Tống Biệt Hành - Thâm Tâm

Thơ văn Việt Nam

Moderators: hoatimxua, A Mít

Tống Biệt Hành - Thâm Tâm

Postby phongluu2010 » 12 Dec 2015

Image
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?


Image
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?



:hoa: :hoa: :hoa: Ơi

Tống Biệt Hành
thơ Thâm Tâm

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...

- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!

Ta biết ngươi buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cùng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay
Trời chưa mùa thu, tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.

(1940)



Bài thơ này được đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy năm 1940, sau đó được tuyển chọn vào sách Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân.

Bản trong Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến còn in thêm một khổ thơ nữa ở cuối như sau:

Mây thu đầu núi, gió lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Ly khách ven trời nghe muốn khóc,
Tiếng đời xô động, tiếng hờn câm.


Thiết nghĩ, người sau thêm đoạn này chỉ làm bài thơ mất đi tính chất sâu lắng, kín đáo đã có trước đó, câu Ly khách ven trời nghe muốn khóc đã biến vẻ đẹp lạnh lùng, ngang tàng khí phách trở thành sướt mướt đau thương, bi lụy mất rồi!

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng phổ nhạc thành bài hát cùng tên Tống Biệt Hành


Thâm Tâm (1917-1950)

Image

Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại Hải Dương, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo và đông con.

Sau khi học hết bậc tiểu học. Khoảng năm 1938, ông cùng gia đình lên Hà Nội sống bằng nghề vẽ tranh, làm đồ gốm và bắt đầu viết văn. Ông cộng tác với Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Ngày nay, Bắc Hà.

Lúc đầu, vì dùng văn chương để làm kế mưu sinh nên Thâm Tâm viết nhiều thể loại truyện, kịch, tiểu luận.

Nhưng chỉ có thơ làm cho Thâm Tâm nổi tiếng.

Thơ của ông để lại không nhiều, khoảng 20 bài, trong đó có bài Tống Biệt Hành là bài thơ thành công nhất, được Hoài Thanh, Hoài Chân tuyển vào quyển Thi Nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942)

Tống Biệt Hành cũng được xếp trong tuyển chọn năm mươi bài thơ trữ tình tiêu biểu của mười thế kỷ thơ ca Việt Nam

Có nhiều người liệt nó vào một trong mười bài thơ tiền chiến hay nhất.

Đề tài của bài thơ là một trong những cuộc biệt ly thường gặp trong phong trào Thơ Mới thời 1930 - 1945.

Nhưng có lẽ trong văn học Việt Nam, trước và sau Thâm Tâm, không có ai viết về chia ly đầy tính bi hùng, trữ tình và mãnh liệt đến như thế.

Thơ ông hay nói đến sự ra đi mà Tống Biệt Hành là tiêu biểu. Tính chất cổ xưa của bài thơ thể hiện ngay ở tên bài.

Hành là thể thơ cổ Trung Quốc, thường viết theo thể thất ngôn hoặc ngũ ngôn. Đặc điểm của nó là tự do phóng túng, dài ngắn đều không cố định...Tống Biệt Hành của Thâm Tâm có đầy đủ các đặc tính này.

Bài thơ đầy câu hỏi, trùng điệp vần trắc, vần bằng đan xen nhau tạo thành giọng thơ rắn rỏi, gân guốc, ngang tàng như một Kinh Kha khi qua bờ sông Dịch...

Xin lưu ý cùng các bạn, hiện nay trên mạng thường viết sai các câu:

Ta biết ngươi buồn chiều hôm trước – thành:
Ta biết người buồn chiều hôm trước

Một chị, hai chị cùng như sen – thành:
Một chị, hai chị cũng như sen

Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay – thành:
Ta biết người buồn sáng hôm nay

Viết và hiểu như thế là sai với nguyên tác, làm mất đi ý nghĩa của bài thơ, cùng khí chất hào hùng, kiêu bạc của người ly khách trong Tống Biệt Hành.

Phong Lưu
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
User avatar
phongluu2010
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $8,590
Posts: 646
Joined: 11 Oct 2012
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng phongluu2010 từ: Christiane, Que Huong

Return to Thơ Sưu Tầm và Ca Dao Việt Nam



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 8 guests