Kỹ Thuật Trồng Cây Nha Đam (Lô Hội)

Nơi trao đổi cách chăm sóc và trồng trọt cây cảnh trong nhà và ngoài vườn

Moderators: giamchua, A Mít

Kỹ Thuật Trồng Cây Nha Đam (Lô Hội)

Postby giamchua » 06 Sep 2006

Kỹ Thuật Trồng Cây Nha Đam ( Lô Hội)

Image


Cây Nha đam hay còn gọi là Lô hội là một loại cây trồng cạn, có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Ở nước ta, cây Nha đam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.


Theo tài liệu dược học Việt Nam, cây Nha đam có thể chữa được nhiều chứng bệnh như: Sốt, Khớp tim, trĩ, viêm khớp, viêm gan, rối loạn tuyến tụy ... Ðặc biệt các bệnh về da, cây Nha đam được xem là một loại thần dược. Lá Nha đam có thể chữa lành các loại bỏng. Nước ép từ lá Nha đam có thể chữa được bệnh ung thư da.

Hiện nay, cây Nha đam còn được sử dụng để sản xuất các loại mỹ phẩm bảo vệ và dưỡng da, cũng như dùng để làm nước giải khát.


Ninh Thuận là một trong những tỉnh có diện tích cây Nha đam nhiều nhất. Cây dược liệu này chủ yếu được trồng trên những vùng đất cát và pha cát ven biển, canh tác các loại cây trồng khác kém hiệu quả. Khi trồng cây Nha đam, nông dân không phải đầu tư ban đầu cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản và trồng một lần có thể thu hái lâu dài, mang lại hiệu quả rất cao.


1. Làm đất

+ Chọn đất: Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.

+ Làm đất: đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phảng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh Rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm.

+ Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 - 700 g phân chuồng, khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.


2. Chọn giống

+ Chọn giống: Hiện nay, có khoảng 300 loài Nha đam khác nhau, nhưng Nha đam ALOE VERAL lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống Nha đam ALOE VERAL đang được nông dân trồng đại trà .(Lương y Cao Xuân Quang hướng dẫn)

+ Nhân giống: Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Chúng ta sử dụng lá Nha đam để tiến hành nhân giống. Ðể tăng hệ số nhân giống, bà con có thể cắt bỏ đọt cây mẹ. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm, chúng ta tách cây con đem vào vườn ươm, chăm sóc cây lớn chừng 15 - 20 cm chúng ta lấy đem trồng.

+ Thời vụ trồng: Cây Nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây Nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.

+ Cách trồng: Ðào cây con từ vườn ươm ( lưu ý: khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con ). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 - 50.000 cây/ha.


Khi trồng, ta chú ý:

Ðể mầm cây con nhô khỏi mặt đất ( nếu bà con lấp đất mất lên trên ngọn cây sẽ gây úng thúi cây con khi tưới nước ), giữ cho cây thẳng đứng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì Nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.


Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, bà con nên để trong mát 2 - 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.


3. Chăm sóc :

Việc chăm sóc cây Nha đam chủ yếu gốm 3 khâu kỹ thuật như sau:


a. Tưới- tiêu nước:

+ Tưới nước: Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô bà con phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 - 5 ngày bà con phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.

+ Tiêu nước: Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.


b. Làm cỏ xới xáo đất:

Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam bà con phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.


c. Bón phân:

Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưởng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng ( khoảng 2,5tấn/ha ), bà con phải thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân bà con nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha đam dễ hấp thụ hơn.


4. Phòng trừ bệnh hại:

Biểu bì lá của Nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây Nha đam.Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.


Cây Nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có nước tưới, cây Nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.

(Theo Cổng phát triển Việt Nam)

______________________________________________________________


Cây lô hội (Aloe) được ứng dụng khá nhiều trên thế giới dưới dạng thuốc viên, nước uống, mỹ phẩm… Lô hội rất phổ biến với nhiều tên gọi: cây da (nha) đam, long tu… Cây sống hoặc chất chiết từ lá được dùng ngoài da với các tác dụng vừa là chất giữ ẩm, vừa có tính sát trùng.



Những lá dài, dày, mọng nước chứa một chất dịch máu đông, có thể trị bỏng, giúp da mát dịu, mất cảm giác ngứa ngáy. Đồng thời chất này khi đông lại thành một lớp màng bảo vệ, giúp vết bỏng mau lành. Đặc biệt khi vết bỏng lành, không để lại vết thâm.

Ngoài ra, cây lô hội rất lành tính, thích hợp với da khô, nhờn, thậm chí cả da nhạy cảm. Hơn nữa, loại cây này còn dùng để nấu chè rất bổ dưỡng, kích thích bài tiết chất cặn bã và chất độc trong cơ thể.

Tuy nhiên, vì hoạt tính nhuận tràng, chỉ nên dùng mỗi ngày chỉ một thìa café nước cốt từ lá lô hội là đủ.

Cách dùng theo công dụng của lô hội:

- Giữ ẩm: Rửa sạch mặt. Dùng ngón tay bôi vài giọt dung dịch chiết từ lá lên mặt. Công dụng: làm mát da, dịu chỗ bị nắng hay da ngứa, giúp mau lành vết thương.

- Nước uống: Pha một thìa chất dịch lá vào nước sinh tố hoặc nước chanh. Ngoài ra, có thể phơi khô lá, dùng như pha trà.

- Làm mát mắt: Cắt đôi lá lô hội, đắp phía có chất dịch vào mắt. Chú ý, nhắm kín mắt trong khi đắp yên trong 15 phút. Bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu.

( Theo Làm đẹp)

_________________________________________________________________

Các ứng dụng khác của cây Nha Đam (Lô Hội)


Những tính năng của cây Lô Hội (cây Nha Đam) đã được khắp nơi trên thế giới biết đến, từ thời văn minh cổ Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp, Ần Độ và Phi Châu. Đây là loại cây bụi như xương rồng, có lá tựa hình lưỡi dao thép, mọc nhiều ở vùng khí hậu ấm và khô. Người Tây Ban Nha đã đem cây lô hội từ châu Âu vào miền Nam châu Mỹ.

Chất trích từ cây Lô Hội hiện nay đang được sử dụng hầu như khắp nơi trên thế giới: dùng như nước trái cây, chế thuốc viên, thoa lên da và da đầu như một mỹ phẩm hay thuốc mỡ để trị bệnh. Cây Lô Hội đã được sử dụng cách đây 2.300 năm.

Lịch sử đã ghi lại: Aristote thuyết phục Alexandre Le Grand chinh phục Đông Phi, để có đủ cây Lô Hội chữa trị vết thương cho binh sĩ.

Một trong những tính năng kỳ diệu của loài dược thảo này là gia tăng 35% tốc độ chữa lành vết thương. Đó là nhờ vào hoạt chất có tính thẩm thấu cao độ của cây Lô Hội làm giãn nở mao mạch, làm tăng lượng máu cung cấp cho vùng xung quanh vết thương, do đó làm tăng tốc sinh sản tế bào. Dù cơ chế làm giảm đau vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng, người ta tìm thấy chất đường có mạch dài từ cây Lô Hội, có nhiều mặt hiệu quả bảo vệ và kích thích hệ thống miễn nhiễm.

Cây Lô Hội có hiệu quả trong việc chữa trị vết nám da. Một trong những tác dụng của tia cực tím là làm giảm mức miễn nhiễm của con người. Khi dùng trực tiếp cây lô hội lên trên da, sự miễn nhiễm thông thường có thể phục hồi.

Cây Lô Hội có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường, vì có khả năng kích thích chất insulin tiết ra từ tùy tạng, do đó làm giảm lượng đường glucose đến mức chấp nhận được.

Người chạy thi cũng dùng cây Lô Hội để trị bong gân cơ bắp, đạt kết quả giảm đau mau chóng gấp 2 lần. Bệnh nhân viêm khớp cũng được cho đắp cây lô hội, thấy có sự cải thiện và đi đến thuyên giảm. Với tính chất chống vi khuẩn và nấm, cây lô hội cũng ngăn cản phát triển của mụn giộp và nốt sởi. Nó trị được bệnh ngứa nhờ kìm hãm được phản ứng của chất histamin có trong mô động vật gây dị ứng, hoặc do côn trùng cắn, đốt.

Chất đông dính nhơm nhớp như máu của loài cây kỳ diệu này rất có ích trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Khi vào trong cơ thể nó giải độc cho cơ thể và tạo ra một lớp màng ở khúc đầu ruột già (kết tràng) để ngăn chất độc trong phân không thấm trở lại cơ thể, và siêu vi khuẩn không xâm chiếm các tế bào.. Nó cũng đáp ứng những bệnh về da, bệnh vẩy nến, tăng tiết bã nhờn của da, ban đỏ, chứng viêm da, vết bầm, gầu, và tổn thương da do bị lạnh cóng. Nó làm ấm da, thường làm dịu những chỗ đau, làm lành những vết cắt và những vết trầy xước.

Thổ dân da đỏ Trung Mỹ và người Mehico vẫn dùng cây này để chữa bệnh, làm thuốc trường thọ và chất kích dục. Ở Java, chất đông của cây Lô Hội được vuốt lên tóc, xát vào da đầu để làm mượt tóc và kích thích tóc mọc đáng kể.

Người săn thú ở Congo (châu Phi) cũng dùng cây Lô Hội để làm giảm sự đổ mồ hôi, khử mùi khi đi săn. Họ chà xát chất liệu này vào cơ thể, vì thế họ ít bị phát giác khi tiến gần con mồi.

Một số cuộc nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu xem việc uống chất Lô Hội có làm chậm lại quá trình lão hóa (như chất chống oxy hóa) nơi người sử dụng cây Lô Hội.

Những người nghiên cứu có uy tín, đề nghị dùng nguyên lá và chế biến khô lạnh nguyên lá lô hội. Chế biến bằng nhiệt sẽ làm mất chất đường saccharides đa phân tử. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm tác nhân trị bệnh trong cây Lô Hội. Nên uống một lần từ 28 đến 56gr chất lô hội cô đặc mỗi ngày, để tăng cường hệ thống miễn nhiễm và cải thiện sự tiêu hóa.

Cả nguyên lá cũng có thể xay và dùng như thuốc đắp hay là ăn. Dù để nguyên hay làm đông khô, cây Lô Hội vẫn có vị chua chát. Khi dùng bôi ngoài, nên dùng chất nhớt tươi từ lá cây, để tác dụng giảm đau có kết quả nhanh hơn.

(Theo Cây Cảnh Việt Nam)


ImageImage
Image
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 

Postby VienDong » 06 Sep 2006

Cây Nha Đam vậy mà hửu dụng nhiều vậy à? Cây có hoa chắc là già lắm mới ra hoa chứ ở VN hồi đó mình chưa thấy hoa bao giờ. Cám ơn bạn nhiều.
Buồn buồn sợi nhỏ đan chồng

Một màng giăng kín bồng bềnh tâm tư
......
VienDong
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $411
Posts: 224
Joined: 06 Sep 2006
Location: Nơ Xa Lắm
 
 

Postby Lang Tu » 07 Sep 2006

Cám ơn Giấm cho nhiều thông tin về Nha đam/lô hội.
LT nhớ có lần đã được ăn chè nha đam nhưng không biết cách nấu. :D
Hiện nay, LT thấy đã có nhiều hãng dược phẩm của VN sản xuất các loại mỹ phẩm dưỡng da hoặc thuốc trị bệnh từ nha đam, không biết có xuất khẩu qua tới chỗ Giấm không?
Image
User avatar
Lang Tu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $55,517
Posts: 3575
Joined: 15 Feb 2006
Location: Xa xôi
 
 

Postby giamchua » 07 Sep 2006

Giấm mời LT cùng các Mít wa wán Mít ăn chè nha đam nhe ! :tt: :tt: :tt:

LT ! Cây nha đam làm thành dược phẩm , mỹ phẩm bên Giấm nhiều lắm. Do các hãng bào chế nội địa sản xuất nên đến nay Giấm vẩn chưa thấy trên thị trường các mặt hàng nha đam do VN làm ra. Cũng có thể có nhưng có lẽ chỉ giới thiệu ở các hội chợ. :cười:
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: nguoingoaipho

Re: Kỹ Thuật Trồng Cây Nha Đam (Lô Hội)

Postby lacailacai » 18 Feb 2008

Lúc trước, nhà lacailacai có trồng mấy cây nha đam, không hiểu sao trên lá nào cũng có mấy đốm đen mà không biết trị thế nào, nên đã nhổ bỏ hết rồi :khóc:
Ngày đi đêm tới... nghe những tàn phai...
User avatar
lacailacai
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $6,279
Posts: 164
Joined: 17 Aug 2007
Location: Bien Hoà
 
 


Return to Cây Mít Góc Vườn



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 15 guests