Dì Ghẻ - Trường Lê

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 15: Không thể hàn gắn

Nghe lời bà Nam sang chiếc giường nhỏ nằm nghỉ, bên mắt trái phải khâu của nó bây giờ hơi đau. Nằm một lúc nó cũng thiếp đi vì khá mệt mỏi, đang trong giấc ngủ nó mơ hồ nghe được mọi người nói chuyện:

- - Sao thằng bố nó lại ác thể nhỉ, đánh con đến mức như thế này.

Giọng một bác gái nhưng nó không rõ đó là ai, bà ngoại nói tiếp:

- - Khẽ mồm thôi cho cháu nó ngủ, mới nằm được một lúc thôi..

Mọi người bàn tán rì rầm khiến Nam ngồi dậy, nó nhìn thấy trong nhà có bác Dung, bác Yến, cậu Thành, mợ Phương. Mọi người thấy nó tỉnh dậy thì vội hỏi thăm:

- - Còn đau không, sao luc nó say rượu không chạy đi mà đứng đấy để nó đánh cho vỡ cả đầu thế này.

Bác Yến chép miệng:

- - Nãy con đi chợ mua đồ ăn cho bà thấy mấy người gần nhà bố thằng Nam hỏi hôm nay không đi đám cưới à..? Nghĩ bụng còn thân thuộc gì mà đi, đến đó nhìn mặt chúng nó nghĩ đến em gái mình càng thêm lộn ruột. Thấy bảo đông lắm, trăm mười mấy mâm cơ mà...Tưởng ngày vui thì thương con ai ngờ lấy vợ mới cái nó đánh con nhập viện luôn. Sớm con không biết chứ không con cũng phải vào xem nhà nó thế nào.

Bác Dung nói thêm:

- - Ngày trước khi ra đón thằng này tao chả bảo sợ không ở được với chúng nó lâu đâu. Bánh đúc thì lấy đâu ra xương, tự nhiên đón thằng con lớn về nó sợ chiếm nhà, chiếm cửa thì làm sao nó để yên. Con mặt * đó bây giờ có tí tiền vênh váo lắm...Ra đường xe đâm chết cụ nhà nó đi có phải không..?

Mọi người trong nhà thi nhau rủa xả mụ Hường, Nam đi lại chỗ bà ngồi rồi kể lại những gì mà các bác các cậu hỏi. Bà ngoại nói với các bác:

- - Tình hình cháu nó bây giờ như vậy đấy, giờ cũng không ở đấy với bố nó được. Lại về đây ở với bà thôi, có gì ăn nấy. Còn con bé Hạnh nữa, giờ muộn rồi mai cái Dung mày chở cháu nó về đấy lấy quần áo rồi đón luôn con bé về đây cho mẹ. Để nó ở đấy rồi cháu mình nó chôn ở đâu không hay. Tao mà không ốm tao phải đến tận nhà tao chửi bố chúng nó lên.

Bác Dung nghe vậy hơi lưỡng lự:

- - Đón thì đơn giản nhưng sợ thằng bố nó có cho đón không..Con sợ vào đó đòi cháu nhà nó lại ngoạc cái mồm ra. Dù gì thì trên giấy tờ hai đứa vẫn là con của nó, con kia còn nhỏ có biết cái gì đâu. Mà thôi trước mắt để mai con đưa cháu về trong đấy nói chuyện xem thế nào đã. Giờ các cháu nó còn học hành không phải cứ nay ở đây mai ở đó được.

Cũng phải thôi, trẻ con thì nghĩ đơn giản không ở đấy thì ở đây, nhưng người lớn họ nghĩ theo kiểu tính toán. Bà giờ đã già, lại nuôi thêm hai đứa nhỏ thì kham sao nổi. Các bác thì ai cũng có gia đình con cái. Chẳng ai muốn chuốc nợ vào thân, họ hàng thì họ hàng chứ, con cái họ còn lo chưa xong hơi đâu mà lo cho con của em. Trong khi trong mắt các bác bố nó nhà to, xe đẹp, lắm tiền kia còn bỏ thì sao các bác lại phải lo. Chính vì vậy tuy không ai nói ra nhưng mọi người đều có ý định là dẫn Nam quay về nhà bố. Bà ngoại nghe vậy quát:

- - Nói chuyện gì nữa, nó đánh cháu mình tan cả mặt như này còn chuyện trò gì. Mày định vào xin lỗi nhà nó à. Tao không cần, tao chỉ cần đón cháu tao về thôi. Tao nuôi hai đứa nó chục năm nay tao đâu có cần xin ai...Trong mấy chị em mẹ nó khổ nhất rồi, giờ hai đứa con cũng khổ không kém. Tao không xin...khụ..khụ...chúng mày nuôi các cháu...Tao chỉ cần chúng mày đón về đây thôi...Bà cháu tao tự lo cho nhau...Chúng mày có nuôi được ngày nào đâu mà chúng mày xót…

Vừa nói bà vừa ho, mấy bác thấy bà giận dữ thì vội vàng chữa lại:

- - Ý con không phải thế, ý con là vào hỏi xem bố nó sao lại đánh nó thế này thôi. Chứ con cháu nhà mình ai chẳng xót...Mẹ đang ốm đừng giận kẻo mệt..

Bà nói:

- - Đấy là tao cứ nói trước vậy...Còn chúng mày có gia đình tao cũng biết...Mai vào đó đón cháu về
đây..không...không tao đi báo công an thằ́ng bố nó đánh con vỡ đầu..Mà vào đó chửi bố con dì ghẻ rắn độc ấy lên. Cào nát mặt nó ra…

Nói đến đây mợ Phương khoe:

- - Con mụ ấy mặt giờ nhìn kinh lắm, mắt một bên thành sẹo sập hẳn xuống. Hôm trước con cũng có biết đâu, đi mua quần áo cho chồng con thì gặp mụ ấy trong chợ. Thấy con bán hàng hỏi là đi mua áo cho ông Tuấn à, sau lúc mụ ấy về con mới hỏi có phải bồ ông Tuấn Khùng không thì con bán hàng nó bảo đúng rồi. Con bảo sao nhìn già thế thì mấy người ở đó ai người ta cũng cười. Người ta bảo mụ này đi phẫu thuật gì ấy xong hỏng hết mặt. Ra chợ thì cậy ông kia đầu gấu lúc nào cũng phi xe vào trong ai người ta cũng ghét. Người ta chửi cho bảo ngu, ham rẻ giờ như con ma. Vậy mà bố kia cũng ở được, đi với nhau ra chợ như hai chị em ấy...Con nghe xong mà không dám cười, đấy trước mặt thì nó tươi cười, sau lưng nó chửi cho đấy.

Bà ngoại nghe xong vỗ đùi:

- - Đấy cho chết mẹ nó đi..

Mọi người bớt căng thẳng sau câu chuyện của mợ Phương, vậy mà lúc nào mụ cũng ra vẻ mệnh hệ phu nhân, ra vẻ cao sang. Mụ đâu biết ra ngoài mụ bị ghét như chó, nhưng mụ lại có tiền cho nên trước mặt mụ lúc nào người ta cũng khen lấy khen để. Cứ được khen trẻ với xinh là mụ thích lắm, cậu Thành bây giờ mới lên tiếng:

- - Đúng la con mụ ấy nó ác thật, nhưng do anh Tuấn cũng nghe vợ thì mới đánh con. Trách con mụ ấy một thì phải xem lại ông Tuấn. Không nuôi được con thì thôi lại còn đánh con, để lát về con gọi điện nói chuyện xem thế nào. Trước cứ nghĩ dân xã hội anh em đông này nọ thì phải sống đẹp. Đánh con mình đến mức này thì cũng chỉ được cái mồm. Nghĩ thế là oai, hai loại người đấy có ở với nhau rồi cũng tan bát, vỡ mâm thôi…

Bà ngoại lắc đầu:

- - Đến lúc hết tiền thì lại quay mặt với nhau ngay ấy mà. Tính thằng đấy mẹ lạ gì, mẹ thằng Nam đây trước ở với nó nó hành đủ kiểu từ ăn uống, quần áo. Giờ ở với con kia nó có tiền thì phải nịnh. Bố gì loại đấy, trước nó ra đây van xin tao mới cho đón. Với nghĩ cho các cháu sau này bố con lại không nhận nhau. Chứ lần trước con kia nó cho thằng này ăn đồ thiu thối là tao muốn đón cháu về rồi. Kiểu gì tao cũng phải gặp nó một lần nói cho ra nhẽ. Nuôi được mấy ngày muốn đánh là đánh à..Ông nó đây còn chưa bao giờ đánh nó lấy một cái…

Nam ngồi im nghe mọi người nói chuyện, nó thấy thương bà vô cùng. Nó ước phải chi giờ ông còn sống thì anh em nó với bà không phải khổ nữa không. Cũng đến giờ cơm cháo, bác Dung bảo bà:

- - Sớm tưởng mình mẹ nên con mua ít thức ăn. Lát nữa nấu cơm xong con mang đồ ăn sang đây nhé. Nam nấu cơm cho bà đi tí bác sang...Mọi người cũng về thôi, mai có gì rồi nói sau. Con về đây mẹ ạ..

Bà ngoại gật đầu, Nam đi ra mở cổng cho các bác, cậu mợ đi về rồi chạy vào cắm cơm. Bà nhìn nó nói:

- - Mai bà khỏe bà đi chợ rồi bà nấu cơm cho cháu ăn. Thế bác sỹ có đưa thuốc cho không..?

Nam móc túi quần ra bọc thuốc rồi trả lời bà:

- - Có bà ạ, cả băng gạc nữa này.

Bà lấy rồi cất đi cho nó:

- - Đấy phải chăm uống thuốc vào cho mau khỏi. Tí ăn cơm xong nhớ phải uống thuốc đấy.

Nhà ông bà ngoại chỉ là ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ chẳng có tầng hay phòng ốc gì, tuy nhiên ngôi nhà lại cho Nam cảm giác thoải mái đến kỳ lạ. Đồ gì để đâu nó cũng biết, từng cái muôi, cái nồi hay vị trí của cái mâm tất cả vẫn giữ nguyên như ngày nó còn ở đây. Tối đó ăn cơm xong bà ngoại giúp nó thay băng trên đầu. Hai bà cháu ngồi nói chuyện, bà dặn dò nó kỹ càng ngày mai đến đó phải nói như nào, như nào. Khoảng 9h tối hai bà cháu đi ngủ, sáng hôm sau bà ngoại dậy từ 5h sáng, bà dậy nấu cháo cho Nam ăn còn uống thuốc. Không biết bà đợi cái gì mà cứ đi ra đi vào. Hôm nay là chủ nhật, đường làng ngõ xóm cũng thưa người qua lại hơn hẳn. Thi thoảng bà lại chép miệng:

- - Lâu thế nhỉ, giờ này còn chưa thấy đâu.

Nam thấy lạ bèn hỏi bà:

- - Bà đợi ai vậy ạ...Giờ mới có 7h sáng hôm nay lại là chủ nhật mà bà.

Bà gắt:

- - Đợi bác Dung mày chứ ai, hôm qua đã bảo sáng nay sang rồi vào kia đón con bé Hạnh mà sáng bảnh mắt ra chưa thấy đâu. Nóng hết cả ruột, con bé đấy không có anh là nó hay khóc lắm đấy..

Nam cười, nó vớ lấy cái chổi cùn vừa quét sân vừa nói:

- - Bà ơi, chỉ có bà là dậy sớm từ 5h thôi. Các bác ấy đi làm có mỗi ngày chủ nhật được ngủ. Chắc phải 9-10h bác ấy mới sang.

Bà ngoại thấy nó quét sân vội giằng lấy cái chổi:

- - Đưa đây bà quét cho, mày mắt mũi thế kia thì quét gì…

Hai bà cháu ai cũng muốn quét, không ai chịu nhường ai, bỗng có tiếng xe máy đỗ trước cổng. Là bác Dung, bác Dung thò tay vào mở cổng thấy hai bà cháu đều đã dậy bác hỏi:

- - Mẹ khỏe chưa mà đã ra ngoài sân thế này.

Bà thấy bác Dung thì mừng rỡ chạy lại:

- - Tiên sư nhà chị, tôi khỏe rồi...Hôm qua điên quá nóng hết cả người sáng nay lại khỏe như vâm. Dậy từ 5h sáng đợi chị đến bây giờ đây..

Bác Dung mua đồ ăn sáng mang cho bà với Nam bác nói:

- - Mẹ buồn cười, nhà người ta cũng phải dậy có giờ. Vào đó lúc nhà nó chưa ngủ dậy thì đứng đợi à. Con mua cháo sườn cho mẹ với xôi khúc cho thằng Nam đây, mẹ cư ăn đi rồi con chở cháu vè đấy…

Bà ngoại không chịu, bà bảo hai bà cháu sáng ăn cháo rồi. Bà giục bác Dung đi ngay như sợ để lâu cháu bà bị bắt cóc mất vậy. Bác Dung nhìn Nam hỏi:

- - Vậy lên xe bác chở vào đó, chắc giờ này cũng phải dậy rồi nhỉ…?

Nam vâng dạ rồi hai bác cháu chào bà đi đến nhà bố nó. Trên đường đi bác Dung hỏi Nam:

- - Vào đó nếu bố cháu không cho cháu ở với bà thì làm sao…??

Nam trả lời:

- - Không cho cháu cũng về ở với bà, hôm qua cháu cũng nói không cần người bố như vậy rồi.

Bác Dung thở dài thườn thượt, đến nhà bố Nam bác Dung bấm chuông. Người đi ra là mụ Hường, xe oto của bố nó vẫn đỗ trong sân, bố nó đang ở nhà. Bác Dung nói:

- - Chào cô, tôi là Dung bác của cháu Nam, là chị gái của mẹ nó. Tôi muốn tìm chú Tuấn để nói chuyện. Chú ấy có nhà không ạ..?

Mụ Hường nhìn sang phía Nam rồi nói:

- - Tưởng bảo không thèm quay về nhà này nữa cơ mà. Giờ còn gọi cả người đến đây cơ à..

Bác Dung vẫn điềm tĩnh đáp:

- - Xin lỗi, cô là người có tiền mà hình như cô không có học. Tôi đến đây tìm chủ nhà là chú Tuấn chứ không phải tìm cô. Cô là ai mà tôi giới thiệu tên tôi nhưng cô không trả lời, đây là con trai chú ấy chắc cô cũng biết rồi phải không..?

Mụ Hường hơi dơ, mụ định nói thêm gì đó thì trong nhà giọng bố Nam nói vọng ra:

- - Ai mà ra mở cửa mãi vậy..?

Bác Dung bên ngoài nói vào:

- - Tôi Dung đây, tôi dẫn cháu về đây nói chuyện với chú.

Bố Nam nghe giọng người quen vội chạy ra, thấy Nam với bác Dung đứng ngoài bố nó mặt hơi tối lại:

- - Vầng, mời chị vào nhà..

Nam đi qua mụ Hường không thèm cất lời chào, và nó nhìn bố nó cũng vậy. Những gì hai con người này làm với nó ngày hôm qua nó chưa thể quên ngay được. Ngồi xuống phòng khách mụ Hường cũng ngồi đối diện, bố Nam thấy vậy rót nước mời bác Dung, bác Dung nói:

- - Thôi tôi không dám uống nước nhà chú, vừa bước vào cổng là thấy toàn khí độc rồi. Uống vào về lại phải đi rửa ruột.

Không để mụ Hường kịp nói bác Dung tiếp:

- - Trước tiên nói với chú là tôi đến đây hôm nay không phải là dắt cháu về đây xin chú nuôi nó. Ban đầu tôi cũng muốn hai bố con nói chuyện với nhau để tìm hướng giải quyết tốt nhất. Nhưng ban nãy cô này...à mà cô này là ai nhỉ...tôi không biết tên...Mà cô ấy khinh người cũng không thèm nói..Nên thôi tôi cũng không quan tâm cô ây đang ở đây sống hay chết. Tôi đến trước là để hỏi chú sao lại đánh con đên rách cả mắt, vỡ cả đầu…??

Bố Nam lặng im trước những lời nói sắc như dao của bác Dung, im lặng một lúc không ai nói gì mụ Hường cười nhạt đáp:

- - Chuyện đâu còn có đó, chị đã đến thì cũng phải nghe hai tai..Lý do vì sao…

Bác Dung nhìn mặt mụ Hường đáp:

- - Cô là ai vậy..? Tôi đâu có nói chuyện với người không có tên tuổi. Tôi đang hỏi chú Tuấn đây cơ mà..?

Mụ Hường bị chọc tức đến tận óc, bực quá mụ gào lên:

- - Chị đang ngồi trong nhà tôi đấy, tôi là vợ anh Tuấn, thế đã được quyền nói chưa..?

Bác Dung vẫn giữ thái độ bình tĩnh:

- - À, hóa ra cô là cái người cho cháu tôi ăn đồ ăn thiu đấy hả, là con mụ già đi phẫu thuật bị hỏng một bên mắt mà ở chợ người ta đồn đấy hả...Mới cưới hôm qua chứ gì, sợ thật đấy...Cưới vợ mới cái là con riêng của chồng vỡ đầu nhập viện luôn. Nhà này có phúc lớn quá ha….

Càng nói mụ Hường càng bị chọc cho những câu như kim đâm vào tim, bố Nam giận tím mặt nhưng cố ngăn mụ Hường lại. vì ông ta biết càng nói thì chỉ càng thêm nhục:

- - Hôm qua do em say rượu nên nóng tính, không kìm chế được bản thân. Em cũng biết lỗi rồi, giờ chỉ mong cháu nó tha thứ về đây ở với em. Hôm nào em sẽ ra nhà xin lỗi bà cùng mọi người bên đó.

Bác Dung khẽ cười rồi nói:

- - Chú Tuấn này, chú có còn nhớ hôm chú ra noi chuyện với bà để mang hai cháu về đây không..? Thằng Nam ở với bố mẹ tôi từ nhỏ, con bé Hạnh cũng vậy. Từ khi chú bỏ mẹ con nó đi đã bao giờ chú làm tròn trách nhiệm của một người bố chưa..? Chú hứa như nào mà giờ chú nhìn xem, mặt nó giờ có thêm một vết sẹo lớn rồi đó. Chú đã không bù đắp được cho nó thì cũng đừng ác đức như vậy chứ. Ông bà nuôi nó bao năm nay còn không nỡ đánh nó, về ở với chú được mấy tháng chú khắc lên mặt nó một vết sẹo.

Bố Nam định phân bua nhưng bác Dung đưa tay ngăn lại, bác Dung tiếp:

- - Thôi, chú không cần giải thích. Người ta nói hổ dữ không ăn thịt con, đây còn thiếu nước chú giết nó nữa thôi.

Tôi đến đây không phải muốn hơn thua với chú, nhà tôi cũng không có tiền như chú đây. Tôi đến đây để chuyển lời của bà ngoại thằng Nam là mong chú để tôi đón hai cháu nó về nhà ngoài đấy. Ở đây rồi các cháu nó chết lúc nào không biết, mẹ nó vì chú đã khổ đến lúc chết rồi, tôi cũng không muốn các con của em tôi lại bị chú hại chết. Mà trong nhà này độc lắm….Chuyện là như thế, tôi đến để đón các cháu nó về bên nhà. Nãy có người chưa gì đã sợ cháu nó về đây ở rồi đấy….

Bố Nam quay sang nhìn mụ Hường mặt giận dữ, bố Nam nói:

- - Nãy vợ em nó có nói gì ngu dại chị bỏ quá cho. Em chỉ muốn các cháu nó được sống thoải mái…

Thằng Nam như sợ bác Dung sẽ đổi ý, nó không nói không rằng chạy lên tầng hai gọi em. Nhưng trong phòng không có ai, nó vội chạy xuống tầng dưới hỏi bố:

- - Ông mang em gái tôi đi đâu rồi.

Ồng Tuấn mặt đỏ tía tai sau câu hỏi của Nam, lão gắt lên vì không ngờ thằng Nam lại dám gọi ông xưng tôi với lão:

- - Giờ mày gọi tao như vậy phải không..?

Bác Dung vội nói:

- - Nam không được hỗn, dù gì đó cũng là bố cháu.

Thằng Nam hốt hoảng:

- - Nhưng không thấy cái Hạnh đâu bác ạ.

Lúc này trên tầng có người đi xuống, người đó cất tiếng:

- - Đây, em gái cháu đây. Tối qua không có anh nên nó lên tầng ba ngủ với chú. Bình tĩnh chứ thanh niên.

Chú Đại, thì ra chú Đại ở đây từ sớm, đi cùng chú Đại xuống là bé Hạnh. Nhìn thấy anh con bé vội vàng chạy xuống bám lấy chân anh. Thằng Nam nhìn chú Đại không nói gì, hiện giờ những người bên cạnh bố nó đều gây chó nó ác cảm. Nó nắm tay em gái rồi nói với bác Dung:

- - Mình về nhà bà thôi bác, để cháu lên lấy quần áo..

Ông Tuấn quát lớn:

- - Thằng mất dạy, mày đi đâu thì đi nhưng không được mang em đi.

Thằng Nam nhìn bố nói:

- - Nhưng nó cũng không muốn ở với ông, nó ở đây để bị bà kia đánh à…?

Dứt lời thằng Nam kéo tay áo em lên cho mọi người ở đó cùng xem những nốt bầm tím ngày hôm qua. Nó nói với Hạnh:

- - Em nói đi, em nói xem ai đánh em như thế này…

Con bé thấy mọi người quát to thì sợ hãi, nó không dám nói chỉ đưa tay chỉ về phía mụ Hường. Thằng Nam nhìn bố cười khẩy:

- - Nó bị vợ của ông đánh đấy….

Trước thái độ của Nam, bố nó định giơ tay lên nhưng bị chú Đại ngăn lại. Người đàn ông với thân hình nhỏ bé, người đầy hình xăm mà hai anh em nó từng coi là anh hùng đã nghe hết mọi chuyện từ đầu đến giờ nay mới lên tiếng.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 16: Phải biết chấp nhận

Chú Đại nhìn bố Nam nói:

- - Anh đã sai nhiều lần rồi, nếu anh còn đánh nó thì không sửa sai được nữa đâu.

Bố Nam hạ tay xuống, ông gắt lên:

- - Chú cũng thấy nó xưng hô với anh như nào rồi đấy, nó còn nói không cần loại bố như này mà giờ chú vẫn bênh được à..?

Chú Đại bảo Nam với bác Dung tạm thời ngồi xuống, chú trả lời bố Nam:

- - Đừng trách trẻ con khi chính người lớn mới là nguồn gốc tạo ra những suy nghĩ xấu trong đầu chúng nó. Em đã nói với anh từ lúc anh đón hai cháu về nhà, em đã dặn anh đừng bao giờ dùng bạo lực với các cháu. Mình ra ngoài có thể giết người nhưng với người thân thì mình phải bảo vệ. Sao anh có thể đổ máu vì anh em ngoài kia mà giờ anh lại lấy máu của con mình. Tại sao anh không thử nghĩ xem vì sao nó lại nói như vậy…?

Tất cả mọi người đều im lặng trước lời nói của chú Đại, lúc này chú mới ngồi xuống ghể nhìn bác Dung và Nam rồi nói:

- - Chào chị, em là Đại, là em kết nghĩa của anh Tuấn đây. Gọi là kết nghĩa nhưng bố mẹ em coi anh ấy như con đẻ. Em cũng coi anh ấy như anh ruột, chuyện cháu Nam bị như này tối muộn ngày hôm qua em mới về đến đây nên mới biết. Em cũng đang định chiều nay sẽ ra ngoài nhà bên đó nhưng không ngờ mọi người bên đó lại đến trước. Tuy là em trong nhà nhưng em không ủng hộ cách sử dụng bạo lực nhất là với người trong gia đình. Dù em có được nghe nói lại là cháu Nam láo nên bị bố đánh. Theo em dù cháu láo thì đánh vào mông, vào đùi nó. Đằng này anh Tuấn lại cầm cốc đáp thẳng vào mặt cháu như vậy là sai hoàn toàn. Em thay mặt anh em xin lỗi cháu với mọi người bên nhà.

Chú Đại nhìn Nam hỏi:

- - Thế giờ cháu có muốn ở với bố nữa không…?

Nam nhìn chú Đại trả lời cương quyết:

- - Cháu không muốn ở đây nữa…?

Chú Đại nhìn Nam với vẻ mặt hơi buồn, chú nói:

- - Cháu năm nay cũng đã 16 tuổi, bắt đầu bước vào cấp 3 rồi. Cháu cũng đã biết thế nào là đúng thế nào là sai. Nếu cháu đã quyết định như thế thì chú tôn trọng điều đó. Nhưng chú chỉ đồng ý với quyết định của cháu thôi.

Nhìn Bác Dung chú Đại nói tiếp:

- - Còn thưa chị, trên danh nghĩa thì anh Tuấn vẫn là bố đẻ của cả hai đứa, nếu ra pháp luật khi mẹ hai cháu mất đi thì bố sẽ là người dành quyền nuôi con chứ không phải ông bà hay các bác. Tuy nhiên để xảy ra sự việc như hôm qua thì bây giờ em có ý kiến như thế này. Cũng là để anh Tuấn với chị cùng cháu thử nghe xem thế nào. Em cũng đã nghe hết mọi chuyện từ đầu đến giờ, bên ngoại thật sự rất tốt khi đã chăm lo cho các cháu bao năm qua. Giờ thương cháu là điều ai cũng có thể hiểu được, nhưng việc xảy ra với cháu Nam là chuyện của cháu Nam với bố nó. Em muốn nói thế này để cả hai bên không phải áy náy hoặc đến mức tranh chấp.

Bác Dung lắng nghe nãy giờ nói:

- - Vậy chú cứ nói xem ý kiến của chú là như thế nào..?

Chú Đại nghiêm nghị trình bày:

- - Cháu Nam đã đủ lớn để đưa ra quyết định với lựa chọn của mình, nay cháu không muốn ở với bố, mà tất nhiên vào hoàn cảnh cháu nó bây giờ chắc chắn không muốn ở với người đánh mình đến rách cả mặt. Nên tạm thời trước mắt chị cứ đón cháu về bên ngoại, còn cháu Hạnh thì vẫn sẽ ở đây với bố.

Bác Dung vội ngắt lời:

- - Nhưng chú thấy đấy, ở đây rồi tay nó sẽ còn bao nhiêu vết bầm tím thế kia nữa.

Chú Đại khẽ nói:

- - Chị cứ nghe em nói hết đã, em đang nói về hiện tại. Cháu Nam sẽ về ngoại, còn cháu Hạnh ở đây. Bây giờ những vết bầm trước kia em sẽ coi như không có. Em xin lấy tính mạng mình ra đảm bảo nếu sau này cháu Hạnh chỉ cần nói bị ai đánh thì chính em sẽ đánh kẻ đó gấp 10 lần, cháu nó bị chảy một giọt máu thì em sẽ lấy nó một chén, cứ thế nhân lên. Không cần biết đó là ai, tại vì theo em được biết bà ngoại với các bác ngoài đó cũng khó khăn. Em đang nói đến thực tế, việc nuôi hai cháu ăn học là điều không dễ dàng. Việc chị để cháu Hạnh ở lại đây cũng là tốt cho cháu, đến khi nào cháu lớn đủ tuổi quyết định như Nam mà cháu nó không muốn ở với bố nữa thì lúc đó em lại cho cháu quyết định. Còn hiện tại nó vẫn còn quá nhỏ, rồi một ngày ngay cả cháu Nam cũng sẽ hiểu ra thôi.

Mọi người vẫn im lặng, chú Đại tiếp tục:

- - Còn về việc cháu Nam ở ngoài bà thì hàng tháng anh Tuấn vẫn phải chu cấp tiền ăn uống, lo đóng tiền học cho con. Cái này nếu anh em không làm thì em sẽ là người hàng tháng làm việc đó. Em không thể để sợi dây liên kết cuối cùng của hai bố con bị đứt được. Chính em và bố mẹ em là người khuyên anh Tuấn đón các cháu về. Nay để cháu nó thành ra thế này em cũng có một phần trách nhiệm. Ý em là vậy mọi người thấy sao…?

Bố Nam gật đầu đồng ý, vì những điều chú Đại nói đều là muốn tốt cho bố Nam. Bác Dung cũng không còn cách nào khác ngoài chấp nhận. Bởi lẽ những lời mà người đàn ông nhỏ bé kia nói ra không sai một điểm nào cả. Nó hợp lý với mọi hoàn cảnh bây giờ, thằng Nam đã lớn có thể chịu khổ nhưng nhìn cái Hạnh mới hơn 6 tuổi, con bé từ nhỏ đã vô cùng thiếu thốn. Nếu bây giờ lại trở về cảnh ngày xưa, không còn không bằng ngày xưa khi người bao bọc chúng nó bao nhiêu năm nay là ông ngoại đã mất. Những câu nói của chú Đại không những hợp lý mà còn hợp tình.

Mọi người đều đã đồng ý chỉ còn Nam vẫn cau mày khó chịu, tất nhiên lúc đó nó không thể nghĩ đến nhiều cái như chú Đại phân tích. Nó chỉ biết nó và em gái đã ở với nhau từ nhỏ, giờ mọi người lại muốn chia rẽ anh em nó, làm sao nó có thể chấp nhận. Chú Đại nhìn nó:

- - Nam, giờ là lúc cháu phải nghĩ cho em. Cháu phải biết rằng nếu em gái mà đi theo cháu thì nó sẽ khổ. Đàn ông phải học cách chấp nhận…

Thằng Nam rấn nước mắt cúi mặt gật đầu, nó đi lên tầng lấy quần áo cho vào túi xách rồi đi xuống trong cái nhìn ngơ ngác của bé Hạnh. Con bé vẫn chưa hiểu được rằng từ hôm nay nó sẽ không còn được ngủ với anh, không còn được anh chở đi học, không còn được anh mua đồ ăn sáng nữa. Cho đến khi nó nhìn thấy anh xách túi chào chú Đại, chào bố rồi đi ra cổng. Lúc này nó vội chạy theo nắm tay anh như muốn anh nó dắt nó đi cùng.

Thằng Nam quay lại nhìn bé Hạnh khóc như mưa, nó khẽ bỏ tay em gái ra rồi nói mếu máo:

- - Em phải ngoan nhé, hôm nào nghỉ học anh đón đi chơi.

Con bé lắc đầu nguầy nguậy, nó khóc thét lên khi anh nó cứ thế mà đi theo bác Dung rồi lên xe biến mất trước mắt nó. Nó chạy ra cổng nhìn nhìn xung quanh nhưng không thấy anh đâu, nó cứ thế chạy theo rồi nó vấp ngã, nó lại nhổm dậy định chạy tiếp thì chú Đại bế bổng nó lên đi vào trong nhà. Nó càng khóc to hơn, nó gọi tên anh nó:

- - Anh Nam ơi...Mẹ ơi…

Tiếng gọi lạc cả giọng vì nó đã gào khóc từ nãy đến giờ, nhưng tất nhiên là anh nó làm sao nghe được, rồi nó cũng nín. Nó nấc lên những tiếng nghẹn ngào, bố nó vẫn ngồi ở ghế ngoài phòng khách, mụ Hường và chú Đại cũng ngồi đó. Chú Đại lấy giấy khẽ lau mặt cho bé Hạnh, nhìn bố Nam chú nói:

- - Anh ạ, em chỉ giúp anh được đến thế này thôi. Nếu quả thật anh thương con anh, thương người mẹ đã chết của nó như lời anh nói trước đây thì anh biết anh phải làm gì rồi đấy. Em không muốn anh đã sai lầm một lần ngày xưa, em và bố mẹ trên nhà đã cố khuyên anh sửa sai nhưng bây giờ anh lại sai thêm lần nữa. Con bé chính là hi vọng duy nhất cũng là cuối cùng em giữ lại cho anh để tiếp tục sửa sai thêm một lần nữa.

Bố Nam lúc này mắt đỏ như trực khóc, chú Đại nói tiếp:

- - Anh cũng biết em về đây hôm qua không phải dự đám cưới của anh. Em điện cho anh em về là để cuối tuần em đưa các cháu lên ông bà chơi. Bố mẹ em đi đám cưới về nhìn hai đứa nó đứng dưới không ai đoái hoài ông bà cũng buồn lắm. Vậy mà…….Giờ em sẽ cho cháu Hạnh đi chơi với em vài hôm. Con bé không thấy anh thể nào nó cũng khóc không chịu, em sẽ dỗ nó. Còn anh tạm thời nên ở nhà suy nghĩ lại bản thân mình xem, xem anh đã làm được gì và lấy những gì của hai đứa nó.

Chú Đại bế bé Hạnh lên định đi lên tầng, được mấy bước chú quay lại nhìn mụ Hường nói bâng quơ:

- - Còn những lời em vừa nói có mặt tất cả mọi người là thật, bản thân em cũng sai khi đưa ra ý kiến đón hai cháu về mà vội quên mất một điều. Giờ thì chính em cũng phải chịu trách nhiệm về điều đó. Mong cả anh lẫn chị hãy nghĩ một câu này: “ Trẻ con nó không có tội tình gì cả.” Còn em đã lấy mạng mình ra để hứa thì chị cũng biết rồi đấy.

Mụ Hường câm lặng không mở mồm một câu nào từ khi chú Đại xuất hiện, tất nhiên mụ biết chú Đại là người sống xã hội. Nhưng khác với vẻ tếu táo thích đùa vui những lần trước, lần này vẻ mặt ấy như muốn giết người khi thằng Nam kéo tay áo bé Hạnh và con bé chỉ về phía mụ khi Nam hỏi ai là người đánh em. Mụ hiểu những điều chú Đại đang nói là nhằm vào ai. Trong số anh em kể cả trong nhà thì chú Đại vẫn là người nói mà bố Nam sẽ nghe. Tuy không phải anh em ruột nhưng hai người họ còn hơn cả ruột thịt. Chính mụ Hường cũng không thích điều đó vì mụ biết chú Đại ghét mụ ra mặt. Bằng chứng là ngày tổ chức đám cưới của mụ chú Đại không về, nhưng sau khi xong xuôi chú Đại lại gọi điện cho anh mình là ông Tuấn hỏi thăm các cháu, muốn đón các cháu đi chơi. Để rồi khi biết tin thằng Nam bị bố đánh nhập viện chú Đại về nhà mà không thèm nhìn mặt cả hai vợ chồng mụ.

Ngày hôm nay những lời nói của con người ấy khiến mụ lạnh sống lưng khi nghĩ đến những việc mình đã làm. Mụ thầm nghĩ một ý nghĩ xấu xa khi mụ đổ tất cả mọi chuyện cho Nam:

“ Thằng mất dạy đó lại chọn đúng ngày hôm nay để về.’’

Nhưng mụ vẫn cố gắng ngọt nhạt:

- - Chú cũng đừng nghe lời trẻ con, cháu Nam vốn dĩ đã không ưa chị. Hôm qua chị đưa nó vào viện mà tỉnh dậy nó còn chửi cả chị ấy chứ. Có anh Minh bạn bố nó ở đấy cũng biết…

Chú Đại không trả lời mụ, chú bế bé Hạnh lên tầng, bố Nam quay sang quát mụ Hường:

- - Thôi cô im đi, tôi giờ đã đủ đau đầu lắm rồi.

Mụ Hường ngúng nguẩy, vừa đi vừa lạu bạu mấy câu không rõ là gì. Mụ đi vào phòng rồi lại thò đầu ra nói:

- - Mà trưa nay còn phải sang nhà em gặp các bác với bố mẹ nữa đấy. Đã hẹn từ hôm qua rồi không đi không được đâu. Tối nay thì bạn bè nó rủ đi hát, hôm qua anh say quá nên em hẹn chúng nó tối nay. Chuyện đã thế rồi anh còn suy nghĩ làm gì, hai vợ chồng mới hơn 40 anh thích con trai thì em sẽ đẻ cho anh một đứa. Chẳng hơn à….

Trên tầng hai bỗng nhiên có tiếng “ Rầm “ khá mạnh như ai đó vừa đập cái gì. Mấy phút sau chú Đại đi xuống nhìn bố Nam lắc đầu:

- - Em đưa cháu lên ông bà chơi đây, anh ở nhà giữ sức khỏe. Em đi đây...Hạnh chào bố đi rồi chú chở đi ăn kem, mua quần áo mới nhé..

Bé Hạnh giờ đã nín, nó được chú Đại thay cho bộ quần áo mới xinh xắn, nó khoanh tay chào bố:

- - Con chào bố ạ.

Bố nó giờ mới đứng dậy nhìn nó, ông đi sát lại bế nó lên cao rồi khẽ cười:

- - Ừ con gái bố đi chơi nhé, mấy hôm nữa rồi về đây với bố.

Hai chú cháu dắt tay nhau ra xe, bố nó nhìn theo mà mặt hơi nhăn lại. Có lẽ bố nó muốn khóc vì những việc mình đã gây ra, hoặc có thể bố nó nhận ra sai lầm của mình hiện tại là gì hoặc bố nó thầm biết ơn chú Đại vì đã giữ lại cho mình một thiên nhần nhỏ là bé Hạnh. Nhưng giọt nước mắt đang chảy nơi khuôn mặt bụi bặm, gai góc kia có lẽ là vì Nam, thằng bé bất hạnh giờ chẳng còn lại gì, chỉ còn đó vết sẹo trên mặt không bao giờ khiến nó quên những gì đã xảy ra với nó ngày hôm qua và cả ngày hôm nay nữa. Ai cũng đau, ai cũng có vết sẹo riêng trong tim nhưng chắc chắn nó là người đau nhất và dĩ nhiên vết sẹo của nó không chỉ lớn nhất mà còn ngày càng bị khoét sâu.

Nó về nhà bà ngoại không nói năng gì, bà ngoại ngồi đó buồn rầu còn nó đi xuống nhà tắm, nó tháo băng trên đầu nhìn vào gương ngắm thật kỹ vết rách cùng những mũi khâu chưa lành. Nó nhìn bản thân nó trong gương, nó có đau không…? Đau, không chỉ thể xác mà cả tâm hồn. Nó có khóc không..? Không, nó không rơi một giọt nước mắt nào cả.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 17: Cuối thu

Đó cũng là đợt Nam vào lớp 10, sau hôm đi khỏi nhà của bố trở về nhà bà ngoại khoảng 5 ngày sau thì nó tháo băng tiếp tục đến trường. Vào cấp 3 môi trường xung quanh thay dổi khá nhiều, bạn mới, trường mới, lớp mới, thầy cô giáo mới...Nhưng với một vết sẹo dài nằm ngay bên mắt trái, hôm nó quay lại lớp tất cả mọi người nhìn nó như một kẻ lập dị, với bản tính lầm lỳ, ít nói gương mặt hiếm khi nở nụ cười, nay nó được bố khắc lên trên mặt một vết sẹo khiến ai nhìn nó cũng phải dè chừng. Không ai biết vết sẹo đau đớn đó là do bố nó tặng. Những tiếng xì xào lại tiếp tục vang lên theo những cánh tay chỉ trỏ:

- - Thằng này chắc lại đi đánh nhau đây mà.

- - Nhìn nó sợ nhỉ..?

Ngay cả thầy giáo khi nhìn thấy nó đi học lại còn khẽ lắc đầu:

- - Học sinh bây giờ chỉ giỏi nghịch ngợm, khổ bố mẹ ở nhà.

Nó im lặng không giải thích, vì nếu nói ra là bị bố đánh thì càng nhục nhã hơn. Nó cúi mặt chấp nhận những lời bàn tán. Trong đầu nó nghĩ:

“ Đúng vậy, tôi đánh nhau đó...Các người cứ nghĩ vậy đi.”

Bao nhiêu hi vọng, kỳ vọng, tưởng tượng về một thời học sinh sáng sủa, vui vẻ hơn khi nó bước chân vào trường cấp 3 đã tan biến. Cách đây mấy tháng khi nó đi xem tên mình có đỗ vào trường cấp 3 không nó hồi hộp lắm. Nó đã cố gắng rất nhiều, và rồi khi tên nó có trên dánh sách học sinh trong năm học mới nó đã đạp thẳng một mạch về nhà khoe bố, bố nó cười:

- - Đậu cấp 3 thôi mà đã vui thê hả. Bao giờ đậu cả đại học rồi bố mở tiệc ăn mừng luôn. Ngày xưa bố mẹ chỉ học được đến lớp 8 cũng bằng lớp 10-11 tụi con bây giờ. Nhưng rồi biết viết cái chữ hầu như bỏ học hết. Nên các con phải cố gắng.

Nó gật đầu mừng rỡ, đậu cấp ba tất nhiên là bình thường nhưng trường nó muốn vào học là trường ở cách nhà bố nó không xa, lại tiện một đoạn đường đến trường của bé Hạnh. Nó muốn thi vào đó để có thể tiếp tuc đưa đón em đi học. Nó xin phép bố chạy ra khoe bà ngoại, đạp xe đến nhà bà ngoại nó chạy vào mừng rỡ:

- - Bà ơi, cháu được vào trường cấp 3 rồi bà ạ. Tiện ra nhà bà mà tiện về nhà cháu luôn.

Bà ngoại nhìn nó chửi yêu:

- - Sư bố nhà anh, làm bà tưởng có chuyện gì. Đấy từ bây giờ học hành tốn kém lắm đấy. Phải cố mà học cháu ạ, học giỏi cho bố mày mừng.

Ngồi nhìn bà cười nó tâm sự:

- - Vâng ạ, mà bà ơi. Vào cấp 3 rồi không ai biết ngày xưa bố mẹ cháu bỏ nhau đâu bà nhỉ. Cũng không ai biết bố cháu mới đón cháu về đâu bà nhỉ..?

Bà ngoại nhìn nó cười một nụ cười buồn, khổ thân thằng cháu, bà ngoại biết bao năm nay nó bị mặc cảm rất lớn. Hồi còn ở với ông bà, đi học nó hay bị bạn bè trêu là thằng không có bố, đến khi mẹ mất thì bị gọi là thằng mồ côi. Đi đâu với bà hễ ai thấy nó là đều hỏi những câu khiến nó không dám nhìn ai:

- - Thằng này vẫn không về với bố à, bảo bố mày đón đi chứ.

Hay có người lại nói:

- - Ông bà già mà vẫn phải nuôi trẻ con vất vả thật bà nhỉ..?

Bà ngoại là người tinh ý, dù bà biết những người kia đôi khi chỉ nói đùa. Nhưng một đứa trẻ nó biết đâu là đùa đâu là thật, những lúc như thế bà lại cười rồi đáp:

- - Cháu nó ở với ông bà quen rồi, giờ đón tôi cũng không cho đón.

Đi được một đoạn bà bảo nó:

- - Kệ người ta cháu ạ, thiên hạ nó ác mồm lắm.

Đúng vậy, thiên hạ rặt một lũ ác mồm. Với lũ đó những lời thốt ra từ miệng bọn chúng có thể được gọi là câu nói đùa. Nhưng nghi một đứa trẻ nghe thấy nó lại cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có bố mẹ, ông bà già vẫn phải nuôi. Người lớn đôi khi là một giống loài độc ác, họ độc từ trong suy nghĩ lẫn phát ngôn.

Hôm nay nó hỏi bà ngoại những câu này chứng tỏ bao năm qua nó vô cùng mặc cảm. Nó sợ những người biết hoàn cảnh của nó rồi miệt thị nó. Bảo sao thi đậu vào cấp 3 Nam lại vui mừng như vậy. Bởi vì từ nay khi đến một môi trường mới nó có thể sống với một con người mới với các bạn mới. Hoặc nếu giờ đây ai hỏi nhà nó ở đâu nó sẽ nói đến nhà bố nó, sẽ không ai biết trước đây bố con nó không nhận nhau. Niềm vui của nó đơn giản chỉ có vậy và quả thật khi mới đến trường nhận lớp nó vui vẻ hòa đông, lao động chăm chỉ, giúp đỡ bạn bè một cách nhiệt tình….Lần đầu tiên trong đời nó được sống thoải mái mà không sợ mọi người nói nó là thằng mồ côi không cha không mẹ.

Quay trở lại với hiện thực. với vết rách lớn trên mắt vẫn chưa được cắt chỉ nó ngồi đó lặng im chịu đựng những ánh nhìn, những lời bán tán mà mọi người đang nói về nó. Mặc cảm ngày xưa của nó lại bắt đầu xuất hiện, giờ đây nó lại là thằng không cha không mẹ, lại là thằng làm khổ bà ngoại. Những hi vọng trước đây của nó cũng dần dần biến mất, nó cảm giác cuộc đời nó từ đây chỉ còn một màu đen. Bỗng nhiên từ bàn trên có người quay xuống hỏi nó:

- - Nam bị sao vậy, chắc đau lắm hả..?

Đó là Trang, bạn học cùng lớp ngồi bàn trên, nó và Trang đều biết nhau nhưng chưa bao giờ nói chuyện. Không phải biết từ khi vào lớp này mà là đã biết nhau từ hồi học cấp 2, mà nói là biết nhau cũng không đúng. Chỉ có nó là biết Trang thôi, Trang là người cùng phường với nhà ông bà ngoại. Nhà Trang và nhà ông bà ngoại nó không xa lắm, ngày trước đi học ngày nào nó chẳng phải đi qua nhà Trang. Mà trường cấp 2 chỉ có hai lớp 9A và 9B. Tuy khác lớp nhưng Trang khá nổi tiếng vì xinh xắn và học giỏi. Cả trường ai chẳng biết, tuy vậy nhưng khi nhận lớp dù biết Trang nhưng nó không nói chuyện thậm chí nó còn tỏ ra không quen. Vì nó sợ Trang sẽ nói cho mọi người biết hoàn cảnh của nó trước đây, nó tránh mặt những người quen biết với nó. Ngước lên nhìn nó ấp úng không biết trả lời ra sao, nó bối rối:

- - Tớ...tớ bị ngã thôi...Cũng hết..đau..rồi.

Nhìn điệu bộ như gà mắc tóc của nó Trang tủm tỉm cười rồi quay lên, sau nụ cười đó nó bỗng nhiên quên sạch những lời bàn tán, xầm xì khi nãy. Giờ nó đang đỏ mặt vì được một bạn nữ xinh xắn hỏi thăm. Nhất là người đó lại là người nó kiêng dè, có phần ngại ngùng sợ hãi vì đã biết nó trước đây.

Hết giờ học, nó vừa dắt xe ra khỏi cổng thì thấy Trang đứng đó, nó đi ngang qua như cố tính không nhìn thấy thì bị gọi giật lại:

- - Này, sao cậu nhìn thấy tớ mà cứ bơ đi thế hả. Ngày trước chúng ta học cùng trường cơ mà. Ít ra đến trường mới có người quen cũng tốt hơn chứ..?

Nam quay lại đáp:

- - Ừ..ừ..Có chuyện gì không..?

Trang chạy lại cười:

- - Tớ đang đợi cậu đấy…?

Nó ngơ ngác nhìn xung quanh, sau lưng xem có ai đứng đó không, xong tay nó chỉ vào bản thân:

- - Cậu đợi tớ...hả…?

Trang lém lỉnh:

- - Chẳng lẽ ở đây có ma à..? Cho tớ về cùng với, xe tớ hỏng sửa chiều mới lấy được.

Nam định từ chối, nó lấy lý do:

- - Nhà tớ ở…..

Không để nó nói hết câu Trang đẩy đẩy xe nó rồi nói:

- - Nhà cậu ở cùng khu với tớ chứ gì nữa, sáng nay tớ thấy cậu đạp xe đi qua nhà tớ mà. Về thôi...về thôi, đứng đây chắn hết lối người ta đi.

Vừa nói Trang vừa đẩy cả xe lẫn nó về đằng trước rồi leo lên đằng sau, thế là nó bất đắc dĩ chở cô bạn cùng lớp về trong ánh nhìn của mấy đứa học sinh cùng trường, một thằng mặt mũi lầm lỳ, mắt đang bị khâu mà ngồi sau chiếc xe đạp cũ lại là cô gái xinh xắn, dễ thương trên miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói. Không biết người khác chăm chú nhìn bởi vì sự khác biệt giữa hai con người hay họ ngạc nhiên, ghen tị với Nam nhưng chỉ biết thằng Nam lấy sức đạp thật nhanh để thoát ra khỏi đám đông trước cổng trường.

Cả đoạn đường nó im lặng không dám nói một câu, Trang thấy vậy hỏi:

- - Cái xe đạp đẹp đẹp đợt trước cậu đi đâu rồi.

Nhắc tới cái xe đạp, cái xe đẹp, xịn mà bố nó mua cho nó đợt trước khi nó đi khỏi đó tất nhiên những gì bố nó mua nó đều để lại, kể cả cái mũ lưỡi trai mà hôm nó đi lao động bố nó cho. Về nhà bà ngoại mọi người cũng bàn bạc về chuyện học hành rồi đi lại của nó. Cuối cùng bác Dung cho nó cái xe đạp cũ mà bác hay đạp mỗi khi sang bà để đi học. Xe để mấy bác đi lại gân nhà nên tất nhiên hình thức không đẹp, cũ là điều tất nhiên. Nó trả lời:

- - Đấy không phải xe của tớ.

Trang nghe trong giọng nó có chút hậm hực, Trang nói:

- - Chả sao, xe cũng chỉ là phương tiện đi lại. À mà này, chiều đi học cho tớ đi nhờ tiếp nhé. Đằng nào cậu chẳng đi qua nhà tớ, nhỉ...hi..hi.

Nam im lặng chẳng nói gì, nó vẫn thế, vẫn luôn không muốn mở lòng với người lạ. Hai đứa im lặng cho đến khi về dến cửa nhà Trang, Trang xuống xe chưa kịp nói gì thì nó đã phóng đi mất. Về đến nhà nó thấy bà đã dọn cơm, nó chào bà rồi hỏi:

- - Bà ăn cơm chưa ạ..?

Bà thấy cháu đi học về thì vội cầm cái quạt phe phẩy cho cháu mát rồi nói:

- - Bà chưa…? Nhà có hai bà cháu bà đợi cháu về ăn cùng cho vui. Đi rửa mặt đi rồi còn ăn cơm, chiều có phải đi học không..?

Nam chạy ra sân sau múc nước rửa mặt rồi trả lời bà:

- - Chiều cháu có nhưng 2h mới học bà ạ.

Bà ngoại sắp lại mâm bát rồi xới cơm đợi cháu vào ăn, ăn cơm xong Nam dọn dẹp sạch sẽ rồi nó nhặt hết quần áo bẩn của bà của nó ra giặt, bà ngoại thấy vậy nói:

- - Cứ để đấy bà giặt cho, nghỉ ngơi đi chiều còn đi học.

Nó cười đáp:

- - Để cháu giặt, có mấy bộ quần áo thôi mà. Bà không để cháu giặt thì cháu biết làm gì nữa. Mà sau bà cứ ăn cơm đi không cần đợi cháu đâu. Nhỡ đâu có hôm ở trường có việc cháu về muộn thì sao…?

Bà ngoại ngồi phe phẩy cái quạt nan nhìn nó chửi:

- - Bố nhà anh, bà ở nhà cả ngày có làm gì đâu mà đói phải ăn trước. Già rồi cứ phải thấy con cháu về đến nhà thì mới ăn được cơm. Vậy nên...mày có đi đâu cũng nhớ phải về sớm kẻo bà đợi đấy. Bà già rồi không còn như trước không thấy cháu đâu là đi tìm được đâu...Giờ đi tìm cháu có khi lạc mất cả bà...ha ha ha.

Bà ngoại cười sảng khoái khi nhắc tới chuyện đi tìm nó ngày xưa. Hồi đó nó nhỏ tí, ngày đó chưa có bé Hạnh, bố mẹ đi làm gửi nhà bà chiều đón. Ai ngờ ông bà vừa quay đi, quay lại đã không thấy cháu đâu. Cái ao sau nhà hồi ấy còn rộng do hàng xóm bên cạnh chưa đổ đất. lúc đó tầm đâu nó mới có 8 tuổi. Ông bà hốt hoảng chạy láo loạn lên tìm, ông ngày đó còn khỏe lắm, ông lội xuống ao mò mãi không thấy đâu, các bác các cậu cũng xuống mò, người thì chạy khắp nơi hàng xóm nhưng vẫn không thấy. Bà ngoại đứng trên bờ khóc:

- - Chết rồi, hay nó chết đuối rồi.

Ồng ngoại bên dưới vừa mò vừa mắng:

- - Chết đuối thì bao nhiêu người tìm thế này phải thấy chứ.

Bỗng nhiên mọi người nghe thấy tiếng trẻ con cười trong nhà để than, ngày ấy ông bà ngoại có cái nhà nhỏ để than vì ông bà làm hàng kẹo bánh. Bà ngoại chạy vào mở cửa ra thì thấy nó đang ngồi trong nhà than tay đang bẻ than xong vẽ vạch xuống đất. Thế là bà ngoại vừa mừng vừa giận, lôi nó ra quất mấy cái vào mông thì ông ngoại vội đi từ dưới ao lên cản lại. Cả nhà nhìn cái mặt nó đen thui toàn than là than thì ai cũng phì cười. Nó thấy bà nhắc chuyện cũ thì cười ngại rồi nói:

- - Cháu giờ có còn như ngày bé nữa đâu.

Giặt giũ phơi phong xong xuôi cũng gần đến giờ đi học, Nam sắp xếp sách vở rồi chào bà định đi thì bà gọi lại:

- - Đây bà cho 50k giữ lấy, cái xe bác Dung cũ rồi. Cầm lấy lỡ đâu hỏng xe còn có tiền sửa.

Nó giật mình:

- - Bà lấy tiền đâu mà cho cháu nhiều thế, cháu không cần đâu.

Bà ngoại cứ dúi vào tay nó nói:

- - Tiền này là tiền trước ông để lại cho bà. Cũng có phần của cháu, ông bảo bà giữ hộ bao giờ mày lớn thì cho. Giờ cháu lại về đây ở với bà thì bà cho, ông mày đúng là đến lúc mất vẫn lo cho các cháu ….Mà ông nói gì nghĩ lại giờ thấy đúng thật...Mà thôi đi đi không muộn..Nắng đấy đội cái mũ vào.

Nam chào bà rồi phóng xe đi, đi dược một quãng nó đang đạp thì có người đứng bên đường vẫy vẫy:

- - Nam ơi..Cho đi nhờ với..

Lại là Trang, cô bé đã đứng đó đợi từ bao giờ, Nam dừng xe lại, Trang nói:

- - May quá, tưởng cậu đi rồi chứ..hi hi.

Nam trả lời:

- - Thế lỡ tớ đi rồi hoặc không đi học thì sao. Tớ đâu có nói sẽ đón cậu.

Trang trèo lên xe vỗ vai nó trả lời:

- - Ngày trước hồi còn ở đây ngày nào cậu cũng đi học qua đây, đâu có nghỉ ngày nào. Giờ chắc cũng thế, với lại tớ đứng đợi từ 1h rồi. Đi thôi….

Bây giờ là 1h30, vậy là Trang đã đợi nó được 30 phút. Không nói gì nó khẽ cười rồi chở cô bạn cùng lớp đến trường trong cái nắng nhưng không gắt hòa cùng những cơn gió mang hơi lạnh của cuối thu, lặng im nhưng dễ thương vô cùng.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 18: “Mẹ” Hường…

Một tuần sau khi Nam về ở với bà ngoại, ngày nào hai bà cháu nói chuyện cũng nhắc tới bé Hạnh. Cả Nam và bà ngoại đều lo con bé ở với mụ Hường sẽ bị ghét bỏ mặc dù trước đó sau hôm ở nhà bố về bác Dung đã kể lại tất cả mọi chuyện, những lời nói của chú Đại. Con bé còn quá nhỏ để hiểu được chuyện gì đang xảy ra, vì đã vào cấp 3 với lịch học dày đặc nên nhiều khi Nam muốn đến trường tiểu học để gặp em cũng khó khăn. Lắm hôm buổi chiều nó đạp xe đến trường tiểu học đã là 5h30 chiều. Nhìn thấy nó bác bảo vệ hỏi thăm:

- - Dạo này không đón em nữa hả cháu…? Con bé vừa về với mẹ nó rồi.

Nam chào bác rồi lặng lẽ đi về, đã hơn tuần nay không được gặp em, hôm nay là chủ nhật nó biết em nó được nghỉ nên nó đánh liều đạp xe đến nhà bố nó để gặp em. 9h sáng hôm ấy nó xin phép bà ngoại đi thăm em, lần trước bà ốm có người đến thăm mua bánh kẹo, thấy Nam nói the bà cười rồi cho một hộp bánh với một túi kẹo vào tròn túi rồi bảo:

- - Cháu mang cho em nhé, con bé sún răng nhưng thích ăn đồ ngọt lắm.

Nam gật đầu cầm túi bánh kẹo rồi chào bà đạp xe đến nhà bố, đến nơi thấy nhà đóng cổng nhưng không khóa ngoài đồng nghĩa với việc trong nhà có người. Nhưng nó không dám gọi cửa hay bấm chuông, nó cứ đứng cách đó chục mét nhìn vào ngôi nhà rồi đi qua đi lại. Đang loay hoay thì có người gọi nó:

- - Nam đấy hả cháu, sao lại đứng loanh quanh ở đây thế…?

Nam quay lại thì nhận ra là bà đã cho hai anh em nó bánh rán hôm mới về đây ở, bà cũng là họ hàng về bên đằng nội nhà bố nó. Sau lần bà cho hai anh em bánh rán rồi bị mụ Hường nói không ra gì nên dù ở gần bà cũng không sang nhà bố Nam, thi thoảng hai anh em Nam đi học thấy bà ngoài đường cũng chỉ vội chào bà rồi đi. Nam lễ phép:

- - Cháu chào bà ạ, cháu đến nhà muốn gặp em gái nhưng cháu ngại không dám bấm chuông. Đứng đây đợi nếu em nó có ra ngoài thì gặp bà ạ.

Bà gọi nó lại:

- - Vào đây bà xem nào, đây ngồi xuống đây đợi. Đứng đó làm gì cho mỏi….

Nam chạy lại chỗ bà rồi ngồi xuống, nhìn khuôn mặt nó có vết khâu dài ngay bên mắt bà lắc đầu:

- - Mặt cháu bị sao thế kia, có phải bị bố đánh lần trước không..?

Nam gật đầu, bà nói tiếp:

- - Thế mà ra đường nó bảo bố lỡ tay chỉ xây xát nhẹ, rách hẳn một vết dài thế kia còn nhẹ gì nữa. Thế nó dùng cái gì đánh cháu..?

Nam khẽ nói:

- - Bố cháu cầm cốc đáp ạ..

Bà thở dài:

- - Khổ thân thằng bé, bà nào cũng có biết đâu. Hôm trước đi cúng thì gặp cả bố mày với cái Hường, dắt theo hai đứa bé gái. Bà mới lại hỏi mày đâu thì cái Hường nó bảo cháu chửi lại bố xong bỏ về ngoại ở rồi. Thấy vậy mọi người mới hỏi thăm mà nó kể khiến bà nghe không lọt tai chút nào.

Nam tò mò hỏi bà:

- - Bà ấy kể thế nào hả bà..?

Bà nói tiếp:

- - Nó bảo cháu bố say rượu về gọi lấy cốc nước cháu không lấy, bố mắng mấy câu cháu liền chửi lại là tôi không thèm nhận cái loại bố như ông. Bố cháu say quá nên mới tát cháu mấy cái, cháu ngã không may đập vào cầu thang nên bất tỉnh nó phải đưa vào viện nhưng không sao. Hôm đó thì bà không có ở nhà, chiều về thì chỉ nghe hàng xóm xung quanh nói nhà cháu cãi nhau, về sau có chú nào đưa cháu vào đi mà người cháu lúc đó toàn máu. Nhưng trong đám cúng nó lại kể khác, bà không chứng kiến nên cũng ko dám nói. Nhưng hàng xóm xung quanh đây ai người ta cũng nói con này ác nhân, thất đức.

Nam ngồi lại kể hết mọi chuyện cho bà nghe, nghe xong bà chép miệng:

- - Thế mà nó kể với mọi người trong nội cháu chửi lại bố. Ai ở đấy cũng nói cháu không ra gì, nào là bố đón về sống tốt như thế còn không biết điều. Xong con kia nó bảo hai đứa về đây tiền ăn uống, tiên học nó lo cho hết. Coi như con đẻ, bố mà đi làm xa là ở nhà nó lo cho hai đứa từng li từng tí một. Rồi nào là con nó nó còn không chăm bằng con chồng. Bà ở đây thì lạ gì, nhưng toàn bọn nịnh thần tung hê nhau nên thôi kệ. Nhất là cái Nguyệt chị bố cháu ấy, cô mà toàn nói những lời khó nghe.

Nam vẫn ngồi lặng im nghe bà kể, bà tiếp:

- - Cô Nguyệt cháu nói từ đầu đã bảo đứng đón thằng đấy về, nhìn mặt nó là biết mất dạy rồi. Bà nghe vậy mà mới nói hai đứa nó ngoan ngoãn lễ phép gặp ai cũng chào thì nó bảo bà biết cái gì.

Nam trả lời bà:

- - Cô đấy không ưa gì mẹ con cháu đâu, ngày trước cô ấy còn nói xấu mẹ cháu nhiều lắm. Cháu về đây ở được mấy tháng mà cô ấy nói với bố cháu là nếu cháu ở đây thì cô ấy không đến nhà bố cháu nữa. Cô ấy với bà Hường quý nhau lắm.

Thấy Nam cứ nhấp nhổm sốt rượt nhì vào nhà bố, bà mới nói:

- - Hay đi với bà bà gọi cửa cho nhé, thôi cháu ạ. Con người có phúc có phần, ông trời có mắt cả đấy...Giờ cháu cứ cố gắng.

Cũng không biết phải đợi đến bao giờ, Nam đi theo bà sang nhà bố. Bà gọi:

- - Tuấn ơi….Tuấn ơi...ra cô hỏi nhờ cái này..

Trong nhà có tiếng vọng ra, là giọng mụ Hường:

- - Cô Tám phải không..? Chồng cháu không có nhà đâu…?

Bà nói:

- - Thì mày cứ mở cổng tao hỏi tí chuyện..

Mụ Hường ra mở cổng, mở ra mồm mụ vẫn làu bàu:

- - Đang bận chết đi được..Có chuyện gì….Ơ sao mày lại về đây..?

Bà nói đỡ cho Nam:

- - Nó đến thăm em gái nhưng sợ không dám gọi cửa. Tao sang gọi hộ để anh em nó chơi với nhau một tí.

Quay sang bà bảo Nam:

- - Giờ bà về đun nồi nước lá, cháu ở lại chơi với em nhé..

Mụ Hường nhìn theo bà lườm nguýt, nhưng mụ vẫn đứng chắn ở cổng không cho Nam vào, mụ nói giọng bẩn:

- - Cô tưởng mày nói sẽ khồng về đây nữa cơ mà..Em giờ ở đây nó đang sống tốt, gặp rồi để nó học theo cái mất dạy à…?

Nam dù rất tức nhưng nó vẫn cố nhịn nói:

- - Cô để cháu gọi em ra đây một lúc chứ cháu không vào nhà..

Mụ Hường nhìn nó bằng ánh mắt khinh khỉnh, quay vào trong mụ gọi:

- - Hạnh ơi, ra đây mẹ xem nào.

Trong nhà bé Hạnh vâng dạ rồi chạy ra, lúc này Nam nhìn thấy trong phòng khách có cả cái Thư đang ngồi ăn gì đó, còn bé Hạnh đang xem tivi nghe thấy mụ Hường gọi nó chạy ra. Đến cổng nó nhìn thấy anh thì cười tít cả mắt, nó chạy lại ôm chân anh rồi gọi:

- - Anh Nam, anh Nam về rồi...Bế em..bế em..

Thấy con bé là Nam chẳng còn bực tức gì mụ Hường nữa. Lúc này mụ Hường quay lại khép cổng rồi nói:

- - Hạnh chốc nữa vào nhà thì gọi mẹ nhé..

Con bé cười trả lời:

- - Vâng ạ…

Nam mặt hơi tối lại, nó dắt em ra chỗ bà ngồi ban nãy, nó hỏi:

- - Em gọi bà đấy là mẹ à..?

Bé Hạnh hồn nhiên trả lời:

- - Dạ vâng, bố bảo em từ giờ phải gọi là mẹ..Vì mẹ chở đi học, mẹ mua đồ ăn cho..

Nghe con bé nói thằng Nam giận đỏ cả mặt, nhưng nó sao trách em nó được. Con bé còn nhỏ có biết cái gì đâu, mà gọi như thế nó sống ở đây cũng đỡ khổ. Nam kéo tay áo em lên xem có vết bầm, vết tím nào không rồi nó hỏi:

- - Bà ấy có đánh em nữa không..?

Bé Hạnh lắc đầu:

- - Không anh ạ, mẹ sáng chở em đi học rồi mua đồ ăn cho em nữa. Mặt anh bị sao thế ạ..?

Nam gắt:

- - Đó không phải…..

Nhưng rồi nó lại hạ giọng:

- - Anh không sao, anh bị ngã hôm lâu rồi ấy.

Nó không có quyền gì giận dữ ở đây cả. Hỏi thăm em, dặn dò em một lúc rồi nó lấy túi bánh kẹo treo ở xe đưa cho em rồi nói:

- - Bà ngoại gửi cho em này, cất đi ăn dần nhé. Anh giờ đi học cả ngày nên cuối tuần chủ nhật anh lại đến thăm em được không..?

Con bé thích thú nhận quà từ tay anh rồi hỏi:

- - Anh không ở đây nữa à..?

Nam nhìn em khẽ cười

- - Anh giờ bận học ở xa nên không ở đây được nữa, chỉ đến thăm em được thôi..

Bé Hạnh gật đầu:

- - Vậy chủ nhật anh nhớ về nhé…

Bà ngồi trong nhà nhìn ra hai anh em khẽ đưa tay lau nước mắt, thằng anh nói dối để cho em yên tâm, con bé thì ngây ngô vẫn chưa hiểu được rằng anh nó bị đánh đến phải bỏ đi, mà nguyên nhân chính là do cái người con bé hiện nay đang gọi là mẹ. Bỗng nhiên từ phía bên nhà bố nó mụ Hường mở cổng gọi to:

- - Hạnh ơi, về đây mẹ cho cái này..Về nhanh còn học không lát bố về lại mắng.

Bé Hạnh nhìn anh không muốn quay về, thấy vậy Nam đẩy đẩy em:

- - Thôi em về đi, tuần sau nghỉ học anh lại đến..

Con bé vừa đi vừa ngoái lại nhìn anh, Nam đứng đó nhìn em đi vào trong cho đến khi cổng đóng chặt lại Thấy nó cứ đứng đó bà mới gọi:

- - Nam ở đây ăn cơm với bà luôn nhé, bà nấu xong hết rồi đây.

Nam quay lại nhìn bà rồi nói:

- - Dạ, cháu phải về bà ạ, ở nhà bà ngoại cháu cũng đang chờ cơm. Cháu cảm ơn bà, cháu về đây ạ.

Chào bà xong Nam vội vã đạp xe về nhà bà ngoại, vừa đi nó vừa suy nghĩ có lẽ nó không ở đó nữa bé Hạnh lại được đối xử tốt bởi vì con bé còn nhỏ, có chăng ngày trước mụ Hường đối xử tệ với nó là vì mụ ghét nó mà thôi. Ban nãy thấy mụ Hương gọi bé Hạnh về nhà cũng nhẹ nhàng tình cảm lắm. Trong đầu nó bỗng cảm thấy có chút tha thứ cho mụ Hường. Ngày trước nó nghe các bác nói có lẽ mụ Hường sợ bố nó đón nó về sau này nó sẽ chiếm nhà, chiếm cửa nên mụ ấy sợ. Giờ nó đã ra ngoại chắc mụ không làm ác với em gái nó đâu..

Thấy em gái vẫn khỏe mạnh không bị đánh, Hạnh còn khoe buổi sáng được mụ Hường chở đi học rồi mua đồ ăn cho nó cũng yên tâm. Nhưng nó đâu biết đằng sau cánh cổng kia mặc dù em gái nó không bị ăn hiếp nhưng con bé chưa đủ lớn để hiểu được rằng mụ Hường gọi nó về cho cái này là cái gì. Ban nãy Nam cũng thấy cái Thư con mụ Hường đang ngồi ăn bát gì đó, cái Thư ăn không hết bỏ mứa ra bàn làm nũng mẹ. Ép con ăn mãi không được mụ Hường mới ra cổng gọi Hạnh vào nhà.

Con bé hồn nhiên cầm túi bánh kẹo đi vào, mụ Hường đợi nó ngồi xuống ghế rồi đẩy bát chè ăn thừa, ăn mứa của con gái lại rồi bảo Hạnh:

- - Chè ngon lắm ăn đi con...Chị Thư để phần cho con đó.

Từ sáng chưa được ăn gì, ban nãy cũng thèm nhưng Hạnh chỉ dám nhìn không dám đòi. Nay được mụ Hường cho con bé cười tươi rồi lấy thìa ăn nốt chỗ chè mà mẹ con mụ đang định đổ đi thì chợt nhớ đến Hạnh.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 19: Đẻ con “Chung”

Nam về nhà kể lại cho bà nghe về cuộc sống của bé Hạnh ở nhà bố, bà ngoại nhìn nó trách:

- - Vậy sao cháu không xin phép chở em nó ra đây chơi với bà. Chủ nhật có phải đi học đâu, bà cũng nhớ nó lắm.

Nam nói:

- - Cháu cũng định như thế nhưng bố cháu không ở nhà mà nhìn bà kia cháu lại không nói được.

Bà ngoại tỏ vẻ tiếc nuối:

- - Ừ thế thôi vậy, cũng may nó không bị đánh là tốt rồi. Mà vợ hai của bố cháu cũng có con riêng phải không..?

Nam trả lời bà:

- - Vâng bà ạ, bà ấy cũng có một đứa con gái hơn Hạnh 2 tuổi.

Bà ngoại khẽ lắc đầu:

- - Thế thì cái Hạnh không cẩn thận mà cứ vòi vĩnh nó đánh chết. Mà cưới nhau vậy có khi thằng bố mày kiểu gì cũng lại đẻ kiếm đứa con chung cho mà xem. Loại đàn bà như thế nó tính toán lắm, có thời gian cháu chăm vào đó xem em thế nào nhé. Bố mày là lại hữu dũng vô mưu, loại tay chân không biết suy nghĩ. Rồi cứ đi suốt như thế con bé trong nhà không ai biết được đâu.

Nam thấy bà lo cho em như thế nó cũng thấy lo, nó bảo:

- - Hay ăn cơm xong cháu lại đạp xe vào đó xin phép đón em nó ra đây chơi bà nhỉ..?

Bà ngoại rất muốn nhưng lại sợ gì đó:

- - Ừ bà cũng muốn thấy nó, nhưng sợ sáng vào rồi chiều lại vào người ta lại chửi cho đấy..

Nam cười:

- - Không sao đâu bà, chửi thì cháu lại về…

Hai bà cháu ăn cơm mà không hề hay biết ở ngôi nhà kia bé Hạnh đang phải chịu những điều gì. Khi Nam về cũng là lúc hai mẹ con mụ Hường chuẩn bị chở nhau về nhà trong vì trước đó bố Nam đã gọi điện nói đi công chuyện hai ngày mới về. Đẩy cho Hạnh ăn bát chè còn thừa xong mụ Hường lấy quần áo, sách vở cho vào balo cho con gái rồi dắt tay cái Thư ra khỏi cổng mụ ấy nói:

- - Ăn chè xong no chắc không cần ăn cơm đâu nhỉ, mẹ với Thư cũng ăn như vậy thôi. Giờ mẹ phải chở chị Thư về nhà ông bà chơi. Con ở nhà xem tivi rồi tối mẹ mang cơm về cho nhé. Nhớ ở trong nhà thôi, mẹ khóa cổng ngoài ai gọi cũng không thưa nghe chưa.

Bé Hạnh ngoan ngoãn gật đầu, mụ Hường nhìn thấy gói kẹo mà bà ngoại gửi cho Hạnh mụ nói:

- - Bánh kẹo ở đâu nhìn ngon thế, cho chị Thư một nửa nhé…?

Cái Hạnh rụt rè trả lời:

- - Dạ bánh anh Nam cho con ạ..

Không cần biết thế nào mụ Hường lấy luôn gói kẹo đưa cho cái Thư cầm xong hai mẹ con mụ dẫn nhau ra ngoài. Bé Hạnh nhìn thấy mụ lấy mất gói kẹo của anh cho thì nó rơm rớm nước mắt, nhưng nó không dám khóc vì nó sợ khóc sẽ bị đánh như lần trước. Nó nhìn theo cái Thư với vẻ mặt buồn rười rượi. Hai mẹ con mụ Hường đóng cổng khóa ngoài xong lên xe rồ ga đi mất để lại con bé một mình trong nhà không cơm cháo, không ai quan tâm.

Lúc mụ Hường đi khỏi be Hạnh mới mếu máo rồi òa lên khóc, chẳng ai dỗ, chẳng ai thương nó ngồi một mình ở phòng khách khóc tu tu. Bỗng nhiên bên ngoài có giọng đàn ông gọi:

- - Cô Hường ơi, cô có nhà không..?

Giọng một người đàn ông lớn tuổi, nó nghe thấy tiếng người lớn thì im bặt không dám khóc nữa. Người gọi cửa gọi thêm lần nữa không thấy ai thưa lại khóa ngoài nên bỏ đi. Nó sợ run người, ban nãy nó định thưa nhưng nghe lời mụ Hường dặn nên nó không dám trả lời. Giữa phòng khách một mình con bé ngồi nước mắt, nước mũi giàn dụa...Bụng nó sôi lên vì đói, từ sáng đến trưa nó mới được ăn mấy thìa chè thừa của cái Thư, giờ ở nhà không ai nấu cơm, nhìn túi bánh anh trai cho nó định bóc nhưng nghĩ sao nó lại ôm vào bụng không bóc nữa. Nó ngồi đó xem tivi rồi ôm gói bánh ngủ thiếp đi tren ghế sofa lúc nào không hay.

Cho đến khi nó giật mình nghe thấy tiếng chuông cửa, nhưng nó vẫn ngồi im ở phòng khách không dám ra ngoài. Nam lần này đến đã mạnh dạn bấm chuông, nhưng thấy cổng khóa ngoài nó cũng địnhn quay về vì nghĩ cả nhà đều đi vắng. May mắn làm sao có bác hàng xóm ngay sát nhà dắt xe ra định đi đâu, thấy Nam bác ấy hỏi:

- - Không có chìa khóa vào nhà hả cháu, nãy thấy mẹ cháu chở đứa con gái lớn đi đâu rồi. Chắc con bé theo đi không được nên ở nhà bác còn nghe tiếng khóc.

Nam hỏi bác hàng xóm:

- - Cô ấy đi lâu chưa hả bác..?

Bác hàng xóm trả lời:

- - Bác thấy đi cũng phải được gần tiếng rồi..

Nam cảm ơn bác, đợi bác hàng xóm đi khỏi nó gọi to:

- - Hạnh ơi, anh Nam đây...Em có nhà không…?

Bé Hạnh trong nhà nghe thấy giọng anh thì chạy ra luôn, nó mở cái ô vuông nhỏ để thò tay vào trong mở chốt cài nhòm ra cười hớn hở:

- - Anh Nam lại về chơi với em à..?

Nam nhìn mắt con bé đỏ hoe, biết là em ở nhà một mình khóc, nó dỗ:

- - Ừ anh đến đón em về nhà bà ngoại chơi, bà bảo anh vào xin phép cho em ra đấy chơi với bà đấy.

Bé Hạnh mặt buồn xo:

- - Nhưng nhà không có ai anh ạ. Bố đi không về...Mẹ đi đến tối cơ. Cổng khóa rồi..

Nam nhìn cổng khóa thì hỏi em:

- - Em có chìa khóa không..?

Con bé lắc đầu, như nhớ ra điều gì thằng Nam cúi xuống tìm tìm một lát rồi nó giơ chìa khóa lên trước mặt em gái:

- - Ha ha anh có khóa rồi, anh mở cổng rồi anh chở em đi nhé.

Bé Hạnh nhìn thấy chìa khóa mắt sáng long lanh, con bé gật đầu lia lịa. Cổng mở ra con bé chạy ra ôm chân anh. Nam khóa cổng lại rôi trả chìa khóa về vị trí cũ, cũng may trước ở đây nó vẫn nhớ mỗi khi ra ngoài bố nó hay mụ Hường đều để chìa khóa ở cái rãnh nhỏ bên dưới cổng nhà. May mắn sao thói quen đó bọn họ vẫn chưa bỏ.

Hai anh em chở nhau về nhà bà ngoại, bé Hạnh thấy bà thì tíu tít chạy lại ôm lấy bà. Đúng là chỉ có về nhà bà thì hai anh em nó mới có được những giây phút thoải mái hồn nhiên như thế. Bà ngoại hỏi han Hạnh đủ điều, nhưng một mực dặn cháu không được vòi vĩnh như ở với anh, không được cãi lại, phải ngoan...vì bà sợ có một mình con bé ở đó sẽ bị mẹ kế hành hạ. 5h chiều ba bà cháu ăn cơm xong Nam vội vàng nhớ ra chuyện chở bé Hạnh về đây mà chưa xin phép ai. Nó cũng không dám nói với bà ngoại, nó nói:

- - Thôi Hạnh để anh chở về mai còn đi học. Cháu chở em về bà nhé…!!

Bé Hạnh thì không muốn về, bà ngoại thấy mới 5h hãy sớm cũng không muốn cháu về sớm. Nhưng Nam dắt tay em ra xe rồi dỗ:

- - Ngoan hôm nay về rồi bao giờ nghỉ anh lại đón đi. Về sớm còn ngủ mai đi học rồi.

Bà ngoại thấy thế cũng đành để cháu về, Nam chở em về vội vội vàng vàng, nó sợ chở em về nhà sẽ gặp ngay mụ Hường. Nếu để mụ ấy biết Nam lén chở em đi thế này mụ sẽ chửi mắng con bé, vì giờ Nam đâu còn ở đó nữa. Nó đạp nhanh nhất có thể, Đến nhà bố mồ hôi mồ kê nó chảy ướt đẫm cả áo, may quá cửa nhà vẫn khóa, mụ Hường vẫn chưa về..Nó lấy chìa khóa mở cổng rồi cho bé Hạnh vào nhà. Con bé thấy anh chuẩn bị đi thì òa khóc, buổi tối lại không ai ở nhà. Để một mình em ở lại Nam cũng không yên tâm, suy nghĩ hồi lâu nó quyết định ở lại chơi với em. Nhưng nó không vào nhà vì sợ rằng khi mụ Hường trở về nhìn thấy nó ở trong nhà mụ sẽ nhiếc móc nó.

Cái cảnh tượng cổng thì khóa, con em nhìn qua cái ô vuông nhỏ lấp ló nhòm ra ngoài nói chuyện với anh. Thằng anh thì khom người cúi xuống nhìn em gái khiến hàng xóm ai đi qua cũng lắc đầu. Nhưng hai anh em không để ý, chúng vẫn cười đùa với nhau khúc khích. Nam dăn em gái:

- - Nếu bà ấy về có hỏi thì không được nói anh chở ra bà ngoại chơi đâu nhé. Chỉ nói là anh vào đây thăm em thôi. Nói ra lần sau không đi được nữa đâu.

Bé Hạnh làm mặt nghiêm trọng nhìn anh gật đầu, con bé mỗi khi thấy anh trai dặn điều gì là nó đều làm vẻ mặt như vậy ra điều đã rõ. Phải 6h hơn mới thấy mụ Hường đi về, Nam thấy mụ thì vội quay mặt đi né tránh nhưng đứng trước cổng thì còn tránh đi đâu, về với mụ là cả cái Thư con mụ. Thấy Nam cái Thư hớt mẹ:

- - Mẹ ơi, anh cái Hạnh này..

Nam quay lại khẽ chào:

- - Cháu chào cô …

Mụ Hường hốt hoảng:

- - Sao mày lại ở đây, không phải sáng nay đã đến rồi sao. Lại còn đứng ngoài rình rập, hay là định ăn trộm ăn cắp gì ở đây hả…?

Nam bối rối:

- - Không, không...Cháu đến định xin phép bố chở em ra bà ngoại nhưng nhà khóa cổng mà em cháu lại ở nhà một mình nên cháu đứng ngoài chơi với nó cho nó đỡ sợ..

Mụ Hường ầm lên:

- - Có gì mà sợ, đi một tí rồi về chứ có phải không về đâu mà sợ. Anh em mày toàn lắm trò...Lần sau không có ai thì cũng đừng đứng trước cổng nhà người ta thế này, mất cái gì thì sao..?

Nam đứng trước mặt em gái không dám nói gì thêm, nó hiểu nếu nó càng cự cãi thì người bị trút giận lên đầu sẽ là bé Hạnh. Nó im lặng lấy xe đạp rồi đạp đi về, đằng sau mụ Hường đang mở cổng xong mụ quát bé Hạnh:

- - Mẹ đã bảo ai gọi cũng không được ra cơ mà. Biết đâu nó bắt cóc đi thì làm sao, về rồi bố mày lại ầm ĩ lên. Khổ thân tôi chưa, giờ muốn đi đâu cũng không dám đi. Lúc nào cũng alo alo ở nhà nhớ chăm sóc con, không chăm sóc mà được như thế này à...Thế nhưng sau này chẳng biết có nhờ được gì không...Đi vào nhà còn đứng đấy ngó nghiêng cái gì nữa...

Nam đứng đó tay nó nắm chặt lại, nó nghiến răng kèn kẹt vì ban nãy nó nhìn thấy gói kẹo cái Thư đang ăn giống với gói kẹo mà sáng nay nó mang vào cho em gái. Nhưng nó không thể nào mang em đi lúc này được, nó nuốt nỗi uất hận rồi đạp xe về nhà. Nam vừa di khỏi thì bố nó về, trong nhà mụ Hường vẫn đang làu bàu chuyện thằng Nam đến nhà cả ngày hôm nay. Vừa nghe tiếng oto dừng trước cửa mụ đoán ngay đó là tiếng xe của ông Tuấn.

Thay đổi khuôn mặt mụ lấy khăn ướt lau mặt mùi tay chân cho bé Hạnh rồi vuốt vuốt lại mái tóc đang rối của con bé rồi chạy ra mở cổng:

- - Sao anh bảo hai ngày nữa mới về cơ mà…?

Ông Tuấn trả lời:

- - Đúng ra là thế nhưng ở nhà con nhỏ nên giao lại cho các chú ấy làm nốt. Có vấn đề gì các chú ấy sẽ điện…

Mụ Hường õng ẹo:

- - Con cái ở nhà đã có em lo, anh sao phải khổ sở thế. Đi đi về về thế này vất vả lắm...Hai đứa ăn cơm xong đang ngồi xem tivi kia kìa.

Như nhớ ra vừa nói hớ điều gì mụ vội đóng cổng rồi đi vào trong, bố Nam đi ngay sau thấy Hạnh với Thư đang ngồi ở ghế liền hỏi:

- - Hai con ăn cơm chưa, ra bố xem nào..

Cả hai đứa đều đồng thanh nói ăn rồi, thấy bé Hạnh cũng nói ăn rồi mụ Hường khẽ thở phào nhẹ nhõm, vì mụ biết mụ mới về đã kịp nấu nướng gì cho con bé ăn đâu. Hai mẹ con mụ đã ăn no ở nhà trong rồi, định rằng lát về mụ sẽ cho bé Hạnh ăn mỳ hay cơm nguội còn gì thì hâm lại cho nó ăn. Nay thấy con bé cũng nói ăn rồi mụ nghĩ chắc nó sợ mình nên không dám nói là chưa ăn. Bởi vậy mụ cũng không hỏi han gì nữa, có lẽ thấy tội lỗi hoặc muốn giả tạo trước mặt bố Nam nên mụ đi pha hai cốc sữa, rồi lấy trong cặp cái Thư ra hộp bánh gato bỏ ra đĩa cho mỗi đứa một miếng,giọng ngọt xớt:

- - Hai đứa uống sữa đi rồi lát đi ngủ sớm mai mẹ chở đi học nhé. Nhất các cô rồi, toàn công chúa ăn xong có người phục vụ tận tình thế này.

Bé Hạnh thích đồ ngọt nên ăn luôn, không quên cảm ơn bà mẹ kế “tốt bụng”. Cái Thư thấy mẹ lấy bánh của mình chia cho Hạnh thì mặt nhăn chỉ trỏ, mụ Hường ghé tai nó nói:

- - Thôi, mai mẹ mua cho cái khác to hơn…

Ông Tuấn thay quần áo xong đi ra nhìn cảnh đó thì vui mừng lắm, ngồi cạnh bé Hạnh ông hỏi con gái:

- - Con gái có nhớ bố không…?

Con bé vừa ăn vừa gật đầu, ông Tuấn xoa đầu con rồi nói:

- - Đấy ở với mẹ Hường được ăn ngon thế này còn gì...Phải nghe lời mẹ nhé con..

Nói xong lão nhìn mụ Hường ra điều ưng ý lắm, mụ Hường được thể càng tỏ ra quan tâm chăm sóc các con hơn. Đêm hôm đó nằm với nhau mụ nói:

- - Sáng nay thằng Nam đến đây thăm em gái nó anh ạ..?

Ông Tuấn thở dài:

- - Ừ thì con nó đến để gặp em là chuyện bình thường, em cứ để hai anh em nó gặp nhau. Anh làm bố nhưng có lỗi với nó nhiều lắm.

Thấy chồng vẫn còn nặng tình với con vợ trước mụ liền thêu dệt:

- - Nó đến đây nhưng láo lắm anh ạ, em mở cửa cho nó vào nhà mà nó xưng tôi gọi bà xong nói không thèm vào, chỉ đến gặp em nó thôi...Anh bảo thế có mất dạy không chứ.

Ông Tuấn im lặng, có lẽ ông tin những điều vợ nói là đúng bởi trước đây Nam cũng đã từng xưng hô như thế, Đột nhiên mụ Hường hỏi chồng:

- - Hay giờ em đẻ cho anh một đứa nữa nhé, nếu mà là con trai thì càng tốt, mà con gái thì cũng là có đứa con chung của hai vợ chồng

Đây không phải là lần đầu tiên mụ Hường đề cập đến chuyện này, nhưng có lẽ ông Tuấn vẫn đang do dự điều gì. Khẽ quay người sang một bên ông nói:

- - Chuyện đó từ từ đã, các con nó vẫn còn nhỏ...Để tính sau nhé….
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 20: Gáo nước hất đi

Sau hai tuần Nam được bác Dung chở vào viện cắt chỉ, vết thương tuy đã lành nhưng vết sẹo thì vẫn còn đó. Nhìn thằng nhoc 16 tuổi đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời trên mặt có một vết sẹo dài cả bác sỹ lẫn người thân đều cảm thấy xót xa thay cho nó. Dần dần mọi chuyện cũng qua đi, bạn bè trong lớp cũng không ai bàn tán về lý do vì sao trên mặt Nam lại có sẹo. Ngày đi học, rảnh rỗi nó ở nhà phụ việc cho bà ngoại, hai bà cháu nương tựa vào nhau tuy không khá giả nhưng từ ngày Nam về ở với bà các bác cũng yên tâm hơn nhiều. Ngày ngày có nó ở bên bà ngoại cũng đỡ buồn, có một điều không ai biết đó là sau mỗi buổi chiều nó đều đạp xe đến trường tiểu học đợi em gái. Hôm gặp hôm không, hôm nào nó về sớm hoặc chiều không phải di học là nó đạp xe đến hỏi bác bảo vệ, nếu bác bảo nói có người đón rồi thì nó về, không thì hai anh em nó lại đứng đó chơi với nhau 10-15’ đến khi mụ Hường đến đón con bé nó sẽ tránh mặt đi.

Nhiều lần như vậy bác bảo vệ mới được nghe về hoàn cảnh của hai anh em, người ngoài như bác bảo vệ nghe xong ai cũng mủi lòng thương xót. Nhưng nhìn cảnh hai anh em tíu tít cười đùa mỗi khi gặp nhau họ lại thấy ấm lòng. Hai anh em đã sống xa nhau như vậy được một tháng, trong một tháng đó chỉ có hai ngày chủ nhật nó đến nhà thăm em thì được gặp mặt, đó là lần đầu tiên nó lén chở em về ngoại, và tuần thứ hai thì mụ Hường vẫn cho nó gặp em ở ngoài cổng được tầm 30’. Những lần sau nó đến thì nhà đều đóng cửa, khóa ngoài gọi không ai trả lời. Sau đó nó gặp em ở trường thì được bé Hạnh nói là chủ nhật bố mà ở nhà thì hay chở cả nhà đi công viên, đi chơi đâu đó đến tối mới về. Nó xoa đầu em lấy làm mãn nguyện.

Cả tuần nay nó bận học thêm ở trường nên không có thời gian tan học lại ra trường gặp em, hôm nay là thứ 6, buổi chiều cả lớp dc về sớm. 3h chiều tan học nó vội vàng lấy xe rồi định bụng đi đến trường tiểu học đợi em. Đang định đi thì nó lại bắt gặp Trang đang đợi ở cổng trường, sau lần trước chở nhau đi học thì lần này nó mở lời hỏi trước:

- - Hôm nay lại không đi xe à..?

Trang nhìn nó cười:

- - Sao biết, hì hì không phải không đi mà lại hỏng rồi..

Vừa nói Trang vừa chỉ tay sang bên kia đường nơi có quán sửa xe, Trang nói:

- - Lại cho tớ về nhờ với nhé, để tớ đèo cho cũng được.

Nam vội nói:

- - Nhưng tớ không về nhà ngay đâu, tớ còn đi đón em nữa…..

Tưởng nói vậy cái Trang sẽ thôi không đi nhờ nữa ai dè:

- - Thì tớ đi cùng, đằng nào giờ tớ cũng không nhờ được ai về. Cả lớp có mỗi cậu cùng đường..Đi mà..Chẳng lẽ cậu định cho bạn cùng lớp đi bộ từ đây về nhà à..?

Nhìn cái bộ mặt đang cố tỏ ra đáng thương của Trang thằng Nam không còn cách nào ngoài đồng ý. Hai đứa lên xe chở nhau đi về, vừa đi Trang vừa hỏi:

- - Tớ tưởng cậu ở với bà ngoại một mình mà, sao hôm nay lại đón em..

Nam ngập ngừng nói:

- - Cũng không phải đón, tại em tớ 5h hơn có người đón về. Hai anh em giờ không ở với nhau nên hôm nào về sớm tớ đều đi ra trường nếu em chưa về thì gặp em một chút.

Trang gật gù:

- - Bảo sao hôm nào cậu cũng đạp như ma đuổi, mấy lần tớ gọi chờ về cùng mà không thấy nói gì. Tưởng khinh người không muốn đi cùng cơ.. hi hi.

Nam không nói gì, đến trường tiểu học vẫn còn sớm. Nam đứng ở ngoài cổng thấy bác bảo vệ liền chào, nhìn thấy Nam bác bảo vệ hỏi:

- - Ơ, sao cháu lại đến đây…?

Nam ngạc nhiên trả lời:

- - Dạ cháu đến đợi em, giờ vẫn sớm bác nhỉ..?

Bác bảo vệ lắc đầu:

- - Em cháu không học ở đây nữa rồi, mấy hôm trước bác thấy bố mẹ nó đi oto đến đây bác có hỏi thì biết được là đến làm thủ tục chuyển trường cho nó. Gần đây không thấy cháu đến nên bác tưởng cháu cũng biết.

Nam thẫn thờ cảm ơn bác bảo vệ, nó chào bác quay xe đi buồn bã mà quên gọi Trang. Đến lúc Trang chạy lại kéo xe nó thì nó mới nhớ ra, nó bảo Trang:

- - Thôi lên xe tớ chở về…

Giọng nói cùng gương mặt buồn bã của nó khiến cái Trang cũng buồn theo, cả đoạn đường về nhà không ai nói với nhau câu nào. Lúc xuống xe cái Trang khẽ nói:

- - Sáng mai cho tớ đi cùng đến trường được không..?

Nam trả lời ừ một cái rồi đạp xe đi, chở Trang về xong nó không về nhà mà tiếp tục đạp xe vào nhà bố nó. Đến nơi nó thấy mụ Hường đang vẩy vẩy nước ra trước cổng cho đỡ bụi. Nó dừng xe lại hỏi:

- - Cô ơi, em cháu bây giờ học ở đâu ạ..?

Mụ Hường đang loay hoay nghe thế giật mình, không biết mụ vô tình hay cố ý mà mụ hất luôn cả gáo nước vào người Nam. Đứng lên nhìn mụ nói:

- - Đi đứng không chú ý gì cả, người ta đang làm thì lại đứng chắn ngang...Nam đấy à, vừa hỏi gì đấy nhỉ..?

Nam hỏi lại:

- - Dạ cháu hỏi em cháu giờ học ở đâu ạ …?

Mụ Hường ngừng tay đứng chống nạnh nói:

- - Giờ nó chuyển trường học ở gần đây rồi, học với em Thư. Mất bao nhiêu tiền mới xin chuyển được đấy...Không ai hơi đâu ngày nào cũng lộn đi lộn lại đón được. Mà này, bố mày bảo mày đến đây tìm em nó ít thôi. Để nó còn học, nó ở nhà lúc nào cũng ngoan ngoãn, nhưng cứ thấy mày là nó lại đòi theo. Giờ mày không liên quan gì ở đây nữa thì cũng không cần đến đây đâu. Em nó giờ học trường tốt gần nhà, ai cũng chăm lo cho nó rồi mày đừng làm phiền em nó nữa. Bố mày cũng bảo vậy đấy, chứ cô đây không có ý gì. Lo cho em thì phải để cho em nó chú tâm vào học hành. Thế nhé.

Nói xong mụ Hường xách xô nước đi vào nhà đóng cổng lại, không thấy oto ở nhà có nghĩa là bố nó không có nhà. Lời mụ Hường nói không biết thật hay giả nhưng cũng khiến nó suy nghĩ rất nhiều. Nó không ngờ bố nó lại ghét nó như vậy, trường cái Thư học gần nhà bố nó. Thực tế thì ngày trước bố nó cũng đã có ý định xin chó bé Hạnh về đây học để nó đỡ phải đưa đón. Nhưng nếu bố nó sợ nó đến đây làm phiền em gái thì thật sự nó thấy ác quá. Nó đứng ngoài đường nhìn nhìn một lúc rồi lại đạp xe về với bộ dạng áo quần chỗ ướt chỗ khô.

Gáo nước tạt trúng nó cứ như một lời xua đuổi, một sự ruỗng rẫy từ ngôi nhà coi như nó như một căn bệnh. Vừa tủi, vừa xấu hổ nó về nhà trong bộ dạng thất thểu, bà ngoại thấy hôm nay nó về muộn liền hỏi:

- - Đi đâu mà ướt hết thế kia, hôm nay ở lại lao động hả cháu. Thay quần áo tắm đi rồi ăn cơm, bác Dung chiều mang sang cho con cá to lắm. Nhà không có tủ lạnh nên bà chỉ lấy một nửa kho hai bà cháu ăn, còn đâu trả lại…

Nam ngồi xuống kể với bà chuyện bé Hạnh chuyển trường, bà ngoại nhìn cháu khẽ nói:

- - Vậy cũng tốt cháu ạ, em nó được đi học ở trường tốt lại gần nhà cũng hơn chứ. Ít ra như vậy bố nó còn quan tâm đến nó, bà lại cứ sợ nó hắt hủi. Em nó giờ còn bé, để nó lớn lên một chút nó sẽ hiểu. Cháu giờ cũng nên tập trung vào học đi, mày cứ đạp đi đạp về liên tục như thế bà cũng không yên tâm đâu. Thôi đi tắm đi, nước gì bắn vào người mà hôi thế…

Nam không dám nói là bị mụ Hường tạt nước vào người, nó lấy quần áo đi tắm rồi dọn cơm ăn với bà ngoại. Bà ngoại nói đúng, nếu bây giờ nó đã bị ghét mà cứ đến đó gặp em rồi bọn họ sẽ ghét cả bé Hạnh. Mấy lần trước gặp bé Hạnh còn đòi theo nó lúc nó vè, nhưng lần sau khi gặp con bé ở trường nó khoe bố chở đi công viên, đi chơi cuối tuần nhìn con bé vui lắm, lâu rồi Nam mới thấy em gái cười vui vẻ như vậy. Không chừng những điều mụ Hường nói nó lúc ban chiều lại đúng. Quả thật chính nó đang làm phiền, làm ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp của bé Hạnh bây giờ.

Nó khẽ cười nhạt một cái rồi đứng lên dọn dẹp bát đũa, bà ngoại nhìn nó thở dài. Có lẽ bà ngoại nhìn thấy trong nó sự hờn ghen, ấm ức. Mười mấy năm nay nó chưa được biết đi chơi công viên là gì, mười mấy năm nay nó chưa được bố đưa đi chơi lần nào. Hồi ở với mẹ mẹ nó bận bịu đi làm suốt ngày không kể nắng mưa miễn sao có tiền lo cho nó ăn học bằng anh bằng em. Vật chất có thể có, có thể không nhưng sự thiếu thốn tình cảm thì dù ông bà có thương cháu như nào cũng vẫn không bằng được với tình cảm bố mẹ dành cho nó. Nuôi nó từ tấm bé, nó nghĩ gì bà ngoại nhìn thoáng qua là hiểu.

Chẳng vậy mà bà luôn dặn các bác khi sang chơi đừng ai nhắc chuyện gì về bố nó với con mẹ kế, vì sợ nó sẽ tủi thân. Nhưng nó mạnh mẽ lắm, nó biết hết nhưng không bao giờ nó thể hiện sự yếu đuối ra ngoài. Nhiều lúc bà ngoại nhìn nó lại có chút lo lắng sợ hãi bởi nó vẫn còn nhỏ tuổi nhưng lại phải chịu đựng quá nhiều. Bà ngoại sợ rằng rồi đây nếu bà đi theo ông ngoại thì ai sẽ là người dẫn lối cho nó. Ngày ông mất bà rồi các cháu theo bố về nhà trong nhiều đêm bà cũng chỉ muốn được chết theo ông ngay lập tức, nhưng rồi từ ngày thằng Nam về đây, mỗi lần nhìn vết sẹo trên khuôn mặt cháu, bà lại muốn sống lâu hơn nữa. Bà hay nói đùa với các bác:

“ Tao giờ chỉ mong sao tao sống được đến khi thằng Nam cưới được vợ, lúc đó tao mới yên tâm nhắm mắt. “

Các bác nhìn Nam cười rồi nói:

“ Bà còn phải sống để bế cháu cho nó nữa chứ, cưới thì ăn thua gì.”

Nói đến đây mọi người lại hỏi Nam:

“ Thế đã có người yêu chưa, sao hôm nọ bác thấy chở con nhà Mai - Bình thì phải. Con bé đó xinh lắm, mà ông nó cũng tên là Nam đấy. Lấy về có khi cháu mình phải đôiỉ tên không thì cúng làm sao được.”

Cả nhà cười ầm lên trêu nó, bà ngoại nghe thế mắt sáng quắc gặng hỏi:

“ Thật thế hả, hay hôm nào chở bạn về đây ăn cơm với bà.”

Thằng Nam khi đó mặt đỏ tía tai một mực chối:

- - Bạn học cùng lớp với cháu, mấy lần hỏng xe nên đi nhờ thôi. Yêu đương nỗi gì…

Tuy nó nói vậy nhưng chẳng ai quan tâm, các bác các cậu được dịp hùa vào. Nào là nhà con bé đó cũng ở ngay đây, bố mẹ buôn bán cũng khá giả, lấy được nó thì sướng. Mọi người trêu cho đến khi thằng Nam phát cáu mới chịu thôi. Chỉ khổ thân bà ngoại nghe gì cũng tưởng thật, bao giờ bà ngoại cũng nói:

“ Tuổi này yêu đã là gì, ngày xưa bằng tuổi chúng mày ông bà đã cưới nhau rồi. 16-17 tuổi ngày xưa nhiều người có con rồi đấy.”

Cả nhà lại cười, thằng Nam gân cổ lên:

- - Đấy là tảo hôn đấy bà ơi….

Bà ngoại gắt:

- - Tảo hay không bà không biết, đấy mày phải cưới được vợ, bà nhìn thấy xong mới ra đi được.

Nam lém lỉnh:

- - Thế cháu không cưới nữa cho bà sống mãi luôn..

Bà ngoại chửi nó:

- - Sư bố mày, bà sống để nhìn mày lấy vợ, đẻ con chứ mày không lấy thì bà sống làm cái gì.

Mỗi lần như thế cả nhà lại cười ầm lên, đùa nhưng khồng hẳn là đùa, bà ngoại lúc nào cũng lo cho tương lai của nó sau này. Giá mà đánh đổi bất cứ thứ gì để nó được hạnh phúc thì bà cũng sẽ làm.

8h tối Nam đang chuẩn bị sách vở để sáng mai đi học thì bên ngoài có giọng nói quen quen gọi cổng:

- - Nam ơi, đây có phải nhà Nam khồng…?

Tiếng chó hàng xóm sủa inh ỏi, Nam chạy ra nhìn thì ra đó là chú Đại. Nó nhận ra giọng chú Đại vội chạy ra mở cổng. Chú Đại nhìn nó cười:

- - Ở đây tối thế, chú đi gọi nhầm mấy nhà rồi đấy. Đến đây mới nhớ bố cháu bảo nhà bà ngoại có cái cây me to trước cổng mới nhớ. Bà ngủ chưa..?

Nam mở cổng mời chú Đại vào nhà rồi nói:

- - Cháu chào chú, bà cháu vẫn thức. Chú vào nhà đi…

Chú Đại đi vào trong nhìn qua một lượt rồi nói:

- - Không khí ở đây thoáng đãng thật đấy, ở đây với trong nhà bố cháu cách nhau có mấy km mà khác nhau thật.

Bươc vào nhà, bà ngoại định hỏi Nam đây là ai thì Nam vội nói ;

- - Bà ơi, đây là chú Đại…

Chú Đại nói:

- - Dạ con chào báci, con là anh em kết nghĩa với anh Tuấn. Bác cứ coi con như người trong nhà...Hôm nay con ra đây trước là thăm bác sau thăm cháu Nam ạ.

Bà ngoại dụi dụi mắt nhìn chú Đại, có lẽ vẻ ngoài của chú Đại khiến bà ngoại hơi kiềng dè, bà ngoại nói:

- - Anh là anh Đại đấy hử, tôi cũng nghe bác nó kể về anh một lần trước..Anh ngồi đi, nhà không có bàn ghế anh ngồi tạm trên giường cháu nó vậy.

Chú Đại vâng dạ rồi ngồi xuống tiếp tục câu chuyện………..
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 21: Con anh - con tôi- nhưng không có…

Bà ngoại nhìn chú Đại đầu thì trọc, tay thì xăm kín, bà ngoại hỏi:

- - Anh làm nghề gì vậy nhỉ, tôi mới nghe tên thôi chứ cũng không biết.

Chú Đại nhìn bà ngoại cười:

- - Dạ con cũng làm ăn buôn bán bình thường thôi bà ạ. Trước bố mẹ con trên Hà Nội chạy xe khách, từ nhỏ con đã theo bố mẹ đi khắp nơi nên sau này con buôn bán luôn bà ạ.

Bà ngoại gật gù, chú Đại nói tiếp:

- - Lẽ ra là con định xuống từ sáng nhưng lại bận chút công chuyện nên bây giờ mới xuống được. Lần trước vào nhà trong kia con cũng nói rõ với chị Dung rồi, là mỗi tháng anh Tuấn phải lo chu cấp cho cháu Nam tiền ăn, rồi lo tiền học cho cháu. Kể cả anh ấy không làm thì con sẽ có trách nhiệm về điều đó. Nay cháu Nam về ở với bà cũng đã được một tháng, con có chút quà biếu bà để bà lo cho cháu.

Nói xong chú Đại đứng dậy xách túi quà bên trong có bánh kẹo với một cái phong bì đặt gần chố bà ngoại. Bà ngoại thấy vậy liền nói:

- - Tôi cũng nghe bác nó với cháu nó cũng kể về anh, tôi biết anh là người tốt. Nhưng chuyện này lẽ ra là bố nó phải đến đây chứ sao lại nhờ anh. Từ hôm cháu nó về đây ở bố nó cũng có thấy ra đây hỏi thăm nó được câu nào đâu.

Chú Đại vội giải thích:

- - Dạ thưa bác, anh con đợt này cũng đi làm suốt không có nhà. Hôm nay anh ấy vẫn ở trên Thái Nguyên. Con cũng nói anh ấy nhiều rồi có gì bác thông cảm. Chuyện không ai mong muốn, cũng một phần là do chị Hường tác động...Chứ bản chất anh Tuấn cũng thương con lắm.

Bà ngoại lật đật đứng dậy cầm túi quà đưa lại cho chú Đại:

- - Anh đến thăm bà cháu tôi như vậy là quý hóa lắm rồi. Còn quà này tôi không nhận được, hai bà cháu ở với nhau tôi vẫn lo cho cháu nó ăn học được như con nhà người ta bao năm nay. Giờ bố nó không nhận nó thì tôi cũng chẳng mặt mũi nào mà nhận quà của anh ấy cả. Anh cầm về đi, rảnh thì ra thăm cháu rồi ở lại ăn với bà cháu tôi bữa cơm là quý lắm rồi.

Chú Đại nắm tay bà ngoại nói:

- - Bà cứ ngồi xuống nghe con giải thích đã, có lẽ bà chưa biết, chuyện anh Tuấn đón hai cháu về cũng là do con với bố mẹ con trên kia tác động, dạ thôi giờ trước khi nói chuyện bà cho phép con thắp cho ông với mẹ cháu Nam một nén hương rồi con sẽ nói hết với bà.

Chú Đại đứng dậy đi lại chỗ bàn thờ thắp nhang, chắp tay cầu khấn xong quay lại giường ngồi nói tiếp ;

- - Trước đây lúc quen anh Tuấn anh ấy còn chẳng có cái xe máy đẹp mà đi bà ạ. Thì lúc đó nhà con trên kia cũng hỏi chuyện gia đình thì được biết trước đây anh ấy đã có vợ và hai cháu. Kinh tế lúc đó không có, bản thân anh ấy còn không lo được cho bản thân mình. Sau này anh em con làm ăn chúng với nhau, bố mẹ con lại nhận anh ấy làm con nuôi nên mới bắt đầu có. Khi có một ít anh ấy quen với chị Hường, hai người hùn vốn cho vay lãi rồi dần dần anh ấy tích tiền, con cũng thêm vào cho anh ấy mua cái nhà bây giờ. Lúc ban đầu con cũng chỉ nghĩ hai người họ chung vốn làm ăn, cặp kè vớ vẩn thôi. Với con cũng bận nên không về đó thường xuyên.

Nam rót nước mời chú Đại, nhấp ngụm nước chú Đại nói tiếp:

- - Mấy tháng sau anh ấy mua xe oto, con thấy lạ vì anh ấy sao đủ tiền mua. Hỏi ra thì mới biết là chị Hường kia chung thêm tiền vào mua. Sau đó thì chị ấy với đứa con gái dọn vào nhà ở luôn, vì thi thoảng con cũng về đó nên phòng con lúc nào cũng có, tiếp xúc nhiều con thấy chị Hường đấy là người sống hai mặt, nhưng anh con lại ưa nịnh với có chút ham lợi. Con cũng khuyên nên dứt ra nhưng anh ấy không nghe, chính vì biết con không đồng ý nên chị ấy cũng tỏ thái độ với con nhưng vì nhà đó cũng có một phần tiền của con nên không dám ý kiến.

Bà ngoại hỏi:

- - Thế sao anh lại nói đón hai đứa về anh cũng có một phần trách nhiệm là sao..?

Chú Đại trả lời:

- - Dạ, thấy anh ấy chăm lo cho hai mẹ con chị Hường, mấy lần lên trên Hà Nội con với bố mẹ trên đó nói ngày xưa anh làm khổ mẹ con chị cả nhiều rồi, con cái bao năm không lo được điều gì, lúc chưa có còn có thể nói. Bây giờ có nhà cao cửa rộng nên tính chuyện đón các cháu về nuôi. Con mình mình nuôi không hơn đi nuôi con người ta sao…? Vậy đấy bà ạ, sau đó anh ấy đón hai đứa về để rồi bây giờ các cháu nó mỗi đứa một nơi. Con cũng có lỗi, lúc đó con cũng cương quyết nói nếu anh không nuôi được thì để em giúp các cháu. Con là người nói là làm, kể cả nếu bây giờ không ai nhận cháu Nam con vẫn có thể nuôi cháu.

Bà ngoại vừa nghe vừa sụt sùi nước mắt, chú Đại nói:

- - Vậy nên con mong bà hiểu cho tấm lòng của con, con biết bà không cần gì cũng vẫn nuôi cháu ăn học được nhưng ngày trước con không biết thì bỏ qua, giờ con biết rồi thì sao có thể làm ngơ. Cũng không có nhiều đâu bà ạ, bà cầm lấy không thì bà giữ lại cho cháu sau còn lo nhiều việc. Con cũng nói hết tâm tư mình ra rồi, anh con sai thì con là em con phải sửa giúp anh. Bà cũng nên nghĩ cho cháu Nam sau này còn nhìn lại được mặt bố bà ạ. Những lời con nói là thật lòng, con cũng quý các cháu nên con mới phải cố gắng. Mong bà nhận cho con bà ạ..

Bà ngoại gật đầu, bà nói:

- - Cảm ơn anh, không hiểu anh Tuấn anh ấy tu bao nhiêu kiếp lại quen được gia đình anh. Nói không phải nói xấu đâu nhưng tính thằng Tuấn vũ phu lắm, con tôi ở với nó cứ say rượu là nó hành hạ, đánh đập. Thế mà giờ về ở với con vợ hai lại nghe lời nó đánh con.

Chú Đại xoa đầu Nam rồi nói:

- - Vậy nên hôm đám cưới con cũng khồng về, mình phản đối cưới thì về làm gì. Tối đó con định về đón hai cháu lên Hà Nội gặp bố mẹ con trên đấy, biết tin con cũng điên lắm. Nhưng nghĩ lại anh mình là người đánh con, nên phải nhịn. Dẫu sao thì giờ cũng cưới rồi, anh em con không bỏ được nhau nên vẫn phải chấp nhận bà ạ. Nhưng từ dạo đó anh Tuấn cũng ít về nhà, kiểu suy nghĩ nhiều đâm chán nản bà ạ.

Bà ngoại nghe vậy vội hỏi:

- - Thế còn con bé Hạnh, nó ở với mẹ kế vậy lỡ có chuyện gì….??

Chú Đại nói:

- - Bà yên tâm, con cũng nói với chị Hường rồi, anh Tuấn đi nhưng lúc nào cũng điện thoại về hỏi han con bé. Con thì thi thoảng về con lại đón cháu đi chơi, con hỏi nếu mà cháu nó bị chị Hường đánh đập con cũng không để yên. Anh Tuấn cũng nói với chị ấy là nếu con anh ấy có làm sao thì chị ấy cũng đừng trách anh ấy làm điều tương tự. Con nghĩ chị ấy không dám làm gì quá đáng nữa đâu.

Bà ngoại khẽ thở dài:

- - Giờ con anh, con tôi nó còn sợ. Chứ sau này lỡ có con chung chắc nó cho ra rìa mất anh ạ. Khổ lấy lắm vợ rồi chỉ khổ các con…

Chú Đại lưỡng lự một lúc rồi nói nhỏ:

- - Dạ thôi thì thấy bà lo lắng cho các cháu con cũng nói thật chuyện này. Chị Hường giờ khó mà có con lắm bà ạ.

Bà ngoại ngạc nhiên hỏi:

- - Hai đứa chúng nó mới hơn 40, có gì đâu mà khó..

Chú Đại nhìn Nam như kiểu không muốn nói chuyện này trước mặt nó. Nam thấy vậy đi ra xa ngồi, chú Đại thở dài rồi nói:

- - Dạ đúng là vậy, chị Hường cũng muốn có con chung với anh Tuấn lắm, cưới xong thì lại càng muốn có. Trước khi cưới cũng thử mấy lần nhưng không thấy. Vừa rồi mới đi khám thì bác sỹ bảo giờ rất khó có con mà có khi không có con được nữa. Ngày trước ở với chồng cũ chị ấy đã cắt một bên buồng trứng, hiện tại còn một bên. Nhưng đi khám bác sỹ bảo buồng trứng còn lại không phát triển dân mình hay gọi là Trứng Lép đấy ạ. Mà Trứng Lép thì làm sao có con được nhất là đã ngoài 40. Con cũng thấy đang bảo đi cấy gì đó nhưng khả năng cũng không cao.

Bà ngoại lắc đầu:

- - Tưởng lấy vợ thế nào, hóa ra cũng là không đẻ được. Đúng là làm gì thì nó vận hết vào người. Mà anh Tuấn ấy không lấy người này thì anh ấy lại lấy người khác, lại đẻ. Nhưng cũng tiếc cho anh ấy lại lấy ngay phải con rắn độc không đẻ được...Haizzzz..

Chú Đại ngắt lời bà:

- - Con cũng khuyên anh ấy rồi, con cái mình có cả nếp lẫn tẻ còn đòi gì nữa. Chung với riêng làm gì, lắm lúc con cũng nói láo. Con bảo hai đứa còn chẳng lo được nói gì đẻ thêm..

Nhìn đồng hồ đã 9h30 chú Đại đứng lên xin phép bà ngoại:

- - Giờ cũng muộn rồi con phải chạy về Hà Nội luôn, bà ở nhà nghỉ ngơi nhé. Nãy con cũng về qua nhà thăm cháu Hạnh rồi. Đinh chở cháu Hạnh ra đây mà sợ muộn, con bé ngoan lắm bà ạ, trước sợ con lắm, từ hôm đi Hà Nội với con về lại quý con mới chết chứ. Con được cái trẻ con ai nó cũng thích, tính con cũng quý trẻ con.

Bà ngoại với Nam tiễn chú Đại ra tận cổng, chú Đại nói với Nam:

- - Cháu phải nghe lời bà nhé, ngoan ngoãn rồi sau này muốn làm gì thì làm. Hôm nào chú nghỉ mấy hôm chú về xin phép ngoại đưa cháu lên Hà Nội gặp ông bà trên đó. Mặt có cái sẹo nhìn dữ đấy, thế này khối thằng nhìn phải sợ. Thôi chú về đây…

Nam gật đầu dạ vâng, chú Đại chào bà lần cuối rồi chạy vội lên đường, vì ngõ nhà bà ngoại nhỏ nên xe của chú Đại phải đỗ tít đằng xa. Bảo sao ban nãy chú đi bộ tìm nhầm mấy nhà. Nam đóng cổng rồi hai bà cháu đi vào nhà, bà ngoại hỏi:

- - Nhìn như xã hội đen thế mà tốt nhỉ, nói chuyện câu nào ra câu đấy. Cháu phải nhớ không được nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá con người ta, ở đời nhiều khi bên ngoài càng hiền lành bên trong càng độc ác, đấy như mụ dì ghẻ vợ bố mày đấy. Giờ mới vỡ ra là bị lép trứng…

Nam hỏi lại bà:

- - Trứng lép là sao hả bà…?

Bà ngoại nhìn nó cười:

- - Trứng lép là không đẻ được con nữa chứ sao..? Đi học mà cô giáo không dạy à…? Cũng vẫn còn phúc cho nhà nó là đẻ được một đứa con gái rồi, không thì còn khốn khổ khốn nạn. Bà đã bảo rồi, cứ làm ác rồi không chạy đâu được. Ngay cả chuyện nó cho người ta vay tiền lấy lãi cắt cổ là đủ chết rồi.

Nam ngồi mở túi quà ban nãy chú Đại cho, nó lấy cái phong bì đưa cho bà, bà ngoại mở ra thì trong đó có 5tr. Bà ngoại xoa đầu Nam nói:

- - Sao chú ấy cho nhiều thế, hai bà cháu ăn một tháng mất bao nhiêu tiền đâu. Tiền học thì đầu năm bố mày đóng hết rồi. Thôi lần sau có đến bà phải nói, nhận nhiều tiền thế này mang nợ đấy cháu ạ.

Nam nhìn bà ngoại cười:

- - Chú Đại tốt lắm bà ạ, lần nào về cũng cho hai anh em cháu quà. Cái áo cháu đang mặc cũng là chú ấy mua cho đấy bà ạ. Hôm nay mua toàn bánh kẹo ngon…

Bà ngoại nheo mắt:

- - Đấy thằng bố cả tháng không hỏi con lấy một câu, người ngoài thì lại quan tâm lo lắng. Bà cũng không hiểu ngày xưa mẹ mày nghĩ gì lại đi lấy nó. Nhưng thôi đời có vay có trả, coi như kiếp trước nhà mình vẫn còn mắc nợ nó đi.

Thấy Nam đang mân mê mấy hộp bánh kẹo bà ngoại nói:

- - Thôi ngủ đi mai còn đi học…

Nam nhìn bà cười tít mắt:

- - Chỗ bánh này hôm nào cháu lén mang vào cho cái Hạnh, chắc nó thích lắm…

Bà ngoại đáp:

- - Ừ không ăn thì mang cho em, mà con mụ kia nó đã nói vậy rồi có đến thì lén lén đừng để nó nhìn thấy nó lại chửi cho. Khổ anh em gặp nhau mà cứ như đi thăm tội phạm...Bà cũng chỉ mong sao sống dược đến ngày nhìn các cháu khôn lớn tự lập được...Mong sao ông mày với mẹ chúng mày phù hộ cho hai đứa…

Nam chạy lại ghép màn cho bà, tối đó nó xếp mấy hộp bánh kẹo ngay ngắn ở đầu giường miệng cười tủm tỉm, nó nghĩ đến cảnh mang bánh kẹo cho bé Hạnh con bé sẽ cười tít cả mắt, hai cái răng sún đã mọc lại nhưng nghĩ thế thôi là nó vui lắm rồi…
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 22: Tâm tư hiểm độc…

Chuyện mụ Hường nhiều khả khăng không thể có con với ông Tuấn cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mụ. Mụ cảm giác được rằng nếu không có sự ràng buộc về con cái sẽ không có gì đảm bảo mụ sẽ giữ được ông Tuấn bên cạnh mình. Khi mụ suốt ngày rỉ tai đòi đẻ cuối cùng ông Tuấn cũng đồng ý, tuy nhiên khi đã được đồng ý thì vấn đề lại nảy sinh từ chính mụ. Biết được lý do mụ không thể sinh con ông Tuấn tuy cũng an ủi rằng dù sao cả hai cũng có con rồi nên tập trung chăm sóc cho các con thì tốt hơn. Nhưng với cặp mắt gián của mình mụ Hường nhận thấy từ ngày đón hai anh em Nam về nhà ông Tuấn không còn quan tâm đến con mụ là cái Thư như trước nữa.

Ngày mới quen mụ ông Tuấn chăm cái Thư còn hơn bố nó ngày xưa còn sống, đi đâu cũng cho đi cùng, đi xa về là mua quần áo, mua quà. Nhưng bắt đầu từ lúc hai anh em Nam xuất hiện tình cảm của ông Tuấn nghiêng hẳn về con đẻ. Điều đó là lẽ tất nhiên, nhưng với một con người với bản tính mưu mô, tham vọng, ích kỷ như mụ Hường thì mụ không muốn tuân theo cái tự nhiên đó. Mụ muốn trong mắt ông Tuấn chỉ có hai mẹ con mụ, lòng dạ đàn bà là thứ thâm sâu không thể đo được. Một khi họ đã muốn thì họ sẽ làm mọi cách để có được điều đó. Tuy nhiên cái ngăn cản tính sở hữu trong mỗi người phụ nữ chính là Lương Tâm, lương tâm sẽ ngăn những suy nghĩ xấu xa của họ lại, nhưng mụ Hường hơn những người đàn bà khác ở chỗ mụ có thể vứt bỏ lương tâm của chính mình.

Đó cũng chính là sự khác biệt giữa phụ nữ Tốt và Đàn Bà độc địa. Để đạt được mục đích mụ đâu cần đến sự thương cảm, mụ đâu coi hai anh em Nam là trẻ con là con riêng của chồng. Trong mắt mụ hai đứa chính là Kẻ Thù cần phải loại bỏ, cũng may cho hai anh em Nam sinh vào thời hiện đại, chứ quả thật theo như lời bà ngoại nói:

- - Cũng còn may chứ thời xưa Dì Ghẻ mà nuôi con chồng như thời ông bà bằng tuổi cái Hạnh nó bắt làm như trâu như bò. Mà không cẩn thận nó bán đi đâu cũng không ai biết, thời ông bà thôi là chúng mày đã chết rồi.

Khi bà nói thế Nam ngây ngô trả lời:

- - Thế các ông bố không biết gì hả bà..?

Bà ngoại cười:

- - Ngày xưa ăn còn phải độn khoai độn sắn, bố đi làm con cái ở nhà với mẹ, mẹ mà đi làm nữa thì cứ nhắng nhít ở nhà. Vậy nên nhà nào có Dì Ghẻ nó có bán con đi về nó bảo đi chơi đâu không tìm được thì ai biết. Công an công tử cũng làm gì nhiều như bây giờ, thời còn chiến tranh chạy đi nấp bom xong khi nào máy bay nó bay đi đếm con mới biết đủ hay thiếu.

Vậy nên thời nay mụ Hường không dám làm những trò độc ác đó chứ ngày xưa chẳng lấy gì đảm bảo là mụ không cho hai anh em Nam sang biên giới. Mỗi thời mỗi khác, không bán được, giết được thì mụ dùng mưu. Biết tính ông Tuấn say rượu làm càn cuối cùng thì mụ cũng đạt được mục đích nhổ cái gai to nhất là đuổi thằng Nam ra khỏi nhà. Kế hoạch ban đầu của mụ là khiến bố con Nam không nhìn mặt nhau, sau đó cưới ông Tuấn rồi sinh con chung, nếu là con trai thì tốt nhất. Ở với ông Tuấn mụ thuốc thang tẩm bổ đủ các kiểu, tìm đến thầy nọ thầy kia hỏi cách sinh con trai, mụ cắt không biết bao nhiêu thuốc Bắc, thuốc Nam để thụ được thằng cu cho ông Tuấn, để rồi mãi không có kết quả. Đi khám ra thì bác sỹ cho biết buồng trứng còn lại bị lép không thể có con.

Lúc đo mụ phát điên phát dại, bao mưu mô, quỷ kế của mụ có nguy cơ bị đập vỡ. Dù gì thằng Nam vẫn là con cả lại còn là con trai, cho dù bố con nó bây giờ không nhận nhau đi nữa nhưng lấy gì đảm bảo sau này ông Tuấn không nhận lại nó. Không, bắt buộc ông Tuấn sẽ nhận lại thằng Nam, cũng không phải bắt buộc nữa mà chắc chắn mọi chuyện sẽ như thế. Người như ông Tuấn cần một thằng con trai để lo hương hỏa, nối dõi. Và sao bao nhiêu cố gắng giờ mụ lại không thể đẻ. Thằng Nam giờ không ở đây, mụ muốn trút giận lên một người nào đó, một người trong ngôi nhà này khiến mụ căm ghét. Không ai khác chính là con bé đang ngồi học trong phòng kia, bé Hạnh.

Mụ Hường lên ban công tầng hai phơi quần áo, đi ngang qua phòng bé Hạnh ( cũng là phòng của chú Đại trước đây), thấy mụ bé Hạnh quay ra cười rồi chào:

- - Con chào mẹ..

Tiếng con bé lanh lảnh dễ thương như thế tưởng rằng khi nó gọi mụ bằng mẹ như lời bố dăn thì mụ sẽ cảm thấy đâu đó trong sâu thẳm con tim có chút cảm động. Nhưng không, nhìn vẻ mặt đáng yêu của con bé trong căn phòng đấy đủ tiện nghi mụ lại thầm suy nghĩ:

“ Tại sao nó lại được ở trong căn phòng đẹp đẽ, rộng rãi như thế này trong khi con mình phải ở phòng nhỏ hơn, xấu hơn. Nó chỉ là một con ranh xuất hiện khiến cuộc đời mình phải suy nghĩ, nếu nó không ở đây thì chồng mình bây giờ chỉ quan tâm đến mình và con gái mình thôi.”

Thứ đàn bà độc địa đó đang nhìn con bé bằng ánh mắt căm thù, đố kỵ, ghen ghét là một tật xấu của đàn bà, tật xấu đó khi đã không thể kiểm soát thì dù giết người họ cũng có thể làm. Không hiểu mụ Hường có ý định gì, mụ đặt chậu quần áo ngoài cửa phòng, mụ tiến vào trong đến gần chỗ bé Hạnh ngồi học mụ đưa hai tay lên nhưng mụ giật mình hạ tay xuống ngay lập tức khi trên bàn học con bé có tấm ảnh của chú Đại chụp chung với bố nó vẫn để đấy từ trước. Bé Hạnh quay lại nhìn mụ cười hì hì, nó mở tay ra khoe mụ:

- - Con viết thế này được chưa..?

Câu hỏi trước đây mỗi lần hỏi anh nó đều sẽ khen nó viết đẹp, mụ Hường có lẽ cũng không biết vừa rồi mình định làm gì, mụ xoa đầu nó rồi trả lời:

- - Đẹp, con bố Tuấn có khác...Thôi học đi nhé.

Nói rồi mụ tiếp tục bê chậu quần áo ra ngoài phơi, ra đến ban công mụ lẩm bẩm:

- - Chẳng lẽ ban nãy mình định bóp cổ nó sao..?

Bức ảnh chú Đại với bố nó trên bàn khiến mụ lạnh gáy với hành động không kiểm soát vừa rồi của mình. Mụ nhớ lại từng lời từng chữ chú Đại đã nói hôm thằng Nam về đây với cái đầu băng kín một bên mắt. Nếu bây giờ mụ mà động đến nó chắc chắn mụ sẽ phải trả giá. Tưởng rằng nghĩ như thế mụ sẽ sợ mà tha cho con bé, ai ngờ mụ đứng ngoài ban công lẩm bẩm tự hỏi:

- - Giờ phải làm thế nào bây giờ…?

Câu hỏi của mụ lúc đó lỡ như có ai nghe thấy chắc cũng không khỏi giật mình, một mụ dì ghẻ độc ác đang nghĩ cách hãm hại một cô bé 7 tuổi, chắc có lẽ mọi người chỉ nghĩ chuyện xảy ra trong cổ tích.

Đuổi được Nam đi đối với mụ bây giờ là chưa đủ, đang suy nghĩ bỗng mụ giật mình vì giọng ông Tuấn cất lên từ đằng sau:

- - Em đang phơi quần áo à, bảo sao anh bấm còi không thấy ai ra mở cổng.

Mụ Hường bối rối quay lại, mụ hỏi:

- - Anh về..từ bao giờ vậy..? Em..em không nghe thấy.

Thấy bộ dạng lúng túng của mụ ông Tuấn cười:

- - Làm gì mà giật thót mình lên thế, à hôm nay có cô Liên về đây chơi đấy. Cô Liên đang ở dưới bếp chuẩn bị đồ lát nấu cơm kìa. Em xong thì xuống phụ cô ấy một tay nhé. Cũng lâu hai chị em không gặp nhau rồi nhỉ…?

Mụ Hường tròn mắt ngạc nhiên:

- - Sao cô Liên lại về đây, về có chuyện gì vậy anh…?

Ông Tuấn khẽ cau mày:

- - Em hay nhỉ, cô ấy là chị gái thằng Đại. Cũng là chỗ thân tình với anh, cả năm cô mấy mới về đây chơi một lần. Em sao lại hỏi thế...Mà con đâu rồi..

Mụ Hường không nói gì thêm, mụ chỉ vào phòng bé Hạnh ra điều con bé đang ở trong phòng. Ông Tuấn vội sang phòng bé Hạnh gọi con:

- - Con gái bố đâu rồi, ra thơm bố cái nào...Nhớ con gái bố quá...Ra đây bố bế xuống gặp cô Liên nào.

Bé Hạnh hớn hở chạy ra, ông Tuấn bế bổng nó lên rồi đi xuống dưới, mụ Hường phơi quần áo xong cũng đi theo sau. Mụ có vẻ hậm hực khi nhắc tới cô Liên, vậy cô Liên là ai…?

Cô Liên là chị gái chú Đại, gia đình chú Đại thì chú Đại là con út, trên chú còn 3 người chị nữa. Một người thì sống bên Úc, một người lấy chồng ở trong thành phố Hồ Chí Minh và cuối cùng là cô Liên. Cô Liên cũng đã ly dị chồng, cô cũng có một đứa con gái kém Nam 3 tuổi đang ở với cô. Hình như chỉ cần là người nhà chú Đại là mụ Hường không thích bởi vì mụ cảm giác cô Liên cũng không ưa gì mụ.

Trước đây khi mới quen cô Liên cũng đối xử với mụ tốt lắm, cũng hay tâm sự chuyện phụ nữ với mụ. Tính cô Liên cũng như đàn ông, hay tếu táo trêu người. Chuyện là có một lần ông Tuấn chở mụ lên nhà bố mẹ chú Đại trên Hà Nội chơi ra mắt, trước khi cưới dù đi đâu ông Tuấn cũng chỉ giới thiệu mụ Hường là bạn bè. Hôm đó trong bữa ăn, mẹ chú Đại cũng lỡ mồm trêu một câu:

- - Hôm nay có con Liên ở đây, hay thằng Tuấn mày không chê con gái mẹ thì mày lấy nó đi. Thế là mày với thằng Đại thành anh em khỏi phải kết nghĩa.

Cả nhà đều cười sau câu nói đùa của mẹ chú Đại, ông Tuấn nói:

- - Mẹ cứ nói thế, giờ bố mẹ nhận con làm con nuôi thì cái Liên cũng như em gái con. Anh em lấy nhau làm sao được..Mà cô Liên nhà mình tính khí khác gì đàn ông, lấy con về để đánh nhau à.

Cả nhà lại cười vì đều là chỗ thân quen, riêng chỉ có mụ Hường lúc đó mặt hằm hằm như thịt bằm nấu cháo. Mụ không thèm ăn uống gì, ngồi chọc chọc đôi đũa vào bát một lúc rồi xin phép đứng lên. Lúc mụ đi cô Liên nhìn mẹ trách:

- - Mẹ không ý tứ gì cả, anh Tuấn hôm nay đi với bạn gái mẹ lại nói thế người ta lại ghét con.

Mẹ chú Đại cười:

- - Ô hay, lần nào chúng mày về đây ăn cơm tao chẳng nói thế. Mà mày cứ làm như thằng Tuấn nó đồng ý ngay đấy. Vẽ chuyện…

Sau lần đó mụ Hường nhìn cô Liên bằng một ánh mắt khác, mặc dù cô Liên đã giải thích rằng cũng đang cặp với một ông khác, lời mẹ cô Liên nói chỉ là nói đùa. ́y thế mà mụ Hường về nhà đi rêu rao với bạn bè rằng ông Tuấn với con gái bố mẹ nuôi nhập nhằng, hồi mới mua nhà chú Đại với cô Liên thi thoảng cũng hay về chơi, một lần tình cờ thấy cô Liên bạn ông Tuấn mới hỏi han rồi lộ ra câu chuyện mụ Hường đơm đặt. Từ đó cô Liên ghét mụ Hường lắm, uổng công trước đấy cô vẫn khuyên ông Tuấn nên lấy mụ. Có khi cả năm cô Liên không về đây lần nào, tất nhiên đám cưới mụ cô Liên cũng không đến dự.

Giờ tự nhiên cô Liên lại về chơi khiến mụ Hường càng thấy khó chịu, mỗi lần ông Tuấn bảo lên Hà Nội có viêc là mụ lại bóng gió:

- - Hay là lại lên chỗ em gái..

Bị chửi cho bao nhiêu lần nhưng cái tính ghen tuông khiến mụ không bỏ được. Ông Tuấn bế bé Hạnh xuống bếp, cô Liên đang nhặt rau, rửa tôm, ghẹ. Ông Tuấn nói:

- - Cháu gái cô đây này...Chào cô đi con.

Bé Hạnh khoanh tay lễ phép:

- - Cháu chào cô ạ..

Cô Liên rửa tay rồi cúi xuống nhìn bé Hạnh cười:

- - Ái chà, con gái xinh phết nhỉ…? Thảo nào chú Đại về cứ khen cháu cô xinh với ngoan.

Mụ Hường đứng đó nhìn cô Liên vẻ mặt không vui, cô Liên thấy mụ vẫn cười chào:

- - Chào chị, lâu không gặp chị có khỏe không. Đám cưới bận quá em không về được.

Mụ Hường ậm ừ gật đầu, cô Liên biết tính mụ cô cũng chẳng vừa nhìn bé Hạnh cô chơi luôn câu:

- - Ngày xưa bố cháu mà nghe lời ông bà thì giờ cô thành mẹ con rồi đấy.

Câu nói của cô Liên khiến mụ Hường nổi cơn tam bành, ba máu sáu cơn mụ dâng lên, Mụ “hứ’’ một cái rõ to rồi quay đít đi thẳng. Bố Nam vội trách:

- - Cô này có cháu ở đây lại nói linh tinh, mà vợ anh bị bệnh tim đấy, cứ trêu rồi lăn ra đây chỉ khổ anh.

Cô Liên cười hóm hỉnh:

- - Đau tim gì, lần trước trên nhà thằng Đại nó mua sim rác xong bảo em gọi điện cho bà ấy trêu là bồ của anh. Lúc sau bà ấy gọi cho anh kêu lên cơn đau tim bắt anh về, đấy anh không về cũng có chết đâu, toàn bài cả thôi. Sao ngày xưa em ngu thế nhỉ, cái gì cũng đi tâm sự với bà ấy. Biết thế này trước em nghe bố mẹ cưới anh cho xong.

Trong phòng vang lên tiếng e hèm, e hèm như đánh động bà mày vẫn đang nghe đấy. Cô Liên cười ngặt rồi tiếp tục nấu nướng, ông Tuấn định gọi mụ Hường ra phụ thì cô Liên cản lại:

- - Thôi để em làm hết, chứ vợ anh biết nấu cái gì mà ăn, lại còn bẩn….

Ông Tuấn lắc đầu vì cái tính của cô em gái, cô Liên kéo tay ông Tuấn lại thì thầm:

- - Em nói nhỏ này, cái này không phải đùa đâu. Nãy em nhìn ánh mắt bà ấy nhìn anh bế con bé Hạnh em thấy không ổn đâu. Là đàn bà cũng có con gái em biết ánh mắt đấy không vừa đâu. Anh phải khéo mà cư xử, anh thân con quá trước mặt bà ấy đến lúc anh không có nhà không ai biết chuyện gì xảy ra đâu.

Ông Tuấn nói:

- - Cô lắm chuyện, đánh con anh anh để yên à..?

Cô Liên nhìn bé Hạnh khẽ lắc đầu:

- - Đàn bà nó độc lắm, giờ cứ đâu phải đánh mới là ác...Nó làm cho thành ngố mới chết. Đấy là em nhắc vậy thôi, không lại bảo em độc mồm.

Câu nói của cô Liên khiến ông Tuấn sững người một lúc, quả thật chưa bao giờ ông nghĩ đến chuyện này. Nhưng đó chỉ là khi ông không được nhìn thấy khuôn mặt mụ Hường lúc đứng ngoài cửa phòng nhìn con gái ông là bé Hạnh…
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 23: Xấu người bẩn cả nết

Những lời cảnh báo từ cô Liên khiến ông Tuấn cũng hơi hoang mang, tuy nhiên dù sao đó cũng chỉ là lời nói của đàn bà. Ông Tuấn cười rồi đáp:

- - Không ai dám làm thế đâu cô ơi. Dạo trước có thằng Nam thì công nhận vợ anh với thằng Nam không hợp nhau. Với lại thằng Nam cũng bướng, còn từ hôm thằng Đại nói chuyện anh thấy Hường cũng đối xử tốt với cháu Hạnh lắm, luc nào anh về cũng thấy cái Hạnh với cái Thư ngồi ăn uống, xem tivi vơi nhau thân thiết lắm.

Cô Liên khẽ gật đầu:

- - Vậy có lẽ do trực giác của em hơi nhạy cảm, nếu mà được như thế thì tốt rồi anh ạ. Xem như nãy giờ em chưa nói gì nhé. Thôi anh lên nhà đi để em còn nấu cơm kẻo chị nhà lại hậm hực.

Ông Tuấn bế bé Hạnh lên phòng khách, về bản chất ông Tuấn là một người thương con. Nhìn cái cách ông ta chơi cùng bé Hạnh, hỏi han quan tâm con bé, ông Tuấn nằm ở ghế con bé cứ thế đứng ngồi dậm chân lên bụng bố cười khoái chí. Tuy nhiên ông Tuấn cũng là người đơn giản, không nghĩ được sâu xa vấn đề. Đối với ông ta những gì nhìn thấy trước mắt tốt nghĩa là ông ta sẽ nghĩ nó là tốt. Vậy nên biết được đặc điểm này trước mặt ông Tuấn mụ Hường không bao giờ tỏ thái độ hay đối xử tệ bạc với con riêng của chồng. Ngược lại bình thường mụ đối xử tốt với con đẻ bao nhiêu thì trước mặt chồng mụ còn đối xử với con chồng tốt hơn gấp đôi.

Thế nên người ta mới có câu: “ Người trong cuộc thì tối - Người ngoài cuộc thì sáng.”

Ông Tuấn chưa từng tận mắt chứng kiến cái cảnh mụ Hường úp hai bát mỳ tôm trương phềnh cho hai đứa ăn ngay lần đầu gặp mặt, ông Tuấn không nhìn thấy cái cảnh mụ lên phòng xỉa xói móc mỉa hai anh em là ăn vụng ăn trộm táo của mụ, ông Tuấn cũng không chứng kiến cái cảnh bé Hạnh bị ăn lại bát chè còn mấy thìa mà con gái mụ ăn thừa để lại, rồi những lúc mụ đóng cửa khóa ngoài bỏ mặc con bé ở bên trong khóc cho đến mỏi mắt rồi ngủ thiếp luôn trên ghế….Tất cả những thứ đó ông Tuấn chưa từng được nhìn thấy, vậy nên khi chú Đại, cô Liên, bác Dung có cảnh báo đối với ông ta nghe cũng để đấy. Một con người lúc nào cũng cho mình là đúng, cố chấp, cổ hủ. Chính vì vậy ông ta mới tự tay đánh đứa con trai mà sau bao năm hai bố con mới nhận nhau đến rách cả mắt.

Đối với ông ta mụ Hường vẫn là tốt, đó còn chưa kể ông Tuấn còn có một tính hễ ai giúp đỡ về khoản tiền bạc thì sẽ một mực mang ơn. Đó cũng chính là điểm mấu chốt để cho mụ Hường nắm ông ta trong lòng bàn tay. Làm ăn thua lỗ, có những lúc cần vốn mụ sẵn sàng cho chồng vay rồi tỉ tê ngọt nhạt:

- - Của chồng công vợ, lúc khó khăn thì phải biết bù đắp cho nhau. Nếu anh cần em sẽ đi vay cho anh.

Những lúc đó như đang chết đuối vớ phải cọc, chỉ cần thế thôi là ông Tuấn thấy mụ vô cùng tốt rồi. Những khổ một nỗi của chồng công vợ nhưng vẫn tính lãi với lý do:

- - Em đi vay mãi người ta mới cho vay lãi suất thấp. Tiền của em chưa đến ngày đáo hạn, khổ thế chứ…

Ông Tuấn đem câu chuyện vay mượn kể lại với chú Đại như vậy và vẫn cảm thấy mình may mắn, chú Đại nghe xong cười khẩy:

- - Đúng là ở đời không ai cho không ai cái gì. Chị ấy vay mượn cho thì anh phải trả lãi là đúng thôi. Nhưng đừng có nói câu của chồng công vợ nghe nó chối tỉ lắm. Mà em cũng không hiểu chị ấy cho anh vay thì có lãi chứ co cho không đâu mà anh cứ phải rối lên như thế. Bà ấy làm nghề cho vay lãi, xin lỗi anh em nói thẳng nếu không nhìn thấy lợi anh nghĩ bà ấy bỏ tiền cho anh vay chắc. Thứ nhất vừa có lãi, thứ hai như anh nghĩ bây giờ vừa phải mang ơn.

Mỗi khi chú Đại nói thế là bô Nam lại không vui:

- - Chứ cứ nói vậy, vợ anh nó có bao nhiêu tiền sao anh không biết. Thật sự là đi vay ngoài cho anh đấy. Lúc người ta giúp mình thì mình phải biết ơn chứ.

Chú Đại cười:

- - Anh mà biết được bà ấy như nào thì anh đã không phải anh rồi anh ạ. Em với mọi người quý anh cũng vì cái tính đó, nhưng gặp người xấu anh dễ bị lừa lắm. Còn anh thử nghĩ lại xem, nếu không có anh thì những số nợ bà ấy cho vay ngày trước có đòi được không..? Anh không nhớ cái hồi mới quen anh chính bà ấy là người nhờ anh đi đòi nợ hộ à, đòi được mấy chỗ xong bám riết lấy anh đuổi có chịu đi đâu. Đấy, người ta nhìn được cái lợi từ anh như thế đấy anh ạ. Sau đó em lôi anh đi làm mấy cái này tuy anh không làm bảo kê với đòi nợ nữa nhưng bà ấy ra ngoài vẫn lấy danh là vợ anh Tuấn Khùng để cho vay. Mà thôi em phân tích để cho anh biết, anh với chị nhà là mối quan hệ qua lại cùng có lợi, chỉ là em nghe câu của chồng công vợ nhưng lãi đều thì em ngứa mồm thôi. Anh lớn tuổi thật nhưng suy nghĩ thì ngây thơ lắm….

Nói qua câu chuyện trên để biết được rằng tại sao ông Tuấn vẫn ở bên cạnh mụ Hường mặc dù đa số anh em, bạn bè thân thiết đều không ưa mụ. Bởi vì những gì mụ ta cho ông Tuấn thấy, làm cho ông Tuấn xem khiến ông ta nghĩ vợ hai của mình vừa tốt vừa khéo. Chú Đại, cô Liên, bác Dung nói nhưng đâu có bằng chứng gì...Trở lại với bữa cơm hôm đó, sau khi nấu nướng xong cô Liên dọn lên bàn ăn xong xuôi cô Liên mới gọi bố Nam cùng mụ Hường xuống ăn cơm. Hôm đó bố Nam có gọi thêm chú hàng xóm sang uống rượu cùng vì nhà cũng chẳng có ai. Lúc này mụ Hường mới gọi cái Thư xuống, con Thư xuống đến nơi ngồi vào bàn lấy đũa gẩy gẩy thức ăn rồi cho vào mồm. Chẳng biết do mẹ nó dạy hay không mà xuống nó chỉ chào mỗi ông hàng xóm còn cô Liên thì nó không chào.

Thấy nó bới bới đồ ăn cô Liên nói nhẹ:

- - Đừng bới đồ ăn chứ cháu..

Thế mà nó hứ một cái rồi hạ đũa không thèm ăn, bé Hạnh thì vẫn ngồi im không dám gắp bởi thói quen hàng ngày, khi hai mẹ con nhà mụ Hường chưa ăn thì nó không dám ăn. Mụ Hường thấy thế vội hỏi:

- - Hạnh ăn gì để mẹ lấy cho, con bé này cứ đến bữa là ngồi im.

Bé Hạnh ngậm đũa nhìn nhìn mụ Hường rồi chỉ tay vào đĩa tôm sú hấp to đùng. Mụ Hường cười nhẹ nhàng rồi nói:

- - Rồi ăn tôm chứ gì, để mẹ bóc cho nhé…

Chú hàng xóm thấy thế chúc rượu bố Nam xong liền nói:

- - Con bé hơi nhát anh nhỉ, được cái chị nhà anh cũng nhẹ nhàng. À nhìn con bé em mới nhớ có lần thấy anh nó vào đây hôm chủ nhật 2 hay 3 tuần trước, cứ đứng ngoài gọi em mà nhà thì đóng cổng. Thằng anh đinh đi về thì em đi làm gặp, sớm thấy con bé khóc trong nhà chắc ở một mình nên sợ. Dù chuyện thế nào thi thoảng anh cũng phải để hai anh em nó gặp nhau.

Bố Nam thì ngơ ngác chẳng biết gì, mụ Hường vội nói:

- - Chú lại nói thế, những lúc chị ra ngoài mua đồ hay đi chợ thì cháu nó mới ở nhà một mình. Mà chị đi thì phải khóa cổng chứ, một chốc một lát về ngay chứ có lâu đâu. Còn chú nói anh chị không cho hai anh em nó gặp nhau là không đúng. Anh nó đến chị vẫn để gặp chứ không đâu, có bà cô anh Tuấn nhà bên kia làm chứng, không tin anh cứ sang hỏi cô. Nói vậy mang tiếng chết..

Chú hàng xóm cũng hơi ngại:

- - Em cũng không có ý gì đâu, chỉ là thấy giữa trưa anh nó vào mà nhà khóa cổng thôi..

Cô Liên hỏi bố Nam:

- - Thế cháu bây giờ nó ở nhà ngoại hả anh..?

Ông Tuấn đáp:

- - Ừ thì sau hôm đó nó về bà ngoại ở, hôm trước Đại nó cũng ra thăm, mỗi tháng anh gửi cho cháu 3tr để ăn uống. Còn tiền học thì anh đóng hết từ đầu năm rồi. Từ hôm đó đến giờ anh cũng chưa ra đấy….

Mụ Hường thở dài:

- - Con bé này thì ngoan, thằng anh thì láo, hôm đấy đứng giữa nhà nó còn bảo không nhận bố cơ mà. Nói chuyện với người lớn thì toàn xưng tôi, đưa nó vào viện xong nó còn chửi đuổi mình về. Con cái thế thì hòng gì..

Bố Nam ngại với hàng xóm vội cau mày không cho mụ Hường nói thêm:

- - Thôi mọi người ăn đi, chuyện qua rồi nhắc lại làm gì...Lớn lên rồi tự con cái nó hiểu.

Cô Liên do không biết rõ thực hư nên cũng không dám tham gia, cô chỉ được nghe qua chú Đại về kể là lần đó Nam bị bố đánh vỡ đầu, chú Đại cũng nói Nam là đứa lầm lỳ hơi khó gần nhưng cô không thấy em trai kể là Nam láo hay chửi lại bố với dì ghẻ.

Ăn uống xong cô Liên dọn dẹp, còn mụ Hường lấy lý do cho con lên phòng học để trốn rửa bát. Cô Liên vốn là người sạch sẽ, thích dọn dẹp, nấu ăn nên cô cũng không thấy vấn đề gì. Vả lại nhớ lần đầu ông Tuấn chở “bạn gái” lên nhà chơi hôm đó “bạn gái” ông Tuấn lấy lòng cả nhà nên tranh rửa bát. Quả rửa bát ấy khiến cô Liên sợ vãi linh hồn khi buổi tối hôm đấy cả nhà ăn cơm ai cũng phát khiếp khi bát vẫn còn mùi tanh và vành bát còn bóng nhẫy mỡ. Hậu quả là cô Liên phải bỏ bữa đem rửa lại tất cả số bát đũa sáng ngày. Mấy lần sau xuốn đây chơi cô mới phát hiện ra mụ Hường không dùng nước rứa bát mà chỉ xả nước nóng rồi rửa.

Từ đó mỗi khi cô Liên về đây là cô tự tay nấu nướng, dọn dẹp không dám để mụ Hường sờ mó vào bất cứ thứ gì nữa. Có lần cô Liên thử hỏi mụ ;

- - Sao chị không dùng nước rửa bát cho sạch..? Rửa xomg xả nước nóng cũng được mà..?

Thì mụ trả lời:

- - Rửa nước rửa bát nhiều hỏng hết da tay, mà nước rửa bát độc hại lắm….

Cô Liên nghe xong cũng chỉ biết lắc đầu cười trừ, thế nên lúc sớm ông Tuấn bảo gọi vợ xuống phụ là cô Liên chối đây đẩy. Một người sạch sẽ như cô Liên mà bắt cặp với mụ chắc kinh hồn bạt vía. Không riêng cô Liên mà ngay cả bạn bè đến nhà lắm người thẳng tính hay nói luôn:

- - Chủ nhà thì gọn gàng mà bếp núc bẩn thế.

Vì đơn giản mụ Hường có biết nấu nướng gì đâu, được cái ông Tuấn cũng dễ ăn, ăn cái gì cũng được. Mà đa phần toàn đưa nhau đi ăn ngoài thành ra bếp núc nó hơi hiu quạnh. Nhưng khổ một nỗi trước mặt người khác là mụ luôn tỏ ra sạch sẽ, lăm lúc đang ăn không biết mụ nghĩ gì lại chạy xuống bếp lau lau ra điều bận rộn rồi lại đi lên. Thủ đoạn của mụ để lấy lòng mọi người luôn được thể hiện mọi lúc mọi nơi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 24: Nước cờ nham hiểm

Thấy cô Liên dọn một mình, bé Hạnh lút cút đi sao bê mấy thứ nhẹ nhẹ như rổ rau sống, dọn dẹp cái cốc, cuộn giấy...Cô Liên đứng rửa bát con bé cứ đứng nhìn, cô Liên mới hỏi nó:

- - Thế lúc bố không ở nhà cháu có bị đánh không..?

Con bé lắc đầu:

- - Dạ không…?

- - Thế có ai chửi mắng cháu khống..?

- - Dạ không..?

Ồng Tuấn ở đằng sau thấy vậy cười to:

- - Đấy cô thấy chưa, trẻ con nó đâu biết nói dối..

Cô Liên im lặng không nói gì nữa, thì quả thật con bé đâu có bị đánh, bị chửi...Nhưng những hành động của mụ Hường đối với nó nó chưa thể hiểu được hết bản chất. Nó làm sao biết được nó đang phải sống chung với ai, nó còn quá nhỏ để nhận ra điều đó.

Bẵng đi gần một tuần, nhân lúc bố Hạnh đi làm mụ Hường ở nhà liền pha sữa, mang bánh cho con bé ăn. Con bé cười tít cả mắt cảm ơn “mẹ”, bế nó vào lòng “mẹ” Hường hỏi nó:

- - Hạnh có quý mẹ không nhỉ..?

Bé Hạnh vừa ăn bánh vừa trả lời:

- - Dạ có ạ..

“Mẹ” Hường nói tiếp:

- - Thế mẹ dạy con có nghe lời không nào..?

Con bé gật đầu:

- - Dạ con có..

- - Thế con có muốn gặp anh Nam không..?

Mắt con bé sáng bừng lên, nó gật đầu lia lịa. Mụ Hường liền cau mặt nói:

- - Nhưng anh Nam không tốt, anh Nam là người xấu. Anh Nam chửi bố, chửi mẹ, anh Nam bỏ con đi mấy tuần nay có thèm đến thăm con đâu. Giờ anh Nam mà thấy con ở đây được bố mẹ chiều, ăn uống thế này anh Nam ghét con rồi. Giờ mà gặp là nó đánh con đấy…

Con bé bỏ miếng bánh đang nhai dở xuống khóc thút thít, chưa dùng lại mụ Hường nói tiếp:

- - Thế nên từ giờ đi học mẹ mà chưa đón là con không được đi theo ai nghe chưa, anh Nam mà có đến cũng không được gặp. Gặp là bị đánh đó, nghe lời mẹ thì cái gì mẹ cũng mua cho. Thích ăn gì mẹ cũng mua cho..Còn cứ gặp anh Nam bị nó đánh là mẹ không cứu được đâu…

Bé Hạnh nghe dọa như thế thì sợ lắm, từ hồi nó chuyển trường cũng không thấy anh trai đến thăm nữa. Nó đâu biết là anh nó đến nhưng “mẹ” nó không cho gặp, nghe thấy “mẹ” nói anh nó ghét nó không đến nữa là nó cũng tin ngay. Trẻ con mà, 6-7 tuổi nó như một tờ giấy trắng chờ đợi xem người lớn vẽ lên trang giấy đó những gì, nếu cha mẹ tầm tuổi đó vẽ lên một thiên thần nhỏ thì nó sẽ là thiên thần, còn nếu vẽ ra một con quỷ thì nó không thể là thiên thần được. Dạy con từ thuở còn thơ mà, mỗi ngày mụ Hường đều tiêm vào đầu con bé những hình ảnh xấu về anh trai, những thứ xấu xa nhất mụ đều đặt điều nói về Nam. Chưa hết mụ càng lúc càng đối xử với bé Hạnh cực tốt, lúc nào mụ cũng tươi cười, vui vẻ với bé Hạnh. Con bé thích gì, thèm ăn gi là mụ mua cho nó ngay lập tức không cần suy nghĩ.

Về phần bé Hạnh chỉ sau đó một thời gian nó đã quên dần anh trai và từ “mẹ” nó gọi mụ Hường đã được lược đi một dấu ngoặc kép. Về phần ông Tuấn thấy gia đình càng lúc càng hòa thuận, mấy mẹ con yêu thương nhau như thế ông ta lại càng vui. Những bữa cơm trước đây ít tiếng cười thì nay tràn ngập niềm vui mỗi khi hai đứa con gái dều giành bố của chị, mẹ của em.

Về phần Nam sau lần chú Đại đến thăm nó cũng bận học, cuối năm nhà trường tổ chức nhiều hoạt động nên hầu như nó phải đi học cả ngày ở trường, công với chuyện bé Hạnh đã chuyển trường mà so với nó là xa hơn nên chỉ có duy nhất ngày chủ nhật nó mới đạp xe đến nhà bố nó để chờ được gặp em. Nhưng đã ba cái chủ nhật lần nào nó cũng treo mấy hộp bánh kẹo ở xe đến rồi lại đạp xe mang về. Nhà luôn khóa cổng gọi không có ai trả lời, đó là vì mụ Hường.

Sau khi chiếm dần được tình cảm của cả ông Tuấn lẫn bé Hạnh, mụ Hường ra điều kiện với ông Tuấn, điều kiện này không những không khiến ông Tuấn giận dữ mà ông Tuấn còn vui vẻ chấp nhận. Mụ Hường nói với chồng:

- - Giờ gia đình mình thế này thì em không cần biết công việc bận rộn thế nào nhưng chủ nhật anh phải nghỉ để đưa em với các con đi chơi. Mỗi tuần nhà mình sẽ cùng nhau ra ngoài một hôm chủ nhật. Các con nó cũng vui vì được đi chơi mà vợ chồng cũng có dịp ra ngoài…

Một ý kiến quá tuyệt vời cho một gia đình kiểu mẫu, ông Tuấn giơ cả hai tai đồng ý rồi bế bé Hạnh lên cười rạng rỡ. Có lẽ ông Tuấn đang nghĩ về một gia đình đúng như ông mong muốn. Và tuyệt vời hơn khi vợ hai lại nghĩ được như thế, chính vì vậy mỗi chủ nhật Nam đạp xe đến nhà đều khóa trái, có lần nó cũng tò mò sờ thử tay vào cái rãnh định mở cổng để xem em gái có trong nhà không nhưng chìa khóa họ cũng đã không còn để ở đó nữa.

Một thằng nhóc với cái xe đạp cũ, tay lái treo túi bánh kẹo đứng sát mép đường bên này nhìn sang ngôi nhà vẫn im lìm không tiếng động, đợi 1 tiếng vẫn không thấy ai về, đợi 2 tiếng vẫn như thế….nó đành buồn bã quay xe đi trong mệt mỏi.

Mỗi lần về nhà như thế bà ngoại lại hỏi nó:

- - Hôm nay có gặp được em không..?

Nó chưa kịp trả lời thì bà ngoại đã nhìn thấy trên xe nó vẫn còn đó túi bánh kẹo, bà ngoại lắc đầu rồi nói:

- - Hay nhà đấy nó không cho mình gặp con bé cháu nhỉ…?

Nam trả lời bà:

- - Dạ không phải đâu bà, tháng trước Hạnh nó có khoe chủ nhật nào bố cũng chở cả nhà đi chơi mà bà. Cháu cũng kể bà rồi đây, mà chỉ có mỗi chủ nhật cháu được nghỉ.

Bà ngoại suy nghĩ rồi nói:

- - Hay giờ cháu chịu khó vào tối xem, tối thứ 2 thứ 3 ấy, kiểu gì nó chẳng ở nhà...Vào xem em nó ăn ở thế nào...Cả tháng nay không biết nó ra sao bà cũng lo lắm….Bố mày chắc đi suốt chứ có ở nhà mấy đâu...Chịu khó một tí cháu ạ..

Nghe bà nói Nam thấy đúng thật, vào tối tuy không gặp được em lâu nhưng ít ra còn biết chắc em nó có nhà, Nam cười tươi đáp:

- - Hay tối nay cháu vào luôn bà nhỉ..?

Advertisement / Quảng cáo
Bà ngoại mắng:

- - Nếu nhà nó đi chơi thì biết lúc nào về mà vào. Để mai thứ 2 ấy...Giờ ngồi nghỉ đi, bà đi luộc ngô cho mà ăn. Ngô mùa này ngon lắm, sáng đi chợ bà thấy, biết mày thích ăn ngô bà mua luôn...Chứ răng bà giờ chắc phải ninh nhừ mới nhai được ha ha ha….

Nam thấy bà vẫn vui tính như vậy nó cũng lấy làm buồn cười, ông ngoại mất khi 71 tuổi, bà kém ông 2 tuổi thì năm nay cũng phải 70 rồi. Cũng may mắn từ hồi Nam về đây ở cả hai bà cháu đều khỏe mạnh không ai đau ốm gì. Nam cũng đỡ đần bà nhiều, nó cứ thấy bà định làm gì là nó hỏi để làm thay. Lắm hôm đang bình thường nó thấy bà đứng lên là nó hỏi:

- - Bà lại định làm gì đấy..?

Bà ngoại thấy thế chửi nó:

- - Thằng bố mày, bà đi vệ sinh mà mày cũng hỏi nữa à…?

Thế là nó gãi đầu gãi tai vâng dạ rồi cười trừ, có hai bà cháu thôi nhưng nhiều cái vui lắm. Lắm khi nó còn trêu bà cho bà chửi nó rồi nó ngồi cười ngặt ra mới chịu. Trước cổng nhà có cây me nên ngày nào lá cũng rụng phải quét, các bác sang chơi ai cũng bảo chặt đi cho đỡ mệt nhưng bà nhất quyết không chịu. Bà bảo cây me đó là do ông ngoại trồng, giờ ông ngoại mất thì phải để đấy không được chặt. Xong bà chửi các bác:

- - Từ đời chúng mày đa trèo lên cây me hái xong hú hí dấm dúi chấm muối ăn với nhau đến đời thằng Nam đây cũng trèo nên cạo vỏ me tìm quả chín mà chúng mày đòi chặt. Ông ấy về bóp cổ hết lũ chúng mày.

Bác Dung cười đáp ;

- - Thì con sợ bà ngày nào cũng phải quét sân, với lại cây me lâu năm cũng cỗi dần rồi. Mưa bão nhà mình ở khu này trống, gió to lỡ đổ thì chết.

Bà ngoại giơ tay dọa dọa:

- - Phủi phui cái mồm nhà chị, đổ là đổ làm sao, đổ là đổ thế nào...Tôi quét với cháu nó quét chứ các anh các chị quét à...Toàn gở mồm..

Các bác các cậu nghe thế thì không dám nói gì nữa, đúng là mấy năm gần đây cây me cũng già cỗi đi nhiều, nhưng Nam có thể nhớ được từng cành to, từng vết xước, từng những nốt bị chặt trên cây me. Đất cỗi nên cây me tuy lâu năm những không to được như những cây khác, cứ đến mùa me là nó đu hết cành này đến cành nọ. Nó còn nhớ cách ông ngoại dạy nó tìm me chín như thế nào. Hồi đó ông ngoại còn sống, nó trèo lên cây ông ở dưới đi bộ thể dục quanh sân, thấy ông nó mới nói ;

- - Toàn me xanh thôi ông ạ..?

Ông cười rồi ngước lên trên nhìn nó nói:

- - Có me chín rồi, cháu lấy móng tay cạo cạo cái vỏ ngoài của quả me. Quả nào bợt ra màu xanh thì nó vẫn còn xanh, còn quả nào bợt ra màu nâu hoặc thâm thâm là quả đấy chín với ương ương ăn ngon rồi.

Thế là nó hí hửng làm theo, quả nhiên đúng vậy thật. Thế rồi ngày nào nó cũng trèo lên cây lùng me chín. Lắm quả me bị nó dùng móng tay cạo cho đến mức vỏ bị xước chằng chịt. Cũng phải thôi, me thì số lượng chỉ có từng đấy quả, mà ngày nào nó cũng trèo lên lùng rồi cạo vỏ thì bảo sao lắm quả bị nó cạo cho đến mất cả vỏ. Cây me gắn liền với tuổi thơ của nó, cho nên nó cũng giống bà không cho các bác chặt cây me đó.

Hết ngày chủ nhật Nam lại đi học như bình thường, nhưng hôm đó nó chỉ mong thời gian trôi qua thật nhanh để tối đến sẽ đem bánh kẹo vào cho em. Những hộp bánh, hộp kẹo từ hôm chú Đại mua cho nó vẫn để dành để gặp em sẽ cho con bé. Tối thứ 2, vừa ăn cơm xong là nó xin phép bà lấy xe đạp đi đến nhà bố nó. Lúc đó mới có hơn 6h tối, đạp xe đến nơi nó thấy trong nhà sáng đèn, nó mới bấm chuông. Trong nhà có tiếng trẻ con vang lên:

- - Ai đấy..?

Đó là giọng cái Thư, cái Thư chạy ra cổng nhòm qua lỗ vuông Nam liền nói:

- - Hạnh có trong nhà không em, cho anh gặp bé Hạnh.

Cái Thư nhìn vào trong nhà vẫy vẫy tay gọi cái Hạnh, hình như trong nhà chỉ có mỗi hai đứa nó đang ngồi xem tivi. Cái Hạnh chạy ra hỏi:

- - Ai vậy chị…

Cái Thư đáp:

- - Anh Nam mày đó..

Tưởng rằng nghe thấy anh Nam con bé sẽ chạy ra cười tíu tít, ai ngờ nó chạy ngược vào trong gọi to:

- - Mẹ Hường ơi, anh Nam đến này..

Mụ Hường dưới bếp thấy tiếng gọi nhưng nghe không rõ vội chạy lên hỏi:

- - Làm sao, làm sao đấy..?

Con bé chạy đến nấp đằng sau chân mụ rồi chỉ tay ra cổng:

- - Anh Nam đến tìm con kìa..

Mụ Hường lau vội tay rồi ra mở cổng, bé Hạnh thì đứng trong nhà sợ ko dám ra. Thấy Nam mụ vội nói:

- - Sao mày lại đến đây giờ này, lần trước không phải tao đã bảo mày để yên cho con bé nó học rồi sao. Mày đến đây lại định đánh nó chứ gì..?

Câu “định đánh nó..” mụ Hường nói rõ to nhằm để bé Hạnh nghe thấy, con bé đứng trong sợ sệt cứ lùi dần vào nhà. Thằng Nam đứng ngoài ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra, và tại sao mụ Hường lại nói nó đến đánh em. Nó lắc đầu xua tay nói:

- - Không không cháu đến thăm em gái thôi, sao cháu lại đánh nó được..

Nói đoạn Nam thò đầu vào trong tay cầm túi bánh kẹo giơ giơ lên gọi em:

- - Hạnh ơi, anh mang bánh kẹo ngon đến cho em nè. Ra đây anh bảo….

Mụ Hường thấy vậy hất tay nó ra, mụ hất một cái cả túi bóng tung ra đường. Mụ nói lớn:

- - Mày không phải dụ dỗ con tao, mày cho nó bánh rồi đánh nó phải không. Mày nhìn đi, nó sợ mày đến phát khóc kia kìa. Thôi thôi mày về đi cho nhà tao được yên….

Nam thất thần khi mụ Hường hất tung bánh kẹo của nó ra đường, mặt nó cau lại nhìn mụ Hường đáp ;

- - Bà làm cái trò gì vậy, tôi chỉ đến thăm em thôi.

Gương mặt của nó lúc đó trở nên đáng sợ vô cùng, đôi lông mày cau lại, mặt nó đỏ bừng, vết sẹo trên mắt càng khiến nó trở nên dữ tợn hơn. Mụ Hường chỉ tay vào mặt nó rồi nhìn bé Hạnh nói:

- - Đấy đấy Hạnh, con thấy chưa nó dữ dằn định đánh cả mẹ lẫn con đấy.

Con bé Hạnh nhìn thấy mặt anh khi đó thì òa lên khóc, nó sợ anh nó sẽ đánh nó thật. Thằng Nam nhìn em khóc nó cũng ứa nước mắt, nó không hiểu tại sao em nó lại sợ nó, lại ghét nó đến thế. Mụ Hường đẩy nó ra rồi từ từ khép cổng lại, nó vẫn cố đứng nhìn qua khe cổng, em gái nó khi cổng được đóng lại mới ngừng khóc. Nó đứng như trời trồng, nó chảy nước mắt vì bị xua đuổi như một kẻ bị điên. Nhưng điều khiến nó đau đớn nhất chính là giờ đây em gái nó cũng không nhận nó nữa, em nó gọi mụ Hường một từ mẹ nghe như mụ ấy là người đẻ ra nó, em nó nhìn anh trai rồi khóc òa lên như nhìn thấy ông ba bị.

Cúi xuống nhặt lại chỗ bánh kẹo bị hất tung ban nãy, nó cẩn thận cho vào túi bóng rồi treo bên ngoài cổng. Nó quay lưng đi còn nghe rõ tiếng mụ Hường nói với cái Hạnh:

- - Không phải sợ nữa, mẹ đuổi nó đi rồi…

Nó bật khóc, nó “hức’ lên một tiếng rồi vội nghiến răng lại đạp xe quay trở về. Trong nhà ông Tuấn đi ra với đầu tóc còn đang lau dở hỏi:

- - Sao thế, có chuyện gì mà ầm ầm lên thế….Sao con lại khóc hả em..?

Mụ Hường đứng lên kéo tay ông Tuấn ra một góc rồi nói nhỏ:

- - Nãy thằng Nam đến đây đập cửa rầm rầm, cái Thư vơi cái Hạnh chạy ra xem ai thì nó quát hai đứa. Em ra xem thì thấy nó cứ dọa cái Hạnh, con bé sợ không dám lại gần cứ khóc thôi. Em gọi nó vào nhà thì nó không vào nó cứ đòi chở con bé Hạnh đi. Thấy con bé sợ nó khóc to quá nên em mới bảo nó đi về đi hôm khác đến.

Ông Tuấn vội chạy lại hỏi con:

- - Anh Nam dọa con à..? Sao nó lại dọa con, hai anh em quý nhau lắm cơ mà.

Con bé Hạnh ban nãy thấy bộ mặt dữ dằn của anh thì sợ quá, lại thêm những ngày qua bị “mẹ” Hường tiêm vào đầu những lời lẽ xấu xa về anh trai nên nó nấc lên nói:

- - Vâng...vâng ạ.

Ông Tuấn thấy Hạnh nói vậy thì cau mặt nói:

- - Thằng này nó bị điên thật rồi...Con cái mất dạy..

Ở góc kia mụ Hường khẽ quay mặt đi cười thầm, quả thật sau bao ngày suy nghĩ mụ đã đi một nước cờ vô cùng nham hiểm
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 25: Niềm an ủi…..

Cái cách mà mụ Hường tách Nam ra khỏi những người thân vốn dĩ là của nó là một thủ đoạn thật sự khó có thể tưởng tượng được. Một thằng bé 16 tuổi đã mất mẹ, sau khi mẹ rời xa nó người quan tâm chăm sóc cho nó nhất là ông ngoại cũng đã bỏ nó mà đi. Tưởng đâu khi bố đón hai anh em nó về nó sẽ được bù đắp lại cái gọi là tình cảm gia đình. Nhưng không phải như vậy, không những không được sống trong hạnh phúc mà giờ đây Nam còn bị chính người vợ hai của bố nó cướp mất đứa em gái nó hết mực yêu thương.

Nó đạp xe mà đầu óc nó không cam chịu, tại sao nó lại bị đối xử như vậy….?

“ Rầm”

Trời tối, đoạn đường vắng không có ánh đèn, xe của nó đâm vào một viên đá chắn ngang giữa đường. Cả người lẫn xe ngã nhào ra đất, đầu gối rướm máu, chiếc xe đạp cũ bị va đập mạnh méo mó cả tay lái. Nó cố gượng dậy dựng xe lên, tuy đau nhưng làm sao đau bằng cái cảm giác bị ruồng rẫy ban nãy. Bà ngoại, nó nghĩ ngay đến bà ngoại, nó muốn chạy về nhà để được sà vào lòng bà kể hết mọi ấm ức. Giờ đây với Nam chỉ có bà ngoại là người thân duy nhất còn lại.

Đạp về đến ngõ nó thấy bóng điện ngoài sân vẫn bật sáng, đã 8h tối nhưng trong sân là hình dáng bà ngoại đang đi lại đợi nó về. Thấy trên ngõ có tiếng bóp phanh kêu kít kít bà ngoại mắt kém không rõ là ai, bà bước vội ra phía cổng, Nam thấy bà thì vội nói:

- - Sao bà lại ở ngoài này, trời lạnh thế cơ mà..?

Bà vội mở cổng cho nó rồi cười:

- - Thì bà đang đợi mày về chứ sao nữa, sao hả cháu con bé Hạnh thế nào rồi…? Cháu có gặp được em không..? Nhanh nhanh vào nhà kể cho bà nghe.

Thằng Nam dắt xe vào trong sân, thấy nó đi cà nhắc, cái xe thì kêu lọc cọc bà ngoại lo lắng- - Làm sao vậy cháu, lại bị thằng bố mày đánh à...Chân làm sao, đưa bà xem nào..?

Nam dựng xe rồi quay lại nhìn bà nói như mếu:

- - Không..không ạ, cháu bị ngã xe thôi...Nhưng, nhưng bà...ơi...cái Hạnh..nó...nó..

Bà ngoại thấy cháu như thế thì cũng đã đoán được cháu vào nhà bố tối nay đã xảy ra chuyện gì. Hai bà cháu đi vào nhà, bà ngoại gặng hỏi:

- - Làm sao mà ấm ức đến như thế..Hay lại bị con dì ghẻ kia nó chửi phỏng…?

Nam ngồi xuống cạnh bà rồi kể:

- - Cái Hạnh nó không nhận cháu bà ạ, nó gọi bà kia là mẹ rồi...Nhìn thấy cháu nó không dám ra..Nó còn khóc thét lên vì sợ..Mà cháu có làm gì nó đâu...Cháu chỉ mang bánh kẹo vào cho em thôi mà.

Bà ngoại nghe qua câu chuyện cũng không hiểu rõ ngọn ngành ra làm sao, cũng khó mà hiểu được vì đâu ai biết được mụ Hường lại tác động lên con bé như thế. Bà ngoại an ủi nó:

- - Hay tại lâu quá cháu không vào gặp em nên nó quên rồi, trẻ con mà ngày bé các bác ít sang nhà mình mày cũng thế.

Nam nói:

- - Không đâu bà ơi, nó nhìn cháu mà nó còn nấp đi cơ mà. Bà kia còn bảo cháu em nó sợ thì từ giờ đừng vào đây nữa, để cho nó học.

Bà ngoại mặt buồn bã nói:

- - Thế bố cháu luc đó có nhà không..?

Nam trả lời:

- - Dạ xe ở nhà nhưng cháu không thấy bố.

Bà ngoại hỏi tiếp:

- - Thế em nó có khỏe không..?

Nam đáp:

- - Nó khỏe bà ạ, cháu thấy nó ngồi xem tivi với con bà kia, thấy nó cũng quý bà kia lắm. Chắc nó sống ở đó sung sướng nên không thèm gặp anh nữa rồi.

Bà ngoại xoa đầu Nam nói nhỏ:

Advertisement / Quảng cáo
- - Cháu đừng nghĩ thế tội cho em, nó còn nhỏ không hiểu gì đâu. Trẻ con mà, ai đối xử tốt với nó thì nó quý thôi, cũng may em cháu nó vẫn khỏe. Nếu mà con mụ kia nó chăm sóc tốt cho em cháu thì cũng mừng. Bà chỉ sợ con bé bị phân biệt đối xử, bị hành hạ. Chỉ mong sao mụ dì ghẻ biết sợ bố mày mà không động đến nó. Cháu lớn rồi cháu còn biết chứ con bé mới có 6-7 tuổi…..

Nam vẫn cảm thấy ấm ức, nó nói:

- - Nhưng nó còn gọi bà ấy là mẹ...Cháu chỉ có một mẹ thôi.

Bà ngoại lắc đầu khẽ giải thích:

- - Ở với người ta thì cũng phải gọi thế chứ cháu, còn cả bố cháu nữa. Gọi người ta một tiếng mẹ mà nó đối xử tốt với em mình, cháu mình thì cũng không sao cả. Nếu cháu đến nhà đó mà ấm ức như vậy thì thôi lần sau không đến nữa, đến đó mà bố mày cũng có muốn gặp đâu. Cứ đến mãi rồi có khi nó lại trút giận lên con bé. Bà cũng nhớ nó lắm, giờ ít ra mày về đây ở với bà bà còn biết cháu như nào, con kia cả tháng, cả năm không gặp bà lo lắm chứ. Thôi, để hôm nào bà nói với bác Dung thi thoảng gọi điện cho bố mày hỏi thăm tình hình con bé cũng được. Bà cháu mình giờ nghèo để nó ở với bố được ăn học trường tốt, được chăm lo cũng tốt mà.

Thằng Nam gật đầu vâng dạ, nó xuýt xoa vì chỗ đầu gối trầy xước ban nãy. Bà ngoại bảo nó chịu đau đi rửa chân tay rồi vào bà bôi thuốc. Nam đi ra bể nước mà không biết rằng bà ngoại vừa khẽ lau nước mắt, nhìn nó bà đau đến cắt từng đoạn ruột. Bà ngoại biết Nam rất thương em gái, tuy ở đây nhưng có gì ngon lúc nào nó cũng nhớ đến em. Ngày mẹ mất con bé Hạnh vẫn ngây thơ không hiểu chuyện gì, nó đeo khăn tang lúc nào cũng ôm chặt em vào lòng vì nó biết mẹ ra đi thì nó là người phải bao bọc, che chở cho đứa em gái vụng dại. Vậy mà hôm nay thằng Nam bị em gái trốn tránh, tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy anh trai. Tuy ban nãy nó cố gắng không khóc nhưng trong lòng nó nước mắt đã bị nuốt ngược vào bên trong.

“ Mồ côi cha ăn cơm với cá. Mồ côi mẹ liếm lá dọc đường.”

Nhìn thằng Nam đang nghiến răng chịu đau khi dội nước vào vết thương bà ngoại thầm trách bố nó là ông Tuấn:

- - Sao con lại vô tâm đến thế hả Tuấn ơi.

Bà ngoại chợt giật mình khi Nam gọi:

- - Bà ơi cháu rửa xong rồi...Xót thật bà ạ.

Bà ngoại vẫy vẫy tay gọi Nam vào nhà rồi bôi thuốc cho nó rồi bà bảo nó đi ngủ sớm mai còn đi học, nhớ lại cái xe kêu lọc cọc ban nãy bà ngoại hỏi nó:

- - Mà chết, xe hỏng thế mai có đạp đi học được không..? Hay để bà bảo bác mang đi sửa, à mà sửa thì mai lấy gì đi học.

Nam cười:

- - Dạ nó kêu vậy nhưng vẫn đạp được bà ạ...Để mai cháu cố đạp ra trường, gần đó có quán sửa xe, cháu để đó họ sửa bao giờ học về rồi lấy.

Bà ngoại gật đầu rồi mở ngăn kéo tủ ra lấy 50 nghìn đưa cho nó rồi nói:

- - Vậy cầm tiền mai mà đi sửa xe, xe đấy cũng cũ quá rồi. Chắc bà phải nhờ các bác xem thế nào mua cho cháu cái xe cũ cũng được nhưng phải tốt một tí.

Nam không lấy tiền của bà, nó đáp:

- - Cháu vẫn còn tiền bà ạ, tiền bà cho, với tiền thi thoảng bác Dung với các cậu cho cháu cũng có tiêu gì đâu. Lúc nào hết cháu xin sau bà ạ.

Bà ngoại cười khen nó ngoan, bà dặn nó đi học xa đạp xe mệt sáng phải ăn sáng vào thì mới có sức. Nam đi ngủ, nằm mãi nó mới ngủ được, chỉ còn bà ngoại nghĩ tội thân cháu vẫn đang thức không tài nào chợp mắt. Bà ngoại sợ rằng không biết rồi đây hai anh em nó sẽ ra sao. Nếu không gặp con bé, mà con bé lại sợ không muốn gặp anh thì sau này có khi hai anh em lại không nhìn mặt nhau. Những nỗi lo lắng càng khiến bà ngoại suy nghĩ, bà thở hắt rồi nói:

- - Nó làm gì nên tội mà ông trời lại đày đọa nó như thế. Có chuyện gì ông cứ trút hết lên cái thân già này cũng được mà.

Trời chuyển giáp đông, thời tiết về đêm ngày càng lạnh dần. Trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ chỉ có tiếng ho khù khụ của một bà lão đến cái tuổi lẽ ra phải được an hưởng thú đoàn viên bên con cháu thì giờ bà vẫn phải nặng lòng với những mối lo trăn trở bộn bề. Không phải các bác không lo cho bà, thực ra ai cũng bảo bà thích ở nhà ai thì các con sẽ đón mẹ về nhưng bà nhất mực không chịu, bà nói bà còn phải ở đây để hương khói cho ông. Rồi đến khi Nam về lại ở với bà thì bà sợ sẽ ảnh hưởng đến người khác, bà không muốn đến lúc về với bà mà lại phải chịu thêm mặc cảm. Dù sao các bác, các cậu ai cũng có gia đình riêng chính vì vậy bà không muốn đi đâu ngoài ngôi nhà của chính mình. Đối với bà bây giờ chỉ cố gắng làm sao nhìn các cháu mạnh khỏe vui vẻ là bà thấy mừng lắm rồi. Nhất là hai đứa cháu đã ở với ông bà từ thuở nhỏ. Tiếng ho càng lúc càng lớn rồi dần biến mất khi lúc này là 3h sáng ngoại mới chợp mắt.

Sáng hôm sau Nam dậy đi học, hôm qua tối trời nó không nhìn thấy, không ngờ cái xe đạp lại méo mó đến vậy Một bên tay lái cong hẳn đi làm nó lên xe đạp mà người cứ phải vẹo sang một bên. Nhìn nó đạp xe mà ai cũng thấy buồn cười, nó đang chật vật với cái xe thì có tiếng gọi ở đằng sau:

- - Nam ơi Nam, đợi tớ với…

Quay lại nhìn thấy Trang đang đạp theo sau mà tí nữa nó đâm vào lề đường. Trang đạp lên ngang nó rồi hỏi:

- - Xe cậu làm sao mà hỏng thế kia, đạp thế này bao giờ mới đến trường.

Nam trả lời cộc lốc vì ngại:

- - Bao giờ đến thì đến, nhiều chuyện quá..

Trang không nói gì, nó đạp nhanh về phía trước vọt qua Nam, Nam làu bàu:

- - Thế cho lành…

Đạp được tầm 100m nó thấy cái Trang đang dựng xe ở ven đường, cạnh một tiệm sửa xe - bơm vá. Đợi Nam đạp gần đến nói Trang nhảy ra chặn xe bắt Nam dừng lại rồi nói ;

- - Cho xe vào đây sửa đi, tớ với cậu đi xe tớ. Nhờ cậu nhiều rồi hôm nay đến lượt tớ giúp.

Nam lắc đầu:

- - Không, cố đạp đến trường rồi sửa ở quán gần đấy bao giờ về lấy luôn cũng được.

Trang gắt lên:

- - Đồ hâm, sửa ở đây rồi đi xe tớ cũng được. Khi nào về tớ chở cậu đến đây lấy xe cũng được chứ sao. Từ đây đến trường còn xa cứ đạp kiểu thế lỡ hỏng dọc đường thì dắt bộ à..?

Tất nhiên ý kiến của Trang là hợp lý, nhưng tính Nam ngoan cố, biết được như vậy Trang tự đông dắt xe Nam vào trong tiệm sửa xe:

- - Chú ơi, cháu để xe đây chú xem hỏng thế nào sửa cho cháu nhé. Trưa cháu về cháu lấy…

Chú sửa xe mới mở cửa đồ đạc còn chưa kịp bê ra ngoài gật đầu đồng ý, Nam vẫn đứng đó nhìn nhìn cái xe thì Trang nói:

- - Thế định đứng đấy bắt con gái chở à..? Lên xe nhanh không muộn học..

Nam bối rối đi lại gần rồi chở Trang đi học, chẳng hiểu sao ai cũng thấy sợ nó vì vết sẹo trên mặt chỉ có Trang là thấy nó bình thường, không những không sợ mà mỗi lần Trang nói nó đều không cãi được. Trang cũng là người bạn duy nhất trong lớp nó nói chuyện, không phải vì hai đứa ở cùng khu mà đúng ra cũng chỉ có Trang là hay bắt chuyện rồi tếu táo với nó. Không xác định được đó là thứ tình cảm rung động đầu đời hay như thế nào, chỉ biết rằng tuy nó luôn tỏ vẻ khó chịu mỗi khi gặp Trang nhưng trong lòng nó lại rất vui. Mỗi lần đối diện với cô bạn tinh quái, thông minh nó cảm thấy những chuyện buồn xảy ra với nó đã nguôi ngoai được phần nào.

Trên con đường tới trường không khí lạnh của mùa đông đang đến đã bị xua tan đi bởi những tiếng vỗ vào lưng, những tiếng cười của đôi bạn trẻ mỗi khi thằng Nam cố ý đạp nhanh:

- - Đi chầm chậm thôi, phanh không ăn đâu đấy
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 26: Chú Đại về thăm...

Trưa hôm đó tan học, Nam lại đi cùng Trang về để lấy xe. Việc một cô gái xinh xắn lại bắt cặp với một thằng mặt sẹo, đi xe cà tàng không khỏi khiến mấy anh lớp trên, mấy thằng bạn cùng lớp chú ý đến Trang thấy ngứa mắt. Tuy nhiên vì cái bản mặt lầm lỳ lại thêm vết sẹo hằm hố trên mặt nên thằng nào cũng e dè khi nhìn thấy Nam. Đến tiệm sửa xe ban sáng không thấy mở cửa, có lẽ chú sửa xe đi đâu có việc nên đóng cửa tiệm. Trang nói:

- - Thôi để chiều đi qua lấy cũng được, giờ cứ đi xe tớ về đã. Chiều tớ đón cậu đi học..

Nam gật đầu đồng ý, về đến gần nhà Trang, Nam nhảy xuống xe định đi bộ về nhưng Trang không chịu:

- - Chở về nhà cậu trước đi, tiện thể tớ biết nhà chiều mới đón được.

Thằng Nam thì ngại, nó sợ bố mẹ Trang nhìn thấy, nhưng cuối cùng nó cũng vội đạp qua. May quá, bố mẹ Trang không có nhà, đến nhà nó chỉ cho Trang ngôi nhà của bà ngoại, có cây me ngay trước cổng. Đúng lúc đó bà đang ngồi ngoài hiên nhà đợi nó đi học về ăn cơm. Thấy hai đứa đứng trước cổng bà ngoại vội chạy ra hỏi:

- - Nam về rồi hả cháu, sao không mời bạn vào nhà..Chà đúng là thằng này có bạn gái thật rồi.

Thằng Nam ngượng chín cả mặt, cái Trang thấy bà ngoại thì vội vã cháo:

- - Cháu chào bà, cháu là bạn cùng lớp với Nam. Nhà cháu cũng ở ngay trên kia….

Nam nói:

- - Không phải bạn gái đâu bà ơi, xe cháu hỏng sửa chưa lấy được nên đi nhờ thôi..

Bà ngoại mở cổng rồi chửi nó:

- - Sư bố mày thế đây không bạn gái thì là bạn trai à..? Vào nhà đi cháu, con cái nhà ai mà xinh thế..Nói tên bố mẹ kiểu gì bà cũng biết.

Trang thấy bà mời vào nhà con bé cũng đỏ mặt vội từ chối:

- - Dạ cháu phải về chiều còn đi học bà ạ..Cháu chào bà…

Quay sang Trang nói với Nam:

- - 1h đứng trên ngõ rồi đi học nhé.

Bà ngoại vẫy tay chào bạn của cháu rồi hai bà cháu đi vào nhà, vừa đi bà vừa cười nheo cả mắt:

- - Hôm nào bảo con bé về đây bà nấu cơm ăn nhé...Nó con nhà ai cháu biết không..? Nhìn thấy là ưng rồi..Ngoan mà nhanh nhẹn, nó có thích cháu không..? À mà không thích sao lại chở về tận nhà..

Bà ngoại cứ tự hỏi tự trả lời như thế, từ nhỏ đến hôm nay lần đầu tiên Nam có bạn đến nhà lại còn là bạn khác giới. Chẳng cần nói cũng biết bà ngoại vui như thế nào, dù mới chỉ gặp Trang có vài phút nhưng tính tình của mấy người lớn tuổi thường hay nghĩ quá lên. Khổ thân thằng Nam bị bà hỏi bao nhiêu thứ mà không biết trả lời làm sao.

Nam giờ còn chưa biết gì trong khi bà cứ nói đến nào là ngày xưa hơn Nam 2-3 tuổi là ông bà đã cưới nhau rồi, rồi thì là phải dẫn con bé về nhà ra mắt, bỗng nhiên Nam nói:

- - Không phải như bà nghĩ đâu bà ơi, bạn ấy ở lớp ở trường nhiều người thích lắm. Do ngày trước cháu ở đây nên học chung trường cấp 2, trong lớp 2 đứa lại cùng khu nên xe hỏng bạn ấy cho đi nhờ thôi. Chứ bà nhìn cháu mặt mũi như thế này ai mà thích cho được, người ta không sợ là may rồi...Hơn nữa..

Bà ngoại nghe thế thoáng buồn, Nam nói tiếp:

- - Hơn nữa cháu vừa không có mẹ, vừa không có bố...Ai người ta chấp nhận..

Bà ngoại mặt buồn so, mất hẳn vẻ vui mừng ban nãy, bà nói:

- - Không có bố có mẹ thì bà cũng lo cho mày được, chứ chẳng lẽ mày định để bà chết cũng không yên à…

Nam nhận ra mình vừa nói làm bà buồn, nó hơi vô tâm. Ở với bà lúc nào bà cũng lo lắng cho nó giờ nó lại lỡ lời, nó vội chữa lại:

- - Cháu vẫn còn nhỏ mà bà, mà cháu chẳng cần ai thương. Bà cứ sống mãi với cháu là được.

Bà ngoại cười:

- - Bố mày, chỉ giỏi nịnh...Bà sống mãi sao được..

Một tuần sau chú Đại lại đến nhà thăm bà và Nam, lần nào cũng thế, chú Đại đều mua quần áo, bánh kẹo rồi cho tiền. Thường chú Đại hay về vào ngày chủ nhật vì hôm đó là ngày nghỉ. Mỗi tháng Nam đều mong chú Đại về, không phải vì quà, vì tiền mà vì nó muốn hỏi thăm tình hình của em gái. Còn tiền thì từ sau lần đó bà ngoại nhất quyết không chịu nhận nữa, chú Đại là người tốt bà đã biết. Nhưng người mà muốn gặp là ông Tuấn nhừng mấy tháng nay không hề thấy mặt, bà nói với chú Đại:

- - Anh về nói với bố thằng Nam, không phải cứ để anh mang tiền ra đây là xong chuyện đâu. Anh rất tốt bà cháu tôi đều biết, nhưng bà cháu tôi không sống bằng tiền của anh Tuấn bao năm nay rồi. Vậy nên chú có ra thăm cháu thì bà cháu tôi vui, chứ tiền nong quà cáp sau này chú đừng mang đến nữa.

Chú Đại buồn rầu nói:

- - Cũng không giấu gì bà với cháu, cả năm nay anh em con làm ăn không được. Anh Tuấn cũng đi suốt hầu như không có ở nhà, con cũng vậy. Con cũng nói nhiều rồi nhưng con cũng chỉ là em, không tham gia sâu vào cuộc sống của anh ấy được. Từ ngày cháu Nam về đây con cũng thấy tình cảm bố con mất dần. Nguyên nhân do đâu thì con không rõ, tại mỗi lần về con thấy anh ấy với vợ cũng vui vẻ hạnh phúc với hai cháu gái lắm. Mỗi lần con đề cập đến chuyện của cháu Nam thì anh ấy lại gạt phắt đi….

Nói đến đây chú Đại nhìn sang Nam, khuôn mặt nó thoáng buồn, cũng phải thôi, bố nó tuần nào cũng cho cả nhà đi chơi. Giờ đây em nó cũng được sống thoải mái khi không có nó. Bây giờ nó chỉ có mỗi bà ngoại, chú Đại nói tiếp:

- - Con cũng không biết tại sao nhưng có lẽ giờ đây anh ấy thấy hạnh phúc với gia đình hiện tại. Ngay cả con bé Hạnh, tầm gần 2 tháng trước khi con về nhắc đến anh Nam là nó vui mừng lắm. Nhưng tối qua con bảo sáng nay ra anh chơi mà con bé nhất quyết không chịu đi.

Thằng Nam đứng dậy đi ra ngoài, nó không muốn nghe chú Đại kể tiếp những chuyện khiến nó đau lòng. Bà ngoại nói:

- - Tôi cũng không biết nhà trong đó nói gì, làm gì mà mỗi lần thằng Nam vào đó đều quay về không gặp được em. Nhưng thôi, nếu bố nó đã không muốn gặp nó thì cũng dễ hiểu. Bao năm nay bố nó cũng bỏ nó rồi, giờ không có cũng không sao. Nghe anh nói thì con bé Hạnh được bố với dì cưng chiều như thế tôi cũng mừng. Thế nên tôi không dám nhận tiền của anh đâu. Bà cháu tôi tuy nghèo nhưng cũng không phải cần số tiền của bố nó mới sống được.

Chú Đại biết không thể nào thuyết phục được bà nữa, bởi vì ông Tuấn từ ngày đánh con đâu có chịu ra nhà thăm con, xin lỗi bà ngoại được một lần. Không phải chú Đại không nói mà là ông Tuấn toàn viện lý do bận không ra. Chú Đại rất thương Nam, mỗi lần về nhà ông Tuấn thấy cả gia đình anh vui vẻ, cười đùa chú nghĩ ngay đến Nam, nhưng chú cũng chỉ là một người ngoài cuộc. Nếu chú quyết liệt khuyên bố Nam thì chẳng phải lại vô tình phá vỡ hạnh phúc đang có của anh hay sao..?

Chú Đại cũng không hiểu chỉ mới mấy tháng mà sao mọi thứ thay đổi nhanh như vậy, mụ Hường trở nên cực tốt với bé Hạnh, trong khi đó ông Tuấn và bé Hạnh đều quay lưng lại với Nam. Nói chuyện với bà ngoại một lúc chú Đại đi ra sân, đứng dưới gốc me chú Đại phủi phủi mấy viên gạch rồi ngồi xuống, chú gọi Nam lại hỏi:

- - Cháu có làm gì để em gái thấy sợ không..?

Nam lắc đầu, nó kể lại tất cả những lần nó đến nhà muốn gặp em nhưng đều không gặp được. Cả những câu mà mụ Hường nói là đừng đến nữa để cho em nó được yên. Nghe Nam nói xong quả nhiên không ngoài những gì chú Đại dự đoán. Nhưng chính vì nhìn cảnh anh trai đang êm ấm nếu chú Đại mà hỏi chuyện này thì mọi thứ lại thành phá ngang, đó là chưa kể cả ông Tuấn và vợ đều nói khác, hai người họ đều nói Nam là vô học. Vấn đề là ở ông Tuấn, chú Đại hiểu anh mình là người chỉ tin vào mắt thấy tai nghe. Giờ đây ông Tuấn đang thấy mụ Hường đối xử cực tốt với con ruột của mình là bé Hạnh thì chẳng cớ gì ông Tuấn lại nghe lời người khác để mà nghi ngờ mụ cả.

Hơn nữa ngay cả con bé Hạnh cũng nói là sợ anh, không muốn gặp anh. Tất cả đều chống lại Nam, giờ kể cả chú Đại có nói thì cũng chẳng giải quyết được gì. Khoác vai Nam chú Đại nói:

- - Chú cũng đã hiểu được phần nào..Trước giờ chú nhìn người chuẩn lắm..Chú vẫn tin bố cháu là người tốt chỉ có điều cuộc sống ngày trước quá khó khăn. Cố mãi đến bây giờ bố cháu mới có cái gọi là gia đình thật sự. Nhiều chuyện xảy ra để rồi bây giờ hai bố con không nhìn mặt nhau là điều đáng tiếc, chú biết cháu cũng thương em. Giờ ngoài việc giúp bố cháu lo cho cháu ra chú cũng không biết nên làm thế nào. Nhưng giờ ngay cả việc đó chú cũng không làm được vì bà ngoại cháu không chấp nhận.

Nam cười ;

- - Không sao đâu chú, cháu cũng lớn rồi. Cháu hiểu cái gì nên làm cái gì không..? Cháu không quan tâm bố cháu có nhận cháu hay không..? Giờ cháu chỉ cần bố cháu lo cho em gái cháu thật tốt là được. Nó có khỏe không chú..?

Chú Đại khá ngạc nhiên vì chỉ sau mấy tháng mà Nam trưởng thành hơn hẳn:

- - Em cháu khỏe, chú thấy giờ nó cũng vui vẻ lắm. Ha Ha giờ nó cũng không bám chân chú như đợt trước nữa rồi. Trẻ con mà, lâu mình không gặp là nó quên mình ngay. Chính vì thấy bố cháu với cô Hường đối xử tốt với bé Hạnh nên chú cũng không dám tham gia chuyện gì..Nam giờ lớn thật rồi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 27: Lên phố...

Nhìn sang chiếc xe đạp cũ mèm dựng ở góc mát trong sân, chú Đại tiến lại lấy xe rồi leo lên đạp, tiếng xe kêu cành cạch, thi thoảng chú Đại đạp còn bị trượt cá, thằng Nam nhìn cười ầm lên. Chú Đại nói:

- - Cháu đạp cái xe này đi học à..? Xe pháo thế này lỡ đâu có bạn gái thì chở làm sao..?

Nam cười chảy nước mắt nói:

- - Vầng, xe này bác cháu cho, cháu cũng quen rồi. Tại chú không biết cách đi nên mới thế.

Chú Đại lắc đầu, dựng xe vào chỗ cũ chú Đại nói nhỏ vào tai Nam:

- - Vào xin phép bà rồi chú chở đi chơi, mấy khi chú cháu gặp nhau.

Nam nghe thấy đi chơi thì thích lắm, đã bao giờ nó được ai cho đi chơi đâu, chạy vào Nam xin phép bà ngoại:

- - Bà ơi, cháu đi chơi với chú Đại một lúc nhé…

Tất nhiên là bà ngoại đồng ý, thế là Nam thay bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất, đi dép quai hậu rồi hai chú cháu chào bà lên đường. Đi bộ ra đến ngoài đường nó trầm trồ, xuýt xoa khi nhìn thấy oto của chú Đại. Chiếc oto đen bóng, sáng loáng nhấp nháy đèn kêu bíp bíp khi chú đại nhấn vào cái khóa điện. Trong lúc nó đang đứng ngắm thì chú Đại mở cửa xe gọi nó ;

- - Còn đợi gì nữa, lên xe thôi..

Khu Nam sống mọi người còn khá nghèo, toàn người dân buôn bán nhỏ, với công nhân lao động trong các khu công nghiệp nên làm gì có oto ra vào mấy, có chăng toàn là công nông với xe tự chế chạy xình xịch. Nam thì ở đây ai cũng biết, nhưng chú Đại thì chẳng ai biết là ai, chỉ thấy chú đại đầu lúc nào cũng trọc, người ngợm xăm trổ đi oto đen nhìn như xã hội đen nên ai cũng sợ. Thế mà ông xã hội đen đấy giờ đang mở cửa xe cho thằng Nam thì ai cũng quay lại nhìn Nam há hốc mồm ngạc nhiên.

Nam thấy thế thì oai lắm, nó tủm tỉm che miệng cười rồi chạy nhanh về phía chú Đại chui tọt vào xe dận dận mông thử độ êm của ghế. Ngày trước nó đâu được bố chở ra trường bằng oto độ 1-2 lần, hồi đó được ngồi oto nó cũng thích lắm. Nhưng cảm giác đi với chú Đại hôm nay nó sướng hơn hẳn. Kiểu ha oai vô cùng...Chú Đại nhìn thấy nó cũng buồn cười:

- - Oai không, sau này cháu mà lớn lên còn ngầu nữa. Nhìn quả sẹo kia còn ác hơn cả chú..Giờ lên phố chơi nhé, chú chở đi mua quần áo…

Nam gật đầu luôn, ngày hôm đó là ngày vui nhất trong đời của Nam, nó được chú Đại dẫn đi mua bao nhiêu quần áo mới, xong đi ăn đủ thứ, từ vỉa hè cho đến nhà hàng...Chú Đại chở nó đến những nơi rất bình thường như công viên, khu vui chơi giải trí, quảng trường...những nơi đó rất nhiều tầm tuổi nó đang nô đùa mà ngày hôm nay nó mới được đặt chân đến.

Chú Đại còn mua cả quà cho bà Ngoại nữa, có lẽ giờ đây nó đã hiểu cảm giác tại sao em gái nó lại quên nó nhanh như vậy. Nhưng nó lại thấy vui vì bé Hạnh cũng được bố cho đến những nơi này chơi vui vẻ. Nó nói với chú Đại:

- - Ở đây thích chủ nhỉ..? Bảo sao em cháu khoe tuần nào cũng được lên đây chơi..

Chú Đại mỉm cười:

- - Thích hả, lần sau chú rảnh chú lại về đưa đi chơi. À mà bảo cho cháu lên Hà Nội gặp ông bà mà cháu bận học nên chú chưa đưa đi được. Để đợt tết này nghỉ dài dài rồi chú chở đi.

Nam hỏi:

- - Bố cháu có lên đó không ạ..?

Chú Đại nói:

- - Có chứ, tết nào bố cháu chẳng lên. Năm nay có khi cả nhà đều lên.

Nam đáp:

- - Thế thôi tết cháu không đi đâu, bố cháu với cô Hường cả em Hạnh không thích cháu. Cháu lên đó gặp mọi người lại khó chịu. Với lại tết cháu phải ở nhà với bà ngoại, năm nào cháu cũng trông bánh cho bà vui lắm….

Chú Đại nhìn Nam khẽ thoáng buồn, không ngờ một thằng nhóc 16 tuổi lại phải suy nghĩ nhiều thứ đến như vậy. Ở công viên nhiều đứa bằng tuổi nó đang trượt patin, ngồi nghe nhạc, nhảy hiphop còn nó 16 năm mới biết đến công viên lần đầu tiên. Nhìn đôi mắt nó lầm lỳ, buồn bã nhưng bên trong con người nó lại đầy tình yêu thương. Chú Đại cốc đầu nó rồi nói đùa:

- - Á à, vây là mày chê không thèm lên nhà chú hả..?

Nó tưởng thật bối rối giải thích này nọ, khoảng 3h chiều chú Đại chở Nam về đến nhà. Vào nhà chào bà ngoại rồi Nam tiễn chú Đại, trước khi ra cổng chú Đại nhét vào túi Nam 1tr rồi nói nhỏ:

- - Không được kể với bà ngoại không lần sau chú ra bà lại chửi chú. Bí mật như hồi trước chú cháu mình thỏa thuận nhé. Nhưng phải ngoan đấy, hư thì chú đập chết.

Nam xin chú rồi vội cất đi, chú Đại chào nó rồi đi mất. Nam nhìn theo hình dáng người đàn ông nhỏ bé nhưng đầy hiên ngang mà thầm thán phục. Từ vẻ ngoài cho đến cách nói năng, cư xử...chú Đại cứ như thần tượng của nó vậy. Đến 5h chiều, có người gọi cổng, bà ngoại bảo Nam ra mở cổng xem ai thì thấy một người ăn mặc gọn gàng dắt một chiếc xe đạp mới tinh, bánh xe còn bọc túi bóng đứng hỏi:

- - Cháu có phải là Nguyễn Văn Nam không..?

Nam gật đầu:

- - Dạ đúng rồi ạ..Có chuyện gì vậy ạ..?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 28: Bé Hạnh vào viện..

Ra đó là nhân viên giao hàng, người giao hàng nói:

- - Có người gửi cho cháu chiếc xe đạp..Cháu chỉ cần ký tên vào đây là được..

Nam hơi nghi ngờ hỏi lại:

- - Có phải trả tiền không ạ..?

Người giao hàng cười:

- - Không, tiền có người trả rồi.

Nam mững rỡ đáp:

- - Có phải một chú đầu trọc, người thấp thấp, xăm kín tay mua cho cháu không ạ..?

Người giao hàng mỉm cười gật đầu, Nam ký nhận xong nó vác cả cái xe chạy vào gọi to:

- - Bà ơi, bà ơi….ra xem cháu có gì này..

Bà ngoại tưởng có chuyện gì chạy vội ra hỏi:

- - Làm sao đấy, có chuyện gì à…?

Ra đến sân bà ngoại thấy chiếc xe đạp mới tinh, sáng loáng thì vội hỏi:

- - Xe ở đâu đây, ai mua cho mà lại có thế…?

Nam cười:

- - Chú Đại mua rồi gửi cho cháu bà ạ...Xe đẹp quá bà nhỉ..?

Bà ngoại chạy ra sờ sờ cái xe rồi tấm tắc khen, bà xuýt xoa:

- - Xe đẹp thế, ban nãy về đã mang bao nhiêu quần áo với đồ ăn, rồi cả thuốc bổ cho bà rồi. Sớm bà đã bảo bà không nhận mà chú với mày cứ mang về. Giờ lại còn mua cả xe đạp mới cho cháu nữa, xe đẹp thế này chắc đắt lắm...Đúng thật là, bảo không nhận tiền thì lại mua đồ còn nhiều hơn cả tiền thế này…

Nam nhìn bà hỏi:

- - Cháu bỏ ra đi thử bà nhé…


Advertisement / Quảng cáo
Bà ngoại gật đầu:

- - Ừ, chú mua cho thì nhớ giữ gìn cẩn thận. Người đâu mà tốt thế...Bảo ở lại ăn cơm thì đi luôn. Chắc là lại sợ bà không nhận rồi mắng đây mà. Bố mày đúng là có phúc mới quen được chú ấy.

Nam dắt xe lên đường đạp thử một vòng, xe mới chạy bon hơn hẳn. Nó chợt nhớ lại ngày xưa khi mới được bố đón về bố nó cũng mua cho nó một chiếc xe đạp. Nhưng khi bỏ nhà đó đi nó không cần chiếc xe đó. Đạp chiếc xe cũ đi học mấy tháng nay nó luôn ước mơ có một chiếc xe đạp tốt hơn nhưng không bao giờ dám nói. Vậy mà hôm nay không ngờ ước mơ của nó đã thành sự thật, nó có một ông chú quá ngầu về tất cả.

Nhưng đúng là trong cái rủi có cái may, mà trong cái may lại có cái tai bay vạ gió. Xe mới đạp xung quá hay sao mà khi về nhà nó thò vào túi kiểm tra thì bay đâu mất một tờ 500k. Trời nhá nhem tối nó lại quay xe đi tìm nhưng tiền rơi mấy ai tìm được. Mải vui với cái xe mà bay mất cả một gia tài, nó tiếc đến ngẩn cả người. Lần này cảm giác của nó khác hẳn với lần mất tiền lần trước. Lần trước là do mụ Hường lấy của nó, lần này tự tay nó đánh rơi nên nó tiếc hơn gấp nhiều lần. Bà ngoại thấy mặt nó đần đần thì hỏi:

- - Lại làm sao đấy, mặt mũi trông buồn thế kia.

Nó muốn nói với bà là nó làm rơi 500k lắm nhưng làm sao nó dám kể. Nó mà kể ra vừa bị bà mắng mà bà có khi lại tiếc cùng nữa thì còn khổ hơn. Nó vội đánh trống lảng:

- - Xe này mai mà di học chắc ai cũng phải nhìn bà nhỉ..?

Bà ngoại cười:

- - Bố anh, tôi lại tưởng anh lám mất sổ gạo..Xe thì đẹp quá rồi. Soạn sách vở chưa mai còn đi học. Cả ngày hôm nay đi chơi công viên, đi ăn có thấy học hành gì đâu.

Bà ngoại nói thế thôi nhưng thấy cháu đi chơi với chú Đại về kể đủ thứ với ánh mắt hào hứng bà cũng vui lắm. Bao năm nay mới thấy nó được vui vẻ, hồn nhiên như vậy. Trong thâm tâm bà cảm ơn chú Đại rất nhiều.

Về phần Nam, cả đêm đó nó mất ngủ vì tiếc của...Sáng hôm sau nó đi con “ xế” hộp đến trường trong ánh nhìn trầm trồ của chúng bạn. Nó không hề biết rằng cái xe nó đang đi là mẫu xe đạp mới nhất nhập khẩu bên nước ngoài có giá hàng chục triệu đồng một chiếc. Nếu bà ngoại với nó mà biết giá trị thật của chiếc xe chắc ngã ngửa ra mất, mà có khi nó cũng chẳng dám đạp đi đâu vì sợ mất.

Nhưng có một sự thật là từ khi đó đi chiếc xe đạp xịn nhất trường đó thì bạn bè cũng tranh nhau hỏi xe xịn thế, mua ở đâu mà đẹp vậy, đắt lắm nhỉ…? Bỗng nhiên nó được quan tâm hơn hẳn, tất nhiên rồi làm gì có thằng nào con nhà nghèo mà đi xe đạp chục triệu. Thấy bạn bè hỏi han nhiều nó cũng ngại, nó tìm cách lảng tránh không muốn trả lời. Người nó muốn khoe là cô bạn ngồi ngay bên trên nó thì dường như lại chẳng tỏ vẻ gì quan tâm đến cái xe mới của nó cả. Bỗng nhiên Trang lại bơ nó một cách lạ thường, nó cũng không hiểu vì sao. Tan học nó chủ động đạp theo sau Trang, đến đoạn đường vắng nó tiến đến gần rồi hỏi một câu vô duyên đến kinh người:

- - Sao đạp chậm thế…

Có lẽ nó muốn mở lời chào một cách thân thiện hơn nhưng nó nào đâu phải người giỏi nói, Trang quay lại lườm nó rồi đáp:

- - Xe tôi cũ tất nhiên làm sao đạp nhanh bằng xe mới của cậu..?

Nam cứng họng không biết nói tiếp làm sao thì Trang hỏi:

- - Mà có chuyện gì không..?

Nam thật thà, ấp úng nói:

- - Tớ..tớ muốn khoe là tớ có xe mới rồi…

Trang đáp:

- - Ừ thì cả lớp biết rồi đấy thôi..

Nam như gà mắc tóc:

- - Không..không ý tớ không phải là thế...Ý tớ là có xe mới rồi tớ..đón cậu...đi học được không..?

Nói xong câu đó mà nó ngượng chín cả mặt, Trang quay lại nhìn nó ngạc nhiên rồi trả lời:

- - Nhớ đấy nhé….

Trang đạp vội đi bỏ mặc Nam đang ngây người tại chỗ, có lẽ phải một lúc sau nó mới hiểu ra rồi cố đạp đuổi theo Trang như để xác nhận lại câu trả lời.

Vậy là Nam đã tìm thấy được niềm vui của mình, có lẽ nó đã suy nghĩ nếu cuộc sống cứ êm đềm mãi như thế này thì tốt. Nó không còn phải lo lắng sợ em gái bị đối xử tệ bạc nữa, quả thật như vậy, trong khi Nam đang tận hưởng những niềm vui đầu tiên trong đời thì ở nhà bố nó bé Hạnh cũng được mụ Hường đối xử rất tốt. Cả tháng nay không thấy Nam xuất hiện mụ cũng đã yên tâm phần nào. Càng ngày ông Tuấn càng yêu mụ, mụ cũng cố gắng đáp trả lại tình cảm đó bằng cách chăm sóc bé Hạnh tốt hơn. Ngày nào “mẹ” Hường cũng dậy sớm đi chợ mua đồ ăn sáng cho cả cái Thư lẫn bé Hạnh.

Con bé Hạnh lười ăn còn được “mẹ” nịnh nọt, dỗ dành ăn hết cho bằng được...Thời gian đó cũng là thời điểm cuối năm, giáp tết. Ông Tuấn công việc bộn bề ít khi ở nhà, còn ba mẹ con “mẹ” Hường lúc nào cũng lo cho Hạnh ăn uống đầy đủ, không những thế mỗi lần nói chuyện với ông Tuấn mụ đều nói Hạnh quá gầy cần phải tẩm bổ nhiều hơn. Mụ chiều Hạnh lắm, ngoài ăn sáng ăn trưa ăn tối ra hôm nào Hạnh với Thư cũng được ăn thêm bữa phụ. Nhìn con ngày càng khỏe mạnh lại được vợ hai nhiệt tình chăm sóc ông Tuấn cũng yên tâm hơn nhiều, dần dần ông giao hết mọi việc lại cho vợ.

Cho đến một hôm, khi ông đang trên đường về thì mụ Hường gọi điện khóc lóc:

- - Anh ơi hai đứa ở nhà e vừa cho uống sữa chẳng hiểu sao lại nôn thốc nôn tháo. Em đang cho hai con vào bệnh viện, anh về ngay đi nhé...
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

Re: Dì Ghẻ - Trường Lê

Postby tuvi » 20 May 2020

Chương 29: Con mụ độc ác..

Ông Tuấn hoảng hốt hỏi vợ:

- - Cả hai đứa đều bị thế sao, cô ở nhà cho chúng nó ăn uống kiểu gì vậy..? Đang ở bệnh viện nào tôi vào luôn..

Mụ Hường khóc lóc lo sợ các kiểu, sau khi biết được bệnh viện ông Tuấn lái xe nhanh nhất có thể để về xem con thế nào. Đến nơi ông Tuấn hớt hải chạy vào, thấy mụ Hường đang ngồi ở ghế đợi phòng cấp cứu ông Tuấn hỏi:

- - Các con làm sao rồi, tại sao lại đau bụng nôn mửa, hay cô lại cho chúng nó ăn cái gì để lâu..

Mụ Hường rối rít phân trần:

- - Không, em cho các con ăn toàn đồ ngon, đồ mới thôi...Nãy ăn cơm tối xong như mọi ngày em đều pha sữa cho hai đứa nó uống..Cái Thư uống xong kêu đau bụng đi ngoài, cái Hạnh thì nó ở trên phòng nằm, em mang sữa lên thấy con bé có vẻ mệt. Lát sau thấy nó nôn ọe em chạy lên thì cái Thư bên dưới cũng thế. Sợ chúng nó bị ngộ độc thức ăn nên em gọi xe taxi đi bệnh viện luôn..Cái Thư vừa xong bác sỹ bảo nó bị trúng thực giờ đang nằm trong phòng...còn cái Hạnh..

Ông Tuấn như người điên dại:

- - Cái Hạnh làm sao, con nó bây giờ thế nào…?

Mụ Hường nói:

- - Vẫn đang trong phòng cấp cứu…Chưa thấy bác sỹ ra….

Ông Tuấn đờ đẫn hết người, một lúc sau bác sỹ đi ra hỏi:

- - Ai là người nhà bệnh nhân cháu Nguyễn Thị Hạnh …?

Bố Nam với mụ Hường vội đứng bật dậy nói:

- - Dạ..dạ là tôi ạ...bác sỹ ơi con tôi bị làm sao vậy ạ..?

Bác sỹ nói:

- - Cháu hiện giờ cơ thể còn hơi yếu, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng phải chú ý đến chế độ ăn uống của cháu kẻo khó mà phát triển được. Theo thăm khám ban đầu thì cháu thừa vitamin A, biểu hiện của cháu thể hiện rất rõ ra bên ngoài như bị vàng da, nôn ọe, lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi. Nếu không chú ý cho cháu ăn uống đúng cách sau này xương khó mà phát triển được.

Bố Nam hỏi tiếp:

- - Vậy cháu có phải bị ngộ độc thức ăn không ạ..?

Bác sỹ nói:

- - Không phải, tôi vừa nói rồi đây, do cháu bị thừa chất. Các ông bố bà mẹ chăm con cứ nghĩ cho con ăn nhiều cái này cái kia là tốt nhưng thực ra không phải. Những đồ ăn nhiều chất dinh dưỡng quá nếu để cho con trẻ ăn liên tục, ăn thường xuyên sẽ gây hại cho bản thân cháu bé. Vì hệ tiêu hóa của các cháu dưới 10 tuổi còn chưa phát triển hết. Ép ăn là không được đâu, có trường hợp mẹ cho con ăn nhiều quá dẫn đến tử vong rồi đấy. Chờ cháu hồi sức rồi tôi sẽ kê đơn thuốc. Quan trọng là anh chị phải xem những ngày qua cháu ăn nhiều món gì thì phải thôi không cho cháu ăn nữa…?

Ông Tuấn quay sang hỏi mụ Hường:

- - Dạo này tôi bận đi suốt, ở nhà cô cho nó ăn cái gì mà nó lại bị như thế hả..?

Bác sỹ không biết Hạnh là con riêng của ông Tuấn nên vội can:

- - ́y, anh đừng nóng, nhiều bà mẹ thương con nên không chú ý điều này.

Bố Nam không muốn mất mặt nên thôi, mụ Hường được đà thanh minh:

- - Anh hỏi con xem em toàn cho con ăn gà tần, đồ bổ, em chẳng nói với anh là tại con nó gầy quá nên phải tẩm bổ à..? Giờ anh lại còn nghi ngờ em, cả hai đứa đều ăn như nhau chứ em đâu có làm gì đâu. Em như thế vẫn chưa phải với bố con anh à..? Ai biết đâu được lại xảy ra thế này…

Nói xong mụ ôm mặt khóc tu tu….Bố Nam thấy mình cũng hơi quá đáng, có lẽ vì lo cho con nên ông nghĩ oan cho vợ. Bác sỹ cũng nói không phải ngộ độc hay có gì bất thường, chỉ là con bé thừa chất...Cũng không trách vợ được bố Nam lại dỗ dành rồi xin lỗi mụ.

Cùng lúc đó chú Đại cũng chạy đến với bộ mặt lo lắng, nhìn thấy bố Nam chú hỏi:

- - Cháu sao rồi hả anh...Bác sỹ bảo nguyên nhân là do đâu vậy..?

Vừa nói chú vừa nhìn sang mụ Hường bằng ánh mắt điên cuồng, bố Nam vội giải thích:

- - Cho ăn nhiều thứ quá cũng khổ chú ạ, bác sỹ bảo thừa vitamin gì ấy nên cháu nó bị nôn ọe. Đợt rồi chị mày cũng bảo anh phải tẩm bổ cho cháu vì con bé gầy quá đâm ra cho ăn toàn đồ bổ, bác sỹ nói trẻ con ăn nhiều không tốt. Mà sao chú lại về, anh bảo chú ở trên đó xem mọi người làm ăn thế nào mà..?

Chú Đại gắt:

- - Con bé vào viện không rõ nguyên nhân làm sao mà anh còn bảo em ở trên kia. Nó mà có mệnh hệ gì em không để yên đâu...Bổ thật không hay lại có gì trong đó..Còn nhiều cái em chưa muốn nói vì thấy gần đây con bé cũng quấn anh với chị. Em là em nhịn lắm rồi đấy…

Bố Nam quát:

- - Chú làm sao đấy, anh cũng lo như chú ban nãy còn định đánh vợ nhưng chính bác sỹ người ta bảo con mình như thế, có ai đầu độc hay làm hại gì đâu. Chú đừng cả giận mất khôn, vợ anh thì anh phải biết chứ.

Mụ Hường thấy thế bù lu bù loa lên:

- - Chú Đại này, tôi biết trước giờ chú không ưa gì tôi, nhưng con tôi cũng như con anh Tuấn,,mà con anh Tuấn cũng như con tôi. Tôi chăm lo cho nó hết mực, con tôi tôi còn không chăm bằng nó. Chú có ghét tôi cũng đừng đổ oan cho tôi, không tin chú đi hỏi bác sỹ xem tôi với anh chú nói có đúng không..? Chú đợi cháu Hạnh tỉnh dậy hỏi xem tôi có cho cháu nó ăn gì ôi thiu hay bẩn thỉu không..? Còn cái gì nó đúng thì thôi..

Chú Đại cũng không có bằng chứng gì chứng minh là mụ Hường hại con bé, chú Đại tức tối bỏ đi hỏi bác sỹ trong lúc đợi con bé khỏe trở lại. Tất nhiên câu trả lời của bác sỹ cũng giống như đã nói với bố Nam. Sau khi đón Hạnh về nhà, chú Đại ở lại mấy hôm chăm sóc con bé, sáng nào chú Đại cũng chở Hạnh đi ăn sáng, một hôm hai chú cháu vào một quán bên vìa hè, chú Đại hỏi Hạnh:

- - Cháu ăn gì..? Cháo nhé…?

Hạnh gật đầu, chú Đại gọi cho Hạnh một bát cháo gà, còn mình thì chú Đại gọi trước hai quả trứng vịt lộn. Lúc bà chủ mang trứng vịt lộn ra thì cháo chưa xong, chú Đại đập trứng rồi xúc một thìa nhỏ:

- - A..A nào, chú đút cho ăn một miếng trước rồi cháo gà đến bây giờ..

Ai ngờ vừa nhìn thấy quả trứng bé Hạnh sợ xanh mặt, nó đưa tay chối đây đẩy không dám ăn. Chú Đại nghĩ chắc nó thấy trứng vịt lộn thì sợ như mấy thằng mũi lõ nên cười:

- - Sao sợ à, ăn ngon cực...Sợ thì để chú ăn..

Bé Hạnh nói:

- - Không phải, ngày nào mẹ Hường cũng bắt cháu ăn nên giờ sợ lắm…

Chú Đại nhớ lại mấy hôm trước bác sỹ bảo do con bé ăn nhiều chất nên thừa vitamin, nhưng ăn gì thì mẹ nó bảo gà tần với đồ bổ. Chú Đại vội hỏi:

- - Ngày nào cũng ăn hả..? Một ngày mẹ bắt cháu ăn bao nhiêu quả..?

Con bé nhìn nhìn vào tay rồi giơ lên 4 ngón,:

- - Cháu không ăn là mẹ không vui đâu..

Giờ thì chú Đại đã hiểu vì sao con bé lại sợ trứng vịt lộn như vậy, rõ ràng việc bắt một đứa trẻ con một ngày ăn 4 quả trứng vịt lộn trong một thời gian dài là không bình thường. Cháo gà đã được bê ra, chú Đại thổi cho nguội rồi để bé Hạnh ăn còn mình chú Đại mở điện thoại lên mạng gõ thử tác hại của việc ăn nhiều trứng vịt lộn..

Kết quả khiến chú Đại hoảng hồn vì triệu trứng của việc ăn quá nhiều trứng vịt lộn với trẻ em y hệt như bệnh tình của Hạnh hôm nọ. Kéo xuống chú Đại còn giật mình khi có một bài báo khá lâu nói về việc mẹ giết con bằng cách cho ăn mỗi ngày ba quả trứng vịt lộn. Tuy nhiên bài báo đó không có tính xác thực. Mặc dù vậy việc mụ Hường ép Hạnh một ngày ăn 4 quả chắc chắn là mụ muốn hại con bé.

Quá căm phẫn, chú Đại lập tức chở bé Hạnh về nhà, vào nhà thấy ông Tuấn và mụ Hường đang ngồi ở phòng khách uống cà phê. Chú Đại dẫn con bé lên phòng rồi đi xuống phòng khách, cố bình tĩnh chú Đại ngồi xuống nói:

- - Anh Tuấn, anh phải đuổi con đàn bà này ra khỏi nhà ngay...Nếu không có ngày con anh sẽ bị giết chết đấy.

Bố Nam ngơ ngác không hiểu chuyện gì, ông chưa kịp hiểu thì chú Đại cầm cái cốc đứng lên đập thẳng vào đầu mụ Hường thì bố Nam đưa tay ra đỡ. Mảnh cốc vỡ tung cắm vào tay ông Tuấn làm máu chảy ra thành dòng, ông Tuấn gầm lên:

- - Mày bị điên hả Đại….Sao mày lại làm thế…

Mụ Hường sợ hãi chạy vội vào trong phòng chốt cửa lại không dám nói câu gì..Chú đại đuổi theo định phá cửa thì bị ông Tuấn kéo lại, vì chú Đại khi đó đã mất bình tĩnh nên ông Tuấn đã quật chú Đại ra sàn nhà rồi đấm chú Đại liên tục. Nếu so về đánh nhau thì một người nhỏ con như chú Đại không thể đánh lại được ông Tuấn. Chú Đại gào lên:

- - Buông em ra, em phải giết con chó cái độc địa đó.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,298
Posts: 96657
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Lien 53

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 29 guests