Phượng Vĩ - Duyên Anh

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Phượng Vĩ - Duyên Anh

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tác Giả: Duyên Anh

Tháng chín

Bây giờ, loài ve sầu đã mồ yên mả đẹp. Nhiều cậu đang chờ hóa kiếp bướm để được sống một lần với mùa xuân và nếu chết sớm, sẽ được ép vào những trang sách đẹp nhất của các cô học trò mơ mộng. Bây giờ, loài tu hú đã bay về rừng, đang tương tư rặng vải mùa hạ miền xuôị Và, bây giờ, cây đang làm đám ma cho lá. Lá rơi ban ngàỵ Lá rụng ban đêm. Lá ốm. Lá úạ Rồi lá chết. Thương nhất là những chiếc lá bàng. Thân xác to lớn thế mà cũng bị sốt rét vàng da, biến chứng đỏ thẫm, chẳng kịp đợi gió đến rửa tội đã vội rớt xuống tuyền đàị Tuyền đài là mặt đường phố, là vỉa hè tháng chín. Tháng chín vào học. Những bước chân tựu trường giẵm nát lá. Lá đaụ Lòng học trò hớn hở. Lòng tôi thì vướng mắc một chúc sắt sẹ Tự nhiên tôi thấy thương xác lá. Tôi tưởng mỗi chiếc lá đều là cuối cùng và tôi muốn giơ hai tay ôm lá vào lòng. Rõ ràng giống thi sĩ Nguyễn Bính viết bài thơ "Cây bàng cuối thu" .

Năm nay, tôi nghỉ hè ở quê ngoạị Quê ngoại nhà tôi có một vẻ gì đó thật mơ hồ, một ngăn cách nào đó thật diệu vợị Người con gái đã về nhà chồng là giã từ luôn quê mẹ như giã từ thời son trẻ của mình. Bổn phận làm vợ, làm mẹ bắt hình ảnh quê mẹ nhạt nhòạ Và hình ảnh ấy chỉ thiết tha sống dậy khi nỗi buồn nhuộm nắng hoàng hôn. "Chiều chiều ra đứng cổng sau, Trông về quê mẹ ruột đau chìu chìu". Từ nỗi thiết của người mẹ, đứa con lớn lên, yêu quê ngoại hơn yêu quê nộị Quê nội gần gũị Quê ngoại xa vờị Gần gũi quá, quen thuộc quá dễ gây chán nản. Xa vời quá, lạ lùng quá khiến ta mơ ước. Và ta ngỡ niền mơ ước của ta sẽ no đầy nếu ta được sống ở quê ngoại rộn ràng trong ký ức, quê ngoại rực rỡ trong những câu chuyện kể của mẹ tạ Một lần, lên tám, tôi đã theo mẹ tôi về quê ngoạị Bẵng đi mười năm, vẫn chưa có lần thứ haị Tôi cố hình dung ra quê ngoại và sự quạnh hiu đánh đai lấy cuộc đời những người bên ngoại của tôị Không tài nào hình dung nổị Và tôi chỉ còn mang máng nhớ nửa ngày đường ô tô, qua chuyến phà lớn, chuyến đò nhỏ mới về tới quê ngoại .

Mấy tháng trước, tôi đã đọc cuốn "Quê Mẹ" của Thanh Tịnh. Thấy tâm hồn xao xuyến chi lạ. Rồi đọc tiếp truyện ngắn "Con so về nhà mẹ", cũng của Thanh Tịnh, đăng trên Giai Phẩm Tết Ngày Nay, tôi rơm rớm nước mắt. Cậu chuyện thật giản dị : Hai vợ chồng trẻ cưới nhau được một năm thì chị vợ mang thaị Nhà chị ở xóm làng bên kia sông. Gần ngày sinh đẻ, anh chồng đưa vợ về nhà mẹ sinh con sọ Tiễn chân vợ tận bến đò anh chồng mới trở lại nhà mình. Con đò dẫn chị vợ về nhà mẹ. Chị nghĩ ngợi mông lung ... Tôi không hỏi mẹ tôi xem ngày mẹ tôi sinh tôi, mẹ tôi có về quê ngoạị Nhưng câu chuyện "Con so về nhà mẹ" bắt tôi tưởng tượng nhiềụ Tôi thương mẹ tôị Tôi thương quê ngoại vô vàn. Vì vậy, vụ hè năm nay, tôi xin bố mẹ tôi cho về nghỉ ngơi ở quê ngoạị Tâm trạng tôi từa tựa tâm trạng thi sĩ Xuân Tâm. "Trong khoảnh khắc sách bài là giấy cũ". Chiếc va ly của tôi lèn chặt niềm vui cùng với hàng chục cuốn tiểu thuyết của Lê Văn Trương, Tô Hoài, Ngọc Giao ...

Ở quê nội, tôi có ông chú nghiêm khắc. Ông là sinh viên luật khoạ Hè nào ông cũng về quê với những cuốn sách dầy cộm. Chú tôi kèm tôi học nửa buổị Ông bắt tôi làm những bài toán hóc búa và bắt phân tích văn phạm Pháp văn mờ ngườị Tôi sợ nhất chia động từ. Mà chú tôi cứ muối tôi thuộc lòng những động từ khuôn mẫu đủ "mốt", đủ "tăng". Những động từ bất quy tắc phải thuộc như cháọ Chú tôi đánh tôi thẳng taỵ Ông thích đêm "nhãn hiệu" sinh viên ra khuyên nhủ tôị Mùa hạ, ở quê nội, không bao giờ là mùa xuân nữạ Ở quê ngoại thì tuyệt vờị Mọi người coi tôi như hãy còn bé bỏng. Các cậu tôi, cái d`i tôi thay phiên nhau chiều chuộng tôi , chỉ lo tôi buồn tôi đòi về tỉnh. Ông cậu út được phó thác trách nhiệm bày đặt các cuộc vui cho tôi chơị Cậu tôi dẫn tôi đi câu, đi giăng bẫy chim, đi bơi và dạy tôi thổi ống xì đồng. Suốt ngày, hai cậu cháu vác ống xì đồng tìm chim cu gáy mà thổị Cậu tôi chịu khó kiếm đất sét, viên đạn, nung khô rồi tiện tròn. Cậu tôi thổi ống xì đồng rất giỏị Chim sẻ vặt lông rán ăn ngon miệng .

Những giấc ngủ trưa của tôi thường kéo dài đến xế chiềụ Hễ thức dậy là có thức ăn ngaỵ Hôm nay bún riêu cuạ Mai bánh cuốn. Mốt xôi chè ... dDêm trăng, bà ngoại tôi thả vó tôm. Tôi theo bà tôi đi cất vó. Những chú tôi giẫy đành đạch trong vó bằng vải màn cũ nhuộm nâụ Hắt các chú vào cái rổ có cành tre, các chú giẫy lạo xạo vui tai lắm. Trên đời, nếu những bữa cơm nào đáng nhớ nhất, tôi sẽ chẳng ngần ngại kể ngay những bữa cơm trưa ở quê ngoại nhà tôị Một đĩa rau muống tíạ Một bát tương nhỏ. Một đĩa tôm đầu đặc trước kho mặn vắt chanh. Ly kỳ là bát nước rau muống. Đang xanh, vắt chanh vào nó đó tíạ Quê ngoại chiều chuộng tôi quá khiến tôi tưởng tôi còn bé bỏng thật tình, dù bà ngoại tôi vẫn nói đùa "cháu lấy vợ được rồi đấy". Nghe con cá quẫy mạnh dưới ao, tôi bảo cậu tôi "Cháu thèm ăn cá chép kho", lập tức, cậu tôi thả vó xuống ao và rủ nhiều người tắm dồn cá về phía vó. Và cất cá chép to nhất mới bắt .

Điều làm tôi sung sương hơn cả là, ở quê ngoại, không ai kèm tôi học hay giục tôi lo bài vở. Tôi tự dọ Chiếc võng mắc dưới giàn hoa lý vườn, tôi nằm đọc truyện Tô Hoài, Ngọc Giao rồi ngủ. Cuốn sách cuối cùng đem về quê ngoại của tôi, tức mình ghê, không phải là cuốn truyện. Đó là tập thơ "Tâm hồn tôi" của Nguyễn Bính. Tôi đọc bài đầu, cất đị Buồn quá, lại lôi ra đọc. Và tôi thích. Tôi học thuộc lòng. Tôi mê thơ từ đó, bắt đầu bằng thơ Nguyễn Bính. Tôi nhớ bài "Cây bàng cuối thu" :

Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hôm nay bởi thấy tôi buồn
Lìa cành theo gió lá buồn qua song
Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây

Ba tháng hè ở quê ngoại, tôi biết yêu thơ, biết buồn. Quê ngoại nhà tôi phả vào tâm hồn tôi khói hương mơ mộng cùng lúc tuổi tôi vừa lớn. Cho nên, ngày khai trường năm nay, đi trên con đường cuối thu đầy lá chết, tôi thấy quanh tôi vướng mắc một nỗi buồn man mác. Phải chăng khi cậu trai biết buồn là cái nụ hoa đầu trong trái tim cậu muốn nở ? Hay cánh bướm thoát khỏi hồn cậu đòi đậu trên một cánh hoả Tôi đến trường hơi muộn. Vì đi chậm để thương những chiếc lá vàng. Vẫn cảnh náo nức cũ, cảnh náo nức của tựu trường. Tôi không tìm được một nỗi vuốt ve nào ở những mùi thơm của trường lớp, bàn ghế sau ba tháng hè xa vắng. Có lẽ "mùa xuân trong mùa hạ" hãy còn quá ngon. Dường như, tựu trường không mang lại một xúc động cho niên thiếụ Kỷ niệm chỉ hiện hình và bốc khói làm cay mắt tiếc thương ở một tuổi nào đó khi hiện tại và dĩ vãng đã ngăn cách bởi những thôi đường dài hun hút khó về, không thể trở về. Anatole France, Thanh Tịnh, Huy Cận viết lại "Giờ náo nức của một thời trẻ dại" bằng hồi tưởng. Và hồi tưởng, người ta mới hay miếng than dĩ vãng là kim cương hiện tạị Cái mình ngỡ không vuốt ve mình hôm qua sẽ vuốt ve mình muôn thuở. Tựu trường của niên thiếu thường gây ngỡ ngàng, chán nản cho niên thiếụ "Chín mươi ngày nhẩy nhót ở đồng quê" chưa thỏạ Riêng tôi, ba tháng hè ở quê ngoại mới là một ngàỵ Tôi muốn mùa hạ kéo dài thêm để nằm hoài trên võng trưa đọc tiểu thuyết Ngọc Giao, Tô Hoài, ngủ rơi xách xuống vường và thức dậy mơ màng cùng tiếng chim cu gáy, tiếng ve sầu rên rỉ, tiếng tu hú vang vọng không gian nhịp điệu buồn tênh. Nhưng nùa xuân của học trò bước quá nhanh. Giờ cuối cùng một niên học chấm dứt, người học trò vui vẻ : "Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết". Giờ cuối cùng của ba tháng hè chấm dứt, chẳng nghe ai mừng rỡ .

Trống trường báo hiệu xếp hàng vào lớp. Tôi thẫn thờ vào lớp học cơ hồ con chim khuyên bị thả vào chiếc lồng trẹ Cửa sổ mới sơn, cái cửa sổ thiếu mùi thơm của hoa cau, nhỏ bé chỉ nhìn rõ một khoảng trời không đủ các sắc mâỵ Tôi đâm ra khó tính và cảm giác quanh tôi hoàn toàn câm nín. Bàn ghế câm nín. Bảng đen câm nín. Ngay cả sự ồn ào sắp chỗ ngồi, tranh chỗ ngồi cũng câm nín. Thầy giáo xuất hiện. Những lời nói đầu: Năm nay là năm thi cử, các anh phải làm việc chuyên cần. Vượt đoạn đường này các anh mới hy vọng lên trung học đệ nhị cấp rồi lên đại học. Các anh chép thời khóa biểu ... Bút viết ấn mạnh mực mới rạ Tay run rẩỵ Tôi chép thời khóa biểu khó khăn hơn làm bài tập đại số phương trình bậc haị Buổi học đầu của niên học mới sao mà uể oải! Thầy giáo nói chuyện thi cử, kể những kỷ niệm thi cử. Tôi ngồi tiếc nhớ những ngày nghỉ hè ở quê ngoại và lẩm bẩm ôn những bài thơ tình của Nguyễn Bính. Truyện dài "Nhà Quê" của Ngọc Giao thật haỵ "Quê người" của Tô Hoài thật hấp dẫn. Tại sao thầy giáo không chịu hỏi: Hè vừa qua các anh có vui không? Ai có kỷ niệm đẹp nhất ba tháng hè? Tôi sẽ đứng lên đọc bài "Cây bàng cuối thu" của Nguyễn Bính và nói tựu trường năm nay tôi biết thương những lá úa lìa cành. Buồn thay, thầy giáo chỉ nói về hệ số của các môn học. Đại số, Hình học, Vật lý, Hóa học, Vạn vật, Việt văn , Pháp văn, Anh văn, Sử ký, Địa lý, Công dân giáo dục, những tảng đá bắt gặp ở đoạn đầu đời mơ mộng. Năm nay học Hình học không gian! Tam giác quay chung một trục sinh ra hình nón. Ba điểm tạo nên một mặt phẳng. Tam giác quay không chịu sinh ra một bài thơ Nguyễn Bính .
Sự uể oải kéo dài đúng một tuần lễ. Khi tôi nghĩ đến ông chú sinh viên luật khoa, nghĩ đến trường thi bên Nam dDịnh, nghĩ đến tiếng thở dài não ruột của bố mẹ hay tin con mình thi trượt thì lớp học của tôi có một học sinh mớị Một nữ học sinh. Chiếc lồng nhốt con chim khuyên bỗng được thả lên một cánh hoa phượng. Vì tên nàng là Phượng. Trần Thị Hồng Phượng...
Phượng là nữ sinh duy nhất của lớp đệ tứ. Lên trung học, tôi chuyên ngồi bàn đầụ Ông chú sinh viên của tôi khuyên tôi nên chiếm bàn đầụ "Vì thầy giảng bài dễ nghẹ V`i thầy "chú ý " mình nhất. Vì sợ thấy "chú ý " mình hết dám lười biếng". Đó là những điểm lợi của những anh học trò .... gạo cỡ ông chú sinh viên của tôị Còn những anh học trò "tài tử" , yếu toán, kém lý hóa mà bị ngồi bàn đầu là một tai họạ Thầy yêu, cứ bắt lên bảng sửa toán thì nguy hiểm vô cùng. Thành thử, bàn đầu thường dành cho những tay xuất sắc. Con gái ưu tiên ngồi bàn đầụ Phượng vào học, tôi phải xuống bàn thư hai, ngồi sau nàng, suốt buổi học ngắm suối tóc nàng chẩy dài trên bờ vaị Khung cửa sổ nhỏ nhìn thấy một khoảng trời thiếu nhiều sắc mây bỗng trở nên vô nghĩa.

Từ mái tóc Phượng tỏa ra một mùi thơm kỳ tuyệt. Mùi thơm của hương tóc hay mùi thơm của gáỉ Tôi ngột ngạt trong mùi thơm đó, tưởng chừng thấy một thế giới tiểu thuyết, một cõi trời thơ ở mái tóc nàng. Mùi thơm nàng bàng bạc khắp gian lớp. Không phân chất nổi nó giống mùi thơm nào của đất trời, hoa lá. Nhưng nó làm cả lớp học ngất ngâỵ Những anh học trò luộm thuộm nhất cũng đã chịu khó sửa lại cổ áo, mái tóc. Ngôn ngữ bạt mạng thì để dàng lúc vắng nàng mới phóng rạ Nàng đã làm những anh học trò ngổ ngáo hóa thành nai vàng ngơ ngác. Nàng không hiểu nàng là quyền uy
của lớp học. Ngồi bất động. Mắt chỉ nhìn lên bàn thầỵ Giờ ra chơi nàng không thèm rạ Chơi với ai nhỉ ? Tôi nghĩ thế và bắt thương nàng cô đơn. Nang là chiếc lá bàng cuối thụ Nàng là con chim khuyên trần gian. Nàng là cơn lốc nhỏ đang thổi lay động tâm hồn tôi, một thứ tâm hồn vừa lên mầu xanh mơ mộng bằng thơ Nguyễn Bính. "Hình như nàng có nỗi buồn hơn tôi ."

Hai hôm sau , tôi nhớ thật rõ, đúng rồi, hai hôm sau, nhằm giờ Việt văn, nàng quay xuống bàn tôị Vừa học đọan tài sắc của chị em cô Kiều và tôi thắc mắc tại sao Nguyễn Du quên tả mái tóc của Thúy Kiềụ Cả Nguyễn Gia Thiều cũng quên tả mái tóc của người cung nữ. Người đời xưa không thích tả mái tóc giai nhân ? Có lẽ, ngày xưa, gian nhân đội khăn hoặc búi tóc nên thi sĩ không cảm nổi vẻ đẹp của mái tóc. Nàng quay xuống bất chợt khiến tôi hốt hoảng như một tên trộm bị bắt quả tang. Tên trộm đương say ngắm mái tóc nàng mà trách người tài tử ngày xưạ Đôi mắt tôi, chắc chắn, chứa nhiều ý gian. Nàng mỉm cườị Nụ cười làm quen. Tôi ngẩn ngơ một nỗị Nàng khẽ hỏi :

--Anh có thể cho Phượng mượn nhũ+ng quyển vở của anh không ?

Tôi thấy nóng ran đôi taị Tôi thấy nhịp tim của tôi dồn dập. Tôi thấy hồn tôi thoát khỏi xác tôi và chui ra khung cửa sổ bay bổng lên trời cao .

--Được chứ, anh ?

Tôi gật đầu, đáp gọn :

--Được .

Và hỏi :

--Bây giờ à ?

Nàng cườị Lại cười :

--Maị Mai thứ bẩy anh đem hết vở bài học, bài làm cho Phượng mượn. Chủ nhật Phượng ở nhà chép . Anh nhớ đấy nhé !

Tôi gật đầu nữạ Nàng quay lên . Và tôi nguyền rủa tôi đần độn, ngu ngốc, thô lỗ, man di mọi rợ . Đã đọc tiểu thuyết của Ngọc Giao, Tô Hoài, Thâm Tâm, Thạch Lam, thuộc hàng trăm câu đối thoại bay bướm, tình tứ mà có dịp đối thoại với con gái thì chỉ biết gật đầu và đáp, hỏi quê mùa, đồng chua nước mặn. Phượng hỏi mượng vở của tôi để chép bài cũ. Thế thôị Thế mà cũng gây một "dư luận" trong lớp. Giờ ra chơi, bạn bè xúm quanh tôi phỏng vấn tình hình. Quan trọng lắm. Đây là một biến cố của những chàng trai vừa lớn, những chàng trai hung hăng, bất chấp tất cả nhưng đứng trước mặt con gái thì đôi tay bỗng dài ngoẵng chẳng biết nên cất chỗ nào cho tiện, đôi mắt đang ngời sáng bỗng mờ tối, cái miệng đang liến thoắng bỗng nín thít, đôi khi nói chẳng nên lời, dùng văn câu bất thành cú, "thì, mà " thừa thãị Rất nhiều câu phỏng vấn nghịch ngợm, ghen tị, tựu chung là phục sát đất. Họ đặt cho tôi những tên mới : Tú Quyên, Lục Văn Tiên, Kim Trọng, toàn là những nhân vật chiến thắng tình yêu trong các tác phẩm đã ghi vào văn học sử mà chúng tôi đã học, đang học. Phải nói rằng tôi sung sướng, tôi kiêu hãnh. Niềm sung sướng một lần duy nhất của đời người là lần ta vừa lớn, vừa biết mơ mộng ta được quen ngay với người con gái để ta ngỡ như ta và nàng đã yêu nhaụ Tâm hồn những cậu trai vừa lớn thật rộng rãi và thích nhận vợ Cứ quen một cô gái thì tưởng chừng đã yêu cô gáị Không tưởng chừng vội vàng sẽ bị bạn bè gán thép ngaỵ Tôi tưởng chừng đã yêu Phượng, đã yêu Phượng như những nhân vật nam đã yêu những nhân vật nữ trong tiểu thuyết, trong thợ Tự nhiên, tôi mua sự bối rối và bầy đặt sự xấu hổ. Tôi yêu dễ dàng. Ôi, tình yêu dễ dàng, tình yêu đủ màu sắc cầu vồng, tình yêu bong bóng trời mưa .

Tan học về, tôi không thiết ăn cơm. Tháng chín tuyệt vờị Tựu trường tuyệt vờị Mùa thu năm nay mới là mùa xuân. Mùa hè vừa qua vất đị Tiếng ve sầu, tiếng tu hú buồn nản. Không gian quê ngoại nằm gọn ở nụ cười của Phượng, người con gái hẳn đã yêu tôi , chỉ yêu tôị Lục cuốn thơ Nguyễn Bính đọc vụ hè tìm một bài dặn dò xa xôị Không có. Xin tiền mẹ bảo mua cuốn sách giáo khoạ Nhưng đến hiệu sách mua tập "Lỡ bước sang ngang" của Nguyẽn Bính. Cả buổi trưa mê man đọc và gửi lòng mình vào thợ Tuổi trẻ, thơ và tình yêụ Ba thứ đó quyện lấy nhau, gắn bó keo sơn. Thiếu nó là không có tuổi trẻ, là tuổi trẻ què cụt, tuổi trẻ quáng gà, tuổi trẻ tàn bạo, tuổi trẻ thành đàn ông ưa lý sự, bất mãn nhằng và đói kém kỷ niệm làm ngườị Hạnh phúc không bao giờ đến với những kẻ sinh ra đời đã làm đàn ông. Hạnh phúc chỉ đê"n với những kẻ sinh ra đời biết t`im cách hưởng trọn vẹn thời tuổi trẻ thơ mộng. Thời đó là thời của tình yêu, thi ca va âm nhạc. Những ai chống đối mơ mộng là chống đối đấng sáng tạọ Bởi vì, đấng sáng tạo tạo ra loài người đã dặn loài người yêu nhaụ Thương hại thay những kẻ không biết yêụ Thương hại thay những kẻ cầm dao đòi giết tình yêu và sự mơ mộng .
Nguyễn Bính chưa giúp tôi được điều gì. Tôi cũng chưa hiểu mình nên dở cái trò gì trong những cuốn tập bài học, bài làm sắp cho Phượng mượn. Thôi hãy gượm. Vội vàng chi ? Tôi tự nhủ tôi và sắp xếp những cuốn vở thật tươm tất. Ít ra, nàng sẽ phục ta là người học trò gương mẫu, sách vỡ sạch sẽ, bài làm toàn mười tám điểm trên hai mưƠị Tôi nhìn tôi trong gương. Khen thầm: Được đấy, mày có vẻ Lục Vân Tiên lắm, Chương ạ! Mày khuê nặn bước tượng nhỏ sửa soạn tặng Kiều Nguyệt Nga đị Buổi chiều xuống thong thả. Những mảng nắng hoàng hôn đến với tôi bằng ý nghĩ khác. Tôi vừa biết thế nào là từng giọt nắng và nỗi rét mướt của thời gian chờ đợi .

oOo

Sáng hôm sau, qua một đêm chiêm bao đẹp, giã từ chiêm bao đẹp, tôi đến trường thật sớm. Sân trường còn vắng hoẹ Thế mà , ở gian lớp của tôi, Phượng đã có mặt. Qua song cửa sổ nhìn vào, Phượng giống hệt con chim khuyên cô độc. Tôi bước vào lớp. Nhẹ nhàng lắm nhưng vẫn làm lay động chiếc lồng. Con chim khuyên giật mình. Rồi đôi mắt nó long lanh mừng rỡ. Phượng cườị Nụ cười buổi sáng rực rỡ như bình minh. Nàng đứng dậy :

--Anh tới sớm quá .

--Phượng tới sớm hơn tôi .

Nàng đỡ chồng vở trên tay tôị Cử chỉ quen thân và hồn nhiên. Tôi bối rốị Tự nhiên, tôi cười vô duyên dáng, đoảng vị . Nàng ngó chăm chăm tên tôi viết nắn nót, viết bằng bút "rông" ở cái "ê ti két" . Phượng thích thú :

--Biết tên anh rồị Thiên Chương. Những một ngàn chương cơ à ?

--Không phải đầu .

--Thế là gì ?

--Là những vì sao, là tinh tú, là văn chương trên trời .

--Tên anh hay tuyệt .

Tôi đã ngồi xuống ghế của tôị Phượng cũng ngồị Nàng ngồi quay lưng vè^ phía bảng đen. Như vậy, hai chúng tôi giáp mặt nhaụ Tôi thấy khuôn mặt nàng đẹp cơ hồ những giấc chiêm bao chợt đến, chợt đi đêm quạ Tôi chưa hiểu Phượng đẹp đến độ nào, chỉ biết nàng đang làm tôi xao xuyến. Có lẽ, người con gái ta quen trước nhất ở đoạn đầu tiên thiếu mà ta tưởng chừng đã yêu nàng là người con gái đẹp nhất. Nếu một mùi hương khó phân chất, theo thi sĩ, thì Phượng càng không nên so sánh với bất cứ ai, bất cứ cái gì, trừ những chiêm bao đẹp. nàng hỏi :

--Anh Chương là học trò mới ?

--Tôi là ma cũ .

--Anh định bắt nạt ma mới chăng ?

--Tôi không dám bắt nạt aị Phượng chắc không phải người tỉnh này ?

--Vâng.

--Mọi năm học đâu ?

--Hà Nội .

--Ở đây buồn lắm, tỉnh lỵ nhỏ bé, dân đồng chua nước mặn .

--Nhưng đời sống êm đềm. Học trò hiền ghê là. Họ tránh đường cho Phượng đi và chẳng ai trêu cợt . À, hè qua anh có đi đâu chơi không ?

--VỀ quê ngoại .

--Sao anh không ra bãi biể Đồng Châụ Tỉnh này có bãi biển Đồng Châu đẹp nhâ ''t Việt Nam .

--Quê ngoại tôi đẹp hơn nhiều .

Tôi kẻ chuyện quê ngoại nhà tôi cho Phượng nghẹ Nàng ước ao một dịp hè nào đó sẽ theo tôi về quê ngoại nhà tôị Câu chuyện đang vui và tôi hết bối rối thì bỗng dưng tôi nói một câu ngu ngốc :

--Mai Phượng sẽ chép bài mỏi tay .

Phượng mím môi rồi bẻ bão tay :

--Chắc phải mua một lọ dầu Nhị Thiên dDường .

Tôi hỏi :

-Để làm gì ?

Phượng nheo mắt :

--Anh không hiểu để làm gì à ?

Tôi gật đầu :

--Để làm gì vậy ?

Phượng cười :

--Để bóp tay sau khi chép hết bài cũ .

Tôi suy nghĩ giây lát :

--Hay là ...

--Hay là bóp tay bằng dầu Con Hổ ?

--Hay là Phượng để tôi chép bài giúp .

--Rồi Phượng làm gì ?

--Phượng ...

Tôi không biết trả lời saọ Im lặng. Tôi đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ. Một khoảng trời của tôi còn y nguyên. Vẫn thiếu đủ sắc mây song nó mới phủ lên một vẻ kỳ ảọ Tôi nghe rõ tiếng trái tim tôi đập. Tôi chớp mắt và tưởng một bình minh nạm vàng ngập lụt trong mắt tôị Tháng chín quả là tuyệt vời . Tôi đứng lên :

--Họ sắp tới .

Và tôi bước nhanh khỏi lớp. Một lúc, sân trường đã đông đầy học trò. Những người bạn tinh nghịch vỗ vai tôi thân mật :

--Kiều Nguyệt Nha đến sớm ghệ Kim Liên đâu hả, Lục Vân Tiên? Phong Lai cướp mất nàng rồi ư ?

Tôi làm bộ nghiêm nghị :

--Đừng đùa nhảm .

Thì họ dọa :

--Bạn chê Lục Vân Tiên, tôi sẽ là Lục Vân Tiên đánh Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga .

Tôi bỗng dậy từ đáy lòng chút gì hờn ghen, khó chịụ Hai giờ dDại số, tôi không nghe kịp thầy giảng. Hồn tôi thả trên dòng suối tóc Phượng. Tôi nhớ một đoạn giảng văn óng ả học năm ngoái, đoạn giảng văn dịch của Chateaubriand. Suối tóc Phượng như thác Niagarạ Và tôi, tôi là Chateaubriand đứng ngắm thác chảy "Mơ màng trên những bờ nước rộng, rút lại thấy một mình đứng trước Thượng dDế". Mơ màng trên suỐi tóc ngạt ngào hương thơm và thấy mình ngồi dưới bảng đen. Tiếng phấn viết ken két nhằng nhịt những con số dễ làm nản chí. Đừng tháng mười vộị Thong thả đã. Hãy là đầy tháng chín. Tháng chín kéo dài cho mộng mơ no nê rồi tháng mười không sao đâụ Tháng chín cho tôi đủ thì giờ trách móc tôi khờ khạo, bí tắc một câu trả lời "Rồi Phượng là gì " .

--Anh Chương !

-Đạ .

--Anh đang mơ mộng gì đó ?

-Đạ, con đang nghe bài .

--Hiểu chứ ?

-Đạ hiểu .

--Lên bảng !

Tôi lên bảng, run run cầm cục phấn. Tay trái xóa bảng. Bụi phấn bay tung. Tôi quên tôi sắp bị mắng. Tưởng tượng bụi phấn như bụi tuyết trắng xóa đầu mình. Tưởng tượng mái tóc mình là cành lê điểm hoa phấn trắng. Tưởng tượng bụi phấn cơ hồ lớp sương buồn. "Sương buồn ôm kín non sông". Ấy là cơn mơ mộng của cậu học trò. Tôi đang đóng trọn vẹn vai trò cậu tạ Và phải khó khăn lắm mới làm nổi bài ứng dụng tầm thường. Thầy đuổi về chỗ :

--Năm nay xuống dốc đấy nhé, Chương. Tại sao thế ?

Thưa thầy tại con bận tìm câu trả lời "Rồi Phượng làm gì". Câu trả lời khó gấp trăm lần bài toán khó nhất .

--Phải cố gắng .

-Đạ .

Tôi nghĩ thầm : Tháng chín chưa dứt. Tháng tuyệt vời của tôi chưa thể giã từ tôị Ít nhất, trước khi giã từ, nó nên cho tôi một kỷ niệm. Phượng quay xuống :

--Anh có buồn không ?

Tôi nói:

--Tôi chỉ buồn tháng chín qua mau .

--Tại sao ?

--Vì chưa kiếm ra câu trả lời Phượng "Rồi Phượng làm gì" nếu tôi chép bài giùm Phượng .

Phượng lại cười :

--Liệu cuối tháng chín anh kiếm nổi chưa ?

Tôi gật đầu :

--May ra .

Hai giờ nối tiếp là hai giờ Vạn vật . Tôi không thèm nghe giảng bàị Thầy cứ giảng và tôi cứ vẽ mái tóc Phượng trong quyển vở nháp. Chợt nhớ bài thơ rất học trò của Tế Hanh :

Những vở : soạn bài hay toán , luận
Địa dư, cách trí ... dáng lo âu
Chỉnh tề đầy đủ như ông giáo
Vở nháp tôi thôi giống học trò .

Bìa rách lung lay giấy chẳng lành
Mực thì đủ thứ : tím, đen, xanh ...
Không cần giấy thấm, không cần thước
Bài chép chưa xong đã chép tình

Nháp luận chữ tây rồi quốc văn
Đôi lời thầy giảng chép lăng quăng
Trò chơi giải trí bên bài toán
Rất khó, bài thơ trải điệu vần ...

Và các tên người trạm khắp trương
Làn môi, cặp mắt, vẽ từng đường
Ấy là những lúc chàng trai nhớ
Nghĩ đến ngày kia thoát khỏi trường .

Đó, đâu riêng gì tôi mơ mộng? Và đâu riêng gì tôi vẽ mái tóc một người bạn gái vào cuốn vở nháp? Chàng trai Tế Hanh vẽ làn môi, cặp mắt con gái và ghi nhằng nhịt tên các nàng để nghĩ "ngày kia thoát khỏi trường". Chứ tôi chỉ vẽ một mái toc'' và không vao giờ nghĩ ngày mai dời bỏ trường lớp. Tháng chín với tôi còn yêu dấu, nữa là trường lớp của tôị Phượng không biết tôi đang vẽ mái tóc nàng. Mái toc'' nàng là tấm bản đồ dẫn hồn tôi phiêu du đến bờ mơ bãi mộng. "Rồi Phượng làm gì" ? Phượng đừng làm gì cả, Phượng hãy ngồi yên cho tôi trốn những giờ học khô khan trên nụ cười nàng. Câu trả lời đà có. Nhưng cuối tháng chín liệu tôi dám trả lời Phượng không ?
Sáng thứ hai , Phượng đem trả tôi những cuốn vỡ bài học, bài làm. Hôm nay, tôi vào lớp sớm hơn Phượng. Nàng ngạc nhiên :
--Anh đi học từ năm giờ à ?

Tôi ngượng ngùng :

--Vừa mới tớị Phượng chép xong bài chưa ?

Phượng vui vẻ :

--Mất cả ngày chủ nhật. Được cái đỡ phải bóp tay bằng dầu Con Hổ .

Tôi thấy những cuốn vở của tôi được bọc giấy bóng mầy xanh. Ngỡ ngàng đôi chút. Và xao xuyến thật nhiềụ Phượng đan hai tay vào nhaụ Nàng không nhìn một khoảng trời quen thuộc của tôi qua khung cửa sổ :

--anh thích mầu xanh chứ? Những cuốn vở của anh quý lắm, có thể bầy ở ... Bảo Tàng Viện .

Phượng không cho tôi trả lời, nói tiê"p :

--Bây giờ mà vẫn còn người học sinh trung học dùng vở đóng bằng giấy nguyên thếp và viết bằng bút mực thì những quyển vở đáng giữ kỹ .

Tôi nói :

--No cũng tầm thường thôi .

Phượng đã quay lạị Nàng ngó tôị dDôi mắt long lanh. Không thể là đôi mắt của một loại chim, dù loài chim hiền nhất, dễ thương nhất. Mắt Phượng, mắt của một cô tiên yêu đờị Chưa đúng. Mắt Phượng, mắt của dòng sông cuối thụ Ồ, sao tôi cứ so sánh một cách nhu đằn thế nhỉ ? Mắt Phượng là mắt Phượng. Mắt Phượng rực rỡ một chân trời chiêm baọ Tôi bị thu hút vào đó. Hồn tôi mê mẩn. Trí tôi rối bời .

Phượng khẽ lắc đầu :

--Nó không tầm thường đâụ Chữ anh viết đẹp. Giá mà Phượng biết đoán nét viết .

Tôi hỏi :

--Thì sao ?

Phượng cườị Phượng có hàng triệu triệu nụ cườị Nhưng Phượng chưa cười với aị Phượng chỉ mới cười với tôị Tôi muốn Phượng đừng cười với ai, nhất là đừng cười với ai ở lớp học này, ở ngôi trường này, ở tỉnh lỵ nàỵ

--Thì sẽ đoán nổi tâm hồn anh .

--Để làm gì ?

--Để xem mai sau anh có hạnh phúc không .

Hạnh phúc à? Tôi không cần hạnh phúc mai saụ Tôi đang có hạnh phúc nếu ý nghĩa của hạnh phúc là lòng mình xao xuyến, bâng khuâng. Tôi vội trả lời Phượng :

--Tôi thích mầu xanh lắm .

--Thế mà Phượng chỉ sợ anh ghét mầu xanh .

--Phượng bảo những quyển vở của tôi quý giá, cuối năm tôi tặng Phượng tất cả, Phượng lấy không ?

--Không.

--Phượng chê à ?

--Phượng chẳng thích làm kẻ thoán nghịch. Anh muốn nhường ngai vàng cho Phượng sao ?

Phượng lật bìa một cuốn vở. Ở trang đầu, tôi bỡn viết hai câu:"Ce cahier est à moi, Comme le reyaume du roi". Phượng gấp bìa vở lại :

--Đó, anh quý vở của anh như ngai vàng của ông vua, đời nào anh cho ai .

--Nhưng tôi cho Phượng. Cho ngay bây giờ. Nếu Phượng đừng từ chối, tôi sẽ không bao giờ viết bài bằng bút mực nữạ Tôi sẽ dùng bút máy viết trên vở bán sẵn .

--Nếu Phượng từ chối ?

--Tôi cũng sẽ viết bút máy từ ngày mai .

--Anh từ bỏ ngai vàng ?

--Tôi bắt chước vua Bảo Đại, thoái vị về làm công dân một nước độc lập .

Phượng đưa tay vuốt tóc maị Tôi ước ao được làm sợi tóc mai thật ngắn của nàng .

--Phượng phải suy nghĩ, anh à! Bắt tội ông vua làm thường dân mà không suy nghĩ thì lòng mình áy náy đấy .

Tôi không nói gì thêm, lặng lẽ rời chỗ ngồi, bước khỏi lớp. Tôi muốn nghe bước chân tôi trên hè phố sớm maị Và tôi mò ra đường, cúi đầu đi như một thi sĩ. Một thi sĩ , tôi tự hỏi mình có thể là một thi sĩ? Nếu thi sĩ phải biết làm thơ tuyệt diệu thì không bao giờ tôi là thi sĩ. Nhưng nếu chỉ cần chất thơ phủ kín tâm hồn như sương mù phủ kín trời đất đã là thi sĩ và thi sĩ hơn thi sĩ thì tôi đang là thi sĩ. Xuân Diệu định nghĩa: "Thi sĩ nghĩa là run với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây". tôi không vun với gió, mơ theo trăng. Tôi thả hồn tôi trên mái tóc người bạn học gái ngồi bàn đầu và yêu nàng trong những buỔi trưa ngủ say bằng văn Tô Hoài, thơ Nguyễn Bính. Cám ơn tháng chín năm naỵ Cám ơn những chiếc lá vàng úạ Cám ơn Phượng .

Chẳng còn nghe chiếc lá nào rơi rụng. Những thân cây cô độc đã vơi nỗi buồn. Nước mắt cạn thì nụ cười chớm nở. Con đường hết xác lá, con đường bắt đầu reo vuị Nắng cuối thu, nắng hanh vàng an ủi cây cành. Rồi lộc non sẽ đâm chồi và lá sẽ xanh tươị Như đầu tháng chín chán nản cho buỔi tháng chín mừng rỡ. Tôi nghĩ tôi phải làm thợ Đêm qua, đọc "Mưa thu" của Ngọc Giao buồn ngon ngọt. Văn chương nó đưa mình bay bổng, đưa mình viễn dụ Nó ru ngủ mình đấỵ Tại sao mình không chọn giấc ngủ êm ái mà cứ chọn giấc ngủ đầy ác mộng? Tôi muốn trốn học sáng naỵ Trốn học ra bờ sông ngồi nhìn những mảnh bèo lưu lạc và thả hồn mình vào nó, đưa nó táp một bờ bến có lẽ thích hơn cuộc đời vô định của nó. Phải làm cho cánh bèo cũng biết nghĩ nó đang trôi trên dòng sông mơ và sẽ ra ngoài biển mộng. Phải làm cho những cuốn sách giáo khoa biê"n thành những cuốn tiểu thuyết, những tập thơ nữạ Thì chỉ cần học một tuần là hết chương trình một năm. Và thuộc lòng. Và thi đỗ .

Tôi có vẻ không tưởng. Tôi đấỵ Tâm hồn tôi đấy, Phượng đã biết chưả Tôi trở lại lớp học. Con đường reo vui hơn. Hai giờ học đầu không khô khan, uể oải nữạ Tôi chăm chú nghe thầy giảng bàị Thầy giáo là thi sĩ ngâm thơ trên bục gỗ. Bảng đen là giấy mầu hồng. Tôi tưởng tượng thế và tôi không sợ "xuống dóc" đâụ Tháng chín tuyệt vời của tôi ơi, mi có thể giã từ tôi rồi đó. Tháng mười hẳn còn tuyệt vời gấp bộị Lớp học lúc nào cũng thoang thoảng mùi hương. Lòng tôi lúc nào cũng náo nức. Tôi chợt nhớ ngày mai là cuối tháng chín. Chúng tôi sẽ chia tay nhaụ Tháng chín đã cho tôi nhiều kỷ niệm. Tôi gửi tháng chín một kỷ niệm: Những quyển vở chép bài học, bài làm bằng bút mực tím bọc giấy bóng mầu xanh. Tháng chín sợ mang theo mất thì tôi gửi Phượng giữ giùm. Hẳn Phượng sẽ ngạc nhiên, Phượng chưa kịp suy nghĩ, Phượng áy náy đôi chút. Tôi sẽ sửa câu đùa bỡn của tôi thành: "Ce cahier est à toi, Comme la royaume du roi". Nếu Phượng cau mày, tôi sẽ nói: À toi, của tháng chín đó, Phượng ạ! Và chắc Phượng lại cười như Phượng vẫn cười. Với tôi .
Last edited by Mười Đậu on 30 Apr 2005, edited 7 times in total.
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn, littlehoney999, haba

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tháng Mười

Khi mới nhớn, tuổi mười lăm, mười bảy,
Làm học trò, mắt sáng với môi tươi.
Ta bước lên, chân vẫn dạo bên người,
Ngoài cặp sách, trần ai xem cũng nhẹ .
dDồi thấp thoáng qua học đường nhỏ bé
Phố phường vui, cuộc sống mới lên hoa.
Ta ngồi nghe những tiếng thị thàng xa,
Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp.
Nắng thủa đó khiến lòng ta hồi hộp,
Ta nhìn cao mới rõ bị giam cầm.
Ôi tiếng nào vang bốn bức tường câm ?
Không khí nặng, mơ hồ thầy với bạn.

Ta nhớn lên, bước đường không giới hạn,
Có lẽ đâu kìm giữ bởi tay người ?
Tuổi hoa hồng - kiêu hãnh cũa ta ơi!
Tình đã hẹn ở trên đường nắng mới .

Ta ném bút giẫm lên sầu một buổi .
Xa vở bài, mở rộng sách Ham Mê.
Đã từng phen trèo cổng bỏ trường về,
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn,
Đời đổi mơ"i từ ngày ta đấy loạn,
Sớm như chiều hu thực bóng hoa hương,
Ta ra đi, tìm lớp học thiên đường,
Và khi đó thì mẹ yêu ngồi khóc ...

Ôi khoái lạc của những giờ trốn học,
Những bình minh xuân đẹp, những chiều thu!
Bao cảnh nước mây đầm thắm hẹn hò,
Khi biê"ng gặp, nhớ nhung pha mầu áo,
Hỡi thàng đô với linh hồn Bách Thảo!
Còn nhớ ta, chàng tuổi trẻ tóc bay,
Làm học trò nhưng không sách cầm tay,
Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ.
Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ,
Đường hoàng lan nắng động: lối đi quen.
Nghìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền,
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực ...
Thấy phảng phất hình đồi vai, bộ ngực ,
Làn môi tươi in một nét son hồng.
Cặp má đào phơn phớt ánh phù dung,
Đâu lả lướt mái tóc dài sóng gợn ?
Ta ngây ngất cả tấm thân vừa nhớn,
Bỗng rùng mình thở vội áng hương qua,
Tưởng hương thơm một da thịt đàn bà.


Bài thơ của Đinh Hùng làm tôi ngây ngất như thi sĩ ngây ngất tấm thân vừa lớn của ngườị Tôi đọc nó trên một tuần báo mà ông chú sinh viên của tôi ở Hà Nội gửi về cho bố tôị Tôi đã chép bài thơ này, học thuộc lòng trước hôm giã từ tháng chín. Khi ta vừa lớn, vừa muốn thoát khỏi sự giam cầm của bổn phận (bổn phận làm học trò, chẳng hạn), vớ được những bài thơ tương tự bài thơ Đinh Hùng, ta phải nhận nó là kinh giải thoát tội lỗi, nếu trốn học ra bờ sông ngắm những cánh bèo phiêu dạt hay mải mơ mộng quên cả làm bài là những tội lỗị Tôi tưởng bài thơ trên của tôị Hoặc thi sĩ dDinh Hùng viết cho tôi, viết vì tôi, bao nhiêu chữ trong bài thơ "Khi mới nhớn" là bấy nhiêu giọt máu lưu chuyển khắp cơ thể tôị Tôi sẽ kể Phượng nghẹ Nhưng vào tháng mấỷ Bắt đầu học một chuyện tình đầu tháng mườị Chuyện tình của cậu học trò Kim Trọng. Năm xưa, học chuyện tình của Lục Vân Tiên thật ch''an. Thấy Lục Vân Tiên tặng bức tượng cho Kiều Nguyệt Nga mà buồn cườị Ngay cả nỗi tương tư của anh chàng Tú Uyên cũng không khiến tôi thưƠng hạị Tôi dửng dưng. Năm nay, khác hẳn. Dễ hiểu quá. Lòng tôi đã thay đỗi, lòng tôi đã chuyển mùa, lòng tôi đã gợn heo may tình áị Tôi thích Kim Trọng. Cậu học trò Kim Trọng đi trọ học xa nhà. Hẳn cậu ta đã lấy những giỜ trốn học làm niềm khoái lạc, "đã làm học trò nhưng không sách cầm tay, có tâm sự đi nói cùng cây cỏ". Cái buỔi cậu gặp Thúy Kiều phải là buỔi "ném bút giẫm lên sầu". Kim Trọng trốn học hay Nguyễn Du trốn học? Tôi nghĩ, ở lớp của tôi, chỉ mình tôi cảm được Kim Trọng. Tháng chín, tự nhủ chờ đợi tháng mười sẽ hạn chê" mơ mộng. Tháng mười, muốn coi "sách bài là giấy cũ để hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp", hồn lơ đàng trên một mái tóc.

--Anh Chương .

Phượng quay xuống .

--Hết tháng chín rồi, anh tìm ra câu trả lời Phượng chưa ?

Phượng mỉm cườị Đôi mắt tinh nghịch .

--Nếu có câu trả lời, Phượng sẽ tặng anh cái này .

Phượng đặt lêm mặt bàn tôi một gói nhỏ, dặn dò :

--Đừng mở khi còn bí .

Phượng quay lên. Tôi say mê ngắm cái gói nhỏ bọc bằng giấy bóng mờ mầu xanh. Tóc Phượng nồng hương thơm. Hồn tôi đang ngủ mê trên tóc Phượg, hồn tôi đang lướt êm trên dòng suối huyền ảọ Tôi không nghe thầy giảng bài nữạ Tôi bằng lòng "xuống dốc". Xuống dốc mộng mơ, xuống địa ngục mƠ mộng. Địa ngục không quỷ sứ, không cầu vồng, không bàn chông. Địa ngục hiền hòạ Địa ngục rợp hoa, ngát hương. Quyển vở nháp thâm mến của tôi dẫn tôi vượt "bốn bức tường câm". Tôi ghi hàng chữ: Nếu chưa thể trả lời, cứ mở cái gói xinh đẹp của Phường thì saỏ Tôi xé ra, gấp nhỏ vất trúng quyển vở của Phượng. Nàng dở ra đọc và trả lời: "Thì Phượng sẽ giận anh lắm.". Một lát, Phượng ban ân huệ:" Anh mở đi, Phương không giận đâu, nhưng đừng cườị" Tôi vo tròn mẩu giấy của Phượng, bỏ vào miệng nhai và nuốt một cách thích thú. Cất gói quà tặng của Phượng trên túi áọ Chỗ này gần ngực. Trong ngực là trái tim. Giờ ra chơi, hai đư"a ở lại trong lớp. Phượng hỏi :

--Anh mở quà tặng của Phượng chưa ?

--Chưa .

--Mở đi chứ !

--Tôi đợi về nhà nằm trong phòng kín mới mở .

--Anh phải mở ngay lập tức .

--Phượng bạn lệnh à ?

--Anh quên rằng đã cho Phượng những quyển vở và anh đã sửa lại ngôi vị .

--Chưa sửa đâụ Vẫn là roi .

Phượng lắc đầu duyên dáng:

--Nhưng Phượng tự sửa thàng reine rồị Anh trung thàng với lời hứa quá. Anh đã viết bút máỵ Thôi, Phượng rút lệnh lại vậỵ Phượng mới mua cuỐn truyện mới của Nguyễn Minh Lang, chưa kịp đọc, cho anh mượn đọc trưỚc nhé!

Tôi hỏi :

--Cuốn gì đó.

Phượng nheo mắt :

--Còn gói kỸ. Anh đọc sẽ biết. Đem về nhà, vào phòng kín hãy mở đấy .

Phượng lấy cuốn truyện từ cặp sách ra đưa cho tôị Truyện của Nguyễn Minh Lang, nhà văn lãng mạn đang nỔi tiếng. Cùng với Hoàng Công Khanh, Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang xuất hiện bắt trời Hà Nội lúc nào cũng nhƯ chớm vào thụ Ở quê ngoại nghỉ hè lên tỉnh, tôi trở thành cậu học trò ái mộ văn chương. "Tiểu thuyết thứ bẩy" là báo lý tưởng. Tôi đã đọc "Trăng đồng nội" của Nguyễn Minh Lang, "CuỘc đời một thiếu nữ" dầy cộm của Thanh Nam. Tôi thic''h Nguyễn Minh Lang lãng mạn hóa những mẩu đời hậu phương kháng chiến. "Bừng sáng" của Vĩng Lộc đã khiến tôi say sưạ Tôi sắp được đọc truyện mới nhất của Nguyễn Minh Lang .

--Cho biết cảm tưởng nhé !

--Cảm tưởng gì ?

--Về cuốn truyện .

--còn gói quà ?

--Luôn .

--Những hai cảm tưởng cơ à ?

Phượng không trả lờị Có nghĩa là nàng muỐn hai cảm tưởng. Buổi trưa tuyệt diệụ Trời đã sang đông nhưng nắng vẫn đủ sức sưởi ấn da thịt. Nằm trong phòng hơi lạnh một chút. Chiếc chăn đơn phủ kín thân thể, chừa cái đầu (vì đầu có hai con mắt ) và đôi tay là lý tưởng rồị Tay cầm sách. Mắt đọc. Bóc miếng giấy bao kín cuỐn truyện của Nguyễn Minh Lang rạ Mắt hoa lên. Tim ngừng đập. Tên cuốn truyện làm tôi ngộp thở và rụng rời trong nỗi đê mê vô tận. "Hoàng tử của lòng em". Nguyễn Minh Lang bất hủ. Nguyễn Minh Lang viết cho tôi, viết vì tôi đâ"ỵ Tại sao PHượng bắt tô i đọc cuốn nàỷ Có phải Phượng chưa biết tên truyện không? Phượng vào hiệu sách mua mà. Phượng muỐn tôi làm hoàng tử của lòng em. Em PHượng. Tôi đọc thật nhanh và tôi chẳng hiểu truyện viết ra saọ Hiểu một cái tên truyện là thừa rồị Đọc xong, trời đã xuống chiềụ Mở gói quà tặng của Phượng: Những trái ô maị Nhón một trái bỏ vào miệng. Trùm chăn kín đầu, mắt nhắm lại nghĨ hai cảm tưởng. Cảm tưởng sẽ phải ghi lên giấỵ Chắc tôi không dám nóị Tình yêu luôn luôn câm nín. Và ta chỉ có thể dùng ngôn ngữ riêng của nó. Đó là những dòng chữ .
Mặc kệ những bài toán nộp thầy ngày maị Bài toán có chân và nó đứng đợi đến sáng cũng không mỏị Nó mỏi chân, nó rầy rà thì tôi sẽ bải nó đi ngủ. Còn tôi, tôi cần thức thuyạ Bởi vì tình yêu không biết chờ đợị Tình yêu nóng tính, nó giục giã mình ghê quá:
Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Em, em ơi tình non sắp già rồi
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ thời gian không đứng đợi

Tình yêu không có chân. Tình yêu chỉ có cánh. Tình yêu lượn trên tâm hồn tạ Tình yêu lượn vài vòng thôị Nếu ta bắt nó lượn hoài, nó sẽ chán và nó vỗ cánh bay đị Ta đừng lười, phải đang tay ngay lập tức làm chỗ đậu cho tình yêụ Việc gì có thể làm hôm nay, để đê"n ngày mai không saọ Nhưng tình yêu không thể để đến ngày mai được. Demain, il sera trop trad. Ngày mai sẽ chỉ muộn màng với tình yêụ Tôi nghĩ thế. Ý nghĩ láo lếu đối với bất cứ aị Điều đó chẳng hề chị Tôi chỉ cần nó đúng với tôị Và tôi quên những bài toán. Quên hết. Phương trình bặc hai ax^2 + bx + c = 0 đi chỗ khác chơị Các bạn Parabole, Hyperbole, Joule, Ohm cũng nên đi chỗ khác chơị Tạm biệt các bạn . Tôi mắc bận nghĩ hai cảm tưởng về cuốn "Hoàng tử của lòng em" và gói ô mai.


Phượng

Tôi đã đọc hết cuốn truyện của Nguyễn Minh Lang. Tôi không còn nhớ gì cả ngoài năm tiếng Hoàng tử của lòng em. Tôi thích làm hoàng tử. Le prince dễ yêu quá. Phượng biết chưa, những vị hoàng tử trong cổ tích đều đẹp giai và dễ yêụ Hoàng tử ở Bạch Tuyết và bẩy chú lùn tuyệt diệụ Hoàng tử ở Công chúa ngủ trong rừng còn tuyệt diệu hơn. Những vị hoàng tử thảnh thơi vô cùng. Họ toàn trốn học, bỏ trưỜng đi săn. Họ đi săn tình yêụ Và luôn luôn được tình yêụ Những ông vua khổ sổ quá. Họ già nuạ Họ hà tiện, bủn xỉn và ưa gây đau khổ cho người khác. Những bà hoàng hậu mới đáng ghét. NhỎ mọn, tầm thường. Tôi yêu hoàng tử. Tôi khoái trốn học. Và trên bước đường trốn học đi săn, tôi mong ước được gặp một công chúa -- princesse đấy nhe, Phượng xóa chữ reine đi -- để nàng công chúa ấy cầm tay tôi, nói nhỏ : Hoàng tử của lòng em .


Tôi loay hoay viết cảm tưởng thứ nhất của tôi mất gần một tiếng đồng hồ. Tôi xé . Tôi gạch. Tôi vo tròn ném vào sọt rác. Rồi lại nhặt lên, dở ra gạn lọc vài câu hay nhất. CuỐn vở nháp mỏng dần. "Cho biết cảm tưởng nhé". Đọc hay viết? Phượng quên dặn. Tôi phải học thuộc lòng đoạn văn chương ... cảm tưởng của tôị Phượng thích tôi ghi trên giấy, tôi sẽ ghị Tôi ngồi học văn của tôị Lạ quá, học hai lần đã thuộc làụ Bây giờ, nặn óc viết cảm tưỞng về gói ô mai.


Phượng

Ô mai Phượng mua ở hiệu nào đấỷ Ô mai nó có một thời rực rỡ lắm, Phượng biết không? Trước khi thành ô mai nó là trái mợ Trái mơ chín vàng như mầu nắng vàng. Những nàng công chúa hay đi lạc vào rừng mơ, giả vờ làm cô gái hái mợ Đây là chuyện một công chúa hái mơ gặp hoàng tử đi săn cũng lạc vào rừng mợ Hoàng tử đã vất cung tên, dáng điệu mơ màng như thi sĩ Nguyễn Bính. Cảnh tưƠ.ng lúc ấy thật cổ tích:

Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh mờ
Khí trời xa rặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ

Hoàng tử cất giọng hát :

Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư đường thì xa
Mà nắng chiều hôm dần một tắt
Hay cô ở lại về cùng ta

Công chúa lặng im. Hoàng tử hát tiếp :

Nhà ta ở dưới gốc cây dương
Cách động Hương sơn nữa dặm đường
Có suối nước trong tuôn róc rách
Có hoa bên suỐi ngát đưa hưƠng

Công chúa nhẹ nhàng cất bước. Hoàng tử thở dài:

Cô hái mơ ơi, cô gái ơi
Chẳng trả lời nhau lấy một lời
Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi

Hoàng tử đuỔi theo kể lể những ngày trốn học đi săn. Công chúa mỉm cườị CuỐi cùng họ cưới nhaụ Hai vợ chồng hái mơ phơi khô và làm ô mai đem bán cho những ngưỜi học trò yêu nhau làm quà tặng nhaụ Tôi thic''h những quả ô mai Phượng tặng. Vì nó nhắc tôi một điển cố ô mai, điển cố truyền khẩu chứ chả ai ghi vào sử sách. Chỉ mình tôi ghi thành cảm tưởng. Tại Phượng đó .


Tôi đọc đến mười lần cảm tưởng về những trái ô mai của Phượng. "Ô mai Phượng mua ở hiệu nào đấy". Câu mở đầu có vẻ "Nhớ xưa trê cóc đôi nhà" quá. Nó hơi tò mò kiểu Lục Vân Tiên "Giết xong lũ kiến đàn ong, Hỏi ai than khóc ở trong xe này". Và "Quê đâu, tên họ là chi, Khuê môn phận gái việc gì tới đâỷ Gặp nhau chớ giấu nhau nay, Hai người ai tớ ai thày nói ra ...". Những anh chàng học giỏi thường thô lỗ (hay vụng về) khi phải nói chuyện với con gáị Như Lục Vân Tiên . Hỏi han giống hệt công an thẩm vấn. Người đẹp tặng cái trâm (gói ô mai) làm kỷ niệm thì vênh mặt lên quay đị "Vân Tiên ngoảnh mặt chẳng nhìn". Ấy thế mà Kiều Nguyệt Nga vẫn cứ mệ "Nguyệt Nga lúc ấy càng thìn nết na". Tôi hơi nghi ngờ nhan sắc của Kiều Nguyệt Ngạ Anh học trò học gạo Lục Vân Tiên văn võ kiêm toàn nhưng thiếu ngôn ngữ tỏ tình. Người yêu Vũ Thái Loan dặn dò "Xin đừng tham đó bỏ đăng, Có lê quên lựu có trăng quên đèn", anh ta nổi giận phóng ra hai câu văn chương đồng chua nước mặn "Lòng người như lửa mới nhen, Dễ đâu một bếp lại chen mấy lò." Vì tình yêu như bếp với lò thì chán mớ đời, thì đúng là tay vũ biến vai u thịt bắp, mồ hôi dầụ Hãy nghe những tấm lòng của Nguyễn Bính lên tiếng :

Chàng:
--Lòng anh như hoa hướng dương
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời

Mặt trời là nàng, là trái tim nàng, là tình yêu của nàng. Mặt trời mọc phưƠng đông, hoa tình anh hướng về hướng đông. Mặt trời mọc phương tây (nếu mặt trời tinh nghịch), hoa tình anh hướng về phương tây.

Nàng:
--Lòng em như con nước trôi
Chỉ về một bến chỉ xuôi một chiều

Bến là chàng. Con nước em sẽ chỉ xuôi về chiều dẫn đê"n bến tình anh. Tình yêu là hoa là mặt trời là con nước là bến mộng là chiều mợ Tình yêu không thể là bếp với lò .

Vậy thì "Ô mai Phượng mua ở hiệu nào đấy" nghe lục cục từa tựa than củi cho vào lò trong bếp. Gạch ngaỵ "Ô mai có một thời rực rỡ lắm, Phượng biết không". Câu mở đầu này mới tuyệt cú. Sửa một tí. "Ô mai có một điển tích thơ mộng lắm, Phượng biết chưả" Nhập đề thế này là hoàn toàn. Câu kết coi như xuâ"t chúng. "Tại PhưƠ.ng đó". Ô mai có gì đáng phát biểu cảm tưởng, nhưng vì là ô mai của PHưƠ.ng nên nó đã biến thàng điển tích và chính tôi thêu dệt huyền thoại cho ô maị Tôi dám bịa ra điển tích ô maỉ Tại sao không nhỉ ? Mười sáu tuỔi, Chế Lan Viên đã xin tiền bố cho xuất bản thi phẩm "Điêu tàn" và trở thành nhà thơ tượng trưng bất hủ nhất của văn học sử Việt Nam . Người học trò khi mê gái chỉ có một công việc duy nhất đáng chê trách là lười học và trốn học. Còn công việc gì của cậu ta cũng rất đáng cổ võ, nhất là thành tích thức đêm viết thư tình hay làm thơ tình xé bỏ hay cho vào miệng nhai rồi nuối đị Điển tích Ô mai của tôi gắn bó keo sơn với bài thơ "Cô hai mơ" của NGuyễn Bính. Một thoáng mộng mƠ, tôi nghĨ tới những bài thơ, những bài văn nhắc tới ô mai, chắc chắn, phải nhắc tới điển tích ô mai như một câu thơ "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" của Nguyễn Du là phải nhắc câu "Đào hoa y cựu tiểu đông phong" của Thôi Hộ .


Đồng hồ điểm boong một tiếng. Một giỜ sáng rồị Mặc kệ, tôi vẫn tỉnh táọ Tôi có thể viết thêm vài trang nhật ký. Ồ, tôi còn thiếu một cuốn nhật ký: Nhật ký của cậu học trò vừa lớn. Chết chửa, điều quan trọng, hệ số ba của tình yêu mà tôi xuýt quên. Ngày mai phải đóng một cuốn nhật ký bằng giấy pelure mầu xanh và ghi đủ mọi chuyện kẻo lại có lần hối tiếc như Thanh Tịnh "Ngày ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết "... Ngày ấy của Thanh Tịnh là ngày ông ta đi học chữ. Ngày ấy (nếu mai sau tôi hồi tưởng) của tôi là ngày tôi đi học yêu đương. Chắc chắn, tôi đã biết ghi, không sai mảy may, khÔng quên chi tiết nhỏ, những gì về Phượng. Ngày mai mới đóng nhật ký, vậy bây giỜ làm gì? Tôi không thích đi ngủ. Đi ngủ là dại dột. Đi ngủ là phản bội tình yêụ Tôi cần thức đê"n sáng. Tôi muốn sáng mai tới trường thật muỘn. Thầy đang giảng bài, tôi dẫn xác vào lớp, mặt mũi hốc hác, đầu tóc bơ phờ, dáng điệu hết sức thi sĩ. Phượng sẽ hỏi tại sao và tôi trả lời tôi thức trắng đêm nghĨ hai câu cảm tưởng. Phượng cũng sẽ hỏi thêm có dài không và tôi sẽ trả lời đêm rất ngắn. Đêm không bao giờ dài khi ta ngồi tơ tưởng tình yêụ Nhưng liệu PHượng có hỏi thế khÔng và tôi có dám trả lời thế không? Còn hai câu cảm tưởng nữa, cần mấy gói thuỐc liều để tôi hiên ngang trao tận tay PHượng? Tôi nên nhắm mắt một chút. Hình như, người ta mơ mộng người ta thường nhắm mắt. Rồi người ta ngủ ngoan bằng tiếng ru vỗ về của mộng mợ Cuối cùng, người ta với được trái mộng chín vàng vừa tầm tay mình.
Thầy tán dông dài hai chữ "tóc thề" trong câu "Tóc thề đã chấm ngang vai " ở một đoạn văn trích giảng. Tóc thề ra saỏ Những Ông thầy Việt văn tra rắc rối và thích chụp đủ thứ tư tưởng vào văn thơ của những người đã chết. Văn thơ trở nên khó khăn, cầy kỳ, bí hiểm do các ông thầy Việt văn. Thí dụ bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến. Cụ Nguyễn Khuyến ngồi trên chiếc thuyền câu nhỏ vào một ngày thu lạnh, cá rúc hết xuống bùn, không tung tăng bơi lội để xuống bùn, không tung tăng bơi lội để đớp mồi của cụ, cụ buồn làm thơ giải sầu, kết luận "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" chứ không đớp mồi của cụ. Thế mà các ông thầy Việt văn quả quyết cá đây là Cần Vương, đớp động là đã dấy lên, chân bèo là ở vài nơi! Tóc thề ra saỏ Một anh giơ tay xin giảng nghĩa :
--Thưa thầy, tóc thề đã chấm ngang vai là tóc của Thúy Kiều để chấm ngang vai như ...

Phượng quay xuống nhìn anh bạn cùng lớp .

--Như .... tóc chị Phượng !

PhưƠ.ng đỏ mặt. Cả lớp cườị Phượng gục mặt trên đôi taỵ Tôi cảm giác ê ẩm mình mẩỵ Tôi đứng dậy :

--Thưa thầy, anh Hạnh không hiểu gì về ý nghĩa của hai chữ tóc thề. Con đã đọc trong cuốn sách điển cổ, thấy nói rằng, trước giờ Kim Trọng và Thúy Kiều chia tay, Thúy Kiều cắt mái tóc của mình tặng Kim Trọng để thề thốt suốt đời yêu nhaụ Tóc Thúy KIều nan đã mọc dài chấm ngang vai, lời thề nàng còn nhớ mà Kim Trọng thì vẫn biệt vô âm tín. Vậy tóc thề là món tóc người con gái cắt trao gửi tình nhân như một kỷ vật chứ không phải tóc chấm ngang vai là tóc thề. Hiểu tóc thề như anh Hạnh, con nghĩ, không xứng đáng học Nguyễn Du .

Thầy khen :

--Nếu anh Chương vào vấn đáp, gặp đúng câu này, anh sẽ được mười tám điểm .

Tôi không chú ý lời thầy khen. Tôi thấy đôi vai Phượng rung động. Và tôi tưởng nàng đang thổn thức vì tôị Một lát, nàng ngẩng mặt lên, hí hoáh ghi chép. Rồi đưa tay ra đằng sau, đặt lên bàn tôi một mẩu giấỵ Tôi dở vội ra đọc. Mẩu giấy ghi vỏn vẹn hai chữ "cám ơn". Tôi lại bỏ vào miệng nhai và nuốt đị Lúc này tôi muốn trốn học. Tôi muô"n rủ Phượng ra ngoài bờ sông an ủi Phượng. Tôi muốn làm bất cứ một việc gì để Phượng đừng buỒn, đừng chán ngôi trường trung học tỉnh lỵ. Phượng buỒn, Phượng bỏ lên Hà Nội, tôi sẽ khổ sở lắm. Chắc chắn là tôi sẽ trốn học đều đều, tôi sẽ "Làm học trò nhưng không sách cầm tay, có tâm sự đi nói cùng cây cỏ" hết năm học, hết đời ngườị Tự nhiên, tÔi ao ước, ở một nơi nào đó, chỉ có một ngôi trường, một lớp học. Và lớp học duy nhất trong không gian ao ước của tôi thật bé bỏng, chút ít gió cho đủ mát mùa đông, chút ít nắng cho đủ â"m mùa lạnh, nhiều thân mật cho tình yêu vĩng cửụ Học trò vỏn vẹn hai đứạ Tôi và Phượng. Thầy giáo dạy văn phạm yêu đương và bàn về cái thú tương tư của những người yêu nhau trên đời.

Phượng đã dựng đứng cuốn vở lên . Tôi đọc hàng chữ viết đậm và đóng khung bằng bút chì mầu : Giờ ra chơi anh Chương ở lại vơ"i Phượng nhé! " Phượng gấp cuốn vở. Ngồi im. Suối tóc nàng cơ hồ ngừng trôi chẩỵ Tôi ngắm suối tóc nàng rồi thả mắt qua khung cữa sổ. Lớp học nào cũng có khung cửa sổ để những người học trò mơ mộng gửi hồn mình xa khơi quên đi tiếng phấn nghiến răng bất mãn trên bảng đen. Bất hạnh cho những cậu học trò bị học ở những gian lớp thiếu một khung cửa sổ nhỏ. Các cậu sẽ không thấy một khoảng trời xanh mà từ khoảng trời xanh ấy, các cậu có thể bồng bềnh phiêu du tới những miền kỳ ảo, những miền đất niên thiếu tuyệt đối cấm những tâm hồn cằn cỗi bén mảng. Tôi ngồi nhìn khoảng trời xanh của tôi chờ đợi giờ ra chơị Giúp tôi đỡ nóng lòng là những áng mây trôi lướt, là nhỮng cánh chim vút quạ Trống trường đã điểm. Học trò kéo hết ra sân. Phượng xoay thế ngồị Bao giờ tôi nắm tay Phượng thì bấy giờ câu hát của Tô Vũ mới đúng. "Mặt nhìn mặt cầm tay bâng khuâng không nói một câu ... " . Phượng mỉm cườị Tôi nghĩ nụ cưỜi của Phượng là đóa hoa hướng dương và tôi là mặt trờị Nụ cười chỉ nở khi hướng về tôị Có lẽ, trưa nay, tôi phải chép bốn câu thơ của Nguyễn Bính vào nhật ký :

Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chi?
Nhìn tôi trong lúc tôi xa xôi

Phượng hỏi:

--Hôm nay sao anh bơ phờ thế ?

Tôi đáp :

--Tại thức khuya .

--Để đọc sách điển cố, hở ?

--Không.

--Thế làm gì ?

--Tôi cảm. Đêm qua không ngủ được .

--Tức là anh nợ Phượng hai câu cảm tưởng ? À, anh đã đọc cuốn truyện chưa ?

--Chưạ Tên truyện ý nghĩa quá. Tôi tự hỏi người nào sẽ nhận người nào là hoàng tử của lòng mình. Tôi muốn viết thư cho ô^ng Nguyễn Minh Lang, yêu cầu ông ta viết tiếp cuốn truyện bằng tên truyện do tôi đặt .

--Truyện gì ?

--Công chúa của lòng anh .

Phượng chớp mắt. Rồi nàng đưa một ngón tay đặt lên mắt bên phải đã ngắm chặt, khẽ daỵ Phượng nói :

--Hình như có một hạt bụi nhỏ vừa bay vào mắt Phượng .

Tôi bảo :

--Phượng nhắm chặt mắt lại, một lát, bụi theo nước mắt trôi ra.

Phượng hơi lắc đầu :

--Khó trôi ra lắm. Hạt bụi không giống khói thuỐc đâụ Khói thuốc vướng trong mắt mình làm cay mắt mình giây lát rồi tan đị Chứ hạt bụi nó làm cộm mắt và lúc nào mình cũng phải nghĩ tới nó. Anh thổi giùm Phượng, hạt bụi mới rạ Nhưng Phượng không nhờ anh đâu .

Có thể nào một hạt bụi đã lọt vào mắt Phượng. Trận gió nào đã mang hạt bụi tớị Tôi nghe đâu đây rất lặng lẽ. Một cụm mây trắng dừng yên trên khoảng trời xanh qua khung cửa sổ. Hạt bụi yêu dấụ Phượng đã yêu nó. Phượng đã muốn hạt bụi đồn trú ở cửa ngõ linh hồn nàng. Tôi ghen với hạt bụị Phượng không nhờ tôi thổi giùm. Nếu nàng nhờ, tôi chẳng hiểu lẽ làm sao cho tay đỡ run; cho tim bớt đập và hơi thở nguyên vẹn đủ lùa vào một cánh cửa sổ linh hồn Phượng .

--Anh đã viết chưa ?

--Cảm tưởng à ?

--Không, bức thư cho văn sĩ Nguyễn Minh Lang .

--Chưạ Tôi sợ họ tưởng tôi điên .

--Thì anh viê"t cuốn "Công chúa của lòng anh".

--Tôi viết ?

--Anh sẽ viết hay làng đằng khác vì anh xứng đáng học Nguyễn Du .

Tôi thấy tai tôi nong nóng. Tôi không nhìn được mắt tôị Chắc nó phải ánh lên một tia kiêu hãnh .

--Còn gói ô mai ?

--Cũng chưa nghĩ rạ Tôi định thế này: Tôi sẽ viết đưa PHượng coị Nếu Phượng bằng lòng, tối mới nói.

--Thế là anh đã có cảm tưởng rồi ?

--Tôi ... thức cả đêm qua .

--Để nghĩ cảm tưởng ?

--Không, tôi bị cảm .

--Chiều nay anh ghé qua nhà Phượng cho Phượng xem cảm tưởng về cuỐn sách và gói ô mai nhé! Anh biết nhà Phượng chưa ?

--Tôi vẫn qua đó mỗi chiều .

--Sao anh không vào nhà Phượng ?

Tôi nuốt nước bọt ực một cái, nuốt theo câu trách móc của Phượng. Chợt nhớ một bài thơ của Hàn Mặc Tử mở đầu bằng câu trách móc của cô gái thôn Vỹ Dạ .

Sao anh không về chơi Thôi Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chũ+ điền

Gió theo lối gió mây đường mây
Giòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trắng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

Mơ khách đưỜng xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có mặn mà

Nhà Phượng hẳn phải đẹp như thôn Vỹ Dạ. Không có căn nhà nào đẹp bằng căn nhà người yêu ta đang cư ngụ . Thi sĩ dạy tôi điều đó.

--Chiều nay anh phải vào nhà Phượng đấy .

Tôi im lặng. Bởi vì không có thể nói gì hay hơn, ngọt ngào hơn với lời mời nồng nhiệt ấỵ Hai giỜ học tiếp, tôi ngồi vẽ căn nhà Phượng. Và buổi trưa tôi ngồi ở bàn học sửa chữa hai câu cảm tưỞng. Buổi trưa dài lê thệ "Thuở chờ đợi thời gian ôi rét mưỚt !" Tôi mong chiều về. Mong như đứa trẻ con chờ mẹ về chợ. Buổi chiều mơn trớn của tôi, nó đê"n thật lâụ Nó định gây sự với tôị Tôi định gặp nó, sẽ mắng nó vài câụ Nhưng nó đến, tôi bối rốị Tôi cằn nhằn tại sao nó đến sớm thế, thong thả chút nữa không được à. Nó cự nự, nó đá vào chân tôi, nó lôi tay tôi kéo ra đưỜng. Tôi ngập ngừng. Rồi tôi phải đị Tới đầu phố nhà Phượng, tôi quay về. Tôi tưởng bao nhiêu con mắt đang theo dõi tôi, đang cười chế nhạo tôị Tôi lại tưởng Phượng đang tựa cô ?ng chờ từng giây phút. Và tôi trở luị Tôi tiến, tôi luị Tôi đi, tôi về trên cùng một con phố chẳng biết mấy chục lần. Vẫn không dám rẽ vào phố nhà PHường. Tôi hỏi tôi có nên tới nhà nàng không. Tôi trả lời nên. Rồi đừng nên. Y hết Nguyễn Bính :

Chân bước phân vân lòng hỏi lòng
Có nên qua đấy nữa hay không
Không nên qua đấy nên qua đấy
Qua đấy làm chi nữa mất công .

Nếu chiều hôm nay trời nhiều gió lất phất mưa lạnh và gần nhà nàng có cái hồ rộng, có lẽ, tôi sẽ giống Nguyễn Bính hơn :

Có chàng đi hứng gió heo may
Bên hồ để mặc mưa rơi ưỚt
Đếm mãi bâng quơ những dấu giầy

Cuối cùng, tôi đành ra về. Ghé qua hàng thuốc lá, mua những một góị Điếu thuốc lá Cotab đầu tiên tôi hút vào buổi chiều hôm ấy, buổi chiều thơ mộng nhất, hân hoan nhất và buồn bã nhất của đầu đời niên thiếụ Tiếng hát Quách Đàm từ máy thu thanh một hiệu buôn vộng ra hè phố. Tôi dừng chân, dựa lưng vô cột điện, nghe nhạc và nhìn khói thuốc hòa mầu với sương chiềụ Bài hát ngợi ca buỔi chiềụ "Tôi là người lữ khách, mầu chiều khó làm khuâỵ Ngỡ lòng mình là rừng, Ngỡ hồn mình là mâỵ Nhớ nhà châm điếu thuốc ... " Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Tôi châm điếu thuốc mớị Và nuốt khói tương tư vào phổi .
Tháng mười có một buổi học nặng nề nhất thì buổi học đó phải là buổi học sáng naỵ Phượng không thèm quay xuỐng cũng chẳng viết thông điệp tình yêu trên từng mẩu giấy nháp quăng cho tôị Tôi hiểu rằng Phượng đã giận tôi thả lời hứa đến thăm nàng theo mây trờị Phượng không biết tôi đã hút hết hai mươi điếu thuốc lá và hai ngón tay tôi đã lên mầu vàng. Đêm qua, tôi lại thức khuya, tìm những bài thơ thương nhớ thiết tha nhất để học thuộc lòng. Có một nỗi niềm gì đó lang thang trong tâm hồn tôị Nỗi niềm đó luôn luôn đánh thức tôi cả những lúc tÔi buồn ngủ. Nó thúc giục tôi nghĨ tới những buổi chiều nắng vàng khiêu vũ, những vì sao lung linh, những cơn gió, những cụm mây, những bến bờ xa lắc... Nó bắt tôi quên sách vở và xúi tôi trốn học. Và khuyến khích tôi làm thợ KhÔng chừng tôi sẽ trở thành thi sĩ.
Phượng ngồi bất động suỐt hai giỜ học. Ra chơi, nàng vẫn ngồi bất động. Tôi ngồi sau lưng Phượng, cũng bất động. Tôi có cảm tưỞng suỐi tóc nàng đang cháy siết. ĐÃ đến chỗ xoáy của giận hờn. Và tôi chới với ở chỗ xoáy đó. Tôi không biết cách nào ngoi lên. Tôi đập tay, đập chân. Tôi ú ớ. Rồi tôi chìm nghỉm. Tôi ngu đần quá, không kêu cứu aị Tôi khờ khạo quá, không thể mở miệng nói một câu xin lỗị Tôi cam đàng làm kẻ tử tội oan uổng. Nhưng Phượng đã nói vu vơ :

--Chiều hôm qua đứng chờ xuýt thành tượng đá.

Tấm mảng đã vất xuống dòng suối cho kẻ sắp chết đuối bám vộị Tôi trần tình :

--Chiều hôm qua ...

Phượng cắt lời tôi :

--Anh ngủ quên, anh mải đánh bóng chuyềnh, anh mê bơi lội, anh say sưa đọc truyện, anh ...

Phượng ghi đủ thứ tội trong bản án. Tôi bấn loạn , chỉ bào chữa bằng một câu hết sức ngu ngơ :

--Chiều hôm qua tôi bắt đầu hút thuốc lá. Tôi thức khuya hút nguyên gót Cotab .

--Hút thuốc lá anh sẽ lao phổi, anh sẽ chê"t .

--Tôi thích chê"t .

Phượng quay xuống bất chợt. Tôi giật mình trong nỗi sợ đê mệ Đôi mắt Phượng mở tọ Đôi mắt thật tròn. Đôi mắt thu gọn những buỔi chiều nắng vàng khiêu vũ, những vì sao lung linh, những cơn gió, những cụm mây, những bến bờ xa lắc ... Và cả tâm hồn tôi .

--Anh hút thuốc lá thật đấy à ?

Tôi xoe những ngón tay vàng khói thuốc :

--Phượng xem .

Phượng nhăn nhó :

--Giời ơi, phổi anh sẽ vàng như thế .

Nàng mím môi :

--Tại sao anh hút thuốc lá? Anh giận ai mà hút thuốc lá ?

Tôi hơi cúi đầu :

--Tôi giận tôị Tôi hút thuốc lá dưỚi chân cột điện đầu phố nhà Phượng.

Đôi mắt Phượng ánh lên nỗi vui mừng :

--Nghĩa là anh ...

Tôi nhìn vào đôi mắt Phượng, kể lể thật thanh :

--Tôi không ngủ quên, không mải đánh bóng chuyền, không mê bơi lội, không sau sưa đọc truyện ...

--Anh đã đến sao anh không chịu vào nhà ?

--Tôi không hiểu .

--Anh không thích sao ?

--Tôi thích lắm. Tôi đi đi lại lại nhiều lần và tôi về nguyễn rủa tôị Rồi tôi hút thuốc lá cho ngón tay tôi vàng cho tôi đỡ buồn .

Phượng chớp mắt. Một thoáng trôi qua, PhưƠ.ng mỉm cườị Nàng khẽ gọi :

--Anh Chương !

Tôi hỏi :

--Phượng tin tôi chứ ?

Nàng gật đầu :

--Tin anh. Và Phượng thấy anh dễ mến quá .

Đám mây chì của buổi học vụt tan. Lớp học bỗng ngập nắng vàng. Phượng nói :

--Xin lỗi anh nhé !

Tôi như một kẻ lạc vào sa mạc cát bỏng,khát nước khô cổ, ngã gục sắp chết thì thấy mình ngã gục trên miệng giếng đầy ắp nưỚc .

--Từ giờ trở đi Phượng không còn giận anh nữạ Sáng nay biết bao chuyện muốn nói với anh. Thế mà tại giận anh, PhưƠ.ng quên hết. Anh đã nghĨ xong cảm tưởng chưạ Phượng muốn biết sớm để còn bắt anh nghĨ nhiều cảm tưởng khác.

Tôi nói :

--Thí dụ cảm tưởng bị giận oan, cảm tưởng hút thuốc lá ?

Phượng cười :

--Cảm tưởng ấy chắc lạ lắm .

Tôi mở cuốn vở nháp, lấy hai cái cảm tưởng chép nắn nót trên giấy pelure xanh đưa cho Phượng. Nàng cất vào cặp sách ngay và bảo :

--Phượng bắt chước anh, để về nhà nằm trên giường đọc chầm chậm .

Tôi bắt đầu lo sợ. Và lại nguyền rủa mình dại dột dám để Phượng biết những dòng chữ đáng lẽ phải giữ kín trong nhật ký của mình. Chẳng hiểu , đọc xong, Phượng sẽ nghĩ gì. Tôi thấy xấu hổ. Tôi thấy cần lẩn trốn.
Last edited by Mười Đậu on 26 Apr 2005, edited 2 times in total.
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tháng Mười Một

Giã từ tháng mười . Giã từ ba mươi ngày gieo mạ mộng mơ xuống tâm hồn học trò vừa lớn. Mạ đã caọ Mạ còn xanh vàng. Tháng mười một nhổ mạ cấy, mạ sẽ thành lúa con gáị Giã từ tháng mườị Giã từ tháng mườị Giã từ ba mươi ngày học trò hư hỏng. Giã từ tháng mười biết hút thuốc lá vàng tay, biết buồn nản, khổ đau vì mái tóc và biết lấy Tú Uyên làm niềm an ủị Chào mừng tháng mười một bằng buổi sáng trốn học. Tôi ra bờ sông ngồi nhìn dòng nước trôi lững lờ. Và suy nghĩ mông lung. Hôm qua đưa cảm tưởng cho Phượng, về lo âu không thiết ăn ngủ. Không hiểu Phượng còn mến mình nữa không? Không hiểu cảm tưởng Hoàng tử của lòng em, cảm tưởng Ô mai có làm Phượng giận hờn. Tôi trách tôi ngu dạị Tôi trách tÔi nông nổị Tôi trút tội vạ lên những ngọn cỏ quanh tôị Tôi bứt gốc cả cụm cỏ, ném xuống sông. Tôi ghét những đám bèo lưu lạc. Tôi ghét tất cả. Tôi ghét ngồị Tôi đứng dậỵ Tôi đi lang thang trên bờ đệ Tôi muốn đi mãi để khỏi phải trờ về không gian quên thuộc vì không gian quen thuộc của tôi đã bị cảm tưởng vụng d.ai của tôi bắn phá tan nát. Tôi moi trí nhớ, cố tìm một đoạn văn, một bài thơ vuốt ve sự bối rối của mình. Hỡi tôi, tôi đáng thương quá. Tôi chẳng ngạo mạn như cậu học trò Đinh Hùng một chút nàọ Tôi tầm thường không đáng yêu ai, không đáng yêu Phượng.

Chưa từng thấy một nhà văn diễn tả tâm trạng của cậu học trò sau khi gửi thư tình cho người yêụ Thạch Lam có viết một truyện ngắn thật haỵ Cậu học trò của Thạch Lam xa nhà sang Thái Bình trọ học. Cậu học gạo, cậu không biết yêụ Cô con gái bà chủ nhà yêu cậu, mê cậu, tặng cả ngô luộc giữa đường. Lối tỏ tình của cô khiến cậu xấu hổ, cậu lẳn trốn tình yêụ Mãi đến ngày cuỐi niên học, giã từ trường tỉnh Thái Bình, ngước nhìn lại thấy cô con gái bà chủ trọ mắt ứa lệ đứng trông theo mình, cậu mới biết tâm hồn mình xao xuyến. Văn chương Việt Nam chỉ có một truyện ngắn của Thạch Lam viết về tình yêu vụng dại, nên thơ của học trò. Tại sao không nhiều hơn? Để tôi soi sáng tâm trạng tôi , để tôi lo âu thêm hay thở phào sung sướng. Gửi thư tình thứ nhất cho một người con gái rồi tìm nơn ẩn nấp thì có Vũ Hòang Chương: "Nét thon mềm run rẩy gắng đưa nhanh, Lòng tự thú giữa khi tìm trốn nấp ..." . Nhưng sau đó? Người con gái mỉm cười quay đi hay người con gái nhìn thẳng vào mặt mình nhỔ nước bọt khinh bỉ. Hay nàng đem thư mách thầy giáọ Hay nàng đưa thư cho bố nàng, bố nàng đem thư cho bố mình và mình ăn trận đòn no nệ Thơ văn không nhắc tớị Thơ văn quên khuấỵ Thơ văn diễn tả những bức thư tình thật giản dị : "Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất, Anh cho em kèm với một tờ thự Em không nhận nghĩa là tình anh mất, Tình mất đi ai lấy lại bao giỜ ..." Tình mất đi, nếu có thể thôi, ta sẽ buồn ghê lắm nhưng ta còn đi học được. Tình khinh ta, tình coi thược nữạ Tôi thương nó. Bây giờ, tôi muốn theo nó trôi dạt ra biển để cá mập nó ăn thịt tôị Nhưng tôi phải trở về. Tôi đứng ở góc phố thật xa cổng trường nhìn Phường trong đám học trò tan học. "Áo em trắng quá nhìn không ra". Thấy nỗi lo âu của mình dịu bớt. Bỗng tôi cười tôị Hỡi tôi, tôi là thằng hề, tôi là Tào Tháọ Tôi đã gửi thư tình cho Phượng đâụ Tôi chỉ gửi cảm tưởng về cuốn truyện và gói ô maị Đó là thứ thư tình ... gián tiếp. Tôi có tật, tôi giật mình. Cậu học trò vừa lớn tôi ơi, cậu thật tuy^.t diệụ Cậu cần trốn học thêm vài buỔi sáng. Cậu hãy lang thang trên bờ đệ Cậu hãy lo lắng. Cậu hãy buồn. Bởi vì bài học ái tình nhập môn nào cũng phải có những tiết mục â"ỵ Tôi trốn học hôm sau, hôm sau nữạ Khi khÔng cầm được nhớ nhung, tôi cắp sách đến trường. Tôi đứng trong đám đông nhìn vào gian lớp . Phượng ngồi chống tay lên cằm. Phượng cô đơn. Phượng ủ rũ. Tôi tệ bạc quá, tôi thong thả bước vào lớp, bỏ lại những ồn ào ngoài sân .
--Chào Phượng ...

Phượng quay rạ Ngỡ ngàng giây lát. Rồi đôi mắt Phượng long lanh niềm vui.

--Chào anh.

Phượng tươi tỉnh. Phượng rực rỡ. Phượng ân cần hỏi tôi :

--Mấy hôm nay anh ốm ?

Tôi làm bộ đau đớn :

--Bị cảm .

Phượng phá tan sự ngờ vực của tôi :

--Vắng anh Phượng buồn ghệ Chẳng biết nói chuyện với aị Phượng mong anh để nói cảm tưởng của Phượng về những cảm tưởng của anh.

Tôi cắn chặt môi chê giấu cơn xúc động. Phượng cười, nụ cười trìu mến hơn dạo tháng chín, tháng mười :

--Ô mai đã có huyền thoại của nó. Anh bọc ngoài lớp ô mai lớp áo huyền thoạị Từ nay, ngậm một trái Ô mai là ngậm luôn một huyền thoạị Và các cô con gái sẽ muốn nuốt luÔn cả cái hạt. Ô mai, với Phượng, có kỷ niệm tuyệt vờị Anh nên gửi đăng báo sự tích ô mai của anh đị Rồi anh thấy, vô số các cô thích ô mai chỉ vì giấc mơ làm công chúa lạc trong rừng mơ gặp hoàng tử trốn học .

--Phượng nghĩ gì về hoàng tử trốn học â"y ?

--Một người ghét học làm vuạ Chắc ông ta muốn thoát nhà tù vương giả. Anh Chương thử trốn học lần nào chưa nhỉ ?

--Tôi đâu phải là hoàng tử .

--Nhưng anh viết cảm tưởng "Hoàng tử của lòng em" hay hơn Nguyễn Minh Lang viết truyện "Hoàng tử của lòng em".

--Phượng đã đọc rồi ?

--Đợi anh lâu quá, Phượng mua cuốn khác. Phượng đọc vì câu cảm tưởng của anh đó .

--Thế mà ...

--Mà sao ?

--Mà tôi bị ... cảm .

--Lần sau anh bị cảm cho Phượng hay PhưƠ.ng đến thắm anh, chép bài giùm anh nhé !

Tôi sung sướng lặng ngườị Đêm nay tôi có thể thức chép hết bài vở ba ngày trốn học và học thuộc lòng. Tình yêu đem tới ta những nỗi buồn nhẹ nhàng rồi tiếp đó là hy vọng, phấn khởi .

--Anh còn hút thuốc không ?

--Không .

--Nên hút một điếu mỗi ngày .

--Để làm gì ?

--Nhớ đến người anh cần nhớ .

--Tôi sẽ hút mỗi ngày một điếu .

--Đừng hút nhiềụ VÀ cố gắng đi học đềụ Cuối năm anh thi đỗ, chắc Phượng mừng lắm .

--Tôi sẽ đi học đều .

--Trưa tan học về , anh đi chung với Phượng .

--Để làm gì ?

--cho con đường ngắn lạị Chúng ta có nhiều chuyện nói, anh quên à ?

Tôi quên hồi nào chẳng haỵ Con đường về học sẽ ngắn lạị Tôi thì muốn nó dài rạ Đóm mạ đã thành lúa con gáị Tôi biết Phượng không giận tôi, không coi thường tôị Cám ơn Phượng. Cám ơn tháng mười một. Sáng mai tôi sẽ tặng Phượng một gói ô maị Mỗi trái sẽ được gói bằng một huyền thoại viết trên giấy mầu xanh. Ô mai, tặng phẩm của tình yêu học trò. Ô mai gắn bó lâ"y đời sống học trò vì xuất xứ của nó là trái mợ Nuốt một tr''ai ô mai là nuốt một tr''ai mơ, một giấc mợ Giấc mơ không suôi xuống. Giấc mơ ngược lên. Và giấc mơ vướng mắc ở tâm hồn. Cám ơn trái mợ Cám ơn ô maị Trưa tan học về, chúng ta sẽ nói chuyện ô mai, Phượng nhé !
Người bạn tên là Tùng kéo tôi tới góc sân trường. Anh ta phân vân một lát rồi hỏi tôi :
--Bạn có thể giúp tôi một việc không ?

--Việc gì ?

--Tôi có một tâm sự buồn bã, chỉ bạn mới giúp được tôi .

--Sẵn sàng .

--Tôi kể bạn nghe bạn giữ kín hộ .

--Tôi hứa .

--Ngót tháng nay, tôi đến lớp sớm nhất, tôi mê cô Phượng bạn ạ! Mỗi sáng tôi đều bỏ vào ngăn bàn Phượng một bức thư tình, tôi không dám ký tên tôi .

--Rồi sao ?

--Tôi dặn Phượng có trả lời tôi xin cứ để thư ở ngăn bàn, tôi sẽ lấy .

--Cô Phượng đã trả lời bạn chưa ?

--Chưạ Nhưng thư của tôi không còn ở ngăn bàn. Tôi nghĨ Phượng đã nhận và mang về làm kỷ niệm .

--Bạn chắc chứ ?

--Nếu cô Phượng không mang về cô ấy đã xé nát và sẽ viết thư mắng mỏ tôi để lại ngăn bàn. Tan học ,tôi tha thẩn ngoài phỐ, chờ lớp vắng học mới trở vào tìm thự Không có gì cả. Tôi muốn khóc .

--Bạn muốn tôi giúp điều gì .

--Bạn lợi hơn tôi nhờ ngồi bàn nhì nên bạn quen thân với Phượng, bạn để ý giùm tôi xem sao .

Tình đã cầm dao đâm nhiều mũi vào trái tim tôị Tôi đau nhói và mơ hồ thấy máu tươi tuÔn rạ Tôi còn mơ hồ thấy trái tim tôi nhầu nát như một chiếc hoa gạo rơi từ trên cao xuống đất. Nhưng tôi nghiê"n răng chịu đaụ Tôi nói, có chút hờn ghen pha trộn :

--Bạn muốn đổi chỗ ngồi không ?

Tùng lắc đầu :

--Muộn rồi .

Tôi cười nhạt :

--Nếu tôi là bạn, tôi hỏi thẳng cô Phượng xem đã nhận được thư của tôi chưa, tại sao không trả lời .

Tùng chê tôi :

--Bạn Chương, bạn học rất giỏi nhưng về tình yêu bạn rất dốt. Những thằng học giỏi thường ngu dốt tình yêụ Tôi biết chắc chắn bạn không yêu Phượng nên bạn mới quen nàng một cách dễ dàng. NẾu bạn yêu nàng, bạn sẽ hành động giống tôị Không ai biết rõ được tình yêụ Chỉ biết hình như là tình yêu thôi .

Tôi gật gù ngạo mạn :

--Hình như tình yêu của bạn mờ mịt đấỵ HÌnh như bạn cũng chưa biết yêụ Hình như yêu một người ta không nên khoe khoang. Tuy thế, tôi sẽ giúp bạn.

Hình như Tùng nói đúng. Hình như tôi yêu Phượng và hình như Phượng không biết tôi yêu nàng. BUổi học hôm â"y tôi không thèm ngắm mái tóc Phượng. Tôi cứ thả mắt qua khung cửa sổ. Hình như một khoảng trời nhỏ của tôi đầy đặc mây đen. Gần hết giỜ, tôi xin phép thầy về sớm. Tôi không thích về học sóng đông với Phượng. Tại sao Phượng không chịu xé nát những bức thư của Tùng ? Tại sao Phượng mang về cất đi làm kỷ niệm ? Tôi lạc lõng vào hai câu hỏi quái ác đó. Tôi bị hai câu hỏi quái ác đó hành hạ. Tôi nghiến răng giận hờn và, có phút cay đắng, tôi đã buột miệng đọc hai câu thơ của Nguyễn Bính :

Một trăm con gái thời nay ấy
Đừng nói ân tình với thủy chung

Tôi không thể là Tú Uyên. Tôi chỉ là Lục Vân Tiên bị mù, bị cha con Vũ Thái Loan "tham đó bỏ đăng" đánh lừa đêm nhốt vào hang đá núi Xương Tòng "sâu thăm thẳm mịt mùng khó ra". Chiều xuống thê lương. Nắng vàng đã hết gây nhớ nhung. Nắng vàng lên mầu phải bộị Tôi cảm khái, khẽ ngâm :

Bích Câu đâu nữa bóng chàng Uyên
Sông núi phôi pha bặt tiếng huyền
Có lẽ hồn ta không đẹp nữa
Bút thần thôi vẽ nét thiên duyên

Có lẽ hồn tôi không đẹp nữạ Có lẽ phải trốn học đều đều, phải bắt chước người du tử tỉ tê trên nhỮng đoạn đường phiêu bạt "Chiều nay biết về nơi đâu, Dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu "... Nhưng tôi chƯa nên đị Tôi cần làm Kỳ Phát. Tôi cần hút nhiều thuốc lá. Tôi cứ hút. Tôi không sợ ho laọ Tôi thích ho lao, thích nằm trên giường bệnh một nhà thương phước thiện như Đặng Thế Phong nghe mưa thu tí tách ngoài hiên mà buồn mà ứa nước mắt mà viết bản "Giọt mưa thu" bất hủ rồi trào máu ra và chết. Trước khi ho lao, hãy làm Kỳ Phát điều tra vụ thư tình trong ngăn bàn học. Sáng hôm sau, tôi dậy lúc bốn giỜ. Tôi đê"n trường vừa lúc ông tùy phái thức. Vộ ông đã thổi xong nồi bánh hấp. Tôi vào nhà ông tùy phái, mua bánh hấp ăn. Ăn xong, uống cà phê đên (không thèm cà phê sữa, tôi đang đen tình) và hút thuốc lá. Ông tùy phái lạ lùng lắm. Ông hỏi lăng nhăng. Tôi trả lời ấm ớ. Một bóng đen xuất hiện ở sân trường. Nó đi nhanh vào lớp tôị Tùng đó. Nó trở ra vội vàng rồi biê"n mất. Tôi hành động liền. Tóm được ngay một bức thư tình.

Tôi bóp chặt bức thự Nếu bức thư có cổ, chắc nó đã gẫy xương cổ. Nếu bức thư biết thở, chắc nó ngạt thở, chết toi rồị Mày làm ông khổ sở, ông sẽ làm mày điêu đứng. Tôi vo tròn bức thư, nhét vô túi và lủi thủi trở về. Buổi học hôm đó, dĩ nhiên, tôi vào lớp muộn. Gần giỜ ra chơi, tôi xin phép ra trược. Tan học, tôi về sớm mười lăm phút, đứng núp ở gộc cây ngoài phố. Phượng quay xuỐng hỏi tôi vài lần trong giờ học, tôi lặng thinh. Nàng ném thông điệp, tôi không đọc, không bỏ vào miệng nhai, nuốt đi nhưng tôi cất kỹ. Tôi chờ xem tình địch của tôi dở trò gì. Tùng dời cổng trường rất trễ. KhuÔn mặt anh ta buồn thiụ Tôi mỉm khoái chí. Mi sẽ biết tay tạ Ai bảo mi dám yêu Phượng. Một tuần liền, tôi đóng vai thám tử Kỳ Phát, tịch thu của địch sáu bức thư tình. Tôi không dám đọc. Sợ đọc tôi sẽ phát điên. Phượng không hiểu tại sao tôi lạnh nhạt với nàng. Phượng gửi thông điệp, hỏi hàng ba chục lần : "Phượng có lỗi gì với anh mà anh giận Phượng lâu thế "? Tôi không trả lờị Sang tuần lễ thứ hai, Phượng gửi một thông điệp quan trọng: "Phượng sắp lên Hà Nội học, bỏ trường này, Phượng muốn nói chuyện với anh một lát." Đọc thông điệp, tôi như ngây như dạị Tôi đành thua Phượng. Giờ ra chơi ngày thứ năm, tôi ở lại trong lớp. Phượng đổi thế ngồi để hai mái đầu có thể sát nhau .

Nàng hỏi :

--Anh giận Phươ>ng , hở ?

Tôi lắc đầụ Giọng tôi run run :

--Phượng sắp lên Hà Nội ?

--Nếu anh giận Phượng .

--Tôi thề không giận Phượng. Tôi chỉ giận cái thằng tôi .

--Không giận PHượng tại sao đúng mười ngày, anh không thèm nói chuyện với Phượng ?

--Tôi thấy ở ngăn bàn Phượng ...

--Mỗi ngày một bức thư ?

--Vâng .

--Và anh giận Phượng ?

--Không .

Phượng nhìn tôi . Đôi mắt ngập lụt thiết thạ Đôi mắt ấy, mỗi lần tôi soi tôi vào nó là mỗi lần tôi thấy tôi khác lạ. ĐÔi mắt Phượng như chiê"c gương thần trong cổ tích. Khiến tôi không dám soi hồn tôi lâụ Tôi không sợ đôi mắt Phượng nuốt gọn linh hồn tôị Mà sợ đôi mắt soi rõ mười ngày ghen hờn bóng gió. Đôi mắt Phượng, đôi mắt huyền. "Đôi mắt huyền ơi! Hay chăng tôi yêu say sưa nồng nàn. Đã mấy thu sang, cô em hững hờ tình tôi mong nhớ ". Tùng sẽ hát câu đó chứ không phải tôị Tôi hát : "Nhớ đôi mắt dịu huyền, Đôi mắt thầm mơ như nước hồ thụ NHìn ai như muốn thu lấy tâm hồn ... Cành nhìn càng xinh cành nhìn càng ưa như sao trên trời, càng nhìn càng mê càng nhìn càng thương càng nhìn càng yêụ Mắt huyền là hồn ai đó ... " Có lẽ tôi nên tập chơi lục huyền cầm Hạ uy dị Vì chỉ có tiếng đàn Hạ uy di tình tứ, nũng nịu mới diển tả nổi chiều sâu thăm thẳm của đôi mắt mộng mợ Tôi ngước nhìn qua khung cửa sổ. Khoảng trời xanh của tôi đã đũ sắc mây .

--Anh Chương !

-Đạ .

--Anh nói dối Phượng .

--Không .

--Thì thôi vậỵ Nhưng Phượng mong anh đã nói dối Phượng. Anh đã đọc những bức thư bắt được trong ngăn bàn của Phượng chưa ?

--Chưa .

--Anh đã xé nát chưa ?

--Chưa .

--Anh hãy đọc đi, buồn cười lắm. Tác giả những bức thư này là một thiên tàị Ông ta gọi Phượng là cô nương, là ái khanh. Chúng mình ghét những ông vua, anh Chương còn nhớ chứ ?

--Tại sao Phượng không chịu xé nát ?

--Xé đi ông ta buỒn ông ta không viết nữa thì Phượng lấy gì để cườị Phượng định gần cuối năm đóng lại thành một cuốn đặt giùm ông ta một cái tên, nhờ anh viết bài tựa rồi trả lại ông ta khuyên ông ta nên xuất bản .

Tôi cười thành tiếng. Cười như nắc nẻ. Cười chiến thắng. Phượng ngạc nhiên :

--Anh cười gì thế ?

Tôi nói :

--Phượng nghịch ác quá .

--Phượng hỏi anh cười gì thế ?

--Cười giả bữa .

--Như sau một trận ốm ăn giả bữa.

--Hình như thế ...

--Tức là mấy hôm nay anh miê"u máo, anh xuýt khóc, anh thèm cười mà không được cười ?

--Sao Phượng biê"t ?

--Vì anh giận Phượng .

Tôi nín thinh. Tôi sa vào c''ai bẫy êm áị Tôi bỏ khoảng trời xang đủ sắc mây của tôị Để nhìn Phượng. Hai chúng tôi cùng cười .

--Rồi sao ?

--Sao cái gì ?

--Những bức thư gửi "cô nương" Hồng Phượng ?

--Anh muốn Phượng xé nát ?

--Không .

--Thế anh muốn Phượng làm chi đâỷ Gửi bán đấu giá nhé? Hay là đem triển lãm ?

--Đừng .

--Vậy Phượng tặng anh để anh học cách viết thư tình bỏ ngăn bàn một cô học trò nào đó, anh bằng lòng chứ ?

Tôi ngượng ngùng quay sang chỗ khác :

--Sắp vào học rồi, Phượng ạ !

Tôi ra sân. Sân trường cơ hồ rợp hoa nở và rộn ràng chim hót. Thấy ở góc sân, Tùng ngồi hút thuốc lá. Không chừng sáng mai anh ta sẽ trốn học, sẽ lang thang trên bồ đệ Hỡi Tùng, anh đang khổ sở như tôi đã khổ sở, anh đang hút thuốc lá như tôi đã hút thuốc lá. Tôi thích người ta gọi thuốc lá là tương tư thảọ Cỏ tương tự Người ta bầy đặt chuyện hút thuốc lá nhất định chẳng bao giờ để phổi vàng, phổi laọ Mà để giải buồn phiền cho những kẻ nặng lòng thương nhớ hay lận đận với tình yêụ Phượng thân ái, thì sĩ Nguyễn Nhược Pháp có một câu thơ thật dễ thương, thật học trò đời vua Hùng Vương, đồi lấy Tình Yêu làm quốc sách nên mới có huyền sử Sơn Tinh và Thủy Tinh. Câu thơ ấy như thế này: "Yêu nàng bao nhiêu người làm thợ" Phượng cho phép tôi sửa lại nhé! Yêu Phượng bao nhiêu người hút thuỐc lá. Nhưng Phượng chỉ muốn tôi hút một giúm tương tư thảo khi nhớ đê"n một người trong một ngàỵ Hỡi Tùng, anh nói đúng, tôi lợi thế hơn anh vì ngồi sau lung Phượng. Anh đừng noi gương Thủy Tinh. Anh hãy hát bài "Lời du tử ".
Lời tiên tri của Đâng Phretpharachanh

Đấng tiên tri mới xuất hiện ở mỏm núi Pretphrachanh bên Ai Lao truyền những lời sấm ba/o tử cho nhân loạị Một ngày sắp tới đây, mặt trời sẽ nổ tan và trái đất mù mịt, ma quái dấy lên ăn thịt loài ngườị Đấng tiên tri phán rằng chỉ Ngài mới có thể cứu nguy trái đất và nhân loạị Ngài sẽ ngăn không để mặt trời nổ. Loài người phải tin tưởng Ngài và thành tâm cầu nguyện. Ai nhâ .n được lời tiên tri của Đấng Phretphrachanh mà nghi ngờ sẽ bị gẫy chân tay, cấm khẩụ Ai buông lời chế giễu sẽ bị chết ngay tại chỗ. Kẻ nào chép những lời này đủ một trăm tờ gửi đi khắp nơi thì sẽ thoát chết. Kẻ nào đang yêu, muốn khỏi mất người yêu thì nên chép thêm ba mươi tờ gửi cho người yêu sẽ loại hết tình địch. Thuộc lòng những lời tiên tri thì cầu được ước nên.


Tờ giấy vuông vắn, viết thật nắn nót nhét trong chiếc phong bì để tên tôi và để ở trên bàn học của tôị Tôi đoán ra ngay nét chữ của cậu em traị Tôi đã hết tin những lời tiên tri, những sợi dây của thánh này, thánh nọ từ ngày lên trung học. Hồi còn nhỏ, tôi sợ hãi những lời tiên tri trái đất nổ tung lắm. Những sợi dây, những tờ tiên tri â"y không giỐng lời tiên tri của Đấng Phretphrachanh. Đấng Phretphrachanh sẽ bị tôi p hiên thành Đấng Nót Phét Ra Chanh nếu lời tiên tri của Đấng không có câu :"Kẻ nào đang yêu, muốn khỏi mất người yêu thì nên chép thêm ba mươi tờ gửi cho người yêu sẽ loại hết tình địch". Cây này thật đáng giá. Nó khiến cái trò chơi sợi dây, ông thánh hết vẻ cổ điển. Nó vẫn mơ"ị Vì tôi đang yêu, đang cần tin tưởng tình yêu, đang cần chứng minh tôi sợ mất tình yêụ Cám ơn Đấng Phrephrachanh. Tôi chưa biết làm gì tối nay, vớ được Đấng, mừng quá .

Đã học bài xong rồi, học thuộc rất nhanh (Tình yêu làm ta trốn học nhưng tình yêu cũng làm ta chăm học), tôi cặm cụi ngồi chép ba mươi tờ "Lời tiên tri của Đấng P". Sáng mai, Phượng sẽ thấy ở ngăn bàn học của nàng một tập giấỵ Nàng sẽ ngạc nhiên. Chắc nàng không xé và không đọc ngay đâụ Nàng mang về nhà. Nàng tưởng sẽ là "tác phẩm" thư tình trong ngăn bàn học. Nàng hết dám cườị Nàng đọc một cách trịnh trọng và nàng bâng khuâng. Nàng sẽ hát bài "Ngày thơ" của Anh Việt " ... Em ngắm mây hồng hay dòng nước trong thấy lòng vấn vương như tìm một bóng ai ..." Đấng P có quyền năng cứu nguy trái đất, mặt trời và nhân loại hay không, tôi chẳng thèm viết. Với tôi, Đấng đã dạy một cách tỏ tình xuất xắc, Đấng đã giúp tôi đêm nay ngủ ngoan. Và, nói thật lòng mình, có phút giây tôi tin rằng Đấng đang ngự trị trên đầu tôi theo dõi cuộc tình của tôị Đấng P, lần sau có ban lời tiên tri, xin Ngài bỏ tiết mục trái đất mù mờ, mặt trời nổ vỡ đi, Ngài chỉ nên nói Tình Yêu bị quỷ vương hủy diệt nếu loài người cứ xa cách nhau, cứ tìm cách ghét bỏ nhau, chém giết nhau, thù hận nhau thì, bắt buộc, loài người sẽ rửa sạch tai, quỳ bên lư trầm hương nghe lời tiên tri của NGày và suy tôi Ngài là Đấng Cứu Nguy Tình Yêụ Bởi vì, điều nhân loại sợ nhất là mất tình yêu, là sống như tượng đá, như thảo một. Ngàn xưa loài người yêu nhau, Ngàn sau loài người đã yêu nhaụ Ngàn sau loài người còn yêu nhaụ Tình Yêu là vĩnh cửụ Trốn học vì tình yêu không bao giỜ bị kết án. Trong lịch sử yêu đương của nhân loại thiết gì kẻ đã liệng cả ngai vàng, đã vất cả thiên hạ, đã giẫm chân lên sự nghiệp hiển hách chỉ vì tin`h yêụ Một vài tên óc đặc sệt như nhựa đường hay rỗng tuyếch như trái bầu khô đòi cầm lưỡi lê đâm chê"t t`inh yêụ Chúng đã chết. Tình yêu đã sống. Chúng sẽ chết. Tình yêu mãi mãi sống, sống muôn thuở. Những lời tiên tri , đáng lẽ, pah?i truyền cho loài người ở mặt trờị Rằng , khi tr''ai đất hết tình yêu, mặt trời sẽ nổ, trời đất hôn mang ...

Tôi làm công việc của Tùng đang làm. Tôi đê"n muỘn hơn Tùng. Sơn Tinh đê"n muộn hơn Thủy Tinh. Sơn Tinh tịch thu bức thư tình của Thủy Tinh. Giờ ra chơi Phượng khoe :

--Hôm nay ông ta gửi một câu thư, chắc để sớm hoàn thành tách phẩm .

Tôi vờ hỏi :

--Phượng đọc chưa ?

Phượng nheo mắt :

--Về nhà đọc cười thú lắm .

--Cho biê"t cảm tưởng nhé !

--Cảm tưởng về những bức thư ?

--Một cân thư sáng hôm nay thôi .

Đang nói chuyện vui với Phượng thì Tùng gọi ra sân. Anh ta mời tôi một điê"u Cotab. Tùng xòe bàn tay :

--Bạn xem, ngay cả ngón tay tôi đã vàng mong nhớ. Bạn đã giúp tôi chưa ?

Tôi hơi ái ngại giùm Tùng. Đành nói dối :

--Chị Phượng nhận thư của bạn đem về câ"t kỹ .

Tùng sáng ngời đôI mắt :

--Em đọc chưa ?

--Tôi không hỏi .

--Bạn hỏi nhanh hộ tôị Bạn cứ bảo tôi viết những bức thư ấỵ Tôi là Tùng. Cây tùng mọ tỉnh lỵ đã hết chỗ ngồi những buổi sáng tôi trốn học, những buổi chiều chờ đợi .

--Bạn đã trốn học ?

--Đều đềụ Tôi lang thang trên đê, gửi hồn lên những đám bàl lưu lạc. Nếu Phượng chê cỏ tôi, tôi sẽ bỏ nhà ra đị Tôi đi khắp nơi xa vời , bạn ạ !

--Bạn tính phiêu lưu ?

--Một kẻ thất tình biê"t làm gì hơn. Tôi sẽ vào Thanh Hoá, sẽ vô Sài Gòn, sẽ khăn gói gió đưa như Nguyễn Bính rồi trời sẽ bắt tôi làm thi sĩ. Phượng là T.T.Kh, tôi là Nguyễn Bính qua vười Thanh năm ấy .

Tùng nhả khói thuốc, mơ màng. Anh ta khe khẽ đọc :

Vườn Thanh qua đó năm xưa
Trọ nhờ đêm â"y trời mưa tối trời
Quanh lò sưởi â"m bên bên tôi
Bên người lão bộc nàng ngồi quay tơ
Tuổi nàng năm â"y còn thơ
Còn bao hư"a hẹn đợi chờ một mai
Rồi đây bão gió bụi đời
Tôi quên sao đưƠ.c con người vườn Thanh

Đôi mắt Tùng thật xa vắng. Tôi nhìn rõ tôi trong đôi mắt vỡ lòng yêu đương â"ỵ Chưa bao giỜ tôi nhìn rõ tôi từ tháng chín năm nay, từ ngày Phượng bưỚc đôi chân huyền ảo lên trái tim tôi, chắp đôi cánh thiên thầng vào tâm hồn tôị Khi PhưƠ.ng vui, tôi níu lấy tâm hồn tôi bay lên vòm trời cao nhìn xuống một nhân gian rực rỡ mầu sắc. Khi Phượng buồn, tôi như người lính nhẩy dù thiếu may mắn, ngắm bãi mộng rất chính xác mà gió cuỐn mình rơi xuống vũng bùn. Tôi nhìn rõ tôi đi đi lại lại qua nhà Phượng hàng mấy chục lần, mắt lơ láo, mặt ngây dại, miệng lẩm bẩm những câu ngớ ngẩn chẳng đâu vào đâụ Tôi nhìn rõ tôi đứng dựa lưng vô cột điện, quẹt diêm đốt điê"u thuỐc lá đầu tiên trong đời mình. Tôi nhìn rõ tôi lang thang trên bờ đê giận đám bèo lưu lạc, thù cụm cỏ hồn nhiên. Tôi nhìn rõ quá. Ở đôi mắt Tùng .

--Bạn biết không, bạn Chương ?

--Biết gì ?

--Tôi đã chết ...

--Bạn đang sống mà .

Tùng hất đầụ Dáng điệu thật khinh bạc .

--Bạn quả là ngu ngơ, chưa hiểu nổi chuyện yêu đương. "Yêu là chết ở trong lòng một tí ", bạn ơ !

Tùng lại cảm khái :

--Vì mấy khi yêu mà được người yêu
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu .

Anh ta thở dài :

--Tôi viê"t cho nàng bao nhiêu thư mà nàng chưa thèm viết hco tôi một chữ .

Tự nhiên , tôi hê"t ghen với Tùng. Tôi đã là Sơn Tinh. Tôi không muốn Phượng cười chế giễu tấm lòng si mê của Tùng. Bởi Tùng giống tôị bởi những cậu học trò vừa lỚn giống nhaụ Nhỡ tôi đã là Tùng hiện tại, chắc tôi có thể khóc hết niên học nếu biết những bức thư tình bỏ ngăn băn học của mình bị coi như một trò cườị Tôi an ủi Tùng :

--Bạn yêu trí .

Tùng nắm chặt tay tôi :

--Bạn hết lòng giúp tôi ?

Tôi nói :

--Nước chảy đá mòn, bạn ơi! Khi yêu ta nên noi gương loài kiê"n. Kiến tha lâu đầy tổ, người yêu mãi sẽ được yêu .

Tôi hơi ân hận "lời vàng yêu đương" của tôị Tùng cứ yêu Phượng mãi sẽ được Phượng yêu thì tôi ra saọ Tùng buông tay tôi ra , lơ đãng nhìn bầu trời :

--"Cả lòng ta là một trang giấy trắng, Nhuốm yêu đương nên sầu tình vương nặng ..." Cám ơn bạn Chương, tôi sẽ noi gương loài kiến. Nếu Phượng không yêu tôi, tôi sẽ trốn học, bỏ nhà ra đi trở thành thi sĩ .

Tôi vớt vát :

--Mong bạn trở thành thi sĩ .

Tùng rời tôi, rời sân trường ra phía cổng. Tôi thấy cuốn vở của anh nhét ở túi quần saụ Tôi hỏi với :

--Bạn đi đâu đấy, sắp vào học rồi?

Tùng không quay lại . Anh đáp :

--Tôi ra bờ sông ...

Chẳng biết tôi có nên kể chuyện này cho Phượng nghe.
Sắp hết tháng mười một, tháng của giận hờn nhè nhẹ , của ghen tuông bóng gió và của buồn vui man mắc. Buổi học sáng nay Phượng như con chim khuyên chào đón nắng xuân trên giàn hoa vàng thắm. Nàng quay xuống:
--Sáng nay lại có chuyện la..

Tôi hỏi :

--Chuyện trong lớp mình ?

Phượng cười tinh nghịch :

--Anh Chương mà biết trước, anh Chương sẽ ... cảm nặng hơn vì hút thuốc lá vàng phổi .

Phượng đưa tay vén mớ tóc mai :

--Đêm qua Phượng đã làm xong lời truyền của Đâ"ng tiên trị Anh Chương biết không, Phượng phải moi óc tìm đủ ba mươi người bạn để gửi cho họ Phượng nhờ bưu điện truyền lên mãi Hà Nội .

--Phượng viết ?

--Gửi thôị Anh Chương viết, anh tốn giấy mực. Phượng gửi, Phượng tốn phong bì và tem. Như thế Đâ"ng Phretphracphanh ban ân sủng đồng đều .

--Chuyện lạ của Phượng đấy à ?

--Ồ, chuyện lạ ly kỳ hơn. Thêm một ông muốn thành nhà văn chuyện viết thư ...

--Lén để trong ngăn bàn học ?

--Đúng rồi .

--Ông ta sẽ thành Nguyễn Bính .

--Tại sao anh biết ?

--Tôi nghĩ thế .

Đáng lẽ tôi sẽ ngừng lại, thầm thì cảm ơn dDấng P nhưng tôi đánh vuột cảm giác sung sướng. Trong ý nghĩ của tôi chỉ còn Tùng đang lang thang trên bờ đê, vở cuốn tròn đút sau túi quần, ngỡ mình thất tình nặng nên cần phiêu bạt hải hồ. Tùng còn lang thang ở bờ đê nhưng tâm hồn đã đi xa lắm và buồn lắm. Sau Tùng là một anh học trò nữạ Rồi nhiều anh học trò nữạ Yêu Phượng bao nhiêu người trốn học. Biết đâu , họ chả có người trở thành Đinh Hùng, Thâm Tâm, Huyền Kiêu, Nguyễn Bính. Tôi yêu họ. Tôi thương họ . Tôi đã lang thang trên bờ đệ Tôi đã trốn học. Tôi đã muốn thoát đi ...

--Anh Chương !

-Đạ .

--Hình như Phượng làm anh buồn ?

--Không .

--Anh đang suy nghĩ gì đó ?

--Tôi muốn Phượng ... Mà khó nói ghê đi mất .

--Anh cứ nói .

--Phượng có giận tôi không đã ?

--Đã bảo Phượng xóa chữ giận rồị Trong cuốn tự điển của Phượng, chữ giận và đồng nghĩa với nó bị Phượng bôi đen .

--Phượng hứa nhé !

--Vâng .

--Phượng đừng cười sau khi đọc xong những bức thư tình bỏ trong ngăn bàn.

--Tại sao ?

--Có cái gì tàn nhẫn quá .

--Với ai ?

--Với tác giả của nó .

--Họ không biê"t mà .

--Tôi sợ họ mơ hồ cảm thấỵ Tôi sợ ngày nào đó tôi sẽ làm như họ ... Chắc tôi khổ sở, Phượng ạ !

Phượng nhìn tôi , chớp mắt. Rồi nàng nói :

--Những hoàng tử trong cổ tích không có kẻ thù, anh Chương nhỉ ?

Tôi muốn nắm lấy bàn tay Phượng. Nhưng chưa dám. Tôi muốn nắm lấy bàn tay Phượng và thầm thì một câu thật dài hai tiếng cám ơn. Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn Phượng. Cám ơn Phượng. Phượng đưa mắt ra khoảng trời xanh quen thuộc của tôị Giọng nàng xa vắng :

--Có bao giờ hoàng tử gửi thư cho công chúa không , anh Chương ?

Tôi chưa kịp trả lời, Phượng đã nói :

--Họ chỉ gặp nhau trong rừng mơ ...

Tôi ngắm suối tóc của Phượng. Dòng suối tóc Phượng hẳn không có sóng cả đủ sức đánh đắm những chiếc thuyền muốn bồng bềnh trôi lưỡị SuỐi tóc Phượng tỏa lan một mùi hương. Và mùi hương đó thơm ngát dễ thấm vào tâm hồn những cậu trai vừa lớn khiến các cậu ngây ngất tưởng chừng bị quyến rũ mà chính mình thì muốn buộc gió lại cho mùi hương ở riêng tâm hồn mình .

--Phượng à !

--Gì thế anh ?

--Về chuyện những bức thư trong ngăn bàn .

--Phượng hiểu rồi, hoàng tử và công chúa chẳng làm ai buồn khổ bao giờ .

Tôi lặng im. Thấy yêu Phượng dù đã yêu Phượng. Lại thấy thêm rằng mỗi cậu học trò vừa lớn là mỘt thi sĩ thích lạc vào rừng mợ Cơ hỒ rừng mơ đầy trái chín vàng chỉ nhìn rõ bởi những đôi mắt thiếu niên. Ơi, niên thiếu của đời tạ Mi giỐng đóa hoa đã nỞ. Mi muốn là hoa bất tử cũng không được đâụ Rồi mi sẽ phải kết tráị Và trái ngọt hay trái chua nào có biết. Điều chắc chắn là khi mi đã kết trái, tay đời mi hết vẻ vụng dại đặt những bức thư tình không dám ký tên trong ngăn bàn của cô bạn cùng lớp. Trái mơ ngon hóa thành trái mộng đắng. Tay đời mi khôn ngoan bao nhiêu, trái mộng đắng cao bấy nhiêụ Nó luôn luôn xa tầm tay với của mị Mi múa vu vợ Tay đời mi càng mỏi rã. Một đôi lần , tay đời mi vừa giƠ cao toan hái trái mỘng đắng, chiếc còng sắt nào đã khóa chặt tay mi hay ngọn roi nào đã quật sước da, chẩy máu tay mị Trường đời khác trường học. Trường học mi cần đơn sơ như con bồ câụ Trường đời mi cần ranh mãnh như con ră"n. Ở trường học, cảm thấy thất tình, mi trốn học đi lang thang. Ở trường đời, bị thất tình , mi có thể cầm dao giết người .

--Anh lại suy nghĨ gì đó, anh Chương ?

Phượng đã bỏ khoảng trời quen thuộc của tôị Nàng ngó tôị Tôi ngó nàng. Như hai kẻ lạc trong rừng mơ gặp nhau .

--tôi nghĩ tháng mười hai .

--Tháng mười hai, ngày Gíanh Sinh ?

--Sau vụ thi lục cá nguyệt .

--À, Phượng đã hiểụ Đếm Giáng Sinh anh dẫn Phượng tới nhà thờ nhé!

--Phượng ...

--Về vụ thi, anh Chương hãy yêu lòng ...

Tôi không biê"t Phượng định nói gì. NhƯng hôm sau, đúng ngày cuối tháng mười một, giỜ ra chơi, Tùng mời tôi xuống nhà ông tuỳ phái uống nước. Anh năm chặt bàn tay tôị Cái bắt tay thân ái .

--Cám ơn bạn .

--Cám ơn tôi ?

--Nhờ bạn mà Phượng đã trả lời tôị Nàng bảo nàng đọc thư tôi nàng thích lắm. Nàng khuyên tôi đừng viết thư nũ+a, hãy dành thì giờ học thị Cuối năm thi đậu sẽ tiếp tục viết thư và cho nàng biết tên tôi .

Tùng hả hê :

--Tôi đã được yêu. Tôi không trốn học đi lang thang trên bờ đê làm gì. Cuối năm tôi sẽ đậu ưu hạng .

Phương thông minh tuyệt vờị Nàng đã chiều ý tôị Và tôi chợt hiểu câu nàng dặn dò "Anh Chương hãy yên lòng". Tôi hơi vui và tôi hơi buồn. Một chút ghen nhẹ nhàng. Tôi vội an ủi tôi : Phượng nhắc mình đấỵ Nàng nhắc mình qua anh chàng Tùng đấỵ Tôi hỏi tôi: Tại sao mình không bảo với Tùng là mình đã yêu Phượng? Tôi lại mất vui và buồn rồị Lạ quá. Tôi chẳng hiểu được tôị Có lẽ , tôi nên hút một điếu thuốc lá. Thôi, chào mi, tháng mười một chơi ú tim hồi hộp .
Last edited by Mười Đậu on 26 Apr 2005, edited 1 time in total.
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tháng Mười Hai

Thầy Việt Văn công kích lối học gạo thậm tệ. Học phải suy diễn. Học một hiểu mườị Học như con vẹt, bài vở thuộc lòng không quên một dấu phẩy, một dấu chấm thì chỉ là thứ mọc sách hiện tại và tên nô lệ sách vở tương lai, nói chưa quá hai câu đã vác điển cổ chứng minh, viết chưa quá năm dòng đã lôi sách trích dẫn. Thầy Việt văn ghét điển cổ. Thầy không bắt học trò thuộc lòng điển cổ ở những tác phẩm cổ văn. Thầy bảo biết để mà biết là đủ. Người học trò thông minh chẳng bao giờ là người học trò học gạ, học vẹt. Mà bắt buỘc là học một thoáng đã hiễu ngay và nhớ mãị Những anh học gạo mặt mũi trông đần độn. Ra đời giỏi lắm là leo tới chức chủ sự phòng. Bước ra khỏi thế giới sách vở, các anh ngơ ngơ ngác ngác. Khổ nổi, những anh học trò thông minh thường mắc tội lườị Vì cậy mình thông minh. Ba tháng đầu niên học năm nay, tôi lười ghê gớm. Tôi không cậy mình thông minh đâụ Tôi lười bỡi lòng tôi chuyển mùa quá sớm, bởi trận gió lạ thổi xoáy vào hồn tôi bắt hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng. Tôi ngồi ở bàn học cứ ngỡ mình ngồi bên dòng suốị Ngọn đèl là vì sao soi hình dưỚi mặt nước. Chữ nghĩa là hoa lá, chim muông. Ngay cả trái tim trong bài Vạn vật tôi cũng thấy nó giống trái tim người tình chưa dám tỏ tình của mình. Trái tim Phượng. Khi đó thì trái tim mất dáng dấp Vạn vật học, trái tim có hồn, có những dây tơ treo đầy nốt nhạc, đụng khẽ là âm thanh réo rắt, đê mê ... Trái tim còn có cái lồng nhỏ kết kín hoa mầu sặc sỡ. Con chim khuyên nhẩy nhót trong lồng. Con chim đòi thoát ra đi giang hồ. Và hai lá phổị Ồ, nó tựa mái tóc rẽ đôị Hai lá phổi tỏa ngát hương thơm. Tôi muốn thở bằng hai lá phổi tưởng tượng của tôị

Nhưng sắp thi lục cá nguyệt rồị Tháng mười hai đáng ghét. Năm đệ tứ đáng ghét. Thi cử làm học trò quên mơ mộng vẩn vợ Phượng hồng giống một trong "Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói, Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì". Tôi không giống anh chàng thi sĩ nhớ người yêu cất bước tìm đến "Dừng chân trước cửa nhà nàng, Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau ...". Thi cử làm học trò già nua, ủ rủ, hao mòn. Tôi ghét thi cử. Có nghĩa là tôi ghét những cơn nắng bỏng làm úa héo những đóa hoa niên thiếụ Tôi ước ao năm đệ tứ là năm đệ ngũ, năm đệ ngữ dài lê thê, học mãi vẫn chưa tới hè. Để những giấc mơ xanh của tôi khỏi bị thi cử phá đám. Năm đệ tứ đáng ghét. Tháng mười hai bắt đầu bằng những ngày đáng ghét. Tôi phải tạm biệt những giấc mơ xanh, vùi đầu vào sách vỡ. Đêm vô nghĩạ Đêm thiếu chiêm bao đẹp. Thi cử, tôi muốn bợp tai nó vài cáị Chợt nhớ Phượng nói với Tùng và tôi nhận vơ là Phượng nói với tôị Tự nhiên , mỗi dòng chữ là một bóng Phượng đổ dàị Mỗi công thức đóng khung tô mầu là một chiếc lồng kết hoa nhốt Phượng, nhốt com chim khuyên yêu mến của tôị Bàn học là bờ suốị Ngọn đèn là vì saọ Bài vở là Phượng. Tôi học bài là tôi nói chuyện với Phượng. Người ta yêu nói gì với ta, ta cũng nhớ. Niềm bí ẩn ấy chẳng hiểu giải thích thế nàọ Tình yêu vốn đầy phép tích. Tình yêu có cái roi hai đầụ Một đầu quất vào thể xác ta, bắt ta quên bổn phận. Một đầu quất vào tâm hồn ta, bắt ta nghĩ bổn phận. Ta răm rắp vâng lờị Bởi vì cả hai đầu roi đều làm thẻ xác ta êm ái và linh hồn ta ngọt lịm. Ta trốn học vì tình yêụ Ta chăm học vì tình yêụ Ta bỏ sự nghiệp vì tình yêụ Ta xây sự nghiệp vì tình yêụ Hỡi tình yêu, hãy dọa nạt, hãy đánh ta bằng hai đầu roi nhé !

Lại không ghét tháng mười hai nữạ Tháng mười hai cũng dễ thương. Thi cử dễ thương luôn. Nhờ ta hiểu cái roi tình yêu mầu nhiệm. Sáng nay đến lớp lòng phơi phớị Phượng đã chịu ra sân trường . Con chim khuyên đã quen cảnh bên ngoàị Nó cứ tự do nhởn nhơ chuyền nhẩy và ca hót. Nhưng phải nhớ trong trái tim tôi có cái lồng đợi nó về đúng giờ giấc. Phượng vẫy tay bảo tôi đến với nàng. Tình yêu ở lớp học, tình yêu đã ra sân trường. Đó là ý nghĩa của tháng mười hai ?

--Anh thấy chưa ?

--Thấy gì ?

--Họ nhìn Phượng ....

--Mặc kệ họ .

Tôi cau có, tôi hậm hực khiến Phượng cườị Tôi nhất định không cườị Trưa nay về sẽ ghi bốn câu thơ của Nguyễn Bính vào nhật ký và tìm cách cho Phượng đọc nhật ký của mình. Bốn câu thơ này sẽ "cảnh cáo" Phượng :

Tôi muốn cô đừng nghĨ đến ai
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngu?
Đừng tắm chiều nay bể lấm người

Phượng khẽ lắc đầu :

--Họ nhìn cả anh nữạ Những cô nữ sinh lớp dưới nhìn anh đó, anh hãy nhìn họ đi .

Tôi hơi cúi đầụ Một chút xấu hổ pha lẫn một chút khó chịụ Tôi ngước mặt. Mặt tôi hẳn vênh vang, đáng ghét:
--Tại sao họ nhìn tôi ?

Phượng đưa tay che miệng :

--Anh thử ra hỏi họ xem .

Tôi bí. Và tôi hỏi bừa :

--Tại sao họ nhìn Phượng ?

Phượng đáp nhẹ nhành :

--Vì Phượng đang nói chuyện với anh .

Tiếng nói như một điệu gió đàn, như trận gió nồm nam mà Nguyễn Khuyến mong đợị con chim khuyên vẫn nhảy nhót trong chiếc lỗng đặt ở giữa trái tim tôị Tôi ngượng ngùng, lí nhí :

--Xin lỗi Phượng .

Nàng hỏi :

--Hôm nay thi Toán , anh chuẩn bị chưa ?

Tôi gật đầu :

--Mấy đêm nay tôi đều chạy thi với bài vở .

--anh không bị cảm chứ ?

--Không. Nhưng tôi vẫn dành chút thì giờ hút một điê"u thuốc lá trong một ngày .

--Anh nên quên thuốc lá .

--Đến bao giờ ?

--Hết kỳ thi đệ nhâ ''t lục cá nguyệt .

--Vâng, tôi sẽ quên, sẽ tạm quên .

Chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái cổ xuống dướị Tùnh không trốn học hôm nay, không bỏ bài thi quan trọng hệ số 3. Nếu Phượng không trả lời Tùng, chắc chắn, toán hệ số 3 vất đi, lang thang trên bờ đê tính nhẩm nỗi buồn quan trọng hệ số 9. Thầy ra đề thị Bài toán Hình học ngon ợ Bài toán Đại số cũng dễ. Chỉ cần làm một tiếng là xong. Tôi nháp sợ Và vẽ, viết ngay vô giấy nộp. Chép đưƠ.c nửa bài Hình học, thấy Phượng còn chống tay ngậm bút. Thương Phượng vô vàn. Con gái học toán làm gì nhỉ ? Con gái chỉ nên học văn chương. Nghĩ một bài toán nát óc, bạc một sợi tóc và già thêm một chút, xấu đi một chút. Con gái đừng nên tính toán. Tôi có bổn phận giúp Phượng cứu vãn một sợi tóc sắp bạc. Tôi chép hai bài Hình học, Đại số thật rõ ràng vào giấy nháp. Rình thầy không để ý, tôi ném lên cho Phượng. Nàng quay xuống, mỉm cườị Thế là bằng 18 điểm trên 20 rồị Sợi tóc sắp bạc của nàng mãi mãi xanh thắm. Sợi tóc nó mừng lắm. Nó đang cám ơn tôị Tôi có quyền thả mắt qua khung cửa sổ ngắm khoảng trời xanh đủ sắc mây của tôị Tiếng thầy hối giục. :

--Còn hai mươi phút nữa .

Thầy nói :

--Các anh pha/i coi như đang thi ở trường thị Luôn luôn xong bài thi trước hai mươi phút để có thì giờ đọc lại mà sửa những chỗ sai lầm .

Thầy gọi tôi :

--Anh Chương !

Tôi giật mình trở về thực tại :

-ĐẠ .

--Xong chưa .

--Thưa sắp xong .

--Nhanh lên, anh không giống anh năm ngoái nữa rồi đó. Năm ngoái , anh xuất sắc lắm, phần thưởng ưu hạng môn toán học; năm nay, anh chậm chạp, ngớ ngẩn .

Thưa thầy , thầy không hiểu con, không hiểu một tí gì về niên thiếu của con, thầy chẳng bao giờ nhìn con bằng hồi tưởng mưa bay, thầy chỉ nhìn con bằng hiện tại nắng gắt. Nhìn con bằng nhìn lại đoạn đời vừa lớn của thầy, thầy sẽ yêu thương con, sẽ bằng lòng thấy con chậm chạp, ngớ ngẩn .

Tôi mở tốc độ viết, vẽ. Vẽ không cần thước. Viết không cần nắn nót. Phượng hoàn tất bài thị Nàng quay xuống :

--Anh sắp xong chưa ?

--SẮp .

--Phượng sẽ đền ơn anh một gói ô mai .

Tôi nuốt nước miếng. Thèm ô mai quá. Cuối cùng, tôi đã nộp bài không muộn một phút. Giờ ra chơi, Tùng lăng xăng gần tôị Anh ta đâu thích lăng xăng gần tôị Anh ta muốn dùng tôi làm cái bờ để anh ta đơm đó đâỵ Tôi không hiểu Phượng đã biết Tùng là tác giả những bức thư tình lén bỏ trong ngăn bàn học của nàng chưạ Hẳn chưạ Nhưng lạ lùng quá, lớp tôi đã có năm bẩy anh hút thuốc lá trong giờ ra chơị Họ chiếm mỗi người một chỗ vắng, nhả khói thuốc và lơ đãng nhìn khói baỵ Yêu Phượng bao nhiêu người hút thuốc lá. Được Phượng yêu bao nhiên người bỏ thuỐc lá. Nhớ Phượng chỉ một tôi hút một điê"u mỗi ngàỵ Tôi có quyền kiêu hãnh một chút. Tùng làm quen Phượng :

--Chị làm bài thi trôi chẩy chứ ?

Phượng khép nép :

--Cám ơn anh trôi chảy cả .

Tùng điệu bộ. Anh ta khẽ nhún vai và sửa lại cổ áo :

--Từ ngày có chị , lớp học vui lên .

Phượng hỏi :

--Vui lên ra sao hở, anh ?

Tùng trịnh trọng :

--Xin giới thiệu với chị tôi là Tùng.

Phượng không cườị Cám ơn Phượng. Nàng nhắc lạ.i câu hỏi :

--Vui lên ra sao hở, anh ?

Tùng cụt hứng. Anh ta không thể can đảm như anh ta đã can đảm bỏ thư vào ngăn bàn Phượng. Anh ta giống con gà trống vừa tập gáy xòe cánh lượn cạnh con gà mái bị con gà mái mổ một cáị Tùng cười thật đáng thương. Anh ta khẽ lắc đầu :

--Khó diễn tả lớp mình vui lên ra sao .

Tùng khoe :

--Tôi biết chơi guitare espagnolẹ Tất niên trường mình tổ chức liên hoan, tôi mời chị lên sân khấu hát nhé !

Phượng nói :

--Tôi không biết hát :

Tùng vỗ vai tôi :

--Bạn Chương sẽ dạy chị hát. Anh ấy hát hay lắm .

Tùng chào Phượng rồi bỏ đị Phượng ngó tôi, mỉm cườị (Biết mà, Phượng chỉ cười với tôi, cười vì tôi ). Nàng hỏi :

--Anh Chương có biết Phượng chú ý anh Tùng nhất ở điểm nào không ?

--Không .

--Hình như anh ta làm quảng cáo cho một hãng chế tạo brillantine.

--Sao Phượng hay ?

--Thì mái tóc cánh phượng của anh ta bóng nhẩy .

Phượng tủm tỉm cườị Tôi không thể cườị Tôi không nỡ cườị Phượng ác quá. Phượng độc địa quá. Phượng chỉ hiền với tôị Bỗng Phượng nói :

--Anh Chương hát hay lắm , hở ?

--Tôi mê Quách Đàm .

--Tất niên này anh hát cho Phượng nghe nhé !

--Để tôi tập .

--bản gì ?

--Một bản mới nhâ"t của Lê Trạch Lựu .

--Phượng chờ nghe anh hát từ hôm nay .

Chúng tôi vào lớp. Hai giờ sau không thi là hai giờ Vạ.n vật cơm nếp nát. Tôi lại có dịp vẽ trái tim, vẽ buồng phổi và tưởng rằng trái tim, buồng phổi trên giấy nháp của tôi không giống trái tim, buồng khói trong thân thể người tạ Tôi vẽ thêm trái tim Tùng. Trong trái tim anh ta có bốn con sâu đang hì hục đào hầm trú ẩn. Những con sâu này đùn lên tim anh chàng Tùng từng bãi buồn. Tôi vẽ thêm buồng phổi Tùng. Hai lá phổi vàng khói tương tự Ngày nào đó, tim tôi cũng sẽ là chiến khu của loài sâu buồn, phổi tôi cũng vàng khói nhớ nhung. "Yêu là chết ở trong lòng một ít". Tôi chưa chết ít nàọ Tôi sẽ chết. Nhiều "ít" chứ không một "ít". Khi ấy, hẳn Phượng đã xa tôị Bây giờ, Phượng đang ngồi trước mặt tôi và hương tóc nàng phả ngập hồn tôị Nhưng tôi sợ Phượng sẽ xa tôi như hoa niên thiếu sẽ kết trái thanh niên. "Tình yêu đến tình yêu đi ai biết, Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt". Tôi không thích hai câu tiên tri nàỵ Khổ cái là thi sĩ tiên tri rất đúng. Tôi tin thi sĩ. Tôi yêu thi sĨ. Tôi ngưỡng mộ thi sĩ. "Tôi muốn tắt nắng đi, Cho mầu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi". Làm sao tắt nắng, làm sao buộc gió?

Hỡi tháng mười hai báo hiệu sắp chấm dứt một chuỗi thời gian, tôi ước ao trở về tháng chín. Tháng chín, ở mái tóc Phượng là dòng suối mợ Tháng mười còn mợ Tháng mười một vẫn mợ Tháng mười hai, tôi mơ hồ thấy dòng suối mơ đã gờn gợn chút buồn. Hình như, tình yêu nào cũng đượm một nỗi buồn .
Trời bớt lạnh từ hôm nào, tôi chẳng biết. Mùa đông năm nay tôi không thấy cảnh tượng tiêu điều của những ngày mưa dầm dề. Khi lòng ta rộn rã một niềm vui, ta quên hết cảnh vật chung quanh tạ Đêm lạnh, nằm trên giường đắp chăn nhớ Phượng, tưởng đến Phượng, cái lạnh trốn đâu mất. Sau ba tháng hè ở quê ngoại, tôi đã đọc thêm thật nhiều tiểu thuyết và thi cạ Tôi đi tìm tôị tôi không hề thấy tôi giống một nhân vật tiểu thuyết nàọ Hình ảnh cậu học trò vừa lớn, tâm sự yêu đương của cậu ta bị các nhà văn bỏ quên. Hình ảnh ấy, tâm sự ấy, chắc chắn, những người đã trải qua đoạn đời niên thiếu và leo lên một địa vị xã hộị Nhưng người niên thiếu phải sống đầy đủ thời của họ. ĐÃ đến lúc tôi ghét một bài đạo đức ca của ông Tú Mỡ :
Tuổi niên thiếu sức dài vai rộng
Ví bằng ta chỉ sống mà chơi
Nay mai đến lúc lão thời
NHìn trang sử sách thấy đời rỗng tuyênh
Chi bằng lúc đầu xanh tuổi tre?
Trời phú cho mạnh khỏe tay chân
Việc ta ta hãy chuyên cần
Quyết đem tài chí lập thân sau này
Rồi vùn vụt tới ngày tuổi tác
Tới khi ta tóc bạc da mồi
Vuốt râu ôn lại sự đời
Đời ta đầy đủ thảnh thơi tự hào .

Có nghe tác giả "Phấn thông vàng giã" từ tuổi vừa lớn? Có nghe tác giả "Điêu tàn vĩnh biệt" trường lớp? Ôi những tiếng buồn của một thời đã mất, tưởng chừng níu kéo lại, trở về được ta sẽ sống thêm một lần. Thời đáng sông nhất của ta là thời niên thiếụ Đó là thời để yêụ Không bao giờ là thời để ước ao phú quý vinh hoạ Càng không bao giờ là thời của hô hoán thù hận. Cái thế giới niên thiếu thật kỳ diệu, thật rực rỡ. Và bí mật. Người ta không thể nói về nó khi đang sống với nó. Người ta chỉ nhắc tới nó bằng hồi tưởng đứt rời, phản phúc. Hay bằng những tiếc nuối vô vàn. Thời niên thiếu của ta là thời ta sống cho ta, sống theo ý riêng ta, sống trọn vẹn với tạ Ta bất cần, ta bất chấp tất cả, kể luôn bổn phận. bởi vì, dẫu ta không "ngại núi e sông" , ta thừa chí mạo hiểm , ta can đảm phi thường, một con đường ta vẫn bị khuất phục là con đường trở về niên thiếu, con đường trở về thời để mơ mộng, để yêu say đắm, để nhớ vu vơ, để buồn vớ vẩn ... Và không hiểu nổi mình.

Tôi không hiểu nổi tôị Tôi đi tìm tôi qua những nhân vật sáng tạo của nhà văn. Tuyệt nhiên không thấỵ Hình ảnh người thiếu niên đã mơ hồ, tâm sự người thiếu niên còn mơ hồ hơn. Mơ hồ quá nên trở thành xa lạ trong tác phẩm văn chương thời vừa lớn của tôi chăng? Tôi nằm trong chăn nhớ Phượng. Nhớ thiết thạ Tôi nằm trong chăn tơ tưởng tình yêụ Tình yêu nồng nàn. Nhưng tôi vẫn sợ hãi ngày tình yêu bỏ tôi ra đi, vẫn sợ hãi ngày Phượng giã từ cái không gian êm đềm nàỵ "Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết". Nghĩ tới nỗi buồn ấy, tôi cảm như mình là gã học trò của Bồ Trung Linh. Và tôi đang gục trên bàn rượu mà lửa hâm rượu đã khô, bình rượu đã cạn. Tôi học đòi Vũ Hoàng Chương thất tình:

Gặp gỡ chừng như chuyện Liêu trai
Ra đi chẳng hẹn một ngày mai
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai

Đời vắng Phượng , tôi sẽ say với aỉ Không, không thể vắng Phượng. Tháng mười hai có ngày Giáng Sinh. Tháng mười hai yêu dấụ ngày Giáng Sinh yêu dấu, ngày ấy Phượng hẹn rằng sẽ cùng tôi đê"n nhà thờ dự thánh lễ nữa đêm. Ngày â ''y Chúa Giê Xu ra đời vì tình yêu của loài ngườị Ngày ấy, tôi sẽ nói tôi yêu Phượng. Tôi bỗng hết buồn vớ vẩn. Tung chăn dậy ra bàn viê ''t, tôi loay hoay ghi nhật ký. Và tôi làm thơ ...

oOo

Những bài thi đệ nhất lục cá nguyệt đã hết. Phượng cám ơn tôi đã giúp nàng thoát bí bài Lý Hóạ Con gái thường dốt Toán, Lý, Hóạ Dĩ nhiên là con gái đẹp. Con gái đẹp mà giỏi Toán, Lý, Hóa thì sẽ bị xấu đị Phượng dốt Toán, Lý, Hóa vì Phượng đẹp. Đầu tháng giêng mới trả các bài thị Tôi tin rằng kết quả của tôi trên điểm trung bình. Có thể, tôi hết xuất sắc, tôi "xuống dốc", ảnh hưởng những buối sáng "làm học trò nhưng không sách cầm tay", những buổi chiều mơ mộng "đếm mãi bâng quơ những dấu giầy". Chả saọ Tôi không muốn làm người xuất sắc. Chỉ muốn làm một người trung bình. Bất cứ lãnh vực nào cũng ở mức trung bình. Như thế cuộc đời bình yên lắm. Chẳng ai đố kỵ, ghen ghét, thù hận. Quan niệm ai nhất ta nhì, ai nhì ta ba, ai ba ta tư... có vẻ an phận song đó lại là triết lý sống tuyệt hảọ Bây giờ, những người học trò lớp đệ tứ, lớp sửa soạn lên ngưỡng cửa tú tài, được ít ngày thoải máị Sau lễ Giáng Sinh là đến Tết Nguyên Đán. Trường đã họp toàn lớp. Lớp tôi lãnh nhiêm vụ xuất bản bích báo và tổ chức văn nghệ tất niên. TôI không chú ý. Tôi đang đợi buổi chiều ngày 24 tháng 12.

Sáng nay, Phượng đi học qua nhà tôị Nàng ghé vào rủ tôi đến trường. Trời lạnh. Không mưạ Chúng tôi bước ngược chiều gió. Chiếc pull-over đủ sức cản gió không làm con chim khuyên trong trái tim tôi rét mướt. Tôi không sợ rét. Đi bên Phượng, không còn sợ rét. Một tay cắp chồng sách vở, một tay thọc vào túi quần. Tôi bước đều và thấy tỉnh lỵ. của tôi nhỏ bé quá. Nhưng vỉa hè thì trải thảm nhung và rắc đầy hoa dù bây giờ cây đang giơ cành khẳng khiu như bộ xương cách trí. Chiếc khăn mầu đỏ quấn quanh cổ Phượng bằng hàng lụa tung baỵ Phượng giống con bé quàng khăn đỏ. Cô bé quàng khăn đỏ mới đúng. Cổ tích đôi khi đã kể saị Cô bé quàng khăn đỏ ở tuổi vừa lỚn. Mẹ cô bảo cô đi học. Con đường từ nhà dẫn đến trường phải qua một cánh rừng mợ Cô muốn làng công chúa hái mơ nên cô đã tha thẩn trong rừng. Cô chờ đợi hoàng tử trốn học đi săn. Hoàng tử sắp đến thì mẹ cô đi tìm cô, bắt cô trở về nhà. Cô tháo khăn đỏ vất lạị Chiếc khăn bay lên mắt trên một cành câỵ Hôm hoàng tử lạc vào rừng mơ, chiếc khăn đỏ con`n nguyên đó. Hoàng tử nhìn chiếc khăn. Chiếc khăn khẽ phất phơ, tỏa ra mùi hương tuyệt diệụ Hoàng tử ngây ngất. Chiếc khăn đỏ rời khỏi hoàng tử và bay là đã trước mặt vị hoàng tử trốn học. Hoàng tử đuổi theọ Đuổi mãi tới căn nhà cô bé thì thấy cô bé đẹp não nùng đang tựa cửa nhìn xa mơ mộng. Chiếc khăn quâ"n lấy cổ cô bé. Cô bé ngạc nhiên ngó rạ Hoàng tử đang chiêm ngưỡng cô bé. Dĩ nhiên, cô bé quàng khăn đỏ trở thành công chúạ Vợ chồng cô không về triều bệ kiến vua cha mà rủ nhau tới rừng mơ lập nghiệp. Họ hái mơ làm ô mai bán cho những người học trò yêu nhaụ Về sau, họ còn nuôi tằm, dệt tơ thành khăn, nhuộm đỏ để tặng những cô gái chung thủỵ Khăn lụa đỏ quấn quanh cổ các thiếu nữ vào mùa đông mang ý nghĩa đó. Hãy quành khăn lụa đỏ, thế nào cũng gặp tình yêu cao qúy trong rừng mợ Rừng mơ ở trong những giấc mơ đẹp .

Cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ tôi đã đọc ở đâu, bao giờ, tôi quên mất. Nhưng nó đúng như tôi đã nhớ lại khi nhìn chiếc khăn lụa đỏ của Phượng tung bay.

--Anh Chương !

--Hở ?

--Anh không "dạ" nữa à ?

--Tôi quên .

--Anh cứ quên đi, quên luôn cũng được, chả sao .

--Tôi xin lỗi Phượng .

--Phượng có trách anh đâủ Mà ta nói chuyện khác. Trời lạnh, trên đường đi học, anh biết ta nên làm gì cho đỡ lạnh không ?

--Ăn bánh tây chả quế rắc nhiều muối tiêu .

--Anh đoán đúng ý của Phượng . Nhưng anh đã ăn lót lòng chưa ?

--Tôi định ăn thì Phượng tới rủ đi học .

--Anh đừng lo, Phượng có mang sẵn bánh tây chả quế đây, chúng mình vừa đi vừa ăn vừa nói chuyện .

Phượng dừng lạị nàng mở cặp sách lôi ra hai chiếc bánh tây nhỏ kẹp phồng chả quế. Phượng đưa cho tôi một chiếc:

--Mời anh .

Nàng gài khóa cặp sách. Rồi tay trái xách cặp, tay phải cầm bánh mì. Nàng đưa chiếc bánh lên miệng, cắn một miếng. Phường cười bằng mắt :

--Coi chừng Phượng bỏ thuốc độc đấy nhé !
Chúng tôi hồn nhiên như đôi chim, như hai người bạn chơi với nhau từ thời thơ ấụ Bánh tây giòn. Chả quế thơm cay mùi quế chị Tôi chợt nhớ những tháng ngày tiểu học. Mùa đông đi học phải xin mẹ bằng được mấy hào mua quế chị Trời lạnh căm căm, bẻ một mẩu quế chi nhỏ tí mà ngậm thì bao nhiêu rét mướt trốn trạy hết. Quế chi nuốt vào dạ dầy, nóng ran cơ thể, chảy nước mắt, nưỚc mũị NhƯng mà thích. Cho bạn một mẩu quế chi là cho bạn một tấm áo len, một lò sưởi trong buổi học. Lên trung học là giã từ thơ ấu, giã từ những thanh quế chi cay lịm người mùa đông, cay quên lạnh giá, mỗi người học trò phải tìm cho riêng mình một niên thiếu ấm nồng bằng cách gì đó để chắn gió đông. Tình yêu là thứ áo len tuyệt diệu nhất. Mùa đông, tình yêu làm ấm áp. Mùa hè, tình yêu làm mát mẻ. Nhưng chưa tìm ra tình yêu, bán tây thịt quay hay bánh tây chả quế rắt tí muối rang khô tán nhỏ và nhiều hạt tiêu xay thì cŨng bớt lạnh một quãng đường từ nhà đến trường. Có tình yêu, lại được tình yêu cho ăn bánh tây chả quế rắc nhiều hạt tiêu, tÔi thừa sức lên tận miền Bắc cực, ngồi giữa phiến băng mà mơ mộng .
--Anh Chương !

-Đạ .

--Anh cứ nhớ mãi ?

--Hở ?

--Như thế tốt lắm. Anh sẽ cho cảm tưởng đấy nhé !

--Cảm tưởng gì ?

--Bánh tâỵ Phượng muốn sau ô mai, bánh tây cũng phải có huyền thoại .

--Như huyền thoại chiếc khăn lụa đỏ quàng trên cổ Phượng .

--Có huyền thoại ấy nữa à ?

--Hay lắm .

Chúng tôi bên nhau, bước đều, coi như không gian tỉnh lỵ của riêng hai đứa .

-Địp nào chúng mình đưƠ.c ngồi ở Cổ Ngư, quay lưng về hồ Trúc Bạch, thả mắt nhìn hồ Tây, anh Chương nhỉ ?

Tôi hỏi :

--Để làm gì ?

Phượng đáp :

--Ăn bánh tôm .

Tôi hân hoan nói :

--Nếu đỗ, sang năm tôi sẽ lên Hà Nội học .

Phượng nói :

--Vậy anh phải đỗ. Rồi Phượng sẽ đưa anh đi thăm đủ ba mươi sáu phố phường .

Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Mật, hàng Đường , hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã biết mấy phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho

Tôi đã nuốt tới miếng bánh tây cuối cùng và nuối luôn cả lời hứa của Phượng. Nàng sẽ dẫn tôi đi xa hơn, đến một rừng mơ chưa hề có bưỚc chân ai lai vãng. Nhưng tôi phải thi đỗ cuối năm học nàỵ Tự nhiên, tôi yêu Hà Nội, tôi yêu cậu học trò tên là Điệp. Tôi muốn Phượng là Lan ngồi bên song cửa và tôi là Điệp vừa nghe kết quả từ trường thi về qua nhà Phượng. Tôi sẽ mua mười gói đỗ xanh, đỗ cỏ, đỗ đen, hiên ngang như một cảm tử quân đứng phưỡn ngực ngạo nghễ nhìn xe tăng địch quân và ném đủ mười trái lựu đạn. Lựu đạn nở hoa hy vọng. Hoa hy vọng rực rỡ mầu sắc tình yêụ Địch quân không cườị Địch quân chớp mắt. Có thể, địch quân sẽ khóc. Hay vừa khóc vừa cười .

--Anh bằng lòng chứ ?

--Để Phượng dẫn đi thăm Hà Nội ?

--Đỗ trước đã .

--Nhỡ tôi trượt ?

--Anh không thể trượt. Anh phải đỗ.

--Nhỡ ...

--Trong đời chúng ta không thể có một lần "nhỠ", anh hiểu chưa, anh Chương ?

Tôi hiểụ Nghĩa là không hề có nhỡ một lần tôi và Phượng xa nhaụ Điều đó khiến tôi lo ngạị Và tôi sợ mùa hè sắp tới, dù bây giờ chưa hết mùa đông. Mùa hè tới, tôi sẽ đi thị Tôi sẽ đỗ. Nếu chỉ giản dị thế, cuỘc đời thật sung sướng. Nhưng nhỡ (làm sao biết nổi mà bảo không hề có nhỡ ) tôi trượt, nếu tôi về ngang nhà người yêu bằng một gói vỏ chuối, chắc chắn, cuộc đời sẽ buồn tênh .

--Anh Chương !

-Đạ .

--Anh lại nhớ ?

--Tôi quên rồi .

--Nhưng điều này cấm anh quên: Tôi 24, anh chờ Phượng Ở cửa nhà anh. Chúng mình cùng đi dự thánh lễ nửa đêm .

--Tôi sẽ nhớ .

Đã đê"n cổng trường. Tôi cám ơn cổng trường. Vì nó làm tôi không thèm nhớ đoạn kết của cuộc đời cậu học trò tên là Điệp. Một chuyện tình chán ngấy là một chuyện tình có nhân vật quy y cửa Phật. Còn chuyện tình đẹp? Tôi chưa biết. Có điều chuyện tình ấy không có đoạn kết khiến ta phải khóc sưng mắt hay cười rũ rượi như một người điên. Nó lâng lâng. Nó man mác. Nó dịu nhẹ. Tôi muốn tình yêu man mác, lâng lâng, dịu nhẹ đừng bùi ngùi, thổn thức. Chúng tôi sóng đôi bưỚc vào sân trường, vào lớp học. Tôi vừa tìm ra câu trả lời của tôị Tại sao các cô học trò lớp dưới nhìn tôi khi tôi ở bên cạnh Phượng? Tại vì, giản dị quá mà, các cô ấy đang mơ thành Phượng, đang mộng có cậu học trò nào đó đứng cạnh chuyện trò vu vơ ...

oOo

Giáng Sinh năm nay trời thật lạnh. Chỉ tiết không có tuyết rơị Nếu muốn tuyết rơi, tôi phải nhắm mắt mơ mộng. Mọi năm, tôi đâu cần biết lễ Giáng Sinh. Với học trò ngoại đạo, Giáng Sinh đưƠ.c nghỉ một ngày, được xa trường lớp một buỔi, được quên sách vở một đêm. Thế thôị NhƯng Giáng Sinh năm nay thì tuyệt diệụ Với tôi, từ thàng chín, một ý nghĩ gì về Phượng, một ngóng trông nào với Phượng đều tuyệt diệụ Tôi kó tìm tĩnh từ hay hơn. Trước tiên, Phượng nhờ bưu điện gửi cho tôi một tấm thiệp giáng sinh do nàng vẽ. Đơn sơ là tình yêụ Tấm thiệp vừa khổ phong bì, Phượng vẽ cây giáng sinh đầy chuông, hoa và những vì saọ Chót vót cây giáng sinh, một đôi chim nhỏ đậu sát nhaụ Chuông, hoa và sao phủ đầy tuyết trắng. Đôi chim nhỏ không bị tuyết phủ. Chắc là vì sao giáng sinh trên trời giúp đôi chim một phép tích làm tan tuyết lạnh. Vì sao giáng sinh chiếu tỏa hào quang xuống chỗ đôi chim đậụ Phượng viết câu chúc tôi : "chúc anh Chương nhận được một ân huệ nhỏ của Chúa trong đêm Giáng Sinh để gìn giữ suỐt đời". Gửi thiệp giáng sinh trong mùa Giáng Sinh đã trở thành truyền thống cho cả những người ngoại đạo ở thành phố. Không còn gì khÔi hài hơn, "học trò" hơn những anh bạn cùng lớp gửi thiệp giáng sinh cho mình tận tay và ở ngay lớp học. Và mình dở ra xem ngay, đọc ngay và cám ơn ngay tại chỗ. Và chẳng cảm thấy gì. Đó là những tấm thiếp giáng sinh năm ngoái, năm kiạ Năm nay, không ai gửu cho tôị Có lẽ, Chúa muốn bắt tôi phải cảm thấy một ý nghĩa tuyệt diệu (vẫn tĩnh từ đó) trong ngày giáng sinh của Ngài và Ngài truyền lệnh cho bưu điện, bằng sự ngạc nhiên vây phủ bởi mầu sắc của thần thánh. Tôi tưởng chừng gặp Chúa sớm nhất, sớm hơn ba ngôi vua tới từ phương Đông .
Tỉnh lỵ nhỏ bé của tôi nhộn nhịp từ lúc chập tốị Người người đi đi, lại lạị Những chiếc đèn ông sao luồn bóng điện bên trong đã thấp sáng trước cửa những gia đình công giáọ Tôi quên chưa hỏi Phượng "đi dạo" hay "đi đời". Tôi nghĩ chả nên hỏị Bóng tối tràn ngập thị xã cho tôi nhìn rõ cây thánh giá trên nóc giáo đường. Tôi đứng ngoài cửa chờ Phượng. Tôi nhớ Phượng. Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Và tôi châm một điếu thuốc. Điếu thuốc chóng hết. "Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, Anh sẽ nói gớm sao mà nhớ thế ". Châm thêm điếu thuốc mớị Hỡi cỏ tương tư, ngỡ rằng đốt một giúm, nhả khói sẽ thấy người yêu hiện ra trong khói thuốc! Hỡi khói tương tư, ta gửi hồn ta vào ngươi, hãy bay tới nàng bảo đến ngay kẻo ta vàng phổi, ta ho lao, ta chết. Phượng không muốn tôi ho laọ Phượng không muốn tôi chết. Phượng đã tớị Nàng mặc áo mầu. Nàng sợ mặc áo trắng tôi nhìn không rạ "Áo em trắng quá nhìn không ra". Phượng tới như một thiên thần, một nữ thiên thần biết yêụ (Các thiên thần thường là bột nặn, là đá, là gỗ ...) Vùng trời của riêng tôi rực ánh hào quang. Nhưng tầm mắt tôi thì bị giớ hạn (Tôi thích thế). Cơ hồ tôi cận thị. cơ hồ tôi chỉ còn nhìn rõ Phượng áo nhung xanh mướt .
--Phượng đến muộn bắt anh đợị Anh đốt mấy điếu thuốc lá rồi ?

--Tôi mới sắp đốt điếu thứ nhất .

--Anh có nói dối không ?

--Không .

--Sao Phượng cứ thích anh nói dối Phượng .

--Để làm gì ?

--Để thấy anh dễ mến hơn .

Chúng tôi sóng đôi bước thân ái tựa đôi nhân tình .

Phượng nói :

--Mình đi đâu chờ tới nửa đêm ?

Tôi hỏi :

--Phượng muốn đi đâu ?

--Anh có sợ mỏi chân không đã ?

--Không .

--Thế thì mình đi hết các phố thị xã. Phượng về đây ngót bốn tháng mà mới chỉ biết con đường từ nhà đến trường ngang qua nhà anh. Phượng muốn chơi trò nầy: Phượng đếm và anh làm tính nhẩm xem thị xã của anh có bao nhiêu bóng đèn điện ngoài phố .

--Những bóng bị cháy ?

--Mình cũng tính rồi trừ đi.

--Tại sao mình không đếm những cây hồi ?

--Một đêm khác. Giáng Sinh sang năm, chẳng hạn .

Chúng tôi thả dài trên những hè phố lớn. Những phố nhỏ không có vỉa hè, chúng tôi đi giữa đường, đi thong thả. Hai đứa cười nói rất nhỏ mà tiếng cười nói rất to, vang xạ Phượng đếm những bóng đèn điện vàng khè trên cột cao bằng đốt ngón taỵ Hết con phố, nàng cho biết tất cả có bao nhiêu bóng đèn điện. Sang phố khác, hết đường, nàng lại cho biết số bóng đèn đã đếm và tôi cộng lạị Trò chơi lạ lùng. Hồi còn nhỏ, tôi chỉ khoái bắn vỡ bóng đèn điện. Tối tối, tôi đem súng cao su, tia bóng đèn rồi chạy trốn cảnh binh. Bây giờ lớn khôn, có người bạn gái mà mình tưởng đã là người yêu của mình, tôi đi đếm bóng đèn điện .

--Anh Chương ạ !

--Hở ?

--Anh không quên "bài học", Phượng tặng anh 19 điểm .

Tôi bắt chước Phượng xóa tiếng "dạ" và đồng nghĩa của nó trong tự điển rồi .

--Phượng thương hại những con đường không có ánh điện. Đó là những con đường mù. À, được bao nhiêu cả thẩy ?

--Tôi quên .

--Lỗi tại Phượng, đang đếm thì nói làm anh quên .

--Phượng cứ nói chuyện, có gì sang năm chúng mình đếm lạị Sang năm, chắc không còn những phố đêm không đèn .

--Anh chắc ?

--Tôi chắc. Vì những phố ấy Phượng đã đi qua .

Phượng lặng thinh. Tôi nghe rõ hơi thở của Phượng và tôi nghe rõ hơi thở của tôị Tôi có nhiều chuyện muốn kể với Phượng, muốn nói với Phượng nhưng tôi đã quên hết. Ở nhà, sửa soạn ra đi, tôi định khơi chuyện Nhật ký của tôị Thế nào Phượng cũng nằn nì đòi xem. Và tôi sẽ cho nàng xem. Tôi đã ghi biết bao ý nghĨ của tôi về Phượng. Tôi đã chép biết bao thơ nhớ nhung, hờn ghen, giận dỗi của các thi sĩ mến yêu của tôị Đọc xong, Phượng sẽ nói yêu tôị Ba tiếng anh yêu em thật giản dị, thật đơn sơ mà sao khó nói, khó viết! Phải chăng những gì đơn sơ nhất, giản dị nhất lại khó khăn nhất, rắc rối nhất. Tình yêu là thí dụ. Và vì tình yêu không đơn sơ, giản dị, tình yêu chứa đựng cả bầu trời huyền ảo, cả đại dương bí ẩn nên Thượng Đế mới tạo ra thi sĩ để thi sĩ truyền cách tỏ tình cho loài ngườị Nhưng thi sĩ chưa làm tròn sứ mệnh của Thượng Đế. Hàng triệu thi sĩ đã làm thơ ái tình và còn hàng triệu thì sĩ đang làm thơ ái tình. Có hàng triệu bài thơ ái tình gây xúc động cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá, súng đạn. Chỉ thiếu một bài thơ cho tôi nói với Phượng: Anh yêu em. Bởi thế, tôi đành chép những bài thơ của những thi sĩ tôi yêu nhất, tôi ngưỡng mộ nhất vào nhật kýcủa tôi, hy vọng nếu Phượng yêu tôi, "em yêu anh". Phượng nói chắc dễ dàng .

--Phượng !

-Đạ .

--Đã nửa đêm chưa ?

--Gần tới .

--Mình nên đến nhà thờ .

--Làm gì ?

-Đự lễ .

--Phượng không "đi đạo". Phượng "đi đời", Phượng đi thênh thang trong cuộc đờị Mình dự lễ ngoài đời, dự lễ ngoài trờị Anh hãy ngước nhìn bầu trời mà xem, Chúa đang nhìn những kẻ ngoại đạo và chỉ ban ân sủng cho kẻ ngoại đạo .

Tôi ngửa mặt nhìn trờị Bầu trời đầy saọ Ánh sao xuyên qua sương khuya .

--Vì sao nào sáng nhất là Chúa Giê xu đấy .

Tôi nói :

--Tôi chỉ thấy một chuỗi sao sáng nhất .

Tôi bảo Phượng nhìn theo tay tôi chỉ lên trời :

--Phượng thấy chưa, chuỗi sao hình chữ P. Đặt tên là sao Phượng nhé !

Phượng nắm lấy tay tôị Cánh tay tôi cứng đợ Như một hiệp sĩ hạng tồi bị tay cao thủ điểm trúng huyệt. Tôi lịm ngườị Tâm hồn tôi thoái khỏi thể xác tôi, bay bổng. Bay bổng lên vì sao Phượng. Tôi đang hưởng một cảm giác lạ lùng mà tôi ngu ngơ quá, chẳng hiểu cách so sánh hay phân chất. Phượng đã buông tay tôị Nàng đã giải huyệt cho tôi .

--Có một vì sao mọc chệch ra ngoài .

Tôi nhìn Phượng :

--Đó là chiếc răng khểnh của Phượng .

Phượng cười, nụ cười thơm mùi lê chín :

--Cám ơn anh. Phượng được hưởng một đêm giáng Sinh rất đẹp ở tỉnh lỵ. Mình về nhé, anh Chương .

--Vâng, mình về ...

Đêm Giáng Sinh niên thiếu của tôi đấỵ Cũng bình thường và đơn giản, nếu tôi kể chuyện cho bất cứ ai nghẹ Hai người trai gái đi trên những phố vắng. Đi đến nữa đêm , nghĩ vẩn vơ, nói vu vợ Rồi về. Trước đó thì náo nức mong, nóng lòng đợi, tưởng chừng mình sẽ kiếm được bí tích của tình yêu trong đêm Giáng Sinh. Chúa đến với loài người chắc cũng đơn giản như hai chúng tôị Và đó là tình yêu .

--Anh Chương ạ, nếu được ước một điều trong đêm nay, anh ước ao gì ?

--Phượng đã đọc bài thơ "Đi chơi chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp chưa ?

--Chưa .

Tôi mừng quá. Trong bài thơ ấy, cô bé mười lăm tuổi theo bố mẹ đi chơi chùa Hương đã gặp một văn nhân. Cô bé mơ ước "Sao cho em lấy chàng". Tôi muốn ước một điều tương tự : Sao cho tôi lấy nàng. Tôi bảo Phượng :

--Tôi ước ao điều cô bé của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã ước.

Phượng nói :

--Để Phượng sẽ đọc bài thơ "đi chơi chùa Hương " .

Tôi đưa Phượng về nhà Phượng. Một mình trên đường khuya, tôi châm thuốc hút. "Nhớ nhà châm điếu thuốc, Khói huyền bay lên cây ". Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Khói huyền bao lên saọ Đêm nay tôi không thích ngủ. Có thể tôi sẽ làm thơ .
Last edited by Mười Đậu on 26 Apr 2005, edited 1 time in total.
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tháng Giêng

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sắp già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng chết
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ hẹp
Không cho dài tuổi trẻ với thanh xuân
Nói làm chi rằng xuân vẫng tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng đôi lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng thương tiếc cả đất trời

Những câu thơ thật buồn. Cho niên thiếụ Nó mở ra một hoàng hôn lạnh tím với khung cửa sầu thảm mà người niên thiếu sắp phải bước quạ Bước qua và đoạn tuyệt tuổi ngọc. Ôi, tuổi ngọc của một đời người sao ngắn ngủi thế! Người niên thiê"u sẽ giã từ những buổi "Đi dạo" :

Bước bước giang hồ giữa mắt tươi
Đi thì có chỗ đến không nơi
Mỗi khi nghỉ nhọc t rong thân gió
Tôi hớp trong tay những vốn trời

Sẽ nhìn rõ đời mình lửng lơ quá tầm tay với :

Kìa treo trái mộng trĩu cây đời
Ngang với tầm tay ngắn của người
Những múa vu vơ tay đã mỏi
Ê chề đời thoáng vị cơm ôi

Tôi bỗng thương tôi và thương cái hiện tại tuyệt diệu, cái hiện tại đầy chiêm bao dễ dàng hiện lên trên những trang vỡ nháp học trò, bằng những nét vẽ đơn sơ, khờ khạọ Cái hiện tại ấy rồi phải mất như tôi phải lớn, phải già, phải thôi học. Khung cửa sầu thảm của hoàng hôn lạnh tím khép chặt. Tôi bước sang một thế giới âm u: Cuộc đờị Thế giới ấy đã đặt chân tới, khó lòng trở lạị Cửa đã khép và khóa đã vặn. Tôi sẽ leo lên những con dốc lởm chởm hứa hẹn rơi xuống vực thẳm. Tôi hết được bồng bềnh trên dòng sông mơ mộng. Cái roi đời hẳn, khác cái roi tình yêụ Những câu thơ báo hiệu một tương lai u ám cho tôi, cho những người sắp giã từ tuổi vừa lớn, đã khiến tôi gục mặt xuống cuốn vở nháp. Ngậm ngùị Năm ngoái , tôi không bận tâm với thời gian, với sự tuần hoàn của trời đất. tôi nghĩ ngày mai sẽ vui hơn ngày quạ Và lớn khôn mình sẽ được hưởng nhiều thứ mà còn bé nhỏ mình thèm thuồng, mình bị ngăn cản. Năm nay, cùng với sự chuyển mùa của lòng tôi, tâm hồn tôi đã thay đổị Thay đổi từ tháng chín, từ lúc xót thương những chiếc lá vàng úa và tưởng mỗi chiếc lá rời cành đều là chiếc lá bàng cuối cùng trong thơ Nguyễn Bính. Thay đổi từ ngày có Phượng. Ngày đó có tình yêụ Và tình yêu bắt ta lo sợ đôi cánh ngu si của thời gian, bắt ta sợ những lời tiên tri về tình yêu của thi sĩ. "Gặp đi em , anh rất sợ ngày mai, Đời trôi chẩy lòng ta không vĩnh viễn". Lòng ta không vĩnh viễn hay niên thiếu của ta không vĩnh viễn? Tôi chợt nhớ những câu hẹn hò của Phượng. Mà buồn. Nếu hè này tôi trượt? Chắc chắn, tôi không được lên Hà Nội học ban tú tài, không được ngồi ở bên đường Cổ Ngư với Phượng nghe gió lướt trêm mặt hồ thụ Tôi không được gần gũi Phượng, không được thưởng thức mùi hương ngát thơm của tóc Phượng. Tôi sẽ mất Phượng. Mãi mãi mất Phượng. Tôi ghét mùa hè sắp tớị Tôi muốn tháng giêng chôn chân một chỗ. Tôi muốn chặt chân tháng giêng. Nhưng tôi làm không nổị Tôi đành an ủi tôị Rằng đã chắc gì Phượng yêu tôị Rằng tôi chỉ là kẻ nhật vơ tình yêụ Rằng tôi đã biết yêu chưạ Rằng như thế có phải tình yêụ Dẫu sao, tôi vẫn sợ tháng giêng chóng qua, tôi vẫn sợ mùa hè sắp tớị Nghĩ đến buổi chiều hay buổi sáng hay buổi trưa lặng lẽ đi như một thi sĩ "Cúi đầu ngoảnh mặt quên xa tiếc, Đi hết thời gian không tiếc thương", tôi thấy trời đât quanh tôi đã câm điếc. "Sông núi phô pha bặt tiếng huyền". Tôi không dám nghĨ thêm nữạ Hỡi tháng giêng đầu tiên của đời niên thiếu, mi có hiểu tâm trạng ta, tâm trạng của cậu học trò vừa lớn vừa biết yêu vừa biết buồn vừa biết sung sướng vừa biết sợ hãi !

Tháng giêng học Nguyễn Công Trứ! Tại sao tuổi trẻ cứ bị học những tư tưởng cằn cỗỉ Tại sao cứ bắt những tâm hồn thiê ''u niên học Trê Cóc, Trinh Thử, Lục Văn Tiên, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm Khúc ...? Tại sao một học trò đệ ngũ phải gặm những khúc bánh mì rắn như đá :

Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán
Chết đuối người trên cạn mà chơi
Lò cừ nung nấu sự đời
Bức tranh vân câ ?u vẽ người tang thương

Một học trò đệ ngũ nào đã tội tình chi mà phải lải nhải thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm :

Ta dại ta tìm nơi vắng ve?
Người không người đến chỗ lao xao

Phải học sự ngờ vực cuộc đời :

Còn bạc còn tiền còn đệ tư?
hết cơm hết gạo hết ông tôi

Tại sao tôi không được học tình yêu trong ca dao, trong thơ Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Huy ...? tôi còn trẻ măng mà tưởng đã già cốc khi đọc những vần thơ yếm thế của Cao Bá Quát :

Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
Thôi công đâu mua chuốc lấy sự đời
tiêu khiển một vài chung láo lếu

Cái chí làm trai của người xưa không còn hợp với tôị "Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao" hay là "Quyết soay bạch ốc thành lâu đài" nó giả tạo và anh hùng rơm quá. Cổ thụ là cây đã chết. Sống mà như chết vì đã hết nhựa yêu đương. Cổ thụ chỉ còn cái bóng mát hữu ích trong bài luận lớp bạ Tôi chán thơ văn Nguyễn Công Trứ. Tôi hợp với Chu Mạnh Trinh hơn. Tôi đã buồn, tôi càng buồn. "Tôi buồn chẳng hiểu vì sao tôi buồn". Rõ ràng tôi rắc rối, tôi phiền toái, tôi mưa nắng bất thường, tôi đêm ngày vô định. Tôi đang yêu và tôi đang tiễn biệt tình yêụ Tôi đang sung sướng và tôi đang khổ sở. Tôi hiểu tôi và tôi chẳng hiểu tôị Phải chăng thế là tuổi vừa lớn, thế là mùa chuyển dịch của lòng niên thiếu ?

Thầy toán trả bài thi đệ nhất lục cá nguyệt. Thầy nói :
--Anh Tùng năm nay tiến bộ. Anh Chương có vẻ chểng mảng, bài vở làm cẩu thả. Nếu anh ỷ tài anh sẽ trượt. Chị Phượng là học trò mới lại rất xuất sắc.

Thầy không hiểu gì về Tùng. Thầy không hiểu gì về tôị thầy không hiểu gì về Phượng. Chỉ một mình Phượng hiểu tôị Phượng quay xuống :

--Trả anh "ngôi vị" xuất sắc nhé!

--Tôi tặng Phượng .

--Không tiếc chứ ?

--Đã cho thì không tiếc .

Tôi không ngờ mình nói được một câu bao phủ đầy ý nghĩạ Hình như tôi đã tác hiệụ Hình như khi một cậu trai biết yêu là cậu ta hết hồn nhiên, tuy vẫn ngô nghệ Tác điệu càng ngôi nghê, ngớ ngẩn. Đôi mắt Phượng tròn xoẹ Tôi thấy tôi trong đôi mắt nàng. Tôi thấy tôi hết buồn phiền, lo lắng, sợ hãị Tôi thấy tôi sung sướng, vui vẻ. Tôi thấy ngôi trường thi bên Nam Định quyến rũ vô cùng. Tôi nghe tên tôi được gọi vào vấn đáp. Tôi nghe tên tôi đâ .u bình thứ. (Cứ trung bình, mọi việc sẽ tốt đẹp). tôi thấy tôi ngồi trên chuyến xe hàng lên Hà Nội trọ học. Tôi thấy Phượng rủ tôi lên Cổ Ngư ăn bánh tôm. Tôi nuốt gọn Hà Nội một miếng. Tôi nhìn rõ cả tôi lẫn mộng mơ của tôi trong đôi mắt Phưò quay lên. Thầy tiếp tục khen người này, chê người nọ, khuyến khích người kiạ Phượng hí hoáy viết và đưa cho tôi mẩu giấy :"Phượng muốn xin anh một thứ, được không? " Tôi viết trả lời ngay : "Nếu tôi có bất cứ cái gì, tôi sẽ cho Phượng hết, không tiếc, tôi thề tôi không tiếc". Tôi ném mẩu giấy lên bàn Phượng. Đọc xong, Phượng quay xuống :

--Anh giữ lời hứa đấy nhé! Ăn Tết xong Phượng sẽ nói Phượng sẽ xin anh thứ gì .

Tôi không biết Phượng muốn xin tôi thứ gì. Tôi bỗng ghét tháng giêng , muốn nó đi nhanh. Tôi lại vội vàng. Mới mong tháng giêng chôn chân một chỗ, mới đòi đốt cháy đôi cánh thời gian đã đổi ý liền. Một ngày mấy lần đổi ý. Chưa bao giờ tôi mong Tết như bây giờ. Khi tôi mong đợi thì giờ gian nó ì rạ Nó ngủ gật. Nó quên đị Nó chán đị Mắng nó, đuổi nó, nguyền rủa nó, nó nhe răng cườị Tôi đành chịu thuạ Những môn thi khác tôi được trên điểm trung bình. Tôi không phàn nàn. Một mình Phượng hiểu tôi vẫn xuất sắc là thừạ "Hoàng tử của lòng em", của riêng em. Hoàng tử đâu phải của ... nhiều em. tháng giêng dương lịch đi chậm thi với tháng chạp âm lịch. Với học trò, tháng giêng là tháng dưỡng sức. Đệ nhất lục cá nguyệt đã thi xong xuôị Sang tháng hai, qua ít ngày nghỉ Tết Nguyên Đán, học trò đệ tứ tha hồ đánh vật cùng bài vở. Mảnh bằng trung học phổ thông cũng vẻ vang lắm, đùa sao! Lớp tôi lãnh nhiệm vụ tổ chức buổi liên hoan tất niên toàn trường và xuất bản một tờ bích báọ Tùng được bầu làm trưởng ban nhạc, kịch. Tôi làm trưởng ban bích báo .

Tùng xách đàn đến trường. Anh ta vào các lớp tuyển chọn giọng cạ Các cô nữ sinh đệ ngũ phục Tùng sát đất. Giờ ra chơi, lợi dụng chức trưởng ban nhạc, kịch, Tùng ngồi trên bàn, tay búng đàn, miệng hát một khúc nhạc "Em tôi" của Lê Trạch Lựu

Em tôi ưa đứng
Nhìn trời đăm đăm
Mang theo đôi mắt
Buồn vương giấc mơ
Vu vơ đắm đuối
Theo ngàn áng mây
Bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng ...

Tiếng đàng của Tùng thật haỵ Anh ta chơi đàn nổi tiếng ở thị xã. Tôi biết Tùng hát cho ai nghẹ Và tôi thấy gai gai tâm hồn. Những lần Tùng đàn hát trong lớp, Phượng thường quay xuống nói chuyện với tôị Nàng đùa: "Anh mất bài tủ rồi". Tôi nói: "Tôi sẽ hát bài khác tặng Phượng". Tôi ngó Tùng và đọc rõ nỗi buồn trên khuôn mặt ... nghệ sĩ của anh. Bài vở các lớp gửi về đăng bích báo rất ít. Lớp đệ tứ phải viết gần như trọn hai trang báọ Tôi có ba người phụ tá để viết và vẽ. Tôi chỉ chọn bàị Và tôi đã choáng váng khi đọc những bài thơ tỏ tình yêu với Phượng. Đây là thơ của Tùng gửi đăng :

4 Câu Phượng Vĩ

Ta yêu lắm phượng hồng trên áo trắng
Khi đơn sơ môi phượng đắn đo cười
Nhìn lá biếc phượng thêu chùm đỏ thắm
Nghe trong hồn công chúa phượng lên ngôi

Bốn câu thơ của Tùng tán dương Phượng quá. Phượng là công chúạ Công chúa của Tùng. Không hiểu tôi có đủ tài làm bài thơ ca ngợi Phượng hơn Tùng không. Tôi đâm ra bối rốị Tôi muốn từ chức trưởng ban bích báo để khỏi phải tự cầm kim đâm vào tim mình. Và đây, bài thơ ký bút hiệu Ái Phượng (yêu Phượng đây mà, yêu nặng ):

Phượng Nở Mùa Xuân

Em ở phương trời xa tới đây
Đi cùng thu với gió heo mây
Từ em chung học tình ta bỗng
Bay thật cao vời theo sắc mây

Đây khoảng đời buồn riêng của ta
Bốn mùa thiếu vắng tiếng chim ca
Bốn mùa không một cành hoa nơ?
Nghe dậy tâm hồn những xót xa

Em đến bảng đen cũng động lòng
Ghế bàn nghe chuyển mạch mung lung
Hoa vườn ta nở chim đua hót
Ta thấy gần ta bao nhớ nhung

Phượng vĩ là em đấy biết chưa
Loài hoa của tình ái đong đưa
Chẳng chờ hè tới cho vàng mộng
Nở rợp hồn ta thắm ước mơ

Thi sĩ Ái Phượng tỏ tình thiết tha gấp mười lần thi sĩ Văn Tùng. Tôi chắc thi sĩ Ái Phượng đã từng lén bỏ thư vào ngăn bàn của Phượng. Phượng bảo tôi đã có trên mười cậu học trò viết thư tình cho nàng. Những bức thư tình lén bỏ vào ngăn bàn học của Phượng không làm tôi khổ sở nữạ Tôi đã là kẻ chiến thắng, kẻ chiến thắng có lòng. Nhưng mà những bài thơ tỏ tình với Phượng tôi đang chọn đăng báo nguy hiểm lắm. Thơ dễ gây xúc động. Những mười mấy bài thơ ca ngợi Phượng, ngỏ lời yêu Phượng thì tôi chống đỡ sao nổị Thi sĩ Ái Phượng và mười sáu câu thơ của anh ta làm tôi tối tắm mặt mũị Bài thơ dưới đây mới là trái đấm nghìn cân :

Con Chim Xanh Tình Ái

Em rụt rè tháng chín
Từ tháng chín tới nay
TÂm hồn anh gói kín
yêu em em có hay

Em hồn nhiên tháng mười
Anh ngại ngùng dò hỏi
Phải em gửi nụ cười
Cho tình anh trôi nỗi

Em đơn sơ tháng một
Anh chiêm bao tình cờ
Em làm sao biết được
Trời trong anh ngẩn ngơ

Em tuyệt vời tháng chạp
Nhìn em anh ngại ngùng
Mùa xuân nào chim hót
Mùa xuân anh nhớ nhung

Con chim xanh tình ái
Bây giờ đã tháng giêng
Một mình anh mòn mỏi
Đi trên nỗi ưu phiền

Thi sĩ tác giả bài thơ này ký bút hiệu Hoài Phượng. Trên đầu bài thơ, nhà thi sĩ "khốn nạn" của tôi đề tặng một câu bống bế : "Tặng một chùm phượng đỏ duy nhất trên cây phượng vĩ giữa sân trường của tôi"! Phượng đỏ là Hồng Phường. Thi sĩ Hoài Phượng làm thơ tặng Hồng Phượng, diễn tả mối tình thơ mộng của chàng từ tháng chín.
Từ tháng chín, bao nhiêu anh học trò đệ tứ đã yêu thầm nhớ trộm Phượng. Yêu Phượng bao nhiêu người hút thuốc lá. Yêu Phượng bao nhiêu người làm thợ Toàn những bài thơ, đọc xong, tôi choáng váng. Nếu tôi là Phượng chắc tôi sẽ xúc động tận đáy linh hồn. Và nghĩ thế, tôi rối tăm mặt mũị Nhưng tôi tin Phượng đã yêu tôị (Thật ngớ ngẩn, người ta đã tặng anh một bức tượng như Lục Vân Tiên tặng tượng Kiều Nguyệt Nga hay cắt mớ tóc gửi anh làm tin như Thúy Kiều gửi Kim Trọng đâu mà anh chắc người ta đã yêu anh. Anh nhận vợ Yêu là nhận vơ đó.) Phượng sẽ cho tôi biết cảm tưởng về những bài thơ "tán" nàng. Chắc chắn, Phượng sẽ thản nhiên. Tôi chỉ muốn vậỵ Và mong rằng Phượng khen ngợi những bài thơ đã làm tôi bàng hoàng.
Lớp tôi, nhờ Phượng, sẽ đóng góp cho văn học sử hàng chục thi sĩ lừng danh. Thơ của Ái Phượng, Hoài Phượng hay hơn thơ của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nó thật quá, gần gũi với tôi quá. Nó còn học trò. Mai sau nó sẽ điêu luyện, nó sẽ làm mờ Huy Cận, Xuân Diệu ... Hỡi thi sĩ của lớp tôi, các bạn hãy thất tình, hãy trốn học, hãy trượt thi để thành thi sĩ trứ danh. Bởi vì, tất cả thi sĩ trứ danh đều đã làm thơ ở lớp học vì người con gáị Vì tình yêụ Các bạn hãy nổi tiếng, hãy vào Nam ra Bắc. Xin các bạn đừng cướp mất Phượng của tôi bằng những bài thơ óng ả của các bạn. Thi sĩ làm cho mọi người yêu nhaụ Thi sĩ tạo hạnh phúc cho người khác. Các thi sĩ học trò của tôi nhớ giùm tôi điều ấỵ Dù sao, tôi sẽ thức khuya vài đêm để làm một bài thơ thi đua với thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng, Văn Tùng.

Và đây là bài thơ của tôi, bài ... "chiến thơ" như bài "chiến tụng Tây Hồ Phú" của Phạm Thái :

Tương Tư Thảo

Nàng cho tôi giúm tương tư thảo
Và dặn mỗi chiều xuống nhớ nhung
Đốt cỏ tương tư bằng lửa ảo
Hồn bay theo khói đẹp vô cùng

Lúc ấy đôi lòng đi dạo chơi
Qua đường nắng chiếu lối trăng soi
Đây dòng sông mộng con thuyền lưỚt
Tình ngỡ đang nằm trong chiếc nôi

Chín vạn hương thơm tỏa ngạt ngào
Quanh tôi đầy rẫy những chiêm bao
Với tay hái một chùm hoa phượng
Chưa đủ vì chưng vẫn khác khao

Ngẩn ngơ đứng giữa khung trời la.
Tôi lạc vào rừng mơ rất mơ
Ngủ trọ màng cây chăn xác lá
Thấy mình khác hẳn tháng năm xưa

Đó lúc hồn tôi theo khói bay
Lên cao hồn cũng hóa làm mây
Thành mưa rơi xuống nhòa thương nhớ
Thấy dựa vai nàng tay kiếm tay

Tôi so sánh bài thơ của tôi với các thi sĩ Văn Tùng, Ái Phượng, Hoài Phượng thì cảm thấy mình ăn đứt về "nội dung". Nội dung Tương Tư Thảo là nội dung của tình yêu đã nằng trong taỵ Khi các bạn tôi mới yêu Phượng trên áo trắng như Văn Tùnh, anh yêu Phượng đấy, em biết chưa như Ái Phượng, chưa ngỏ lời yêu đã ngỡ thấy tình như Hoài Phượng thì tôi đã dựa vai nàng, đã đi dạo chơi với nàng, đã hái trái mộng, hoa mơ, đã được nàng bỏ bùa tình yêu tức là tặng một giúm tương tư thảọ Đọc bài Tương Tư Thảo, Phượng sẽ nhớ câu dặn tôi :"Hút một điếu thuốc lá mỗi ngày lúc nhớ tới một người". Tôi vững lòng rồị Tôi chấp tất cả. Bài thơ của tôi ký bút hiệu ... Tâỵ Tôi bắt chước J. Leiba, thi sĩ có mấy câu thơ đợi thư người tình rất thú vị :

Thư bạn tôi không có sáng nay
Người phát thư vừa qua khỏi cửa
Lòng tôi như dại lại như ngây

Và bút hiệu của tôi là Mille Chapitres. Nhưng Mille Chapitres độc giả dễ đoán quá. Tôi viết tắt Mille vậy: M. Chapitres, ngàn chương, Thiên Chương. Thiên Chương đâu phải nghìn chương, Thiên Chương là văn chương trên trời, là tinh tú cơ mà! Kê, M. Chapitres cũng cứ chu rồị Tôi cho trình bầy Tương Tư thảo ở giữa tờ bích báọ Khung thơ tô màu đỏ viết chữ đen nổi bật. Chợt nhớ có hôm Phượng bảo tôi gửi đăng báo bài huyền thoại ô mai, tôi bèn đăng luôn trên bích báo, ký tên Hồng Phượng. Bích báo hoàn thành, chẳng có vẻ gì gọi là tết học trò cả. Tự nhiên bích báo mang chủ đề Phượng. Thơ Phượng, văn Phượng và toàn ký tên Phượng : Ái Phượng, Hoài Phượng, Hồng Phượng, Loan Phượng, Mơ Phượng, Diễm Phượng ...., trừ bút hiệu bí hiểm M. Chapitres! Hôm bích báo "Xuân Hồng "dán ở cửa lớp đệ tứ, độc giả chen nhau đọc như chen nhau mua vé xen xiếc Tạ Duy Hiền ngày xưạ Nhiều anh rút sổ tay chép hết những bài thơ tình bồng bế. Độc giả làm những cuộc phê bình tại chỗ. Bài thơ nào haỵ Bài thơ nào lãng mạn. Mọi người đều thắc mắc M. Chapitres ảnh hưởng Xuân Diệu nặng nề. Một độc giả ra cái điều sành điệu thi ca, ngâm váng :

Bữa trước riêng hai dưới nắng đào
Nhìn cô tôi muốn hỏi vì sao
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thỏa khát khao

Muôn vạn hương thơm của ngạt ngào
Quanh tôi đầy rẫy những chiêm bao
Với tay hái một chùm hoa phượng
Chưa đủ vì chưng vẫn khát khao

Và bình:

--Xuân Diệu khát khao, M. Chapitres cũng khát khaọ "Chín vạn hương thơm" là mượn chữ Nguyễn Bính. Giờ đây chín vạn hương trời nở, Duy có tình ta khép lại thôi .

Vị độc giả đang bình bài thơ của thi sĩ M. Chapitres quả là tay sành điệụ Thì ra, hầu hết học trò vừa lớn đều chiêm ngưỡng các thi sĩ của tình yêụ Trong khi quý vị độc giả của bích báo "Xuân Hồng" say sưa thưởng ngoạn, say sưa cãi nhau thì tôi ngồi trong lớp với Phượng. Nàng hỏi :

--Anh có vui không ?

--Vui gì ?

--Người ta đang bàn tán về tờ bích báo của anh đó .

Tôi hồi hộp .

--Chắc anh chờ một lời khen chê của ai ?

--Vâng .

--Của ai đấy ?

--Phượng !

Nàng đan hai bàn tay vào nhaụ Tôi muốn bàn tay trái của nàng là tôị Còn bàn tay phải của nàng chính là nàng .

--Lát tan học, Phượng sẽ làm độc giả muộn màng .

Tôi nói :

--Hy vọng bích báo của học trò đồng chua nước mặn sẽ không kém bích báo của học trò Hà Nội .

--Phượng đã nghe độc giả đòi biết thi sĩ M. Chapitres là aị Nếu hỏi Phượng, Phượng cho họ biết liền .

Phượng nhìn tôi :

--Không ai nghĩ anh làm thơ đâu nên họ không hiểu M là gì .

Tôi hơ ngượng :

--Bài thơ ảnh hưởng Xuân Diệu quá .

Phượng cười :

--Chưa chắc đâụ Tại sao anh không nghĩ vị độc giả nọ ghen tài với anh ?

Tôi lặng thinh. Một lát, tôi lảng sang chuyện -- câu chuyện đang làm tôi sung sướng -- buổi văn nghệ tất niên :

--Tôi đã tập xong một bài hát mới .

--Để hát tặng Phượng ?

--Vâng .

--Năm ngoái anh hát tặng ai ?

--Không tặng ai cả .

--Anh chọn bài gì ?

--Bí mật. Tôi sợ nói trước lại bị mất "tủ".

Hai chúng tôi cười vuị Tôi chỉ còn nghe loáng thoáng tiếng khen chê bên ngoài lớp học. Trong những tiếng đó, tôi đã mơ hồ thấy một tràng vỗ tay trước nhất và sau nhất của Phượng cho một bài hài, một người hát. Người đó có thể là "hoàng tử của lòng em" chăng ?

oOoOoOoOo

Sân khấu thật quyến rũ. Bao nhiêu điẻm hiệu đoàn phải tặng hết cho Tùng nhà nghệ sĩ có tương lai làm người du tử hát câu "Chiều nay biết về nơi nao, dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu ..." vì, đến giờ phút này, Tùng vẫn chỉ là Thủy Tinh chiến bạị Ông bác của Tùng là chủ rạp chiếu bóng Lidọ Tùng xoay sở giỏi, ông bác bằng lòng cho trường mượn tổ chức đêm văn nghệ tất niên. Mọi năm, tổ chức ngay ở trường, thiếu thốn đủ phương tiện. Năm nay, Tùng "tiến bộ" , Tùng tiến bộ vì Phượng mà thầy toán không hiểụ Sái giờ chiều, rạp chiếu bóng đã đông nghẹt. Hàng ghế danh dự dành riêng cho quan khách và các thầy có một ghế ghim miếng giấy: "Ghế của trưởng ban Văn Tùng". Bẩy giờ, chương trình bắt đầụ Tùng chải đầu cánh phượng bóng loáng. Anh ta mặc sơ mi mầu xanh đậm, quần nhạt và thắt cà vạt mầu quần. Trông Tùng giống kép hát! Không nghệ sĩ học trò tí nàọ Tùng lăng xăng đi lên, đi xuống. Tôi đã ghi tên hát một bài nên được đeo cái huy hiệu của ban tổ chức. Tôi đứng ở cửa rạp, đợi Phượng. Các thầy và quan khách đã tới đông đủ mà Phượng vẫn chưa tới .
Nghệ sĩ Văn Tùng kiêm thi sĩ tác giả Bốn Câu Phượng Vĩ chạy ra hỏi tôi:
--Em tới chưa ?

Tôi giả vờ ngớ ngẩn :

--Em nào ?

--Phượng, Hồng Phượng !

--Chưa .

--Tôi gửi giấy mời riêng nàng. Em tới, bạn dắt lên hàng ghế danh dự, chỗ ghế ghim mẩu giấy "Ghế dành riêng cho trưởng ban Văn Tùng" giùm tôi nhé !

-đDồng ý .

--Chương chình có em xuất hiện đấỵ Bạn nhớ vỗ tay thật giòn giã .

Văn Tùng vội vàng chạy vào rạp. Bên trong, những màn chào cờ, mặt niệm đã xong xuôị Văn Tùng đang bi bô đọc chương trình buổi liên hoa tất niên. Phượng tới đúng lúc đó. Tôi hỏi, giọng đầy hờn ghen, trách móc :

--Có một ghế danh dự của Phượng, Phượng ngồi đó chứ ?

Phượng lắc đầu :

--Anh cho Phượng chỗ nào cũng được nhưng phải ở cạnh anh.

--Anh Tùng gửi giấy mời ...

--Chắc Phượng quên không lục ngăn bàn !

Tôi muốn nắm tay Phượng nói một câu thật nồng nàn như tháng giêng, thật ngon như tháng giêng ... Nhưng tôi không dám nắm tay Phượng, không thể nghĩ nổi câu nói :

--Mình vào thôi .

Hai chúng tôi vào rạp. Phượng hỏi :

--Ngồi đâu ?

Tôi nói :

--Đứng. Phượng đến muộn hết chỗ rồị Tôi quên nhận chỗ cho Phượng, quên nhận chỗ cho cả tôi .

Phượng cườị (Phượng cứ cười hoàị Bao giờ tôi thấy Phượng khóc ?) Nàng bảo :

--Đứng càng tốt. Nghe anh hát xong Phượng về .

--Nhỡ tôi hát sau cùng ?

--Phượng cũng vẫn chờ nghe anh hát .

Tôi thấy trong tôi ngập lụt cảm xúc. Và tôi nguyền rủa tôi đã quên ngắm khuôn mặt Phượng chiều naỵ Trưởng ban Văn Tùng giới thiệu một đại diện học sinh lên đọc bài chúc tết thầy, phụ huynh, quan khách và bạn cùng trường. Anh đại diện được coi như niên trưởng của lớp đệ tứ. Anh đã hai mươi sáu tuổi, một vợ, ba con vàng chúng tôi quen đùa là học sinh râu . Bài chúc tết của anh rất cảm động. Phượng nói nhỏ bên tai tôi :

--Ở Hà Nội không có màn này .

Sau bài chúc tết thắm thiết tình nghĩa luân lý giáo khoa thư, trưởng ban Văn Tùng bước ra mi cô :

--Thưa quý thầy, thưa quý vị, sau đây là mục "Bông hồng tình nghĩa " chúng con kính dâng quý thầy, quý vị ...

Tùng nhìn xuống đám khán giả :

--Xin mời chị Trần Thị Hồng Phượng ...

Phượng bối rối :

--Chết rồi !

Tôi trấn an nàng :

--Phượng lên gắn hoa hồng vào áo của các thầy và quan khách. "Nó" đã ghi tên Phượng vào chương trình .

Tôi khích lệ Phượng :

--Phượng lên đi, tôi đưa Phượng lên .

Phượng nghe lời tôị Nàng thẫn thờ bước lên phía sân khấụ Lòng vừa giận dỗi vữa lo âụ Dường như, mặt nàng đỏ hồng vì xấu hổ. Dưới ánh đèn, Phượng rực rỡ, Phượng tuyệt vờị Đêm nay sẽ có bao nhiêu cậu học trò hút thuốc lá, bao nhiêu cậu học trò thức trắng đêm làm thơ, bao nhiêu cậu tưởng đã yêu Phượng. Người ta vỗ tay hoan hô Phượng. Người ta ngợi ca sắc đẹp của nàng. Một cô nữ sinh khác bê một cái khay đồng phủ lụa trắng và trên lớp lụa trắng là những bông hồng tươi với cuống dài đã lấy hết gai rạ Phượng đến trước từng thầy, từng vị quan khách. Mỗi lần nàng gài một bông hồng lên áo thầy là mỗi lần tiếng vỗ tay muốn vỡ mái rạp chiếu bóng. Màn này chấm dứt, hai chúng tôi lại về cuối rạp, đứng ở chỗ cũ .

Phượng hậm hực :

--"Nó " là ai hở, anh Chương ???

Tôi nói :

--Thi sĩ Văn Tùng !

Phượng khó chịu :

--Bốn câu thơ của ông ấy nên gửi đăng vào mục "vui cười". Phượng biết rồi, ông ấy đã viết cho Phượng những bức thư gửi "cô nương, ái khanh "...

Tôi hỏi :

--Làm sao Phượng biết ?

Phượng đáp :

--Thấy nét chữ trong cái giấy mờị Thi sĩ Văn Tùng thích đùa, Phượng sẽ đùa cho ông ấy biết tay.

Phượng cứ hậm hực, cứ cau có như thế đị Tôi sung sướng lắm. Nàng bảo tôi :

--Anh giục "nó " cho anh hát trước đị Chúng mình về sớm, dạo phố đếm những cây hồi.

Tôi chiều ý Phượng ngaỵ Tùng bằng lòng. Bắt đầu phần nhạc kịch bằng bài hát "Em tôi" của Lê Trạch Lựu do Văn Tùng tay đàn miệng cạ Rồi đến "Ai về sông Tương" của Thông Đạt do Ái Phượng đơi cạ Rồi đến "Thơ Ngây" của Anh Việt do Hoài Phường trình bàỵ Những "ca sĩ" này đã là những thi sĩ xuất hiện trên bích báo Xuân Hồng. Ái Phượng là Nguyễn Văn Thức. Hoài Phượng là Nguyễn Văn Tảị Hai tên "cục bột" , ngớ ngẩn nhất lớp mà cũng biết yêu Phượng. Thì tôi, tôi cần yêu Phượng hơn họ . Đến lượt tôi lên hát. Tôi hát bài "Ngày Ấy" của Johann Strauss bằng tiếng Anh. "Ngày ấy, chúng mình còn niên thiếu, em đã nói em yêu anh. Vào một buổi sáng tháng Năm rực rỡ, em nhớ chứ ? " Tiếng vỗ tay cuối cùng vọng lên từ một góc cuối rạp. Tôi xúc động. Tôi muốn ngất đị Không ai hô "bis" cả. Cần gì. Tôi đâu hát cho họ . Tôi chỉ hát vì Phượng, cho Phượng. Tôi xuống sân khấu về chỗ có Phượng. Và chúng tôi dời khỏi rạp. Chúng tôi lại đi khắp phố tỉnh lỵ đếm những cây hồị Mưa xuân đã rắc bụị Mưa xuân rắc bụi lên tóc chúng tôi .

--Anh Chương ?

--Hở ?

--Phượng bằng lòng quá. Bài hát có câu "vào một buổi sáng tháng Năm rực rỡ ... " Tháng Năm sắp tới hẳn sẽ rực rỡ .

--Tháng năm sắp tới, những cây hồi chúng ta đang điê"m sẽ có hoa và mùi hoa hồi thơm li hoa hồi .

--Vào tháng Năm ?

--Vâng, vào tháng Năm .

--Tháng Năm hoa phượng nở rợp trời tỉnh lỵ .

--Chúng ta sẽ đi nhặt hoa phượng ép vào vở như "ngày ấy, chúng ta còn niên thiếu ."

Hai đứa gần gũi nhau hơn đêm Giáng Sinh vừa quạ Trời không có saọ Đêm cuối năm mù mịt. Mưa xuân lại rắc bụi đến nỗi những ngọn đèn đường cũng mờ ảọ Mưa xuân rắc bụi cho chúng tôị Tuy thế, những con phố chúng tôi đi qua vẫn đủ sáng, vẫn đủ ánh sáng dẫn vào lối mộng. Phượng nói :

--Phượng đã thuộc bài thơ "Tương Tư Thảo " của anh rồi .

--Nó đâu đáng học thuộc .

--Anh nói vậy Phượng sẽ giận anh đó .

--Thì thôi .

--Nhưng Phượng trách anh nhiều . Tại anh đăng cái cảm tưởng về ô mai của anh, ký tên Phượng nên Phượng nhận được nhiều gói ô mai ở ngăn bài học. Có lẽ, Phượng nên mở cửa hiệu bán ô maị À, anh Chương ...

--Hở ?

--Mai Phượng lên Hà Nội .

--Phượng giận tôi à ?

--Phượng lên Hà Nội ăn tết . Nghỉ học rồi mà, ăn tết xong, Phượng sẽ về Tháị Phượng còn nhiều chuyện muốn nói với anh. Ta đợi tháng Năm nhé !

--Điều Phượng muốn tôi tặng ?

--Ăn Tết xong đã. Anh mau quên quá .

--Tôi sốt ruột .

--Một giúm tương tư thảo sẽ giúp anh bớt sốt ruột. Anh có muốn tiễn chân Phượng không .

--Không .

--Tại sao ?

--Tiễn chân Phượng, tôi sẽ buồn lắm .

--Tùy anh. Mai Phượng đi chuyến xe bẩy giờ .

Tôi đưa Phượng về nhà. Và quên mất thị xã có bao nhiêu cây hồị Ngày mai Phượng lên Hà Nộị Ngày mai tôi ở lại thị xã đìu hiu nàỵ Tôi biết Phượng sẽ trở lại Thái nhưng vẫn tưởng Phượng đi mãi không về. Tình yêu vĩnh cửụ Tại sao khi yêu người ta cứ ngỡ tình yêu chóng phôi phả Tại sao tôi đã ngỡ tôi đang mất Phượng, mất Phượng từ lúc một mình trên đường khuya dưới trời mưa bụỉ Đêm Giáng Sinh vừa qua, Phượng bảo Phượng thương những con đường thiếu ánh đèn điện. Đó là những con đường mù. Con đường tôi đương đi về nhà tôi là con đường mù. Tất cả những con đường khi người yêu xa vắng để ta lầm lũi cô độc đi đều là những con đường mù, những con đường câm. Bắt đầu tự bây giờ, cả bầu trời trên tôi, cả không gian quanh tôi, cả nhân gian gần tôi đdã mù và câm. Tháng giêng cũng câm. Mùa xuân câm luôn. Và Tết câm nốt. Tôi ghét Tết. Tôi thù Tết. Hỡi Tết, hãy chóng qua và chóng tàn cho Phượng trở lại kẻo tôi giết Tết. Bất chợt, tôi vớ được tâm sự não nùng về Tết: "Tôi có chờ đâu có đợi đâu, Mang chi Xuân lại gợi thêm sầụ Với tôi tất cả như vô nghĩa, Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau ... Ai đâu trở lại mùa thu trước ? " Phải, tôi muốn trở lại tháng chín, muốn tìm lại chút xao xuyến đầu tiên từ mùi thơm của hương tóc Phượng .

Có lẽ, sáng mai tôi sẽ ra bến xẹ Tôi sẽ đứng nấp một chỗ tiễn chân Phượng. Rồi tôi sẽ về hút nhiều thuốc lá nhớ Phượng. Nhớ Phượng châm thuốc lá. Khói huyền bay lên sao .
Last edited by Mười Đậu on 26 Apr 2005, edited 1 time in total.
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tháng Hai

Nếu Phượng ở lại Thái ăn tết nhỉ? Tôi đã định đêm Giao Thừa rủ nàng đi hái lộc. Và chiều mồng một mời Phượng tới nhà tôị Tôi muốn khoe với mẹ tôi người bạn gái đầu tiên của tôị Chắc hẳn mẹ tôi sẽ làm Phượng sung sướng. Mẹ tôi sẽ mừng tuổi Phượng, sẽ khen Phượng hiền Phượng đẹp, sẽ bảo Phượng năng đến thăm mẹ tôi và giữ Phượng ở lại chơi tam cúc. Nhưng Phượng đã lên Hà Nộị Phượng mang theo mùa xuân của tôi lên Hà Nội rồị Tôi ở lại Thái, buồn như chưa bao giờ buồn thế. Tôi bỗng thấy tôi gần gũi thi sĩ của tháp Hời, của những bóng ma chập chờn trên một cơ đồ tan nát. Tôi ngâm thơ thù ghét mùa xuân của ông :

Có một người nghèo không biết tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran
Chao ôi mong nhớ ôi mong nhớ
Một tiếng chim thu lạc cuối ngàn

Tôi đi tìm những thi sĩ ghét mùa xuân trong cuốn "Thi nhân Việt Vam". Chỉ gặp một ngườị Lúc này tôi yếu đuối quá tôi cầu cứu các thi sĩ. Đọc bài Mùa Xuân Chín " của Hàn Mặc Tử, suy nghĩ mông lung .

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Bên giàn thiên lý bóng xuân sang

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
NGày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng chợt nhớ làng
Chị ấy năm xưa còn gánh thóc
Dọc bờ sóng vắng nắng chang chang

Ngày mai, có thể, Phượng không về Thái nữạ Nàng bỏ cuộc chơi của những anh học trò yêu nàng gửi thư tình dưới ngăn bàn học của nàng. Nàng đã bỏ cuộc chơi đếm bóng đèn điện tỉnh nhỏ, đếm những cây hồi với tôị Ngày mai, tôi lại có dịp oán giận nó và đầu hàng nó bởi tôi chẳng biết nó ra saọ Ba ngày Tết chán nản. Tôi nằm trong buồng nhắm mắt ôn những kỷ niệm về Phượng, bắt đầu từ một buổi sáng tháng chín. Từ một buổn sáng tháng chín, Phượng nhớ chưa ? Tháng chín chứ không phải tháng Năm. Kỷ niệm về Phượng không xoa dịu tâm hồn tôi, chỉ làm tâm hồn tôi ray rứt và tưởng chừng sắp nổ vỡ. Có ai như tôỉ Người mình yêu vừa xa mình khoảnh khắc đã ngỡ nàng vĩnh viễn ra đi, nàng đã chết. Tôi lục lọi những bài thơ có nói tới Hà Nội, đập vỡ Hà Nội tìm Phượng. Tôi thất vọng. Ngoài Nguyễn Bính , không còn thi sĩ nào viết về thành phố có Phượng của tôị Nhưng Hà Nội của Nguyễn Bính thê lương quá, vàng vọt quá.

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Tơ liễu theo nhau chẩy xuống hồ
Tôi thấy quanh tôi và tất ca?
Châu thành Hà Nội chít khăn sô

Đó, Hà Nội của Nguyễn Bính.

Sáng nay sau một cơn mưa lớn
Hà Nội bừng lên những nắng vàng
Có những cô nàng trinh trắng lắm
Rõ ràng theo vết bánh xe tang

Rõ ràng Hà Nội chết chóc. Hà Nội đang là không gian quạnh hiu của tôị Tôi mơ hồ thấy Phượng đã chết như Nguyễn Bính tả trong "Đám ma người trinh nữ ". Và tôi đây này :

Nàng đã quan đời để tối nay
Có chàng đi hứng gió heo may
Bên hồ để mặc mưa rơi ướt
Đếm mãi bâng quơ những dấu giầy

Người ấy hình như có biết nàng
Có lần toan tính chuyện sang ngang
Nhưng hồn nàng tựa con thuyền bé
Đã cắm nghìn thu ở suối vàng

Như thế tàn nhẫn quá, kinh khủng quá. Không, Hà Nội nơi Phượng đang ăn tết không thể kinh khủng như thế. Cám ơn Nguyễn Bính, ông còn một Hà Nội khác :

Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Lòng chàng trót để một tơ vương

Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Phượng ở phố nào, lòng tôi tơ vương phố đó. Phượng chưa thể "theo chồng bỏ cuộc chơi " được. Phượng sẽ trở lại Thái, chờ tháng Năm hoa hồi ngát thơm và chờ tôi thi đỗ. Phượng đã xin tôi một điềụ Tôi sẵn sàng cho Phượng. Phượng sẽ trở lại Thái nhận một điều mà nàng biết tôi có. Tôi cần tặng Phượng một sự ngạc nhiên. Tôi vùng chạy ra phố. Nắng xuân rực rỡ. Nắng xuân làm khô trận mưa sầu thảm trong hồn tôị Tôi quên hết những gì tôi đã nghĩ vẩn vơ từ hôm Phượng xa tôị Đúng là tôi mưa nắng bất thường, tôi vừa lớn không hiểu nổi tôị "Vào buổi sáng tháng Năm, hồi chúng mình còn niên thiếu, em đã nói em yêu anh." Bao giờ tôi có thể nói cho riêng tôi nghe câu đó, hát cho riêng tôi nghe câu đó. Tháng Năm, hoa hồi ngát thơm. Tháng Năm hoa phượng nở rợp thị xã. Em sẽ nhặt hoa Phượng ép vào trang vỡ .
Phượng ơi,
Hôm nay là mồng bốn. Tết sắp tàn. Còn bốn hôm nữa chúng mình sẽ đi học. Phượng có về kịp hôm đó? Tôi nghĩ phải viết thư giụi Phượng vễ sớm. Nhưng tôi không biết Phượng ở phố nào trong ba mươi sáu phố phượng Hà Nộị Vậy tôi viết xong, tôi sẽ xé thuốc lá cuốn bằng giấy viết thư cho Phượng rồi hút thuốc, nhả khói cho khói bay lên tới vì sao răng khểnh. Hẳn vì sao sẽ lung linh. Và tôi hiểu Phượng đã nhận được thư của tôị Từ hôm Phượng đi, tôi buồn vô cùng. Tôi không hiểu tại sao tôi buồn. Nhưng, có lẽ, một phần vì Phượng đấỵ Tôi bỗng nhớ một ngườị Theo lời Phượng dặn, khi nhớ tới một người thì hút một điếu thuốc lá sẽ bớt nhớ. Tôi hút rất nhiều điếu thuốc lá mà nỗi nhớ cứ bám chặt hồn tôị Tại sao thế, Phượng? Tôi lại thấy điều này: Mùa đông đã qua, không còn những hôm lạnh buốt, song tôi vẫn nghe giá lạnh đầy lòng. Tại sao thế, Phượng? Những con đường chúng mình đã qua trở nên tầm thường. Chúng nó mù cả rồi, dù đêm đêm những ngọn đèn điện còn chiếu sáng. Ngày xưa, tôi không chú ý tới những điều nhỏ mọn quanh mình, tôi thấy chúng vữa nhỏ mọn vừa tầm thường chẳng mang một ý nghĩa nàọ Bây giờ thì khác. Thí dụ những cây hồị Có thể, những cây hồi sẽ nở hoa vào tháng Năm như mọi tháng Năm. Cứ tháng Năm sang là hồi nở hoạ Đều đềụ Đơn giản. Bây giờ thì khác. Những cây hồi mong đợi chóng đê"n tháng Năm để đưƠ.c nở hoa, được tỏa mùi thơm lạ lùng cho Phượng ngửi vì Phượng thích ngửi hoa hồi về đêm. Thí dụ những cây phượng. Chúng cũng nôn nao trông chờ tháng Năm. Vì chúng biê"t PHượng sẽ nhặt cánh hoa rơi ép vào vở. Ngay cả trái ô mai, vì Phượng, cũng có một lớp huyền thoại bọc bên ngoàị PhưƠ.ng xa không gian này, những cây hồi, những cây Phượng, những trái ô mai héo hắt. Phượng biết thế không? Xin lỗi Phượng, tôi cần hút một điếu thuốc. Xong rồi sẽ viết tiếp cho Phượng ...

...

Phượng ơi ,

Tôi đã đốt xong một giúm tương tư thảo và tôi nhận ra một điều mới lạ. Phượng muốn biết điều mới lạ của tôi không? Điều mới lạ do tôi khám phá khác hẳn lời dặn dò của Phượng. Nghĩa là, khi ta nhớ tới người nào đó, ta đối một điếu thuỐc, ta sẽ đốt thêm nữa và đốt mãi mãi đến lúc không còn thuổc để mà đốt. Giản dị quá mà, Phượng. Bởi vì nỗi nhớ chẳng biết tính bằng cách nàọ Người ta đã tính nỗi sầu bằng những nhịp cầu và niềm yêu bằng ngón đình. Chắc Phượng còn nhớ những câu ca dao hồi học đệ thất? Nhưng nỗi nhớ thì ca dao quên tính giùm. Thành thử người ta chỉ nói: "nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai". Và nhớ, Phượng ơi, tôi nghĩ khó lòng đếm, khó lòng đọ Đành bắt chước một vì sao đêm buồn: " Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ ? " Nhớ ai đó, sao mai cũng phải mờ nhạt, lười biếng chiều sáng. Vậy tôi nhớ người nào đó tôi không thể châm một điếu thuốc cho bớt nhớ. Một điều thuốc châm, một vùng khói lan tỏa, một trời nhớ mênh mông. Làm sao hết nhớ ? Tôi chợt nhớ Hàn Mặc Tử đã hỏi làm sao giết người trong mộng :

Trời hỡi làm sao cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù ân ái phũ phàng .

Tôi nhớ như một thi sĩ nhớ :

Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, nhớ ảnh
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em
Còn gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng hòa dần cùng bóng tối,
Gió lưỚt thưỚt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành
Mây theo chim về đẫy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sấp tàn lặng lẽ ...

Bầu trời nhớ mênh mông của tôi không phải là không gian xám. Và nó không thể tan thành nước mắt. Nên tôi cành nhớ. Càng nhớ tôi càng cần đốt thuốc lá. Giá có Phượng mà nói về nỗi nhớ của tôi, chắc tôi sẽ ... bớt nhớ. Ước ao thế và tôi tưởng tượng Phượng đang ngồi trong lớp học giờ ra chơi, Phượng sẽ hỏi tôi : "Anh Chương đang nhớ ai thế ? " Tôi chối phất tôi không nhớ ai cả . Tôi nhắc đến một người nào đó như thi sĩ Nguyễn Bính nhắc đến cô hàng xóm của ông. Phượng thuộc bài thơ ấy chứ? Tôi thì thích lắm. Nguyễn Bính tả cô hàng xóm sống cô đơn mỗi ngày một lần hong tơ ướt ở mái hiên. Một hôm nàng quên hong tợ Chàng buồn rầu :

Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng, không , quyết là không nhớ nàng

Không nhớ nàng, nhất quyết không nhớ nàng. Đến khi hay tin nàng chết mới thú nhận :

Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng

Như thế, nhớ là yêu hay không nhớ là yêủ Phượng sẽ nói nhớ là yêu, yêu là nhớ. Và nếu Phượng hỏi : "Anh Chương yêu người nào mà nhớ ghê thê ? " Tôi sẽ cười, giống PhưƠ.ng ưa cười: "Hẳn Phượng biết tôi yêu người nào rồi, yêu từ dạo tháng chín, năm ngoái ". Tôi tưởng tượng rất tài nhưng tôi sẽ không dám, không bao giờ dám nói những gì tôi tưởng tượng với Phượng đâụ Tôi thích nói dối Phượng. Và Phượng bằng lòng cho tôi nói dốị Tôi sợ có lần tôi nói thật, Phượng cứ nghĩ tôi còn nói dối thì khổ sở lắm. Vậy tôi không nên nói thật chăng? Không khi nào tôi nên nói thật là tôi yêu Phượng chăng? Hay tôi chỉ nên nói dối tôi không yêu Phượng. Tôi xin phép Phượng được đốt một điếu thuốc lá nữa, Phượng nhé !

...

Phượng ơi ,

Không một thứ gì có thể giúp ta vơi nỗi nhơ hay quên nỗi nhớ. Nhớ nó liền với yêụYêu nhớ. Nhớ yêụ Khi không yêu nữa thì hết nhớ. Hay khi hết nhớ là không còn yêụ Nhớ nó sinh ra những biến chứng buồn khổ, dù người ta ngỡ ta yêu đã phụ bạc tạ Tôi lấy thơ Nguyễn Bính kể cho Phượng nghe :

Quái lạ làm sao tôi cứ buồn
Làm sao tôi cứ khổ luÔn luôn
Làm sao tôi cứ tương tư mãi
Người đã cùng tôi phụ rất tròn

Đó, Phượng biết chưa, nỗi nhớ nó hành hạ những kẻ mang nỗi nhơ tàn nhẫn thế đó. Tôi không hiểu Phượng đã nhớ aỉ Lại giời Phượng chưa nhớ aị Phượng chỉ nhớ tôi một chút. Một chút, tôi sợ rằng Phượng sẽ giống một người ngắm nỗi nhớ :

Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi đêm đã khuya

Phượng đã đọc "HỒN BƯỚM MƠ TIÊN " chắc Phượng phảI nhớ đoạn anh chàng Ngọc lên chùa Long Giáng tìm cô Lan mà kể lễ mình nhớ nhiều, càng tìm cách quên nỗi nhớ càng nhớ thiết thạ Ca dao có hai câu diễn tả nỗi nhớ mà tôi thấy tuyệt vời :

Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điê"u xuống lại đào điếu lên

Kết luận: Không có cách nào làm quên được nỗi nhớ khi ta còn yêụ Thuốc lá làm ta nhớ nhiều hơn. Tương tư thảo mà. Hoa+.c tôi đã hiểu nhầm ý của PHưƠ.ng. Là, hút một điếu thuốc lá mỗi ngày vào lúc nhớ người nào đó để khỏi quên người đó. Nếu vậy cần gì hút thuốc lá. Tôi chỉ cần ngồi lặng yên, chớp mắt giây lát là thấy người tôi nhớ hiện về bên tôi, vuốt ve nỗi nhớ của tôị Tôi sẽ làm trái ý Phượng, tôi không hút một điếu thuốc nào nữạ Và tôi nhớ những kỷ niệm làm thành nỗi nhớ của tôi, bắt đầu từ tháng chín năm ngoáị Tôi yêu tháng chín. Tôi cũNg yêu tháng Năm. Tháng Chín cửa tim tôi hén mở và con chim xanh tình ái tự cánh rừng mơ rất xa bay về đậu ở cửa tim tôị Rồi con chim xanh tình ái không bay, không muốn baỵ Nó hót những khúc ca tuyệt diệu làm tôi ngẩn ngơ, rạo rực. Và tôi hiểu tại sao tôi ngẩn ngơ, rạo rực. Vì tôi vừa lớn. Tôi vừa lớn vào tháng chín. Vừa lớn để vừa biết yêụ Biết yêu vào tháng chín. Nếu sau này trở thành nhạc sĩ, tôi sẽ sáng tác một bản nhạc , mở đầu bằng câu : "Anh biết yêu em ngày anh vừa lớn, vào một buổi sáng tháng chín ... "

Phượng, tôi xin lỗi Phượng, tôi không thể tiếp tục kể chuyện tháng chín của tôi. Tôi dừng bút , Phượng nhé !
Phượng chưa về Tháị Ngày mai đã đi học rồị Buổi chiều hôm nay tôi qua nhà Phượng tán bận tất cả. Tôi không dám vào nhà Phượng hỏi xem Phượng đã về chưạ Tôi tìm được cái cớ rất hay: Bấm chuông nhà Phượng, có người sẽ ra hỏi tìm ai, tôi nói tìm Phượng, để làm gì, xin lại mấy quyển vở Phượng mượn từ trong Tết. Tôi bịa chuyện thế và sẽ biết Phượng về hay chưạ Nhưng tôi không dám. Ngay cả những dòng chữ đã viết nắn nót trên giấy pelure xanh tôi cũng không dám nghĩ sẽ cho Phượng đọc. Và tôi đành cắt nhỏ dán vào cuốn nhật ký của tôị Tôi đứng dựa lưng vô cột đèn điện ở bến xe, hút thuốc lá, chờ chuyến xe cuối cùng. Chuyến xe chở rất nhiều Hà Nội về. Chỉ thiếu mỗi mình Phượng. Ngày mai, lớp học vắng Phượng rồị "Đời vắng em rồi say với ai ? " Đên nay tôi sẽ thao thức. Sáng hôm sau, tôi đi học sớm nhất thị xã, sớn nhất nước, sớm nhất thế giớị Cổng trường chưa mở. Tôi leo cổng vào lớp. Gian lớp lạnh lẽọ Nó sẽ lạnh lẽo hơn nếu sáng nay Phượng vắ ngồị Cảm thấy được vuốt ve, an ủị Lùa tay vào ngăn bàn Phượng, tôi lôi ra nhiều gói ô mai và những bức thự Ôi, còn những anh học trò si tình hơn ta, đến sớm hơn ta! Tôi mỉm cười nhớ câu nói đùa của Phượng: "Có lẽ, Phượng sẽ mở cửa hiệu bán ô mai ". Hiệu bán ô mai của Phượng chắc là đắc hàng. Những cậu học trò tới hiệu của Phượng mua ô mai để bỏ vào ngăn bàn của Phượng. Phượng không cần ở rừng mơ, hái mơ làm ô maị Huyền thoại ô mai sẽ tuyệt vời, xứng đáng viết bài thơ thật dài đăng báọ Tôi lượm hết ô mai của Phượng bỏ xuống ngăn bàn mình.
Khi sân trường đã lác đác vài cậu học trò, tôi bước ra khỏi lớp. Thi sĩ Văn Tùng xuất hiện. Anh vỗ lấy tôi :

--Mấy ngày Tết bạn trốn đâu ?

--Nằm nhà .

--Bạn ốm à ?

--Vâng, tôi ốm .

--Em Phượng tới chưa ?

--Chưa .

--Em có cảm động cái màn tôi mời em lel^n gài hoa không ?

--CHị ấy giận bạn .

--Giận tôi ?

--Phải, chị ấy về sớm và lên Hà Nội ăn Tết .

--Bỏ mẹ !

Tùng buông hai tiếng không thơ mộng tí nàọ Khuôn mặt anh ta ngẩn ra và buồn thiu.

--Thế mà tôi tưởng ...

Tôi hỏi :

--Bạn tưởng sao ?

--Tôi tưởng Phượng cảm động. Còn về bài thơ bốn "câu phượng vĩ" của tôi ?

Tôi cần phải "hạ " thi sĩ Văn Tùng để trút vội nỗi buồn bực của tôi :

--Chị ấy bảo thơ của bạn ngắn quá .

Tùng hốt hoảng :

--Bài hát tôi hát tặng nàng ?

Tôi nói :

--Chị ấy bỏ về trước khi bạn gân cô hát !

Tùng giặm chân, vò tóc :

--Tôi vụng về, tôi khờ khạo, tôi làm sai chương trình .

Tôi nhún vai :

--Bạn chê tôi ngu dốt về tình yêu mà ...

Tùng khẽ lắc đầu:

--Về tình yêu, ai cũng ngu dốt, khờ khạo bạn ơi !

Tùng nắm tay tôi :

--Nhờ bạn xin lỗi Phượng giúp tôi nhé !

Tôi thở dài :

--E rằng chị ấy không còn học ở trường này nữa .

Tôi vào lớp. Và lớp học, buổi sáng hôm nay, như tôi đoán trước, lạnh lẽo làm saọ Bàn đầu -- bàn dành riêng cho Phượng -- trống vắng. Tôi nhìn qua khung cửa sổ, thấy khoảng trời nhỏ bé của tôi u ám. Lớp học giống hệt buổi chiều mưa dầm gió bấc. Chẳng riêng gì tôi, hầu như tất cả học trò lớp đệ tứ đang ngẩn ngơ tiếc nhớ. Tôi ngó xuống : Các thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng đều lơ đãng nhìn ra sân trường. Họ tương tư Phượng. Sách vở buổi sáng nay là giấy cũ. Chữ nghĩa sáng nay là trò đùạ Tùng bỏ ngang giờ học, vở cuộng tròn đút túi quần sau dời khỏi lớp. Nếu tôi ra bờ sông, tôi sẽ gặp Tùng lang thang trên con đê dài hun hút hay ngồi hút thuốc lá nhìn dòng nước lững lờ. Khi cậu học trò buồn về chuyện tình yêu, cậu chỉ biết làm thế. Rồi đêm nay, cậu sẽ dệt những vần thợ Biết đâu, ngày mai, cậu chả trở thành thi sĩ lừng danh. Tỉnh lỵ vốn hợp với thi sĩ. Những bài thơ, những truyện ngắn hay nhất đều đã được sáng tác ở tỉnh lỵ. Thủ đô là không khí ồn ào của báo chí. Tỉnh lỵ mới là không khí khoáng dạt của thơ và trầm lắng của văn chương. Tôi bỗng hối hận đã làm Tùng tuyệt vọng. giờ ra chơi, tôi bỏ trường lớp đi tìm Tùng. Tôi ra bờ sông. Tung đang ngồi quay lưng về thị xã. Anh hút thuốc và thả mắt sang xóm làng bên kiạ Tôi đến gần anh ta .

--Tùng ...

Anh bình thản nhả khói thuối rồi nói :

--Bài thơ của tôi ngắn thật. Tôi tiếc chúng ta không còn dịp làm bích báo Tết .

Tùng rút thuốc mời tôi :

--Bạn nên hút với tôi vài điếu .

Anh tâm sự :

--Phải nhận thằng Ái Phượng và thằng Hoài Phượng làm thơ hay hơn tôi.

Tôi hỏi :

--Còn thằng M. Chapitres ?

Tùng khinh bạc :

--Thơ của nó không dính dáng gì tới tôị Nó hay hơn Nguyễn Bính cũng kệ nó. Nhưng tất cả đều vô nghĩạ Vì nàng đã xa đâỵ Tôi vụng về quá làm nàng giận tức bỏ đi .

Tôi anh ủi Tùng ( Cũng để an ủi tôi ):

--Bạn ơi, Phượng sẽ trở lại .

Tùng vất điếu thuốc lá :

--Nàng sẽ trở lại ?

Tôi gật đầu :

--Phượng hứa với tôi Phượng sẽ trở lại .

Đôi mắt Tùng không còn vẩn một chút mây buồn nàọ Bây giờ, đôi mắt ấy ngập nỗi hân hoan :

--Tôi phải xin lỗi nàng bằng một bài thơ dài hơn .

Tùng đứng dậy, vỗ vai tôi :

--Bạn Chương ...

Tôi cười :

--Tôi đây .

--Gần gũi bạn tôi ngỡ gần gũi nàng, tôi ngỡ hương thơm nàng phảng phất đâu đây .

--Bạn mơ màng đấy .

--Tôi mơ màng à? Vâng, tôi mơ màng. Tôi mơ màng. Tôi định sẽ bỏ thi kỳ này nếu nàng không trở lạị Ôi, chỉ cần nàng bảo "Tùng, anh phải đỗ", tôi sẽ đỗ ưu hạng. Tôi sẽ uống cà phê đặc thức khuya học bài ... Tôi chờ nàng ra lệnh .

--Chúng ta về phố .

Tùng theo tôi ngaỵ Chúng tôi gặp hai thi sĩ Ái Phượng và Hoài Phượng bỏ lớp ra bờ sông. Tôi bảo Tùng :

--Ái Phượng, Hoài Phượng kia kìa !

Tùng cười ngạo mạn :

--Hai thằng cả quỷnh ấy cũng biết yêu Phượng thì tôi cần yêu Phượng gấp ngàn lần.

Tùng nheo mắt :

--Bạn Chương, bạn dại quá, tôi như bạn tôi đã yêu PHượng và tôi chắc đã được Phượng yêu ...

Tôi lặng thinh. Ngày nào đó tôi phải kể chuyện này cho Phượng nghẹ Chuyện ba bốn anh học trò mê Phượng ra bờ sông nhớ Phượng. Và một anh mắng tôi ngu vì đã không biết yêu Phượng. Tôi chắc Phượng sẽ nói tôi bịa đặt .

-----

Anh Chương ,

Phượng bị cảm sốt và Phượng không về kịp vào ngày đi học. Phượng định viết thư báo tin anh biết từ hôm mồng bốn nhưng Phượng đã không thể rời khỏi giường bệnh. Anh Chương đừng nghĩ Phượng vô tình nhé! Chiều nay Phượng thấy khèo khỏe, Phượng ngồi dậy viết thự NHìn tấm lịch mới rụng rờị Đã mồng bẩỵ Thu8 tới anh phải mồng mườị Tết ở Hà Nội chán lắm. Nếu Phượng nói Phượng muốn ăn Tết ở thái, anh Chương có tin Phượng không? Phượng gặp đông dủ bạn cũ. Phượng cho họ đọc huyền thoại ô mai của anh, lập tức, các hiệu bán ô mai đắt hàng ghê quá. Ấy là nhờ anh. Phượng khoe anh với họ và họ ước ao được về Thái học. Phượng tả đêm Giáng Sinh đi đếm bóng đèn điện, đêm tất niên đi đếm những cây hồi với anh, họ lắng tai nghẹ Phượng cũng nói vào tháng Năm, hoa hồi sẽ thơm ngát. Mồng một, Phượng đi lẽ ở đền Ngọc Sơn xin hai quả th? một quẻ cầu vận cho Phượng, một quẻ cầu ... thi đỗ cho anh. Phượng nhờ ông thầy ngồi ở đầu cầu Thê Húc đoán vẻ giùm anh. Thánh bảo năm nay anh thi đỗ. Vậy anh nên mừng đi là vừạ Buồn cười ghê, anh Chương ạ, Phượng không xin thẻ tình duyên mà ông thầy cứ bảo tháng dạy Phượng duyên may tình đẹp làm Phượng xấu hổ đỏ mặt. Phượng đã đứng giữa cầu Thê Húc, dựa vào thành cầu nhìn xuống nước hồ Gươm. Lúc â"y, Phượng ao ước có anh đứng cạnh để nói chuyện gì đó ...

Thôi đợi về Thái sẽ kể anh nghe nhiềụ Anh đừng viết thư trả lời Phượng. Vì Phượng sẽ về, chậm nhất là ba bốn hôm nữạ Phượng đã mua sẵn một hộp dầu Con Hổ. Anh biết làm gì chưả Lần này chắc phải bóp tay sau khi mượn vở của anh về chép bàị Phượng không hỏi anh Tết ở Thái có vui không đâụ anh sẽ nói anh vuị Anh hay nói dối Phượng. Anh bảo anh không tiễn chân Phượng thế mà Phượng ngồi trên xe trông rõ anh đứng sau cột đèn điện hút thuốc lá. Nhưng Phượng cứ thích anh nói dốị Anh không là anh có. Chớ một lần nào anh có với Phượng, anh Chương nhé! Bởi anh có là anh không. Và Phượng sẽ buồn biết mấỵ Đêm Giao Thừa, Phượng đi hái lộc cho cả anh đấỵ Phượng sẽ đem về biếu anh một nhánh lộc tượng trưng. Phượng có hàng trăn chuyện nói với anh. Hẹn gặp anh ở Thái, Phượng dừng bút đâỵ Chúc anh nhớ lời thánh dạy .

Phượng

T.B. -- Hút ít thuốc lá thôi nhé kẻo vàng phổi, ho lao đấy .

-----

Nhận thư Phượng sáng naỵ Nàng gửi về trường. Nếu sáng nay tôi trốn học thì thêm một ngày buồn nhớ. Mồng mười rồị Phượng tính đúng ngày thư tớị Tôi cần thư, đọc tên người gửi, tâm hồn xao xuyến lạ lùng. Tôi nhét thư vào túi áọ Thư Phượng áp gần trái tim tôị Không bao giờ ta nên bỏ thư của người yêu vào bóp hay túi quần. tôi lại trốn học. Lúc này m+''i cần trốn học. Tôi không ra bờ sông nữạ Bồ sông thương quá. Bờ sông của các thi sĩ Văn Tùng, Ái Phượng, Hoài Phượng, những kẻ yêu và chắc chắn không được yêụ Tôi đén một phố vắng, ngồi dưới gối cây hồi, bóc thư ra đọc. Tôi học thuộc lòng thư của Phượng. Tôi muốn bỏ thư vô miệng nhai nát và nuối đị Nhưng để dán vào nhật ký của tôi sướng hơn. "Thư thì ngọt như suốt đời mộng ảọ" Tôi bỗng yêu mùa xuân. Tôi thấy tôi vừa được mừng tuổi xứng đáng. Xuân của tôi, bây giờ, là xuân hồng, xuân thắm. Tôi huýt sáo gió một bản luân vũ ca ngợi xuân và tuổi trẻ của nhạc sĩ La Hốị Tưởng như lá đã đầu cành và lá đang reo vuị Tưởng như chim đã về họp và chim đang nghe tiếng hót của tình yef^ụ Quanh tôi, trời đất mỞ hộị Tôi muốn phổ nhạc bức thư của Phượng. Để hát mỗi khi nhớ Phượng. Nhưng tôi đã thuộc rồị Tôi hát hay tôi ngâm hay tôi lẩm nhẩm đọc cũng là tôi tụng kinh tình yêu của tuổi vừa lớn. Tôi bỏ gốc cây hồi, bước nhanh về trường. Ngôi trường đẹp quá. Bạn bè dễ thương quá. Kẻ trốn học đã tình nguyện trở về vào giữa giờ học. Tôi ngồi trên ghế gỗ ngỡ ngồi trên ghế đệm có lò xọ Êm áị Lâng lâng. Tôi thả mắt qua khung cửa sổ. KHoảng trời quen thuộc của tôi lại đủ sắc mâỵ Thoang thoảng mùi hương tóc Phượng. Tôi mơ hồ thấy Phượng rực rỡ quay xuống, mỉm cười :

--Anh nhớ Phượng không ?

--Nhớ nhiều .

--Khi nhớ Phượng anh làm gì ?

--Tôi buồn khổ .

--Rồi anh làm gì ?

--Tôi sợ Phượng chết .

Niềm vui đến với tôi bất ngờ nên rạo rực. Và tôi muốn phơi bầy niềm vui của tôị Giờ ra chơi, tôi khoe Tùng :

--Phượng sắp trở lại Thái .

Tùng hớn hở :

--Bao giờ ?

--Hai, ba hôm nữa .

--Mỗi chiều tôi sẽ ra bến ô tô đợi nàng .

--Nàng về bằng máy bay .

--Sao bạn biết ?

--Nàng viết thư bảo tôi thế .

--Đây .

Tôi chỉ hco Tùng xem cái phong bì thư thôị Tùng cám ơn tôị Anh ta nói :

--Tôi sẽ ra sân vận động mỗi ngàỵ Chiều nay tôi phải tới chỗ bán vé máy bay .

Thị xã của tôi không có sân baỵ Trực thăng của quân đội Pháp dùng sân vận động làm bãi đáp. Gần đây, hãng Cosara mở đường bay Hà Nội -- Thái Bình, mỗi tuần một chuyến. Máy bay nhỏ bé của hãng Cosara có thể xuống sân vận động. Tôi nói dối Tùng. Tôi không muốn nói dối aị Nhưng Phượng thích tôi nói dối .

--Bạn ChưƠng !

--Gì đó ?

--Xin phép bạn tôi được loan tin cho hai thi sĩ cả quỷnh Ái Phượng và Hoài Phượng biết .

Tùng bỏ tôị Anh đi tìm Ái Phượng, Hoài Phượng. Tôi biết Tùng sẽ nói dốị Tôi biết Tùng sẽ bảo PhưƠ.ng gửi thư cho anh và gạt Ái Phượng, Hoài Phượng ra bến ô tô đón PhưƠ.ng. Tin Phượng sắp về Thái loan truyền rất nhanh. Học trò đệ tứ bàn vê Phượng. Lại biến cố mớị Lớp học ấm cúng. ĐẦy tiếng thầm thì nhắc nhở ngày về của PHượng. Sáng hôm sau, tôi đê"n lớp thật sớm, đã thấy ô mai và thư trong ngăn bàn của Phượng. Tôi mở một phong thư ra coị Thấy anh học trò này tả nỗi nhớ Phượng giống hệt mình. Anh ta dám gửi cho Phượng. Còn tôi thì ngập ngừng. Tôi tịch thu hết chiến lợi phẩm, định bụng sẽ làm quà tặng Phượng. Hỡi các bạn tôi, các bạn bắt tôi lao mình vào cuỘc chiến đấu êm áị Các bạn sẽ thua trận. Bởi vì, con gái chỉ yêu những anh học trò ngây ngô, khờ khạọ Con gái lại dễ mắc mưụ Vậy muốn được yêu, ta nên giả vờ ngây ngô, khờ khạọ Như tôị Thi sĩ dạy tôi điều đó. "Anh là kẻ say mê nhưng nhút nhát ".

Tôi đến nhà Phượng. Không có Phượng, tôi can đảm ghê lắm. Tôi bấm chuông. Người nhà Phượng chạy ra :
--Cậu hỏi ai ?

Tôi vờ vẫn :

--Đậy có phải nhà cô Phượng ?

--Vâng .

--Cô Phượng viết thư cho tôi nhờ tôi đến lấy những cuốn vở của cô ấy để chép bài giùm cô ấy những ngày cô ấy nghỉ học .

Tôi không run một tí nàọ Người nhà Phượng tin tôi ngay, lấy hết vở của Phượng đưa cho tôi .

--Tên cậu là gì ?

-Đạ , Tùng .

--Em Phượng về tôi sẽ nói cậu Tùng đã tới lấy vở của em .

Tôi chào bà chị của Phượng, bước nhanh. Thi sĩ Văn Tùng sướng nhé! Tôi đem những quyển vở của Phượng về, nằm ngửa trên giường và đặt chồng vở lên ngực. Tôi thở mạnh. Chồng vở nhấp nhô theo từng hơi thở của tôị Những quyển vở của Phượng phải mang linh hồn tôị Tôi ôm ấp chúng, vuốt ve chúng, trìu mến chúng. Tôi đem chúng ra bàn học. Dở từ trang. Mỗi trang sách tỏa ngát mùi thơm của hương tóc Phượng. Tôi sung sướng chép bài giùm Phượng. Sung sướng như tôi ghi nhật ký. Tôi đang viết "lưu bút " đâỵ Không còn gì tuyệt vời hơn. Buổi chiều thứ ba ra bến ô tô đốn Phượng. Thấy hai thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng và vài anh học trò cùng lớp thơ thẩn ở bến xẹ Tôi vẫn đứng sau một một đèn điện. Sự thống khoái của tôi là biết nhiều người yêu một người và người ấy chỉ yêu tôị Thi sĩ Văn Tùng, giờ này, chắc đang ngồi trên bờ tường thấp của sân vận động, buông thõng hai chân và hút thuốc lá. Tiếng máy bay nào đó ở tận bốn tầng mây cũng bắt trái tim anh ta đập mạnh. Tùng đang cười một mình. Anh tưởng đã cho ái Phượng và Hoài Phượng ... lỡ chuyến đò .

Chiều nay không có nắng. Trời mưa xuân thật đẹp. Mưa rây làn bột xuống đầu tóc. Tôi mặc áo mưa kéo cao cổ lên. Nếu tôi có một chiếc măng tô như Kỳ Phát? Và chiếc mũ phớt. Thì tôi thám tử ra phết. Nhưng thế này đã là thám tử rồị Tôi đứng chôn chân dưới cột đèn điện. Mưa xuân cứ việc rắc bụị Điếu thuốc trên môi không tắt. Khói thuốc quả đã sưởi ấm lòng kẻ chờ đợị Vài anh học trò si tình đã bỏ cuộc. Rồi thi sĩ Ái Phượng cũng bỏ về. Yêu mà thiếu kiên nhẫn là vất đị Yêu phải chịu khó lặn lội, mưa gió. Như tôị Bến xe còn một mình thi sĩ Hoài Phượng. Tôi rời cột đèn điện, bước về phía Hoài Phượng, vỗ vai anh ta :

--Bạn đón ai ở đây ?

Hoài Phượng hất đầụ Nước mưa xuân rũ sạch ở mái tóc chải rất nhiều brillantine của anh.

-Đdón một người .

--Ai ?

--Phượng ! Nàng viết thư dặn tôi ra đón nàng. Còn bạn ?

--Tôi đón chú tôi .

--Bạn quen Phượng mà nàng không báo tin cho bạn biết nàng trở lại Thái à ?

--Không. Nghe Tùng nói nàng dặn anh Tùng đón nàng ở ... phi trường !

--Nàng về bằng máy bay ?

--Tùng nói thế .

--"Nó " hại tôi rồị Chào bạn Chương, tôi phải ra sân vận động ngay lập tức .

Hai nhà thơ sẽ gặp nhau ở sân vận động. Bến xe còn mỗi mình tôi ... Nhưng Phượng đã không về chuyến xe cuối cùng. Nàng không về đúng ngày nàng muốn về. Tôi lo ngại giùm Phượng. Hay Phượng chưa hết bệnh? Sáng hôm sau tôi vẫn đến trường sớm để thu lượm ô mai và thư tình trong ngăn bàn của Phượng. Tôi muốn trốn học. Song, trốn học thì không thể chép bài giúp Phượng được. Với người học trò si tình, khi tình yêu xa vắng,để diễn tả nỗi nhớ nhung thật thiết tha, chỉ còn cách trốn học và thức khuya làm thợ Từ hôm Phượng lên Hà Nội, tôi thường nghĩ chuyện bỏ nhà đi giang hồ đây đó. Những tập báo xuân tôi đã đọc hết. Tôi mê những giai thoại về các nhà văn, nhà thợ Tôi yêu Nguyễn Bính đã đành nhưng tôi thích cuộc đời vô định và bệnh hoạn của Hàn Mặc Tử. Tôi ước ao nhiều điềụ Giá tôi nổi tiếng như Thanh nam, như Nguyễn Minh Lang, tôi sẽ viết một cuốn truyện dài dầy bằng cuốn "Cuộc đời một thiếu nữ " hay "Cánh hoa trước gió ". Ở phương trời nào đó, Phượng sẽ đọc và, sẽ bồi hồị Có lẽ, gặp Phượng tôi sẽ nói tôi phải trở thành tay văn sĩ nếu một mai tôi và Phượng vĩnh viễn xa nhau .

Lá thư của Phượng không cho tôi "nghĩ dại " rằng Phượng không trở lại Tháị Hương tóc Phượng còn thơm ngát ở những quyển vở tôi đang ôm ấp, vuốt vẹ Tháng Năm -- tôi viết hoa chữ N -- Phượng nhớ chứ ? Tháng Năm những cây hồi sẽ nở hoạ Tháng Năm, trời thật trong và trăng thật sáng. Chúng ta sẽ đi bên nhau thưởng thức mùi hoa hồị Con đường gần trường mình, Phượng biết không, phượng vĩ sẽ nở chói chang. Chúng ta sẽ bước trên những lớp xác hoạ Phượng thương hoa, tôi bước nhẹ cho hoa đừng rướm máụ Tôi còn muốn đi xa hơn, sau tháng Năm. Tôi thèm một miếng Hà Nội của Phượng. Ta sẽ ngồi bên hồ Trúc Bạch nghe gió lạnh đuổi nhau và kể chuyện miền Thái từ tháng chín năm ngoái năm xưa, năm nào ... Có thuở nào đó không, Phượng nhỉ, tôi mời Phượng về quê ngoại nhà tôị Đó là khung trời thơ mộng. Đó là rừng mơ nơi các vị hoàng tử trốn học đi săn tình yêu và đã gặp các nàng công chúạ Quê ngoại nhà tôi thần tiên và đầy phép tích. Quê ngoại dạy tôi thương lá úa vàng chết để tôi có tháng chín bùi ngùi và gặp Phượng. Và yêu Phượng .

Phượng ơi ,

Ngày mai tôi vẫn đi học. Tôi nhớ lời thánh ở đền Ngọc Sơn dạy rồị Tôi sẽ đỗ và hoa hồi sẽ thơm ngát suốt đời tôị Chiều nay, chiều mai tôi còn ra bến xe đón Phượng. Nhưng Phượng đừng hòng tôi nói có đón Phượng. Mãi mãi tôi nói không. Phượng thic''h thế mà. Phượng thích là trời thích. Tôi đứng nấp ở cột điện ấy, Phượng nhớ rồi đó. Phượng hãy nháo nhác kiếm tôi và đưa tay vẫy vu vợ Tôi sẽ đưa tay vẫy lạị Rồi Phượng xuống xe về nhà. Sáng mai chúng ta gặp nhau ở lớp học. Phượng có thể nhận ra hàng chục khuôn mặt bạn trai cùng lớp. HỌ đi đón Phượng đó, Phượng ạ ! Phượng nói gì với họ tùy ý Phượng. Chỉ xin Phượng đừng cườị Tôi muốn độc chiếm đôi môi Phượng. Tôi muốn Phượng cười vì tôi, cho tôị Rồi Phượng muốn gì ở tôi ? Một điều mà Phượng đã xin tôi dịp trưỚc Tết, Phượng ngỏ đi, tôi cho Phượng ngaỵ Tôi cho Phượng như cây hoa một đời chỉ nở hoa một lần và bông hoa duy nhất â"y chỉ dành để cho một người đã đi vào đời tôị Bằng yêu thương. Bằng hờn giận. Bằng nhớ nhung. Sẽ bằng đau khổ. Bằng nước mắt. Biết đâu được. Tôi ghét nước mắt, tôi ghét đau khổ .

Phượng ơi,

Tôi sẽ mơ ước nhiều đêm naỵ Tôi cầu khẩn bà tiên Tình yêu -- tôi yêu cổ tích lấm -- ban cho tôi một phép nhiệm mầụ Là sáng mai thức dậy, thấy mình ở lớp học lúc nào và đang chuyện trò cùng Phượng .
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tháng Ba

Phượng đó. Như một con chim đã trở về cành cây cũ của nó sau nhiều ngày Xoải cánh phiêu du, Phượng đã trở về ngồi ở chỗ cũ. Đón chào nàng nồng nhiệt nhất là những gói ô mai, những lá thư tình còn ngại ngùng chưa dám ký tên để trong ngăn bàn của nàng. Phượng đó. Nàng đâu biết, mới đây thôi, tất cả đều đã câm và mù và chết vì một lời nguyền nào đấy của bà tiên ác độc. (Tại sao đã là tiên lại còn ác độc ?) Khi Phượng vào lớp, tất cả đều sống dậy , mở mắt và lên tiếng. Bẳng đen, bàn ghế, song cửa, bút mực cũng lên tiếng một lúc. Phượng đầy quyên uy, phép tích mà nàng không rõ. Mà chẳng ai rõ, trừ những cậu học trò yêu nàng. Hương tóc Phượng thơm ngập gian lớp. Khuôn mặt Phượng rực rỡ làm ánh sáng của mặt trời ghen giận. Đôi mắt Phượng mơ hồ hơn, quyến rũ hơn. Tôi đến lớp muộn một chút Tôi cố ý đến sau Phươ.ng. Phượng chào tôi bằng một nụ cườị Chờ tôi ngồi vào chỗ, Phượng quay xuống :
--Chào anh Tùng !
--Chào "cô nương" !
--Anh Tùng có mang vở tới cho Phượng không ?
--Có .
--Anh chép hết bài giùm chứ ?
--Chép hết .
--Vậy đền công anh một hộp dầu Con Hổ .

Hai chúng tôi cười vuị Tôi hỏi :
--Tại sao Phượng biết Tùng đến nhà lấy vở ?
Phượng nheo mắt :
--Bà chị của Phượng tả hình dáng anh chàng Tùng ấy .
Tôi nói :
--Lần sau tôi cải trang .
Phượng mỉm cười :
--Có ai trách anh dối đâụ Anh sắp nói dối Phượng nếu Phượng hỏi chiều qua anh có ra bến xe đón Phượng không. Phượng biết anh nói dối nên không hỏi nữạ Nhưng Phượng ...
--Nhưng Phượng sao ?
-ĐDoán rằng anh muốn vẫy tay chào Phượng ở sau một cột đèn. Phải thế không ?
--Không .
--Tiếng "không " của anh nghe thú vị quá. Phượng có nhiều quà cho anh lắm. Chiều nay, anh tới nhà Phượng nhé ?
--Tôi sẽ mang quà của tôi tới .
--Gì đó ?
--Những món để mở cửa hiệu .
--Biết rồị Trong ngăn bàn đang sẵn . Những bức thư gói những trái ô maị anh đứng bán ô mai với Phượng chắc là đắt hàng .
--Tôi đã nghĩ thế và nghĩ cả những trái ô mai đi đi về về ...
--Vậy phải thêm chân vào huyền thoại ô mai và anh nên cho giấy gói ô mai một huyền thoại .
--Giấy gói ô mai tự nó đã có huyền thoại .
--Ra sao ?
--Những bức thư tình lén bỏ vào ngăn bàn học của cô bạn cùng lớp .
Phượng, tự nhiên , đập nhẹ lên tay tôi :
--Tuyệt điệu! Phượng không muốn anh tới nhà Phượng chiều nay đâụ Mà muốn cùng anh ra bờ sông ngắm dòng nước tháng giêng .

Tôi cảm giác như Phượng vừa xoa chút dầu Con Hổ lên tay tôị Chất dầu thấm qua da, vào thịt và truyền đếm tim một ấm nồng vừa đô.. Tưởng tượng một ngọn cỏ buồn thiu sau những ngày mưa dầm chợt thấy ánh nắng đầu xuân. Tôi là ngọn cỏ ấỵ Ngọn cỏ ngậm giọt sương và giọt sương lung linh dưới ánh nắng. Ngọn cỏ ngậm đầy tâm sự nhưng ngọn cỏ không biết kể lể tâm sự của mình cho ánh nắng nghe . Giời ơi, sao tôi có thể ngớ ngẩn thế! Bao nhiêu là nhớ nhung. Nhớ nhung trọn tháng giêng. Tháng giêng chỉ thiếu Phượng mười hai hôm cũng coi là thiếu Phượng đầy tháng. Nhớ nhung muốn bỏ trường mà đị Nhớ nhung muốn làm lãng tử trốn nhà phiêu bạt, muốn trở thành thi sĩ để có lần được than thở giống Nguyễn Bính: "Mình tôi trời bắt làm thi sĩ ". Nhớ nhung đốt hàng trăm điếu thuốc. Vậy mà ngọn cỏ gặp ánh nắng, Ngưu Lang gặp Chức Nữ, đã chỉ nói những chuyện vớ vẩn. Thế gọi là tình yêu chăng ?

--Anh Chương !
-Đạ !
--Mới xa anh vài hôm anh đã quên .
--Hở ?
--Anh có nhớ Phượng không ?
--Nói dối hay nói thật ?
--Nói thật .
--Không, tôi không nhớ Phượng .
--Thế là anh nói dốị Phượng sợ anh nói thật .
--Tôi đã nói thật .
--Anh nói dối .
--Thì tôi no’i dối .
--Anh nhận được thư của Phượng chứ ?
--Thư nào ?
--Anh lại nói dốị Thôi, Phượng không hỏi chuyện thư nữa . Mà Phượng cũng không gửi thư cho anh
--Thế à ?
Hai chúng tôi nhìn nhau, thấy rõ tâm hồn nhau ở mắt của mỗi đứạ Phượng chưa nói Phượng muốn xin tôi điều gì. Đã qua tết rồị Chiều nay chắc Phượng sẽ nói .
--Anh nhớ chưa ?
--Nhớ gì ?
--Chiều nay chúng mình ra bờ sông .
--Tôi đón Phượng ở đâu ?
--Ở cổng trường .
Thầy đã vào lớp. Tôi trả Phượng những quyển vở. Chưa bao giờ tôi lắng tai nghe thầy giảng bài như bây giờ. Tôi nghĩ tới quẻ thẻ Phượng xin cho tôi và lời thánh ở đền Ngọc Sơn đã dạỵ Có phải khi yêu nhau người ta thường cầu nguyện cho nhaủ Tháng Năm chả còn bao nưã. Tôi giống những cây hồi, những cây phượng, chờ đến tháng Năm sẽ nở hoả Thầy nói tuần sau sửa soạn thi đệ nhị lục cá nguyệt. Thi xong đệ nhị lục cá nguyệt là vừa hết chương trình học. Chúng tôi sẽ có hai ba lần thi thử và các thầy sẽ nghiêm khắc, hạn định thì giờ đúng như ở trường thi thật. Tôi không lo ngại chuyện thi cử. Thánh ở đền Ngọc Sơn muốn tôi đỗ là Phượng muốn tôi đỗ. Tôi không cần biết đỗ đạt hay trượt vỏ chuối thì tương lai tôi sẽ ra saọ Chỉ cần đỗ cho Phượng vui là đủ. Và vì Phượng, tôi phải đỗ. Phượng ơi, Phượng có biết thế không ?

Giờ ra chơị Tôi yêu những giờ ra chơị Cuộc đời bên ngoài sân trường không co’ những giờ ra chơị Tôi hiểu thế. Và tôi không thi’ch nghĩ chuyện tương laị Vì tương lai khi ta nghĩ đến là ta đã ti’nh chuyện bỏ trường mà đị Tôi rất mến sân trường của tôị Sân rộng thênh thang và co’ nhiều cây phượng lớn. Mùa hè, phượng nở đỏ rực rỡ, ve sầu kêu ran ran. Kỷ niệm khởi từ những đơn sơ, tầm thường đo’. Gốc cây phượng này ta đã ngồị Thân cây phượng kia ta đã khắc tên tạ Năm ngoa’i, năm xưa chỉ là thê’. Năm nay, ta đã dựa vào thân cây phượng cùng người bạn ga’i tên Phượng ta no’i chuyện cùng nàng và hồn ta bay tới phương trời xa xăm.

--Chào chị Phươ.ng.
Tùng lên tiếng. Anh ta kiểu ca’ch trước mặt Phượng:
--Chị mang về Tha’i nhiều Hà Nội qua’.
Phượng cu’i nhìn tà a’o mình :
--Hà Nội , anh lầm chăng?
Tùng nhu’n vai :
--Tôi không lầm. Tôi tới xin lỗi chi.. Bạn Chương no’i chị đã giận tôi vì tôi mời chị gắn hoa và chị chê bài thơ của tôi ngắn.
Phượng nói :
--Bài thơ của anh ngắn thật.
Tùng cười :
--Bạn Chương no’i chị về bằng ma’y bay, tôi đã đón hụt. Bạn Chương khoe chị viết thư nhắn bạn ấy ngày chị về .
Phượng hỏi :
--Anh đo’n tôi làm gì ?
Tùng đa’p :
-Đdể xin lỗi chị thật sớm và hứa sẽ làm bài thơ dài hơn .
Tùng đưa hai tay lên vuốt hai ca’i ca’nh phượng của ma’i to’c :
--Mấy hôm chị nghỉ, lớp học buồn qua’. Bạn Chương đồng y’, chứ?
Tôi lắc đầu :
--Riêng tôi, tôi không buồn.
Tùng hạ Tôi :
--Thế thì bạn là gỗ đa’, rong rêu ...
Phượng bênh tôi :
--Co’ thể lắm. Nhưng anh Tùng, tại sao anh không gọi tôi là "cô nương" ?
Tùng đỏ mặt. Anh ta ấp u’ng:
--Chào chị Phượng...
Rồi bước vộị Tôi trông theo Tùng a’i ngạị Tôi nghĩ rằng nếu Tùng đã ngồi chỗ của tôi từ tha’ng chi’n và tôi ngồi chỗ của Tùng, tôi sẽ là Thủy Tinh. Phượng ngo’ tôi cười :
--Anh Chương bảo không nhận được thư của Phượng ?
--Tôi no’i dối .
--Anh Chương bảo Phượng giận thi sĩ Tùng ?
--Tôi ...
Phượng cướp lời tôi :
--Anh no’i thật.
Nàng tiếp :
--Và anh bảo anh không buồn những ngày Phượng nghỉ học.
--Tôi ...
--Anh no’i dối .
Phượng ngước nhìn bầu trời mùa xuân:
--Phượng muốn bị anh no’i dối mãị Nhưng Phượng thì không hề no’i dối anh.
Tôi no’i :
--Tại sao Phượng không no’i dối tôi ?
--Hai chu’ng ta chỉ nên co’ một người no’i dối, vì thế ta sẽ không co’ hai "Cuội”.
--Phượng thông minh qua’.
--Thông minh à? Đừng bảo Phượng thông minh, anh Chương nhe’ Phượng không thi’ch thông minh hay khôn ngoan.
Bỗng Phượng no’i :
--Sắp tới tha’ng Năm rồị Tha’ng Năm Phượng co’ nhiều chuyện để no’i với anh. Phượng lại hy vọng những chuyện ấy không được no’ị
Tôi hỏi :
--Còn điều Phượng muốn xin tôi ?
Phượng nhìn tôi đăm đăm
--Như lời dạy của tha’nh trong quẻ thẻ Phượng đã xin cho anh .
--Phượng xin tôi thi đỗ ?
Đạ .
--Nhỡ tôi trượt ?
--Anh phải đỗ .
--Làm ca’ch nào biết được?
--Anh đừng hu’t thuốc la’ mỗi khi nhớ tới người nào đo’ nữa .
Tôi lặng yên. Nghe xao xuyến đang nổi so’ng tự đa’y hồn. Tôi hiểu Phượng rồị Tôi no’i :
--Chiều nay tôi không thể ra bờ sông với Phượng được. Nha’nh lộc và quà Hà Nội của Phượng, Phượng hãy giữ giùm tôi tới tha’ng Năm .
Phượng co’ vẻ buồn :
--Vâng, tới tha’ng Năm.

Chu’ng tôi vào lớp. Từ lu’c đo’, khuôn mặt Phượng đăm chiêu lạ thường. Và đẹp lạ thường. Hương to’c Phượng vẫn tỏa mùi thơm tuyệt diệụ Phảng phất làn kho’i buồn mỏng tựa kho’i sương. Tôi biết tôi đã yêu Phươ.ng. Bây giờ mới thật sự yêu Phươ.ng. Bây giờ mới biết đa’nh vần yêu để đọc và thấm nghĩa buồn. Tình yêu luôn luôn co’ nỗi buồ`n đi bên ca.nh. Nỗi buồn tôi hiện mang là nỗi buồn thi cử. Đời học trò, đa’ng lẽ, chỉ nên co’ những giờ ra chơị Trong giờ ra chơi, người học trò tha hồ mộng mị và không hề lo lắng ngày mai rời trường, xa lớp. Thi cử là mối đe dọa hãi hùng. Không ai sợ trượt. "Học tài thi phận". Nhưng trượt rồi còn dịp trở lại trường cũ không? Và định mệnh (Sao tôi ghe’t hai tiếng này thế, no’ gợi tưởng một kẻ vô hình a’c nghiệt đã cố tình an bày cho mỗi đời người một định mệnh) nào sẽ a’m ảnh những cậu học trò "lạc đề thi" ? Tôi chợt nhớ một truyện ngắn của Nhất Linh diễn tả ca’i định mệnh trớ trêu của một anh học trò học giỏi, thông minh. Anh ta cầm chắc mảnh bằng. Tương lai anh ta hứa hẹn vợ đẹp nhà giàụ Anh đi thị Ddỗ viết. Vào vấn đa’p chỉ vì nhanh tay cầm cục tẩy trên bàn vị gia’m khảọ chặn tờ giấy cho gio’ khỏi bay mà bị đánh trượt. Cục tẩy xóa tương lai rực rỡ của anh. Đời anh thủng một lổ. Anh về quê, lấy vợ quê, mở qua’n hàng bên đường, cả ngày đập ruồi và hu’t thuốc lào vặt! Truyện ngắn đo’, nhớ lại, tôi sợ Hãi vô cùng. Và tôi ghe’t thi cử. Thế mà tôi cứ phải học thị Phượng ơi, nhỡ tôi trượt ?

Tôi thả mắt qua khung cửa nhỏ. Khoảng trời quen thuộc của tôi, dường như, nhiều mây đen.
Ai đã viết lên bảng những câu thơ :

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chu’ng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gio’ nội bay đi i’t nhiều

Bốn câu thơ như ca dao của Nguyễn Bi’nh. Anh học trò nào đây đã si mê thơ Nguyễn Bi’nh giống tôị Hình như học trò tỉnh nhỏ đều ngưỡng mộ Nguyễn Bi’nh. Vì Nguyễn Bi’nh giản dị, chân thành và đằm thắm y hệt cuộc đời những người ở tỉnh nhỏ. Hai người trai ga’i yêu nhau sinh trưởng giữa chốn cỏ nội hoa ngàn. Một hôm nàng ham vui phồn hoa lên thành phố chơị Rồi nàng trở về, tình nhân của nàng thấy a’o nàng vướng chu’t bụi kinh kỳ của đô hộị Chàng tưởng chừng hương –đồng gio’ nội theo tình yêu thanh cao và đơn sơ đã mất ma’t i’t nhiềụ Anh học trò viết thơ Nguyễn Bi’nh lên bảng hẳn đã yêu Phượng ghê lắm. Yêu Phượng bao nhiêu người làm thợ Yêu Phượng bao nhiêu người thuộc thợ Yêu Phượng bao nhiêu người hu’t thuốc la’ ... Anh tra’ch Phượng lên Hà Nội I’t ngày, trở về Tha’i không hồn nhiên như tha’ng trước đây mà.

Phượng dạo này, quả nhiên lặng lẽ. Tôi đoa’n đu’ng rồi, nàng co’ một nỗi buồn. Suốt buổi học, nàng chỉ quay xuống no’i với tôi vài câu vào giờ ra chơi nếu tôi ở lại lớp. Hôm nay, nhờ mấy câu thơ của Nguyễn Bi’nh , tôi co’ thể no’i chuyện với Phượng nhiều hơn. Tôi xe’ giấy nha’p, viết mấy chữ: "Phượng đã đọc bốn câu thơ của Nguyễn Bi’nh trên bảng chưa ?". Phượng phu’c đa’p ngay : "Rồi, la’t ra chơi, chu’ng ta bình giảng!" Giờ ra chơi, Phượng quay xuống:

--Ho tra’ch Phượng đấỵ
--Tại vì mấy hôm nay Phượng buồn họ tưởng Phượng nhớ một người nào ở Hà Nội .
--Vâng, Phượng nhớ một người .

Mũi tên nhọn hoắt vừa pho’ng thẳng vào tra’i tim tôi, xuyên thấu lưng. Tôi lă..ng người cơ hồ bị tru’ng gió. Tôi ngớ ngẩn hỏi :
--Phượng no’i dốỉ
Phượng khẽ lắc đầu :
--Không bao giờ Phượng no’i dối anh đâu, anh Chương ạ !
Phượng thả mắt nhìn ra khoảng trời của tôi :
-Đdo’ là câu chuyện Phượng định no’i với anh vào tha’ng Năm .
--Buổi sa’ng ?
--Vâng, buổi sa’ng. Nhưng Phượng hy vọng sẽ không phải no’i .
--Sao thế ?
--Vì phải no’i, người buồn nhất là Phươ.ng. Anh chờ đến tha’ng Năm nhe’! Nghe anh tả mùi hoa hồi, Phượng yêu hoa hồi qua’. Phượng ao ước được đi bên anh vào những đêm hoa hồi nở nhiềụ Anh đã hứa với Phượng là cho Phượng xin một điều, một niềm vui chung với anh, anh còn nhớ ?
--tôi nhớ .
--Anh đã làm gì ?
--Tôi định từ tha’ng sau, tôi và vài người bạn lập một tổ năm người học thi .
--Anh còn định gì nữa, phải lập ngay chứ ?
--Tôi sẽ lập ngay .
--Không co’ sẽ .
--Tôi lập ngay .
--Anh Chương luôn luôn chiều chuộng Phươ.ng. Mai thi toa’n, anh đừng lo cho Phượng nhe’! Với Phượng, thi cử không co’ nghĩa gì hết. Rồi co’ ngày Phượng sẽ no’i cho anh rõ. Phượng đi học vì mục đi’ch riêng. Nếu học để đỗ, Phượng đã chẳng về Tha’ị Tha’ng sau, co’ lẽ, Phượng đi học không đều đâụ Nhưng anh Chương chớ ... hu’t thuốc la’. Phượng không lên Hà Nội đâụ Phượng vẫn ở Tha’ị Chuyện Phượng sẽ kể và anh Chương sẽ hiểu rằng không bao giờ Phượng no’i dối anh. Phượng quy’ anh lắm .
Mă‘t Phượng bỏ khoảng trời xanh qua khung cửa nhỏ, nhìn tôi mỉm cười :
--Anh Chương thì không bao giờ no’i thật với Phươ.ng.
Tôi no’i :
--Sẽ co’ lần tôi no’i thật.
Phượng thở Dài :
--Lần ấy, hẳn Phượng phải kho’c .

Giờ ra chơi thật ngắn ngủi không đủ thì giờ cho tôi hỏi tại sao Phượng phải kho’c nếu tôi no’i thật tôi yêu Phươ.ng. Tôi muốn đời tôi co’ hàng ngàn vạn giờ ra chơi và giờ ra chơi cuối cùng của cuộc đời, thế nào tôi cũng da’m no’i thật là tôi yêu Phươ.ng. Tôi nghe thầy giảng bài nhưng hồn tôi cứ lạc lõng trên dòng suối to’c Phươ.ng. Ở suối to’c Phượng tôi mới thấy tuổi tôi, mộng tôi và y’ nghĩa đời tôị Suô’'i to’c Phượng dàn trải tới mơ hồ vô tận. Co’ ngôn ngữ nào diễn tả được niềm bi’ ẩn của tình yêủ Ngay cả thơ sẽ cũng bất lực. Thành thử, với tình yêu, người ta chỉ lặng thinh để tâm hồn bị xâm chiếm bằng muôn vàn cảm gia’c lâng lâng, bay bổng. Tâm hồn người ta vốn đơn sợ Khi tâm hồn trở nên huyền bi’, ấy là lu’c ta yêu đương. Phải chăng Phượng đã yêu tôị Và nàng kho’ hiểu từ tha’ng bạ Nàng không dễ hiểu như hồi tha’ng chi’n. Yêu là lặng thinh là không lên tiếng hỏị Vậy tôi chả dại gì hỏi tại sao Phượng đã biến thành công chu’a ngủ trong rừng.

Những bài thi đệ nhị lục ca’ nguyệt phải được thanh toa’n trong tha’ng bạ Một tuần nữa hết tha’ng bạ Hỡi tha’ng ba của học trò đi thị Từ đây đến ngày sang trường thi, thời gian vùn vụt. Học Trần Tế Xương bỗng lo lắng vô cùng. Mấy môn ke’m quan trọng đã thi xong. Anh nào dốt Ly’, Ho’a thì chọn Vạn vật mà bắt chước loài cuốc. Bài Việt văn của tôi sa su’t thậm tê.. Tôi ghe’t thơ văn Nguyễn Công Trứ, gặp đề thi chi’ làm trai của Uy Viễn tướng công, đành bôi ba’c. Tôi không thuộc nổi lấy nửa bài thơ của Nguyễn Công Trứ, làm sao mà dẫn chứng ca’i chi’ làm trai của ngàị Gia’ được học Nguyễn Bi’nh, lại làm bài luận về nỗi nhớ người yêu của Nguyễn Bi’nh thì tôi phải có điểm xuất sắc. Kỳ này, thầy trả Bài sớm. Tôi được 5 điểm trên 20. Thầy Việt văn chỉ tri’ch kịch liệt. Tôi buồn muốn kho’c. Phượng đã quay xuô’ng an ủi :
--Anh nên học Nguyễn Công Trứ lạị Phượng sẽ mua tặng anh cuốn Luận đề về Nguye6~n Công Trứ .
Tôi gật đầu :
--Vâng, tôi sẽ học kỹ Nguyễn Công Trứ .
Phượng cười :
--Anh lại "vâng, dạ" Rồi! Anh đừng quên tha’nh đã bảo anh phải đỗ .
Tôi no’i :
--Tôi không quên.
Hôm nay thi toa’n. Bài Hình không co’ gì kho’. Bài Ðại số khu’c mắc đôi chu’t, tôi vẫn làm xong trước giờ nộp bài hai mươi phu’t. Thầy cầm bài của tôi xem một la’t rồi khen:
--Chương kha’ lắm .
Thầy hỏi :
--Chểnh mảng cũng anh mà chăm chỉ cũng anh, tại sao lạ thê’' ?
Tôi muốn thưa: Tại tình yêụ Thưa thầy, khi con yêu con chểnh mảng, con coi sa’ch bài là giấy go’i hàng, con thi’ch trô’'n học; khi con được yêu, con chăm chỉ học hành, con thi’ch ngồi trong lớp cả những giờ khô khan nhất. Nhưng tôi không da’m trả lời thầy thế. Tôi đành cu’i đầu, im lặng cho niềm sung sướng nổi so’ng. Bởi tôi biê’'t Phượng đang sung sướng. Tôi bèn sửa một đoạn trong bài tập đọc của lớp vỡ lòng (Tôi cũng chỉ vừa qua lớp vỡ lòng): "Tôi cố học, tôi chăm học, học sao cho mau tấn tới, cho ... người yêu vui lòng". Phượng không sợ Tôi sẽ thi trượt nữạ Ddấy, Phượng thấy chưa, tôi làm bài thi trước hạn định những hai mươi phu’t thầy khen kha’ lắm mà vẫn cứ giu’p Phượng củng cô’ ngôi vị xuất sắc, dù Phượng không thi’ch xuất sắc, Phượng không ôm mộng lều chõng. Phượng co’ vẻ Châu Long qua’. Tôi là Lưu Bình lười biếng. Phượng khi’ch lệ tôị Không, Phượng đdừng làm Châu Long, vì Phượng sẽ về với Dương Lễ khi tha’ng Năm tớị Còn tôi, tôi sẽ đi đâu ? Tôi chợt nhớ rằng Phượng đang nhớ tới một ngườị Người nào ? Co’ lẽ, tôi phải hỏi Phươ.ng. Tôi không thể ôm nỗi ấm ức.
--Phượng!
Phượng quay xuống.
--Làm xong bài chưa ?
Phượng đa’p :
--Xong rồi .
Tôi hỏi :
--Phượng co’ nghe thầy khen tôi và thắc mắc về tôi không ?
Phượng gật đầụ Nàng mỉm cười :
--Thầy không biê’'t anh Chương được tha’nh ở đền Ngọc Sơn phù hô..
Tôi no’i :
--Phượng đã phù hộ tôi .
Ddôi mắt Phượng chớp maụ Tôi mơ hồ thấy, ở đuôi mắt nàng co’ một hạt ngọc muốn rơị Hạt ngọc ấy, dường như co’ linh hồn. Và no’ đang âu yếm bảo tôi rằng: "Khi yêu đừng nên ngờ vực. Tình yêu mong manh tựa kho’i sương, chỉ cần một chu’t ngờ vực là kho’i sương tan biến". Tôi xấu hổ, tôi ân hận đã nghĩ không đẹp về nỗi nhớ của Phượng .
--Anh Chương nghĩ gì thế ?
--Tôi đang nghĩ đến tha’ng Năm .
--Vào một buổi sa’ng ?
--Cả đêm khuya trên đường ngập hoa hồi .
--Hãy nghĩ lời tha’nh dạy anh trước .
Phượng quay lên. Rồi lại quay xuống:
-Đdã lập tổ học thi chưa ?
Tôi đa’p :
--Ngày mai bắt đầu .
Lần này Phượng quay lên và không quay xuống nữạ Như vậy, trong nhiều buổi học, chu’ng tôi chỉ còn no’i với nhau vài câu ngắn ngủị Co’ một thi sĩ, ta’c giả "Gửi Hương Cho Gio’ ", yêu nàng thơ của chàng ghê lắm. Nhưng mùa thi gần kề, chàng dặn em thơ của chàng hãy chờ đợi chàng qua mùa thị Qua mùa thi, chàng và nàng lại tiếp tục tìh tư.. Thi sĩ yêu thơ như tôi yêu Phươ.ng. Tôi cũng muốn no’i với Phượng rằng hãy đợi tôi qua mùa thi, đến tha’ng Năm hoa hồi nở, chu’ng ta sẽ tình tự dưới gốc cây hồi .

Thế' là hết những bài thi đệ nhị lục ca’ nguyệt. Căn cứ vào kê’'t quả kỳ thi này thầy hiệu trưởng cho biết ai co’ thể đỗ. Tôi nằm trong danh sa’ch hai mươi thi’ sinh co’ thể đỗ với điều kiê..n baì Việt Văn phải ở điểm trung bình. Chu’ng tôi sẽ nghỉ sơ’m hơn ca’c lơ’p kha’c độ nửa tha’ng để chuẩn bị lều chõng sang trường Nam. Đơn thi đã làm xong và sắp sửa nộp. Những ngày không đi học, làm cách nào để gặp Phượng ? Tôi định hỏi Phượng câu nàỵ Không gặp Phượng mỗi ngày, tôi học sẽ không vaò. Tôi học vì Phượng, cho Phươ.ng. Tôi nói thật và câu nói thật này sẽ không bao giờ tôi nói với Phươ.ng. Chương trình học đã hết, không chừng chúng tôi nghỉ vaò đầu tháng tự Bây giờ đến trường để làm baì tập. Riêng hai môn toán và lý hoá, thầy cho làm những baì đã là đề thi ở Ba Lê, Vạn Tượng, Nam Vang, Sài Gòn.... cuả những năm trước. Thầy hiệu trưởng định tổ chức vaì lần thi thử nhưng cuối cùng thầy quyết định chỉ thi thử 1 lần. Chúng tôi sắp tham dự cuộc đánh trận giả với chữ nghĩạ Tôi sẽ đóng vai người chiến sĩ giả vờ không mếy hào hùng. Bởi vì, khi trận đánh kết thúc, nghĩa là tháng tư lớp tôi sẽ đóng cửạ Chúng tôi không đến lớp học nữạ Tới trường, vaò văn phòng nhận phiếu baó danh thôi ! Sang tháng chín, ít anh học trò cũ còn chút may mắn thì trở lại lớp mình. nhiều anh bỏ trường đi luôn làm những kẻ chiến bại lạc lõng. Một số đỗ đạt thì tìm trường xa mà học. Chia ly khởi sự từ đó.

Tôi không cần đợi tháng chín. Tự lúc này tôi đã tương tư lớp học, tương tư một chỗ ngồi ở bàn đầụ Tôi sắp không được thấy hồn thôi lãng du trên suối tóc Phượng, tôi sắp không được ngửi muì hương tóc Phượng, tôi sắp không được thả mắt qua khung cửa sổ ngắm khoảng trời quen thuộc nhiều sắc mây cuả tôi và tôi sắp không được nhìn Phượng cười mỗi buổi sáng để nghe raọ rực ở lòng mình trong bốn giờ học. Hôm qua, Phượng vắng mặt. Mới vắng Phượng một hôm hồn tôi đã rã rờị Vắng Phượng suốt tháng tư, hồn tôi sẽ khắc khoải đến đâu ? Tôi bỗng lại sợ haĩ vu vơ, lạ iphải nghì tới người Phượng đang nhớ. Rồi tôi tự hỏi tại sao không gặp Phượng từ tháng chín những năm qua, năm đệ thất chẳng hạn. Chúng tôi đã có bốn niên học, bốn giáng sinh, bốn cái tết và bao nhiêu niềm vuị Rồi tôi tự hỏi thêm, liệu gặp Phượng từ tháng chín năm đệ thất, tôi đã biết cảm muì hương tóc Phượng để yêu Phượng chưa ? Mai mốt gặp Phượng tôi sẽ hỏi Phượng xem nếu chúng tôi quan nhau từ tháng chín năm xưa thì tháng Năm đầu tiên chúng tôi có mơ ước đi trên đường khuya ngát hương hoa hồi ?

--oo0oo-

Phượng đi học hơi trễ. Đó cũng là một biến cố cuối năm. Chưa hề thấy Phượng vaò lớp muộn. Luôn luôn đến sớm và chỉ bỏ học mấy ngày tết vì ốm ở Hà Nội không về Thái kịp. Phượng nghỉ học hai hôm liền gây nhiều thắc mắc cho những người yêu nàng. Dù Phượng đã bảo tôi nàng sẽ vắng mặt ít ngày trong tháng Tư, và tôi vẫn thấy "làm sao ấy" và "cảm thấy bên mình nỗi tịch liêu" khi Phượng nghỉ học. Trước tháng chín năm ngoái, hình như không có gì xảy ra và sẽ không có gì xảy ra cho cuộc đời học trò tỉnh lỵ cuả tôị Tôi sẽ như hàng cây hồi lúc tháng sáu tháng bảy, những hàng cây hồi xanh tươi đẹp mắt nhưng không toả nổi một muì hương. Hoa hồi chỉ nở vaò tháng Năm. Tôi ngỡ rằng hoa hồi có một cái hẹn vaò tháng Năm như dòng sông chỉ chảy xiết và ngầu đỏ phù sa vào tháng Bảỵ Tình yêu học trò chỉ đến tháng vaò tháng Chín năm mười bảy tuổị Năm mười bảy tuổi cây hồi trong tâm hồn tôi đã nở hoa và tôi đã không còn thắc mắc tại sao tôi đã không gặp Phượng sớm hơn hay không . Bây giờ tôi nghĩ tớ i cây gạo ở cuối tỉnh. Tháng Ba dương lịch, sau tết là mùa hoa gạọ Tôi sá chi loài hoa gạo tầm thường, loại hoa cuả quạ và saó. Thân gạo sù sì gai góc không thể là điểm tựa cuả tình yêu để hai người yêu nhau dựa lưng thầm thì tình tư.. Hoa gạo đỏ maù maú người chết. Khi rơi rụng, nó rơi lộp bộp làm giật mình kinh hãị Nó không gây hương nhớ nhung. Tôi sợ nó vì Nguyễn Bính đã tả nó: "Những hoa gạo đỏ tươi màu máu, nhầu nát như người lính tử thương" Và buồn rầu kết luận "Một khi tình rụng như hoa rụng, máu đỏ lià tim dạ xót xa" . Hoa gaọ khiến tôi liên tưởng tới hoa Phươ.ng. Hoa Phượng cũng "đỏ tươi màu máu". Tháng Hai hoa gạo rụng, tháng Năm hoa phượng rơị Không ai nhặt ép hoa gạo vaò sách nhưng Phượng đã nói sẽ nhặt hoa phượng ép vaò vở. Đó là hình ảnh ngậm ngùi tôi chợt nghĩ đến.

Phượng đã vaò lớp. Nàng hơi ngượng ngùng. Cặp sách ôm trước ngực, nàng cúi đầu chào thầy rồi bước nhanh tới chỗ ngồị Phượng quay xuống :
--Tại anh đó, đáng lẽ hôm nay Phượng còn nghỉ .
Những ý nghĩa sầu thảm cuả tôi vụt tan. Lòng tôi cuộn dâng con nước thuỷ triều rạo rực. Đây là câu nói ngọt ngào thắm thiết nhất từ tháng Chín. Vì tôi Phượng đi học lại và Phượng đã nói với tôị Còn tôi cũng vì Phượng mà tôi đi học nhưng tôi lại không dám nói với nàng.
--Anh Chương !
--Hở ?
Phượng mỉm cười (Phượng cứ cười với tôi, chẳng lẽ tôi không bảo Phượng cười ):
--Anh hiểu Phượng chứ ?
Tôi chớp mắt :
--Tôi hiểu :
Phượng có thể đọc được niềm cảm động trong cái chớp mắt của tôi không nhi??
--Hai hôm Phượng vắng mặt anh làm gì ?
--Tôi nhớ ...
--Anh nhớ lời thánh dạy ?
--Vâng.
--Tổ học của anh đến đâu rồi ?
--Họ đợi nghỉ học mới bắt đầu .
--Bao giờ nghỉ học ?
--Sang tháng tư .
Phượng lặng yên giây lát. Rồi nàng hỏi :
--Anh định nơi học chung ở đâu chưa ?
Tôi nói :
--Ở nhà anh Định, cuối phố Trưng Trắc .
--Con phố thẳng tắp hai hàng hồi ?
--Vâng .
--Những hôm Phượng không có việc g`, Phượng sẽ qua đấy mỗi ngày một lần .
--Vào buổi sáng ?
--Vâng, vào buổi sáng .
Tôi không dám hỏi Phượng qua con phố thẳng tắp hai hàng hồi ấy làm gì. "Anh hiểu Phượng chứ "? Tôi hiểu . "Tại anh đó, đáng lẽ hôm nay Phượng còn nghỉ". Tại anh đó, vì anh đó, Phượng qua đấy mỗi buổi sáng để anh học cho vào và thi cho đỗ .
--Phượng vừa có tin vui .
--Tin gì vậy ?
--Người Phượng nhớ, Phượng sắp được gặp. Mọi người trong gia đình Phượng đi tìm ròng rã mấy năm trờị Và đến lượt Phượng về Thái, Phượng sắp gặp. Phượng yêu Thái Bình của anh lắm .

Thú thật là tôi đang ghen với người Phượng nhớ. Phượng không chịu nói người Phượng nhớ là ai và tôi thì ngại ngần không hỏị Câu trả lời của Phượng hoặc sẽ làm tôi sung sướng hoặc sẽ làm tôi khổ sở. Tôi cầm chắc câu trả lời làm tôi khổ sở nên tôi không hỏi .
--Anh Chương !
-Đạ .
--Anh giận Phượng ?
--Không .
--Thế sao anh "dạ "?
--Tôi quên .
--Anh đừng bao giờ quên nữạ Phượng đã hứa đến tháng Năm sẽ kể anh nghe nhiều chuyện. Chắc chắn, Phượng sẽ kể.
--Chuyện vui ?
--Hôm nọ Phượng mới hy vọng là chuyện vui thành thử lại hy vọng không phải kể cho anh nghẹ Hôm nay, không cần hy vọng vì chắc chắn là chuyện vui .
--Cho riêng Phượng ?
Phượng nhăn nhó :
--Anh thích Phượng buồn à ?
Tôi đáp nhanh :
--Xin lỗi Phượng .
Phượng quay lên. Một lát, Phượng ném xuống mẩu giâ'y: " Hôm nay nhiều ô mai và giấy gói ô mai quá. Bao giờ chúng mình được mở một hiệu bán ô mai ? Phượng rất sợ mai này, sẽ không được quờ tay vào ngăn bàn mỗi buổi sáng đê ? lấy ô mai gửi tới từ nhừng cánh rừng mơ rồi báo tin cho anh biết" . Tôi đọc xong cảm tưởng nhận ô mai cuả Phượng cũng sờ sợ cái "mai này" . " Mai sau còn có bao giờ........" Câu thơ thật aỏ naỏ ! Ở một không gian và thời gian khác, tâm hồn Phượng có đổi thay ? Tâm hồn tôi có thay đổi ? Hẳn là không còn nhừng gói ô mai lén tặng Phượng trong ngăn bàn học và chẳng ai còn nhớ huyền thoại ô maị Phượng ơi, tôi vẫn không thuộc nổi một baì thơ cuả Nguyễn Công Trứ, vẫn không đọc hết một baì luận ở cuốn Luật đề về Nguyễn Công Trứ mà Phượng đã mua tặng tôị Không làm nổi một baì việt văn nhưng tôi có thể viết trôi chảy một đoạn cảm nghĩ về Phượng để nắn nót chép vaò nhật ký cuả tôi :

Phượng ơi ,

Phượng không muốn tôi nói thật, thì tôi viết thật - rằng tôi chán nản học hành thi cử, tương lai, sự nghiệp. Tôi chán ngày mai, tôi muốn mãi maĩ mình sẽ làm cậu học trò đệ tứ có người bạn gái ngồi trước bàn mình mà mình yêu tha thiết song không bao giờ dám nói mình yêu cô tạ Ai baỏ là mình yêu cô ta, mình sẽ đỏ mặt, chối bai bải rồi ân hận đã chối bai bảị Tôi muốn mãi mãi ôm ấp niềm vui nhẹ nhàng, nỗi buồn thoang thoảng. Và tôi muốn học chung với Phượng suốt đời ở ngôi trường tỉnh lỵ nhỏ bé tầm thường nàỵ Tôi không thích đi đâụ Không thích lên Hà Nội học, không thích ngồi hóng gió bên hồ Trúc Ba.ch. Tôi chỉ thích cùng Phượng đi trên đường khuya đếm từng chiếc bóng đèn đường và ao ước được nắm tay Phượng, để ngỡ mình cũng được Phượng yêụ Thế thôi Phượng ạ !
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tháng Tư

Chào tháng tư! Chào những ngày hứa hẹn ít vui, nhiều buồn, lắm nhớ . Chào tháng tư bằng một buổi sáng thử thách quan trọng. Phượng vắng mặt sáng nạy Mấy lớp dưới được nghĩ nhường bàn ghế, chỗ ngồi cho những con gà nòi của trường sửa soạn trận đấu quyết định tương lại Ôi tương lai ! chưa bao giờ nghe hai tiếng này phát ghét đến thế. Tương lai anh nào đổ trung học phổ thông, nếu gia đình khá giả lên Hà nội tiếp tục học thi tú tài. Anh nào gia đình túng quẫn sẽ xin đi làm giáo viên tiểu học và sẽ được tuyển dụng ngay không cần học sư phạm. Anh nào thích đời sống quân ngũ sẽ tình nguyện thi vào trường võ bị ở Đà Lạt hay Thủ Đức . Những anh bất hạnh đạp võ chuối, vồ hụt cái tương lai thì phải bỏ trường mà đi , hoặc về làm ruộng, ngâm bài "Văn chương phú lục chẳng hay, trở về làng cũ học cày cho xong", hoặc đi buôn bán, hoặc xin học nghề mứ sịnh Đấy, tương ali của mảnh bằng trung học phổ thông chán như cơm nếp nát.

Nhưng vẫn quan trọng đến nỗi thi thử gay go hơn thi thật. Mỗi anh học trò ngồi một bàn. Anh này ngồi đầu bàn, anh kia ngồi giữa bàn, khó lòng hỏi han nhạu Thầy dặn : Bình tĩnh, đừng run, đừng vội vàng, đọc kỹ đầu bài , chưa hiểu thì đọc lại, tâm niệm "tôi phải đổ " ! Các thầy vừa làm giám khảo vừa làm giám thị. Bài thi viết lên bảng. Mắt thầy chiếu vào từng học trò. Hai giờ một môn thị Ngày bốn mộn Thầy chấm bài suốt đệm Hôm sau đọc kết quả thi viết . Rụng như sụng Lớp bốn mươi học trò chỉ mười lăm anh được vào vấn đáp. Tôi may mắn đợt ....thi thử . Thầy Việt văn quay về Nguyễn Công Trứ. Thầy cho tôi năm điểm, mắng mỏ tàn tệ . Mười anh đổ còn năm anh phải thi vấn đáp kỳ 2 , trong đó có tội Thầy hẹn tuần lễ nữa thì thi vấn đáp cho 5 thí sinh trượt vấn đáp kỳ 1.

Phượng đến trường hôm công bố kết quả thi vấn đáp thử . Nàng đã nghe thầy Việt văn hết lời mạt sát tội Tan học . Phượng bảo tôi đưa nàng về tận nhà. Trên đường về, Phượng nói :

--Anh chỉ cần "yêu cụ Nguyễn Công Trứ một chút thội Mình học cụ có mấy bài thơ, mấy đoạn phú mà
Tôi nói :
--Không hiểu tại sao tôi không thuộc nỗi thơ Nguyễn Công Trứ .
Phượng nói :
--Vì anh thiếu ... chí nam nhi!
Phượng cười khúc khích. Nàng hỏi tôi :
--Chiều nay anh có bận việc gì không ?
Tôi đáp :
--Không .
--Thế thì chiều Phượng cùng anh học thơ Nguyễn Công Trứ nhé !
--Ở đâu ?
--Chúng mình ra bờ sộng Phượng học thi với anh, ai thuộc trước và thuộc trơn làu làu, lại hiểu rõ ý nghĩa, người ấy thắng cuộc .
--Để làm chi đây ?
--Tuần sau thi vấn đáp thử. Anh không thích làm Phượng vui lòng à? Anh phụ lòng thánh à ?
--Tôi xin lỗi Phượng.
--Mỗi câu thơ Nguyễn Công Trứ là một trái ô mai gói bằng thứ giấy thường đặt trong ngăn bàn của Phượng.
--Phượng treo giải ?
--Vậng
--Vậy chiều nay mang thật nhiều ô mai nhé !

Chúng tôi chia tay nhau giữa đường. Phượng bảo để Phượng về nhà một mình cũng được. Trưa hôm đó, tôi dở cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, tìm kiếm cụ Nguyễn Công Trứ. Tôi mơ hồ thấy Uy Viễn tướng công hiện ra, râu dài quá rốn, nụ cười độ lượng. Ngài vuốt đầu tôi, nhẹ nhàng và âu yếm chuyện trò .
--Cháu chán thơ phú của ta phải không ?
--Bẩm phải ạ !
--Ta biết lắm. Ở tuổi cháu và trình độ kiến thức của cháu, đọc thơ phú của ta đã không thích thì học sao hiểu. Cháu chỉ nên học những gì gần gũi cháu. Lên bậc đại học hãy nghiên cừ tư tưởng của tạ Bây giờ học ta, cháu sẽ giống loài vẹt.
--Nhưng cháu cần học để thi đỗ.
--Vẹt, loài vẹt đáng thương !
--Cụ hãy thương cháu , giúp cháu thuộc thơ phú của cụ và hiểu đôi chút .
--Hiểu thì mới thuộc.
--Xin được hiểu trước .
--Nhóc con, mi đòi tìm hiểu nhân sinh quan ta ư ? Mày vừa rời * mẹ nào biết "Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc?" Thôi, ta chìu mày kẻo mày thi trượt, loài vẹt nhỏ ...

Uy Viễn tướng công nói tới đó, một con hạc trắng đáp xuống cạnh ngài và ngài cưỡi hạc bay đến vùng trời đinh điền Tiền Hải. Tôi dụi mắt. Thấy chữ nghĩa quyến rũ quá. Tôi học thuộc lòng thơ phú của Nguyễn Công Trứ thật dễ dàng. Chiều nay, tôi sẽ ăn no ô mại Tôi sẽ nuốt cả hột ô mại Hột ô mai sẽ hoá thành hột mợ Và sẽ mọc ở lòng tôi một cánh rừng mợ

--ô0-

Thầy Việt văn bắt to&i đọc 1 bài phú của Nguyễn Công Trứ . Tôi đọc trôi chảy. Thầy bắt tôi bình giảng, tôi bình giảng đầy đủ. Thầy ngạc nhiện Thầy khẹn Thưa thầy, nếu Phượng ngồi bên con xem con học, con có thể học thuộc lòng cả cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của cụ Dương Quảng Hàm như học giả Nguyễn tất Tố thuộc lòng tự điển laoụe Tôi không sợ trượt võ chuối nữa . Phượng hài lòng lắm. Tôi vui là chuyện đã đành. Nhưng nỗi buồn mới đang đe doạ tội Ngày mai chúng tôi nghĩ học. Lớp đi thi nghỉ học sớm. Tôi không hiểu Phượng có giữ đúng lời hứa, mỗi buổi sáng, đi qua con phố thẳng tắp hai hàng hồi để từ một chỗ nào đó ở nhà Định, tôi nhìn thấy Phượng tha thướt trong chiếu áo lụa màu mỡ gà. Mùa đông đã hết. Mùa xuân sắp tàn. Áo lục Phượng mặc sẽ làm mùa hè mát rượi. Phượng bảo Phượng không hề nói dối tội Nhưng Phượng còn giấu tôi một chuyện. Phượng đi tìm người Phượng nhớ. Người ấy là ai nhỉ ?

Tôi nhớ buổi chiều mấy hôm trước, chúng tôi ra bờ sông hóng gió. Hóng gió vì tôi đã thuộc một số thơ phú của Nguyễn Công Trứ đủ để làm bài thi lấy điểm trung bình. Hôm ấy, Phượng cảm động khôn tả . Tôi đọc rõ niềm cảm động trong mắt Phượng. Tôi đã hỏi và Phượng đã giải thích mà tôi vẫn chẳng hiểu tại sao Phượng lo lắng chuyện thi cử của tôi ghê thế. Tôi suy diễn như chứng minh hình học. Yêu nhau là cầu nguyện cho nhạu Phượng cầu nguyện cho tôi, vậy Phượng đã yêu tôi ? Tại sao Phượng không nói Phượng yêu tội Tình yêu chỉ cảm thấy, không nghe rõ, không nói được chăng ? Dẫu sao, tôi vẫn buồn vì ngày mai lớp học của tôi sẽ khép kín. Khung cửa sổ cũng bị khép kín. Tôi không còn ngồi sau lưng Phượng để thả hồn lãng du trên suối tóc Phượng, hoặc thả hồn nhìn khoảng trời quen thuộc đủ sắc mây của tôi nữa. Khoảng trời ấy, thiếu Phượng, những phiến mây chắc chắn sẽ đi giang hồ. Thiếu tôi nữa, khoảng trời sẽ u ám và khung cửa sổ sẽ trở nên tầm thường. Tôi sắp thật sự xa hẳn nhừng hình ảnh quen thuộc. Tôi tự hỏi, mai sau - chẩng lắm mà cũng phải thành chuyện mai sau - tôi đến một ngồi trường nào dó, sẽ không còn Phượng ngồi bàn trên, không còn khung cửa nhỏ của tôi chắc tôi buồn lắm. Không gì buồn hơn nỗi buồn chia ly trường cũ. Sự chia ly buồn như tiếng côn trùng rỉ rã khi chiều xuống. Buổi học cuối cùng là buổi học để học trò hàn huyên tâm sự và gửi nhau những dòng lứ bút. Ôi, những dòng lứ bút ! Tôi đã viết trên hàng chục trang lứ bút cua/ bạn bè. Mỗi một ý : Xa trường lớp, xa bạn bè thì buồn ghê lắm. Phượng cũng viết lứ bút cho nhiều người. Tôi không biết Phượng đã viết gì cho Tùng, cho Thức ? Cho Tài ?.... Nhưng Phượng không xin những dòng lứ bút của ho.....va` cả của tội

Phượng dặn tôi, tan học, ngồi lại ở lớp học một lát. Tôi ngoan ngoãn tuân lệnh. Đã bảo Phượng đầy quyền uy mà. Khi đàn ong vỡ tổ, tản mạn ra đường phố, trường lớp mang một vẻ quạnh hiu rờn rợn. Tôi nhìn sân trường qua khung cửa. Nắng nhảy múa trên những cây phượng lá đã xạnh Cuối tháng sau, màu đỏ của hoa sẽ lấn át màu xanh của lá. Đó là lúc cổng trường khoá chặt và loài ve sầu tự do hát những điệu nhạc buồn phiền. Nắng mời gọi hè sạng Nắng rủ rê biệt ly đến và nắng hứa hẹn làm hoa hồi nở. Tôi chỉ còn trông đợi hoa hồi như niềm an ủi.

--Anh Chương !
--Hở ?
--Mai chúng mình không đi học nữa .
--Vậng
--Phượng sẽ mất vô số ô mại
--Và giấy gói .
--Phượng viết trong cuốn lứ bút của anh Tùng một câu chúc thi đỗ. Các anh khác, Phượng cũng viết thế và cám ơn họ đã quý mến Phượng. Viết xong, Phượng bỗng buồn quá. Phượng có cảm tưởng như đã vĩnh viễn xa họ
--Một người nói Phượng là bóng mát giữa sân trường.
--Anh ấy nói quá chăng ?
--Nói thật .
Phượng nhìn tội Mắt nàng thật xa vắng. Như thể Phượng đang nhìn xa phương trời nào có người nàng nhớ. Giây lát, Phượng hỏi :
--Mai anh tới nhà anh Định học chưa ?
Tôi gật đầu :
--Mai, buổi sáng .
--Phượng sẽ qua đó mỗi sáng, những hôm Phượng không phải đi xạ
--Phượng đi đâu ?
--Bây giờ khó nói. Rồi Phượng sẽ nói với ạnh Nếu đời sống giản dị, Phượng về Thái chỉ để học, những ngày chờ thi, hai chúng mình tới lớp học chung, hẳn là vui anh Chương nhỉ?
--Vậng
--Nhưng đời sống đã không giãn dị. Và Phượng đành đếm những cây hồi hai bên hè phố Trưng Trắc.
--Phượng có nghĩ hay có cảm tưởng như Phượng sắp xa tôi mãi mãi ?
Phượng chớp mắt. (chớp mắt hoài. Tôi chợt nhớ, có lần, Phượng đã chớp mắt và bảo một gợn bụi vướng vào mắt nàng. Gợn bụi ? Tôi không tin đó là gợn bụi. đó là gợn buồn, đó là khói buồn). Tự nhiên, tôi thèm hút một điếu thuốc lá . Giọng nói của Phượng không giống giọng nói nàng thường nói với tội Nó đượm chút gì u hoài, nuối tiếc :
--Phượng không dám có cảm tưởng ấy .
--Tại sao ?
--Vì Phượng không coi anh giống những người bạn cùng lớp. Chúng mình thân nhau hơn, anh Chương ạ! Khi ta có bạn thân, ta rất sợ xa cách bạn của tạ Bởi thế, Phượng ít thích thân ai .
--Phượng đã thân tôi ?
--Vâng, thân anh nên Phượng sợ xa anh .
Bỗng Phượng mỉm cười . Giọng nói hồn nhiên, vui vẻ :
--Ta còn cái hẹn với những cây hồi .
Tôi nói :
--Và một đêm đi xem hoa hồi nở .
--Phượng cũng còn hẹn mời anh ăn bánh tôm ở Cổ Ngư .
--Tôi sẽ đổ !
Phượng mở cặp sách lấy ra một nhánh lộc đã khô cứng ép trong cuốn sách và một quẻ thẻ - một mảnh giấy màu đỏ in đầy chữ nho và chữ quốc ngữ đưa cho tôi :
--Quà Tết của anh .
Tôi đưa tay nhận. Và không thể nói tôi đã cảm động dường nào. Ông tuỳ phái đi ngang qua lớp. Ông đứng lại, ngó vào , hỏi :
--Cô, cậu chưa về sao, muộn rồi ?

Tôi giục Phượng về trước. Nàng đứng dậy, cắp cặp sách dời khỏi lớp. Tôi trông theo Phượng thướt tha bước qua sân trường. Tôi gục mắt xuống bạn tưởng tiếc. Tháng tư chán nản. Tháng Năm liêu tôi có được đi bên Phượng dưới những hàng hồi tỉnh lỵ ngát hương ? Tôi thèm trở về tháng chín. Tôi thèm đi lại từ tháng Chín. Ông tuỳ phái hối thúc :
--Cậu Chương về cho tôi khoá cửa lớp.
Tôi lững thững bước ra, đứng giữa sân ngoái lại nhìn gian lớp. Hồi tưởng một niên học, niên học cuối cùng của trung học đệ nhất cấp, niên học làm chứng cho tuổi vừa lớn, mà bùi ngùi xúc động . Ông tuỳ phái đóng cửa sổ rồi đóng cửa ra vào. Ông tra chìa vô ổ khoá. Kỷ niệm của tôi bị nhốt kín trong gian lớp. Ôi, tháng tư, sao buồn vậy.

Những trang nhật ký trong tháng tư ghi đều từ hôm nghỉ học ở nhà ôn bài vở chờ ngày đi thị Viết cho Phượng, nói chuyện với Phượng nhưng chắc không bao giờ tôi dám đưa Phượng đọc.

Phượng thân a’i,

Tôi biê’t tha’ng tư thật dài kể từ hôm nạy Buổi sa’ng, trươ’c khi to*’i nhà Định ôn bài vở, tôi đã ghe’ vào trường. Lu’c a^’y, ca’c lơ’p đã vào học. Tôi đứng nhìn gian lớp của mình đo’ng ki’n cửa. Tôi hình dung ra bo’ng to^’'i trong đo’. Và sự lạnh lẻo. Tôi biế’t bàn ghê’', bảng đen, tranh ảnh cũng ngậm ngùi như tôi bên ngoài. Niềm vui tuổi vừa lớn của tôi bị nhốt trong gian lớp tối tăm, lạnh lẻo. Y’ chừng kỷ niệm một đoạn đầu đời của tôi bị nhốt ki’n. Tôi gửi gian lớp giữ cho tội An ủi mình thế mà vẫn buồn.

Phượng thân a’i, Phượng mới bảo tôi là bạn thân của Phượng. Vậy tôi gọi Phượng thân a’i, được chứ ? Từ tha’ng chi’n, từ co’ Phượng, tôi quên tất cả những gì chung quanh tội Tôi chỉ còn nhớ mỗi khung trời quê ngoại, nơi ấy, tôi đã ước ao co’ lần cùng Phượng về nghỉ hè. Chu’ng mình sẽ giống hai ca’nh bướm bay lượn trên cỏ nội hoa ngàn. Bao giờ ước ao thành sự thật? Ước ao giống chiêm bạo Ta mở mắt, chiêm bao biê’n mất. Và ta thẫn thờ tiếc rẽ. Tôi rất yêu cổ ti’ch. Đôi khi, tôi tưởng tôi và Phượng là nhân vật trong cổ ti’ch. Cổ ti’ch rất i’t nhân vật. Cổ ti’ch đẹp mà buồn. Nỗi buồn cổ ti’ch không bắt ta nghẹn ngào, kho’c tủi. Những nhân vật cổ ti’ch yêu nhau thật hiền hoà. Cổ ti’ch luôn luôn co’ đoạn kế’t tuyệt vời. Đoạn kết của chu’ng mình co’ giống đoạn kết một cổ ti’ch hoàng tử gặp công chu’a không hở Phượng ? Tôi no’i thế này Phượng tin không nhe’! Là, tôi chỉ mới mơ hồ thấy những hàng hồi tỉnh lỵ của tôi đẹp thội Đến tha’ng Năm, hoa hồi nở vào một đêm khuya, Phượng và tôi đi dưới những hàng hồi, đi trong mùi thơm của hoa hồi thì những hàng hồi mới thật sự đẹp và kho’ quện Bởi kỷ niệm của chu’ng ta đã quyện la^’'y hương thơm của hoa hồi. Nhưng chu’ng ta đã hứa sẽ no’i với nhau chuyện gì đo’ vào buổi sa’ng tha’ng Năm ? Tôi mơ ước được nghe Phượng no’i câu ngắn ngủi " Em yêu anh". Một câu đo’ thôi, là qua’ đủ rồi ! Chu’ng ta không cần no’i thêm câu nào kha’c. Một câu đo’ là đủ cho một khu’c nhạc ngàn đời: “Ngày đo’, khi ta còn niên thiê’u, em no’i em yêu anh vào buổi sa’ng tha’ng Năm ....

Phượng thân a’i,

Tôi về nhà Định đậy Sa’ng mai, tôi không đê’n trường nữa đậu Đến trường tôi sẽ buồn lắm, tôi sẽ nhớ từ ma’i to’c Phượng đến nụ cười Phượng. Và chắc là tôi trượt thị Tôi hy vọng thấy Phượng ngang qua nhà Định , Phượng thướt tha dưới hàng hồi xanh tượi Song Phượng đã không ngang qua nhà Định sa’ng nạy Tôi hiểu Phượng bận việc, Phượng phải đi tìm người Phượng mong nhớ. Tôi cũng co’ quyền ghen với người ấy chứ, Phượng nhỉ ? Tôi ngồi , thả mắt ra đường phố. Tôi chẳng học hành gì cả. tôi chờ Phượng, chờ đê’n khi nắng tràn ngập la’ hồi. Tôi bỏ ca’i tổ học thi, quên lời hứa với Phượng, quên lời tha’nh đền Ngọc Sơn, cuộn tròn cuốn vỡ nhe’t vào tu’i quần sau, lần ra bờ sông ngồi ủ rủ như một kẻ thất tình. Gia’ co’ vò rượu, chiếc cần câu, tôi sẽ giống anh chàng Phạm Tha’i trong tiểu thuyết Tiêu Sơn Tra’ng Sĩ. Tôi bắt đầu tra’ch Phượng đấy , Phượng ạ! Nếu Phượng đừng về Tha’i hay nếu Phượng đừng học ở trường tôi, lớp tôi, tha’ng chi’n thật bình yên như hồ mặt nước cuối thụ Tôi sẽ không biết mùi hương to’c, không biết khoảng trời nhiều sắc mây qua khung cửa sổ; không biết hu’t thuốc la’, không biết làm thơ ... Tôi sẽ học hành xuất să‘c, sẽ thuộc lòng thơ phu’ Nguyễn Công Trứ và sẽ đổ hạng bình. Có phải khi ta yêu, ta quê n được cả đời ta ? Tại sao tôi không được quên chuyện thi cử, tôi không được cùng Phượng đi tìm người Phượng nhớ ? Dẫu biê’t răng rồi sau đo’, tôi chịu thiệt thòi. Tha’nh đền Ngọc Sơn ban phu’c hay pha’n một lời nguyền ? Phượng hãy giận tôi đi, hãy ghe’t bỏ tôi đi vì sa’ng nay tôi thấy cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa. Co’ lẽ cả ngày hôm nay, cả đêm hôm nay tẻ nhạt, và vô nghĩa luôn cả những giấc chiêm bao nữa.

Phượng thân a’i ,

Điều này lạ lă‘m, tôi cần no’i với Phượng là , không hiểu tại sao mỗi lần gặp Phượng tâm hồn tôi cứ xốn xang kho’ tả. Tim tôi đập mạnh và tay tôi run rẫy. Trông thấy Phượng từ đằng xa, tôi đã hồi hộp, sung sướng. Thế là yêu chẳng Sa’ng nay Phượng ngang qua nhà Định, Tôi muốn nhảy bổ ra đường gọi Phượng. Tôi sợ Hãi gì ai ? Hoặc tôi bình tĩnh bước ra khỏi cửa nhà Định đi theo Phượng, Phượng sẽ không tra’ch tội Dễ dàng qua’ mà tôi không da’m. Tôi đã đi tìm sự cầu kỳ, vất vả. Nghĩa là, tôi kiếm một ca’i cớ, thoa’t ra tổ học thi, chạy nhanh theo con phố Lê Lợi cùng chiều với con phố Trưng Trắc. Đến cuối phố, tôi vòng sang con phố Phượng đang thả bước. Tôi đi ngược chiều với Phượng. Tôi đi thản nhiên dù mồ hôi đã toa’t ra cùng nỗi hồi hộp của tôi dâng tràn. Tôi làm như tình cờ gặp Phượng . Nhưng tôi biết Phượng sẽ không cho đo’ là sự tình cờ. Phượng tin rằng tôi no’i dối Phượng, đu’ng rồi. Tôi no’i dối Phượng suốt đời. Chừng nào không được nói dối Phượng, chừng đo’ tôi hết là tội Mà là thứ rong rêu, gỗ đa’. Tôi cũng hiểu sự tình cờ gặp gỡ làm Phượng cau mày. Tôi yêu ca’i cau mày của Phượng. No’ vẽ thành bức tranh nữa sung sướng nữa giận hờn - giận hờn rất nhẹ - Chu’ng ta chỉ chào nhau lần gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi. Thế mà tôi đã co’ buổi sa’ng thần tiên, học bài như co’ tha’nh ốp, tri’ o’c sa’ng suốt, chứng minh hàng chục bài toa’n không vấp va’p mảy mạy Đo’, Phượng thấy chưa, thiếu Phượng, tôi chẳng làm được gì nên thận Tôi muốn mỗi buổi sa’ng được tình cờ gặp Phượng một lần.

Phượng thân a’i ,

Vì buổi sa’ng hôm nay là buổi sa’ng thần tiên, cả ngày, cả đêm nay cũng thần tiện Và những giấc chiêm bao lung linh mầu sắc. Tôi đã hu’t một điếu thuốc la’, nhìn lên bầu trời đầy sao và ngắm chiếc răng khểnh của Phượng. Tôi muốn viết một bài thợ Không, tôi kho’ lòng viết nỗi một bài thơ hạy Đã co’ hàng ngàn thi sĩ làm thơ hạy Tôi cần gì phải làm thơ nhỉ? Vậy thì tô dọc mô đoạn thơ và tưởng mình cùng người yêu bước nhẹ lên những câu thơ ấy. Một đêm nào, ta đi bên nhau trên lối sỏi trong khu vườn đầy trăng, ta sẽ thấy cảnh tượng như thơ: "Trong vườn đêm ấy trăng nhiều qua’, A’nh sa’ng tuôn đầy ca’c lối đị Tôi với người yêu cùng nhè nhẹ, Âm thầm không biết no’i năng chị .... ". ....Chu’ng ta sẽ chẳng no’i gì với nhau cả. "Trăng sa’ng trăng soi trăng đẹp qua’, Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ ". Những người yêu nhau thường bơ vơ ... nên thơ thế đó. Yêu là bơ vợ Yêu là biết cảm nỗi bơ vơ nhiều hơn người kha’c. Phượng ơi, đã chắc gì tha’ng Năm hoa hồi nở. Tôi sợ Lắm nếu hoa hồi tha’ng Năm thiếu mùi hượng

Phượng thân a’i ,

Hai hôm liền, Phượng không ngang qua nhà Định. Và tôi không được tạo ra chuyện gặp gỡ tình cờ. Tôi lại phải đến trường, tìm ca’ch mở một ca’nh cửa sổ Nhìn vào gian lớp. Tôi nhắm mắt hồi tưởng. Thấy Phượng ngồi ngoạn To’c Phượng ngập hương và mắt Phượng ngập buồn. Tôi thương hại Phượng qua’. Gian lớp mới đu’ng là vùng trời tự do của tội Bây giờ, tôi đứng bên ngoài, đứng trong ngục tù thương nhớ. Tôi là tội đồ của tình yệu Tôi ba’m chấn song cửa ngỡ là ba’m chấn song sắt gia’ lạnh. Tôi thèm một chỗ ngồi trong ấy, vừa nhìn chỗ ngồi cũ tôi vừa giã từ va`dda~ tiếc nuối. Nếu mai này - chu’ng ta xa nhau mãi maĨ và tôi không còn được đứng bên ngoài nhìn kỷ niệm của mình ở bên trong nữa, thì tôi sẽ ra sao ??? Phượng co’ biết khổng bây giờ mà tôi đang nhớ lại tôi hồi tha’ng chi’n. Tha’ng chi’n đẹp và tha’ng chi’n khởi sự một nỗi buồn.

Phượng thân a’i,

Tôi không hiểu hai hôm nay Phượng đi đâu, đến đâu và Phượng co’ một phu’t nào nghĩ đến tội Tôi chắc là Phượng đã nghĩ đến tội Tôi phaỈ tự an ủi tôi chứ. Tôi vừa đọc được một câu tư tưởng in trên tờ nhật ba’o cũ : "Yêu nhau không phải để ngồi nhìn nhau mà để Nhìn chung về một hướng". Yêu nhau không nhìn nhau hoạ là tha’nh nhân vĩ nhân luận về tình yêu ! Tôi thi’ch thi sĩ luận về tình yêu hợn Thi sĩ mới biết yệu Tha’nh nhân , vĩ nhân không biết yệu Yêu mà ngồi nhìn về một hướng thì cha’n qua’. Yêu là phải đi bên nhau dưới những hàng hồi, trong mùi hương thơm nga’t trên đường khuya vắng và không da’m cầm tay nhau, phải thế không Phượng ? Nếu phải thế, tôi chẳng bao giờ tôi da’m cầm tay Phượng . Nhưng Phượng a, một lần co’ thể là mãi mãi vì co’ lẽ, hoa hồi cũng sẽ chỉ nga’t thơm một lần vào một lần tôi da’m cầm tay Phượng. Và chỉ riêng chu’ng mình mo*’i biết hoa hồi co’ mùi thơm như thể chỉ riêng chúng ḿnh yêu nhạu

Phượng thân a’i,

Đã mấy hôm rồi, Phượng không đi qua nhà Định. Đã mấy hôm rồi, tôi chẳng thiết học hành. Tôi quên lời Phượng dặn, quên niềm vui trông đợi của Phượng, quên cả ông thánh đền Ngọc Sơn, tôi hút thuốc lá rất nhiều. Tôi thường dựa lưng vào thân cây hồi cuối phố Trưng Trắc - cây hồi đã đôi lần thấy Phượng ngang qua - châm thuốc và ngửa mặt nhìn khói bay lên , lan toả vào những đám lá hồi. Như thế không vơi nỗi nhớ. Như thế chỉ nhớ thêm và buồn vô tả. Tháng tư sắp hết cho tháng Năm sắp sạng Tôi bắt đầu lo ngại tháng Nặm Có thể nào vào một buổi sáng tháng Năm, Phượng phải nói với tôi những chuyện mà Phượng đã hy vọng không phải nói ? Vậy sẽ không có một lần chúng ta đi dưới hàng hồi, đi trong mùi hương thơm ngát trên đường khuya để tôi dám cầm tay Phượng xem tâm hồn tôi ngỡ ngàng đến độ nào. Tháng Năm, với tôi, không là ngày nghe tên mình trúng tuyển kỳ thi Trung Học Phổ Thông mà tháng Năm với tôi, chỉ là con phố vắng, mùi thơm của hàng hồi, và Phượng.

Phượng thân ái ,

Đêm qua , tôi thức giấc và ra đứng ở bờ giếng sau nhà. Tôi tìm chiếc rang khểnh của Phượng dưới mặt giếng nước. Mặt giếng nhỏ quá, làm sao đủ chứa một chuỗi sao ? Tôi cứ tưởng tôi là thi sĩ ca dao đứng ở bờ ao một đêm buồn.

“Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặn , trông sao, sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hởi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hởi nhớ ai sao mờ
Đêm đêm tưởng dãi Ngân Hà
Chuỗi sao tinh đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ “

Đêm buồn, buồn ghê gớm, thi sĩ ca dao trông rõ cả con nhện cũng buồn. Con nhện không ngũ. Con nhện mãi nhớ một người. Tôi cũng như là con nhện đó Phượng ạ ! Con nhện giăng lưới tương tự Cái lưới chụp kín hồn tội Tôi sợ cái lưới ấy. Tôi sợ tháng Nặm Hình như, điều ta mơ ước không bao giờ đến với ta như ta ước mợ Tôi đã mơ ước thật nhiều. Tháng Năm, lạy trời, tôi không phải nghe chuyện Phượng muốn kể. Tôi sợ tháng Năm và tôi vẫn mong đợi tháng Nặm Tôi chả nên viết nữa. Viết thì phải nghĩ, nghĩ thì phải nhớ, nhớ thì phải buồn. Tôi ép nhánh lộc khô và quẻ thẻ của Phượng cho ở trang này. Tháng Năm, ta đợi mi đấy.
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn

Postby Mười Đậu » 26 Apr 2005

Tháng Năm

Hoa Phượng đã lác đác nở trên những cành cao nhất. Những chùm phượng sớm chưa chinh phục được mầu xanh cuả lá. Hoa hồi đã dậy mùi thơm. Ngày thi gần tớị Phượng không gặp tôi dễ chừng lâu lắm. Ngót tháng tự Một câu chữ Hán thật tuyệt :" nhất nhật bất kiến như tam thu hề" Nhưng Phượng lại về với tôi vào tháng Năm. Nàng nhớ cái hẹn tháng Năm. Y như cổ tích, bà tiên xấu xí phát một lời nguyền : Công chuá nhắm mắt ngủ yên trong rừng, nàng chỉ tỉnh dậy đúng ngày hoàng tử trốn học đi săn lạc tới nơi công chuá nằm ngủ, hôn lên môi nàng. Phượng xa tôi và chỉ về khi hoa hồi nở. Gặp Phượng, tôi mừng rỡ. Phượng buồn thêm một chút. Nụ cười thì vẫn tươi ngọt. Chúng tôi rủ nhau đến trường. Trường đã nghỉ hè. Cửa lớp đã đóng kín. Sân trường mênh mông. Hai đứa ngồi dưới gốc cây phượng vĩ giữa sân, khung cảnh thật mơ màng.
Phượng nhìn lên ngọn cây phượng vĩ :
--Hoa đã nở
Tôi nói :
--Năm nay hoa nở sớm.
Phượng thôi nhìn hoa, đưa tay rứt những cọng cỏ trước mặt :
--Nở sớm, hoa sẽ chóng tàn.
Câu nói nghe mà bùi ngùị Phượng hỏi :
--Anh đã ôn baì kỹ chưa ?
Tôi hơi bối rối, đành trả lời :
-ĐDã.
Phượng khẽ lắc đầu :
--Anh nói dối, khói thuốc vàng mấy đầu ngón taỵ Anh đừng nói gì, anh Chương. Phượng không giận anh đâụ
Đôi mắt Phượng ươn ướt sũng buồn :
--Hình như hoa hồi đã nở
Tôi đáp :
--Vâng, hoa hồi đã nở.
-ĐDó là tháng Năm.
--Tháng Năm...
--Phượng không quên. Tối nay chúng ta đi dạo dưới những hàng hồị
Hai chúng tôi im lă.ng. Giây lát, Phượng nói :
--Ngôi trường này cho Phượng nhiều kỷ niệm quá, xa nó, chắc Phượng buồn vô kể. Và nhớ nó chắc Phượng sẽ khóc.
Tôi hỏi :
-ĐDã khi nào Phượng khóc chưa ?
Phượng nói :
--Từ lên Trung học, chưa lần nào Phượng khóc. Nhưng Phượng sắp khóc.
--Vì xa ngôi trường này ?
--Xa cả những hàng hồi bé nhỏ đáng yêụ
Phượng đứng dậy :
--Anh đưa Phượng về nhé !
Tôi đưa Phượng về đến đầu phố nhà Phươ.ng. Nàng dặn :
--Buổi tối, anh tới đây dẫn Phượng đi dạọ

Buổi tối, hai chúng tôi bước chầm chậm trên những viả hè. Tỉnh lỵ cuả tôi rất tầm thường. Có lẽ, chỉ đáng nhớ vì mỗi viả hè là một hàng cây hồi thẳng tắp, cây nọ cách cây kia vài thước. Chúng tôi đi dưới hàng h^`i của nhiều phố. Cho đến khuyạ Bấy giờ, hoa hồi thơm vô tả. Tôi ngỡ tóc Phượng, môi Phượng, áo Phượng cũng thơm mùi hoa hồị
--Anh Chương !
--Tôi nghe Phượng đây
--Anh không "hở" nữa à ?
--Hở
--Ngày mai anh sang Nam ?
--Vâng
--Ngày kia anh vào trường thi ?
--Vâng
--Anh đã hứa với Phượng là anh phải đỗ.
--Tôi sẽ bắt chước anh Điệp.
Phượng dừng lại :
--Phượng chưa mỏi chân nhưng chúng ta nên đứng dưới một gốc hồị
Tôi nghe Phượng, thân cây hồi nhỏ. Chúng tôi đứng gần nhau như thể dựa vào lưng nhaụ Phượng hỏi :
--Vừa rồi anh nói gì ?
--Tôi sẽ bắt chước anh Điệp.
-ĐDừng, anh đừng ném đỗ, Phượng không ngồi bên cửa sổ chờ anh ném đỗ đâụ Ngày mai...
--Ngày mai ?
--Ngày mai anh sang Nam và ngày mai Phượng ra ngoài kia !
Tôi sững sờ. Tôi hốt hoảng :
--Phượng xa tôi mãi mãi ?
Phượng nói, giọng sũng buồn :
-Người Phượng nhớ, Phượng đã gặp. Đó là anh trai duy nhất cuả Phươ.ng. Anh ấy ra đi từ năm 1946. Gia đình Phượng đã mất công tìm kiếm. Năm ngoái, một người bạn anh hồi cư vê cho biết tin anh ấy đang chiến đấu ở mặt trận Thái Bình. Mẹ Phượng sai Phượng về Thái vừa học vừa dò hỏi tin để liên lạc với anh ấy vì gia đình Phượng có nhiều họ hàng ở Tháị Họ hàng nhà Phượng đã giúp Phươ.ng. Và Phượng đã gặp anh Phươ.ng. Phượng chưa dám nói với anh Chương vì người nhà dặn kín đáo vì sợ bo/n Phòng Nhì của Pháp. Anh Chương hiểu Phượng chứ ?
Tôi thở dài :
--Phượng sẽ vĩnh viễn xa tôi ?
Phượng đan hai tay thật chặt :
--Có thể, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Hà nộị Mẹ Phượng bắt anh Phượng về thành. Phượng cần một thời gian tâm sự với anh ấỵ Anh ấy thương mẹ lắm, chắc anh ấy sẽ tìm đường về.
Không hiểu do cơn xúc động nào tôi đưa tay nắm lấy tay Phươ.ng. Hai bàn tay đan chặt của Phượng buông lơi, và bây giờ tay tôi đan lấy tay Phươ.ng. Tôi khẻ gọi :
--Phượng....
-Đạ
--Tôi..."không" nhớ Phượng đâu
--Vâng
--Nhưng nếu mãi mãi xa Phượng, chẳng có gần gặp nhau, Phượng có cho tôi nói thật là tôi nhớ Phượng không ?
--Cho
--Nhớ Phượng tôi sẽ làm sao ?
--Anh hãy nhặt một cánh hoa phượng ép vào nhật ký của anh. Mỗi năm, đến tháng Năm, anh nhớ có hoa phượng nở, Phượng vẫn ở trên từng chùm phượng vĩ , anh nhìn hoa là gặp Phượng và anh nhớ hãy rủ Phượng đi dạo dưới những hàng hồi ngát hương.
Tôi thấy Phượng khóc. Nước mắt Phượng ứa rạ Tôi rút khăn thấm nước mắt cho Phượng và nói :

-ĐDể tôi đưa Phượng về, trời đã khuya lắm rồị

Chúng tôi đi sát bên nhaụ Đường phố im vắng. Dù tôi đang cầm tay Phượng nhưng mùi hoa hồi đã không còn thơm nữạ Tôi nghe rõ tiếng nước mắt cuả tôi rơị Con chim khuyên mang mơ uớc của tôi đã bay xạ Tôi không tin có ngày tôi gặp lại Phươ.ng. Hè này, dù thi trượt hay thi đỗ tôi cũng về quê ngoạị Ở đấy, tôi buồn và ở đấy tôi sẽ mang hong nỗi buồn cuả tôi

Hết
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,160
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Mười Đậu từ: msn


Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 108 guests