Ma Thổi Đèn...Mục Dã Quỷ Sự - Thiên Hạ Bá Xướng

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Ma Thổi Đèn...Mục Dã Quỷ Sự - Thiên Hạ Bá Xướng

Postby tuvi » 03 Feb 2022

Chương 15: Thập lục tự Âm dương Phong thuỷ Bí thuật

Trong “Ma Thổi Đèn", toàn bộ kiến thức, lý luận mô kim của Hồ Bát Nhất đều tới từ nửa cuốn “Thập lục tự Âm dương Phong thuỷ Bí thuật", tục truyền quyển sách này được truyền ra từ tay của đệ nhất cao thủ mô kim Thanh triều là Trương Tam Gia.

Trên đời này liệu thật sự tồn tại một cuốn “Thập lục tự Âm dương Phong thuỷ Bí thuật" do một vị Mô Kim Hiệu Uý viết sao? Thật đáng tiếc, bởi vì như tôi đã từng chia sẻ trước đó, Mô Kim Hiệu Uý là một loại nhân vật giả tưởng do tôi xây dựng nên, vì vậy “Thập lục tự Âm dương Phong thuỷ Bí thuật" cũng hoàn toàn là do tôi hư cấu mà ra, ngay cả những quyển sách có nội dung tương tự cũng đều không tồn tại, trên thế giới chưa từng có loại sách nào như vậy, cũng tuyệt đối không hề có truyền thuyết về cái gọi là “Thập lục tự Phong thuỷ", bất quá lại có truyền thuyết nói về “Thập lục tự Toán mệnh tiên sinh”, tuy nhiên lại không có liên quan gì đến hai chữ phong thuỷ, tại đây tôi liền nói đơn giản qua một chút.

Tương truyền năm đó gia tộc quyền thế họ Vương, trong nhà có một vị thiên kim tiểu thư, một năm nọ vô tình dạo chơi đến khu vườn hoang của gia đình, nhặt được một cây lúa, cây lúa này ngày thường rất là kỳ quái, là từ một bộ xương khô người chết dưới đất mọc lên, phía trên vẻn vẹn trổ ra duy nhất một hạt đòng to tròn bất thường, ngửi vào sẽ thấy mùi hương thơm ngát. Vương tiểu thư lúc ấy cũng không biết là nghĩ gì, vậy mà lại đem hạt đòng kia nuốt vào. Nàng sau khi về nhà, chợt có cảm ứng, từ đấy có thai, hoài thai mất tới mười hai tháng, sau này đẻ ra, là một đứa con trai. Đứa bé này bởi vì không có phụ thân, đành phải theo họ mẹ đặt tên là Vương Thiền, sau này trưởng thành liền lên núi học đạo, tự xưng Quỷ Cốc Tử, có thể biết được chuyện quá khứ lẫn tương lai, hậu nhân xưng là Vương Thiền lão tổ, người này không chỉ có thể suy tính vạn sự nhân quả, còn có thể tính toán dị tượng trăng sao, diễn hoá tinh thần, được xưng tụng là trước rõ trăm năm, sau tỏ ngàn năm. Bình thường thầy bói khi đoán mệnh cho người khác, đều là xem qua bát tự, mà Quỷ Cốc Tử thì lại xem bằng mười sáu chữ, vì vậy lại có một cái tên khác là “Thập lục tự Toán mệnh tiên sinh", nhưng cách thức đoán mệnh của Quỷ Cốc Tử không còn được lưu truyền tới cho ngày nay, mà đoạn cố sự này cũng chỉ là một trong những truyền thuyết được dân gian truyền tai nhau.

Thật sự thì Quỷ Cốc Tử là một người đã từng xuất hiện trong dòng sông lịch sử, ông là một người nổi bật thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, sinh ra trong một gia tộc họ Vương, tuy nhiên không rõ kỳ danh, bởi vì sống gần Quỷ Cốc cho nên lấy Quỷ Cốc tiên sinh làm tên hiệu. Những nhân vật trứ danh, mang đầy sắc thái phong vân truyền kỳ lúc bấy giờ như Trương Nghi, Tô Tần đều từng bái làm môn hạ của Quỷ Cốc tiên sinh để học tập, sau này tung hoành ngang dọc. Cũng tinh thông tướng thuật cùng binh pháp, nhà đại quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Quốc Tôn Tẫn cũng là đệ tử của Quỷ Cốc tiên sinh, theo chân ông chu du Liệt quốc, sống hơn trăm năm, cuối cùng không biết kết cuộc ra sao. Lại có một loại thuyết pháp gần giống như truyền thuyết thần thoại kể rằng: Quỷ Cốc tiên sinh danh tiếng cực lớn, hiệu là Huyền Vi Tử, là thầy của hai nhà Tần, Hán, cùng Nhị Lang Chân Quân giao tình thâm sâu, đứng hàng chân tiên, được cung phụng làm Vương Thiền lão tổ. Hậu thế lưu truyền một bức hoạ có quan hệ với ông, được xưng là đồ sứ có giá trị nhất của Trung Quốc trên thế giới, chính là bức “Quỷ Cốc hạ sơn đồ" được vẽ trên bình sứ Thanh Hoa, là một bảo vật có giá trị liên thành đang bị thất lạc tại nước Mỹ. Quỷ Cốc tiên sinh bên trong “Quỷ Cốc hạ sơn đồ" có tướng mạo hiền lành, đang ngồi trên xe từ từ xuống núi do hai con hổ kéo, kỳ thực kéo xe chính là một hổ một báo, phong thái này cùng với dáng vẻ tiên phong đạo cốt của các đạo sĩ hoàn toàn khác nhau, càng khiến người ta nổi lòng tôn kính
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,148
Posts: 95573
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Ma Thổi Đèn...Mục Dã Quỷ Sự - Thiên Hạ Bá Xướng

Postby tuvi » 03 Feb 2022

Chương 16: Địa lý hoàng

Kết thúc phần “Ma Thổi Đèn Vu Hiệp Quan Sơn" có một chương ngoại truyện với tiêu đề là “Kim điểm", trên thực tế chính là một đoạn cố sự kể về tổ phụ của Hồ Bát Nhất là Hồ Quốc Hoa thông qua thuật số xem tướng đất, nhìn phong thuỷ, đoán cát hung cho người ta để kiếm sống qua ngày, bởi vì cái nghề này yêu cầu học thức và kỹ thuật tương đối cao, cho nên thường được tôn xưng là “kim điểm".

Đây thật ra là do tôi phỏng đoán, chiếu theo cách nói của bình thư đại sư Liên Khoát Như, “kim điểm" là để gọi chung cho những người hành nghề xem bói dạo, giống như một loại danh từ để chỉ nghề nghiệp.

Trong giới kim điểm cũng phân thành người cao kẻ thấp, muốn đạt tới cảnh giới cao nhất khó ai sánh bằng, được tôn xưng là kim điểm thập tam hoàng thì phải là người thông hiểu giang hồ.

Những vị kim điểm tiên sinh chuyên coi bói này, mỗi lời nói ra đều vô cùng sắc bén, ẩn hàm rất nhiều ngụ ý bên trong, từng câu từng chữ giăng bẫy người xem, loại bẫy này tiếng lóng trong nghề gọi là hoàng.

Hôm nay chỉ xin nói qua về loại hoàng đầu tiên trong mười ba hoàng: địa lý hoàng.

Cái gì mà địa lý hoàng, kỳ thật chính là kim điểm tiên sinh lúc coi bói sẽ hỏi khéo xem người ta quê ở đâu. Phải biết rằng Trung Quốc đất rộng của nhiều, nhân khẩu đông đúc, nhưng mỗi tỉnh, mỗi địa phương lại có cho mình một loại bản lĩnh đặc sắc riêng biệt, thậm chí có thể thông qua các ngành nghề đặc thù bôn tẩu dọc khắp bốn phía để tìm hiểu:

Sơn Tây, Thiểm Tây đi Tây Khẩu, Sơn Đông, Hà Bắc xuôi Quan Đông, Phúc Kiến, Quảng Đông xuống Nam Dương, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu tới Hạ Giang đều là những điều mà mọi người hết sức quen thuộc; trước đây toàn bộ những cửa hàng bán hoa quả khô ở thành Bắc Kinh, phần nhiều đều là người từ Sơn Tây đến; còn bên trong các lương hành (cửa hàng bán lương thực ngũ cốc), toàn bộ đều là thiên hạ của người Du Thứ - Sơn Tây; người huyện Chương Khâu tỉnh Sơn Đông, trước đây thường có hai hướng lựa chọn nghề nghiệp, một là tìm đến các cửa hàng tơ lụa danh tiếng ở Thuỵ Phù Tường xin làm hoả kế, hai là theo nghề rèn sắt, dù sao đều là bằng hữu thân thích ở quê giới thiệu, đi ra đi vào đều là người quen cả; ngoài ra cũng có một số người làm những nghề khác, nhưng ít. Giả như một vị kim điểm hiểu được điều này, đến lúc coi bói xem mệnh cho người đến từ huyện Chương Khâu - Sơn Đông, liền biết hắn nhất định làm một trong hai loại nghề kể trên, lại thấy ăn mặc sạch sẽ, chính là bộ dáng của một hoả kế, liền chúc mừng rồi phán “Ngài đây có tướng kinh doanh!”, cái này không phải là học từ điểm lý hoàng mà ra sao?

Đối phương nhất định sẽ phải bội phục vị tiên sinh coi bói này nhãn lực thật cao, đến lúc ấy tiền phí đoán mệnh cũng sẽ thuận lý thành chương móc ra.

Lại nói mặc dù địa lý hoàng cùng kim điểm là những sự tình đã rất xa xưa, nhưng trong đó vẫn có mấy phần đạo lý, nói ví dụ hiện tại trong thành Bắc Kinh có rất nhiều người đến từ Hà Bắc, Hà Nam, Bắc Phiêu - Sơn Đông; Quảng Đông thì tập trung phần nhiều Hồ Bắc, Giang Tây ngoại lai đến làm việc, cái này mọi người đều sẽ rất dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Thành Bắc Kinh phần lớn các tiệm quà vặt bên trong đều là do người Trùng Khánh mở ra, Thâm Quyến - Quảng Châu các cửa hàng bột gạo Quế Lâm phần lớn là của người huyện Khâm Châu - Quảng Tây, những điều này quả thật không có nhiều người biết lắm, nhưng những chuyện tôi vừa kể, cũng không phải là để dạy mọi người xem bói lừa tiền, mà hãy coi như là một đề tài chuyện phiếm, nhân lúc rảnh rỗi cùng mọi người đem ra bàn luận cho vui thôi!
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,148
Posts: 95573
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Ma Thổi Đèn...Mục Dã Quỷ Sự - Thiên Hạ Bá Xướng

Postby tuvi » 03 Feb 2022

Chương 17: Bọ Cạp Đảo Đầu Bò Tường

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Hồ Bát Nhất và nhân vật chính Tư Mã Khôi trong cuốn tiểu thuyết “Mê Tông Chi Quốc" đại khái chính là xuất thân hồi nhỏ của hắn, không chỉ càng thêm thông hiểu quy củ giang hồ, mà lại còn một thân mang đầy công phu.

Thứ công phu gia truyền của Tư Mã Khôi gọi là “bọ cạp đảo đầu bò tường", có thể dựng ngược hai chân, đỉnh đầu hướng xuống phía dưới, hai đầu gối uốn lượn, dùng mũi chân móc vào khe đá, song thủ vươn ra thay nhau chống đỡ trọng tâm, giống như một con thạch sùng lộn ngược, dính trên vách tường du tẩu bò đi như trên đất bằng, cố xưng “bọ cạp đảo đầu bò tường"!

Nghe nói “bọ cạp bò” vốn là một trong các loại tạp kỹ dân gian, quê hương tạp kỹ nổi danh nhất Trung Quốc chính là ở vùng Ngô Kiều thuộc tỉnh Hà Bắc, thậm chí nơi đây từ những người già gần đất xa trời cho đến trẻ nhỏ vừa mới chập chững biết đi, mỗi người đều sẽ có ít nhất một, hai thứ tuyệt chiêu, mấy năm gần đây vào những bữa tất niên cuối năm, cũng đều có những đoàn tạp kỹ từ Ngô Kiều đến biểu diễn, có thể chứng minh danh xưng đệ nhất quả thật không phải là do người ta nói quá mà ra. Trước đó không lâu tại vùng phụ cận Ngô Kiều đã từng đào ra được một ngôi mộ cổ có từ thời Nguỵ Tấn, bên trên những bức bích hoạ trong mộ miêu tả một số môn tạp kỹ niên đại xa xưa như “đỗ bì đỉnh uyển, bọ cạp bò, hoả lưu tinh", điều này nói rõ những loại tuyệt kỹ này từ rất lâu trước đây đã từng tồn tại, lịch sử phi thường lâu đời.

Mặc dù đã mấy trăm năm trôi qua, cổ đại tuyệt kỹ “bọ cạp bò" sớm đã thất truyền, nhưng trước đây ở trong quân đội, lại có thể kế thừa và lưu giữ lại. Những người trong quân đội có thế nắm giữ loại bản lĩnh này, đa số đều là lục lâm đạo tặc được triều đình chiêu an, tại Trung Quốc bên trong một số tiểu thuyết công án nổi tiếng như “Đại Bát Nghĩa", “Tiểu Bát Nghĩa", thần thâu Triệu Hoa Dương, Nguyễn Anh Đồng đều dùng chung loại tuyệt kỹ này để gây án. Nghe nói ngay tại những năm dân quốc, Yến Tử Lý Tam từng diễn qua diễn lại trò này trên tường thành Tế Nam, rất nhiều người đã từng tận mắt thấy qua.

Bất quá tại thời điểm tôi viết cuốn sách ấy thật đúng là không nghĩ tới bây giờ vẫn còn có người biết tới loại công phu tưởng như đã thất truyền từ lâu này, quyển sách kia vừa mới được chuyển tới tay cho người biên tập, người biên tập liền rất hưng phấn gọi lại cho tôi nói là: trên mạng có một người với nickname là Tát Tô từng viết về cố sự “bọ cạp đảo đầu bò tường", bài blog ấy có tiêu đề “Đại hiệp nhền nhện - Hoàng Tượng Minh", vị Hoàng đại hiệp này chính là bạn thời trung học cùng với Tát Tô, từ nhỏ tới lớn đều đầu dưới chân trên bò ngược lên phòng mình ở tầng trên, lão Tát bọn họ đều thường xuyên nhìn thấy.

Chưa từng nghĩ, ngày đó Hoàng Tượng Minh ở trước mặt mấy trăm người, đầu dưới chân trên thi triển tuyệt kỹ bọ cạp đảo đầu bò tường leo lên nóc toà nhà ba tầng để cứu người, đặc sắc nhất ở chỗ, người muốn tự sát đứng trên nóc nhà kia hễ thấy có người muốn leo lên giải cứu liền sẽ ném thứ gì đó xuống để ngăn cản, nhưng Hoàng đại hiệp không chút hoang mang, tay chân vận lực, móc vào khe gạch, giống như bọ cạp thoáng né bên phải ba thước, lại tránh bên trái một thước, mặc dù mạo hiểm nhưng lại ứng đối tự nhiên, dưới sân âm thanh ủng hộ vang lên như sấm, chuyện này kể lại đều khiến người nghe say mê.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,148
Posts: 95573
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Ma Thổi Đèn...Mục Dã Quỷ Sự - Thiên Hạ Bá Xướng

Postby tuvi » 03 Feb 2022

Chương 18: Biết Bảo

Trong các câu chuyện xưa còn lưu lại ở Thiên Tân Vệ có kể rằng, lúc bấy giờ những người hành nghề biệt bảo (chuyên môn tìm kiếm những bảo vật mà người thường không biết tới) đến từ Nam Man vô cùng phổ biến, đặc biệt sau khi thành Thiên Tân mở rộng và thành lập thêm tô giới thì càng xuất hiện nhiều hơn.

Thương nhân từ khắp nơi tìm đến đây làm ăn đều vô cùng chăm chỉ thật thà, tính toán mọi thứ hết sức tỉ mỉ cẩn thận, dần dần trở nên phát tài, mà dân bản địa Thiên Tân thì lại quanh năm ngày tháng chỉ biết ngồi đầu giường ôm con nhìn vợ, không có chí tiến thủ, nhìn thấy người khác kiếm tiền được thì lại đỏ mắt ghen tị, nghĩ mãi vẫn không thông tại sao nhà mình lại không được giàu có như nhà đám dân ngoại lai nhập cư, tại sao tiền bạc đều bị người ngoài kiếm hết? Liền thường sẽ đem hết mọi thứ quy lên đầu những thương nhân ngoại lai kia, nói đám Nam Man này biết biệt bảo, thi triển phép thuật giấu đi thiên địa bí bảo, mới khiến cho Thiên Tân nơi này một mảnh thổ địa linh khí cạn kiệt, phá hỏng phong thuỷ bao đời.

Loại cố sự này ở nhiều địa phương khác cũng có, lưu truyền đã lâu, những người cao tuổi phần lớn đều biết. Nghe nói thương nhân Tây Vực người Hồ cùng thổ dân Giang Tây chuyên dùng phương thuật, thiên hạ chí bảo, không nơi nào không biết, nhưng mà hai tộc người này lại có chỗ khác biệt, người Giang Tây khi sinh con sẽ chui xuống một cái hầm đất, tiểu hài sinh ra không được tắm trong ánh nắng mặt trời như bao đứa trẻ khác mà một mực sinh tồn bên dưới lòng đất, lâu ngày tiểu hài này liền có thể trông thấy đủ loại bảo vật chôn sâu dưới đất, bên trong “Ma Thôi Đèn" có nhắc tới hai người là lão Trần mù cùng con gái nuôi A Hương của thương nhân Hongkong Minh Thúc, đôi mắt của họ khả năng cao chính là được sinh ra như vậy; còn người Hồ ở Tây Vực thì là dưỡng huyết châu mang theo bên người, cái gọi là huyết châu kỳ thực chính là bướu thịt hình cầu kết xuất trong thể nội của lão ba ba nằm dưới đáy sông, quang mang toả ra mờ nhạt, cho nên phương pháp này trước đây còn được gọi là “biết bảo" (biết là con ba ba).

Người dùng thuật này phải lấy dao tự rạch một đường trên cánh tay của mình, đem bướu thịt của ba ba đắp vào trong đó, đợi cho vết thương khép miệng lành lại, về sau gặp phải bảo vật liền sẽ có cảm ứng.

Thậm chí còn có một cố sự kể về biết bảo liên quan đến vị danh sĩ nổi tiếng nhà Thanh là Kỷ Hiểu Lam:

Chuyện rằng Kỷ gia thái phu nhân rất thích uống canh ba ba, thời điểm giết thịt ba ba đều sẽ bất ngờ một cước đạp lên lưng nó, thừa dịp thứ này thò đầu ra lập tức một đao vung xuống chặt phăng cái đầu, kết quả một ngày nọ xảy ra chuyện lạ, sau khi đầu ba ba bị chặt xuống từ trong cần cổ có một thứ gì đó dáng dấp giống như một người tí hon chạy ra, vây quay xác con ba ba chạy vài vòng rồi lại chạy vào trong cổ, đầu bếp hiếu kỳ mới xé bỏ cả mai để xem xét, người tí hon kia đã chết.

Về sau có người nói cho hắn biết kỳ thật người tí hon kia gọi là “biết bảo", nếu ai đạt được nó, đem cấy lên cánh tay của mình, dùng máu huyết nuôi dưỡng nó, về sau liền có thể trông thấy vàng bạc châu báu chôn dưới lòng đất, tha hồ phát tài.

Cũng không lâu sau, biết bảo liền sẽ hút cạn huyết mạch của vật chủ, khiến cho vật chủ mất hết máu mà chết, sau đó tử tôn có thể gỡ biết bao ra và nuôi tiếp trên cơ thể của mình, cứ thế lặp lại có thể kéo dài cơ nghiệp.

Đầu bếp kia sau khi nghe xong, vừa tức vừa hối hận, hận mình vì sao lại đem cơ hội phát tài tốt như vậy chạy mất.

Kỷ gia thái phu nhân thấy thế liền khuyên: “Thứ kia là quái vật, ắt sẽ gây nên hoạ sát thân, đến lúc đó coi như tìm được núi vàng biển bạc thì cũng sẽ thế nào? Tốt nhất chớ nên suy nghĩ!” Đáng tiếc đầu bếp đến cuối cùng vẫn là nghĩ quẩn, tức quá mà chết.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,148
Posts: 95573
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Ma Thổi Đèn...Mục Dã Quỷ Sự - Thiên Hạ Bá Xướng

Postby tuvi » 03 Feb 2022

Chương 19: Cây cầu bằng đũa

Trong bộ truyện “Tặc Miêu" tôi từng nhắc tới một toà “đũa thành" nằm sâu bên dưới mặt đất, cả toà thành lâu được dựng lên từ những chiếc đũa trúc vẫn thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, mặc dù kích thước và kết cấu có chút nhỏ bé nhưng lại vô cùng đầy đủ, có cửa thành, thành lâu, tường thành bao quanh, bên trên địch lâu còn lưu lại mấy chục ô cửa để lắp đặt bệ tiễn.

Bắc ngang qua hào nước bảo vệ, dẫn thẳng vào cửa thành còn có một cây cầu cũng được làm bằng đũa, mặc dù có chiếc dài chiếc ngắn, chất lượng cũ mới không giống nhau, nhưng khi kết hợp lại vô cùng hoàn hảo, tạo nên một công trình kiên cố vững chắc, mặt cầu hình vòm hơi cong, rộng chưa tới hai thước, nhưng cũng đủ để người bình thường có thể đi qua.

Đầu tiên miêu tả vật liệu duy nhất để xây dựng lên toà thành này là từ những chiếc đũa - một thứ đồ vật hết sức quen thuộc và bình thường, sau đó vẽ vào trí óc độc giả hình ảnh về một toà thành với đầy đủ lầu đài đình các, cầu cống phố phường,... sẽ làm tăng thêm vẻ quỷ dị phi phàm, đây chính là một trong những tuyệt chiêu hành văn của tôi, kỳ thực xuất xứ của nơi này cũng tương đối thú vị đó.

Ngày trước ở Bắc Kinh, thời điểm hưng thịnh nhất với sự xuất hiện của thiên kiều (cầu vượt Bắc Kinh - một di chỉ lịch sử quý giá nhưng đáng tiếc hiện nay đã không còn), là nơi tụ tập của tam giáo cửu lưu, kim bình thái qua không thiếu một ai (Kim là chỉ “kim điểm" - những người làm nghề xem bói; bình chỉ “bình thư" - những người hát, kể chuyện xưa; thái là những người biểu diễn ảo thuật tạp kỹ và qua là cưỡi ngựa múa võ mại nghệ), trong đó chú trọng nhất là phải có tuyệt chiêu riêng bản lĩnh đặc biệt, không thì làm sao cái nghề này lại gọi là móc bánh đất bằng? (Móc bánh đất bằng là một câu tục ngữ Trung Quốc.

Bắt nguồn từ việc người ta sẽ vẽ một cái vòng tròn lên trên mặt đất rồi ngồi trong đó biểu diễn, mà vòng tròn ấy cũng giống như cái bánh.

Ý cả câu là tay làm hàm nhai, tự lực cánh sinh, tay trắng dựng nghiệp không trông chờ vào người khác hay vận may gì cả. Đây là giải thích trong một số sách của Trung Quốc, còn tác giả Thiên Hạ Bá Xương thì giải thích hơi khác nhưng chung quy vẫn cùng một hàm ý).

Chính là bởi vì họ không làm ruộng cũng không buôn bán, chỉ bằng vào những tuyệt chiêu, bản sự này có thể khiến cho người xem hào hứng vây xem rồi nguyện ý móc tiền ra, tiền này lại được đem đi để mua bánh nướng sống qua ngày.

Ở phủ Bảo Định có một gánh biểu diễn lưu động, không thấy hắn múa võ mãi nghệ, cũng không thấy hắn bán thuốc bán thang, thậm chí còn không cả thấy hắn thét to quảng cáo như bao người khác.

Hàng ngày, trời vừa mới hửng sáng là người ta đã thấy hắn bày hàng biểu diễn, hàng trăm hàng nghìn đôi đũa qua tay hắn được khéo léo dựng thành đình các thành trì, mỗi ngày mỗi khác, rất là lạ thường, tiết mục mà hắn biểu diễn chính là độc nhất vô nhị, khiến cho lượng người bị hấp dẫn ngày một tăng, ngày ngày đều kéo đến xem hắn biểu diễn, cũng xuất tiền thật lực.

Bất quá tiết mục dựng đũa thành lầu này có khác một chút so với toà thành được tôi mô tả trong sách kia, chính là ở chỗ dùng nhựa cây để kết dính khối kết cấu không bị tách rời.

Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu như dùng nhựa cây dính cố định lại thì làm sao có thể tháo ra để ngày mai còn biểu diễn tiếp? Chẳng phải là tự mua dây buộc mình hay sao?

Nhưng mà, thật sự có những cây cầu không cần dùng dù chỉ là một cây đinh hay một loại chất kết dính nào cả, lại nói ở trường đại học Cambridge nổi danh nhất nước Anh có một cây cầu tên là “cầu toán học", đây là tác phẩm do nhà bác học thiên tài Newton đã lợi dụng sự kết hợp của toán học và vật lý học để tạo nên một thiết kế vững chắc, khiến cho cả cây cầu không cần dùng đến bất kỳ thứ gì hỗ trợ gắn kết mà vẫn có thể chịu được sức nặng của hàng chục người qua lại cùng lúc bên trên mặt cầu, quả là một thứ kỳ tích. Về sau, có rất nhiều học sinh hiếu kỳ đã tháo dỡ cây cầu để nghiên cứu.

Ai ngờ tháo ra thì dễ mà đến lúc lắp lại liền vô cùng khó khăn. Vô luận các học sinh dùng phương pháp gì cũng không thể khôi phục được nguyên trạng như cũ, ngay cả các giáo sư trong trường cũng bất lực chịu thua.

Cuối cùng vẫn không thể không dùng đinh vít để cố định lại, mới một lần nữa phục dựng lại được, chỉ là cấu tạo và kích thước của cây cầu này, liền lớn hơn rất nhiều so với cây cầu bằng đũa của tôi!
Last edited by tuvi on 03 Feb 2022, edited 1 time in total.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,148
Posts: 95573
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Ma Thổi Đèn...Mục Dã Quỷ Sự - Thiên Hạ Bá Xướng

Postby tuvi » 03 Feb 2022

Chương 20: Thăng quan phát tài

Quan tài, bình thường mà nói chính là thứ khiến người ta vô cùng kiêng kị, bởi vậy có người dựa theo lối đọc chơi chữ nói chệch đi thành thăng quan phát tài, cũng là một cách để tự ổn định tâm lý.

Trong những cuốn tiểu thuyết của tôi có sự xuất hiện của không ít các loại quan tài, đặc biệt trong bộ “Ma Thổi Đèn", hai người Hồ Bát Nhất cùng Vương Khải Tuyền vừa mới xuất đạo chưa lâu đã liền tao ngộ cảnh giới tối cao của thứ gọi là “thăng quan phát tài”: Thần quan Côn Luân của nữ vương Tinh Tuyệt, khiến cho những chiếc quan tài sau này phẩm chất ngày càng sa sút, đều chỉ đáng được xếp vào hàng “tiểu bối" mà thôi.

Vật liệu chính làm nên cỗ thần quan Côn Luân chính là Côn Luân thần mộc, theo như sách cổ ghi lại, Côn Luân thần mộc còn được gọi là thông thiên chi mộc, vào thời viễn cổ, thần tiên trên trời cùng phàm nhân dưới đất thường xuyên qua lại tương hỗ, mà Côn Luân thần mộc chính là chiếc thang nối liền hai tầng thế giới.

Có thể do đó mà Côn Luân thần mộc nhiễm chút tiên khí, dù bị chặt ra thành trăm ngàn khúc gỗ, nhưng vẫn sẽ không bị héo khô, mặc dù không thể tiếp tục sinh trưởng được nữa nhưng thuỷ chung vẫn duy trì được nguyên trạng, nếu như đem thi thể cất giữ bên trong quan tài làm bằng Côn Luân thần mộc, có thể vạn năm bất hủ.

Nghe nói Tần Thuỷ Hoàng trước kia cũng rất mong muốn có được một chiếc quan tài như này nhưng cầu còn không được, chẳng lẽ hắn sớm biết được cái kết bi thảm của cuộc đời mình: chết trên đường đi tuần, phải dùng cả muối ướp cá để tránh cho thi thể trên xe bị thối rữa?

Côn Luân thần quan bất quá chỉ là một loại truyền thuyết, nhưng quan tài làm từ âm trầm mộc lại là một thứ có thật. Âm trầm mộc kỳ thật chính là cổ mộc trăm năm, vạn năm từ thời viễn cổ, bởi vì đột nhiên xuất hiện địa chấn nên đã bị chôn sâu dưới lớp bùn cát Hoàng Hà cổ xưa, hoặc bên trong những địa tầng âm u không chút dưỡng khí, gần như đã biến thành hoá thạch nhưng vẫn giữ nguyên được chất gỗ đặc thù, nếu không thì làm sao có thể dùng đao, cưa đục đẽo thành vách quan tài?

Quan tài làm từ âm trầm mộc vạn năm không mục không nát, không sợ côn trùng đục khoét, đây mới chân chính là cực phẩm quan tài dành riêng cho nhóm người đế vương thời phong kiến độc hưởng.

Xưa không nói, mới gần trăm năm trở lại đây thôi, có tên đạo tặc cướp đoạt chính quyền lên làm hoàng đế là Viên Thế Khải, mới ngồi trên ngai vàng được 83 ngày đã ô hô ai tai bỏ mạng, nhưng sau khi chết lại được hạ táng bên trong quan tài làm từ âm trầm mộc, đây là loại đãi ngộ mà ngay cả mấy vị hoàng đế Thanh triều trước kia cũng không được hưởng thụ.

Mà nghe nói cỗ quan tài kia của Viên Thế Khải là được ghép lại, không phải nguyên khối đẽo thành, cho nên vẫn chưa được tính là hoàn hảo. Bởi vì làm quan tài từ trước tới nay đều chú trọng đến việc sử dụng vật liệu nguyên khối, ý là nắp quan tài, đáy quan tài cùng bốn vách quan đều phải là từ một khối gỗ đẽo ra. Dân gian thường nói: Trong nhà vạn lượng hoàng kim, cũng không bằng một phương Ô Mộc.

Ô Mộc chính là chỉ âm trầm mộc, có thể thấy loại vật liệu này quý hiếm đến bực nào, Viên Thế Khải tập trung nhân lực cả nước cũng không được “ngủ" bên trong một cỗ âm trầm mộc quan hoàn chỉnh, xem ra loại đãi ngộ này vẫn còn kém hơn so với thảo đầu thiên tử Vân Nam Hiến vương được nhắc tới trong “Ma Thổi Đèn - Trùng Cốc Vân Nam" (Thảo đầu thiên tử ý chỉ đầu lĩnh của đám cường đạo, trước đây cũng chỉ vào núi làm giặc, sau được triều đình chiêu an ban cho chức tước).

Việc Hiến Vương có được âm trầm mộc quan có thể nói là do thiên thời địa lợi, Tứ Xuyên, Vân Nam chính là những vùng sản sinh ra âm trầm mộc, sản lượng đào ra được còn hơn xa những nơi như Long Dương Hiệp ở tỉnh Thanh Hải hay Tam Hiệp Phụng trước đây vốn chiếm đa số; hai nơi này về sau bởi vì thu hút quá nhiều người tìm đến, sớm đã đào bới hầu như không còn chút gì; mà Vân Nam những năm gần đây tin tức đào được số lượng âm trầm mộc không ngừng xuất hiện, thậm chí còn có người đào ra được một khối Vân Nam âm trầm mộc có hình dáng cực giống với địa đồ Trung Quốc!
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,148
Posts: 95573
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Ma Thổi Đèn...Mục Dã Quỷ Sự - Thiên Hạ Bá Xướng

Postby tuvi » 03 Feb 2022

Chương 21: Lạc Hà thê ngưu đồ

Trong phần “Ma Thổi Đèn - Thần Cung Côn Luân", tay thương nhân người Hongkong tên là Minh Thúc vì muốn có được tấm gương cổ từ thời tiên Tần để trấn áp xác thuỷ tinh ở sông băng, đã không tiếc xuất ra miếng phượng ngọc từng được Dương Quý phi ngậm trong miệng giải khát, ngoài ra còn có một bức cổ hoạ Đại Tống tên là “Lạc Hà thê ngưu đồ” muốn cùng Hồ Bát Nhất trao đổi. Tuy miếng phượng ngọc của Dương Quý phi cũng là một kỳ trân, nhưng không phải là chi tiết trọng điểm của chương này, kỳ quái chính là bên trong bức “Lạc Hà thê ngưu đồ" kia có vẽ một lão ngưu đang nằm thảnh thơi nhai cỏ dưới tàng cây, ban ngày thì ngoan ngoãn ngoài đồng, đêm xuống liền sẽ quay lại lán cỏ nghỉ ngơi.

Nghe nói bức “Lạc Hà thê ngưu đồ” này xuất hiện sớm nhất là ở trong tay Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục (Một trong 10 nước thời Ngũ Đại Thập Quốc ở Trung - Nam Trung Quốc, được thành lập sau thời nhà Đường), vì muốn cứu Tiểu Chu Hậu miễn bị khi nhục nên đã đem bức hoạ này hiến tặng cho Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa.

Nhưng Tống Thái Tông là người vô cùng độc ác, ngai vị mà hắn đang ngồi chính là cướp từ tay chính người anh của ruột mình, giờ phút này vừa muốn mỹ nhân lại muốn luôn cả danh hoạ, liền dứt khoát đem thuốc độc giết chết Lý Dục, lúc này mới yên ổn ngồi ôm mỹ nhân cùng ngắm danh hoạ.

Bất quá bí mật của bức danh hoạ này đã khiến hắn tốn trăm phương ngàn cách mà vẫn không thể nào lý giải được, hỏi khắp lượt những người của vong triều Nam Đường cũng không một ai biết, văn võ bá quan đồng thời lắc đầu bó tay.

Về sau có một hoà thượng tên là Tán Ninh dâng biểu hướng Tống Thái Tông xin được nói ra bí mật ẩn chứa bên trong bức “Lạc Hà thê ngưu đồ” này.

Bức hoạ bên trong vốn đã vẽ sẵn hai con trâu, một con ở trong lán cỏ và một con dưới tán cây. Con trâu dưới tán cây được vẽ bằng bột màu mài từ vỏ ốc Tiêu Sơn, chỉ có thể trông thấy vào ban ngày; mà con nằm trong lán cỏ nghỉ ngơi thì mài từ ngọc trai Nam Hải, chỉ ban đêm mới có thể thấy được.

Tống Thái Tông cảm thấy vô cùng có lý, thế là ra lệnh cho toàn dân thiên hạ phải tìm về ốc Tiêu Sơn cùng ngọc trai Nam Hải dâng lên để làm bí dược trong cung, người ngoài không hề biết đến.

Những loại bí bảo bên trong cung đình này đều vô cùng huyền bí, phần lớn đã bị thất truyền từ lâu, đối với người lần đầu nhìn thấy mà nói, chỉ biết trợn tròn hai mắt!

Tôi từng đi qua Phù Sơn thuộc huyện Lâm Phần tỉnh Sơn Tây, nơi đó trong viện bảo tàng có một viên phật châu trứ danh, nghe nói là năm đó Từ Hi thái hậu trên đường chạy nạn từng đi ngang qua đây, có một quan viên hầu hạ thái hậu vô cùng chu đáo nên được bà ta ban thưởng cho viên phật châu này, nguyên lai cũng là một loại bí bảo trong cung.

Viên phật châu này do giả sắc lưu ly chế thành (Lưu ly màu đỏ thẫm), trên hạt châu có một lỗ nhỏ, một đầu lớn, một đầu nhỏ.

Một lần nọ, có người vô ý ghé mắt vào trong lỗ nhỏ nhìn thử, phát hiện bên trong có một tôn đại phật ngồi ngay ngắn trong đại sánh, hào quang toả ra rực rỡ khắp bốn phía, cổ đeo phật châu, tay cầm tràng hạt, càng nhìn kỹ càng thấy tương phật như một vầng thái dương, sảnh đường sinh huy, mây mù lượn lờ, hệt chốn tiên cảnh.

Bên trong đại sảnh trên tường còn treo một bức thư pháp, trên viết ba chữ to “Thánh Trung Phật". Đây chính là danh tự của viên phật châu này, nhưng vì cái gì đã khiến nó có được sự thần kỳ như thế, liền không người biết được!

Hoàn.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,148
Posts: 95573
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Previous

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 48 guests