Bài Học Cuối Năm - Nguyễn Hoàng Trung

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Bài Học Cuối Năm - Nguyễn Hoàng Trung

Postby lazyboy » 25 Jan 2007

Tác Giả: Nguyễn Hoàng Trung

BÀI HỌC CUỐI NĂM

Chưa là ngày cuối cùng của một năm, lớp học đã bắt đầu thưa dần, mỗi buổi vắng thêm một ít học viên. Cách đây mấy hôm có lần cả lớp nhốn nháo xin nghỉ, đi ra quán cà phê vui liên hoan, nhưng cô vẫn giữ lớp. Có điều không khí học hàng bắt đầu tẻ nhạt, giảng viên truyền đạt kỹ năng một đường, học viên nghễnh ngãng tiếp thu một nẻo.

Kính là học viên trẻ nhất lớp. Chuyện này coi như nửa may nửa rủi. Lớp học tương đối nghiêm túc, đó là may. Còn rủi ro thì lớn hơn nhiều. Chung quang Kính ai cũng có chút danh phận. Mọi người học không vì kiến thức cần thiết cho bản thân mà chỉ vì một mảnh bằng để đảm bảo cho vị trí đang có sẵn trong xã hội.

Hôm nay lớp họvc ít qúa : Ba học viên. Từ đầu giờ hai anh đã tính chuyện đi về, ai cũng nôn nao tết nhất. Những câu chuyện không đầu, không cuới vượt qua cửa, băng ra sân rồi đi ra đường. - Đã có tiền thuởng chưa ? Một anh hỏi.
- Năm nào chẳng có. Nhỏ như mình, cò con thì được ít.
- Ít là bao nhiêu ?
- Năm, bảy trăm nghìn, còn nhiều thì gấp mấy lần .
- Mấy lần bảy ? Kính buột miệng tham gia vào câu chuyện của hai người.
- Mấy lần cũng xong. Nhận được thì ơn qua nghĩa lại nhiều, rồi lại chẳng đủ thiếu vào đâu.
- Hai lần bảy là mười bốn, năm lần bảy là ba lăm sao thiếu được ? Kính hỏi tiếp.
- Lớn thuyền thì lớn sóng, lớn chuyện phải không ? Thế là hết, cậu nhỏ ạ. Người thứ hai tiếp theo.
Nghe câu chuyện, Kính đâm se thắt cả ruột gan. Ba triệu rưỡi : bốn tạ cà phê nhân. Nếu có được số tiền đó mình sẽ đủ trang trải cho cuộc sống từ nay đến ngày ra trường. Ba học kỳ, một năm rưỡi nữa. Nhưng lấy đâu mà có. Ở thôn quê gia đình chàng thường năm chỉ thu chừng ba tạ cà phê nhân, cộng cả gà, vịt, lợn con, lợn mẹ cũng chẳng được số đó nhân đôi. Rồi tình làng nghĩa xóm : nay nhà này đám cưới, mai nhà kia đám tang. Không như cách giao thiệp vèo một cái hết ba ngày xuân tiêu ma mấy triệu. Nhưng cũng là chuyện đáp nghĩa đền ơn trong tình nghĩa làng xóm.
- Tết này anh có đi chơi xa không ?
Câu chuyện của hai người tiếp tục.
- Năm nào cơ quan cũng tổ chức đi, rồi còn tiệc tùng đình đám nữa, tốn thêm một mớ tiền.
- Đi riết rồi cũng chán. Giọng người thứ nhất đưa đẩy.
- Tôi tính về lại miền Trung thăm quê cũ.
- Lại hương khói cho tiền nhân hả ? Người thứ nhất hỏi.
- Không, tiền nhân đã có đám con cháu ở nước ngoài về dựng bia, xây mộ. Của đáng một làm tới mười, đâu cần tới phiên mình.
- Thế về mà làm gì ? Mồng một lễ tết gì đó cho phải đạo quần thần, xong đến nhà tôi bọn mình đi kiếm chỗ sa đà cho hết mấy ngày xuân. Người thứ nhất rủ rê.
- Không, chắc tết này tôi phải về thăm quê anh ạ.
- Anh còn bà con ruột rà gì ngoài đó không ? Người thứ nhất lại hỏi.
- Không, chẳng còn ai cả. Nhưng tôi muốn trở về quê cũ một lần. Tôi xa quê lâu rồi.
- Thế anh chưa về quê bao giờ à ?
- Có chứ - Người thứ hai nói tiếp sau một lúc ngần ngại - Hồi cách đây bảy, tám năm, con cháu nội ngoại gì đó ở nước ngoài về, rủ nhau xây mả, xây mồ cho tổ tiên, lần đó tôi có tìm về, nhưng lúc xuống xe ngồi nghỉ chân ở quán nước bên đường lòng suy nghĩ vẩn vơ, sau đó tôi lại bỏ đi.
- Chắc anh mặc cảm mình nghèo ?
- Rõ ràng là mình nghèo, nhưng tôi không hề mặc cảm với số anh em dòng tộc ở xa đó. Trước vong linh của những người đã khuất thì giàu hay nghèo là con số không. Có điều, cái cảm giác lạc lõng trên quê hương mình đè nặng trong lòng tôi không làm sao chịu nổi.
- Bây giờ thì anh lại muốn về ?
- Sau đó tôi cứ bị ray rứt mãi. Sao tôi lại không về lúc đó? Tất cả mọi thứ đếu thay đổi, cô thiếu nữ ngày xưa giờ là bà chủ quán tay bế tay bồng không biết tôi là ai hay là gì đi chăng nữa thì đã sao. Nếu không phải để nhìn thấy mọi người thay đổi, ít ra tôi cũng nhận được mình như thế nào.
- Anh lạ thật. Lúc đó không tiện thể về luôn để bây giờ về một mình.
- Tình yêu và cuộc sống phải được chung cùng chia xẻ như thế nào đó. Hơn mười năm xa quê, lúc trở về tôi đã như khách lạ. Huống hồ còn phải làm chứng cho số anh em mang hương khói từ bên kia đại dương về thắp lên mồ mả tổ tiên, nghe họ nói chuyện nguồn cội. Anh thứ hai tâm sự.

Hôm nay cô đến trễ 5 phút, Kính đứng bật dậy chào cô như một phản xạ tự nhiên. Anh thứ nhất đưa ý kiến xin về nhưng cô vẫn duy trì với lập trường : - Nếu lớp còn một người cần học, tôi vẫn giữ lớp.
- Thưa cô, chắc em là người cần học cuối cùng. Kính tiếp lời cô. Nhưng chỉ đến ngày trung tâm có thông báo cho nghỉ tết thôi.
- Thế sau đó em làm gì ?
- Về quê ăn tết chứ làm gì nữa. Anh thứ nhất xen vào .
Trong tiết ngữ pháp cô giảng giải hai thì quá khứ Past perfect và Past perfect continious. Lần đầu tiên, mắt vẫn nhìn lên bục giảng, tai nghe cô nói mà đầu óc Kính để tận đâu đâu không tập trung được. Lẫn lộn ở Kính không bắt đầu ở hai thì quá khứ của tiếng Anh mà là từ những mẩu đối thoại rời rạc của hai anh học viên chung lớp.

Ba đưa Kính vào miền đất kinh tế mới có cây cà phê này từ những hơn 19 năm. Những năm gần đây, tuổi tác, bệnh tật và những công việc nặng nề làm ba suy sụp hẳn. Ông hay nhắc chuyện quê hương và mồ mả tiên tổ. Nhiều lần Kính ngồi nghe đến thuộc trước cả câu chuyện .
- Tổ tiên ta ở làng Văn Bân, phủ Mộ Hoa. Ông tổ 4 đời của con đi về sống ở làng Mỹ Hoà, huyện Đông Sơn. Công điền, công thổ ngày đó họ mình không được chia vì không có tên trong sổ tráng đinh.
- Mộ ông tổ chôn ở gò An Định.
- Ông bà nội nằm đất Cổ Bồng .
Khác với nhiều người gìa trái tính, ba Kính chỉ có mỗi ước ao : được về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn một lần, được đi chân đất trên những con đường làng của tuổi thơ, ra bến sông tắm chung với lũ mục đồng buổi trưa dắt trâu bò ra uống nước. Rồi trở về làng ngang qua bãi cát rộng nắng nóng rát chân.
Lần trước được nghỉ mấy ngày cuối học kỳ, Kính về nhà phụ ba thu hoạch số cà phê Robusta còn lại, gặp lúc trời đổ những cơn mưa muộn; Kính lại nghe ba nói về quê hương.
- Mùa này ngoài quê lụt lội dữ lắm. Lụt lớn thì thật đáng sợ, có thể kéo dài hàng tuần. Người chết, nhà trôi, của cải hoa màu theo nhau ra biển mất mát không kể xiết. Nhưng lụt nhỏ thì thú lắm. Tuổi trẻ ba hay đi bắt dế, những con dế cơm mập mạp trốn nước bò lên bám ở ngọn cây dâu ngoài sông. Trai tráng trong làng thi nhau ra bắt lấy mang về, làm ruột sạch sẽ um với dầu. Bên ngoài trời mưa ướt lạnh, trong nhà nồi cơm đang nóng, nồi dế um trên bếp lửa đem xuống ăn ngon tuyệt.
- Dế mà ngon gì hở ba ? Kính hỏi lại :
- Thế mà ngon tuyệt. Ba cười nói với Kính.
Ba lại nói sang chuyện khác : - Tết năm nay, chắc cũng chẳng nhà nào có được cành mai.
- Đào cũng đẹp như mai chứ có thua gì đâu ba !
Ba Kính ậm ừ :
- Đào thì cũng đẹp. Có khi còn đẹp hơn mai nữa. Thường thì người ta có cái này thì thích được cái kia. Ba không vậy. Nhưng cứ mỗi độ xuân về ba lại tưởng đến một cành mai. Có lẽ tuổi thơ ba đuợc lớn lên trong khu vườn cũ có cây mai ông nội trồng trước sân. Mỗi độ xuân về hoa vàng nở rộ tỏa ra một mùi thơm nhè nhẹ, thoang thoảng trong gió như có, như không, đôi khi ta không cảm nhận được.
Ở đây, trong vườn hoa chợ tết. Kính cũng bắt gặp một vài cành mai. Mỗi lần đi ngang qua, nhìn màu vàng tươi của những cánh hoa mai chen giữa một rừng đào hồng. Có lúc Kính nhận ra vẻ cứng cỏi, mạnh mẽ của màu hoa vàng trên những cành khẳng khiu, xương xẩu. Mấy năm trước, vào những ngày cận tết, Kính xoay sở chút ít tiền, đi vào những vườn xa, mua đào mang ra chợ bán, kiếm thêm chút đỉnh phụ tết cho ba.
Có lúc Kính mơ đến một cành mai mừng tết cho ba. Nhưng giá cả thì đắt quá. Một cành mai bằng giá 5,6 cành đào. Chưa bao giờ Kính thực hiện được. Một năm qua đi, rồi hai năm, ba năm...đến năm nay trời mưa muộn, lạnh sớm. Đào nở trong đầu tháng chạp. Dốc hết tiền trong túi, Kính cũng không vào vườn mua được một cành đào, huống gì cành mai cho ba.
- Kính, em thử viết câu này ở thì past perfect. Tiếng cô gọi làm Kính giật nảy người. Chàng đi lên bảng, cầm viên phấn.
Đổi lần thứ nhất.
- Sai rồi, cô nhắc Kính
Đổi lần thú hai.
Thường trong buổi chiều cuối năm, ba đứng trước bàn thờ ông bà rất lâu. Sau đó, trong bữa cơm tối ba hay nói :
" Tử quy tam xích thổ, nan bảo bách niên phần ". Rồi giảng giải: " Chết vùi ba tấc đất, dễ gì ai giữ được nấm mồ trăm năm ".
- Kính, lại sai rồi ! giọng cô thất vọng.
Đổi lần thứ ba.
Cho mãi đến năm ngoái Kính mới hiểu ra. trở về lại quê cũ dựng bia, xây mồ cho tổ tiên là một yêu cầu càng lúc càng bức bách trong lòng ba. Nhưng lấy gì để về. Cuộc sống của người dân ở nông thôn càng ngày càng bị chênh lệch sinh hoạt mới của xã hội. Nên bà cố thản nhiên với lòng hiếu đạo của mình để cho Kính yên tâm học hành. Tết này ở lại ký túc xá. Nhưng đến ba mươi chắc ba cũng đưúng trước bàn thờ trăn trở muôn vàn cho một chuyến trở về thăm quê, hoàn toàn khác với vẻ thản nhiên thường nhật.
- Thưa cô em không hiểu bài học. Em không tập trung được...Em xin lỗi cô.
Kính để lại viên phấn, trở về chỗ ngồi của mình, nghe tiếng cô thở dài sau lưng.



NGUYỄN HOÀNG TRUNG
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng lazyboy từ: Mười Đậu

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 35 guests