Hoa Cúc

Nơi trao đổi cách chăm sóc và trồng trọt cây cảnh trong nhà và ngoài vườn

Moderators: giamchua, A Mít

Hoa Cúc

Postby Christiane » 06 Sep 2006

[center] Image [/center]


Cây hoa cúc (Dendranthema moriflium Tzvel.) thuộc thực vật họ Cúc nguyên sản ở tỉnh Hà Nam Trung Quốc, nay là một loại hoa nổi tiếng thế giới. Hoa cúc đã được hình thành khá nhiều loài (trên 3000 loài). Ngoài giá trị thưởng ngoạn, cúc còn có giá trị thực dụng như dùng để ăn, pha chè uống và làm thuốc uống.

Dựa vào hình hoa mà chia ra các kiểu: hình cầu, cầu dẹt, hoa sen, thượt dược, vong móc câu, lá kim, móng rồng, gai lông, cúc áo..Dựa vào hình dáng hoa có thẻ chia ra các loại tràng hoa: phẳng, thìa, ống móc câu. Dựa vào đường kinh của hoa chia ra: cúc lớn (trên 10cm), cúc nhỏ (dưới 6cm), cúc vừa (6-10cm). Màu sắc của hoa cúc cũng rất phong phú, vằn, đen, tím, hồng, vang kim, xanh lục, trắng …


Trồng hoa cúc

[center] Image [/center]

Cây cúc có thể trông chậu hoặc ngoài đất, tính thích ứng của cây khá mạnh yêu cầu điều kiện khí hậu nước ta. Hoa ưa ẩm ướt, tránh tính nước, ưa nửa bóng, tránh nắng, chịu sương lạnh, nơi đất cát, thoáng gió, có nhiều mùn, thoát nước ; nhiệt độ trên 10°C là có thể nảy chồi, 20-25°C là nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất.

Phương pháp trồng cây cúc khác nhau tùy theo phương pháp quản lý. Ta cần biết một số phương pháp quản lý cây hoa cúc trồng chậu như sau :

1. Thay chậu: Khi cành giâm nảy chồi, cần chọn lúc trời râm mát để đưa vào chậu. Đất chậu cần chọn nhiều mùn; trồng ở chậu nhỏ trước, chậu lớn sau, qua 2-3 lần thay chậu, đến tháng 7 mới để ổn định. Chậu ổn định có thể chọn đất hỗn họp 6 phần lá mục, 3 phần đất cát và 1 phần phân xanh hoại. Tưới đẫm nước rồi để nơi mát, chờ cây mọc ổn định mới đưa dần ra ngoài sáng.

2. Tưới nước: Tưới nước phải đúng lúc, đúng lượng. Mùa xuân cây cúc còn nhỏ, cần tưới ít mới có lợi cho cây ra rễ; mùa hè, cây cúc lớn lên, trời nóng lượng bốc hơi lớn, cần tưới đủ nước, sáng tưới một lần, chiều tưới một lần. Trước lập thu phải khống chế lượng nước, khống chế phân bón, không cho cây mọc quá cao. Sau lập thu, trước khi hoa nở, phải tưới nhiều nước và bắt đầu bón phân , nước phân cần đậm đặc dần. Mùa đông cây ngừng sinh trưởng, sự tiêu hao nước giảm dần, lượng bốc hơi ít, cần chú ý khống chế lượng nước tưới.

Ngoài ra , khi tưới cần phun nước , không tưới quá mạnh. Ngoài việc chú ý lượng nước và số lần cần tưới tùy theo thời tiết mà thay đổi. Mùa mưa, trời âm u tưới ít hoặc không tưới, khi nhiệt độ cao cần tưới nhiều. Nói chung là không khô không tưới, tưới đẫm nhưng không ngập úng

3. Bón phân: Khi cây đã ổn định, trong chậu cần đủ phân bón. Không nên bón quá sớm và quá nhiều, cách 10 ngày bón một lần phân N. Khi ra nụ mỗi tuần tưới một lần Ca3(PO4)2 hoặc KH2PO4 0,1% ; khi hoa nở tưới thêm một lần, sau đó ngưng tưới.

Chú ý trước khi bón phân phải xới đất, chờ đất khô mới bón. Không nên tưới nước phân lên lá, sau khi bón mới tưới nước và phun nước lên lá để rửa sạch lá.

4. Hái đọt tỉa nụ: Cây cúc lên cao trên 10cm cần hái đọt (bỏ hết lá trên ngọn, chỉ để 4-5 lá gốc). Khi trên nách mọc nhiều chồi mới; được khoảng 5-6 lá, lại hái đọt lần nữa, chỉ để cây có 4-7 cành chính, về sau mọc chồi mới đều phải kịp thời hái bỏ. Hái đọt có thể làm cho cây mọc nhiều cành khống chế độ cao và dáng cây. Khi hái đọt lần cuối cần tiến hành tỉa cành chỉnh hình cây, bỏ bớt cành chỉ giữ 3-5 cành lá đủ. Đến tháng 9 khi có nụ cần hái bỏ bót nụ phía dưới, trên mỗi nhánh chỉ để một hoa trên đỉnh như vậy mỗi chậu cúc chỉ có 4-5 hoa, hoa sẻ to và đẹp


Nhân giống hoa cúc

[center] Image [/center]

Nhiều phương pháp nhân giống hoa cúc như tách cây giâm cành, ghép, gieo hạt. Ghép và gieo hạt đòi hỏi kỹ thuật cao, quá trình nhân giống khá phức tạp nên trồng hoa cúc gia đình thường dùng phương pháp tách cây và giâm cành.

1. Phương pháp tách cây : Sau khi hoa nở mùa thu, mùa đông tiến hành cắt thân, không lâu quanh gốc mọc nhiều chồi gốc. Vào tiết thanh minh, đào cây mẹ, tách ra trồng vào đất khác hoặc trồng chậu. Phương pháp này cho nhiều hoa, nhưng hoa không to như cách giâm cành.

2. Phương pháp giâm cành : Phương pháp này thường tiến hành vào mùa hè. Cắt cành mới mọc trên cây già dài 10cm, để 2 - 4 đốt ngọn cành, cắt bỏ lá phía dưới, nhưng lá phía trên cắt một nửa lá; cắt bằng phía dưới và cấm đất sâu 5cm. Mỗi cây trồng cách nhau 10cm dưới đẫm nước và che bóng. Đất giâm cành thường là đất vườn trộn với đất vôi tường. Lượng nước tưới nên căn cứ vào sự bốc hơi trong ngày, sau nửa tháng đến 25 ngày là nảy chồi.

Sau đó cứ 3 ngày tưới nước phân đạm một lần. Một tháng sau là có thể trồng tách ra. Cũng có thể giâm lá, nhưng phải lấy phần lá ở gốc cuống lá và có lớp vỏ của cành và có chồi nách lá, cắm như vậy mới mọc chồi mới


Cúc đồng tiền

[center] Image [/center]

Cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii Bolus) thuộc cây thân cỏ nhiều năm, nguyên sản ở châu Phi, vào thế kỷ 19 nhập vào nước Anh và nay trồng trên toàn thế giới. Cây cao 30 đến 40cm, cuống lá dài, lá tròn ngắn hình thìa, mặt sau lá có lông nhung màu trắng. Hoa tự dạng đầu, màu đỏ, hồng, vàng, vàng da cam, đường kính hoa trên 10cm. Nở hoa quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè và thu. Hoa đồng tiền có màu sắc đẹp, cuống dài, thẳng, dùng làm hoa tươi. Cả cây hoa cúc đồng tiền có thể làm thuốc chữa bệnh. Cúc đồng tiền có rất nhiều loài, dựa vào tràng hoa mà chia ra loài hoa tràng rộng, tràng hẹp, đơn tràng, nhiều tràng . Cây ưa mùa đông ấm áp mùa hè mát mẻ, đất thoát nước, nhiều mùn, pH 6-6,5.

Cây cúc đồng tiền có thể trồng theo cách gieo hạt và tách cây. Vài năm gần đây người ta dùng phương pháp nuôi cấy mô.

Thu hái xong phải gieo hạt ngay, lúc gieo cắm đầu nhỏ xuống dưới, rồi phủ đất. Tách cây cần tiến hành vào mùa xuân, trước hết đào cây mẹ, cắt bớt rễ và lá, tách cây thành các phần nhỏ có rễ và một chồi, vết cắt được bôi lớp bột tro bếp hoặc Benlate để phòng thối rễ.

[center] Image [/center]

Trong thời kỳ cây con cần chú ý giữ độ ẩm, không được quá ẩm hoặc ngập nước. Khi tưới nước vào mùa đông phải chú ý không tới lên lá và đọt cây. Thường xuyên ngắt bỏ lá già, để cây thông thoáng. Nhiệt độ thích hợp cho cây cúc đồng tiền là 15-25°C, mùa đông cần nhiệt độ trên 12°C, được như vậy quanh năm ta sẽ có hoa.

Về phòng trừ sâu bệnh, ta thường gặp bệnh thối rễ do nấm gây ra ; khi trồng nên để cổ rễ lộ ra 1-1,5 cm, độ pH của đất là 6-6,3. Trước khi trồng dùng thuốc tím 0,1% để khử trùng, sau khi trồng có thể phòng trừ bằng thuốc Topsin, Zineb, Benlate.

Hoa đồng tiền thường nở vào cuối mùa xuân đầu mùa hè. Nếu muốn hoa nở sớm hơn có thể đem cây mới đào vào để ở điều kiện nhiệt độ trên 12°C, nửa tháng bón phân một lần và cần chú ý thoáng gió.


Cúc vạn thọ

[center] Image [/center]

Cúc vạn thọ (Tagetes patula Linn.) thuộc họ Cúc nguyên sản ở Mexico, hiện nay được trồng ở nhiều nước. Cây cao 80-50cm, mọc cụm, nhiều nhánh, lá nứt sâu có răng cưa. Hoa tự dạng đầu, đường kính 4cm, hoa dạng lưỡi màu vàng, vàng da cam, hoặc vàng tím, và đỏ tím; hoa đơn tràng, hoặc trùng tràng một nửa. Cúc vạn thọ ưa sáng, nhưng nửa bóng cũng có thể ra hoa, yêu cầu nước và phân vừa phải, có thể trồng trong vườn.

Nhân giống cây cúc vạn thọ bằng gieo hạt và giâm cành. Gieo hạt vào mùa xuân hoặc hè, sau 2 tháng hoa nở. Nếu giâm cành cần cắt cành dài 7-10 cm, cắm vào đất cát để nơi khô mát, mỗi ngày phun 2-3 lần nước, khoảng 8-4 ngày có thể mọc 7-8 rễ dài 3-6 cm và thành cây mới.

Có thể trồng cúc vạn thọ vào chậu nhựa loại nhỏ, cũng có thể dùng chậu sành. Đất chậu phải có lượng phân vừa phải. Sau khi trồng vào chậu, tưới đẫm nước để nơi khô mát 3-5 ngày, rồi đưa vào nơi có ánh sáng tán xạ để chăm sóc; mùa hè che bóng. Đất chậu bảo đảm không quá khô và quá ẩm, cách 20 ngày bón phân 1 lần, dùng nước phân loãng hoặc phân hóa học. Vào mùa hoa nở không bón phân, chỉ cần tưới nước. Sau khi hoa nở cần cắt hoa tàn và cành cũ để ra cành mới, hàng tuần phải bón phân 1 lần và thường xuyên tưới nước, như vậy sẽ cho hoa lần nữa. Mùa đông cần giữ ấm để có hoa phục vụ Tết.


Cúc Thược Dược

[center] Image [/center]

Tên khoa học Dahlia variablis Desf cùng họ cúc với các cây hoa cúc trên và cây hoa Đồng tiền. Thược dược có nguồn gốc từ Mexico, nhập nội vào Tây Ban Nha năm 1789, lan ra Châu Âu qua Pháp rồi vào Việt Nam. Tên địa phương gốc là Chichipathi hay Aeocothi. Trong tên khoa học, chữ Dahlia là lấy tên nhà thực vật học Thụy Điển Dahl để đặt cho nó. Cây Aeocothi không đẹp, qua gần 300 năm chọn lọc và bồi dục nó mới được như ngày nay. Ta không nên nhầm nó với cây mộc thược dược, một loại danh hoa của Trung Quốc. Thân gỗ và thuộc một họ khác, ở VN không trồng được.

Giống thược dược hiện có 5 nhóm :

- Thược dược xương rồng (Dahlia Caetus) cánh hoa nhọn và cuốn.

[center] Image


Image[/center]



- Thược dược cánh dẹt

[center] Image [/center]

- Thược dược lai Dahlia Hybisty

[center] Image [/center]

- Thược dược tổ ong (Dahlia Ponyron)

[center] Image [/center]

- Thược dược lùn nhiều màu và sặc sỡ, chịu đựng thời tiết bất thuận, khỏe.

[center] Image [/center]

[center] Image [/center]


Cây thược dược ở VN có hai giống : hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn, còn mang tính chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến... Hoa nở rực rỡ song rất tiếc là không có mùi thơm. Đặc điểm riêng biệt là lá mọc đối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, người không ăn được. Rễ lại ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, sâu, pH trung tính. Tuy vậy, có nhiều giống như đỏ cờ, nhiều phân quá, cây béo mập cho hoa kém, giống màu cánh sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa được và hay bị bệnh. Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, cần tỉ lệ N.P.K cân đối, rất ưa phân bắc, màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn.

Nhân giống bằng hạt, chỉ áp dụng với thược dược hoa đơn, giống hoa kép nhân giống bằng chồi mầm hoặc chồi ngọn, chồi nách. Khoảng tháng 4 - 5 khi cây thượt dược không cho hoa nữa thì cắt bỏ thân, chừa lại 20 - 30 cm, đánh cây cả bầu, cất vào chỗ râm mát hoặc dủ đất bó thành từng bó, cất vào trong nhà. Đầu tháng 8 đem củ trồng, nhớ rằng nếu mất đoạn gốc cây, tự củ không thể phát chồi mầm được. Chăm sóc tốt, sau 15 - 20 ngày từ các đốt thân mọc lên các chồi mầm. Cứ 12 - 15 ngày lấy chồi mầm một lần đem giâm. Nếu đất ở nơi cao ráo, để nguyên cả cây, mùa hè cần có các cây cao để che râm. Tháng 7 - 8 cây phát chồi mầm, tách lấy nhiều chồi có 4 - 6 lá nhớ là nếu lấy được cả một gốc chồi bám vào thân cây mẹ mới mau ra rễ. Cũng có thể cắt ngọn cây. Ngày xưa, người ta còn phải chẻ chân chồi mầm thành 2 - 4 để giâm cho ra rễ nhiều.

Giâm vào khay cát hay nền cát tươi ẩm và chen nắng. Khoảng 6 - 7 ngày chồi mầm ra rễ. Chọn cây có rễ "răng cá", tức là rễ mới ra còn trắng sữa đem trồng, cây sẽ khỏe mau hồi phục và lên tốt.

Cũng như đa số các cây họ cúc, thược dược cũng đòi hỏi điều kiện nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn để ra hoa. Thược dược cho hoa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Muốn cho hoa nở đúng tết, người ta thường trồng cây con vào đầu tháng 10 âm lịch rồi dựa vào các giống mà canh ngày bấm ngọn. Thí dụ: giống cánh sen cần 45 - 47 ngày, giống màu trắng, màu da cam, màu gạch cua 50 - 52 ngày. Các giống đỏ, huyết dụ, tiết dê 60 - 65 ngày. Giống biến có 2 màu đỏ, trắng thì dài hơn... Mỗi cây chỉ để 4 - 6 thân, còn tỉa bỏ hết các mầm nách, mầm gốc, cần hái bỏ hết chân lá vàng già, rồi cắm cọc và buộc vòng giữ cây làm cho cành thẳng, khi cây có nụ, nếu canh ngày chính xác, chỉ để một nụ đầu cho hoa to. Nếu không, cần để một nụ bên thay thế nếu hoa trên nở sớm. Cũng có thể để mỗi hon kèm theo một nụ cho đẹp. Mật độ trồng 40x45cm, lót phân trước. Khi bón thúc cần tùy cây tốt, xấu mà bón, sau khi trồng 20 - 25 ngày cho cây phát triển đã, nếu cần có thể bón 1 - 2 lần nữa và lần cuối vào lúc cây đã có nụ để nuôi hoa. Nhổ cỏ, vun và tưới giữ cho đất luôn đủ ẩm, rất hạn chế xới đất để tránh đứt rễ. Cần lưu ý thêm cách bấm ngọn, bấm một búp và một đôi lá là bấm nong, một búp và 2 - 3 đôi lá trở lên là bấm sâu. Bấm nong, các nhánh phát triển nhanh áp dụng vào những năm rét đậm. Cây có thể lâu cho hoa, bấm nong sẽ mau cho hoa.


Cúc chuỗi

[center] Image [/center]

Cây cúc chuỗi ( senecio rowleyanus) còn gọi là cây chuỗi xanh nguyên sản ở Nam Phi, thuộc cây thân cỏ sống nhiều năm, lá biến đổi thành dạng cầu xanh, đường kính 1cm, bề mặt có vân. Hoa mọc nách lá màu trắng. Cúc chuỗi ưa ẩm, ấm, ánh sáng tán xạ, chịu hạn, không chịu rét; yêu cầu đất tơi xốp thoát nước.

Nhân giống cây cúc chuỗi bằng giâm cành. Mùa thu cắt cành có lá hình cầu, dài khoảng 7-8cm, vùi trong cát, giữ nhiệt độ 15-22 0C, giữ ẩm, sau 20 ngày ra rễ. Sau đó, có thể trồng cây vào chậu, mỗi chậu 3-5 cây con. Đất trồng thường dùng là đất vườn, đất lá mục hoặc than bùn và cát. Mỗi năm thường thay chậu vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Cúc chuỗi có lá dày, tròn như chuỗi hạt, trông rất lạ, có thể trồng vào chậu hoặc treo tạo nên cây cảnh đẹp.


Cúc sương

[center] Image [/center]

Cây cúc sương (Senecio cineraria) còn gọi là cúc mốc, thân cây cao 30-60cm, thân thẳng, nhiều nhánh, cả cây được phủ lớp lông trắng, khi còn non lá gốc cuốn, lá mọc lệch, có nhiều xẻ thùy ; không có cuống lá, hoa nhỏ màu vàng, hoa cái có thể kết trái. Cây cúc sương ưa nửa bóng, ấm; đất tươi xốp thoát nước.

Nhân giống cây cúc sương bằng giâm cành. Mùa mưa, cắt cành khỏe, cắm vào đất, che bóng, giữ ẩm, rất dễ ra rễ. Mùa xuân có thể gieo hạt vào chậu, khi cây con mọc 3-4 lá, đem cấy vào bầu và cao 10cm là trồng vào chậu. Đất chậu thường dùng đất vườn, đất cát, thêm một ít lá mục hoặc than bùn.

Khi có cây con cần chiếu sáng để xúc tiến sinh trưởng, nhưng không để ánh sáng trực xạ. Mỗi năm thay chậu 1 lần, có thể trồng trong vườn hoa để cắt hoa tươi.
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: giamchua, MuaThuDuoiMua, Lang Tu, Music Lover, saigon80, tien2008

Postby Lang Tu » 08 Sep 2006

Hay thật là hay, cám ơn Christiane !... :D :D
Hi Mưa !
Image
User avatar
Lang Tu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $55,517
Posts: 3575
Joined: 15 Feb 2006
Location: Xa xôi
 
 

Postby Minh Chau » 08 Sep 2006

Lang Tu wrote:Hay thật là hay, cám ơn Christiane !... :D :D
Hi Mưa !


Cái ông LT ni thích trồng cây cỏ mừ siu hong làm chủ phòng ni phụ Giấm há??? :nn: :?:
LT có hình Ó bên phòng hình ở phần tranh vẽ về thú do Trung post đó, rảmnh qua nhìn bà con... :ngầu: :evil: :p :ln: :ln: :ln: Cuối tuân vui vẻ há Christian , Thu, LT..
. :tt:
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 

Postby Lang Tu » 08 Sep 2006

Xin đừng trách... đa đa :(
LT muốn lắm mà đâu có đủ sức MC ơi !
LT qua phòng hình liền !
Image
User avatar
Lang Tu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $55,517
Posts: 3575
Joined: 15 Feb 2006
Location: Xa xôi
 
 

Postby cảo thơm » 07 Sep 2007

Hi tỷ Christiane, tỷ khoẻ không?

Ghé vườn của tỷ, bây giờ mới biết hoa thược dược cùng họ với cúc.
Hồi nhỏ ct thích hoa thược dược lắm, mai mốt tìm được hoa đó sẽ gởi tặng tỷ vài cành.

Hôm nay ghé vườn, tặng tỷ vài cành hoa cúc, tỷ nha.

Chúc tỷ vui.

Image

Image

Image

Image
cảo thơm
Lá Mít
Lá Mít
 
Tiền: $143
Posts: 35
Joined: 27 Mar 2007
 
 

Postby Christiane » 07 Sep 2007

Cảo Thơm tặng Chrisiane hoa Tường Vi, tặng cả hoa Cúc, mà Christiane không vô kịp, Cảo Thơm đi mất rồi...

Về sớm nha. Christiane cũng có trồng Thược Dược, để Christiane đi chụp hình, tặng Cảo Thơm hén !
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 

Re: Hoa Cúc

Postby justfun » 21 Oct 2007

Tặng Christiane :

.. Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường...


Tuổi mười ba



Author: Nguyên Sa


Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng?

Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay

Trời nắng ngọt ngào.... tôi ở lại đây

Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng.



Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám?

Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba

Tôi phải van lơn ngoan nhé, đừng ngờ....

Tôi phải dỗ như là... tôi đã nhớn.



Tôi phải đợi như là tôi đã hẹn

Phải thẹn thò như sắp cưới hay vừa yêu

Phải nói vơ vào rất vội: người yêu

Nếu ai có hỏi thầm: ai thế?



Tôi nói lâu rồi.. nhưng ngập ngừng khe khẽ

Ðể giận hờn chim bướm chả giùm tôi

Nhưng rồi lòng an ủi "nắng chưa phai...."

Tình chưa cũ bởi vì tình chưa mới...."



Má vẫn đỏ, đỏ một màu con gái

Với những lời hiền dịu nhưng chua ngoa

Lòng vẫn ngỡ ngàng: tóc ướp bằng thơ

Sao hương sắc lên mắt mình thi tứ?....



Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chia sẻ

Ðôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng

Tôi biết nói gì? Cả trăm phút đều thiêng

Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng



Chân díu bước và mắt nhìn vương vướng

Nàng đến gần tôi chỉ dám... quay đi

Cả những giờ bên lớp học trường thi

Tà áo khuất thì thầm "chưa phải lúc...."



Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc...

Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường


Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương

Tôi thay mực cho vừa màu áo tím....



Chả có gì.... sao lòng mình cũng thẹn

Ðến ngượng ngùng bỡ ngỡ... hay là ai?

Trăm bức thư lót giấy kẻ dòng đôi

Mà nét chữ còn run (dù rất nhẹ)



Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể

Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa?

Nên đêm vui sao cũng chớm buồn thưa

Và lo sợ khi lòng mừng quá đỗi...



Rồi trách móc: trời không gần cho tay với

Và cả nàng hư quá, sao mà kiêu....

Nên đến trăm lần: "Nhất định mình chưa yêu..."

Hôm nay nữa....
nhưng lòng mình sao lạ quá.....
nhac càng nghe càng buồn
justfun
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $1,798
Posts: 171
Joined: 28 Jul 2007
Location: usa
 
 


Return to Cây Mít Góc Vườn



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 12 guests