Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Đọc] 39 Chương

Truyện đọc ở trang hột mít chưa đủ thì vô đây lấy thêm

Moderator: Doan Du

Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby AlphaBê » 30 May 2011

Image

CON NGỰA NHÀ PHẬT

Tác giả: Hoàng Quốc Hải
Người đọc: AlphaBê
39 chương

Trang riêng của AlphaBê trong phần Danh Mục

Bộ tiểu thuyết lịch sử "Tám Triều Vua Lý" gồm 4 quyển:
Quyển 1: Thiền Sư Dựng Nước - do Hoàng Yến và Hà Phương đọc (39 tập)
Quyển 2: Con Ngựa Nhà Phật - do AlphaBê @hotmit.com đọc (39 tập)
Quyển 3: Bình Bắc Dẹp Nam
Quyển 4: Con Đường Định Mệnh


AB và các anh chị em trong diễn đàn kính trọng cám ơn nhà văn Hoàng Quốc Hải.
Bây giờ mời bà con cùng theo dõi truyện Con Ngưa Nhà Phật với AB nhen.

Để AB níu áo YaHuy và Hong Xương đánh trống thổi kèn quảng cáo mới được.YaHuy và Hong Xương ới ời..... :hoa: :hoa: :hoa:


Chương 00 : Giới thiệu - Bài viết của tác giả Hoàng Quốc Hải.
http://www.hotmit.com/mediafire/Con Ngua Nha Phat - Chuong 00 - Hoang Quoc Hai - AlphaBe Doc.mp3
Chương 01 :
http://www.hotmit.com/mediafire/Con Ngua Nha Phat - Chuong 01 - Hoang Quoc Hai - AlphaBe Doc.mp3


00 http://www.hotmit.com/mega/Con Ngua Nha Phat_00-HoangQuocHai_docAlphaBe.mp3
01 http://www.hotmit.com/mega/Con Ngua Nha Phat_01-HoangQuocHai_docAlphaBe.mp3
User avatar
AlphaBê
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $22,102
Posts: 177
Joined: 18 Jul 2009
 
 

Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby YaHuy » 30 May 2011

Trong những ngày tháng qua, gia đình nhà Mít và bà con khắp nơi trên thế giới đã được thưởng thức nhiều tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam của các tác giả Hoàng Quốc Hải, Hà Ân, Siêu Hải, Yên Tử Cư Sĩ, v.v. qua sự diễn đọc tuyệt vời của thành viên hotmit.com (AlphaBê, Biển Và Em, Ngọc Vân, Yên Như) và các anh chị khác (Huyền Thoại và thân hữu, Hoàng Yến, Hà Phương, Việt Hùng, v.v.).

Với tấm lòng thiết tha với quê hương và mong mỏi có thể dùng sự diễn đọc của mình để giúp cho càng nhiều người Việt Nam hiểu biết sâu sắc thêm hơn về lịch sử dân tộc, hai anh em AlphaBê và Gấu Trắng đã không ngại tốn kém và công sức để:
* đặt mua thêm 4 quyển tiểu thuyết lịch sử "Tám Triều Vua Lý",
* lái xe nhiều tiếng đồng hồ để khiêng sách về,
* và sau nhiều lần chọn lựa nhạc đệm cho thích hợp, cuối cùng thì AlphaBê đã bắt đầu cho ra mắt bà con xa gần 2 tập đầu của quyển thứ 2 trong bộ tiểu thuyết lịch sử này. :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt:

Trong hai tập đầu tiên này, các bạn sẽ được nghe nói tới việc Lê Phụng Hiểu phóng đao xin ruộng, truyện vừa hay mà có nhiều đoạn nghe vui và cảm động, YH đang rất nôn nóng để được nghe tiếp các tập kế á... :cười:


Bây giờ, YH một lần nữa, lại trân trọng mời cả nhà cùng thưởng thức tác phẩm "Con Ngựa Nhà Phật", quyển thứ hai trong bộ tiểu thuyết lịch sử 4 cuốn của nhà văn Hoàng Quốc Hải nói về triều Lý, một trong những triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam.


YH trích đăng thêm lời giới thiệu của ông Phùng Văn Khai để bà con biết khái quát về tác phẩm tuyệt vời này nhé.
Phùng Văn Khai wrote:
Tám vua triều Lý (4 tập) là bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải viết về nhà Lý từ khi khởi nghiệp đến khi kết thúc (1009 - 1225), trải dài 216 năm trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bộ sách đã phục dựng bức tranh toàn cảnh sinh động về vương triều Lý - triều đại đã xây dựng nền móng cho một nước Đại Việt văn hiến và tự chủ. Về thể chế, đó là những thành tựu trong việc tổ chức chính quyền hoàn chỉnh từ hương, ấp, trấn, lộ đến triều đình. Về an ninh, quốc phòng, nhà Lý tổ chức quân đội với chính sách “ngụ binh ư nông”, đánh thắng quân Chiêm Thành, Ai Lao, tiêu diệt dã tâm xâm lược của nhà Tống. Về văn hóa - nghệ thuật, các vua triều Lý đặc biệt chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, coi Phật giáo là “quốc giáo” song vẫn dung hòa cả ba tôn giáo: Phật - Nho - Đạo với quan điểm “tam giáo đồng nguyên”, khai thác thế mạnh của mỗi tôn giáo để định hướng cho sự xây dựng và phát triển xã hội. Về giáo dục, việc học được mở mang thông qua các chùa và đạo tràng ở buổi ban đầu; sau này là hệ thống trường lớp với các kỳ thi tuyển nhân tài của Nho giáo. Nhờ vậy, nhà Lý ở nửa đầu của vương triều (1009 - 1127) khoảng 118 năm, đã hoàn thiện các chế định, dân chúng an cư lạc nghiệp, đất nước đi vào quy củ và phát triển, trở thành một quốc gia văn hiến, tự chủ. Tuy nhiên, khoảng 98 năm về sau, nhà Lý lâm vào thời kỳ ngưng trệ và suy thoái, cơ nghiệp tổ tông hoàng kim họ Lý dần mai một, cuối cùng chuyển giao sang họ Trần (1225).

Thiền sư dựng nước (Tập 1): Viết về vị vua khởi nghiệp nhà Lý, Thái tổ Lý Công Uẩn (974 - 1028) và sự ra đời của vương triều Lý nhờ vai trò của các bậc thiền sư; những việc làm của Lý Công Uẩn nhằm đặt nền móng cho triều đại mới, trong đó có việc dời đô về Thăng Long (1010), thực hiện chính sách thân dân, đặc biệt là công cuộc mở mang Phật giáo thông qua việc xây dựng các đạo tràng lớn, trọng dụng các bậc đại lão thiền sư.

Con ngựa nhà Phật (tập 2): Là câu chuyện về vị vua thứ hai triều Lý, Lý Thái tông (1000 - 1254). Ông là người có võ công hiển hách, có công giữ nước an dân, xây dựng và ban bố bộ Hình luật đầu tiên ở nước ta (1042). Đây cũng là thời đạo Phật phát triển cực thịnh bởi vua đã làm tốt việc tải đạo và hoằng dương Phật pháp - điều mà thiền sư Vạn Hạnh kỳ vọng vào “con ngựa nhà Phật” (“Lý Phật Mã”).

Bình Bắc dẹp nam (tập 3): Dựng lên bức chân dung hào sảng về vị vua võ công - văn trị Lý Thành tông (1023 - 1072) với những thành tựu chính trị - quân sự quan trọng (phá Tống – 1060, bình Chiêm - 1069), những đóng góp về văn hóa, nỗ lực đưa đạo vào đời, mở mang hệ thống trường học… Ông cũng chính là người đổi tên nước thành Đại Việt, cho lập Văn miếu (1070) thờ bậc Khổng Tử.

Con đường định mệnh (tập 4): Nhà Lý đến Lý Nhân tông (1066 - 1127) đã phát triển đến cực thịnh (trận “phạt Tống” với lời “lộ bố” năm 1075, trận thắng Tống trên sông Như Nguyệt - 1075), song cũng bắt đầu điểm xuống dốc, sau đó đi vào “con đường định mệnh” với liên tiếp các sự kiện, các nhân vật của bốn triều vua Lý ở giai đoạn khủng hoảng và suy vong: Lý Thần tông (1128 - 1138); Lý Anh tông (1138 - 1176); Lý Cao tông (1176 - 1210); Lý Huệ tông (1211 - 1224).

Như vậy, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã thực hiện thành công ý tưởng “văn học hóa lịch sử” mà ông hằng tâm đắc; hóa giải được mối trăn trở của chính ông với mong muốn viết được nhưng bộ tiểu thuyết lớn về lịch sử nước nhà.

Có thể thấy, lịch sử được phản ánh trong Tám triều vua Lý được tham bác từ nhiều nguồn: chính sử với các bộ sử chính thống của các triều đại (Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thời Lê, Khâm định Việt sử thông giám cương mục triều Nguyễn…). Ngoài ra còn tham khảo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim… và dã sử: các truyện dân gian, các truyền thuyết, các gia phả, thần phả, hoành phi, câu đối và bi ký tại các nơi thờ tự.

Tám triều vua Lý là bộ sách đồ sộ (3514 trang in khổ 14,5 x 20, 5 cm) được xuất bản đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bộ tiểu thuyết được nhà văn Hoàng Quốc Hải khởi công từ tháng 10 năm 1990, hoàn thành vào tháng 12 năm 2007 tại Nhà sáng tác Đà Lạt; hoàn chỉnh vào tháng 12 năm 2009 tại Láng Thượng, Hà Nội. Như vậy, nó đã được viết trong khoảng thời gian rất dài: 20 năm, đủ thấy tâm huyết và sự công phu, nghiêm túc của tác giả đối với lịch sử và văn học nước nhà.

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby thuyhan » 31 May 2011

Em rất cám ơn anh AlphaBe và GauTrang đã bỏ rất nhiều công sức để cho ra mắt bộ sách mới. Em đã từng nghe qua giọng đọc của anh AlphaBe trong vài tác phẩm rất giá trị như Ba chị em nhà họ Tống, VN máu lửa quê hương tôi nên em chắc đây cũng sẽ là một tác phẩm rất hay. Xin chúc anh AlphaBe và GauTrang luôn dồi dào sức khoẻ, vạn sự như ý để Truyện Audio của nhà Mít có thêm nhiều tác phẩm hay và có giá trị lịch sử. :vt: :vt: :vt: :hoa: :hoa: :hoa:
thuyhan
Lá Mít
Lá Mít
 
Tiền: $396
Posts: 12
Joined: 23 Jan 2011
 
 


Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby kbone1812 » 31 May 2011

AlphaBê wrote:[
Để AB níu áo YaHuy và Hong Xương đánh trống thổi kèn quảng cáo mới được.YaHuy và Hong Xương ới ời..... :hoa: :hoa: :hoa:



dạ , hx đã có quảng cáo sơ sơ ở đây nè viewtopic.php?f=17&t=94781&p=553080#p553080 , để tối hx kiếm thêm nhe, nhưng lời giới thiệu của YH quá ư la 2 hay hỏng biết hx có tìm ra cái chi hong, còn giờ thì có Những Con Mắt Trần Gian đang dòm (hx đang mần á) hihihihi
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kbone1812 từ: TT Yen, YaHuy, Quocan1, ngocquang, ssnhsd, Bien Va Em, AlphaBê, dominickngo, anbuu, Thuyen Tho

Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby kbone1812 » 31 May 2011

Nhà văn Hoàng Quốc Hải sinh năm 1938 tại Kim Thành, Hải Dương. Các tác phẩm đã xuất bản: Chiến lũy đá (tiểu thuyết), Sau mùa lá rụng (tiểu thuyết), Chờ đến ngày mai (tiểu thuyết), Đêm qua làng (truyện ngắn), Văn hóa phong tục (khảo cứu), Trắng án Nguyễn Thị Lộ (phê bình tiểu luận), Tạp văn (2 tập)….
Bộ tiểu thuyết này được nhà văn thực hiện từ tháng 10.1990, hoàn thành vào tháng 12.2007 tại Nhà sáng tác Đà Lạt và được hoàn chỉnh vào tháng 12.2009. Với bộ sách này, nhà văn Hoàng Quốc Hải không chỉ bám sát các sự thật lịch sử, phản ánh trung thực lịch sử mà ông còn tiếp cận lịch sử ở tầm cao hơn, đó là lý giải lịch sử.


Bộ “Tám triều vua Lý” gồm 4 tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh, viết về nhà Lý từ khi khởi nghiệp đến khi kết thúc (1009 – 1225) trải dài 216 năm trong tiến trình lịch sử VN.

Bộ “Bão táp triều Trần” gồm 4 tập: Bão táp cung đình, Huyền Trân công chúa, Thăng Long nổi giận, Vương triều sụp đổ được xuất bản lần đầu cả bộ năm 2003 và đã được tái bản nhiều lần. Năm 2008, bộ tiểu thuyết lịch sử này được nhận Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội. Lần tái bản này, bộ tiểu thuyết được bổ sung thêm hai tập mới là Đuổi quân Mông - Thát và Huyết chiến Bạch Đằng. Với việc thêm 2 tập mới, bộ sách trở nên liền mạch từ khi nhà Trần ra đời cho đến khi kết thúc sứ mệnh lịch sử 175 năm tồn tại.

Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần” cùng 6.442 trang sách, tác giả Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý và thời Trần, hơn thế, ông đã khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa Việt cùng các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng sông núi, khí phách cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi đã có cuộc trò truyện ngắn với nhà văn Hoàng Quốc Hải:

Cảm xúc của ông khi 2 tiểu thuyết đầy tâm huyết của mình đến được với công chúng đúng vào dịp Đại lễ 1.000 năm?

- Tôi vô cùng xúc động và biết ơn tất cả những ai đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành 2 bộ tiểu thuyết. Tôi đặc biệt cảm ơn và tri ân lịch sử Việt Nam đã có những trang huy hoàng để những nhà văn như chúng tôi có cơ hội được viết, được văn chương hóa lịch sử để thế hệ sau yêu và tự hào về lịch sử dân tộc mình hơn.

Ông đã mất thời gian bao lâu để hoàn thành 2 tác phẩm đồ sộ này?

- 30 năm. Một chặng đường dài nhưng tôi cảm thấy chặng đường ấy là chặng đường có ý nghĩa nhất trong cuộc đời. Tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình và nhiều anh em bạn bè. Với 2 bộ tiểu thuyết này, tôi muốn dành chúng như một món quà, một sự tri ân với lịch sử hào hùng, với tổ tiên!

Ông đã có dự định gì sau 2 tập tiểu thuyết đồ sộ này?

- Nói thật, sau 2 bộ tiểu thuyết này tôi gần như kiệt sức. Tôi ngồi trong nhà mà nhiều khi các con tôi phải hỏi : “Bố làm sao thế?”. Sau khi hoàn thành tác phẩm, không hiểu sao tôi luôn cảm thấy trống trải! Tôi chưa dám nghĩ đến việc viết tiếp. Dừng lại đúng lúc có khi lại hay hơn là tiếp tục!

kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 

Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby kbone1812 » 31 May 2011

trích Việt Nam Sử Ca http://www.sugia.vn/index.php?mod=news& ... iew=detail


NHÀ LÝ 李 (1010-1225)


I. LÝ THÁI TỔ (1010-1028)


Niên hiệu: Thuận Thiên 順天


1. Thái tổ khởi nghiệp:


Công Uẩn được chọn lên ngôi
Họ Lý khởi nghiệp quê ngoài Bắc Ninh.
Tương truyền chỉ có mẹ sinh
Nhân khi mộng thấy ''thất trinh'' với Thần.
Khánh Văn nuôi dưỡng, đỡ đần
Vừa ba tuổi đã quen dần kệ kinh.
Chìu theo thế thái nhân tình
Dời đô ý sẵn cho mình phát quang.


2. Dời đô về Thăng Long thành:


Thái Tổ mộng thấy điềm sang:
Rồng vàng uốn khúc bay ngang chánh thành.
Đại La đổi Thăng Long thành
Con Rồng cháu Thánh, xứng danh Lạc Hồng.


3. Lấy kinh Tam Tạng:


Đời Lý, đạo Phật đã thông
Đạo Thanh, Phạm Hạc bỏ công tới Tàu.
Mang kinh Tam Tạm truyền nhau
Chùa chiền, chuông đúc có hầu mọi phương.


4. Việc chính trị:


Nhận phong Giao Chỉ Quận Vương
Chiêm Thành, Chân Lạp cũng đương thái bình.
Các hoàng tử giỏi cầm binh
Công chúa thu thuế quân bình mỗi năm.
Công Uẩn thọ đến năm lăm
Mười chín năm Đế, thâm trầm thiện lương.


II. LÝ THÁI TÔNG (1028-1054)
Niên hiệu: Thiên Thành 天成


1. Lê Phụng Hiểu định loạn:




Hoàng triều phải cảnh tai ương
Hoàng tử thì lại như phường bọ sâu.
Giữa triều, lấy nghĩa can nhau
Không nghe, Phụng Hiểu chém đầu Võ Vương!
Đông Chinh, Dực Thánh cùng đường
Hai vương rớt lại coi dường chịu thua.
Thương tình cốt nhục, nhà vua:
''Chức cũ không được hơn thua, hãy dùng''.


2. Sự đánh dẹp:


Nhà vua trước dẹp giặc Nùng
Sau bình Chiêm cũng là cùng giúp dân.
Thái Tông vốn thật từ nhân
Thứ tha Nùng Trí, nới chân kẻ thù.
Thương dân, tiếng để thiên thu
Người nào có tội được bù chuộc thân.


3. Giặc Nùng:


Trí Cao chẳng chịu yên phần
Xưng là Hoàng Đế mở dần Đại Nam.
Tám Châu chiếm lấy vì tham
Địch Thanh phá trận, Trí cam mất đầu.


4. Đánh Chiêm Thành:


Chiêm Thành quấy nhiễu từ lâu
Thái Tông ngự giá tiến sâu Phật thành.
Tướng Chiêm phản chúa đoạn đành
Chém đầu Sạ Đẩu để thành quốc vong.
Thái Tông trông thấy động lòng
Lệnh truyền các tướng chớ hòng giết dân.
Bắt vương phi với cung nhân
Ê Mị giữ tiết gieo thân giữa dòng.


5. Việc chính trị:


Chăm lo muôn việc ngoài trong
Hoàng nam, cấm bán làm dòng bộc nô.
Đường quan lộ mở ra vô
Thêu thùa, cung nữ, gia nô có phần.
Hăm bảy năm đã trị dân
Vua hiền, con thảo mẫn cần chí tôn.


III. LÝ THÁNH TÔNG (1054-1072)
Niên hiệu: Long Thụy Thái Bình
龍瑞太平


1. Việc chính trị:


Thái Tông tiên đế di ngôn
Cho con thái tử Nhật Tông kế vì.
Thánh Tông lấy hiệu hợp thì
Đổi nước Đại Việt, trị vì sắc son.


2. Lất đất Chiêm Thành:


Gương hiền hiếu độ làm con
Còn thêm trí dũng song toàn phá Chiêm.
Ba Châu, mới được thâu thêm
Chế Cũ sợ chết mà đem biếu ngài.
Hậu tiền, tả hữu phân hai
Điều binh khiển tượng, đem tài giữ ngai.
Chu Công một bức tượng đài
Thờ Khổng Tử với bảy hai loại người.
Ngài qua cái tuổi năm mươi
Ngai vàng đã ngự đúng mười bảy năm.


IV. LÝ NHÂN TÔNG (1072-1127)


Niên hiệu: Thái Ninh 太寧
1. 2. Ỷ Lan Thái Phi. Lý Đạo Thành:
Năm Tý được lợi chữ Nhâm
Nhân Tông bảy tuổi, thiên mầm nổi danh.
Ỷ Lan, mẹ được buông mành
Làm Thái Phi cạnh Đạo Thành Thái sư.


Cùng nhau Phụ chính thanh trừ
Tôi hiền, tướng giỏi công tư rõ ràng.


3. Việc sửa sang trong nước:


Vua cho mở cuộc thi văn
Trường Quốc Tử Giám sánh bằng Hàn Lâm.
Võ, Văn chín phẩm lao tâm
Vua Chiêm, Tống Đế ngấm ngầm đánh ta.


4. 5. Việc đánh nhà Tống .


Nhà Tống lấy đất Quảng Nam:
"Thơ Thần" đã được truyền ra
Lý Thường Kiệt viết như là thánh thư:
"Sơn hà, Nam quốc đế cư
Tiệt nhiên định tự thiên thư" ngọn ngành.
"Như hà nghịch lỗ lai" tranh
"Hành khương nhữ đẵng" thanh danh phí phàm.
"Nước Nam là của người Nam"
Thơ Thần đã được dùng làm chánh ngôn.
Non sông hợp nhất càn khôn
Tuyên ngôn độc lập - trường tồn khắp nơi.
Thường Kiệt danh sáng rạng ngời
Bình Chiêm, Phá Tống dù ngoài bảy mươi.

Danh ngang Lã Vọng nước người
Cho nhân dân Việt tiếng cười tự do.
Dân tình hưởng phút ấm no
Trời Nam nhuộm trắng cánh cò ngã nghiêng.
Nhân Tông cưỡi hạc quy tiên
Con Hoàng, cháu Đế, Hầu Hiền thế ngôi.


Chương V
NHÀ LÝ (Tiếp theo - 1010-1025)
V. LÝ THẦN TÔNG (1128-1138)


Niên hiệu: Thiên Thuận 天順 .
Tương truyền thế tử nằm nôi
Là con cầu tự, đến hồi hóa thân.
Từ Đạo Hạnh, đạt thiện chân
Chùa tu một đấng, chẳng cần tranh đua.
Cháu vua đã được làm vua
Hiền từ đức độ không thua kém gì!
Giúp vua giữ vững ngôi vì:
Anh Nhị, Bá Ngọc, quan tri Khánh Đàm.
Nương vườn, lính đổi phiên làm
Tù nhân đại xá, An Nam thái bình.
Ngài là một đấng hiền minh

Mười năm tại vị, trời sinh phước nhà.


VI. LÝ ANH TÔNG (1138-1175)
Niên hiệu: Thiệu Minh 紹明 .


1. Đỗ Anh Vũ:


Phụ chính vua nhỏ lên ba
Có bà Thái hậu nết nhà chẳng chuyên.
Dám cùng Anh Vũ đưa duyên
Lộng quyền quá độ, căn nguyên mọi đường.
Bá quan mưu sự, đáng thương
Tự Minh, Vũ Đái, Quốc, Dương rụng đầu!
Thái hậu dám cướp ngôi đâu
Tô tướng phụ đã đỡ đầu bệ cao.


2. Tô Hiến Thành:


Hiến Thành hữu dũng lược thao
Giúp chúa đánh dẹp giặc Lào, nước yên.
Ngưu Hống phải chạy như điên
Thân Hợi bị bắt, Thái Nguyên được bình.
Thái tế vốn trọng thâm tình
Quan chức lớn vẫn giữ mình sáng sao.


3. Giặc Thân Lợi:


Thái Nguyên, Thân Lợi loạn trào
Xưng con thiên tử năm nào Nhân Tông.
Tô Hiến Thành dẹp mới xong
Xuất gia tham vọng, vướng vòng tội vong.


4. Việc chính trị:


Giáp Thân, nhà Tống sắc phong
An Nam vương quốc cho xong mọi bề.
An Nam tên nước bấy giờ
Đem con giao Thái Phó, nhờ gởi trao
Lý Anh Tông bệnh, thoái trào
Ngôi ba mươi bảy, thọ vào bốn mươi.


VII. LÝ CAO TÔNG (1176-1210)
Niên hiệu: Trinh Phù 貞符


1. Tô Hiến Thành làm phụ chánh:


Thái hậu đã muốn đổi người
Lập Long Xưởng tính nuốt tươi ghế vàng.
Đem tiền của lót mọi đàng
Họ Tô từ chối, lòng vàng dễ mua?
Trung thành chẳng tính hơn thua
Vâng theo chiếu chỉ ngôi vua luận bàn.
Giàu sang phú quý không màng
Cùng Gia Cát Lượng ngang hàng, quý sao!
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

2. Sự nội loạn:


Tiếc rằng vua ở ngôi cao
Khi Hiến Thành mất, sa vào cuộc chơi.
Làm cho nội loạn tơi bời
Phạm Du, Quách Bốc ngôi trời quyết đua.
Hai mươi lăm tuổi, xế mùa
Mất năm Canh Ngọ, về chùa khói hương.


VIII. LÝ HUỆ TÔNG (1211-1225)


Niên hiệu: Kiến Gia 建嘉


1. Trần Thị:


Thái tử Sam nối tông đường
Yêu Trần thị, phá cương thường lập Phi.
Trần thị giàu có, kiêu lỳ
Cha đêm đánh cá, ngày thì phá dân.
Họ Trần có một chút ân
Đỡ đần Thái tử sa chân ở đời.
Có nhan sắc nên gặp thời
Lấy Thái tử hưởng phước trời Thứ phi.


2. Quyền về họ Trần:


Thái hậu tìm cách giết đi
E rằng vua quá yêu vì, họa mang.
Vua mê nàng, đem giang san
Chín đời Lý gán cho quan Độ liền.
Vua thân mắc phải cơn điên
Nên Trần Thủ Độ toàn quyền ghét thương.
Đi tu khi biết nhầm đường
Vì thương gái út nên nhường ghế cha.


IX. LÝ CHIÊU HOÀNG (1225)
Niên hiệu: Thiên Chương Hữu Đạo
天彰佑道


Không trai, số tại mình ra
Hai công chúa: chị tên là Thuận Thiên.
Cùng con Trần Liễu se duyên.
Em là Chiêu Thánh, tục truyền Phật Kim.
Huệ Tông quý mến thiên kim
Giang sơn gấm vóc, ngài đem tặng nàng.
Chiêu Thánh công chúa đăng quang
Thủ Độ ép chuyển ngôi sang phía chồng.
Hai trăm mười chín năm ròng
Họ Lý đã chấm dứt dòng lập vua!
Danh thơm đâu dễ mà mua
Vì dân sao lại hơn thua lỗ lời?

Thi đua giữ nước chín đời
Việt Nam cường thịnh sáng ngời một nơi.
Cuối đời, vua chỉ ham chơi
Huệ Tông nhu nhược mới thời cáo chung!
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kbone1812 từ: TT Yen, YaHuy, Quocan1, ngocquang, ssnhsd, Bien Va Em, AlphaBê, dominickngo, GauTrang, anbuu, Thuyen Tho

Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby kbone1812 » 31 May 2011


Bộ tiểu thuyết "Tám triều vua Lý" vẽ lên bức tranh sinh động về triều đại đã xây dựng một Đại Việt văn hiến, tự chủ và hùng mạnh.

Image


Sau 20 năm lao động công phu, nghiêm túc, với biết bao tâm huyết, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã hoàn thành bộ tiểu thuyết lịch sử "Tám triều vua Lý." Bộ sách đã ra mắt bạn đọc ngay trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Cùng với bộ "Bão táp cung đình" viết về triều Trần trước đó, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã thực hiện thành công ý tưởng văn học hóa lịch sử hai triều đại huy hoàng của dân tộc.

"Tám triều vua Lý" phục dựng toàn cảnh về triều đại nhà Lý 216 năm

"Tám triều vua Lý" viết về nhà Lý từ khi khởi nghiệp đến khi kết thúc, trải dài 216 năm (1009 - 1225). Bộ sách phục dựng bức tranh toàn cảnh sinh động về triều đại đã xây dựng nền móng cho nước Đại Việt văn hiến, tự chủ và hùng mạnh, thông qua chân dung bốn vị vua.

Bộ tiểu thuyết gồm 4 tập (Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam và Con đường định mệnh), đã phác họa, phục dựng bức tranh lịch sử từ lúc ra đời vương triều Lý với hình ảnh vua Lý Thái Tổ, cho đến những giai đoạn phát triển, hưng thịnh (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), sau đó là thời kỳ khủng hoảng, suy vong (Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông).

Trong bộ tiểu thuyết, Hoàng Quốc Hải nhấn mạnh tới sự phát triển của văn hóa, dân sinh và tam giáo đồng nguyên (sự tồn tại, dung hòa của Nho - Phật - Đạo) dưới thời nhà Lý. Ông cho rằng, nhà Lý đã lấy những gì tinh túy nhất của Nho - Phật - Đạo làm định hướng xây dựng chính trị, xã hội.

"Muốn xã hội có kỷ cương lấy Nho giáo, muốn xã hội thiện hóa dùng Phật giáo. Nhà Lý có chính sách thân thiện với thiên nhiên, chẳng hạn như vào mùa xuân không chặt cây non, mùa cá đẻ cấm đi đánh bắt cá, đó chính là đạo giáo” - ông nói.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng, những câu chuyện, chi tiết lịch sử đề cập trong bộ tiểu thuyết không chỉ giúp “phổ cập lịch sử”, mà còn mang tới những bài học quý giá cho hậu thế. Có nhiều bài học, kinh nghiệm của tiền nhân rút ra, chẳng hạn như: muốn cho nước cường thịnh thì trước hết phải làm cho dân yên ổn, chính quyền phải làm cho dân tin.

"Thiền sư dựng nước" viết về vị vua khởi nghiệp nhà Lý - Lý Công Uẩn (974 - 1028), sự ra đời của vương triều Lý và các bậc thiền sư, những việc làm của Lý Công Uẩn nhằm đặt nền móng cho triều đại mới, trong đó có việc dời đô về Thăng Long, thực hiện chính sách gần dân, đặc biệt là công cuộc mở mang Phật giáo thông qua việc xây dựng các đạo tràng lớn, trọng dụng các bậc đại lão thiền sư.

Trong tập bốn "Con đường định mệnh," nhà Lý đến thời Lý Nhân Tông (1066 - 1127) đã phát triển đến cực thịnh, song cũng bắt đầu xuống dốc, sau đó đi vào “con đường định mệnh” với liên tiếp các sự kiện, các nhân vật của 4 triều vua Lý ở giai đoạn đi xuống...

Và lịch sử trong không gian văn hóa

Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã cho biết: "Sự nghèo nàn về sử liệu từ thế kỷ 14 trở về trước, là do tội ác hủy diệt văn hóa của giặc Minh, chứ không phải các sử gia của nước ta không ghi chép được đầy đủ. Bằng chứng là các thời Lê, Nguyễn sử sách còn lưu lại tới ngày nay khá rõ ràng và tương đối đầy đủ."

"Việc tìm kiếm tư liệu, trước hết phải đi vào dần khai thác các truyện dân gian. Truyện dân gian chính là sử ngôn vô cùng phong phú. Và nguồn nữa là các gia phả, tộc phả, thần phả, các hoành phi, câu đối trong các đình, đền, chùa cũng nói lên nhiều điều cần thiết. Các bi ký, các kiến trúc còn rơi sót lại và cả các khai quật về khảo cổ cũng là những tư liệu quý. Viện Viễn Đông bác cổ của người Pháp họ cũng nghiên cứu và sưu tầm rất nhiều tư liệu, để lại cho ta một khối lượng khá lớn."- ông Hải chia sẻ.

Tôn trọng các sự kiện lịch sử, dùng lịch sử như một chất liệu, nhưng nhà văn không lệ thuộc vào lịch sử mà trên cơ sở đó hư cấu để tái hiện triều Lý cách đây 1000 năm, gắn với thân phận lịch sử của mỗi vị vua đứng đầu mỗi giai đoạn.

Cùng với các nhân vật lịch sử đã được sử sách ghi nhận, nhà văn đã dựng lại được không gian văn hóa của cả một thời đại trải dài 216 năm, với vẻ đẹp của văn hóa Phật giáo trong các buổi đàm đạo, tham vấn, trong khung cảnh thanh tĩnh của nhà chùa, trong cuộc sống tu hành của các bậc chân tu.

Theo tác giả bộ sách: "Tôi viết hai bộ tiểu thuyết này là để tri ân tổ tiên và cám ơn lịch sử dân tộc Việt Nam đã có những trang huy hoàng, hấp dẫn."

Nhà văn cũng tâm sự rằng ông coi việc mình đi vào con đường sáng tác về lịch sử như cái duyên (của nhà Phật), bởi viết về cái hiện tại đã khó, viết về lịch sử còn khó hơn nhiều. Nhà văn hy vọng qua việc dựng lại những trang sử nước nhà bằng văn học, các thế hệ sau thêm yêu lịch sử dân tộc, tự hào về truyền thống của cha ông.

Thanh Loan
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 


Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby kbone1812 » 02 Jun 2011

cám ơn GT nhiều hỉ :tốt: :tốt: :tốt: :tốt: :hoa: :hoa: :hoa: :tt: :tt: :vt: :vt:
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kbone1812 từ: Quocan1, dominickngo, YaHuy, AlphaBê, TT Yen, giahamvui, ssnhsd, anbuu, Bien Va Em, Thuyen Tho

Món quà tinh thần gởi tặng AlphaBê từ: TT Yen, ngoc van, YaHuy, ngocquang, giahamvui, dominickngo, ssnhsd, anbuu, Bien Va Em, Thuyen Tho

Món quà tinh thần gởi tặng AlphaBê từ: TT Yen, YaHuy, ngocquang, dominickngo, giahamvui, ssnhsd, anbuu, Bien Va Em, Thuyen Tho, mai5canh

Món quà tinh thần gởi tặng AlphaBê từ: TT Yen, ngocquang, dominickngo, anbuu, YaHuy, Bien Va Em, ssnhsd, Thuyen Tho, mai5canh

Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby Doan Du » 18 Jun 2011

Go go AlphaBe go go. :hoa: :hoa: : :tốt: :tốt:
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
User avatar
Doan Du
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $34,598
Posts: 2297
Joined: 08 Jun 2005
Location: Canada
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Doan Du từ: TT Yen, ssnhsd, ngocquang, dominickngo, YaHuy, AlphaBê, giahamvui, Bien Va Em, Thuyen Tho, anbuu

Re: Con Ngựa Nhà Phật - Hoàng Quốc Hải [AlphaBê Ðọc] 39 Chương

Postby AlphaBê » 23 Jun 2011

Doan Du wrote:Go go AlphaBe go go. :hoa: :hoa: : :tốt: :tốt:

:tt: :tt: Còn thiếu DD món nợ,hổng biết bao giờ mới trả xong đây :tt: :tt:

Mời bà con nghe tiếp chương 10 :
http://www.hotmit.com/mediafire/Con Ngua Nha Phat - Chuong 10 - Hoang Quoc Hai - AlphaBe Doc.mp3

10 http://www.hotmit.com/mega/Con Ngua Nha Phat_10-HoangQuocHai_docAlphaBe.mp3
User avatar
AlphaBê
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $22,102
Posts: 177
Joined: 18 Jul 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng AlphaBê từ: ngocquang, giahamvui, dominickngo, YaHuy, ssnhsd, ngoc van, TT Yen, Bien Va Em, Thuyen Tho, anbuu, mai5canh

Next

Return to Truyện Audio



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 58 guests