thì các giống su hào trồng vào mùa xuân ít khi có kích thước trên 5 cm, do chúng có xu hướng bị xơ hóa, trong khi đó các giống trồng vào mùa thu lại có thể có kích thước trên 10 cm; giống Gigante có thể có kích thước lớn hơn mà vẫn giữ được chất lượng tốt để ăn.

Su hào có thể ăn sống cũng như được đem luộc, nấu. Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axít folic, vitamin C, kali, magiê và đồng.

Có một vài thứ khá phổ biến, bao gồm White Vienna (Viên trắng), Purple Vienna (Viên tía), Grand Duke (đại công tước), Gigante ("Superschmeltz"- Khổng lồ), Purple Danube (Danub tía), và White Danube (Danub trắng). Màu của giống vỏ tía chỉ là ở bề mặt, phần ăn được của nó có màu vàng nhạt.

Thị trấn Hamburg, Michigan còn có danh hiệu là "Kohlrabi Capital of the World" (Thủ đô su hào của thế giới) và đã từng có lễ hội su hào với 600 người tham dự vào lúc đông nhất, năm 1985

Tại một số khu vực của người Ấn Độ nói tiếng Hindi tại miền bắc nước này, người ta gọi nó là gaanth gobhi (trong đó ganth nghĩa là mấu, đốt và gobi nghĩa là cải bắp).

Trồng trọt :

Su hào được trồng từ tháng 9 đến tháng 10 và đợt hai từ tháng 1 đến tháng 2 năm sau, sau 75-90 ngày thì thu hoạch, sản phẩm có bán từ tháng 1 -2 và 3-4 năm sau, một năm có thể làm 2 lần. Đảm bảo cho su hào phát triển tốt, mỗi ngày cần tưới ẩm 1-2 lần.

Khả năng chế biến các món ăn:

Xào thịt, muối chua, làm dưa món, nấu sườn, hầm thịt, có thể thái mỏng phơi khô để dự trữ.

Chất dinh dưỡng:

Trong 100g su hào có năng lượng 40kcal; 2,8 g protein; 40 mg vitamin C và các chất khoáng vi lượng.

Ưu điểm nổi bật của sản phẩm:

Có hàm lượng đường cao, vỏ dày, dễ vận chuyển và bảo quản.



SU HÀO LÀM THUỐC

Nếu bị đờm nhiều, có thể dùng thân hoặc lá su hào cắt miếng, xào dầu vừng. Nếu bị nhọt độc, su hào giã nát đắp chỗ đau cũng có tác dụng rất tốt.

Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Lá thân hình cầu của cây su hào, thực vật thuộc họ cải. Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Thành phần chính: anbumin, đường, sợi thô, calci, phôtpho, sắt, vitamin C, axit nicotic. Lá có thể làm thuốc.

Tác dụng: hóa đờm, giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì hư hỏa vượng, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh.

Cách dùng: nấu canh, ăn sống hoặc nấu với thịt. Giã nát đắp ngoài da hoặc nghiền bột hít vào mũi.

Kiêng kị: ăn nhiều hao khí tổn huyết

Chữa trị:

1. Ðờm nhiều thở gấp: a/ Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu mè (vừng) vào xào làm canh ăn. Ngày một đến hai lần; b/ Su hào bỏ vỏ giã nát, thêm mật ong ăn với nước đun sôi.

2. Bụng lạnh nhiều đờm: su hào đun với thịt dê ăn

3. Tì hư hỏa vượng, miệng khô, khát: su hào cắt miếng giã nát, cho thêm đường trộn với nước đun sôi, ăn sống.

4. Âm nang sưng to: Su hào, thương lục cắt miếng, giã nát nhừ đắp bên ngoài.

5. Nhọt độc không rõ nguyên nhân: su hào giã nát nhừ đắp chỗ đau. Uống nước ép sau khi giã nát su hào.

(Theo SKCS)
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: Christiane, Can Tran

Return to Cây Mít Góc Vườn



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 6 guests