Chín Mươi Ba

Truyện đọc ở trang hột mít chưa đủ thì vô đây lấy thêm

Moderator: Doan Du

Chín Mươi Ba

Postby HongVan72 » 28 Sep 2016

Chín mươi ba
Tác giả Victor Hugo
Người đọc: Thủy Tiên
Dịch giả: Châu Diên
Nhà xuất bản Trẻ ấn hành
Nguồn: thư viện sách nói
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Chín mươi ba của Victor Hugo

Download/Tải xuống/Xem chi tiếtK
Khốn khổ và các dân tộc bị áp bức. Giám mục Myrien nói: Tối tăm gây tội lỗi, phải khai sáng con người, kẻ có tội không phải là kẻ lầm lỗi mà còn là kẻ gây ra tối tăm. Ông cổ vũ cho việc học hành. Có thể nói Hugo đã xây dựng thành công nhân vật Myrien, một con người bình thường trong xã hội, bằng việc rèn luyện đạo đức trong lý thuyết của tôn giáo với những khuôn khổ, qui luật của nó. Cả cuộc đời ông là con đường đi hoàn thành sứ mệnh, đem tình thương phục vụ cho xã hội, nhằm biến cải xã hội trở nên tốt đẹp, hạnh phúc. Ông tin rằng, với tình thương, sự tha thứ, lòng bao dung thì con người dù có tội lỗi, sai lầm cũng sẽ trở nên thánh thiện. Hugo muốn minh chứng cho mọi người thấy, tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người, nhất là giai đoạn mà ông đang sống. Chính 84giáo điều của tôn giáo đã thức tỉnh, giáo huấn con người, giúp con người nhận thức được sai lầm, tội lỗi và tìm cách thoát khỏi nó. Con người khi được tôn giáo soi sáng thì trở thành một con người xã hội – tức con người đó sống để phục vụ cho cuộc đời trần tục, đem lại hạnh phúc cho con người. Hugo đã thể hiện quan điểm của mình về một xã hội mang tính không tưởng và đầy lãng mạn. Ông băn khoăn tìm biện pháp để đem lại hạnh phúc cho con người, chủ trương dùng tình thương yêu để cải tạo con người, cải tạo cái ác. Ngay từ Những người khốn khổ, Hugo đã phần nào nhận thức được tư tưởng mang nặng tính chất ảo tưởng của mình. Ông cảm thấy rõ sự rạn nứt của tư tưởng nhân văn bất bạo động và đã nhìn thấy một hướng giải quyết khác là làm cách mạng tiêu diệt trật tự xã hội cũ. Đến tiểu thuyết Chín mươi ba, Hugo lại tiếp tục bộc lộ những mâu thuẫn của mình trong việc tìm ra những giải pháp để cải tạo thực tại xã hội. Qua nhân vật Gôvanh, Hugo đề ra biện pháp cải tạo xã hội và con người bằng lòng tha thứ, lòng yêu thương tuyệt đối. Gôvanh cũng là một con người đầy lý tưởng, bằng những việc làm nhân đạo, có thể cải tạo được xã hội, đem lại hạnh phúc cho con người và trở thành mẫu người lý tưởng của xã hội. Ở Gôvanh cũng có những nét gần gũi với đức giám mục Myrien trong việc tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội. Mang trong mình tư tưởng Khai sáng, Gôvanh cũng luôn mong muốn tư tưởng của con người được khai sáng bằng con đường học hành, mở mang trí tuệ, con người được yêu thương, được hạnh phúc, xã hội được Tự do, Bình Đẳng, Bác ái… Cũng như Myrien, Gôvanh tin tưởng lòng bác ái, tình thương yêu con người theo cách của kinh phúc âm có thể cải tạo được cá nhân và đem lại hạnh phúc cho xã hội. Và Gôvanh đã tuyệt đối trung thành với lý tưởng nhân đạo ấy của mình. Nghiêng về quan điểm nhân đạo chung, Hugo đã coi Gôvanh như người phát ngôn cho những mong muốn đẹp đẽ của mình về con đường tiến tới hạnh phúc của nhân loại. Qua sự phát triển cũng như kết thúc của tiểu thuyết Chín mươi ba Hugo cũng khẳng định sự thắng thế của nguyên lý tình yêu. Xây dựng nhân vật Gôvanh với những lý tưởng nhân đạo mới, Hugo phần nào bộc lộ những mâu thuẫn trong lý tưởng nhân đạo của mình. Một mặt ông thể hiện lòng tin tuyệt đối vào bạo lực cách mạng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng mặt khác ông cũng hoàn toàn tin tưởng vào đạo đức và tình người trong việc tiến tới xây dựng một xã hội hoàn toàn có tự do, bình đẳng và bác ái. Nhưng tựu chung lại ánh sáng cứu nạn, không chỉ là ánh sáng của chủ nghĩa bác ái Gia tô mà còn là ánh sáng của lý tính và trí tuệ của nền triết học ánh sáng thế kỷ XVIII và tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ XIX. 85Qua hệ thống nhân vật trong những tiểu thuyết lịch sử của Hugo đã chỉ ra lý tưởng của nhà văn khi xây dựng những nhân vật siêu lý tưởng không có thật trong cuộc đời đã mang những mặt tiến bộ và hạn chế của nó. Từ đó dẫn đến những mâu thuẫn mang tính lịch sử khó thể tránh khỏi trong tư tưởng của nhà văn. Tuy vậy, vấn đề sâu sắc mà Hugo muốn khẳng định cuối cùng vẫn là vấn đề thuộc về con người. Con người có thể trở nên tốt đẹp nếu như trong xã hội đó có lòng bác ái, tình yêu thương và sự đấu tranh chính nghĩa. Đây chính là nét tích cực trong tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. 86 KẾT LUẬN Tiểu thuyết Chín mươi ba của Victor Hugo ra đời vào năm 1873, là một tiểu thuyết lịch sử khá thành công gây được tiếng vang và đem lại vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của Hugo. Có thể nói, lịch sử đã được viết lại bằng ngòi bút nghệ thuật tuyệt vời. Sự thật và hư cấu, hai yếu tố nòng cốt tạo nên cuốn sách được nhào luyện nhuần nhuyễn qua trí tưởng tượng phi thường, một tài năng xuất chúng và một trái tim nhân đạo bao la. Victor Hugo đã lấy cảm hứng từ trong cao trào của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp 1789 1793. Vì sao Hugo đã chọn thời điểm này? Bối cảnh lịch sử dữ dội mà huy hoàng của năm 93 đã tạo nên nguồn cảm hứng làm rung động tâm hồn ông. Chín mươi ba với giá trị sử thi giàu tính anh hùng ca, tính bi kịch, tính trữ tình, suy tư và hiện thực tàn khốc mà yêu thương gắn bó sự kiện với tác phẩm trong mối quan hệ lịch sử giữa quá khứ với thực tại, và thực tại với tương lai 2 tr.4. Qua nghiên cứu đề tài Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Chín mươi ba của Victor Hugo người viết nhận thấy nét nổi bật trong cuốn tiểu thuyết này là sự gắn liền lịch sử với vận mệnh con người trong lý tưởng nhân đạo của Victor Hugo. Đồng thời thấy được xu hướng lãng mạn tích cực trong Chín mươi ba nói riêng và trong tiểu thuyết của Hugo nói chung. Với trái tim nhân đạo sâu sắc của một nhà văn, Hugo không chấp nhận hiện thực tối tăm, nhưng ông cũng không quay lưng lại với hiện thực. Ông dũng cảm phản ánh hiện thực ấy bằng cảm quan của một người nghệ sĩ để bày tỏ ước vọng chấm dứt sự khốn cùng đau khổ cho con người trong xã hội. Theo ông thì phải có tình yêu thương trọn vẹn giữa con người với con người trong xã hội mà vận mệnh con người phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của lịch sử. Sau bao nhiêu năm mong mỏi nền cộng hoà thế giới, tuy căm ghét sự tàn bạo của lực lượng phản cách mạng, ông cũng không chịu nổi thực tế của thời kỳ công xã 1871 và hoảng sợ trước bạo lực cách mạng. Ông đã kêu gọi khoan hồng từ hai phía. Biểu hiện tâm trạng mâu thuẫn này trong năm Chín mươi ba, ông đề cập đến nghịch lý không phải giữa hai con đường đi tới hạnh phúc của nhân loại như trong tác phẩm Những người khốn khổ mà là nghịch lý giữa mục đích đẹp đẽ cao cả nhân đạo của cách mạng và những biện pháp trước mắt cách mạng phải dùng tới mà ông cho là có phần tàn nhẫn. Những hiện tượng đối lập trong tác phẩm đó: ảo tưởng và thực tế, cải lương và cách mạng, bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng, Thực tế lịch sử đã đem lại cho Hugo những đề tài và hình tượng nghệ thuật mới mẻ đề tài cách mạng, 87hình tượng người chiến sĩ cộng hòa. Victor Hugo nhìn lịch sử và nói đến lịch sử dưới góc độ một chủ đề có tính chất nhân đạo. Đó là cuộc hành trình của nhân loại từ ác đến thiện, từ bất công đến công bằng, từ giả đến thật, từ bóng tối đến ánh sáng, từ thú tính đến nhân tính, từ địa ngục đến thiên đường. Tất cả đều làm bừng sáng lên lý tưởng nhân đạo của Victor Hugo về một xã hội Tự do, bình đẳng, bác ái cho con người. Đồng thời thực tế lịch sử cũng đã quyết định con đường tư tưởng của nhà văn Hugo đi từ chủ nghĩa lãng mạn, hiện thực nhân đạo đến những tiến bộ nhất định. Phủ định hiện thực tồi tàn của xã hội đương thời ông hướng về một tương lai sáng lạn của dân tộc, của loài người và sự tiến bộ của lịch sử. Hugo là nhà văn tiêu biểu cho dòng văn học thời kỳ lãng mạn. Quan niệm sáng tác của ông đã phối hợp giữa các luồng tư tưởng của các thời đại khác nhau để sáng tạo nên nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm của ông là con người thực hiện cho lý tưởng của thời đại, là những con người phản kháng, những chiến sĩ đấu tranh đòi giải phóng nhân loại bị áp bức, hướng về một tương lai tốt đẹp, nhưng còn mơ hồ, theo đuổi một lý tưởng tích cực mặc dù rất không tưởng. Bởi vì lý tưởng của nó có thể bắt nguồn từ hiện thực, nhưng sự nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc các điều kiện khách quan của lịch sử xã hội dưới con mắt của một nhà văn lãng mạn là chịu sự chi phối của các nguyên lý muôn thuở về chân lý tiến bộ, thiện và ác. Nó mang những tâm trạng, những ảo tưởng phi thực tế, nhưng lại nảy sinh trong những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể. Tâm trạng, ước mơ và khát vọng của Gôvanh, Myrien mặc dù là ảo tưởng, phi thực tế nhưng nó vẫn được chấp nhận như một điều tất nhiên, bởi nó phát triển chuyển biến theo ảo tưởng chủ quan của nhà văn. Có thể nói tiểu thuyết lãng mạn của Hugo thể hiện đầy đủ những đặc điểm của xu hướng lãng mạn tích cực. Trong khi xây dựng những nhân vật lý tưởng đã lấy tâm hồn và trái tim làm cơ sở để nói lên những nguyện vọng không rõ rệt muốn tiến tới một cái gì tốt đẹp hơn, cao cả hơn, tìm cách tự thỏa mãn bằng những lý tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng Bêlinxki 16 tr.516. Có được những đặc điểm ấy là nhờ Hugo đã kết hợp cái tinh hoa của thánh kinh, tức là lòng yêu thương tuyệt đối với tư tưởng Ánh sáng – tức đề cao trí tuệ, tri thức và sự hiểu biết với bạo lực cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo của chính nhà văn. Với tính chất phong phú và phức tạp của nội dung đề tài nghiên cứu, người viết đã cố gắng tìm hiểu và lý giải phần nào những vấn đề cụ thể. Mặc dù còn mang tính chất khái quát, sơ lược và những kiến giải trên đây đôi chỗ còn mang tính chất 88chủ quan, nhưng đó là những cố gắng không nhỏ của người viết. Từ những lý giải chủ quan đó người viết rất mong được sự góp ý và thảo luận chân tình từ phía độc giả. Trong khi nghiên cứu đề tài này, người viết cũng gặp không ít khó khăn, chẳng hạn: Khó khăn trong việc tìm hiểu những ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp 1789 với việc sáng tác tiểu thuyết Chín mươi ba của Victor Hugo khó khăn trong việc lý giải những vấn đề mà Hugo tiếp thu từ Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền để thể hiện trong cuốn tiểu thuyết này. Và cũng từ việc nghiên cứu đề tài này người viết còn khá nhiều những trăn trở, băn khoăn rất cần sự giải đáp, trao đổi của bạn đọc, chẳng hạn: Ngày nay vấn đề Tự do, bình đẳng, bác ái thường được thể hiện dưới những góc độ nào trong văn học nghệ thuật? Và nó có những đặc điểm nào mới so với tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà Hugo quan niệm trong những cuốn tiểu thuyết lịch sử cách đây đã ngót hàng trăm năm? Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Chín mươi ba của Victor Hugo quả là một đề tài khá thú vị và mới mẻ, người viết rất mong có được nhiều sự quan tâm nghiên cứu hơn nữa từ phía các nhà nghiên cứu phê bình văn học cũng như từ phía đông đảo bạn đọc yêu thích văn chương nói chung và tiểu thuyết của Hugo nói riêng 89ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT Phần I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU IV. PHẠM VI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Phần II: CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT CHÍN MƯƠI BA CỦA VICTOR HUGO Chương 1: VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC LÃNG MẠN PHÁP THẾ KỶ XIX VÀ TÁC GIẢ VICTOR HUGO 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC LÃNG MẠN PHÁP THẾ KỶ XIX 1.1.1. Mối liên hệ giữa văn học lãng mạn Pháp và lịch sử 1.1.2. Sự phân dòng hai xu hướng lãng mạn tiêu cực và tích cực 1.2. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.2.1. Cuộc đời của Victor Hugo – Sự gắn bó giữa cuộc đời Hugo và lịch sử nước Pháp 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Công trình nghệ thuật đồ sộ của một thiên tài bậc thầy Victor Hugo 1.3. KHÁI NIỆM VỀ CẢM HỨNG LỊCH SỬ 1.3.1. Thế nào là Cảm hứng? 1.3.2. Thế nào là Cảm hứng lịch sử? Chương 2: CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT CHÍN MƯƠI BA CỦA VICTOR HUGO 2.1. VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM CHÍN MƯƠI BA CỦA VICTOR HUGO 2.1.1. Tóm tắt tác phẩm Chín mươi ba của Victor Hugo 2.1.2. Đề tài và chủ đề của tiểu thuyết Chín mươi ba của Victor Hugo 2.2. NHỮNG GÓC NHÌN LỊCH SỬ VỀ TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI TRONG TIỂU THUYẾT CHÍN MƯƠI BA CỦA VICTOR HUGO 2.2.1. Tự do, Bình đẳng, Bác ái trong mối quan hệ với tình người qua nhân vật Gôvanh 90 2.2.2. Tự do, Bình đẳng, Bác ái trong mối quan hệ với bạo lực cách mạng qua nhân vật Ximuốcđanh 2.3. NHỮNG MÂU THUẪN MANG TÍNH LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT CHÍN MƯƠI BA CỦA VICTOR HUGO 2.3.1. Mâu thuẫn giữa tư tưởng nhân trị và pháp trị 2.3.2. Những mâu thuẫn trong lý tưởng nhân đạo của Victor Hugo Phần III: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC Đăng vào ngày 03/02/201604/02/2016Tác giả Thông Vạn Sự
P 1
https://www.solidfiles.com/v/k3ZxDPzY7k6x6
P 2
https://www.solidfiles.com/v/gWVRVBpjWZYRK
Nguyễn Hồng Vân
HongVan72
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,506
Posts: 954
Joined: 18 May 2011
Location: Việt Nam
 
 

Re: Chín Mươi Ba

Postby tamtang2 » 29 Sep 2016

Cám ơn Hồng Vân rất nhiều

Image

“Chín Mươi Ba” của Victor Hugo viết về một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nước Pháp, chính vì thế, nó có tầm vóc của một tiểu thuyết lịch sử hoành tráng, nhưng thực ra lại là một tác phẩm cực kỳ lãng mạn.
Đây là cuốn tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Đại văn hào Victor Hugo và cũng vì lý do đó nó đã thể hiện gần như trọn vẹn và đầy đủ tư tưởng của ông, những điều mà ông đã đúc kết sau một quá trình dài nghiền ngẫm, sáng tác và tranh đấu không mệt mỏi. Victor Hugo trong “Chín mươi ba” cũng không kém phần lãng mạn và nhân văn so với Victor Hugo trong “Thằng gù ở nhà thờ Đức bà” và “Những người khốn khổ” nhưng lại sâu sắc và quyết liệt hơn.

(Nguồn: internet)
tamtang2
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $2,052
Posts: 186
Joined: 14 Jan 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tamtang2 từ: KimZuy

Re: Chín Mươi Ba

Postby vandon » 30 Oct 2016

vandon
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $2,540
Posts: 139
Joined: 24 Nov 2005
Location: california
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng vandon từ: HongVan72, ngoc van, tieubao1, dominickngo


Return to Truyện Audio



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 39 guests