VN Một Thế Kỷ Qua (Q. I) - Nguyễn Tường Bách ( Ng. đọc: HD )

Truyện đọc ở trang hột mít chưa đủ thì vô đây lấy thêm

Moderator: Doan Du

VN Một Thế Kỷ Qua (Q. I) - Nguyễn Tường Bách ( Ng. đọc: HD )

Postby dunghiencao » 01 Jan 2013

Image


- Hồi ký Chính Trị: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua - Quyển I ( 1916 - 1946 )
- Tác giả: Nguyễn Tường Bách
- Nhà xuất bản Thạch Ngữ ấn hành tại California năm 1999
- Audio Book (21 Tập) do Diễn Đàn Hột Mít thực hiện năm 2013
- Quản thủ Thư viện Audio book DĐHM: Dịch giả Quốc Thân
- Người đọc: Hiền Dũng

Link quyển II:
Hồi ký: Việt Nam một thế kỷ qua - Phần II ( 1946 - 2000) Do Hiền Dũng diễn đọc

MẠN ĐÀM VỚI BS. NGUYỄN TƯỜNG BÁCH

Lâm Lễ Trinh thực hiện

Năm 1988, bác sĩ Nguyên Tường Bách và gia đình di cư từ Trung quốc qua Californie. Một thời gian sau, chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhau và trở nên đôi bạn tâm giao. Sau khi phổ biến năm 1995 quyển tiểu thuyết "Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn", Bs Bách cho ra mắt độc giả năm 1999 "VN, Một thế kỷ qua. Hồi ký cuốn một, 1916-1946". Tiếp theo là tập ký ức phần 2 "Việt Nam, Một thế kỷ qua". 54 năm lưu vong Trung quốc (1946-1988) và Hoa kỳ (1988-2000)" mà tôi đã nhận lời giới thiệu trong buổi ra mắt sách ngày 23.9.2001 tại Hội quán Little Sàigon Radio, California.
Từ nhiều năm, hai chúng tôi là Cố vấn của tổ chức bất vụ lợi "Mạng Lưới Nhân quyền" thành lập tháng 11.1997. Bs Bách (NTB) là một thành viên trong nhóm sáng lập. Ngày 24.9.2005, anh chị Bách mới chấp nhận cho tôi (LLT) thực hiện một cuộc mạn đàm thân mật trên hai giờ đồng hồ tại tư thất của anh chị thuộc thành phố Westminster. Cuộc mạn đàm này được Đinh Xuân Thái, Đài Little Saigon TV, đích thân thu hình.
Sau đây là những đoạn có thể tiết lộ trong cuộc phỏng vấn:

LLT: Xin anh vui lòng cho biết vài nét chính về vị trí của anh trong gia tộc Nguyễn Tường.

NTB: Tôi sinh năm 1916 tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Con út trong một gia đình 7 người con trong đó có Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam) và Nguyễn Thị Thế, định cư và qua đời ở Hoa kỳ. Hai anh Tam và Long từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế trong Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến VN thời Hồ Chí Minh. Anh Hai Nguyễn Tường Cẩm bị Việt Minh thủ tiêu khi mới 44 tuổi tại Bắc Việt mặc dù không từng tham gia đảng phái nào.
Sau khi xong tiểu học tại Hải Dương và Thái Bình, tôi về Hà Nội, đường Hàng Vôi, để tiếp tục chương trình sơ học. Tôi vào trường Bưởi, tức Chu Văn An, để luyện thi Tú tài nhưng sau một thời gian, tôi xin thôi, về nhà mua sách để tự học vì không thích không khí giáo dục bảo hộ. Đổ Tú tài 1 Pháp lối năm 1930, tôi trợt Tú tài 2. Tại trường Albert Sarraut, ban Triết, tôi được Giáo sư Bourguignon chú ý vì ông nhận thức tôi có một cái vốn Triết khá vững nhờ nghiên cứu riêng. Đậu hạng ưu, tôi ghi tên vào Trường Y khoa Hà Nội. Tôi thích văn chương hơn nhưng gia đình khuyên nên có một chọn lựa thực tế, bảo đảm đời sống tương lai.

LLT: Lúc ấy, ngành y đòi hỏi mấy năm học? Anh thi đậu năm nào?

NTB: Bảy năm, gồm có một năm chuẩn bị PCB. Tôi nạp luận án năm 1943 và qua năm sau lãnh cấp bằng bác sĩ, trước ngày 3.9.1945 Nhựt đảo chính Pháp. Trong lúc học y khoa cũng như sau khi ra trường, tôi hoạt động hội kín trong Đảng Đại Việt Dân chính, làm thơ, viết báo với nhóm Tự lực Văn đoàn và phụ trách - trong cương vị hoặc chủ nhiệm, hoặc chủ bút - các tờ báo Ngày Nay Tập mới, Bình Minh, Việt Nam Thời báo và sau hết, tờ Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Việt nam Quốc Dân Đảng.

LLT: Căn cứ vào ba tác phẩm của anh kể ở đoạn trên thì cuộc đời anh có thể chia ra thành ba giai đọạn: 1) thời niên thiếu và đấu tranh văn hóa và cách mạng trong xứ (1916-1946) 2) giai đọan lưu vong tại Trung quốc (1949-1988) 3) di cư qua Hoa kỳ năm 1988 đến nay.
Truớc hết, xin anh vui lòng cho biết về chủ trương và hoạt động của nhóm Tự lực Văn đoàn, đặc biệt vai trò cốt cán của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.

NTB: Lúc còn trẻ, anh Tam đã bắt đầu viết lách và được dân chúng biết qua hai sáng tác Nho Phong và Người Quay Tơ. Khi đi học ở Pháp về với bằng cử nhân vật lý, anh trở thành chủ nhiệm tờ Phong Hóa do một người bạn nhường lại năm 1932. Cùng với một số anh em gồm có Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mở, Cù Huy Cận, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường tức hoạ sĩ Lemur...., anh thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Chủ trương của TLVĐ là canh tân xã hội, chế diễu các tệ đoan và chống hủ lậu, phong kiến. Riêng về tôi (lúc đó là người trẻ nhất trong nhóm), tôi cũng tập tành làm thơ mới như Bàng Bá Lân, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận.. Thơ của tôi đăng báo dưới bút hiệu Tường Bách. Bài thơ được chú ý nói về Tết. Tuy nhiên tôi không thể tiếp tục lâu. Phong Hoá bị đóng cửa. Tôi phải thay thế anh Nguyễn Tường Cẩm quản lý tờ Ngày Nay.
Hoàng Đạo có bằng cử nhân luật, làm tham tá lục sự, chuyên viết bài bình luận thời cuộc và nổi tiếng, đặc biệt trong giới thanh niên, với tác phẩm Mười Điều Tâm Niệm. Hoàng Đạo không liên hệ gì đến phong trào hướng đạo của Hoàng Đạo Thúy. Về sau, Thúy là cha vợ của Tạ Quang Bửu, Tổng trưởng Quốc phòng Việt Minh, người thay mặt Bắc Việt ký vào Hiệp định Genève. Thạch Lam không làm chính trị, chỉ chuyên về văn chương, viết truyện ngắn và lo việc quản trị toà soạn. Thạch Lam chết sớm, lúc 33 tuổi, vì bệnh phổi, trong hoàn cảnh thiếu thốn.
Nhất Linh là lãnh tụ Đại Việt Dân chính. Tổ chức này hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1943. Năm 1945, VNQDĐ nhập với Đại Việt Quốc Dân Đảng dưới danh xưng chung Quốc Dân Đảng. Hoàng Đạo và Khái Hưng từng bị bắt và tra tấn ở Vũ Bản. Anh Tam cũng bị giam bốn tháng ở bên Tàu và được thả ra nhờ sự can thiêp của cụ Nguyễn Hải Thần.

LLT: Chúng ta hảy đề cập đến giai đọan 2: giai đoạn lưu vong. Trong trường hợp nào, năm 1946, với tư cách Chỉ huy trưởng Đệ tam chiến khu của Quốc Dân Đảng (gồm từ Vĩnh Yên tới Lào Kay), anh rút lên Yên Báy và từ đó, qua Trung Hoa? Chiến khu này có bao nhiêu quân? Tàn quân qua Tàu gồm có ai? Lúc đó, Nguyễn Tường Tam ở đâu? Anh giải thích như thế nào lực lượng Việt Minh có ảnh hưởng mạnh trong quần chúng? Vì sao phiá quốc gia năm 1946 tan rã mau chóng trước đám quân Việt Minh?

NTB: Tháng 8.1945, Việt Minh cướp chính quyền. Cùng với VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội, VN Quốc Dân Đảng xuất hiện đấu tranh công khai. Tôi là ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam để tuyên truyền chống CS. Mặt khác, tôi tổ chức Quốc gia Thanh niên Đoàn. Tháng 6.1946, Việt Minh tăng cường áp lực. Sau khi cầm cự lối nửa năm, đảng trưởng Vũ Hồng Khanh, tôi và Lê Khang, trong Bộ Chỉ huy, phải rút lên Việt Trì, rồi Yên Báy và Lào Kay. Lực lượng Đệ tam khu lúc đó gồm có lối một nghìn người: hai, ba trăm chí nguyện quân từ Trung Hoa về, cọng với một số cựu lính khố xanh của Pháp, võ trang khá thô sơ. Thành phần kể sau không có ý chí tranh đấu mạnh. Phiá ta không có đài phát thanh, thiếu phương tiện quảng bá, chỉ có tờ báo Việt Nam. Quân ta đóng chốt tại các tỉnh lỵ nên bị Việt Minh bao vây.
Việt Minh không đông nhưng ảnh hưởng mạnh quần chúng vi họ có tổ chức, biết đọat thời cơ, tuyên truyền sâu rộng và lôi cuốn đồng bào với các chiêu bài ăn khách như đả thực, chống đế quốc và áp bức. Phiá quốc gia xích mích nội bộ, chủ quan, coi thường đảng CS và đặt hết niềm tin vào sự hỗ trợ của quân đội Trung hoa nên thua là phải. Tháng 7.1946, khi hay tin Việt Minh nhóm đại hội tại Thái Nguyên và Nhật bản sắp đầu hàng, cánh quốc gia đã không tổng hành động kịp thời, tiến tới khởi nghĩa. Bị kẹt giữa Pháp và Việt Minh, các đảng quốc gia không chiếm được địa bàn đủ rộng và không có đủ sức chống lại hai thế lực đó từ Nam ra Bắc.
Một ngày cuối tháng 7.1946, toán anh em chúng tôi gồm có 8 người vượt qua cầu sắt Lào Kai - Hà khẩu để sang Trung hoa. Khi ấy anh Tam đã có mặt tại Côn Minh. Như Nam Ninh và Quảng châu, Côn Minh là nơi ẩn thân của nhiều nhà đấu tranh VN. Hội nghị đảng viên bầu một Hải ngoại Bộ để tiến hành công tác ngoại vận và gây lại các cơ sở địa phương. Thành phần lãnh đạo gồm có anh Nguyễn Tường Tam (chủ nhiệm), Nguyễn Tường Long (ngoại vụ) và Xuân Tùng (kinh tài). Tâm trạng chung lúc đó khá bối rối, phức tạp, có người tỏ ra thất vọng nhưng phần đông thông cảm tình thế khó khăn.

LLT: Trung tuần tháng 10.1949, Quân đội Mao Trạch Đông "giải phóng" Trung Hoa lục địa, Tưởng Giới Thạch rút qua Đài Loan. Lúc đó anh đã kết hôn với một sinh viên người Việt gốc Hoa, có quốc tịch Pháp, tên Hứa Bảo Liên quen từ Hà Nội. Anh chị được giấy lưu trú tại Phật Sơn. Một dư luận cho rằng chị Bách đã thuyết phục anh ở lại Trung quốc. Đúng hay không? Lý do nào khiến anh không trở về tranh đấu ở Việt Nam? Sống 40 năm dưới chế độ Tàu Đỏ có phải là một sự phí phạm hay không?

NTB: Cô Hứa Bảo Liên là một tình nguyện viên Hoa kiều Việt Nam làm việc tại Nhà thương Phủ Doãn Hà Nội trong lúc tôi tập sự nơi đây cùng với Phạm Biểu Tâm, Trần Đình Đệ... Cô cũng có hợp tác viết lách và phiên dịch trong các tờ báo do tôi phụ trách, vì thế cô quen nhiều với gia đình Nguyễn Tường. Cô là một phụ nữ có tinh thần phóng khoáng, tự lập và dấn thân. Lúc tôi vượt biên sang Trung hoa năm 1945 thì cô đang học môn văn chương tại Đại học Côn Minh, CS chưa chiếm lục địa. Chúng tôi thành hôn ở thành phố này vào giữa năm 1947. Chuyện ở lại Trung hoa là quyết định cá nhân tôi, tôi không chấp nhận về nước sống trong khu Pháp kiểm soát. Nhà tôi nhiệt tình san sẻ kiếp lưu vong của chồng.
Tôi không nghĩ đã phí phạm cuộc đời ở Trung Hoa. Anh em đồng chí chúng tôi rút kinh nghiệm để nghiên cứu tại chỗ một con đường đấu tranh mới trong thế bí của các phái quốc gia. Tháng 3.1949, chúng tôi thoát ly Quốc Dân Đảng và thành lập nhóm "Cách Mệnh Xã hội" với chủ trương chống chuyên chính vô sản và tư bản bốc lột; thực hiện một chế độ "xã hội chủ nghĩa" nhưng không độc tài theo lối Bắc Âu. Tờ báo Cách Mệnh Xã hội ra được vài số rồi ngưng xuất bản.
Tháng 2.1950, tôi được nhận làm việc tại Đệ tam Y viện tỉnh Quảng Đông. Trước dó, năm 1948, Liên được tuyển dạy văn hoá và toán ở một trường tiểu học Phật Sơn, lương trả bằng gạo. Quy chế của chúng tôi là ngoại kiều cư trú, phải đi học tập chính trị. Đời sống chật vật vì đông con. Tôi đã chứng kiến tận mắt tất cả các trận bão táp của chế độ Mao: cải cách ruộng đất, kế hoạch đấu tố tư sản, phong trào học sinh lên núi xuống đồng, cuộc vận động "ba chống, năm chống", Đại hội 8 của Trung cộng, Cách mạng văn hóa 1968, Đại Nhảy vọt về nông nghiệp, nạn đói kinh khủng, sự phản đối khuynh hướng "hữu khuynh, xét lại" v..v..
Năm 1963, Lê Duẩn ngả hẳn về phiá Bắc kinh. Trung Cộng tự phong là "hậu phương môi hở răng lạnh" với Bắc Việt. Dân Tàu lẫn Việt đồng hát vang "Việt Nam, Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông!"

LLT: Nhất Linh nghĩ sao về đường lối chính trị và họat động của anh tại Trung Quốc? Xin cho biết chi tiết về cái chết của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Quyết định tự vẫn của ông Tam có hợp lý hay không?

NTB: Tháng 7.1947, tôi rời Côn Minh đi Quảng châu để cùng với Nguyễn Hải Thần, hai anh Tam, Long và một số nhân vật đến từ VN như Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Bảo Toàn, Lưu Đức Trung.. v..v... hội nghị với cựu hoàng Bảo Đại tại Hồng kông về những điều kiện thương thuyết của Cao ủy Pháp Bollaert. Phiên họp không đi đến đâu vì một số - trong đó có chúng tôi - cho rằng thoả hiệp với Pháp là mất chính nghĩa.
Giữa 1948, Trung ương Quốc Dân Đảng VN cử Vũ Hồng Khanh và tôi đi Nam kinh cầu viện với Chính phủ Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi tiếp xúc với một số nhân vật Quốc Dân Đảng và Liên Minh Á châu chống Cộng, đặc biệt với Phó Tổng thống Lý Tôn Nhân. Chuyến đi này không đem lại kết quả vì, trước sự tấn công ồ ạt của CS, một số cơ quan chính phủ đã bí mật dọn đi Đài Loan.
Anh Tam chủ trương không thể cộng tác với Pháp dù là tạm thời và cũng không thể liên hiệp với CS dù là kháng chiến. Về ý kiến của chúng tôi đi tìm một sinh lộ mới cho Đất Nước, anh không tán thành hay phản đối. Xưa nay, anh không có thói quen áp đặt quan niệm của mình, có thể vì thế mà anh không tổ chức được hàng ngũ đấu tranh cò kỷ luật chặt chẽ. Vả chăng, lúc ấy, anh Tam đã yếu, suy nhược thần kinh, đau dạ dày nên cần tịnh dưỡng một thời gian.
Tháng 8.1948, Hoàng Đạo qua đời đột ngột, lúc 42 tuồi, vì bệnh tim trên chuyến xe lửa đi từ Hồng kông về Quảng châu sau khi gặp vợ ở VN đưa con qua thăm. Được thông báo tin dữ, anh Tam, tôi và năm đồng chí đến ga Thạch Long để nhận xác và tống táng với tất cã lòng đau xót và thương tiếc.
Tháng 7.1963, chúng tôi đột nhiên nhận được điện tín của một người bạn tên Vũ Đức Văn gởi từ Thượng Hải cho biết Nhất Linh đã tự vẫn ngày 6 tháng 7 tại Sàigòn để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm. Anh Tam đã trở về Việt Nam để viết sách và làm báo. Anh bị điều tra trong vụ đảo chính hụt Chính phủ nhưng không có bằng chứng. Sức khoẻ của anh không tốt, bệnh đau dạ dày hành hạ. Trong lúc khủng hoảng tinh thần, anh đã lấy một quyết định đáng tiếc. Trong thâm tâm, tôi không mấy tán thành. Anh Tam qua đời lúc 59 tuổi. Anh còn có nhiều khả năng giúp đỡ Quê hương. Rất uổng! Đám táng của anh khá trọng thể, quần chúng tham gia đông đảo. Cái chết của Nhất Linh, dù sao, làm giảm uy tín chế độ đương quyền giữa lúc vấn đề Phật giáo sôi sục.

LLT: Tháng 10.1977, anh có về Việt Nam sau nhiều thập niên lưu vong. Vì lý do gì? Tiếp xúc với ai? Anh nhận xét ra sao về Đất nước thời ấy?

NTB: Đúng vậy, tôi và đứa con trai có về VN hai tháng, đi bằng xe lửa, từ Bắc Kinh đến Hà Nội, qua ngả Mạc Tư Khoa. Lý do giản dị là nhớ nhà, thăm mồ mả gia tiên và muốn biết thực trạng Quê hương. Tôi viếng nhiều chỗ: Lạng Sơn, Bắc Giang, Nam Định..vv... Tại Hà Nội, tôi bùi ngùi thấy không còn bao nhiêu dấu vết cũ của ngôi nhà từng được dùng làm toà soạn báo Phong Hoá, Ngày Nam và Việt Nam. Quê hương nghèo đói, tụt hậu và rách nát thảm thê! Buổi giã từ họ hàng và thân hữu để trở về Phật Sơn thật vô cùng cảm động, tôi nhớ mãi. Tôi không có tiếp xúc với ai cả ngoài bạn bè và thân quyến.

LLT: Bây giờ hãy nói đến giai đọan ba trong cuộc đời sôi nổi của anh chị: giai đọan định cư tại Mỹ. Vì sao lại chọn Hoa kỳ? Anh đã có những hoạt động văn hoá vá chính trị nào từ ngày đặt chân trên xứ này?

NTB: Tháng 3.1988, sau 40 năm sinh sống tại Trung Quốc, vợ chồng chúng tôi quyết định di cư qua Mỹ để đoàn tụ với hai con Hứa Anh và Hứa Chân. Lưu vong đâu nữa cũng là lưu vong. Tuổi tôi đã quá 72. Thủ tục giấy tờ phiền toái nhưng cuối cùng cũng vượt qua. Máy bay đáp xuống phi trường Los Angeles. Chúng tôi xúc động trùng phùng với người thân và đặt chân trên đất của Nữ thần Tự do. Nơi đây tôi sẽ sáng tác theo ý muốn vì đối với tôi, từ xưa nay bác sĩ là chức nghiệp, cách mạng là sự nghiệp, văn nghệ mới là ước nguyện chính. Thời gian đầu để dành đi thăm bà con và bạn bè tản lạc ở nhiều tiểu bang. Đăc biệt, tôi còn một người chị ruột là Nguyễn Thị Thế ở Virginia, gần 80 tuổi, chưa gặp quá 40 năm.
Sớm du nhập vào nếp sống Hoa kỳ, cập nhật hoá tin tức và nghiên cứu tài liệu là những nhu cầu khẩn thiết đối với tôi. Quốc tịch Hoa kỳ giúp làm thủ tục xin cho các con khác ở Trung Quốc sang định cư nếu chúng muốn.

Tôi bắt đầu viết lách lại và xuất bản được trong các năm 1995, 1999 và 2000 ba sáng tác kể ở phiá trên: một quyển tiểu thuyết và hai hồi ký. Ngoài ra, tôi hợp tác với nhiều báo Việt ngữ dưới bút hiệu Viễn Sơn. Tôi cũng tiếp xúc với nhiều hội đoàn và tổ chức người Việt. Ngày 12 và 13 tháng chạp 1988, một Đại hội đảng phái quốc gia nhóm sơ bộ tại Santa Ana, Californie, chỉ định tôi trình bày mục tiêu. Một Văn phòng phối hợp ra đời để nghiên cứu và thảo kế hoạch. Ngày 16.9.1989, một Đại hội chính thức được triệu tâp, tôi đọc diễn từ khai mạc, Nguyễn Long Thành Nam thuyết trình về mô thức kết hợp, Trần Đức Thanh Phong về lập trường chính trị và nội quy, Phạm Đình Đệ về kế hoạch công tác. Ngày hôm sau, Đại hội biểu quyết lấy danh xưng là "Uỷ ban Điều hợp các tổ chức đấu tranh cho VN tự do". Văn phòng điều hợp Trung ương được thiết lập và một Thông cáo chung được thông qua. Ngày 25.5.1991, cũng tại Santa Ana, Mặt trận Dân tộc Dân chủ Việt Nam, gồm có 8 đảng và một số nhân sĩ, ra mắt quần chúng. Cơ quan ngôn luận của Mặt trận là tờ Tiếng Dân. Tiếc thay, về sau, một tổ chức trong Mặt trận vi phạm cương lĩnh bằng cách chủ trương thoả hiệp với cộng sản, đối thoại vô nguyên tắc, đầu cơ. Để tránh những xung đột vô ý nghiã giữa các thành viên, Mặt trận đã ngưng họat động vào năm 1995. Một lần nữa, giấc mơ kết hợp gây thất vọng.

LLT: Thành phần tham gia Đại hội gồm có đảng phái, chính khách nào? Tổ chức nào đã cổ động hòa giải hoà hợp với CS. Sau hết, một cách vắn tắt, anh nghĩ sao về tương lai của Việt Nam?

NTB: Theo thứ tự trong biên bản, các tổ chức tham dự là VN Quốc Dân Đảng, Mặt trận VN Tự do, VN Dân chủ Xã hội Đảng, Liên Minh Dân chủ VN, Lực lượng VN Tự do, Liên Minh Toàn Dân VN Quốc gia, Tổ chức Phục Hưng, Cơ sở Dân quyền Canada, Tổ chức Phục Việt Âu châu... Đại diện đảng và nhân sĩ gồm có Hà Thúc Ký, Nguyễn Ngọc Huy, Bùi Diễm, Lê Duy Việt, Lê Phước Sang, Trần Minh Công, Trần Văn Sơn, Nguyễn Văn Trần, Nguyễn Long Thành Nam, Hà Thế Ruyệt, Hoa Thế Nhân, Trần Huỳnh Châu, Phạm Ngọc Lũy, Lưu Trung Khảo, Trần Đức Thanh Phong, Nguyễn Văn Tại..v..v..
Sau khi Gs Nguyễn Ngọc Huy qua đời, Liên Minh Dân chủ VN vỡ làm đôi. Cánh Stephen Young tiếp xúc với Hà Nội để tìm giải pháp thoả hiệp. Tôi tin tưởng CS không tồn tại lâu ở VN vì chủ nghĩa Mác Lê đầy mâu thuẫn, tự diệt và xa dần quần chúng. Đấu tranh cho Nhân quyền có thể dấy động đại chúng và thúc đẩy áp lực của quốc tế đối với Hà Nội. Bởi thế từ 1996, tôi nhiệt liệt cổ động việc thành lập "Mạng Lưới Nhân Quyền VN". Tổ chức này được hợp thức hóa trong Đại hội thế giới triệu tập vào tháng 10.1997 tại Californie và đang hoạt động hữu hiệu

Kết luận:
Sự hấp tấp quyên sinh của Nhất Linh và bốn thập niên cố tình ẩn tích của Bs Bách tại một nước CS láng giềng là những điểm nêu câu hỏi trong giới người Việt từng dành nhiều cảm tình cho gia tộc Nguyễn Tường. Gia tộc này đã hiến cho Đất nước những người con ưu tú trong lãnh vực chính trị lẫn văn hóa.
Hồi tưởng quá khứ, Bs Bách đã bộc trực thú nhận như sau trong quyển ký ức 2 "VN, Một thế kỷ qua, 54 năm lưu vong", trang 417: "... Dù sao việc ở lại Trung Quốc trong bốn mươi năm cũng không khỏi gây ra thắc mắc, hiểu lầm, thậm chí công kích từ một số người Việt quốc gia, trong đó có cả thân hữu. Tôi nghĩ việc này cũng là tự nhiên thôi. Mỗi người trong biến cố phức tạp của cuộc đời, có thể có những sai lầm nghiêm trọng." Nơi trang 251 của tập Hồi ký 1 "VN Một Thế Kỷ qua", anh Bách cũng không ngại nhắc đến câu Nhất thất túc thành thiên cổ hận, Lỡ một bước đành hận ngàn thu.

LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang
Ngày 6.6.2006


ĐÔI LỜI CỦA NGƯỜI ĐỌC GỬI ĐẾN TÁC GIẢ:

Kính thưa tác giả Nguyễn Tường Bách,

Cho đến nay dù là người Việt Quốc gia hay Cộng sản, ai cũng phải công nhận về những đóng góp vô cùng to lớn ( vô tiền khoáng hậu ) trên bình diện văn học của Tự Lực văn đoàn (TLVĐ) trong dòng văn học sử VN mà trong đó dòng họ Nguyễn Tường là trụ cột. Gia tộc này đã hiến cho đất nước những người con ưu tú trong lãnh vực chính trị lẫn văn hóa. Dù TLVĐ chỉ tồn tại có 8 năm nhưng những tác phẩm của văn đàn này để lại ngày nay, dù đã trải qua gần một thế kỷ vẫn còn giữ nguyên giá trị. Những áng văn tuyệt tác của các tác phẩm kinh điển này vẫn còn làm ngây ngất con tim của biết bao thế hệ. Một điều đáng nói nữa, tác phẩm của TLVĐ đến nay còn được sử dụng để học tập và là sách tham khảo chính thức trong các trường Trung và Đại học của Việt Nam và văn phong vẫn còn là khuôn vàng thước ngọc để các thế hệ về sau học hỏi.

Nhận thấy Hồi ký Việt Nam một thế kỷ qua của Nguyễn Tường Bách mà tác giả là người em út trong gia đình Nguyễn Tường đã đóng góp thêm sử liệu cho giai đoạn hình thành TLVĐ, cũng như làm rõ thêm giai đoạn lịch sử đầy phức tạp của thời kỳ Quốc - Cộng. Trong đó phe nhóm và đảng phái của người Quốc gia bị những người Cộng sản thủ tiêu, thanh toán một cách tàn độc chỉ vì một lý do duy nhất là không cùng đứng chung trong hàng ngũ với họ.
Do nhận thức được giá trị của tác phẩm nên chúng tôi thấy có trách nhiệm phải phổ biến tài liệu lịch sử quý này đến rộng rãi mọi người để tất cả có thể so sánh, đối chiếu mà thấy được tính ưu việt của những người Việt Quốc Gia chân chính cũng như bản chất bạo tàn, lừa lọc và gian xảo của bọn Cộng sản.
Cũng vì không biết hiện nay tác giả hiện đang sống ở đâu nên chúng tôi không có điều kiện tiếp xúc để xin phép tác giả trước. Kính mong vì lợi ích chung mà tác phẩm mang đến cho mọi người Việt đang sống ở trong nước cũng như hiện đang phiêu bạt ở các nơi trên thế giới. Xin tác giả lượng thứ cho sự đường đột của chúng tôi khi thực hiện Audio book này.

Chân thành cảm tạ,
Trân trọng.

Hiền Dũng
( Thành viên Audio Book của DĐHM )


**** LINK MEDIAFIRE ( VIỆT NAM MỘT THẾ KỶ QUA - Q. I ) ****

- Tập 00: http://www.hotmit.com/link.php?id=710656
- Tập 01: http://www.hotmit.com/link.php?id=710657
- Tập 02: http://www.hotmit.com/link.php?id=710658
- Tập 03: http://www.hotmit.com/link.php?id=710659
- Tập 04: http://www.hotmit.com/link.php?id=710660
- Tập 05: http://www.hotmit.com/link.php?id=710661
- Tập 06: http://www.hotmit.com/link.php?id=710662
- Tập 07: http://www.hotmit.com/link.php?id=710663
- Tập 08: http://www.hotmit.com/link.php?id=710678
- Tập 09: http://www.hotmit.com/link.php?id=710679
- Tập 10: http://www.hotmit.com/link.php?id=710680
- Tập 11: http://www.hotmit.com/link.php?id=710681
- Tập 12: http://www.hotmit.com/link.php?id=710752
- Tập 13: http://www.hotmit.com/link.php?id=710753
- Tập 14: http://www.hotmit.com/link.php?id=710754
- Tập 15: http://www.hotmit.com/link.php?id=710755
- Tập 16: http://www.hotmit.com/link.php?id=710756
- Tập 17: http://www.hotmit.com/link.php?id=710757
- Tập 18: http://www.hotmit.com/link.php?id=710758
- Tập 19: http://www.hotmit.com/link.php?id=710759
- Tập 20: http://www.hotmit.com/link.php?id=710760
- Tập 21end: http://www.hotmit.com/link.php?id=710761

**** THE END ****
Last edited by dunghiencao on 09 Mar 2014, edited 11 times in total.
User avatar
dunghiencao
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,784
Posts: 1389
Joined: 18 May 2011
Location: The Lone Star State
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng dunghiencao từ: xuandang, KimZuy, trilynguyen, hoaimy123, thanke01

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby dunghiencao » 01 Jan 2013

Nhân ngày đầu năm 2013, xin được trân trọng gửi đến toàn thể quý Mít Audio book này. Hãy xem nó như một món quà nhỏ gói ghém tất cả tâm tình của người đọc với lời cầu chúc: DĐHM của chúng ta luôn vững mạnh và quý Mít luôn an khang, hạnh phúc và thành đạt.

Thân ái,
Hiền Dũng
User avatar
dunghiencao
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,784
Posts: 1389
Joined: 18 May 2011
Location: The Lone Star State
 
 

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby dominickngo » 01 Jan 2013

dominickngo cám ơn bạn Hiền Dũng rất nhiều, anh đã đọc cho ACE nhà Mít nghe cuốn hồi ký này, nhất là nhũng ai đã từng sinh ra ở Bắc và lớn lên ở miền nam sẻ hiểu nhiều về hồi ký chính trị này,thân chúc trong năm 2013 anh và gia đình luôn mạnh khoẻ và nhiều may mắn,Thân
dominickngo
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $9,835
Posts: 2025
Joined: 22 Nov 2007
 
 

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby giahamvui » 01 Jan 2013

Thêm 1 cuốn sách hay.
Cảm ơn DHC nhiều lắm :hoa: :tốt:
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
User avatar
giahamvui
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $26,754
Posts: 1730
Joined: 16 Nov 2005
 
 

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby anbuu » 02 Jan 2013

:vt: Anbuu rất cảm ơn món quà đầu năm của huynh Dunghiencao.Một món quà quý mà Mit gia trang có thêm được trong kho tàng truyện audio của mình :hoa: :hoa: .

Tuy là cao thủ mới nhưng huynh DHC đã có những đóng góp không nhỏ để chung sức với các cao thủ của Mít gia trang mang đến những món ăn tinh thần quý báu cho Mít audio nói riêng và người Việt khắp năm châu nói chung :tốt: :hoa: .

Anbuu mến chúc huynh DHC và gia quyến cùng quý Mít một năm mới nhiều hạnh thông như ý và an bình :D :đàn: :tốt:
User avatar
anbuu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $46,593
Posts: 1247
Joined: 30 May 2007
 
 

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby chu8ha » 02 Jan 2013

khà khà quả là lợi hại lợi hại , với khoảng thời gian ngắn ngủi như thế mà huynh DHC đã tung ra mấy chưởng dồn dập thiệt là nội công thâm hậu /Đầu năm xin kính chúc huynh và gia đình luôn vui khoẻ , phát tài phát lộc. Riêng huynh thì sức lực dồi dào , khí lực sung mãn , nội ngoai công phu luôn luôn gia tăng để tung ra thêm hàng loạt audio lịch sử giá trị cho bà con 5 châu thưởng thức....
Tiếng Việt còn , người Việt còn
User avatar
chu8ha
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $172,550
Posts: 5384
Joined: 04 Sep 2010
Location: ở trong cái tủ lạnh
 
 

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby Doan Du » 02 Jan 2013

Bro DHC nội công càng ngày càng thâm hậu. Những sách của DHC đều là những tác phẩm có giá trị lịch sử.

:vt: :vt: DHC :vt: :vt:

:bia: :bia: :bia: :nhảy: :nhảy: :nhảy:

Xin nói thim với quí mít ông Nguyễn Tường Bách này với ông Nguyễn Tường Bách trong cuốn "Mộng Đời Bất Tuyệt" của sis Hồng Vân post lên là hai người hoàn toàn khác nhau.
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
User avatar
Doan Du
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $34,598
Posts: 2297
Joined: 08 Jun 2005
Location: Canada
 
 

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby misty » 02 Jan 2013

Cảm ơn dunghiencao.
Happy New Year 2013
misty
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $6,974
Posts: 440
Joined: 30 Jul 2005
Location: Bên ấy
 
 

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby Lyon » 03 Jan 2013

Chân thành cảm tạ
Lyon
Cành Mít
Cành Mít
 
Tiền: $100
Posts: 86
Joined: 01 Jun 2009
 
 

Re: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua (1916-1946) - Nguyễn Tường Bách

Postby ncgcd » 03 Jan 2013

Thanks. Thanks. Thanks.
ncgcd
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $566
Posts: 107
Joined: 19 Jul 2009
 
 

Re: VN Một Thế Kỷ Qua - Quyển I (1916-1946) - Nguyễn Tường B

Postby dunghiencao » 04 Jan 2013

Những Hồi ký Chính Trị thường khô khan, khó đọc. Do đó, để tránh cho quý Mít khi đến thăm khu vườn Mít những nhàm chán khi nghe giọng " đọc hay không bằng hay đọc " của mình . Kể từ sau “ VN Một Thế Kỷ Qua “ - Quyển I của Ng. Tường Bách, mình sẽ đọc 01 hay hai quyển Tiểu Thuyết sau đó sẽ trở lại Quyển II của tác phẩm này và những thay đổi này sẽ diễn ra liên tục trong suốt năm 2013. Khi ra tranh cử Tổng Thống, slogan của Ngài Obama là << Change – Change – Change >> và Ngài đã toàn thắng vẻ vang khi là TT thứ 44 của Hoa Kỳ. Do đó để quý Mít vẫn luôn thích thú với những gì mình đóng góp cho khu vườn Mít xanh tươi, xinh đẹp này, mình cũng phải << Change – Change – Change >> để tồn tại.

Thân ái,
Hiền Dũng
User avatar
dunghiencao
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,784
Posts: 1389
Joined: 18 May 2011
Location: The Lone Star State
 
 

Re: VN Một Thế Kỷ Qua - Quyển I (1916-1946) - Nguyễn Tường B

Postby giahamvui » 05 Jan 2013

Đây cũng là 1 ý hay . Không biết nói gì hơn là lời cảm ơn tới Mr. DHC

:bia:
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
User avatar
giahamvui
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $26,754
Posts: 1730
Joined: 16 Nov 2005
 
 

Re: VN Một Thế Kỷ Qua - Quyển I (1916-1946) - Nguyễn Tường B

Postby Lyon » 06 Jan 2013

CÁM ƠN
Lyon
Cành Mít
Cành Mít
 
Tiền: $100
Posts: 86
Joined: 01 Jun 2009
 
 

Re: VN Một Thế Kỷ Qua - Quyển I (1916-1946) - Nguyễn Tường B

Postby fe4331 » 06 Jan 2013

Cám ơn bạn dunghiencao nhiều.
fe4331
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $540
Posts: 285
Joined: 26 Sep 2008
 
 

Re: VN Một Thế Kỷ Qua - Quyển I (1916-1946) - Nguyễn Tường B

Postby kcmarie » 06 Jan 2013

Sáng nay , cháu đợi cả nhà ăn sáng xong là chạy vô đây ngay để download cuốn nầy đưa lên online cho nhiều người muốn nghe gấp . Thêm lần nửa, cháu rất cám ơn chú DHC đã chọn lựa và post lên những bài sưu tầm thật quí báu , ý cháu muốn nói là những tài liệu chú đọc rất chính xác về cuộc chiến. Thế hệ chúng cháu rất cần đọc để biết thêm về lịch sử, nên cần phải hiểu một cách trung thực, vô tư. Sách đầy trên mạng , người viết cũng nhiều , nhưng thỉnh thoảng cháu bắt gặp hay có cảm giác như chỉ là những tài liệu một chiều, một bản thảo tuyên truyền và dàn dựng cho một bên của dòng lịch sử thì cái giá trị của nó sẽ khác biệt hẳn đi...Cháu cố gắng viết gọn, ghép chút chổ nầy , sửa chút chổ kia , chú đừng có..cười cháu. Tóm lại, cháu rất trân trọng và cám ơn chú rất nhiều.
"Long vĩ Xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua tứ xứ khởi đao binh.
Mã đề Dương cước anh hùng tận,
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình"!
User avatar
kcmarie
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $14,770
Posts: 869
Joined: 08 Oct 2011
 
 

Next

Return to Truyện Audio



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 80 guests