Bóng Người Dưới Trăng - Nguyễn Ngọc Ngạn

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Bóng Người Dưới Trăng - Nguyễn Ngọc Ngạn

Postby tuvi » 06 May 2020

Chương 15

Về đến nhà, bước vào sân, ông đã nghe tiếng khóc nức nở của bà vợ lớn làm ông giật mình tự hỏi chuyện gì nữa đây? Cả mấy tháng nay hồn con gái ông an nghỉ bên kia thế giới. Sao bây giờ mẹ cái Khuê lại khóc là thế nào? Ông bước nhanh lên hiên và gọi lớn:

- Chúng mày đâu cả rồi? Thằng Sử đâu?

Từ trong dãy nhà ngang, Sử tất tả chạy ra cúi đầu chào:

- Bẩm ông mới về ạ?

Rồi từ trong bếp, từ vườn sau, hai người đàn bà giúp việc cũng bước nhanh về và kính cẩn nói:

- Ông mới về ạ!

Tiếng khóc trong buồng vẩn vọng ra, ông Chánh hỏi:

Bà mày làm sao thế?

Hai người đàn bà đưa mắt nhìn Sử, anh nhìn laị chị bếp, chị bếp nói:

- Bẩm ông, cô Cúc đi mất từ chiều hôm qua đến giờ. Tối cũng ko về ngủ, chúng con bổ đi tìm khắp nơi mà ko thấy, hỏi thăm chả ai biết là cô ấy đi đâu ạ.

Ông đứng lặng người đứng nghe, ngày trước Khuê đã lầm lỡ chửa hoang đến nổi mang họa, chả lẽ bây giờ lại đến lượt Cúc bỏ nhà theo trai? Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, ko lẽ nhà ông đến nỗi mạt vận sao? Ông thốt nhớ đến lời tiên đoán của thầy địa lý mà rùn mình. Ông hỏi lại người làm:

- Thế đã đi tìm kỹ chưa? Hỏi thăm những chổ nào rồi?

Chị bếp đáp:

- Bẩm ông tối hôm qua chúng con chia nhau đi tất cả mọi nhà quen, bây giờ lại sắp sửa đi nữa đấy ạ.

Ông Chánh chợt nhớ đến caíc hết của Thủ nên hỏi Sử:

- Mày có chạy ra ngoài kho rơm chưa?

Chị bếp đáp thay Sử:

- Bẩm làm gì còn kho ơm ạ? Cháy sạch còn nền đất, con có đi qua, chả thấy gì cả.

Bà Chánh từ trong buồng vừa bước ra vừa lau nước mắt, bà cắt ngang:

- Thôi, đứng đây mà bàn tán được cái gì? Chia nhau đi tìm đi.

Ông Chánh ngẩm nghĩ rồi bảo:

- Thế tối hôm qua nó có ăn cơm nhà ko?

Bà Chánh lắc đầu thảm nảo:

- Hôm qua tôi ở bên nhà phó Thông về, cứ ngỡ là nó nằm trong buồng. Đến khi dọn cơm, gọi nó ra ăn thì mới biết là nó ko có ở nhà. Chờ mõi mắt mà ko thấy nó về, nó đi biệt luôn tới bây giờ.

Sử và hai chị người làm đi nhanh ra cổng, vừa đi vừa cất tiếng gọi:

- Cô Cúc ơi.....

Còn lại mình bà Chánh với chồng, bà ngồi bệch xuống thềm nhà và khóc nấc lên:

- Đi cả đêm ko về, tôi e là nó cóc huyện chẳng lành rồi ông ơi...

Ông Chánh cũng thở dài ngồi xuống bên vợ và nói để trấn an:

- Bà gần gũi nó, tôi hỏi bà, bà có thấy nó phải lòng thằng nào ko? Tôi sợ nó trốn theo giai, nó phải lòng thằng nào đó thì bà cứ nói. Tôi sẽ thu xếp cho nó.

Bà Chánh gắt:

- Nó thì có quen ai bao giờ? Suốt ngày cứ ru rú ở trong nhà.

- Thì bà với tôi có bao giờ ngờ con Khuê mê thằng Thủ? Cái gương tày trời còn sờ sờ ra đấy.

Bà Chánh chán nản bỏ vào buồng nằm khóc. Khóc một lúc bà ngồi dậy lau mặt, vấn khăn và lấy nón ra đường đi tìm Cúc vì thấy cứ nằm khóc cũng chả ích gì

Buổi tối ba người làm và bà Chánh lần lượt trở về mang theo bộ mặt thất vọng. Mọi người tập trung trong dãy nhà ngang. Ông Chánh bảo:

- Con Cúc nó đi đâu cũng phải đi ngang qua sân, thế chúng mày mù cả hay sao mà ko nom thấy?

Chị bếp khúm núm đáp thay cả bọn:

- Dạ bẩm, chúng con đều lo công việc trong bếp nên ko có để ý ạ.

Ông Chánh càu nhàu chửi bâng quơ một lúc rồi vô buồng, ông ngồi vào bàn, kéo cái điếu thuốc lào lại trước mặt rồi mở hộp thuốc lào rê một điếu. Toan bật diêm thì ông nhận ra lọ thuốc độc ông bỏ quên trên cái kệ gỗ dựng sát với đống rượu. Đúng ra cái thứ ấy phải luôn luôn giấu trong tủ, nhưng có lẽ hôm ấy ông lấy ra để hăm dọa bà Chánh và Khuê rồi ông quên cất ở chỗ cũ.

Ông nhớ lời thầy địa lý bảo ông:

- Các thầy thuốc bên Tàu thì giỏi về thuốc bổ mà còn giỏi về thuốc độc, là tại vì thời xưa vua chúa lúc nào cũng cần thuốc độc để giết những người trái ý mình. Thành ra các thầy Tàu chế ra những loại thuốc cực mạnh, chỉ uống vào vài giọt là ko sống được nữa.

Lọ thuốc của ông thầy bánc ho ông Chánh ko có nhãn hiệu nhưng được dán mảnh giấy trắng và được đánh dấu bằng chứ X thật lớn để nhớ. Ông Chánh đứng dậy cầm chai thuốc độc bỏ vào tủ khóa lại cẩn thận rồi ông trở lại bàn châm lửa, rít hơi thuốc dài.

Bà Chánh bỏ cả bửa cơm tối hôm ấy, mấy lần bà đứng trước bàn thờ khấn vái rồi vào buồng con gái nằm trằn trọc suốt đêm, ông Chánh cũng ko ngủ được. Nằm một mình ông vừa nghỉ đến Cúc vừa rờn rợn nhớ lại cái lần Khuê hiện về ngay trong căn buồng ông đang nằm. Ông mon men sang nằm chung với vợ nhưng bà Chánh dứt khoát đuổi ông ra ngoài:

- Ông muốn nằm đây thì tôi sang buồng bên kia tôi nghỉ

Ông lủi thủi quay ra và tự nhiên giận ứ lên tới cổ vì cả hai đứa con gái đều ngu muội, làm bại hoại gia phong.

Sáng hôm sau chị bếp dậy sớm như thường lệ. Trời còn nhá nhem tối, chị ra giếng kéo nước nấu trà lá sen cho ông Chánh để lát nữa ông dậy thì có sẳn. Lúc thả cái gào xuống. Chị bếp giật mình thấy cái gào chạm phải vật gì trên mặt nước. Nghe cộp một tiếng khô khan. Chị cúi nhìn xuống nhưng trời còn tối ko trông rõ. Chị đứng sựng một lúc rồi chợt nghĩ ra, hốt hoảng buông rơi cái gào và thét lên, đồng thời bỏ chạy vào dãy nhà ngang. Chị run lập cập, nói ko ra hơi:

- Anh Sử ơi, ối giời ơi anh Sử ơi, anh Sử ơi...

Sử đang ngồi hút thuốc lào tái mặt ngồi lại:

- Cái gì thế? Cái gì mà chị cuống lên thế?

Chị bếp vừa thở, vừa kéo cánh tay Sử:

- Anh...làm ơn ra xem hộ tôi cái gì...dưới giếng..Trời tối quá tôi nom ko rõ.

Sử lấy lại bình tỉnh cười khẩy:

- Trời tối chị ko nom rõ thì làm sao tôi nom rõ được. Mắt chị còn tinh hơn tôi mà.

Nói xong câu ấy, Sử tưởng chị bếp sẽ cười theo câu khôi hài của anh, nhưng rõ ràng mặt chị vẩn tái mét và hai bàn tay run rẩy lập cập. Sử đặt cái điếu và sực nhớ ra vội đứng bật dậy, anh chạy lao vào bếp, đốt cây đuốc, tẩm dầu hôi rồi cầm ra giếng, anh giơ cây đuốc mở to mắt cúi xuống. Chỉ nhìn thoáng qua, anh đã biết ngay là anh đoán đúng, đó là xác người chết và cái xác ấy dĩ nhiên đã trương sình lên. Sử thừ người chết lặng mấy giây nhìn chị bếp. Chị bếp cũng đã đoán như anh cho nên đã oà lên khóc lớn.

Cúc ko ngã xuống giếng bởi cái giếng có thành gạch xây chung quanh cao cả bục. Người đứng kéo nước ko thể nào lộn cổ xuống được, huống chi cái gào kéo nước nhẹ tênh, chỉ lấy vừa đủ nước để đun một ấm trà. Cho nên ko có sức mạnh để nhào té xuống. Cả Sử và chị bếp đều biết là Cúc tự nhảy xuống tìm cái chết chứ ko phải là tai nạn.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Bóng Người Dưới Trăng - Nguyễn Ngọc Ngạn

Postby tuvi » 06 May 2020

Chương 16

Ông Chánh chợt nhớ đến caíc hết của Thủ nên hỏi Sử:

- Mày có chạy ra ngoài kho rơm chưa?

Chị bếp đáp thay Sử:

- Bẩm làm gì còn kho ơm ạ? Cháy sạch còn nền đất, con có đi qua, chả thấy gì cả.

Bà Chánh từ trong buồng vừa bước ra vừa lau nước mắt, bà cắt ngang:

- Thôi, đứng đây mà bàn tán được cái gì? Chia nhau đi tìm đi.

Ông Chánh ngẩm nghĩ rồi bảo:

- Thế tối hôm qua nó có ăn cơm nhà ko?

Bà Chánh lắc đầu thảm nảo:

- Hôm qua tôi ở bên nhà phó Thông về, cứ ngỡ là nó nằm trong buồng. Đến khi dọn cơm, gọi nó ra ăn thì mới biết là nó ko có ở nhà. Chờ mõi mắt mà ko thấy nó về, nó đi biệt luôn tới bây giờ.

Sử và hai chị người làm đi nhanh ra cổng, vừa đi vừa cất tiếng gọi:

- Cô Cúc ơi.....

Còn lại mình bà Chánh với chồng, bà ngồi bệch xuống thềm nhà và khóc nấc lên:

- Đi cả đêm ko về, tôi e là nó cóc huyện chẳng lành rồi ông ơi...

Ông Chánh cũng thở dài ngồi xuống bên vợ và nói để trấn an:

- Bà gần gũi nó, tôi hỏi bà, bà có thấy nó phải lòng thằng nào ko? Tôi sợ nó trốn theo giai, nó phải lòng thằng nào đó thì bà cứ nói. Tôi sẽ thu xếp cho nó.

Bà Chánh gắt:

- Nó thì có quen ai bao giờ? Suốt ngày cứ ru rú ở trong nhà.

- Thì bà với tôi có bao giờ ngờ con Khuê mê thằng Thủ? Cái gương tày trời còn sờ sờ ra đấy.

Bà Chánh chán nản bỏ vào buồng nằm khóc. Khóc một lúc bà ngồi dậy lau mặt, vấn khăn và lấy nón ra đường đi tìm Cúc vì thấy cứ nằm khóc cũng chả ích gì

Buổi tối ba người làm và bà Chánh lần lượt trở về mang theo bộ mặt thất vọng. Mọi người tập trung trong dãy nhà ngang. Ông Chánh bảo:

- Con Cúc nó đi đâu cũng phải đi ngang qua sân, thế chúng mày mù cả hay sao mà ko nom thấy?

Chị bếp khúm núm đáp thay cả bọn:

- Dạ bẩm, chúng con đều lo công việc trong bếp nên ko có để ý ạ.

Ông Chánh càu nhàu chửi bâng quơ một lúc rồi vô buồng, ông ngồi vào bàn, kéo cái điếu thuốc lào lại trước mặt rồi mở hộp thuốc lào rê một điếu. Toan bật diêm thì ông nhận ra lọ thuốc độc ông bỏ quên trên cái kệ gỗ dựng sát với đống rượu. Đúng ra cái thứ ấy phải luôn luôn giấu trong tủ, nhưng có lẽ hôm ấy ông lấy ra để hăm dọa bà Chánh và Khuê rồi ông quên cất ở chỗ cũ.

Ông nhớ lời thầy địa lý bảo ông:

- Các thầy thuốc bên Tàu thì giỏi về thuốc bổ mà còn giỏi về thuốc độc, là tại vì thời xưa vua chúa lúc nào cũng cần thuốc độc để giết những người trái ý mình. Thành ra các thầy Tàu chế ra những loại thuốc cực mạnh, chỉ uống vào vài giọt là ko sống được nữa.

Lọ thuốc của ông thầy bánc ho ông Chánh ko có nhãn hiệu nhưng được dán mảnh giấy trắng và được đánh dấu bằng chứ X thật lớn để nhớ. Ông Chánh đứng dậy cầm chai thuốc độc bỏ vào tủ khóa lại cẩn thận rồi ông trở lại bàn châm lửa, rít hơi thuốc dài.

Bà Chánh bỏ cả bửa cơm tối hôm ấy, mấy lần bà đứng trước bàn thờ khấn vái rồi vào buồng con gái nằm trằn trọc suốt đêm, ông Chánh cũng ko ngủ được. Nằm một mình ông vừa nghỉ đến Cúc vừa rờn rợn nhớ lại cái lần Khuê hiện về ngay trong căn buồng ông đang nằm. Ông mon men sang nằm chung với vợ nhưng bà Chánh dứt khoát đuổi ông ra ngoài:

- Ông muốn nằm đây thì tôi sang buồng bên kia tôi nghỉ

Ông lủi thủi quay ra và tự nhiên giận ứ lên tới cổ vì cả hai đứa con gái đều ngu muội, làm bại hoại gia phong.

Sáng hôm sau chị bếp dậy sớm như thường lệ. Trời còn nhá nhem tối, chị ra giếng kéo nước nấu trà lá sen cho ông Chánh để lát nữa ông dậy thì có sẳn. Lúc thả cái gào xuống. Chị bếp giật mình thấy cái gào chạm phải vật gì trên mặt nước. Nghe cộp một tiếng khô khan. Chị cúi nhìn xuống nhưng trời còn tối ko trông rõ. Chị đứng sựng một lúc rồi chợt nghĩ ra, hốt hoảng buông rơi cái gào và thét lên, đồng thời bỏ chạy vào dãy nhà ngang. Chị run lập cập, nói ko ra hơi:

- Anh Sử ơi, ối giời ơi anh Sử ơi, anh Sử ơi...

Sử đang ngồi hút thuốc lào tái mặt ngồi lại:

- Cái gì thế? Cái gì mà chị cuống lên thế?

Chị bếp vừa thở, vừa kéo cánh tay Sử:

- Anh...làm ơn ra xem hộ tôi cái gì...dưới giếng..Trời tối quá tôi nom ko rõ.

Sử lấy lại bình tỉnh cười khẩy:

- Trời tối chị ko nom rõ thì làm sao tôi nom rõ được. Mắt chị còn tinh hơn tôi mà.

Nói xong câu ấy, Sử tưởng chị bếp sẽ cười theo câu khôi hài của anh, nhưng rõ ràng mặt chị vẩn tái mét và hai bàn tay run rẩy lập cập. Sử đặt cái điếu và sực nhớ ra vội đứng bật dậy, anh chạy lao vào bếp, đốt cây đuốc, tẩm dầu hôi rồi cầm ra giếng, anh giơ cây đuốc mở to mắt cúi xuống. Chỉ nhìn thoáng qua, anh đã biết ngay là anh đoán đúng, đó là xác người chết và cái xác ấy dĩ nhiên đã trương sình lên. Sử thừ người chết lặng mấy giây nhìn chị bếp. Chị bếp cũng đã đoán như anh cho nên đã oà lên khóc lớn.

Cúc ko ngã xuống giếng bởi cái giếng có thành gạch xây chung quanh cao cả bục. Người đứng kéo nước ko thể nào lộn cổ xuống được, huống chi cái gào kéo nước nhẹ tênh, chỉ lấy vừa đủ nước để đun một ấm trà. Cho nên ko có sức mạnh để nhào té xuống. Cả Sử và chị bếp đều biết là Cúc tự nhảy xuống tìm cái chết chứ ko phải là tai nạn.

Sử nói với chị bếp:

- Đừng báo cho ông bà biết vội. Để tôi xuống vớt xác lên đã

Chị bếp lắc đầu, lững thửng đi vào nhà tức tưởi khóc lớn:

- Bà ơi...ông ơi...khổ thân cho ông bà quá...cô Cúc chết rồi...

Từ trong buồng, bà Chánh chạy lao ra, tóc chưa kịp vấn, bà kêu hãi hùng:

- Cái gì? Mày nói cái gì?

Chị bếp quay đầu chỉ tay ra bờ giếng và nức nở tiếp:

- Cô Cúc...cô Cúc...chết đuối...ở dưới giếng...bà ơi...chết lâu rồi...

Bà Chánh chỉ kịp nghe có bấy nhiêu đã ngã lăn ra nền gạch và ko biết gì nữa. Chị bếp ngồi xuống bên cạnh, tiếp tục kêu gào trong khi Sử quả quyết lấy dây thừng thòng xuống giếng để leo xuống vớt cô chủ lên. Ở buồng bên cạnh, ông Chánh nghe ồn ào cũng chạy nhanh ra, khi ông tới gần chị bếp ngẩng lên sục sùi kể:

- Ông ơi....cô Cúc tử tử rồi...chết dưới giếng từ hôm qua rồi...

Ông Chánh buộc miệng kêu lên:

- Ối Giời ơi, Giời hại nhà này rồi.

Ông nhìn vợ nằm bất động trên nền xi măng, nháo nhác chạy lao ra bờ giếng, mặt trắng bệch, hơi thở dồn dập. Sử vừa cột xong sợi dây thừng vào khúc cây khế bên cạnh và bắt đầu leo xuống. Ông Chánh quay sang nhìn phía cây mít, nơi hai đứa con ông thường ngồi chơi. Bây giờ cả hai đều đã về bên kia thế giới. Khá lâu, ông mới ngoái cổ lại chị bếp:

- Mày đỡ bà mày vào trong buồng, lấy lá trầu ong hơ lửa đánh gió cho bà mày tỉnh lại
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Bóng Người Dưới Trăng - Nguyễn Ngọc Ngạn

Postby tuvi » 06 May 2020

Chương 17

Ông cố ý nhìn xuống lòng giếng rồi ngẩn ngơ thả bộ sân trước và ngồi phịch xuống thềm. Mặt trời vừa ló lên khỏi ngọn tre, chiếu những tia nắng đầu ngày trên khoảng sân gạch rộng thênh thang trước mặt ông. Tiếng chim hót rộn rã đón chào bình minh vang lên bên ông nhưng ông ko nghe thấy gì cả, chỉ có tiếng khóc tắt nghẹn của chị bếp lâu lâu nức lên từ trong buồng vọng ra như muốn nhắc ông cái ngày tàn của gia đình ông đúng như thầy địa lý đã tiên đoán.

- Bà ơi...bà tỉnh dậy bà ơi...cô Khuê ơi...cô Cúc ơi....bà thương hai cô hết lòng...mà sao hai cô nở rủ nhau mà đi...Giời xanh thăm thẳm sao nỡ đày đọa bà tôi như thế này....bà ơi...bà tỉnh dậy bà ơi....

Chị bếp vừa đánh gió vừa kể lể. Ở với bà Chánh đã bao nhiêu năm, lần đầu tiên chị rùn mình chứng kiến cảnh tan tóc xảy ra dồn dập như dấu hiệu suy tàn của một gia đình vừa bước vào thời kỳ xuống dốc. Chị bếp tự dặn lòng là từ nay lúc nào cũng theo sát bên bà Chánh vì có thể bà sẽ tự tử chết theo hai con.

Từ sau cái chết của Cúc, bà Chánh hoàn toàn ko còn là người bình thường nữa. Bà khóc cười điên loạn, đi thơ thẩn, nói lảm nhảm một mình. Gặp người quen bà ko nhận ra và chính họ đôi khi cũng ko nhận ra bà. Dù đêm sáng trăng hay đêm tối trời, bà đều lần theo con đường quen thuộc ra tận nghĩa trang, ngồi bên mộ hai con chôn kế nhau. Tuy tâm thần bấn loạn nhưng bà vẫn có một định kiến trong đầu rằng chính chồng bà là thủ phạm gây nên mọi thảm cảnh trong gia đình ngày nay khởi đầu từ cái chết của Khuê.

Nông dân đi làm về sớm có khi bắt gặp bà Chánh nằm ngủ ngay tại nghĩa địa, áo quần rũ rượi và đầu tóc ướt đẩm hơi sương. Nhiều hôm Sử và chị bếp phải chạy ra đưa bà về. Dân làng thường nghe bà lập đi lập lại một câu:

- Con ơi con, bố giết con chứ ko phải mẹ đâu. Con đừng oán mẹ con nhé, Khuê ơi Cúc ơi sao các con đi vội thế? ha ha...Ko chờ mẹ đi cùng vậy con.

Ai gặp bà cũng mủi lòng lắc đầu rơi lệ. Bà Lý Trưởng tình cờ thấy bà Chánh lang thang ngoài chợ, chạy lại ôm lấy hai vai và kêu lên:

- Bà Tổng ơi, sao mà ra nông nổi này? Khổ thân bà quá.

Rồi bà Lý cấp tốc đi tìm thầy thuốc cho bà Chánh, họ thông cảm hoàn cảnh của bà hay nói đúng hơn là hoàn cảnh của những người đàn bà lấy chồng chung như bà. Ông Chánh từ khi lấy vợ thứ hai rồi thứ ba, có mấy khi về với bà đâu. Niềm vui của bà chỉ là hai đứa con, thế mà nay cả hai đứa đều chết tức tưởi, coi như tước đi cái lẽ sống của bà. Bà chưa tự vận là còn may đấy.

Về phần ông Chánh sau khi chôn Cúc, ông ra lệnh lấp bỏ ngay cái giếng vì ông sẽ cứ lẩn khuất như Khuê ở căn nhà kho. Chẳng những lấp, ông còn bắt sửa san bằng và lấy xi măng tráng lên, xóa hết dấu tích ngày trước. Thấy vợ mất trí, ông bảo chị bếp tìm thầy lang đến bắt mạch và hốt thuốc. Ông nói cho có lệ thôi chứ ông sang ở hẳn bên bà vợ thứ ba bởi cái nhà đồ sộ này đối với ông bây giờ là nơi ẩn náu của hồn ma hai đứa con, ông ko muốn nhắc đến nữa.

Sang sống với bà ba, ông vẫn tiến hành chuẩn bị bữa đại tiệc khánh thành căn nhà mơi, ông sẽ dọn ra đó an hưởng tuổi già bên người vợ thua ông hơn hai mươi tuổi. Nhà có ba người giúp việc lâu năm là Sử, Nụ và Toán. Sử lo những công việc nặng và canh trộm, Nụ là chị bếp còn Toán là người giặt giũ và làm vườn. Ông Chánh để lại hai người hầu hạ cho bà Chánh, còn Toán thì sang hầu hạ cho bà thứ ba. Toán ngần ngại thưa với ông:

- Bẩm ông, bà lúc này ốm nặng ạ, đi một bước cũng phải có người theo kèm, ông cho con ở lại, ba đứa chúng con thay phiên săn sóc bà ạ.

Ông Chánh gạt đi:

- Bà mày ốm giả vờ chứ có ốm thật đâu mà canh với giữ. Bà mày giận tao cho nên giỡ trò chứ thầy lang bảo tao là có bệnh gì đâu.

Ba người làm đưa mắt nhìn nhau cố thầm lặng để khỏi phải lên tiếng phản đối. Ở với ông Chánh đã lâu, biết tính ông nghiêm khắc nhưng họ ko ngờ ông nhẫn tâm với bà Chánh như vậy, ông bảo Toán:

- Lấy quần áo đi với tao nhanh lên.

Chị Toán ko dám cãi, chị chạy lên nhà chào bà Chánh đang ngồi nói một mình trên thềm

- Bẩm bà, ông bảo con sang bên kia ở với ông ạ.

Bà Chánh cười:

- Cúc đấy à..Thôi thế con đi bình yên nhá, đến nơi thì con sai người về báo tin cho mẹ biết nhá.

Chị Toán nhìn bà Chánh rơm rớm nước mắt:

Bà..bà ở lại giữ gìn sức khoẻ bà nhá..Hằng ngày con cầu Giời khấn Phật cho bà chóng khỏi bệnh.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Bóng Người Dưới Trăng - Nguyễn Ngọc Ngạn

Postby tuvi » 06 May 2020

Chương 18

Bà Chánh bổng cười lên khanh khách rồi đứng dậy lửng thửng ra vườn sau. Chị Toán thở dài, xách cái túi vải theo ông Chánh về nhà bà ba.

Trời mưa mỗi lúc một lớn hơn, sấm chớp lập loè rền vang như giận dữ. Vừa tới cửa buồng, toan đưa tay đẩy cánh cửa thì ông Chánh bổng rụt lại, giật mình lắng nghe. Trong buồng ngủ của ông thì chẳng có ai, bà Chánh thì đã từ lâu nằm bên buồng ngủ của các con. Tại sao có tiếng vơng đưa kẽo kẹt trong buồng? Ông đứng một lúc rồi hỏi lớn:

- Đứa nào ở trong đấy?

Không có tiếng trả lời, nhưng tiếng vơng bổng dừng hẳn. Ông hồi hộp đẩy cánh cửa từ từ mở hé, tiếng bản lề lâu ngày khan rỉ kêu lên kèn kẹt. Ông bèn đưa mắt nhìn vào, trong bóng tối mờ mờ, cái võng vẩn còn đong đưa chứng tỏ có người vừa nằm trên đó.

Ông chạy nhanh vào góc nhà, chổ dựng cây ô và cây gậy nhưng chân ông vướng phải sợi dây gì làm ông té xấp xuống. Ông luống cuống mò mẩm gở ra. Một tia chớp chói lòa loè tia chớp rực rỡ xuyên qua cửa sổ làm ông nhận ra sợi dây thừng và chiếc vơng cối ở nhà kho cũ: sợi dây mà con ông đã thắt cổ và cái võng mà Thủ đã tự vẩn.

Ông vừa hét vừa vùng vẫy tháo gỡ nhưng mớ dây dường như cố càng quấn chặt lấy chân ông. Ông cố bò ra cửa sổ, miệng kêu lên như tắt nghẹn:

- Sử ơi...Sử ơi lên cứu tao..Sử ơi...Có đứa nào ở dưới nhà ko?...Lên ngay đây....

Nhưng tiếng kêu của ông lẩn trong tiếng mưa rào đập mạnh trên mái ngói và sấm chớp liên hồi ; Ông vẫy vùng một lúc lâu, hai chân mới thoát được mớ dây chằng chịt, ông choàng đứng dậy, ngẩng đầu chạy lao ra ngoài nhưng vừa đến cửa thì cánh cửa vốn nặng chình chịch bị gió thổi mạnh đóng ập lại mà ông luống cuống cạy mãi ko ra.


Ông hốt hoảng quay đầu vào và càng hãi hùng hơn vì chợt nhìn thấy trên thành cửa sổ có hai người con gái mặc đồ trắng toát, ông nhận ra Khuê và Cúc: Tóc thẳng dài ướt đẩm, da mặt tái xanh cùng cất tiếng gọi ông bằng thứ âm thanh sâu thẳm như từ cỏi âm vọng về:

- Bố ơi...về với chúng con...Bố ơi....Về với chúng con....

Ông há mồm, mắt trợn trắng rồi té xuống bất tỉnh nhân sự.

Hôm sau chị bếp chờ mãi ko thấy ông ra ăn sáng mới lên gọi ông dậy. Chị sửng sốt thấy ông nằm cứng đơ trên nền nhà, máu ứa ra từ miệng và hai lỗ mũi, da mặt thì đã biến thành màu đen sạm. Tay phải ông còn cầm chai thuốc độc của ông thầy Tàu đã vơi đi một nữa....

Hết
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Previous

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 14 guests