Bỏ Vợ - Hồ Biểu Chánh (Tiếp Theo)

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Bỏ Vợ - Hồ Biểu Chánh (Tiếp Theo)

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
(tiếp theo truyện „Bỏ vợ“)
...Phải sống với cảnh đời cực khổ mệt nhọc đó, bởi vậy thi sĩ cũng như lao công, cả thảy đều thích mặt trăng chớ không ưa mặt trời, nghĩ vì sáng lạng mà nóng hầm thì khổ quá, thôi thì thà là lu mờ mà khoẻ khoắn mà dễ chịu hơn.
Tuy vậy mà nắng nóng không đủ oai thế làm cho con người kiêng nể, khiếp sợ đâu. Nắng nóng mặc nắng, đi làm vẫn cứ đi.
Hôm ấy, vừa tảng sáng, trên đường quan lộ nằm ngang qua xóm Chí Hòa, người ta đi dập dìu, tốp bảy tốp ba, người ngồi xe, kẻ đi bộ nối nhau đổ xuống Sài Gòn đặng mưu lợi cầu danh, hoặc làm công làm thợ.
Sau một đêm nghỉ khoẻ, những người ở dọc theo đường nầy thảy đều thức dậy ra sân mà hưởng thêm chút thanh khí ban mai, để lấy sức cho đầy đủ mà chống chỏi với hơi nóng sắp tới, nó sẽ hừng hực lại từ giờ thìn đến giờ dậu.
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng lazyboy từ: Mười Đậu, kangakoi

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
I- NẾM THÚ GIÀU SANG
1936. Phải, năm 1936.
Năm này giống như những năm về trước, mà xem kỹ lại cũng không khác với mấy năm về sau đây.
Năm đó đến tiết tháng hai, ở vùng ôn đới người ta gọi là mùa xuân. trong tiết ấy người ta nở nang sinh lực dưới bầu trời sáng lạng và thanh khí mát mẻ nhẹ nhàng. Người ta say sưa trước cảnh cây sum sê chồi lá, non sông hớn hở vui cười. Trong vườn bá hoa đua nở chào xuân; ngoài ngõ vạn vật khoe tươi chờ khách.
Nam Việt ta nằm nhằm vùng nhiệt đới, bởi vậy qua tiết tháng hai thì thiếu cảnh xuân tốt tươi mát mẻ đó. Ban ngày, hễ mặt nhựt lên cao, thì chói chang nóng như đổ lửa làm cho cỏ cây khô héo, con người nực hầm. Trong chốn đồng áng, nhờ ngọn gió chướng đẩy đưa phá tan hơi nóng, người ta được hưởng mát mẻ ít nhiều, chớ ở tại thủ đô Sài Gòn hay ở vùng ngoại ô cũng vậy, ngồi trong nhà như ngồi giữa lò, đi ngoài đường như đi dưới ngọn lửa.
Phải sống với cảnh đời cực khổ mệt nhọc đó, bởi vậy thi sĩ cũng như lao công, cả thảy đều thích mặt trăng chớ không ưa mặt trời, nghĩ vì sáng lạng mà nóng hầm thì khổ quá, thôi thì thà là lu mờ mà khoẻ khoắn mà dễ chịu hơn.
Tuy vậy mà nắng nóng không đủ oai thế làm cho con người kiêng nể, khiếp sợ đâu. Nắng nóng mặc nắng, đi làm vẫn cứ đi.
Hôm ấy, vừa tảng sáng, trên đường quan lộ nằm ngang qua xóm Chí Hòa, người ta đi dập dìu, tốp bảy tốp ba, người ngồi xe, kẻ đi bộ nối nhau đổ xuống Sài Gòn đặng mưu lợi cầu danh, hoặc làm công làm thợ.
Sau một đêm nghỉ khoẻ, những người ở dọc theo đường nầy thảy đều thức dậy ra sân mà hưởng thêm chút thanh khí ban mai, để lấy sức cho đầy đủ mà chống chỏi với hơi nóng sắp tới, nó sẽ hừng hực lại từ giờ thìn đến giờ dậu.
Cũng như các người khác, thầy Hai Thanh, tuổi trên sáu mươi, tóc đã bạc trắng, răng đã rụng bộn, sớm mai nầy thầy đi mấy vòng trong sân rồi thầy bước thẳng ra lộ. Trước đứng hứng mát chơi, sau xem thiên hạ đi chợ. Thầy ngó xuống phía nhà ông Ba Chánh, là bạn cố giao của thầy, trước kia làm thầy thuốc mà sanh nhai, sau nầy con ông đã giàu, tuổi ông đã lớn nên ông húng hính, dưỡng nhàn, vui với bình trà trưa sớm. Thầy Hai Thanh thấy người ta giụm năm giụm bảy đứng ngó vô sân ông Ba Chánh. Cách một lát có một chiếc xe hơi từ phía Sài Gòn chạy lên bóp kèn rồi quẹo vô sân nữa.
Thừa trời còn mát, thầy Thanh thủng thẳng lần bước xuống phía đó coi nhà ông bạn có việc chi mà người ta tụ tập khác thường. Vừa tới đó thì thấy giữa sân có 2 chiếc xe hơi đậu song song, xe mới tinh và bóng láng, một chiếc hiệu “Cheverolet” mui kiếng và một chiếc hiệu “Renault-sport”. Phía sau lại còn thêm một chiếc xe nhỏ, hiệu “Citroen”, mui sập.
Lê Thành Cang, rể của ông Ba Chánh, chủ hãng xe hơi Việt Nam dưới Sài Gòn đương đứng dựa bên xe Renault mà nói chuyện với Bác vật Hoàng là anh vợ của Bác vật Lê Thành Nghiệp.
Bà chủ hãng Huyền, vợ của Lê Thành Cang, cùng với con trai là Lê Thành Nghiệp và dâu là cô Loan, em gái của Hoàng, đương coi cho người xách hành lý ra để lên chiếc xe Chevrolet.
Lại thêm sốp phơ với thợ máy lăng xăng chung quanh mấy chiếc xe, người lau chùi mấy tấm kiếng người kiểm điểm lại vỏ ruột.
Ông Ba Chánh là cha đẻ của bà chủ hãng Huyền, ông mặc bộ đồ trắng bằng lụa, may rộng xúng xính, đứng trong hàng ba vuốt râu mà ngó con cháu sửa soạn cuộc du lịch của vợ chồng Bác vật Nghiệp mới thành hôn tháng trước. Ngó thẳng ra đường ông thấy thầy Hai Thanh lơn tơn xuống tới, ông bèn bước dồn ra sân mời thầy vào chơi.
Vợ chồng Cang và vợ chồng Nghiệp đều niềm nở chào thầy Thanh. Cang giới thiệu Hoàng là anh của Nghiệp.
Thầy Thanh vui vẻ nói:
- Tôi biết, tôi biết Bác vật. Hôm đám cưới tôi hân hạnh nói chuyện với Bác vật rồi. Bữa nay hai anh em về Cần Thơ hay đi đâu mà đem xe ra làm rầm rộ dữ vậy?
Hoàng nói:
- Thưa ông, vợ chồng Nghiệp tính lên Ðà Lạt rồi du lịch miền Trung Việt cho biết đó biết đây. Cháu theo em lên Ðà Lạt nghỉ ngơi ít ngày rồi sẽ trở về lo việc làm ăn.
Thầy Thanh hỏi:
- Ði tới hai xe hay sao?
Nghiệp đáp:
- Thưa đi hai xe. Cháu biểu anh Hoàng đi chung xe cháu, anh không chịu. Anh nói đi chung thì vợ chồng cháu mất thong thả. Mà cháu nghĩ anh đi xe riêng của anh cũng phải, bởi vì lên Ðà Lạt chơi ít bữa rồi anh trở về, còn vợ chồng cháu còn đi chơi nữa. Vậy anh đi xe riêng của anh. Ðặng muốn về có xe sẵn mà về.
Thầy Thanh ngó hai chiếc xe mà nói:
- Hai xe tốt quá, mới tinh, xe như vậy đi đâu cũng được khỏi lo chi hết, đi ra Hà Nội cũng khoẻ ru.
Ông Ba Chánh nói:
- Vậy mà con rể tôi nó còn lo ngại. Nó phải cho đi theo Nghiệp một người sốp phơ quen đi đường núi với một người thợ máy rành nghề.
Thầy Thanh nói:
- Bác vật Nghiệp cầm tay bánh giỏi lắm mà. Phụ thêm một sốp phơ cũng đủ. Xe mới cần gì phải đem thợ máy theo.
Cang nói:
- Thưa thầy vợ cháu muốn như vậy, nên cháu làm cho vợ cháu an lòng. Lại anh thợ máy nầy giúp trong hãng cháu đã gần mười năm rồi, ảnh không có nghỉ. Vậy cháu thừa dịp Nghiệp tính đi chơi một tháng, cháu cho ảnh theo đặng ảnh nghỉ.
Thầy Thanh gục gặc đầu và nói:
- Chủ hãng mà biết xét công lao của thợ thuyền như vậy thì xứng đáng lắm. Chú khen cháu đa.
Cang day lại hỏi:
- Ðồ đạc đem ra xe hết hay chưa?
Cô Loan bước tới mà đáp:
- Thưa ba, sắp đặt xong hết. Con có kiểm điểm kỹ rồi.
Cang nói:
- Vậy thôi đi cho sớm. Mặt trời sắp mọc rồi.
Hoàng mau mắn từ giã ông Ba Chánh, thầy Hai Thanh và vợ chồng Cang rồi leo lên xe Renault- sport mà cầm tay bánh để sốp phơ ngồi kế bên. Hoàng kêu Nghiệp và nói:
- Ê! Nghiệp anh chạy trước nghe hôn. Lên Biên Hoà rồi anh chờ em lên đi một lượt.
Hoàng nói rồi rồ máy, xe từ từ ra lộ rồi dông[1] mịt.
Vợ chồng Nghiệp từ giả ông ngoại, thầy Thanh rồi lên xe Chevrolet. Sốp phơ lên cầm tay bánh thợ máy ngồi một bên.
Ông Ba Chánh và thầy Thanh chúc đôi trẻ đi chơi bình an và vui vẻ.
Cô Huyền dặn con nếu có cần dùng tiền bạc hay vật chi thì đánh dây thép[2] về đặng cô gởi hoặc sai người đem ra cho.
Cang căn dặn sốp phơ phải cẩn thận rồi nói với Nghiệp:
- Thôi hai con đi đi. Cứ việc vui chơi. Ở nhà ba coi chừng thợ dọn dẹp nhà cửa cho. Chừng hai con về thì dọn ở nhà mới được.
Nói dứt lời Cang khoát tay, xe chậm chậm ra lộ rồi chạy tuốt.
Cang day lại từ giả thầy hai Thanh đặng đi xuống hãng. Cang kêu vợ mà nói:
- Trưa nay tôi ở luôn dưới hãng. Xế mát tôi gởi xe về cho má nó xuống coi chừng thợ dậm sửa, sơn phết nhà Nghiệp giùm tôi. Phải dặn họ làm cho kỹ lưỡng hẳn hòi, không được dối trá, rồi chiều má nó đi luôn xuống hãng rước tôi về với.
Cang lên chiếc xe Citroen cầm tay bánh mà đi một mình.
Ông Ba Chánh với cô Huyền mời thầy Thanh vô nhà nói chuyện chơi. Thầy Thanh do dự. Ông Ba Chánh nói:
- Vô nói chuyện uống trà chơi mà. Tôi mới mua được hộp trà thiệt ngon. Thầy vô uống thử coi.
Thầy Thanh đi theo ông Ba Chánh mà Vô nhà. Cô Huyền kêu người nhà nấu nước sôi cho mau đặng chế bình trà mới mà đãi khách.
Thầy Thanh thầm nghĩ thú giàu sang quyến rũ quá. Làm sao mà người ta khỏi sa đắm cho được!

[1] chạy nhanh
[2] điện tín
Bức thơ hối hận
II - TREO TRANH NHƠN QUẢ
Nhà ông Ba Chánh ở bây giờ đây không phải cái nhà ngói nhỏ, vách ván, tuy sạch sẽ mát mẽ, song chật hẹp của cha con ông ở cách 25 năm về trước. Bây giờ là một toà nhà nằm giữa một cuộc đất rộng lớn và cất theo kiểu tân thời, bởi vậy đứng xa thì thấy dạng đồ s ộ hùng hào, lại gần thì thấy vẻ nguy nga đẹp đẽ.
Thợ Cang cưới cô Huyền rồi thì gia tư càng ngày càng thêm nở nang. Ban đầu Cang mướn có một căn nhà phố mở xưởng sữa xe hơi. Cuộc làm ăn lần lần thêm phát đạt; cái xưởng nhỏ lần lần nở ra lớn, phải thêm một căn, rồi thêm một căn nữa, rốt cuộc xưởng xe hoá ra một hãng to tát, vừa bán xe mới, vừa sửa xe cũ, vừa trữ đồ phụ tùng, thợ thầy giúp việc trong hãng kể đến số chục.
Cách 8 năm trước, Cang cho con là Nghiệp đi qua Pháp học rồi Cang mới lo tới bề ăn ở cho gia đình. Nhơn dịp người ta bán miếng đất nằm giáp với đất của cha vợ, Cang liền ra tiền mà mua đặng mở cuộc ở ra cho rộng lớn. Ðất mua rồi, Cang mới mướn vẽ bản đồ đặng cất nhà. Phải phá cái nhà nhỏ của ông Ba Chánh mà cất lại một cái nhà lớn nằm chánh giữa vuông đất, bây giờ rộng bằng hai, nhờ đã mua thêm. Phía trước có chừa một cái sân lớn cho xe ra vô thuận tiện. Phía sau nhà chánh, thì cất thêm nhà tiệc với nhà tắm riêng, rồi mới tới nhà bếp. Bên mặt thì cất nhà để xe. Bên trái thì đào một cái giếng rồi chung quanh dọn đất để làm rẫy mà trồng rau cải.
Chung quanh cuộc đều có rào giậu chắc chắn; phía dựa lộ có xây cửa lớn để ban đêm đóng lại cho kín đáo. Tiếc vì chất đất không được phì nhiêu, nên ông Ba Chánh săn sóc rất dày công, mà vườn tược coi không sung. Dựa hai hàng rào hai bên có trồng nhãn xen lộn với * sữa, mà cây không được sởn sơ, duy có hàng tầm vông[1] trồng chận phía sau thì lá xanh um, cây mập mạp.
Kiểu vở của nhà lớn thật cất hạp với cách ăn ở nửa cũ của đời nay. Chánh giữa để luông tuồng từ trước ra sau nhưng phân ra làm hai chặng, chặng ngoài dọn salông để tiếp khách, còn chặng trong thì làm phòng ăn khi có khách ăn cơm. Còn hai bên thì có vách ngăn ra làm 4 phòng riêng biệt. Phía trước bên tay mặt, là phòng để thờ cúng tổ tiên, bên tay trái là phòng riêng của ông Ba Chánh. Phía sau, bên tay mặt, là phòng ngủ của vợ chồng Cang, còn bên tay trái dọn làm phòng tiếp khách, mà cũng là phòng cho Nghiệp học xong trở về nhà. Nghiệp cưới vợ rồi thì mấy tuần sau cũng chiếm mà ở đỡ phòng đó.
Thuở nay hễ thầy Hai Thanh có lại chơi thì ông Ba Chánh thường mời thầy Vào phòng riêng của ông mà đàm đạo, vì trong phòng chẳng những có giường sắt để ông ngủ, mà lại cũng có đi văng[2] cho ông nằm xem sách, có ghế xích đu cho ông nằm đọc báo, có bàn cho ông ngồi uống trà, có tủ cho ông đựng quần áo, có kệ cho ông cất sách báo, có ghế để cho ông tiếp khách.
Nhưng trái với thường lệ, bữa nay ông lại mời thầy Hai ngồi tại sa lông[3], ông nói trời nực ngồi ngoài cho có gió mát. Cô Huyền hối trẻ rửa chén xúc bình, rồi chính tay cô lấy hộp trà ngon ra mà để trà vô bình cho vừa, đặng chế nước nóng cho cha đãi bạn.
Thầy Hai Thanh nói:
- Vợ chồng Bác vật đi xe Huê Kỳ tốt quá. Bây giờ hiệu xe đó là quí nhứt ở xứ mình, bán mắc lắm.
Cô Huyền đắc chí nên cười mà đáp:
- Gần tới đám cưới ba nó mua cho nó đó. Nó xin chiếc xe như xe cậu Hoàng đặng nó cầm tay bánh cho tiện, Ba nó không chịu. Ba nó nói với cậu Hoàng không có vợ, đi đâu cũng đi một mình, nên mua xe “sport” thì trúng điệu. Nó sắp cưới vợ. Phải mua xe mui kiếng đặng vợ chồng đi coi mới được.
Thầy Thanh nói:
- Coi bộ mông xừ Cang cưng con lắm.
- Ối thôi! Đừng có nói, thầy hai. Nó muốn giống gì cũng được hết. Có điều nó không tỏ ý muốn, mà ba nó cũng khiêu gợi, dường như xúi cho con nó muốn mới kỳ chứ.
- Có một đứa con, lại con nên, không cưng sao được.
- Nhiều khi tôi cằn nhằn, tôi khuyên nên tập cho con tiện tặn chớ đừng có tập cho nó ăn xài lớn. Ba nó nói ba nó có một mình nó. Tiền của làm ra, rồi đây cũng để cho nó hưởng chớ ai vô đây mà ăn. Nó học thành tài rồi, thì phải cho nó hưởng sung sướng lần đi chớ, cứ bó buộc đợi chừng nào mình chết rồi nó mới được hưởng thì cả một khoảng đời nó không biết hạnh phúc là gì.
- Bác vật Nghiệp có biết rõ nguồn gốc hồi xưa hay không?
- Thưa không. Có ai nói đâu mà biết. Tôi với ông ngoại nó giấu biệt chuyện xưa. Ba nó cũng không nói tới. Từ ngày nó biết đi biết nói thì ba nó ẩm tưng tiu chiều chuộng nó như con ruột. Chừng nó đi học, cần phải có khai sanh, thì ba nó ra giữa tòa nhìn nhận nó là con, tòa có lên án hợp pháp, bởi vậy không bao giờ nó có tỏ ý nghi ngại điều chi hết.
- Thôi, vậy cho xong …
Ông Ba Chánh ngắt lời thầy Thanh mà nói:
- Phải nên giấu luôn cho xuôi chuyện. Cho thằng Nghiệp biết nguồn gốc của nó, nghĩ không ích chi, mà sợ e còn sanh chuyện lộn xộn trong gia đình.
Cô Huyền nói:
- Ai nói cho nó biết, chắc ba nó giận lắm. May mấy người hồi trước ở gần đây, bây giờ họ đã tản lạc hết. Biết gốc tích của thằng Nghiệp hiện bây giờ chỉ còn có thầy Hai với cha tôi và tôi. Mình cứ giấu luôn, thì làm sao nó biết được.
Thầy Thanh vừa muốn nói thì cô Huyền chặn mà nói trước.
- Ðể tôi nói cho thầy Hai nghe cái cách ba nó cưng nó. Ba nó nghe cậu Hoàng có mua một cái nhà trệt, trên đường Hàng Sao, để lên xuống có sẵn chỗ mà ở. Ba nó lật đật kiếm mua cho nó một cái nhà như cậu Hoàng. Tôi cản trở, tôi nói nhà mình rộng rãi thì để nó ở chung với mình, cần gì phải mua nhà riêng cho nó. Ðã vậy mà nó mới cưới vợ, vợ chồng nó nên ở chung đặng tôi coi chừng và dạy dỗ vợ nó. Ba nó không chịu nghe lời tôi. Ba nó chê tôi cứ giữ thói xưa. Cưới vợ cho con rồi bắt ở đặng làm dâu. Con nó có vợ rồi thì phải cho nó ở riêng đặng nó tập làm chủ nhà, làm chủ gia đình. Ở chung với mình nó phải chiều theo ý mình, nó không có quyền tự do chút nào hết. Ăn cơm nó phải theo giờ ăn của mình, đi chơi nó phải xin phép mình, mua sắm vật gì nó cũng phải dọ ý mình, đời sống như vậy thì mất tự do hết, đã vậy mà vợ chồng nó có bạn hữu riêng của chúng nó. Ở chung với mình chúng nó khó mà tiếp khách. Lại ở Chí Hoà xa xuôi quá, phải để nó ở dưới Sài Gòn cho vui. Tại như vậy nên ba nó mới mua cái nhà ở đường Bạc Hà. Ðương mướn thợ dặm phá sơn phết cho gấp, đặng vợ chồng nó đi du lịch chừng trở về thì dọn xuống nhà mới ở riêng, thầy Hai thấy có ai mà cưng con quá như vậy hay không?
Ông Ba Chánh nói:
- Nghiệp học ở bên Pháp 8, 9 năm, nên ý nó giống người Pháp. Hễ có vợ rồi thì muốn xuất thân lập nghiệp không muốn tùng quyền cha mẹ nữa. Bởi vậy cha nó tính mua nhà cho nó ở riêng, coi bộ nó mừng. Tuy ở riêng mà ở gần thì không hại gì mấy. Con tới lui coi chừng bề ăn ở của vợ chồng nó cho thường, thì cũng như ở một nhà. Có một điều làm cho cha lo ngại là hôm nọ Nghiệp nghe cậu Hoàng tính làm nghề thầu khoán nó tỏ ý muốn hùn với cậu Hoàng. Cái đó cha nghĩ không nên. Ba nó giỏi máy móc song thiếu học thức. Hãng lớn quá mà phải mướn người ngoài lo việc giao thiệp, coi sổ sách, viết thư từ, nghĩa là giao trách nhiệm quản lý cho người ta, thì làm sao mà tin được. Mấy tháng nay Nghiệp về ba nó giao trách nhiệm cho nó, ba nó coi xưởng mà thôi thì xong quá. Nó muốn làm thầu khoán thì liều lắm. Nó có nói tới chuyện đó, con phải rầy nó, khuyên nó phải coi hãng với ba nó, hãng phát đạt quá, cứ làm tới hoài thì giàu to, cần gì phải sang qua nghề khác.
Thầy thanh nói:
- Kỹ sư cầu cống thì làm thầu khoán là phải lắm. Song làm chủ hãng xe hơi cũng được quá, đổi nghề làm chi. Vợ chồng Bác vật tính đi chơi bao lâu.
Cô Huyền đáp:
- Ba nó cho đi chơi một tháng.
- Theo phong tục người Pháp, con nhà giàu sang hễ cưới vợ rồi thì vợ chồng dắt nhau đi chơi, có ít lắm cũng nửa tháng. Mà tiệc cưới xong rồi người ta đi liền, chớ không phải để hơn cả tháng rồi mới đi như Bác vật vậy.
- Ý! Hôm cưới rồi nó đòi đi liền chớ, tại cậu Hoàng cầm nó ở lại chờ cậu góp lúa và chia gia tài cho xong rồi sẽ đi. Nô-te[4] làm tờ tương phân mới rồi, cậu Hoàng với vợ chồng nó mới ký tên hôm kia, nên mới dắt nhau đi chơi được đó.
- Nghe nói cô Bác vật là con một nhà giàu lớn dưới Cần Thơ, ruộng đất nhiều lắm, không biết chia phần cô được bao nhiêu ruộng?
- Cái đó thật sự tôi không biết. Vợ chồng tôi không muốn hỏi vì sợ con dâu nó khi. Nhưng hôm qua vợ chồng nó nói chuyện với nhau, tôi nghe nói chia gia tài làm hai phần bằng nhau, số ruộng không hiểu bao nhiêu, nhưng số huê lợi mỗi năm được 23 ngàn thùng lúa. Nhà cửa vườn tược thì để hết cho cậu Hoàng, vì cậu là con trai, nên để cậu hưởng đặng lo cúng quảy ông bà cha mẹ.
- Có hai anh em đó mà thôi sao?
- Có hai anh em đó. Cha mẹ khuất sớm, mà ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại cũng không còn ai hết.
- Không biết con ai đó vậy?
- Vợ chồng tôi có biết đâu. Hoàng với Nghiệp là bạn học cùng trường bên Pháp. Hai người thi đậu chung một khoá, rồi về với nhau chung một tàu. Về được mấy ngày, Hoàng lên mời Nghiệp xuống nhà chơi. Nghiệp đi theo xuống tới Bình Thủy. Hoàng trình diện cô Loan và hỏi Nghiệp muốn thì Hoàng sẽ gả cho. Nghiệp ở chơi mấy bữa, nó dọ tánh nết cô nọ, rồi nó chịu. Chừng về nó thuật lại cho tôi với ba nó nghe và xin xuống nói mà cưới cô Loan cho nó. Tôi hỏi con ai, thì nó nói cháu ngoại ông chủ Phận ở Bình Thủy, còn cháu nội ông Hương sư Tảo ở Phong Ðiền. Cha cô chết hồi cô mới đẻ được vài tháng. Bên nội bên ngoại cũng không còn ai. Mẹ cô cũng mới mất sau đây. Bây giờ gả cô thì anh cả là cậu Hoàng, đứng gả. Tôi muốn đi xuống coi bề thế người ta ra thể nào mà nhứt là coi con dâu. Ba nó nói mắc đeo theo hãng xe, không rảnh đâu mà đi được. Thôi Nghiệp nó đành ai thì cưới cho nó, quyền chọn lựa là quyền của nó, mình xen vô làm chi. Cách ít ngày hai anh em Hoàng lên ghé hãng mà kiếm Nghiệp, may bữa đó có tôi và ba nó ở đó. Nghiệp tiến dẫn Hoàng với Loan cho vợ chồng tôi biết. Tôi coi bộ cô nọ được lắm. Ba nó mời anh em Hoàng chiều lên nhà ăn cơm. Hoàng chịu. Trong bữa cơm tối đó, tôi dọ dẫm tánh nết cô Loan, tôi thấy được lắm, ba nó cũng chịu, rồi luôn dịp đó với nói với Hoàng định ngày cưới, gộp chung một lễ.
Thầy Thanh cười và nói:
- Ðời nay cưới gả dễ quá phải hôn anh Ba? Vậy mà cũng được dâu hiền rể quí, cần gì phải dày công kén chọn.
Ông Ba Chánh nói:
- Thật vậy. Ðời xưa kén quá, mà nhiều khi gặp yêu gặp quỉ, chớ không phải người ta.
Cô Huyền nghe cha nói câu đắng cay như vậy, biết ý cha muốn ám chỉ duyên nợ cũ của cô, bởi vậy cô hết vui mà tỏ ý hổ thẹn.
Thầy Hai Thanh mắt ngó cô, miệng chúm chím cười; thầy suy nghĩ một chút rồi ngó cùng trong nhà không thấy mấy đứa ở, thầy bèn chẫm rãi nói:
- Có một chuyện ngộ ngộ, hổm nay tôi muốn nói cho anh Ba với cô Hai nghe chơi. Mà lại đây mấy lần, khi có Nghiệp hoặc mông xừ Cang ở nhà, khi thì cô Hai đi khỏi, nên tôi không nói. Chuyện này anh Ba nghe chắc cười bể bụng.
Ông Ba Chánh rót hai chén trà mời thầy Thanh uống và hỏi thầy muốn nói chuyện gì.
Thầy Thanh hỏi lại:
- Anh có biết cậu Võ Như Bình bây giờ làm việc gì ở xứ nào hay không?
Cô Huyền liền nghiêm nét mặt và chăm chỉ ngó thầy Thanh.
Ông Ba chánh châu mày mà đáp:
- Không. Tôi không muốn biết. Mà giống người vô tình bạc nghĩa đó biết mà làm chi. Họ chê nghèo hèn, họ theo giàu sang mà tận hưởng, thì để cho thỏa chí họ, coi họ có thể đem vàng bạc được bao nhiêu xuống mồ.
- Ðem mốc xì! Còn sống nhăn mà lưng túc[5], thì chừng chết không có tiền mướn dân khiêng đi chôn, tiền bạc đâu mà đem theo. Như Bình tên tốt quá! Tưởng là bình Hoa, hay là bình trà, bình rượu gì té ra bình bồng.
- Thầy ghét người ta rồi thầy chê đè. Cách vài ba năm nay, một bữa tôi xuống Sài Gòn thăm một ông bạn. Tôi có gặp một ông cai tổng dưới Cần Thơ lên ở nhà uống thuốc tại nhà bạn tôi. Tôi hỏi thăm chuyện dưới Cần Thơ, thì ông Cai Tổng nói Như Bình làm ông Huyện hay ông Phủ gì đó tôi quên, song giàu có sang trọng lắm mà.
- Phải. Làm ông Phủ, mà bây giờ thôi rồi. Nói hưu trí, song tôi không biết thật hưu trí hay là mất chức. Bộ chán nản dật dờ chẳng khác nào người chết chưa chôn.
- Có lẽ nào đến nỗi như vậy. Bình học giỏi lanh lợi tráo trở hay lắm mà.
- Ở đời đã đành phải có thiện chí, phải tập kiên nhẫn, quyết tiến thủ và có can đảm thì mới mong hoặc may được thành công. Mà anh Ba là nhà Nho tự nhiên anh biết: ”muốn” là một việc còn “được” là một việc khác. Không nên quá tin tưởng hễ muốn thì được. Nên hay hư chắc chắn là tại số mạng, tại ông trời, bởi vậy nuôi thiện chí vượt lên địa vị giàu sang thì tốt, còn làm điều bất nhơn phạm nghĩa mong đạt đến mục đích đó, thì bậy lắm.
Cô Huyền muốn nghe rõ chuyện của Như Bình chớ không màng lý luận, nên cô chận hỏi:
- Ai học chuyện đó với thầy, mà thầy dám nói quả quyết như vậy?
- Tôi thấy tận con mắt tôi đây. Tôi gặp Bình; chánh Bình nói chuyện với tôi chớ nào có phải ai học.
- Thầy gặp ở đâu, hồi nào?
- Hôm trước có dịp đi Bà Rịa thăm bà con. Tôi đi thẳng ra Vũng Tàu thưởng thức gió biển chơi vài bữa. Tình cờ một buổi chiều, tôi đi chơi phía bãi sau tôi gặp ông cậu đương ngồi trên viên đá, ngó mông ra biển, mặt mày buồn hiu. Ông cậu thấy tôi ông cậu muốn làm mặt lạ, không nhìn. Ðối với tôi mà làm cao sao được. Tôi xốc lại tôi kêu bí danh, không vị tình, không kiêng nể chút nào hết. Người như vậy dầu làm đến ông nào tôi cũng mặc kệ, tôi có đếm xỉa gì đâu. Nhột quá ông cậu phải nhìn tôi. Ông cậu xin lỗi, viện lẽ lâu gặp nhau quá, nên ông cậu quên. Thật, ly biệt nhau từ ngày Nghiệp còn bú, đến nay đã 25 năm rồi. Sức ông cậu coi suy lắm, già, ốm, tóc điểm bạc hoa râm, răng đã rụng bộn bộn. Nhưng ngó thoáng qua thì tôi biết liền.
Cô Huyền cũng như ông Ba Chánh cứ ngồi im lìm mà ngó thầy Thanh, không biểu lộ thâm tâm, nên thầy không biết vui mà nghe, hay là ghét nên giận.
Thầy Thanh nói tiếp:
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

- Tôi ghét, tôi khinh bỉ lắm. Ban đầu tôi muốn trút hết túi chữ nho trên đầu ông cậu cho đã nư giận. Nhưng tôi liền nghĩ lại giận mất khôn: nổi nóng không bằng giả vui vẻ để tìm hiểu coi lòng tham phú phụ bần đã giúp nâng cao ông cậu đến mực nào. Tôi lấy lời dịu ngọt, mềm mỏng, mà hỏi thăm trên đường làm quan ông cậu đã đi tới đâu, gây sự nghiệp đã được bao nhiêu, bề vợ con thế nào, lập gia trụ tại đâu. Thật tôi cũng châm chít chút đỉnh cho vui, chớ không nói đến giận, bởi vậy ông cậu lần lần đáp lời tôi hỏi, không giấu giếm chi hết. Nhờ vậy mà tôi được biết ông cậu làm việc lần lần được thăng tới chức Phủ. Nhưng vì có việc làm cho ông cậu thất chí, nên hồi năm ngoái ông cậu đã hưu trí non, không thèm làm quan nữa. Tôi hỏi ông cậu có ruộng vườn nhiều hay ít, thì ông cậu nói không có gì hết, không có ruộng đất mà cũng không có tiền bạc. Tôi hỏi không có gì hết thì sao sống, ông cậu nói ông cậu sống với số tiền hưu trí, sống một mình không có vợ, không có con thì không hao tốn chi lắm. Tôi ngạc nhiên, nên tôi hỏi vậy sao nghe nói cưới vợ ở dưới Cần Thơ giàu lắm mà, vợ đó đã bỏ hay sao mà nói không có vợ. Ông cậu nói vợ chết, nói cụt ngủn, không chịu nói người vợ ấy giàu hay nghèo, ở với nhau có con hay không.
Tới đây cô Huyền mới chặn mà nói:
- Tôi có tới nhà, tôi có nói chuyện với người vợ đó mà. Nhà cửa tốt lắm, bộ tướng giàu sang. Có lẽ nhờ người ấy lắm chớ.
Thầy Thanh nói:
- Tôi không hiểu. Ông cậu nói vậy thì tôi hay vậy. Tôi không thèm cãi. Còn tôi hỏi bây giờ hưu trí rồi ông cậu lập gia trụ tại đâu. Ông cậu nói không có nhà cửa chỗ nào hết. Tới đâu vui thì ở chơi, chừng buồn thì đi chỗ khác. Ông cậu ngồi tại mé biển nói chuyện hơn một giờ, coi bộ buồn bực chán nản cực điểm. Tôi thấy vậy thật tôi bất nhẫn, nên không nỡ nhắc chuyện xưa mà xài ông cậu. Anh Ba biết tánh tôi nóng lắm chớ. Nếu tôi mà động lòng, thì anh Ba hiểu tình cảnh thế nào.
Ông Ba Chánh hỏi:
- Bình không hỏi thăm tới vợ con hồi trước hay sao?
- Không, ông cậu không nói tới cô Hai, mà cũng không nhắc tới anh, có lẽ hoặc hổ thẹn, hoặc sợ tôi xài. Nhưng ông cậu có hỏi thăm Nghiệp.
- Thầy có nói thật hay không?
- Nói chớ. Sợ gì mà phải giấu. Tôi nói thiệt ráo, nói cho ông cậu tức chơi. Tôi nói tại ông cậu chê nghèo mà bỏ cô Hai, nên ít tháng sau có một ông chủ hãng xe hơi dưới Sài Gòn cậy mai mối mà cưới cô. Ông ra giữa tòa nhìn Nghiệp là con, cho Nghiệp đi qua Pháp mà học. Nghiệp học giỏi thi đậu Bác vật, có bằng kỹ sư cầu cống. Bây giờ hãng xe lớn lắm. Nghiệp đã về mấy tháng nay, đương phụ với cha mà cai quản hãng nhà, không chịu làm quan.
- Bình nghe như vậy rồi có nói gì hay không?
- Không. Ngồi gục mặt thở ra, rồi ứa nước mắt, chớ không nói chi hết. Tôi liếc xem sắc diện, tôi biết ông cậu hối hận lắm. Có con mà đành bỏ rơi, để cho người khác họ rước họ nuôi, họ làm khai sanh, họ cho ăn học rồi thành con của họ. Bây giờ mình không dám ngó con mình, thật mắc cở quá, nên chết phức cho rồi.
- Ðó là một bức tranh nhơn quả treo lên cho người đời xem chung. Thuở nay thường nhơn dùng cái thuyết “quả báo” mà hăm he kẻ quấy, thì không ai thèm sợ. Ðể ông Trời ra tay cho bài học thử coi thiên hạ có sợ mà tránh đường tội lỗi hay không.
- Nầy anh Ba, cô Hai đây lúc còn nhỏ cô thấu hiểu thế thái nhơn tình hơn anh em mình. Tôi nhớ khi cô bị chồng bỏ ở Cần Thơ cô bồng con trở về, cô nói người ta bỏ cô thì cô lấy chồng khác. Mà lần này cô không thèm lấy chồng trong đám người có học thức nữa, cô sẽ ưng một người thợ thuyền, chắc thợ thuyền biết lễ nghĩa liêm sỉ hơn. Cô nghĩ đúng quá. Cô ưng thợ Cang, nên bây giời cô làm bà chủ hãng, giàu có sang trọng tột bực, chồng mến yêu quí trọng, con danh giá lẫy lừng. Tôi nghĩ nhà anh Ba thật là nhà phúc đức; mà tôi cũng khen cô Hai thật sáng suốt hơn mấy lão già nầy.
Cô Huyền mỉm cười mà nói nhỏ nhẹ:
- Thưa thầy, hồi đó em tức giận nên em nói cố mạng. Em gặp người chồng biết đường ngay lẽ phải, là phần may của em hoặc là nhờ âm đức của cha em, chớ em có giỏi gì đâu mà đoán trúng kẻ phải để trao thân gởi phận. Thưa thầy, em nghe chuyện thầy nói nãy giờ đó em không cảm động, không vui, mà cũng không buồn chút nào hết. Ðã phân rẽ nhau rồi thì mạnh ai đi đường nấy, ai làm sao thì làm. Thật, nghe người ta nguy khốn, em không nỡ vui mừng mà dầu nghe người ta cao sang chắc em cũng không tức giận.
- Ông Ba Chánh nói:
- Cang thật ít học; mà muốn nói cho đúng, thì phải gọi nó là người không có học. Tuy vậy mà ở đời nó là người biết điều lắm, dầu đối với ai cũng vậy.
Thầy Thanh nói:
- Học cho nhiều mà học thế nào kia, chớ học với cái mục đích thấp hèn, học đặng cho vui mắt sướng miệng, học như vậy càng thêm hại, chớ có ích gì.
Thầy Thanh từ mà về. Cô Huyền đưa ra cửa và nói:
- Chuyện thầy Hai nói nãy giờ đó xin thầy đừng nói cho chồng em hoặc con em biết. Thầy nói cho cha em với em nghe thì đủ rồi.
Thầy Thanh chẩm hẩm đáp:
- Không, không! Tôi biết mà. Tôi nói riêng cho cô với anh Ba nghe mà thôi, chớ nói cho người khác biết làm chi. Vợ chồng đương đầm ấm, cha con đang thương yêu, bươi đống tro tàn lên làm chi cho bay bụi mà làm ố đồ quí trong nhà.
Cô Huyền cười mà đáp
- Cám ơn thầy Hai.

[1] một loại tre, hầu như đặc ruột, ngày xưa còn được dùng làm côn hay vũ khí tầm vông vạt nhọn
[2] (divan), loại bàn thấp theo kiến trúc Pháp, rộng tương đương với bộ ván ngựa
[3] (salon), bàn ghế phòng khách theo lối Pháp
[4] (notaire), chưởng khế
Bức thơ hối hận
III. SƠN LÂM CẨM TÚ
Buổi sớm mai, trong thủ đô Sài Gòn, cũng như trong vùng ngoại ô Bà Chiểu Ngã Năm, sự hoạt động của dân cư tạo thành một quang cảnh náo nhiệt cực điểm. Trên các nẻo đường người đi bộ dập dìu đông đảo, lại còn thêm xe hơi, xe ngựa, xe kéo, xe đạp, tốp qua tốp lại không ngớt. Vì vậy nên sự rủi ro đụng chạm xảy ra thường thường, dầu người ta đã có áp dụng nhiều phương pháp để ngăn ngừa tai họa, nhưng cũng không thể chấm dứt tai họa nổi.
Xe hơi của bác vật Nghiệp là hiệu xe mã lực nhiều, tốc lực mau, nhưng vì sốp phơ nhớ lời căn dặn của ông chủ lớn, nên chú ý cẩn thận, cứ từ từ mà chạy, giữ kỹ lệ luật đi đường, không thèm tranh giành mà qua mặt. Qua khỏi cầu Bình Lợi rồi, xe mới bắt đầu chạy mau, nhưng sự mau đó chưa đúng với tốc độ của xe; trên khoảng đường thẳng ngay và trống trải thì chỉ chạy từ 70 tới 80 mà thôi còn gặp xe phải nép mà tránh, hoặc qua mấy xóm đông, hay tới khúc quanh quẹo, thì bớt xuống mà chạy 40 hay 50, có chỗ còn chậm hơn nữa.
Tuy vậy mà khi tới khúc quanh quanh Xuân Trường có một chiếc xe cam nhông ở phía Biên Hoà chạy xuống thình lình xông ra như chớp nhoáng mà chạy không bóp kèn, may anh sốp phơ của Nghiệp lanh mắt lẹ tay, ép sát vô lề nên khỏi đụng. Giữa lúc hai xe tránh nhau, gió phất nghe một cái vù, làm cho cô Loan giựt mình khủng khiếp, chụp tay chồng mà níu chặt cứng.
Nghiệp ngó vợ mà cười và hỏi:
- Em sợ hay sao?
- Em hết hồn tưởng đụng rồi chớ.
- Ðừng sợ. Không có sao đâu. Anh Sáu Bình cầm tay bánh thì khỏi lo. Ảnh giỏi lắm, lại chạy xe kỹ lưỡng.
- Chắc ba cho ăn lương lớn.
- Lương lớn hơn hết. Anh tư Cầu ở bên Vĩnh Hội, có nhà cửa đàng hoàng. Còn anh Sáu Bình ở một căn phố lá trên Phú Nhưận, chỗ ở không được sạch sẽ, lại mỗi bữa đi làm xa quá.
- Sao ảnh không mướn phố gần hãng mà ở?
- Ý! Ở Sài Gòn phố mắc quá, hạng thợ thuyền làm sao mướn nổi mà ở em. Qua thấy cái nhà ba mới mua cho vợ chồng mình đó có 4 dãy nhà bếp dài tới 4 căn, căn nào cũng rộng rãi, mát mẻ. Qua tính một căn để nấu ăn, một căn để cho nhà bếp ở, một căn để cho bồi. Còn dư một căn qua sẽ cho anh Sáu về ở với mình.
- Ðược lắm, song sợ ảnh có con đông, chật hẹp, ảnh ở không được chớ.
- Ðể qua hỏi ảnh coi.
Nghiệp kêu Sáu Bình mà hỏi:
- Anh Sáu, anh có mấy đứa con?
- Dạ vợ chồng tôi có một thằng con trai mà thôi.
- Ðược bao nhiêu tuổi?
- Thưa, 8 tuổi. Nó đã bắt đầu đi học từ khai trường năm ngoái.
- Ðược lắm. Ba tôi mới mua cho tôi một cái nhà trên đường Bạc Hà, anh biết hôn.
- Thưa biết, cách mấy bữa trước, tôi có đưa bà chủ lớn lên coi thợ dọn dẹp. Nhà rộng rãi tốt quá. Tôi có đi coi cùng hết.
- Ði chơi về đây tôi sẽ dọn về ở đó. Vợ chồng tôi muốn để một căn dưới dãy nhà bếp cho anh dọn về đó mà ở, anh chịu hay không?
- Dạ, nếu ông bà thương, ông bà cho vợ chồng tôi ở thì khỏe lắm. Tôi mang ơn hết sức, có lẽ nào tôi không chịu. Ðược ở đó, tôi đi làm gần, mà vợ tôi còn kiếm công việc làm được nữa.
- Vậy thì xong. Ðể đi chơi về rồi sẽ bàn tính lại.
Câu chuyện chưa dứt thì xe đã tới tỉnh lỵ Biên Hòa. Thấy xe của Hoàng đậu gần trường học mà chờ, Sáu Bính liền tốp máy ngừng lại.
Hoàng mặc bộ đồ thể thao trông rất gọn gàng và mạnh mẽ, bước lại nói với sớp phơ [1] Anh chạy chậm quá. Tôi lên đây chờ nãy giờ gần 15 phút.
- Dạ thưa ông chủ lớn dặn tôi đi vừa vừa đừng chạy mau, nên tôi không dám chạy.
- Trời ơi, cầm xe “Sport” mà đi theo tốc lực bốn năm chục một giờ đặng chờ anh lái thì mỏi mệt quá, tôi chịu sao nổi. Phải đi khá một chút chớ.
Nghiệp mở cửa leo xuống mà nói:
- Vợ em nhát quá, chạy mau nó sợ. Em thấy vậy em không dám xúi anh Sáu chạy. Vậy anh cứ đi trước, thủng thẳng xe em theo sau.
Hoàng cười mà nói:
- À! Có đàn bà điều khiển mà!
Cô Loan nói:
- Ði chơi, chớ có phải đi chuyện gắp đâu mà chạy mau. Ðến chiều mình sẽ tới Ðà Lạt cũng không hại chi. Ði chậm để xem phong cảnh chơi.
Hoàng đưa tay xem đồng hồ, rồi vừa lên xe vừa nói:
- Thôi, tôi chạy trước đa. Lên Dijring[2] tôi chờ đặng ăn bữa trưa.
Nghiệp gật đầu rồi cũng lên xe. Hai xe nối đuôi mà chạy.
Ra khỏi tỉnh lỵ đường bằng phẳng, lại ít xe, mà người đi cũng vắng bóng. Sáu Bính cho xe chạy mau hơn; nhưng một lát rồi xe Hoàng cũng mất dạng, không còn thấy chạy trước nữa.
Lúc đi ngang qua mấy vườn cao su nhỏ nhỏ, nằm dọc theo đường, thì cô Loan chỉ mà trầm trồ, cô khen cây trồng ngay hàng thẳng lối, cô khen chủ vườn săn sóc kỹ lưỡng, bởi vậy tuy là cơ nghiệp tạo ra để thủ lợi, chớ không phải để hưởng nhàn, song cảnh thú có vẽ phong lưu, có màu ẩn dật, vừa thanh cao, vừa bí mật thật khả kính, khả ái.
Chừng tới khoảng rừng, cô thấy có lúc cây nhỏ chen với cây to, nhánh lá sum sê rậm rợp, rồi có lúc cây cao đã đốn hết chỉ còn cây thấp lúp xúp mà thôi. Từ nhỏ chí lớn ở vùng đồng bằng, ruộng thì cấy lúa để xay gạo, vườn thì trồng cây để hái trái, cô chưa từng thấy rừng rậm non xanh, bởi vậy thấy rừng lớn mà không người thì cô ngại ngùng, nhứt là thấy núi non chớn chở ở xa xa thì cô hồi hộp.
Nghiệp cắt nghĩa cho vợ hiểu rừng đó là một nguồn lợi lớn của quốc gia, rồi luôn dịp giải bày lề luật về rừng cấm lập ra để bảo hộ cây cối đặng duy trì nguồn lợi ấy.
Nghiệp lại tiếp cắt nghĩa cho vợ hiểu tại sao mà có núi, rồi nói núi cũng không phải là vật vô ích. Núi làm lợi cho loài người về phương diện khác. Tại con người không đủ tài đủ lực mà khai thác, nên nó không giúp ích được mà thôi.
Cô Loan lấy làm vui sướng mà được nghe chồng giải bày những điều mới lạ thuở nay chưa có ai cắt nghĩa rõ ràng cho cô hiểu. Cô ngồi một bên chồng mà trong lòng phơi phới, tai nghe, miệng cười, say sưa mùi hạnh phúc, hớn hở nẻo tương lai, quyết hy sinh tất cả cho người bạn đời trăm năm đặng đền bồi cái công phò trì dìu dắt.
Lên tới đèo Blao, núi rừng càng thêm chớn chở phong cảnh càng thêm xinh đẹp, cô Loan càng thêm say sưa, say sưa với cảnh, mà cũng say sưa với tình đến nỗi cô nhắm mắt ngồi im lìm không nói chuyện được nữa.
Ðộ cao đã lên nhiều, nên khí trời bắt đầu mát lạnh. Nghiệp vội lấy cái áo choàng cho vợ.
Cô Loan thấy một tốp Mọi cái[3] mang gùi đi dựa bên đường đi chung với Mọi đực. Cô chỉ cho Nghiệp coi rồi châu mày mà nói:
- Tội nghiệp quá! Ở chốn rừng núi, trần truồng, lạnh lẽo, ăn ở cực khổ vất vả, con người sống như vậy thì có vui sướng gì đâu!
- Họ quen rồi họ cũng sung sướng như mình vậy chớ. Tại mình tập quen cái thói ăn cao lương mỹ vị, ngủ nệm ấm gối êm, ở nhà cao cửa lớn, mình thấy họ như vậy mình tưởng là họ khổ. Người ta đã dụ dỗ họ hết sức, muốn dời họ ăn ở như mình. Họ không thèm. Họ yêu tự do của họ hơn là cuộc sống của mình. Nghĩ cho kỹ, tôi không dám chê bai họ.
- Anh ăn học ở xứ văn minh cực điểm. Anh đã chịu cho là văn minh un đúc trí não anh. Tại sao anh chán nản đến nỗi muốn ca ngợi cái thú dã man?
- Những danh từ văn minh với dã man là danh từ trống rỗng không có nghĩa gì hết. Biết sao là văn minh, biết sao là dã man, em? Người đời họ tưởng văn minh là khôn ngoan, dã man là dại dột. Họ lầm to. Thói kêu là văn minh bày ra nhu cầu vô số. Ðể làm cho thoả mãn những nhu cầu ấy, thì con người phải lao tâm cực xác không biết bao nhiêu mà kể cho xiết. Còn thói kêu là dã man không khiêu gợi nhu cầu gì hết, bởi vậy con người thong thả, khoẻ khoắn, khỏi lo, khỏi tính, không tranh hơn, không sợ thua. Em nghĩ lại coi thói nào làm cho con người sung sướng?
Cô Loan mỉm cười chớ không trả lời.
Xe lên tới Dijring, thấy xe của Hoàng đương đậu trước nhà hàng, nên Sáu Bính cho xe ngừng tiếp theo đó.
Hoàng ở trong nhà hàng bước ra nói rằng:
- Trễ hơn nửa giờ. Chạy được vậy cũng là khá rồi đa.
Tư Cầu nhảy xuống mở cửa xe. Vợ chồng Nghiệp bước ra, rồi đứng ngó từ phía mà ngắm cảnh.
Nghiệp dòm đồng hồ rồi nói với Hoàng:
- Mới 10 giờ. Vợ tôi có mua đồ đem theo nhiều. Vậy mình tạm ở đây ăn uống, chơi, rồi chừng 2 giờ mình sẽ lên Ðà Lạt.
- Ðược, được lắm. Mà còn sớm quá nên chưa đói. Vậy mình thả bộ theo đường đây đi một khúc chơi cho dãn cặp giò.
Nghiệp day lại hỏi vợ:
- Em mệt lắm hay không?
- Không, em khoẻ như thường.
Vợ chồng Nghiệp với Hoàng dắt nhau đi chơi, đi chậm đặng thưởng thức phong cảnh non xanh rừng thẳm. Cô Loan khoái lạc hơn hết. Cô nức nở khen cảnh đẹp như tranh vẽ, cô mến yêu non núi khiêu gợi chí thanh cao. Nghiệp thấy vợ có tâm hồn ham an tịnh thì thoả chí vui lòng nên chúm chím cười. Dắt nhau đi hơn một giờ, xem phong cảnh núi rừng chớn chở, dạo khắp cả thị trấn cao nguyên, rồi lần lần trở lại xe đặng sắp đặt việc ăn uống.
Hoàng nói, Hoàng đã hỏi dọ rồi, nhà hàng có lave[4], rượu chát[5]. Ðồ ăn chỉ có “jambon”[6], trứng gà với đồ hộp chớ không có thịt rừng. May có máy nước lạnh, nên có nước đá chút ít.
Cô Loan lên xe lấy bánh mì, thịt nguội, trái cây, rượu chát, rồi trao cho Sáu Bình với Tư Cầu đem vô nhà hàng. Cô muốn lấy thêm ba tê[7], cá mòi, nhưng chồng không cho. Nghiệp nói nhà hàng có, thì mình dùng đồ nhà hàng cho chủ vui lòng mới tiếp khách.
Vô nhà hàng, Nghiệp biểu Sáu Bính kêu bồi nhắc hai cái bàn để khít lại, ngồi hết thảy đặng ăn chung với nhau cho vui.
Cả hai anh sốp phơ với thợ máy đều không chịu, họ xin để anh em họ ở ngoài xe mà ăn cũng được. Vợ chồng Nghiệp không cho. Hoàng cũng không đồng ý, buộc phải ngồi chung với nhau mà ăn, vì trong cuộc đi chơi, mọi người đều phải chung vui, không nên phân giai cấp.
Trong lúc bồi đặt bàn sắp dĩa, Nghiệp với Hoàng coi dọn đồ ăn, thì cô Loan đi lại xem tủ kiếng của nhà hàng xin lấy ra cho cô hai chai la ve, vài hộp ba tê và vài hộp cá.
Cô nói cô có bánh mì với rượu chát ngon, nên khỏi mua. Ông chủ nhà hàng biết khách sang trọng, nhưng thấy biểu dọn cho sốp phơ ngồi chung mà ăn, thì ông có sắc ngạc nhiên.
Bàn dọn rồi, vợ chồng Nghiệp với Hoàng ngồi phía ngoài còn ba người kia ngồi phía trong; đồ ăn với rượu cả hai phía đều như nhau, chủ tớ đồng sung sướng vui cười, chủ vui có dịp hậu đãi kẻ cộng sự với mình, tớ vui vì cảm thấy người cao sang mà không khinh rẻ bực hèn hạ.
Nghiệp liếc thấy sốp phơ cũng như thợ máy, cả ba đều lộ ra vẻ cảm tình trên mặt, thì nói:
- Ba anh cứ việc ăn uống cho no, đừng ái ngại chi hết. Chúng tôi là bọn tân tiến, may được thấy xa nghe rộng, chúng tôi ăn ở theo cảnh đời mới không chịu bo bo ôm ấp thói cũ óc xưa, như mấy ông già hồi đời trước. Chúng tôi không chịu ẩn nhẫn, chán nãn củ rủ. Những tánh đó làm cho con người nhu nhược, yếu đuối không thể sống nổi với cảnh đời cạnh tranh chiến đấu này. Trái lại chúng tôi thờ thiện chí với trí lực. Ở đời, dầu làm việc gì chúng tôi cũng nhắm sự thành công mà làm mục đích. Nhưng đuổi theo mụch đích đó, chẳng bao giờ chúng tôi chịu gian dối, dua bợ hay độc ác. Ðể cho được thành công, chúng tôi tập chí thẳng ngay, cứng cỏi, kiên nhẫn cương quyết. Những điều ấy chẳng cần có học nhiều hay tài cao mới làm được. Mấy anh cũng như chúng tôi, hễ quyết chí thì làm nên, vì lợi khí tiến thủ ở trong tinh thần, chớ không phải ở chỗ học lực. Mấy anh đều biết ba tôi. Hồi còn trai trẻ ba tôi là một người thợ cũng như mấy anh, không học giỏi, cũng không có tài gì hơn. Ba tôi nhờ biết lập chí nên mới thành công. Mấy anh cũng có thể một ngày kia cũng lên địa vị chủ hãng như ba tôi vậy, biết chừng đâu.
Tư Cầu khiêm nhượng nói:
- Chúng tôi đâu dám bì với ông chủ lớn.
- Sao vậy?
- Ông hay lắm mà!
- Anh nói như vậy là tại anh chưa nuôi chí cương quyết, chưa tập tánh cứng cỏi. Anh phải hy vọng mà tiến hoài, tự nhiên một ngày kia anh sẽ thành chủ nhơn. Mấy anh nên biết ở bên Âu bên Mỹ có nhiều người hiện nay làm chủ xưởng đại công nghệ, giàu có bạc ức bạc tỷ, dùng nhơn công đến số muôn, hồi trước họ cũng ở trong đám thợ thuyền như mấy anh mà xuất thân, chớ nào phải nhờ phụ ấm hay là nhờ tài học. Bên Hoa Kỳ có mấy ông thợ thuyền, hoặc nông phu nhờ lập chí mà thành công, sau vượt lên tới Tổng Thống. Kìa như ông Ford, chủ hãng xe hơi đó, lúc khởi đầu ổng là một thợ thuyền như anh Tư đây, chớ nào phải ổng ở trường đại học hay trường công nghệ nào mà xuất thân đâu. Tôi nói thành công nhờ chí, chớ không phải nhờ học, nhứt là không phải nhờ may mắn hoặc cướp giựt.
Hoàng muốn trưởng chí cho ba anh em, nên tiếp nói:
- Lời Nghiệp nói với anh em đó là nói ngay vào sự thật chớ không phải nói láo đâu. Mấy anh phải lập chí mới, phải nuôi tâm hồn mới đặng nâng đời sống lên cho cao, đặng tranh sự sanh tồn với thiên hạ cho đắc thế. Hiện nay đời sống của hạng bình dân trong nước mình còn vất vả quá. Phải tiến lên, tiến cho mạnh.
Nghiệp nói:
- Ði ra vùng ngoại ô Sài Gòn Chợ Lớn, tôi thấy bề ăn ở của anh em lao động thật là khốn khổ. Hồi sớm mơi ngồi trên xe tôi có bàn với vợ tôi. Chúng tôi tính cho anh Sáu Bính về ở tạm trong một căn nhà sau của tôi đặng ảnh đi làm cho gần và ở cho sạch sẽ một chút. Nhưng đó là một giải pháp tạm thời và một sự giúp đỡ cá nhơn chớ không phải một cách cải thiện đời sống cho toàn thể thợ thầy giúp công trong hãng. Tôi đã có trù định một giải pháp lớn lao hơn kìa. Tôi có bàn với ba má tôi. Ba má tôi chấp thuận nguyên tắc và quyết sẽ thực hành trong năm nay. Hiện giờ thợ thầy trong hãng tôi gồm lối 30 người. Mà trong số đó chừng có mười người đã có nhà cửa tử tế rồi. Vậy còn vài chục người ở xa xuôi, hoặc chật hẹp lắm. Ba má tôi mới tính kiếm mua trên vùng Chí Hòa một vùng đất cao ráo rộng rãi, rồi cất chừng vài ba chục căn nhà ngói vách ván, để cho thầy thợ trong hãng ai không có nhà thì lên đó mà ở. Ở đó đi làm xa. Bởi vậy tôi tính mua một chiếc cam nhông[8], đặc biệt để cho anh em dùng mà đi làm. Gần tới giờ làm thì tất cả lên xe cầm lái mà xuống hãng. Chừng mãn giờ thì lên xe mà về với nhau. Xăng nhớt vỏ ruột hãng chịu hết. Anh em chỉ gìn giữ máy móc và cầm lái mà đi. Có lễ anh em được nghỉ việc, thì được lấy xe ấy chở nhau đi Long Hải hoặc Vũng Tàu mà tắm biển. Anh em nghĩ coi làm như vậy thầy thợ trong hãng hoan nghinh hay không?
Tư Cầu ít nói mà nhờ có ly la ve tăng giùm nhiệt độ, nên anh nói lớn:
- Ông chủ lo lắng cho thầy thợ như vậy thì người ta cảm phục sát đất chớ không phải hoan nghinh suông mà thôi. Bọn thợ thuyền chúng tôi tuy thiếu học, song biết ơn nghĩa lắm. Ðược ông chủ hậu đãi thì ai cũng thí thân nỗ lực mà đền đáp, ráng làm cho hãng thạnh phát thêm đặng chung hưởng với nhau.
Hai anh sốp phơ cũng lên chữ[9] nên vổ tay mà biểu đồng tình.
Hoàng nói:
- Anh em tôi đi chơi đây, xin mấy anh em đừng tưởng chúng tôi gây dịp đặng phá của, lãng phí, như mấy công tử hình dạng bảnh bao mà đầu óc trống rỗng đó vậy. Không phải dâu. Chúng tôi đi chơi, song chúng tôi còn nhằm một mục đích lợi ích, lợi ích cho chúng tôi thì đã đành, mà cũng lợi ích chung cho đồng bào, cho anh em cần lao. Thừa cuộc đi chơi du lịch, chúng tôi sẽ gia công quan sát những nguồn lợi của nước nhà, mà xưa nay hoặc vì vô ý, hoặc vì thiếu sức, nên chưa ai khai thác cho người cần lao có công việc làm, cho đồng bào chung hưởng nguồn lợi. Mang cái danh thanh niên tiên tiến, chúng tôi quyết làm cho xứng đáng cái danh ấy. Chẳng phải lo vinh thân phì gia, bóc lột kẻ quê, hiếp đáp kẻ yếu, trong nhà thì hống hách, ra ngoài thì sợ run, như hồi trước vậy nữa. Chúng tôi là đạo binh tiên phuông, lãnh nhiệm vụ ruồng đường mở nẻo, quyết nâng đỡ quốc gia dìu dắt đồng bào, cải thiện xã hội, dạy dỗ người quê dốt, binh vực người yếu ớt. Nói tóm lại, chúng tôi muốn làm sao cho nước Việt Nam giàu, cho dân Việt Nam mạnh, được ngang hàng với các dân tộc khác mà không hổ, không sợ.
Sáu Bình nói:
- Mấy ông học giỏi mà mấy ông làm như vậy, thì chúng tôi sẵn sàng tiếp ứng phía sau. Chúng tôi sẽ theo sát cánh mấy ông; chúng tôi sẽ hy sinh tất cả không do dự, không mến tiếc chi hết.
Bồi thấy ăn uống xong rồi, nên đem cà phê nóng ra mà rót cho mỗi người một tách.
Hoàng nói:
- À! Cà phê! Cà phê bổn xứ phải hôn? Tôi ưa cà phê lắm, uống một tách không đã. Anh bồi làm ơn lấy ly lớn rót cho tôi một ly mới được. Ê, Nghiệp, nghe nói ở Dijiring nầy người ta có lập vườn cà phê. Hồi nãy đi chơi mình thấy có mấy bụi ở trước nha hành chánh đó coi bộ tươi tốt quá. Ðể rồi anh em mình kiếm đất lập một vườn cà phê ở đây. Ðó là một quyền lợi lớn. Mình trồng thử, như được mình sẽ mở sở ra cho lớn đặng sản xuất cà phê cho trong nước dùng, khỏi phải mua cà phê ngoại quốc nữa.
Nghiệp nói:
- Ðất ở nầy không bằng vùng Kontum. Lập vườn có lẽ nên ra đó mà làm, chắc thành công hơn.
Cô Loan nói:
- Em thích lập vườn lắm. Hai anh lập vườn cà phê đi. Em sẽ làm quản lý, em ở tại chỗ mà coi vườn cho.
Nghiệp ngó vợ mà nói:
- Ở giữa chốn rừng núi, buồn lắm, em chịu sao nổi?
- Anh tưởng em ham vui, ham coi hát, ham nhảy đầm như họ sao? Em ghét mấy thứ xa hoa đó lắm. Em muốn yên tịnh mà thôi.
- Ðược vậy thì tốt.
Hoàng thấy đồng hồ đã chỉ 2 giờ nên đứng dậy. Sốp phơ với thợ máy ra xe mà xem xét máy móc vỏ ruột. Cô Loan bước vô trong trả tiền ăn uống cho ông chủ nhà hàng và phát tiền thưởng cho bồi, rồi anh em mới từ giã ông chủ mà lên xe đặng đi Ðà Lạt.
- Tôi ghét, tôi khinh bỉ lắm. Ban đầu tôi muốn trút hết túi chữ nho trên đầu ông cậu cho đã nư giận. Nhưng tôi liền nghĩ lại giận mất khôn: nổi nóng không bằng giả vui vẻ để tìm hiểu coi lòng tham phú phụ bần đã giúp nâng cao ông cậu đến mực nào. Tôi lấy lời dịu ngọt, mềm mỏng, mà hỏi thăm trên đường làm quan ông cậu đã đi tới đâu, gây sự nghiệp đã được bao nhiêu, bề vợ con thế nào, lập gia trụ tại đâu. Thật tôi cũng châm chít chút đỉnh cho vui, chớ không nói đến giận, bởi vậy ông cậu lần lần đáp lời tôi hỏi, không giấu giếm chi hết. Nhờ vậy mà tôi được biết ông cậu làm việc lần lần được thăng tới chức Phủ. Nhưng vì có việc làm cho ông cậu thất chí, nên hồi năm ngoái ông cậu đã hưu trí non, không thèm làm quan nữa. Tôi hỏi ông cậu có ruộng vườn nhiều hay ít, thì ông cậu nói không có gì hết, không có ruộng đất mà cũng không có tiền bạc. Tôi hỏi không có gì hết thì sao sống, ông cậu nói ông cậu sống với số tiền hưu trí, sống một mình không có vợ, không có con thì không hao tốn chi lắm. Tôi ngạc nhiên, nên tôi hỏi vậy sao nghe nói cưới vợ ở dưới Cần Thơ giàu lắm mà, vợ đó đã bỏ hay sao mà nói không có vợ. Ông cậu nói vợ chết, nói cụt ngủn, không chịu nói người vợ ấy giàu hay nghèo, ở với nhau có con hay không.
Tới đây cô Huyền mới chặn mà nói:
- Tôi có tới nhà, tôi có nói chuyện với người vợ đó mà. Nhà cửa tốt lắm, bộ tướng giàu sang. Có lẽ nhờ người ấy lắm chớ.
Thầy Thanh nói:
- Tôi không hiểu. Ông cậu nói vậy thì tôi hay vậy. Tôi không thèm cãi. Còn tôi hỏi bây giờ hưu trí rồi ông cậu lập gia trụ tại đâu. Ông cậu nói không có nhà cửa chỗ nào hết. Tới đâu vui thì ở chơi, chừng buồn thì đi chỗ khác. Ông cậu ngồi tại mé biển nói chuyện hơn một giờ, coi bộ buồn bực chán nản cực điểm. Tôi thấy vậy thật tôi bất nhẫn, nên không nỡ nhắc chuyện xưa mà xài ông cậu. Anh Ba biết tánh tôi nóng lắm chớ. Nếu tôi mà động lòng, thì anh Ba hiểu tình cảnh thế nào.
Ông Ba Chánh hỏi:
- Bình không hỏi thăm tới vợ con hồi trước hay sao?
- Không, ông cậu không nói tới cô Hai, mà cũng không nhắc tới anh, có lẽ hoặc hổ thẹn, hoặc sợ tôi xài. Nhưng ông cậu có hỏi thăm Nghiệp.
- Thầy có nói thật hay không?
- Nói chớ. Sợ gì mà phải giấu. Tôi nói thiệt ráo, nói cho ông cậu tức chơi. Tôi nói tại ông cậu chê nghèo mà bỏ cô Hai, nên ít tháng sau có một ông chủ hãng xe hơi dưới Sài Gòn cậy mai mối mà cưới cô. Ông ra giữa tòa nhìn Nghiệp là con, cho Nghiệp đi qua Pháp mà học. Nghiệp học giỏi thi đậu Bác vật, có bằng kỹ sư cầu cống. Bây giờ hãng xe lớn lắm. Nghiệp đã về mấy tháng nay, đương phụ với cha mà cai quản hãng nhà, không chịu làm quan.
- Bình nghe như vậy rồi có nói gì hay không?
- Không. Ngồi gục mặt thở ra, rồi ứa nước mắt, chớ không nói chi hết. Tôi liếc xem sắc diện, tôi biết ông cậu hối hận lắm. Có con mà đành bỏ rơi, để cho người khác họ rước họ nuôi, họ làm khai sanh, họ cho ăn học rồi thành con của họ. Bây giờ mình không dám ngó con mình, thật mắc cở quá, nên chết phức cho rồi.
- Ðó là một bức tranh nhơn quả treo lên cho người đời xem chung. Thuở nay thường nhơn dùng cái thuyết “quả báo” mà hăm he kẻ quấy, thì không ai thèm sợ. Ðể ông Trời ra tay cho bài học thử coi thiên hạ có sợ mà tránh đường tội lỗi hay không.
- Nầy anh Ba, cô Hai đây lúc còn nhỏ cô thấu hiểu thế thái nhơn tình hơn anh em mình. Tôi nhớ khi cô bị chồng bỏ ở Cần Thơ cô bồng con trở về, cô nói người ta bỏ cô thì cô lấy chồng khác. Mà lần này cô không thèm lấy chồng trong đám người có học thức nữa, cô sẽ ưng một người thợ thuyền, chắc thợ thuyền biết lễ nghĩa liêm sỉ hơn. Cô nghĩ đúng quá. Cô ưng thợ Cang, nên bây giời cô làm bà chủ hãng, giàu có sang trọng tột bực, chồng mến yêu quí trọng, con danh giá lẫy lừng. Tôi nghĩ nhà anh Ba thật là nhà phúc đức; mà tôi cũng khen cô Hai thật sáng suốt hơn mấy lão già nầy.
Cô Huyền mỉm cười mà nói nhỏ nhẹ:
- Thưa thầy, hồi đó em tức giận nên em nói cố mạng. Em gặp người chồng biết đường ngay lẽ phải, là phần may của em hoặc là nhờ âm đức của cha em, chớ em có giỏi gì đâu mà đoán trúng kẻ phải để trao thân gởi phận. Thưa thầy, em nghe chuyện thầy nói nãy giờ đó em không cảm động, không vui, mà cũng không buồn chút nào hết. Ðã phân rẽ nhau rồi thì mạnh ai đi đường nấy, ai làm sao thì làm. Thật, nghe người ta nguy khốn, em không nỡ vui mừng mà dầu nghe người ta cao sang chắc em cũng không tức giận.
- Ông Ba Chánh nói:
- Cang thật ít học; mà muốn nói cho đúng, thì phải gọi nó là người không có học. Tuy vậy mà ở đời nó là người biết điều lắm, dầu đối với ai cũng vậy.
Thầy Thanh nói:
- Học cho nhiều mà học thế nào kia, chớ học với cái mục đích thấp hèn, học đặng cho vui mắt sướng miệng, học như vậy càng thêm hại, chớ có ích gì.
Thầy Thanh từ mà về. Cô Huyền đưa ra cửa và nói:
- Chuyện thầy Hai nói nãy giờ đó xin thầy đừng nói cho chồng em hoặc con em biết. Thầy nói cho cha em với em nghe thì đủ rồi.
Thầy Thanh chẩm hẩm đáp:
- Không, không! Tôi biết mà. Tôi nói riêng cho cô với anh Ba nghe mà thôi, chớ nói cho người khác biết làm chi. Vợ chồng đương đầm ấm, cha con đang thương yêu, bươi đống tro tàn lên làm chi cho bay bụi mà làm ố đồ quí trong nhà.
Cô Huyền cười mà đáp
- Cám ơn thầy Hai.

[1] một loại tre, hầu như đặc ruột, ngày xưa còn được dùng làm côn hay vũ khí tầm vông vạt nhọn
[2] (divan), loại bàn thấp theo kiến trúc Pháp, rộng tương đương với bộ ván ngựa
[3] (salon), bàn ghế phòng khách theo lối Pháp
[4] (notaire), chưởng khế
Bức thơ hối hận
III. SƠN LÂM CẨM TÚ
Buổi sớm mai, trong thủ đô Sài Gòn, cũng như trong vùng ngoại ô Bà Chiểu Ngã Năm, sự hoạt động của dân cư tạo thành một quang cảnh náo nhiệt cực điểm. Trên các nẻo đường người đi bộ dập dìu đông đảo, lại còn thêm xe hơi, xe ngựa, xe kéo, xe đạp, tốp qua tốp lại không ngớt. Vì vậy nên sự rủi ro đụng chạm xảy ra thường thường, dầu người ta đã có áp dụng nhiều phương pháp để ngăn ngừa tai họa, nhưng cũng không thể chấm dứt tai họa nổi.
Xe hơi của bác vật Nghiệp là hiệu xe mã lực nhiều, tốc lực mau, nhưng vì sốp phơ nhớ lời căn dặn của ông chủ lớn, nên chú ý cẩn thận, cứ từ từ mà chạy, giữ kỹ lệ luật đi đường, không thèm tranh giành mà qua mặt. Qua khỏi cầu Bình Lợi rồi, xe mới bắt đầu chạy mau, nhưng sự mau đó chưa đúng với tốc độ của xe; trên khoảng đường thẳng ngay và trống trải thì chỉ chạy từ 70 tới 80 mà thôi còn gặp xe phải nép mà tránh, hoặc qua mấy xóm đông, hay tới khúc quanh quẹo, thì bớt xuống mà chạy 40 hay 50, có chỗ còn chậm hơn nữa.
Tuy vậy mà khi tới khúc quanh quanh Xuân Trường có một chiếc xe cam nhông ở phía Biên Hoà chạy xuống thình lình xông ra như chớp nhoáng mà chạy không bóp kèn, may anh sốp phơ của Nghiệp lanh mắt lẹ tay, ép sát vô lề nên khỏi đụng. Giữa lúc hai xe tránh nhau, gió phất nghe một cái vù, làm cho cô Loan giựt mình khủng khiếp, chụp tay chồng mà níu chặt cứng.
Nghiệp ngó vợ mà cười và hỏi:
- Em sợ hay sao?
- Em hết hồn tưởng đụng rồi chớ.
- Ðừng sợ. Không có sao đâu. Anh Sáu Bình cầm tay bánh thì khỏi lo. Ảnh giỏi lắm, lại chạy xe kỹ lưỡng.
- Chắc ba cho ăn lương lớn.
- Lương lớn hơn hết. Anh tư Cầu ở bên Vĩnh Hội, có nhà cửa đàng hoàng. Còn anh Sáu Bình ở một căn phố lá trên Phú Nhưận, chỗ ở không được sạch sẽ, lại mỗi bữa đi làm xa quá.
- Sao ảnh không mướn phố gần hãng mà ở?
- Ý! Ở Sài Gòn phố mắc quá, hạng thợ thuyền làm sao mướn nổi mà ở em. Qua thấy cái nhà ba mới mua cho vợ chồng mình đó có 4 dãy nhà bếp dài tới 4 căn, căn nào cũng rộng rãi, mát mẻ. Qua tính một căn để nấu ăn, một căn để cho nhà bếp ở, một căn để cho bồi. Còn dư một căn qua sẽ cho anh Sáu về ở với mình.
- Ðược lắm, song sợ ảnh có con đông, chật hẹp, ảnh ở không được chớ.
- Ðể qua hỏi ảnh coi.
Nghiệp kêu Sáu Bình mà hỏi:
- Anh Sáu, anh có mấy đứa con?
- Dạ vợ chồng tôi có một thằng con trai mà thôi.
- Ðược bao nhiêu tuổi?
- Thưa, 8 tuổi. Nó đã bắt đầu đi học từ khai trường năm ngoái.
- Ðược lắm. Ba tôi mới mua cho tôi một cái nhà trên đường Bạc Hà, anh biết hôn.
- Thưa biết, cách mấy bữa trước, tôi có đưa bà chủ lớn lên coi thợ dọn dẹp. Nhà rộng rãi tốt quá. Tôi có đi coi cùng hết.
- Ði chơi về đây tôi sẽ dọn về ở đó. Vợ chồng tôi muốn để một căn dưới dãy nhà bếp cho anh dọn về đó mà ở, anh chịu hay không?
- Dạ, nếu ông bà thương, ông bà cho vợ chồng tôi ở thì khỏe lắm. Tôi mang ơn hết sức, có lẽ nào tôi không chịu. Ðược ở đó, tôi đi làm gần, mà vợ tôi còn kiếm công việc làm được nữa.
- Vậy thì xong. Ðể đi chơi về rồi sẽ bàn tính lại.
Câu chuyện chưa dứt thì xe đã tới tỉnh lỵ Biên Hòa. Thấy xe của Hoàng đậu gần trường học mà chờ, Sáu Bính liền tốp máy ngừng lại.
Hoàng mặc bộ đồ thể thao trông rất gọn gàng và mạnh mẽ, bước lại nói với sớp phơ [1] Anh chạy chậm quá. Tôi lên đây chờ nãy giờ gần 15 phút.
- Dạ thưa ông chủ lớn dặn tôi đi vừa vừa đừng chạy mau, nên tôi không dám chạy.
- Trời ơi, cầm xe “Sport” mà đi theo tốc lực bốn năm chục một giờ đặng chờ anh lái thì mỏi mệt quá, tôi chịu sao nổi. Phải đi khá một chút chớ.
Nghiệp mở cửa leo xuống mà nói:
- Vợ em nhát quá, chạy mau nó sợ. Em thấy vậy em không dám xúi anh Sáu chạy. Vậy anh cứ đi trước, thủng thẳng xe em theo sau.
Hoàng cười mà nói:
- À! Có đàn bà điều khiển mà!
Cô Loan nói:
- Ði chơi, chớ có phải đi chuyện gắp đâu mà chạy mau. Ðến chiều mình sẽ tới Ðà Lạt cũng không hại chi. Ði chậm để xem phong cảnh chơi.
Hoàng đưa tay xem đồng hồ, rồi vừa lên xe vừa nói:
- Thôi, tôi chạy trước đa. Lên Dijring[2] tôi chờ đặng ăn bữa trưa.
Nghiệp gật đầu rồi cũng lên xe. Hai xe nối đuôi mà chạy.
Ra khỏi tỉnh lỵ đường bằng phẳng, lại ít xe, mà người đi cũng vắng bóng. Sáu Bính cho xe chạy mau hơn; nhưng một lát rồi xe Hoàng cũng mất dạng, không còn thấy chạy trước nữa.
Lúc đi ngang qua mấy vườn cao su nhỏ nhỏ, nằm dọc theo đường, thì cô Loan chỉ mà trầm trồ, cô khen cây trồng ngay hàng thẳng lối, cô khen chủ vườn săn sóc kỹ lưỡng, bởi vậy tuy là cơ nghiệp tạo ra để thủ lợi, chớ không phải để hưởng nhàn, song cảnh thú có vẽ phong lưu, có màu ẩn dật, vừa thanh cao, vừa bí mật thật khả kính, khả ái.
Chừng tới khoảng rừng, cô thấy có lúc cây nhỏ chen với cây to, nhánh lá sum sê rậm rợp, rồi có lúc cây cao đã đốn hết chỉ còn cây thấp lúp xúp mà thôi. Từ nhỏ chí lớn ở vùng đồng bằng, ruộng thì cấy lúa để xay gạo, vườn thì trồng cây để hái trái, cô chưa từng thấy rừng rậm non xanh, bởi vậy thấy rừng lớn mà không người thì cô ngại ngùng, nhứt là thấy núi non chớn chở ở xa xa thì cô hồi hộp.
Nghiệp cắt nghĩa cho vợ hiểu rừng đó là một nguồn lợi lớn của quốc gia, rồi luôn dịp giải bày lề luật về rừng cấm lập ra để bảo hộ cây cối đặng duy trì nguồn lợi ấy.
Nghiệp lại tiếp cắt nghĩa cho vợ hiểu tại sao mà có núi, rồi nói núi cũng không phải là vật vô ích. Núi làm lợi cho loài người về phương diện khác. Tại con người không đủ tài đủ lực mà khai thác, nên nó không giúp ích được mà thôi.
Cô Loan lấy làm vui sướng mà được nghe chồng giải bày những điều mới lạ thuở nay chưa có ai cắt nghĩa rõ ràng cho cô hiểu. Cô ngồi một bên chồng mà trong lòng phơi phới, tai nghe, miệng cười, say sưa mùi hạnh phúc, hớn hở nẻo tương lai, quyết hy sinh tất cả cho người bạn đời trăm năm đặng đền bồi cái công phò trì dìu dắt.
Lên tới đèo Blao, núi rừng càng thêm chớn chở phong cảnh càng thêm xinh đẹp, cô Loan càng thêm say sưa, say sưa với cảnh, mà cũng say sưa với tình đến nỗi cô nhắm mắt ngồi im lìm không nói chuyện được nữa.
Ðộ cao đã lên nhiều, nên khí trời bắt đầu mát lạnh. Nghiệp vội lấy cái áo choàng cho vợ.
Cô Loan thấy một tốp Mọi cái[3] mang gùi đi dựa bên đường đi chung với Mọi đực. Cô chỉ cho Nghiệp coi rồi châu mày mà nói:
- Tội nghiệp quá! Ở chốn rừng núi, trần truồng, lạnh lẽo, ăn ở cực khổ vất vả, con người sống như vậy thì có vui sướng gì đâu!
- Họ quen rồi họ cũng sung sướng như mình vậy chớ. Tại mình tập quen cái thói ăn cao lương mỹ vị, ngủ nệm ấm gối êm, ở nhà cao cửa lớn, mình thấy họ như vậy mình tưởng là họ khổ. Người ta đã dụ dỗ họ hết sức, muốn dời họ ăn ở như mình. Họ không thèm. Họ yêu tự do của họ hơn là cuộc sống của mình. Nghĩ cho kỹ, tôi không dám chê bai họ.
- Anh ăn học ở xứ văn minh cực điểm. Anh đã chịu cho là văn minh un đúc trí não anh. Tại sao anh chán nản đến nỗi muốn ca ngợi cái thú dã man?
- Những danh từ văn minh với dã man là danh từ trống rỗng không có nghĩa gì hết. Biết sao là văn minh, biết sao là dã man, em? Người đời họ tưởng văn minh là khôn ngoan, dã man là dại dột. Họ lầm to. Thói kêu là văn minh bày ra nhu cầu vô số. Ðể làm cho thoả mãn những nhu cầu ấy, thì con người phải lao tâm cực xác không biết bao nhiêu mà kể cho xiết. Còn thói kêu là dã man không khiêu gợi nhu cầu gì hết, bởi vậy con người thong thả, khoẻ khoắn, khỏi lo, khỏi tính, không tranh hơn, không sợ thua. Em nghĩ lại coi thói nào làm cho con người sung sướng?
Cô Loan mỉm cười chớ không trả lời.
Xe lên tới Dijring, thấy xe của Hoàng đương đậu trước nhà hàng, nên Sáu Bính cho xe ngừng tiếp theo đó.
Hoàng ở trong nhà hàng bước ra nói rằng:
- Trễ hơn nửa giờ. Chạy được vậy cũng là khá rồi đa.
Tư Cầu nhảy xuống mở cửa xe. Vợ chồng Nghiệp bước ra, rồi đứng ngó từ phía mà ngắm cảnh.
Nghiệp dòm đồng hồ rồi nói với Hoàng:
- Mới 10 giờ. Vợ tôi có mua đồ đem theo nhiều. Vậy mình tạm ở đây ăn uống, chơi, rồi chừng 2 giờ mình sẽ lên Ðà Lạt.
- Ðược, được lắm. Mà còn sớm quá nên chưa đói. Vậy mình thả bộ theo đường đây đi một khúc chơi cho dãn cặp giò.
Nghiệp day lại hỏi vợ:
- Em mệt lắm hay không?
- Không, em khoẻ như thường.
Vợ chồng Nghiệp với Hoàng dắt nhau đi chơi, đi chậm đặng thưởng thức phong cảnh non xanh rừng thẳm. Cô Loan khoái lạc hơn hết. Cô nức nở khen cảnh đẹp như tranh vẽ, cô mến yêu non núi khiêu gợi chí thanh cao. Nghiệp thấy vợ có tâm hồn ham an tịnh thì thoả chí vui lòng nên chúm chím cười. Dắt nhau đi hơn một giờ, xem phong cảnh núi rừng chớn chở, dạo khắp cả thị trấn cao nguyên, rồi lần lần trở lại xe đặng sắp đặt việc ăn uống.
Hoàng nói, Hoàng đã hỏi dọ rồi, nhà hàng có lave[4], rượu chát[5]. Ðồ ăn chỉ có “jambon”[6], trứng gà với đồ hộp chớ không có thịt rừng. May có máy nước lạnh, nên có nước đá chút ít.
Cô Loan lên xe lấy bánh mì, thịt nguội, trái cây, rượu chát, rồi trao cho Sáu Bình với Tư Cầu đem vô nhà hàng. Cô muốn lấy thêm ba tê[7], cá mòi, nhưng chồng không cho. Nghiệp nói nhà hàng có, thì mình dùng đồ nhà hàng cho chủ vui lòng mới tiếp khách.
Vô nhà hàng, Nghiệp biểu Sáu Bính kêu bồi nhắc hai cái bàn để khít lại, ngồi hết thảy đặng ăn chung với nhau cho vui.
Cả hai anh sốp phơ với thợ máy đều không chịu, họ xin để anh em họ ở ngoài xe mà ăn cũng được. Vợ chồng Nghiệp không cho. Hoàng cũng không đồng ý, buộc phải ngồi chung với nhau mà ăn, vì trong cuộc đi chơi, mọi người đều phải chung vui, không nên phân giai cấp.
Trong lúc bồi đặt bàn sắp dĩa, Nghiệp với Hoàng coi dọn đồ ăn, thì cô Loan đi lại xem tủ kiếng của nhà hàng xin lấy ra cho cô hai chai la ve, vài hộp ba tê và vài hộp cá.
Cô nói cô có bánh mì với rượu chát ngon, nên khỏi mua. Ông chủ nhà hàng biết khách sang trọng, nhưng thấy biểu dọn cho sốp phơ ngồi chung mà ăn, thì ông có sắc ngạc nhiên.
Bàn dọn rồi, vợ chồng Nghiệp với Hoàng ngồi phía ngoài còn ba người kia ngồi phía trong; đồ ăn với rượu cả hai phía đều như nhau, chủ tớ đồng sung sướng vui cười, chủ vui có dịp hậu đãi kẻ cộng sự với mình, tớ vui vì cảm thấy người cao sang mà không khinh rẻ bực hèn hạ.
Nghiệp liếc thấy sốp phơ cũng như thợ máy, cả ba đều lộ ra vẻ cảm tình trên mặt, thì nói:
- Ba anh cứ việc ăn uống cho no, đừng ái ngại chi hết. Chúng tôi là bọn tân tiến, may được thấy xa nghe rộng, chúng tôi ăn ở theo cảnh đời mới không chịu bo bo ôm ấp thói cũ óc xưa, như mấy ông già hồi đời trước. Chúng tôi không chịu ẩn nhẫn, chán nãn củ rủ. Những tánh đó làm cho con người nhu nhược, yếu đuối không thể sống nổi với cảnh đời cạnh tranh chiến đấu này. Trái lại chúng tôi thờ thiện chí với trí lực. Ở đời, dầu làm việc gì chúng tôi cũng nhắm sự thành công mà làm mục đích. Nhưng đuổi theo mụch đích đó, chẳng bao giờ chúng tôi chịu gian dối, dua bợ hay độc ác. Ðể cho được thành công, chúng tôi tập chí thẳng ngay, cứng cỏi, kiên nhẫn cương quyết. Những điều ấy chẳng cần có học nhiều hay tài cao mới làm được. Mấy anh cũng như chúng tôi, hễ quyết chí thì làm nên, vì lợi khí tiến thủ ở trong tinh thần, chớ không phải ở chỗ học lực. Mấy anh đều biết ba tôi. Hồi còn trai trẻ ba tôi là một người thợ cũng như mấy anh, không học giỏi, cũng không có tài gì hơn. Ba tôi nhờ biết lập chí nên mới thành công. Mấy anh cũng có thể một ngày kia cũng lên địa vị chủ hãng như ba tôi vậy, biết chừng đâu.
Tư Cầu khiêm nhượng nói:
- Chúng tôi đâu dám bì với ông chủ lớn.
- Sao vậy?
- Ông hay lắm mà!
- Anh nói như vậy là tại anh chưa nuôi chí cương quyết, chưa tập tánh cứng cỏi. Anh phải hy vọng mà tiến hoài, tự nhiên một ngày kia anh sẽ thành chủ nhơn. Mấy anh nên biết ở bên Âu bên Mỹ có nhiều người hiện nay làm chủ xưởng đại công nghệ, giàu có bạc ức bạc tỷ, dùng nhơn công đến số muôn, hồi trước họ cũng ở trong đám thợ thuyền như mấy anh mà xuất thân, chớ nào phải nhờ phụ ấm hay là nhờ tài học. Bên Hoa Kỳ có mấy ông thợ thuyền, hoặc nông phu nhờ lập chí mà thành công, sau vượt lên tới Tổng Thống. Kìa như ông Ford, chủ hãng xe hơi đó, lúc khởi đầu ổng là một thợ thuyền như anh Tư đây, chớ nào phải ổng ở trường đại học hay trường công nghệ nào mà xuất thân đâu. Tôi nói thành công nhờ chí, chớ không phải nhờ học, nhứt là không phải nhờ may mắn hoặc cướp giựt.
Hoàng muốn trưởng chí cho ba anh em, nên tiếp nói:
- Lời Nghiệp nói với anh em đó là nói ngay vào sự thật chớ không phải nói láo đâu. Mấy anh phải lập chí mới, phải nuôi tâm hồn mới đặng nâng đời sống lên cho cao, đặng tranh sự sanh tồn với thiên hạ cho đắc thế. Hiện nay đời sống của hạng bình dân trong nước mình còn vất vả quá. Phải tiến lên, tiến cho mạnh.
Nghiệp nói:
- Ði ra vùng ngoại ô Sài Gòn Chợ Lớn, tôi thấy bề ăn ở của anh em lao động thật là khốn khổ. Hồi sớm mơi ngồi trên xe tôi có bàn với vợ tôi. Chúng tôi tính cho anh Sáu Bính về ở tạm trong một căn nhà sau của tôi đặng ảnh đi làm cho gần và ở cho sạch sẽ một chút. Nhưng đó là một giải pháp tạm thời và một sự giúp đỡ cá nhơn chớ không phải một cách cải thiện đời sống cho toàn thể thợ thầy giúp công trong hãng. Tôi đã có trù định một giải pháp lớn lao hơn kìa. Tôi có bàn với ba má tôi. Ba má tôi chấp thuận nguyên tắc và quyết sẽ thực hành trong năm nay. Hiện giờ thợ thầy trong hãng tôi gồm lối 30 người. Mà trong số đó chừng có mười người đã có nhà cửa tử tế rồi. Vậy còn vài chục người ở xa xuôi, hoặc chật hẹp lắm. Ba má tôi mới tính kiếm mua trên vùng Chí Hòa một vùng đất cao ráo rộng rãi, rồi cất chừng vài ba chục căn nhà ngói vách ván, để cho thầy thợ trong hãng ai không có nhà thì lên đó mà ở. Ở đó đi làm xa. Bởi vậy tôi tính mua một chiếc cam nhông[8], đặc biệt để cho anh em dùng mà đi làm. Gần tới giờ làm thì tất cả lên xe cầm lái mà xuống hãng. Chừng mãn giờ thì lên xe mà về với nhau. Xăng nhớt vỏ ruột hãng chịu hết. Anh em chỉ gìn giữ máy móc và cầm lái mà đi. Có lễ anh em được nghỉ việc, thì được lấy xe ấy chở nhau đi Long Hải hoặc Vũng Tàu mà tắm biển. Anh em nghĩ coi làm như vậy thầy thợ trong hãng hoan nghinh hay không?
Tư Cầu ít nói mà nhờ có ly la ve tăng giùm nhiệt độ, nên anh nói lớn:
- Ông chủ lo lắng cho thầy thợ như vậy thì người ta cảm phục sát đất chớ không phải hoan nghinh suông mà thôi. Bọn thợ thuyền chúng tôi tuy thiếu học, song biết ơn nghĩa lắm. Ðược ông chủ hậu đãi thì ai cũng thí thân nỗ lực mà đền đáp, ráng làm cho hãng thạnh phát thêm đặng chung hưởng với nhau.
Hai anh sốp phơ cũng lên chữ[9] nên vổ tay mà biểu đồng tình.
Hoàng nói:
- Anh em tôi đi chơi đây, xin mấy anh em đừng tưởng chúng tôi gây dịp đặng phá của, lãng phí, như mấy công tử hình dạng bảnh bao mà đầu óc trống rỗng đó vậy. Không phải dâu. Chúng tôi đi chơi, song chúng tôi còn nhằm một mục đích lợi ích, lợi ích cho chúng tôi thì đã đành, mà cũng lợi ích chung cho đồng bào, cho anh em cần lao. Thừa cuộc đi chơi du lịch, chúng tôi sẽ gia công quan sát những nguồn lợi của nước nhà, mà xưa nay hoặc vì vô ý, hoặc vì thiếu sức, nên chưa ai khai thác cho người cần lao có công việc làm, cho đồng bào chung hưởng nguồn lợi. Mang cái danh thanh niên tiên tiến, chúng tôi quyết làm cho xứng đáng cái danh ấy. Chẳng phải lo vinh thân phì gia, bóc lột kẻ quê, hiếp đáp kẻ yếu, trong nhà thì hống hách, ra ngoài thì sợ run, như hồi trước vậy nữa. Chúng tôi là đạo binh tiên phuông, lãnh nhiệm vụ ruồng đường mở nẻo, quyết nâng đỡ quốc gia dìu dắt đồng bào, cải thiện xã hội, dạy dỗ người quê dốt, binh vực người yếu ớt. Nói tóm lại, chúng tôi muốn làm sao cho nước Việt Nam giàu, cho dân Việt Nam mạnh, được ngang hàng với các dân tộc khác mà không hổ, không sợ.
Sáu Bình nói:
- Mấy ông học giỏi mà mấy ông làm như vậy, thì chúng tôi sẵn sàng tiếp ứng phía sau. Chúng tôi sẽ theo sát cánh mấy ông; chúng tôi sẽ hy sinh tất cả không do dự, không mến tiếc chi hết.
Bồi thấy ăn uống xong rồi, nên đem cà phê nóng ra mà rót cho mỗi người một tách.
Hoàng nói:
- À! Cà phê! Cà phê bổn xứ phải hôn? Tôi ưa cà phê lắm, uống một tách không đã. Anh bồi làm ơn lấy ly lớn rót cho tôi một ly mới được. Ê, Nghiệp, nghe nói ở Dijiring nầy người ta có lập vườn cà phê. Hồi nãy đi chơi mình thấy có mấy bụi ở trước nha hành chánh đó coi bộ tươi tốt quá. Ðể rồi anh em mình kiếm đất lập một vườn cà phê ở đây. Ðó là một quyền lợi lớn. Mình trồng thử, như được mình sẽ mở sở ra cho lớn đặng sản xuất cà phê cho trong nước dùng, khỏi phải mua cà phê ngoại quốc nữa.
Nghiệp nói:
- Ðất ở nầy không bằng vùng Kontum. Lập vườn có lẽ nên ra đó mà làm, chắc thành công hơn.
Cô Loan nói:
- Em thích lập vườn lắm. Hai anh lập vườn cà phê đi. Em sẽ làm quản lý, em ở tại chỗ mà coi vườn cho.
Nghiệp ngó vợ mà nói:
- Ở giữa chốn rừng núi, buồn lắm, em chịu sao nổi?
- Anh tưởng em ham vui, ham coi hát, ham nhảy đầm như họ sao? Em ghét mấy thứ xa hoa đó lắm. Em muốn yên tịnh mà thôi.
- Ðược vậy thì tốt.
Hoàng thấy đồng hồ đã chỉ 2 giờ nên đứng dậy. Sốp phơ với thợ máy ra xe mà xem xét máy móc vỏ ruột. Cô Loan bước vô trong trả tiền ăn uống cho ông chủ nhà hàng và phát tiền thưởng cho bồi, rồi anh em mới từ giã ông chủ mà lên xe đặng đi Ðà Lạt.
Xe Hoàng cũng vẫn chạy trước, nhưng bây giờ Hoàng giao cho sốp phơ cầm tay bánh mà chạy.

[1] (chauffeur,) người lái xe, tài xế
[2] Di Linh
[3] người thiểu số
[4] (la bière), bia
[5] rượu nho, rượu vang
[6] thịt heo muối luộc chín
[7] (pâté), bánh nhưn mặn
[8] (camion), xe vận tải
[9] ngà ngà say
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
IV. PHONG CẢNH THẦN TIÊN
Sau mùa đông lạnh lẽo, qua tiết tháng 2 tháng 3 nầy khí hậu điều hoà, nên phong cảnh Ðà Lạt là phong cảnh thần tiên.
Trong thành, trăm hoa đua nở, phác họa đủ màu, chẳng khác nào những bức tranh đẹp đẽ do tay thợ vẽ vời mà trình bày khắp nơi. Trước sân trên cửa, dựa lộ, bên hồ, chỗ nào cũng thấy hoa, mà hoa nào cũng yêu kiều diễm lệ.
Trên mấy đồi thì cỏ xanh mướt, che phủ mặt đất, chỗ thấp cũng như chỗ cao. Có khi giữa tấm thảm xanh ấy dựng lên một vài cây thông già, sừng sững giữa trời, nhánh gồ ghề, lá thưa thớt, dường như thiên thần của tạo hoá đặt bày, để dòm ngó nhơn gian, hoặc để thử thách tuế nguyệt.
Trên triền núi, rừng thông chớn chở, che bớt hố thẳm, thêm oai đảnh cao. Nếu hỏi rừng nầy tạo ra từ đâu bao giờ và tạo ra để làm chi, thì khó mà trả lời được.
Còn ở xa xa thì non xanh lố xố chận bớt chơn trời, dãy dọc dãy ngang, đảnh cao đảnh thấp. Ðứng trước quanh cảnh tốt tươi mà trù mà mật[1] nầy, người đa cảm ắt phải ngậm ngùi, người hẹp hòi tự nhiên rộng rãi.
Cách vài mươi năm trước Mộng Liêm tiên sanh trở lại chốn nầy, cụ thấy tay người chen vô mà thay đổi quang cảnh thiên nhiên càng thêm vẽ đẹp, thì cụ cảm hứng nên ngâm:
“Năm mươi năm trở lại non nầy.
Cám cảnh Lâm Viên lắm đổi thay.
Bảy sắc hoa tiên thơm thoát tục.
Tư bề núi Phật mát hằng ngày.
Vui vầy tùng lộc mùi cầu đạo.
Khéo léo lâu đài vẽ biến gì.
Thế giới lưu ly rày đã hiện.
Hỡi ai, ăn trái nhớ trồng cây”
Cảm hứng cũng phải, vì thay đổi thật. Hồi đầu thế kỷ 20 nầy, Ðà Lạt ẩn núp trong vùng hoang vu tịch mịch, núi non tán loạn, rừng rú bịt bùng, thú cầm sanh sống tự do, người mọi lại qua rải rác. Trong một khoảng ba bốn mươi năm, mà Ðà Lạt hoá thành một thị trấn rực rỡ tốt tươi như sơn động bồng lai, như thế giới cực lạc, thế thì làm sao đến đây mà không có cảm hứng.
Hoàng cũng như vợ chồng Nghiệp thuở nay chưa lên Ðà Lạt lần nào, bởi vậy vừa tới đây lộ ra vẽ ngạc nhiên, không dè tạo hoá sắp sẵn mà để dành cho nước Việt Nam một khoảnh thiên đàng yêu kiều đến thế. Hoàng và Nghiệp đã từng dạo xem nhiều danh sơn thắng cảnh bên Châu Âu, nên ngạc nhiên mà không trầm trồ thái quá. Duy có cô Loan, vì thân phận côi cút, hông ai dắt di chơi xa, nên thấy cảnh lạ, hoa nhiều thì cô náo nức trong lòng, cô ngồi không an, kêu Sáu Bính biểu chạy chậm chậm cho cô thưởng thức.
Nghiệp nói mình định ở chơi lâu, vậy chẳng thiếu chi ngày giờ cho mình ngoạn cảnh. Ðể kiếm nhà hàng mà an nghỉ cho khoẻ rồi Nghiệp sẽ đem vợ đi xem cùng hết, không bỏ sót một chỗ nào, chơi ở đây rồi còn đi nhiều chỗ khác nữa. Cô Loan nắm tay chồng mà siết chặt, miệng mở một nụ cười chan chứa tình yêu.
Gần 4 giờ chiều hai xe ngừng trước nhà hàng Lâm Viên, là nhà hàng lớn nhứt tại Ðà Lạt. Vì Nghiệp đã có đánh dây thép trước mà mướn sẵn hai phòng, bởi vậy xe vừa ngừng thì hai người bồi chạy ra mà tiếp rước. Nghiệp xưng tên, thì bồi nó đã dọn sẵn hai phòng rồi, phòng hạng nhứt, số 10 và 12 khít nhau từng dưới đất, khỏi lên thang lầu.
Bồi chia nhau xách hành lý, Hoàng với vợ chồng Nghiệp đi vô. Người quản lý đứng tại cửa mà chào rất vui vẻ. Chỉ hai phòng cho khách rồi quản lý dạy bồi hễ đem đồ vô xong thì chỉ nhà xe cho sốp phơ biết chỗ mà cất xe.
Sáu Bính với ba Thiên, sốp phơ xe Hoàng, đi theo bồi và coi cho biết phòng của chủ. Hai người nói:
- Ông chủ tính chiều nay đi chơi không?
Cô Loan rước mà đáp:
- Ði chớ, để rửa mặt thay đồ rồi đi.
Nghiệp cười và nói:
- Khoan! Chậm chậm một chút. Ðể ba anh kiếm nhà ngủ mướn sẵn một cái phòng đặng tối có chỗ mà ngủ với nhau đã.
Sáu Bình nói:
- Thưa, khỏi mướn phòng. Anh em tôi ngủ trên xe.
Nghiệp suy nghĩ rồi nói:
- Ngủ trên xe bất tiện…
- Thưa, có bất tiện chi đâu. Tụi tôi quen rồi.
- Còn anh Tư Cầu nữa chi?
- Anh ngủ với tôi. Anh có tính với tôi rồi. Trong ga ra xe nhiều chiếc lộn xộn, không nên bỏ đi ngủ chỗ khác. Tới giờ ăn cơm tụi tôi lấy xe đi chợ mà ăn, rồi về đây ngủ, không nên rời xe.
- Ngủ trên xe ban đêm lạnh lắm, người ta nói lạnh 14 độ , có bữa xuống 12 độ lận.
- Chúng tôi biết nên có đem mền và đồ ấm theo. Ông chủ đừng lo.
- Mấy anh đói bụng chưa?
- Mới ăn dưới Dijring còn no quá.
- Vậy thôi lau quét xe cho sạch đặng bà đầm tôi[2] sửa soạn rồi thả đi vòng chơi. Bà nóng nảy quá muốn đi liền đặng xem phong cảnh.
- Bà mới lên đây lần đầu nên bà muốn đi coi cho biết.
Cô Loan đương rửa mặt, cô day lại nói:
- Anh đừng có kêu tôi bằng bà nữa nghe hôn anh Sáu. Tôi còn nhỏ như em út. Anh kêu bằng cô thôi.
Sáu Bính dạ rồi qua phòng của Hoàng, có gắn số 12, mà rủ Ba Thiên đi lau xe cho sạch sẽ.
Hoàng với vợ chồng Nghiệp rửa mặt thay đổi áo quần, rồi cùng nhau đi lại phòng ăn mà giải khát. Hoàng với Nghiệp uống la ve còn cô Loan thì uống sữa tươi.
Loan uống riết cho hết ly sữa, rồi cứ cầm bóp dợm đứng dậy mấy lần, tỏ ý muốn đi chơi cho mau. Nghiệp muốn làm vui lòng vợ, nên khuyên Hoàng uống mau mau đặng đi.
Ra xe, Nghiệp kêu hai anh sốp phơ mà nói:
- Hai anh đã có lên đây nhiều lần, hai anh biết đường sá rành rẽ. Vậy hai anh chạy chậm chậm, đưa chúng tôi đi khắp trong châu thành đặng xem trước, coi châu thành bao lớn, địa thế ra sao, dân cư ít nhiều, nhà cửa tốt xấu. Trước hết đi chợ, rồi bắt đó đi lần ra ngoài, đi vòng cho giáp hết đừng bỏ sót đường nào. Nhưng cứ trong thành chớ đừng ra ngoài. Mình còn ở chơi nhiều ngày, để bữa khác mình sẽ đi xem mấy vùng ngoại ô, không cần gấp lắm.
Ba Thiên thú thật anh chưa đi giáp châu thành, Sáu Bính khoe mình thạo hết , nên lãnh đi trước dẫn đường.
Xe đi vòng chợ rồi lên dinh Thị trưởng, lại nha Quản đạo. Cô Loan thấy phía tay trái có một cái hồ lớn, bờ hồ đơm bông rực rỡ đủ màu, cô biểu Sáu Bính quẹo qua đó cho cô xem, Nghiệp ngăn cản, khuyên sốp phơ cứ chạy theo lời mình đã dặn, chừng nào phải lại hồ thì sẽ lại, hoặc để đi giáp hết rồi sẽ trở về đó mà chơi.
Xe đi ngang nhà Huyện Mọi, qua phía nhà thương xem mấy rẫy trồng cải, trồng hoa, rồi trở lại nhà đèn đặng vô suối Cam Ly. Sẵn đường Sáu Bính cho xe chạy luôn lên mộ của ngài Long Mỹ Quận công rồi quanh trở về viếng Y viện Pasteur, trường Nữ học “Couvent des Oiseaux”, nhà thờ, nhà Bưu Ðiện, mấy nhà nghỉ hè của quan viên cao cấp. Bây giờ mới chạy dọc theo bờ hồ rồi chạy thẳng ra nhà ga xe lửa.
Sáu Bính ngừng trước nhà ga và nói là đã đi giáp châu thành hết rồi. Nghiệp coi đồng hồ chưa tới 6 giờ, bèn biểu chạy trở lại bờ hồ đặng ngồi xem hoa thưởng cảnh chơi.
Vợ chồng Nghiệp xuống xe lại bàn tính với Hoàng rồi biểu vợ lấy 300 đồng phát cho ba người tùy tùng, mỗi người 100 đồng. Nghiệp nói:
- Ba anh lấy xe ra chợ mà ăn cơm đi. Chúng tôi ở đây chơi một lát rồi về nhà hàng. Còn có một khúc đường, không cần phải đi xe. Mấy anh ăn cơm rồi cứ về ngay nhà hàng mà nghỉ.
Buổi chiều trên bờ hồ nam thanh nữ tú dập dìu, người Pháp xen lộn người Việt, đàn bà nhiều hơn đàn ông, bởi vậy y phục có đủ màu tốp đi xuống tốp đi lên, đi dựa mấy bồn bông, đứng xa xa trông rất đẹp.
Ngó qua phía hồ bên kia thì một vùng cao nguyên rộng minh mông hiện ra trước mắt, trên ấy những đồi nhỏ nằm lúp xúp cho tới chơn núi Lâm Viên đồ sộ đứng phía trong. Người ta đương bắt đầu kiến trúc trường Trung học Yersin bên đó. Sinh viên được chốn thần tiên nầy mà dồi mài tâm chí, mở mang kiến thức thì có gì sung sướng bằng. Ngặt vì ở đây phẩm thực còn thiếu thốn, mà đường giao thông với Sài Gòn chưa thuận tiện, bởi vậy giá sinh hoạt phải mắc mỏ, bề ăn ở phải tốn hao nhiều. Muốn đào tạo nhơn tài mà lập trường lớn nơi nầy, thì cái ý định bất công đó nó thể hiện rõ ràng, vì lẽ con nhà nghèo hèn, dầu thông minh, dầu cần mẫn, cũng không thể mở rộng tri thức như con nhà giàu sang được.
Vợ chồng Nghiệp với Hoàng ở chơi tới tối mới trở về nhà hàng mà ăn cơm. Phòng ăn rộng rãi, nhưng đông khách nên ngồi giáp hết. Bàn nào cũng chuyện trò vui vẻ mà êm ấm, chớ không phải rần rạc và lộn xộn như trong mấy nhà hàng dưới Sài Gòn.
Quang cảnh nầy làm cho Nghiệp với Hoàng nhớ đời sống của mình hồi ở bên Pháp, rồi nhắc mấy chuyện éo le lại cho cô Loan nghe chơi, khiến cho cô hiểu rõ đại chí của anh và chồng, cả hai đều nhờ kiên nhẫn mẫn cán, quản đại, tiến thủ, nên học mới thành công mỹ mãn.
Ăn cơm rồi, Hoàng đi theo Nghiệp vào phòng Nghiệp mà đàm đạo.
Hoàng ngồi hút thuốc phì phà mà suy nghĩ rồi nói:
- Anh em mình tính nhơn dịp đi chơi nầy mình quan sát nhơn sanh với địa lợi coi có thể khai cơ lập nghiệp, kinh dinh công nghệ, hoặc bành trướng nông trang được hay không. Tuy mới đến đây, song tôi đã nhìn thấy nhơn công không có, vận tải tốn nhiều chi phí, nên khó mà làm được việc chi lớn ngay bây giờ. Theo địa thế như vầy có thể làm việc gì? Trồng bông hoa rau cải, rồi chở xuống Sài Gòn mà bán? Nhơn công kém, tiền chở mắc, tổn phí nuốt số lời hết. Làm nhỏ nhỏ kiếm cơm ăn thì được, chớ làm lớn thì thất bại. Còn mấy việc nầy có thể làm được song phải dò dẫm và nghiên cứu trước: Hoặc khẩn đất vùng cao nguyên mà lập sở nuôi thú vật. Phải để ý đồng cỏ với suối nước. Hoặc khẩn đất để lập vườn trồng bông vải, hay là cà phê, hay là trà, hay là dâu tằm ăn. Phải xét kỹ chất đất. Hoặc khẩn rừng núi để: 1) lấy mủ cây thông rồi lập nhà máy nấu dầu térébenthine, dầu này là vật cần thiết của ngành công nghệ và ngành y dược; 2) đốn cây thông và lập nhà máy cưa ra ván mỏng, hay gỗ vuông, để bán ra ngoại quốc. Hoặc lập hội khai thác rồi mướn bác vật khoáng sản chuyên môn đi tìm mỏ dầu lửa, than đá, mỏ sắt, mỏ chì cùng các khoáng vật khác. Ðó, tôi kể sơ qua mấy chỗ tôi nhận thấy như vậy đó Nghiệp nghĩ coi có phải hay không?
Nghiệp vội vàng đáp:
- Ðúng lắm. Ðồng ý hoàn toàn. Hiện giờ ở vùng nầy mình chưa có hy vọng làm việc gì được. Ðể ở chơi vài tuần rồi vợ chồng tôi đi xuống miền duyên hải Trung Việt mà quan sát nữa coi.
- Tôi rất tiếc mà không đi theo được, vì cuối tháng nầy tôi phải có mặt tại Cần Thơ đặng sắp đặt cho tá điền làm tờ tá mướn ruộng. Năm nay công việc đó phải phiền phức, vì mọi người đều phải làm tờ tá mới. Phần đất nào của tôi thì làm tá tên tôi, còn phần nào của Loan thì làm tờ tá tên Loan, Phải làm cho rành rẽ.
- Anh biểu làm hết tên anh cũng được. Bề nào vợ tôi nó cũng nhờ anh góp giùm.
- Ê, ê! Tính như vậy sao được. Muốn bắt moa làm anh chủ điền lù mù ở trong làng hay sao? Mùa nầy moa góp lúa, chớ qua mùa tới và luôn luôn mỗi năm, Loan phải coi cho mướn ruộng và thâu góp lúa tất cả. Việc đó phải giao cho đàn bà coi, đặng tụi mình khoẻ trí mà lo việc lớn chớ. Loan phải có một phần việc, đặng Loan lo chút đỉnh, chớ để Loan ăn rồi lại cứ nằm ngửa mà đọc tiểu thuyết hoặc thả riểu trên đường Catinat, hoặc họp bạn để nói hành thiên hạ hoài hay sao.
Cô Loan nói:
- Nếu anh bận việc thì em sẽ lãnh làm quản lý ruộng đất cho anh. Anh làm tờ tá cho rành đi, đặng em coi theo đó mà thâu góp. Hồi nhỏ em có giúp bà ngoại mà góp lúa, mấy năm sau đây má cũng phú thác cho em làm, má chỉ coi chừng vậy thôi.
Hoàng cười và nói:
- Ừ, vậy mới phải chớ! Chú Nghiệp nầy cưng vợ quá! Nầy, cưới vợ về, phải kiếm công việc cho nó làm, chớ cưng mà để vợ ở không đi chơi, ấy là xúi cho vợ hư đa, nói cho mà biết.
- Nghiệp rùn vai mà đáp:
- Anh nói cái giọng trưởng lão quá! Chưa có vợ mà dám lên mặt làm thầy thiên hạ về đạo làm chồng chớ.
- Moa làm chồng đúng lắm.
- Thì làm đi. Làm thử coi!
- Moa chưa muốn làm, chớ không phải sợ. Moa đợi chừng nào cho có một công việc làm ăn đàng hoàng rồi moa mới chịu cưới vợ, biết hôn? Toa đi chơi, toa ráng kiếm giùm cho moa một cuộc làm ăn đi.
- Ðể tôi xuống Cà Ná tôi coi ruộng muối của người Pháp họ làm có thạnh vượng hay là không rồi tôi sẽ kiếm từ đó ra Phan Rang, Nha Trang, coi có chỗ nào làm ruộng muối được thì mình lập thế xin làm. Như không có, thì mình sẽ kiếm ở Miền Nam Việt, Bà Rịa, Ba Tri, Ba Ðộng, Sóc Trăng, Bạc Liêu, hoặc ở Rạch Giá chắc là làm được. Nước Việt Nam nằm dọc theo mé biển trót hơn 2 ngàn cây số ngàn, thiếu gì chỗ mà chọn đất làm ruộng muối được. Thế mà nước không đủ muối cho dân dùng, nghĩ thiệt là kỳ cục. Ấy là tại bày hạn chế sản xuất, để cho hội nầy nhóm nọ họ nắm độc quyền mà bóp họng dân chúng chớ có chi đâu. Cho sản xuất thong thả đi, người ta làm ra muối nhiều, dân được hưởng giá rẻ, chánh phủ được lợi về thuế sản xuất và thuế xuất cảng, ai cũng có lợi hết. Về thuế sản xuất thì định thâu hoặc mỗi mẫu đất hoặc mỗi tấn muối. Thuế xuất cảng thì định thuế mỗi lần muối chở ra ngoại quốc. Thuở nay Nhựt Bổn cần mua muối của mình lắm. Mà có muối bán cho Cao Mên với Lào gần đây cũng đủ rồi.
- Ừ, ra vùng Nha Trang nhớ để ý đến vấn đề cá biển nữa, phải xem coi có thể tổ chức cuộc đánh cá tối tân để lập ra hãng làm nước mắm, làm cá khô, cá mặn, hoặc cá hộp hay không.
- Nhớ chớ. Vấn đề đó là vấn đề thuở nay tôi thích hơn hết. Tôi ưa công nghệ hơn nông nghiệp. Nhưng sanh trưởng trong vùng bình nguyên, từ nhỏ hễ bước chơn ra khỏi nhà thì thấy ruộng, tự nhiên tôi không khinh rẽ ngành nông, mà lại hay quan sát. Tôi nhớ tôi đọc được một tạp chí kinh tế, tôi thấy một người Pháp có bằng địa chất học, viết một bài khảo cứu về địa chất học của vùng cao nguyên Nam Việt. Bài ấy nói rằng trong vùng này có một dải đất đỏ quí lắm. Dải đất ấy bề ngang cở chừng vài ba chục cây số ngàn, còn bề dài thì dài lắm. Nó nằm từ vùng Xuyên Mộc, trong tỉnh Bà Rịa, chạy lên tới vùng Kon Tum, đi ngang qua đất đỏ, An Lộc, Xuân Lộc, Bà Rá, Ban Mê Thuộc, Pleiku, Kon Tum. Trong dải đất đỏ chất
- đất hợp với vườn tược ; trồng cao su, dừa khô, bông vải, cà phê, trà, gai, bất luận cây gì cũng thạnh mậu cả. Vậy nếu muốn lập vườn thì nên lập trong vùng đất đỏ, phần nhiều còn hoang vu, chưa ai khai khẩn. Mà trước khi khai thác, phải lo giải quyết vấn đề giao thông, phải làm sao cho thuận tiện sự qui tụ nhơn công, sự tiếp tế lương thực cho số nhơn công ấy và sự vận tải đồ sản xuất. Theo ý tôi thì Việt Nam cần phải mở đường xe lửa cho nhiều, ngành kinh tế mới dồi dào thịnh vượng được. Trước hết phải lập đường xe lửa trực tiếp Sài Gòn-Ðà Lạt. Ðường nầy không dài lắm, vì đã có sẵn đường Sài Gòn-Xuân Lộc rồi. Phải có đường nầy thì rau cải, bông Hoa ở Sài Gòn và giá sanh Hoạt ở Ðà Lạt mới hạ thấp được. Ðồng thời phải lập đường xe lửa Sài Gòn - Kon Tum, chạy ngang qua hoặc Thủ Dầu một, hoặc Biên Hòa rồi thẳng lên Bà Rá, Ban Mê Thuộc, Pleiku, Kon Tum. Chúng ta đã có sẵn dường sắt chạy theo mé biển. Hễ lập thêm đường sắt xuyên vùng cao nguyên rồi thì nối cho hai đường giao tiếp với nhau. Ðà Lạt có đường xuống mé biển rồi, Bây giờ phải nối qua Ban Mê Thuột. Cũng nên nối Nha Trang với Ban Mê Thuột và Qui Nhơn với Kon Tum nữa, thì sự vận tải và giao thông mới tiện. Phải làm việc đó trước, thì tự phiên cuộc khai thác cao nguyên tự nhiên chạy theo liền, không cần lo cũng thành tựu.
Hoàng gặc đầu nói:
- Thật quả như vậy, bộ Loan buồn ngủ. Thôi để về cho vợ chồng nghỉ vì ngày nay ngồi xe mỏi mệt.
Qua bữa sau, Nghiệp với Hoàng bắt đầu đem cô Loan đi chơi, bữa nào cũng đi, sớm mơi đi xa, buổi chiều đi gần, bữa thì dạo chơi cảnh thanh tịnh hoặc thú u nhàn, bữa thì dọ xem cách làm ăn, bữa thì tìm kiếm mấy nguồn lợi mà người ta chưa để ý.
Ban Ngày đi chơi, ban đêm thì hội nhau mà bàn luận, bàn những cuộc đổi thay sắp đến, luận những điều cần thiết phải làm, làm đặng giúp nước thêm phú cường, làm đặng dạy dân mau tiến hoá.
Cô Loan ít học nhưng nghe chồng với anh nói chuyện riết rồi cô cảm nhiễm nên tâm chí lần lần rộng, kiến thức lần lần sáng thêm, cô mới thấy thói thấp hèn của thiên hạ xưa nay, cứ bu nhau mà giành giực cái lợi bất nghĩa, cái lợi cỏn con, không biết hiệp lực đặng xây đắp cái lợi cộng đồng của quốc gia, cái danh hiển hích của chủng tộc.
Chưa quá 10 ngày mà cả vùng Ðà Lạt từ châu thành ra ngoại ô, không còn chỗ nào mà không có dấu chưn của Hoàng và vợ chồng Nghiệp.
Cô Loan đã được thưởng thức cái cảnh im lìm an tịnh ở suối Cam Ly, ở rừng Ái Tình (Bois des Amours ), ở hồ Than Thở (Lac des Soupirs). Cô Loan đã được xem sức nước ở thác Gồ Gà, cách nuôi bò, nuôi dê để lấy sữa Ðăng Kia, cách trồng bông hoa, trồng rau cải, trồng đậu, trồng cao su ở Arbre Bryoé, ở Dran, ở Bellevue. Cô đã được lên đồi Point-de-Vue ngồi ngắm lại châu thành Ðà Lạt, mà xem lâu đài đường sá sắp nằm có lớp có từng. Cô còn lên tới triền núi Lâm Viên, đứng xem quang cảnh tổng quát của cả vùng cao nguyên, xa kia núi chập chồng, trước mặt đồi nằm lúp xúp.
Cảnh cô Loan thích hơn hết là cảnh hai bên con đường gọi là Tour de Chasse. Cô đã xin chồng đi vòng theo con đường nầy đến mấy lần, khi đi buổi mơi, khi đi buổi chiều. Lần nào đi được nửa đường cô cũng biểu xe ngừng lại rồi cùng chồng bước xuống đứng nhìn mấy vùng cỏ non, chỗ nắng thì vàng, chỗ mát thì xanh, chẳng khác nào một tấm gấm khổng lồ trải trên các đồi mà khoe dệt khéo. Lại rải rác vài cây thông già sừng sựng trên đồi mà coi chừng mấy bầy nai ăn cỏ, làm cho hiện ra bức tranh tùng lộc thiên nhiên.
Cô Loan khuyên chồng chụp hình cái cảnh thanh cao đẹp đẽ nầy đặng chừng về sài gòn cô mướn rọi ra lớn để treo trên bàn viết mà nhìn cho khoẻ trí.
Chơi đúng 2 tuần lễ rồi Hoàng sửa soạn đặng trở về Cần Thơ tiếp xúc với tá điền cho họ quen biết mà tin cậy nhau, gây tình thân ái giữa nhà nông và chủ ruộng. Vợ chồng Nghiệp cũng sửa soạn xuống Nha Trang ở chơi ít ngày rồi sẽ trở về, đi lần lần từ chặng đặng quan sát miền duyên hải phía Nam Trung Việt.
Một buổi sáng hai xe phân rẽ nhau, mỗi chiếc đi một ngã.

[1] trù mật, phì nhiêu
[2] (madame), vợ tôi, nhà tôi
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
V. ÐẤT KHÁCH GẶP NGƯỜI QUEN
Hôm ba mươi tết, sớm mơi, xe lửa Sài Gòn - Hà Nội ra tới Nha Trang, hành khách kẻ đi người về chen nhau rộn rực.
Trong đám người xuống xe đi lại cửa nhà ga mà ra, người ta thấy có một ông mặc áo đen dài, đầu đội nón nỉ, quần trắng, giầy đen, nơi cánh tay trái có máng một áo mưa, lại có kèm thêm một cây gậy. Một anh bồi khách sạn đi dựa bên, tay xách hoa ly, theo chỉ nẻo cho ông ra cửa.
Ông nầy ốm yếu, mặt thõn, nước da trắng, hai bên mép có râu le the, bộ già yếu, mà răng thì còn đủ, nên khó mà đoán tuổi của ông cho được. Mà bộ tướng đó không thể nào dưới 50 tuổi. Tướng thì thật là nghiêm trang song sắc mặt có vẻ buồn bực. Ai trông thấy cũng đoán ông là một viên chức ở Sài Gòn làm việc thâm niên mệt mỏi, nên nhơn dịp Tết ra đây ở nghỉ ít ngày mà hứng gió biển đặng bổ lấy sức lại.
Ra khỏi cửa ga rồi anh bồi mời ông lên xe kéo, để hoa ly của ông dựa chưn ông, biểu xa phu chạy lại nhà ngủ Thái Lai, rồi tay vịn xe mà chạy theo.
Vì Tết Nguơn Ðán sắp đến, ai cũng lo về nhà mà hoà hiệp với gia đình, đến ông chủ khách sạn cũng đã về nhà riêng đặng rước ông bà, bởi vậy khách sạn Thái Lai vắng hoe, chỉ có hai anh bồi không nhà cửa, không vợ con, nên ở lại tiệm thay thế cho chủ với quyền tự do hành động. Hồi khuya hai anh em chia công việc với nhau, một anh ở nhà coi tiệm, một anh ra đón xe mà kiếm mối thử, nếu may có khách lạc loài thì tiếp rước rồi chia tiền phòng mà xài.
Anh ở nhà mới thức dậy, chưa kịp rửa mặt, bỗng thấy xe kéo ngừng trước tiệm với một ông khách đàng hoàng, thì mừng rỡ bước ra nghinh tiếp. Anh kia đã tự mình mời khách, không khứng để cho bạn đoạt công, nên vói xách hoa ly và mời khách vào.
Ông khách bước xuống và mở bóp lấy bạc cắc trả tiền xe. Anh bồi ở nhà liền nói:
- Bẩm quan, một hào thôi.
Ông khách chống gậy vô cửa. Anh bồi theo hỏi:
- Bẩm quan ở Sài Gòn ra?
- Ừ, ở Sài Gòn ra.
- Bẩm quan, để dọn phòng nhứt cho quan nghỉ.
- Ừ, cho cái phòng mát mẽ và thanh tịnh.
- Bẩm, ở đây các phòng đều sạch sẽ mát mẽ lắm. Lại vào lúc Tết nên không có khách nào hết. Quan ở yên tịnh tự nhiên.
- Nếu vậy tôi ở có một mình hay sao?
- Vâng, êm ái lắm.
Ông khách nhích mép cười. Ông thấy anh bồi kia xách hoa ly đi thẳng lên thang lầu thì ông hỏi:
- Phòng ở trên lầu hay sao?
- Vâng.
- Tôi muốn ở từng dưới cho tiện.
- Bẩm quan, dưới đất không có phòng. Ở trên lầu có gió mát mẽ.
- Vậy thì ban đêm có một mình tôi ở trển?
- Bẩm quan, nếu quan muốn thì ban đêm trong hai anh em con sẽ có một ngủ từng trên đặng khi cần dùng thì quan gọi cho tiện.
- Ừ, có vậy thì được.
Ông khách lên lầu, thật thấy phòng sạch sẽ lại mát mẽ. Ông liền mở hoa ly lấy một bộ đồ mát bằng lụa trắng ra mà thay đặng nghỉ cho thong thả ,
Bồi hỏi ông có muốn ăn lót lòng hay không thì ông lắc đầu. Ông đưa một đồng bạc biểu mua một ly cà phê uống thì đủ. Một anh bồi vội vã đi liền. Còn một anh xách bầu nước đem vào để cho ông rửa mặt.
Ông khách hỏi:
- Ở đây làm sao ăn cơm?
- Bẩm quan, có tiệm cơm khách trú gần đây. Quan đặt nó nấu rồi mỗi buổi con bưng[1] về cho quan ăn.
- Ngày Tết có bán luôn hay sao?
- Bẩm, bán luôn luôn, vì ngày Tết người ta chơi bời, nên khách ăn uống đông hơn ngày thường
Rửa mặt, thay đồ, uống cà phê xong rồi, ông khách lại đứng dựa cửa sổ mà ngó xuống đường. Người đi chợ mua đồ ăn Tết, ai cũng hớn hở vui cười. Mà ông khách ngồi ngó một hồi rồi ông ủ mặt châu mày, bỏ đi lại giường nằm dàu dàu, dường như cảnh vui của thiên hạ là cảnh buồn của ông vậy.
Bồi đem lên một bình trà nóng để sẵn trong phòng. Ông dặn hễ gần tới giờ cơm, trưa hay chiều cũng vậy, cứ lên lấy tiền đi mua giùm đồ về cho ông ăn. Suốt ngày ông không ra khỏi phòng, nằm mỏi thì ngồi đọc sách, mà hễ đọc ít hàng thì ông ngước mắt ngó mong mà suy nghĩ.
Tối một lát, anh bồi ôm mền chiếu lên để ngoài cửa phòng ngó và thấy ông khách nằm buồn hiu, thì mơn trớn hỏi:
- Bẩm quan, ngày Tết quan nằm một mình chắc quan không vui. Nếu quan muốn có người nói chuyện chơi đặng giải buồn, thì con sẽ kiếm mà gọi lại đây.
Ông khách hiểu ý anh bồi muốn bày việc xằng xịu, thì ông trề môi lắc đầu mà đáp:
- Cám ơn em. Tôi cần yên tĩnh nên không muốn chi hết.
- Ờ, quan muốn nghỉ cho yên. Chắc quan tính nghỉ hết Tết rồi về?
Ông khách ngồi dậy nói:
- Tôi chưa nhứt định ở bao lâu, mà tôi cũng chưa biết ở Nha Trang được hay là phải đi tỉnh khác. Nầy em, bước vô đặng tôi hỏi thăm một chút. Em có biết ở chung quanh châu thành đây có ai cho mướn hoặc thuê nhà hay không? Tôi muốn kiếm mua một cái đặng ở nghỉ và dưỡng bịnh. Nhà nhỏ nhỏ, không cần lớn, nhà tranh cũng được, song phải có chung quanh để trồng rau cải chơi.
Anh bồi bước vô nói:
- Bẩm quan, có. Cách vài ba bữa rày có gặp anh Nguyễn Thuận, người bán rau cải, nhà ở phía sau châu thành đây, ảnh cậy con coi có ai mua nhà mua đất thì làm mối giùm cho ảnh bán, vì ảnh còn ông cha ở trong Ba Ngòi, năm nay ông cha già quá, nên biểu ảnh về trỏng mà ở với ông, phòng khi ông ương yếu có người chăm sóc ông. Con biết nhà anh, miếng đất thì lớn song tệ lắm.
- Không hại gì, miễn có cửa nẻo tử tế thì thôi. Tôi ở một mình nên cũng không cần nhà lớn.
- Cái nhà đó chỉ cất một căn rộng, vách đất, lợp tranh, cửa ván.
- Vậy thì được lắm. Ảnh có nói ảnh muốn bán giá bao nhiêu không?
- Bẩm không. Nhưng con sợ bán cả nhà và đất không dưới một ngàn đồng bạc.
- Giống gì mà mắc như vậy!
- Miếng đất lớn và tốt, ảnh trồng rau trồng cải bán mỗi ngày đến năm ba đồng bạc, chớ phải ít sao. Quan muốn mua, để mai con dắt quan vô coi, rồi trả giá với ảnh.
- Mai chánh ngày mùng một Tết mà đi coi nỗi gì. Ðể hết Tết đã chứ.
- Vâng. Ðể mai mốt con có gặp ảnh, con nói trước cho ảnh hay. Hoặc con biểu ảnh ra mời quan vô chơi, đặng quan coi đất.
Anh bồi thật lòng sốt sắng. Mới mồng 3 thì anh đã dắt Nguyễn Thuận vào phòng viếng ông khách Sài Gòn mà nói chuyện mua bán đất. Nguyễn Thuận mời ông khách vô coi như bằng lòng rồi sẽ định giá cả.
Ông khách thay đồ đi với Nguyễn Thuận, lại biểu anh bồi đi theo. Lại trước cửa nhà ga xe lửa rồi quẹo phía tay mặt đi theo đường quan lộ số 1. Tới một hòn núi nhỏ, phía tay mặt trên chót núi có một cảnh chùa, thì tẻ vô một cái bơ mẫu nhỏ mà vô xóm ở phía sau hòn núi ấy. Xóm ấy gọi là xóm Cải, vì cả xóm chuyên nghề trồng rau cải, để cung cấp cho bạn hàng bán ngoài chợ Nha Trang.
Ông khách coi đất coi nhà thì ưng bụng lắm. Ông hỏi định bán bao nhiêu. Nguyễn Thuận nói bán luôn đất, nhà với các tài vật trong nhà là: ván, giường, bàn ghế, cuốc xuỗng, cùng chén bát, tất cả dứt giá 2 ngàn.
Ông khách chê mắc không chịu mua. Nguyễn Thuận bớt 200 còn 1.800, ông cũng lắc đầu.
Ông day qua nói chuyện mướn. Nguyễn Thuận suy nghĩ một hồi rồi nói nếu cho mướn thì nhà với đất chớ không có đồ đạc, mỗi năm định giá 500 đồng. Trả lên bớt trót giờ, rồi hai đàng mới thoả thuận giá mướn nhà với đất mỗi năm là 300 đồng, phải chồng tiền trước ; còn đồ đạc thì ông khách chịu mua đứt với giá 100 đồng.
Bữa sau Nguyễn Thuận ra khách sạn làm tờ giao kèo, hai đàng ký tên xong rồi, ông khách mới đóng 400 đồng bạc, là tiền mua tài vật với tiền mướn một năm. Nguyễn Thuận hẹn mùng 8 giao nhà. Ông khách cậy mướn giùm cho ông một người nấu cơm và giúp ông làm rẩy.
Sáng mùng 8 ông khách trả tiền mướn phòng ngủ, phát tiền nước cho hai anh bồi, cho riêng anh bồi làm mối mướn nhà đó 20 đồng, rồi kêu xe chở hoa ly lên nhà ở mướn.
Nguyễn Thuận trình diện tên Lung là người đã chịu giúp ở cho ông, rồi giao nhà mà đi về Ba Ngòi.
Ông khách vô xóm cải ở đã gần hai tháng rồi mà không ai biết ông tên gì. Cả xóm cứ gọi là ông khách Sài Gòn. Ông không đi chơi mà cũng không ưa nói chuyện với ai. Tối ngày ông mặc quần vắn áo sơ mi, cứ lo vô phân chỗ nầy, ương hột chỗ kia, lui cui ngoài rẫy cải hoài. Ðến bữa cơm trưa ông vô nhà nghỉ rồi xế mát ông tiếp làm rẫy nữa. Ban đêm ông đóng cửa sớm, trong nhà đốt đèn lu lu, không ai biết ông ngủ hay làm việc chi, không nghe tiếng nói chuyện. Có một bà già ở gần mỗi bữa bưng rau ra chợ bán. Ông biểu tên Lung gởi tiền mượn bà mua giùm thịt cá. Lâu lâu tên Lung mới đi chợ một lần, đi đặng mua gạo, nước mắm dầu lửa, cà phê, đường và sữa hộp.
Buổi sớm mơi nầy ông sai tên Lung đi chợ rồi ông đội nón ra trước cửa vun đất mà lấp gốc cho mấy liếp cải vừa mới được vài ba lá. Có một người mặc âu phục đàng hoàng, đi ngang ngoài hàng rào, thấy ông lum khum thì dừng bước, mắt ngó ông trân trân. Ông vừa mới ngay lưng thì người ấy la lớn:
- Húy! Quan lớn thật mà! Sao bây giờ quan lớn ra ở đây?
Ông khách ngạc nhiên, ngó và hỏi:
- Ai đó, tôi không biết. Sao lại kêu tôi là quan lớn?
- Quan lớn quên tôi hay sao? Tôi là Xã Lương ở Cái Răng đây.
Người ấy đáp và bước vô rẫy cải.
Ông khách ngơ ngáo rồi hỏi:
- Xã Lương … Phải chú Xã năm trước thâm công nho đến 30 ngàn rồi trốn đi mất đó hay không?
- Bẩm phải.
- Bây giờ ở đây hay sao?
- Bẩm không. Tôi ở xa lắm. Tôi vô đây mua đồ. Tại sao quan lớn ra ở đây?
- Ối! Việc đời nói không hết được, chú ơi! Mời chú bước vô nhà nói chuyện chơi.
Hai người nối nhau mà vô nhà. Ông chỉ ghế mời chú Xã Lương ngồi, rồi ông đi thẳng ra phía sau mà rửa tay.
Ông khách ở Sài Gòn nầy là ai, mà chú Xã Lương lại xưng hô “quan lớn”?
Ông là ông Phủ Võ Như Bình, hồi trước làm chủ quận tại Cần Thơ.
Nên nói phứt cho người ta biết rằng Võ Như Bình nầy làm mưa làm gió tại Toà bố Cần Thơ trót 25 năm. Ban đầu đứng Thông ngôn, sau thăng tới chức Huyện rồi Phủ. Khi ông mới ra trường ông làm việc tại Sài Gòn, thì ông đã kết bạn trăn năm với một cô gái, con nhà lam lũ, sanh được một đứa con trai, nhưng vì vợ chồng không có hôn thú, lại sanh con ở trong làng nên cũng không có khai sanh rành rẽ. Chừng ông thi đậu, được bổ xuống Cần Thơ, ông không đem vợ con theo. Gặp cô Hai Hương, một goá phụ giàu lớn ở Bình Thủy, tuy đã có hai mặt con một trai một gái, song nhan sắc vẫn còn đẹp, nên phủi cả vợ con mà cưới cô Hương. Vì cô Hương ăn gia tài bên người chồng trước nhiều, sợ cải giá không được hưởng huê lợi nữa, nên ở với Bình mà cũng không lập hôn thú.
Trót 25 năm, nhờ thói sâu dân mọt nước, Bình xây dựng thêm một sự nghiệp rất lớn, mua được 400 mẫu ruộng tốt, nhưng vì sợ phạm luật lệ nên phải để cho cô Hương đứng bộ. Sau nầy cậy quyền ỷ thế Bình làm lộng quá, làng dân thán oán mới gây ra cuộc thưa kiện tưng bừng. Tuông bạc tiền ra như nước mà trám miệng mua lòng, nên khỏi bị lột chức, song phải bị đổi vô Hà Tiên. Bình lấy làm xấu hổ, nên xin hưu trí non, đặng trở về Cần Thơ mà tranh cử nghị viện quản hạt. Trước kia đã thất nhơn tâm quá rồi bây giờ làm sao mà mua chuộc lại được, bởi vậy mặc dầu tốn cho đến ba bốn muôn mà cũng phải lãnh họa thất bại rất đau đớn.
Bình với Hương đều hổ thẹn buồn rầu, nên cả hai đều nhuốm bịnh. Kế đó người con trai lớn của Hương qua Pháp học, vừa thi đậu bằng bác vật nên trở về quê quán của ông cha. Bình thấy con ghẻ trổ mòi lãnh đạm với mình, nên giả chước đi hứng gió mà bước tránh, để cho mẹ con thong thả hòa hợp với nhau. Chẳng dè Hương bị bịnh ngặt, Bình được tin lật đật trở về, mà về tới nhà thì Hương đã chết, không kịp trối trăn chi hết.
Chôn cất xong rồi, Bình thất thế nên xin với hai con ghẻ chia cho mình 100 mẫu ruộng với 20 ngàn đồng bạc mà thôi, song con ghẻ quyết lấy lại tất cả sự sản của mẹ cha, chỉ chịu cho có bốn ngàn đồng bạc.
Bình tức giận, mà tranh giành không được, nên bỏ nhà ra đi trong túi chỉ có bảy tám trăm đồng bạc, trong hoa ly chỉ có áo quần với cuốn sổ chứng số tiền hưu trí. Ra Vũng Tàu mà tịnh dưỡng Bình gặp ông mai giúp cho mình cưới người vợ trước đó, ông nhắc lại chuyện cũ, Bình mới hay là người vợ trước cải giá, kết nghĩa vợ chồng với một người thợ máy.
Người thợ nầy ra giữa Toà xin khai sanh cho đứa con của mình rồi cho qua Pháp mà ăn học. Bây giờ người thợ máy đã thành ông chủ hãng bán xe hơi giàu có sang trọng, còn đứa con của Bình thành một vị bác vật danh giá lẫy lừng ; tuy là quạ với tu hú, song tình nghĩa cha con đắm đuối mà mặn nồng; đương hiệp nhau mà cai quản hãng xe hơi ở Ðô thành Nam Việt.
Ðã thất chí, Bình đương chán nản, mà nghe nhắc chuyện xưa, Bình càng thêm hối hận vô cùng, buồn vì danh lợi tợ mây bay, hổ vì quả báo hiện trước mắt. Bình muốn xem tranh nhơn quả cho rõ ràng, muốn uống hối hận cho cạn ly, tới cặn cáu, nên trong ít ngày sau Bình trở về Sài Gòn, lén đi coi hãng xe hơi của con, rồi còn đi xem bề ăn ở của của người vợ trước kia mình đã phụ rảy. Bình lên tới Chí Hoà, chánh nhằm bữa con cưới vợ, vừa rước dâu về tới, khách khứa đầy nhà, hai họ chung vui hớn hở. Bình đứng ngoài lộ rình xem thấy mặt cha vợ với vợ con ngày trước, thì đau đớn như kim châm trong ruột mà còn thấy rõ nàng dâu chẳng phải ai xa lạ, ấy là con ghẻ của mình ở Cần Thơ, con gái của cô hai Hương.
Trí bối rối, mắt chói lòa[2], Bình không thể đứng đó mà xem được nữa, nên quầy quã trở về khách lầu, nằm xếp ve.
Ðến cái khoảng đời chí tan, đường lấp như vầy, người ta thường cậy cái chết giúp chấm dứt giùm nỗi đau khổ, nỗi tủi nhục. Bình từ nhỏ đã đào luyện một tâm hồn vong ơn bội nghĩa, nên không bao giờ nghĩ tới cái chết. Trái lại người như Bình sợ cái chết lắm, gặp hoàn cảnh nào cũng cứ quơ níu sự sống hoài, dầu sống với xấu hổ, sống với đau thương, sống với nghèo hèn, cũng ráng mà sống.
Nhưng, Bình nghĩ sống ở Sài Gòn hay trong lục tỉnh tự nhiên phải gặp người quen biết rồi hổ thẹn trong lòng.
Bình tính nên đi cho xa, kiếm nơi hẻo lánh mà ẩn thân, ngặt một nỗi đi xa phải có sẵn một số tiền trộng trộng để hộ thân, bây giờ còn có vài trăm đồng bạc, làm sao mà đi được. Không lẽ trở về Bình Thuỷ mà xin tiền con ghẻ là bọn đoạt cả sự nghiệp của mình. Bình nhớ lại ở Cần Thơ, còn nhiều điền chủ ngày trước thường chiều chuộng mình, nên tính về thăm mà cậy mỗi nhà giúp đỡ năm ba ngàn đặng chống chõi với thời vận. Té ra đi đến cả chục nhà mà chỉ kiếm được có 2 ngàn đồng bạc, tới đâu người ta cũng than túng, hứa để ra giêng góp lúa rồi người ta sẽ giúp thêm.
Nhờ có 2 ngàn đồng bạc đó Bình mới ra Nha Trang đây, tính kiếm một chỗ dung thân, mượn thú trồng tỉa mà sống âm thầm, xa con mắt người quen, xa bức tranh dĩ vãng. Vì ít tiền nên không mua nhà đất nổi, phải mướn ở đỡ cho qua ngày. Ở đó gần hai tháng rồi mà Bình không đi chơi, không tiếp khách, tối ngày cứ lui cui trồng cải đặng dụt tắt nỗi ưu phiền, phui pha niềm hối hận. Nhưng ôm ấp ưu phiền hối hận hoài rồi cũng khó chịu, cần phải thở than cho nhẹ bớt nỗi lòng. Mà thở than với ai? Người lạ họ có biết tâm sự của mình đâu mà nói với họ, nói ra họ thêm cười mình, chớ họ có giải sầu cho mình được đâu mà nói. Cần phải nói đặng xả hơi mà không nói được nên bứt rứt.
Hôm nay gặp Xã Lương là người đã hiểu biết cái dĩ vãng rực rỡ của mình, Bình được một tí vui trong lòng, nên mời Xã Lương vào nhà đặng trút bớt bầu tâm sự hoặc may có hài lòng khoẻ trí chút nào không.
Rửa tay và thay quần áo rồi Bình trở ra lấy thuốc điếu[3] mời Xã Lương hút.
Nãy giờ Xã Lương ngồi ngó trước xem sau không hiểu tại sao Bình lại ra đây mà ở trong cái nhà bần hàn như vầy, nên vừa thấy Bình thì ra hỏi:
- Bẩm quan lớn, nhà của ai đây?
- Nhà của tôi, nhà tôi mướn.
- Sao quan lớn không ở ngoài nhà hàng, lại ở như vầy, buồn quá.
- Tôi ở đặng trồng rau trồng cải chơi.
- Ờ, té ra quan lớn làm việc lâu năm mệt mỏi nên kiếm chỗ đặng giải trí, Quan lớn nghỉ được bao lâu?
- Tôi hưu trí rồi.
- Ủa! Hưu trí hồi nào?
- Năm sáu tháng nay.
- Tôi bỏ xứ mà đã đi ba năm rồi, nên không hay chi hết, Quan lớn còn trẻ tuổi, sao hưu trí sớm vậy?
- Việc của tôi lôi thôi lắm chú ơi! Ðể tôi nói cho chú nghe. Năm ngoái họ mưu sự xúi dân kiện tôi. Kiện không đủ bằng cớ gì hết, nhưng quan trên vị tình người cầm đầu nên đổi tôi vô Hà Tiên. Tôi giận tôi xin hưu trí.
- Bà lớn giàu có. Mà tôi nhớ năm trước quan lớn cũng mua riêng mấy trăm mẫu ruộng nữa. Quan lớn ở không ăn chơi mãn đời cũng không hết của, cần gì phải làm việc cho mệt trí.
- Ấy! Vậy mà bây giờ tôi sạch cái mình mới kỳ chớ.
- Có lý nào!
- Có chớ. Tôi vừa được hưu trí thì có cuộc tuyển cử Hội đồng quản hạt. Tôi ra tranh cử quận Cần Thơ, Sóc Tăng, Bạc Liêu. Cử tri họ báo hại tôi, họ xoè tay lấy tiền của tôi mà vào phòng kín lại bỏ thăm tên người khác, làm tôi tốn hơn 40 mươi ngàn mà thất bại.
- Cử tri cứ chơi mửng đó[4] hoài. Quan lớn tranh chức Hội Ðồng có ích lợi gì. Nằm rung đùi gãi vế chơi sướng hơn ngồi đưa tay lên bỏ tay xuống.
- Tại tôi giận, tôi muốn làm cho họ biết mặt. Mà chuyện xui xẻo còn kéo dài hơn nữa kìa. Thình lình thì vợ tôi chết.
- Huý! Bà lớn mất rồi?
- Thất cử Hội Ðồng không bao lâu, kế vợ tôi mất. Thằng con trai của vợ tôi bên Pháp nó về trước khi vợ tôi mất. Khi chôn vợ tôi rồi, nó hiệp với em gái nó mà đòi lại tất cả gia tài sự sản; 400 mẫu ruộng tôi mua để vợ tôi đứng tên hộ giùm đó, chúng nó cũng đoạt luôn.
- Ủa! Ruộng của quan lớn mua mà đoạt sao được. Phải kiện mà đòi lại chớ.
- Kiện không được. Tôi có hỏi Trạng sư rồi. Nếu viện lẽ tôi làm quan không được mua ruộng đất trong địa phận tôi cai trị, nên tôi mượn người bạn trăm năm đứng bộ thế cho tôi, thì con ghẻ tôi nó cãi mẹ nó có huê lợi mỗi năm đến 30 ngàn thùng lúa: hơn 20 năm nay huê lợi ấy chồng chất rất nhiều, bởi vậy mẹ nó lấy số đó mà mua ruộng, chớ tôi làm quan ăn lương mỗi tháng bao nhiêu mà có dư tiền mua nổi tới 400 mẫu ruộng.
- Phải rồi. Cái lý đó mạnh quá, mình khó vùng vẫy nổi. Quan lớn mua ruộng, ai cũng biết hết. Hai người con ghẻ của quan lớn đoạt như vậy coi không được. Ác quá!
- Tôi biết tôi thất thế nên tôi xin có 100 mẫu ruộng với vài chục ngàn để nuôi sống bản thân mãn đời tôi, chúng nó cũng không cho.
- Tham quá! Bây giờ quan lớn sống vất vả như vầy, thật tôi thấy ứa nước mắt. Tôi muốn quan lớn ở với tôi, khi đau ốm có tôi chăm nom thuốc men cơm cháo.
- Em ở đâu, em Xã?
- Dạ, ở gần trên Kon Tum lận.
- Kon Tum nằm về miệt nào?
- Ði xe lửa ra Qui Nhơn mới sang qua xe hơi lên An Khuê chừng vài chục cây số, chớ chưa tới KonTum.
- Sao mà ra tới ngoài đó lận?
- Thì năm tôi lỡ thua nhiều quá. Ðứng bộ có 6 mẫu ruộng, mà thiếu nợ tứ tung thiếu trên 25 ngàn. Quan lớn nghĩ coi lâm vào cảnh đó, làm sao nào sống nổi. Tôi mới thộp 30 ngàn bạc công nho rồi. Tôi xin quan lớn đừng thối chí. Thất bại là bài học dạy mình thành công. Quan lớn thất bại mà quan lớn chưa già lắm. Quan lớn quên phứt cái đời cũ để lo lập đời mới tìm hạnh phước khác mà hưởng, buồn rầu làm chi.
Thấy Như Bình lơ lửng ngồi thở dài, Xã Lương nói tiếp:
- Tôi muốn Quan lớn hiệp tác với tôi mà làm ăn lớn chơi. Tôi mắc kiếm đồ mua đặng chuyến xe sáng mai tôi về. Nếu Quan lớn không đi liền với tôi được, thì Quan lớn sắp đặt rồi lên sau. Cứ ra Qui Nhơn rồi lên xe đò mà đi theo đường mà tôi chỉ hồi nãy đó. Quan lớn lên chơi một lần cho biết, như Quan lớn không vừa ý thì chơi ít bữa rồi về.
Như Bình gặc đầu đáp:
- Ðể thủng thẳng rồi tôi sẽ tính.
Xã Lương từ giã mà đi.
Như Bình thay quần vắn rồi ra tưới rau.

[1] mang
[2] chói làm lòa cả mắt
[3] thuốc lá
[4] cách đó
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
VI -GẶP CHA GHẺ CON BÂNG KHUÂNG.
Vợ chồng Nghiệp xuống Nha Trang ở chơi đã trót tuần rồi, ở nhà hàng lớn tại mé biển.
Lúc nầy còn ngọn gió chướng ngoài biển thổi vào, nên khí hậu rất mát mẻ, làm cho con người khoẻ khoắn vô cùng.
Nghiệp đã đem vợ đi viếng thăm mọi nơi, viện y viện Pasteur, viếng cả sở cá, viếng mấy liều nước mắm, viếng cầu Bô-na-ga, viếng tháp Thiên Ý A Na, rồi còn vô xem thành Khánh Hoà và ra tới đèo Rù Rì mà thưởng thức cảnh u nhàn tịch mịch. Ở đây cô Loan thích nhứt là thích sáng sớm và chiều mát cùng chồng dọc theo bãi biển mà xem gió đùa nước tràn lên bãi cát, nghe gió đập vào vào gành đá tiếng dội vang rền, xa trông mấy hòn xanh dờn nằm nối đuôi phía ngoài để che đậy cho vịnh Nha Trang êm ấm.
Thế mà chiều bữa nay vợ chồng Nghiệp lại bảo sốp phơ với thợ máy đem ra xe đặng đi vòng quanh các nẻo đường trong châu thành mà chơi. Xe đi chậm chậm, gió thổi hiu hiu, gây ra hoàn cảnh khuyến khích trí lạc quan, mở mang lòng quảng đại.
Lối 6 giờ chiều, xe chạy gần tới nhà ga, bỗng nghe tiếng síp lê inh ỏi. Nghiệp nói đó là chuyến xe lửa chiều ra tới. Cô Loan liền kêu Sáu Bính biểu ngừng trước nhà ga đặng xem hành khách xuống xe chơi.
Xe đậu sát lề. Vợ chồng Nghiệp bước xuống rồi dắt nhau đi bách bộ trước cửa nhà ga mà chơi. Sốp phơ với thợ máy cũng leo xuống đứng hút thuốc.
Thiên hạ trong nhà ga túa ra, đủ hạng người, có trẻ có già, có đàn bà, có đàn ông, kẻ xách giỏ, người bưng thúng, kẻ dắt con, người rước vợ.
Cô Loan vịn vai chồng đứng mà coi.
Một người lớn tuổi vóc ốm, để râu mép, trên mặc áo bành tô nỉ đen, dưới mặc quần kiểu Việt lụa trắng, chân mang giày cao su bố trắng, tay cầm gậy tre, đầu đội nón nỉ xám, ôm một gói nhỏ bao nhựt trình, ở trong ga bước ra, rồi đi ngang chỗ vợ chồng Nghiệp đứng.
Cô Loan la hai tiếng “ý kìa!” rồi có bước tới chặn đường mà chào:
- Con xin chào Quan lớn. Quan lớn ở ngoài này hay sao?
Người ấy đứng lại ngó cô Loan, bộ ngạc nhiên, nên dụ dự một lúc rồi mới đáp:
- Ừ, tôi mới ra tới.
- Quan lớn ra chơi rồi chừng nào về.
- Có lẽ mai về …Chưa nhứt định.
- Xưa rày quan lớn ở đâu? Anh Hai con muốn biết chỗ quan lớn ở, nhưng hỏi thăm thì không ai biết mà chỉ.
- Tôi đi chơi..Muốn biết chỗ tôi ở làm chi?
- Hôm con đám cưới, anh Hai con muốn biết chỗ quan lớn ở đặng gởi thiệp mời.
Người ấy trề môi, rùn vai mà đáp:
- Mời làm chi?..Còn tình nghĩa gì nữa mà mời.
Người ấy bỏ đi, không cần từ giã.
Cô Loan châu mày, lộ sắc bất bình, ngoắt anh Tư Cầu lại, đưa tay chỉ người vừa mới nói chuyện với cô đó mà dặn nho nhỏ:
- Anh Tư nom theo ông đó coi ông đi đâu, vào nhà nào, rồi trở lại nói cho tôi biết. Anh đi xa xa, giả bộ đi chơi, đừng để ông nghi anh rình ông. Ði dọ xong rồi anh trở lại đứng đây mà chờ. Xe tôi sẽ trở lại rước anh.
Tư Cầu tuy ít nói song lẹ trí, bởi vậy vừa nghe huấn lịnh thì anh gặc đầu bước đi liền, đi chậm chậm theo ông nọ, đi cách ông chừng vài ba chục thước, lấy thuốc đốt mà hút, bộ như người thong thả đi chơi.
Nghiệp bước lại gần hỏi vợ:
- Em sai anh Tư Cầu đi đâu chơi vậy?
- Nom theo coi ông già ghẻ của em đi đâu.
Nghiệp chưng hửng, nhìn mặt vợ mà hỏi:
- Ông già ghẻ của em đó là ông đó à? Phải là ông Phủ gì đó hay không?
- Phải, ông Phủ Võ Như Bình.
- À… Võ Như Bình. Anh Hoàng có nói, mà qua quên. Sao em không tiến dẫn quan đặng qua chào ông?
- Không được. Bộ ông thù em quá. Em vừa nói tới đám cưới của em thì ông đáp cụt ngủn rằng ông không còn tình nghĩa gì nữa mà biết tới việc đó, rồi ông ngoe ngoảy bỏ đi, không thèm ngó mặt em. Thôi, lên xe xuống mé biển hứng gió một chút rồi sẽ trở lại đây mà đón anh Tư Cầu.
Vợ chồng nghiệp lên xe. Cô Loan dặn Sáu Bính chạy thật chậm, xuống mé biển rồi chạy vòng theo đó chơi.
Nghiệp hỏi vợ:
- Ông cha ghẻ đó ở ngoài này ra hay sao?
- Em không hiểu được. Em hỏi ông thì ông nói ông ra chơi. Em hỏi ông ở đâu và chừng nào về thì ông không chịu nói, vì vậy nên em mới cậy anh Tư Cầu lén nom theo coi đó.
- Qua chắc ổng ở ngoài nầy. Ông đi đâu vô miệt trong rồi về đó, chớ không phải ở Nam Việt mới ra bữa nay.
- Sao anh dám chắc ông ở ngoài nầy?
- Ông làm tới chức Tri Phủ, mà ăn mặc như vậy, lại không có hành lý chi hết, thế thì có phải ở Sài Gòn mới ra đâu. Nếu ông ra nghỉ hứng gió, ít nữa ông cũng mang theo ít bộ quần áo, phải có hoa ly, phải mặc áo dài đàng hoàng chớ.
- Anh nói có lý lắm. Thuở nay ông có đi đâu xa ông cũng mặc áo dài luôn luôn, duy có đi vô ruộng ông mới mặc áo bành tô nỉ. Nếu ông mặc thế nầy đặng đi xe cho gọn, thì ít nữa ông cũng đem khăn đen áo dài theo. Ông cầm có một cái xách nhỏ xíu, đựng không tới một bộ đồ mát, thì chắc ông đi đâu mà về đây, hành lý ông đã để ngoài nầy.
- Ðã vậy mà hồi nãy bước ra thì ông đi liền, không bợ ngợ như người mới xứ lạ.
- Phải lắm. Mà ông lại đi bộ nữa chớ. Thôi trở lại ga đón anh Tư Cầu coi ảnh dọ thế nào.
Xe đi giáp mé biển rồi trở lại đậu trước nhà ga. Không thấy Tư Cầu, vợ chồng Nghiệp bèn bước xuống đi vô ga chơi. Hành khách đã bắt đầu đem đồ lại, chờ xe tối Hà Nội vô đặng vô Sài Gòn.
Một lát Tư Cầu trở lại xe, đứng nói chuyện với Sáu Bính. Vợ chồng Nghiệp ra dọ hỏi thế nào.
Tư Cầu nói:
- Ông đó ở trong xóm trồng rau cải phía sau đây. Ði khỏi hòn núi nhỏ thì thấy xóm đó, nằm về phía tay mặt. Ông ở trong một gian nhà tranh nhỏ, chung quanh trồng rau trồng cải giáp hết.
Cô Loan hỏi:
- Nhà đó của ai vậy? Anh có hỏi thăm hay không?
- Thưa, tôi chắc là nhà của ông, bởi vì khi tôi thấy ông quẹo qua bờ nhỏ mà vô xóm, tôi sợ mất dạng, tôi đi thúc lại gần. Tới nhà đó, ông xô cửa rào mà vô, đứng ngó mấy liếp cải, rồi kêu thằng Lung om sòm mà hỏi:”Tao đi ba bữa rày, mầy ở nhà mỗi bữa mầy có tưới cây hay không, mà sao đất khô khóc như vầy?” Tôi bước thẳng lại nhà ở một bên đó, tôi thấy một bà già đương cắt rau thơm, tôi đứng lại làm bộ coi chơi. Tôi kiếm cớ nói chuyện với bà, lần lần tôi hỏi thăm ông ở một bên, thì bà nói ông khách Sài Gòn đó ra mướn nhà mướn đất ở trồng rau cải hai tháng nay. Ông đi Sài Gòn ba bữa rày, mới thấy ông trở về đó.
Loan ngó chồng mà cười và nói:
- Thật anh đoán trúng ngay. Anh làm thầy bói chắc đông khách hàng lắm.
Hết thảy lên xe đi chơi nữa, đi đến tối mới trở về nhà hàng.
Ăn cơm tối rồi vợ chồng Nghiệp vào phòng. Nghiệp thấy vợ từ hồi tối tới bây giờ, vì gặp cha ghẻ, sanh lo ngại trong lòng, nên hết vui. Nghiệp mới hỏi:
- Quan Phủ hồi trước làm bạn với bà thân của em được bao lâu, mà nay gặp em Ngài lãnh đạm quá vậy?
- Không phải lãnh đạm mà thôi, ngài thù em lắm chớ. Mà đối với anh Hai, Ngài còn thù nhiều hơn nữa.
- Em có thể nói cho qua biết tại sao mà sanh ác cảm như vậy không?
- Bổn phận em là phải cho anh biết rõ việc nhà của em, không nên giấu chi hết. Từ hôm đám cưới đến nay em chưa nói, là vì em nghĩ việc đó không mấy vui, nên không cần phải nói gấp. Hôm nay nhơn dịp nầy em sẽ tỏ hết cho anh rõ. Em sanh ra chưa đầy tháng thì ba em mất. Theo lời bà ngoại em nói lại, lúc ấy anh Hoàng mới được 3 tuổi. Vì ngoại em ở có một mình hiu quạnh, nên má em về ở chung với ngoại em. Bên nội em cũng giàu như bên ngoại, bởi vậy ba em để lại gia tài lớn lắm. Má em thừa hưởng gia tài ấy mà nuôi anh Hoàng với em. Má em về Bình Thuỷ chưa được bao lâu, thì ông già ghẻ em đó, lúc ấy đứng thông ngôn cho quan lớn Chánh Chủ Tỉnh, oai thế lẫy lừng, quan yêu dân chuộng, cậy mai mối mà cưới má em. Ngoại em gả, rồi mua cho một căn nhà ở Cái Khế đặng ở với nhau rồi đi làm việc cho gần, còn anh Hoàng với em thì ngoại em bắt ở với ngoại em. Vì má em hưởng gia tài của ba em, nếu cải giá sợ bà con bên nội em bắt lỗi lấy gia tài lại đặng gìn giữ gia tài cho anh Hoàng và em, nên má em lấy chồng khác mà không dám làm hôn thú cho rành rẽ. Ngoại em nuôi em với anh Hoàng, chừng lớn khôn cho ăn học. Sau ngoại em cho anh Hoàng qua Pháp, còn em thì để học Nhà Trắng[1] rồi đem qua Nữ học đường. Chừng ngoại em mất rồi, má em mới bắt em về để coi nhà bên Bình Thủy, đôi ba ngày mới lên thăm một lần. Còn ông già ghẻ em thì hồi nhỏ ông làm thầy Thông, sau làm Huyện Phủ, ông mắc việc quan, có giỗ chạp ông mới lên Bình Thủy, nên em ít có dịp gặp mặt ông. Năm ngoái làng với dân kiện ông lung tung quá, nghe nói kiện nhiều khoản lộng quyền hà lạm công nho nhứt là hối lộ, nên ông bị đổi vô Hà Tiên. Ông xin hưu trí rồi trở về, ra tranh cử Hội Ðồng quản hạt. Bị thất cử, ông buồn nên ông bỏ đi chơi hoài. Anh Hoàng ở Pháp về chưa đặng bao lâu thì má em bịnh. Má em có nói cho anh Hoàng biết gia tài bên nội bên ngoại, má en giữ gìn cho ảnh đủ hết. Má em có đứng bộ thêm 400 mẫu ruộng, ấy là ruộng của cha ghẻ em mua, rồi cậy má em đứng hộ giùm chớ không phải của má em. Anh Hoàng không tin, nhưng không dám cãi cho lắm, sợ má em buồn. Cách vài ngày bịnh má em trở nặng. Anh Hoàng đánh dây thép cho cha ghẻ em hay. Ông trở về tới nhà thì má em mất, đã liệm rồi. Cuộc tống táng má em vừa xong, thì cha ghẻ em biểu anh Hoàng với em phải làm tờ sang 400 mẫu ruộng mua mấy năm sau này cho ông đứng bộ, vì ruộng ấy ông mua rồi mượn má em đứng bộ giùm, chớ không phải ruộng của má em. Anh Hoàng không chịu, và em cũng không bằng lòng. Ông cãi không lại anh Hoàng, rốt cuộc ông xuống nước xin 100 mẫu ruộng với 20 ngàn bạc mà thôi. Anh Hoàng cũng không chịu, ông giận chúng tôi, ông mắng chúng tôi là quân ăn cướp, rồi lấy quần áo bỏ vào hoa ly mà đi. Anh Hoàng tưởng ông giận lẫy bỏ đi chơi, nên lấy ra 5 ngàn đưa cho ông. Ông không thèm lấy, rồi kêu xe kéo đi mất từ đó tới giờ ông không trở về, hôm đám cưới không biết ông ở đâu mà mời. Ông giận em với anh Hoàng thì giận chớ ruộng của má em đứng mà sang tên cho ông sao được. Nếu ông ở đó thì anh Hoàng sẽ châu cấp cho ông mãn đời. Ông muốn đi chơi, thì lấy đôi ba ngàn vậy được, chớ má em mất rồi ông biểu chia sự sản cho ông, cái đó không thể nào anh Hoàng chịu. Em cũng vậy.
Nãy giờ Nghiệp ngồi chăm chỉ nghe, không nói một tiếng chi hết. Chừng cô Loan nói dứt, Nghiệp suy nghĩ một chút rồi nói:
- Chuyện nầy là chuyện riêng của Hoàng, không lẽ qua làm tài khôn xen vô cho lộn xộn. Nhưng chuyện nầy cũng can hệ đến em. Làm chồng em, qua được phép phân trần trái phải với em, để bảo hộ hạnh phúc chung của gia đình, để giữ gìn cho cảnh đời của em luôn luôn thơi thới tốt tươi, sáng lạng, chẳng có một điểm ưu phiền hay hối hận. Vậy qua xin phép hỏi cho biết rõ khúc chiết của câu chuyện rồi qua bình tĩnh nương theo công lý mà giãi bày cái hay với cái dở cho em nghe. Em nên thành thật mà trả lời với qua, đừng thiên vị bà thân mẫu là đứng sanh thành của mình, mà cũng đừng hờn giận ông cha ghẻ là người đoạt tình yêu của cha mình đã quá vãng. Bây giờ qua hỏi em: vậy chớ em nói ông Võ Như Bình làm việc ở Cần Thơ từ hồi em mới sanh, nghĩa là hai mươi mấy năm trường, làm thông ngôn rồi làm Huyện Phủ, luôn luôn ông được quan yêu dân chuộng, thanh danh rực rỡ, quyền thế lẫy lừng, ông có tạo ra một sự nghiệp gì hay không? Nhiều ông khác không được quyền cao bằng ông, mà ông sắm ruộng vườn nhà cửa đủ hết.
Cô Loan suy nghĩ rồi mới đáp:
- Việc đó em không biết. Hơn 20 năm nay ông ăn của người ta nhiều lắm, siết họng đến nỗi dân oán hận kiện thưa ông phải bị đổi, có lẽ ông có tiền nhiều chớ sao lại không.
- Theo con mắt qua, thì thấy ông không có nhà cửa, không có ruộng vườn riêng. Nếu có thì mấy tháng nay ông về đó mà dưỡng nhàn, chớ sao lại ra đây mướn một lều tranh với khoảng đất mà trồng rau cải.
- Dầu ông không có ruộng vườn nhà cửa, thì ông có bạc tiền. Ông để trong mình, hoặc ông để trong nhà băng làm sao mình biết được.
- Bạc tiền chắc cũng không có bao nhiêu. Có tiền nhiều thì đến ngày già gặp vận xấu nầy tự nhiên đem ra mà hưởng cho khoẻ tấm thân. Dầu muốn tìm yên ổn thì thiếu chi cách sung sướng, cần chi phải vùi thân trong xóm cải. Ấy vậy qua tưởng ông nói 400 mẫu ruộng ông mua mà mượn má đứng bộ, có lẽ không phải là lời gian dối. Qua nghĩ tiền bạc ông tom góp được của người ta ông đổ trút vào mua 400 mẫu ruộng đó hết, hay là ông đóng góp vô đó một phần hoặc lớn hoặc nhỏ, rồi má góp vô một phần. Nếu em với anh Hoàng lấy hết số tiền đó, qua sợ bất công bình.
- Anh nói hơi binh cha ghẻ em quá.
- Qua có bà con dòng họ gì với ông mà binh. Ông họ Võ còn qua họ Lê, làm sao mà bà con. Huống chi thuở nay qua không nghe tên hay thấy mặt ông. Gặp hồi chiều đó là lần thứ nhứt.
- Em nói chơi vậy mà.
- Việc đó em nên suy nghĩ lại, đặng ngày sau khỏi ăn năn.
- Ối! Tiền ông bóc lột nên trời khiến ông không được hưởng, ấy là lẽ trời định.
- Nếu quả bóc lột mà mua ruộng đất đó, thì em càng không nên lãnh mà hưởng. Em cho thói bóc lột là thói xấu hay thói tốt?
- Thói ăn cướp mà tốt nỗi gì?
- À, em biết thói bốc lột là thói ăn cướp! Vậy thì em lãnh của bóc lột làm chi? Bọn cướp họ giựt của người nầy đem cho người khác. Người quân tử đương nghèo đói cũng không thèm thọ của ấy, chẳng luận tranh giành với bọn cướp. Sao em lại tranh giành của bóc lột?
Cô Loan ngồi suy nghĩ, mặt lộ vẽ ăn năn hối hận.
Nghiệp muốn phá nỗi hkổ tâm của vợ, bèn chậm rãi nói:
- Ở đời nên kết thân, chớ không nên kết oán. Việc nầy em phải bàn lại với anh Hoàng. Cha ghẻ mà kết nghĩa với mẹ mình đến 25 năm, dầu mình không chịu ơn dưỡng dục, song mình cũng nương nhờ quyền thế của người ít nhiều. Không có tình thì có nghĩa, mình không nên phụ bạc, để cho người phải ưu phiền lúc vất vả lúc hết thời. Lúc anh Hoàng cương quyết không chịu đổi thái độ, thì em phải làm thế nào đặng ngày sau nhớ đến ông cha ghẻ, em khỏi buồn rầu hoặc hối hận.
Cô Loan cảm động nên cô thở dài, rưng rưng nước mắt. Cô bối rối trong lòng nên cô hỏi:
- Em phải làm sao đây? Nghe lời khuyên của anh em ăn năn quá. Thật em với anh Hoàng chống cự sự đòi hỏi của cha ghẻ, chúng tôi tỏ nhiều lời vô tình và khắc bạc quá. Bây giờ làm sao mà chuộc cái quấy đó? Xin anh chỉ đường cho em đi. Em quyết làm theo liền, đặng khỏi hối hận.
- Nhờ anh Tư Cầu dọ dẫm, em dược biết chỗ ẩn cư rồi. Vậy em nên tìm tới mà xin lỗi ông. Luôn dịp em để cho ông một số tiền và hứa chừng về nhà sẽ bàn lại anh Hoàng về sự chia ruộng đất để giúp ông sung sướng mãn đời.
- Em sẽ làm theo lời anh dạy. Sáng mai em đi … Cha chả, ông ghét em quá, thái độ của ông đối với em hồi chiều đó đủ thấy ông không muốn gặp mặt em. Em sợ lại nhà, ông không thèm tiếp. Mà dầu ông tiếp em cũng không đủ lời nói cho ông cảm động. Vậy anh có thể thay mặt cho em mà đi được hay không. Anh làm trung gian mà giảng hoà cho hai bên hết phiền giận nhau, coi thế dễ hơn. Nếu ông nhận lãnh tiền bạc của em, tức ông hết giận em, thì bữa khác em sẽ tới thăm ông.
- Ðược. Qua có quyền thay mặt cho em. Sáng mai qua đi cho.

[1] trường nữ do nhà thờ quản lý, còn gọi là trường bà phước
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
VII - NHÌN CON RUỘT CHA HỐI HẬN.
Thừa dịp trở về Sài Gòn lãnh tiền hưu trí, ông Võ Như Bình có mua hột đậu trắng với hột đậu bắp, nên buổi sớm mai nầy, trong lúc thằng Lung xách nước giếng mà tưới cải, thì ông mặc áo cụt quần đùi, đi thẩn thơ trong rẫy, lựa chỗ đất trống đặng ương đậu mới mua.
Bác vật Nghiệp đi trước, có Tư Cầu theo sau, bước trờ tới, thấy Như Bình, vì mới gặp hôm qua nên biết liền. Nghiệp xô cửa rào bước vào, khoác tay biểu Tư Cầu đứng ngoài.
Như Bình đứng ngó Nghiệp trân trân, không hỏi, không nói chi hết.
Nghiệp đi thẳng tới trước mặt Như Bình cúi đầu chào.
- Bẩm quan lớn, con xin chào quan lớn.
Như Bình nhìn Nghiệp và hỏi:
- Ai đây? Tôi không biết.
- Bẩm con, con là Lê Thành Nghiệp…
- Lê Thành Nghiệp? … Nghiệp!
- Bẩm con là chồng của Loan.
- À! Nghiệp chồng Loan.! Trớ trêu quá!...Nghiệp … Loan… Con…Con tới đây làm gì?
- Bẩm, con xin phép hầu chuyện với quan lớn một chút.
Như Bình chảy nước mắt, nghẹn cổ, đứng nhìn Nghiệp không nói được. Tình cảnh ấy làm cho Nghiệp rất cảm động. Nghiệp thấy hoàn cảnh thuận tiện, muốn thừa dịp mà làm cho tròn nhiệm vụ mình đã hứa với vợ, nên quyết xấn tới liền, quyết khởi đầu nói chuyện, bởi vậy Nghiệp nói tiếp:
- Xin quan lớn vô nhà cho com bẩm việc riêng.
Như Bình ngẩn ngơ đáp:
- Con!...Nói chuyện riêng! … Xin lỗi cậu, cậu là chồng của Loan, nên chắc cậu vui lòng cho phép tôi kêu cậu là con chớ?
Nghiệp vội vã đáp:
- Bẩm phải. Con là con rể. Quan lớn kêu bằng con là phải lắm. Có chi đâu mà quan lớn ái ngại.
Như Bình nhích mép cười, đứng chần ngần mà nghĩ cuộc đời thật là trớ trêu, không biết đâu mà liệu trước. Con ruột mình đã phụ phàng, bỏ rơi từ nhỏ, bây giờ nó tìm đến mà thăm mình, lại xưng là con. Cha ruột mà không được nhìn con, vì nhìn nhận thì nó biết rồi nó hết kính, đã khinh bỉ mà lại oán thù nữa. Tuy vậy mà dầu thế nào cũng phải uống cạn hết ly nước đắng cho tới hết. Ông nói nho nhỏ: “Vô đây, con”, rồi chậm rãi đi vô nhà. Nghiệp đi theo sau.
Ông chỉ một cái ghế mời Nghiệp ngồi. Ông kéo ghế ngồi ngay trước mặt, mắt châm bẩm ngó Nghiệp từ trên đầu xuống tới chưn. Nghiệp muốn để cho ông khởi đầu mà nói chuyện đặng dọ tình ý ông, nên cứ lặng thinh không nói chi hết.
Ông nhìn một hồi rồi thân mật hỏi:
- Sao con biết cha? Tôi vô phép xưng cha, xin đừng phiền.
- Bẩm, con đâu dám phiền.
- Cám ơn. Tôi cứ nhớ tôi là cha ghẻ của con Loan, nên tôi mới vô phép như vậy. Sao biết tôi ở đây mà đến?
- Bẩm, hồi chiều hôm qua, vợ chồng con đứng chơi trước ga. Vợ con thấy quan lớn, nó bước lại mà chào, rồi nó nói nên con mới biết. Vợ con lại có mượn anh thợ máy nom theo coi cho biết chỗ quan lớn ở. Nhờ vậy mà bữa nay con mới biết mà lại đây.
- Nghe nói con qua Pháp mà học, con thi đậu bằng Bác vật phải hôn?
- Bẩm, phải.
- Giỏi lắm.Tôi mừng cho con… Nghe nói con làm chủ hãng xe hơi trong Sài Gòn, phải hôn?
- Bẩm, con giúp với ba con mà cai quản hãng xe hơi của ba con lập thuở nay.
- Anh em con Loan ở với tôi quấy lắm, vô tình bội nghĩa, khắc bạc. Tuy vậy mà con cưới con Loan làm vợ, thì phải lắm. Cuộc tình duyên nầy có lẽ là cái định mạng của ông Trời.
Nói tới đây Như Bình ngừng mà thở dài. Ông chúm chím cười, rồi ông lại châu mày cúi mặt, bộ ông tư lự lắm. Nghiệp nín khe, đợi ông nói cho hết ý, coi ông giận Loan chỗ nào, rồi sẽ lựa lời mà can gián.
Như Bình nói tiếp:
- Con Loan giàu lắm. Nó có phần ăn bên nội bên ngoại để lại, huê lợi mỗi năm trên 30 ngàn thùng lúa. Mà nó còn đoạt hết ruộng của tôi nữa, ruộng đó tới 400 mẫu, số lúa mướn không dưới 15 ngàn thùng. Gia tài đó phải chia hai với anh hai nó. Mà chia thế nào nó cũng có từ 500 tới 700 mẫu đất, mỗi năm huê lợi trên 20 ngàn thùng lúa. Con cưới được con Loan, con có phước lắm. Vợ chồng có hôn thú, cưới theo chế độ công cộng của luật hộ Việt Nam. Vợ chồng có tài sản bao nhiêu cũng nhập chung mà hưởng chung. Ấy vậy con có cũng quyền hưởng tài sản của con Loan như tài sản của con.
- Bẩm quan lớn, con cưới Loan là tại duyên nợ chớ không phải tại con biết Loan giàu, con mong hưởng sự nghiệp của Loan mà cưới.
- Phải rồi, phải rồi! Mong làm chi. Không thèm mong, rồi tự nhiên được, còn mong quá nhiều khi hỏng. Tôi có kinh nghiệm về sự đó. Tôi đã trải qua đường đó rồi. Những người lập chí tấn thủ họ nói hễ muốn thì phải được. Từ nhỏ tôi cũng lập chí như vậy. Thật tôi được thành công. Mà thành công rồi cũng như không, chung cuộc không được hưởng chi hết. Bây giờ tôi tin định mạng thiêng liêng, tôi không muốn khoe trí ỷ tài nữa. À con muốn nói chuyện riêng với tôi, là chuyện chi?
- Bẩm quan lớn, vợ con cậy con đến đây thay mặt mà yêu cầu quan lớn xá tội cho nó. Thật vợ con muốn tự mình xin lỗi, nhưng vì chiều hôm qua nó thấy quan lớn còn giận nó quá, nên nó chưa dám đi.
- Thật hôm qua tôi thấy mặt con Loan thì tôi nổi giận dằn không được … Thôi, nếu nó biết lỗi nó cậy con thay mặt xin lỗi cho nó thì đủ rồi, chẳng cần nó phải gặp tôi nữa. Con cũng vậy, con thay mặt lại đây một lần nầy mà thôi. Sau nó có cậy nữa con đừng đi. Cảnh đời dĩ vãng của tôi, tôi đã chôn rồi, tôi còn lập thế mà chôn thêm sâu nữa. Tôi xin tất cả mọi người đừng có mà bươi móc lên, bươi móc lên tôi đau khổ, chớ không lợi ích chi.
- Bẩm quan lớn, vợ con hối hận lắm. Con xin quan lớn hỉ xả, đừng có phiền nó nữa. Hồi hôm nó bàn tính việc nhà với con. Nó nói chừng về Sài Gòn nó sẽ cắt nghĩa chỗ phải chỗ quấy lại cho anh Hoàng nghe và buộc anh Hoàng phải liệu thế nào làm cho quan lớn sống trong an vui, sung sướng mãn đời, không nên để cho quan lớn ưu phiền hay vất vả.
- Con về nói lại với con Loan rằng tôi rất hài lòng mà hay nó ăn năn hối hận. Mà tôi cũng rất cảm tình nó muốn cho tôi hưởng chút hạnh phúc trong khoảng đời sống sót cuối cùng nầy. Con Loan biết hối hận, há tôi lại không biết sao. Tôi còn hối hận nhiều hơn con Loan nữa. Lại nó hối hận nó có thể nói cho người ta biết đặng nhẹ bớt nỗi lòng, ngặt tôi hối hận mà không than thở với ai được, đó mới thật là khổ!
Nghiệp đứng dậy móc túi lấy 5 ghim giấy[1] một trăm để trên bàn rồi chắp tay nói:
- Bẩm quan lớn, trong lúc chờ đợi anh Hoàng liệu định, vợ con muốn cho quan lớn thấy liền sự thành tâm hối hận của nó, nên nó cậy con đem giùm cho quan lớn 5 ngàn đồng bạc đặng quan lớn xài đỡ. Con xin quan lớn vui lòng nhận số bạc nhỏ mọn nầy, quan lớn nhận thì vợ con nó mới chắc ý quan lớn đã tha lỗi cho nó.
Như Bình ngó mấy ghim giấy bạc rồi ngó Nghiệp trân trân, bỗng ông bật cười lớn lên, cười ngất rồi im lặng bộ suy nghĩ lắm. Nghiệp trở lại ghế mà ngồi.
Ông lắc đầu nói:
- Ðã trớ trêu lắm rồi, mà còn trớ trêu thêm nữa làm chi? Ai bày cho con Loan đem tiền giúp tôi?... Chắc là con bày chớ không phải ai vô đây. Con bày đặng đem tiền cho tôi phải hôn?
- Bẩm không. Ðó là sự thành tâm của vợ con, tự nó muốn chớ không phải tự con bày. Thật con có giảng giải chỗ quấy cho vợ con nghe mà thôi, chớ con không có ép buộc hoặc bày mưu chút nào hết.
- Tôi không thể thọ lãnh số tiền nầy. Con đem về trao lại cho con Loan. Tôi rất cám ơn con. Con nói giùm lại với con Loan tôi cũng cám ơn nó nhiều lắm. Tôi cũng xin con thay mặt cho tôi mà khuyên con Loan đừng tính giúp bạc tiền, đừng tính cấp ruộng đất cho tôi làm chi.
- Quan lớn nói vậy té ra quan lớn chưa hết giận vợ con với anh Hoàng.
- Không, không. Con không hiểu ý tôi. Tôi không còn giận Loan hay giận Hoàng nữa. Tôi không giận ai hết. Tôi cũng không giận tôi. Tôi đây tức là thiên hạ. Nếu tôi giận tôi, té ra tôi giận cả thiên hạ hay sao? Sở dĩ tôi không nhận lãnh số tiền nầy, mà cũng không cho giúp ruộng đất gì nữa, là vì tôi không muốn các con cấp dưỡng tôi mà thôi. Lời tôi nói đây là lời thành thật, không phải nói lẩy, hay có ẩn ý chê nhiều chê ít.
Như Bình vói lấy ghim giấy xăng mà trao lại cho nghiệp, Nghiệp năn nỉ. Ông ngắt lời. Ông nhét bạc vào túi Nghiệp mà nói:
- Con nói lại với con Loan rằng tôi vay nhiều, nên bây giờ tôi phải trả. Nợ của tôi là nợ thiêng liêng, nợ u ẩn. Dầu không thấy chủ nợ, mà chủ nợ luôn luôn qua lại trước mắt kêu réo mà đòi. Những nợ ấy các con không làm sao mà trả thế được. Riêng một mình tôi trả được mà thôi. Phải trả, không phép chối từ hay trốn tránh. Vậy Loan cũng như Hoàng, hay là con … là chồng con Loan… mấy con đừng lo cho phần tôi, lo thất công lại vô ích.
Nói dứt lời Như Bình đứng dậy, Nghiệp cũng đứng theo, Nghiệp thấy ông cũng chán nản thì động lòng, muốn khuyên giải; mà kiếm chưa được lời, thì ông vỗ vai Nghiệp mà nói:
- Thôi, con về đi, về nói cho con Loan biết rằng tôi không còn giận nó hay giận thằng Hoàng nữa. Tôi chúc cho vợ chồng con Loan nối tóc trăm năm, vợ chồng hòa hiệp an vui, con cái đông đảo, gái hiền trai khôn, trai gái hiệp nhau mà giúp tông môn rực rỡ… Thôi con về…
Ông xô Nghiệp, miệng cười mà nước mắt chảy hai hàng.
Nhiệp cảm động, không nói được, chỉ cúi đầu từ giã ông rồi bước ra cửa. Ông đứng ngó theo cho đến khi Nghiệp đi khuất rồi, ông lấy khăn lau nước mắt rồi lại ngồi chống tay trên bàn mà khóc nữa.
Từ sớm mai, cô Loan cứ lục đục ở trong phòng mà chờ chồng. Nghiệp về mở cửa phòng mà bước vô, mặt buồn hiu. Cô Loan nghi việc giảng hòa không thành. Nghiệp móc túi lấy 5 ngàn đồng bạc mà bỏ trên bàn và lắc đầu nói với vợ:
- Ông không chịu lấy.
- Chắc ông giận em lắm, phải hôn anh?
- Không, ông hết giận rồi. Nhưng ông không cho giúp bạc tiền hay cấp ruộng đất chi hết. Ông hối hận thái quá, hối hận việc ông đã làm. Mà ông cũng chán nản cực điểm, chán nản không muốn vui sướng nữa.
- Bây giờ làm sao?
- Thật qua không biết phải làm thế nào. Người chán nản đến nỗi không cần hưởng vinh hoa phú quí, quyết vùi thân trong bần hàn, trong lao khổ, để trả nợ đời, thế thì làm sao dùng tiền tài mà giúp đỡ cho được.
Nghiệp cởi áo ra, rồi thuật hết việc gặp gỡ Như Bình cho vợ nghe, không bỏ sót một lời nào.
Chừng thuật xong Nghiệp nói:
- Nói chuyện với ông qua cảm động quá. Chừng ra về qua buồn vô cùng. Tuy đi giảng hòa qua không được thành công theo ý qua muốn, song qua làm ông hết thù oán em và anh Hoàng, nhứt là qua làm cho em không còn hối hận. Ấy vậy qua đi đó không phải đi vô ích.
Cô Loan nói:
- Bữa nào anh dắt em vô thăm ông. Ông không muốn mà mình đi đại, không lẽ ông đuổi xô mà sợ. Nếu ông hết ghét em, có lẽ em năn nỉ ông xiêu lòng.
Chiều bữa sau Nghiệp dắt vợ vô xóm Cải mà thăm Như Bình. Vô đó chỉ gặp một mình tên Lung ở nhà. Hỏi ông thì nó nói ông đi Ba Ngòi hồi sớm mơi. Hỏi chừng nào ông về, thì nó nói không biết, vì ông không có nói ngày về.
Sự gặp gỡ ông Như Bình có ảnh hưởng lạ lùng. Vợ chồng Nghiệp hết hân hoan, hết hăng hái đi chơi nữa. Vài bữa sau vợ chồng sửa soạn đi về. Vô Xóm Cải từ giã ông Như Bình thì cũng không gặp được ông. Tên Lung nói ông đi Ba Ngòi chưa về.
Vợ chồng Nghiệp không lẽ chờ hoài nên lên xe mà đi, tính bận về còn ghé Ba Ngòi, Cam Ranh, Phan Rang, Cà Ná, Phan Thiết.

[1] một ghim gồm 10 tờ
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
VIII. NGHIỆP BƯƠI MÓC CHUYỆN XƯA
Vợ chồng Bác vật Nghiệp đi du lịch về, dọn ở nhà mới đã được mấy bữa rồi.
Theo ý Nghiệp muốn, mà cha mẹ cũng thỏa thuận, bởi vậy anh sốp phơ Bính cũng đã về ở với Nghiệp trong một căn dãy nhà bếp.
Sáng mai chúa nhựt, cô Loan sửa soạn rồi kêu Sáu Bính đem ra xe đưa cô đi chợ mua chút đỉnh đồ cần dùng trong nhà, nhứt là mua vải đặng may màn treo mấy cửa sổ, theo ý Nghiệp muốn.
Cô Loan đi rồi Nghiệp lại bàn viết ngồi đọc sách. Một lát Nghiệp nghe có tiếng xe hơi vô sân, rồ xăng rồi tắt máy.
Nghiệp ngó ra sân, thấy cha mẹ đương xuống xe thì vội vã chạy ra mừng tiếp và mời vô nhà.
Ông Cang đi từ trước ra sau, mặt mày rất vui vẻ. Cô Hiền không thấy cô Loan nên hỏi con:
- Vợ con đi đâu?
- Thưa má, vợ con đi chợ. Xe nó mới ra, kế ba má vô đó. Con biểu nó đi chợ mua vải may màn treo cửa sổ.
- Bất nhơn dữ hôn! Vậy mà má tính ra hỏi coi có cần dùng thứ gì má đi mua cho chớ.
- Mời má ngồi chơi. Một chút vợ con về. Nó nghi chúa nhựt ba má ra chơi, nên chắc nó không đi lâu đâu.
Cang ở phía sau trở vô nhà nói với Nghiệp:
- Nhà xe cũ nhỏ quá, lại vách bằng ván hiểm nghèo lắm. Ba biểu phá bỏ cất lại cho rộng lớn hơn; xây vách tường hẳn hòi. Bây giờ xe ra vô dễ quá, khỏi lo gì nữa.
Nghiệp nói:
- Dạ, nhà xe bây giờ tốt lắm. Chắc chủ nhà trước ổng sắm xe con cóc, nên ổng cất nhà xe nhỏ chứ gì.
Cang day lại nói với vợ:
- Má nó ở đây chơi nghe hôn. Tôi đi về Gò Vấp có chuyện một chút. Má nó muốn chừng trở về tôi ghé rước hay là ở chơi rồi chừng nào muốn về thì xe Nghiệp đưa về?
Nghiệp hớt mà đáp:
- Con mời ba má ăn cơm trưa với con. Ba đi Gò Vấp rồi trở về đây ăn cơm.
- Không có nói trước trong nhà thì ở làm sao được. Phải về trỏng mà ăn, để ông ngoại con ăn cơm một mình ổng buồn.
- Vậy thôi ba khỏi rước má. Chừng nào má muốn về con đưa má về.
Cang đi rồi, cô Huyền lại sa lông mà ngồi. Nghiệp theo ngồi gần bên mẹ. Nghiệp hỏi mẹ:
- Má coi vợ chồng con sắp đặt trong nhà như vầy có chỗ nào không vừa ý má chăng?
- Sắm nhà riêng cho vợ chồng con ở, con muốn dọn cách nào tuỳ ý con, miễn là vợ chồng con vui thì thôi. Hổm nay con đi chơi về, kế dọn nhà lăng xăng, má không có thì giờ mà hỏi thăm việc con du lịch. Vợ con đi chơi coi bộ nó vui hay không?
- Ối! Vui lắm. Vợ con nó mồ côi cha từ nhỏ. Anh Hoàng thì mắc lo ăn học. Không có ai dắt nó đi chơi, bởi vậy nó nhà quê đặc sệt, thấy vật gì nó cũng khoái hết thảy. Ði đường Biên Hòa ra Ðà Lạt, thấy rừng thấy núi nó nhìn với sắc mặt ngạc nhiên, coi tức cười lắm.
- Con nhà ở ruộng tự nhiên nó quê mùa chớ sao con. Thủng thẳng con tập nó rồi nó cũng lanh như họ chớ gì. Con đừng có cười vợ con quê mùa. Nó còn chất phát, chớ không phải quê mùa đâu con. Nó như cục bột nhồi sẵn để con nắn thứ bánh gì con nắn. Nếu bột mà đã thành bánh rồi con làm sao mà sửa đổi được. Nó còn chất phác, để cho con tập ý tứ nó giống con, đặng vợ chồng hiệp ý đồng tình, ở đời với nhau mới đầm ấm.
- Con dòm thấy vợ con có một tâm hồn đa cảm, lại nói lời phải nó biết nghe theo.
- Ồ! Vậy thì được lắm. Thủng thẳng con dạy nó. Chớ gặp đứa lanh lợi, mà lanh theo thói kim thời, dại đặc mà làm khôn không biết nghĩa nhơn, không nghe lời phải, con gặp thứ đó thì khổ cho con lắm.
- Nhứt là lên Ðà Lạt vợ con vui quá.
- Hôm ở Ðà Lạt về trước, cậu Hoàng có lên nhà thăm ba má, cậu nói vợ chồng con vui lắm. Ba con nghe nói như vậy ba con mừng dữ.
- Tội nghiệp vợ con, nó vui mà nó cứ theo nhắc nhở con hoài: nó nói mình đi chơi sung sướng, còn bỏ ba ở nhà một mình, ba lo cả cái hãng, nên nó vui mà nó không an trong lòng.
- Vợ con nó biết thương tưởng cha chồng như vậy thì tốt lắm. Ổng ở nhà một mình, ổng lo lắng hết thảy, nên coi bộ ổng cực thật. Nhưng từ nhỏ đến giờ ổng cực đã quen rồi, nên không bao giờ ổng than. Cậu Hoàng về rồi, vợ chồng con xuống Nha Trang chơi vui hay không?
- Ở Nha Trang nhờ ngọn gió chướng mát mẻ, nên ở hứng gió biển thật là khoẻ. Vợ con nhỏ lớn mới được thấy biển lần đầu, nó vui hết sức. Nhưng vợ chồng con ở vừa được một tuần, kế có một chuyện làm cho vợ con buồn, mà con cũng hết vui.
- Chuyện gì vậy? Sao hổm nay không nói cho má nghe?
- Chuyện nhà của vợ con. Chuyện đó không can hệ đến mình, nên con không nói. Ðể bữa nào anh Hoàng lên, vợ con nó tính với ảnh làm sao nó tính. Con đã cắt nghĩa chỗ phải quấy cho vợ con hiểu rồi. Bây giờ tới phần anh Hoàng nhứt định, con không muốn can dự.
- Chuyện nhà của nó là chuyện gì? Ðâu con nói sơ lược cho má nghe coi?
- Ở Nha Trang được một tuần. Một buổi chiều, vợ chồng con lại ga xe lửa chơi. Vợ con nó gặp ông già ghẻ của nó. Nó bước lại chào ông rất lễ phép, nhưng dường như ông không vui mà thấy mặt con, nên ông thốt vài lời mắc mỏ rồi bỏ đi mà không nói chuyện.
- Nó có ông già ghẻ hay sao?
- Dạ, có. Nhưng từ khi bà già mất rồi thì ổng đi đâu không biết, nên hôm đám cưới không có ổng. Chuyện ấy con có nghe anh Hoàng nói, mà con không để ý, nên không hỏi cho kỹ.
- Ông ở ngoài Nha Trang sao?
- Hiện giờ ông ở Nha Trang, nhưng ông là người trong nầy. Ông ở Cần Thơ lâu lắm, ông làm việc tại đó trót 25 năm, ban đầu ông đứng thông ngôn cho quan Chánh Chủ tỉnh, sau nầy ông tăng tới chức tri Phủ rồi hưu trí.
Cô Huyền vừa nghe tới đó thì trong lòng lo ngại, lo ngại nhiều, nên ngồi chổm mà hỏi gấp:
- Ổng làm Phủ rồi hưu trí: vậy con có hỏi ổng tên chi không?
- Dạ, có. Ông già ghẻ của vợ con tên Võ Như Bình.
- Huý! Võ Như Bình! Thiệt vậy hay sao?
- Má biết ổng hay sao?
Cô Huyền lơ lửng, ngồi lặng thinh một chút rồi mới đáp:
- Không. Má không biết. ..Má có nghe người ta nói tên ông ấy, nhưng má không biết ông.
- Ông Như Bình đàng hoàng lắm. Vợ con nói hồi hưng thời ông cạo dân Cần Thơ sát da. Ông làm quá dân chịu hết nổi, nên họ lên thưa kiện, làm ông bị đổi, rồi ông xin hưu trí. Hồi nào ông làm hùm làm hổ con không thấy, mà bây giờ ông ở trong chòi tranh, trồng rau trồng cải mà nuôi sống, thật con động lòng quá má à.
- Con có đến nhà ổng hay sao?
- Thưa có.
- Ý! Ðến nhà ổng chi vậy? Ổng đã không thuận với vợ con mà con còn đến nhà ổng làm gì?
- Tại có chuyện như vầy, để con thuật hết cho má nghe. Buổi chiều gặp ông đó rồi tối vợ con nó mới thuật hết việc nhà cho con hiểu. Nó nói bà già con sanh nó rồi, thì ông già con mất. Bên nội bên ngoại của nó đều giàu có hết, có ruộng đất nhiều. Lúc ấy ông Võ Như Bình làm thông ngôn mới nói mà cưới bà già con, mặc dù bả đã có hai mặt con là Hoàng với vợ con. Cưới mà không có làm hôn thú, vì bà già con sợ cải giá chánh thức thì hết được hưởng huê lợi ruộng đất của ông già con. Vợ chồng không giấy tờ nầy ăn ở với nhau trót 25 năm, không có con, song có mua thêm 400 mẫu ruộng để bà già con đứng bộ, vì ông Bình làm quan không phép sắm ruộng đất chỗ ông cai trị. Năm ngoái bà già con mất, ông Bình biểu anh Hoàng với vợ con làm tờ sang 400 mẫu ruộng đó mà trả cho ông. Anh Hoàng kháng cự không chịu sang bộ, viện lẽ rằng số huê lợi ruộng đất bên nội bên ngoại mỗi năm cộng chung tới 30 ngàn thùng lúa. Bà già con lấy số huê lợi đó mà mua ruộng, có lý nào bây giờ lại giao cho ông Bình được. Ông giận, ông mắng anh Hoàng với vợ con là đồ ăn cướp rồi ông bỏ đi mất cho tới bây giờ. Hôm gặp ông ngoài Nha Trang, vợ con nó cậy anh Tư Cầu nom theo mà dọ coi ông ở đâu và làm việc gì. Anh Tư Cầu trở về nói ông sống vất vả lắm, ở trong một chòi tranh, trồng rau cải để bán lấy tiền mà độ nhựt. Con nghe như vậy con khó chịu quá. Con trách vợ con khắc bạc với cha ghẻ, ở như vậy tổn đức lắm.
- Ối! Chuyện riêng của anh em nó, chuyện xảy ra trước khi con cưới vợ con. Bây giờ con can thiệp làm chi.
- Con xin lỗi má, không phải vậy đâu má. Ở đời mình phải công bình chánh trực. Con cắt nghĩa vợ con nghe rằng ông Bình làm việc lâu năm, ông bóc lột thiên hạ dữ lắm, tự nhiên ông phải có nhiều tiền. Bây giờ ông phải vất vả như vầy, chắc là tiền bạc của ông tom góp mấy mươi năm ông đổ hết vô 400 mẫu ruộng đó. Dầu bà già con có ra tiền bất quá tiếp cho ông mớ nhấm mà thôi. Vậy số ruộng đó của ông Bình thật.
- Bạc tiền bóc lột của người ta, trời xui khiến không được hưởng, vậy là phải. Có lạ chi đâu.
- Ngặt vợ con nó hưởng của phi nghĩa đó, nên con không muốn, đã vậy mà hai anh em nó giàu có, còn bỏ ông già ghẻ vất vả như vậy cũng tội nghiệp chớ. Con cắt nghĩa phải quấy cho vợ con nghe. Nó hối hận nên cậy con thay mặt đem cho ông Bình 5 ngàn đồng bạc và hứa chừng về Cần Thơ nó sẽ nói với anh Hoàng mà cung cấp đất cho ổng hưởng, đặng ổng sung sướng trọn đời.
- Nó muốn cho tiền bạc thì nó đi, chớ con gánh bàn độc mướn làm chi?
- Ông ghét vợ con lắm, nên nó không dám đi. Lại con đi đặng con liệu tình thế mà giải hoà cho hai đàng, để vợ con trước khỏi kết oán thù bây giờ, sau khỏi ôm hận sắp tới.
- Con khéo lo dữ hôn! Ai hối hận mặc ai, vợ con có làm ác chi ai mà hối hận.
- Của người ta mà mình đoạt mà hưởng, thì sao khỏi hối hận hả má. Hưởng chi của ấy là của phi nghĩa nếu mình lãnh mà ăn, thì mình hổ với lương tâm biết chừng nào.
- Con chịu đi rồi con có giáp mặt với. ..ông già ghẻ của vợ con không?
- Thưa, gặp ông mặc quần xà lỏn đương làm trong rẫy cải. Ông không biết con. Con xưng tên họ và xưng là chồng của Loan. Ông có vẻ ngạc nhiên, đứng nhìn con trân trân, rồi coi bộ ông ngẩn ngơ lơ lửng. Con xin ông vô nhà đặng con nói chuyện riêng. Ông dắt con vô chòi tranh của ông, rồi ông nói chuyện mênh mông trên trời dưới đất, dường như người lãng trí. Ông kêu con bằng con rồi xin lỗi con. Con cứ để cho ông nói đặng dọ tình ý coi đối với vợ con ông thương ghét thế nào rồi mới giải hoà được. Ông cười rồi ông khóc, ông ăn năn, ông chán nản, ông nói ông không trách, không phiền ai hết. Vì ông có tội nhiều, nên trời đất phạt ông. Vậy phải để cho ông đền tội. Con đưa cho ông 5 ngàn đồng bạc của vợ con gởi giúp ông. Con nói vợ con hứa chừng nào về sẽ tính với anh Hoàng cấp ruộng đất cho ông. Ông khóc. Ông không chịu lấy bạc mà cũng nhứt định không lãnh ruộng đất chi hết. Ông khuyên con với vợ con từ nay về sau đừng có tới nhà ông nữa. Con thấy rõ ông hết giận vợ con, song không hiểu tại sao ông không muốn giáp mặt với vợ chồng con nữa. Bữa sau con dắt vợ con vô đó thì không có ông ở nhà. Trước khi ra về vợ chồng con còn trở vô nữa đặng từ giã, thì ông cũng đi khỏi chưa về. Chuyện rắc rối như vậy nên mấy ngày sau vợ chồng con hết vui.
Cô Huyền nghe dứt câu chuyện thì cô thở dài, sắc mặc cô vẻ buồn lo. Cô mím miệng, châu mày, ngồi suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Ông già ghẻ của vợ con không muốn vợ cho con giúp tiền cấp ruộng gì hết thì thôi, vợ con chẳng cần phải lo cho ông nữa. Còn ông xin vợ chồng con đừng viếng thăm ông, thì vợ chồng con cũng chẳng nên tới lui làm chi. Cha ghẻ là người dưng, lại mẹ mình đã mất rồi, thì còn tình nghĩa gì mà quyến luyến.
Nghiệp nói:
- Tại má không biết ông, nên nói vậy. Chớ con thấy bề ăn ở của ông rõ ràng, con có nói chuyện với ông dài dài, con cảm động quá, nên con khó quên ông được.
Cô Huyền đứng dậy bỏ ra cửa, ý không muốn nghe chuyện Như Bình nũa. Cô trông cô Loan về mau đặng biểu xe đưa cô vô Chí Hoà. Cô đứng ngó ngoài đường một hồi rồi cô trở vô phòng ăn. Nghiệp đi theo nói chuyện thì cô ừ hử rồi bỏ đi xuống nhà bếp, dường như cố ý muốn tránh xa con.
Xe cô Loan về, Cô Huyền trở lên nhà trên, biểu Sáu Bính để xe ngoài sân đặng lát nữa đưa cô về Chí Hoà. Cô nói chuyện với dâu con vừa vừa đủ lễ viếng thăm, rồi từ giã mà về, nói về đặng lo cơm nước cho cha mà kỳ thiệt là cái giận với cái lo cứ trạo trực trong lòng cô hoài, cô không thể nói chuyện bình tĩnh được.
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
IX. BA CHÁNH CHỈ ÐƯỜNG NGAY
Cô Huyền hay con đã giáp mặt với cha ruột của mình, thì cô bối rối trong lòng hết sức. Cô lại giận, cô tính về cho mau đặng nói chuyện lại cho cha nghe. Té ra về tới nhà, thấy chồng đi Gò Vấp đã về rồi; có chồng cô ở nhà cô không thể nói chuyện đó được.
Bữa nay là chúa nhựt, hãng đóng cửa, nên buổi chiều Cang cũng rảnh rang. Cang rủ vợ đi chợ Lớn chơi. Cô Huyền đi chơi với chồng, mà trong lòng ngổn ngang niềm riêng, nên không biết vui chi hết.
Sáng thứ hai, Cang lên xe đi xuống hãng rồi, thì cô Huyền vội vã vào phòng ông Ba Chánh. Cô thấy cha đương ngồi đọc nhựt báo thì cô vụt nói:
- Khổ lắm cha ơi! Thằng Nghiệp giáp mặt cha nó rồi!
Ông Ba Chánh buông tờ nhựt trình và ngó con mà nói:
- Nó đi chơi đã về cả tuần rồi. Nó giáp mặt vớ cha nó hổm nay, có việc chi đâu mà khổ?
- Không phải. Nó giáp mặt với cha ruột nó kia kìa, giáp mặt với thằng cha Như Bình kìa, nên con mới nói chứ.
- Ạ! Cái đó thiệt rắc rối. Mà nó biết Như Bình là cha nó hay không?
- Thưa không . Mà theo lời lời nó thuật chuyện con nghe hôm qua, thì con nghi Như Bình biết nó, có lẽ đã có nói xa nói gần, muốn nói cho nó hiểu, nhưng nó vô tình nên con biết chắc nó chưa hiểu.
- Nó gặp Như Bình không hại đâu mà lo. Sợ e Như Bình nói gốc tích của nó cho nó hiểu thì khó thật.
- Chắc nó chưa hiểu, bởi vì nếu nó hiểu thì hôm qua con ra gặp một mình nó ở nhà, thế nào nó cũng hỏi con rồi. Hôm trước thầy Hai Thanh nói thầy có gặp Như Bình và thầy có nói chuyện với va. Con muốn mời thầy lại đặng hỏi cho kỹ coi Như Bình có tỏ ý muốn nhìn Nghiệp hay không. Nếu va có ý đó thì chẳng sớm thì muộn thế nào thì cũng nói cho bể chuyện.
- Ừ, phải. Con sai bầy trẻ mời thầy Hai đi, mời đặng hỏi việc và luôn dịp hỏi ý thầy coi bây giờ phải liệu thế nào cho gia đình con khỏi xào xáo. Thầy có nhiều ý kiến lắm.
Cô Huyền liền kêu con nhỏ ở sai đi mời thầy Hai Thanh. Trong giây phút thầy lại tới. Ông Ba Chánh ra cửa tiếp rước và mời thầy đi vào phòng ông. Thầy hỏi:
- Có việc chi mà mời gấp vậy anh Ba?
- Ừ, mời thầy lại đặng con Hai tôi nó bàn tính việc nhà một chút.
- Cô Huyền bưng bình trà nóng bước vô phòng. Cô chào thầy Thanh, rót hai tách nước mời thầy với cha uống, rồi cô kéo ghế ngồi dựa cửa sổ.
Thầy Thanh hỏi cô:
- Cô muốn bàn tính việc chi vậy cô Hai?
- Cha chả! Thằng Nghiệp tôi nó đã gặp Như Bình rồi thầy Hai.
- Gặp ở đâu?
- Gặp ngoài Nha Trang. Như Bình ở trong cái chòi tranh, trồng rau cải mà bán.
- Thấy chưa? Tôi đã nói ông cậu nguy hiểm mà. Bộ sợ ở trong nầy làm ăn, người ta gặp thì xấu hổ, nên trôi ra đó ẩn núp trong đám người lạ cho an thân chớ gì. Bác vật Nghiệp có biết ông là ai không?
- Nó biết va là Như Bình vậy thôi, chắc không biết gì khác. Mà tôi nghi va biết Nghiệp là con.
- Tôi có nói với ông cậu rằng Nghiệp bây giờ là quan Bác vật, làm chủ hãng xe hơi. Ông cậu biết thì ông cậu mắc cỡ, chớ có hại gì mình đâu.
- Bây giờ người ta suy sụp, sợ người ta lập thế làm cho con biết, rồi nghĩ tình cha con, đặng có cậy nhờ chớ.
- Ðược đâu? Ai cho mông xừ Nghiệp nhìn ông.
- Sợ khó mà ngăn cản được. Công chuyện lẹo tẹo rắc rối quá thầy Hai. Thầy có biết Như Bình đó có bà con làm sao với con dâu tôi hay không?
- Không. Ông cậu bà con với ma đàm Nghiệp hay sao?
- Cha ghẻ của nó đó.
- Huý chà! Rắc rối! Rắc rối thật.
Ông Ba Chánh cũng chưng hửng. Ông lắc đầu và hỏi cô Huyền:
- Nghiệp nó nói với con phải không?
- Thưa, phải. Tại như vầy, vợ nó mới cậy nhờ nó đem 5 ngàn đồng bạc mà cho Như Bình và hứa sẽ cung cấp ruộng đất cho va sung sướng mãn đời nữa.
- Té ra người đàn bà con xuống Cần Thơ năm xưa con gặp ở nhà Bình và người ấy xưng là vợ Bình là bà mẹ vợ của Nghiệp sao?
- Thưa phải. Người ấy là goá phụ, có hai mặt con là Hoàng với Loan, rồi mới đụng Bình. Bởi vậy Hoàng với Loan là con ghẻ của Bình, chớ không phải con ruột.
- Con ghẻ đó cũng là may, chớ nếu con ruột thì thành cái họa lớn, không biết làm sao mà gở.
Thầy Thanh trợn mắt nói:
- Phải rồi, Bình đụng bà đó đến nay đã 25 năm có thể sanh con gái, rồi ngày nay có thể gả cho Nghiệp thành ra anh em một cha khác mẹ làm vợ chồng với nhau thì bậy bạ lắm. Mà ma đàm Nghiệp là con ghẻ của Bình, sao lại phải cấp dưỡng bạc tiền và ruộng đất. Bỏ cho ông cậu chết đói, đặng ông cậu sáng con mắt một chút, cấp dưỡng làm gì.
Cô Huyền cười mà tiếp:
- Công chuyện như vầy thầy Hai à. Nghiệp nói bà già vợ nó là một goá phụ hưởng huê lợi bên chồng nhiều lắm, nên ở với Bình mà không dám lập hôn thú. Vợ chồng sau có 400 mẫu ruộng, song Bình làm quan nên không phép đứng bộ, mới để cho bà vợ đứng. Bà vợ nhè chết trước, không kịp sang bộ lại cho ông chồng. Hoàng với Loan nói ruộng đó là ruộng của mẹ chúng nó lấy huê lợi bên nội bên ngoại mà mua, nên nó không chịu cho Bình hưởng, Bình giận mới xách gói bỏ nhà mà đi mất.
- Hèn chi lúc tôi gặp ông cậu ở ngoài Vũng Tàu ông cậu nói ông cậu lưng túc, túi không, vô thê nhi, vô gia trụ. Té ra ông cậu nói thật mà. Mà sao ma đàm Nghiệp đã không chịu giao cho số 400 mẫu ruộng đó, rồi bây giờ lại cho tiền bạc còn hứa cấp ruộng đất nữa?
- Tại thằng con tôi nó nghe rõ công chuyện, rồi nó lại thấy Bình lang thang vất vả nên nó động lòng nên nó mới bỉ xử con vợ nó, làm cho con nọ hối hận rồi cậy nhờ nó đem bạc mà cho. Có cái dịp đó hai đàng mới gặp nhau mới nói chuyện dài. Không hiểu Bình nghĩ thế nào mà Bình không chịu lấy số bạc đó, lại cũng biểu đừng cấp ruộng đất chi hết.
- Tại mắc cỡ chứ gì. Chê nghèo nàn hèn hạ nên bỏ mẹ con Nghiệp mà lấy vợ giàu sang. Té ra giàu sang mà chung cuộc phải ra mình không, rồi đứa con mà ngày xưa mà mình hất hủi đuổi xô đó, bây giờ nó đem bạc đến nhà mà bố thí cho mình, mặt mũi nào xoè tay mà lấy. Thật quả ông trời có con mắt, lời người ta nói chẳng sai. Không biết ông ấy hiểu bác vật là ai không?
- Tôi chắc biết, vì thầy Hai đã nói trước, mà Nghiệp khi gặp, nó xưng tên rõ ràng. Còn mấy lẽ này nữa, ông ta cứ kêu Nghiệp bằng con, lại nói chuyện với Nghiệp ông ta cứ chảy nước mắt.
- Bác vật biết ông cậu là ai không?
- Chắc không biết. Biết cha ghẻ của vợ vậy thôi, chớ không chi khác nữa. Tôi tỏ thật với thầy Hai, từ hôm qua đến nay tôi nghe Nghiệp thuật lại chuyện gặp gỡ đó, thì tôi rối trí quá. Tôi có nên cho con tôi biết người ấy là ai không?
- Không, không. Cho biết làm chi? Cho biết ắt xào xáo trong nhà, chớ có ích gì.
- Ngặt thằng Nghiệp có ý thương người đó. Tuy người đó biểu vợ chồng nó đừng có tới lui thăm viếng nữa, mà thật mấy ngày sau ông lánh mặt, không cho vợ chồng nó gặp, song tôi sợ cảm tình làm cho vợ chồng nó lân la gần gũi nhiều lần rồi bể chuyện. Hoặc ông ta suy sụp rồi ông ta nhận con đặng nương tựa cậy nhờ, mình không thể ngăn cản được.
- Tôi tưởng nên giấu luôn, đừng cho Bác vật biết, và cô Hai cấm đừng cho gần thằng cha đó.
- Con nó khôn lớn rồi, cấm sao được. Mà cấm thì phải nói duyên cớ cho nó biết. Nó đã có cảm tình với người đó rồi, nếu nói thật, nó vì tình máu thịt nó thương thêm, nó đeo theo chớ không khinh khi oán hận, thì càng bậy bạ hơn nữa. Ðã vậy mà mình giấu giếm để cho đằng kia họ nói ra, thì có lẽ con nó phiền mình, đó cũng là một điều không tốt.
Thầy Thanh ngồi lặng thinh suy nghĩ, không biết phải liệu phương nào giữ gìn dùm cho gia đình cô Huyền được trong ấm ngoài êm.
Ông Ba Chánh nói:
- Nói cho nghiệp biết Như Bình thật là cha ruột nó, tôi nghĩ không nên nói. Nếu Nghiệp biết như vậy, thì tự nhiên Cang nó phiền; dầu Nghiệp không phụ tình nghĩa của Cang dưỡng dục hai nươi mấy năm nay, song thế nào Cang nó cũng sợ Nghiệp chia sớt tình cha con cho người khác. Mà nếu giấu giếm, không nói cho Nghiệp biết rõ gốc tích của nó, rủi một ngày kia Như Bình tỏ thật cho nó biết, thì nó phiền mẹ nó ít kỷ hẹp hòi nó phiền luôn tới tôi nữa. Ðã biết đối với con thì Như Bình ăn ở không ra gì, không đáng làm một người cha chút nào hết, tuy có ăn học nhiều, song tệ hơn người dốt nát. Nhưng mà Nghiệp là con nhờ khí huyết của cha nó, mới được cấu tạo thành hình. Dầu cha nó là quân vô loài, là người bất nghĩa vong tình, phận nó là con, nó không thể bỏ dẹp cha ruột của nó, mà đem trọn tình nghĩa để phụng sự cha ghẻ. Nãy giờ tôi suy nghĩ kỹ lắm. Theo ý tôi, thì tôi muốn để cho Cang liệu mà quyết định về sự này thì phải hơn hết. Phải nói cho Cang biết 2 điều này: 1) Nghiệp đã có gặp Như Bình là cha ruột của nó rồi ; 2) Như Bình là cha ghẻ của vợ Nghiệp. Cho Cang biết rồi xin Cang liệu định coi có nên cho Nghiệp biết nguồn gốc của nó hay không. Nếu phải nói thì Cang nói, rồi ngày sau đổ bể, Nghiệp nó biết được cha ruột nó, thì đối với Nghiệp hay Cang, tôi với con Hai khỏi sợ phiền trách.
Thầy Thanh nói:
- Ý của anh Ba thật là cao, làm cách đó thì vẹn nhân toàn tình nghĩa. Mấy cụ lão nho có nhiều ý kiến hay quá!
Cô Huyền suy nghĩ một hồi, rồi cô nói:
- Ba thằng Nghiệp thuở nay ở với cha tôi và mẹ con tôi thì đứng đắn luôn. Tôi hay việc nầy từ hôm qua đến nay tôi lo hết sức. Ðêm hồi hôm tôi ngủ không được. Tôi sợ thằng Nghiệp gần Như Bình thì ba nó buồn. Bây giờ cha tính như vậy con nghĩ phải lắm. Nếu con giấu ba nó, rủi sau đổ bể, tình cha con lợt phai, con buồn rầu chắc cha không chịu nổi. Mà nói với ba nó thì phải con nói mới được, chớ cha không nên nói.
Ông Ba Chánh nói:
- Phải, chuyện nầy thắc mắc lắm. Con phải nói chớ cha nói sao được, con lựa bữa nào ba thằng Nghiệp vui, con thủng thẳng phân trần tâm sự cho nó hiểu, rồi con xin cho nó liệu định.
Cô Huyền nhờ cha chỉ đường ngay lẽ phải thì cô hết lo ngại nữa. Cô kêu trẻ ở lấy bình chế nước.
Thầy Thanh uống thêm một tách trà ngon mà về. Thầy dặn nếu có việc chi rắc rối thì cho thầy hay, thầy sẽ lại liền.
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
X. CANG SỢ TAN ÂN NGHĨA
Chiều bữa ấy Lê Thành Cang về sớm hơn các bữa, xe vô sân mà mặt trời chưa lặn. Ðem xe cất xong rồi, Cang bước vô nhà, vui vẻ tươi cười.
Cô Huyền đương coi cho con nhỏ sắp ly vào tủ, cô thấy chồng thì hỏi:
- Sao bữa nay ba nó về sớm vậy?
- Ừ, bữa nay rảnh công chuyện, tôi xách xe chạy ra đường Kinh Lấp coi mấy chiếc xe Ford kim thời chơi, rồi tôi đi thẳng về đây. Xe Ford kim thời coi đẹp lắm, nhưng chưa biết giàn máy nó ra thể nào.
- Giá mắc hay rẻ?
- Giá cũng vừa, nhưng tự nhiên mắc hơn xe thường của Pháp.
- Chắc chị bếp tưởng ba nó về trễ, chỉ chưa vo gạo nấu cơm. Ðể tôi kêu cho chỉ hay.
- Khỏi kêu. Xe tôi về hồi nãy chỉ thấy rồi. Tôi chưa đói, không cần nấu cơm gấp. Ðể tôi ra coi đám rau coi sao vô phân hổm nay mà rau chưa bén. Chắc là bị nắng.
Cang đi ra vườn rau. Cô Huyền đứng ngó theo thấy chồng có sắc vui cô mừng. Cô tính thầm thế nào đêm nay cô cũng nói với chồng về chuyện Nghiệp gặp Như Bình.
Ðến chạng vạng, Cang mới trở vô nhà thay đồ đi tắm rồi mới ông Ba Chánh ra dùng cơm tối. Trong bữa ăn Cang nói chuyện với vợ và cha vợ. Cang vui vẻ luôn luôn, làm cho vợ càng thêm cương quyết sẽ bày tỏ việc cô đã tính.
An cơm uống nước rồi, ông Ba Chánh thấy trăng tỏ, ông mới đi lên nhà thầy Hai Thanh nói chuyện chơi.
Cang nhắc một cái ghế xích đu đem ra để giữa sân nằm hút thuốc.
Cô Huyền cũng nhắc một cái ghế nhỏ để gần đó mà ngồi chơi.
Cô Huyền thỏ thẻ với chồng, cô nói chuyện nầy, cô hỏi chuyện nọ một hồi, rồi mới đi ngay vô đề. Cô nói:
- Có một việc kỳ cục quá, mà từ hôm qua đến nay tôi sợ nói ra ba nó không vui, nên tôi không dám nói.
- Việc gì vậy?
- Việc thằng Nghiệp
- Việc thằng Nghiệp là việc gì? Nói phứt tôi nghe đi mà, sao lại giục giặc chi vậy?
- Nghiệp đi chơi bữa hổm, ra Nha Trang nó gặp Như Bình rồi.
- Gặp Như Bình hay Như Bát gì thì gặp, cần gì tìm biết chuyện nhỏ mọn như vậy làm chi.
- Ba nó biết Như Bình là ai không?
- Không.
- Như Bình là cha ghẻ của thằng Nghiệp … mà lại là cha ruột của thằng Nghiệp đó.
Cang nghe vợ nói câu ấy, vùng đứng dậy gọn gàng mà hỏi vợ:
- Má nó nói Như Bình là cha ruột của Nghiệp mà lại là cha ghẻ của Loan?
- Phải.
- Nếu vậy thì Như Bình là chồng trước của má nó, ở với má nó sanh Nghiệp rồi bỏ vợ con, mà cưới mẹ của Loan dưới Cần Thơ?
- Phải.
- Sao má nó biết?
- Nghiệp nói với tôi hồi sáng hôm qua.
- Té ra thằng Nghiệp nó biết Như Bình là cha ruột của nó, còn tôi đây là cha ghẻ, cha nuôi?
- Không. Nó chưa biết tới đó. Nó biết Như Bình là cha ghẻ của vợ nó mà thôi.
- Ðây rồi nó sẽ biết tôi là cha ghẻ của nó chớ gì!... Uổng công tôi lắm!
- Xin ba nó đừng nóng. Việc nhà phải bình tĩnh mà tính cho ổn thoả. Nóng hư việc hết. Ba nó ngồi lại đây, ngồi cho tôi thuật hết những câu chuyện Nghiệp nói với tôi hôm qua cho ba nó nghe.
Cang ngồi lại ghế xích đu. Cô Huyền kéo ghế lại ngồi sát một bên rồi thủng thẳng kể lại hết câu chuyện cho chồng hiểu tại sao mà Như Bình thù oán con ghẻ, tại sao mà Nghiệp phải thay mặt cho vợ đi thăm Như Bình đặng giải hoà, tại sao Bình không chịu thọ tiền của Loan do tay Nghiệp đem cho. Cô Huyền thấy chồng không buồn nữa, cứ ngồi chăm chỉ mà nghe cô nói luôn theo ý cô thì Bình biết Nghiệp là con, nhưng vì hổ thẹn nên không dám nhìn. Còn Nghiệp thì không dè chi hết, chỉ biết Bình là cha ghẻ của vợ, vì đòi ruộng không được nên thù hai con ghẻ. Lại Nghiệp thấy Bình bây giờ nghèo nàn vất vả và nghe Bình thành thật tỏ ý hối hận và chán đời thì động lòng thương, mà thương đó là thương xót người suy sụp hết thời, tội nghiệp cho người biết ăn năn hối lỗi, vậy thôi.
Cang nghe hết rồi hỏi vợ:
- Sao má nó chắc Nghiệp không biết Bình là cha ruột của nó?
- Nếu có biết thì tự nhiên nó nói với tôi rồi. Hôm qua nó không hề tỏ ý nghi ngờ chút nào, mà nó cũng không hỏi tôi chi hết.
- Thôi, nó không biết thì thôi. Nếu ai nói cho nó biết thì tôi phiền lắm.
- Ai nói làm chi. Ngặt có điều này: Loan thấy Bình vất vả, bây giờ nó lại ăn năn muốn giúp đỡ. Còn Nghiệp thì động lòng cho nên thấy tội nghiệp. Tôi sợ vợ chồng nó lập thế hoặc rước về nhà mà nuôi, hoặc phụ cấp bạc tiền hay ruộng đất. Vợ chồng nó lân la nhiều lần rồi Bình thân mật mới nói thật chuyện xưa cho Nghiệp hiểu, chừng đó Nghiệp trở lại trách mình thì mới khổ chớ.
- Việc này khó tính quá.
- Hồi sớm mai ở nhà, tôi có nói chuyện với cha và thầy Hai Thanh. Tôi hỏi cha vậy chớ nên nói nguồn gốc của Nghiệp cho nó biết hay là không nên nói. Cha dạy tôi phải nói cho ba nó hay trước rồi để ba nó liệu định coi có nên nói cho nó biết cha ruột nó là ai hay không, tùy ý ba nó.
Cang vùng đứng dậy nữa và nói lớn:
- Tôi nhứt định không cho ai được nói cho Nghiệp biết Bình là cha nó. Cha nó là tôi đây. Không mặt nào được phép xưng cha nó. Tôi nói thật, tôi sẽ xô ngã. Tôi sẽ chà nát dưới gót chân tôi những ai phá tan công ơn của tôi, những ai đoạt mất tình yêu của tôi dầu làm ông gì mặc kệ.
Cang thọc tay trong túi áo đi qua đi lại trước mặt vợ, bộ giận dữ lắm. Cang và đi và nói tiếp:
- Xưng là cha nó sao hồi nó còn bú, đành bỏ nó đi, để cho người ta hoạn dưỡng nó, người ta xin Toà lên án mà chịu nhận nó là con, người ta lo cho nó ăn học mấy mươi năm nay? Hồi đó trốn trong hang trong lỗ nào ở đâu, sao bây giờ trồi ra mà xưng là cha nó? Không được. Tôi nhứt định không được. Tôi nhứt định gìn giữ con yêu con quí của tôi, dầu phải đỏ máu tôi cũng không nệ.
Cang nín êm, song vẫn cứ đi qua đi lại một hồi rất lâu rồi trở lại nằm ngửa ra, lấy khăn lau nước mắt.
Cô Huyền thấy thái độ của chồng như vậy, cô cảm xúc đến cực điểm. Vợ chồng ăn ở với nhau trót đã 25 năm, đến bữa nay cô mới thấy rõ chồng của cô thương yêu con của cô đến mức nào.
Tình thương yêu thương đó thuở nay không ai đá động thì nó im lìm, nó ngấm ngầm trong thâm tâm, tuy người ta biết song không thấy. Ðến nay có hâm doạ nó mới lộ ra ngoài, nó lộ rất hùng hồn dữ tợn, làm cho tức giận đến gây gổ, rồi làm cho lo sợ đến nỗi phải buồn rầu đau đớn.
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
XI. CANG MẠNH DẠNG HY SINH
Cang nằm êm một hồi, rồi nhỏ nhẹ nói với vợ:
- Nếu tôi mất Nghiệp, chắc tôi phải chết quá mình ơi.
- Chuyện gì mà mất lận. Xin mình bình tĩnh mà xử trí, đừng buồn đừng giận chi hết. Mình làm phải, lẽ nào con nó phụ bạc mình.
- Cha nó đã phụ bạc mình đó. Con do máu thịt của cha mà sanh. Tôi sợ e con nó sẽ phụ bạc tôi cũng như cha nó phụ bạc mình trước vậy.
- Còn máu thịt của tôi sao mình không kể? Con của tôi đẻ mà. Nó cũng có một phần máu thịt của tôi chớ.
- Làm cho Nghiệp nên người, tôi tốn công phu nhiều lắm. Nghiệp từ nhỏ là tâm trí của tôi. Bây giờ trưởng thành rồi, nó là hy vọng của tôi. Vợ chồng mình ăn ở với nhau mấy mươi năm mà không có chút con nào hết. Tuy vậy mà tôi không buồn. Nghiệp sẽ kế chí cho tôi. Nghiệp sẽ cúng quảy tôi. Cầu con làm chi nữa. Bây giờ Nghiệp bỏ tôi mà đi theo cha ruột nó, thì công phu của tôi tiêu tan, hy vọng của tôi bay mất. Làm sao mà níu lại được? Làm sao mà giữ cho được?
- Có lẽ nào nó đành bỏ vợ chồng mình mà theo cha ruột của nó. Con tôi đẻ, con mình nuôi, chắc nó giống tâm hồn của vợ chồng mình chớ.
- Tôi mong mỏi dữ lắm. Tôi vái van lắm mình ơi.
- Tôi nói thật với mình, nếu Nghiệp nó nhìn Bình là cha nó, thì tôi cấm tuyệt không cho nó thấy mặt tôi nữa, không cho nó kêu tôi bằng má nữa.
- Sao vậy?
- Người ta đã phụ bạc tôi, người ta đã bỏ bê nó, mình cứu vớt tôi mà nuôi dưỡng tôi và dạy dỗ nó, bây giờ nó thành nhân rồi, nó không trả oán cho tôi, nó quên thù của nó, nó trở lại cung kỉnh dưỡng nuôi người ta, quên cả công lao tình nghĩa của mình, con như vậy làm sao mà tôi thương yêu cho được.
- Mình làm như vậy, té ra mình ích kỷ quá, ích kỷ mà lại hẹp lượng nữa. Mình cấm con không được nhìn biết và phải oán thù cha của nó, tôi sợ mình phải mang cái tội làm sái đạo luân thường, vì mình ép con bỏ dẹp niềm phụ tử. Khó lắm mình ơi: tôi lo lắm, vì tôi bối rối lắm không biết đâu là đường phải đi.
Ông Ba Chánh đi chơi về. Ông thấy vợ chồng Cang to nhỏ với nhau mà buồn hiu, ông biết đang bàn tính với nhau về chuyện Nghiệp, nên ông đi luôn vô nhà khép cửa phòng mà nghỉ.
Vợ chồng Cang nói chuyện rù rì với nhau đến khuya rồi mới vô đóng cửa tắt đèn.
*
* *
Mấy bữa rày ở dưới hãng hay về trên nhà cũng vậy. Cang lửng lơ lơ lửng, ít muốn nói chuyện, chẳng bao giờ cười.
Mà hễ ăn cơm tối rồi thì Cang lên xe cầm bánh mà đi. Bữa đầu vợ hỏi Cang đi đâu thì Cang nói trời nực quá nên đi hứng gió, nhưng không rủ vợ đi theo như hồi trước. Cô Huyền biết chồng đương bối rối trong lòng, nuốn tìm chỗ thanh tịnh mà suy nghĩ, cô sợ đi theo làm rộn cho chồng, nên cô không đòi đi.
Ðến thứ bảy, lúc ăn cơm chiều, Cang dặn vợ biểu chị bếp sáng mai đi chợ mua đồ ăn kha khá vì có khách ăn cơm trưa. Cô Huyền hỏi:
- Khách nào đến vậy?
- Có cậu Hoàng ở Cần Thơ lên. Tôi mời cậu trưa chúa nhựt lên nhà ăn cơm trưa. Tôi cũng có mời vợ chồng thằng Nghiệp vô định tính việc nhà.
Cô Huyền nghe như vậy thì hiểu bữa cơm trưa mai là buổi cơm quan hệ, không biết chồng sẽ xử lý thế nào.
Cô lo quá. Suy nghĩ một chút rồi cô nói:
- Xưa rày lâu mời thầy Hai Thanh lên ăn cơm. Nhơn dịp có cậu Hoàng và vợ chồng thằng Nghiệp, tôi muốn mời luôn thầy Hai.
- Ờ được. Thuở nay tôi coi thầy Hai cũng như chú bác tôi. Mà thầy lại là bạn cố giao của cha tôi. Thầy cũng như người trong thân. Vậy má nó sai trẻ mời thầy dự bữa cơm gia đình nầy đặng nói chuyện chơi cho vui.
- Ðể sáng mai tôi mời.
Qua sáng chúa nhựt, lối 9 giờ, thầy Hai Thanh đã lơn tơn xuống trước. Thầy vừa mới nhậu một chung trà nóng với ông Ba Chánh và hỏi thăm về cách bảo hiểm xe hơi, thì xe của cậu Hoàng với xe của vợ chồng thằng Nghiệp tiếp nhau vô sân đậu nối đuôi.
Hoàng mau mắn chạy vô nhà mà hỏi thăm lăng xăng. Loan đeo theo mừng rỡ cha mẹ chồng, nói cười không ngớt. Còn Nghiệp thì xẩn bẩn một bên ông ngoại rót nước trà mà uống, hỏi sức khoẻ thầy Hai Thanh.
Thấy gia dịch sửa soạn chặt nước đá, Nghiệp kêu vợ mà chỉ và biểu đừng đãi rượu gấp vì còn sớm quá nên cho uống trà thì hợp giờ hơn.
Cô Huyền bước vô trong kêu cho một bình trà. Cô Loan lại tủ rượu mà lấy tách.
Cang trầm tĩnh ngồi giữa sa lông, mắt ngó mọi người song không nói chi hết, trên mặt lộ vẻ hiền từ mà kiên quyết. Cang đợi chủ khách đều có đủ mặt trong xa lông, Cang mới kêu Nghiệp mà nói:
- Nghiệp lại ngồi một bên ba đây, đặng ba tỏ việc nhà cho con nghe. Lẽ thì phải để ăn cơm rồi sẽ nói chuyện mới phải. Nhưng còn nhiều thì giờ quá, thôi ba nói đặng nhẹ bụng ăn cơm mới được.
Nghiệp bước lại kéo ghế ngồi một bên cha. Ai nấy thấy Cang nghiêm nghị, biết Cang có việc can hệ muốn nói với con, nên đồng lặng thinh mà ngó, đợi coi Cang sẽ nói chuyện gì.
Cang tằng hắn rồi khởi đầu:
- Nghiệp, ba mới nghe nói hôm con đi chơi, ra tới Nha Trang con có gặp ông Võ Như Bình và con đến thăm ông phải hôn?
- Thưa phải. Con có đến tìm nhà thăm ông Võ Như Bình và ngồi hầu chuyện với ông hơn một tiếng đồng hồ.
- Con biết ông Võ Như Bình là ai không?
- Thưa biết. Ông là cha ghẻ của vợ con, tức cũng là cha ghẻ của anh Hoàng.
- Con biết có bấy nhiêu đó thôi sao?
- Biết có bấy nhiêu đó. Còn gì nữa hay sao ba?
- Còn nữa. Bữa nay có đủ thân tộc bên con và bên vợ con, ba nói ngay cho con biết ông Võ Như Bình đó là cha ruột của con nữa, chớ không phải là cha ghẻ của vợ con mà thôi đâu.
Nghiệp nhướng mắt nhìn Cang trân trân, dường như không hiểu lời Cang mới nói đó. Cô Huyền ngồi thắt thẻo trong lòng. Còn Hoàng với Loan thì ngạc nhiên, day ngó nhau rồi ngó Nghiệp.
Cang thấy bộ tịch Nghiệp nghi ngờ thì nói tiếp:
- Ba nói đó là ba nói sự thật. Ông Võ Như Bình là cha ruột của con. Nếu con không tin lời ba, thì con hỏi má con kia, con hỏi ông ngoại con đó, con hỏi luôn thầy Hai đây kia, coi có quả là sự thật hay không.
Nghiệp vùng đứng dậy đi qua đi lại mà nói lớn:
- Dầu ai nói con cũng không thể tin được. Từ khi con biết cười biết nói, từ khi con biết đi lẫm đẫm thì con chỉ thấy một mình ba đây mà thôi. Nhiều khi ba đút cho con ăn, nhiều lúc ba dắt con đi dạo xóm. Con chỉ biết một mình ba là cha, con không biết ai nữa hết. Mà dầu ông Võ Như Bình thật là cha của con đi nữa, con cũng không cần biết làm chi. Khi đứa con còn nhỏ, bổn phận của người cha là hoạn dưỡng nó, lo cho nó ăn học. Thuở nay chỉ có một mình ba hoạn dưỡng con, ba ra giữa Toà lãnh trách nhiệm làm cha của con, ba chăm nom cho con học tập, ba nâng đỡ lo lắng cho con học đầy đủ hoàn toàn. Các điều ấy là bằng cớ rõ ràng chứng cho ba là cha ruột của con, một mình ba có cái địa vị ấy mà thôi, không ai được phép tranh với ba, dầu ai có nói cách nào con cũng không thể tin được.
Cang ngồi nghe Nghiệp nói trong lòng vui sướng cực điểm, tuy sắc mặt hân hoan, song cặp mắt rưng rưng giọt lụy.
Cô Huyền cũng phỉ dạ nên cô ngồi ngó con rồi ngó chồng với dáng điệu tự hào, với tấm lòng âu yếm.
Thầy Hai Thanh ngồi phía ngoài cửa, thầy chồm qua nói với ông Ba Chánh:
- Ðúng lắm! Bác vật nói thiệt đúng.
Ông Ba Chánh tay vuốt râu, miệng chúm chím cười.
Cang đợi Nghiệp nói dứt rồi chậm rãi nói tiếp:
- Ba cám ơn con. Những lời tình nghĩa con mới nói ra làm cho ba cảm động vô cùng. Công với tình yêu của ba được con đền đáp với giá ấy, thì ba vui lòng, ba vinh mặt không biết chừng nào. Con ngồi lại, ngồi đặng ba nói hết cho con nghe. Thuở nay cả nhà đều giấu kỹ, ba má và ông ngoại con cũng vậy, không ai nói rõ nguồn gốc cho con biết. Ba má không nói rõ sự thật vì sự thật đó không bổ ích cho cuộc lập thân của con. Biết sự thật rồi con buồn, thôi thà để êm cho vui vẻ với sự giả. Ðống tro tàn nhờ tuế nguyệt bao trùm đã mấy lớp rồi, dại gì bươi xới lên cho nó bay bụi dơ nhà. Mấy bữa rày ba má hay con đã giáp mặt với cha ruột của con, hay con cảm động mà thấy người suy sụp, nên muốn ra tay cứu vớt. Tốt lắm, con có lòng nhơn như vậy, ba rất khen con.
Nghiệp chặn mà nói:
- Con đi thăm ông Võ Như Bình là vì con hay ông là cha ghẻ của vợ con, chớ con có biết ông là cha ruột của con đâu. Còn con cảm động chỉ vì thấy ông suy sụp vất vả, chớ không phải tình nghĩa chi hết.
Cang đáp:
- Phải rồi. Ba có trách con về sự viếng thăm và cách động lòng đó đâu. Thái độ của con hạp với lễ nghĩa, có chỗ nào sái đâu mà ba trách. Ðể thủng thẳng ba nói hết cho con nghe. Mấy bữa rày ba hay việc con đã gặp ông Võ Như Bình, ba lo mà cũng buồn nữa, buồn dữ lắm. Ba má hỏi nhau: phải giấu luôn sự thật hay là phải nói ngay cho con biết? Giấu luôn thì có lẽ vợ con vì ăn năn, còn con vì tội nghiệp, vợ chồng con sẽ đem ông Võ Như Bình về nuôi, hoặc sẽ tới lui mà giúp đỡ. Nếu con nuôi dưỡng ông, con lân la ông, thì dưới con mắt của những người biết chuyện cũ, nhứt là đối với ông Võ Như Bình, địa vị của ba má đây kỳ cục quá. Mà con gần với ông thì sớm muộn ông cũng sẽ nói sự thật với con. Con biết sự thật nhờ miệng ông thì bối rối cho con, mà có lẽ con trách ba má nữa, trách ba má ích kỷ để cho con lỗi niềm phụ tử. Mấy bữa nay suy nghĩ kỹ lắm, ba cân phải quấy rồi. Ba cần phải nói ngay ra, không nên giấu giếm, mặc dầu nói ngay ra ba đau đớn, nói ngay ra ba phải san sớt tình yêu của con giành cho người khác.
Nói tới đây Cang ngừng, có ý chờ coi Nghiệp phản ứng thế nào.
Nghiệp cúi mặt suy nghĩ rồi ngó ngay Cang mà nói:
- Ba đã nói sự thật, con xin ba nói luôn đi, cho con hiểu tại sao ông Võ Như Bình là cha của con mà ông lại để cho ba thay thế đứng khai sanh và nuôi con?
Cang cười mà đáp:
- Việc đó thì để cho má con, hoặc ông ngoại con, hoặc thầy Hai kia nói cho con nghe mới phải. Ngặt việc đó là việc đã gây buồn rầu cho má con, gây tủi hổ cho ông ngoại con, gây bực tức cho thầy Hai, nên để cho ba người ấy nói, ba sợ vì phiền hoặc vì giận mà nói quá đáng. Ba là người vô can, vậy ba lấy công tâm mà nói rõ sự thật, không vị không hờn ai hết.
Chuyện xưa như vầy: lúc má con vừa lớn lên, thầy Hai đây vì tình giao hảo với ông ngoại con, nên đứng làm mai đặng gả má con cho ông Võ Như Bình, khi ấy làm việc chung một hãng với thầy dưới Sài Gòn. Hồi đó Chí Hoà là một xóm hẻo lánh, bởi vậy đám cưới làm sơ sài, không rước lục bộ lập hôn thú. Năm sau má con sanh con. Mà sanh rồi thì thôi, không ai lo khai sanh cho đủ phép.
Con chưa giáp thôi nôi, thì ông Võ Như Bình thi đậu ký lục được bổ xuống đứng thông ngôn cho quan Chủ tỉnh Cần Thơ. Vì ông ngoại con ở một mình, lại con còn nhỏ, nên ông Bình để má con ở nhà lo cơm nước cho ông ngoại con. Cách ít tháng má bồng con xuống Cần Thơ mà thăm, thì ông Bình cứ khuyên má con về, nói không muốn để cho ông ngoại con hiu quạnh.
Cách ít tháng nữa má con hay tin ông Bình đã cưới vợ khác, cưới con nhà giàu lớn. Má con bươn bã xuống coi, thật quả ông Bình đã có vợ khác, vợ chồng ở chung trong một căn nhà lộng lẫy. Má con có tới đó, có giáp mặt với bà đó, chắc là bà già vợ của con bây giờ. Má con chán nản trước thói bạc bẽo của nhơn tình, nên nói cho ông Bình biết tình nghĩa dứt rồi, không còn kể vợ chồng gì nữa, nói rồi bồng con về Chí Hoà mà hẩm hút với ông ngoại con. Không phải là hạng đại hiền đại đức, má con làm sao mà biết lấy nghĩa mà đáp với oán, lấy trinh bạch mà đáp với bội bạc, bởi vậy má con giận cùng rồi quyết cải giá, lại quyết lấy chồng hạng thợ thuyền, chớ không ham người có học thức nữa. Bây giờ tới giai đoạn ba ra mặt.
Cang ngừng lại nữa, dường như cảm xúc không kiếm được lời nói cho suông sẻ. Cử tọa đều chong mắt ngó Cang, nhứt là Nghiệp với anh em Hoàng hồi hộp muốn biết cho gấp cái vai của Cang tấn tuồng gia đình thân ái nầy.
Cang nói tiếp:
- Lúc ấy ba làm thợ máy trong một hãng xe hơi của người Pháp dưới Sài Gòn, nhà ở trên phía thầy Hai kia. Ba ở chung với anh bạn làm sốp phơ. Ba chưa có vợ. Mấy chị trong xóm chỉ chọc, nói má con bị chồng bỏ và họ khuyên ba nói mà cưới đặng có nơi nương dựa, có người nấu cơm cho mà ăn. Ba cậy mai nói. Ông ngoại con giục giặc, sợ có cha ghẻ con ghẻ khó lòng.
Ba liền đến nhà mà nói hẵn hòi rằng con nít nào ba cũng thương, huống chi là con của vợ ba; nếu ba cưới má con thì con riêng của nó tức là con của ba, ba sẽ nuôi dưỡng dạy dỗ như con ruột. Ông ngoại con tin lời nên gả. Ba làm đám cưới đủ lễ, có rước chánh lục bộ lập hôn thú theo phép.
Ba dọn dẹp đồ về ở chung với ông ngoại con, hễ đi làm về thì ba chăm nom nựng nụi con như con ruột của ba vậy. Chắc con còn nhớ lúc nhỏ ba dưỡng nuôi dạy dỗ con thế nào, ba không cần phải kể công ơn ra đây làm chi. Khi con đến tuổi vào trường học, thì ba đã mở riêng một hãng sữa xe.
Chừng con đi thi, người ta buộc phải có khai sanh, ba mới xin Toà lên án chứng nhận ngày và chỗ con sanh, với ba má con là cha mẹ. Tốn công có một chút mà ba hết ái ngại trong lòng, hết sợ tiếng cha ghẻ con ghẻ. Từ đây con là con chánh thức của ba, không ai được phép mỉa mai tranh giành gì nữa. Con học càng ngày càng tấn phát, xưởng xe của ba lần lần thành hãng mua bán xe, nhờ vậy nên con mới được qua Pháp mà học.
Nghiệp dợm muốn nói.
Cang khoát tay mà cản:
- Khoan!..Ba nói chưa hết. Bây giờ con đã hiểu rõ rồi, tại sao ba là cha của con thuở nay, mà ba còn nói ông Võ Như Bình mới thật là cha ruột. Với công nuôi dưỡng từ khi con chưa được dứt sữa, với án Toà ba nắm sẵn trong tay, ba đủ quyền làm cha, không ai có tài gì mà tranh quyền với ba được.
Ba cũng không cần phải nói rõ nguồn gốc của con cho con biết làm chi vì con biết thì ba phải sớt yêu, chia kỉnh bớt cho người ta, có hại chớ không có ích chi cho ba hết. Nhưng mà ba phải nói, ba không nên giấu giếm. Ba phải nói vì Võ Như Bình thất thời, suy sụp vất vả ưu phiền, chớ không phải vinh hoa phú quí, lên xe xuống ngựa. Ba phải nói vì ba không đành giả dối với con, khi con gặp người cấu tạo cho con thành hình. Ba phải nói, vì ba không muốn ôm thói ích kỷ mà để cho con lỗi đạo với cha con, là một trong mấy đạo căn bản của xã hội Việt Nam.
Ðược biết người cha rồi, vậy thì con không nên ngó lơ, nhứt là trong lúc người đi lầm đường, nên phải sa chơn vấp ngã. Người dầu có tội lỗi, thì phú Trời định đoạt, phận làm con không phép ghét bỏ đứng sanh thành. Con phải nâng đỡ, con phải cung kính, vậy mới trọn đạo làm con. Con đã học rộng, con đã đủ trí, ba để cho con thong thả tuỳ lương tâm mà xử sự”.
Ba chỉ xin con hai điều nầy: Thứ nhứt, đừng trách má con sao không thủ tiết, lại giận lẫy mà cải giá. Tức giận là thường tình của con người. Má con không phải là Phật bà mà thoát khỏi thường tình ấy. Thứ nhì, đừng rước ông Võ Như Bình về mà nuôi, vì làm như vậy phạm danh giá của ba má. Ngoài hai điều ấy thì con tự do, con nhìn nhận cha, con giúp đỡ cha, con làm việc chi ba cũng vui hết.
Cử toạ nghe tới đó ai cũng cảm động cực điểm. Nghiệp bước lại quì gối trước mặt Cang, hai tay ôm mình Cang chặt cứng, vừa khóc vừa nói:
- Ba thật là một vị đại đức, một đấng nghĩa hiệp! Ba thật là người cha yêu quí của con. Con không cần nhìn người cha nào hết. Ðược biết rõ nguồn gốc rồi, cũng như lúc chưa biết, con rán giữ bình tĩnh, không hờn giận người hất hủi mẹ con. Con không dám khinh rẻ chê bai, chớ buộc con phải cung kính yêu thương, sợ con khó mà làm được.
Cang đỡ Nghiệp đứng dậy mà nói:
- Nhìn hay không nhìn là tuỳ ý con. Việc đó ba không cản, ba cũng không ép. Nhưng ba khuyên con chẳng nên thất kỉnh với người sanh thành, chẳng nên bỏ đói khát người lầm đường suy sụp. Con phải quảng đại, phải rộng dung người thất thế, phải thương sót kẻ sa lầy, đừng cố chấp thói điên cuồng, nên lấy đức mà báo oán.
Cô Huyền với cô Loan cảm động quá, nên mẹ con đều khóc hết.
Ông Ba Chánh cứ vuốt râu mà cười.
Thầy Hai Thanh rất hân hoan, thầy nói lớn:
- Thợ máy xuất thân, mà xử sự cao thượng như vầy, thì cần gì học nhiều, cần gì giàu to, cần gì chức lớn. Năm xưa cô Hai giận chồng bỏ, cô nói thợ thuyền có lẽ biết nhơn nghĩa hơn. Lời nói lẫy mà thật đúng lắm. Anh nhớ không anh Ba.
Ông Ba Chánh gật đầu.
Cậu Hoàng đứng dậy ngó ngay Cang mà nói:
- Thưa bác, cháu với em cháu mồ côi cha sớm quá. Mẹ cháu lại cải giá, giao anh em cháu cho bà ngoại nuôi. Bà ngoại cháu tuy cơm tiền nhiều song là một bà già lục đục trong chốn thôn quê, không thấy xa hiểu rộng. Vì vậy nên anh em cháu thiếu môn giáo dục gia đình. Có lẽ tại sự thiếu đó, nên khi mẹ cháu mất, anh em cháu mới bạc đãi ông già ghẻ, thành ra gắt gao khổ khắc. Hồi hôm em cháu nó thuật chuyện gặp ông Võ Như Bình đương vất vả ngoài Nha Trang cho cháu nghe, nó làm cho cháu hồi tâm mà hối hận. Bữa nay cháu được nghe những lời vàng ngọc bác nói với Nghiệp, thật cũng như Bác cầm đuốc mà soi sáng đường lối cho mọi người thấy đường phải noi theo, thấy nẻo dại mà bước tránh. Cháu kính cẩn cám ơn bác, và xin bác từ nay dạy dỗ giùm anh em cháu cũng như con trong nhà. Bây giờ cháu xin phép bác mà tỏ bày ý kiến của cháu về việc ông Võ Như Bình.
Nghiệp không khứng nhìn ông. Mà cháu nghĩ Nghiệp nhìn khó lắm, vì nhìn rồi phải tới lui, thì phạm danh giá của hai bác. Vậy cháu xin lãnh phần chăm nom cha ghẻ cháu, đặng chuộc tội cháu khắc bạc với ông. Cháu ở nhà lớn trên chợ Bình Thủy. Cái nhà tại Cái Khế thuộc ngoại ô Cần Thơ, là nhà của bà ngoại cháu sắm cho má cháu với cha ghẻ ở, hiện nay cháu mướn người giữ chớ cháu không ở.
Cháu tính rước cha ghẻ cháu về đó và giao cả 400 mẫu ruộng để ông thâu huê lợi ông xài.
Ông ở đó, hưởng huê lợi đó cho mãn đời ông, rồi anh em cháu sẽ làm chủ. Bác nghĩ thử coi, cháu tính như vậy được hay không?
Cang không cần suy nghĩ, liền đáp rằng:
- Cậu Hoàng định cấp cho Võ Như Bình tới 400 mẫu ruộng, nên xét lại coi có phải nhiều quá hay không?
- Thưa thầy, 400 mẫu ruộng thì nhiều thật. Nhưng vì ông nói ruộng ấy là ruộng của ông xuất tiền ông mua, rồi ông mượn má cháu đứng bộ giùm nên cháu giao hết cho ông hưởng mãn đời.
- Nghe nói trong hai mươi mấy năm nay, ông bóc lột thiên hạ dữ lắm nên có lẽ ông có tiền mua ruộng ấy được. Mà bà hưởng hai gia tài huê lợi của bà cũng nhiều, bà cũng có thể xuất tiền của bà mà mua đặng để cho con, nên bà mới đứng bộ chớ. Nếu giao hết sợ e cậu bị lừa gạt.
- Hồi má cháu mất, ông xin để cho ông phân nửa là 200 mẫu.
- Hai trăm thì vừa, ông bà làm bạn với nhau trót 25 năm, chẳng khác nào hùn với nhau mà lập hội. Nay rã hội thì tài sản chia hai là phải.
- Thôi để kiếm rước ông về rồi sẽ nhứt định. Bây giờ phải cậy người đi rước ông.
Cô Loan nói Tư Cầu biết chỗ ông ở, nên phải cậy Tư Cầu đi giùm. Cang nói Tư Cầu không đủ tư cách mà rước ông được. Thầy hai Thanh, hồi trước có quen với ông. Vậy nên cậy thầy đi với Tư cầu thì phải hơn.
Thầy suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Lúc nầy cháu rãnh. Vậy cháu sẽ đi với thầy Hai và Tư Cầu.
Ðồng hồ gõ 12 giờ. Việc nhà tính đã ổn thoả, Cang biểu vợ với dâu coi dọn cơm ăn. Bữa cơm gia đình này thật là vui, vì mọi người đều phỉ tình mát ruột, không ai còn lo ngại, không ai còn giận hờn, không ai còn hối hận chút nào nữa.
Cách hai bữa sau, cậu Hoàng ngồi xe hơi đi Nha Trang với thầy Hai Thanh và Tư Cầu. Ra tới đó thì Võ Như Bình đã đi mất. Hỏi tên Lung thì nó không biết ông đi dâu. Ông trả nhà cho chủ, ông thôi mướn nó, ông xách hoa ly lên xe lửa mà đi ra phía ngoài. Chủ nhà đã bán cái nhà. Người mua họ đương dỡ mà chở đi cất chỗ khác. Hỏi cả xóm cũng không ai biết ông Võ Như Bình đi xứ nào mà kiếm.
Cậu Hoàng ở đến ba bữa mà hỏi không ra mối, đành phải trở về Sài Gòn, thầy Hai Thanh ghé nhà mà thuật chuyện đi kiếm không được cho ông Ba Chánh với cô Huyền nghe.
Ông Ba Chánh nói:
- Võ Như Bình trốn đi mấy tháng không muốn cho Nghiệp gặp nữa. Biết xử trí như vậy cũng còn khá.
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 

Postby lazyboy » 01 Feb 2007

Bức thơ hối hận
XII. BÌNH ÐỂ LỜI HỐI HẬN
Năm 1942 là năm hoàn cầu điên đảo, khói lửa tưng bừng, nhà cửa như hao, sanh linh đồ thán.
Ðường giao thông gián đoạn, cuộc thương mãi gập ghình. Nhiều nhà buôn bị lỗ nặng nên phải đóng cửa mà chờ thời, song cũng có nhiều nhà buôn, nhiều chợ đen mà thạnh vượng. Hãng xe hơi Việt Nam của Lê Thành Cang tự nhiên phải chịu ảnh hưởng của thời cuộc. Thật hãng không mua được xe mới mà bán. Nhưng hãng xông pha trong thời cuộc cũng rất vững vàng, đã khỏi bị lỗ như người mà còn thâu lời thập bội. Ấy là nhờ Cang lanh lẹ, kiếm mua xe cũ đem về sửa sơn lại làm cho máy êm, màu đẹp, mà bán với giá thật cao. Nhứt là Nghiệp sáng suốt, biết thế cuộc sẽ đổi thay, nên mua trước mà trữ những vỏ ruột với các thứ đồ phụ tùng chất chứa đầy hãng đầy kho rồi thủng htẳng bán lại, vốn một lời mười, có thứ khan gắt, thì một vốn lời tới 50 hoặc 100, song người ta cũng kiếm mua, chẳng hề dụ dự.
Trót năm năm vừa qua, nhà của Cang cũng như Nghiệp, vợ chồng cũng âu yếm, cha con vẫn thân yêu. Mãi mãi cảnh vui cười cứ tiếp diễn trong gia đình, chẳng hề có một điểm buồn lo hoặc một cụm mây phưởng phất.
Cậu Hoàng thấy thời cuộc chộn rộn, cậu không làm thầu khoán, không dám lập vườn, mà cũng không gấp cưới vợ. Cậu chỉ lo cho mướn ruộng và góp lúa, lúc rảnh chạy lên Sai Gòn ở chơi, sống một cảnh đời tự do mà trưởng giả.
Cô Loan sanh được một đứa con trai. Vợ chồng Cang cưng như vàng như ngọc, Nghiệp hễ về nhà thì vui chơi với con, dường như đã quên hẵn cái nguồn gốc tối tăm mà Cang đã khai ngay ra hồi năm trước. Có khi vợ chồng trò chuyện, Loan nhắc lại Võ Như Bình, Nghiệp liền ủ mặt châu mày, kiếm chuyện mà nói lãng. Cô thấy chồng như vậy, thì cô không dám khiêu gợi mạch sầu của chồng nữa.
Một buổi sớm mơi, đến giờ nhơn viên sở bưu điện phát thơ, thì người giữ cửa hãng lãnh đem vào để trên bàn của Nghiệp một chồng thơ hơn 10 cái.
Nghiệp ngồi lần lượt xé từng bao lấy thơ ra mà đọc. Ðến bao thứ ba, gồm một bức thơ có một tờ nhàu nhè kèm theo, Nghiệp đọc bức thơ vừa được ít hàng thì biến sắc, bật ngửa, lưng dựa vào bộ ghế, chăm chỉ mà đọc.
BỨC THƠ CỦA XÃ LƯƠNG:
Prok (An Khê), ngày 27 tháng 3 năm 1942.

Kính gởi ông Lê thành Nghiệp
chủ hãng xe hơi Việt nam
ở đại lộ De La Somme
Sài Gòn.
Thưa ông.
Vâng lời quan phủ hưu trí, quí danh là Võ Như Bình tôi ghim theo thơ nầy mà gởi cho ông một tờ mà do tay ngài viết để bày tỏ nỗi lòng hối hận của ngài.
Từ 4 tháng nay, ngài đau ruột hay đau bao tử điều đó tôi không biết chắc vì tôi không phải là thầy thuốc. Tôi có xin ngài để cho tôi đưa ngài về Sài Gòn đặng ngài kiếm lương y chuẩn mạch mà điều trị. Tôi năn nỉ hết lời mà ngài không chịu đi. Cứ ở ngoài nầy uống thuốc nam, thuốc mọi, không có hiệu quả chi hết, nên bịnh càng ngày càng thêm nặng, rồi phải mạng chung.
Tờ nầy tôi thấy ngài cặm cụi ngồi viết, lúc bịnh chưa nguy lắm, song có lẽ ngài đã hết hy vọng sống được nữa. Ðến giờ chót, ngài mới giở áo gối rút tờ ấy ra mà trao chô tôi, và căn dặn hễ ngài mất thì làm ơn chôn cất cho xong, rồi sẽ gởi tờ ấy vào cho ông, theo địa chỉ ngài có biên đó.
Ngài tắt hơi tại nhà tôi, hôm ngày 20 tháng 3 dương lịch nầy, hồi 7 giờ tối, tắt hơi trong tay tôi đương ngồi một bên mà đỡ ngài. Ngài không có trối một lời chi hết , duy chảy nước mắt rồi thở ra mà đi xuôi.
Tôi lo chôn cất tử tế, đào huyệt trên triền một cái đồi nhỏ nằm phía sau vườn trà của tôi. Tôi có khắc mộ chí mà cậm trước mộ. Ngài nằm chỗ đó cao ráo, cảnh chung quanh rất đẹp. Tôi đã làm xong phận sự đối với một ông bạn đường, đồng phiêu lưu đất khách với tôi. Vậy bây giờ gởi tờ nầy đến cho ông rồi, thì tôi làm vẹn vẽ các điều ngài phú thác.
Trân trọng kính chào ông.
Trần Hiền Lương
Chủ vườn trà ở xóm Prok
gần An Khê - Kon Tum.
TỜ di ngôn cỦa Võ Như Bình
„Chừng tôi chết và chôn cất tôi xong rồi xin làm ơn gởi giùm thơ nầy cho Lê Thành Nghiệp, chủ hãng xe hơi hiệu „Việt Nam“ ở đại lộ La Somme trong thủ đô Sài Gòn.
Con người lúc trẻ tuổi, khí huyết mạnh mẽ, nên hăng hái lập chí tấn thủ; lại thêm sống với đời vật chất hoàn toàn nên phải ham muốn tiền bạc cho nhiều, vì nếu thiếu tiền bạc thì không thể nào có danh dự được.
Lúc tôi còn nhỏ tôi gặp cảnh đời như vậy, tự nhiên tôi bị phong trào tham danh háo lợi đó nó lôi cuốn đi, cũng như nó lôi cuốn cả ngàn ngàn muôn muôn người khác.
Vừa lớn lên, tôi bắt đầu kết nghĩa vợ chồng với cô Huyền, là con gái của một ông thầy thuốc ở Chí Hoà, sanh được một đứa con trai, đặt tên là Nghiệp.
Cách ít tháng sau, may gặp tiền trình rộng mở, tôi phủi cả vợ nghèo con nhỏ mà gây cuộc vợ chồng khác với một goá phụ giàu có lớn, tên cô Hai Hương ở Bình Thủy, mong nhờ gia tư phong phú của người vợ mới mà xây dựng một địa vị giàu sang rực rỡ cho mau.
Thật đường công danh tôi bước lên rất lẹ và rất mau, trót 25 năm trường tôi mê man khoái lạc giữa cảnh đời tốt tươi sáng lạng, oai quyền lừng lẫy, tiền bạc dẫy đầy.
Tưởng là địa vị giàu sang ấy sẽ vững chắc lâu đời, nào dè đường vinh hoa đi chưa hết, mà sung sướng lại sụp đổ nửa chừng, trong có mấy tháng mà danh dự vỡ tan, bạc tiền tiêu hết.
Mấy năm nay tôi suy nghĩ lại, tôi muốn đổ sự thất bại thình lình đó cho mạng số để an ủi nỗi lòng. Nhưng sự ăn năn hối hận vẫn cứ hừng hực trong thâm tâm, vởn vơ trong trí não, ăn năn về sự tôi bội nghĩa vợ con, mà cũng ăn năn về sự tôi bóc lột thiên hạ.
Vì sự ăn năn đó mà năm nọ tình cờ tôi gặp lại con tôi là Nghiệp ở Nha Trang, thì tôi đau đớn hết sức, đã đau đớn mà thêm hổ thẹn nữa, đau vì được giáp mặt con mà không được nhìn con, hổ vì ham trèo lên cao nên phải sa suống thấp. Lúc ấy tôi liền muốn tự vận phứt đi cho rồi, đặng chấm dứt cảnh đời của tôi cho tôi hết đau khổ hổ ngươi, mà cũng cho con tôi nó không hay biết thói xấu xa của đấng sanh thành ra nó, khỏi ghi một đốm đen trong hạnh phúc tươi cười của nó vừa mới cấu tạo.
Nhưng tôi lại nghĩ ở đời hễ có vay thì phải trả. Tôi đã làm quấy thì tôi phải đền tội, không được phép tìm cái chết mà trốn tội, vì vậy nên tôi không tự vận, tôi chỉ bỏ đất Nha Trangcho khỏi gặp lại con tôi nữa bỏ đi cho xa mà tá túc nơi đất lạ nhà người, để vùi lấp mảnh hình hài tội lỗi đê hèn trong đớn đau cự nhọc, hoặc may có chuộc tội được chút ít.
May tôi gặp được người quen, hồi trước cũng vì ham bạc tiền nên có tội phải kiếm chỗ ẩn thân, người sẵn lòng cho tôi đùm đậu, nên trót năm năm nay tôi được an thân, mà an là an về phần xác mà thôi, chớ về phần trí thì luôn luôn tôi vẫn hối hận không bao giờ tôi được thơ thới.
Hôm nay tôi có bịnh, có bịnh nhiều, chắc không còn sống được nhiều ngày nữa. Tôi ráng ngồi viết tờ nầy để bày tỏ lòng hối hận với đứa con trai mà ngày xưa tôi đành bỏ bê nó trong lúc nó chưa biết đi, chưa biết nói, để cho nó nhờ người khác nuôi dạy cho nó khôn lớn và nên danh.
Tôi phải viết tờ nầy là vì tạo hoá trớ trêu, khiến đứa con tôi bỏ, nó lại cưới đứa con ghẻ bỏ tôi.
Hai đứa gần nhau, tôi sợ e chẳng sớm thì muộn con tôi nó sẽ tìm biết nguồn cội tối tăm của nó, rồi vợ chồng đều thù oán vong linh của tôi, đứa thì oán tôi phụ phàng mẹ nó, đứa thì oán tôi phá hư tiết hạnh của mẹ nó. Tôi phải viết tờ này mà yêu cầu cả hai rộng lòng tha thứ cho người lầm lỗi ăn năn hối hận.
Ngày nay con tôi nó nhờ do đường thẳng ngay đứng đắn mà lập thân. Nó được thành công rỡ ràng, đã có danh lớn mà là danh thơm tho, lại thêm có của nhiều mà lại thêm của chánh nghĩa. Nó đương say sưa với hạnh phúc. Tôi chắc nó sẽ sẵn lòng hỉ xả cho người thân sanh nó đã mang nặng tội lỗi ở dương trần.
Sắp nhắm mắt mà xa lánh mùi đời, tôi không muốn ôm theo lòng hối hận. Vậy tôi thành thật nhìn nhận cả hai tội lỗi của tôi , lỗi với con tôi, và lỗi với bà mẹ nó.
Mà tôi xét kỹ nghĩ xa, thì tôi thấy dường như, lỗi ấy chẳng phải tại do chơn tánh của tôi gây ra, có lẽ một phần tại giáo dục và một phần tại xã hội.
Giáo dục mà nhằm mụch đích nó cơm ấm áo, nuôi chí hướng dua bợ người trên để vơ vét kẻ dưới, giáo dục dường ấy thì làm sao biết được chỗ thúi hôi mà tránh.
Còn xã hội mà mọi người đều lo tranh đua cướp giựt, ai được tiền nhiều là khôn, ai được trèo cao là quí, ai không có tiền là dại, ai chịu ngồi yên là ngu.
Học tập với giáo dục như vậy, sanh sống giữa xã hội như vậy, thì làm sao tôi khỏi đi sai đường, làm sao tôi khỏi vướng tội lỗi.
Nói như vậy chẳng phải tôi có ý viện lẽ chữa mình mà gỡ tội lỗi. Không, tôi chẳng hề tính gỡ tội, sở dĩ tôi nói ra là vì tôi muốn vạch cho con tôi thấy rõ hoàn cảnh khiến cho tôi phải mang tội lỗi mà thôi. Thật dầu con tôi không khứng hỉ xả tội của tôi, thì tôi cũng phải chịu, chịu mà không phiền, không trách.
Trên đây là những lời thành thật thốt ra để bày tỏ nỗi lòng hối hận của nạn nhân thời đại sắp chết là
Võ Như Bình”.
Lê thành nghiệp đọc dứt rồi sắc mặt buồn hiu, chớ không khóc.
Nghiệp xếp kỹ lưỡng mà đút tờ di ngôn của Võ Như Bình với thơ của Hiền Lương vào bao rồi bỏ vào túi áo. Nghiệp khoanh tay rồi ngó lên trần mà suy nghĩ rất lâu. Bây giờ Nghiệp mới rưng rưng nước mắt.
Nghiệp đứng dậy, tính đi xuống xưởng sửa xe mà kiếm cha. May lúc ấy Lê Thành Cang đương lên bàn viết mà ngồi. Nghiệp đón trao cả phong thơ cho cha mà nói:
- Ba đọc thơ trong bao nầy mà coi ba.
Cang lấy phong thơ mà hỏi:
- Thơ của ai vậy?
Nghiệp không trả lời, liền trở lại bàn viết ngồi tiếp mở mấy bao thơ khác ra mà đọc.
Phía bên kia, Cang ngồi đọc thơ của Hiền Lương rồi đọc tới của Như Bình, Cang đọc thật kỹ, nên đọc rất lâu. Ðọc xong rồi, Cang bỏ hết vào bao, bước lại trả cho Nghiệp và nói:
- Người lỗi lầm mà biết ăn năn thì cũng đáng cho con kính mến.
Mà gặp con rồi, biết trốn tránh con, cử chỉ như vậy không tệ lắm. Tuy không dưỡng, song có công sanh, bây giờ người đã mất rồi con phải làm cho trọn niềm phụ tử, con phải đi ra An Khê, tìm cho thấy mồ mã của đấng thân sanh. Con phải kiếm thế mà xây mồ cho ấm cúng. Ba muốn cho con làm việc nghĩa đó, ba chắc má con cũng không cản trở đâu.
Nghiệp ứa nước mắt. Cang xây lưng mà trở xuống xưởng sửa xe.
Tuần sau Nghiệp với Hoàng lên xe hơi mà đi An Khê cũng có Sáu Bính với Tư Cầu theo hộ tống.
Trên con đường quốc gia rộng rãi, chiếc xe hơi lộng lẫy chạy bon bon. Lần nầy Nghiệp với Hoàng đi mà chẳng phải đi kiếm cuộc vui, hay đi xem nguồn lợi, chánh là đi cho trọn tình, đi đặng đáp nghĩa.
Thanh niên tân tiến đã ham vui, mưu lợi, mà cũng báo nghĩa, thì quí hoá vô cùng!
Ðáng mong mỏi thay!
Gò Công 30-1-1954
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 


Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 79 guests