Đông Châu Liệt Quốc - Phùng Mộng Long

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Hồi 44

Postby Christiane » 06 Sep 2006

hồi 44

Thúc Thiêm lâm hình cãi vua Tấn
Huyền Cao giả mệnh khao quân Tần


Tần Mục công giảng hòa riêng với nước Trịnh, kết lập điều ước, rồi rút quân về. Tấn Văn công nổi giận. HỖ Yến nói rằng :
Quân Tần dẫu đi, nhưng cũng chưa xa, tôi xin đem quân đi đuổi đánh Quân Tần đã có lòng về thì tất không có chí muốn đánh, tôi chắc rằng chỉ một trận là đủ phá được quân Tần ; ta đã phá được quân Tần thì quân Trịnh sẽ mất vía, không đợi đánh mà tự khắc phải hàng.
Tấn Văn công nói :
- Không nên ! Ngày xưa ta nhờ sức vua Tần mà được phục quốc, nếu không có vua Tần thì sao ta được thế này ? Thành đắc Thần vồ lễ với ta, mà ta còn lui quân ba xá để trả ơn nước Sở, huống chi là vua Tần ! Vả không có quân Tần, ta cũng vây nổi nước Trịnh, chứ có lo gì !
Nói xong, liền chia quân mấy mặt, cứ việc vây thành nước Trịnh. Trịnh Văn công lại bảo Chúc Vũ rằng :
Tần chịu lui quân là nhờ sức nhà ngươi, nhưng quân Tấn chưa lui thì biết làm thế nào ?
Chúc Vũ nói :
Tôi nghe nói vua Tấn yêu công tử Lan lắm, nay ta sai người đón công tử Lan về mà giáng hòa thì tất thế nào vua Tấn cũng thuận cho
Trịnh Văn công nói :
- việc này lại phải nhờ đến lão đại phu đi giúp cho mới được.
Thạch Thân Phủ nói với Trịnh Văn công rằng :
- Chúc Vũ nhọc lắm rồi, để tôi xin đi thay.
Nói xong, liền đem lễ vật đến dinh Tấn Văn công, xin vào yết kiến. Tấn Văn công cho vào. Thạch Thân Phủ sụp lạy dâng lễ vật nói với Tấn Văn công rằng :
Chúa công tôi vì cớ ở gần nước Sở, vậy nên không dám ra mặt chống cự với Sở, nhưng kỳ thực vẫn thần phục nhà vua. Nay. nhà vua đem quân đến đánh, chúa công tôi' biết tội đã nhiều, sai tôi đem những bảo vật của cha ông để lại đến dâng nhà vua để tạ tội. Chúa công tôi có người em là công tử Lan, lâu nay được hầu hạ nhà vua, xin nhà vua vì tình công tử Lan mà cho nước tôi được giáng hòa ; xin nhà vua cho công tử Lan về giám sát quyền chính nước Trịnh, công Tử Lan ngày ngày có mặt, nước tôi đâu dám đổi lòng.
Tấn Văn cồng nói :
Nước ngươi lập kế khiến cho Tần lui quân là có ý khinh ta một mình không hạ nổi nước Trịnh ; nay lại xin giảng hòa, chẳng qua là muốn dùng kế hoãn binh để đợi quân Sở đến cứu viện đó thôi. Nay muốn cho ta lui quân thì tất phải theo ta hai điều.
Thạch Thân Phủ nới :
- Hai điều ấy là gì, xin nhà vua dạy cho.
Tấn Văn công nói :
- Một là phải lập công tử Lan làm thế tử ; hai là phải đem Thúc Thiêm sang nộp ta, có như thế mới tỏ rõ tấm lòng thành thực của Trịnh hầu được.
Thạch Thân Phủ về nói với Trịnh Văn công. Trịnh Văn công nói :
Ta chưa có con trai, mà công tử Lan thì ngày xưa có ứng vào mộng triệu, nay lập làm thế tử cũng có thể được ; còn Thúc Thiêm là bề tôi tay chân của ta, ta bỏ đi thế nào cho đành !
Thúc Thiêm nói :
- Vua Tấn đòi nộp tôi, nếu tôi không sang thì không chịu lui quân, vậy thì có đâu tôi dám sự chết mà để nỗi lo cho chúa công. Xin chúa công cứ cho tôi đi.
Trịnh Văn công nói :
Ta không muốn để cho nhà ngươi đi, vì nhà ngươi đi thì tất phải chết !
Thúc Thiêm nói :
- Chúa công không nỡ để cho tôi chết, mà nỡ để cho trăm họ phải chịu lầm than khổ sở hay sao ? BỎ một mạng tôi mà cứu được trăm họ, chúa công tiếc gì !
Trịnh Văn công ứa nước mắt cho đi. Thạch Thân Phủ đưa Thúc Thiêm sang nộp Tấn Văn công, và xin đón công tử Lan về để lập làm thế tử. Tấn Văn công bằng lòng, bảo Thạch Thân Phú hãy đợi ở trong dinh, rồi sai HỒ Yến đến Đông ĐÔ triệu công tử Lan.
Khi Tấn Văn công trông thấy Thúc Thiêm thì quát to lên mà mắng rằng :
Nhà ngươi cầm quyền chính nước Trịnh mà để cho vua Trịnh thất lễ với ta, đó là một tội ; nước Trịnh đã dự hội với ta, mà sau lại bội ước, đó là hai tội !
Nói xong, liền sai quân sĩ đem vạc ra, sắp sửa để nấu Thúc Thiêm. Thúc Thiêm vẫn cứ nghiễm nhiên, không sợ hái gì cả, chắp tay mà nói với Tấn Văn công rằng :
Tôi đành phận chết, nhưng xin nhà vua hãy cho tôi nói hết lời.
Tấn Văn công nói :
- Nhà ngươi nói điều gì ?
Thúc Thiêm nói :
Khi trước nhà vua qua nước tôi, tôi có nói với chúa công tôi rằng : nhà vua là người hiền minh, mà các người đi theo hầu lại toàn là những bậc tài giỏi cả, vậy thì khi về nước tất làm bá chủ ; đến khi nhà vua hội chư hầu ở đất ôn ấp, tôi lại khuyên chúa công tôi một lòng thờ Tấn, chớ có bội ước, nhưng trời làm hại nước tôi, khiến cho lời
nói của tôi không được dùng. Nay nhà vua đòi bắt tôi, chúa công tôi cũng thương là vô tội, toan không cho đi ; tôi xin liều một mình tôi để cứu cho trăm họ. Phàm người ta, việc gì cũng liệu trước được, thế là trí ; một lòng giúp nước, thế là trung ; không tránh hoạn nạn, thế là dũng ; liều mình để cứu trăm họ, thế là nhân. CÓ người bề tôi đủ cả nhân, trí, trung, dũng như thế thì cố nhiên theo pháp luật nước Tấn phải đem bỏ vào vạc mà nấu !
Nói xong, tay nắm tai vạc mà kêu to lên rằng :
- Từ nay trở đi, những người làm bề tôi, nên lấy Thúc Thiêm này làm răn ?
Tấn Văn công hoảng hốt, liền thuyền tha ngay Thúc Thiêm rồi nói với Thúc Thiêm rằng :
- Ta thử nhà ngươi đó thôi ! Nhà ngươi thật là một người giỏi !
Từ đó Thúc Thiêm được kính trọng và hậu đãi khác thường.
được mấy ngày thì công tử Lan ở Đông ĐÔ đến. Tấn Văn công báo cho biết sự thể nước Trịnh đón về, lại bảo Thúc Thiêm và bọn Thạch Thân Phủ lấy lễ thế tử mà yết kiến công tử Lan, rồi rước vào trong thành nước Trịnh. Trịnh Văn công lập công tử Lan làm thế tử. Bấy giờ Tấn Văn công mới rút quân về nước. Năm ấy, Ngụy Thù say rượu, ngã xe gãy tay, bệnh cũ lại phát, rồi hộc máu ra mà chết. Tấn Văn công cho
con Ngụy Thù là Ngụy Khỏa được nối quan tước. Chưa được bao lâu, HỒ Mao và HỖ Yến cũng đều ốm chết cả. Văn công thương xót vô cùng khóc mà rằng :
- Ta được thoát hoạn nạn mà có ngày nay là sức của hai quốc cữu, chẳng ngờ hai quốc cữu lại bỏ ta mà đi, khiến cho ta như người mất cánh tay phải, thương ôi !
Tư Thần nói với Tấn Văn công rằng :
- Chúa công tiếc tài hai vị HỒ quốc cữu, tôi xin cử một người khác cũng có tài làm khanh tướng được.
Tấn Văn công nói :
- Nhà ngươi định cử ai ?
Tư Thần nói :
- Ngày trước tôi đi sứ qua đổng Ký Giã, thấy một người đang cày ruộng ; người vợ đem cơm đến bờ ruộng, hai tay bưng đưa cho chồng, chồng cũng kính trọng mà đỡ lấy. Lúc người chồng ăn thì người vợ đứng hầu ở bên cạch, chỉ hai vợ chồng với nhau, mà còn kính trọng nhau như khách lạ, huống chi là khi đối với người khác. Tôi nghe nói người biết giữ lễ phép là người có đức hạnh, nên tôi đến hỏi họ tên thì ra đó là con trai của Khước Nhuế, tên gọi Khước Khuyết. Nếu nước Tấn ta dùng được người ấy thì cũng chẳng kém gì HỒ quốc cữu.
Tấn Văn công nói :
Cha có tội, chẳng lẽ lại dùng con ư ?
Tư Thần nói :
- Nghiêu, Thuấn là thánh nhân mà có con là Đan Chu và Thương Quân là người bất đức ; Cổn là người ác mà có con là vua Vũ là bậc thánh nhân, thế mới biết thiện ác không phải là cha truyền con nối. Sao chúa công lại nghĩ đến điều ác của cha mà bỏ cái tài hữu dụng của con ?
Tấn Văn công khen phải mà bảo rằng :
- Nhà ngươi triệu Khước Khuyết đến đây cho ta.
. Tư Thần nói :
Nguyên tôi sợ người ấy trốn sang nước khác thì người ta dùng mất, vậy đã mời về ở tại nhà tôi. Xin chúa công sai sứ đến triệu, mới phải đạo cầu hiền.
Tấn Văn công theo lời sai nội thị đem áo bào mũ giải đi mời Khước Khuyết. Khước Khuyết sụp lạy mà từ chối rằng :
Tôi là một kẻ nông phu Ởø Ký Giã, chúa công nghĩ đến tội cha tôi mà khoan dung cho cũng đã đội ơn lắm rồi, đâu còn dám lạm dự quan tước.
NỘI thị về nói với Tấn Văn công. Tấn Văn công hai ba lần sai nội thị khuyên mời, Khước Khuyết mới đội mũ mặc áo vào triều.
Khước Khuyết mình dài chín thước, mũi cao mặt to, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông. Tấn Văn công trông thấy mừng lắm, liền cho Tư Thần làm chánh tướng ở đạo hạ quân, mà lấy Khước Khuyết làm phó tướng Nước Tấn lại mới lập ra hai đạo quân là : tân thượng quân và tân hạ quân. Tân Thượng quân thì cho Triệu Thôi làm chánh tướng, mà lấy Cơ Trịnh làm phó tướng. Tân hạ quân thì cho Tư Anh (Con Tư Thần) làm chánh tướng, mà lấy Tiên ĐÔ làm phó tướng.
Sở Thành vương nghe tin nước Tấn sửa sang quân chính có ý sợ hãi, mới sai quan đại phu là Đấu Chương xin giảng hòa. Tấn Văn công nghĩ đến ơn cũ, cũng bằng lòng, sai quan đại phu là Dương Xử Phủ sang ăn thề với nước Sở.
Trịnh Văn công mất năm 24 đời Chu Tương vương. Triều thần tôn công tử Lan lên nối ngôi, tức là Trịnh Mục công, quả ứng vào cái triệu nằm mộng thấy cành hoa lan ngày trước. Mùa đồng năm ấy, Tấn Văn công ốm nặng, gọi bọn Triệu Thôi, Tiên Chẩn, HỒ Xạ CÔ và Dương Xử Phủ vào nghe di mệnh , để sau phù tá thế tử hoan nối được
nghiệp bá. Lại sợ các vị công tử khác có lòng tranh cạnh, mới cho công tử Ung (con nàng ĐỖ Kỳ) sang làm quan ở nước Tần ; công tử Lạc (con nàng Doanh Thần) sang làm quan ở nước trần ; còn người con bé là Hắc điền thì cho sang làm quan ở nhà Chu, để cầu thân với thiên tử.
Tấn Văn công mất, ở ngôi được tám năm, thọ 68 tuổi. Thế tử Hoan lên nối ngôi, tức là Tấn Tương Công Tấn Tương công rước linh cữu Tấn Văn công đưa ra quàn ở đất Khúc ốc. Khi ra khỏi cửa thành, tự nhiên trong linh cữu có tiếng kêu to như tiếng trâu rống, mà linh cữu thì nặng lắm, xe không đi được. Triều thần từ lớn đến nhỏ ai cũng sợ hãi.
Quan thái bốc là Quách Yển bói một quẻ, rồi đoán trong quẻ bói rằng :
Trong mấy ngày qua thì có giặc tự tây phương đến, nhưng quân ta đánh được, bởi vậy tiên quân báo trước cho chúng ta biết.
Triều thần lạy tạ ở trước linh cữu. Bấy giờ linh cữu lại đi được như thường Tiên Chẩn nói : "Tây phương tức là nước Tần", liền sai người đi do thám tin nước Tần.
Lại nói chuyện ba tướng nước Tần là Kỷ TỬ, Phùng Tôn và Dương Tồn đóng quân để phòng ngự cho nước Trịnh, thấy nước tấn đưa công tử lan về lập làm thế tử và giải vây cho nước trịnh thì lấy làm tức giận nói:
Chúng ta đóng quân ở đây để giúp nước trịnh đối phó với nước tấn, ai ngờ trịnh lại đầu hàng nước tấn, vậy công chúng ta thật uổng .
Nói xong, liền sai người mật báo với Tần Mục công. Tần Mục công trong lòng cũng có ý giận, nhưng nể Tấn Văn công, không dám nói ra, đến lúc công tử Lan lên làm vua nước Trịnh, tiếp đãi bọn Kỷ Tử cũng không ra gì. Kỷ Tử mới cùng với Phùng Tôn và Dương Tôn thương nghị rằng: .
- Chúng ta đóng đồn ở đây, không biết bao giờ cho xong việc, chi bằng ta mật tâu với chúa công đem quan sang đây để đánh úp nước Trịnh thì chúng ta kiếm được lợi to mà về.
Trong khi ba người đang thương nghị với nhau, thì lại nghe tin Tấn Văn công mất. Kỷ Tử liền chấp tay lên trán mà nói :
đó là lòng trời muốn giúp cho chúng ta được thành công đó ?
Kỷ Tử sai người tâm phúc về mật tâu với Tần Mục công rằng :
Nước Trịnh giao cho chúng tôi giữ mặt Bắc môn, nếu chúa công cho một đạo quân lẻn sang đánh Trịnh, thì đã có chúng tôi làm nội ứng, vậy tất phá vỡ được. Nước Tấn đang có tang, tất không sang cứu nước trịnh và vua Trịnh cũng mới lên nối ngôi, việc phòng thủ chưa được cẩn thận lắm, chúa công chớ nên bỏ mất cơ hội này.
Tần Mục công tiếp được mật thư liền cùng với Kiển Thúc và Bách Lý Hề thương nghị. Kiển Thúc và Bách Lý Hề đồng thanh mà can rằng :
- Nước Tần ta xa cách Trịnh, kể hàng nghìn dặm, không thể chiếm cứ lấy nước Trịnh được, chẳng qua chỉ lấy được của cải đem về mà thôi. Ta đem quân đi nghìn dặm, tài nào mà che được tai mắt thiên hạ, nếu kẻ kia biết mà phòng thủ trước, có phải là ta uổng công khó nhọc không ? Vả mới đây mình đem quân sang để giữ hộ nước cho
người ta mà nay lại đánh, sao gọi là tín được ? Nhân lúc người ta có tang mà đánh, sao gọi là nhân được ? Việc này nếu thành thì cái lợi cũng nhỏ thôi mà nếu không thành thì cái bại lớn lầm, thế sao gọi là trí được ? Mất cả ba điều ấy, thì chúng tôi không thấy việc này nên làm ở chỗ nào đây.
Tần Mục công phật ý đáp rằng :
- Ta đây, ba lần lập vua cho nước Tấn, hai lần dẹp loạn cho nước Tấn, uy danh lừng lẫy khắp thiên hạ. Chỉ vì vua Tấn đánh được quân sở ở Thành Bộc, vậy nên ta nhường cho Tấn làm bá chủ, nay vua Tấn tạ thế rồi, thiên hạ chẳng còn ai địch nổi ta. Nước Trịnh theo Tấn chẳng qua như con chim tựa người, có lúc cũng phải bay đi, chi bằng ta nhãn cơ hội này sang diệt nước Trịnh, rồi đổi cho Tấn mà lấy đất Hà Đông thì Tấn tất phải nghe, sao lại bảo rằng không lợi ?
Kiến Thúc lại nói :
Sao chúa công không sai người sang viếng tang nước Tấn, nhân tiện mà viếng tang nước Trịnh để dò xem tình hình nước Trịnh có nên đánh hay không ? Chớ nên nghe lời bọn Kỷ Tử vội.
Tần Mục công nói : .
Nếu đợi đi viếng tang, rồi mới đem quân sang đánh thì những đi cùng về đã gần một năm, cái đạo dùng binh phải như sét đánh ngang trời, không kịp bưng tai mới được. Nay nhà ngươi già lẫn rỗi không hiểu điều ấy !
Nói xong, liền sai người mật báo cho bọn Kỷ Tử biết trước rằng đến thượng tuần tháng hai thì đem quân tới Bắc môn để đánh Trịnh, rồi tức khắc cho mạnh Minh (con Bách Lý Hề) làm chánh tướng, Tây Khất Thuật và Kiến Bính (con Kiến Thúc) làm phó tướng đem hơn hai nghìn quân thẳng đường tiến sang nước Trịnh. Khi Mạnh Minh
và Kiến Bính đem quân đi, Bách Lý Hề cùng với Kiến Thúc ra tiễn, khóc mà bảo rằng :
Than ôi ? Ta trông thấy con đi, mà không được trông thấy con về ?
Tần Mục công giận lắm, sai người trách Bách Lý Hề và Kiến Thúc rằng :
Sao nhà ngươi lại dám khóc quân ta, muốn làm cho quân ta ngã lòng hay sao ?
Bách Lý Hề và Kiến Thúc nói :
Chúng tôi có dám khóc quân sĩ đâu, chỉ khóc riêng con chúng tôi mà thôi.
Kiến Bính thấy cha khóc, toan từ chối không đi. Kiến Thúc nói :
Cha con ta ăn lộc nước Tần bấy lâu, nay con chết để báo ơn nước Tần cũng là phải đạo !
Nói xong, liền đưa cho Kiến Bính một bức thư, niêm phong rất kỹ, lại dặn một câu rằng :
Con cứ theo lời dặn trong thư này ?
Kiến Bính vâng lời rồi đi, nhưng trong lòng vừa nghi hoặc, vừa buồn rầu, chỉ có Mạnh Minh cậy tài vũ dũng, chắc là thế nào cũng thành công không cần nghĩ ngợi. Khi đại binh đã đi rồi, Kiến Thúc cáo ốm không vào triều và xin từ chức. Tần Mục công cố ép mãi, Kiến Thúc cáo là ốm nặng, rồi xin về ở diệt Thôn. Bách Lý Hề đến nhà hỏi thăm, bảo Kiến Thúc rằng :
Tôi không phải là không biết cơ mà từ chức đâu, sở dĩ còn ở lại đây là còn mong có ngày được trông thấy mặt con tôi. CÓ điều gì xin Ngô huynh chi bảo cho.
Kiến Thúc nói :
- Quân Tần ta đi chuyến này tất thua, hiền đệ nên mật báo công tôn Chi sắp thuyền bè ở sông Hoàng Hà, may ra các tướng thoát được thì đón về. Nhớ kỹ, nhớ kỹ !
Tần Mục công nghe nói Kiến Thúc quyết chí xin về làm ruộng, thì ban cho vàng đỏ hai mươi cân, lụa hoa một trăm tấm. Các quan đều đi tiễn ra đến ngoài cửa quan mới về. Bách Lý Hề cầm tay công tôn Chi, đem lời nói của Kiến Thúc thuật lại cho nghe, và dặn công tôn Chi rằng :
- Việc này, Kiến tiên sinh không ủy thác ai mà ủy thác tướng quân, là biết tướng quân trung dũng, hết lòng lo việc nước, vậy tướng quân nên lưu ý, chớ tiết lộ cho ai biết.
Công tôn Chi nói :
- Xin vâng lời.
Nói xong liền sắp sẵn thuyền bè ở bên sông Hoàng Hà.
Mạnh Minh thấy Kiến Thúc đưa cho Kiến Bính một phong mật thư thì nghi là trong thư tất có kỳ kế để phá quân Trịnh, đêm hôm ấy đến dinh Kiến Bính xin cho xem. Kiến Bính mở thư ra đọc. Trong thư có mấy hàng chữ như sau : "Chuyến đi này, không lo gì quân Trịnh, chi lo quân Tấn mà thôi. Chỗ Hào Sơn địa thế hiểm lắm, con nên cẩn
thận. Không khéo thì ta phải nhặt xương con ở chỗ ấy đó
Mạnh Minh trông thấy, liền đứng dậy đi ra rất nhanh, vừa đi vừa nói :
- Thôi thôi ! Điềm chẳng lành . Điềm chẳng lành !
Kiến Bính cũng cho là vị tất đã như thế. Quân Tần khởi hành từ tháng chạp năm trước, đến tháng giêng năm sau qua cửa Bắc nhà Chu. Mạnh Minh nói :
- Đây là chỗ thiên tử ở, ta nên kính nể mới phải !
Nói xong, truyền cho các tướng đều hạ mũ trụ, xuống xe đi đất.
Tướng tiên phong quân Tần là Bao Man Tử, vốn người có tài vũ dũng, khi đi khỏi Bắc Môn rồi, lại lên xe phóng ngựa như bay. Mạnh Minh khen rằng :
- Giả sừ ai cũng như Bao Man Tử thì việc gì chẳng làm xong !
Các tướng sĩ nghe nói, đều nhao nhao bảo nhau rằng :
Sao chúng ta lại chịu kém Bao Man Tử ! .
Bấy giờ các tướng sĩ đều ganh đua nhau đi trước, quân kéo mau quá như gió cuốn, như chớp nhoáng, thoáng một nhát đã không thấy đâu .nữa. Chu Tương Vương sai vương tử HỔ và vương tôn Mân xem quân Tần. Vương tử HỔ tâu với Chu Tương Vương rằng :
- Quân Tần vũ dũng như thế, còn nước nào địch nổi ?
Bấy giờ vương tồn Mãn tuổi hây còn nhỏ , nghe vương tử HỔ nói
chỉ mỉm cười mà không nói gì. Chu Tương Vương hỏi :
Cậu bé con kia, nghĩ gì thế ?
Vương tôn Mân nói :
Theo lễ, thì các nước đem quân qua chỗ thiên tử ở, tất phải cuốn áo giáp và bỏ binh khí lại rồi đi cho mau, bây giờ quân Tần chỉ hạ mũ trụ mà thôi, thế là không biết giữ lễ ! Quân đã không biết giữ lễ tài nào khỏi rối loạn ; chuyến đi này tôi chắc là quân Tân phải thua !
Nước Trịnh có một người lái buôn, tên gọi Huyền Cao, vẫn làm nghề buôn trâu. từ khi vương tử Đái nhả Chu thích chơi trâu, các lái trâu ở nước Trịnh và nước Vệ đem trâu đến bán, được lãi to lắm, bởi vậy Huyền Cao còn giữ nghề ấy. Huyền Cao dẫu là người lái buôn, nhưng Vẫn có lòng trung quân ái quốc, chỉ vì không gặp người tiến
dẫn, thành ra chẳng ai biết đến. Bấy giờ Huyền Cao buôn được mấy trăm con trâu béo, định đem sang nhà Chu để bán. Khi đi đến gần bến Lê Dương, gặp một người bạn cũ tên là Kiến Tha mới ở nước Tần về. Huyền Cao hỏi :
Nước Tần độ này có chuyện gì lạ không ?
Kiến Tha nói :
- Trong hồi tháng chạp mới rồi, nước Tần có sai ba tướng đem quân đi, hình như muốn đánh úp nước Trịnh, không bao lâu nữa quân Tần sẽ sang đến nơi.
Huyền Cao giật mình mà nói rằng :
- Nước cha mẹ của ta, nay có cái tai nạn ấy, ta không nghe được thì thôi, nếu nghe được mà không cứu thì một mai nước mất, ta còn mặt mũi nào mà trở về nữa !
Huyền Cao nghĩ ra một kế, bèn từ biệt Kiến Tha, rồi một mặt sai người phi báo cho nước Trịnh biết mà phòng bị ; lại một mặt chọn hai mươi con trâu béo để sửa soạn làm lễ khao quân. Huyền Cao ngồi một cái xe nhỏ đi đón quân Tần.
Đi đến đất Diên Tân nước Hoạt, gặp tiền đội quân Tần, Huyền Cao đón ngang dọc đường mà nói với quân Tần rằng :
- Tôi là sứ thần nước Trịnh xin yết kiến quan nguyên soái.
Quân tiền đội báo với Mạnh Minh, Mạnh Minh giật mình, nghĩ rằng :
Tại sao nước Trịnh biết có quân ta đến mà sai sứ thần đón ? âu là ta hãy tiếp kiến, để xem thế nào.
Mạnh Minh nói xong, liền tiếp huyền Cao. Huyền Cao làm như phụng mệnh vua Trịnh nói với Mạnh Minh rằng :
Chúa công tôi nghe tin ba vị tướng quân, sắp sửa đem quân đi qua nước tôi, vậy có sai tôi dâng lễ mọn này, để khao các hàng quân sĩ. Nước tôi tiếp giáp các nước lớn, thường hay có việc can thiệp, nhờ có quân quý quốc đóng đồn để giữ hộ cho, nhưng nước tôi vẫn lo sợ rằng lỡ khi có sự bất trắc, lại nên tội với thượng quốc, bởi vậy phải hết sức ngày đêm phòng giữ, không dám trễ nải, xin ba vị tướng quân xét cho .
Mạnh Minh nói :
- Vua Trịnh sai nhà người khao quân, sao không có quốc thư ?
Huyền Cao nói :
- Chúa công tôi nghe tin các vị tướng quân khởi hành từ tháng chạp, mà quân đi gấp lắm, sợ đợi sửa quốc thư thì không kịp nghênh tiếp bời vậy chỉ truyền miệng cho tôi ra đây, xin các vị tướng quân lượng thứ cho.
Mạnh Minh ghé tai Huyền Cao mả bảo nhỏ rằng :
- Chúa công tôi sai chúng tôi đem quân đi đây là định đánh nước Hoạt, không phải có ý đến nước Trịnh đâu !
Nói xong, truyền đóng quân lại ở đất Diên Tân. Huyền Cao tạ ơn lui ra. Tây Khất Thuật và Kiến Bính hỏi Mạnh Minh rằng :
- Tướng quân đóng quân lại đây, là có ý gì ?.
Mạnh Minh nói :
- Quân ta đi xa hai nghìn dặm, chỉ có nhân lúc nước Trịnh bất ngờ để tiến đánh, nay người nước trịnh đã biết mà phòng bị trước, ta đánh cũng chẳng được nào. Vả ta muốn vây nước Trịnh thì lại không có quân tiếp ứng, chi bằng tiện đây ta đánh úp nước Hoạt, để khỏi mang tiếng là đem quân đi mà không được việc gì.
Đêm hôm ấy, ba tướng nước Tần chia quân làm ba mặt lẻn vào đánh lấy thành nước Hoạt. Vua nước Hoạt bỏ chạy sang nước Địch.
Quân Tần bắt lấy hết sạch châu báu ngọc lụa của nước Hoạt. Nước Hoạt bị tàn phá, và sau đó lại bị nước Vệ kiêm tính mất.
Trịnh Mục công tiếp được mật báo của Huyền Cao, chưa lấy gì làm tin lắm, tức thì sai người dò thám bọn Kỷ Tử, xem tình hình thế nào. Bấy giờ đã thượng tuần tháng hai, bọn Kỷ Tử đang sửa soạn xe cộ và khí giới chỉ đợi quân Tần đến nơi thì trong ngoài hợp sức mà đánh Quân sĩ về báo Trịnh Mục công. Trịnh Mục công sợ hãi, liền sai lão đại phu là Chúc Vũ đến yết kiến bọn Kỷ Tử, đưa biếu mỗi người một tấm lụa mà bảo rằng :
- Các ngài đóng quân ở nước tôi, nước tôi vì việc khoản đãi mà hươu nai ở chốn Nguyên Phố đã hết sạch cả, nay nghe tin các ngài đang sửa soạn quân mã, tất là muốn thu quân về nước. Hiện nay Mạnh Minh cùng các tướng đã tiến quân đến nước Hoạt, sao các ngài không đi theo ? .
Kỷ Tử giật mình, thầm trong lòng rằng :
Mưu kế của ta đã tiết lộ ra rồi, quân đến mà vô công thì ta là hữu tội, chẳng những không ở yên được nước Trịnh, mà muốn về nước Tần cũng không được nữa. .
Kỷ Tử xin lỗi với Chúc Vũ, rỗi bỏ trốn sang nước Tề. Phùng Tôn và Dương Tôn cũng sợ tội, bỏ trốn sang nước Tống. Quân lưu thú không có chủ tướng họp nhau toan nổi loạn. Trinh Mục công sai Dật Chi HỖ đem lương thực cấp phát cho quân Tần để về nước ; rồi ghi công Huyền Cao, cử cho làm chức quận úy: Từ đó nước Trịnh được yên
ổn. .
Tấn Tương công đang thủ tang ở đất Khúc ốc, nghe tin nước Tần sai Mạnh Minh thống lĩnh đại binh đi về phía đông, không biết là đi đâu liền họp triều thần lại để thương nghị. Tiên Chẩn đã cho người đi dò thám, biết rõ mưu quân Tần định lẻn đánh nước Trịnh, tức khắc vào yết kiến Tấn Tương công
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 

Postby Christiane » 06 Sep 2006

Hồi 45

Mạnh Minh cậy tài bị tấn vây
Tiên chẩn cởi giáp cho địch bắn


Nguyên soái nước Tấn là Tiên Chẩn đã biết rõ mưu quân Tần định đánh úp nước Trịnh,mới vào nói với Tấn Tướng công rằng:
-Vua Tần không nghe lời Kiến Thúc và Bách Lý Hề, đem quân đi kế hàng nghìn dặm, định lẻn đánh nước người ta,chính ứng vào cái lời của quan thái bốc là Quách Yến nói có giặc ở tây phương đến,ta nên mau mau đón đường mà đánh,chớ bỏ mất cơ hội nầy !

Loan Chi nói:
-Vua Tần có ơn với tiên quân ta ngày xưa to lắm,nay ta chưa đền ơn mà đã chực đón đánh thì đối với tiên quân,sao cho phải đạo?

Tiên Chẩn nói:
-Nay ta đánh Tần,chính là theo được cái chí tiên quân đó ! Tiên quân tạ thế đi,các nước đến viếng tang cả,chỉ có Tần không đến viếng tang,thế là nước Tần vô lễ với ta,còn ân nghĩa gì ! Vã nước Tần đã có giao ước với ta rằng:hai nước có việc binh thì đồng lòng giúp nhau,thế mà khi vây Trịnh,nước Tần bội ước rút quân, đủ biết tình nghĩa nước Tần như thế nào.Người ta đã không thủ tính thì tội gì mình phải nhớ ơn?

Loan Chi nói:
-Quân Tần chưa xâm phạm gì nước ta,mà ta đón đánh thì chẳng cũng quá lắm ư !

Tiên Chẩn nói:
-Ngày trước nước Tần giúp tiên quân ta,không phải yêu gì nước Tấn,chẳng qua là vì tư lợi.Khi tiên quân ta lên làm bá chủ,nước Tần dẫu ngoài mặt phải theo,nhưng trong lòng vẫn ghen ghét,nay nhân lúc ta có tang mà đem quân sang đánh Trịnh,thế là có ý khinh ta không dám cứu Trịnh,tất cũng có ngày lên đánh nước at.Tục ngữ có câu rằng: “Một ngày tha giặc, để họa mấy đời!”Nếu ta không đánh Tần thì sao tự lập được ?

Triệu Thôi nói:
-Nước Tần dẫu nên đánh,nhưng chúa công đang lúc có tang mà gây việc chiến tranh,tôi sợ không hợp lẽ.

Tiên Chẩn nói:
-Ðể tang là cốt giữ cho trọn đạo hiếu,mà đánh giặc là để giữ yên nước nhà;còn điều gì hiểu hơn nữa ! Nếu các ngài cho là không nên thì tôi xin đi một mình.

Bọn Tư Thần đều tán thành lời nói của Tiên Chẩn.Tấn Tướng công nói:
-Nguyên soái liệu xem quân Tần đi đánh Trịnh, độ bao giờ trở về? Khi về thì đi theo đường nào?

Tiên Chẩn tính đốt ngón tay,rồi đáp lại rằng:
-Ði xa mà không có tiếp ứng,không thể đi lâu được,kể cả đi lẫn về hơn bốn tháng thì đầu mùa hạ thế nào cũng đi qua Thăng Trì.Thăng Trì là chỗ giáp nước Tần và nước Tấn,phía tây có hai dãy núi Hào Sơn,từ Ðông Hào đến Tây Hào cách nhau ba mươi nhăm dặm.Chỗ ấy hiểm lắm,cây cối rậm rạp, đá núi lởm chởm,nhiều nơi xe không đi được,phải tháo ngựa ra.Nếu ta phục một đạo binh ở đấy rồi đổ ra mà đánh thì bắt sống được hết quân Tần

Tấn Tướng công nói:
-Việc đó ta ủy thác cho quan nguyên soái.

Tiên chẩn sai con là Tiên Thả Cư cùng với Ðỗ Kích đem năm nghìn quân phục ở phía tả núi Hào Sơn,sai con Tư Thần là Tư Anh cùng với HỒ Cúc Cư đem năm nghìn quân phục ở phía hữu núi Hào Sơn, đợi khi quân Tần đến thì đổ ra mà đánh.Lại sai con Hồ Xạ Cô cùng với Hàn Tử Dư đem năm nghìn quân phục ở phía tây núi Hào Sơn,rồi đẵn gỗ lấp ngang đường, để cho quân Tần không đi được,sai con Lương Do Mỹ là Lương Hoằng cùng với Lai Câu đem nghìn quân phục ở phía đông Hào Sơn, đợi khi quân Tần qua đó thí đem quân ra mà đuổi.Tiên Chẩn cùng với bọn Triệu Thôi và các tướng theo Tấn Tướng công đem quân đóng ở ngoài Hào Sơn hai mươi dặm để tiếp ứng.

Quân Tần diệt được nước Hoạt,về gần đến Hào Sơn,Kiển Binh nói với Mạnh Minh rằng:
-Hào Sơn hiểm lắm,khi trước phụ thân tôi đã có lời dặn nguyên soái nên cẩn thận mới được.

Mạnh Minh nói:
-Ta đem quân đi nghìn dặm,còn chẳng sợ hải gì,huống chi đi khỏi Hào Sơn tức là địa giới nước nhà,còn ngại gì nữa !

Tây Khất Thuật nói:
-Nguyên soái cũng nên phòng xa,sợ khi quân Tấn có mai phục, đỗ ra đánh thì ta chống lại sao nổi?

Mạnh Minh nói:
-Tướng quân sợ nước Tần như thế,tôi xin đi trước,nếu có quân mai phục, để mặc tôi đối địch.

Mạnh Minh sai Bao Man Tử đi tiên phong,rồi đến nhị đội là Mạnh Minh,tam đội là Tây Khất Thuật,tứ đội là Kiển Binh,mỗi toán quân cách nhau đến một hai dặm.Bao Man Tử tay cầm phương thiên họa kích nặng tám mươi cân sắt,tự đắc cho là thiên hạ không ai địch nổi.Khi đi đến phía đông Hào Sơn,bỗng có một viên đại tướng đem quân ra đón đường hỏi rằng:
-Nhà ngươi có phải là đại tướng nước Tần,tên gọi Mạnh Minh đó không? Chúng ta chờ đợi đã lâu lắm rồi !

Bao Man Tử nói:
-Nhà ngươi họ tên là gì,nên nói trước cho ta biết?

Viên đại tướng ấy đáp:
-Ta đây đại tướng nước Tấn tên gọi Lai Câu !

Bao Man Tử nói:
-Nước mày có Loan Chi và Ngụy Thù đến,họa chăng đối địch với ta được mấu hợp,mày là đứa vô danh tiểu tốt,biết điều thì tránh ra một bên để quân ta đi,kẻo ta cho một ngọn kích này thì khôn toàn được tính mệnh!

Lai Câu giận lắm,xông lại đánh Bao Man Tử.Bao Man Tử cầm kích đánh vào cái ngáng ở trên xe Lai Câu,gãy làm hai đoạn.Lai Câu thấy Bao Man Tử sức mạnh như vậy thì bất giác khen rằng:
-Ta vẫn nghe tiếng Mạnh Minh,thật cũng không sai.

Bao Man Tử bật cười mà rằng:
-Ta là một viên tiểu tướng,tên gọi là Bao Man Tử !Nguyên soái ta khi nào lại thèm giao chiến với lũ chuột !Chúng bây nên mau mau tránh đi,kẻo nguyên soái ta tới đây thì không còn mống nào sống sót !

Lai Câu nghĩ thầm:
-Tiểu tướng nước Tần mà còn giỏi như thế,huống chi là Mạnh Minh,không biết giỏi đến đâu!

Lai Câu liền quát to lên mà bảo Bao Man Tử rằng:
-Ta tránh cho nhà người đi,nhà ngươi chớ nên xâm phạm đến quân ta.

Nói xong,lại thu quân đứng dẹp một bên,nhường cho Bao Man Tử đi.Bao Man Tử tức khắc sai quân truyền báo với chủ soái là Mạnh Minh rằng:
-Nước Tấn có một toán quân mai phục, đã bị tôi đánh tan rồi,xin nguyên soái mau mau tiến binh.Lai Câu thu quân về yết kiến Lương Hoằng,khen Bao Man Tử là người tài giỏi.Lương Hoằng cười mà nói rằng:
-Dẫu cá mập thuồng luồng mà đã chui vào lưới sắt, cũng chẳng cựa quậy được nữa!Chúng ta nên tránh một bên cho quân Tần đi qua hết,rồi sẽ đuổi đánh thì chắc được toàn thắng!

Bọn Mạnh Minh kéo quân qua phía đông Hào Sơn. Ði được mấy dặm thì thấy núi đá cheo leo,cây rừng rậm rạp, đường lối rất hiểm trở,xe ngựa không tài nào đi được,nhưng thấy quân tiền đội của Bao Man Tử đi đã xa rồi,Mạnh Minh mới bảo các tướng rằng:
-Bao Man Tử đi đã xa như vậy thì chắc là không còn có quân mai phục nữa!

Nói xong ,truyền cho quân sĩ bỏ mũ trụ áo giáp ra,rồi dắt ngựa mà đi đất,không có hàng ngũ nào cả. Ði được một quãng,bỗng nghe báo ở mặt sau có quân Tấn đuổi theo.Mạnh Minh nói:
-Ta đi khó khăn thế này thì chúng ta đi cũng chẳng dễ nào! Ta chỉ sợ có quân ngăn trở,chớ không sợ có quân đuổi theo.

Mạnh Minh truyền cho các đội quân đều mau mau kéo trước,còn mình thì đi sau, để đối địch với quân Tấn.Lại đi khỏi mấy ngọn núi nữa,bổng nghe báo có nhiều cây gỗ bỏ chặng ngang đường ,quân không đi được.Mạnh Minh nói:
-Nếu vậy thì tất có quân mai phục!

Mạng Minh trèo lên ngọn núi đứng nom,trông thấy ở khe núi có cắm một ngọn cờ đỏ cao hơn ba trượng,trên lá cờ đề một chữ “Tấn”,còn dưới thì có nhiếu cây gỗ bỏ ngang lấp cả lối đi.Mạnh Minh nói:
-Ðây là kế nghi binh của quân Tấn đó!

Nói xong,truyền cho quân sĩ nhổ lá cờ đỏ,rồi xúm nhau xô gỗ ra để lấy đường đi.Ai ngờ lá cờ đỏ ấy là ký hiệu của quân Tấn,quân Tấn thấy mất là cờ đỏ,biết là quân Tần đã đến,tức khắc bốn mặt đổ ra đón đánh.Kiển Binh truyền cho quân sĩ đứng lại để đối địch,bỗng thấy ở trên ngọn núi có một vị tướng quân,tức là Hồ Xạ Cô,quát to lên rằng:
-Tướng tiên phong của nhà ngươi là Bao Man Tử, đã bị bắt trói ở đây rồi,nhà ngươi nên mau mau đầu hàng đi thì mới bảo toàn được tính mệnh!

Nguyên Bao Man Tử cậy có sức khỏe;xung đột đi trước,bỗng sa xuống một cái hầm sâu,quân Tấn thả câu liêm xuống móc lên,rồi trói lại đưa lên từ xa.Kiển Binh sợ lắm,sai người truyền báo cho Tây Khất Thuật và Mạnh Minh biết.Mạnh Minh thấy chỗ ấy chỉ rộng chừng một thước,mà một bên thì núi đá chênh vênh,một bên thì hố sâu muôn trượng, đại binh không thể co duỗi được,thì nghĩ ra một kế,mới truyền cho đại binh lui về phía đông Hào Sơn để cùng với quân Tấn quyết chiến.Quân Tấn vừa lui lại một quãng thì bỗng thấy một viên đại tướng là Lương Hoằng,và một viên phó tướng là Lai Câu đem năm nghìn quân Tấn đổ ra đón đánh.Mạnh Minh kinh hãi,truyền cho quân sĩ theo hai phía trèo núi vượt khe để tìm lối đi,bổng thấy ở đầu núi phía tả,chiêng trống rầm rĩ,có một viên đại tướng quát to lên rằng:
-Ta đây là đại tướng nước Tấn,tên gọi Tiên Thả Cư,Mạnh Minh nên mau mau đầu hàng đi !

Mạnh Minh trông sang đầu núi phía hữu,lại thấy hiện cờ của một viên đại tướng nước Tấn tên là Tư Anh.

Quân Tần chạy trốn tán loạn,kẻ trèo núi,người vượt khe, đều bị quân Tấn chém giết hoặc bắt sống.Mạnh Minh tức giận,lại cùng với Tây Khất Thuật và Kiển Binh đánh thốc lên phía trước.Ai ngờ trong đống cây gỗ ngổn ngang dọc đường, đều có lưu hoàng diêm tiêu là vật dẫn hỏa,bị tướng nước T-án là Hàn Tử Dư châm lửa đốt lên,tàn bay đỏ rực,khói tỏa mù trời. Phía sau lại có quân Lương Hoằng tiến đến,thành ra bên phải bên trái,phía trước phía sau, đều có quân Tấn cả,quân Tần không còn có đường nào mà chạy thoát được.Mạnh Minh bảo Kiển Binh rằng:
-Kiển tiên sinh (trỏ Kiển Thúc)thật là thần toán ! Ngày nay chúng ta đành chết ở đây mà thôi ! Tướng quân nên cùng với Tây Khất Thuật thay hình đổi dạng,tìm đường trốn đi,họa may có người nào thoát vế nước được,tâu với chúa công ta, để ngày khác đem quân sang đánh báo thù thì ta dẫu chết xuống suối vàng,cũng được thỏa dạ.

Tây Khất Thuật và Kiển Binh khóc mà rằng:
-Chúng ta sống chết có nhau,lòng nào mà bỏ nhau !

Tây Khất Thuật và Kiển Binh nói chưa dứt thì quân sĩ chạy trốn đã gần hết,xe cộ khí giới bỏ lại ngổn ngang chồng đống trên đường.

Mạnh Minh và các tướng không còn kế gì đành ngồi ở khe núi chờ chịu trói.Quân Tấn bốn mặt vây kín,tất cả tướng sĩ nước Tần đều bó tay chịu tù.Tiên Thả Cư và chư tướng hội họp ở dưới núi Ðông Hào, đem ba tướng nước Tần và Bao Man Tử,bỏ vào tù xa cùng với quân sĩ,xe ngựa và bao nhiêu trai gái ngọc lụa của nước Hoạt,giải về đại dinh Tấn tướng công.Quân Tấn vui mừng,hò reo vang động.Tấn Tướng công hỏi tên họ ba tướng và hỏi Bao Man Tử là ai.Lương Hoằng nói:
-Viên ấy dẫu là tiểu tướng,nhưng có tài vũ dũng hơn người,khi trước Lai Câu ra đối địch với hắn, đã bị thua một trận,nếu hắn không sa xuống hầm sâu thì cũng khó lòng mà bắt được.

Tướng công kinh ngạc nói:
-Hắn vũ dũng như thế, để hắn tất có ngày sinh biến !

Rồi gọi Lai Câu đến trước mặt bảo rằng:
-Ngày trước nhà ngươi bị hắn đánh thua,nay ta cho phép nhà ngươi được chém đầu hắn ở trước mặt ta, để nhà ngươi thỏa dạ.

Lai Câu vâng mệnh, đem Bao Man Tử trói vào cái cột ở giữa sân,rồi tay cầm thanh đao,toan bổ vào đầu Bao Man Tử.Bao Man Tử thét lên rằng:
-Mày đã bị ta đánh thua,sao dám phạm đến ta !

Tiếng thét của Bao Man Tử,khác nào một tiếng thét ở lưng chừng trời,làm cho cửa nhà chuyển động cả.Trong khi Bao Man Tử miệng thét mà hai tay vùng vằng,bao nhiêu dây trói đứt sạch cả.Lai Câu giựt mình kinh sợ,tay chân rụng rời, đánh rơi thanh đao xuống đất.Bao Man Tử tức khắc cướp lấy đao,bỗng một viên tiểu tướng tên gọi Lang Ðàm, đứng gần đấy trông thấy,vội vàng cầm đao xông vào chém Bao Man Tử ngã xuống rồi cắt đầu đem nộp ở trước mặt Tấn Tướng công.Tấn Tướng công mừng lắm nói:
-Vũ dũng của Lai Câu,lại không bằng một viên tiểu tướng !

Nói xong,liền cách chức Lai Câu không dùng nữa,cho Lang Ðàm làm chức xa hữu.Lang Ðàm tạ ơn lui ra,nghĩ rằng tài năng của mình đã được nhà vua biết,bèn không đến yết kiến quan nguyên soái là Tiên Chẩn.Tiên Chẩn có ý không bằng lòng.

Ngày hôm sau,Tướng công cùng các tướng nổ bài nhạc “Khải Hoàn”mà trở về.Vì linh cữu của Văn công còn quàn ở Khúc Ốc,cho nên đại binh ghé vào đấy để dâng chiến công trước linh cữu,rồi chôn cất một thể.Ba tướng nước Tần cũng được đưa về Khúc Ốc để làm lễ dâng tù lên Thái miếu,chờ đến khi trở về Giáng đô đem hành hình.Văn công phu nhân là Doanh thị (con gái nước Tần)cũng đến hội tang ở Khúc Ốc.Phu nhân đã biết tin ba tướng bị bắt rồi nhưng cố ý hỏi Tấn Tướng công rằng:
-Ta nghe nói quân Tấn thắng trận,bọn Mạnh Minh đều bị bắt cả, đó là cái phúc lớn của nước nhà,chẳng hay đã đem bọn ấy ra hành hình chưa?

Tướng công nói:
-Chưa !

Phu nhân nói:
-Tấn Tần hai nước đã mấy đời làm thân gia với nhau,thế mà bọn Mạnh Minh muốn lập công,gây việc binh đao, để làm cho hai nước đổi ân thành oán.Ta chắc rằng vua Tần cũng giận bọn ấy lắm.Bây giờ ta giết thì cũng vô ích thôi,không bằng thả cho chúng về để vua Tần tự tay giết lấy,như thế thì gỡ được mối thù oán của hai nước,chẳng cũng hay lắm sao?

Tấn Tướng công nói:
-Bọn Mạnh Minh rất đác dụng ở Tần,nay ta tha cho về,có hại cho Tấn.

Phu nhân nói:
-“Kẻ nào thua giặc thì chịu tử hình”, đó là phép nước,bởi vậy khi quân sở thua trận,thì Thành Ðắc Thần bị xử tử;Thế thì há nước Tần lại không có quân Pháp hay sao?Và Tấn Huệ công ngày xưa bị vua Tần bắt,vua Tần biết trọng đãi,lại tha cho về,Tần đã có ơn với ta như thế,bây giờ chỉ có mấy viên bại tướng mà ta cứ muốn giết đi cho được,chẳng hoá ta bạc tình lắm sao?

Tấn Tướng công nghe nói đến việc vua Tần tha cho Tấn Huệ công ngày trước,thì trong lòng cảm động,tức khắc truyền tha cho bọn Mạnh Minh về nước.Bọn Mạnh Minh được tha,chẳng vào lạy tạ nữa,cứ việc cắm đầu trốn đi.Tiên Chẩn đang ngồi ăn cơm ở nhà,nghe tin Tấn Tướng công tha bọn Mạnh Minh,vội vàng nhả miếng cơm ra mà vào yết kiến Tấn Tướng công,nét mặt hầm hầm tức giận,hỏi Tướng công rằng:
-Bọn tù nhân nước Tần đâu cả?

Tấn Tướng công nói:
-Mẫu phu nhân xin tha cho về nước để mặc vua Tần giết đi,ta đã theo lời mà tha cho họ về rồi !

Tiên Chẩn nổi giận nhổ vào mặt Tấn Tướng công mà mắng rằng:
-Úi chà ! Thật rõ là con nít chẳng biết gì Vũ sĩ trăm nghìn gian khổ,mới bắt được bọn tù ấy,nay vì nửa câu nói của người đàn bà ma hỏng hết! Thế mới thật thả hổ về rừng,tất có ngày hối không kịp nữa !

Tấn Tướng công bây giờ mới nghĩ ra,lấy áo chùi mặt mà xin lỗi Tiên Chẩn rằng:
-Ðiều ấy tôi xin chịu lỗi !

Rồi ngảnh lại hỏi các tướng rằng:
-Có ai dám đuổi tướng nước Tần hay không?

Dương Xử Phủ xin đi.Tiên Chẩn bảo Dương Xử Phủ rằng:
-Tướng quân dùng lời nói khéo mà lừa bắt họ lại được thì thật là công to lắm!

Dương Xử Phủ tức khắc lên ngựa truy phong,cầm dao đi đuổi theo bọn Mạnh Minh.Bọn Mạnh Minh từ khi được tha trón đi,vừa đi vừa bàn nhau rằng:
-Chúng ta có qua khỏi sông Hoàng Hà,mới chắc được sống,nếu không thì còn sợ vua Tấn hối lại mà đuổi theo,khó lòng đã thoát nạn.

Khi đi đến bến sông Hoàng Hà,chẳng có một chiếc thuyền nào cả,bọn Mạnh Minh thở dài than rằng:
-Thế này thì thật là trời hại chúng ta!

Bỗng thấy một ông lão đánh cá chèo chiếc thuyền nhỏ ở phía tây đi đến, đang ngâm nga rằng:
“Con vượn kia được thoát cũi
Con chim kia được sổ lồng !
Nay đã gặp ta ở đây,dẫu thua cũng là thành “công” !

Mạnh Minh nghe câu hát ,lấy làm lạ,liền gọi mà bảo rằng:
-Ông lão đánh cá kia ôi ! Cho chúng tôi sang với.

Ông lão đánh cá nói:
-Lão chỉ chở người Tần ,chứ không chở người Tấn !

Mạnh Minh nói:
-Chúng tôi là người Tần đây ! Mau mau cho chúng tôi sang .

Ông lão đánh cá nói:
-Nhà ngươi có phải là người thua trận ở Hào Sơn đấy không?

Mạnh Minh nói:
-Phải !

Ông lão đánh cá nói:
-Ta phụng mệnh của công tôn tướng quân,cắm thuyền ở đây để đón các ngài đã lâu lắm ! chiếc thuyền này nhỏ không thể chở được,tướng quân nên men bờ sông đi độ nửa dặm nửa dặm nữa, đã có thuyền lớn đợi ở đó.

Ông lão đánh cá ấy nói xong,lại chèo thuyền đi về phía tây.Thuyền đi như bay.Bọn Mạnh Minh men sông đi về phía tây,chưa được nữa dặm,quả nhiên thấy mấy chiếc thuyền lớn đậu ở dưới sông,cách bờ một quãng ngắn. Ông lão đánh cá đã đứng ở đấy để mời bọn Mạnh Minh xuống thuyền.Chưa kịp mở lái thì trông lên trên bờ,thấy có một vị tướng quân ruổi xe đi đến,tức là Dương Xử Phủ.Dương Xử Phủ gọi to lên rằng:
-Các tướng nước Tần kia,hãy thư thả một chút!

Bọn Mạnh Minh nghe tiếng, đều giật mình kinh sợ.Dương Xử Phủ trông thấy bọn Mạnh Minh đã xuống thuyền rồi,liền nghĩ ngay một kế:giả cách phụng mệnh Tấn Tướng công, đem một con ngựa đến ban cho Mạnh Minh,rồi nói với Mạnh Minh rằng:
-Tôi phụng mệnh chúa công tôi đem con ngựa hay này đến tặng tướng quân để tỏ lòng kính mến,xin tướng quân nhận cho.

Dương Xử Phủ định lừa cho Mạnh Minh lên bờ nhận ngựa thì thừa cơ mà bắt lấy,nhưng Mạnh Minh không chịu lên,chỉ đứng trên mũi thuyền cúi đầu bái tạ và nói rằng:
- Chúng tôi đội ơn nhà vua không giết,cũng đã cảm tạ lắm rồi,nay lại còn cho ngựa,chúng tôi không dám nhận.Chuyến này chúng tôi về nếu không bị chúa công chúng tôi tra lục,thì sau ba năm nữa,chúng tôi lại xin sang tạ ơn nhà vua.

Dương Xử Phủ vừa toan đáp thì lại thấy thủy thủ đã bẻ lái chèo thuyền ra giữa dòng rồi vùn vụt đi thẳng.Dương Xử Phủ ngao ngán trở về, đem lời nói của Mạnh Minh tâu lại với Tấn Tướng công.Tiên Chẩn tức giận mà nói rằng:
-Hắn nói sau ba năm nữa sẽ sang tạ ơn là nói sau ba năm nữa sẽ sang báo thù đó,chi bằng ta nhân dịp hắn mới thua, đem quân đánh trước đi là hơn.

Tấn Tướng công lấy làm phải,mới bàn định việc cử binh đi đánh Tần.Tần Mục công nghe tin bọn Mạnh Minh bị nước Tấn bắt,vừa buồn vừa giận,bỏ ăn bỏ ngủ,sau mấy ngày nữa,lại nghe tin bọn mạnh Minh được tha về,nỗi mừng tỏ rõ trên mặt.Các quan đều nói:
-Bọn Mạnh Minh làm nhục nước,nên bắt tội chết.Ngày trước vua Sở giết Thành Ðắc Thần để cho quân sĩ phải khiếp sợ,nay chúa công cũng nên theo phép ấy.

Tần Mục công nói:
-Ta không nghe lời Bách Lý Hề và Kiển Thúc, để di lụy dến bọn Mạnh Minh,thế là lỗi tại ta đó!

Nói xong,liền thân hành ra đón ngoài cõi,rồi lại dùng Mạnh Minh làm chủ tướng ,càng có ý trọng đãi lắm.Bách Lý Hề nói:
-Cha con tôi ngày nay lại được gặp nhau,thật là một sự bất ngờ !

Bách Lý Hề cáo lão về hưu.Tần Mục công dùng Do Dư và Công Tôn Chi làm tả,hữu thứ trưởng, để thay Kiển Thúc và Bách Lý Hề.

Tấn Tướng công đang bàn việc đánh Tần,bỗng nghe báo có vua nước Ðịch là Bạch Bộ Hồ đem quân đến đánh, đã tiến vào đất Cơ Thành,Tấn Tướng công giật mình kinh sợ,nói:
-Ta với nước Ðịch,không có hiềm khích gì với nhau,mà sao vua Ðịch lại đem quân sang xâm phạm bờ cõi ta?

Tiên Chẩn nói:
-Tiên quân ta ngày xưa trốn sang ở nước Ðịch,vua nước Ðịch đem hai người con gái là Thúc Ngỗi và Qúy Ngỗi,gả cho tiên quân ta và Triệu Thôi,trong mười mấy năm trời,vẫn một lòng trọng đãi.Khi tiên quân ta về nước,vua nước Ðịch có sang mừng,lại đưa Thúc Ngỗi và Qúy Ngỗi về nước ta,thế mà tiên quân ta không hề có sai sứ sang tạ ơn lần nào cả,bởi vậy vua Ðịch cùng giận,nhưng nể mà không nói,nay con là Bạch Bộ Hồ lên nối ngôi,cậy có sức mạnh,mới đem quân sang đánh ta.

Tấn Tướng công nói:
-Tiên quân ta ngày xưa lo công việc bá chủ,không kịp nghĩ đến ơn riêng,nay vua địch lại nhân đất nước ta có tang mà đem quân đánh,thế tức là một nước cừu địch với ta,vậy nguyên soái nên vì ta mà đem quân ra đối địch.

Tiên Chẩn sụp lạy hai lạy mà từ chối rằng:
-Trước kia,khi tôi nghe tin bọn Mạnh Minh được tha về,tôi đã quá nóng nảy,nhổ vào mặt chúa công,thật có gì vô lễ hơn nữa.Con người vô lễ thì không làm tướng được,vì vậy dám xin chúa công bãi chức nguyên soái của tôi mà chọn người khác xứng đáng hơn.

Tấn Tướng công nói:
-Nguyên soái vì việc nước mà tức giận, đó là bởi lòng trung thành khích động,ta lại không rõ hay sao ! Nay ta muốn chống lại với quân nước Ðịch,trừ phi nguyên soái thì không ai đương nổi,nguyên soái chớ nên từ chối.

Tiên Chẩn bất đắc dĩ phải vâng mệnh.Khi ở trong triều ra,Tiên Chẩn thở dài mà than rằng:
-Ta vốn muốn chết với quân Tần,ai ngờ lại thành ra chết với quân Ðịch !

Các quan triều thần không ai hiểu ý ra làm sao cả.Tấn Tướng công thu quân trở về Giáng Ðô.Tiên Chẩn trèo lên tướng đài, điểm duyệt quân sĩ,rồi hỏi các tướng rằng :
-Ai là người dám lãnh chức tiên phong?

Bỗng có một người ngang nhiên bước ra mà nói rằng :
-Tôi xin đi !

Tiên Chẩn nhìn xem ai thì tức là Lang Ðàm,hiện mới lĩnh chức xa hữu.Nguyên trước Lang Ðàm mới lĩnh chức không chịu vào yết kiến Tiên Chẩn,bởi thế Tiên Chẩn có ý không bằng lòng,ngày nay lại thấy Lang Ðàm xin đi tiên phong,thì lại càng ghét,mắng rằng:
-Mày là một tên tiểu tốt,chém chết một thằng giặc mà được trọng dụng,thế mà nay đã kiêu ngạo tự đắc,dám khinh bọn tướng sĩ ta không có ai là người tài giỏi hay sao !

Lang đàm nói:
-Tiểu tướng tình nguyện ra sức giúp nước,sao nguyên soái lại ngăn trở như vậy?
-Ở đây không thiếu gì người ra sức,mày có tài trí gì mà dám vượt qua chủ tướng?

Tiên Chẩn liền thét đuổi Lang Ðàm,không dùng mà cho Hồ Cúc Cư vào thay,vì có cái công giáp chiến ở Hào Sơn khi trước.Lang đàm cúi đầu thở dài,lui ra,bỗng gặp người bạn là Tiên Bá ở ngoài đường.Tiên Bá hỏi rằng:
-Tôi nghe quan nguyên soái đang tuyển tướng để đi đánh giặc,sao nhà ngươi lại lửng thửng đi đâu đấy?

Lang Ðàm nói:
-Tôi đã tình nguyện đi tiên phong , để ra sức giúp nước ai ngờ lại gặp phải lúc nguyên soái nổi giận,mắng tôi là tài trí gì mà dám vượt qua các tướng,hiện nay đã cách chức tôi,không dùng nữa rồi.

Tiên Bá nổi giận,nói:
-Tiên Chẩn ghen ghét tài năng như thế, âu là ta cùng nhau vào giết chết nó đi,cho hả cái lòng bất bình của chúng ta.Dâũ có chết nữa cũng được thỏa lòng.

Lang Ðàm nói :
-Không nên ! Không nên ! Ðại trượng phu chết phải có danh nghĩa.Chết mà không có danh nghĩa thì không gọi là vũ dũng được !Chúa công biết ta là người vũ dũng mà dùng ta làm chức xa hữu,nay Tiên Chẩn cách chức ta đi,nếu ta làm điều bất nghĩa mà chết thì thành ra Tiên Chẩn được tiêng là cách chức một người bất nghĩa,vậy nên thư thả mà đợi dịp.

Tiên Bá thở dài mà than rằng :
-Nhà ngươi thật là cao kiến,ta không bằng được.

Nói xong,cùng nhau trở về.

Tiên Chẩn dùng con là Tiên Thả Cư làm tiên phong,rồi xuất quân.Quân Tấn và quân Ðịch gặp nhau ở Cơ Thành,hai bên đều hạ trại.Tiên Chẩn hợp các tướng lại mà bảo rằng:
-Ở Cơ Thành này có một cái thung lũng rộng,chỗ ấy có thể đánh bằng xe trận,mà hai bên cây cối rậm rạp,có thể phục binh được.Loan Thuẫn và Khước Nhuế nên đem hai đạo quân phục ở chỗ ấy, đợi khi nào Tiên Thả Cư giao chiến với quân Ðịch,giả cách thua chạy vài thung lũng,bấy giờ đổ ra mà đánh thì chắc là bắt được vua Ðịch;còn Hồ Tần và Hồ Cúc Cư đem hai đạo quân đi tiếp ứng, để phòng khi quân Ðịch đến cứu.

Ngày hôm sau,vua Ðịch là Bạch Bộ Hồ đem hơn trăm quân kỵ mã đến đánh.Tiên Thả Cư ra nghênh chiến được mấy hợp,giả cách thua chạy.Bạch Bộ Hồ không biết là mưu kế,ra sức đuổi theo,bị Tiên Thả Cư dụ vào trong thung lũng.Phục binh ở hai bên đổ ra đón đánh.Bạch Bộ Hồ tả xung hữu đột,hơn trăm kỵ binh chết đã gần hết.Quân Tấn cũng tổn hại rất nhiều. Ðược một lúc Bạch Bộ Hồ phá tan mấy vòng quân Tấn mà không ai địch nổi.Khi ra gần đến cửa hang,gặp đại tướng Tấn là Khước Khuyết giương cung bắn trúng vào mặt.Bạch Bộ Hồ ngã ngựa,chết ngay.Khướt Khuyết nhận mặt,biết là vua Ðịch,liền cắt lấy đầu để đem về nộp Tiên Chẩn.Tiên Chẩn nghe tin Bạch Bộ Hồ bị bắt,ngữa mặt lên trời mà reo mừng:
-May cho vua Tấn ta lắm ! May cho vua Tấn ta lắm !

Ðoạn lấy giấy bút viết một tờ biểu đề ở trên thư án,không nói cho các tướng biết,rồi cùng với mấy người tâm phúc tức khắc xông vào trận địa quân Ðịch.Em Bạch Bộ Hồ là Bạch Ðôn,chưa biết là Bạch Bộ Hồ đã chết,toan đem quân đi tiếp ứng,bỗng thấy đại tướng Tiên Chẩn cưỡi binh xa sừng sực xông đến,Bạch Ðôn vội vàng ra nghênh chiến.Tiên Chẩn cầm ngang ngọn giáo,trợn mắt thét to một tiếng,mí mắt rách hết cả,máu chảy dòng xuống mặt.Bạch Ðôn kinh sợ,lui lại mấy mươi bước,nhưng trông thấy Tiên Chẩn không có quân theo,liền truyền cho quân Ðịch xúm quanh lại,giương cung ra bắn.Tiên Chẩn hăng hái ra sức,giết chết ba người đầu mục,và hơn hai chục quân sĩ,mà khắp mình không bị phải mũi tên nào cả,bởi quân Ðịch thấy Tiên Chẩn là người vũ dũng,thảy đều kinh hồn khiếp đảm,thành ra run tay,bán chẳng trúng được phát nào. Vả Tiên Chẩn mình mặc mấy lần áo giáp,dẫu tên trúng cũng không trúng,mới thở dài than rằng:
-Ta không giết giặc thì không tỏ được cái tài vũ dũng của ta,nay quân giặc đã biết ta là người vũ dũng,còn giết lắm làm gì ! Thôi thì ta đánh chết ở đây cho rồi !

Tiên Chẩn nói xong,liền cởi áo giáp ra để cho quân Ðịch bắn.Quân Ðịch bắn một lúc,mũi tên cắm vào mình Tiên Chẩn như lông nhím.Tiên Chẩn chết rồi mà người vẫn đứng trơ trơ,không hề chuyển động.Bạch Ðôn toan chém lấy đầu,nhưng thấy Tiên Chẩn vẫn trợn mắt vểnh râu như người còn sống,nghĩ lại khiếp sợ,không dám vào chém.Trong đám quân Ðịch,có người nhận được mặt,nói với Bạch Ðôn rằng:
-Người ấy là nguyên soái nước Tấn,tên gọi Tiên Chẩn.

Bạch Ðôn liền cùng với các quân sĩ sụp lạy,rồi bảo nhau rằng:
-Ngài thật là một bậc thần nhân !

Nói xong,lại quỳ trước mặt Tiên Chẩn mà khấn rằng:
-Thần có cho chúng tôi đem về nước Ðịchđể thờ cúng thì xin ngã xuống.

Tiên Chẩn vẫn đứng yên như trước.Bạch Ðôn lại khấn rằng:
-Hay là thần muốn về nước Tấn thì chúng tôi xin đưa về.

Khấn xong, tự nhiên Tiên Chẩn ngã xuống.
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 

Hồi 46

Postby Christiane » 06 Sep 2006

Hồi 46

Thượng thần giết cha ở trong cung
Quân Tần chết trận được cúng tế


Vua nước Ðịch là Bạch Bộ Hồ bị giết rồi,quân sĩ trốn về báo với Bạch Ðôn.Bạch Ðôn khóc rằng:
-Khi trước ta đã nói là nước Tần có trời giúp,không dễ đánh nổi,mà anh ta không nghe lời, để đến nổi bị hại !
Bạch Ðôn sai người sang nói với quân Tấn,xin đem thi thể Tiên Chẩn đổi lấy thi thể Bạch Bộ Hồ.
Lại nói chuyện Khước Khuyết chém được thủ cấp Bạch Bộ hồ,cùng với các tướng đem về nộp Trung quân nguyên soái,nhưng không thấy Tiên Chẩn đâu cả,liền hỏi các quân sĩ,quân sĩ đều nói:
-Nguyên soái vừa đi khỏi,có truyền cho chúng tôi phải canh giữ cẩn mật,không biết ngài đi đâu !
Tiên Thả Cư nghe nói,có ý nghi ngờ,bỗng thấy trên án thư có một tờ biểu,vội vàng lấy xem.Tờ biểu nói như sau:
-“Trung quân đại phu là Tiên Chẩn có lời tâu lên chúa công:Tôi đây là kẻ bề tôi mà đã vô lễ với vua,chúa công đã không trị tội,lại dùng cho làm nguyên soái.Ngày nay thắng trận,tất sao chúa công cũng ban thưởng,nếu tôi về mà chịu thưởng thì thành ra kẻ vô lễ cũng được quận công còn lấy gì làm phép cho kẻ khác.Vậy tôi xin liều thân xông vào quân Ðịch, để mượn tay quân Ðịch thay cho sự trừng phạt của nhà vua ! Con tôi là Tiên Thả Cư có tướng tài,có thể thay tôi được. Ðứng trước cái chết tôi mạo muội dâng thư”
Tiên Thả Cư nói:
-Như vậy thì thân phụ tôi xông vàp quân Ðịch mà chết mất rồi !
Nói xong,khóc òa lên một hồi,rồi toan xông vào quân Ðịch để tìm Tiên Chẩn.Các tướng xúm lại can ngăn,xxin hãy sai người đi dọ thám trước xem nguy-en soái sống chết thế nào,rồi sẽ tiến binh.Bỗng có quân báo em vua Ðịch là Bạch Ðôn sai người đến xin đổi thi thể Tiên Chẩn lấy thi thể Bạch Bộ Hồ.Tiên Thả Cư nghe tin cha chết,liền vật mình lăn khóc,rồi hẹn với quân Ðịch đến ngày hôm sau thì đem hai thi thể đổi lẩn cho nhau.Sứ nước Ðịch cao từ lui về.Tiên Thả Cư lại bảo các tướng rằng:
-Quân Ðịch hay gian dối lắm,ngày mai ta cũng nên phòng bị mới được !
Nói xong,truyền cho các tướng đều phục quân sẵn để phòng khi có việc giao chiến.Ngày hôm sau,Thiên Thả Cư mặc tang phục,ra nơi trận tiền để nhận thi thể Tiên Chẩn.Bạch Ðôn sợ vong hồn Tiên Chẩn thiêng,mới nhổ hết những mũi tên ở mình Tiên Chẩn ra, đem nước trầm hương tắm rửalại phủ thêm cái áo cẩm bào, đạt lên trên xe,trông như người còn sống,rồi đưa ra trận tiền,giao trả Tiên Thả Cư.Quân Tấn cũng đem thủ cấp Bạch Bộ Hồ giao trả cho quân Ðịch.Bạch Ðôn trông thấy quân Tấn chỉ gaio trả có thủ cấp Bạch Bộ Hồ thôi,không được đủ thân thể,liền không bằng lòng mà nói rằng:
-Nước Tấn thật hay lừa người ! Sao không giao đủ thân thể?
Tiên Thả Cư sai người truyền bảo Bạch Ðôn rằng:
-Có muốn lấy đủ thân thể thì nhà ngươi phải vào thung lũng mà tìm ờ trong đống xác người chết ấy.
Bạch Ðôn giận lắm,cầm cáo khai sơn đại phủ,vẫy quân xông vào đánh.Tướng nước Tấn là Hồ Xạ Cô đem quân ra đối địch.Hai bên vừa giao chiến được mấy hợp thì phía tả có Khước Khuyết,phía hữu có Loan Tần đổ ra đón đánh.Bạch Ðôn thấy quân Tấn đông quá,vội vàng quay ngựa bỏ chạy.Quân Tấn tranh nhau đuổi theo Bạch Ðôn.Khi đuổi gần đến nơi,Bạch Ðôn trông thấy,liền hỏi Hồ Xạ Cô rằng:
-Ta trông tướng quân quen mặt lắm,có phải Hồ Xạ Cô đó không?
Hồ Xạ Cô nói:
-Phải !
Bạch Ðôn nói:
-Vậy tôi xin có lời chào tướng quân ! Cha con tướng quân khi trước ở nước tôi mười hai năm trời,nước tôi có điều gì bạc đãi đâu,ngày nay tướng quân nên nghĩ lại một chút,tôi chính là em ruột Bạch Bộ Hồ,tên gọi Bạch Ðôn đây.
Hồ Xạ Cô thấy Bạch Ðôn nhắc lại chuyện cũ,không nỡ giết chết,liền đáp lại rằng:
-Thôi thì ta khoang tha cho nhà ngươi,nhà ngươi nên mau mau thu quân về ngay,chớ ở đây nữa !
Hồ Xạ Cô quay ngựa trở lại. Ðêm hôm ấy,Bạch Ðôn rút hết quân kéo về nước Ðịch.Bạch Bộ Hồ không có con trai,Bạch Ðôn phát tang,rồi lên nối ngôi làm vua nước Ðịch.Quân Tấn thắng trận rồi các tướng về yết kiến Tấn Tướng công và đệ trình tờ di biểu của Tiên Chẩn.Tướng công thương xót vô cùng,truyền đem thi thể Tiên Chẩn ra xem,trông thấy hai mắt vẫn mỡ trừng trừng như lúc còn sống,vội vàng ôm lấy thi thể mà khóc rằng:
-Tướng quân vì việc nước mà chết ! Sống khôn chết thiêng ! Xem mấy lời di biểu nầy thì đủ biết tướng quân là người trung nghĩa.
Tấn Tướng công nói xong,sụp lạy ở trước linh cữu Tiên Chẩn,phong cho Tiên Thả Cư làm nguyên soái.Bấy giờ hai mắt Tiên Chẩn mới nhắm lại.Về sau,người nước Tấn có lập đền thờ Tiên Chẩn ở đất Cơ Thành.
Tấn Tướng công lại khen Khước Khuyết có công giết dược Bạch Bộ Hồ,phong cho đất Ký Ấp mà bảo rằng:
-Nhà ngươi biết đền bồi cáo lỗi của thân phụ nhà ngươi ngày xưa,vậy nên ta trả lại cho đất Ký Ấp là đất ăn lộc của thân phụ nhà ngươi trước.
Tấn Tướng công lại bảo Tư Thần rằng:
-Nhà ngươi có công tiến cử Khước Khuyết,nếu không có nhà ngươi thì sao ta biết Khước Khuyết mà dùng.
Tấn Tướng công bèn đem đất Tiêu Mao thưởng cho Tư Thần.
Nước Hứa và nước Sái từ khi Tấn Văn Công mất đi,lại thần phục nước Sở.Tấn Tướng công cho Dương Xử Phủ làm đại tướng, đem quân sang đánh nước Hứa và nước Sái.Sở Thành Vương sai Ðấu Bột và Thành Ðại Tâm đem quân đi cứu. Ði đến bến sông Chi Thủy,trông thấy quân Tấn ở bờ bên kia,liền truyz-én cho quân sĩ đóng lại ở bờ sông nên nầy.Hai bên chỉ cách nhau một dòng nước chảy.Quân Tấn bị quân Sở ngăn trở,không qua sông được, đã hơn hai tháng,thành ra hết cả lương ăn.Dương Xử Phủ định rút quân về,nhưng sợ người nước Sở đuổi theo,lại e rằng người ta cười mình chịu kém quân Sở,mới lập kế sai sứ sang nói với tướng nước Sở là Ðấu Bột rằng:
-“Ðã đến thì không sợ, đã sợ thì không đến”,tướng quân muốn đánh nhau với quân Tấn tôi thì quân Tấn tôi xin rút quân lùi lại một xá, để nhường cho tướng quân qua sông mà bày trận,rồi ta sẽ cùng nhau giao chiến,nếu tướng quân không muốn qua sông thì tướng quân cũng lùi lại một xá, để nhường cho quân T-án tôi qua sông mà bày trận và xin định ngày giao chiến.Bằng nay không lui thì hai bên cùng nhọc công tốn của,phỏng có ích gì ! Xin tướng quân nghĩ lại.
Ðấu Bột nổi giận nói :
-Nước Tấn khinh ta không dám qua sông sao !
Nói xong,toan đem quân qua sông để đánh Tấn.Thành Ðại Tâm vội vàng ngăn lại mà nói rằng:
-Người nước Tấn xin rút quân lùi lại một xá là nói dối để dụ quân ta sang đó mà thôi,ngài chớ nên tin vội.Nếu quân ta sang được một nữa,tất quân Tấn đánh ngay,bấy giờ ta tiến cũng dở mà thoái cũng dở,chi bằng ta hãy rút quân,nhường cho quân Tấn sang trước.
Ðấu Bột khen phải,rồi truyền quân sĩ lùi ra ba mươi dặm (tức là một xá) để nhường cho quân Tấn sang sông.Sứ nước Tấn về nói với Dương Xử Phủ.Dương Xử Phủ đôn đốc trong quân rằng:
-Tướng nước Sở là Ðấu Bột sợ thế quân ta,hiện đã rút quân trốn đi rồi.
Quân sĩ tưởng thực, đem chuyện ấy truyền cho nhau.Dương Xử Phủ lại nói:
-Quân Sở đã trốn đi rồi thì ta còn qua sông làm gì nữa ! Bây giờ ngày hết tết đến,tiết trời lại rét, âu là hãy thu quân về nghĩ,rồi sau sẽ liệu.
Dương Xử Phủ bèn thu quân về nước. Ðấu Bột chờ đã hai ngày không thấy quân Tấn qua sông,sai người đi dò thám thì ra quân T-án rút về đã xa rồi,mới cũng truyền lệnh thu quân về nước.
Lại nói chuyện Sở Thành Vương có người con trưởng tên là Thương Thần,khi trước Sở Thành Vương muốn lập làm thái tử hỏi ý kiến Ðấu Bột. Ðấu Bột nói:
-Nước Sở ta mấy đời nay vẫn lập con thứ,không lập con trưởng,và tôi xem tướng mạo Thương Thần,mắt như mắt cú,tiếng như tiếng heo;là người có tính tàn nhẫn,ngày nay đại vương yêu mà lập nên,ngày khác lại ghét mà trút đi,tất hằn nổi loạn.
Sở Thành Vương không nghe,liền lập Thương Thần làm thái tử và cho Phan Sùng làm chức thái phó.Thương Thần nghe nói Ðấu Bột không muốn lập mình làm thái tử,có ý căm tức, đến lúc Ðấu Bột đem quân về,Thương Thần mới đem lời dèm pha với Sở Thành Vương rằng:
-Ðấu Bột ăn lễ của Dương Xử Phủ,vậy nên mới rút quân về.
Sở Thành Vương tin lời,khi Ðấu Bột về,không cho vào yết kiến,lại sai người đưa cho một thanh kiếm đâm cổ mà chết.Thành Ðại Tâm vào yết kiến Sở Thành Vương,sụp lạy kêu khóc,thuật lại cái cớ Ðấu Bột rút quân về,hkông phải ăn lễ của Dương Xử Phủ,nếu bắt tôi về việc rút quân thì Thành Ðại Tâm cũng xin chịu tội.Sở Thành Vương nói:
-Nhà ngươi nói mà chi nữa ! Ta cũng lầy việc ấy làm hối hận.
Sở Thành Vương từ bấy giờ có ý nghi thái tử Thương Thần,sau Sở Thành Vương lại yêu người con thứ tên là Chức;muốn bỏ Thương Thần mà lập Chức làm thái tử,nhưng lại sợ Thương Thần nổi loạn,mới định tìm cớ để giết đi.Có người cũng nhận nghe được tin ấy,nói với Thương Thần.Thương Thần còn ngần ngừ chưa cho điều ấy làm thực,thuật chuyện lại cho quan thái phó là Phan Sùng nghe.Phan Sùng nói:
-Tôi xin hiến một kế,có thể dò xét được điều ấy thực hay là giả.
Thương Thần hỏi:
-Kế gì?
Phan Sùng nói:
-Em gái đại vương ta,lấy chồng ở nước Giang,gọi là nàng Giang Vu,nay về thăm dại vương ta, ở chơi trong cung lâu ngày,tất biết rõ điều ấy.Thái tử nên bày một tiệc rượu,mời Giang Vu đến ăn tiệc,rồi trong khi ăn tiệc,cố ý làm ra bộ khinh bỉ, để khiến cho Giang Vu phải tức giận.Giang Vu đã túc giận,tất thế nào cũng nói lộ điều ấy ra.
Thương Thần nghe lời,bày tiệc rượu để mời Giang Vu.Lúc Giang Vu mới đến thì Thương Thần tiếp đãi rất lễ phép,khi uống rượu tới nữa chừng,dần dần làm ra bộ khinh bỉ,sai người nhà bếp đưa món ăn mà không thèm đứng dậy mời,lại cố ý ngảnh mặt nói chuyện riêng với mấy đứa thị nữ hầu rượu.Giang Vu hai lần hỏi chuyện Thương Thần đều không trả lời.Giang Vu giận lắm, đạp bàn đứng dậy mà xỉ mắng Thượng Thần rằng:
-Mày tệ quá như thế,thảo nào mà đại vương định giết mày để lập công tử Chức.
Thương Thần giả cách xin lỗi.Giang Vu không thèm nhìn mặt,lên xe đi ngay,vừa đi vừa mắng Thương Thần thậm tệ.Ngay đêm hôm ấy,Thương Thần đến bảo Phan Sùng,và hỏi kế để thóat nạn,Phan Sùng nói:
-Thái Tử có thể cúi đầu mà thần phục công tử Chức được không?
Thương Thần nói:
-Ta là con trưởng mà phải thần phục con thứ thì chịu đựng thế nào được?
Phan Sùng nói:
-Nếu không chịu thần phục người ta thì chi bằng trốn sang nước khác.
Thương Thần nói:
-Trốn cũng vô ích,chỉ thêm nhục thôi !
Phan Sùng nói:
-Ngoài hai cách ấy ra thì chẳng còn cách gì nữa !
Thương Thần lại cố ý hỏi mãi.Phan Sùng nói:
-Có một kế nầy rất thần diệu,nhưng chỉ sợ thái tử không nỡ làm.
Thương Thần nói:
-Trong lúc đang nguy cấp này lại còn điều gì là điều không nỡ !
Phan Sùng ghé tai mà bảo rằng:
-Chỉ làm đại sự thì mới có thể đổi họa làm phúc được.
Thương Thần nói:
-Việc đó ta làm được !
Nói xong,liền tụ tập quân sĩ, đến nữa đêm vào vây cung Sở Thành Vương.Phan Sùng tay cầm thanh kiếm,cùng với mấy người lực sĩ đi thẳng đến trước mặt Sở Thành Vương.Các nội thị sợ hải,, đều bỏ chạy tán loạn cả.Thành Vương hỏi:
-Nhà ngươi vào đây có việc gì?
Phan Sùng nói:
-Ðại Vương làm vua đã bốn mươi sáu năm rồi,cũng nên thôi đi ! Nay người trong nước đều mong có vua mới,xin đại vương truyền ngôi lại cho thái tử.
Thành Vương kinh sợ mà nói rằng:
-Ta bằng lòng nhường ngôi lại cho,nhưng chẳng biết các người có để ta sống hay không?
Phan Sùng nói:
-Vua nọ chết đi thì vua kia mới lập lên,có lẽ nào một nước hai vua bao giờ ! Sao đại vương đã già mà còn chưa hiểu việc đời?
Thành Vương nói:
-Ta vừa mới sai nhà bếp nấu món chân gấu, đợi chín cho ta ăn một miếng thì dẫu chết ta cũng cam lòng
Phan Sùng quát to lên rằng:
-Món chân gấu thì còn lâu mới chín được,hay là đại vương định dùng dằng đợi người đến cứu đó chăng?Xin đại vương tự liệu đi,chớ để tôi phải động thủ.
Phan Sùng cởi dây lưng ném trước mặt Thành Vương.Thành Vương ngửa mặt lên trời mà kêu rằng:
-Ôi Ðấu Bột ! Ôi Ðấu Bột ! Ta không nghe lời nói của trung thần, đến nổi phải tai vạ,còn nói gì nữa !
Nói xong,liền cầm lấy giây lưng mà buộc vào cổ.Phan Sùng sai mấy người đứng hai bên nắm đầu guây mà kéo, được một lúc thì Thành Vương tắt hơi.Giang Vu nghe tin,thở dài mà than rằng:
-Thôi ! Chính ta làm hại anh ta rồi đó !
Giang Vu cũng thắt cổ tự tử.Thương Thần đã giết xong Thành Vương,nói dối là Sở Thành Vương bị cảm mà chết,sai người báo tang cho chư hầu biết,rồi lên nối ngôi,tức là Sở Mục Vương;Sở Mục Vương gia phong cho Phan Sùng làm chức thái sư,và giao binh quyền cho, để coi giữ vương cung.Quan lệnh doãn nước Sở là Ðấu Ban cùng các quan đều biết là Sở Thành Vương bị giết mà không dám nói. Ðấu Nghi Thân nghe tin SởThành Vương bị giết, liền cùng với quan đại phu là Trọng Quy bàn mưu để giết Sở Mục Vương,chẳng ngờ việc tiết lộ,Mục vương truyền cho quan tư mã là Ðấu Việt Tiêu bắt Ðấu Nghi Thân và Trọng Quy mà giết đi.Ngày trước có người thầy đồng tên là Duật Tự đã nói: “Sở Thành Vương cùng với Thành Ðắc Thần và Ðấu Nghi Thân,ba người đều bất đắc kỳ tử” đến bây giờ quả nhiên ứng nghiệm. Ðấu Việt Tiêu có ý muốn làm lệnh doãn mới nói với Sở Mục Vương rằng:
-Tôi thấy Ðấu Ban nói chuyện với người ta,thường phàn nàn về nỗi cha con nhà hắn chịu ơn tiên vương nhiều lắm;mà không giúp nên được cái chí lớn của tiên vương ngày xưa thì lấy làm xấu hổ.Hắn muốn lập công tử Chức lên làm vua,mới rồi Ðấu Nghi Thân làm phản là mưu tự Ðấu Ban,nay Ðấu Nghi Thân đã bị giết rồ, Ðấu Ban có ý lo sợ,tôi e rằng hắnlại bày mưu khác, đại vương nên phải phòng bị mới được.
Sở Mục công đem lòng nghi Ðấu Ban,mới triệu Ðấu Ban vào,sai đi giết công tử Chức. Ðấu Ban chối từ không chịu đi,Mục vương nổi giận,nói:
-Nhà ngươi muốn giúp nên cái chí lớn của tiên vương ngày xưa có phải không?
Mục vương liền cầm cái dùi đồng đánh chết Ðấu Ban.Công tử Chức sợ hải, định chạy sang nước Tấn. Ðấu Việt Tiêu đuổi theo đến ngoài cõi,giết chết công tử Chức.Sở Mục Vương cho Thành Ðại Tâm làm lệnh doãn,chưa được bao lâu thì Thành Ðại Tâm chết,Mục Vương liền cho Ðấu Việt Tiêu làm lệnh doãn,và nhớ đến công tử Văn ngày xưa,mới cho Ðấu Khắc Hoàng (con Ðấu Ban,cháu Tử Văn)làm quan châm doãn.
Tấn Tướng công nghe tin Sở Thành vương chết,bão Triệu Thuẫn rằng:
-Thế là lòng trời đã chán nước Sở rồi !
Triệu Thuẫn nói:
-Vua nước Sở trước là dẫu là bạo ngược,nhưng còn có thể đem điều lễ nghĩa mà giáo hoá được,Thương Thần là đứa Vô phụ,cha còn không tha huống là người khác ! Tôi e rằng cái vạ chư hầu chưa thật là hết !
Mấy năm sau,quả nhiên Sở Mục vương đem quân đi đánh các nước, đúng như lời nói của Triệu Thuẫn.

Tướng nước Tần là Mạnh Minh nói với Tần Mục công xin đem quân đánh Tấn, để báo thù trận thua ở Hào Sơn khi trước.Tần Mục công khen mà cho đi.Mạnh Minh liền cùng với Kiển Binh và Tây Khất Thuật đem quân đi đánh Tấn.Tấn tướng công vẫn lo nước Tần đem quân sang báo thù,ngày nào cũng sai người đi dò thám,khi được tin mạnh Minh lại sắp sang đánh,mới cười mà bảo rằng:
-Nước Tần nay đã sắp sang tạ ơn ta đó !
Tấn Tướng công bèn cho Tiên Thả Cư làm chánh tướng,Triệu Thôi làm phó tướng,Hồ Cúc Cư làm chức xa hữu, để đợi quân Tần sang đến nơi thì đánh.Khi đại binh sắp khởi hành,Lang Ðàm nói với Tiên Thả Cư xin đi theo.Tiên Thả Cư cho đi.Bấy giờ bọn Mạnh Minh chưa sang đến nơi,Tiên Thả Cư bảo các tướng rằng:
-Ðợi quân Tần đến mới đánh,chi bằng ta kéo sang mà đánh quân Tần.
Tiên Thả Cư nói xong,liền kéo quân sang đất Bành Nha (đất nước Tần) để đón quân Tần.Khi quân Tần đến nơi,hai bên đã bày thành trận thế,Lang Ðàm nói với Tiên Thả Cư rằng:
-Tiên nguyên soái ngày xưa chê tôi là người vô dũng,vậy nên truất bỏ không dùng,ngày nay tướng quân hãy thử cho tôi ra trận,tôi không dám cầu công,chỉ mong rửa được cái điều xấu hổ trước mà thôi.
Tiên Thả Cư bằng lòng.
Lang Ðàm cùng với bạn là Tiên Bá đem hơn một trăm người xông thẳng vào trong đám quân Tần.Bọn Lang Ðàm đi đến đâu thì quân Tần tan rã đến đấy,Tiên Bá bị Kiển Binh giết chết.Tiên Thả Cư đứng ở trên xe,trông thấy quân Tần rối loạn,mới giục quân tiến vào.Bọn Mạnh Minh không thể chống lại được,tức thì bỏ chạy.Tiên Thả Cư tìm cứu Lang Ðàm ra thì thân thể Lang Ðàm chỗ nào cũng bị thương cả, được hơn một ngày thì chết.Quân Tấn đã được thắng trận kéo nhau trở về.Tiên Thả Cư tâu với Tấn Tướng công rằng:
-Ngày nay thắng trận là nhờ sức của Lang Ðàm chứ không dự gì đến tôi.
Tấn Tướng công truyền theo lễ quân thượng đại phu mà an táng Lang Ðàm ở Tây Quách,bắt các quan triều thần phải đi đưa cả.
Mạnh Minh thua trận,chạy về nước Tần,tự nghĩ mình lần này tất phải tội chết,ai ngờ Tần Mục công chẳng trách giận gì cả,lại sai người ra đón,và vẫn giao quyền chính cho như trước.Mạnh Minh tự nghĩ xấu hổ vô cùng,mới dốc một lòng sửa sang quyền chính,lại đem hết những của riêng ra để tư cấp cho những nhà có người chết trận để đánh báo thù nước Tấn.Cuối năm ấy,Tấn Tướng công lại sai Tiên Thả Cư liên hợp với quan đại phu nước Tống là công tử Thành,quan đại phu nước Trần là Viên Tuyển,quan đại phu nước Trịnh là công tử Quý Sinh,cung đem quân sang đánh Tần,chiếm lấy đất Giang và đất Bành Nha,rồi rút quân về,lại nói giỡn một câu rằng:
-Mới rồi,nước Tần sang tạ ơn ta thì ngày nay ta đáp lại đó !
Mạnh Minh không đem quân đi đánh quân Tấn,chỉ vì chưa gặp thời đó thôi.
Ðến thắng năm năm sau,Mạnh Minh luyện tập quân sĩ đều đã tinh nhuệ cả rồi,mới xin Tần Mục công thân hành đi đánh,lại nói với Tần Mục công rằng:
-Nếu lần này tôi không báo thù được nước Tấn thì quyết không sống mà về làm gì !
Tần Mục công nói:
-Quân ta đã ba lần bị quân Tấn đánh thua rồi ! Nếu lần này lại thua thì ta cũng chẳng còn mặt mũi nào mà về nước nữa !
Tần Mục công nói xong,liền chọn ngày cử đại binh đi đánh Tấn,phàm các quân sĩ phải đi tòng chinh, đều tư cấp cho người nhà rất hậu.Các quân sĩ thấy vậy, đều hăng hái xin hết sức.Khi đại binh đã qua sông Hoàng Hà,Mạnh Minh truyền đem bao nhiêu thuyền bè đốt hết sạch cả.Tần Mục cônglấy làm lạ hỏi rằng:Tại sao nguyên soái lại đốt hết cả thuyền bè như vậy?
Mạnh Minh nói:
-Quân có khí thế mới đánh được giặc ! Quân ta thua luôn mãi,khí thế đã mất hết cả rồi,nay tôi đốt thuyền bè đi là tỏ cho quân ta biết rằng: Chỉ có tiến chứ không có thoái,khiến cho khí thế quân ta được thêm hăng hái,nếu quân ta đã thắng trận rồi,thì lo gì không có thuyền bè trở về.
Tần Mục công khen phải.Mạnh Minh kéo quân đi tiên phong,xông vào đánh lấy thành Vương Quan.Quân nước Tấn phi báo Tấn Tướng công.Tấn Tướng công hợp triều thần lại để thương nghị.Triệu Thôi nói:
Nước Tần căm tức ta nhiều lần,lần nay vua Tần thân hành cử đại binh sang,cố chết mà đánh ta,ta không thể địch nổi,chi bằng ta hãy tạm tránh,khiến cho quân Tần thỏa lòng, để dập tắt mối oán thù hai nước.
Tiên Thả Cư cũng nói với Tấn Tướng công rằng:
-Vua Tần lấy việc ngày trước thua ta làm xấu hổ,mà các tướng nước Tần cũng đều hăng hái,nếu không thắng được ta thì thế tất không thôi.Tướng công nên nghe lời Tử Dư.
Tấn Tướng công truyền cho quân sĩ các nơi, đều một mực cố thủ,không được giao chiến với quân Tần, Do Dư bảo Tần Mục công rằng:
-Quân Tấn sợ ta rồi ! Ta nên nhân dịp này đem quân đến dãy núi Hào Sơn,thu nhặt lấy hài cốt của quân sĩ ta ngày trước để mai táng,cho khỏi điều hổ thẹn.
Tần Mục công theo lời,kéo quân thẳng tới Hào Sơn,quân Tấn không thấy có một người nào dám ra ngăn trở cả.Tần Mục công sai người thu nhặt lấy hài cốt quân Tấn chết trận khi trước, đem mai táng ở một nơi,rồi giết trâu bò đế cúng tế.Tần Mục công mặc tang phục đứng rót rượu để làm lễ,lại ứa nước mắt rồi khóc òa lên.Mạnh Minh và các tướng đều sụp lạy mà khóc cả.Quân sĩ trọng thấy ai cũng chảy nước mắt.Dân ở đất Giang và đất Bành Nha nghe tin Tần Mục công thắng được quân Tấn,liền cùng nhau tụ hợp, đuổi các quan trấn thủ nước Tấn đi,rồi lại theo về nước Tần.
Tần Mục công thu quân về nước ban thưởng cho Mạnh Minh,Kiển Binh và Tây Khất Thuật.
Vua Tây Nhung là Xích Ban,khi trước thấy quân Tần hai ba lần bị thua,có ý khinh nước Tần hèn yếu, định làm phản nước Tần. Ðến lúc Tần Mục công thắng được quân Tấn,thu quân trở về,toan sẽ sang đánh Tây Nhung.Do Dư mới nói với Tần Mục công ,xin truyền hịch cho Tây Nhung bắt phải triều cống,nếu không chịu triều cống,bấy giờ sẽ đánh.
Xích Ban nghe tin Mạnh Minh nước Tần thắng được quân Tấn, đang có lòng lo sợ,thấy có tờ hịch thì vội vàng rủ nhau hai mươi nước nhỏ ở phía Tây cùng vào triều cống nước Tần,tôn Tần Mục công làm bá chủ tất cả các nước ở Tây Phương.Uy danh Tần Mục công đồn đến chốn kinh sư nhà Chu.Chu Tương vương bảo Doãn Vũ công rằng:
-Ngày xưa Trùng Nhĩ (tức là Tống Văn công)nước Tấn đại hội chư hầu,trẫm sách phong cho làm bá chủ,nay Nhâm Hiếu (tức là Tần Mục công ) nước Tấn cường thịnh,chẳng kém gì nước Tần,trẫm cũng muốn sách phong cho,nhà ngươi nghĩ thế nào?
Doãn Vũ công nói:
-Nước Tần dẫu cường thịnh,nhưng chưa có công trạng gì với nhà Chu ta,nay lại có ý bất hòa với Tấn,mà Tấn hầu ngày nay, đang nối được nghiệp cha.Nếu ta sách phong cho Tần thì mếch lòng Tấn,chi bằng ta sai sứ ban thưởng cho Tần,thế thì Tấn biết ơn ta,mà Tấn cũng chẳng oán gì ta được.
Chu Tương vương theo lời.
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 

Previous

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 88 guests