Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby pleikey » 08 Jan 2009

Image


Ông John C. Schafer là người Mỹ có một thời được cử sang Việt Nam giảng dạy tiếng Anh tại Đà Nẵng vào năm 1968, thời mà cao trào nhạc Trịnh Công Sơn đang dâng cao và ông đi đâu cũng nghe mọi người bàn tán và mở nhạc của người nhạc sĩ này. Từ đó ông có ấn tượng về người nhạc sĩ tài ba này. Sau cái chết của TCS mọi người Việt khắp nơi lại lần nữa xôn xao về ông và tác giả đã viết bài này. Đây chỉ là bản viết thảo trước khi được đăng trên tờ The Journal of Asian Studies Vol. 66, No. 3 (August) 2007: 597-643. © 2007 Association of Asian Studies Inc.

Bài viết được đăng trên internet vào 2007. Pleikey xin trích dịch lại, bỡi Pleikey không phải là dịch giả nếu có gì không chính xác xin các bạn niệm từ tha thứ:

Hiện Tượng Trịnh Công Sơn


.....................

Trịnh Công Sơn qua đời sáu năm về trước ở tuổi 62 sau khi chống chọi với căng bệnh gan và các bệnh khác do ảnh hưởng bỡi rượu và thuốc lá quá nhiều. Toàn cõi Vietnam và các thành phố ngoại quốc có người Việt sinh sống - Từ Melbourne đến Toronto, từ Paris đến Los Angeles và San Jose – đều thể hiện đau buồn thương tiếc về sự ra đi của ông và tri ân công ơn ông đã để lại với gần 600 bản nhạc. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hàng nghìn người đã đến dự lễ an tán và khắp mọi nơi tổ chức các buổi hoà nhạc, vài chương trình này được thâu hình và chiếu trên TV qua sự trình diễn bỡi các ca sĩ hát những bài hát của ông để thay lời giã biệt một người quá cố đã từng làm rung động trái tim hàng triệu người. Sau tham dự một buổi trình diển mà vé đã được bán sạch, “Buổi Chiều Nhạc Tưởng Nhớ Trịnh Công Sơn” tại nhà hát Hà Nội, một nhà hát xưa thời Pháp, được tu sửa hồi 19 tháng 4 năm 2001 thành “Nhà Hát Lớn,” tôi quyết định tìm hiểu nguyên nhân vì đâu mà người dẩn dắt chương trình gọi “Hiện Tượng Trịnh Công Sơn ” - Sự nổi tiếng vượt bậc của Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông, gọi ông Hiện Tượng không phải là sự tâng bốc hay điêu ngoa. Nhà văn Nhật Tiến hiện đang sống ở California gọi nhạc Trịnh Công Sơn là “Một công trình nghệ thuật có sự ảnh hưởng rỏ nét nhất” bởi vì “Nó xâm nhập trực tiếp vào đời sống” (1989,55). Ông là một người có ảnh hưởng lớn vào thập niên 1960 và 70 và đa số người ủng hộ nồng nhiệt nhất là nguời dân thuộc miền Nam Vietnam Cộng Hòa xưa. Trong thời chiến những người miền Bắc bị cấm nghe nhạc từ miền Nam. Sau năm 1975 Việt Nam thống nhất, ông vẫn được nhiều người yêu mến, Sau khi mất đi ông vẫn là một nhạc sĩ được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam.
……….
Các lý giải về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn của tôi được dựa trên những cuộc trò chuyện với những người bạn Việt và người thân từ nhiều năm nay và những thông tin đề cập đến ông kể từ ngày ông mất. Tôi đi đến kết luận là có 7 lý do cho Hiện Tượng Trịnh Công Sơn: sự khởi đầu tình ca của ông, sự khơi động Phật Ca, nhạc phản ánh chiến tranh của Miền Nam trong thời chiến, sự đặc thù hoăc tính cách mà Trịnh Công Sơn thể hiện, sự khám phá ra cô ca sĩ tài ba Khánh Ly, sự bùng nổ của máy thâu băng cassettes, và khả năng Trịnh Công Sơn thích nghi với thể chế chính trị mới sau thời chiến. Sau khi cung cấp chi tiết về tiểu sử của ông, tôi sẽ đi sâu hơn về các lý giải vừa nêu ra

Những năm sơ khai:
Nguyên quán của Sơn là làng Minh Hương vùng ven Huế miền Trung Việt. Tên làng có gắn liền với tổ tiên ông (ông ở đây chỉ tên Sơn) bên gia đình cha gốc tích ở Trung Hoa có liên quan đến triều nhà Minh người đã di tản sang Việt Nam vào thế kỷ 17 khi nhà Mãng Châu đánh bại nhà Minh và thay ngôi nhà Tần. Sơn được sinh ra vào năm 1939, nhưng không phải tại làng Minh Hương nà được sinh ở tỉnh Đắc Lắc vùng cao phần Trung bộ nơi mà cha của ông là một thương gia, mang gia đình đến đó để mở mang làm ăn. Sau đó gia đình trở lại Huế vào năm 1943 khi kinh tế bị ảnh hưởng bởi Thế Chiến Thứ II bắt buộc cha của ông phải rời cao phần. Sơn được học ở các trường làng và theo học trường Pháp French Lyceé tại Huế vào lúc thảm kịch đổ xuống gia đình ông. Cha Sơn, lúc đang đi xe cho công việc làm ăn và làm biệt đông cách mạng, đã chết do tai nạn giao thông, ông ngã té trong lúc lái chiếcVespa trên đường trở về từ Quảng Trị. Lúc đó là năm 1955, khi Sơn 16 tuối, Sơn là người anh cả của 6 anh chị em, và nguời mẹ sắp có thêm người con thứ 8. Dù cái chết của cha và kinh tế gia đình ảnh hưởng đến Sơn, ông vẫn tiếp tục việc học. Vào niên học 1956-57 ông học tại trường Thiên Hựu, điều hành bỡi nhà dòng Catholic Diocese, Huế. Sau khi thi đổ và nhận được bằng Tú Tài I, ông di cư vào Sài Gòn và theo học môn triết học tại trường Lyceé Chasseloup-laubat. Để khỏi bị lệnh nhập ngũ ông nhờ vài người bạn giúp ông đưa vào trường Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1964, ông đi dạy học 3 năm tại các trường tỉnh lẻ và các dân thiểu số gần Đà Lạt nơi mà ông sáng tác các bài hát nổi tiếng tại đây.

Sơn yêu âm nhạc từ hồi còn trẻ. Ông biết sử dụng Mandolin và thổi sáo trước khi học lớp guitar vở lòng lúc mới 12 tuổi. “Tôi đến với âm nhạc có thể bỡi vì tôi yêu đời,” Sơn đã viết như vậy, “Nhưng cũng một phần do số phận xoay vầng.” Trong lúc theo học ở Sài Gòn, Sơn trở lại Huế trong những ngày nghĩ lễ và luyện tâp Judo với nguời em. Ông bị chấn thương ở ngực và mất 3 năm mới phục hồi. Tai nạn đã cản trở ông không thể lấy thêm bằng Tú Tài II nhưng đó cũng là thời gian cho ông thực tập sáng tác. Rỏ ràng ông không có ý định chọn con đường âm nhạc. Ông đã từng giải thích thời gian này trong đời ông, sau khi cha mất, khi mà ông hoàn toàn không định trước, ông bổng nhiên bước vào ngưỡng cửa danh vọng:

Tôi không có ý định theo đuổi con đường âm nhạc. Tôi nhớ tôi đã viết những bản nhạc đầu tiên để thể hiện những nội tâm… Đó là vào năm 56-57, thời còn mơ tưởng mong lung, suy nghĩ ngu ngơ và bông lông. Ở giai đoạn thanh xuân đó, như trái đầu mùa, tôi yêu âm nhạc nhưng hoàn toàn không có tham vọng trở thành một nhà âm nhạc.
....................

Pleikey sẽ dịch thêm khi nào có thêm thì giờ :D
Nếu bạn thích đọc bản gốc tiếng Anh, xin tải về tại đây: http://www.hotmit.com/mega/TCSMay2007.rar

-------------------------------
Image

Hình Trịnh Công Sơn ngồi trước ban công nhà ở đường Nguyễn Trường Tộ tại Huế, circa 1969.
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,950
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby pleikey » 13 Jan 2009

Phần tiếp theo....

Khởi đầu Tình Ca:

Hiện Tượng Trịnh Công Sơn thật ra chưa xảy ra cho đến giữa thập niên 60 khi mà nhạc phản chiến trở thành phổ biến, khởi đầu người nhạc sĩ trẻ này chỉ thích viết tình ca như “Ướt Mi,” “Biển Nhớ,” “Diễm Xưa” và “ Tình Sầu” Có điều gì đó bí ẩn chung quanh các bản nhạc của Sơn, nhiều thắt mắt được nêu ra nguyên nhân nào tạo nên nguồn cảm hứng cho ông, đặc biệt là những bài tình ca. Mọi người muốn biết ai là người con gái trong bài hát. Lời đồn đãi lang xa rồi trở thành những huyền thoại và nó giúp phần tăng thêm sự chú ý về ông. Những năm về sau Sơn và những người bạn thân mới giải thích một số bí ẩn trong vài bài hát . Điển hình Sơn đã từng giải thích rằng bài “Ướt Mi” được viết để tặng cho người ca sĩ tên Thanh Thúy mà Sơn có lần nghe cô hát bài “Giọt Mưa Thu” khi cô vừa hát vừa khóc bỡi vì mẹ cô vừa qua đời tại quê nhà do bệnh lao phổi. Còn bài “Diễm Xưa” có lẽ là bản nhạc nổi tiếng nhất trong các bài tình ca của Sơn, Sơn giải thích rằng có một cô gái tên Diễm mà Sơn nhìn thấy từ ban công trước nhà tại Huế (xin xem hình ở phần đầu) trong lúc cô đi bộ dọc theo con đường Nguyễn Trường Tộ để đến lớp học.

Đó là những điều liên quan đến bản nhạc tình đầu tay, bên cạnh đó còn có những bí ẩn khác chung quanh những cảm hứng của ông mà chưa dám tiết lộ? Sơn lúc đó giải thích rằng có những điều không nên tiết lộ bỡi vì nó sẽ gây phản cảm với thính giả, giới trẻ miền Nam giờ chạy theo nhạc Âu Châu và nhạc Mỹ, thể loại này có tính cách mới hơn so với nhạc của các nhạc sĩ trong nước. Còn thể loại nhạc mang âm hưởng xưa mà người Việt thường gọi nhạc Tiền Chiến, là một nhầm lẫn bỡi nhiều nguyên nhân. Nhầm lẫn đầu tiên là bỡi những bản nhạc này được ra đời trước thời chống Pháp nhưng cũng có nhiều bài được viết trong thời kỳ và sau cuộc chiến. Nó cũng tạo nhầm lẫn bỡi vì nó bao gồm những bản nhạc tình cảm ủy mị được ra đời trong thời kỳ này, chẳng những thế, nó còn có thêm thể loại nhạc yêu nước. Có thể cái tên “Tiền Chiến” trở thành phổ thông bởi vì các bài hát ra đời trong giai đoạn này được gắn liền giữa âm hưởng và ý thơ mà được gọi nôm na thơ tiền chiến vào thập niên 30 và 40. Những bài thơ được viết bỡi một nhóm nhà thơ lãng mạn người Pháp có tầm ảnh hưởng lớn vào thế kỷ 19, chẳng hạn như Alphonse de Larmartine, Alfred Vigny, và Alfred de Musset. Nhiều bài thơ tiền chiến cũng được phổ nhạc. Điều quan trong ở đây cho chúng ta thấy rằng nhạc tiền chiến hãy còn phổ biến vào thập niên 50 khi mà Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác. Thật ra, “Giọt Mưa Thu” bài hát được sáng tác bỡi Đặng Thế Phong năm 1938 do Thanh Thúy hát vào năm 1958 đã tạo cảm hứng cho Sơn sáng tác bài tình ca nổi tiếng đầu tay “Ướt Mi.”

…………..

Mặc dù không bị cấm chính thức, nhạc tiền chiến rất hiếm khi được nghe ở miền Bắc. Lần đâu tiên đại thắng Pháp rồi đến chống Mỹ và phe đồng minh, các nhà lãnh đạo bên phía Dân Chủ Việt Nam không muốn người dân nghe các loại nhạc tình lãng mạn ủy mị. Dù sao nhạc tiền chiến được phổ biến trong Nam: Đó là nhửng bài hát tạo bình phong cho những đổi mới nổi bậc của Sơn. “Đi vào tân nhạc với một tâm hồn mới mẻ,” Đặng Tiến đã nói “Trịnh Công Sơn dần dà tạo nên một tiếng nói mới cho nền âm nhạc, thoát khỏi khuôn mẩu nhạc xưa với thể loại nhạc cải cách mà chỉ mới nổi lên cách đây chừng 20 năm”

Sơn đã làm cách nào tạo nên các bài hát thể hiện một cách mới lạ? Văn Ngọc nhấn mạnh rằng cách thức mới trong lời nhạc của Sơn, điều mà ông đang đề cập, hoàn toàn không có giới hạn với chức năng diễn tả ý nhạc từ đầu đến cuối. “Nó mang một sức sống hoàn toàn độc lập, tự do. Nó hầu như gây cảm xúc bằng những ý tưởng tươi đẹp, nhiều ấn tượng, và những ưu tư mà đôi khi đạt đến trình độ chủ nghĩa siêu thực; và trong đó đôi khi lời nhạc không có liên hệ logic chút nào.” Sơn kiến tạo các bài hát bằng một đúc kết tài tình trực tiếp đi vào lòng người. Để đạt được điều này ông đã áp dụng phượng pháp từ các nhà thơ hiện đại, đó là điều tại sao ông được gọi là nhà thơ, chứ không chỉ là nhà viết nhạc Những kỹ xảo này bao hàm lời nhạc thiếu mạch lạc (ít nhất ở một mức logic nào đó); cấu trúc văn phạm bất bình thường đưa đến những giới hạn chấp nhận được; cách diễn tả mới, những hình tượng và ẩn dụ; cấu trúc từ nghữ một cách lạ lùng; và vần điệu; bao gồm phá vần và theo vần. Những kỹ xão này ta có thể thấy trong bài “Diễm Xưa.” Dù vậy ý của bài hát vẩn hiểu được - người đang chờ dưới mưa mong người yêu đến thăm – bài hát diển tả thiếu mạch lạc . “Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Để người phiêu lãng quên mình lãng du?” Lê Hữu gọi đây là “Ông nói gà, bà nót vịt; như lấy lời bài hát khác gắn vào bài này” Sơn dùng văn phạm bất bình thường như ta thấy ở dòng thứ hai: “Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao” Khi thông dịch vợ tôi phải bỏ bớt “mấy thuở” bởi vì cấu trúc văn phạm của Sơn làm người ta khó biết rỏ sự liên hệ của các từ trong nguyên câu.

Trong bài “Diễm” cũng như các bản nhạc tiền chiến thường có mưa rơi, mùa thu, lá rơi, còn lại các thứ khác và ý tưởng hoàn toàn không có sự rập khuôn. Như tháp cổ, bia đá, và sỏi đá hổ trợ cho nhau mà nhạc tiền chiến chưa đuợc khai thác. Khả dĩ câu hát này, “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau,” trở thành nổi tiếng bởi vì nó mới lạ và dể thu hút. Kỹ xảo thứ tư là, cách đặt câu bất thường, theo nhiều nhà phê bình nhận ra sự khác biệt trong nét nhạc của Sơn, có thể gọi đó là sự đối nghịch của Sơn, hay ý tưởng đối nghịch (Cao Huy Thuần 2001b, Trần Hữu Thục 2001),còn một điểm đặc biệt nửa tôi sẽ đề cập sau. Trong bài “Diễm” có thêm dòng thứ 2 mang cấu trúc đặc biệt dạng thơ tứ tuyệt “Buồi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua,” Sơn sử dụng từ trong câu “Chuyến mưa qua” để diển tả trời mưa, dùng từ “chuyến’” là một bất thường, từ này chỉ dùng cho “chuyến xe, chuyến bay, chuyến xe lửa…” chứ chưa bao giời dùng cho cơn mưa (Lê Hữu 2001, 227). Có thêm vài dẩn chứng hay hơn nữa tìm thấy trong các câu thơ tứ tuyệt của một số nhạc tình, bài “Tình Sầu” của Sơn:

“Tình yêu như vết cháy trên da thịt người
Tình xa như trời, tình gần như khói mây
tình trầm như bóng cây
tình reo vui như nắng
tình buồn làm cơn say”

Câu thơ bắt đầu với tình yêu được so sánh như vết phỏng, chứng tỏ chiến tranh đã đi vào người viết nhạc này. Nó đề cập đến sương mù, mây, nắng, đó là những thứ sơn xếp đặt và sử dụng tạo nên sự bất tương đồng, như Đặng Tiến dẩn giải, “’Tình xa như trời’ là hợp lý, nhưng tại sao ‘tình gần như khói mây’?... ‘Tình reo vui như nắng ‘ là đúng, nhưng nghịch lý với ‘tình trầm như bóng cây.´ Tại sao lại có ‘làm cơn say’ ở đây?”

Đặng Tiến so sánh bài “Tình Sầu” với bài “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh., một bài hát tiền chiến năm 1952 hay 1953 hãy còn phổ biến ở Viêt Nam vào thập niên 60 và 70 (Tôi nghe bài này rất nhiều lần trong các phòng trà ở Huế và Đà Nẵng trong thời chiến). Nó bắt đầu như thế này:

"Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian”

Theo Đặng Tiến, trong khi lời nhạc tương phản mới lạ trong nhạc của Sơn, những câu hát trên đuợc xếp đặt những ý tưởng theo thứ tự với nhau: mây-gió, bướm-hoa, trăng-thu.

Cuối cùng là kỹ xảo dùng thơ, vần điệu – vừa theo vần và phá vần - Được Sơn sử dụng một cách khéo léo gắn liền với kết cấu. Các nhà viết nhạc khác cũng dùng thơ vần nhưng nó trở thành một công cụ quan trọng cho Sơn. Trần Hữu Thục nói rằng một số bài nối tiếng của Trịnh Công Sơn lúc hát theo vần điệu, lúc thì chỉ hát theo ý nghĩa. Tôi xin lấy bài “Diễm” để xếp vào thể loại này, ý nghĩa rời rạc làm chướng tai người nghe, đổi lại các từ trùng âm ở cuối các câu hát tạo nên kết cấu bài hát và tạo sự dể chịu. Do tiếng Việt đánh vần theo ngữ điệu, người ta có thể thấy nhiều vần điệu được dùng trong “Diễm” qua các âm của các từ cuối câu

Để giải thích điều gì thúc đẩy Sơn tìm đến những lời nhạc mới lạ? Đặng Tiến nhận định rằng sự tác động và cao trào thế giới trí thức ở các đô thành miền Nam Việt Nam giữa hại cuộc chiến Đông Dương. “Mọi người đọc Francoise Sagan ở Sài Gòn thời Pháp thuộc,” Đặng tiến cho biết, “Ở các thành thị, đặc biệt là các phòng trà, mọi người đều thảo luận về Malraux, Camus, và có cả Faulkner, Gorki, Hussler, Heiddegger.” Tại Huế, Sơn giao du với một nhóm bạn trí thức bao gồm các nghệ sĩ Đinh Cường và Bửu Chỉ, nhà triết học và nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Ngô Kha (người có bằng luật ), và giáo sư người Pháp và nhà thông dịch Bửu Ý, hai người này đứng đầu khoa Pháp ngữ khu Pedagogy của trường đại học Huế. Sơn rỏ ràng đã tiếp thu chủ nghĩa tân thời qua tự rèn luyện môn triết học và qua những cuộc thảo luận với bạn thân và qua đó ta có thể lấy một thí dụ là ông dùng những từ tương phản khi ông không thích diễn đạt những ý nghĩa đơn giản, khi ông chọn cảm xúc hơn là cấu kết logic. Không còn nghi ngờ gì, ông đã được ảnh hưởng bỡi nhà thơ Apollinaire nước Pháp và T.S. Eliot, James Joyce, Gertrude Stein, và Ezra Pound ở Anh và Mỹ

Một thành viên khác trong giới bạn của Sơn, Thái Kim Lan, theo học môn triết học tại trường đại học Huế, đề cao sự tác đông của triết lý phương tây, đặc biệt là thuyết sinh tồn vào thời thanh xuân ở Huế. Những quan niệm về “Sự tồn tại tâm linh,” “thể chất và hư vô,” “cuộc đời vô nghĩa,” và Thần Thoại Sisyphus điều mà bà ấy nói, được tranh luận xôi nổi. Như Sơn đã học môn triết học tại trường French lycée, theo Thái Kim lan cho biết, ông thường chỉ ngồi lắng nghe trong các cuộc thảo luận, sau khi kết thúc ông làm mọi người ngạc nhiên bỡi ông đã có thể sáng tác một bài hát và “hát một cách triết lý.” Những bài hát của ông, theo lời của Thái Kim Lan, toàn là những những ý kiến tham khảo ban đầu vừa mới được bàn cãi, nó giúp bà tháo bỏ bớt đuợc những vướn mắt bị bó buộc. Thái Kim Lan cho rằng trong bài “Ngẫu Hứng” Sơn hát: “không có cái chết đầu tiên, đâu có cái chết sau cùng” nhằm định nghĩa sự “đầu tiên” và “sau cùng.” Trong bài “Lời Của Dòng Sông” ông muốn đề cập về vấn đề “thể chất và hư vô” Theo Thái Kim Lan thì đó là sự bất đồng của những triết lý mới trong các bài hát tạo nét khác biệt với các nhạc sĩ đi trước và tạo sự gần gủi tới giới trẻ

Sơn trước đây có sáng tác “Dã Tràng Ca” là một thí dụ hay cho thấy Sơn được ảnh hưởng và rèn luyện bỡi triết lý của Pháp. Trong bản trường ca này rỏ ràng ông có cảm hứng bỡi Thần Thoại Sisyphus của Camus, Sơn dùng biểu tượng con người Việt Nam lao động cần cù nhưng không có kết quả, con dã tràng là sự thể hiện gốc nhìn của cuộc sống ảm đạm như Camus qua tác phẩm nhằm nói lên sự cứu rỗi của tình yêu. Trong một buổi ra mắt giàn đồng ca năm 1962 do các học trò của Sơn tình diễn tại trường giáo dục Qui Nhơn, rất được khán giả hâm mộ nhưng chưa bao giờ được phổ biến hoặc ghi âm cho đến khi nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân phỏng vấn các học trò của ông. Những lời nhạc triết lý trong “Dã Tràng Ca” và những tác phẩm tạo sự mới mẻ cho các bài hát của ông nhưng nó được viết cẩn thận để các ý tưởng được truyền đạt không quá xa vời hay xa lạ . “Tôi lúc nào cũng thích triết học,” Sơn viết như vậy, “và vậy tôi muốn đưa triết học vào các bài hát của tôi,” cũng như ông minh định, ông nhắm vào “triết lý nhẹ nhàn để mọi người có thể hiểu được, như một bài thơ ngụ ngôn hoặc lời ru mà bà mẹ hát ru con”

Nhưng nó không chỉ ở cách dùng từ trong các bài hát tạo nên sự mới mẻ và tính lột tả: Nhạc của ông mang âm hưởng hiện đại so với các bản nhạc thới tiền chiến như Đoàn Chuẩn và những tác phẩm trước đây của Văn Cao và Phạm Duy là các nhạc sĩ cùng thời với Sơn nhưng lớn tuổi hơn. Những gì làm nhạc của Sơn mang âm hưởng hiện đại? Sơn tạo sự thành công bỡi ảnh hưởng thời đại, không bắt chước hoặc bắt chước rất ít, cộng với thể thơ đường luật. Để tránh sự rập khuôn không phải điều dễ bởi vì nhiều bài hát tiền chiến hãy còn lan tràn như tôi đã đề cập, và những thơ văn truyền thống lâu đời. Đặng Tiếng lý luận rằng những dòng trong bài “Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh là dạng thơ thất ngôn, một dạng thơ phổ biến ở Việt Nam và Trung Hoa:

Lá vàng từng cánh rơi từng cánh (7 từ)
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa (7 từ)

Trong khi giải thích tại sao nhạc của Sơn khác với những đàn anh đi trước, Văn Ngọc lý giải: “Khi một người hát những bài “Buồn Tàn Thu” của Văn Cao (1940) hay “Chinh Phụ Ca” của Phạm Duy” (1945), ca sĩ đó khó kiềm chế được cảm xúc từ những dòng thơ, ở mỗi từ, cũng như những ai hát ca trù. Cũng như những âm thanh bên tai, người ta có thể nghe luýt đàn Nguyệt và giọng ca hay tiếng trống, tiếng đàn catanhet. Trong khi đó, các bản nhạc của Sơn rất hiếm khi tạo cảm xúc như các hình thức nổi tiếng này. Nguyên nhân khác nữa là Sơn được giáo dục ở trường French lycée. Không giống như những bạn bè khác học trường Việt, ông không bi buộc phải học thuộc lòng các bài bài thơ được viết sang tiếng Việt truyền thống và trường phái cổ điển.
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,950
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: bilua75, nguoingoaipho, MeChua888, lkkevin, littlehoney999, msn, lonelyheart, Twelve

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby pleikey » 23 Jan 2009

Tiếp theo...

Phật Ca:

So sánh với các nhạc phẩm của các nhà viết nhạc xưa, Các bản nhạc của Sơn có tính cách mới mẻ nhưng nó không có vẻ bất bình thường hoặc mang âm hưởng quá xa lạ. Tâm trạng của các bài hát vẫn giữ truyền thống - buồn, thơ mộng, lãng mạn – và chính gì vậy nhạc của ông hợp với khẩu vị người Việt từ xưa giờ với thể loại ru ca và nhạc tiền chiến (Văn Ngọc 2001, 27). Tâm trạng buồn và các thông điệp trong nhiều bản nhạc của Sơn có khả năng do sự ảnh hưởng bởi nền Phật giáo ở trong ông. Sơn thú nhận sự ảnh hưởng của niềm tin Phật giáo và của quê nhà Huế nơi rất ngưỡng mộ Phật giáo và có nhiều chùa chiềng: “Huế và đạo Phật” ông viết, “Đã ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ tôi.” Cô bạn của ông, Thái Kim Lan nói Sơn đã gặp nhiều thách thức với thuyết trừu tượng của phương Tây trong nhạc của ông, triết lý của ông, như cuối cùng cô nhận định, có khả năng thiên về Phật giáo. “Giờ đây như tôi ngẫm nghĩ và nhận ra rằng những tư tưởng không có gì mới bởi nó có thể tìm thấy trong đạo Phật.” Một nhà phỏng vấn cho rằng có một “luồn sóng mạnh của thuyết sinh tồn” trong nhạc ông, Sơn trả lời: “Bậc thầy của thuyết sinh tồn là Phật bởi vì ông đã khuyên răng chúng ta lúc nào cũng phải lưu tâm đến sự sống” (2001/1998, 211). Sơn rỏ ràng bị lôi kéo giữa triết lý phương Tây và tư tưởng nhà Phật. Như ông đã nói, ông nhắm vào triết lý đơn giản chứ không có theo một hệ thống nào cả.

Dù không theo hệ thống hoá, nhiều bản nhạc của ông mang nhiều tư tưởng Phật giáo, điển hình là bài “Vô Thường” bao gồm quan niệm cái chết là một phần trong chuổi căn nguyên và kết quả tạo sự hồi sinh, và dể thấy điều này, Phật nói rằng “Sống là khổ” mà thường là đề tài của nhiều bản nhạc: Trong thế giới của Trịnh Công Sơn không có gì là vĩnh cữu-không tuổi thơ, không tình yêu, không có sự sống. Chúng ta thấy đề tài này trong bài “Đóa Hoa Vô Thường” một bài hát dài mà sơn khoác hoạ những giai đoạn tình yêu một cách thiếu đặc trưng – Tìm một người, khám phá ra tình yêu, và phần kết cục thông lệ. Nó cũng xuất hiện trong bài “Ở Trọ” thể hiện những sinh vật sống, bao gồm tác giả, tất cả được miêu tả như chỉ đang sống ở cõi tạm như kẻ ở trong nhà trọ :

Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Cành tre , dòng sông
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời

Dĩ nhiên có một nổi buồn trong vô thường, nhưng đó cũng là sự yên tĩnh trong tâm hồn nếu một ai đó cảm nhận rằng chấm đứt một cuộc tình và chấm hết một cuộc đời cũng là sự bắt đầu; có đi rồi cũng có đến. Trong các bài hát của Sơn thường dẫn đến sự tương phản và ý tưởng lẩn quẩn. Bài “Biển Nhớ” là một thí dụ, nó bắt đầu “Ngày mai em đi/ biển nhớ tên em gọi về” Bài hát về sau “Một Cõi Đi Về” là một tựa đề ám chỉ điều này, thấm nhuần bởi khái niệm giữa đến và đi. Thông thường đây được coi như bài hát nói về sự chết – nó được hát ở tất cả các buổi hoà nhạc tưởng nhớ Sơn và được biểu diễn bằng kèn Saxô Phôn trong lúc quan tài được đưa đến nghĩa trang – trong bản nhạc nổi tiếng này nỗi buồn thảm của sự ra đi và sự chết được làm dịu bớt bởi nó liên quan giửa hồi sinh và đầu thai.
Vài người Việt và người phương Tây nghe nhạc của ông và đọc lời dịch, nhận thấy các bài hát của Sơn rất là “ướt át” thậm chí thiếu lành mạnh. Đây là một phản ứng dể hiểu: Hầu hết nhạc của ông buồn, nhiều bài đề cập đến sự chết. Sơn thú nhận rằng ông bị ám ảnh với cái chết từ hồi nhỏ, có lẽ do sự chết sớm của người Cha (2001/1998, 207). Hiển nhiên, chiến tranh cũng gây dấu ấn sâu đậm trong ông qua mỗi mất mát của người dân Việt Nam. “Tôi có người yêu chết trận đêm qua” mà Sơn hát trong bài “Tình Ca Người Mất Trí” : “Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò,
không hận thù, nằm chết như mơ.” Sơn không chỉ quan tâm đến cái chết của người khác: cái chết của chính ông cũng không bao giờ rời khỏi tâm trí . Ông thể hiện điều đó trực tiếp trong vài bài hát, ví dụ như trong bài “Bên Đời Hiu Quạnh”: “Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời, Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy,Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi” và trong bài “Ngẫu Nhiên”: “Mệt quá thân ta này nằm xuống với đất muôn đời.” Trong những bài hát khác, ông ngụ ý thêm điều gì đó nhằm trợ ý sự rời khỏi cõi đời của ông - chẳng hạnh như bài “Cát Bụi”, “Có Một Ngày Như Thế”, “Lời Chia Tay”. Cái chết và sống trong nhạc của Sơn được gắn bó với nhau, sống chết đều cùng nghĩa. Lời nhạc trong các bài hát của ông ám chỉ ông đã sống trên đời với nỗi ám ảnh bởi cái chết.

………
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,950
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: bilua75, nguoingoaipho, MeChua888, lkkevin, littlehoney999, msn, lonelyheart, Twelve

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby pleikey » 16 Feb 2009

Tiếp theo ....


Trịnh Công Sơn và chiến tranh:

Những bản nhạc trong cuốn nhạc tuyển đầu tay của Sơn, Nhạc Trịnh Công Sơn, ra mắt vào năm 1965, thể loại nhạc tình nhưng chúng ta thấy có âm hưởng chiến tranh trong đó. “Tình Sầu” là bản nhạc nằm cuối cùng trong cuốn nhạc này, bài được mở đầu bằng “Tình
Yêu Như Trái Phá [binh khí], Con Tim Mù Loà” , Trong cuốn nhạc tuyển kế tiếp Bài Hát Da Vàng (1965/67), chiến tranh không chỉ trở thành chổ dựa làm ẩn dụ để nói về tình yêu mà còn là đề tài chính. Hơn thế nữa đó chính là những bài hát tạo nên Hiện Tượng Trịnh Công Sơn, những bài hát như “Đại Bác Ru Đêm”, “Người Con Gái Việt Nam Da Vàng”, “Ngụ Ngôn Của Mùa Đông” và “Gia Tài Của Mẹ.” Đây là những bài hát phản chiến thực tiển nhằm biểu lộ nỗi buồn đau cho sự chết chốc và hủy diệt mà cuộc chiến gây ra nhưng chúng cũng vừa là nhạc trữ tình nhằm kêu gọi thính giả hãy nuôi dưỡng tình yêu giữa lứa đôi, giữa tình mẫu tử, và giữa người dân da vàng. Trong các bài hát này, để dùng cách nói mà trong tiếng Mỹ gọi là cliché, Sơn khuyên mọi người “Thương yêu không hận thù”

Nhưng không ở những bài hát, nó còn do sự trình diễn của các bài hát trước công cộng làm ngòi lữa cho Hiện Tượng Trịnh Công Sơn. Một bước ngoặc lớn đó là buổi trình diễn tại khu Văn Khoa trường Đại Học Sài Gòn năm 1965, được tổ chức bỡi những bạn hữu của Sơn, với sự tham gia của các nghệ sĩ, các nhà trí thức, và các học sinh và sinh viên, sân khấu được đặt ở bãi đất trống phía sau trường đại học. Đây là lần đâu tiên Sơn ra mắt trước khán giả đông đúc và ông đã kể lại rằng ông xem như nó là một “thử nghiệm để xem coi ông có được sự mến mộ của mọi người không” (2001/1997c, 278). Ông được phúc đáp trước sự phản ứng nồng nhiệt mà về sau ông diễn tả:

Tôi mang đến một luồn sáng bằng hai mươi bài hát về quê hương, giấc mơ hòa bình, và những bài hát giờ bị cho là “Phản Chiến” Tôi gắng hết sức mình làm vai trò cho những ai muốn truyền đạt cảm xúc nội tâm đến khán giả. Có một bài hát được yêu cầu hát đi hát lại đến tám lần, và phần cuối khán giả trình tự hát theo người ca sĩ. Sau buổi trình diễn tôi được “đền bù” bằng sự hân hạnh ngồi hàng giời để ký tên vào các tờ nhạc được làm sẵn để biếu thính giả. (278)

Sơn lén cắt bớt các buổi giảng dạy ở Bảo Lộc để đi trình diễn trong trường và những buổi hoà nhạc trong Sài Gòn, một giáo viên khác phải đảm trách các lớp dạy của ông và liên tục được sự chấp nhận của ông hiệu trưởng (Nguyễn Thanh Ty 2004, 41, 96). Vào mùa hè 1967, sự nghiệp giảng dạy của Sơn kết thúc khi ông và vài người bạn, cũng như các thầy giáo tại Bảo Lộc, được lệnh động viên. Dù sao đi nữa Sơn không bao giờ ra trình diện và không bao giờ nhập ngũ. Ông di cư vào Sài Gòn và bắt đầu một cuộc sống ngoài vòng pháp luật. Cho đến hai năm, sau khi bị lệnh động viên, Sơn bắt đầu trở lại đời sống bình thường bởi vì ông tránh được đi lính do ông cố nhịn ăn một tháng mỗi năm và uống thuốc xổ cực mạnh loại diamox nhằm làm giảm cân giúp ông bị đánh rớt khi khám sức khoẻ. Nhưng chỉ được ba năm ông bắt đầu lo sợ tình trạng sức khoẻ cho việc nhịn ăn và đi xổ nữa cho nên ông quyết định trốn quân dịch. Sau nhiều năm ông sống như kẽ vô gia cư trong một căn nhà bỏ hoang và ọp ẹp phía sau khu Văn Khoa. Dù sống tẻ nhạt, nơi đây có lợi điểm tránh được sự tuần tra của cảnh sát. Ông phải ngủ trên các giường cũi trong căn nhà siêu vẹo hoặc trên nền xi-măng ở nơi tụ họp các nghệ sĩ trẻ từng tung tăng đâu đó. Cho vệ sinh cá nhân, ông thường đánh răng rữa mặt trong các phòng trà gần đó.

Khi nhạc của ông bắt đầu càng phổ biến, và sau vụ tấn công Tết Mậu Thân 1968, cuộc phản chiến gia tăng, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sắc lệnh cấm lưu hành các bản nhạc phản chiến này. Điều đó giúp Sơn tạo gia tăng sự chú ý của các ký giả từ người việt kể cả người ngoại quốc muốn gặp ông để phỏng vấn. “Bất thình lình, không tránh được”, Sơn viết: “Tôi trở thành nổi tiếng…Tôi trốn khỏi Sài Gòn ra Huế và vài ngày sau tôi thấy nhiều người khác màu da từ các quốc gia khác nhau xuất hiên trước cửa nhà…tôi đã phải dựa vào sự phù phiếm trong giới truyền thông, báo chí và trước ống kính trong vòng mười ngày trước khi thành phố [Sài Gòn] được hoàn toàn giải phóng ” (2003/1987a, 181-82).Nếu các ký giả tìm được Sơn tại sao cảnh sát không thể? Đây là một câu vẫn còn trong bóng tối và gây nhiều tranh luận. Vài người nói ông được che trở bỡi một sĩ quan không quân tên Lưu Kim Cương, một người bạn thân với Sơn, người mà có thể đã chạy giấy tờ giã cho ông (Nguyễn Thanh Ty 2004, 115). Một số khác cho rằng Lưu Kim Cương không thể nào có đủ quyền lực để tìm cách giúp Sơn, nhân vật chính bảo vệ cho ông chính là Nguyễn Cao Kỳ, vị thủ tướng từ 1965 đến 1967 và phó tổng thống năm 1971. Đặng Tiến có nhiều nguồn tin cho biết Nguyễn Cao Kỳ đã giúp đỡ Sơn bởi vì ông thích người nghệ sĩ này và cũng bởi ông khao khát thu nhập sự ủng hộ của giới trí thức tiến bộ và nối lại mối liên hệ với giới Phật Giáo đang có bước chuyển tại Huế mà ông đã từng xiết chặt vào năm 1966.

Một người không thể hiểu Hiện Tượng Trịnh Công Sơn nếu thiếu sự hiểu biết vấn đề xã hội đã xảy ra chung quanh – các tỉnh thành miền Nam. Khi Sơn bước lên bục hát tại trường Đại Học Sài Gòn 1965, Ông chủ tâm gây sự chú ý đặc biệt cho tình hình. Nhiều thanh niên bị động viên và bị bỏ mạng, trọng pháo nổ trong đêm, Hỏa tiển của người Nga rơi trên đường phố, và quân Mỹ khắp mọi nơi. Đây là những dữ kiện tạo nên ngòi lữa và Sơn đã kích hoả. Văn Ngọc nhắn mạnh sự liên hệ giữa các bài hát của Sơn và sự cấp bách do cuộc chiến gây nên: “Hiện Tượng của Trịnh Công Sơn hay chính xác hơn là các bản nhạc của Sơn có thể được lý giải bỡi bối cảnh lịch sử và xã hội tạo ra: Nếu không có cuộc chiến thực tại, thiếu sự phẫn uất từng ấp ủ, thiếu bầu không khí hổn loạn bao chùm tuổi trẻ thành thị, thiếu sự chia xẻ cảm xúc giữa người ca sĩ và khán giả, thì sẽ không có những bài hát này” (2001, 26).

Dĩ nhiên người ta phải biết bắt lấy thời điểm , và Sơn, đã đưa nhạc tình ca ra khỏi khuôn khổ của nhạc lãng mạn thời tiền chiến, sự nhạy cảm và tài tình đủ để biết nhu cầu của tình hình mới: Một thể loại nhạc tình mới, một bài hát dành cho sự đau khổ của người dân và đất nước Việt Nam, một bài hát như “Đại Bác Ru Đêm” chứa đựng những điều này:

Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng
Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.
Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
từng vùng thịt xương có mẹ có em

Như những giòng nhạc lột tả, nhạc phản chiến của Sơn khác biệt với các bản nhạc về trước không chỉ ở chủ đề, mà còn về kỹ thuật. Cho dù ông tạo sự thu hút của người dân với sự thiếu mạch lạc, trừu tượng, thỉnh thoảng bằng những bài tình ca quái dị. Những lời nhạc trong các bài phản chiến là logic và hoàn toàn thực tế, ông đề cập đến các trận chiến có thật (Trận Pleime, Đồng Xoài) và vũ khí (claymore lựu đạn). So Sánh với các bài tình ca của ông th ì nó không diễn tả câu chuyện mạch lạc. Nhạc phản chiến của Sơn thì có cốt truyện hơn và vài bài hát – “Người Con Gái Việt Nam Da Vàng” chẳng hạn - Tả một câu truyện rỏ ràng từ đầu đến cuối. Trần Hữu Thục cho rằng khi ông nhìn vào tổng thể nhạc của Sơn viết, nhạc phản chiến của Sơn không điển hình, chúng mang tính thực tế và logic dễ hiểu, khác biệt với nhạc tình và những bài nhạc về tình cảnh con người. Ông nói thêm, chúng mang âm hưởng như là “tường thuật chiến trường” (2001, 63). Tại sao Sơn thay đổi phương hướng trong lời nhạc? Trần Hữu Thục bảo đây là do bởi Sơn muốn gửi một “thông điệp rỏ ràng” về cuộc chiến và cần thiết hòa bình.

Nếu thông điệp của ông được truyền đạt thành công, và hoàn toàn phổ biến tức thời của các bài nhạc phản chiến của ông như ý định, thì điều đó ngông nghi ngờ gì nữa bỡi vì nhạc của Sơn mang tiếng nói đến tư tưởng cá nhân trong nhiều người, đang hình thành và đang tiến triển thành người phát ngôn viên cho cả thế hệ. Có nhiều lời tri điệu viết cho Sơn sau khi ông mất, nhiều tác giả tạ ơn ông đã nói lên những gì mà chính họ không dám nói. Trong lời tri điệu, Bùi Bảo Trúc nói “Ông ra đi nhưng chúng tôi luôn tưởng nhớ ông, luôn nợ ông, xin mang ơn ông đã nói thay cho chúng tôi những gì mà khó nói nhất (2001, 62). Bửu Chỉ nói “Tiếng nói ông giống như lời lới đe dọa vô hình nhanh chóng nối kết các tâm trạng riêng tư và số phận của nhiều cá nhân đang sống ở thành thị Miền Nam ” (2001, 30).

Trong sự trình diễn các bài hát trước công chúng, Sơn đuợc sự trợ lực rất lớn bỡi ca sĩ tài ba Khánh Ly, một người rất quan trọng đối với sự thành công của Sơn mà sẽ được nêu rỏ ở phần sau. Sơn gặp Khánh Ly vào năm 1964 khi ông đi thăm thành phố cao nguyên Đà Lạt. Vào lúc đó mới 19 tuổi, cô hát trong một “Họp Đêm Đà Lạt” mặc dù Khánh Ly chưa được nổi tiếng, Sơn cảm nhận nhanh chóng rằng “Giọng hát cô hợp với các bản nhạc đang viết”. Hai người phối hợp thành cặp bài trùng và Khánh Ly từ đó chỉ hát nhạc của ông và Sơn bắt đầu viết nhạc cho giọng hát và theo năng khiếu của Khánh Ly. Năm 1967, Khánh Ly và Sơn bắt đầu xuất hiện chung với nhau tại các trường đại học trong Sài Gòn, Huế và các thành phố khác và ở một nơi được gọi là “Quán Văn” trong Sài Gòn. Đề cập đến “Hiện Tượng Nổi Danh” của hai người, Khánh Ly nói “Tất cả đều bắt đầu tại Quán Văn”, một nơi tụ hợp mà cô diễn tả :

Quán Văn với một tên dể nhớ và rất dể thương, địa điểm nhảy không được bảo kê tại trung tâm Sài Gòn …Mái nhà được lợp bằng lá và những mảnh gỗ cũ kỷ buộc lại với nhau; nhà bếp thì nhỏ hơn cái ở đây [chung cư tại Montreal] và chỉ được sử dụng pha càfê. Mọi người phải tìm chổ ngồi trên nền xi măng giữa các khối gạch vỡ và cỏ dại. Nhưng thời còn trẻ tôi thấy đó là mội nơi tu họp đẹp nhất.

Sơn đã vào Huế ngay trong lúc Tết Tổng Tấn Công và nhìn thấy cảnh nhiều xác chết nằm rải rác trên đường phố và các con song, tìm thấy rất nhiều xác người Trên các bậc thềm của các căn nhà trống và trong vườn cafê nổi tiếng, nhiều người trong đó dường như bị giết bỡi lính quốc gia và các nhóm hành quyết bên lính Miền Bắc. Hai bài hát của ông, “Hát Trên Những Xác Người” và “Bài ca dành cho những xác người”, được viết trong thời điểm kinh hoàng nhất trong các bài hát phản chiến của ông và ghê sợ nhất. Một nhà viết nhạc bắt đầu bằng tình ca ướt mi và phù du lãng mạn, Sơn giờ viết nhạc với xác người, người trở nên mất trí bởi cuộc chiến. Trong những bài hát này, Nhật Lệ nói: “Đó như là ông đang đùa với ác quỷ cùng cái chết, nhưng thực tế ông bị kinh hãi bởi nổi đau của đất nước ông”. Bài hát đầu tiên mang giai điệu rộng ràng vui tươi nhưng khi chú ý vào lời nhạc bạn nhận ra rằng nó nói về người bị mất trí do bởi chiến tranh như người mẹ này ôm xác con:


Chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người
Tôi đã thấy tôi đã thấy
Bên khu vườn một người mẹ ôm xác đứa con
Mẹ vỗ tay reo mừng xác con
Mẹ vỗ tay hoan hô hoà bình
Người vỗ tay cho thêm nhịp nhàng
Người vỗ tay cho đều gian nan

Tôi [người viết bài này] vô Huế sau cuộc Tết Tổng Tấn Công và sống với những gia đình người Việt giữa nơi trú ẩn. Phía bên đường là một tiệm nhỏ bán băng nhạc và những chủ nhân thích mở đi mở lại những bài hát bi thương này liên tục, có thể nhằm thu hút người mua. Nh ư kết quả, nó gây dấu ấn trong trí nhớ tôi, đạc biệt là những dòng nhạc sau từ bài “Bài ca dành cho những xác người” :

Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây
Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,950
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: nguoingoaipho, MeChua888, littlehoney999, msn, lonelyheart, lkkevin, chaudcold, Twelve

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby pleikey » 08 Apr 2009

Tiếp theo...

Trịnh Công Sơn Và Khánh Ly

Sau 1975 nhiều nữ ca sĩ trẻ hát nhạc của Sơn, kể cả em gái của ông, Trịnh Vĩnh Trinh nhưng thế hệ của Sơn luôn luôn gắn liền với Khánh Ly, người ca sĩ hát tại Quán Văn trong Sài Gòn, tại các buổi biểu diễn trong các trường đại học, và kế tiếp là các băng cassette mang nhạc của ông đến giới hâm mộ. Trịnh Công Sơn có một giọng tốt và tại các buổi hoà nhạc ông có thể hát nửa bài nhạc một mình , hát song ca với cô Khánh Ly, và cô hát phần còn lại. Nhưng giọng Sơn khộng mạnh và không hấp dẩn như Khánh Ly. Văn Ngọc giải thích rằng giọnh Khánh Ly khi còn là một ca sĩ trẻ chỉ bắt đầu hát nhạc của Sơn:
[Nó] có khả nằng xuống giọng thiệt thấp, rất sâu lắng, nhưng cũng có thể lên gịong rất cao, một giọng hát khoẻ, hơi mạnh, tăng thêm phần chất lượng nhạc. Khánh Ly luôn hát đúng giọng, chắc nhịp, và uốn giọng đúng cách…đó là một giọng hát hãy còn mới mẻ do trời phú ở tuổi 20, nhưng nó cũng mang nét buồn. Một giọng hát như du dương tình tự trong các nhạc phẩm trữ tình cũng như giận dữ và sầu bi trong các bài phản chiến

Giống như Sơn, Khánh Ly từng sống một cuộc đời vô định . Cha cô cũng như cha của Sơn, đã dính líu vào hoạt động chống chính quyền và đã chết trong tù khi cô rất còn trẻ. Không như Sơn cô không có vẽ gần gũi với người mẹ. Cô từng tự cho mình như là đứa con không cha không mẹ, bị gia đình bỏ rơi và ruồng rẫy. Vì thế cô tự tách ly và sống một mình, cô sống bằng nghề ca hát, với chút giúp đỡ từ những người bạn. “Tôi đã tự tìm tòi”, cô kể về cuộc sống trong giai đoạn này “sống một cuộc đời lang thang nhờ sự trợ giúp của những người bạn tốt bụng: bữa thì được người cho chút gạo, bữa thì được người cho nửa chai nước mắm. Nghèo nhưng vui, tôi không lấy làm buồn do sự bạc đãi của gia đình, đã từ bỏ tôi.”

Khi cô lên 18 Khánh Ly đã lập gia đình và được rữa tội gia nhập công giáo. Hiển nhiên chồng cô, một giám đốc đài phát thanh Đà Lạt, đã thông hiểu; ít nhất cô được đi đó đây và trình diễn với Sơn tại Sài Gòn và Huế . Trong các cuộc phỏng vấn, Khánh Ly gọi hôn nhân đầu tiên của cô là một sai lầm và cô nói giống như người chồng hiện giờ có nhiều vợ bé và tình nhân. Cả hai Sơn và Khánh Ly đều mất cha để hướng dẩn họ vào đời. Hiện tượng của họ thành công có thể là một phần kết quả của sự tự do mà họ có: Cha của họ có thể cấm đoán và đưa họ vào cuộc sống theo tập quán.


Image


Hình Khánh Ly trên đĩa nhựa 45 vòng phát hành vào 1968 mà cô và nữ ca sĩ khác Lệ Thu, hát 4 bài của Trịnh Công Sơn, đây là một điều đặc biệt rất hiếm hoi được phát hành. Máy hát đĩa nhựa rất đắc đối với hầu hết người Việt. Khi máy thâu cassette xuất hiện đã tạo thuận lợi và phát tán các bài hát của Sơn

Sơn và Khánh Ly rất vô tư, tự do quan hệ là cách thức họ muốn thể hiện, đó cũng là một vấn đề khác góp phần tạo nên Hiện Tượng Trịnh Công Sơn. Họ đã tạo một kiểu mẩu mới cho các đôi trẻ có tham vọng phá bỏ những đạo lý cứng rắn của Khổng Tử đang gò bó sự liên hệ giữa giới tính. “Họ di chung với nhau”, Đặng Tiến nhận xét, “và đã tạo nên hình ảnh như ‘một đôi’ giữa trai và gái với một cách tự nhiên và mối quan hệ vô tội làm gợi lên giới trí thức trẻ trong tác phẩm khá hay “Đôi Bạn” của Nhất Linh. Như một đôi bạn, có lãnh địa riêng, tình yêu, số phận, nghĩa vụ với quê hương, và tất cả đang như ‘Thu qua, xuân tàn, hè mang mây đến, và tình yêu như chim bay giữa bầu trời ”. Khánh Ly vừa nói vừa viết như thể loại kịch melo. Cô đã viết bẻ hướng sự liên hệ giữa cô và Sơn trong một bài viết 1989. Được đặt dấu hỏi về bài viết này một năm về sau, Sơn tán thành nhưng cho rằng Khánh Ly “những dòng cảm về ông nhằm cho người khác, người đã mất. Khánh Ly và tôi trước đây chỉ là bạn. Chúng tôi thương nhau như bạn” Khi Khánh Ly quyết định cư sang Mỹ vào năm 1975 và Sơn quyết định ở lại Việt Nam, tình cảnh của họ trở thành biểu tượng cho nhiều người Việt thống khổ của sự biệt ly, nổi đau buồn của sư di tản. Vào khoảng 1977-78, khi con số người Việt rời lên thuyền đạt đến mức cao nhất, Sơn viết bài hát “Em còn nhớ hay em đã quên?” bài hát được bắt đầu như sau:

Em còn nhớ hay em đã quên
nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng che em vòm lá me xanh
Em còn nhớ hay em đã quên
bên hàng xóm đôi khi ghé thăm
có hai mùa vẫn đi về
có con đường nằm nghe nắng mưa
Em ra đi nơi này vẫn thế
lá vẫn xanh trên con đường nhỏ.

Sơn và Khánh Ly có thể chỉ là bạn thân thiết, không phải là tình nhân, nhưng nhiều người Việt tin rằng ông viết bài hát này cho Khánh Ly.
Last edited by pleikey on 08 Apr 2009, edited 3 times in total.
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,950
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: littlehoney999, msn, lonelyheart, lkkevin, chaudcold, Twelve

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby msn » 08 Apr 2009

... Khi nào Pleikey posted tiểu sử xong rồi, wa phòng nhạc, bỏ vài albums nhạc Trịnh do Khánh Ly hát lên nha... msn nghe đồn là Pleikey collected rất nhiều albums nhạc Trịnh... :vt: :hoa:
User avatar
msn
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $386,766
Posts: 2643
Joined: 24 Jun 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng msn từ: lonelyheart, lkkevin

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby pleikey » 08 Apr 2009

msn wrote:... Khi nào Pleikey posted tiểu sử xong rồi, wa phòng nhạc, bỏ vài albums nhạc Trịnh do Khánh Ly hát lên nha... msn nghe đồn là Pleikey collected rất nhiều albums nhạc Trịnh... :vt: :hoa:


Không đúng hẳn đâu MSN, Pleikey có nhiều nhưng đa số trong HM đã có rồi và có rất nhiều nhạc Trịnh Công Sôn và khá đầy đủ
Chẳng hạn như Khánh Ly - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1-6 do cuduc, vanchus.... Đặc biệt là cuốn số 6 do vanchus chia sẻ rất đặc biệt, nó chưa được phát hành lần nào và có giọng hát Trịnh Công Sơn :hoa: :hoa:
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,950
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn, lonelyheart, lkkevin

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby msn » 08 Apr 2009

pleikey wrote:không đúng hẳn đâu MSN, Pleikey có nhiều nhưng đa số trong HM đã có rồi và có rất nhiều nhạc Trịnh Công Sôn và khá đầy đủ
Chẳng hạn như Khánh Ly - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1-6 do cuduc, vanchus.... Đặc biệt là cuốn số 6 do vanchus chia sẻ rất đặc biệt, nó chưa được phát hành lần nào và có giọng hát Trịnh Công Sơn :hoa: :hoa:


... ngoài nhạc Trịnh ra, chắc Pleikey còn nhiều nhạc khác muh phải hông? Thí dụ nhạc của Băng Chân hay của Tâm Đoan... Còn nhạc của Tiến Dũng thì YAN độc quyền rồi... :hoa:
User avatar
msn
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $386,766
Posts: 2643
Joined: 24 Jun 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng msn từ: lonelyheart, lkkevin

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby pleikey » 08 Apr 2009

msn wrote:
pleikey wrote:không đúng hẳn đâu MSN, Pleikey có nhiều nhưng đa số trong HM đã có rồi và có rất nhiều nhạc Trịnh Công Sôn và khá đầy đủ
Chẳng hạn như Khánh Ly - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1-6 do cuduc, vanchus.... Đặc biệt là cuốn số 6 do vanchus chia sẻ rất đặc biệt, nó chưa được phát hành lần nào và có giọng hát Trịnh Công Sơn :hoa: :hoa:


... ngoài nhạc Trịnh ra, chắc Pleikey còn nhiều nhạc khác muh phải hông? Thí dụ nhạc của Băng Chân hay của Tâm Đoan... Còn nhạc của Tiến Dũng thì YAN độc quyền rồi... :hoa:


Bác lại vu khống nữa hi? Chắc bữa nào em cho bác nghe nhạc đỏ cho bác sợ :tt:
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,950
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn, lonelyheart, lkkevin

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby msn » 09 Apr 2009

pleikey wrote:
msn wrote:
pleikey wrote:không đúng hẳn đâu MSN, Pleikey có nhiều nhưng đa số trong HM đã có rồi và có rất nhiều nhạc Trịnh Công Sôn và khá đầy đủ
Chẳng hạn như Khánh Ly - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1-6 do cuduc, vanchus.... Đặc biệt là cuốn số 6 do vanchus chia sẻ rất đặc biệt, nó chưa được phát hành lần nào và có giọng hát Trịnh Công Sơn :hoa: :hoa:


... ngoài nhạc Trịnh ra, chắc Pleikey còn nhiều nhạc khác muh phải hông? Thí dụ nhạc của Băng Chân hay của Tâm Đoan... Còn nhạc của Tiến Dũng thì YAN độc quyền rồi... :hoa:


Bác lại vu khống nữa hi? Chắc bữa nào em cho bác nghe nhạc đỏ cho bác sợ :tt:



Được đó bác Pleikey, bữa nào bác post vài ba bài nhạc đỏ trong phòng nhạc Việt cho Mười cầm búa nhảy tưng tưng cho vui :đàn: :vt:
User avatar
msn
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $386,766
Posts: 2643
Joined: 24 Jun 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng msn từ: pleikey, lonelyheart, lkkevin

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby lonelyheart » 11 Apr 2009

Hai bác Pleikey và msn cho em hỏi thế nhạc đỏ là cái chi dzị dến độ để chị Mười phải :bb: mấy bác vậy??? :s :s

hihihi....lâu lâu chạy phá mí anh rùi Tim dzọt... :cười: :cười:
Em không thương chi tài sắc của người
Ông trời kia đã định, em thương người em phải thương
User avatar
lonelyheart
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $19,486
Posts: 813
Joined: 07 Mar 2008
Location: Mot noi rat xa....
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng lonelyheart từ: msn, lkkevin

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby pleikey » 11 Apr 2009

lonelyheart wrote:Hai bác Pleikey và msn cho em hỏi thế nhạc đỏ là cái chi dzị dến độ để chị Mười phải :bb: mấy bác vậy??? :s :s

hihihi....lâu lâu chạy phá mí anh rùi Tim dzọt... :cười: :cười:


Nếu Tim có nghe Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân là biết thế nào là nhạc đỏ hè :D
Dzọt lẹ để không thôi Mừ thấy :cười:
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,950
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn, lkkevin

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby msn » 11 Apr 2009

pleikey wrote:Nếu Tim có nghe Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân là biết thế nào là nhạc đỏ hè :D
Dzọt lẹ để không thôi Mừ thấy :cười:



Trước mặt mọi người thì Mười là dzị, nhưng sau lưng thì Mười nghe nhạc còn đỏ hơn dzị luôn á bác Pleikey... :đàn: :hoa:
User avatar
msn
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $386,766
Posts: 2643
Joined: 24 Jun 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng msn từ: lkkevin

Re: Một Người Mỹ Viết Về Hiện Tượng Trịnh Công Sơn

Postby Mười Đậu » 12 Apr 2009

msn wrote:
pleikey wrote:Nếu Tim có nghe Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân là biết thế nào là nhạc đỏ hè :D
Dzọt lẹ để không thôi Mừ thấy :cười:



Trước mặt mọi người thì Mười là dzị, nhưng sau lưng thì Mười nghe nhạc còn đỏ hơn dzị luôn á bác Pleikey... :đàn: :hoa:


:bb: :bb: :bb:

http://www.hotmit.com/mediafire/TCSMay2007.pdf
http://www.hotmit.com/mega/MuoiDauMega_TCSMay2007.pdf
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: lkkevin, msn


Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 106 guests