Cây Mai Nhà Nội - Nguyễn Hoàng Trung

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Cây Mai Nhà Nội - Nguyễn Hoàng Trung

Postby lazyboy » 25 Jan 2007

Tác Giả: Nguyễn Hoàng Trung

Cơn buồn ngủ chợt ập đến. Tân không cách gì cưỡng lại được. Thế là dự định nhìn quê hương thay đổi, sau bao nhiêu năm xa cách dọc trên đường về, tối hôm qua chàng nói với Lan lúc chia tay không tài nào thực hiện. Chung quanh Tân, tiếng ồn ào thăm hỏi nhau, kể chuyện làm ăn nơi xa xứ, lạ lùng lúc thua, lúc được của những người đồng hương, đi cùng một chuyến xe cuối năm trở về quê hương chừng như chựng lại. Lúc này, chàng chỉ còn nghe tiếng gió thổi ngược chiều với hướng xe chạy. Đa số khách đi chuyến cuối cùng này là những kẻ kém may mắn trong chuyện bương chải làm ăn. Tâm tự nhủ "trong số đó có chàng". Suốt cả ngày, Tân ngồi thu mình vào chiếc ghế có một bên là thành xe ngủ gà ngủ gật, nghe đủ thứ kinh nghiệm. Từ cái khó của anh đạp xích lô đường Cộng Hoà Tân Bình về cuộc khủng khoảng thừa xe hon đa ôm, xe tắc xi vừa nhanh vừa rẻ lại không bị đường cấm. Đến anh ngư phủ vùng biển Phú Thọ, Ba Làng An mộng làm ông chủ vườn café lên Đakmil, Đắc Lắc gặp buổi cấm rừng sa vào cơn sốt rét. Cô thợ may đợi lãnh lương cuối năm đến mỏi mòn nhận tiền tạm ứng. Những nỗi bất hạnh khác nhau của nhiều cảnh đời trong mọi người đến với nhau chung một chuyến xe.
Khi xe qua khỏi đèo Bình Đê, một hai lần Tân mở choàng mắt, cố tỉnh táo nói với anh phụ xe : " cho tôi xuống ngã Ba sông Vệ ", cô gái ngồi hàng phía trước quay lại :
- Em cũng xuống ngã ba sông Vệ, mà sợ ngủ quên. Có gì nhờ anh nhắc hộ.
- Tôi cũng đang sợ ngủ quên đây Nói xong Tân lại lơ mơ trong giấc ngủ chập chờn.
Chàng mơ thấy mình đi lạc giữa một rừng mai vàng tỏa hương thơm ngát. Mỗi nụ hoa vàng bé bỏng khẽ rung những cánh mỏng dịu dàng. Giữa những cây mai, có cây mai cổ thụ gìa hàng trăm năm. Cây mai như cây mai nhà nội...Gió bỗng thổi mạnh...trời đất tối sầm. Những bông mai rụng vàng cả đất rừng...và ô kìa Cây mai cổ thụ rùng mình, đất rung chuyển và cây mai trốc gốc bay... Chàng muốn níu lại...chàng với được một sợi rễ dài...cây mai kéo chàng bay xa...bay tít lên tận trời cao...chàng chóng mặt,buông tay ngã nhào xuống đất...
Giật nẩy mình, Tân thức giấc. Bấu trời ngoài khung cửa xe nhỏ hơn khung cửa phòng chàng nhìn ra khoảng sân hẹp có cây mai chiếm gần hết chỗ, cành lá vươn tung bốn phía.
Hồi mới đến cư ngụ đất này, các em Tân còn thơ dại, công việc tập đoàn, hợp tác thời bao cấp thì nhiều mà gia đình chàng thiếu lao động. Trong khi ba chàng cứ hay đi khắp nơi, cố tìm cho được một cây mai con đem về trồng trước sân nhà.
Ớ xứ này, dễ đâu tìm được một cây mai, ai cũng thế.
Song ba chàng vẫn cứ quyết tâm bỏ công đi kiếm, cuối cùng ông cũng mang được một cây con đem về trồng ở đây. Các em Tân lớn lên, chúng thấy nó, hàng năm mỗi độ xuân về những cánh hoa mai vàng tươi trong nắng mới - thật là đẹp tuyệt. Nhưng chẳng đứa nào thích kiểu trồng của ông ba, hàng ngày, ba chàng chăm sóc cây mai tốt tươi, chẳng có vẻ gì là "xương mai" trong thành ngữ " Mình hạc xương mai " cả. Lại còn đừng ngay trước cửa ra vào, chắn ngang đường đi lối lại. Nhất là vào mùa mưa phòng khách nhà Tân luôn bị thiếu ánh sáng, lũ em Tân có đứa đòi thay đổi vị trí của cây mai ra góc sân ngoài, có đứa đề nghị đưa vào chậu kiểng. Chúng nó mua vài cuốn sách nói về kỹ thuật trông bonsai, cây kiểng mang về thuyết phục ba chàng. Nhưng ông ba nhất định không nghe với lời giải thích ngắn gọn " Ba trồng cây mai là để nhớ quê ". Năm nào ba chàng cũng canh được thời điểm "trẩy lá". Để mỗi sáng mồng một Tết, khi anh em Tân tụ họp chúc tuổi Ba Mẹ, nhìn ra cửa thấy trên những cành mai nở những bông hoa đầu tiên trong mùa xuân.

Vườn ông nội Tân ở ngoài quê cũng có cây mai vàng cổ thụ. Tân còn nhớ như in trong trí, hàng năm cứ vào ngày mồng một tết, mỗi lần được theo ba mẹ về mừng tuổi ông bà nội, Tân thường cùng với anh em con cô con bác trèo lên cây mai đùa giỡn. Làm những cánh mai vàng rơi kín một khoảng sân.Những cánh hoa mai màu vàng tươi, sáng lên trong nắng mùa xuân, lả lơi bay trước gió. Ngày đó Tân đã không cảm nhận được cái đẹp như thế nào, nhưng màu vàng của hoa và nắng thực sự hấp dẫn chàng. Còn bây giờ, mấy năm trở lại đây, từ khi có những người Việt bỏ nước ra đi trở về quê cũ xây mồ mả tổ tiên, ba chàng thường hay bồn chồn than thở. "Người ta đi xa hàng vạn dậm mà còn có ngày trở lại, đển ơn đáp nghĩa tổ tiên còn mình sống trên đất nước này, loanh quanh cơm áo riết rồi trở thành những kẻ lưu đày biệt xứ". Mỗi năm qua đi, ba chàng gìa hơn so với tuổi. Ông vẫn chăm chút cho cây mai nhưng Tân tưởng chừng như niềm vui về một mùa xuân của ba chàng không còn nữa. Để bù cho nỗi khát khao một lần trở về quê cũ là thái độ nôn nóng của ba trước cuộc đời. Mấy năm liền, cây mai trước của nhà bị ông "trẩy" lá sớm, trổ hoa sớm. Như năm nay, chưa là những ngày cuối năm, mà cây mai đã trổ lộc đâm chồi, lá non ra xum xuê như cây rừng.

Hồi đầu tháng chạp, khi nhìn cây mai trước nhà nở rộ, mẹ chàng lo lắng :
- Hay là tết này con thu xếp về quê, tiện thể đón thím Hoa vào đây chơi với gia đình mình một thời gian. Tội nghiệp thím, từ ngày dòng họ ly tán, còn lại một mình ngoài quê gánh vác chuyện hương hoả từ đường nhà chồng, (bà thở dài) Con nghĩ, ba con không lẩn thẩn trước tuổi sao được - anh em có liệu định tính qua năm, tháng ba tết thanh minh đưa ba về thăm mồ mả tổ tiên.
Và vì vậy chàng đã về quê trong ngày cuối năm như thế này.
Cùng xuống xe ở ngã ba sông Vệ với Tân có cô gái ngồi hàng ghế trên. Những cơn gió nhẹ, mang cái lạnh của nước sông buổi sớm mai thổi lên làm chàng tỉnh táo dễ chịu hẳn sau một ngày đêm ngồi xe. Tân hỏi trống không :
- Giờ này đã có xe về Mỹ Hoà chưa ?
Cô gái nhìn chàng ngạc nhiên :
- Anh cũng về Mỹ Hoà ?
- Vâng - Chàng trả lời
- Mà sao em không biết.
- Làm sao cô biết cho hết.
- Không (cô gái giọng quả quyết) tất cả những người ở Mỹ Hoà em đều biết - cô nói tiếp - cái xóm nhỏ chỉ còn vài trăm gia đình sống với nhau hết đời nọ qua đòi kia
- Nhưng cô lại không biết tôi.
- Vậy là anh không ở đó.
- Quê tôi ở đó, tôi về Mỹ Hoà ăn tết.
- Lạ thật, cô gái tròn mắt nhìn Tân dò hỏi rồi nói tiếp:
- Hôm nay đã là ngày cuối năm, nếu muốn đi xe anh phải đợi những người đi chợ sớm xin theo về.
- Thế cô định đợi xe hay đi bộ?
- Đã về đến đây rồi, em không đợi được, phải đi bộ thôi.
Tân cùng đi bộ chung đường với cô gái về Mỹ Hoà. Hai mươi năm rồi, trở về quê cũ. Tân lại được đi trên đường đất quanh co dọc theo bờ sông, mà ngày xưa chàng đi học. Quê hương chàng thế đố vẫn ruộng mía bãi dậu, vườn dừa, vườn cà, bờ tre như hàng bao nhiêu năm trước. Có điều bây giờ thì người đông hơn, nhà cửa nhiều hơn, còn tất cả vẫn y nguyên êm đềm. Bầu trời mùa xuân trong xanh khoáng đạt, cơn gió mùa xuân mát dịu, giòng sông trôi lững lờ quanh co, ánh nắng ban mai đang tràn lan khắp trên vạn vật. Thỉnh thoảng, Tân thấy có những cây mai đã nở hoa vàng chào xuân mới. Ba chàng hay nói :"Mai là một loại cây rừng dễ trồng nhưng nếu phải tính toán để có được những bông hoa đầu tiên nở lúc giao thừa là một chuyện hết sức khó. Chẳng những phải "trẩy" lá muộn hơn mấy ngày". Tân nghĩ đến cây mai nhà ông nội, phải hơn trăm tuổi rồi, không biết có ai "trẩy" lá để cho hoa nở vào dịp tết này .
Cô gái đồng hành với Tân kể cho chàng nghe đủ thứ chuyện, cô còn nói :
- Sống ở Sài gòn, suốt ngày gục đầu vào cái bàn máy may, lúc nào cũng kim chỉ, đường may, em như không được sống đúng với độ tuổi của mình. Bây giờ về đây, em nói bù cho một năm sống câm nín như cỗ máy may.
Khi về đến đầu làng, cô gái nói với Tân:
- Em kể chuyện này buồn cười lắm. Hồi mấy năm trước, cây mai nhà một bà già ở gần gia đình em bị kẻ trộm đào trong một đêm rồi mang đi đâu không ai biết. Sáng ra thấy mất cây mai bà già khóc nức nở như cha chết. Rồi cả tuần bà đi khắp làng trên xóm dưới, gặp ai cũng thăm hỏi cây mai, vào nhà nào cũng nói chuyện cây mai.
Tân bàng hoàng nghĩ đến thím Hoa, cô gái đi bên cạnh chàng vẫn thản nhiên nó tiếp :
- Cây mai nhà bà to như cây cổ thụ ai dấu ở nơi nào cho được. Em chắc tụi thanh niên trong làng ghét bà, có cây lớn như thế mà không bao giờ cho ai lấy một cành vào dịp tết, chúng đào phá cho bõ ghét. Chớ ai làm gì được với gốc mai gìa, thế mà bà vẫn đi tìm cả năm. Sau đớ...
- Sau đó thì sao - chàng ngắt lới cô gái
- Bà già đi xin cả trăm cây mai con khắp làng, đem về trồng nơi khoảng sân rộng trước nhà thành nhiều hàng dài. Ai hỏi thì bà nói : trồng thật nhiều để lỡ có mất trộm cũng không mất hết được. Vừa rồi, trong làng có người nói chắc ai đó đã đào gốc mai của bà đem đi bán "bon sai".

Đến khúc quanh Tân chia tay cô gái, đi thêm một đoạn đường nữa, chàng về tới nhà ông nội. Từ ngoài cổng chàng đã nhận được bà thím đang loay hoay cúng, rước ông bà ở gian nhà thờ giữa.
Gốc mai cổ thụ đã không còn như cô gái nói. Tội nghiệp ba, thế mà mới sáng hôm qua ông còn nhắc Tân nhớ đo xem cây mai năm nay được mấy thước hoành.
Chàng bước vội qua khoảng sân rộng, chung quanh dưới chân chàng là màu xanh non lẫn lộn của hàng trăm cây mai con đang vươn mình khoe lộc trong nắng.

12-01-1998



NGUYỄN HOÀNG TRUNG
ĐÊM MƯA CUỐI NĂM

Lúc Lan vừa ra về thì trời đổ mưa. Ban đầu chỉ là những sợi mưa thưa nặng hạt. Thục nhìn ra xa, bầu trời vẫn trong xanh, chắc là mưa từ đám mây lạc loài nào. Nhưng liền sau đó tiếng mưa nhặt hơn, dày lại, làm mịt mù cả những không gian xung quanh. Đám mây đầu tiên đã không còn lạc lõng, bơ vơ. Cả một trời mây đang tụ lại, đổ nước xối xả xuống khu phố, bụi đất của mấy tuần nắng trên những tàn cây lá thấp ở ngoài sân lộ thiên được nước mưa gội sạch. Nước chảy thành dòng trên mặt đường, cuốn trôi theo nó tất cả những rác rưởi mà người ta không kịp thu dọn cuối ngày. Thục nhìn qua màn mưa, những bộ bàn ghế ướt sũng nước ngoài sân, nơi chủ yếu là mặt bằng quán cà phê buổi tối, miệng thầm "đêm nay sẽ được đi ngủ sớm".
Thức khuya qủa là một điều tệ hại và quái ác đối với Thục, thường có thói quen đi ngủ sớm lúc còn ở ngoài quê. Ở đó chẳng có việc gì để người ta phải thức cả. Con đường đêm hắt hiu nắng bụi mưa mù....Rồi những ánh đèn dầu tù mù, vàng vọt từ những ngôi nhà ba gian có cùng kích cỡ cho cả làng. Mỗi tối đến, tiếng cóc, nhái, ễnh ương nơi đồng ruộng xóm sau hoà cùng tiếng chuột sành, dế trũi, dế mèn tuồng như kéo mọi người lên giường, xô tất cả vào giấc ngủ bằng một khúc ru đơn điệu : ngủ đi, ngủ đi...
Đêm cuối cùng, trước ngày dời quê vào làm công ở đây, Thục và Kiên sau khi chia tay vài đứa bạn, định sẽ thức suốt đêm đi loanh quanh cùng thôn cuối xóm như một lời từ gĩa. Vầng trăng khuyết đầu tháng giêng không đủ soi rõ con đường, soi rõ hàng cây hai bên, không đủ cho hai đứa nhìn rõ mặt nhau. Tất cả đều nhập nhòa, mờ mờ trong ánh trăng thượng tuần. Thục bước đi chập choạng bên cạnh Kiên. Chưa đi đến đâu, cơn buồn ngủ đã làm cho Thục quờ quạng từng bước như đi trong mộng du. Xuýt mấy lần bước hụt. Thục giật mình :
- Về thôi Kiên ! Chắc khuya lắm rồi.
- Còn sớm mà, trăng mồng năm chưa lặn, chưa đến mười giờ đâu.
- Nhưng sao Thục buồn ngủ qúa.
- Ngủ trên vai Kiên đi ! Kiên quàng tay qua vai Thục.
- Ngủ thế nào được.
- Thôi thì về vậy ! Giọng Kiên buồn buồn.
Cơn buồn ngủ làm hai mắt Thục dính chặt lại. Đến lúc buông tay Kiên ở đầu ngõ, Thục chạy vội vào nhà, lên giường, nằm chưa kịp tiếc hai đứa chưa nói với nhau câu gì riêng tư thì đã chìm trong khúc ngủ ru : ngủ đi, ngủ đi. Thục ậm ờ trả lời mẹ như âm vang từ cõi xa nào, rồi thiếp đi. Chẳng bù cho ở đây, đêm nào Thục cũng thức một, hai, ba giờ sáng là thường. Thức đến thâm quầng hai mắt, tái xanh mặt mày mà vẫn thức.
Quán cà phê Thục làm có mặt bằng khá rộng. Bàn ghế đặt cả trong nhà lẫn ngoài sân, chiếm một vị trí thuận tiện, gần khu sinh hoạt trung tâm lúc nào cũng đông khách từ sáng đến khuya...Không giống lời bà chủ nói với Thục trong ngày đầu tiên nhận việc :
- Ở đây công việc nhẹ nhàng. Có nhiều thời gian rảnh rỗi trong ngày.
- Dạ !
- Lúc quán vắng, các em sinh hoạt tự do nhưng không được đi đâu.
- Dạ !
Thục đã mừng hụt...Tối nào cũng thức...Thục đôi lúc chợt nhớ tới Kiên và đêm chia tay thượng tuần tháng một..."Giá lúc ấy, mình gắng thức như bây giờ - Chẳng lẽ tình yêu không cần bằng cơm áo ? ".
Từ đầu cơn mưa tới giờ, quán vắng khách. Một phần vì trời mưa, một phần vì đêm cuối năm - Người ta đang quây quần đón Tết, cúng tất niên, chờ đón phút giao thừa thiêng liêng của đêm cũ giao hoà cùng năm mới. Đã mười giờ đêm - Ai mà đến uống cà phê giờ này ! Thục bắt đầu dọn dẹp bàn ghế. Phải chi mà Lan đừng bệnh. Đêm nay Lan ở lại. Hai đứa sẽ chui vào chăn sớm hơn mọi ngày, nói chuyện tào lao và ngủ vùi hồi nào không biết. Sẽ chẳng cần hái lộc chào xuân. Hai mảnh đời lạc loài gặp nhau tại một quán cà phê, cũng làm công cho một bà chủ lắm tiền, chia xẻ cho nhau những mơ ước tầm thường nhất.
Thục làm quen với Lan dễ dàng? Lan lớn hơn Thục hai tuổi, tính tình mau mắn, ưa tâm sự, thỉnh thoảng cũng hơi cay cú cuộc đời. Là con út trong một gia đình nghèo ở gần thành phố. Học xong trung học, ra trường với bằng tốt nghiệp các môn thi đều đúng ở điểm năm. Có lúc Lan cười cay đắng :
- Mình không có duyên nợ sách đèn, học như vẹt, như cuốc kêu, gà mổ cũng chỉ đạt điểm năm trên mười.
- Không duyên nợ thì thôi Lan, Thục cũng vậy, thi đậu đại học, mà không có tiền, cũng đành thôi.
- Sao Thục không kiếm việc vừa làm vừa học ?
- Chuyện đó, may ra nếu có, cũng chỉ giải quyết mình Thục. Còn mấy em nhỏ thì sao ? Ở quê, nhà Thục nghèo lắm. Ba chết từ lúc đứa bé út còn nằm nôi. Một mình mẹ Thục không đương nổi công ăn việc làm.
- Chẳng lẽ Thục định làm công ở đây suốt đời sao ?
- Bây giờ thì vậy, nhưng mai kia tìm được việc làm khác, dư thời giờ rãnh rỗi, Thục sẽ tranh thủ đi học lại.
- Học bằng A, bằng B Anh văn hả ? Lan nhìn Thục cười.
- Cũng học chứ ! Nhưng đó là chuyện sau. Trước mắt phải tốt nghiệp cao đẳng hay đại học nào đó. Kiếm một việc làm ổn định.
- Thục có chí quá ! Cố mà học, còn Lan thì không, bây giờ chỉ việc có chồng nữa là xong.
- Phải anh chàng có râu thường đến đây tìm Lan không ?
- Bây giờ học nữa mệt quá. Lan ầm ừ với Thục rồi đánh trống lảng.
Nhìn đám học trò lớp sau mình đi học ở đây, nhiều lúc Thục tưởng đang chứng kiến những sinh hoạt ở một cảnh đời khác. Các em nhỏ quê Thục đến trường một buổi. Một buổi còn lại về nhà giúp đỡ gia đình đủ thứ mọi công việc, đón trâu, đón bò, trồng khoai, làm ruộng, giống như Thục ngày nào. Để đổi cho được chữ nghĩa của mấy năm sau cùng ở bậc trung học, Thục phải mất đi nhiều thứ trong lứa tuổi học trò mắt ngọc mắt nai... Sự phấn đấu của một cô gái mười tám tuổi vừa làm vừa học, vừa nuôi một mẹ già và mấy đứa em trong thời buổi khó khăn, kinh tế đã vắt kiệt những sức lực mạnh mẽ nhất của lứa tuổi thanh xuân và hình thành trong Thục một nhu cầu thèm ngủ, thèm ngủ đến rã rời.
Cơn gió lạnh ướt nước lùa vào quán không làm Thục rùng mình nổi gai ốc như hồi mới đến. Nhưng lại nhắc nhở đến cơn buồn ngủ bị đè nén "Giá bây giờ được chui vào chăn, ngủ vùi một giấc - đã đời biết bao". Thục đưa tay che miệng ngáp một mình rồi tiếp tục công việc dọn dẹp cuối ngày.

Đồng hồ treo tường đã chỉ hơn mười một giờ. Đang sắp sửa đóng của, tắt điện thì có hai người khách bước vào. Thục cố mở banh hai mắt, chống chọi với cơn buồn ngủ kéo đến, ngao ngán quá sức :
- Da thưa, dùng gì ? Thục hỏi trống không .
- Hai ly cà phê nâu.
- Dạ, gì ạ?
- Hai ly cà phê sữa, người phụ nữ nhắc lại.
- Dạ, cô dùng thêm bánh ngọt, hạt dưa ?
Người phụ nữ ngần ngừ một lát, như ái ngại cho sự mời mọc của Thục, gọi thêm hạt hướng dương.
Thế là cái ao ước được ngủ vùi trong đêm mưa cuối năm của Thục bị một đôi tình nhân xa lạ bắt phải thức theo họ một cách tội nghiệp. Dọn ra cho khách xong, Thục ra phía sau rửa mặt. Nước lạnh làm da Thục tê điếng, tê đau - Lạnh cũng được, miễn là đừng ngủ gà ngủ gật trước mặt họ như một lần mới đến đây làm việc được mấy tuần - Hai người khách cuối cùng ra về lúc nào mà Thục không biết, chừng giật mình thức giấc, chỉ mình Thục trơ trọi với cái quán không, hết hồn sợ đến mấy ngày.
Thay đĩa nhạc khích động cho ồn ào thêm một chút, đỡ buồn ngủ. Trái với lời giáo huấn của bà chủ: "Nhạc cho đêm hôm khuya khoắt phải dịu nhẹ, phải có màu hồng, màu xanh lãng mạn, trữ tình, đưa hồn người vào lãng đãng khói sương". Nhưng đêm nay, Thục mặc kệ.
Cơn gió lạnh bất ngờ ùa vào. Thục xin lỗi hai người khách khép hờ cửa quán. Tiếng nhạc xập xình ồn ào át đi câu chuyện của trao đổi giữa hai người. Mà Thục chắc là đôi tình nhân "không có một cõi để đi về", dù là đêm ba mươi. Thẫn thờ nhìn mưa rơi từng hạt nhỏ. Một cơn mưa lạc lõng thổi đến đây đêm cuối năm, không giống như những cơn mưa suốt cả mùa mưa ở đây. Nó vừa bất ngờ, vừa dài, vừa dai, giống như những cơn mưa ở quê nhà Thục. Đôi mắt lúc nào cũng muốn nhắm lại, Thục lơ mơ nhận ra con đường đất ở quê mình lầy lội dưới mưa. Tiếng côn trùng, ếch, nhái, cóc, ễnh ương ra rả thau-u đêm xung quanh khu vườn nhỏ. Đã lâu rồi, sau cái lần thư Kiên viết toàn những chuyện không đầu, không cuối. Không giống lá thư tình chút nào, Thục không còn tin tức gì của Kiên. Lá thư vừa nhận được của đứa em gái cũng không nghe nó nhắc đến Kiên. Hay là Kiên đã đi đâu rồi? Không còn lặn lội đồng sâu, đồng cạn, vật vã áo cơm ở ngoài quê nữa.
Thanh âm trầm ấm, sôi nổi của người đàn ông làm Thục giật mình quay lại. Đĩa nhạc đã tắt tự bao giờ. Quá ngán những đêm canh thức kiểu này, Thục thường không để ý khách nói gì với nhau. Nghe tai này qua tai bên kia. Đôi khi nghe mà không nhận hiểu được là mình đã nghe gì. Tiếng nói của người phụ nữ nhẹ nhàng, trong sáng, vang lên đầy mệt mỏi. Một nửa như đang quyết liệt, một nửa như sắp phải chào thua làm cho Thục tỉnh táo.
- Em gặp lại Duy vừa ở nước ngoài về, mưa gió phương tây làm cho Duy trẻ lại, trắng trẻo, mập mạp và dễ thương hơn. Duy hỏi thăm anh lúc này ra sao. Nhắc nhiều đến kỷ niệm của ba đứa mình ngày còn đi học. Duy kể, có lần bỏ học cả tuần để viết thư cho em mấy trang thư tỏ tình. Chừng mang đến nhà em, gặp anh lúc đó hình như cũng vừa trao em lá thư, Duy cay đắng trong lòng, nhưng bên ngoài vẫn cứ vui vẻ nói cười, mấy lần, Duy tính trở về. Song về là thua, là đầu hàng, là bỏ cuộc. Cuối cùng, Duy cũng "tương kế, tựu kế" dấu lá thư vào hộp băng cassette trao cho em. Cách đây mấy tuần, cùng ngồi trong quán cà phê như thế này, Duy ngỏ lời cầu hôn với em. Em không ngạc nhiên nhưng bất ngờ hỏi lại "Duy quên Khánh rồi sao ?". Duy trả lời với em là Duy đang sống và chết cho tình yêu của mình. Duy yêu em không phải chỉ là chuyện một tháng, một ngày. Cái thời hoa bướm mộng mơ đã qua rồi. Giọng Duy buồn buồn: "Tụi mình không thể ú tìm, đuổi bắt nhau đến hết đời được". Gần một tháng qua, Duy vừa lịch sự, vừa liều mạng không thể tưởng. Đón em ở nơi làm việc, theo em ra chợ, theo em về nhà, lúc nàocũng săn đón ân cần (im lặng)
- Không! Em không sợ em yêu Duy đâu! Sau những buổi tối chia tay Duy, em thường cố hình dung tất cả mọi chuyện xảy ra giữa em, anh và Duy (im lặng)
- Em không có ý so sánh hai người với nhau. Vì, hơn cả em, anh thừa biết, ở Duy, có những điều anh không bao giờ có và ngược lại. Nhưng em sợ em thay đổi (im lặng)
- Có lẽ, một phần là do tình yêu của Duy tác động em trong thời gian gần đây. Một phần là em đang tự hiểu mình. Nói chung thì cả em, cả anh, cả Duy chẳng ai còn nhiều cơ hội nữa (im lặng)
- Thay đổi lớn và đáng sợ nhất đối với em trong lúc này là tình yêu không là cứu cánh cho cuộc đời em. tình yêu không thực sự lớn và quan trọng như em đã từng quan niệm và sống trong nhiều năm yêu anh (im lặng)
- Em không nói những điều này để mặc cả với anh chuyện gì. Còn gì mù quáng trong các vị thần linh hơn vị thần tình yêu: mù hai mắt, tay giương cung, lưng giắt bó tên lúc nào cũng tiếp tục bắn. Em tự hỏi, mũi tên nào đưọc ông ta bắn ra xuyên qua em, thì còn lại muĩ tên nào xuyên qua anh, xuyên qua Duy...? (im lặng thật lâu)
Hình như, câu chuyện vẫn đang dở chừng. Hai người vẫn còn trao đổi với nhau. Lần này họ nói nhỏ hơn. Thục nghe loáng thoáng tiếng được tiếng mất. Những vang âm yêu thương chung thủy, đầy sức thuyết phục trong giọng nói của người phụ nữ buồn buồn làm Thục liên tưởng tới vầng trăng thượng tuần đêm chia tay cùng Kiên. Thục mang theo vầng trăng khuyết với những ray rứt không rời trong cơn buồn ngủ triền miên.




NGUYỄN HOÀNG TRUNG
BÀI HỌC CUỐI NĂM

Chưa là ngày cuối cùng của một năm, lớp học đã bắt đầu thưa dần, mỗi buổi vắng thêm một ít học viên. Cách đây mấy hôm có lần cả lớp nhốn nháo xin nghỉ, đi ra quán cà phê vui liên hoan, nhưng cô vẫn giữ lớp. Có điều không khí học hàng bắt đầu tẻ nhạt, giảng viên truyền đạt kỹ năng một đường, học viên nghễnh ngãng tiếp thu một nẻo.

Kính là học viên trẻ nhất lớp. Chuyện này coi như nửa may nửa rủi. Lớp học tương đối nghiêm túc, đó là may. Còn rủi ro thì lớn hơn nhiều. Chung quang Kính ai cũng có chút danh phận. Mọi người học không vì kiến thức cần thiết cho bản thân mà chỉ vì một mảnh bằng để đảm bảo cho vị trí đang có sẵn trong xã hội.

Hôm nay lớp họvc ít qúa : Ba học viên. Từ đầu giờ hai anh đã tính chuyện đi về, ai cũng nôn nao tết nhất. Những câu chuyện không đầu, không cuới vượt qua cửa, băng ra sân rồi đi ra đường. - Đã có tiền thuởng chưa ? Một anh hỏi.
- Năm nào chẳng có. Nhỏ như mình, cò con thì được ít.
- Ít là bao nhiêu ?
- Năm, bảy trăm nghìn, còn nhiều thì gấp mấy lần .
- Mấy lần bảy ? Kính buột miệng tham gia vào câu chuyện của hai người.
- Mấy lần cũng xong. Nhận được thì ơn qua nghĩa lại nhiều, rồi lại chẳng đủ thiếu vào đâu.
- Hai lần bảy là mười bốn, năm lần bảy là ba lăm sao thiếu được ? Kính hỏi tiếp.
- Lớn thuyền thì lớn sóng, lớn chuyện phải không ? Thế là hết, cậu nhỏ ạ. Người thứ hai tiếp theo.
Nghe câu chuyện, Kính đâm se thắt cả ruột gan. Ba triệu rưỡi : bốn tạ cà phê nhân. Nếu có được số tiền đó mình sẽ đủ trang trải cho cuộc sống từ nay đến ngày ra trường. Ba học kỳ, một năm rưỡi nữa. Nhưng lấy đâu mà có. Ở thôn quê gia đình chàng thường năm chỉ thu chừng ba tạ cà phê nhân, cộng cả gà, vịt, lợn con, lợn mẹ cũng chẳng được số đó nhân đôi. Rồi tình làng nghĩa xóm : nay nhà này đám cưới, mai nhà kia đám tang. Không như cách giao thiệp vèo một cái hết ba ngày xuân tiêu ma mấy triệu. Nhưng cũng là chuyện đáp nghĩa đền ơn trong tình nghĩa làng xóm.
- Tết này anh có đi chơi xa không ?
Câu chuyện của hai người tiếp tục.
- Năm nào cơ quan cũng tổ chức đi, rồi còn tiệc tùng đình đám nữa, tốn thêm một mớ tiền.
- Đi riết rồi cũng chán. Giọng người thứ nhất đưa đẩy.
- Tôi tính về lại miền Trung thăm quê cũ.
- Lại hương khói cho tiền nhân hả ? Người thứ nhất hỏi.
- Không, tiền nhân đã có đám con cháu ở nước ngoài về dựng bia, xây mộ. Của đáng một làm tới mười, đâu cần tới phiên mình.
- Thế về mà làm gì ? Mồng một lễ tết gì đó cho phải đạo quần thần, xong đến nhà tôi bọn mình đi kiếm chỗ sa đà cho hết mấy ngày xuân. Người thứ nhất rủ rê.
- Không, chắc tết này tôi phải về thăm quê anh ạ.
- Anh còn bà con ruột rà gì ngoài đó không ? Người thứ nhất lại hỏi.
- Không, chẳng còn ai cả. Nhưng tôi muốn trở về quê cũ một lần. Tôi xa quê lâu rồi.
- Thế anh chưa về quê bao giờ à ?
- Có chứ - Người thứ hai nói tiếp sau một lúc ngần ngại - Hồi cách đây bảy, tám năm, con cháu nội ngoại gì đó ở nước ngoài về, rủ nhau xây mả, xây mồ cho tổ tiên, lần đó tôi có tìm về, nhưng lúc xuống xe ngồi nghỉ chân ở quán nước bên đường lòng suy nghĩ vẩn vơ, sau đó tôi lại bỏ đi.
- Chắc anh mặc cảm mình nghèo ?
- Rõ ràng là mình nghèo, nhưng tôi không hề mặc cảm với số anh em dòng tộc ở xa đó. Trước vong linh của những người đã khuất thì giàu hay nghèo là con số không. Có điều, cái cảm giác lạc lõng trên quê hương mình đè nặng trong lòng tôi không làm sao chịu nổi.
- Bây giờ thì anh lại muốn về ?
- Sau đó tôi cứ bị ray rứt mãi. Sao tôi lại không về lúc đó? Tất cả mọi thứ đếu thay đổi, cô thiếu nữ ngày xưa giờ là bà chủ quán tay bế tay bồng không biết tôi là ai hay là gì đi chăng nữa thì đã sao. Nếu không phải để nhìn thấy mọi người thay đổi, ít ra tôi cũng nhận được mình như thế nào.
- Anh lạ thật. Lúc đó không tiện thể về luôn để bây giờ về một mình.
- Tình yêu và cuộc sống phải được chung cùng chia xẻ như thế nào đó. Hơn mười năm xa quê, lúc trở về tôi đã như khách lạ. Huống hồ còn phải làm chứng cho số anh em mang hương khói từ bên kia đại dương về thắp lên mồ mả tổ tiên, nghe họ nói chuyện nguồn cội. Anh thứ hai tâm sự.

Hôm nay cô đến trễ 5 phút, Kính đứng bật dậy chào cô như một phản xạ tự nhiên. Anh thứ nhất đưa ý kiến xin về nhưng cô vẫn duy trì với lập trường : - Nếu lớp còn một người cần học, tôi vẫn giữ lớp.
- Thưa cô, chắc em là người cần học cuối cùng. Kính tiếp lời cô. Nhưng chỉ đến ngày trung tâm có thông báo cho nghỉ tết thôi.
- Thế sau đó em làm gì ?
- Về quê ăn tết chứ làm gì nữa. Anh thứ nhất xen vào .
Trong tiết ngữ pháp cô giảng giải hai thì quá khứ Past perfect và Past perfect continious. Lần đầu tiên, mắt vẫn nhìn lên bục giảng, tai nghe cô nói mà đầu óc Kính để tận đâu đâu không tập trung được. Lẫn lộn ở Kính không bắt đầu ở hai thì quá khứ của tiếng Anh mà là từ những mẩu đối thoại rời rạc của hai anh học viên chung lớp.

Ba đưa Kính vào miền đất kinh tế mới có cây cà phê này từ những hơn 19 năm. Những năm gần đây, tuổi tác, bệnh tật và những công việc nặng nề làm ba suy sụp hẳn. Ông hay nhắc chuyện quê hương và mồ mả tiên tổ. Nhiều lần Kính ngồi nghe đến thuộc trước cả câu chuyện .
- Tổ tiên ta ở làng Văn Bân, phủ Mộ Hoa. Ông tổ 4 đời của con đi về sống ở làng Mỹ Hoà, huyện Đông Sơn. Công điền, công thổ ngày đó họ mình không được chia vì không có tên trong sổ tráng đinh.
- Mộ ông tổ chôn ở gò An Định.
- Ông bà nội nằm đất Cổ Bồng .
Khác với nhiều người gìa trái tính, ba Kính chỉ có mỗi ước ao : được về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn một lần, được đi chân đất trên những con đường làng của tuổi thơ, ra bến sông tắm chung với lũ mục đồng buổi trưa dắt trâu bò ra uống nước. Rồi trở về làng ngang qua bãi cát rộng nắng nóng rát chân.
Lần trước được nghỉ mấy ngày cuối học kỳ, Kính về nhà phụ ba thu hoạch số cà phê Robusta còn lại, gặp lúc trời đổ những cơn mưa muộn; Kính lại nghe ba nói về quê hương.
- Mùa này ngoài quê lụt lội dữ lắm. Lụt lớn thì thật đáng sợ, có thể kéo dài hàng tuần. Người chết, nhà trôi, của cải hoa màu theo nhau ra biển mất mát không kể xiết. Nhưng lụt nhỏ thì thú lắm. Tuổi trẻ ba hay đi bắt dế, những con dế cơm mập mạp trốn nước bò lên bám ở ngọn cây dâu ngoài sông. Trai tráng trong làng thi nhau ra bắt lấy mang về, làm ruột sạch sẽ um với dầu. Bên ngoài trời mưa ướt lạnh, trong nhà nồi cơm đang nóng, nồi dế um trên bếp lửa đem xuống ăn ngon tuyệt.
- Dế mà ngon gì hở ba ? Kính hỏi lại :
- Thế mà ngon tuyệt. Ba cười nói với Kính.
Ba lại nói sang chuyện khác : - Tết năm nay, chắc cũng chẳng nhà nào có được cành mai.
- Đào cũng đẹp như mai chứ có thua gì đâu ba !
Ba Kính ậm ừ :
- Đào thì cũng đẹp. Có khi còn đẹp hơn mai nữa. Thường thì người ta có cái này thì thích được cái kia. Ba không vậy. Nhưng cứ mỗi độ xuân về ba lại tưởng đến một cành mai. Có lẽ tuổi thơ ba đuợc lớn lên trong khu vườn cũ có cây mai ông nội trồng trước sân. Mỗi độ xuân về hoa vàng nở rộ tỏa ra một mùi thơm nhè nhẹ, thoang thoảng trong gió như có, như không, đôi khi ta không cảm nhận được.
Ở đây, trong vườn hoa chợ tết. Kính cũng bắt gặp một vài cành mai. Mỗi lần đi ngang qua, nhìn màu vàng tươi của những cánh hoa mai chen giữa một rừng đào hồng. Có lúc Kính nhận ra vẻ cứng cỏi, mạnh mẽ của màu hoa vàng trên những cành khẳng khiu, xương xẩu. Mấy năm trước, vào những ngày cận tết, Kính xoay sở chút ít tiền, đi vào những vườn xa, mua đào mang ra chợ bán, kiếm thêm chút đỉnh phụ tết cho ba.
Có lúc Kính mơ đến một cành mai mừng tết cho ba. Nhưng giá cả thì đắt quá. Một cành mai bằng giá 5,6 cành đào. Chưa bao giờ Kính thực hiện được. Một năm qua đi, rồi hai năm, ba năm...đến năm nay trời mưa muộn, lạnh sớm. Đào nở trong đầu tháng chạp. Dốc hết tiền trong túi, Kính cũng không vào vườn mua được một cành đào, huống gì cành mai cho ba.
- Kính, em thử viết câu này ở thì past perfect. Tiếng cô gọi làm Kính giật nảy người. Chàng đi lên bảng, cầm viên phấn.
Đổi lần thứ nhất.
- Sai rồi, cô nhắc Kính
Đổi lần thú hai.
Thường trong buổi chiều cuối năm, ba đứng trước bàn thờ ông bà rất lâu. Sau đó, trong bữa cơm tối ba hay nói :
" Tử quy tam xích thổ, nan bảo bách niên phần ". Rồi giảng giải: " Chết vùi ba tấc đất, dễ gì ai giữ được nấm mồ trăm năm ".
- Kính, lại sai rồi ! giọng cô thất vọng.
Đổi lần thứ ba.
Cho mãi đến năm ngoái Kính mới hiểu ra. trở về lại quê cũ dựng bia, xây mồ cho tổ tiên là một yêu cầu càng lúc càng bức bách trong lòng ba. Nhưng lấy gì để về. Cuộc sống của người dân ở nông thôn càng ngày càng bị chênh lệch sinh hoạt mới của xã hội. Nên bà cố thản nhiên với lòng hiếu đạo của mình để cho Kính yên tâm học hành. Tết này ở lại ký túc xá. Nhưng đến ba mươi chắc ba cũng đưúng trước bàn thờ trăn trở muôn vàn cho một chuyến trở về thăm quê, hoàn toàn khác với vẻ thản nhiên thường nhật.
- Thưa cô em không hiểu bài học. Em không tập trung được...Em xin lỗi cô.
Kính để lại viên phấn, trở về chỗ ngồi của mình, nghe tiếng cô thở dài sau lưng.



Cơn buồn ngủ chợt ập đến. Tân không cách gì cưỡng lại được. Thế là dự định nhìn quê hương thay đổi, sau bao nhiêu năm xa cách dọc trên đường về, tối hôm qua chàng nói với Lan lúc chia tay không tài nào thực hiện. Chung quanh Tân, tiếng ồn ào thăm hỏi nhau, kể chuyện làm ăn nơi xa xứ, lạ lùng lúc thua, lúc được của những người đồng hương, đi cùng một chuyến xe cuối năm trở về quê hương chừng như chựng lại. Lúc này, chàng chỉ còn nghe tiếng gió thổi ngược chiều với hướng xe chạy. Đa số khách đi chuyến cuối cùng này là những kẻ kém may mắn trong chuyện bương chải làm ăn. Tâm tự nhủ "trong số đó có chàng". Suốt cả ngày, Tân ngồi thu mình vào chiếc ghế có một bên là thành xe ngủ gà ngủ gật, nghe đủ thứ kinh nghiệm. Từ cái khó của anh đạp xích lô đường Cộng Hoà Tân Bình về cuộc khủng khoảng thừa xe hon đa ôm, xe tắc xi vừa nhanh vừa rẻ lại không bị đường cấm. Đến anh ngư phủ vùng biển Phú Thọ, Ba Làng An mộng làm ông chủ vườn café lên Đakmil, Đắc Lắc gặp buổi cấm rừng sa vào cơn sốt rét. Cô thợ may đợi lãnh lương cuối năm đến mỏi mòn nhận tiền tạm ứng. Những nỗi bất hạnh khác nhau của nhiều cảnh đời trong mọi người đến với nhau chung một chuyến xe.
Khi xe qua khỏi đèo Bình Đê, một hai lần Tân mở choàng mắt, cố tỉnh táo nói với anh phụ xe : " cho tôi xuống ngã Ba sông Vệ ", cô gái ngồi hàng phía trước quay lại :
- Em cũng xuống ngã ba sông Vệ, mà sợ ngủ quên. Có gì nhờ anh nhắc hộ.
- Tôi cũng đang sợ ngủ quên đây Nói xong Tân lại lơ mơ trong giấc ngủ chập chờn.
Chàng mơ thấy mình đi lạc giữa một rừng mai vàng tỏa hương thơm ngát. Mỗi nụ hoa vàng bé bỏng khẽ rung những cánh mỏng dịu dàng. Giữa những cây mai, có cây mai cổ thụ gìa hàng trăm năm. Cây mai như cây mai nhà nội...Gió bỗng thổi mạnh...trời đất tối sầm. Những bông mai rụng vàng cả đất rừng...và ô kìa Cây mai cổ thụ rùng mình, đất rung chuyển và cây mai trốc gốc bay... Chàng muốn níu lại...chàng với được một sợi rễ dài...cây mai kéo chàng bay xa...bay tít lên tận trời cao...chàng chóng mặt,buông tay ngã nhào xuống đất...
Giật nẩy mình, Tân thức giấc. Bấu trời ngoài khung cửa xe nhỏ hơn khung cửa phòng chàng nhìn ra khoảng sân hẹp có cây mai chiếm gần hết chỗ, cành lá vươn tung bốn phía.
Hồi mới đến cư ngụ đất này, các em Tân còn thơ dại, công việc tập đoàn, hợp tác thời bao cấp thì nhiều mà gia đình chàng thiếu lao động. Trong khi ba chàng cứ hay đi khắp nơi, cố tìm cho được một cây mai con đem về trồng trước sân nhà.
Ớ xứ này, dễ đâu tìm được một cây mai, ai cũng thế.
Song ba chàng vẫn cứ quyết tâm bỏ công đi kiếm, cuối cùng ông cũng mang được một cây con đem về trồng ở đây. Các em Tân lớn lên, chúng thấy nó, hàng năm mỗi độ xuân về những cánh hoa mai vàng tươi trong nắng mới - thật là đẹp tuyệt. Nhưng chẳng đứa nào thích kiểu trồng của ông ba, hàng ngày, ba chàng chăm sóc cây mai tốt tươi, chẳng có vẻ gì là "xương mai" trong thành ngữ " Mình hạc xương mai " cả. Lại còn đừng ngay trước cửa ra vào, chắn ngang đường đi lối lại. Nhất là vào mùa mưa phòng khách nhà Tân luôn bị thiếu ánh sáng, lũ em Tân có đứa đòi thay đổi vị trí của cây mai ra góc sân ngoài, có đứa đề nghị đưa vào chậu kiểng. Chúng nó mua vài cuốn sách nói về kỹ thuật trông bonsai, cây kiểng mang về thuyết phục ba chàng. Nhưng ông ba nhất định không nghe với lời giải thích ngắn gọn " Ba trồng cây mai là để nhớ quê ". Năm nào ba chàng cũng canh được thời điểm "trẩy lá". Để mỗi sáng mồng một Tết, khi anh em Tân tụ họp chúc tuổi Ba Mẹ, nhìn ra cửa thấy trên những cành mai nở những bông hoa đầu tiên trong mùa xuân.

Vườn ông nội Tân ở ngoài quê cũng có cây mai vàng cổ thụ. Tân còn nhớ như in trong trí, hàng năm cứ vào ngày mồng một tết, mỗi lần được theo ba mẹ về mừng tuổi ông bà nội, Tân thường cùng với anh em con cô con bác trèo lên cây mai đùa giỡn. Làm những cánh mai vàng rơi kín một khoảng sân.Những cánh hoa mai màu vàng tươi, sáng lên trong nắng mùa xuân, lả lơi bay trước gió. Ngày đó Tân đã không cảm nhận được cái đẹp như thế nào, nhưng màu vàng của hoa và nắng thực sự hấp dẫn chàng. Còn bây giờ, mấy năm trở lại đây, từ khi có những người Việt bỏ nước ra đi trở về quê cũ xây mồ mả tổ tiên, ba chàng thường hay bồn chồn than thở. "Người ta đi xa hàng vạn dậm mà còn có ngày trở lại, đển ơn đáp nghĩa tổ tiên còn mình sống trên đất nước này, loanh quanh cơm áo riết rồi trở thành những kẻ lưu đày biệt xứ". Mỗi năm qua đi, ba chàng gìa hơn so với tuổi. Ông vẫn chăm chút cho cây mai nhưng Tân tưởng chừng như niềm vui về một mùa xuân của ba chàng không còn nữa. Để bù cho nỗi khát khao một lần trở về quê cũ là thái độ nôn nóng của ba trước cuộc đời. Mấy năm liền, cây mai trước của nhà bị ông "trẩy" lá sớm, trổ hoa sớm. Như năm nay, chưa là những ngày cuối năm, mà cây mai đã trổ lộc đâm chồi, lá non ra xum xuê như cây rừng.

Hồi đầu tháng chạp, khi nhìn cây mai trước nhà nở rộ, mẹ chàng lo lắng :
- Hay là tết này con thu xếp về quê, tiện thể đón thím Hoa vào đây chơi với gia đình mình một thời gian. Tội nghiệp thím, từ ngày dòng họ ly tán, còn lại một mình ngoài quê gánh vác chuyện hương hoả từ đường nhà chồng, (bà thở dài) Con nghĩ, ba con không lẩn thẩn trước tuổi sao được - anh em có liệu định tính qua năm, tháng ba tết thanh minh đưa ba về thăm mồ mả tổ tiên.
Và vì vậy chàng đã về quê trong ngày cuối năm như thế này.
Cùng xuống xe ở ngã ba sông Vệ với Tân có cô gái ngồi hàng ghế trên. Những cơn gió nhẹ, mang cái lạnh của nước sông buổi sớm mai thổi lên làm chàng tỉnh táo dễ chịu hẳn sau một ngày đêm ngồi xe. Tân hỏi trống không :
- Giờ này đã có xe về Mỹ Hoà chưa ?
Cô gái nhìn chàng ngạc nhiên :
- Anh cũng về Mỹ Hoà ?
- Vâng - Chàng trả lời
- Mà sao em không biết.
- Làm sao cô biết cho hết.
- Không (cô gái giọng quả quyết) tất cả những người ở Mỹ Hoà em đều biết - cô nói tiếp - cái xóm nhỏ chỉ còn vài trăm gia đình sống với nhau hết đời nọ qua đòi kia
- Nhưng cô lại không biết tôi.
- Vậy là anh không ở đó.
- Quê tôi ở đó, tôi về Mỹ Hoà ăn tết.
- Lạ thật, cô gái tròn mắt nhìn Tân dò hỏi rồi nói tiếp:
- Hôm nay đã là ngày cuối năm, nếu muốn đi xe anh phải đợi những người đi chợ sớm xin theo về.
- Thế cô định đợi xe hay đi bộ?
- Đã về đến đây rồi, em không đợi được, phải đi bộ thôi.
Tân cùng đi bộ chung đường với cô gái về Mỹ Hoà. Hai mươi năm rồi, trở về quê cũ. Tân lại được đi trên đường đất quanh co dọc theo bờ sông, mà ngày xưa chàng đi học. Quê hương chàng thế đố vẫn ruộng mía bãi dậu, vườn dừa, vườn cà, bờ tre như hàng bao nhiêu năm trước. Có điều bây giờ thì người đông hơn, nhà cửa nhiều hơn, còn tất cả vẫn y nguyên êm đềm. Bầu trời mùa xuân trong xanh khoáng đạt, cơn gió mùa xuân mát dịu, giòng sông trôi lững lờ quanh co, ánh nắng ban mai đang tràn lan khắp trên vạn vật. Thỉnh thoảng, Tân thấy có những cây mai đã nở hoa vàng chào xuân mới. Ba chàng hay nói :"Mai là một loại cây rừng dễ trồng nhưng nếu phải tính toán để có được những bông hoa đầu tiên nở lúc giao thừa là một chuyện hết sức khó. Chẳng những phải "trẩy" lá muộn hơn mấy ngày". Tân nghĩ đến cây mai nhà ông nội, phải hơn trăm tuổi rồi, không biết có ai "trẩy" lá để cho hoa nở vào dịp tết này .
Cô gái đồng hành với Tân kể cho chàng nghe đủ thứ chuyện, cô còn nói :
- Sống ở Sài gòn, suốt ngày gục đầu vào cái bàn máy may, lúc nào cũng kim chỉ, đường may, em như không được sống đúng với độ tuổi của mình. Bây giờ về đây, em nói bù cho một năm sống câm nín như cỗ máy may.
Khi về đến đầu làng, cô gái nói với Tân:
- Em kể chuyện này buồn cười lắm. Hồi mấy năm trước, cây mai nhà một bà già ở gần gia đình em bị kẻ trộm đào trong một đêm rồi mang đi đâu không ai biết. Sáng ra thấy mất cây mai bà già khóc nức nở như cha chết. Rồi cả tuần bà đi khắp làng trên xóm dưới, gặp ai cũng thăm hỏi cây mai, vào nhà nào cũng nói chuyện cây mai.
Tân bàng hoàng nghĩ đến thím Hoa, cô gái đi bên cạnh chàng vẫn thản nhiên nó tiếp :
- Cây mai nhà bà to như cây cổ thụ ai dấu ở nơi nào cho được. Em chắc tụi thanh niên trong làng ghét bà, có cây lớn như thế mà không bao giờ cho ai lấy một cành vào dịp tết, chúng đào phá cho bõ ghét. Chớ ai làm gì được với gốc mai gìa, thế mà bà vẫn đi tìm cả năm. Sau đớ...
- Sau đó thì sao - chàng ngắt lới cô gái
- Bà già đi xin cả trăm cây mai con khắp làng, đem về trồng nơi khoảng sân rộng trước nhà thành nhiều hàng dài. Ai hỏi thì bà nói : trồng thật nhiều để lỡ có mất trộm cũng không mất hết được. Vừa rồi, trong làng có người nói chắc ai đó đã đào gốc mai của bà đem đi bán "bon sai".

Đến khúc quanh Tân chia tay cô gái, đi thêm một đoạn đường nữa, chàng về tới nhà ông nội. Từ ngoài cổng chàng đã nhận được bà thím đang loay hoay cúng, rước ông bà ở gian nhà thờ giữa.
Gốc mai cổ thụ đã không còn như cô gái nói. Tội nghiệp ba, thế mà mới sáng hôm qua ông còn nhắc Tân nhớ đo xem cây mai năm nay được mấy thước hoành.
Chàng bước vội qua khoảng sân rộng, chung quanh dưới chân chàng là màu xanh non lẫn lộn của hàng trăm cây mai con đang vươn mình khoe lộc trong nắng.

12-01-1998
lazyboy
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $2,394
Posts: 283
Joined: 08 Aug 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng lazyboy từ: Mười Đậu, binhbinh

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 44 guests