Một Số Lý Thuyết Tân Cổ Và Cải Lương + Lời Ca

Video Cải lương và các loại Kịch Nói

Moderators: Thái Bình, A Mít

Một Số Lý Thuyết Tân Cổ Và Cải Lương + Lời Ca

Postby longnu » 20 Jul 2005

Kính thưa quý nghệ nhân và anh em nghệ sỹ!

Ngành âm nhạc cổ truyền rất đa dạng và phong phú, mỗi ngày càng đi sâu vào đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc. Thực tế nó là nhịp cầu giao lưu trong lỉnh vực văn hóa nghệ thuật cùng chiều hướng đi song song trên đà đổi mới của bộ môn sân khấu cải lương hiện nay.
Vốn là di sản thiêng liêng quý báo do ông cha để lại, chúng ta là người thừa kế phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc bằng cách bảo vệ và phát quy, quảng bá ngành âm nhạc cổ truyền (tài tử và cải lương) được thắm nhuần trong tinh thần quần chúng để nó mãi mãi được tồn tại trong quần chúng.

Với lý do trên, tôi là một nhạc sĩ tự thấy mình có một trách nhiệm góp chung công sức để vun bồi nền âm nhạc Việt Nam thêm phần phong phú. Vì thế tôi cố gắng biên sọan tập bài ca dành riêng cho ngành sân khấu cải lương (một bên là lời ca, một bên có bản nhạc đối chiếu. Đại bộ phận là các bản nhỏ cũ và các bản lớn mới sáng tác sau này). Mong sao tập bài ca này là một tư liệu hữu ích để các anh chị em nghệ sĩ tham khảo, nghiên cứu trên cở sở phục vụ chung cho ngành văn hóa nghệ thuật.

Tôi hân hạnh được đón nhận sự góp ý xây dựng chân thành của quý vị để tập bài ca này được thực hiện hòan chỉnh hơn.

Nhạc sĩ Mười Phú

------------------------------

Đây là tài liệu do NS Mười Phú tặng cải lương Việt Nam.
Xắp xếp theo thứ tự A, B, C,...

1. A:
- Ái Tử Kê
- Ánh Nắng
- Ánh Trăng

2. B:
- Bắc Sơn Trà
- Bắn Nhạn
- Bài Tạ
- Bá Hoa
- Bình Bán Vắn

3. C:
- Cao Phi
- Chi Hoa Trường Hận
- Chiêu Quân
- Chinh Phụ
- Chuồn Chuồn

4. D:
- Dì Phạnh
- Duyên Kỳ Ngộ (cải lương)
- Đỏan Khúc Lam Giang
- Đăng Sơn Lãm Thủy

5. G:
- Giang Tô

6. H:
- Hàn Giang
- Hành Vân
- Hướng Mã Hồi Thành
- Hòai Tình

7. K:
- Khỗng Minh Tọa Lầu
- Khóc Hòang Thiên
- Khúc Ca Hoa Chúc
- Kiều Nương
- Kim Tiền Bản
- Kim Tiền Huế

8. L:
- Lạc Âm Thiều
- Lạc Xuân Hoa
- Lệ Rơi Thắm Lá
- Liêu Giang
- Liễu Thuận Nương
- Long Hổ Hội
- Long Nguyệt
- Lưỡng LOng Tranh Châu
- Lưu Thủy Hành Vân
- Lưu Thủy Đỏan
- Lý Ba Tri
- Lý Cây Bông
- Lý Cái Mơn
- Lý Chia Tay
- Lý Trăng Soi
- Lý Chim Quyên
- Lý Chiều Chiều
- Lý Chiều Chiều (Huế)
- Lý Chim Xanh
- Lý Con Khỉ
- Lý Con Sáo
- Lý Con Sáo (Gò Công)
- Lý Giao Duyên
- Lý Hoa Dừa
- Lý Lu Là
- Lỳ Mù Sương
- Lý Mỹ Hưng
- Lý Đất Giồng (Tình tang)
- Lý Đêm Trăng
- Lý Ngựa Ô Bắc
- Lý Ngựa Ô Nam
- Lý Đồng Quê
- Lý Phước Châu
- Lý Phước Kiến
- Lý Qua Cầu
- Lý Sâm Thương
- Lý Son Sắt
- Lý Thập Tình
- Lý Tương Phùng

9. M:
- Mẫu Tầm Tử
- Mạnh Lệ Quân
- Miên Hậu Hồi Cung
- Mẫu Đơn

10. N:
- Nặng Tình Xưa
- Ngự Giá Đăng Lâu
- Ngũ - Điểm
- Nhạn Về

11. P:
- Phi Vân Điệp Khúc
- Phong Ba Đình
- Phong Nguyệt
- Phụng Hòang

12. Q:
- Quý Phi Túy Tửu

13. S:
- Sơn Đông Hướng Mã
- Song Phi Hồ Điệp
- Sương Chiều

14. T:
- Tân Xái Phỉ
- Tam Pháp Nhập Môn
- Tô Võ
- Tấn Phong
- Trăng Thu Dạ Khúc
- Trung Thu
- Trạng Nguyên Hành Lộ
- Thu Hồ
- Thu Hồ Diệp Lạc
- Thu Phong
- Thuấn Hoa
- Từ Bá Tuấn
- Tứ Quy Từ
- Tùng Lâm
- Tú Anh

15. U:
- Ú Liu Ú Sáng
- Uyên Ương Hội Vũ

16. V:
- Văn Thiên Tường
- Vạn Huê Trường Hận
- Vọng Kim Lang

17. X:
- Xang Xừ Líu
- Xàng Xê
- Xái Phỉ.
Last edited by longnu on 20 Jul 2005, edited 1 time in total.
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 

Postby longnu » 20 Jul 2005

Giọng ca cải lương hơn 2/3 giống giọng hát bội. Cũng giọng Bắc, Óan, Nam, Lý, Bình, Ngâm, Hò, Nói thơ và giọng Quảng. Ở lãnh vực giọng Bắc, phải nói lối Bắc và ca Bắc.
Bên cải lương, nói lối Bắc không cần đờn "bè" hơi theo lối Xuân giống như bên hát Bội. Nói lối giọng Bắc Cải Lương chậm, phát âm rõ ràng và nghiêm nghị. Ca Bắc, nghệ sĩ ca hơi vui, xử dụng tả cảnh vật thiên nhiên , trời đẹp, đêm trăng thanh sáng vằng vặc, bến nước, dòng sông, ao, hồ...những cảnh vật nên thơ, xinh tươi.
lấy 1 đọan trong Lưu Thủy Trường làm thí dụ:
Vào chốn này thỏa tình ước mong
Nhìn xem phong cảnh rất tọai lòng
Kìa nhành thông gió thổi lao xao
Nọ hoa cỏ đượm đưa mùi vị ngọt ngào,
Cảnh chào người rất xinh thay.

Lối ca Bắc, ngòai ra còn dùng để tả tâm trạng của nhân vật có chí khí anh hùng, một lòng yêu nước, hy sinh cuộc đời khi quê hương gặp cảnh lâm nguy (Khóc Hòang Thiên)

Giọng Bắc còn có thể diễn tả hòan cảnh sanh ly tử biệt , tướng thất trận, vua vong quốc hoặc tình bạn thân thiết nhưng đột nhiên phải xa lìa nhau (Xàng Xê, Xuân Tình)

Lối ca Bắc rất hợp lý nếu trong tuồng viết ở đọan tả chí hướng của 1 người trai uất hận lúc chứng kiến cảnh tổ quốc bị ngọai xâm dày xéo (Khổng Minh Tọa Lầu)

Một tuồng cải lương, lối ca Bắc còn rất nhiều bài bản khác , bởi giọng Bắc là giọng rất thông dụng . Các bản ca giọng Bắc có bài dài, bản vắn.
các bản dài, Tây Thi, Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Bình Bán Chấn, Cổ Bản, Xuân Tình. Bảy bài bản chính yếu: Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Văn Giá, Tiểu Khúc.
Bản vắn để xài thừơng xuyên: Hành Vân, Bình Bán Vắn, Lưu Thủy Đòan, Kim Tiền, ngũ Điểm Mai, Lưu Thủy Cao Sơn, Thu Hồ, Tam Pháp Nhập Môn, Khóc Hòang Thiên, Long Hổ Hội, Khổng Minh Tọa Lầu, Mẫu Tầm Tử, Xang Xừ Líu, Sơn Đông Hướng Mã, Ngự Giá, Bá Hoa, Mạnh Lệ Quân, Tứ Đại Cảnh, Minh Châu, Bắc Sơn Tra, Lưu Thủy Tẩu Mã, Hướng Mã Hồi Thành..v...
Từ năm 1955 trở về sau nầy, các bài bản bắc theo điệu ca Bắc dần dần xuất hiện trong tuồng Cải Lương như các bài: Minh Hòang Thưởng Nguyệt, Ngự Giá Đăng, Phò Mã Giao Duyên, Tùng Lâm Dạ Lãm, Tống Phong, Giang Tô, Phong Nguyệt, Uyên Ương Hội Vũ, Cung Thềm Bán Nguyệt, Hồ Điệp Song Phi, Tứ Bát Chánh, Dạ Hành, Lịễu Thuận Nương, Thu Phong, Long Nguyệt, Phong Ba Đình, Duyên Kỳ Ngộ, Nặng Tình Xưa, Lạc Xuân Hoa, Đăng Sơn Lãm Thúy. Thêm vào đó, lại có những bản mới sáng tác cuối năm 1960: Sương Chiều, Tú Anh, Ánh Nắng, Trôi Nổi Phong Trần, Lệ Rơi Thấm Đá, Gió Hờn, Nhạn Về..v..v
Điệu ca Bắc còn có 8 bài Ngự nhưng các đòan nhỏ không đủ giàn đờn để hòa tấu, ngọai trừ các đại ban: Đường Thái Tôn, Vọng Phu, Chiêu Quân Ái Tử Kê, Bát Man Tấn Cống, Duyên Kỳ Ngộ, Tương Tư (bắt từ giọng Nam chuyển sang), Quả Phụ Hàm Oan (dựa theo hơi Óan).
Thỉnh thỏang, nếu viết tuồng giả sử, sọan giả xài 10 bản Trung Hoa: Thẩm Tuyết, Ngươn Tiêu, Hồ Quảng, Liên Hườn, Bình Nguyên, Tây Mai, Kim Tiền Huế, Xuân Phong, Long Hổ, Tẩu Mã.

Sau giọng Bắc là giọng Óan, giọng Óan là 1 giọng khá đặc biệt, nguồn gốc xuất phát từ miền Nam. Nhạc sĩ đờn Óan thường xuyên khảy dây Hồ (còn gọi là dây chinh) và dây Tố Lan. Các nhạc sĩ miền Nam sáng chế ra 2 dây này và bài Óan xuất hiện lần đầu tiên là do trích từ bài Tứ Đại. Ca Óan dù rằng nghe sầu não nhưng không kém phần trang nghiêm và hùng mạnh. Những nghệ sĩ biết ca bài Tứ Đại đều có chung nhận xét như vừa kể.
Tác giả sáng tạo bài Tứ Đại là 1 nhạc sư đa tài, làm thơ rất hay. Nghiên cứu bản Tứ Đại, những nhà nhạc học phải nhìn nhận bản Tứ Đại hình thành bằng 1 bài thơ bát cú. Phương pháp cấu trúc của bản Tứ Đại dựa theo vần bình trắc của 1 bài thơ Đường luật.
Cũng như lối ca Bắc, trong giọng Óan có nhiều bản như: Giang Nam, Phụng Cầu, Phụng Hòang, Văn Thiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn, v...v
Bản Văn Thiên Tường hát hơi trầm bổng, êm dịu, là 1 điệu Óan hay nhất. Văn Thiên Tường viết cho những vai đào, kép tả trong lúc chia tay, hoặc vĩnh biệt nói lên tâm sự đau buồn quyến luyến của tình yêu, tình chồng vợ.

Trong cải lương giọng thê lương, bi thảm nhất là giọng Nam. Là vì trong giọng Nam thường nói lối điệu Ai và hát Nam.
Lối Ai nói ngân nga thật chậm, người nghe não nùng bi thương, và viết theo câu văn vần, nghệ sĩ trước khi chuyển hơi qua ca Óan hay ca Nam, vai tuồng lúc nào cũng phải có nói lối Ai, nhiều gánh có đàn bản Xuân Nữ đưa hơi câu nói lối Ai.
Bản Xuân Nữ người trong nghề gọi là Nam Rịn, bản nhạc có tác dụng gây cảm xúc khiến người nghe thấm thấu trong lòng buồn vô tả.

Điệu ca Nam được chia thành 2 lọai:
-Các lọai Nam Chính thức: Nam Xuân, Nam Ai, Nam Chạy, Nam Bình, Đảo Ngũ Cung.
-Loại Nam biến thể từ giọng ca Bắc: Hành Vân, Chuồn Chuồn và Vọng Cổ.
Bản Nam Xuân hát theo nhịp lơi nhưng láy theo giọng ca Bắc, nhạc sĩ đờn nhấn phím công phu, chăm chí hơn đờn điệu Bắc, điệu Nam Xuân thâm trầm, dịu dàng ít ai óan hơn Nam Ai. Ban đầu bản Nam Xuân viết thành 8 lớp, mỗi lớp 8 câu. Thập niên 50 bản Nam Xuân đờn rút lại còn 20 câu để bắt qua Nam Ai, 8 câu trong mỗi lớp đều hạ 1 vần
Bản Nam Ai ca chậm lại nhịp lơi hơn Nam Xuân rất nhiều. Nam Ai nghe đau đớn, bi thảm để tả tình cảnh thống thiết nhất trong vở tuồng, Nam Ai cấu tạo thành 14 lớp (gồm 4 lớp phản Xuân) mỗi lớp vẫn viết 8 câu, cùng "xuống" 1 vần như Nam Xuân.

Đảo Ngũ Cung là 1 bản độc nhất vô nhị của Cải Lương Vietnam, có 1 giọng hùng hồn, rào rạt dễ quyến rủ người nghe, bản Đảo Ngũ Cung 6 câu đầu viết hạ cùng 1 vần trắc nên nghe 'xóc" và cảm thấy "dựng" lên trong đầu. Bản có 8 lớp, mỗi lớp có 8 câu và hạ 1 vần.

Vở tuồng nếu viết những vai giặc vây thành, hay bị truy nã, diễn viên vừa ca vừa chạy gọi là Nam Chạy, bản Nam Chạy là do sự phối hợp của 2 lớp trống trong bản Nam Ai. Ca nhanh đờn thúc để trùng hợp với động tác diễn trong lúc chạy giặc.

Bản Nam Bình trong giới Cải Lương thường gọi là bản Trường Tương Tư. Bản này gốc ở triều đình Huế đem vào miền Nam năm 1930. Bản Nam Bình điệu hát nhẹ nhàng thư thả ít thảm sầu hơn bản Nam Ai.

Sau hết là giọng Nam lai hơi Bắc, thể hiện cho giọng này có 3 bản: Hành Vân, Chuồn Chuồn, Vọng Cổ.
Gốc Hành Vân là điệu Bắc, nhưng khi sử dụng để phô diễn tâm sự ưu phiền thì bản nhạc biến thể theo điệu Nam, ca nhịp lơi, ngân dài.
Khỏang thập niên 30 bản Chuồn Chuồn ca hơi Bắc, đến đầu thập niên 60 đổi lại ca theo hơi Nam với mục đích vô cho "mùi" Vọng Cổ. Điệu Chuồn Chuồn dùng để tả cảnh binh biến, gặp tai nạn..v..v
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, lehoanglong

Postby longnu » 20 Jul 2005

VỌNG CỔ CÂU 1 :

Cấu trúc:

(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XANG 28, CỐNG 32)

Nhịp 16 & 20 là cặp: HÒ-HÒ.

Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền (như câu 1, 2, 4, 5) vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thuờng được diễn tả là rất... mùi !

Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note: XÊ

Câu 1 chỉ có 16 nhịp và trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v... trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "RAO". Khi ca sĩ bắt đầu "vô" thì đàn ngưng lại đến đúng nhịp 16 thì cả hai bên, người hát lẫn người đàn phải vào cùng 1 lúc đúng ngay chổ "note" HÒ. Do đó ký âm bài này được bắt đầu từ nhịp 16 HÒ. Phần RAO được nói trong 1 phần riêng (xem lại phần đầu KHÁI NIỆM, tiểu đoạn 10).

Sau phần ngâm ad. lib lúc ca sĩ "vô vọng cổ" xuống chữ HÒ thì nhạc sĩ phải "NHỒI" (xem lại phần đầu KHÁI NIỆM, tiểu đoạn 11).


Lời ca:



- TRUỚC HÒ 16 thuờng là ngâm sa mạc, nói lối hoặc tân nhạc. Thông thuờng là 4 câu văn hoặc có thể dài hơn.
- HÒ 16-20 ÐI LIỀN nhau, luôn luôn dấu HUYỀN
- HÒ 20 chỉ có MỘT câu văn (lời ca) mà thôi, bởi vì khi ca-nhạc-sĩ cùng vào 1 lúc ở nhịp 16 nghe rất mùi ,khán giả có thì giờ vổ tay. Ca sĩ có thì giờ lấy hơi... (lời ca những nhịp khác có HAI câu văn)
- XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
- XANG 32 không dấu,
- XANG 28 dấu gì cũng được, không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là XÊ hay XANG.
- CỐNG 32 ở câu 1 phải là vần trắc

(ký âm câu VC1 nam)
Image
(mp3 solo guitar VC1 nam)
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20nam.mp3
[mp3 solo guitar RAO & VC1 nam]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20nam.mp3

MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC1:

(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XANG 28, CỐNG 32)

Xuân trong mùa Ðông
[mp3 vc1 Xuân Trong Mùa Ðông]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20CVC.mp3

[color=blue](Ngâm/nói ad lib) Chàng ơi... trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông gíá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)



[i]Bài thí dụ trên đây có hình thức của câu 1 vọng cổ, nhưng chỉ cần hoán chuyển câu cuối là có thể hát thành câu 2 (xem bài Vọng Cổ câu 2 Nam tới đây)

... Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta. (XANG 32)
[/color]
Last edited by longnu on 28 Aug 2006, edited 1 time in total.
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, davidvannguyen, lehoanglong

Postby longnu » 20 Jul 2005

VỌNG CỔ CÂU 2

Cấu trúc:
(XỀ 4, XANG 8, XANG 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XÊ 28, XANG 32)

Câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4 (ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).

Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Nếu lời ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8, 10, 12... v.v.. (đầu, giữa hoặc cuối câu).

Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền như câu 1, 2, 4, 5 vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thuờng được diễn tả là rất... mùi !

Lời ca:


- Từ XỀ 4 cho đến XANG 12: nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng.
- HÒ 16 và HÒ 20 ÐI LIỀN nhau nên cấu trúc lời ca giống như câu 1 kể từ nhịp 16.
- HÒ 16-20 luôn luôn dấu HUYỀN
- XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
- XÊ 28 dấu gì cũng được.
- XANG 32 không dấu.

[ký âm câu VC2 nam p1]

Image

[ký âm câu VC2 nam p2]
Image

[mp3 solo guitar VC2 nam]

http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20nam.mp3

HAI THÍ DỤ CHO CÂU VC2:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XÊ 28, XANG 32)

TD1: Xuân trong mùa Ðông (Ðàm Giang 31/12/2001)

(Ngâm/nói ad lib) Chàng ơi... trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông giá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta. (XANG 32)



Một điểm nữa đáng chú ý ở đây là nếu chữ cuối của câu chót tận cùng bằng HÒ 32, thì câu hát sẽ thành vọng cổ câu 4, hoặc bằng XỀ 32 thì sẽ hát thành câu 5.

Câu 4: "Xuân trong mùa Ðông":

Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình mình (HÒ 32) (note LA)

Câu 5: "Một đóa hoa Quỳnh"

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ta quay quắt một kiếp người (XỀ 32) (note Mi)


TD 2 : Diễn Ðàn Dược Khoa: Mới có Hai Năm.
[mp3 DDDK2nam]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20CVC.mp3

Thấm thoát đã hai năm ròng rã

Từ ngôi nhà đơn sơ, góp ý Dược
Tình đồng nghiệp chúng ta người dân nước Việt
Năm Châu bốn bể, chẳng hề phân biệt
Cùng chung lưng sát cánh lên đường (HÒ 16)
Nay đà vững tuổi, vừa chẵn hai năm trường (HÒ 20)
Con thuyền Dược trên con đường lướt sóng
Ðôi ba lần cũng gặp phải phong ba (XÊ 24)
Có thử thách mới tôi luyện tấm lòng ta
Có sóng gió dạ can trường mới tỏ (XÊ 28)
Mừng diễn đàn chúng ta cùng chung sức
Những ngày Xuân đang náo nức chung vui (XANG 32)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, davidvannguyen

Postby longnu » 20 Jul 2005

VỌNG CỔ CÂU 3

Cấu trúc:

(XỀ 4, XANG 8, XANG 12, CỐNG 16, XANG 20, CỐNG 24 (SL), XÊ/XANG 28, HÒ 32)
Ðặc biệt cho câu 3 vọng cổ chúng ta thấy NHỊP 28 có thể là XÊ hoặc XANG, lời ca không thay đổi. Phần đầu không có chi thay đổi. Nhạc có thay đổi từ nhịp 25 trở đi.
Câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4 (ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
Nhịp 16 & 20 là cặp CỐNG-XANG.
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note CỐNG. (Nhịp 24 song lang luôn luôn tận cùng bằng 3 notes : XÊ , CỐNG , XỆ)
Câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp 32 bằng note HÒ. (Câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp 32 gồm 4 notes chính : CỐNG, XANG, XỀ, HÒ)

Lời ca:

- Câu 3 thuờng lời ca khá dài nên ca-sĩ thuờng vào ở đầu, giữa hoặc cuối nhịp 8, 10, 12... v.v... Nếu lời ca ngắn vẫn có thể vào ở nhịp CỐNG 16 .
- Từ XỀ 4 cho đến NHỊP 12 (XANG, HÒ): nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng.
- XANG/XÊ 28 dấu gì cũng được. (XÊ và XANG trong nhịp 20 và 28 không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là XÊ hay XANG.)
(XÊ 28 giọng Nam, XANG 28 giọng Nữ lời ca vẫn không thay đổi, vì note XANG (RÉ) luôn luôn được nhấn xuống trên phím đàn cho đến khi nghe ra được note XÊ (MI), thì mới hay và lả lướt, đó là note duy nhất mà Computer không diễn đạt được. Tuy nhiên khi hòa tấu, để đơn giản hóa, mọi nhạc cụ thường chơi XÊ 28.)
- Ðặc biệt CỐNG 16 không nhất thiết phải là vần trắc, dễ ca nhất là không dấu.
- CỐNG 24 (SL):KHÔNG DẤU vì vậy câu 3 giọng ca "ngang-ngang", khó ca, ca sĩ phải có trình độ!
- HÒ 32 phải là dấu HUYỀN


[ký âm câu 3 XÊ trang 1]
Image
[ký âm câu 3 XÊ trang 2]
Image

[ký âm câu 3 XANG phần thay đổi từ nhịp 25]
Image

[mp3 solo guitar VC3 nam XÊ]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... m%20Xe.mp3
[mp3 solo guitar VC3 nam XANG]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... 20Xang.mp3



MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC3:

(XANG 12, CỐNG 16, XANG 20, CỐNG 24, XANG 28, HÒ 32)

Buồn Viễn Xứ

[mp3 Buồn Viễn Xứ]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20CVC.mp3

Thấm thoắt đã hơn hăm sáu năm trường
Ngày tàn thu chợt buồn nhớ cố hương (XANG 12)
Non sông cách trở nào có xá chi nghìn trùng,
Nhớ nhà, nhớ nước vẫn một lòng son sắt (CỐNG 16)
Cũng chỉ tại những con đường khác biệt
Như trời trăng mưa nắng, đá vàng thau (XANG 20)
Khiến ta lang thang nơi đất khách từ thuở đó
Chẳng hề quên mối thâm tình cố quận thân yêu (CỐNG 24)
Nhớ thương quê nhà hai mùa mưa nắng
Có đàn em thơ và mẹ già trông ngóng đợi chờ (XANG 28)
Ôi ngày đêm khắc khoải tình viễn xứ
Ngàn dặm sơn khê vẫn nhỏ lệ mong ngày về (HÒ 32)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, davidvannguyen

Postby longnu » 20 Jul 2005

VỌNG CỔ CÂU 4
Vì câu 1 và câu 4 vọng cổ rất giống nhau nên sau câu 1 ta có thể tìm hiểu ngay câu 4.


Cấu trúc:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XANG 28, HÒ 32)

Câu 4 cũng như câu 1 bắt đầu ở nhịp 16, vì trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v...
Nhịp 16 & 20 là cặp: HÒ-HÒ.
Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền (như câu 1, 2, 4, 5) vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thuờng được diễn tả là rất... mùi !
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note: XÊ

Lời ca: Cách trình diễn và luật bằng trắc áp dụng giống y như Câu 1

- TRUỚC HÒ 16 thuờng là ngâm sa mạc, nói lối hoặc tân nhạc .Thuờng là 4 câu văn hoặc có thể dài hơn.
- HÒ 16-20 ÐI LIỀN nhau, luôn luôn dấu HUYỀN
- XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
- XANG 28 dấu gì cũng được.
- HÒ 32: luôn luôn dấu HUYỀN (HÒ 32 của câu 6 là note HÒ DUY NHẤT KHÔNG DẤU)


[ký âm câu VC4 nam]
Image

[mp3 solo guitar RAO & VC4 nam]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20nam.mp3


TÓM TẮT CẤU TẠO và ÂM LUẬT CÂU 1 và CÂU 4:



Câu 1: HÒ(16) HÒ(20) XÊ(24) XANG (28) CỐNG (32)

Câu 4: HÒ(16) HÒ(20) XÊ(24) XANG (28) HÒ (32)


chỉ khác nhau 1 note ở NHỊP 32 : CỐNG/HÒ


HAI THÍ DỤ CHO CÂU VC4:
(HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XANG 28, HÒ 32)


TD1: Xuân trong mùa Ðông

[mp3 VC4 Xuan Trong Mùa Ðông]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20VCV.mp3

Chàng ơi... trời hôm nay sao lạnh lẽo

Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông giá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16)
Từ thuở nào năm ấy em đã biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình mình (HÒ 32)


TD2: Tiễn Em
[mp3 vc4 Tiễn Em]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20CVC.mp3


Tiễn Em:

Êm ái xuôi giòng nước vẫn trôi
Nụ hôn như còn đọng trên môi
Em đã xa rồi, trăng nhớ bóng
Mình anh hiu quạnh nỗi đơn côi...
Ngày em giã từ anh không đưa tiễn đuợc
Nên đêm nay nhìn trăng khuya lạnh
Anh đứng đây tuởng chừng phi cơ cất cánh
khuất dần trong khói trắng suơng mờ (Hò 16)
Phải chăng anh nhớ em và vẫn đợi chờ (Hò 20)
Em có quay đầu tìm nguời ở lại?
Hay vội vàng nhấc mớ hành trang? (Xê 24)
Làm sao chúc em thượng lộ bình an?
Anh nghe buồn dâng lên trong hồn bất ổn (Xang 28)
Anh chỉ biết thẫn thờ cúi mặt
Để cố ngăn buông một tiếng thở dài (Hò 32)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, davidvannguyen

Postby longnu » 20 Jul 2005

VỌNG CỔ CÂU 5

Cấu trúc:

(XỀ 4, HÒ 8, HÒ 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XÊ hoặc XANG 28, XỀ 32)

Câu 5 cũng như các câu vọng cổ bắt đầu là XỀ 4 (ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
Nhịp 16 & 20 là 2 cặp: HÒ-HÒ.
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note: XÊ
Kết thúc ở nhịp 32 bằng XỀ.

Lời ca: Luật bằng, trắc áp dụng y như câu 1 từ HÒ 16 cho đến XÊ/XANG 28.

- Từ XỀ 4 cho đến NHỊP 12 (XANG, HÒ): nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng. Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Ca-nhạc-sĩ cùng vào ở nhịp 16 .
- HÒ 16-20: luôn luôn dấu HUYỀN
- XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
- XANG/XÊ 28 dấu gì cũng được. (XÊ và XANG trong nhịp 20 và 28 không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là XÊ hay XANG)
(XÊ 28 giọng Nam, XANG 28 giọng Nữ lời ca vẫn không thay đổi, vì note XANG (RÉ) luôn luôn được nhấn xuống trên phím đàn cho đến khi nghe ra được note XÊ (MI), thì mới hay và lả lướt, đó là note duy nhất mà Computer không diễn đạt được. Tuy nhiên khi hòa tấu, để đơn giản hóa, mọi nhạc cụ thường chơi XÊ 28.)
- XỀ 32 câu 5 phải là dấu HUYỀN. Ðây là note Mi dòng thứ 5 của "portée", khác với dấu HUYỀN của note HÒ (note LA diapason / espace giữa portée 3 và 4).

[ký âm câu VC5 nam p1]
Image
[ký âm câu VC5 nam p2]
Image

[mp3 solo guitar VC5 nam]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20nam.mp3


MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC5:
(XỀ 4, HÒ 8, HÒ 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24, XANG/XÊ 28, XỀ 32)

Một Ðóa Hoa Quỳnh

[mp3 Một Ðoá Hoa Quỳnh]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20CVC.mp3

Trời vào đêm trong trăng mờ huyền ảo
Ðâu đó mơ hồ thoảng tiếng nhạc thiết tha,
Tao nhân thanh thản một chung trà thơm ngát
Ðang chờ mong nàng tiên nữ giáng trần (HÒ 16)
Hương ngạt ngào hoa chỉ nở một lần (HÒ 20 )
Ðắm lòng nguời Quỳnh hoa phô muôn sắc
Ðêm chưa tàn sao đã vội chia tay? (XÊ 24)
Quỳnh ơi, mặc lời than đời Quỳnh ngắn ngủi,
Ta tự hỏi chắc gì Quỳnh đà tiếc nuối (XÊ 28)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ta quay quắt một kiếp nguời. (XỀ 32)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, davidvannguyen

Postby longnu » 20 Jul 2005

VỌNG CỔ CÂU 6


Cấu trúc:
(XỀ 4, XÊ 8, XANG 12, CỐNG 16, XÊ/XANG 20, XỀ 24 (SL), XÊ 28, HÒ 32)

Câu 6 cũng như các câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4 (ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
Nhịp 16 & 20 là 2 cặp: CỐNG-XANG.
Nhịp 24 (SL) tận cùng bằng note XÊ.
Kết thúc ở nhịp 32 bằng HÒ

Lời ca:

- Từ XỀ 4 cho đến NHỊP 12 (XANG, HÒ): nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng. Nếu lời ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8, 10, 12... v.v
- CỐNG 16 luật bằng trắc không quan trọng, dễ ca nhất là không dấu.
- XANG 20 dấu gì cũng được.
- XỀ 24 (SL) câu 6 phải là dấu HUYỀN. (giống XỀ 32 của câu 5)
Chú ý: đây là Song-Lang DUY NHẤT có dấu HUYỀN trong 6 câu Vọng-cổ. Những Song Lang nhịp 24 của các câu khác LUÔN LUÔN KHÔNG CÓ DẤU !!!
- XÊ 28 dấu gì cũng được.
- HÒ 32 note HÒ DUY NHẤT trong 6 câu vọng cổ KHÔNG CÓ DẤU .

[ký âm câu VC6 nam p1]
Image

[ký âm câu VC6 nam p2]
Image

[mp3 solo guitar VC6 nam]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20nam.mp3


MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC6:
(XANG 12, CỐNG 16, XANG 20, XỀ 24, XÊ 28, HÒ 32)

Ðôi Lời Với Quỳnh Hoa
[mp3 Ðôi Lời Với Quỳnh Hoa]
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20CVC.mp3



Trời vào đêm trong trăng mờ huyền ảo,
Ðâu đó mơ hồ thoảng tiếng nhạc thiết tha. (XANG 12)
Tao nhân thanh thản một chung trà thơm ngát,
Ðang chờ mong nàng tiên nữ giáng trần... (CỐNG 16)
Ðắm lòng nguời Quỳnh hoa phô muôn sắc.
Huơng ngạt ngào cõi mộng ru hồn ta. (XANG 20)
Nhưng đời hoa sao bất công ngắn ngủi.
Ai ngắm Quỳnh không luống những ngậm ngùi. (XỀ 24)
Quỳnh ơi ,mặc lời than đời Quỳnh ngắn ngủi,
Ta tự hỏi chắc gì Quỳnh đà tiếc nuốỉ (XÊ 28)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
Phải chăng Quỳnh đã sống trọn vẹn hơn ta (HÒ 32)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, davidvannguyen

Postby longnu » 20 Jul 2005

[color=darkblue][b] Lạc Xuân Hoa
( 30 câu nhịp một )

1 - Cống ( HÒ ) Xang ( XÊ )
2 - Cống ( XÊ ) ( LIU )
3 - Cộng ( LIU ) (CỐNG)
4 - Xê ( XANG ) Xừ ( XANG )
5 - ( -- ) Cống ( HÒ )
6 - Xang ( XÊ ) Cống ( XÊ )
7 - ( LIU ) Cộng ( LIU )
8 - ( CỐNG ) Xê ( XANG )
9 - Xừ ( XANG ) ( _ _ )
10 - Cống ( HÒ ) Xang ( XÊ )
11 - Cống ( XÊ ) ( CỐNG )
12 - Líu ( -- ) Hò ( -- )
13 - Xang ( XÊ ) ( CỐNG )
14 - Líu ( -- ) Hò ( -- )
15 - Xang ( XÊ ) ( LIU )
16 - Cộng ( LIU ) ( CỐNG )
17 - Xê ( XANG ) Xừ ( XANG )
18 - Xang ( XỰ ) Cống ( HÒ )
Thán : Hò hò xang xê cống líu xê…
Cống cống líu líu hò xang xê cống líu xê…
Hò hò xang xê cống líu xê…
Cống líu xê xê xang xự xê xang xang xự xang hò…

19 - ( LIU ) Cộng ( LIU )
20 - ( CỐNG ) Xê ( XANG )
21 - Xừ ( XANG ) ( _ _ )
22 - Cống ( Hò) Xang ( XÊ )
23 - Cống ( XÊ ) ( CỐNG )
24 - Líu ( -- ) Hò ( -- )
25 - Xang ( XÊ ) ( CỐNG )
26 - Líu ( -- ) Hò ( -- )
27 - Xang ( XÊ ) ( LIU )
28 - Cộng ( LIU ) ( CỐNG )
29 - Xê ( XANG ) Xừ ( XANG )
30 - Xang ( XỰ ) Cống ( HÒ )

Lạc Xuân Hoa
Đem Thư Nhàn
1 - Những ( từ ) tương ( tri )
2 - Với ( nhau ) ( nơi )
3 - Đào ( viên ) ( thệ )
4 - Tử ( sanh ) đồng ( chung )
5 - ( -- ) Cho ( dầu )
6 - Hôm ( nay ) phú ( vinh )
7 - ( Ai ) đành ( đâu )
8 - ( Dứt ) nghĩa ( nhân )
9 - Ngày ( xưa ) ( _ _ )
10 - Dù công ( hầu ) nên ( toan )
11 - Đổi ( thay ) ( nghĩa )
12 - Cũ ( -- ) đành ( -- )
13 - Lạt ( phai ) ( thủ )
14 - Cấp ( -- ) nguyền ( -- )
15 - Dâng ( lai ) ( giao )
16 - Về ( tay ) ( để )
17 - Cho ( em ) lo cầu ( vinh )
18 - Ôm ( dạ ) trông tin ( lành )
Thán : Nguyền đệ huynh há dám sai…
Bởi cảnh lá lay…
Thành ra phụ vong với ai…
Chớ thề xưa xin ghi dạ dám đâu sai lòng

19 - ( Xin ) phiền ( ông )
20 - ( Gắng ) giúp ( công )
21 - Dùm ( tôi ) ( _ _ )
22 - Đường về ( trào ) thưa ( qua )
23 - Sứ ( quân ) ( theo )
24 - Mấy ( -- ) lời ( -- )
25 - Trong ( thơ ) ( chỉ )
26 - Khiến ( -- ) đầu ( -- )
27 - Xin ( dâng ) ( xin )
28 - Chờ ( tôi ) ( với )
29 - Nhị ( tẫu ) qua tìm ( anh )
30 - Sẽ ( đặng ) tương ( phùng )

Lý Phước Kiến
( 26 câu nhịp đôi , song lang chiếc )


1 - ( XÊ ) Cống ( HÒ )
2 - Xự ( HÒ ) Là Xự Xế ( XANG )
3 - Hò ( XÊ ) Cống Xự Xang ( XÊ )
4 - Cống Xê Xang ( XỰ ) Xang Hò Là ( XỰ )
5 - Liu ( CỘNG ) Liu Xề Cộng ( LIU )
6 - Cộng ( LIU ) Liu Liu Xáng ( U )
7 - Xáng U Liu (CỘNG ) Liu U Xáng ( LIU )
8 - ( - - ) Ú ( LIU)
9 - Ú Xàng Xê ( CỐNG) Xang Xê Cống ( XANG )
10 - Ú (LIU) Ú Xang Xề ( CỐNG )
11 - Xang ( XỪ ) Xang Xê Cống ( XANG )
12 - Xự ( HÒ ) Là Xự Xế ( XANG )
13 - Xê ( CỐNG ) Xê Cống Líu ( XÊ )
14 - Cống Xêâ Xang ( XỰ ) Xang Hò Xự ( XANG )
15 - Tồn ( XANG ) Xê Cống Xê ( XANG )
16 - Xê ( XANG ) Xê ( XANG )
17 - Xê Cống Liu ( XÊ ) Cống Xê Xang ( XỰ )
18 - Xang Hò Xự ( XANG ) Tồn ( XANG )
19 - Xê Cống Xê ( XANG ) Xự ( HÒ )
20 - Là Xự Xế ( XANG ) Xê ( CỐNG )
21 - Xê Cống Liu ( XÊ ) Cống Xê Xang ( XỰ )
22 - Xang Hò Xự ( XANG ) Xừ ( XANG )
23 - Xê Cống Xê ( XANG ) Xê ( XANG )
24 - Xê ( XANG ) Xê Cống Líu ( XÊ )
25 - Cống Xê Xang ( XỰ ) Xang Hò Xự ( XANG )
26 - Tồn ( XANG ) Xê Cống Xê ( XANG )

Lý Phước Kiến
( 26 câu nhịp đôi , song lang chiếc )
Từ Thị Quốc Thái



1 - ( Xin ) bẫm ( rành )
2 - Trên mẫu (hoàng) người được rỏ ( thông )
3 - Vì ( theo ) thể lệ Đơn ( Dương )
4 - Mỗi năm hội ( hiệp ) luận bàn câu ( chuyện )

5 - Cơ ( mật ) về thuế ( sưu )
6 - Lòng ( lo ) tôi bói quẻ ( xem )
7 - Thấy ( quẻ ) cho biết điềm ( xui )
8 - ( - - ) Sao chẳng can ( giáng )
9 - Để chồng mang ( khổ ) nay phỏng ích ( chi )
10 - ( Đem ) lời cạn ( tỏ )
11 - ( Chàng ) chê thiếp vơ ( quàng )
12 - Lại ( cười ) là kẻ dị ( đoan )
13 - Con ( cố ) năn nỉ cản ( ngăn )
14 - Chớ nên họp ( bạn ) sợ điều chẳng ( may )
15 - Rầy ( la ) nên phải im ( hơi )
16 - Lên ( yên ) ra ( đi )
17 - Nghe nói tức ( thay ) tánh em ngang ( ngược
)
18 - Vô tình lụy ( thân ) loài ( gian )
19 - Còn xúi quân ( gia ) đến ( liền )
20 - Tại tiệc Tuấn ( Anh ) nghe ( ngóng )
21 - Cho rỏ thủy ( chung ) kẻo tâm lo ( sợ )
22 - Việc chồng chẳng ( may ) rõ ( tin )
23 - Người phải lâm ( nguy ) kế ( sâu )
24 - Quân ( gian ) sanh biến phản ( tâm )
25 - Giết oan can ( liệt ) tường trình việc (
quan )
26 - Lời ( phân ) không sót mảy ( may )


Bá Hoa
( 29 câu 2 nhịp )



1- ( - - ) ( XÁNG )
2- U Liu U ( LIU ) ( XÊ )
3- Cống Xê Cống ( XANG ) ( XÁNG )
4- U Liu U ( LIU ) ( XÊ )
5- Cống Xê Cống ( XANG ) Hò ( XANG )
6- ( LIU ) Liu ( LIU )
7- Cộng U ( LIU ) Cộng Liu ( LIU )
8- ( LIU ) Liu ( LIU )
9- Cộng Ú ( LIU ) Cộng Xề ( XỀ )
10- ( XÁNG ) U Liu U ( LIU )
11- ( XÊ ) Cống Xê Cống ( XANG )
12- ( - - ) Cồng ( U )
13- ( - - ) Cồng ( LIU )
14- Cồng U ( LIU ) Cồng ( U )
15- Ú U Liu ( CỘNG ) Hò Cống ( XÊ )
16- Hò Cống ( XÊ ) Hò ( CỐNG )
17- Líu Cống Xê ( XANG ) ( XÁNG )
18- U Liu U ( LIU ) ( XÊ )
19- Cống Xê Cống ( XANG ) ( LIU )
20- Xáng ( U ) Liu ( CỘNG )
21- U ( LIU ) Cộng ( U )
22- Liu ( - - ) Xừ ( XANG )
23- Cống Xê Cống ( XANG ) ( XÁNG )
24- U Liu U ( LIU ) ( XÊ )
25- Cống Xê Cống ( XANG ) ( XÁNG )
26- U Liu U ( LIU ) ( XÊ )
27- Cống Xê Cống ( XANG ) ( XÁNG )
28- U Liu U ( LIU ) ( XÊ )
29- Cống Xê Cống ( XANG ) Hò ( XANG )



Bá Hoa
( 29 câu 2 nhịp )
Cải Tiến Đời Sống Dân Sinh
Viết lời : HAI NGƯU

1.- ( - - ) ( Nước )
2.- Non ta vững ( an ) ( vui )
3.- Có chi sánh ( bằng ) ( trước )
4.- Mấy năm tóc ( tang ) ( nay )
5.- Quốc dân reo ( mừng ) hò ( vui )
6.- ( Vui ) dân tự ( do )
7.- Mừng đã ( qua ) những nạn ( tai )
8.- ( Vui ) Việt Nam nhứt ( tâm )
9.- Đánh xâm ( lăng ) tiêu ( tàn )
10.- ( Sáng ) trí cao nêu ( gương )
11.- ( Ai ) dóc tâm học ( hành )
12.- ( - - ) Rao ( khắp )
13.- ( - - ) Thành ( quê )
14.- Mà ráng ( lo ) học ( hỏi )
15.- Ba tháng ( trời ) đà ( xong )
16.- Ta quá ( vui ) khỏi nạn ( dốt )
17.- Từ trẻ đến ( già ) ( trước )
18.- Thôn quê đất ( hoang ) ( nay )
19.- Hóa ra thị ( thành ) ( vui )
20.- Dân ( ta ) một ( lòng )
21.- Khuếch ( trương ) kinh ( tế )
22.- Vui ( - - ) mở ( mang )
23.- Mạ xanh lúa ( vàng ) (sáng )
24.- Trí cao ai ( hơn ) ( thi )
25.- Thanh danh nước ( ngoài ) ( sáng )
26.- Trí cao mở ( mang ) ( thi )
26.- Tranh hơn nước ( ngoài ) ( sáng )
26.- Trí cao Việt ( Nam ) ( nêu )
27.- Sử xanh muôn ( đời ) hòa ( vui )


Trường Thu Phong
( 31 câu 2 nhịp )

Sáng tác : SÁU LẦU

1- ( XÊ ) Cống ( HÒ )
2- Là Là ( XỰ ) Xang Hò ( - - )
3- Cống Xê ( XANG ) Xự Xang Xê ( CỐNG )
4- Y Xự Xang ( HÒ ) Xự Xang ( - - )
5- Cộng U ( LIU ) Liu Cộng Liu ( XỀ )
6- Liu Xề ( CỘNG ) Liu Xề ( - - )
7- Xề ( XỀ ) Liu ( LIU )
8- Liu Xề ( CỘNG ) Liu Xề ( - - )
9- Xề ( XỀ ) U ( U )
10- Cộng Liu ( XỀ ) Cộng Liu ( - - )
11- Xề ( XÁNG ) U Liu ( XỀ )
12- Cộng Liu ( U ) Cộng Liu ( - - )
13- Xề ( - - ) U ( - - )
14- Cộng ( - - ) Liu ( - - )
15- Xàng ( - - ) ( XÊ )
16- Cống ( HÒ ) Là Xự Xang ( XÊ )
17- Cống Hò ( - - ) Hò Là ( XỰ )
18- Xang Hò ( - - ) Cống Xê ( XANG )
19- Xự Xang Xê ( CỐNG ) Xự Xang ( HÒ )
20- Xự Xang ( - - ) Cộng U ( LIU )
21- Liu Cộng Liu ( XỀ ) Liu Xề ( CỘNG )
22- Liu Xề ( - - ) Xề ( XỀ )
23- Liu ( LIU ) Liu Xề ( CỘNG )
24- Liu Xề ( - - ) Xề ( XỀ )
25- U ( U ) Cộng Liu ( XỀ )
26- Cộng Liu ( - - ) Xề ( - - )
27- U ( - - ) Cộng ( - - )
28- Liu ( - - ) U Xàng ( - - )
29- ( XÊ ) Cống ( HÒ )
30- Là Xự Xang ( XÊ ) Cống Hò ( - - )
31- Hò Là ( XỰ ) Xang Hò ( - - )


Trường Thu Phong
( 31 câu 2 nhịp )
Trang Tử


1.- ( Ta ) buồn ( cười )
2.- Lòng người ( hay ) đổi dời ( - - )
3.- Chẳng kể ( chi ) đến phầ n lễ ( nghĩa )
4.- Đắm sắc lịch ( tài ) sự sanh ( - - )
5.- Cùng người thiếu ( niên ) tuấn tú anh ( hùng
)
6.- Rồi lại phụ ( bạc ) theo chì ( - - )
7.- Cười ( cười ) chê ( chê )
8.- Con người tham ( không ) bến bờ ( - - )
9.- Kiếp ( người ) dạ ( thú )
10.- Sống trên ( đời ) ích chi ( - - )
11.- Quí ( tử ) tham sanh làm ( gì )
12.- Tiếng đời bia ( tạc ) ngàn năm ( - - )
13.- Lòng ( - - ) tưởng ( - - )
14.- Vậy ( - - ) vui ( - - )
15.- Mừng ( - - ) là ( giống )
16.- Là ( giòng ) là gái lang ( tâm )
17.- Lăng loàn ( - - ) ham mê ( chi )
18.- Sắc tài ( - - ) chồng chết chưa ( chôn )
19.- Còn q uàng lại ( đó ) dẫn hơn ( tình )
20.- Tâm tư ( - - ) phụ rảy duyên ( xưa )
21.- Tưởng cho phỉ ( lòng ) rằng đâu qua ( đặng
)
22.- Luật trời ( - - ) nào ( dè )
23.- Trang ( Tử ) sống trở ( lại )
24.- Dương trần ( - - ) nhiều ( lời )
25.- Mắn ( nhiếc ) người hai ( lòng )
26.- Độc tâm ( - - ) chồng ( - - )
27.- Chết ( - - ) chưa ( - - )
28.- Chôn ( - - ) đổi lòng ( - - )
29.- Tang ( chế ) không ( tròn )
30.- Liếc mắt tìm ( duyên ) đưa tình ( - - )
31.- Là gái lang ( tâm ) lăng loàn ( - - )

Uyên Ương Hội Vũ ( 27 câu 2 nhịp )



1- ( - - ) ( HÒ )
2- Hò ( CỐNG ) Xề Cống Líu ( XÊ )
3- ( - - ) Líu Cống Hò ( XÊ )
4- ( - - ) Cống Xê Líu ( HÒ )
5- ( - - ) Cống Xê Xang ( Y )
6- Xang Y Xang ( Y ) Xang Y ( - - )
7- Líu ( HÒ ) ( - - )
8- Xề ( PHAN ) ( - - )
9- Xế Hò ( Y ) ( - - )
10- U Liu ( CỘNG ) Liu Cộng ( - - )
11- Líu Liu ( CỘNG ) Liu Cộng ( - - )
12- U Liu ( CỘNG ) Liu Cộng ( - - )
13- U Liu ( CỘNG ) Líu Cộng Xê ( XANG )
14- Xừ Xang Xê ( CỐNG ) Xáng Ú ( U )
15- Cộng Ú ( U ) Cộng Líu ( LIU )
16- Cộng Công ( CỘNG ) Xáng ( U )
17- Xáng Liu Xáng ( CỘNG ) Xáng Xáng Cộng ( CỘNG
)
18- Xáng ( U ) Cồng ( U )
19- Liu Cộng ( LIU ) ( HÒ )
20- Hò ( CỐNG ) Xê Cống Líu ( XÊ )
21- ( - - ) Líu Hò ( XÊ )
22- ( - - ) Líu Cống Líu ( HÒ )
23- ( - - ) Cống Xê Xang ( Y )
24- Xang Y Xang ( YÏ ) Xang Y ( - - )
25- Líu ( HÒ ) ( - - )
26- Xề ( PHAN ) ( - - )
27- Líu Hò ( XẠNG ) ( - - )



Uyên Ương Hội Vũ ( 27 câu 2 nhịp )
Phan Thanh Giản


1.- ( - - ) ( Đời )
2.- còn ( nhớ ) tại xứ Vĩnh ( Long ) 3.- ( - - )
Sử truyền ( bia ) 4.- ( - - ) Một đấng trung (
thần ) 5.- ( - - ) Họ Phan anh ( kiệt )
6.- Phụng sự oanh ( liệt ) không nệ ( - - )
7.- khổ ( hèn ) ( - - )
8.- Nhọc ( thần ) ( - - )
9.- Vì non ( sông ) ( - - )
10.- Đã lắm ( phen ) tước cao ( - - )
11.- Cũng lắm ( khi ) quân gian ( - - )
12.- Tâu xuống ( chức ) họ Phan ( - - )
13.- Ôâng chẳng ( nao ) quí cả vinh ( hoàng )
14.- Tận tâm báo ( quốc ) nhớ đến ( đâu )
15.- Ôâng khổ ( đau ) Pháp ỷ ( ngoan )
16.- Quá lấn ( quyền ) Ông trổ ( ra )
17.- Lời văn cao ( tài ) biện bát hùng ( cường )

18.- Với ngoại ( lai ) Pháp ( quân )
19.- Ôâng tài ( hay ) Những ( điều )
20.- ( Khó ) đến cho ( ông )
21.- ( - - ) Nhưng chẳng hề ( nao )
22.- ( - - ) Miễn sao nước ( nhà ) 23.- ( - - )
Công văn ưng ( thuận )
24.- Pháp quân trả ( lại ) Nước Việt ( - - )
25.- Họ Phan vui ( lòng ) ( - - )
26.- Làm tròn sứ ( mạng ) ( - - )
27.- Của đấng hùng ( anh ) ( - - )


Thu Hồ Thưởng Nguyệt
( 35 câu 2 nhịp )


1- ( U ) Liu U Xáng ( LIU )
2- ( U ) Liu U Xáng ( CỒNG )
3- Xừ ( CỐNG ) Xừ ( CỐNG )
4- ( U ) Liu U Xáng ( LIU )
5- ( U ) Liu U Xáng ( CỒNG )
6- Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xê ( CỐNG )
7- Xừ ( CỐNG ) Xừ ( CỐNG )
8- Liu ( CỘNG ) Liu U Xáng ( LIU )
9- Liu ( CỘNG ) Liu U Xáng ( LIU )
10- Liu ( XỀ ) Xàng Xề Cộng ( LIU )
11- Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xê ( CỐNG )
12- Xừ ( CỐNG ) Xừ ( CỐNG )
13- Cống Líu ( XÊ ) Cống Líu ( XÊ )
14- Cống Líu ( XÊ ) Cống Xê Xang ( XỰ )
15- Hò Cống ( XÊ ) Xang Xự Xang ( HÒ )
16- Xự ( HÒ ) Xự Xang Xự ( HÒ )
17- Xự ( XANG ) Xự Hò Xự ( XANG )
18- ( XÊ ) Xê Cống Líu ( XÊ )
19- Cộng ( LIU ) U Liu Xề Cộng ( LIU )
20- Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xê ( CỐNG )
21- Cống Xê Cống ( XÊ ) Cống Xê Cống ( XÊ )
22- Cống ( XÊ ) Cống Xê Xang ( XỰ )
23- Là Xự Xang ( XÊ ) Xê Xang Xự ( HÒ )
24- Hò Xự ( HÒ ) Xang Xự ( XANG )
25- Xê Cống ( XÊ ) Liu Cộng ( LIU )
26- Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xê ( CỐNG )
27- Xừ ( CỐNG ) Xừ ( CỐNG )
28- Liu ( CỘNG ) Liu U Xáng ( LIU )
29- U Liu ( CỘNG ) Liu U Xáng ( LIU )
30- Cộng ( XỀ ) Xàng Xề Cộng ( LIU )
31- Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xê ( CỐNG )
32- Xừ ( CỐNG ) Xừ ( CỐNG )
33- Cống Xê Cống ( XÊ ) Cống Xê Cống ( XÊ )
34- Cống Líu ( XÊ ) Xang Xê Líu ( XỰ )
35- Hò Xự Xang ( XÊ ) Cống Xang Xự ( HÒ )

Thu Hồ Thưởng Nguyệt
( 35 câu 2 nhịp )
Ngày Tàn Của Lòng Nịnh Gian

1.- ( Thôi ) ơn nầy có ích ( chi )
2.- ( Anh ) em ta ở ( trào )
3.- Hồi ( đó ) còn ( nhỏ )
4.- ( Xa ) muôn năm ta dễ ( quên )
5.- ( Yêu ) thương nhau quá ( chừng )
6.- Dầu ( chết ) lòng tôi còn ( nhớ )
7.- Càng ( quí ) lòng ( tốt )
8.- ( Tôi ) ẩn dật nước ( non )
9.- ( Nên ) danh lợi chẳng ( ham )
10.- Ở ( rừng ) được tự ( do )
11.- Chẳng có ( kẻ ) quyền cao áp ( chế )
12.- Giành ( chức ) thù ( oán )
13.- Gánh giang ( san ) có ai ( lo )
14.- Các ( quan ) có ai dám ( chịu )
15.- Thì còn ( tôi ) phải lo việc ( trào )
16.- Thì ( Ngài ) được Vạn Hộ ( Hầu )
17.- Tần ( Bang ) nhờ có mình ( ông )
18.- Vậy ( thôi ) ông hảy đứng ( đây )
19.- Tôi ( vào ) chuồng ( kia )
20.- Tuấn ( mã ) đền ơn cứu ( tử )
21.- Rất mong ( thay ) có ân ( sư )
22.- Nếu ( không ) cứu nguy giúp ( ngựa )
23.- Thì ngựa ( đâu ) tôi trở về ( trào )
24.- ( Tao ) đợi mầy quá ( lâu )
25.- Ông ( đâu ) ai có ( biết )
26.- Dẫu ( chết ) đầu mi ở ( núi )
27.- Đừng ( có ) về ( gắp )
28.- ( Quân ) cướp ngựa lớn ( gan )
29.- ( Mi ) dám chọc đến ( ông )
30.- Tần ( trào ) hoàng ( thân )
31.- Mi có ( biết ) ta là Chấn ( Viễn )
32.- Mầy ( chết ) trời ( cứu )
33.- Bớ ân ( sư ) cứu tôi ( mau )
34.- Có ( kêu ) cũng không ích ( lợi )
35.- Trời đất ( ơi ) số mạng tôi đã ( cùng )

Tân Xái Phỉ ( 26 câu nhịp một , giọng Quãng )



1- ( HÒ ) Hò ( CỐNG )
2- Xê Cống Líu ( HÒ ) Cống ( XỰ )
3- Hò Xự Xang ( XÊ ) Cống ( XANG )
4- Xê Cống Líu ( XÊ ) Cống ( XANG )
5- Xê Cống Líu ( XỪ ) ( XỪ )
6- Xừ ( U ) Líu Cống Líu ( XÊ )
7- Cống ( XANG ) Xê Cống Líu ( XÊ )
8- Ú ( CỘNG ) Liu U Liu ( CỘNG )
9- U Cộng Liu ( U ) Xáng Cộng U ( CỘNG )
10- Liu U Xáng ( XÀNG ) Líu ( CỐNG )
11- Xê Xang Líu ( CỐNG ) ( XỪ )
12- ( XỪ ) ( U )
13- Líu Cống Líu ( XỪ ) ( - - )
14- Xừ ( - - ) U ( - - )
15- Xừ ( - - ) Xang ( XỪ )
16- Xang Xừ ( - - ) Xang ( XỪ )
17- Líu Cống ( - - ) Líu Xàng ( - - )
18- Xê Cống Xangø ( XÊ ) Líu Cống ( - - )
19- Xang ( XỪ ) Xang Xừ ( - - )
20- Xang ( XỪ ) Líu Cống ( - - )
21- Líu Xang ( - - ) Xê Cống Xang ( XÊ )
22- Líu Cống ( - - ) Cồng ( CỒNG )
23- Liu Ú Xáng ( LIU ) U ( LIU )
24- U Xáng ( U ) Ủ Ú Liu ( XÀNG )
25- Cống ( XÊ ) Xang Xê Cống ( XÀNG )
26- Liu ( CỒNG ) Liu Ú Xáng ( LIU )


Tân Xái Phỉ ( 26 câu nhịp một, giọng Quãng )



1.- Kết ( nguyền ) nên ( khiến )
2.- Lòng tôi rất ( mừng ) đặng ( gặp )
3.- Kim ( cương ) ( - - )
4.- ( - - ) ( - - )
5.- ( Vì ) ( lòng )
6.- Kết ( nghĩa ) thâm ( giao )
7.- ( - - ) ( - - )
8.- Anh ( hùng ) nay đã trổ ( tài )
9.- Phong trần nay ( đã ) dạn dày kết ( nguyền )

10.- Tôi rất vững ( lòng ) trong ( lúc )
11.- Cùng nhau đấu ( võ ) ( thề )
12.- ( Nguyền ) bằng ( lời )
13.- Vái ( trời ) ( - - )
14.- Còn ( - - ) tôi ( - - )
15.- Thì ( - - ) bụng ( đầy )
16.- Lạnh lung ( - - ) kêu ( gào )
17.- Thiếu cơm ( - - ) bao tử đành ( - - )
18.- Réo kêu cùng ( la ) ớ em ( - - )
19.- Thôi ( đồng ) vô thành ( - - )
20.- Sẽ ( và ) tửu lầu ( - - )
21.- Kiếm tìm ( - - ) ít chung rồi ( sẽ )
22.- Nghỉ ngơi ( - - ) đó ( vầy )
23.- Mời tuấn sĩ ( cho ) bửa ( nay )
24.- Mới ( rõ ) chí cả anh ( hùng )
25.- Khắp ( nơi ) người khen chẳng ( lầm )
26.- Vậy ( thì ) ta kiếp đi ( mau )

Liễu Xuân Nương
( 18 câu 2 nhịp , giọng Quãng )
1- ( - - ) Líu ( XỪ )
2- Xự Xang ( XÊ ) Xang Xự Hò ( XÊ )
3- Xang Cống Líu ( XÊ ) Cộng ( LIU )
4- Liu U ( LIU ) U Cộng Liu ( XỀ )
5- Cống Líu ( CỐNG ) Hò Xự Xang ( XÊ )
6- Xang Cống Líu ( XÊ ) Cống ( XỰ )
7- Cống ( XỰ ) Xê Xư Xự ( HÒ )
8- Xáng U Liu Cộng ( LIU ) Cộng ( LIU )
9- Cộng Liu Xáng ( U ) Xáng ( U )
10- Ủ U Liu ( CỘNG ) Liu ( CỘNG )
11- Xề Cộng Liu ( U ) Ú ( LIU )
12- U Cộng Liu ( XỀ ) Cộng ( XỀ )
13- Xàng Xề Cộng ( LIU ) Liu ( CỘNG )
14- Xừ Cộng Liu ( U ) U ( LIU )
15- U Cộng Liu ( XỀ ) Cống Líu ( CỐNG )
16- Hò Xự Xang ( XÊ ) Xang Cống Líu ( XÊ )
17- Cống Xê Xang ( XỪ ) xừ Xang ( XÊ )
18- Xang Xự Hò ( XÊ ) Xang Cống Líu ( XÊ )

Liễu Thuận Nương
( 16 câu 2 nhịp , giọng Quãng )
1.- U ( LIU ) Xàng Xê Líu ( CỐNG )
2.- Cống ( XÊ ) Y Xự Hò ï ( XANG )
3.- U ( LIU ) Xàng Xê Líu ( CỐNG )
4.- Cống ( XÊ ) Y Xự Hò ï ( XANG )
5- Xự ( HÒ ) Hò Xự Xang ( XÊ )
6- Cống ( XÊ ) Y Xự Hò ï ( XANG )
7- Xự ( HÒ ) Hò Xự Xang ( XÊ )
8- Cống ( XÊ ) Xáng U Liu Cộng ( LIU )
9- U ( LIU ) Xàng Xê Líu ( CỐNG )
10- U ( LIU ) U Cộng Líu ( XÊ )
11- Cống ( XÊ ) Cống Hò Y ( XỰ )
12- ï Xang ( XÊ ) Xang Cống Líu ( XÊ )
13- ( Y ) Xe â Y Xự ( Hò )
14- ( Y ) Xê Y Xự ( Hò )
15- ( XỰ ) … Y Hò Xê… ( XỰ )
16- Y Hò Xê… ( Y ) Xê Y Liu Cộng ( LIU )

Liễu Xuân Nương
( 18 câu 2 nhịp , giọng Quãng )
1- ( - - ) ( Vườn )
2.- Vườn đào năm ( xưa ) đã thề cùng ( nhau )
3.- Đồng chí tử ( sanh ) nào ( đâu )
4.- Dám ( đâu ) vong ân phụ ( tình )
5.- Nghĩa khí ( thả ) bọn Tào A ( Man )
6.- Vì bởi nhớ ( đâu ) quá ngũ ( quan )
7.- Trảm ( oan ) mạng tướng của Tào ( man )
8.- ( - - ) Ta ( nay )
9.- Liều ( thân ) báo ( ân )
10.- Dám ( đâu ) than van ( cùng )
11.- Lịnh quân ( sư ) lời ( khuyên )
12.- Với tam đệ ( nầy ) cùng ( bạn )
13.- Là Triệu Tử ( Long ) từ ( nầy )
14.- Đây về ( sau ) giúp Hớn ( Bang )
15.- Cho mau đặng ( thành ) hầu sau ( để )
16.- An bình giang ( san ) trừ đứa hung ( hăng )

17.- Giết ta cam ( đành ) rày vưng ( theo )
18.- Mạng lịnh nào ( sai ) mà trái lý ( công )

Liễu Thuận Nương
( 16 câu 2 nhịp , giọng Quãng )
1.- Thiếp (xin ) dưới cờ chung giúp ( sức )
2.- Cố ( đem ) tài mọn phò ( vua )
3.- Trải ( thân ) vào nơi chiến ( lủy )
4.- Miễn ( sao ) ước nguyện duyên ( ưa )
5.- Nếu ( lòng ) có dạ keo ( sơn )
6.- Thì ( còn ) chi quí báu ( hơn )
7.- Nếu ( bằng ) đó có tài ( hay )
8.- Thì ( nên ) giúp sức cùng ( ta )
9.- Dấu ( chi ) hồi em thuở ( bé )
10.- Được Tiên ( Ông ) truyền dẫn nghề ( hay )
11.- Võ ( dõng ) di sơn thuần ( thục )
12.- Còn ( thêm ) thuộc phép mầu ( cao )
13.- ( Nay ) giúp tay với ( chàng )
14.- ( Em ) dẹp an binh ( loàn )
15.- Nếu ( thật ) mà em có phép ( mầu )
16.- Hay ( Anh ) quả phước lành ( thay )

Phong Ba Đình
( 32 câu 2 nhịp )



1- Cống Xê ( XANG ) Xừ Xang Xê ( CỐNG )
2- Liu ( CỘNG ) Xề Cộng Liu ( U )
3- ( XÁNG ) U Xáng ( LIU )
4- Líu ( XANG ) Xừ Xang Xê ( CỐNG )
5- Cống Líu ( XÊ ) Cống Xê Xang ( XỪ )
6- ( - - ) Xang ( XỪ )
7- Xang Xừ ( - - ) Xang ( XỪ )
8- Xang Xừ ( - - ) Xang ( XỪ )
9- Xang Xê ( CỐNG ) Cống Líu ( XÊ )
10- Cống Xê Xang ( XỪ ) ( - - )
11- ( CỒNG ) Cồng Liu ( U )
12- Liu U Xáng ( LIU ) U ( LIU )
13- U Xáng ( U ) Ủ U Liu ( CỘNG )
14- ( - - ) Líu ( XỪ )
15- Xê Cống Líu ( XÊ ) Cống Líu ( XÊ )
16- Cống ( XÊ ) Xang Xê Cộng ( LIU )
17- Líu ( CỔNG ) Cổng Xê ( XANG )
18- Cống ( XÊ ) Xang Xê Cộng ( LIU )
19- Líu ( XÀNG ) Xê Cống Xê ( XANG )
20- ( LIU ) Liu U ( XỀ )
21- ( LIU ) Liu U ( XÀNG )
22- ( - - ) Líu ( XỪ )
23- Xê Cống L1u ( XÊ ) Cống Líu ( XÊ )
24- ( XÊ ) Cống Xê Xang ( XỪ )
25- Xừ Xang ( XÊ ) Xang Xừ Xang ( XÊ )
26- ( LIU ) Liu U ( XÀNG )
27- ( LIU ) Liu U ( XÀNG )
28- ( - - ) Phan ( CỐNG )
29- Cống Líu ( CỐNG ) Cống Xê ( XANG )
30- Cống ( XÊ ) Xang ( XỰ )
31- Xang ( HÒ ) Xự ( XANG )
32- Xang ( XỰ ) Cống ( HÒ )


Phong Ba Đình
( 32 câu 2 nhịp )
Nỗi Lòng Vì Vua



1.- Nước ( non ) điêu ( đứng )
2.- Thân ( vàng ) cam nổi ( trôi )
3.- ( Khắp ) cả bốn ( phương )
4.- ( Dầm ) chan sương ( tuyết )
5.- ( Nắng ) mưa đêm ( ngày )
6.- ( - - ) Lạc ( loài )
7.- Ai hoài ( - - ) dãi ( dầu )
8.- Tâm sầu ( - - ) công ( hầu )
9.- Ngôi ( báu ) khác ( chi )
10.- Aùnh trăng ( rằm ) ( - - )
11.- ( Còn ) hay ( mất )
12.- Có mấy ( hôm ) lưng ( vơi )
13.- Tròn ( khuyết ) ấy là lẽ ( thường )
14.- ( - - ) Lòng ( người )
15.- Cõi tạm dương ( gian ) ( - - )
16.- Vinh ( sang ) phú ( quí )
17.- ( Như ) tuyết môn ( tiền )
18.- ( Như ) sương đeo ( cỏ )
19.- ( Như ) giấc mộng lương ( hoàng )
20.- ( Ngai ) ( vàng )
21.- ( Điêu ) ( tàn )
22.- ( - - ) Chiếu đất màn ( trời )
23.- Mượn để phủ ( thân ) ( - - )
24.- Ai ( đâu ) là ( người )
25.- Yêu ( dân ) đà nh yên ( sao )
26.- ( San ) ( hà )
27.- ( Ôi ) san ( hà )
28.- ( - - ) Ngửa ( nghiêng )
29.- Bởi ( lủ ) gian ( tà )
30.- Tính ( toan ) mưu ( độc )
31.- Cơ ( đồ ) đoạt ( thâu )
32.- Mị ( dân ) dối ( đời )


Tô Võ Chăn Dê ( 18 câu 2 nhịp )


Khi đờn Phong Ba Đình qua Tô Võ thì đờn tiếp câu
nầy :
Liu Cồng ( - - )
U ( Liu ) U ( Cồng ) Líu ( Xê ) Cống ( Xang )
1.- T ( Xự ) Cống….. ( HÒ ) Hò ( CỐNG )
2- Xê Cống Líu ( XÊ ) ( - - )
3- Y ( YÏ ) ( - - )
4- Cống ( Y ) Xự ( HÒ )
5- Xự ( XANG ) Xang Xang ( XANG )
6- Liu ( LIU ) Xáng ( U )
7- Liu Cộng Cồng ( LIU ) Liu Liu ( LIU )
8.- Xáng Xáng U ( U ) Liu Xáng ( U )
9- Liu Cồng Cồng ( LIU ) Liu ( XÁNG )
10- Xáng Liu ( XÀNG ) ( - - )
11- Xáng ( XÁNG ) U U Liu ( LIU )
12- Cộng Cộng Xê ( XÀNG ) Xáng Xáng U ( U )
13- Liu Liu Cộng ( CỘNG ) Liu Cộng Xê ( XÀNG )
14- ( LIU ) Liu ( U )
15- Liu U Xáng ( LIU ) Xáng ( U )
16- Ủ U Liu ( XÀNG ) Xê ( CỐNG )
17- Xê Cống Líu ( XÊ ) Cống ( YÏ )
18- Xự ( HÒ ) Xừ ( XANG )
Muốn qua Vọng Cổ cho kép ca thì đờn thêm câu
Xảng Xang ( Hò )


Tô Võ Chăn Dê ( 18 câu 2 nhịp )
Hận Thù Non Nước

1.- ( Lòng ) buồn ( thảm )
2.- Non nước lúc ( nguy ) ( - - )
3.- Mấy ( trận ) ( - - )
4.- Nuốt ( hận ) quân ( Tàu )
5.- Xâm ( lăng ) ( - - )
6.- Hy ( sinh ) tấm ( thân )
7.- Đâu ngại tử ( sanh ) ( - - )
8.- Thất thế kiên ( gan ) liên ( hiệp )
9.- Cùng ( nhau ) rạng ( danh )
10.- Nơi chiến ( trường ) ( - - )
11.- Nhứt ( quyết ) tung gươm thi ( gan )
12.- Chiếu tỏ quốc ( kỳ ) đuổi lủ tham ( tâm )
13.- Khỏi nơi biên ( địa ) cứu khổ dân ( lành )
14.- Chúng ( ta ) hảy ( noi )
15.- Theo ( gương ) tổ ( tiên )
16.- Trải bao nhiêu ( đời ) ( lấy )
17.- Xương máu đổi ( thay ) thế ( sự )
18.- Nước ( nhà ) Việt ( Nam )


- Trung Thu ( 20 câu 2 nhịp )

1- Hò ( XANG ) Xê Cống Líu ( XỪ )
2- Hò ( XANG ) Xê Cống Líu ( XÊ )
3- Cống ( XÊ ) Xang Xê Cống ( XÊ )
4- Xang Xê Xang ( XỰ ) Xang Hò Xự ( XANG )
5- Xự ( XANG ) Xê Cống Líu ( XANG )
6- ( YÏ ) Xê ( Y )
7- Xê Yï Xự ( HÒ ) U Liu ( CỒNG )
8- Liu U Cồng ( LIU ) U Liu ( CỒNG)
9- Liu U Cồng ( LIU ) Liu ( LIU )
10- U Liu Liu ( LIU ) U Liu Ú Liu ( PHẠN )
11- Liu Xề Phạn ( LIU ) Liu ( LIU )
12- U Liu Liu ( LIU ) U Liu Ú Liu ( PHẠN )
13- Liu Xề Phạn ( LIU ) Liu Liu ( U )
14- Liu Cộng Cồng ( LIU ) Liu Liu ( U )
15- Liu Cộng Cồng ( LIU ) Xề ( LIU )
16- Xề Liu ( CỘNG ) Xê Xang Xừ ( XANG )
17- Xừ ( XANG ) Xừ Xang Xừ ( XANG )
18- ( XÊ ) Líu Cống Xê ( XANG )
19- ( YÏ ) Xê ( YÏ )
20- Xê Y ï Xự ( HÒ ) Xáng U Cồng ( LIU )


Trung Thu ( 20 câu 2 nhịp )
Nguyệt Nga Tặng Trâm Vân Tiên

1.- Dạ ( đây ) là chiếc trâm ( vàng )
2.- Đền ( ơn ) chàng đã cứu ( nguy )
3.- Nữ ( nhi ) ơn ghi có ( chi )
4.- Nghĩ suy ( dạ ) tôi nào dám ( mong )
5.- ( Thôi ) đó hảy yên ( lòng )
6.- ( Nàng ) cứ ( giữ )
7.- Lại chiếc trâm ( nầy ) chớ tôi ( thì )
8.- Như cánh chim Bằng ( bay ) bốn phương ( trời
)
9.- Đang vượt ngoài ( khơi ) gởi ( thân )
10.- Muôn nơi ý cô ( em ) chỉ mong ( được )
11.- Tấm lòng nhận ( công ) giúp ( nhau )
12.- Cảnh nguy ước ( ao ) chí trai ( của )
13.- Tặng nầy đến ( tay ) người nghĩa ( khí )
14.- Xin hẹn ngày ( sau ) tôi nhận ( lấy )
15.- Chớ bận lòng ( chi ) ( xin )
16.- Phép tiễn ( nhau ) quay gót hồi ( gia )
17.- Chớ ( con ) đường ni còn ( xa )
18.- ( Khoan ) cất bước lên ( đường )
19.- Để ( đây ) có dâng ( qua )
20.- Đôi ( hàng ) xin gởi ít vần ( thơ )

- Thu Hồ Điệp Lạc ( 27 câu 2 nhịp )


1- Xáng U Liu ( CỒNG ) Cồng Liu ( U )
2- Liu U Xáng ( LIU ) Cồng Liu ( Ú )
3- Xáng Liu ( - - ) Xáng U Liu ( CỒNG )
4- Xề Cồng Liu ( U ) Liu U Xáng ( LIU )
5- U ( LIU ) U ( XÁNG )
6- U Liu ( XÀNG ) Liu ( U )
7- Liu U Xáng ( LIU ) ( - - )
8- ( XÊ ) Cống ( XANG )
9- Xê Cống Líu ( XÊ ) Cống Xê ( - - )
10- ( XÊ ) Cống ( XANGÂ )
11- Cống Xê Líu ( XỪ ) Hò Xừ ( - - )
12- Hò Xừ Xang ( XÊ ) Cống Xê ( XANG )
13- Xê Cống Líu ( XÊ ) ( LIU )
14- Liu Liu ( XÀNG ) ( LIU )
15- Liu Liu ( XÀNG ) Xê Xàng ( - - )
16- Cống ( XÊ ) Cống Líu ( CỐNG )
17- Cống Xê ( XANG ) Xê Xang ( - - )
18- Cống ( XÊ ) Cống Líu ( CỐNG )
19- Xê Cống Líu ( XỪ ) Hò Xừ ( - - )
20- Hò Xừ Xang ( XÊ ) Cống Xê ( XANG )
21- Xê Cống Líu ( XÊ ) ( LIU )
22- Liu Liu ( XÀNG ) ( LIU )
23- Liu Liu ( XÀNG ) Xê Xang ( - - )
24- Cống ( XÊ ) Cống Líu ( CỐNG )
25- Líu Cống Xê ( XANG ) Xê Xang ( - - )
26- Xáng U Liu ( CỒNG ) Liu ( U )
27- Liu ( U ) Liu U Xáng ( LIU )


Thu Hồ Điệp Lạc ( 27 câu 2 nhịp )
Kế ám Sát

1.- Thái Thú Minh ( Triều ) vừa bị ám ( sát )
2.- Ngày hôm ( qua ) ( - - )
3.- ( - - ) Giữa căn ( phòng )
4.- Đầy tráng ( lệ ) nguy ( nga )
5.- Quân ( gia ) binh ( sĩ )
6.- Bao phủ bê ( ngoài ) đao ( kiếm )
7.- Chẳng hở ( tay ) ( - - )
8.- ( Nhưng ) kẻ ám ( sát )
9.- Vẫn cao ( bay ) ( - - )
10.- Tiếng vang ( ấy ) theo ( làn )
11.- Sóng miệng ban ( truyền ) ( - - )
12.- Làm ( cho ) quân tướng ( Tàu )
13.- Tán đởm kinh ( tâm ) ( anh )
14.- Có nghe ( rành ) kẻ ám ( sát )
15.- Ấy tên ( gì ) ( - - )
16.- Tôi có ( nghe ) chúng nó ( nói )
17.- Với nhau ( rằng ) ( - - )
18.- Kẻ ấy ( là ) một trong ( đám )
19.- Nghĩa sĩ anh ( hùng ) ( - - )
20.- Là Vương ( đệ ) thúc bá ( của )
21.- Lê Lợi Lam ( Sơn ) tôi cắm ( cổ )
22.- Vang lạy ( trời ) cầu ơn ( trên )
23.- Xin hộ ( trì ) ( - - )
24.- Cho ( ông ) thoát ( khỏi )
25.- Lưới rập quân (Tàu ) ( - - )
26.- Thì ( là ) tôi ( nguyện )
27.- Ba ( tháng ) tôi ăn ( chay )

( Trích tuồng Việt Kiều Trên Đất Khách của Thanh
Cao )


- Chi Hoa Trường Hận ( 26 câu 2 nhịp )


1- Xàng ( XÀNG ) Liu Cộng Liu ( LIU )
2- Cồng ( U ) Cồng ( U )
3- Xừ ( CỐNG ) Xê Xang Xê ( CỐNG )
4- Xang Xừ ( XANG ) Liu Cộng ( LIU )
5- Líu Cống Xê ( XANG ) Xang Xang ( XANG )
6- Xề ( PHẠN ) Phạn Phạn ( PHẠN )
7- Xề ( LIU ) Liu Liu ( LIU )
8- Cồng ( LIU ) Cồng ( U )
9- Liu ( LIU ) Cồng ( LIU )
10- Cồng ( U ) Xáng U Liu ( CỒNG )
11- Cồng Cồng ( CỒNG ) Xê Cống Líu ( XÊ )
12- Xê Xê ( XÊ ) Líu Cống Xê ( XANG )
13- Xang Xang ( XANG ) Xàng ( XÀNG )
14- Liu Cộng Liu ( LIU ) Cồng ( U )
15- Cồng ( U ) Xừ ( CỐNG )
16- Xê Xang Xê ( CỐNG ) Xang Xừ ( XANG )
17- Liu Cồng ( LIU ) Liu Cống Xê ( XANG )
18- Xang Xang ( XANG ) Xàng Xề ( LIU )
19- Liu Liu ( LIU ) Líu Cống Xê ( XANG )
20- Xang Xang ( XANG ) Xàng Xề ( LIU )
21- Liu Liu ( LIU ) Líu Cống Xê ( XANG )
22- Xang Xang ( XANG ) Cồng ( U )
23- U U ( U ) Cồng ( LIU )
24- Cồng U ( LIU ) Líu Cống Xê ( XANG )
25- Xang ( XÊ ) Xể Xê Liu ( XỀ )
26- Xang Xế ( XỀ ) Xề Xế Xáng ( LIU )


Chi Hoa Trường Hận ( 26 câu 2 nhịp )

1.- Đời ( mình ) bạc phước vô ( duyên )
2.- Thành ( kẻ ) tàn ( phế )
3.- Đành ( phải ) vui theo mạng ( số )
4.- Ôm sầu ( thương ) một mình ( vương )
5.- Bao nợ ( trần ) ( - - )
6.- Còn ( mong ) ( - - )
7.- Gì ( đâu ) ( - - )
8.- Cùng ( ai ) gây ( mối )
9.- Tơ ( loan ) hầu ( toan )
10.- Xây ( đấp ) lại cuộc ( đời )
11.- ( - - ) Dù cố ( se )
12.- ( - - ) Mối duyên ( hài )
13.- ( - - ) Đầy ( lòng )
14.- Nhân hậu như ( anh ) trần ( thế )
15.- Hồ ( dễ ) tìm ( thấy )
16.- Được ai so ( sánh ) sao hoàng ( thiên )
17.- Lại đành ( tâm ) nở đọa ( đày )
18.- ( - - ) Người yêu ( ôi )
19.- ( - - ) Nghe anh phân ( bày )
20.- ( - - ) Làm cho lòng ( tôi )
21.- ( - - ) Xót xa ngậm ( ngùi )
22.- ( - - ) Nguồn ( cảm )
23.- ( - - ) Trào ( sôi )
24.- Dòng lệ chứa ( chan ) tận trong can ( tràng
)
25.- Giông ( tố ) đã phủ ( phàng )
26.- Ai xui khiến ( chi ) cho phụng lìa ( loan )


- Ánh Nắng ( 16 câu 2 nhịp )

1- ( - - ) Xáng Xáng Liu ( LIU )
2- Cồng ( CỒNG ) Cồng Ú Cồng ( LIU )
3- Cồng ( CỒNG ) Cồng Ú Cồng ( LIU )
4- Cồng Ú Cồng ( LIU ) Cồng Ú Cồng ( LIU )
5- Líu Cống Xang ( XÊ ) Líu Cống Xê ( XANG )
6- ( XÁNG ) U Xáng ( CỒNG )
7- Liu Cồng ( U ) Liu U ( XỀ )
8- Cộng Xề ( - - ) Cộng ( - - )
9- U Liu ( - - ) Liu Cộng ( - - )
10- U Liu ( - - ) Cộng ( - - )
11- U Liu ( CỘNG ) Xàng Xê Cống ( XÀNG )
12- Xáng ( U ) Liu Cộng ( LIU )
13- Xáng ( U ) Liu Cộng ( LIU )
14- Xàng Xề ( CỘNG ) Liu Xáng ( - - )
15- Xáng ( CỘNG ) Liu ( - - )
16- Cống Xàng ( XÊ ) Cống Xàng ( - - )


Ánh Nắng ( 16 câu 2 nhịp )
Luận Mưu

1.- ( - - ) Chớ có bi ( quan )
2.- Đường ( dài ) ta phải bền ( gan )
3.- Rồi ( ngày ) ta đến vinh ( quang )
4.- Vùng vẩy tài ( trai ) trừ khử loài ( gian )
5.- Chí hùng ( anh ) phỉ ( nguyền )
6.- ( Quảng ) chi lủ ( người )
7.- Gian thần ( phải ) cương quyết thì ( tài )
8.- Anh hùng ( - - ) tôi ( - - )
9.- Ước mong ( - - ) công tử ( - - )
10.- Nghĩ suy ( - - ) rồi ( - - )
11.- Chúng ta sống ( chung ) giúp ích cho ( đời
)
12.- Tôi đã ( nghĩ ) từ ( lâu )
13.- Trí tuy ( kém ) nhưng tài ( cao )
14.- Nghề bắn ( săn ) nuôi dưỡng ( - - )
15.- Mẹ ( già ) nua ( - - )
16.- Lòng tôi ( đây ) báo đền ( - - )



- Ánh Trăng ( 30 câu 2 nhịp )



1- Xáng ( XÁNG ) Cồng ( CỒNG )
2- Liu ( U ) Liu U ( - - )
3- Xáng ( CỒNG ) Cồng Liu ( U )
4- Liu U ( - - ) U Liu ( XÁNG )
5- U Liu ( U ) Liu Cồng ( CỒNG )
6- Cống ( XÊ ) Xang Xê ( - - )
7- Cống ( XÊ ) Cống Xê ( - - )
8- Cống ( XÊ ) Cống Xang ( - - )
9- Xáng ( XÁNG ) ( U )
10- U ( - - ) Liu Cồng ( CỒNG )
11- Liu ( CỒNG ) Liu ( CỒNG )
12- Liu ( CỒNG ) Xê Xàng Xê ( CỐNG )
13- Xừ ( XANG ) Xê ( CỐNG )
14- Hò ( XÊ ) Hò ( XÊ )
15- Hò ( XÊ ) Líu Cống Xê ( XANG )
16- ( HÒ ) Cống ( XANG )
17- Cống Xang ( HÒ ) Líu ( XANG )
18- Xáng ( XÁNG ) Cồng ( CỒNG )
19- Cồng ( U ) Cồng ( LIU )
20- ( HÒ ) Líu ( XANG )
21- Cống Líu ( HÒ ) Cống Líu ( XANG )
22- Cồng ( U ) Cồng ( LIU )
23- ( LIU ) Liu ( LIU )
24- Cồng U ( LIU ) Cồng Liu ( LIU )
25- ( LIU ) Liu ( LIU )
26- Cồng U ( LIU ) Xề ( XỀ )
27- Cồng ( U ) Cồng ( LIU )
28- Cồng ( U ) Cồng ( LIU )
29- ( HÒ ) Líu ( XANG )
30- Cống Líu ( HÒ ) Líu ( XANG )


Ánh Trăng ( 30 câu 2 nhịp )
Khuyên Đề Phong khi Xông Trận


1.- Các ( tướng ) đề ( phòng )
2.- Chớ ( khinh ) khi ( - - )
3.- Sức ( tài ) của một ( đấng )
4.- Nữ nhi ( - - ) xin nguyên ( soái )
5.- Hảy yên ( tâm ) tôi đây ( nguyền )
6.- Hy ( sinh ) tấm thân ( - - )
7.- Dẫu ( cho ) hiểm nguy ( - - )
8.- Ở ( nơi ) chiến trường ( - - )
9.- Sống ( thác ) ( một )
10.- Phen ( - - ) thân nam ( nhi )
11.- Sá ( chi ) nữ ( nhi )
12.- Quảng ( bao ) sức tài bao ( chút )
13.- Đời ( ta ) chinh ( chiến )
14.- Từ ( lâu ) nào ( đâu )
15.- Quảng ( bao ) tử sanh lẽ ( thường )
16.- ( Nầy ) tướng ( quân )
17.- Cần ( nên ) cẩn ( tâm )
18.- Nhi ( nữ ) xuất ( tài )
19.- Võ ( nghệ ) lão ( thông )
20.- Nhưng ( mà ) dẫu ( sao )
21.- Cũng thường ( tình ) nữ ( nhi )
22.- Tài ( sức ) là ( bao )
23.- ( Tôi ) xin ( đi )
24.- Để trừ ( bọn ) nữ ( nhi )
25.- ( Trong ) một khắc ( thôi )
26.- Là tôi ( sẽ ) trở ( về )
27.- Đừng nóng ( thế ) tướng ( quân )
28.- Cần ( phải ) đồng ( tâm )
29.- ( Nguyền ) tận ( trung )
30.- Sá quảng ( gì ) tấm ( thân )

- Quí Phi Túy Tửu ( 22 câu 2 nhịp )



1- ( LIU ) Liu ( U )
2- Liu Liu ( LIU ) Liu ( U )
3- Xáng Cồng ( LIU ) Liu ( U )
4- ( LIU ) Liu ( U )
5- Liu Liu ( LIU ) Liu ( U )
6- Xáng Cồng ( LIU ) Liu ( U )
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, davidvannguyen

Postby longnu » 20 Jul 2005

01. Bài Kim Tiền
Bài này theo thang âm:Xừ , xang, xê, cống, líu.
Âm dứt ừ
Giai điệu bắt đầu từ âm khu cao khu Mẫu Tầm Tử
nhưng mức độ có giảm hơn.Dùng nhiều trong trường
hợp đốI đáp, cãi nhau, trấn áp, hâm dọa, quyết
định một vấn đề.Có thể thay cho bài Mẫu Tầm Tử

02. Bài Khốc Hoàng Thiên
Bài này thuộc về nhạc dân gian Trung Quốc đã
thâm nhập nước ta từ lâu và được dân tộc hóa cả
đờn lẫn hát.
Tính chất êm ái ,nhẹ nhàng khoan thai, tươi sáng
, quyến rũ.Giai điệu rất đẹp , thích ứng vớI mọI
giọng ca, do đó có nhiều người lạm dụng.Nó
thường được dùng để miêu tả cảnh đẹp, ca ngợi
tình yêu, ca ngợi cuộc vui chơi, mời mọc, quyến
rũ, tỏ tình.Không thể dùng trong trường hợp xung
đột gay gắt.

03. Bài Ú Liu Ú Xáng
Nhạc dân gian Trung Quốc du nhập vào Việt Nam từ
lâu và được Việt Nam hóa.Loại vui, không nghiêm
túc lắm. Thường dùng cho nhân vật phụ(chính diện
hoặc phản diện)có tính kiêu ngạo,khóac lác, khoe
khoang trong những trường hợp vui nhộn, chế
giễu, đùa nhau, nói thánh nói tướng.

04. Bài Long Hổ
Bài Long Hổ thường đi cập vớI Long Hổ Hội, là
loại ngắn nhứt vớI tiết tấu đối chọi, gây nên
cảm giác thô kệch ngô nghê. Áp dụng vào những
vai kỳ quặc, thô bạo như bọn cướp trên các sơn
trại chẳng hạn.

05. Bài Tam Pháp Nhập Môn
Bài này câu cú ngắn ngọn, dứt khoát, tính chất
vui vẻ và có phần mộc mạc, chân chất. Ít được
dùng cho các nhân vật nghiêm túc.Thường dùng cho
những nhân vật phụ (chính diện hoặc phản
diện)trong những trường hợp kể lễ, có tính chất
vui nhộn, châm biến, đùa nghịch, khoe khoang.

06. Bài Cao Sơn
Cũng có cấu trúc giai điệu ngắn gọn, bước đầu
bình ổn dần dần lên khu âm cao, gây sảng khóai ,
phấn chấn.
Áp dụng trẻ con lúc vui nhộn , đùa giỡn,hoặc kể
lễ có động tác càng tốt.

07. Bài Thu Hồ
Đẹp và trong sáng như bài Bắc Sơn Trà nhưng có
phần nghiêm túc hơn , nếu đờn hoặc hát hát thì
có hiệu quả nhúng nhảy.
Thường dùng cho vai nữ như Bắc Sơn Trà trong
hoàn cảnh vui , phấn khởi, đồng thời cũng có thể
dùng trong hòan cảnh tương đối nghiêm túc với
tiết tấu tương đối nhanh.

08. Bài Hành Vân
Bài này được kết cấu giữa ba loại điệu thức:1,4
và 3.Thang âm:Hò xừ, xang xê, cống;Hò , xự ,
xang , xê , phan;Xang, xê, cống, liu, ú.
Ba loại thức này kết hợp với tiết tấu khoan thai
tạo cho bài Hành Vân có tính chất nhẹ nhàng,
buồn vui lẫn lộn, là loại kể chuyện có tính chất
ca xướng, có tình cảm nhưng không buồn lắm và
cũng không vui lắm.Vì nó ở giữa khỏang vui và
buồn nên người đờn có thể chuyển sang hơi xuân
hoặc hơi ai rất dể.
Thường được dùng những trường hợp kể lại chuyện
đã xảy ra, những khó khăn đã vượt qua, khi buồn
thì ca hơi ai, khi vui thì ca hơi xuân.Trong
kinh nghiệm sử dụng bài bản, bài này còn được
dùng trong trường hợp van lơn, nhắn nhủ, gửi gắm


09. Lý Con Sáo
Bài này kết hợp hai điệu thức 2 và 3
Thang âm :Hò , xự, xáng,xê , phan;Xang, xê,
cống, liu ,ú.
Đây là một bài ca đẹp, giàu tính ca xướng và
tính trữ tình, có màu sắc thôn dã, chất phác,
trìu mến, yêu đời và thơ mộng.Bài ca tâm sự, có
tính thơ ngây, hồn nhiên, đầm thấm , thường dùng
cho vai nữ.Nếu được dùng hợp lý, ở dúng vào hoàn
cảnh của kịch thì giá trị của nó càng được nâng
cao.

10. Điệu Thức Sáu Âm Trong Cải Lương
Thang âm :Hò, xự , xang , xê, cống , oan
Bài này được phát triển từ lý ngựa ô sang hơi
nam nên được gọi là ngựa ô nam, thường nói lên
tình cảm thương nhớ lâng lâng, ngã hơi buồn
nhiều hơn.Trong cách thành lập, có nhiều phách
đảo, tạo ra tính chất thổn thức.Có thể gần cùng
một lọai vớI Lý giao duyên, Lý thập tình.
Vì là loại ngắn, nó chỉ chứa đựng một niềm tâm
sự thoảng qua mà thôi, không phù hợp vớI trường
hợp những nổi buồn lớn lao, day dứt như loại
oán. Điệu này chỉ dùng cho vai nữ khi kể nỗI éo
le sự tình của mình

11. Bài Khổng Minh Tọa Lầu
Bài này là một bài rất khó học cho trúng nhịp,
hình thức cấu trúc độc đáo, không giống bài nào
khác.Tiết tấu khúc mắc, khặp khiểng, nét nhạc
phần đầu bị cắt vụn nhưng vẫn còn thấy phần lưu
loát trong toàn bộ phần cấu trúc của bài hát và
có nhiều tính kịch.
Lời ca gốc nói lên kế bỏ thành trống của Khổng
Minh Trung Quốc.Nhạc điệu miêu tả tính chất thập
thò, hồi hộp, sợ hãi, gây cấn, nghi ngờ,rất phù
hợp với tâm trạng của quân lính Tư Mã Ý khi lọt
vào thành bị bỏ trống và cuối cùng phải thua
chạy liểng xiểng, phù hộp với tiết tấu ở phần
cuối bài.
thường đựơc dùng trong loại kể chuyện, đối đáp
sinh động, trong hoàn cảnh tương tự như đã nó
trên và dùng rộng rãi cho các lọai nhânn vật nam
, nữ

12. Bài Võ Biền Xuất Đột
Bài này có tính chất quân hành với tiết tấu khỏe
và nhịp nhàng , có thể dùng cho đồng ca trong
tình hình đồng loạt cùng hành động.Không dùng
tốt như những loai kể chuyện khác.

13. Bài Bắc Sơn Trà
Tiết tấu phong phú, tính chất vui tươi, trong
sáng.Là một bài ca đẹp được nhiều người thích
nghe, phù hợp với giọng nữ.Chủ yếu đựơc dùng cho
những vai trẻ đẹp, hoặc trẻ con trong hoàn cảnh
có nhiều cảnh vật thiên nhiên như chim chóc, hoa
lá để ca ngợI thiên nhiên đẹp hay để kể lễ sự
việc có tính chất vui tươi phấn khởi

14. Mẫu Tầm Tử
Bài này được dùng hầu hết trong các vở cảI
lương.Tiết tấu sinh động, nhanh, căng thẳng,giai
điệu thuộc âm khu cao.Tính chất vui tươi.
Bài được dùng cho những nhân vật đột xuất, xuất
hiện trong những tình huống đột xuất như quân
lính xuất hiện bất thình lình báo cáo một cách
hốt hỏang về tình hình nguy cấp, tình huống sắp
có nguy cơ , cần có cách dốI phó cấp bách.Dùng
trong kịch có đột biến để giảI quyết một vấn đề
gì khó khăn, bết tắc.
Bài này thường đựơc ca ngay, ít khi được bắt cầu
bằng nói lối.Có thể dùng cho nhân vật trong lúc
giận dữ, đấu tranh tư tưởng, giằng xé, phải đi
đến một thái độ dứt khóat.

15. Bài Xuân Nữ
Nhiều người cho bài này thuộc loại oán ngắn vì
có giọng oán.Dùng trong hát bộ và trong cải
lương.Tính chất bi thiết, bài xuân nữ có khả
năng chuyển biến tình thế rất nhanh.
Thường dùng trong trường hợp có cảnh bi ai đột
xuất , khi xảy ra một biến cố đau thương trong
hoàn cảnh bình thường.Dùng trong cảnh giả biệt
rất đắt.Có thể dùng làm nhạc nền trong các tình
huống kể trên.

16. Bài Ái Tử Kê-Hệ thống các bài Ngự.
Bài này tuy ngắn nhưng hình thức chững chạc ,cân
đối như lọai trên .Lời gốc bài này tả một bày gà
con bị chồn bắt ,nói lên tình cảm trìu mến
thương tiếc .Tính chất hiền hòa , êm ái.

17. Bài Chiêu Quân
Cùng một phong cách với bài Ái Tử Kê nhưng dài
hơn và nội dung phát triển sâu hơn .Hai bài này
thường đi cặp với nhau.Có thể cả hai cùng do một
tác giả sáng tác ,thương gà con bị chồn bắt rồi
nghĩ đến thân phận Chiêu Quân phải đi cống Hồ.
Hai bài này có một ý nhạc liên tục và có thức
cấu trúc giống nhau nói lên sự quạnh quẽ ,cô đơn
,trầm lặng,dịu hiền , đằm thắm nhưng rất ảo não.


18. Bài Trường Tương Tư
Từ bài Ái Tử Kê dến Chiêu Quân rồi chuyển sang
Trường Tương Tư là cách chơi của dàn nhạc tài tử
.Trong cách chơi đó ,chúng ta thấy có sự thống
nhất từ thấp đến cao về phương diện nhạc điệu và
câu nhạc của bài Trường Tương Tư được mở rộng
thêm.
Tính chất cô đơn quạnh quẽ của bài Trường Tương
Tư được phát triển sâu hơn .Nỗi ai óan não nùng
,thất vọng nhớ nhung được thể hiện trong bài
càng đậm nét.
Hai bài Ái Tử Kê và Chiêu Quân thường dành cho
vai nữ ,còn bài Trường Tương Tư thì dùng cho cả
nam lẫn nữ.

(SƯU TẦM)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, davidvannguyen

Postby longnu » 20 Jul 2005

DÀN BÀI:
Không kể lời mở đầu và cách đọc, loạt bài này có thể được chia ra làm 3 phần chánh.
A) KHÁI NIỆM CĂN BẢN VÀ NHẠC CỤ CỦA LOẠT BÀI NÀY
1/ Lục Huyền Cầm
2/ Cần đàn có phím lõm
3/ Dây đàn
4/ Cách so giây đàn
5/ Ðặc điểm giây đàn sau khi so
6/ Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương
7/ CÁC ÐIỄM CĂN BẢN ÐỂ ÐỌC KÝ ÂM TRONG LOẠT BÀI NÀY
8/ Ký âm 6 câu vọng cổ CĂN BẢN
9/ Chiều dài của 6 câu vọng cổ
10/ RAO: (định nghĩa, cách dùng và ký âm một bài rao căn bản)
11/ NHỒI: (định nghĩa, cách dùng và ký âm 3 kiểu nhồi)
12/ SONG LANG (SL trong bài)

B) PHẦN LÝ THUYẾT VÀ THÍ DỤ CHO MỖI CÂU VỌNG CỔ


VỌNG CỔ CÂU 1:
chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca
bài hát thí dụ: Xuân trong mùa Ðông
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ] [mp3 RAO + Câu VC1]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần

VỌNG CỔ CÂU 2:
(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ 1 : Xuân trong mùa Ðông (giống câu 1 và 4, chỉ chuyển đổi vài lời ca)
bài hát thí dụ 2 : Mới có hai năm (kỷ niệm DÐDK 2 tuổi)
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần

VỌNG CỔ CÂU 3: gồm có 2 cách đàn
1. Câu 3
2. Câu 3 XANG
(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ: Buồn Viễn Xứ
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần



VỌNG CỔ CÂU 4:

(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ 1 : Xuân trong mùa Ðông (giống câu 1 và 2, chỉ chuyển đổi vài lời ca)
bài hát thí dụ 2 : Tiễn Em
[mp3 solo lục huyền cầm RAO và câu 4] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần


VỌNG CỔ CÂU 5:

(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ: Một Ðóa Hoa Quỳnh
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần

VỌNG CỔ CÂU 6:
(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ: Ðôi Lời Với Quỳnh Hoa
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi

C) TÓM LƯỢC VỀ 6 CÂU VỌNG CỔ (GIỌNG NAM)

1. Bảng cấu trúc căn bản.
2. Những điểm đặc biệt của những câu vọng cổ
3. Tóm tắt đặc điểm 6 câu Vọng cổ áp dụng cho lời ca
3A) TỔNG QUÁT TỪNG "NOTE":
3A1/ HÒ
3A2/ XÊ
3A3/XANG
3A4/XỀ
3A5/CỐNG

3B) ÁP DỤNG CHO TỪNG CÂU VỌNG CỔ :
3B1/Câu 1
3B2/Câu 2
3B3/Câu 3
3B4/Câu 4
3B5/Câu 5
3B6/Câu 6
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812

Postby longnu » 20 Jul 2005

A) KHÁI NIỆM CĂN BẢN VÀ NHẠC CỤ CỦA LOẠT BÀI NÀY

1/ Lục Huyền Cầm: Trong loạt bài này chỉ đề cập đến cây Lục Huyền Cầm.

Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam.

Guitare là nhạc khí dây gãy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.

Image
(hình 1)

Chữ Lục Huyền Cầm là tên theo cây đàn gốc này. Vì đúng như tên gọi, đàn có tất cả 6 giây.

Nhưng khi chuyển qua dùng cho cổ nhạc thì không cần giây 6 (MI thấp), do đó đàn tuy vẫn được gọi như vậy nhưng chỉ còn có... 5 giây.

2/ Cần đàn có phím lõm:

Ngoài ra Cổ nhạc VN láy và rung... rất nhiều nên các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Nếu giữ nguyên như Tây Ban Cầm thì "vuốt" sẽ không kịp để tạo âm hưởng này! Dầu cho làm kịp thì lại rất dể đứt tay! Mà có làm được như vậy cũng không thể tạo ra âm thanh phong phú bằng cách nhấn này.

Các bạn có thể mua 1 cây đàn cũ và dùng dũa tròn hay dũa có một mặt tròn để dũa các phím. Phím sẽ mòn dần và thành hình gần như bán nguyệt, sâu độ 1 cm là vừa (xem hình 1). Nếu sâu quá thì cần đàn sẽ bị yếu đi, lúc đó khi căng giây sẽ bị cong từ từ vì sức kéo của giây và sẽ làm lạc giọng rất dể dàng!


Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Có loại cần đàn được dán ghép một thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề. Khi dủa loại cần đàn này phải để ý chổ gổ "mềm hơn" sẽ bị mòn lẹ hơn, do đó phải để ý cầm dũa cho thẳng để được mòn đều. Vì chỉ làm được 1 lần, nếu bị sai thì... đành phải tìm mua đàn khác!

3/ Dây đàn: tùy theo ý thích có thể căn cứ theo sau mà chọn lựa

- Trên căn bản phải dùng giây kim loại, 3 giây đầu (1, 2, 3) có thể là giây MI để cho dể "nhấn". Thân đàn vừa phải, cần đàn cũng vậy. Không thể dùng guitare classique với giây ni-lông được.

- Nếu dây mảnh (fine) thì dây 1 (MI), dây 2 và 3 (SI)
- Nếu dây cực mảnh (ultra fine) thì dây 1 (MI), dây 2 (SI) và dây 3 (SOL).
- Ðiều quan trọng là làm sao cho dễ nhấn dây mà không bị lạc giọng.

- THEO CỞ GIÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
giây 1 : giây .008
giây 2 : giây .010
giây 3-4 : giây .021
giây 5 : giây .030

4/ Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, giây dùng quá thì note sẽ lạc.

Giây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 1 (mi = XÊ)
Giây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 2 (si = XỰ)
Giây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 3 (mi = XÊ)
Giây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 4 (la = HÒ)

5/ Ðặc điểm giây đàn sau khi so:

Giây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (Mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.



6/ Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:

Giây "kép" (giọng nam) khác giây "đào" (giọng nữ):
Image

Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce)

Trong loạt bài đầu tiên này chỉ nói đến 6 câu vọng cổ giọng nam
7/ CÁC ÐIỂM CĂN BẢN ÐỂ ÐỌC KÝ ÂM TRONG LOẠT BÀI NÀY:

- Các notes nào cần phải nhấn để rung sẽ có dấu hiệu "làn sóng" ngay phía trên note.
- Note nhạc được ký âm theo qui uớc quốc tế (conventionnal) do đó có thể tự học trên Computer (chép lại vào 1 software nào có thể playback). Dĩ nhiên Computer không phát được những âm do sự vừa nhấn từ 1/4 tới 1/2 phím vừa rung (trill).
Ví dụ : XANG (Ré) , nhấn cho đến khi nghe phát ra âm Mi, "mùi" hơn là Mi bình thường.
- Mỗi note trong bảng ký âm đều có đánh số như sau, để dù không quen vẫn có thể ấn trúng note:
SỐ CÓ KHOANH TRÒN: để chỉ GIÂY số mấy (1, 2, 3, 4, 5)
SỐ KHÔNG CÓ khoanh tròn: để chỉ BẬC PHÍM trên cần đàn (Từ 0 đến 17)

8/ Ký âm 6 câu vọng cổ "CĂN BẢN": Các câu vọng cổ được ký âm trong loạt bài này có thể được gọi là 6 câu "vọng cổ căn bản". Ðiều này có nghĩa là các notes nhạc của bài vọng cổ này không có kiểu cách "bay bướm" (fantaisie) như các tay đàn nhà nghề. Dĩ nhiên sau khi biết rành rẽ các câu căn bản, với thời gian, năng khiếu và... sự tìm cách bắt chước, ai cũng có thể tạo ra cách đàn bay bướm riêng biệt cho mình.

9/ Chiều dài của 6 câu vọng cổ:


Theo ngữ vựng cổ nhạc thì mỗi câu vọng cổ có 32 "nhịp". Khi ký âm theo nhạc lý Tây phương thì tương đương với 32 trường canh (32 mesures).

Ðể thống nhất trong bài này chúng tôi xử dụng các định nghĩa như sau:

Mesure (trường canh) sẽ được gọi là "NHỊP" như cổ nhạc. Như nói ở trên, bài Vọng Cổ mỗi câu có 32 nhịp theo nghĩa này. Và mỗi nhịp như vậy sẽ có 4 phách.

Riêng câu 1 và câu 4 thì từ nhịp 1 đến nhịp 15 được thay thế bằng phần RAO.


10/ RAO: Thí dụ như bắt đầu câu 1 VC là "nói lối" hoặc ngâm sa mạc (hoặc ca tân nhạc) tức là phần ad. lib, trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "RAO". Khi ca sĩ bắt đầu "vô" thì đàn ngưng lại và bắt đầu lúc xuống HÒ, cùng 1 lúc ăn khớp với nhau thì thính giả bắt hứng, sẽ vỗ tay khen thưởng.

Do đó ký âm câu Vọng Cổ 1 từ nhịp 16 trở đi. Phần "RAO" được viết riêng sau đây (lúc học thường được dạy sau cùng, sau khi đã hoàn tất các câu Vọng Cổ).

Vì câu 1, như thí dụ nói trên, và câu 4 đặc biệt chỉ có từ nhịp 16, cho nên phần đầu của 2 câu này (từ nhịp 1 cho tới 15) có thể RAO. RAO là đàn "ad. lib" trong lúc đó ca sĩ "nói lối" cho tới nhịp 16 thì "vô" cùng một lúc vào HÒ.

Phần RAO có thể đàn 1 đoạn ngắn hay dài tùy theo cảm hứng. Sau đây chỉ là một đoạn rao căn bản. Các bạn có thể tự sáng tạo riêng cho mình một thể cách riêng. Chúng tôi sẽ thêm những thể cách khó khăn hơn về sau khi có dịp. Người nhạc sĩ (danh từ khi xưa gọi là "thầy đờn") càng nhiều kinh nghiệm càng RAO rất hay. Vì là ad. lib nên sự chế biến thật muôn hình vạn trạng.

- ký âm 1 cách Rao:
Image
- mp3 solo guitar RAO & VC1 nam:
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20nam.mp3
- mp3 solo guitar RAO & VC4 nam::
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20nam.mp3

11/ NHỒI: Sau khi ca sĩ vô chử HÒ (nhịp 16) cùng với nhạc sĩ, khi khán giả vỗ tay và sân khấu phực đèn màu, thì nhạc sĩ sẽ NHỒI.

Về phương diện kỷ thuật, nhồi có vài đặc điểm sau đây mà chúng ta cần phải biết:
11a) Có nhiều chọn lựa cách nhồi tùy theo sở thích như các thí dụ dưới đây:
Image

11b) Nhồi là tận cùng của 1 câu và cũng là trường canh bắt đầu của câu kế tiếp (trường canh chung)

11c) Tùy theo cách nhồi nhanh hay chậm mà sẽ quyết định tempo nhanh hay chậm để ca sĩ theo đó mà ca.

11d) Cũng có khi đi thẳng từ câu này qua câu khác mà không cần nhồi (sẽ đề cập về sau này)

12/ SONG LANG: Ðây là 1 nhạc cụ gõ gồm 2 bộ phận chính bằng gỗ:

một cái mõ có công dụng gần như cái mõ tụng kinh nhưng dẹp hơn, ở giữa có khoét hình lòng máng, để nằm dưới đất,
bộ phận để gõ là cục gỗ tròn như viên bi sẽ thay thế cái đầu dùi để gõ vào mõ này.

Hai bộ phận được nối liền với nhau bằng 1 cái lưỡi gà (thanh lò xo bằng sắt) hình chử U nằm ngang, mỗi đầu chữ U được gắn vào 1 bộ phận kể trên. Khi muốn "đánh" hay "nhịp" song lang (SL), nhạc công đạp bàn chân lên trên lưỡi gà để đánh xuống và ta nghe như một tiếng mõ: "cốc". (hình 1)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812

Postby longnu » 20 Jul 2005

C) TÓM LƯỢC VỀ 6 CÂU VỌNG CỔ (GIỌNG NAM)


(bấm vào để nghe:)
http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vo ... %20CVC.mp3

1-Bảng cấu trúc căn bản.
Image

Nhìn vào bảng cấu trúc chúng ta thấy 4 điểm đặc biệt:

1- Câu Vọng cổ bắt đầu luôn luôn là XỀ 4 (ngoại trừ câu 1 & 4 chỉ có 16 nhịp).
2- Nhịp 16 & 20 chỉ có 2 cặp : HÒ-HÒ và CỐNG-XANG.
3- Nhịp 24 (SL) luôn luôn tận cùng bằng 3 notes : XÊ, CỐNG, XỆ
4- 6 câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp 32 gồm 4 notes chính : CỐNG, XANG, XỀ, HÒ

2-Những điểm đặc biệt của những câu vọng cổ:

Câu 1 và câu 4 bắt đầu ở nhịp 16, vì trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v...

Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Ví dụ: câu 1, 2, 4, và 5.

Nếu lời ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8, 10, 12... v.v... (đầu, giữa hoặc cuối câu). Ví dụ: câu 3 và 6.

Trong 6 câu vọng cổ những nhịp quan-trọng là nhịp 16, nhịp 24 (Song-lang), nhịp 32.

Nhịp 16 là điểm xuất phát cho những câu vọng cổ có HÒ 16 và HÒ 20 đi liền như câu 1, 2, 4, 5 vì từ nhịp 16 trở đi, những câu này đi theo một TEMPO giống hệt nhau và thuờng được diễn tả là rất... mùi !

3-Tóm tắt đặc điểm 6 câu Vọng cổ áp dụng cho lời ca

3A) TỔNG QUÁT TỪNG NỐT:

Từ XỀ 4 cho đến NHỊP 12 (XANG, HÒ): nhạc đệm, luật bằng trắc không quan trọng.
Các notes HÒ, XÊ, XANG, XỀ, CỐNG ở vị trí khác nhau: 16, 20, 24, 28, 32 tuân theo luật bằng trắc khác nhau như sau đây:

3A1/ HÒ
HÒ 16-20-32: luôn luôn dấu HUYỀN (note LA diapason)
HÒ 32 của câu 6 là note HÒ DUY NHẤT KHÔNG DẤU .

3A2/ XÊ
XÊ 24 (SL) luôn luôn không dấu,
XÊ 20-28 dấu gì cũng được.

3A3/ XANG
XANG 32 không dấu,
XANG 20-28 dấu gì cũng được.


XÊ và XANG trong nhịp 20 và 28 không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là XÊ hay XANG.
(XÊ 28 giọng Nam, XANG 28 giọng Nữ lời ca vẫn không thay đổi, vì note XANG (RÉ) luôn luôn được nhấn xuống trên phím đàn cho đến khi nghe ra được note XÊ (MI), thì mới hay và lả lướt, đó là note duy nhất mà Computer không diễn đạt được. Tuy nhiên khi hòa tấu, để đơn giản hóa, mọi nhạc cụ thường chơi XÊ 28.)


3A4/ XỀ
XỀ 32 câu 5 và XỀ 24 (SL) câu 6 đều là dấu HUYỀN.

Từ ngữ XUỐNG XỀ (theo Ông Cam-Văn-Công):
Hai notes XỀ rất đặc biệt nằm ở nhịp 32 (câu 5) và nhịp 24 (câu 6) .

Lời ca có dấu HUYỀN đi XUỐNG rất đặc biệt khác với dấu huyền của HÒ (note LA/diapason/giọng kép).

Thí dụ 1: Nhịp XỀ 32 trong Vọng Cổ câu 5 " Một Ðóa Hoa Quỳnh"

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ta quay quắt một kiếp nguời. (XỀ 32)

Thí dụ 2: Nhịp XỀ 24 trong Vọng Cổ câu 6 " Ðôi lời với Hoa Quỳnh" :

Nhưng đời hoa sao bất công ngắn ngủi
Ai ngắm Quỳnh không luống những ngậm ngùi (XỀ 24)

[Ghi chú: XỀ là note Mi nằm trên dòng duới cùng của " PORTEÉ" ].

3A5/CỐNG
CỐNG 32 ở câu 1 phải là vần trắc (ví dụ: chứng kiến, dĩ vãng)
CỐNG 16 luật bằng trắc không quan trọng, dễ ca nhất là không dấu
CỐNG 24 (Song-lang) của câu 3 luôn luôn KHÔNG dấu

Thí dụ: câu 3 Vọng cổ " Buồn Viễn Xứ" :

Khiến ta lang thang nơi đất khách từ thuở đó
Chẳng hề quên mối thâm tình cố quận thân yêu (CỐNG 24)

3B) ÁP DỤNG CHO TỪNG CÂU VỌNG CỔ :
Lời ca lý tuởng nhất là LỤC BÁT. Nếu kẹt, câu dài nhất nên giới hạn khoảng 9-10 chữ để lời ca đuợc rõ ràng, sáng sủa, ca-sĩ khỏi hấp tấp...
Chỉ có NHỊP 16, NHỊP 24 và NHỊP 32 lời ca phải theo luật bằng, trắc.
Những nhịp khác có thể du di.

3B1/Câu 1
HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XANG 28, CỐNG 32 .

Chú ý: HÒ 16 và HÒ 20 ÐI LIỀN nhau.

a) HÒ phải là dấu huyền .TRUỚC HÒ 16 thuờng là ngâm sa mạc, nói lối hoặc tân nhạc... Thuờng là 4 câu văn hoặc có thể dài hơn.
b) HÒ 20 chỉ có MỘT câu văn (lời ca) mà thôi, bởi vì khi ca-nhạc-sĩ cùng vào 1 lúc ở nhịp 16 nghe rất mùi, khán giả có thì giờ vổ tay. Ca sĩ có thì giờ lấy hơi... (lời ca những nhịp khác có HAI câu văn).
c) XÊ 24 (SL) KHÔNG DẤU (ví dụ: đôi chân, anh, em...)
d) CỐNG 32 Phải là vần trắc (ví dụ: dĩ vãng, chứng kiến)

3B2/Câu 2
XỀ 4, XANG 8, XANG 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XÊ 28, XANG 32
HÒ 16 và HÒ 20 ÐI LIỀN nhau nên cấu trúc lời ca giống như câu 1 kể từ nhịp 16 .(XÊ 4, XANG 8 ,XANG 12: nhạc đệm )
a) HÒ 16, HÒ 20 phải là dấu HUYỀN.
b) XÊ 24 (SL) và XANG 32: KHÔNG DẤU .

3B3/Câu 3
XỀ 4, XANG 8, XANG 12, CỐNG 16, XANG 20, CỐNG 24 (SL), XANG 28, HÒ 32
a) Ðặc biệt CỐNG 16 không nhất thiết phải là vần trắc, dễ ca nhất là không dấu.
CỐNG 24 (SL): KHÔNG DẤU vì vậy câu 3 giọng ca " ngang-ngang" , khó ca, ca sĩ phải có trình độ!
b) Câu 3 thuờng lời ca khá dài nên ca-sĩ thuờng vào ở đầu, giữa hoặc cuối nhịp 8, 10, 12... v.v... Nếu lời ca ngắn vẫn có thể vào ở nhịp CỐNG 16 .
c) HÒ 32 phải là dấu HUYỀN (nhịp 20 & 28 dấu gì cũng đuợc)

3B4/Câu 4
HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XANG 28, HÒ 32
Cách trình diễn và luật bằng trắc áp dụng giống y như Câu 1


3B5/Câu 5
XỀ 4, HÒ 8, HÒ 12, HÒ 16, HÒ 20, XÊ 24 (SL), XÊ hoặc XANG 28, XỀ 32
a) Ca-nhạc-sĩ cùng vào ở nhịp 16 .(xề 4, HÒ 8 & 12: nhạc đệm)
b) Luật bằng, trắc áp dụng y như câu 1 từ HÒ 16 cho đến XÊ/XANG 28.
c) XỀ 32: Phải là dấu HUYỀN (note Mi dòng thứ 5 của " porteé" ). Khác với dấu HUYỀN của note HÒ (note LA diapason / espace giữa portée 3 và 4).

3B6/Câu 6
XỀ 4, XÊ 8, XANG 12, CỐNG 16, XÊ/XANG 20, XỀ 24 (SL), XÊ 28, HÒ 32
a) Ðặc biệt XỀ 24 ( SL) dấu HUYỀN, giống XỀ 32 của câu 5.
Chú ý : đây là Song-Lang DUY NHẤT có dấu HUYỀN trong 6 câu Vọng-cổNhững SL nhịp 24 của các câu khác LUÔN LUÔN KHÔNG CÓ DẤU !!!
b) CỐNG 16 không nhất thiết là vần trắc, tốt nhất và dễ xoay xở là KHÔNG DẤU.
c) HÒ 32 note HÒ DUY NHẤT trong 6 câu vọng cổ KHÔNG CÓ DẤU .
(ví dụ : Phải chăng Quỳnh đã sống trọn vẹn hơn TA)


4-Trình diễn

6 câu liên tục hoặc 2 câu, 3 câu, 4 câu, 5 câu tùy khung cảnh, tùy truờng hợp.

Ðôi khi một câu, ca diễu cho vui... thuờng thì 4 câu 1, 2, 5, 6 đuợc ưa thích nhất (vì câu 4 giống câu 1 và câu 3 khó ca)

Câu ngắn: ca-nhạc-sĩ cùng vào ở nhịp 16, cho câu nào cũng đuợc

Câu dài: vào ở đầu, giữa, cuối v.v... các nhịp 8, 10, 12, 14 v.v...

Khi HÒ 16 và HÒ 20 đi liền nhau : CHỈ CÓ MỘT CÂU LỜI CA của HÒ 20 . Nếu NHỊP 16 và NHỊP 20 không phải là HÒ thì nhịp 20 cũng phải có 2 câu lời ca như mọi nhịp khác.

5-Bài ca Vọng cổ mẫu " Cô Hàng Cà-phê"
của soạn giả Viễn Châu do TNDG ghi chép. Bài này chỉ có 4 câu: câu 1, 2 , 5 và 6.

Cô Hàng Cà-phê
Cô Hàng Cà-phê (mp3)

1-
Thơ
Gió thổi tơi bời xác lá bay
Mưa rơi từng giọt mái hiên ngoài
Em ngồi lẳng lặng bên khung cửa,
Hướng nẻo chân trời để nhớ ai.

1-Nhưng qua lớp khói thuốc bay bay
sao nụ cười tươi hôm nay không còn trông thấy nữa,
mà chỉ thấy đôi mi mờ hoen ngấn lệ,
hai vai như mang nặng trĩu mối ưu phiền (HÒ 16)
tôi lặng nhìn cô mà trí não mơ màng (HÒ 20)
từng giọt cà phê nhẹ rơi tí tách
như giọt lệ huyền rơi rụng xuống hồn ai (XÊ 24)
gió trở chiều rồi mà tôi vẫn ngồi đây
để nghe tâm tư nặng trĩu những ưu phiền (XANG 28)
một buổi chiều nơi quán nhỏ cô đơn
em khóc tình duyên còn tôi sầu dĩ vãng (CỐNG 32)

2-
Cô quán ơi cô buồn chi mà tiếng cười tắt lịm
trong một chiều mưa nơi quán lạnh bên đường (HÒ 16)
quán vắng đìu hiu lá úa rụng quanh thềm (HÒ 20)
tôi như lữ khách trên đường phiêu lãng
dừng bước giang hồ ghé lại quán hàng em (XÊ 24)
thả mộng hồn theo khói thuốc mông lung
để cho lòng ray rức não nùng theo tiếng nhạc (XÊ 28)
nhìn ly cà phê rơi rơi từng giọt
như ngấn lệ sầu thánh thót đọng vào tim (XANG 32)

5-
Thơ
Chiều xuống lâu rồi, mưa vẫn tuôn
Ngoài kia phố thị hắt hiu buồn
Tôi nghe rười rượi hồn du tử
Không kẻ mong chờ cũng nhớ thương

5-Có phải mái tóc em bay
mà dư hương đã quyện lấy hồn tôi trong một chiều lá đổ
tách cà phê rơi rơi từng giọt đắng
như lòng ai trĩu nặng mối u hoài (HÒ 16)
quán lá xơ rơ gió tạt mái hiên ngoài (HÒ 20)
tôi khẽ đưa tay lau dòng nước mắt
chẳng biết tại tro tàn hay giọt lệ khóc thương ai (XÊ 24)
Tâm sự cô hàng chắc cũng cay đắng như tôi
kẻ lắm gian truân người nhiều khổ lụy (XÊ 28)
giữa một chiều mưa gặp nhau nơi quán nhỏ
rồi chia tay không một tiếng tạ từ (XỀ 32)

6-
Ngoài kia trời đã ngớt cơn mưa
cô quán vẫn ngồi đó với đôi mi ướt lệ (XANG 12)
có phải tim ai đó đã bao lần rạn vỡ
không bếp lửa hồng sưởi lạnh giữa hoàng hôn (CỐNG 16)
tôi muốn một lần được nắm lấy tay em
để trao gởi nỗi niềm tâm sự (XANG 20)
rồi tôi sẽ cất bước dưới bầu trời mưa gió
bỏ lại sau lưng ngôi quán nhỏ bên đường( XỀ 24)
tôi ngậm ngùi nhặt xác lá vàng rơi
như nhặt lấy những mảnh hồn tan vỡ (XÊ 28)
Chiều nay cuối nẻo đô thành
Một kẻ phong trần thương một kẻ cô đơn. (HÒ 32)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812, davidvannguyen

Postby longnu » 20 Jul 2005

6-Các bài đọc thêm về lịch sử 6 câu vọng cổ (T.N. Ðàm Giang)

A- Cội nguồn Cải Lương
Vọng cổ bắt nguồn từ năm 1910 khi nghệ sĩ Nguyễn Tống Triều và một nhóm nghệ sĩ đứng lên lập một ban hát nhỏ tại Mỹ Tho gồm Tư Triều (NTT) đờn kìm, Chín Quán đờn huyền, Mười Lý thổi tiêu, Bảy Vô đờn cò, cô Hai Nhiều đờn tranh, và cô Ba Đắc ca.
Đến năm 1912 thì tiếng tăm lan tới Saigon, và bắt đầu thịnh hành.

Trước đó VN chỉ có hát chèo hay hát tuồng ở Bắc phần và hát bội ở Nam phần.
Khi cải lương ra đời, cải lương có nghĩa là " Sửa đổi cho tốt hơn" , (nam 1917) thì chuyện hát mỗi ngày được thay đổi và tân tiến hơn. Trình diễn cải lương phát triển rất nhanh và lên cao từ 1931, và dần tiến ra Bắc. Đề tài ban đầu thường dựa vào những tác phẩm hay lịch sử như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Trưng Trắc Trưng nhị, hoặc phỏng theo các tuồng hát bội như Phụng Nghi Đình, xử án Bàng Quý Phi v.v...
Nhóm của ông Năm Châu được coi là Tổ cải lương hiện đại (1930)...
Nói sơ qua về âm nhạc, trong cải lương thường dùng đờn dây tơ và dây kim, không dùng kèn trống như hát bội. Có sáu nhạc khí chính là: đờn Kìm, đờn Tranh, đờn Cò, đờn Sến, Guitare, Violon, và hai cây, cây ống Sáo và cây Cuỗn (giống như cây kèn).

B- Lịch sử hai chữ VỌNG CỔ
Bài " Dạ cổ hoài lang" về sau được đổi là " Vọng cổ hoài lang" do nghệ sĩ Cao Văn Lầu sáng tạo đã chính thức biến chữ cải lương thành vọng cổ.
" Dạ Cổ Hoài Lang" ra đời được hơn nửa thế kỷ. Nó là nền móng cho nhiều thể khác nhau của vọng cổ.
Bản Vọng-Cổ lúc đầu có tên là Dạ Cổ Hoài Lang do nghệ sĩ Cao văn Lầu sáng tạo ra hồi năm 1920 (ba năm sau khi cải lương ra đời).
Ông Cao Văn Lầu lấy vợ mười năm không có con, cha mẹ bắt phải lấy vợ khác. Trong lúc buồn rầu ông tạo ra bản nhạc 20 câu (dòng) gọi là " Dạ cổ hoài lang" (đêm khua nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau đó ít lâu vợ ông thụ thai. Bản nhạc sau được đổi thành " Vọng cổ hoài lang" có nghĩa rộng hơn là trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng.

Sau đây là nguyên thủy bài " Dạ cổ hoài lang" :

Ký âm theo cổ nhạc bản " Dạ Cổ Hoài Lang"
(đờn dây Bắc)

1. Hò lìu xang xê cống
2. Líu cống líu cống xê xang
3. Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
4. Liu xế xang xự xề xang lìu hò
5. Xừ liu xáng ũ liu cống xề
6. Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
7. Hò lìu xang xang xế cống
8. XÊ xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
9. Xừ xang xế, líu xê xang xư’
10. XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
11. Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
12. Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
13. Xừ xang xừ cống xế
14. XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
15. Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
16. Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
17. Hò xự cống xê xang hò
18. XÊ líu xừ, líu lĩu xừ xang
19. Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
20. Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu

Lời bản Vọng Cổ đầu tiên của Việt Nam trong điệu Dạ Cổ Hoài Lang ca theo nhịp đôi:

1. Từ là từ phu tướng
2. Bửu kiếm sắc phong lên đàng
3. Vào ra luống trông tin chàng
4. Đêm năm canh mơ màng
5. Em luống trông tin nhàn (*)
6. Ôi, gan vàng quặn đau
7. Đường dầu xa ong bướm
8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
9. Còn đêm luống trông tin bạn
10. Ngày mòn mỏi như đá vọng phu
11. Vọng phu vọng, luống trông tin chàng
12. Lòng xin chớ phụ phàng
13. Chàng hỡi, chàng có hay
14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
15. Biết bao thuở đó đây xum vầy
16. Duyên sắt cầm đừng lạt phai
17. Thiếp cũng nguyện cho chàng.
18. Nguyện cho chàng hai chữ bình an
19. Mau trở lại gia đàng
20. Cho én nhạn hiệp đôi

(*) có bản chép là " Em luống trông tin chàng"

Theo thời gian , bản Vọng Cổ " Từ là từ phu tướng" ca giọng Bắc, nhịp đôi.

Bản nhạc thông dụng đến năm 1926 thì chuyển thành nhiều nhịp; nhịp đôi ca giọng Bắc giống điệu Hành Vân, sau tăng lên nhịp bốn, soạn giả viết nhiều lời hơn, ca sĩ kéo dài giọng ngân, và từ giọng Bắc biến thành giọng Nam pha lẫn hơi Oán.

Đầu thập niên 1940, Vọng cổ tăng lên nhịp tám. Từ nhịp tám , năm năm sau tăng lên nhịp 16. Thời này, soạn giả lồng vào bản Vọng Cổ những điệu hò, ngâm thơ Vân Tiên v.v... Mãi đến năm 1959 bản Vọng cổ mới tăng lên nhịp 32. Bản vọng cổ 32 nhịp do soạn giả Kiên Giang viết 6 câu (Hà Huy Hà tác giả bài thơ Hoa tím thôi cài trên Áo trắng) với nhan đề : " Đội Gạo Đường Xa" , Hữu Phước đơn ca trên hãng đĩa Lam Sơn.

Năm 1960 Vọng cổ tăng lên 64 nhịp, tuy nhiên khi đờn nhạc sĩ bấm phím thành 128 nhịp. Thời này, soạn giả " gối đầu bản Vọng cổ " bằng Nói Lối, Ngâm Tứ Tuyệt, thơ Lục Bát, Tân Nhạc, Ngâm Tao Đàn, Ngâm Sa Mạc, Sương Chiều, Khóc Hoàng Thiên, Đảo Ngũ Cung v.v...Bản Vọng Cổ 64 nhịp của soạn giả Viễn Châu viết lần đầu tiên tựa đề " Ba Râu Đi Chợ Lớn" có tính cách trào phúng do nghệ sĩ Văn Hường thu trên hãng đĩa Hồng Hoa.

TNDG
(Tài liệu về nhạc lý vọng cổ viết theo cuốn " Hậu Trường Sân Khấu Cải Lương" của Trần Trung Quân nhà sách Nam Á, Paris 1993)

C- Những gánh hát Cải Lương.

Từ gánh hát nhỏ đầu tiên của Tư Triều (1910), sử liệu sau đó ghi chép theo thứ tự là gánh Thấy Năm Tú, Đồng Bào Nam, Tái Đồng Ban, Văn Hí ban, Sĩ Đồng Ban, Kỳ Lân Ban, Tân Phước Ban, Bác Sĩ Minh.

Sau đó là đoàn hát đợt hai: Tân Thinh, Tập Ích,Trần Đắc, Tân Hí, Vì Hí, Nhã Tính, Phước Cương, Huỳnh Kỳ, Nhạn Trắng, Mộng Vân, Sao Mai, Hề Lập, Nam Phỉ, Nam Phương, Phụng Hảo, Việt Kịch Năm Châu, Kim Thoa, Hậu Tấn.

Đợt ba cho đến năm 1975: Đoàn Nguyệt Kiều của bầu Quỳ; đoàn Hoa Sen ông Bảy Cao; đoàn Thủ Đô ông Ba Bản; đoàn Dạ Lý Hương ông bầu Xuân; Hương Mùa Thu soạn giả Thu An, Ngọc Hương; trăng Mùa Thu ông Tư Hiếu; đoàn Thái Dương bà Tiêu Thị Mai (vợ ông Tôn Ngọc Chắc, chủ rạp Quốc Thanh); đoàn Thanh Minh Thanh Nga bà bầu Thơ; đoàn Út Bạch Lan-Thành Được, đoàn Kim Chưởng cô Bảy Kim Chưởng; công ty Kim Chung (5) của ông Trần Viết Long; đoàn Thống Nhất bầu Út Trà Ôn; đoàn Thế Hệ Dũng Thanh Lâm của DTL; đoàn Hùng Cường-Bạch Tuyết; đoàn Việt Hùng-Minh Chí.

TNDG

D-Những Soạn Giả bộ môn Cải Lương/Vọng Cổ
Soạn giả Vọng cổ, những người có nhiều công lao nhất cho bộ môn Vọng cổ lại là những người được biết đến ít nhất, họ mang tim óc nhân lực tạo dựng những tuồng Vọng Cổ, những bài ca Vọng Cổ sâu sắc, thấm thía, mang đến khán thính giả những giây phút giải trí đáng ghi nhớ cho một vở tuồng hay.

Một số soạn giả soạn đặc biệt một vai trò, một vở tuồng cho một nghệ sĩ sân khấu, và cũng nhờ những vai trò đặc biệt này mà một nghệ sĩ được có tên tuổi gắn liền và nổi tiếng từ vai tuồng đo. Một vài thí dụ điển hình như:

Đôi Soạn Giả Hà Triều-Hoa Phượng đã tạo tuồng " Khi Hoa Anh Đào Nở" với vai Điền Sơn viết riêng cho Thành Được. Cũng nhờ vai trò hợp sở năng này và tài bẩm sinh nên nghệ sĩ Thành Được đã nổi tiếng hơn nhiều sau đó.

Soạn giả Thu An đã soạn " Hai Chiều Ly Biệt" làm Trường Xuân sáng chói trong vai Thành Cát Tư Hãn.

Soạn giả Viễn Châu đã mang một Thanh Nga lên vương miện " tài sắc vẹn toàn" qua vai Sơn Nữ Phà Ca trong tuồng " Người Vợ Không Bao giờ Cưới" .

Hữu Phước có tiếng trong vai để đời Cậu Tư Kiên từ tuồng " Con gái chị Hằng" , Út Trà Ôn vai ông Cò Quận chín 9, vở " Tuyệt Tình Ca" cũng soạn bởi hai soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng.

Một số Soạn giả cận đại có tiếng trong danh sách như sau:

Hà Triều, Hoa Phượng, Viễn Châu, Mộc Linh, Ngọc Điệp, Quy Sắc, Thiếu Linh, Hoàng Khâm, Thể Hà Vân, Kiên Giang Hà Huy Hà, Loan Thảo, Yên Ba, Hoàng Thị Nguyệt, Yến Linh, Năm Châu, Lê Khanh, Duy Lân, Trọng Nguyên, Thái Thụy Phong, Kinh Luân, Nguyễn Huỳnh, Phong Anh, Trần Hà, Yên Lang.

Nói riêng về Soạn giả Viễn Châu, một số bài của ông như Xuân Đất Khách, Gánh Nước Đêm Trăng, Ông Lão chèo đò, Tình Anh Bán Chiếu, Tâm Sự Mộng Cầm, Cô Hàng Cà Phê, Lá Trầu Xanh v.v... rất được ưa chuộng. Đặc biệt bài Sầu Vương Ý Nhạc tân cổ giao duyên, SG Viễn Châu làm để tặng ông bầu Hoàng Văn Quýnh, biệt danh bầu Quýnh chủ gánh đoàn Sao Ngàn Nơi. Cuộc đời bất hạnh trong giai đoạn cuối của bầu Quýnh đã biến ông thành một ông lão mù lòa đờn dạo ở cầu Bến Lức để mưu sinh.

Một số tuồng Vọng Cổ hay trên sân khấu Việt Nam trong vài chục năm trước 1975: Tấm Lòng Của Biển, Tuyệt Tình Ca, Khi Hoa Anh Đào Nở, Người Vợ Không Bao giờ Cưới, Quân Vương và Loạn Tướng, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Tiếng Trống Mê Linh, Hai Chiều Ly Biệt, Thuyền Ra Cửa Biển, Lỡ Bước Sang Ngang, Trần Minh Khố Chuối, Chuyện Tình An Lộc Sơn, Con Gái chị Hằng, Tiếng Khóc Giữa Rừng Khua, Chiều Về Trên Sông Lạnh, Tiếng Hạc Trong Trăng, Sân Khấu Về Khua, Chiều Mưa Biên Giới và còn nhiều nữa.

Ghi chú. Tài liệu trích dẫn từ cuốn " Hậu Trường Sân Khấu Cải Lương" của ông Trần Trung Quân (nhà sách và xuất bản Nam Á/1993).

TNDG

E- Nghệ Sĩ Cải Lương
* Nói đến cải lương không thể nào không nhắc đến nghệ sĩ lão thành trong ngành nghệ thuật này, đó là nghệ sĩ Út Trà Ôn, ông Út Trà Ôn qua đời hồi tháng tám năm 2001, thọ 83 tuổi

Út Trà Ôn thật là Nguyễn Thành Út, sinh năm 1917 tại làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, ông là con trai út thứ mười. Từ đó tên Út Trà Ôn ra đời.

Những bài ca vọng cổ nổi tiếng gắn liền với tên Út Trà Ôn gồm những bài như Sầu Vương Biên Ải, Tình Anh Bán Chiếu, Gánh Nước Đêm Trăng, Thức Trót Đêm Đông, Sầu Bạn Chung Tình và Tôn Tẫn Giả Điên.



* Tại hải ngoại, Nghệ Sĩ Việt Hùng cũng đã từ trần .

Tôi xin nói thêm một chút về NS Việt Hùng, gánh hát Việt Hùng-Minh Chí thời thập niên 60.

Xin nhắc lại một chút về vài nhân vật trong lịch sử Vọng Cổ/Cải Lương, VC/CL xuất phát khoảng 1910 tiên phong bởi dàn nhạc của Tư Triều (Nguyễn Tống Triều) ở Mỹ Tho. Ở Mỹ Tho, hồi đó cỡ năm 1913-1914 cũng có ông Bảy Triều (Trần văn Chiều) tài nhạc giỏi hơn Tư Triều.

Năm 1918, Tây mừng thắng trận nên toàn quyền Albert Sarraut đã cho phép dân Việt được hát hò dễ dàng hơn và từ đó dần cải lương biến dần thành vọng cổ nhờ một số nghệ sĩ lập gánh hát trau giồi nghề đờn ca và đưa tài tử lên sân khấu.

Một số gánh hát được thành lập và đi lưu diễn rất nhiều vùng, nhiều tỉnh khác nhau.

NS Việt Hùng cặp bầu với NS Minh Chí thành lập gánh hát Việt Hùng-Minh Chí một thời gian nhưng không thành công nên sau đó đi hát trở lại. Thuở còn trẻ, VH thương hát bài ca " Bà Ba bán hàng có mấy người con" , và tên của VH đi đôi với NN một thời gian, VH nổi tiếng với vai cậu ấm Thân trong tuồng Đoạn Tuyệt.

Cải lương/Vọng cổ là một ngành văn hóa miền Nam khó có thể mai một được và dù có toàn cầu hóa nó cũng không thể nào bị biến mất được.

NS VH đã qua đời trên đất nước tự do Mỹ quốc đã cho chúng ta một cơ hội nhắc đến ngành nghệ thuật Vọng Cổ tại hải ngoại mà nhiều người tưởng rằng nó đã bị loại bỏ dần dần.

Nếu có thì giờ tìm trên mạng lưới điện tử chứng ta sẽ ngạc nhiên khi biết được nó hiện hữu khắp nơi và mỗi ngày một nhiều hơn.


* Một nghệ sĩ Cải Lương khác không thể không nhắc đến ở đây là Nghệ Sĩ Thành Được. Tôi nghe tiếng người nghệ sĩ này đã mấy chục năm, nhưng mới thật sự quen biết TĐ cỡ hai năm nay sau khi TĐ đến lập nghiệp tại vùng Bắc California.

Thành Được là thần tượng của hàng triệu người trong cùng thời với anh, và dù thời gian đã nghiệt ngã lấy mất những dáng dấp trẻ trung, TĐ vẫn còn phong cách, dáng dấp của một người nghệ sĩ một thời " đẹp trai, hào hoa, giọng hát truyền cảm" . Thành Được rất được bạn bè quý mến vì tính tình phóng khoáng hết lòng với bạn bè. Một trong nhiều những đam mê của TĐ, phải kể đến mê xe hơi. Qua lời của TĐ và những bạn bè của anh, TĐ đã làm chủ hơn 134 đời xe du lịch, có khi một tháng anh đổi hai chiếc xe. Bộ sưu tập xe hơi của anh gồm đủ loại như: Traction, Renault, Peugeot, Ford, Cadillac, Continental, Pontiac, Mustang, Plymouth, Chevrolet, Chrysler, Mercedes, Volkswagen, Audi, Porsche, Fiat, Toyota, Madza, Mitshubishi, Honda... Một giai thoại hồi đó về TĐ trong thời gian còn hát cho gánh Thanh Minh Thanh Nga của bà bầu Thơ. Hồi đó (thời 1964), TĐ mê đá banh quá nên quên dượt tuồng, làm cho bà bầu Thơ giận giữ, và trong một buổi trình diễn trước khán giả, bà bầu Thơ đã phải ra lệnh cho nhân viên ánh sáng tắt đèn và làm lại (để có người đứng trong cánh gà nhắc tuồng cho TĐ), và từ đó câu nói " tắt đèn làm lại" sau này được dùng rộng rãi trong quần chúng ám chỉ việc làm thiếu quang minh chánh đại của chính quyền thời 1965.

Còn rất nhiều mẩu chuyện kỳ thú về các nghệ sĩ, không thể nói hết trong một bài viết được.

* Nghệ Sĩ Bích Thuận
+ Sinh quán: Làng Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
+ Cựu giáo sư viện Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn (65- 75)
+ Chủ nhân, giám đốc đoàn Cải Lương Ca Kịch Bích Thuận từ 1955 - 1975.
+ Về điện ảnh đã đóng 10 phim dài
+ 1953 được khán thính giả và báo chí bầu là Nghệ Sĩ đẹp nhất và nhiều cảm tình nhất.
+ Ðệ Nhất Ðẳng Bội Tinh Tâm Lý Chiến 1969
+ Ðệ Nhất Ðẳng Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh 1971
+ Ðược vinh danh trong " Dictionary of International Biography" Cambridge, Anh Quốc 1993
+ Ðược vinh danh trong " 5000 Personalities of the World" for Outstanding Contribution to the Theatrical Field, ABI, Raleigh, North Carolina 1998
+ Ðược nêu danh trong " Vẻ Vang Dân Việt" , Trọng Minh tuyển tập 3, Westminster, CA, USA 1996
+ Ðược nêu danh trong " Danh Nhân Giáo Phận Bắc Ninh" , L.M. Trần Phúc Long, Costa Mesa, CA USA 1998
+ Ðược vinh danh trong Công Giáo Việt Nam do Truyền Thống Văn Hóa dân tộc của Linh Mục Vũ Ðình Trác ở Orange County, 1996
+ Ðịnh cư tại Pháp từ 1983, vẫn hăng say tiếp tục phung sự Văn Hóa Nghệ Thuật Việt Nam

TNDG
Ghi chú: phần lịch sử VC viết theo tài liệu " Hồi ký 50 năm mê hát " của Vương Hồng Sển (nhà XB Phạm Quang Khai/1968)
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812

Postby longnu » 20 Jul 2005

20 Bản Tổ của Cổ Nhạc Tài Tử VN

Gồm có:
- Ba bài Nam gồm: Nam Xuân, Nam Ai + Nam Ai Lớp
Mái , Đảo Ngũ Cung + Song Cước .
- Sáu bài Bắc gồm: Lưu Thủy, Xuân Tình, Phú Lục
, Bình Bán, Tây Thi, Cổ Bản.
- Bảy bài Lễ gồm: Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ
Ðối Hạ, Long Ðăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu
Khúc.
- Bốn bài Oán gồm: Tứ Ðại Oán, Giang Nam, Phụng
Cầu Hoàng, Phụng Hoàng Cầu.
- 4 bài Oán phụ gồm: Văn Thiên Tường, Bình Sa
Lạc Nhạn, Thanh Dạ Đề Quyên, Xuân Nữ

20 bản tổ chia ra 4 loại: 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu,
Ðông) và 4 hướng (Ðông, Tây, Nam, Bắc), kể ra:
1. Sáu bài Bắc: xếp vào mùa Xuân, giọng nhạc vui
tươi. Nhạc sĩ đờn 6 bài nầy thì day mặt về hướng
Bắc.
Sáu bài Bắc gồm: Lưu Thủy Trường, Xuân Tình, Phú
Lục, Bình Bán Chấn, Tây Thi, Cổ Bản.

Các bài này có điệu vui, ngắn, gọn.

Lưu Thủy Trường : điệu nhạc nhàn hạ, khoan thai,
phù hợp với cảnh trí thanh nhàn, non xanh nước
biếc, cỏ hoa chim chóc. Lưu Thủy Trường là do
Lưu Thủy Đoản phát triển, kéo dài rạ Một câu của
"đoản" bằng hai câu của "trường". Bài này có 4
lớp, 32 câu (8, 6, 12, 6).

Phú Lục : sôi nổi, rộn rả, khẩn trương, khác với
bài Lưu Thủy Trường có tính thiên nhiên. Bài này
có xuất xứ từ bài Phú Lục ở Huế. Khi mới vào Nam
Bộ được cải lương hóa thành bài Phú Lục Vắn (17
câu, nhịp 1), sau phát triển thành bài Phúc Lục
của nhạc tài tử (34 câu nhịp 4). Bài này rất
nghiêm chỉnh cân đối, câu đối câu, nhịp đối
nhịp, có 4 lớp (8, 8, 8, 10).

Xuân Tình : vui tươi, lúc bình thường khi rộn
rã, âm điệu vang, trong sáng, nồng nhiệt.

Bình Bán Chấn: phát triển từ bài Bình Bán, đến
Bình Bán Vắn, rồi đến bài Bình Bán Chấn (dài).
Gốc là bài Bình Bán vui vẻ sảng khoái, nhưng khi
phát triển thành Bình Bán Chấn thì trở thành
đĩnh đạc, nghiêm trang. Bài này phức tạp, khúc
mắc, ít được dùng trên sân khấụ

Tây Thi : êm dịu, trong sáng, vui tươi, có tính
tự sự, không gay gắt như Phú Lục. Bản này là bản
dễ nhớ nhứt trong sáu bài Bắc. Bài này có 26
câu, 3 lớp (9, 13, 4).

Cổ Bản : câu ngắn gọn, dồn dập, nhưng không nhấn
mạnh như bài Phú Lục.
2. Bảy bài nhạc Lễ:xếp vào mùa Hạ, nên thường
gọi là 7 bài Hạ, giọng nhạc bực tức, hùng hồn.
Nhạc sĩ đờn 7 bài nầy day mặt về hướng Ðông.
Bảy bài nhạc Lễ gồm: Xàng Xê, Ngũ Ðối Thượng,
Ngũ Ðối Hạ, Long Ðăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu
Khúc.

Ý nghĩa như sau:

Xàng Xê: Thời kỳ Hỗn độn sơ khai, các khí lộn
lạo. hùng tráng uy nghi nhưng dịu dàng, êm áị

Ngũ Ðối Thượng: Ngũ Khí nhẹ nổi lên làm Trời.

Ngũ Ðối Hạ: Ngũ Khí nặng hạ xuống làm đất. Ðó là
Ngũ Hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. còn gọi tắt
là bài Hạ, có tính uy nghi, nghiêm trang, man
mác, thanh thản.

Long Ðăng: Rồng lên, tượng trưng Dương khí.
giống bài Hạ, nhưng tiết tấu khỏe, ít nghiêm
trang.

Long Ngâm: Rồng xuống, tượng trưng Âm khí. :
giống bài Hạ, ít thấy dùng trên sân khấu cải
lương.

Vạn Giá: Vạn vật sinh thành đều có giá trị,

Tiểu khúc: Nhỏ ngắn đều có định luật.

ba bài Ngũ Đối Thượng, Vạn Giá, Tiểu Khúc có
nhiều âm hưởng nhạc lễ.

Các bài này là bảy bài lớn dùng trong nhạc lễ,
mỗi khi cúng lễ, cúng tế, tính chất nghiêm
trang. Riêng bài Ngũ Đối Hạ sân khấu hát bội
thường dùng, trên sân khấu cải lương thì bài
Xàng Xê được dùng nhiều hơn.
3. Ba bài Nam: xếp vào mùa Thu, giọng nhạc trầm
buồn ai oán. Nhạc sĩ đờn 3 bài nầy thì day mặt
về hướng Nam.
Ba bài Nam gồm: Nam Xuân, Nam Ai, Ðảo Ngũ Cung.

Nam Xuân: gặp mời, mừng. (Thượng nguơn)

Nam Ai: trông mong, ngưỡng mộ. (Trung nguơn)

Ðảo Ngũ Cung: bày tỏ, tái ngộ. (Hạ nguơn)

Ba bài Nam nầy có 4 giọng đờn khác nhau tùy theo
4 mùa (Tứ quí: Xuân, Hạ, Thu, Ðông) kể ra:

Nam Xuân : điệu nhạc thanh thản lâng lâng, sảng
khoái, nghiêm trang, nhẹ nhàng, có người cho là
"tiên phong đạo cốt". Bài này được dùng để mở
đầu các chương trình ca nhạc cải lương ở Sài
Gòn.

Nam Ai : buồn ảo não, não nùng, bi thảm. Bài này
có 8 lớp, cấu trúc cũng như Nam Xuân (cũng nhắc
đi nhắc lại nhiều lớp). Lớp 7 và 8 (hai lớp Mái)
thường hay dùng nhất.

Nam Đảo (hay Đảo Ngũ Cung) : tôn nghiêm, hùng
tráng, gay gắt. Hai câu cuối được chuyển sang
hơi Hò Ba âm điệu buồn, để chấm dứt, gọi là
"song cước".

Giọng Xuân (mùa Xuân) biểu thị mát mẻ, tỏ rạng,
vui tươi,

Giọng Ai (mùa Hạ) biểu thị nóng nực, tâm hồn
buồn thảm.

Giọng Ðảo (mùa Thu) biểu thị mưa dầm, xây vần,
đảo lộn.

Giọng Song cước (mùa Ðông) biểu thị thâm trầm,
mùi mẫn.

4. Bốn bài Oán: xếp vào mùa Ðông, giọng nhạc
hiền hòa, non nước thanh bình. Nhạc sĩ đờn 4 bài
nầy thì day mặt về hướng Tây.
Bốn bài Oán gồm: Tứ Ðại Oán, Giang Nam, Phụng
Cầu, Phụng Hoàng.

Tứ Đại Oán : điệu nhạc thất vọng, bi thiết, oán
hờn giống bài Văn Thiên Tường, nhưng hơi hướng
có phần cổ và chơn chất hơn. Hai lớp Xang vắn
thường hay được dùng.

Phụng Hoàng : như Tứ Đại Oán, nhưng hơi dựng
hơn.

Giang Nam : trầm hơn Tứ Đại Oán, chậm rãị

Phụng Cầu : như Phụng Hoàng.

4 bài Oán phụ:

Văn Thiên Tường : trần thuật, thổ lộ tâm tình,
buồn ảo nãọ Có nhiều mức độ, khi buồn vừa vừa
thì dùng lớp 1, khi buồn nhiều thì dùng lớp 2
(lớp Oán). Lớp Xế Xảng thật ngắn thường dùng để
gối đầu vào Vọng Cổ.

Bình Sa Lạc Nhạn : hơi ngang và dựng.

Thanh Dạ Đề Quyên : cao hơn Bình Sa Lạc Nhạn.
Xuân Nữ: ngắn, có tính bi thiết, thường dùng
trong cảnh bi ai, đau thưong đột xuất.

Mỗi bài Oán có sắc thái riêng biệt, nhưng khác
biệt rõ nhứt là giữa hai bài Tứ Đại Oán và Văn
Thiên Tường. Các bài Oán khác đều có những nét
giống với bài Tứ Đại Oán hoặc Văn Thiên Tường.
Hai bài này là tiêu biểu cho loại Oán và được
dùng nhiều trong cải lương.
...............................................

Phân Loại Bài Bản Cải Lương Tài Tử


Theo các sách hướng dẫn đờn hát cải lương nói
trên thì nhạc cổ và cải lương được phân thành
mười mục:
- Nhứt Lý : các điệu Lý
- Nhì Ngâm : ngâm Kiều, ngâm thơ, ngâm sa mạc...

- Tam Nam : ba bài Nam lớn
- Tứ Oán : các bài Oán
- Ngũ Điểm : sáu bài Bắc lớn
- Lục Xuất : sáu bài ngắn
- Thất Chinh : bảy bài nhạc lớn lễ, cung đình
- Bát Ngự : tám bài Ngự
- Cửu Nhĩ : 2 bài do nhóm tài tử miền Đông biên
soạn
- Thập Thủ : thập thủ liên hoàn, 10 bài ngắn

Bài Vọng Cổ, hậu thân của bài Dạ Cổ Hoài Lang
của ông Sáu Lầu ở Bạc Liêu sáng tác trong những
năm 1920, không thấy trong bảng phân loại nói
trên. Không biết là bởi vì bài Vọng Cổ quá đặc
biệt để phân loại hay do sự phân loại này được
làm trước khi bản Vọng Cổ được phổ biến rộng rãị


Cũng cần nên nhắc qua là trước khi bài Vọng Cổ
chiếm được vị trí số một trong âm nhạc cải lương
thì bài Hành Vân được dùng rất rộng rải trên sân
khấu cải lương, như bài Vọng Cổ ngày nay vậỵ

Dưới đây mỗi mục sẽ được điểm qua sơ lược.

1. Nhứt Lý
Các điệu Lý, xuất xứ từ dân ca, được cải lương
hóa, thường dùng để hát đệm trong bài
Vọng Cổ hoặc trong các tuồng cải lương. Những
bài hay được dùng nhiều nhất là :
- Lý Con Sáo
- Lý Ngựa Ô (Nam và Bắc)
- Lý Thập Tình
- Lý Giao Duyên
- Lý Vọng Phu
- Lý Chiều Chiều
- Lý Cái Mơn
- Lý Huế

Trong các điệu Lý, như Lý Ngựa Ô, có ngựa ô Nam
và ngựa ô Bắc. Lý Con Sáo và Lý Thập Tình có hơi
Xuân và hơi Aị Đờn hơi Bắc và hơi Xuân thì vui,
đờn hơi Nam và hơi Ai thì buồn. Các điệu Lý khác
phần nhiều đờn hơi Nam.

2. Nhì Ngâm
Gồm có ngâm thơ, ngâm sa mạc, ngâm Kiều , và
nhiều điệu ngâm khác. Có người ngâm theo điệu
Bắc, có người ngâm theo điệu Huế nhưng đa số
ngâm theo điệu Sài Gòn (tùy theo sở trường và
khả năng của mỗi người).

3. Tam Nam
Gồm ba bài Nam:

- Nam Xuân : điệu nhạc thanh thản lâng lâng,
sảng khoái, nghiêm trang, nhẹ nhàng, có người
cho là "tiên phong đạo cốt". Bài này được dùng
để mở đầu các chương trình ca nhạc cải lương ở
Sài Gòn.

- Nam Ai : buồn ảo não, não nùng, bi thảm. Bài
này có 8 lớp, cấu trúc cũng như Nam Xuân (cũng
nhắc đi nhắc lại nhiều lớp). Lớp 7 và 8 (hai lớp
Mái) thường hay dùng nhất.

- Nam Đảo (hay Đảo Ngũ Cung) : tôn nghiêm, hùng
tráng, gay gắt. Hai câu cuối được chuyển sang
hơi Hò Ba âm điệu buồn, để chấm dứt, gọi là
"song cước".

Trong "Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam" của ông
Trần Văn Khải, nhà sách Khai Trí xuất bản năm
1970 tại Sài Gòn, có nhắc tới Nam Bình và Nam
Chạỵ

- Nam Bình: còn gọi là Trường Tương Tư (một
trong Bát Ngự).

- Nam Chạy: vừa ca vừa chạy, là hai lớp trống
của Nam Ai, nhưng ca nhịp thúc để diễn tả lúc
chạy giặc.

4. Tứ Oán
Gồm các bài:

- Tứ Đại Oán : điệu nhạc thất vọng, bi thiết,
oán hờn giống bài Văn Thiên Tường, nhưng hơi
hướng có phần cổ và chơn chất hơn. Hai lớp Xang
vắn thường hay được dùng.

- Văn Thiên Tường : trần thuật, thổ lộ tâm tình,
buồn ảo nãọ Có nhiều mức độ, khi buồn vừa vừa
thì dùng lớp 1, khi buồn nhiều thì dùng lớp 2
(lớp Oán). Lớp Xế Xảng thật ngắn thường dùng để
gối đầu vào Vọng Cổ.

- Bình Sa Lạc Nhạn : hơi ngang và dư.ng.

- Thanh Dạ Đề Quyên : cao hơn Bình Sa Lạc Nhạn.

- Phụng Hoàng : như Tứ Đại Oán, nhưng hơi dựng
hơn.

- Giang Nam : trầm hơn Tứ Đại Oán, chậm rãị

- Phụng Cầu : như Phụng Hoàng.

- Xuân Nữ: ngắn, có tính bi thiết, thường dùng
trong cảnh bi ai, đau thưong đột xuất.

Mỗi bài Oán có sắc thái riêng biệt, nhưng khác
biệt rõ nhứt là giữa hai bài Tứ Đại Oán và Văn
Thiên Tường. Các bài Oán khác đều có những nét
giống với bài Tứ Đại Oán hoặc Văn Thiên Tường.
Hai bài này là tiêu biểu cho loại Oán và được
dùng nhiều trong cải lương.

5. Ngũ Điểm
Gồm sáu bài Bắc lớn, các bài này có điệu vui,
ngắn, gọn.

- Lưu Thủy Trường : điệu nhạc nhàn hạ, khoan
thai, phù hợp với cảnh trí thanh nhàn, non xanh
nước biếc, cỏ hoa chim chóc. Lưu Thủy Trường là
do Lưu Thủy Đoản phát triển, kéo dài rạ Một câu
của "đoản" bằng hai câu của "trường". Bài này có
4 lớp, 32 câu (8, 6, 12, 6).

- Phú Lục : sôi nổi, rộn rả, khẩn trương, khác
với bài Lưu Thủy Trường có tính thiên nhiên. Bài
này có xuất xứ từ bài Phú Lục ở Huế. Khi mới vào
Nam Bộ được cải lương hóa thành bài Phú Lục Vắn
(17 câu, nhịp 1), sau phát triển thành bài Phúc
Lục của nhạc tài tử (34 câu nhịp 4). Bài này rất
nghiêm chỉnh cân đối, câu đối câu, nhịp đối
nhịp, có 4 lớp (8, 8, 8, 10).

- Xuân Tình : vui tươi, lúc bình thường khi rộn
rã, âm điệu vang, trong sáng, nồng nhiệt.

- Bình Bán Chấn: phát triển từ bài Bình Bán, đến
Bình Bán Vắn, rồi đến bài Bình Bán Chấn (dài).
Gốc là bài Bình Bán vui vẻ sảng khoái, nhưng khi
phát triển thành Bình Bán Chấn thì trở thành
đĩnh đạc, nghiêm trang. Bài này phức tạp, khúc
mắc, ít được dùng trên sân khấụ

- Tây Thi : êm dịu, trong sáng, vui tươi, có
tính tự sự, không gay gắt như Phú Lục. Bản này
là bản dễ nhớ nhứt trong sáu bài Bắc. Bài này có
26 câu, 3 lớp (9, 13, 4).

- Cổ Bản : câu ngắn gọn, dồn dập, nhưng không
nhấn mạnh như bài Phú Lục.

6. Lục Xuất.
Điệu nhạc các bài này vui, ngắn, gọn. Gồm sáu
bài:
- Bình Bán Vắn
- Tây Thi Vắn
- Cổ Bản Vắn
- Xuân Phong
- Kim Tiền: được dùng như bài Mẫu Tầm Tử trong
trường hợp đối đáp, cãi nhaụ
- Long Hổ: thường đi cặp với bài Long Hổ Hội, có
tiết tấu đối chọị

7. Thất Chinh
Gồm bảy bài:

- Xàng Xê : hùng tráng uy nghi nhưng dịu dàng,
êm áị
- Ngũ Đối Hạ: còn gọi tắt là bài Hạ, có tính uy
nghi, nghiêm trang, man mác, thanh thản.
- Long Đăng: giống bài Hạ, nhưng tiết tấu khỏe,
ít nghiêm trang.
- Long Ngâm: giống bài Hạ, ít thấy dùng trên sân
khấu cải lương.
- Ngũ Đối Thượng: ba bài Ngũ Đối Thượng, Vạn
Giá, Tiểu Khúc có nhiều âm hưởng nhạc lễ.
- Vạn Giá
- Tiểu Khúc

Các bài này là bảy bài lớn dùng trong nhạc lễ,
mỗi khi cúng lễ, cúng tế, tính chất nghiêm
trang. Riêng bài Ngũ Đối Hạ sân khấu hát bội
thường dùng, trên sân khấu cải lương thì bài
Xàng Xê được dùng nhiều hơn.

8. Bát Ngự
Gồm tám bài:

- Đường Thái Tôn: êm, vui, phấn khởi, đắc chí.
- Bát Man Tấn Cống: vui khỏe, để múa hát, chúc
tu.ng.
- Duyên Kỳ Ngộ: dùng trong cảnh tái ngộ, thăm
hỏi, vui tươi nhộn nhịp. Tiết tấu nhanh, rộn rã
vui tươị
- Kim Tiền Bản: tâm trạng giận dữ, mắng mỏ, hỏi
tội, bày binh bố trận, điều binh khiển tướng.
- Ngự Giá Đăng Lâu: khệ nệ, rườm rà, đắc chí vui
tươi, kể lể dài dòng.
- Ái Tử Kê: ngắn, giai điệu chững chạc, cân đối,
trìu mến thương tiếc. Lời gốc của điệu này tả
một bầy gà con bị chồn bắt.
- Chiêu Quân: quạnh quẽ cô đơn, trầm lặng nhưng
rất ảo nãọ Bài này thường đi cặp với bài Ái Tử
Kệ
- Trường Tương Tư: bài này nhẹ nhàng thư thái,
thất vọng, nhớ nhung, ít thê lương hơn Nam Aị

Giới đờn hát tài tử thường đờn liên hoàn các bài
Ái Tử Kê, qua Chiêu Quân, rồi đến Trường Tương
Tự

9. Cửu Nhĩ
Gồm hai bài:
- Hội Nguyên Tiêu
- Bát Bản Chấn

Hai bài này do nhóm tài tử miền Đông sáng tác,
ít thấy dùng trên sân khấu cải lương.

10. Thập Thủ
Thập Thủ Liên Hườn còn gọi là Liên Bộ Thập
Chương từ Huế đưa vào Nam, được cải lương hóạ
Các bài này có điệu nhạc vui, ngắn gọn. Gồm mười
bản Tàu, đã được Việt Nam hóa từ lâu, thường
được đờn liên hoàn với nhaụ

- Phẩm Tuyết
- Nguyên Tiêu
- Hồ Quảng
- Liên Hoàn
- Bình Bản (Bình Nguyên)
- Tây Mai
- Kim Tiền Huế
- Xuân Phong
- Long Hổ
- Tẩu Mã

Một điều nên nhắc qua là sự phân loại như trên
(khoảng 60 bài được nhắc đến) là ở những năm
1950 hay sớm hơn. Cho đến nay đã có hơn 100 bài
được biết / thu thập (và còn nhiều bài sẽ được
sáng chế thêm trong tương lai). Cách phân loại
như vậy có phần hơi gò bó, còn bỏ sót nhiều bài
bản.

Có nhiều tài liệu sau này phân loại theo hơi Bắc
/ Nam / Oán hay cở nhỏ / trung bình / lớn. Ngoại
trừ một số bản đặc trưng của mỗi loại, dễ dàng
nhận ra, có không ít bài bản khó mà xác định
được thuộc loại nào (chẳng hạn ranh giới giữa
nhỏ - trung bình, trung bình - lớn đôi khi không
rõ ràng, có nhiều bản pha lẫn các hơi ...)

Cách Dùng:
Tùy theo hoàn cảnh, tình huống, tâm trạng ... mà
các bài sau đây thường hay được dùng nhất trong
các tuồng cải lương cũng như trong những lúc đàn
ca tài tử:

1. Lúc vui rộn rã, ngắn, gọn, thường dùng các
bản:
Long Hổ Hội, Ngũ Điểm - Bài Tạ, Lưu Thủy Đoản,
Bình Bán Vắn, Xang Xừ Líu, Khốc Hoàng Thiên,
Khúc Ca Hoa Chúc, Ú Liu Ú Xáng, Lạc Âm Thiều,
Mạnh Lệ Quân, Tam Pháp Nhập Môn, Liễu Thuận
Nương, Duyên Kỳ Ngộ, Bắc Sơn Trà, Lý Ngựa Ô Bắc,
Lý Phước Kiến, Xuân Phong, Long Hổ, Bình Bán.

2. Lúc vui lâng lâng, kể chuyện dài, thong thả
nhàn hạ dạo cảnh ngắm hoa, thường dùng các bản :

Lưu Thủy Trường, Nam Xuân, Xuân Tình.

3. Lúc buồn cách biệt thấm thía, não nùng bi
thảm, thường dùng các bản : Văn Thiên Tường, Nam
Ai, Trường Tương Tư, Xuân Nữ.

4. Lúc buồn man mác, kể lể tâm tình oán hận, bi
hùng trước cảnh chia phôi, phút giây gặp gỡ,
thường dùng các bản :
Lý Con Sáo, Chiêu Quân, Lý Ngựa Ô Nam, Lý Thập
Tình, Lý Giao Duyên, Lý Vọng Phu, Nam Xuân, Tứ
Đại Oán, Phụng Hoàng, Vọng Cổ, Xàng Xê. Các bản
Nam Xuân, Vọng Cổ và Xàng Xê có thể dùng trong
nhiều tình huống, tâm trạng : vui nhẹ nhàng,
lâng lâng, hay buồn man mác đều dùng được Nam
Xuân. Cảnh hội ngộ hay chia phôi; cảnh thống
thiết hay bi hùng đều dùng được các bản Xàng Xê
hay Vọng Cổ.

5. Lúc cãi vã, giận dữ, đối đáp, tranh biện có
tính chất gay gắt, dứt khoát, trả treo, thường
dùng các bản:
Khổng Minh Tọa Lầu, Kim Tiền Bản, Đảo Ngũ Cung.

6. Lúc kể chuyện, thuật chuyện có tính cách hòa
hoãn bình thường, các bản sau đây hay được dùng
:
Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Xuân Tình, Bình Bán
Chấn, Tây Thi, Bài Ta..

7. Lúc kể chuyện, thuật chuyện có tính cách gấp
rút, vội vàng, thường dùng các bản :
Cổ Bản, Mẫu Tầm Tử, Kim Tiền Huế, Ú Liu Ú Xáng,
v.v...

Trên thực tế chỉ có một số bản được sử dụng rộng
rãi mà thôi. Đa số những bài cải lương dùng
trong những buổi đàn ca tài tử được trích từ các
vở tuồng cải lương. Lý do là lời đặt riêng cho
các điệu / bài bản không nhiềụ Có thể nói là sau
này không còn thấy lời mới nữạ Các soạn giả chỉ
sáng tác lời cho bài vọng cổ (và các bài bản
nhỏ, để hát xen kẽ với vọng cổ).
_________________
Phân Lọai theo ông Trần Ngọc Thạch

1. Nhứt Lý:Lý Giao Duyên, Lý Ngựa Ô (Nam và
Bắc), Lý Con Sáo, Lý Vọng Phu, Lý Phước Kiến...

2. Nhì Ngâm: ngâm các thể thơ Lục Bát, Tứ Tuyệt,
Bát Cú ... theo hơi Xuân hoặc Ai .

3. Tam Nam: Nam Xuân, Nam Ai, và Nam Đảo (hay
Đảo Ngũ Cung)

4. Tứ Oán: Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng, Giang Nam,
và Phụng Cầu.

5. Ngũ Điểm: gồm các thể loại khác nhau của sáu
bài Bắc
A. Thập bát Thủ
- Thủ - 6 Bắc - Tẩu Mã
- Thủ - 6 Bắc - Đoản
- Thủ - 6 Bắc - Trường
B. Thập bát Vĩ
- Vĩ - 6 Bắc - Tẩu Mã
- Vĩ - 6 Bắc - Đoản
- Vĩ - 6 Bắc - Trường

6. Lục Xuất. Văn Thiên Tường, Trường Tương Tư,
Chinh Phụ, Tứ Đại Vắn, Hội Nguyên Tiêu, và Bát
Bản Chấn

7. Thất Chinh: Gồm bảy bài nhạc Lễ: Xàng Xê, Ngũ
Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm,
Vạn Giá, và Tiểu Khúc

8. Bát Ngự: Gồm tám bài: Đường Thái Tôn, Vọng
Phu, Chiêu Quân, Ái Tử Kê, Bát Man Tấn Cống,
Tương Tư, Duyên Kỳ Ngộ, và Quả Phụ Hàm Oan

9. Cửu Nhĩ: Gồm
A. Tứ Bữu:
- Minh Hoàng Thưởng Nguyệt
- Ngự Giá Đăng Lâu
- Phò Mã Giao Duyên
- Ái Tử Kê
B. Ngũ Châu
- Kim Tiền Bản
- Ngự Giá
- Hồ Lan
- Vạn Liên
- Song Phi Hồ Điệp

10. Thập Thủ Liên Hoàn: Gồm
Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Hồ Quảng, Liên Hoàn,
Bình Nguyên, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long
Hổ, Tẩu Mã
(Sưu tầm)
_________________
pass to joine phim : Kim_Bang_2
longnu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,632
Posts: 1046
Joined: 14 Mar 2005
Location: đến từ nơi xa lắm
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng longnu từ: lacailacai, rainbowM, kbone1812

Next

Return to Cải Lương và Thoại Kịch



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 18 guests