Mạt lộ - Nhà văn phản kháng Đào Hiếu ( Ng. đọc: Hiền Dũng )

Truyện đọc ở trang hột mít chưa đủ thì vô đây lấy thêm

Moderator: Doan Du

Mạt lộ - Nhà văn phản kháng Đào Hiếu ( Ng. đọc: Hiền Dũng )

Postby dunghiencao » 16 Dec 2012

Image


- Tiểu thuyết: Mạt lộ
- Tác giả: Nhà văn phản kháng Đào Hiếu
- Lề Trái xuất bản tại Hải Ngoại năm 2012
- Audio Book (05 Tập) do Diễn Đàn Hột Mít thực hiện năm 2012
- Quản thủ Thư viện Audio book DĐHM: Dịch giả Quốc Thân
- Người đọc: Hiền Dũng


NHÃ NAM: Đọc MẠT LỘ của ĐÀO HIẾU

Cầm cuốn tiểu thuyết mới nhất của Đào Hiếu trong tay, cảm giác đầu tiên là thích thú. Thích thú từ cái đơn giản và mạnh mẽ của bìa 1. Dĩ nhiên, không thể so sánh bìa cuốn tiểu thuyết được in một cách "thủ công" này với bìa hàng vạn cuốn sách đang bày bán khắp nơi được in ấn "hiện đại" đầy hào nhoáng.

Chưa đọc vội, hãy nhìn vào tên nhà xuất bản với cỡ chữ khá lớn: LỀ BÊN TRÁI. Chắc hẳn nhiều người sẽ mỉm cười, cái cười ý nhị nhưng sảng khoái (đã có "lề bên phải" theo định hướng thì ắt phải có lề bên trái thôi). Lật vào những trang trong... Ông nhà văn này quả là kỹ lưỡng, dù ghi "in vài ba cuốn tặng bạn bè", ông vẫn chỉn chu thực hiện tất cả những quy ước quốc tế cho một ấn phẩm đàng hoàng: Có "copyright © " bằng tiếng Anh, có trang bìa lót, có trang giới thiệu ngắn... Đặc biệt trang cuối sách ghi rõ: "Xuất bản theo Điều 60 và 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992".

Như vậy, cuốn tiểu thuyết đã được thực hiện một cách trang trọng, đầy tinh thần trách nhiệm của một nhà văn, một nhà (tự) xuất bản. Gần như không có lỗi ấn loát nào, dù là một dấu chấm phẩy. Muốn biết thêm, độc giả còn có thể ghé thăm website: http//daohieu.com được in cuối trang 2, để thấy rõ ràng website Lề Bên Trái của Đào Hiếu cũng được chăm chút chu đáo thế nào.

Sở dĩ tôi cứ lan man ngoài bìa cuốn tiểu thuyết mà chưa vào phần cốt lõi là nội dung cốt truyện vì tôi tin rằng, một cuốn sách có giá trị thật sự không chỉ do nội dung mà còn phương cách nó được thực hiện. Nếu người viết không tôn trọng tác phẩm của mình thì sao có thể thuyết phục độc giả tôn trọng? Tôi yêu mến Đào Hiếu vì sự chu đáo này và ngưỡng mộ ông vì đàng hoàng xuất bản, đàng hoàng công bố tác phẩm của mình, giữa thời buổi cái gì cũng phải xin phép này. Ông đã tự xuất bản đứa con tinh thần này theo tinh thần tôn trọng quyền con người và cũng là cách khẳng định rằng quyền tự xuất bản vốn có ghi trong Hiến pháp nước sở tại mà lâu nay người dân và ngay cả chính ông "quên mất".

Bức tranh hiện thực

Chỉ khoảng 150 trang sách, tiểu thuyết Mạt Lộ của Đào Hiếu đã vẽ ra bức tranh vân cẩu của xã hội đầy nhem nhuốc hiện tại, xen giữa là vài hồi ức ngắn ngủi thời chiến tranh khốc liệt của những nhân vật trong truyện. Có thể hiểu, nhân vật Thọ, xưng "tôi" trong truyện không can dự gì nhiều, chỉ đứng ở vị thế một người quan sát và ghi chép tỉnh táo là chính tác giả - một người trong cuộc - về cuộc chiến đầy tranh cãi cách đây gần 40 năm và cay đắng chứng kiến những ghê tởm bây giờ.

Những dòng chữ trìu mến xót xa của tác giả dành cho Đại úy Quỳnh, bạn ông, người một thời phía bên kia chiến tuyến. Còn những đồng đội, đồng ngũ đã "chiến thắng" của ông chỉ được vẽ ra như những người lạc đường hoặc lỡ đi vào mạt lộ. Những đồng đội một thời ấy, họ bị lừa dối và đẩy vào cuộc chiến tương tàn mà không hiểu vì sao. Đến khi đã thâu tóm quyền lực nhờ chiến thắng, kẻ vốn dối trá cơ hội thì ngoi lên, đạp đổ mọi chuẩn mực, kẻ ngây thơ cũng bị cuốn vào guồng máy bất nhân không dứt ra được.

Từ một Trần Vũ, nhà văn, trung úy VNCH lỡ đi vào bưng rồi phải tự sát vì bị nghi kỵ. Từ Thu, một cán bộ nội thành bị lộ, vào bưng chỉ để cuống cuồng chạy trốn bom đạn, cam tâm để cấp trên lợi dụng tình dục vì mong một chức bí thư thành đoàn... rồi biến thành một quan chức hoang dâm sau này. Từ một Mười Đạt đi tù Côn Đảo vì họat động, bất lực về sau, từ một Ba Trần, thứ trưởng trong chính phủ Cách mạng Miền Nam sau thành siêu địa chủ... đều đi theo mạt lộ.

"Con chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy mà thôi"
Lời nhân vật Minh trong tiếu thuyết Mạt Lộ

Đằng sau họ là một thế lực, một bóng ma đầy quyền lực của bóng tối, kẻ có tên Vương gia - một biểu tượng sinh động của kẻ cầm quyền. Chân dung ghê rợn của Vương gia được Đào Hiếu mô tả: "Ông không lộ diện nhưng có mặt khắp nơi, nhắc tới tên ông thì mọi người đều run sợ... Nhắc tới ông, những người lính già ôm mặt khóc cho đồng đội của mình đã bị đem thí quân trong trận Mậu Thân, trong chiến dịch càn quét sang Campuchia khốc liệt. Một tướng về hưu kể rằng số sĩ quan cấp tướng, cấp tá cấp úy...đã chết trong chiến dịch này bằng cả cuộc chiến tranh chống Mỹ gộp lại. Tất cả đều xuất phát từ cơn điên của ông ta. Ông ta đã quyết định hai chiến dịch lớn ấy vì muốn "tài năng hơn ông Giáp, nổi tiếng hơn ông Hồ" và sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược đã hủy diệt hàng triệu sinh mạng, phá nát hàng trăm ngàn gia đình, gieo rắc đau thương đến từng làng quê, từng góc phố".

Đào Hiếu viết tiếp: "Theo tin đồn thì ông thuộc dòng dõi hoàng tộc triều Nguyễn, một trong những đứa cháu của vua Đồng Khánh. Nhưng về sau này, khi đất nước thống nhất, trong tư dinh của ông lại treo ảnh vua Hàm Nghi, em ruột Đồng Khánh, vì Hàm Nghi chống Pháp còn Đồng Khánh thì thân Pháp. Chính vì chuyện đồn đại ấy mà khi còn ở trong rừng mọi người đều gọi ông là 'vương gia'."

Nhân vật Vương gia là đầu mối cho thảm họa của dân tộc, kẻ ấy lại run sợ khi bị một bé gái lột mặt nạ. Chân tướng thảm hại của kẻ cầm quyền tất sẽ bị Chân, Thiện, Mỹ lật mặt.

Nghiệp chướng

Đào Hiếu không quên thế hệ trẻ, trong Mạt Lộ, nhân vật xưng tôi của ông dành nhiều tình cảm cho đám con cháu của những người ông quen biết, như Huy, Trúc, Quỳnh Vi... chỉ ngọai trừ giám đốc Minh, đứa con rơi của Vương gia với nữ bác sĩ riêng từ một thanh niên hiểu biết, đẹp đẽ biến thành tỉ phú sa đọa, một kẻ đánh mất niềm tin vào thế hệ đàn anh vì chứng kiến.

Nhân vật giám đốc Minh thổ lộ: "Ba đi làm cách mạng, đấu tố địa chủ, hạ nhục họ, bức tử họ, để rồi khi cách mạng thành công, ba và các đồng chí của ba truất quyền sỡ hữu đất đai của nhân dân, một mình vơ vét ruộng đất, trở thành những địa chủ khổng lồ. Giàu có vô lượng, chiếm hữu đất đai nhiều vô số" và "Ba quên rằng con là con của vương gia sao? Ông ta là một con người lạnh lùng cho nên giám đốc Minh này vô cảm, giám đốc Minh này thiếu tình người là chuyện có gì khó hiểu đâu. Khó hiểu là những người cộng sản. Họ rêu rao rằng họ đang thực hiện công bằng xã hội, giải phóng giai cấp, thế mà họ tàn ác, tham lam và lạnh lùng như những con người vô tính. Công ty của con là một công ty tư nhân nhưng con không thể lấy đất của dân nếu không có sự chỉ đạo, sự ủng hộ, sự đồng tình, sự chia chác... của nhà nước. Con chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy mà thôi.".

Lời của tỉ phú Minh đã đúc kết toàn bộ những phi lý, những ghê tởm của xã hội hiện hữu. Mạt Lộ còn như một thiên phóng sự, cho ta thấy những cảnh hiện thực hôm nay: lớp người quyền thế ăn chơi sa đọa, lớp thanh niên chạy theo hưởng thụ, bọn cơ hội nước ngoài nhảy vào xâu xé, lũ côn đồ đầu trâu mặt ngựa bức hiếp dân lành.

Cuốn sách mở đầu bằng ngày cô Thu trẻ đẹp đi vào bưng và cuối sách là bà giám đốc Sở Thương nghiệp tên Thu ấy phát điên khùng rồ dại, chồng con chết thảm thương. Phải chăng là quả báo, là nghiệp chướng như Phật dạy? Đào Hiếu để cho độc giả tự hiểu, và cái kết cục của nhân vật Thu, nhân vật Minh, Mười Đạt cũng có thể là cái kết của Vương gia. Đọc Mạt Lộ của Đào Hiếu để khâm phục một người từng ở trong guồng máy như ông, nay đã thoát khỏi vũng nhơ nhớp. Ông là một chứng nhân. Tiểu thuyết Mạt Lộ của ông là một lời chứng không khó để kiểm nghiệm. Hãy nhìn sâu, nhìn kỹ để thấy như ông.


Tin tức của Nhật báo NGƯỜI VIỆT. –

Nhà văn Đào Hiếu hôm thứ Hai trên đường đi Mỹ thăm con, bị giữ lại tại Tân Sơn Nhất không cho xuất cảnh.
Lý do được cho biết là ông thuộc diện “không được xuất cảnh,” mặc dù, theo lời nhà văn, ông đã qua Mỹ 3 lần rồi.
Theo lời kể của nhà văn, tên thật là Đào Chí Hiếu, ông bị công an cửa khẩu giữ lại theo lệnh của cấp trên, một người không rõ cấp bậc nhưng được miêu tả là một “sếp công an văn hóa” tên “Tuấn.”
Biên bản của công an cửa khẩu không cho ông Hiếu xuất cảnh, ghi lý do ông “là người thuộc diện chưa được xuất cảnh theo đề nghị của công an TP.”

Người công an cửa khẩu nói với nhà văn, “Tôi nhận được lệnh như thế từ lãnh đạo công an văn hóa và tôi phải thi hành.”
Biên bản cấm nhà văn Đào Hiếu xuất cảnh.

Lệnh cấm xuất cảnh này không ai nói cho ông Hiếu biết, khiến ông phải xin visa, mua vé máy bay tốn kém gần 2000 USD, mất rất nhiều thì giờ, them các tour du lịch mà con tôi đã mua sẵn cho tôi bên Mỹ cũng “tốn kém hàng ngàn đô la.”

Ông Đào Hiếu nói với viên công an, “Tôi đã làm việc với công an văn hóa nhiều lần và tôi cũng chưa hề nghe có ai nói với tôi là tôi sẽ bị cấm xuất cảnh.”
Người này đợi điện thoại cấp trên, và hẹn, “Thôi được, lát nữa lãnh đạo gọi điện cho tôi, tôi sẽ đưa máy cho anh trực tiếp nói chuyện.”

Tuy nhiên, khi người “sếp an ninh văn hóa” tên Tuấn gọi tới và nói chuyện, thì chỉ nói người công an cửa khẩu “làm theo lệnh.” Rồi ông Tuấn cúp máy.
Theo viên công an cửa khẩu, lệnh cấm ông Đào Hiếu xuất cảnh đã có từ năm 2009.

Nhà văn Đào Hiếu từng làm báo Tuổi Trẻ, và trước đây viết trên trang web daohieu.com. Vào năm 2009, trang web này, với những lời phát biểu “lề trái” và chống Trung Quốc, bị đóng cửa với lý do “vi phạm luật xuất bản.”

Ông người Quy Nhơn, tham gia phong trào thanh niên tranh đấu và vào đảng Cộng Sản năm 1968. Năm 2008, ông ra mắt cuốn tự truyện đời mình mang tên “Lạc đường.”

Trong lời giới thiệu tự truyện “Lạc đường,” ông viết: “Năm sáu mươi tuổi tôi khởi sự viết tự truyện này. Sáu mươi là tuổi ‘nhĩ thuận’ nhưng lỗ tai tôi nghe cái gì cũng trái, con mắt nhìn cái gì cũng thấy có gai... mỗi sáng giở tờ báo ra, đọc vài cái tít lớn là vứt đi.... Viết lách thì như bồi bút. Buổi tối bật tivi lên. Lại nói dối. Nói dối trên nền nhạc Richard Clayderman.”

Nhà văn Đào Hiếu có người con ở Mỹ là công dân Mỹ. (HNV)


ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI ĐỌC GỬI ĐẾN TÁC GIẢ

Kính thưa tác giả Đào Hiếu,

Chúng tôi là những người Việt hiện định cư tại hải ngoại và được biết ông hiện đang sinh sống tại VN. Vì nhu cầu và lợi ích của tác phẩm này đối với cộng đồng, chúng tôi rất muốn gặp gỡ để xin phép ông cho chuyển tác phẩm này sang Audio book. Nhưng do những điều kiện khách quan nên đến nay vẫn chưa thể. Như chúng tôi được biết, thì ngoại trừ một vài tác phẩm đầu tiên của ông được in ấn trong nước còn hầu hết những tác phẩm quan trọng trong văn nghiệp của ông đều được xuất bản tại hải ngoại. Thiết tưởng Audio book này ra đời nhằm tạo điều kiện để tác phẩm của ông đến gần với độc giả trong nước và ngoài nước hơn. Chắc điều này cũng không ra ngoài ý hướng của ông khi viết tác phẩm này.
Dù chưa được sự đồng ý của ông, nhưng chúng tôi thiết nghĩ ông cũng không hẹp hòi khi chúng tôi mạo muội xuất bản Audio book này chỉ vì lợi ích của cộng đồng với một mục tiêu chung là đấu tranh cho tự do và dân chủ cho VN.

Chân thành cảm tạ,
Trân trọng.

Hiền Dũng
( Thành viên Audio Book của DĐHM )


**** LINK MEDIAFIRE ( MẠT LỘ ) ****

- Tập 1: http://www.mediafire.com/?bvp8z5juqwu8ty3#!
- Tập 2: http://www.mediafire.com/?sijica7091zjz81#!
- Tập 3: http://www.mediafire.com/?c3tx9zflrijd86b#!
- Tập 4: http://www.mediafire.com/?sajj4gteah6tscz#!
- Tập 5end: http://www.mediafire.com/?a4ig744gicl64fi#!

**** THE END ****
Last edited by dunghiencao on 09 Mar 2014, edited 12 times in total.
User avatar
dunghiencao
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,784
Posts: 1389
Joined: 18 May 2011
Location: The Lone Star State
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng dunghiencao từ: xuandang, doian, hoaimy123, thanke01

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby huynhnga » 16 Dec 2012

Cam on rat nhieu ---
HNga.
huynhnga
Cành Mít
Cành Mít
 
Tiền: $272
Posts: 74
Joined: 28 Apr 2008
 
 

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby vandon » 16 Dec 2012

Cám ơn dunghiencao rất nhiều.....
vandon
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $2,540
Posts: 139
Joined: 24 Nov 2005
Location: california
 
 

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby chu8ha » 16 Dec 2012

Mặc dù bận rộn nhưng huynh Hiền Dũng cũng sản xuất đều đều chớ khg như Tám , cứ cho ngâm tôm 1 bộ truyện cả tháng trời. Nhưng có lẽ cái lỗi là dạo này audio mới nhiều quá nên Tám chỉ lo nghe mà quên đọc hehehe. Cám ơn huynh đã cho nghe thêm 1 tiểu thuyết mới.
Tiếng Việt còn , người Việt còn
User avatar
chu8ha
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $172,550
Posts: 5384
Joined: 04 Sep 2010
Location: ở trong cái tủ lạnh
 
 

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby huumit » 17 Dec 2012

Cám ơn DungHienCao :hoa:
User avatar
huumit
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $879,688
Posts: 2476
Joined: 27 Apr 2007
Location: Đại lộ Internet
 
 

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby nguyenp123 » 18 Dec 2012

Cám ơn nhiều :)
nguyenp123
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $5,766
Posts: 75
Joined: 26 Mar 2005
 
 

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby fe4331 » 21 Dec 2012

Cám ơn Hiền Dũng nhiều
fe4331
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $540
Posts: 285
Joined: 26 Sep 2008
 
 

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby thanh503 » 22 Dec 2012

Cám Ỏn Ông Dung Hiền Cao thật nhiều, thân chúc Ông cùng gia quyến và Đại gia đình Hột Mít hưởng một Mùa Christmas và New Year tràn đầy Hạnh Phúc và An Lành.
thanh503
Lá Mít
Lá Mít
 
Tiền: $20
Posts: 11
Joined: 03 Sep 2010
 
 

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby giahamvui » 22 Dec 2012

thanh503 wrote:Cám Ỏn Ông Dung Hiền Cao thật nhiều, thân chúc Ông cùng gia quyến và Đại gia đình Hột Mít hưởng một Mùa Christmas và New Year tràn đầy Hạnh Phúc và An Lành.



Very nice :tốt:


Merry Christmas to all
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
User avatar
giahamvui
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $26,754
Posts: 1730
Joined: 16 Nov 2005
 
 

Re: Tiểu thuyết: Mạt lộ của Nhà văn phản kháng Đào Hiếu

Postby thanh6969 » 26 Dec 2012

Cam on rat nhieu
thanh6969
Mầm Mít
Mầm Mít
 
Tiền: $24
Posts: 8
Joined: 24 Sep 2012
 
 


Return to Truyện Audio



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 34 guests