Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Truyện đọc ở trang hột mít chưa đủ thì vô đây lấy thêm

Moderator: Doan Du

Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby khacthieu » 09 Feb 2011

Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn - Truyện dã sử Thuần Túy Việt Nam)
Tác giả: PHẠM MINH KIÊN
Nhà xuất bản: Tín Đức Thư Xã
Năm xuất bản:1956
Người đọc: Thúy Ngân
Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn - Truyện dã sử Thuần Túy Việt Nam) của tác giả PHẠM MINH KIÊN do Tín Đức Thư Xã xuất bản năm 1956.
" Tiết đông lạnh lẽo, gió bấc phất phơ, bóng thỏ mập mờ, cảnh người vắng vẻ, lúc bấy giờ độ lối canh ba..."

Image
khacthieu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $147,388
Posts: 540
Joined: 14 Nov 2005
Location: Australia
 
 

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn - Phạm Minh Kiên)

Postby khacthieu » 09 Feb 2011

khacthieu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $147,388
Posts: 540
Joined: 14 Nov 2005
Location: Australia
 
 

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn - Phạm Minh Kiên)

Postby AlphaBê » 09 Feb 2011

Ôi, anh Khắc Thiệu này hay thật :hoa: :hoa: :hoa: .Cám ơn anh,AB xin lấy xuống nghe ngay :vt: :vt: :vt:
User avatar
AlphaBê
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $22,102
Posts: 177
Joined: 18 Jul 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng AlphaBê từ: TT Yen, YaHuy, giahamvui, Tri Khong, Bien Va Em, dominickngo, kbone1812, ssnhsd, anbuu, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn - Phạm Minh Kiên)

Postby YaHuy » 09 Feb 2011

Tiểu thuyết có hơi hướm lịch sử là YH cũng chạy vô lẹ lẹ. :vt: :vt: :vt:

YH rinh bài viết về tác giả và giới thiệu sơ lược về cuốn tiểu thuyết Lê Triều Lý Thị này vô cho bà con đọc luôn. :tt: :tt: :tt: :tt:


Tiểu thuyết đầu tiên về Lý Công Uẩn

Đó là cuốn Lê triều Lý thị của Phạm Minh Kiên, xuất bản năm 1931 ở Nam bộ. Trước đó chưa có cuốn tiểu thuyết nào về Lý Công Uẩn, nên Lê triều Lý thị được xem là cuốn tiểu thuyết đầu tiên, và Phạm Minh Kiên là Tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt Nam viết về vị minh vương khai lập triều Lý, khai mở thời kỳ thái bình thịnh trị lâu dài của nước Đại Việt.


Ông là tác giả của 20 cuốn tiểu thuyết với nhiều thể loại, trong đó 6 tiểu thuyết lịch sử (Vì nước hoa rơi (1926), Việt Nam anh kiệt - Vì nghĩa liều mình (1926), Việt Nam Lý trung hưng (Việt Nam Lý Thường Kiệt 1929), Lê triều Lý thị (1931), Tiền Lê vận mạt (1932), Trần Hưng Đạo (1933).


Dưới bút danh Dương Tuấn Anh, Tuấn Anh, ông còn để lại những bài viết sắc sảo trên các báo Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn, Đông Pháp thời báo, Nam Kỳ kinh tế báo…được đánh giá là Nhà báo cự phách trong làng báo nước nhà thời ấy.



Trong các tiểu thuyết lịch sử kể trên, Lê triều Lý thị là một tác phẩm xuất sắc viết về Lý Công Uẩn, cuốn tiểu thuyết thể hiện thành công cuộc đời, đạo đức, sự nghiệp của một vị vua lý tưởng đúng như người Việt Nam quan niệm.


Công Uẩn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, thân mẫu tên là Cúc Hoa mồ côi cha mẹ, làm công quả cho chùa Tiên Sơn. Đêm Cúc Hoa chiêm bao thấy ông thầy tu trên núi đem cho một trái đào tiên, nàng kính cẩn đón nhận và ăn, tỉnh giấc thấy mình có thai. Có chàng nông dân nghèo khó tên là Lý Kỳ Xuân cùng cảnh ngộ mồ côi, ngày đi làm thuê đêm về trong chùa ngủ nhờ, Kỳ Xuân đem lòng yêu thương Cúc Hoa, hai người nên duyên vợ chồng. Thấy bụng Cúc Hoa càng ngày càng to, sư trụ trì chùa biết chuyện cho là hai người làm điều ô uế chốn thiền môn nên đuổi cả hai ra khỏi chùa. Hai mảnh đời lang thang đến một ngôi nhà hoang, cạnh ngôi nhà có giếng nước, Kỳ Xuân trong khi múc nước uống chẳng may bị sảy chân ngã xuống giếng, Cúc Hoa chưa kịp nhảy xuống cứu thì đất lở ào ào, loáng đã vùi lấp giếng. Nghĩ thương đứa con trong bụng không dám tự tử, Cúc Hoa đành quỳ khóc bên giếng lạy Kỳ Xuân ba lạy rồi ra đi.


Nhà sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm nằm mơ thấy Long thần mách bảo: Ngày mai có vua tới vãn cảnh chùa. Sư đợi suốt ngày chẳng thấy vua, đến tối mịt thấy một người đàn bà đói rách bụng mang dạ chửa lần tới chùa xin ngủ nhờ. Canh ba đêm ấy Cúc Hoa chuyển dạ sinh hạ chú bé khôi ngô, xung quanh chú bé có hào quang rực rỡ như ánh mặt trời. Sau khi sinh nàng lìa đời vì hậu sản, sư trụ trì bế đứa bé thấy hai bàn tay có hai chữ “sơn hà” và “xã tắc”, sư vui mừng đặt tên bé là Hoằng Trí.


Lớn lên trong chùa, Hoằng Trí thông minh sáng dạ, hiếu động nghịch ngợm, bánh cúng cho Long thần bị chú lấy và khoét ruột ăn. Long thần mách sư trụ trì, bị nhà sư quở trách chú bèn viết vào lưng Long thần 4 chữ “Lưu tam thiên lý” (Đày đi ba ngàn dặm). Đêm ấy sư mơ thấy Long thần đến kêu than bị Hoàng đế đày đi ba ngàn dặm, nhờ sư xin Hoàng đế đại xá cho. Sáng ra sư cho người lau 4 chữ trên lưng Long thần nhưng không tài nào sạch được, sư đành nhờ Hoằng Trí, cậu bé dùng khăn ướt lau qua đã sạch bóng.


Sư Vạn Hạnh bên chùa Tiên Sơn sang chơi, sư trụ trì chùa Ứng Tâm cho Hoằng Trí đi theo để học kinh sách võ nghệ. Thời gian sau sư Vạn Hạnh chuyển Hoằng Trí cho sư Lý Khánh Vân (là anh em thúc bá trụ trì chùa Cố Pháp) dạy dỗ. Sư Lý Khánh Vân nhận Hoằng Trí làm con nuôi đặt tên là Lý Công Uẩn. Chiến tích đầu tiên của tiểu Uẩn là giết rắn dữ cứu dân lành. Sau khi sư Khánh Vân viên tịch, tiểu Uẩn bắt đầu quãng đời hành hiệp và kết giao anh hùng, đánh thắng nhóm cướp do Tần Mạnh Duy, Đào Quỳ đứng đầu khi bọn họ định đến cướp nhà một ông Viên ngoại. Nhưng đây là nhóm cướp có lý tưởng - “cướp của người giàu chia cho người nghèo”, nên Lý Công Uẩn nhận kết nghĩa anh em với chủ sơn trại, đồng thời lại được Viên ngoại gả con gái là Trần Bạch Loan cho. Sau đó Lý Công Uẩn giết chết tên tri huyện tham tàn để cứu người lương thiện khỏi nanh vuốt của hắn. Giữa đường sau khi đánh thắng một nhóm cường đạo, Lý Công Uẩn lại kết giao với tướng cướp là Châu Phước Nghĩa. Gặp toán thảo khấu người Nùng đang ức hiếp con gái nhà lành, Lý Công Uẩn giết chết tên đầu đảng, cứu được cô gái. Hỏi ra mới biết đó là Xuân Kiều, con gái một viên quan thanh liêm mà chàng từng quen biết trước kia, chàng đưa nàng về nhà người chú ruột ở Thái Nguyên. Đêm ngủ ở miếu ven đường, chàng nằm mơ gặp thần nhân, được thần cho 3 viên thuốc uống vào sẽ khỏi hết tai nạn, đồng thời cho một quyển Thiên thư để làm bửu bối. Thần cũng mách bảo cho biết: Xuân Kiều chính là người sẽ xe tơ kết tóc với chàng. Trên đường đi Lý Công Uẩn giết chết cọp dữ, cứu được quan Thượng thư bộ Binh là Đào Cam Mộc, nhờ thế mà chàng và nhóm anh em kết nghĩa được Cam Mộc thu dụng cho đi theo đánh giặc phương Nam giúp vua Lê Đại Hành.


Lý Công Uẩn được một người dân dâng cho một bộ áo giáp và mũ trụ bạc, một cây siêu nặng tám chín chục cân vừa đào được và mách bảo: Ngày mai ông sẽ gặp người cần những thứ này. Lý Công Uẩn hết lòng phò trợ chân chúa Lê Đại Hành: đánh thắng được giặc phương Nam là Lỗ Trí Viễn, rồi Thiên Oai động chủ, cứu được Liên Hoa công chúa em gái vua Lê Đại Hành. Chiến thắng trở về, Lý Công Uẩn được phong tước Quận công Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Đại nguyên soái tổng đốc toàn quốc binh mã, được vua Lê Đại Hành gả em gái cho. Lý Công Uẩn tâu xin rước 2 người vợ đã đính ước trước là Trần Bạch Loan con gái Viên ngoại,và Xuân Kiều - người chàng từng giải cứu đưa về nhà chú ở Thái Nguyên.


Vua Lê Đại Hành băng hà, Thái tử Trung Tôn lên nối ngôi. Trung Tôn bị người em ruột là Long Đĩnh giết. Long Đĩnh hoang dâm tàn ác vô độ, làm vua được hai năm thì chết. Lý Công Uẩn về cư tang, mới tới thành thì được các quan đại thần Đào Cam Mộc, Phạm Cự Lượng và bá quan văn võ tung hô vạn tuế, xin Công Uẩn lên làm vua để yên thiên hạ, Công Uẩn từ chối không được bèn lên ngôi xưng là Lý Thái Tổ. Nhà vua tri ân bố đức, mở mang trong nước “từ đây bốn bể lặng trang, chẳng còn sóng gió vỡ tan bờ cõi”.


Lê triều Lý thị viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Chuyện hấp dẫn từ đầu đến cuối với nhiều tuyến nhân vật đan xen, nhiều thế lực đấu tranh lẫn nhau, thắt nút mở nút xung đột liên tục, chuyện nọ nối tiếp chuyện kia; có người hiền lương bị hãm hại, kẻ cô thế bị đoạ đày, gái kiên trinh bị nạn; có cứu nạn phò nguy (đánh cướp, giết thú dữ, bình giặc biên cương…). Là cuốn tiểu thuyết lịch sử hư cấu là chủ yếu, chỉ dựa vào ít trang viết về Lý Công Uẩn trong các sách sử ký Đại Việt sử ký, Đại Nam thực lục tiền biên, Việt Nam sử lược và sách tiểu truyện danh nhân như Nam hải dị nhân của Phan Kế Bính, tính hư cấu của tiểu thuyết át hẳn tính chân xác của lịch sử. Có thể nói Lê triều Lý thị “hai phần thực, tám phần hư”. Nhờ tính hư cấu ấy mà tác phẩm đã diễn tả một cách sinh động hình tượng vị anh quân, minh quân Lý Công Uẩn trải bao sóng gió, lập nhiều công trạng, lên ngôi chí tôn, mở ra một thời kỳ thái bình thịnh trị kéo dài, đặt nền móng vững chắc xây dựng một đất nước văn hiến hùng mạnh ở cõi trời Nam. Truyện được viết bởi lời ăn tiếng nói của người bình dân Nam bộ chân chất, khoẻ khoắn, gợi đến áng văn Lục Vân Tiên của Đồ Chiểu trước đó, những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt… cùng thời.


Việc Phạm Minh Kiên và một số nhà văn Nam bộ cùng thời viết tiểu thuyết về lịch sử dân tộc là hiện tượng đặc biệt, khác với truyền thống văn học trước đó. Trong văn học Nam bộ từ TK 19 về trước, ý thức về nền thống nhất đất nước thì rất mạnh nhưng cảm hứng về cội nguồn dân tộc thì còn mờ nhạt. Trong khi đó người ta lại thấy lịch sử dân tộc trước triều Nguyễn được nói đến rất nhiều trong các sáng tác của các tác giả Trung - Bắc như: Cao Bá Quát, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng, Chu Mạnh Trinh… Vì vậy, việc các nhà văn Nam bộ từ thập niên 20 của thế kỷ 20 trở về sau viết nhiều về lịch sử dân tộc là một hiện tượng mới mẻ thú vị. Khi viết về lịch sử dân tộc, các Nhà văn ý thức rất rõ về công việc của mình là nhằm phổ biến quốc sử vào dân chúng, qua đó hun đúc lòng yêu nước tự hào dân tộc. Trong lời tựa tiểu thuyết Lê triều Lý thị Phạm Minh Kiên viết: Sự tích ly kỳ của ông Lý Công Uẩn chẳng khác nào Triệu Khuông Dẫn bên Tàu: mà Triệu Khuông Dẫn người ta đã có đem ra thêu thùa bày vẽ, sắp đặt nên truyện nên tuồng rất dài để bia danh nên giá; còn Lý Công Uẩn nhà ta thì chôn chặt ở trong hòm quốc sử.


Tóm lại, đầu thế kỷ trước, các nhà văn Nam bộ lấy đề tài từ cảm hứng lịch sử dân tộc đã cho thấy bước chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng các nhà văn. Đằng sau loại văn chương tưởng như giải trí là cả một ý thức rất cao, một tình cảm nồng nàn về cội nguồn và sự thống nhất dân tộc. Đó cũng là một trong những đóng góp quan trọng của những nhà tiểu thuyết lịch sử Nam bộ đối với tư tưởng và văn học dân tộc. Trong số các nhà tiểu thuyết lịch sử cùng thời để lại dấu ấn trên văn đàn, Nhà văn Nhà báo Phạm Minh Kiên chiếm vị trí trang trọng nhất trong lòng bạn đọc.

-- Theo Mai Thạch Anh

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby kbone1812 » 27 Feb 2011

sách xưa đó, YH nhẹ tay hỏng có rách hết á :!: :!: :!: :!: :!: :vt: :vt: :vt:
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kbone1812 từ: dominickngo, YaHuy, ssnhsd, TT Yen, anbuu, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby kbone1812 » 27 Feb 2011

Nhà văn Phạm Minh Kiên, tên thật cũng là bút danh, (không rõ cuộc đời quê quán, năm sinh, năm mất), trước thế chiến II (1945), ông viết văn tại Sài Gòn nay là thành phố Hồ Chí Minh.

Ông xuất thân là một tu sĩ Phật giáo, gia nhập làng văn ở Sài Gòn từ những năm 20. Tác phẩm đầu tay của ông là quyển Hiếu nghĩa vẹn hai, sách do nhà xuất bản Đức Lưu Phương, Sài Gòn in năm 1923. Đây là một tiểu thuyết phong tục có tính cách xã hội. Sau đó là quyển Vì nước hoa rơi (Nhà in Xưa Nay, Sài Gòn 1926), Bèo mây tan hiệp (Tín Đức thư xã 1928), Một đoạn sầu tình (Tín Đức thư xã 1931). Nhưng chỗ đứng sáng giá trong làng văn Việt Nam của ông là các tiểu thuyết lịch sử lấy bối cảnh từ lịch sử dân tộc. Đó là các quyển:

Tác phẩm


*

Việt Nam anh kiệt (nhà in Xưa Nay, Sài Gòn, 1927).
*

Tiền Lê vận mạt: (Nhà xuất bản Tín Đức thư xã, Sài Gòn 1932) là một tiểu thuyết lịch sử về sự tích vua Lê Long Đỉnh.
*

Lê triều Lý thị (nhà in J. Viết, Sài Gòn 1931) là một tiểu thuyết hoá lịch sử về sự tích nhà vua khởi đầu nhà Lý. Theo tác giả Lý Công Uẩn là con người chẳng khác nào Triệu Khuông Dẫn của Trung Quốc, đáng là “một đứng minh quân của nước nhà”.

Tiếp theo là các cuốn:
*

Việt Nam Lý trung hưng (1929)
*

Trần Hưng Đạo (1933)
*

Ân oán vì tình (Xưa Nay, 1925)
*

Duyên phận lỡ làng
*

Hà cảnh lạc (J. Viết, 1925)
*

Tình duyên xảo ngộ, 1931)
*

Vì nghĩa liều mình (1927)
*

Hai mươi năm lao lực (1927)
*

Lý Bằng Phi (Đức Lưu Phương, 1930)
*

Thói đời đen bạc (Đức Lưu Phương, 1931)
*

Tình nghĩa đổi thay (Đức Lưu Phương, 1931)

Đều là các tiểu thuyết lịch sử tiếp nối truyền thống tiểu thuyết hoá lịch sử khởi đi từ Trương Duy Toản, Tân Dân Tử...

– Tiền Lê vận mạt là một tiểu thuyết được tiểu thuyết hoá lịch sử về sự tích vua Lê Long Đĩnh - một ông vua cuối đời nhà tiền Lê - Lê Long Đĩnh là một người hoang dâm vô độ, bạo ngược, hiếu sát. Vì hoang dâm, không ngồi được nên phải nằm mà coi triều, sử gọi là Lê Ngọa triều. Con người bạo ngược, hiếu sát, hoang dâm này được tác giả cho rằng “không thua gì Kiệt, Trụ của Tàu”.

Binh bộ Thượng thơ Hoàng Gia Tịnh vì ngăn cản âm mưu tội lỗi của gian thần Trịnh Tấn và Triệu Di đầu độc Hoàng thái hậu đã bị bọn này vu khống và ép tội xử “tam ban trào điển”.

Tội ác của Long Đỉnh khiến Hoàng thái hậu đau lòng, ngậm đắng nuốt cay phải “tị trần”. Chánh hậu vì can ngăn vua phải bị hạ ngục.

Nhưng rốt cục bọn gian ác, nịnh thần đều bị trừng trị, chính nghĩa đã thắng hung tàn. Sách làm nổi bật các nhân vật hiền lương, tài giỏi, vì nước vì tiền đồ dân tộc mà không tiếc xác thân mình. Đó là các khuôn mặt lớn của lịch sử: Lê Phụng Hiểu, Đào Quỳ, Hoàng Gia Tịnh.

Cuối cùng các nịnh thần gian ác, cùng tên hôn quân bạo ngược Lê Long Đĩnh phải đền nợ máu để cho vị minh quân ra đời giúp dân trị nước.

– Lê triều Lý thị (nhà in J. Viết, Sài Gòn 1931) là phần kế tiếp của quyển Tiền Lê vận mạt vừa nói trên. Lê triều Lý thị cũng là một tiểu thuyết hoá lịch sử về sự tích vị vua khởi đầu nhà Lý.

Đây là một triều đại vàng son của dân tộc, và cũng là thời sáng giá nhất của Phật giáo Việt Nam. Lý Công Uẩn con người chẳng khác nào Triệu Khuông Dẫn của Trung Quốc mà tác giả xem là “một đấng minh quân của nước nhà”. Đây là một trong các tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam viết về một vị vua khởi thủy của một triều đại vẻ vang Việt Nam cuối thế kỷ XI. Tác giả đã có một cái nhìn tương đối khách quan về công lao và sự nghiệp của vị vua này trong lịch sử Việt Nam cũng như vai trò của Phật giáo thời đại này. Tuy tác giả xuất thân là một tu sĩ Phật giáo, nhưng không hoàn toàn chủ quan theo cái nhìn tôn giáo (Phật giáo) để đánh giá sự việc và con người Lý Công Uẩn dù nhiều chỗ tác giả hư cấu một số nhân vật lịch sử.

Về nghệ thuật văn chương, tác giả vẫn chưa thoát khỏi lối văn có vần có đối trong cách hành văn biền ngẫu của cổ văn.

Tiền Lê vận mạt, Lê triều Lý thị là hai tiểu thuyết lịch sử tiếp nối truyền thống tiểu thuyết hoá lịch sử được khởi đi từ Trương Duy Toản, Tân Dân Tử... Đây là thời sáng giá của tiểu thuyết lịch sử, và đến những năm 40. Thể loại này mới được các tiểu thuyết gia khác khai thác nhiều trong tiến trình tiểu thuyết hiện đại.


nguồn: http://sachxua.net/forum/index.php?topic=4580.0


_________________________________________________________________________


Tiểu thuyết viết về Lý Công Uẩn của Phạm Minh Kiên và cảm hứng dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử Nam Kỳ trước 1945

ĐOÀN LÊ GIANG(*)

Tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của nước ta là tác phẩm nào? Có thể nói đó là cuốn Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản do F.H.Schneider xuất bản ở Sài Gòn năm 1910. Tác phẩm kể về cuộc đấu tranh của Vương Thế Trân và Nhan Khả Ái chống lại các thế lực xấu xa, thù địch để có thể giúp Nguyễn Ánh trong công cuộc chống Tây Sơn. Sau Trương Duy Toản, người thứ hai viết tiểu thuyết lịch sử là Phan Kế Bính với tác phẩm Hưng Đạo Đại vương xuất bản ở Hà Nội năm 1912(1). Thể loại tiểu thuyết lịch sử đặc biệt được yêu thích ở Nam Kỳ(2) với các nhà văn tên tuổi: Trương Duy Toản, Phạm Minh Kiên, Nguyễn Chánh Sắt, Tân Dân Tử, Hồ Biểu Chánh…Trong số đó nhà văn Nam Kỳ đầu tiên viết tiểu thuyết về lịch sử dân tộc trước triều Nguyễn là Hồ Biểu Chánh với tác phẩm Nam cực tinh huy (tiểu thuyết lịch sử viết về Ngô Quyền, Nhà in Đức Lưu Phương, SG, 1924), sau ông còn có một số nhà văn Nam Kỳ tên tuổi khác lấy cảm hứng từ đề tài này như: Nguyễn Chánh Sắt, Phạm Minh Kiên… Việc một số nhà văn Nam Kỳ vào thập niên hai mươi của TK.XX viết về lịch sử Lý Trần Lê là một hiện tượng đặc biệt, mới mẻ đánh dấu một bước tiến mới về nhận thức và cảm hứng sáng tác trong văn học Nam Kỳ rất cần được đi sâu tìm hiểu. Trong số các tác giả ấy, Phạm Minh Kiên là nhà văn viết về lịch sử Lý Trần Lê nhiều nhất: 5 tác phẩm, đồng thời ông cũng là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết về Lý Công Uẩn, người anh hùng dân tộc, vị hoàng đế anh minh, người có công định đô ở Thăng Long mở ra cả một thời đại huy hoàng của lịch sử Đại Việt.

1. Lê triều Lý thị - Tiểu thuyết đầu tiên viết về Lý Công Uẩn

Vào thập niên 20 của thế kỷ trước xuất hiện một nhà văn ký tên là Phạm Minh Kiên chuyên viết tiểu thuyết “tự thuật”, tiểu thuyết trinh thám và tiểu thuyết lịch sử có bút lực rất dồi dào. Mặc dù Phạm Minh Kiên là một nhà văn tên tuổi - tác giả của 20 quyển tiểu thuyết, là một nhà báo cự phách với những bài viết gây chấn động trên Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn, Đông Pháp thời báo, Nam Kỳ kinh tế báo… nhưng người ta hầu như không biết gì về tiểu sử của ông, ngoài một tên khác, bút danh khác của ông là Dương Tuấn Anh (hay Tuấn Anh). Tuy nhiên tác phẩm của ông còn lại rất phong phú với nhiều thể tài khác nhau:
Loại tiểu thuyết xã hội, tình cảm của ông có: Hiếu nghĩa vẹn hai (Nhà in Đức Lưu Phương, SG, 1923), Mười lăm năm lưu lạc (Dương Tuấn Anh tự thuật) (Nhà in J. Nguyễn Văn Viết, SG, 1923), Ai lỗi lầm (Réveil Saigonnais, Nguyễn Văn Viết xuất bản, SG, 1926), Hai mươi năm lao lực (2 tập, Nhà in Xưa nay, SG, 1924, 1927), Ân oán vì tình (Nhà in Xưa nay, SG, 1925), Duyên phận lỡ làng (tức Hà Cảnh Lạc năm ngày tự thuật) (Nhà in J. Nguyễn Văn Viết, SG, 1925), Tình duyên xảo ngộ (Tín Đức thư xã, SG, 1925), Bèo mây tan hiệp (Tín Đức thư xã, SG, 1928), Bức thư tình (Imprimerie du Centre, SG, 1927), Thói đời đen bạc, tình nghĩa đổi thay (Nhà in Nguyễn Văn Viết, SG, 1931).
Loại tiểu thuyết trinh thám có: Bí mật phi thường (Nhà in Xưa nay, SG, 1925), Cái rương bí mật (Nhà in J.Nguyễn Văn Viết, SG, 1925).
Loại tiểu thuyết lịch sử có: Vì nước hoa rơi (Nhà in Xưa nay, SG, 1926), Việt Nam anh kiệt - Vì nghĩa liều mình (Impr. Duy Xuân, Sađec, 1926), Việt Nam Lý trung hưng (Việt Nam Lý Thường Kiệt) (Nhà in Đức Lưu Phương, SG, 1929), Lê triều Lý thị (Impr. Nguyễn Văn Viết, SG, 1931), Tiền Lê vận mạt (Tín đức thư xã, SG, 1932), Trần Hưng Đạo (Tín đức thư xã, SG, 1933).
Trong đó đóng góp có ý nghĩa nhất của ông là loại tiểu thuyết lịch sử. Ngoài Vì nước hoa rơi lấy đề tài về Cách mạng Tân hợi Trung Quốc (1911), còn lại 5 cuốn khác đều là tiểu thuyết lịch sử lấy đề tài về Việt Nam trước triều Nguyễn: Việt Nam anh kiệt viết về cuộc khởi nghĩa nhà Hậu Trần (đầu TK.XV), Trần Hưng Đạo như nhan đề đã rõ (TK.XIII), Việt Nam Lý trung hưng viết về Lý Thường Kiệt (TK.XI), Tiền Lê vận mạt (Những năm tháng cuối cùng của nhà Tiền Lê) viết về thời Lê Long Đĩnh (TK.X-XI), Lê triều Lý thị (Họ Lý triều Lê) viết về Lý Công Uẩn (TK.X-XI).
Trong số những tiểu thuyết kể trên, Lê triều Lý thị là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất. Nếu như Trần Hưng Đạo trước đó đã được Phan Kế Bính thể hiện trong tiểu thuyết Hưng Đạo Đại vương (xuất bản năm 1912), cuộc khởi nghĩa nhà Hậu Trần cũng đã được Phan Bội Châu đề cập trong cuốn tiểu thuyết chữ Hán nổi tiếng của ông: Trùng Quang tâm sử (viết từ năm 1913) v.v. thì Lý Công Uẩn, nhà vua mở đầu cho thời kỳ thái bình thịnh trị lâu dài của nước Đại Việt lại chưa từng được nhà văn nào viết thành tiểu thuyết. Cho nên có thể nói Lê triều Lý thị là tiểu thuyết đầu tiên viết về Lý Công Uẩn ở nước ta.
Lý Công Uẩn được thể hiện như là vị hoàng đế lý tưởng theo quan niệm của người dân Việt Nam.
Lý Công Uẩn sinh ra từ trong một gia đình nghèo khó. Mẹ là Cúc Hoa mồ côi cha mẹ, làm công quả cho chùa Tiên Sơn, đêm khuya nằm ngủ chiêm bao thấy ông thầy tu trên núi đem cho một trái đào tiên bảo ăn, nàng nhận lấy ăn, rồi giật mình thức giấc, từ đấy có thai. Có chàng nông dân tên Lý Kỳ Xuân cũng mồ côi, nghèo khó, ngày đi làm mướn đêm về ngủ nhờ trong chùa, đem lòng yêu thương Cúc Hoa, rồi hai người nên duyên vợ chồng. Bụng Cúc Hoa ngày một lớn, vị hoà thượng trụ trì biết chuyện, cho là hai người làm điều ô uế chốn thiền môn nên đuổi đi. Hai người đi lang thang, đến một ngôi nhà hoang bên cạnh nhà có giếng nước, người chồng tính múc nước uống thì chẳng may bị sảy chân ngã xuống giếng. Người vợ định cứu thì đất trên bờ lở xuống ào ào vùi lấp cả cái giếng. Nàng thương đứa con trong bụng mà không dám tự tử, chỉ quỳ lạy bên giếng ba lạy rồi ra đi.
Lý Công Uẩn có chân mạng đế vương chứ không phải người thường. Nhà sư chùa Ứng Tâm đêm nằm mơ thấy Long thần mách bảo: Ngày mai có hoàng đế tới chùa. Ông đợi mãi suốt cả ngày chẳng thấy có vua nào cả, đến tối chỉ thấy một người đàn bà đói rách bụng mang dạ chửa tên là Cúc Hoa lần tới xin ngủ nhờ. Đến canh ba Cúc Hoa chuyển dạ, sinh ra một chú bé khôi ngô lạ thường. Lúc chào đời xung quanh chú bé có hào quang phát ra sáng rỡ như ánh mặt trời. Sinh con xong, vì hậu sản Cúc Hoa lìa đời. Hoà thượng bế đứa bé, thấy hai bàn tay có hai từ “Sơn hà” và “Xã tắc”, ông vui mừng mà đặt tên cho chú là Hoằng Trí. Hoằng Trí lớn lên trong chùa, thông minh sáng dạ nhưng rất nghịch ngợm. Chú khoét ruột bánh cúng cho Long thần ăn hết, bị Long thần mách Hoà thượng, Hoà thượng rầy la thì chú bé bèn viết vào lưng Long thần 4 chữ “Lưu tam thiên lý” (Đày đi ba ngàn dặm). Đêm đến Hoà thượng mơ thấy Long thần đến nói mình bị Hoàng đế đày đi ba ngàn dặm, nhờ Hoà thượng xin Hoàng đế đại xá cho. Hoà thượng nói tụi nhỏ lau 4 chữ trên lưng Long thần mà không sao sạch được, đành phải nhờ Hoằng Trí, Hoằng Trí chỉ dùng khăn ướt lau sơ là sạch. Có lần sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn sang chơi, Hoằng Trí được cho theo để học kinh sách và võ nghệ. Sau đó sư Vạn Hạnh lại chuyển Hoằng Trí cho sư Lý Khánh Vân, anh em chú bác, đang trụ trì chùa Cố Pháp dạy dỗ. Sư Lý Khánh Vân nhận Hoằng Trí làm con nuôi rồi đặt tên cho là Lý Công Uẩn.
Chiến tích đầu tiên của Lý Công Uẩn là giết rắn dữ khổng lồ cứu giúp dân lành. Sau khi sư Khánh Vân viên tịch, Lý Công Uẩn bắt đầu con đường giang hồ hành hiệp và kết giao anh hùng. Chàng đánh thắng một nhóm cướp do Tần Mạnh Duy, Đào Quỳ đứng đầu đang định đến cướp nhà một ông Viên ngoại. Nhưng đây là nhóm cướp có lý tưởng - “cướp của người giàu chia cho người nghèo”, nên Lý Công Uẩn mới kết nghĩa anh em với chủ sơn trại, đồng thời lại được Viên ngoại gả con gái là Trần Bạch Loan cho. Sau đó Lý Công Uẩn giết chết tên tri huyện tham tàn để cứu người lương thiện khỏi nanh vuốt của hắn. Giữa đường sau khi đánh thắng một nhóm cường đạo, Lý Công Uẩn lại kết giao với tướng cướp là Châu Phước Nghĩa. Gặp toán thảo khấu người Nùng đang ức hiếp con gái nhà lành, Lý Công Uẩn giết chết tên đầu đảng, cứu được cô gái. Hỏi ra mới biết đó là Xuân Kiều, con gái một viên quan thanh liêm mà chàng từng quen biết trước kia, chàng đưa nàng về nhà người chú ruột ở Thái Nguyên. Đêm ngủ ở miếu ven đường, chàng nằm mơ gặp thần nhân, được thần cho 3 viên thuốc uống vào sẽ khỏi hết tai nạn, đồng thời cho một quyển Thiên thư để làm bửu bối. Thần cũng mách bảo cho biết: Xuân Kiều chính là người sẽ xe tơ kết tóc với chàng. Trên đường đi Lý Công Uẩn giết chết cọp dữ, cứu được quan Thượng thư bộ Binh là Đào Cam Mộc, nhờ thế mà chàng và nhóm anh em kết nghĩa được Cam Mộc thu dụng cho đi theo đánh giặc phương Nam giúp vua Lê Đại Hành.
Lý Công Uẩn được một người nông dân dâng cho một bộ “bạch khôi bạch giáp” (áo giáp và mũ trụ bạc) cùng một cây siêu nặng tám chín chục cân mà ông đào được và được thần nhân mách bảo: ngày mai ông sẽ gặp người cần những thứ này. Lý Công Uẩn hết lòng phò trợ chân chúa Lê Đại Hành: đánh thắng được giặc phương Nam là Lỗ Trí Viễn, rồi Thiên Oai động chủ, cứu được Liên Hoa công chúa – em gái vua Lê Đại Hành. Chiến thắng trở về, Lý Công Uẩn được phong tước Quận công Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Đại nguyên soái tổng đốc toàn quốc binh mã. Lại được vua Lê Đại Hành gả em gái cho. Lý Công Uẩn tâu xin rước 2 người vợ đã đính ước trước là Trần Bạch Loan, con gái Viên ngoại và Xuân Kiều, người mà chàng từng giải cứu và đưa về nhà chú ở Thái Nguyên.
Vua Lê Đại Hành băng hà, Thái tử Trung Tôn lên nối ngôi. Trung Tôn bị người em ruột là Long Đĩnh giết chết. Long Đĩnh hoang dâm, tàn ác vô độ, làm vua được hai năm thì chết. Lý Công Uẩn về cư tang. Mới tới thành thì được các quan đại thần Đào Cao Mộc, Phạm Cự Lượng và bá quan văn võ tung hô vạn tuế, xin Công Uẩn lên làm vua để yên thiên hạ. Lý Công Uẩn từ chối không được bèn lên ngôi, xưng là Lý Thái Tổ. Nhà vua thi ân bố đức, mở mang trong nước - “từ đây bốn bể lặng trang, chẳng còn sóng gió vỡ tan bờ cõi”.
Lê triều Lý thị được viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, cũng mở đầu mỗi hồi bằng 2 câu đối tóm tắt ý của chương và kết thúc mỗi quyển đều có câu “nhắn nhe”: “Muốn biết việc sau ra thể nào xin xem cuốn thứ N sẽ rõ”. Câu chuyện hấp dẫn từ đầu đến cuối với nhiều tuyến nhân vật đan xen, nhiều thế lực đấu tranh lẫn nhau, với thắt nút mở nút xung đột liên tục, chuyện nọ nối tiếp chuyện kia: có người hiền lương bị hãm hại, kẻ cô thế bị đoạ đày, gái kiên trinh bị nạn; có cứu nạn phò nguy - đánh cướp, giết thú dữ, bình giặc biên cương… Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử chủ yếu là hư cấu, chỉ dựa vào ít trang viết về Lý Công Uẩn trong các sách sử ký: Đại Việt sử ký, Đại Nam thực lục tiền biên, Việt Nam sử lược và sách tiểu truyện danh nhân như: Nam hải dị nhân của Phan Kế Bính, Lược biên dã sử như chính tác giả đã minh định trong bài Tựa quyển sách của mình(3). Tính hư cấu của tiểu thuyết át hẳn tính chân xác của lịch sử, Lê triều Lý thị có thể nói “hai phần thực, tám phần hư”. Nhờ tính hư cấu ấy mà tác phẩm đã diễn tả một cách sinh động hình tượng vị anh quân, minh quân Lý Công Uẩn trải bao sóng gió, lập nhiều công trạng, lên ngôi chí tôn, mở ra một thời kỳ thái bình thịnh trị kéo dài, đặt nền móng vững chắc xây dựng một đất nước văn hiến, hùng mạnh ở cõi trời Nam. Truyện được viết bởi lời ăn tiếng nói của người bình dân Nam Bộ chân chất, khoẻ khoắn, gợi đến áng văn Lục Vân Tiên của Đồ Chiểu trước đó, những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt…cùng thời.

2. Cảm hứng dân tộc trong tiểu thuyết Nam Kỳ trước 1945

Việc Phạm Minh Kiên và một số nhà văn Nam Kỳ viết tiểu thuyết về lịch sử dân tộc là một hiện tượng đặc biệt, khác với truyền thống văn học trước đó.
Hoài cố phú của Võ Trường Toản, ông thầy chung của sĩ dân Nam Kỳ, nói đủ hết những Bá Di, Thúc Tề, Thục Đế, Phạm Lãi, Hạng Vũ, Lưu Bang…nhưng không một câu một từ nào nhắc đến Hùng Vương, Hai Bà Trưng hay Lý, Trần, Lê…(4)
Gia Định tam gia: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định với hàng mấy trăm bài thơ mà cũng không có bài nào lấy cảm hứng từ lịch sử Lý, Trần, Lê(5).
Phan Thanh Giản, tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ, với tư cách là Tổng tài Quốc sử quán, trông coi việc biên soạn Khâm định Việt sử thông giám cương mục (khoảng những năm từ 1856 đến 1881), ông nghiên cứu từ thời Hồng Bàng cho đến khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân (Tiền biên); rồi từ năm khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi (năm 968) cho đến khi nhà Hậu Lê chấm dứt (năm 1789, Chính biên) cho thấy ông ý thức rất rõ về cội nguồn lịch sử dân tộc. Nhưng với tư cách là nhà thơ ông không hề lấy cảm hứng sáng tác từ lịch sử dân tộc các đời trước triều Nguyễn(6).
Nguyễn Thông, học giả, nhà thơ lớn của Nam Kỳ, khi biên soạn bộ sách nghiên cứu về sử học: Việt sử cương giám khảo lược thì hiểu rất rõ, viết rất nhiều về thời Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lý, Trần, Lê, nhưng khi viết văn, ông hầu như không lấy cảm hứng từ các triều đại ấy. Khi phải “tỵ địa”, bỏ lại xứ Nam Kỳ mà đến Bình Thuận, ông xót xa nhắc đến từng di tích gắn với lịch sử triều Nguyễn:
Theo sông Kỳ Son nơi lên đường chừ, chiều ta đến Bến Nghé.
Ngắm vết xưa của Lê công (Lê Văn Duyệt) chừ, viếng thành cũ của Nghi Biểu Hầu (Nguyễn Cư Trinh) (…)
Công lớn của hai ông còn vang dội chừ, đến nay vẫn ghi nơi lòng người.
Vỗ dấu cũ mà tưởng tượng chừ, đứng trước gió thu mà than dài.
(Thiệp giang phú/ Bài phú qua sông)(7)
Nhưng cả Ngoạ du sào thi tập hàng mấy trăm bài thơ cũng không có bài nào lấy cảm hứng từ lịch sử trước triều Nguyễn.
Ngay cả Nguyễn Đình Chiểu cũng thế, nhà thơ mù xứ Đồng Nai này ý thức rất rõ về dân tộc độc lập, thống nhất:
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói loà đâu dung lũ treo dê bán chó.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
“Mối xa thư” là lấy từ điển tích “Xa đồng quỹ, thư đồng văn” (xe cùng cỡ trục bánh xe, sách viết cùng một thứ chữ), tức là nói về nền thống nhất. Hay một câu khác:
Khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa thua buồn nhiều nỗi khúc nôi;
Than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua ngơ ngẩn một phương tớ dại.
(Văn tế Trương Định)
“Hôm mai vắng chúa”, “bờ cõi qua phân” (dưa chia) cho thấy ý thức rất cao về độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, thế nhưng trong tác phẩm của ông người ta vẫn chưa thấy cảm hứng về cội nguồn dân tộc Lý Trần Lê.
Vì vậy có thể thấy rằng: trong văn học Nam Bộ từ TK.XIX trở về trước, ý thức về nền thống nhất đất nước thì rất mạnh nhưng cảm hứng về cội nguồn dân tộc thì rất mờ nhạt. Trong khi đó người ta lại thấy lịch sử dân tộc trước triều Nguyễn được nói đến rất nhiều trong các sáng tác của các tác giả Trung-Bắc như: Cao Bá Quát, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng, Chu Mạnh Trinh…
Có thể tìm nguyên nhân ở mấy lý do sau đây:
- Đối với các nhà văn – nho sĩ bấy giờ ý thức về triều đại rất mạnh: nước gắn với vua, vua là đại diện cho nước. Người ta đồng nhất lòng yêu nước với ý thức trung thành với một triều đại nào đó.
- Các nhà văn nhà thơ Nam Bộ do hoàn cảnh lịch sử và địa lý ít gắn bó với vùng đất, với di tích lịch sử ở miền Bắc, nên trong thơ văn của họ không thấy nói về cội nguồn lịch sử trước triều Nguyễn.
- Giao lưu văn chương - tư tưởng Bắc Nam thời Nguyễn còn rất hạn chế. Điều này khiến cho các nhà văn Nam Kỳ ít có dịp nghĩ về, viết về dân tộc trước triều Nguyễn.
Vì vậy việc các nhà văn Nam Kỳ từ thập niên 20 trở đi viết nhiều về lịch sử dân tộc là một hiện tượng rất mới và rất thú vị. Không kể Trương Duy Toản, Tân Dân Tử(8), hai nhà văn chuyên viết về lịch sử Nam Bộ thời Nguyễn Ánh thì có thể thấy một số tác giả dưới đây viết về đề tài lịch sử dân tộc Lý Trần Lê:

Hồ Biểu Chánh có: Nam cực tinh huy, Nhà in Đức Lưu Phương, SG, 1924, viết về Ngô Quyền; Nặng gánh cang thường, Càng Long, 1930 viết về lịch sử thời Lê Thánh Tông.
Nguyễn Chánh Sắt có: Việt Nam Lê Thái Tổ, tiểu thuyết lịch sử, 4 tập, Đức Lưu Phương xuất bản, SG, 1929
Việt Đông có: Vì nước bạc tình (Triệu Võ Vương đánh Thục), lịch sử tiểu thuyết, Phạm Đình Khương xuất bản, SG, 1935
Phạm Minh Kiên là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử dân tộc nhiều nhất – 5 tác phẩm như đã liệt kê ở trên, viết về Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, nhà Hậu Trần.


Khi viết về lịch sử dân tộc, các nhà văn ấy có ý thức rất rõ về công việc của mình là nhằm phổ biến quốc sử vào dân chúng, qua đó hun đúc lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Trong lời Tựa cho tiểu thuyết Lê triều Lý thị của mình, Phạm Minh Kiên viết: “Sự tích ly kỳ của ông Lý Công Uẩn chẳng khác nào Triệu Khuông Dẫn bên Tàu: mà Triệu Khuông Dẫn người ta đã có đem ra thêu thùa bày vẽ, sắp đặt nên truyện nên tuồng rất dài để bia danh nên giá; còn Lý Công Uẩn nhà ta thì chôn chặt ở trong hòm quốc sử”.
Trong Lời tựa tiểu thuyết Việt Nam Lê Thái Tổ của mình, Nguyễn Chánh Sắt nhắc đến lịch sử Đinh, Lê, Lý, Trần và mục đích sáng tác của mình:
“Nước Việt Nam ta từ ngày lập quốc nhẫn xuống Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê cho đến bổn triều, trải bốn ngàn năm, biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, dọc trời ngang bể, oanh oanh liệt liệt mà đối phó với nước ngoài (…), sánh với các nước bên cõi Á Đông này thì dân tộc Việt Nam ta cũng được vẻ vang trong lịch sử”
“Nay ký giả viết bộ tiểu thuyết này đây là rút ra trong quốc sử mà phô diễn ra, gồm đủ văn chương và luân lý, có ý biểu dương những công lao sự nghiệp của một đấng vĩ nhân Nam Việt là Lê Thái Tổ cùng những trang hào kiệt danh tướng đương thời”(9).
Trong lời tựa cho quyển Việt Nam Lý Trung hưng của Phạm Minh Kiên, Nguyễn Chánh Sắt có nói đến lịch sử xa xưa nữa của dân tộc – từ Bà Trưng bà Triệu, và than phiền là dân ta không biết sử ta bằng sử Tàu:
“Nay thử ngồi nhắc đến những chuyện Hạng Võ, Bái Công hoặc Quan Công, Tào Tháo, hoặc Tiết Nhân Quý với Địch Thanh, hoặc Nhạc Phi hay Tần Cối…thì chẳng những đàn ông mà thôi, lâu cho đến đàn bà con nít cũng đều thông thạo như ăn cơm, như uống nước hằng ngày. Bằng mà nói qua những chuyện như bà Trưng, bà Triệu, như Lý Tướng quân, như Trần Hưng Đạo vương, như Lê Thái Tổ, như Nguyễn Hoàng, như Lê Công, như Võ Tánh v.v. thì có nhiều kẻ lại mang nhiên, lửng lửng lơ lơ đối với lịch sử của nước nhà ”(10)
Tại sao đến đầu thế kỷ XX các nhà văn Nam Kỳ mới lấy cảm hứng từ trong lịch sử trước triều Nguyễn để sáng tác? Lý giải điều này có thể tìm ở một số lý do sau đây:
- Sự phát triển của phong trào Đông du ở Nam Kỳ vào những năm đầu thế kỷ XX thông qua nhóm Trần Chánh Chiếu ở Mỹ Tho, Trương Duy Toản ở Vĩnh Long; việc bắt giam và lưu đày các chí sĩ Duy tân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vào Nam Kỳ làm cho sự giao lưu của phong trào yêu nước Bắc-Trung-Nam thêm mạnh mẽ.
- Phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh, phong trào đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng, cuộc vận động yêu nước của những người Cộng sản đã thức tỉnh mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong dân chúng và các nhà văn Nam Kỳ.
- Sự thay thế tư tưởng yêu nước trung đại bằng tư tưởng yêu nước cận-hiện đại đã mở ra tầm nhìn mới cho các nhà văn Nam Kỳ. Tư tưởng yêu nước cận đại không còn đồng nhất vua/ triều đại với nước/ dân tộc nữa, triều đại chỉ là “bổn triều” – triều Nguyễn, còn dân tộc là từ Hồng Bàng đến Lý Trần Lê sau này.
Nói tóm lại sự nở rộ tiểu thuyết lịch sử lấy đề tài từ lịch sử dân tộc cho thấy một bước chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng của các nhà văn Nam Kỳ. Đằng sau loại văn chương tưởng như giải trí đó là cả một ý thức rất cao, một tình cảm nồng nàn về cội nguồn và sự thống nhất dân tộc. Đó cũng là một trong những đóng góp quan trọng của những nhà tiểu thuyết lịch sử Nam Kỳ đối với tư tưởng và văn học dân tộc. Trong số các nhà tiểu thuyết lịch sử ấy thì Phạm Minh Kiên là một cây bút cự phách, có vị trí danh dự trong thể loại này.
TP.HCM, tháng 8 năm 2010
Đ.L.G
CHÚ THÍCH
(1) Phan Kế Bính là dịch giả tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc thứ hai: bộ Tam quốc chí của ông xuất bản 1909, sau bản dịch của Lương Khắc Ninh, Nguyễn Chánh Sắt (?) trên Nông cổ mín đàm 1902 (bản này được nhà Imprimerie De L'Opinion ở SG xuất bản thành sách năm 1907).
(2) Chúng tôi dùng từ “Nam Kỳ” là do tôn trọng tính lịch sử, vì Nam Kỳ là tên gọi xứ Lục tỉnh từ 1832 do vua Minh Mạng đặt ra cùng với 2 kỳ khác là Trung Kỳ và Bắc Kỳ, tên gọi này tồn tại đến 1945 sau đó mới đổi thành Nam Bộ.
(3) Trong lời Tựa truyện Lê triều Lý thị (Impr. Nguyễn Văn Viết, SG, 1931, bản in lấn thứ nhất), Phạm Minh Kiên viết: “Tôi viết bộ truyện Lê triều Lý thị này cốt chỉ rút ở trong mấy thứ Sử như là: Việt Nam lược sử, Đại Việt sử ký, Đại Nam thật lục tiền biên, Nam hải dị nhân, Lược biên dã sử…” (tr.2)
(4) Võ Trường Toản: “Hoài cổ phú”, trong Văn học Nam hà, Nguyễn Văn Sâm biên soạn, Lửa thiêng xuất bản, SG, 1972
(5) Gia Định tam gia, Hoài Anh biên soạn, NXB. Tổng hợp Đồng Nai, 2006
(6) Thơ văn Phan Thanh Giản, Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu biên soạn, NXB. Hội Nhà văn, HN, 2006
(7) Nguyễn Thông tác phẩm, Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang biên soạn, Sở VHTT Long An xb, 1984, tr.247
(8) Tân Dân Tử là nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng với Giọt máu chung tình (Nhà in Nguyễn Văn Viết, SG, 1926) và bộ ba tác phẩm: Gia Long phục quốc (Nhà in Nguyễn Văn Viết, SG, 1917), Gia Long tẩu quốc (Nhà in Xưa Nay, Sài Gòn, 1930), Hoàng Tử Cảnh như Tây (Nhà in Đức Lưu Phương, SG, 1931).
(9) Việt Nam Lê Thái Tổ, Nguyễn Chánh Sắt, tiểu thuyết lịch sử, 4 tập, Đức Lưu Phương xuất bản, SG, 1929, tr.1 - 2.
(10) Việt Nam Lý Trung hưng của Phạm Minh Kiên, Đức Lưu Phương xuất bản 1929, tr.1-2


nguồn: http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ho ... Itemid=181
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kbone1812 từ: khacthieu, dominickngo, YaHuy, ngocquang, ssnhsd, TT Yen, anbuu, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby YaHuy » 27 Feb 2011

Vô bất cứ trang nào trong phòng Audio Truyện của Nhà Mít để tải truyện về nghe thì cũng có thể được đọc thêm những tài liệu quý hiếm do ông thần hong xương tìm tòi chọn lọc công phu về tác giả và tác phẩm, nhất là các tác giả tác phẩm xưa, quả là một sự hưởng thụ tuyệt vời, khiến YH học hỏi được thêm rất nhiều. :hoa:

Đại ca hong xương ... vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế. :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :cười: :cười: :cười: :cười: :cười: :cười: :cười: :cười: :cười: :cười: :cười:

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng YaHuy từ: ngocquang, dominickngo, ssnhsd, TT Yen, AlphaBê, anbuu, kbone1812, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby dominickngo » 27 Feb 2011

cám ơn Bạn hong xương nhiều lắm nhen và ông chủ nhà YaHuy có thêm một cộng tác viên thật đắc lực,xin :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: :vt: cho hai Bạn và cám ơn thật nhiều
dominickngo
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $9,835
Posts: 2025
Joined: 22 Nov 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng dominickngo từ: ssnhsd, TT Yen, kbone1812, AlphaBê, YaHuy, anbuu, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby kbone1812 » 27 Feb 2011

úy chời, đại ca dominickngo cho tiểu đệ đi máy bay gì đó dzậy á, tiểu đệ hỏng có dám lãnh chức đó đâu, trang chủ biểu gì làm nấy mà, đó gọi là osin á còn không nôm na là xuất sắc trong vai tỳ nữ á :tt: :tt: :tt: :tt: :tt:
tại bi giờ hỏng xương đương bị bí lù về tác giả Nguyễn Vĩnh Long Hồ đây nè (MEKONG SÓNG CUỘN PHÙ SA) :buồn: :buồn: :buồn: :khóc: :khóc: :khóc: :khóc: lúc mà đại ca AB đọc mà chưa có giới thiệu chẳc hỏng xương mất job á :khóc: :khóc: :khóc: :khóc: :khóc: :khóc:
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kbone1812 từ: AlphaBê, dominickngo, TT Yen, YaHuy, anbuu, ssnhsd, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby YaHuy » 28 Feb 2011

Hihihihi... hong xương nhắc tới cái tên Nguyễn Vĩnh Long Hồ khiến YH nhớ lại truyện kia .... chắc phải học anh TT ... la làng và bớ làng xóm trong pm mới được. :!: :!: :!: :!: :!: :ll: :ll: :ll: :ll: :ll: :cười: :cười: :cười: :cười: :cười:

À, Đại ca hong xương có đọc qua sách của nhà văn Bùi Ngọc Tấn hong? nhất là hai cuốn "Chuyện Kể Năm 2000" và "Biển Và Chim Bói Cá" ...
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng YaHuy từ: anbuu, TT Yen, dominickngo, ssnhsd, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby kbone1812 » 28 Feb 2011

cái truyện kia mới được 11 tập nhưng mình bắt đầu la làng chắc cũng sát nút á :vt: :vt: :vt: :vt:

còn về nhà văn Bùi Ngọc Tấn thì hỏng xương chỉ có liếc sơ Chuyện kể năm 2000 chứ hỏng biết chuyện Biển và chim bói cá, thiệt 1 ngày chỉ có 24 giờ , ít quá há :tt: :tt: :tt:

đã có người so sánh nhà văn này với Dostoievski thì chắc đại ca 2D lại làm nũng với các Mít Tố Nữ để được nghe á :vt: :vt: :vt: :n: :n: :n:
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kbone1812 từ: YaHuy, anbuu, TT Yen, dominickngo, ssnhsd, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby YaHuy » 09 Mar 2011

Bộ này hình như chưa hết. Vì là sách xưa, chắc hơi khó tìm, mong bà con tiếp tay tìm giùm e-book để nhờ huynh Khắc Thiệu đọc giùm thêm vô cho đủ bộ nhe. :tt: :tt: :tt:

Cuốn "Biển Và Chim Bói Cá" thì YH có vài chục tập, để YH nghe thử, nếu thấy hay thì sẽ rinh vô sau hén. :tt: :tt: :tt:
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng YaHuy từ: kbone1812, TT Yen, ssnhsd, ngocquang, anbuu, dominickngo, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby HotXoai » 10 Mar 2011

YaHuy wrote:Bộ này hình như chưa hết. Vì là sách xưa, chắc hơi khó tìm, mong bà con tiếp tay tìm giùm e-book để nhờ huynh Khắc Thiệu đọc giùm thêm vô cho đủ bộ nhe. :tt: :tt: :tt:

Cuốn "Biển Và Chim Bói Cá" thì YH có vài chục tập, để YH nghe thử, nếu thấy hay thì sẽ rinh vô sau hén. :tt: :tt: :tt:

Bạn vào trong này xem http://www.timsach.com.vn/viewSACHXUA16 ... m%29.html#
HotXoai
Lá Mít
Lá Mít
 
Tiền: $788
Posts: 12
Joined: 20 Mar 2006
Location: Tp.HoChiMinh - VietNam
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng HotXoai từ: anbuu, TT Yen, YaHuy, kbone1812, ssnhsd, dominickngo, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby YaHuy » 10 Mar 2011

HotXoai wrote: Bạn vào trong này xem http://www.timsach.com.vn/viewSACHXUA16 ... m%29.html#


Hihihi... hot xoai giúp copy toàn bộ truyện vô Word rồi gửi cho YH qua hộp thư Yahoo nhe, cái YH cần là bản có thể đọc offline á.

Hộp thư Yahoo: YaHuy2020@yahoo.com

Cám ơn Hot xoai nhiều nhe. :hoa: :hoa:

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng YaHuy từ: TT Yen, kbone1812, anbuu, ssnhsd, dominickngo, Quocan1

Re: Lê Triều Lý Thị (Sự Tích Lý Công Uẩn) - Phạm Minh Kiên

Postby kbone1812 » 10 Mar 2011

trong lúc chờ đợi, thân mời ACE thưởng thức

Khám phá hình tượng rồng và lá bồ đề trong điêu khắc thời Lý

Văn Học và Nghệ Thuật - Điêu Khắc Phật Giáo
Viết bởi Hồng Quân
Theo sử tích của Phật giáo, Đức Phật đã thành đạo dưới cây bồ đề nên loài cây này đã trở thành biểu trưng cho sự giác ngộ của Phật. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, hình tượng lá đề được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp, cung điện thời Lý. Hình tượng lá đề thường lồng ghép với hình tượng rồng, phượng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ.

Từ lâu nay, giới nghiên cứu lịch sử và mỹ thuật ở Việt Nam đều công nhận một điều: nghệ thuật điêu khắc thời Lý là một nét son rực rỡ trong lịch sử của nền nghệ thuật Việt Nam.

Nền điêu khắc ấy định hình trong hoàn cảnh lịch sử đặc trưng, khi đất nước mới thoát khỏi cảnh nghìn năm nô lệ, người dân được hưởng cuộc sống ấm no, thịnh vượng. Trong cuộc sống thái bình ấy, Phật giáo – một tôn giáo mang đậm triết lý nhân bản phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo dưới thời Lý.

Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, những nghệ nhân tài hoa đã tạo tác nên những tác phẩm điêu khắc mang vẻ đẹp của sự tự do trong cảm hứng sáng tạo và cái nhìn phóng khoáng thấm đẫm âm hưởng của Phật giáo.

Điêu khắc đời Lý thường hướng vào đề tài thiên nhiên như mây, nước, hoa sen, hoa cúc… và đặc biệt là hình tượng lá đề và con rồng xuất hiện xuyên suốt trong các công trình kiến trúc.

Theo sử tích của Phật giáo, Đức Phật đã thành đạo dưới cây bồ đề nên loài cây này đã trở thành biểu trưng cho sự giác ngộ của Phật. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, hình tượng lá đề được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp, cung điện thời Lý. Hình tượng lá đề thường lồng ghép với hình tượng rồng, phượng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ.

Theo các nghiên cứu về kiến trúc thời Lý, để thực hiện một lá bồ đề gắn phượng, 40 nghệ nhân thời Lý phải thay phiên nhau chạm khắc trong hai ngày. Đến phiên của mình, mỗi nghệ nhân chỉ được phép thực hiện công việc trong khoảng 10 phút để đảm bảo sự tập trung cao độ nhất cho tác phẩm...

Dưới thời Lý, con rồng không chí tượng trưng cho quyền lực hoàng gia. Với nhiều nếp cong mềm mại, hình tượng con rồng thời kỳ này còn tượng trưng cho nguồn nước, niềm mơ ước cho cư dân trồng lúa. Hình tượng con rồng thời Lý mang phong cách rất khác biệt so với nhiều triều đại trong lịch sử. Rồng thời Lý mềm mại, uyển chuyến, không giống với hình tượng rồng to, khỏe thời Trần hay hình tượng rồng bệ vệ của Trung Quốc…

Trong quá trình khai quật Hoàng thành Thăng Long, một lần nữa nền điêu khắc của thời đại lập quốc lại tỏa sáng qua việc xuất lộ các hiện vật điêu khắc tinh xảo. Đó là các loại vật liệu trang trí cung điện thời Lý như ngói gắn lá đề trang trí rồng, phượng, các tượng đầu rồng, phượng trang trí trên nóc mái…

Một số hình ảnh về các tác phẩm điêu khắc thời Lý đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, Đất Việt ghi nhận.

Image

Những hiện vật này là ngói úp nóc có gắn lá đề trang trí rồng, phượng và tượng đầu rồng, đầu phượng... được dùng để gắn trên mái cung điện nhà Lý.

Image

Ở chính giữa mái cung điện là hình tượng lá đề lớn - biểu tượng của Phật giáo với đôi phượng chầu ở hai bên.

Image

Viên ngói gắn tượng đầu chim phượng này được dùng để trang trí đầu nóc mái cung điện. Theo tín ngưỡng dân gian, chim phượng một trong tứ linh (long, li, quy, phượng) và cũng là loài chim đẹp nhất trong số 360 loài chim.

Image

Đầu rồng thời Lý thống nhất ở kết cấu tạo hình: đầu nhỏ với miệng mở vờn một viên ngọc hay tinh tú đang xoay, răng nanh kéo dài xoắn với môi trên thành đường sống của chiếc mào có đường viền loăn xoăn như ngọn lửa đang bốc cao, phía trên mắt có những hoạ tiết hai đầu cuộn lại cùng chiều như số 3 ngửa và ngược chiều như hình chữ S, quanh mép có những lông măng và từ đó có một mảng kéo dài ra bốc lên lượn sóng làm bờm tóc. Hiện vật ở trên cũng là một viên ngói trang trí nóc mái.

Image

Ở hai bên của hình tượng lá đề lớn (nằm chính giữa nóc mái cung điện) là hai hàng ngói gắn lá đề lệch có trang trí rồng hoặc phượng. Tuy kích thước nhỏ nhưng những viên ngói này cũng được chạm khắc rất tỉ mỉ. Trong ảnh là ngói gắn lá đề lệch trang trí hình rồng.

Image

Còn đây là ngói gắn lá đề lệch trang trí hình chim phượng.

Image

Ngói ống lợp diềm mái gắn lá đề trang trí rồng (hoặc phượng) là loại ngói độc đáo nhất trong khu vực châu Á, mang bản sắc riêng của nghệ thuật kiến trúc cổ Việt Nam. Các di tích kinh đô cổ của các nước trong khu vực không có loại ngói ống cầu kỳ như thế này mà chỉ lợp ngói ống có đầu trang trí linh thú hay hoa sen, hoa cúc.

Image

Để thực hiện một lá đề gắn phượng (như trong ảnh), 40 nghệ nhân thời Lý phải thay phiên nhau chạm khắc trong hai ngày. Đến phiên của mình, mỗi nghệ nhân chỉ được phép thực hiện công việc trong khoảng 10 phút để đảm bảo sự tập trung cao độ nhất cho tác phẩm...

Image

Những hiện vật này là ngói úp nóc tạo hình cổ rồng. Không chỉ tượng trưng cho quyền lực hoàng gia, rồng thời Lý còn tượng trưng cho nguồn nước, nguồn sống của các cư dân trồng lúa.

Image

Những mảnh vỡ này thuộc về các hình tượng trang trí bên thành bậc cung điện, gồm bàn chân linh vật sấu thần và một đoạn thân rồng.

Image

Đầu máng nước tạo hình đầu sư tử (trên) và một mảnh ngói úp nóc gắn tượng chim uyên ương tuyệt đẹp, minh chứng khác cho trình độ thẩm mỹ rất cao của người thời Lý.

Image

Gạch vuông trang trí hoa sen (trên) và gạch vuông trang trí hoa cúc dây (dưới) là loại gạch có độ dày từ 8-15cm, dùng để lát nền cung điện. Hoa văn trang trí trên gạch cũng thế hiện ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo.

Image

Những viên gạch này ghi niên hiệu "Long Thụy thái bình tứ niên tạo", nghĩa là gạch được làm vào triều vua Lý thứ 3 - tức Lý Thánh Tông (1054 - 1072), niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ 4.


Hồng Quân (Datviet)


nguồn: http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-v ... oi-ly.html
kbone1812
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $40,826
Posts: 1236
Joined: 08 Sep 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kbone1812 từ: ssnhsd, anbuu, TT Yen, ngocquang, YaHuy, dominickngo, Quocan1

Next

Return to Truyện Audio



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 72 guests