Đạo Mộ Bút Ký (Nhật Ký Trộm Mộ 8 Quyển) - Nam Phái Tam Thúc

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 20: Nổi lên

Đáy hồ xanh thăm thẳm đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tôi bay cao bay xa, nhưng tôi không thể ngờ mình lại thấy mấy thứ này dưới đó.

Những căn nhà gỗ ấy đã bị trầm tích bao phủ hoàn toàn, rất giống một bộ phận của con thuyền chìm. Dưới ánh sáng này không thể quan sát kĩ càng, nhưng có thể khẳng định trước mắt tôi hẳn là một khu trại cổ của người Dao chìm dưới đáy hồ.

Dưới chân con dốc chìm trong bóng đêm, thấp thoáng những bóng đen nhập nhoạng, nhất định còn có thứ gì đó. Tôi đoán, có lẽ chúng đều là những căn nhà sàn gỗ kiểu này.

Đây là chuyện quái quỷ gì thế? Sao dưới đáy hồ lại có những thứ này? Lẽ nào nơi đây từng xảy ra cơn lũ quét trên diện rộng, kéo sụp dãy núi, bao phủ lên nơi đã từng là thôn làng?

Nhìn tòa cổ lâu màu xanh u ám, đầu óc tôi rối tung, quên hết mọi thứ xung quanh, chỉ biết ngắm nhìn cảnh tượng trước mắt đến ngây ngẩn.

Còn đang ngẩn người, bỗng toàn thân tôi chấn động, bắt đầu nổi lên. Đưa tay kéo sợi thừng trông như cuống rốn, lại phát hiện nó đã đứt rời. Lúc này mới cảm nhận được áp lực nước ập thẳng vào mặt khiến người ta nghẹt thở, rốt cuộc không còn tâm trí đâu mà để tâm đến tình hình trước mắt, ra sức vùng vẫy ngoi lên.

Đó là một thứ cảm giác khiến người ta rất khó diễn tả, có lực nổi giúp sức nên tôi ngoi lên rất nhanh.

Bốn bề tối om, quầng sáng bên trên dần dần rõ nét. Não tôi bắt đầu thiếu oxi, chỉ cảm thấy ánh sáng cứ mờ dần, quả thực giống như đang bơi lên thiên đường.

Cảnh tượng người chết đuối trông thấy vào thời khắc lâm chung, đại khái cũng như thế này chăng!

Trong những giây cuối cùng, oxi trong phổi tôi gần cạn kiệt, đầu óc thoáng chốc trống rỗng, trước mắt chỉ còn một mảng trắng nhờ, sau đó cảm giác cơ mặt mình thả lỏng, ánh sáng xung quanh thu hẹp lại, đồng thời nghe được tiếng nước với những âm thanh nhập nhoạng không rõ ràng, nhìn thấy mặt hồ lấp loáng.

Tôi gần như không còn sức lực hớp ngụm khí đầu tiên, nhịp thở này phải dốc sức lực toàn thân mà bạo phát ra. Đợi cho lá phổi lần thứ hai ngập tràn không khí, tôi suýt nữa đã ngất xỉu. Ôi trời! Sống mấy chục năm, chưa bao giờ tôi cảm thấy hít thở lại là chuyện khoan khoái đến vậy.

Tôi bắt đầu thở hồng hộc, gần như là ngấu nghiến thô bạo từng ngụm không khí, rồi dần dần cũng thong thả trở lại.

Đợi đến khi tỉnh táo hoàn toàn, đưa tay lên nhìn đồng hồ, thì ra từ khi lặn xuống đến lúc trồi lên mới hết hơn một phút, thế mà tôi cảm thấy như đã qua vài giờ. Tình hình dưới đáy nước và quang cảnh tận mắt chứng kiến làm tôi kinh hoàng đến độ cảm giác cũng sai lệch đi.

Thường thì tôi nín thở được lâu hơn, xem ra bể bơi và hồ nước sâu chênh nhau một trời một vực, tôi suy nghĩ quá ngây thơ rồi.

Bàn Tử và chiếc bè còn cách tôi ba mươi mét, có thể vào lần cuối cùng lao lên mặt nước tôi xuất lực không chuẩn, thành ra bị chệch hướng.

Tôi bơi về phía lắn, trở lại bên chiếc bè.

Hắn hỏi tôi, sao cậu trồi lên nhanh dữ?

Tôi muốn đáp trả lời, lại cảm thấy môi trên âm ấm, sờ thử, té ra là chảy máu cam. Kế đó toàn thân nhất là lỗ tai bắt đầu đau, đầu váng mắt hoa, suýt nữa đã tuột tay khỏi cái bè mà chìm xuống nước.

Chợt tôi có cảm giác Bàn Tử đang kéo mình lại, nghe láng máng tiếng hắn nói: “Chết tiệt, cậu trồi lên nhanh quá, vỡ hết mạch máu rồi!”

Cũng may tôi chỉ hoa mắt chóng mặt chút xíu rồi nhanh chóng bình phục. Tôi không phải thợ lặn chuyên nghiệp, xem ra thân thể này quả thực không hợp với môn lặn tự do.

Lại nằm bò lên bè, nhìn máu mũi chảy ròng ròng qua mặt xuống cằm rồi hòa vào nước, tôi không khỏi lo lắng mơ hồ, chẳng biết ruột gan phèo phổi của mình có làm sao không đây?

Bàn Tử đưa tôi cái khăn tay để bịt mũi, rồi hỏi cậu làm sao thế? Sao chưa chi đã nổi lên rồi?

Tôi ngẩng đầu lên cho máu mũi chảy ngược, đồng thời kể lại những điều mình thấy. Hắn nghe đến há hốc mồm, lại còn không tin, bảo chuyện này không thấy tận mắt thì không hiểu rõ được, nóng lòng muốn xuống xem thử. Tôi vội vàng cản hắn lại, bảo bên dưới không nông như kết quá mình đo được đâu, một mình xuống đó nguy hiểm chết bà.

Lúc này lại nghe tiếng nước ào ào, Muộn Du Bình cũng ngoi lên, hít một hơi thật sâu. Nơi hắn nổi lên chỉ cách bè có hơn hai mét, rõ ràng hắn bình tĩnh hơn tôi rất nhiều.

Ngó đồng hồ, hắn lặn lâu hơn tôi chừng một phút.

Hắn ráng sức bơi đến cạnh cái bè, vịn một tay lên đó.

Bàn Tử định hỏi tình hình rsao thì bàn tay còn lại của hắn đã đột ngột cầm một vật quẳng lên bè, lập tức kéo theo bọt nước văng tung tóe vào mặt chúng tôi.

Tôi còn chưa kịp nhìn rõ, Bàn Tử đã hét toáng lên: “Tổ sư! Đây là cái của nợ gì?”

Tiếng hét của Bàn Tử đại khái đã cảnh tỉnh tôi, làm tôi phát sợ, vội vuốt hết nước trên mặt mà nhìn. Tôi linh cảm Muộn Du Bình có thể đã tìm thấy thi thể, cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng thấy một bộ xương trắng ởn.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 21: Quái vật mò được

Bàn Tử rất cẩn thận, dùng lưỡi liềm vén lớp da bò ra. Quả nhiên, bên trong toàn là sợi bông gần như đã mục nát, là phần còn sót lại của một cái chăn đã ngâm nước đến mục rữa. Dùng liềm chọc ngoáy vào trong, chúng tôi nhanh chóng phát hiện ra một vài thứ bên dưới đám sợi bông.

Đáng tiếc tôi đã đoán sai rồi, thứ bị vứt lên bè hình như là xác của một con vật lớn bằng cái balo leo núi, nhìn kỹ một chút lại phát hiện ra xung quanh “xác chết chìm” còn mọc ra một “cục” tay đã thối đen, lại trương phồng vì no nước, tròn vo như một quả cầu, xem ra đã bị ngâm trong nước rất lâu.

Người đã từng thấy những xác lợn xác chó trôi nổi trong lòng hồ sau cơn lũ, nhất định đều biết loại xác này ghê tởm đến nhường nào. Tôi tức thì cảm thấy buồn nôn, vội xoay người đạp chân xuống phóng ra ngoài, cách xa khỏi cái bè kia, trong lòng tự nhủ Muộn Du Bình vớt cái của nợ này lên làm gì không biết?

Tôi bơi ra ngoài được hơn một mét, dùng nước hồ rửa sạch nước xác rữa bắn lên mặt mình, cảm thấy hơi dinh dính. Bàn Tử mở miệng mắng, “Tiểu Ca, chết tiệt! Mẹ kiếp, cậu dám ra tay thật, cái thứ buồn nôn này cậu mò lên làm gì hả!”

Muộn Du Bình lại không thèm để ý, lập tức bò lên trên bè, tay đặt thẳng lên trên cái xác rữa kia, khiến nước ngấm trong xác bị ép ra, chảy từ trên bè xuống mặt hồ.

Sau đó, hắn bắt đầu kéo cái “xúc tu” này ra khỏi xác chết, ném nó vào trong nước.

Ban đầu tôi suýt nữa thì nôn ra, nhưng ngay sau đó liền phát hiện ra có gì đó không ổn, vì không ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc. Sau đó Bàn Tử hình như đã nhận ra điều gì, bèn ngoắc tay ra hiệu cho tôi qua.

Tôi bơi qua đó, thấy cái “xúc tu” mà Muộn Du Bình ném ra vẫn còn trôi lơ lửng quanh bè, tôi nhịn cơn buồn nôn vớt lên nhìn thử thì phát hiện đây không phải xúc tua mà là một thứ rong rêu kỳ lạ nào đó. Tôi lại nhìn kỹ cái “xác chết chìm” màu đen kia, mới biết là mình đã hiểu lầm rồi.

Cái dạ dày lồi lên của “xác chết chìm” này quắt lại, thoạt nhìn không giống xác chết, mà trái lại giống một quả bóng cao su xẹp lép, còn cái xúc tu chính là vật thể kỳ quái trông giống rong rêu.

Tôi đi tới giúp Muộn Du Bình gỡ đám rong rêu bên cạnh cái “xác chết chìm” kia, cuối cùng cũng nhìn rõ vật ấy hóa ra là một cái túi da bò kiểu cũ đã mục nát và chuyển thành màu đen, da bò ngâm nước lâu ngày trở nên trong suốt, lớp vỏ đã mục rữa hết, chỉ còn lại một tầng đáy mỏng manh.

Đây là loại túi lớn trước kia dùng để đựng hành lý to, bên trong có khung sắt, cho nên mới chưa bị mủn ra, bằng không nhất định đã mục nát sạch sẽ rồi.

“Đây là…” Bàn Tử im bặt.

Muộn Du Bình nói: “Ở chỗ tôi lặn xuống có một lớp hàng rào, rất nhiều túi và tạp vật chìm xuống đáy hồ đều mắc trên đó, rải rác trên một khoảng lớn. Tôi thấy có súng trường, túi da và lều, tôi chỉ mò một cái lên thôi.”

Tôi lập tức hiểu ra đây là cái gì, “Đây nhất định là súng và trang bị cùng chìm xuống đáy hồ sau khi bọn họ giết người xong, như câu chuyện lão Bàn Mã kể. Xem ra tôi nói không sai, những thứ này quả nhiên đều bị hiệu ứng siphon hút xuống đáy hồ, chìm xuống mắc lên lớp hàng rào ấy.”

Muộn Du Bình gật đầu, hiển nhiên là đồng ý với cách giải thích của tôi.

“Hàng rào? Con mẹ nó, dưới đáy hồ này có một cái làng thật sao?” Bàn Tử vẫn chưa tin.

Đầu tôi rối như tơ vò, trong lòng tự nhủ, tôi lừa anh làm gì? Nếu không tận mắt nhìn thấy thì tôi cũng không tin nổi.

Cổ trại dưới nước xem ra có quy mô khá lớn, tình cảnh hết sức đặc biệt, cả ngôi làng nằm trọn vẹn trong lòng hồ. Đây thường là một sự hi sinh để tích nước cho công trình thủy lợi cỡ lớn, giống như khi đập Tam Hiệp tích nước đã có rất nhiều thôn xóm nằm dưới mực nước, thậm chí cả danh thắng và di tích cổ đều bị nhấn chìm. Cũng có thể là do động đất dẫn đến lở núi, nước từ trong hồ chảy vào khe núi, nhấn chìm cả thôn, hoặc là nền đất cả thôn sụp xuống do địa chấn, bị chôn vùi dưới đất rồi lại bị nước bao phủ.

Nhưng địa hình nơi này không giống như đã từng xảy ra động đất, cái hồ đá này cũng vô cùng quái đản, dưới đáy hồ rặt những đá vụn, không biết từ đâu mà có.

Mẹ kiếp! Thôn này nhất định có liên quan đến toàn bộ câu chuyện. Đội khảo cổ năm ấy tìm đến bên hồ để vớt khối sắt, mà khối sắt đó hiển nhiên nằm trong cổ trại dưới đáy hồ. Trong đủ thứ nhân tố, rốt cuộc nguyên cớ sâu xa là do đâu? Nơi này rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?

Câu chuyện ẩn sâu dưới làn nước, nhất định vượt quá trí tưởng tượng của tôi.

“Trước tiên đừng động đến những thứ này, mà hãy nhìn xem trong túi có gì cái đã!”

Bàn Tử vội vàng muốn mở túi ra, nhưng túi này rất lớn, mà bè lại nhỏ, ba người chúng tôi cùng dựa vào, không dễ hành động. Hắn vừa táy máy vài cái, vẫn chưa tìm được cách mở túi mà bè hình như lại sắp lật đến nơi.

Lòng tôi rối như tơ vò, không còn tâm trí đâu mà suy xét, bèn ngăn hắn lại: “Đừng nóng vội nhất thời, nhỡ lật bè thì toi, chúng ta lên bờ trước đã.”

“Không được!” Bàn Tử đáp, “Chúng ta không biết bên trong có gì, nếu là xác chết hoặc là vật gì không thể để A Quý nhìn thấy, chẳng lẽ cậu định giết người diệt khẩu à? Chúng ta cứ xem trước ở đây đi.”

Tôi thấy hắn nói cũng đúng, để cho bọn họ biết quá nhiều chuyện chung quy cũng không phải chuyện tốt, bèn bảo hắn nhanh tay lên một chút.

Cái bao vẫn còn hình dạng hoàn chỉnh, tôi gỡ nhẹ lớp da bò mỏng manh mục nát kia thì thấy nó vẫn còn dai lắm, chất lượng sản phẩm quân sự lúc ấy quả thực khiến người ta ngưỡng mộ.

Loại túi này thông thường đều dùng sắt tây làm mép khóa, chúng tôi ngồi trên bè, hết sức cẩn thận lật ngược cái túi, tìm được mép khóa ở mặt sau, lúc lật lại cảm thấy bên trong có gì đó mềm nhũn giống như một cục bông. Loại túi này vốn hay dùng để đựng quần áo hoặc vải vóc, mở ra tuyệt đối đừng là chăn màn, không thì cũng quá nực cười.

Sau khi lật lại, chúng tôi thấy hai bên mép khóa bằng sắt tây đã gỉ đặc, không tài nào mở nổi. Bàn Tử rút liềm ra, rạch thẳng một đường lên túi, lộ ra khung sắt bên trong.

Trước kia tôi từng xem một bộ phim điện ảnh trong nước rất cũ, nói về tiễu phỉ, trong phim cũng có loại túi này, thời bấy giờ chuyên dùng để vứt xác, mở ra chắc chắn là xác bị chặt, tâm lý vẫn hơi bị ám ảnh. Bàn Tử cũng rất cẩn thận dùng lưỡi liềm rạch mở lớp da bò, quả nhiên bên trong là một mớ sợi bông gần như đã mục nát cả, là phần còn sót lại của một cái chăn bị ngâm nước đến mủn. Ra sức thò tay vào khua khoắng, chẳng mấy chốc chúng tôi đã tìm ra một vài đồ vật dưới đáy đám bông ấy. Loay hoay một lúc, Bàn Tử làm như một người khảo cổ, moi hết ra ngoài, toàn là đồ dùng hằng ngày của một phụ nữ.

Sở dĩ tôi có kết luận này, là bởi vì trong đó có ba cái lược. Đàn ông cũng mang lược, nhưng sẽ không thể mang theo những ba cái một lúc, hơn nữa trong đó một cái có răng rất lớn, nhất định là lược dùng cho tóc dài.

Ngoài lược ra, còn có hai cái cặp tóc, một huy hiệu Mao chủ tịch, một khung ảnh gỗ và một lọ kem dưỡng da Bách Tước Linh, ngoài ra còn một hộp lá trà.

Cả hộp kem Bách Tước Linh lẫn hộp trà đều làm bằng sắt, đã gỉ xanh gỉ vàng, nhưng trạng thái dưới đáy hồ khá ổn định, nên có thể thấy gỉ sắt chỉ đến một mức độ nào đó là ngừng.

Tôi cảm thấy hứng thú nhất với khung ảnh gỗ kia, bên trong có ảnh nhưng đã ngấm nước mà mủn ra, chỉ còn lại những mảng màu loang lổ. Những thứ bên trong nhất định đều đã mục nát hết, cho dù không nát, thì từ những mảng màu đó cũng không nhìn ra được hình dạng gì.

Lắc hộp trà lên cũng không nghe thấy tiếng động, hiển nhiên đã bị phong kín.

Bàn Tử muốn mở ra, những đã bị gỉ chết. Hắn không mê tín,bèn lấy lưỡi liềm làm búa đập vào đáy hộp. Nhưng bè lại không chịu nổi động tác gõ mạnh như thế, hắn buộc phải vừa bơi ngửa vừa đặt cái hộp lên ngực mình để gõ, âm thanh trong trẻo như gõ trống vang vọng trên mặt hồ, thật giống một con rái cá cỡ bự.

Tôi thấy buồn cười, nhưng đúng là rất hữu dụng, chẳng mấy chốc đáy hộp đã bị phá, hắn đổ từ bên trong ra một khối màu đen, sau đó liền hô lên kinh ngạc.

Tôi vừa nhìn thấy, trong lòng chợt lặng đi. Đó hóa ra là một khối sắt nhỏ, giống hệt khối sắt tìm thấy dưới giường của Muộn Du Bình .

Bàn Tử lầm bầm: “Lại là cái của nợ này! Xem ra cái túi này đúng là của đội khảo cổ hồi đó, lão Bàn Mã không lừa gạt chúng ta, mẹ kiếp cái món đồ chơi này rốt cuộc là gì chứ?”

Tôi nhận lấy khối sắt nhìn kỹ một chút, lắc đầu không nói, phát hiện khối sắt này so với khối sắt của Muộn Du Bình thì trông hơi bất thường.

Khối sắt này nhỏ hơn rất nhiều so với khối sắt lần trước, đại khái chỉ to bằng ngón tay cái. Điều khiến tôi bất ngờ là khối sắt này tương đối trơn nhẵn, tuy cũng bị gỉ loang lổ, nhưng vẫn sạch hơn nhiều so với khối sắt của Muộn Du Bình, hoa văn bên trên vẫn đủ rõ để nhìn ra được.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 22: Lại thấy khối sắt

Tôi từng cho rằng khối sắt dưới gầm giường của Muộn Du Bình sở dĩ có hình dạng khó coi như vậy là vì bị người ta xử lý bằng acid, bây giờ xem ra đúng là thế thật.

Hình dạng nguyên sơ của khối sắt hẳn là như thế này, chứ không phải y chang con cóc như của Muộn Du Bình. Nhìn từ những hoa văn cực kỳ tinh xảo bên trên, lại thấy nó cũng không phải một khối nguyên vẹn, mà có lẽ chỉ là mảnh vỡ của một hay một vài món đồ sắt lớn.

Tôi vừa bơi đứng, đầu óc vừa nhanh chóng vận động, cảm thấy mọi chuyện căn bản đã xâu chuỗi lại với nhau. Bây giờ vấn đề bắt đầu trở nên rõ ràng, đại khái chỉ hướng về hai điểm chính.

Suy đoán của chúng tôi là đúng hay sai? Nơi này liệu có xảy ra sự kiện đội khảo cổ bị đánh tráo? Chúng tôi phải tiếp tục lần theo dấu vết những thiết bị mà họ đã ném xuống hồ.

Những thi thể ấy rất có khả năng cũng ở quanh đây, việc này xem ra không còn là chuyện khó nữa.

Vấn đề nằm ở cổ trại dưới đáy hồ. Dưới đáy hồ nước nơi rừng xanh núi thẳm sao lại ẩn giấu một khu trại cơ chứ? Khối sắt cũng đến từ khu trại này, nó vốn là vật gì, được dùng làm gì nhỉ? Tại sao đội khảo cổ lại biết chuyện này, còn vớt nó lên nữa chứ? Mẹ kiếp, những chuyện mờ ám đằng sau có thể còn nhiều hơn! Hiện giờ tôi hoàn toàn không biết phải suy luận từ đâu, chỉ có thể nghe ngóng qua loa từ A Quý, nhưng tôi có cảm giác anh ta cũng không biết nhiều tin tức.

Đáp án cho nghi ngờ của tôi, đều nằm dưới đáy nước.

Tôi thở dài, bước tiếp theo cần làm gì đã quá rõ ràng – phải quan sát đáy hồ thật cẩn thận, còn phải vớt hết mọi thứ có thể tìm được lên bờ xem xét, xem tình hình này chắc chúng đã ngâm trong nước rất lâu rồi.

Chỉ tiếc là dây thừng tết bằng cỏ trên người đã nhũn ra không dùng được, mà tôi cũng không đủ sức lặn xuống lần nữa, bằng không chỉ muốn lặn xuống xem xét lại ngay.

Chúng tôi dùng sợi thừng nilon làm một ký hiệu qua loa, ba người leo lên bờ nghỉ ngơi trước. Vân Thái nhìn bộ dạng của tôi mà phát sợ, vội vàng giúp tôi xử lý.

Tôi nhét hai mảnh vải vào lỗ mũi, ngồi trong bụi cây thay quần áo xong xuôi, cảm thấy đầu mình dường như muốn nứt ra từ bên trong, đau đến nỗi toàn thân không còn chút sức lực nào.

Bàn Tử và Muộn Du Bình kéo cái bè trên đặt túi da bò mục nát từ dưới nước lên bờ, nâng nó lên như khiêng cáng, khiêng một mạch đến khoảnh đất khô trên bờ.

Vân Thái hết sức tò mò về vật chúng tôi vớt lên từ dưới nước, thực ra bên trong chẳng có gì đặc biệt, Bàn Tử cũng mặc cho cô xem. Vừa nhìn rõ, cô đương nhiên cảm thấy ghê tởm.

Ánh mặt trời gay gắt thế này, xem ra mấy cái quần đùi phơi trên đá chẳng mấy chốc mà khô. Chúng tôi ăn một ít quả dại để lấy chất đường,Bàn Tử vừa ăn vừa hỏi A Quý có biết gì về ngôi làng chìm dưới đáy nước không. A Quý ngơ ngác không hiểu gì, anh ta nói mình không hề biết dưới lòng hồ lại có cả một ngôi làng như thế.

Ban nãy lặn dưới lòng nước mờ đục, cảnh vật phần lớn không thể xem xét rõ ràng, nhưng dựa vào độ dày của lớp trầm tích bám trên vật này cũng có thể phán đoán ngôi làng đó đã chìm dưới đáy nước khá lâu năm. Tôi bảo A Quý hãy cố mà nhớ lại xem, trong phạm vi quanh đó có nghe nói gì về chuyện này không? Cho dù là những truyền thuyết rất xa xưa, chỉ cần có dính dáng là được.

Anh ta vẫn lắc đầu, thề thốt rằng không có chuyện đó đâu rồi nói: “ Thật ra tôi cũng cảm thấy có gì đó kỳ lạ, mọi người chúng tôi đều biết ở đây có một cái hồ, nhưng đến bây giờ nó vẫn chưa có tên, những người già cả cũng không hay nhắc đến”.

Tôi và Bàn Tử ngơ ngác nhìn nhau, tôi đoán anh ta cũng không biết nhiều, vì suy cho cùng dẫu có là truyền thuyết thì muốn lưu truyền cho đời sau cũng phải dựa vào may mắn, nhưng không ngờ anh ta lại phủ nhận tuyệt đối như thế.

Núi Sừng Dê từ xưa đã là ranh giới giữa bãi săn và rừng thẳm, có truyền thuyết là hết sức bình thường. Trong núi có một hồ nước lớn nhường này, lẽ ra cũng phải có truyền thuyết, thế mà lại không hề có, cứ như bị cách biệt với thế gian, khiến tôi cảm thấy hơi lạ.

Bàn Tử nói: “Liệu đây có phải là thôn trại cổ bị đám cháy rừng lan đến mà các anh từng kể không? Ngôi làng cổ kia thật ra là bị vùi dưới đáy hồ, nên trên mặt đất mới không tìm được một dấu vết nào.”

A Quý lắc đầu: “Câu chuyện đó đã quá xưa rồi, truyền thuyết về ngôi làng cổ bị thiêu cháy có từ thời Minh kia, tôi không hiểu giữa hai chuyện có mối liên hệ gì.”

Tôi nhìn sắc mặt A Quý, biết ngay anh ta không hề nói dối, đành nằm xuống hút điếu thuốc, lấy ngón tay day day thái dương đau nhức, tự nhủ quả nhiên phải dựa vào bản thân rồi.

Bàn Tử chỉ ra vào một chỗ mà tôi đoán là nơi sâu nhất dưới đáy hồ, nói: “Đáy hồ này từ đâ mà có nhỉ? Tôi thấy nó giống như được búa đẽo ra, cậu nói xem nó được hình thành như thế nào?”

Tôi đáp: “Đây không phải là hình thành, cái địa thế này thông thường chỉ sinh ra nơi khe hẹp giữa những ngọn núi thôi. Hồ này hẳn là một đập nước cũ, có thể đã hình thành từ mấy trăm năm trước.”

“Vậy là do động đất sao ?” Vân Thái ngồi cạnh hiếu kỳ hỏi.

Tôi lắc đầu: “Ngôi làng dưới nước được giữ gìn khá nguyên vẹn, nếu là do động đất, chúng ta nhất định không thể nhìn thấy những hàng rào và đường lát đá chỉnh tề như vậy. Điều đó cho thấy thôn được nước bao phủ trong tình huống tương đối ôn hòa.”

Tôi cũng chỉ vào nơi sâu nhất dưới hồ mà Bàn Tử vừa chỉ ban nãy, rồi nói ra suy luận của mình: “Có thể là do địa chấn hoặc do nguyên nhân khác, nên mấy trăm năm trước trong sơn thể trước mặt chúng ta bất ngờ xuất hiện một con sông ngầm nối thông với hệ thống nước ngầm ở gần đây. Thôn này vừa hay nằm đúng chỗ trũng, nên đã bị một trận lũ quét bất ngờ nhấn chìm tất cả.”

Vì sao tôi lại nói là mạch nước ngầm? Vì tôi chưa từng nghe A Quý nói gần đây có một hồ nước lớn hơn, càng chưa từng nghe nói trong Thập Vạn Đại Sơn có hồ lớn. Nhưng nơi đây lại được biết đến với những mạch nước ngầm đá vôi, với khí hậu cận nhiệt, lượng mưa rất dồi dào, nhất định phải có chỗ thoát nước. Dòng nước chảy trên mặt đất, cuối cùng cũng nhập vào sông lớn chảy ngầm dưới đất thôi.

Thủy triều siphon xuất hiện tối qua, nhất định cũng do lỗ hổng này gây ra.

Bàn Tử bảo: “Xem ra tôi nói chẳng sai, thứ chúng ta muốn tìm nhất định đang nằm ở nơi sâu nhất, không thể tìm thấy đâu.”

Tôi lắc đầu: “Cũng không hẳn ! Những căn nhà gỗ đó trông giống như được lọc qua lưới, những thứ bị thủy triều siphon hút vào đáy hồ phần lớn sẽ bị kẹt lại ở hàng rào và nhà gỗ nằm bên ngoài cổ trại. Chúng ta chỉ cần đi vòng quanh rà soát một lượt, căn bản sẽ có thu hoạch. Nếu không tìm thấy gì, vậy mới thật sự tính là thất bại.”

Lặn một vòng quanh hồ nước cũng không quá sâu, ước chừng chỉ hơn hai mươi mét, chỉ cần có chút kiên nhẫn thì nhất định sẽ phát hiện ra thứ gì đó.

Bàn Tử nhìn mặt trời, bỗng dưng trở nên hăng hái: “Việc hôm nay chớ để ngày mai, chúng ta cùng xuống nước nào.”

Tôi lập tức lắc đầu, chuyện này không thể được, vừa rồi lặn xuống nước mới biết không có đồ lặn thật sự hơi khó khăn, nếu muốn ung dung nghiên cứu cổ trại dưới đáy nước thì nhất định phải có đồ lặn chuyên nghiệp. Chúng tôi chưa thể tiến hành ngay lập tức, mà trước mắt phải quay lại huyện thành, rồi dùng quan hệ nhờ người chở trang bị tới đây.

Đây là một công trình cỡ lớn, thiết bị lặn rất nặng, có khi phải thuê mười mấy người dẫn la thồ vào núi mới xong, mà làm thế lại không phù hợp với mong muốn âm thầm hành động ban đầu.Vả lại kể cả có la thì vẫn không ổn, ngoài bình dưỡng khí còn phải chuẩn bị cả thiết bị bơm bổ sung dưỡng khí, mà món đồ ấy khá cồng kềnh, có khi la cũng không kéo nổi vào đây, lấy vào được rồi lại dỡ ra rồi vận chuyển tiếp, thời gian lại càng kéo dài.

Lòng tôi nóng như lửa đốt, bắt tôi đợi thêm một thời gian nữa chỉ e sẽ tự dày vò đến chết mất.

Bàn Tử cũng không muốn quay về, nhưng hắn lý trí hơn tôi, ngẫm nghĩ một hồi rồi nói: “Khỏi cần nghĩ cũng biết muốn rà soát toàn bộ đáy hồ thì nhất định phải quay về lấy bình dưỡng khí. Có điều theo tình hình ban nãy, nếu chỉ lặn xuống nước xem xét qua loa thì cũng không cần đến bình dưỡng khí làm gì. Chi bằng chúng ta chia nhau ra mà làm, một người trở lại mua trang bị, hai người kia ở lại đây tiếp tục lặn xuống vớt đồ, hai việc tiến hành cùng một lúc.”

“Vậy ai quay về?” Tôi hỏi

“Theo quan hệ mà nói thì cậu đương nhiên là người thích hợp nhất, vì cậu quen biết nhiều nhất, còn tôi và Tiểu Ca sẽ ở lại vớt đồ. Cậu xem cậu quen nhiều dân trong nghề như thế, cứ tìm vài người mua đồ giúp, dặn họ mua xong thì gặp nhau, cậu làm việc này tiện hơn chúng tôi nhiều.”

Tôi quát hắn: “Về cái đầu anh! Như vậy khác nào bức tôi chết nghẹn?”

“Một người nghẹn chết vẫn còn hơn ba người cùng nghẹn chết. Với lại cậu nghĩ mà xem, để Tiểu Ca đi chắc chắn cậu ta chẳng làm ăn được gì, còn người quen của tôi đều ở Bắc Kinh, hành động khó khăn hơn cậu rất nhiều, để tôi đi mua chỉ tổ mất thời gian thôi. Ở lại đây ngắm cảnh cũng không tệ lắm, nhưng nếu ngồi chờ cả tháng thì buồn lắm đấy. Cứ nghe lời Bàn gia là chuẩn, cậu quay về mua đồ lựa chọn lý tưởng nhất.” Bàn Tử đường đường chính chính nói.


Tôi nhìn bản mặt hắn in rành rành hai chữ “thiếu đánh”, nhưng nghĩ kĩ thì lời hắn nói kể ra cũng có lý. Tôi chỉ cần gọi cho Phan Tử một cuộc điện thoại là mọi việc có thể xử lý xong xuôi chỉ trong vài ngày, còn có thể gọi Vương Minh và mấy người làm trong cửa tiệm của chú Ba đến giúp một tay. Huống hồ tay Bàn Tử này cũng không được việc cho lắm, để hắn ra ngoài làm việc chỉ tổ thêm lo lắng vào người, nên cũng đành gật đầu ưng thuận. Sau đó tôi tính toán mình không thể lề mề, sáng sớm ngày mai lập tức lên đường, cố mà tốc chiến tốc quyết.

Tôi lập tức bảo A Quý ngày mai nhờ anh ta đưa tôi về, còn Vân Thái sẽ ở lại với Bàn Tử và Muộn Du Bình.

Nghĩ lại thì chuyến này đi đi về về cũng vất vả cho A Quý, mà bây giờ lại không thể thiếu anh ta, phải biệt đãi anh ta một chút, bèn ra một cái giá thật hời.

Xong xuôi thì tôi tê liệt thật, gần như không đứng nổi nữa. Bàn Tử và Muộn Du Bình lại đi lặn thêm hai lần nữa, lại mang lên một số món đồ nhưng đều nát bét hết cả, toàn là rác rười chẳng có giá trị gì. Trong số đó có một khẩu súng Sten (*) đương thời đã nát như một que cời lò, Bàn Tử vốn rất thích súng nên tiếc ra mặt.

Bàn Tử cũng đã thấy khu trại chìm dưới nước, hắn không khỏi kinh ngạc trước quy mô của nó, lại bảo tiếc là không mang kính lặn, nếu mang thì còn nhìn rõ hơn nhiều, cũng không vơ nhầm đống rác này lên. Sau đó Bàn Tử mày mò khắp nơi tìm vật thay thế, lục tung hết mớ trang bị, cuối cùng cũng tìm được cái chao đèn pin. Nhưng món đồ này không thể bịt kín, Bàn Tử lại nổi hứng ra một quyết định cực kỳ trái khoáy: hắn gắn chao đèn pin lên mắt mình, chỗ nào hở ra thì bôi dầu trơn dán băng dính, sau đó dùng sức ép chặt, như thế có thể đảm bảo một con mắt có thể nhìn xa trong nước. Bàn Tử lặn xuống vùng nước nông để thử nghiệm, nhưng lập tức bị nước tràn vào chao đèn, hương án này coi như vứt. Không còn cách nào khác, hắn đành dặn dò tôi bao giờ trở về huyện thành với A Quý nhớ tìm đại một tiệm bán đồ thể thao nàođấy, mua trước vài món trang bị bình thường cho hắn xài.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 23: Dòng chảy

Tóm lại là, sau khi trở về Ba Nãi, đầu tiên tôi ăn một bữa rồi không ngừng không nghỉ đi đến một huyện thành gần đó, mua vài vật dụng bơi lội và dặn A Quý mang về, sau đó lên xe khách cỡ nhỏ rời khỏi Thập Vạn Đại Sơn.

Dọc đường xóc nảy ầm ầm, trong lòng lại sốt ruột, hiển nhiên là cực kỳ khó chịu.

Trên xe tôi gặp người bà con xa của lão Bàn Mã nói rặt một giọng Bắc Kinh, xem ra có tâm sự rất nặng nề, cả đoạn đường không hề lên tiếng, chỉ đăm đăm suy nghĩ chuyện gì, cũng không nhận ra tôi nữa.

Về đến cảng Phòng Thành, chọn một khách sạn rồi tôi bắt tay vào xử lý công việc.

Trước đây tôi từng đặt mua đồ, cũng biết những chuyện mờ ám và khó khăn trong đó nên tôi tiến hành rất có trật tự. Trước tiên gọi điện cho Phan Tử để anh mang tới một ít trang bị vì anh quen thuộc cửa nẻo, hiệu suất cũng cao nhất; tiếp đó lại gọi Vương Minh đến hỗ trợ, tôi cần một người nằm vùng.

Phan Tử nghe nói tôi cần trang bị lại hơi lo lắng, tôi cũng đành lừa anh, bảo là người khác nhờ tôi làm anh mới chịu đồng ý.

Người và vật năm ngày sau sẽ tới, ở cảng Phòng Thành tôi thuê một chiếc xe tốt để chở đồ thẳng đến Ba Nãi. Quốc lộ Bàn Sơn cheo leo hiểm trở, mà tôi chỉ có bằng lái cấp C cho phép lái xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, lần này nhắm mắt lái xe to là rất liều mạng, mấy lần suýt phi xuống vực. Do cả hành trình đều lái xe nép sát vào vách núi nên hai bên đầu xe bị va quẹt đến biến dạng, đến khi xuống xe hai chân Vương Minh đã mềm nhũn.

Những con đường ở Ba Nãi đều là đường rải cát đá hỗ trợ cho hộ nghèo, đến đoạn cuối cùng không tài nào đi tiếp được. Mà trời lại đổ mưa rào, nên tôi đành leo xuống chuyển qua xe nhỏ. Trang bị từ xe lớn phải dùng ba toa xe kéo mới chở hết vào làng, đến đây hết thảy đều thuận lợi, nhưng từ ngày tôi đi đến khi trở lại thôn Ba Nãi đã mất hai tuần.

Vốn đã hẹn với A Quý ra đón ở đầu thôn, trước hết chuyển đồ đạc tới nhà anh ta, nhưng đến khi dỡ hàng ở đầu thôn lại không thấy người của anh ta đâu cả. Tôi đã mệt bở hơi tai nên cũng hơi cáu, bèn bảo Vương Minh ở lại đầu thôn rồi đích thân đến nhà tìm A Quý.

Tòa nhà vừa là phòng khách vừa là phòng ăn mà chúng tôi ở lần trước giờ đây cửa đóng then cài, gõ mãi không thèm nhúc nhích, tôi đành phải tới căn nhà gỗ anh ta ở. Cửa nhà gỗ lại đang mở, đây là nơi ở của mấy người Vân Thái. Đại sảnh cũng gần giống với căn nhà chúng tôi trọ, ở đây không có bếp nên trông sạch sẽ hơn nhiều, trong góc nhà chất đống một mớ khung màu họ bện để bán cho khách tham quan. Trên tường dán vài bức tranh tết, khuê phòng của hai chị em ở nhà trong, A Quý ở phòng bên cạnh, ngoài ra còn có một cầu thang gỗ dẫn lên lầu hai.

Người dân ở đây thành thật chất phác, cửa lớn đều không khóa, phòng bên trong cũng chỉ có rèm che. Tôi gọi vài tiếng rồi cẩn thận bước vào, phát hiện không có ai mới gọi vọng lên lầu mấy tiếng nhưng vẫn không người đáp, hình như cả nhà đều đi vắng hết.

Trong lòng tôi bắt đầu chửi rủa, mẹ kiếp A Quý làm sao vậy? Đã hẹn phái người đứng đó chờ tôi sao lại cho tôi leo cây? Chẳng lẽ anh ta vào núi rồi? Vậy thì chết toi! Ở đây tôi chỉ quen biết mỗi mình anh ta, không biết phải chờ đến đời tám hoánh nào anh ta mới về nữa! Khi ấy tâm huyết tôi dâng trào, tuyệt không mê tín, sợ có thể anh ta làm việc trên lầu không nghe thấy, bèn bước thẳng lên lầu, vừa đi vừa gân cổ lên gọi tiếp.

Giữa lầu một và lầu hai có một tấm liếp đan bằng tre trông như cánh cửa đặt trên sàn gác, tôi nhanh chóng đẩy ra rồi bò lên, bên trên là một hành lang, đoạn cuối hành lang dẫn đến một bên ban công gỗ. Tường trúc cũng đã cũ, xem ra đều thó được từ mấy căn nhà gỗ bỏ hoang. Hai bên mỗi bên có một phòng, một bên dùng để chứa đồ đạc, trong phòng toàn là khung bện và da thú được căng ra phơi khô; còn bên kia đóng chặt, gõ cửa một hồi cũng không thấy gì, giống như người bên trong đã đi vắng.

Tôi thở gấp vài hơi để bản thân tỉnh táo lại, nổi giận cũng không được gì. Lúc này đột nhiên nhớ đến lời A Quý nói, đằng sau cánh cửa này hình như là phòng của con trai anh ta.

Tôi chỉ mới nghe anh ta nhắc đến con trai chứ vẫn chưa bao giờ được gặp, có lẽ nó bị tàn tật nên không hay gặp người, sao hôm nay cũng không ở nhà chứ? Nổi máu tò mò, tôi nhòm qua khe cửa thì thấy bên trong tối mù mù, chỉ thấy trên tường treo rất nhiều đồ đạc mà không nhìn rõ là cái gì, hình như đều là giấy, nhưng quả thực không có người, hơn nữa cũng không thấy vật dụng sinh hoạt thường ngày nào, căn phòng trống huơ trống hoác.

Quái lạ, con trai anh ta ngủ trong kiểu phòng như thế này hả? Phòng này làm sao cho người ở được? Muốn đẩy cửa bước vào xem cho kỹ nhưng cửa vẫn không nhúc nhích, hình như có then cài khóa kín rồi. (bạn Tà quá liều mạng, phải mình mình xách dép chuồn ngay rồi bạn lại còn muốn xông vào nữa ORZ)

Tôi không có thời gian suy nghĩ những chuyện này, bèn nén tò mò bước xuống lầu tìm hàng xóm hỏi thăm. Họ nói lâu rồi không thấy mặt A Quý đâu, hình như hai tuần trước đi vào sau núi đến giờ vẫn chưa trở ra. Có điều họ cũng không dám chắc vì anh ta thường ra ngoài tiếp khách, mấy ngày nay mưa lớn nên con gái nhỏ của anh ta đã tới nhà ông nội ở thôn bên.

Tôi chửi thề một tiếng, hai tuần trước cũng chính là lúc tôi rời khỏi đây, xem ra anh ta vào núi lần thứ hai rồi không ra nữa, cũng có thể anh ta đã quên béng lời dặn ra đón tôi rồi.

Thật là bó tay, tôi cũng chỉ còn cách tự bỏ tiền gọi dân làng hỗ trợ. Trước tiên chuyển trang bị đến nhà A Quý để Vương Minh trông coi, sau đó nhờ người hàng xóm kia tùm giúp một người dẫn đường vào núi, rồi mang theo một số trang bị trong khả năng đi vào núi, sau đó đổi cho A Quý ra, tìm người vác trang bị vào.

Nhưng vừa hỏi thăm, tôi lập tức hiểu ra vì sao A Quý không trở ra tiếp ứng.

Thì ra sau khi tôi rời đi, trời đổ mưa tầm tã mấy ngày liền, cả ngọn toàn là bùn nhão lẫn với đất đá sạt lở, đừng nói đi bộ ra, mà dù có mang theo mười mấy người dắt la vào núi cũng có thể chầu trời trong vài giây, rất có thể họ đều bị vây trong núi.

Chuyện xảy ra quá bất ngờ, nhất thời tôi cũng không biết phải làm sao. Người hàng xóm kia bảo tôi không cần lo lắng quá, A Quý biết phải đối phó thế nào. Họ chỉ cần chờ ở ven hồ, cùng lắm chỉ phải dầm mưa, sẽ không gặp nguy hiểm gì quá lớn. Nhưng nếu tôi muốn vào trong núi thì phải chờ ít nhất một tuần, nếu mưa vẫn không tạnh thì có thể còn phải chờ lâu hơn. Thời tiết này cũng chẳng có thợ săn nào chịu giúp đỡ, vấn đề ở đây không phải là tiền.

Một tuần, tôi tính lại thì thấy không ổn. Nếu A Quý vẫn chưa về thì đã hai tuần họ không được tiếp tế, đồ ăn rất có thể đã hết sạch, dù có thể đi săn nhưng trời mưa to như thế có con mồi hay không cũng là vấn đề.

Dù họ chịu đựng được thì tôi cũng không thể trì hoãn thêm một tuần, bèn ra giá gấp ba để tìm người cần tiền không cần mạng. Cuối cùng người hàng xóm bị hỏi nhiều phát phiền, bèn bảo tôi dưới thời tiết này dám đi vào núi chỉ có một người, chính là lão Bàn Mã, hay là anh qua đó hỏi ông ta xem?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 24: Tâm lý chiến (2)

Cầm khối sắt lên, gỡ lớp giấy báo bên ngoài ra quan sát, một tia sáng chợt lóe lên trong đầu, tôi nhớ ra một câu khác mà ông nội đã nói. Nhìn lại khối sắt trong tay, tôi đã nghĩ ra một sách lược hoàn chỉnh, cẩn thận ngẫm lại thì thấy không chê vào đâu được.

Tôi trở lại phòng của A Quý, Vương Minh toàn thân ướt sũng, đang vắt quần áo cho khô bớt đi. Tôi cũng cởi quần áo, không thèm khách khí nữa, bước thẳng vào phòng A Quý lấy rượu ra làm mấy ngụm cho đỡ khô miệng, sau đó thì suy nghĩ xem tiếp theo mình nên làm gì.

Nói thật, tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra tình huống như thế này, gặp chuyện thì hoàn toàn trở tay không kịp. Việc này khiến tôi nhớ lại một khái niệm mà trước kia giảng viên từng nhắc tới, gọi là “Ấn tượng đầu tiên gây ra đánh giá chủ quan”. Đây là một khái niệm trong ngành vận chuyển hàng hóa, sau này được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề. Nghĩa là trong bất kỳ mắt xích nào cũng nhất định phải cân nhắc lại một lượt tất cả mọi điều kiện, không thể có yếu tố “chắc hẳn”. Trong ngành vận chuyển hàng hóa có rất nhiều việc cần cân nhắc, bao gồm cả thời tiết, tôn giáo, chu kỳ bãi công thông thường, mọi chi tiết đều phải được tính toán đầy đủ khi nhập vào mỗi cảng, mới có thể cam đoan mọi việc suôn sẻ.

Đối với thời tiết nơi đây, tôi bị ảnh hưởng bởi ấn tượng chủ quan, người không biết mùa mưa ở Quảng Tây đáng sợ đến nhường nào mới có thể không tính đến yếu tố khí hậu.

Chuyện hôm nay đã trở nên cực kỳ khó giải quyết. Bọn họ nói hoàn toàn không thể dự đoán khi nào trời tạnh mưa, hơn nữa cho dù tạnh thì một thời gian sau trong núi vẫn vô cùng nguy hiểm, vì vậy thời điểm có thể lên núi sớm nhất là một tuần, mà muộn nhất có thể là hơn một tháng.

Tôi chẳng thể mong chờ ông trời chiếu cố, lên núi ngay lập tức là việc đúng đắn nhất.

Nhưng bây giờ mà đi tìm lão Bàn Mã xin giúp đỡ thì khả năng thành công thật sự không lớn. Lần trước lúc lừa ông ta tôi đã nói sẽ không tới tìm ổng nữa, bây giờ lại đến nhờ vả thì sẽ không khớp với ấn tượng mình có một thế lực rất lớn chống lưng mà tôi đã để lại cho lão, lập tức lòi đuôi ngay. Mà lòi đuôi rồi, lão không đánh tôi đã là phúc, chứ đừng nói đến việc giúp tôi.

Suy đi nghĩ lại, tôi tự nhủ không thể lùi bước. Nếu đi tìm lão Bàn Mã là biện pháp duy nhất thì chỉ có thể kiên trì đến cùng, phải tìm một cách nói thật khéo léo để khiến lão mắc câu.

Bàn Mã là một con cáo già, có trí tuệ đặc hữu của thế hệ ấy, làm sao gài lão mắc câu thật sự là một việc khó khăn. Nghĩ tới nghĩ lui mà không ra cách nào ổn thỏa, mẹ kiếp việc này thật khó nhằn! Tôi đột nhiên xuất hiện, nhờ lão dẫn tôi vào núi, chuyện này bản thân nó vốn không có sức thuyết phục. Nếu như ngay cả việc lên núi tôi còn không làm nổi, thì càng không có khả năng uy hiếp lão.

Điều đầu tiên tôi phải xác định rõ chính là thái độ của tôi không thể là cầu xin, mà phải là uy hiếp hay ép buộc. Thà cứ để lão nghĩ tôi là một tên xấu xa có thế lực, chuyên lật lọng, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích cũng không thể để lão nhận ra tôi là một cái thùng rỗng.

Tiếp theo tôi phải đánh trống lảng, không cần biết là viện lý do gì để lão dẫn tôi lên núi, thì lên núi chính là lên núi, dùng lý do này đến tìm lão khác nào bảo lão tôi không có thể làm được việc này. Một tên xấu xa thế lực mạnh có thể thất thế ở địa bàn khác, nhưng không thể không đủ sức lên núi. Tôi phải che giấu mục đích thật sự, khiến lão tưởng rằng tôi cần lão làm chuyện khác, lên núi chỉ là một việc tất yếu phải làm.

Thứ nhất, là phải ép buộc. Thứ hai, không thể lộ ra biểu hiện vô năng. Phải dùng việc gì để che giấu đây?

Cứu A Quý và Vân Thái?

Không thể được. Như thế quá lương thiện. Nếu tôi là một kẻ lạnh nhạt vô tình không từ thủ đoạn, cái phẩm chất lương thiện này không thể tồn tại được. Hơn nữa, con người lão Bàn Mã có một loại tính ác trời sinh, một khi tôi bộc lộ ra sự thiện lương, lão lập tức có thể áp đảo và uy hiếp ngược lại tôi, do đó tôi không thể bộc lộ ra nhược điểm trong tính cách.

Nói cần lão qua đó để nhận diện vật gì ngay tại chỗ?

Hình như có hơi gượng ép, không đủ sức thuyết phục đêr lão nhất định phải nghe theo. Hơn nữa nếu làm vậy, tôi muốn giả cũng không biết phải giả giọng điệu như thế nào cho giống. Mặt khác, cứ cho là lão đồng ý, thì khi thấy chỉ có mình tôi đi cùng lão sẽ khó tránh nảy sinh nghi ngờ. Bản lĩnh của tôi trong mắt lão chắc chắn là càng nhìn càng giống với phường yếu kém, không chừng gặp nguy hiểm còn phải nhờ lão cứu. Cứ tiếp tục như thế, rồi sẽ chẳng thể khống chế tình hình.

Nghĩ mãi nghĩ mãi, đầu cũng muốn to ra, tôi cảm thấy việc này không giống với mấy lời khách sáo. Lời khách sáo cũng giống như đàm phán thương vụ, bạn chỉ cần giả vờ trong lúc đàm phán là xong. Nhưng việc này đàm phán xong, tôi còn phải đi cùng lão, trên đường đi luôn phải đóng kịch trong điều kiện khắc nghiệt như thế, độ khó là quá cao.

Tôi day huyệt Thái Dương, muốn xua hết tâm địa xấu xa ra khỏi đầu. Mẹ kiếp! Thử nghĩ theo hướng khác, nếu giả vờ không được, có lẽ phải dùng đến biện pháp cực đoan hơn chăng?

Bắt cóc? Đầu óc tôi chớp động: Đánh ngất ông lão, sau đó quẳng lên xe lừa?

Nhớ tới thân thủ của Bàn Mã, nhìn lại Vương Minh và bản thân, tôi tức khắc bỏ cuộc. Đệt! Bắt cóc? Không chừng còn bị lão chém chết ngay tại trận.

Bắt cóc không được, vậy cứ trực tiếp đưa thật nhiều tiền, làm dữ một chút, cầm hai ba mươi vạn đập vào mặt lão?

Nghĩ đến gia đình Bàn Mã có phần khó khăn, lại thêm thái độ của con lão, thoáng chốc trong đầu đã nghĩ ra một kịch bản: Cứ nói tôi cần loại khối sắt này, trong vài ngày phải tìm ra, một khối bao nhiêu tiền rồi bảo lão mò lên, tôi sẽ trả một vạn cho mỗi một khối lấy được. Nếu thế, may ra bọn họ sẽ vì tiền mà lên núi.

Cảm thấy cách này có phần khả thi, tôi bắt đầu lục lọi trên người mình. Hai ba mươi vạn không phải con số lớn, nhưng tôi đâu thể mang chừng ấy theo người. Móc hết tiền mặt và mấy thứ đố linh tinh trên người ra, đếm thử thì chỉ có bốn vạn. Trong thẻ có tiền, nhưng nếu cần thì phải lên thị trấn rút.

Ngẫm lại một chút, cảm thấy đại khái đã ổn, vừa định bảo Vương Minh xuất phát, trong đầu lại lóe lên một tia sáng.

Không được! Đây không phải sách lược vẹn toàn! Tuy chắc rằng Bàn Mã rất có thể sẽ đồng ý, nhưng rốt cuộc vẫn chưa chắc chắn trăm phần trăm, lỡ đâu ông lão từ chối thì sao?

Một khi lão đã từ chối, tôi sẽ không có cơ hội thứ hai.

Ông nội từng nói, làm chuyện gì cũng có thể có thất bại, nhưng không thể thất bại khi không còn cơ hội thứ hai.

“Xác suất thành công của mỗi biện pháp có thể chưa đến 50%, thậm chí có thể chỉ là 10%, nhưng nhất định phải chừa lại đường sống, như vậy thật ra sau này vẫn còn lại vô số lần xác xuất 100%.”
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 25: Gió mặc gió, mưa mặc mưa.

Vốn chuẩn bị rất nhiều cớ để giải thích, định bụng xoáy sâu thêm nữa vào nỗi sợ hãi của lão ta, nhưng lại hoàn toàn không cần thiết. Tôi chỉ cần nói vài câu, lão đã sợ khiếp vía rồi.

Muốn đấu với người khác, thì cứ tấn công thẳng vào điểm yếu của hắn.

Mà điểm yếu của Bàn Mã, chính là nỗi khiếp hãi trong lòng lão. Không cần phải nói gì hết, tôi hoàn toàn có thể bóp nát tâm lý lão ta.

Có điều, mọi việc cũng không suôn sẻ như tôi tưởng, bởi vì lão ta thực sự sợ quá, gần như đạp cửa mà chạy, có lẽ lão thà chết cũng không muốn đến chỗ những người đó nữa.

Tôi phải thuyết phục lão từng chút từng chút một, cuối cùng phải chốt lại cho lão một câu, nhất định phải kết thúc chuyện này thôi, bằng không con cháu lão ta sẽ phải gánh xui xẻo thay. Đến tận lúc bấy giờ mới ép được lão ưng thuận, mềm lòng một cái, mới chịu bằng lòng liều mạng dẫn tôi vào núi. Về phần vào núi làm gì? Tôi không nói, lão cũng không hỏi.

Đương nhiên, trên danh nghĩa thì là lão theo tôi vào núi, nhưng thực tế thì lại là tôi bám theo lão ta. Dù sao thì trong đường núi, tôi đi đằng trước hay đằng sau cũng chả khác biệt gì.

Nhìn dáng vẻ của lão, tôi có cảm giác tội lỗi vô cùng.

Vì lợi ích của cá nhân mình mà dọa một lão già khiếp sợ đến mức như thế, vốn đã chả phải điều gì hay ho rồi, ấy vậy mà tôi lại còn ép lão theo tôi vào trong núi đầy hiểm nguy. Hành vi này khiến tôi nghĩ mà ghê tởm, cảm thấy bên trong tôi thực sự chảy chung dòng máu với bọn chú Ba, cái thứ bản năng gian trá tàn nhẫn từ trong huyết mạch này.

Những chuyện sau đó chỉ cần nói vắn tắt lại. Chúng tôi sắp xếp đồ đạc nửa ngày rồi mới xuất phát. Mới đầu tôi còn đi phía trước, Bàn Mã phía sau, nhìn thì tưởng tôi đi dẫn đường, thực ra là tôi vốn ù ù cạc cạc chả biết gì.

Suốt đoạn đường chúng tôi đi không ngừng nghỉ, lại một cơn mưa to như trút nước ập đến, đường núi khó đi cực kỳ, cũng may lúc trước khi ở cảng Phòng Thành đã nghỉ ngơi dưỡng sức đầy đủ, cho nên tôi vẫn chịu đựng được. Dọc đường đi Bàn Mã không nói một câu, tôi cũng chẳng ừ hử gì với lão, chỉ cắm đầu mà đi.

Chỉ vài hôm là tôi đã trở lại bên cái hồ kia, vừa nhìn ra xa xa, ôi mẹ ơi! Mực nước hồ phải tăng ít nhất là năm, sáu mét, loáng cái mặt hồ đã rộng mênh mông hơn trước, hoàn toàn khác với cảnh tượng sóng nước dập dờn lúc trước. Núi Giác Dương bây giờ mưa xối ào ạt, nước bùn từ trên cao xối thẳng xuống, tung tóe khắp nơi, trông dữ tợn cực kỳ.

Lúc này người ở trên núi thì nguy hiểm quá, chúng tôi vội vàng xua la đi, lội qua nước bùn, đi men theo con đường mòn nhỏ xuống thẳng bãi đá ven hồ.

Ở trong núi, tiếng mưa tạt vào lá cây nghe đinh tai nhức óc, càng đừng nói lúc xuống đến bên hồ, mưa rào xối xả đập xuống mặt hồ, phát ra thứ âm thanh với tần suất đều tăm tắp, vang vọng khắp trời đất, khiến người ta chẳng thể nói chuyện được gì vì quá ầm ĩ.

Mấy con chó săn của Bàn Mã cứ lồng lên không yên, cũng không chịu đi theo nữa, Bàn Mã đành phải để kệ chúng nó trốn dưới tàng cây sát mép bãi đá.

Không còn tán cây che chắn phía trên, màn mưa trực tiếp dội xuống đầu, tầm nhìn hạ xuống cực thấp, chúng tôi cố kiết kéo con la đi về phía cái lán che mưa đã dựng từ trước. Trong màn mưa bất chợt trông thấy một cái bóng mờ mờ lóe lên, hình như là Bàn Tử.

Tôi biết có gọi cũng vô dùng, cho dù đứng mặt đối mặt với nhau mà gào cũng chẳng nghe thấy gì nữa là. Tôi bèn tiếp tục tiến về phía trước.

Đúng lúc này, không biết vì sao, con la bỗng nhiên khựng lại. Quay lại nhìn, hóa ra là do Bàn Mã kéo giựt lại. Rõ ràng lão ta nghĩ rằng đã đến được mục tiêu, phải đợi nghe chỉ thị của tôi.

Trải qua mấy ngày nay, tôi thấy lão ta cũng nghĩ thông rồi, không khiếp sợ như lúc trước nữa. Hơn nữa, xem ánh mắt thì hình như lão đã hạ quyết tâm gì rồi, toàn thân âm trầm cực kỳ, đến mức tôi trông mà cũng hơi sợ.

Con người chính là như vậy, một ngày hai ngày còn hù dọa cho khiếp vía được, chứ ngày nào cũng dọa liền chai lỳ ngay.

Đến đây rồi thì koong cần giả bộ nữa. Kỳ thực, chặng cuối của quãng đường tôi cũng không vờ vịt gì nữa, vì tôi quá mệt rồi, trái lại, bây giờ tôi bắt đầu suy nghĩ xem nên giải thích với Bàn Mã như thế nào về cảnh tượng lão ta sắp nhìn thấy. Nếu như nói thực cho lão biết thì chỉ sợ lão giết phứt tôi luôn mất, mà nếu tiếp tục lừa bịp nữa thì lại rất khó, cũng quá là vô nhân đạo nữa.

Tôi không biết nên nói với Bàn Mã như thế nào, mà chỉ cần bọn A Quý xuất hiện là lộ tẩy ngay. Tôi định trước thương lượng với Bàn Tử cái đã, hoặc là trốn biệt luôn, chờ lão hết cơn giận hẵng thò mặt ra. Thế là tôi bèn bảo lão đứng yên tại chỗ đừng nhúc nhích, còn tôi thì buông dây cương, đi tìm bọn Bàn Tử trước, tiện thể báo bọn họ qua đây giúp dỡ đồ nữa.

Nhưng chưa đi được mấy bước, xuyên qua màn mưa nhìn về phía trước, bóng người ban nãy lại thoáng hiện ra, nhưng hình dáng có vẻ kỳ quái.

Không để tôi kịp nhìn kỹ xem đó là ai, đột nhiên sau gáy tê rần lên, trước mắt tối sầm đi, ngã dúi dụi xuống đất, may là chưa ngất xỉu.

Tôi lăn một vòng rồi lồm cồm bò dậy, thấy Bàn Mã sắc mặt xanh mét đứng sau lưng tôi, một tay lăm lăm con dao săn đã rút ra, trong mắt toàn là sát ý.

“Ông làm cái gì đấy?” Tôi gào lên.

Lão giơ dao lên, rồi lại bổ về phía tôi.

Mẹ kiếp! Tôi cuống cả lên, lăn ngay một vòng để né. Con dao của Bàn Mã vạch một đường vòng cung tuyệt đẹp trong màn mưa, bổ thẳng về phía cổ họng tôi, tôi lảo đảo vừa kịp né một cái, ngã ngồi xuống đất, bấy giờ mới nhận ra lão ta đang ra đòn sát thủ.

Nhìn ánh mắt kia, còn cả vẻ mặt không đổi suốt dọc đường nữa, tôi nghĩ bụng toi rồi, cứt thật! Đúng là người này đã nghĩ thông suốt trên đường, nhưng mẹ kiếp lão nghĩ thông chính là muốn tiên hạ thủ vi cường, liều mạng với bọn tôi! Giết sạch cả đám chúng tôi là xong! Mẹ, đúng là phiền to!

Tôi nghĩ mà chạy, vừa chạy được vài bước, Bàn Mã đã sấn đến trước mặt tôi rồi, vung ngang dao mà chém. Tôi gào lên tôi sai rồi, tôi lừa ông đó, không có việc gì đâu, chỉ là bọn họ vẫn chưa quay về thôi, thế mà mả mẹ nó lão ta đếch thèm nghe lọt tai chữ nào.

Suốt một đường bôn ba, tôi đã không chạy nổi nữa rồi, giằng co với lão trong mưa chưa được bao lâu bèn cắm đầu cắm cổ chạy về phía cái lán, nào ngờ giẫm phải một tảng đá có cạnh sắc, ngã nhào xuống. Bàn Mã lập tức xông đến đè tôi xuống, tôi vớ bừa mấy hòn đá mà ném, nhưng lão ta đều né được cả.

Mắt thấy lưỡi dao của lão lại vung đến đây, bỗng nhiên lão khựng lại, hình như nhìn thấy cái gì đó, quay phắt về một phía khác. Tôi thừa cơ bò dậy tiếp tục chạy, nhưng lập tức nhận ra khắp xung quanh chúng tôi xuất hiện rất nhiều bóng người đứng trong màn mưa, vây chúng tôi vào giữa.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 26: Bóng ma trong mưa

Mấy bóng người kia cũng đung đưa, khi thì xuất hiện, chốc chốc lại biến mất trong màn mưa. Họ nhòm ngó như những hồn ma, vừa nhìn đã biết không có ý tốt, hình như đang quan sát chúng tôi hết sức chăm chú, lay động tùy thời khiến người ta không rét mà run.

Ý niệm đầu tiên lóe lên trong tâm trí tôi chính là phỏng đoán trước đó: trong thôn có người đang lén lút ngăn cản, đến bây giờ rốt cuộc họ cũng động thủ, muốn chặn giết chúng tôi tại đây.

Loạn rồi! Một bên là Bàn Mã, một bên là đội ngũ đông đảo muốn chặn giết, chó má! Mẹ kiếp chết chắc rồi!

Tôi nhìn lướt qua một vòng, phát hiện nơi này có chừng bảy người, không biết bọn họ muốn làm gì cơ chứ? Đây gọi là mai phục ở chỗ này sao?

Tôi lau mặt một cái cho hết nước mưa, nhưng mưa lớn thoắt cái đã rơi đầy mí mắt. Những bóng người kia vẫn mơ mơ hồ hồ không thấy rõ, không biết họ mang theo vũ khí gì.

Tôi cũng không nhìn rõ vẻ mặt của Bàn Mã, bởi hai bên vẫn duy trì khoảng cách. Chỉ thấy lão khựng lại một chút, rồi đột nhiên đâm bổ vào một cái bóng trong số đó.

Mới đầu tôi sợ hết hồn, nhưng ngay sau đó đã hiểu ra lão nghĩ gì: lão coi mấy cái bóng này là những người kia!

Trong hoàn cảnh này thì dẫu là ai cũng không thể ung dung mai phục hay chặn giết người khác được, cho nên thay vì chờ cho đối phương nhìn rõ tình thế, chi bằng lập tức nhào tới. Như thế mấy người này sẽ rơi vào hoàn cảnh hỗn loạn, chỉ cần họ rối trí một chút sẽ không thể phân biệt được đâu là địch đâu là bạn, cho lão cơ hội mà lợi dụng.

Tôi không biết chuyện này với tôi là tốt hay xấu, mà hiện giờ cũng không nghĩ nhiều được như thế, lập tức chạy theo sau lão. Bọn họ vây kín chúng tôi, Bàn Mã một khi đánh nhau với bọn họ nhất sẽ có sơ hở cho tôi thừa cơ trốn thoát.

Không thể quay lại lều trú mưa, nếu những người này đã chờ ở đây từ sớm thì chẳng biết tình hình của mấy người A Quý và Muộn Du Bình ra sao rồi. Bản lĩnh của Muộn Du Bình và Bàn Tử dù có cao cường đến đâu thì mỗi người chỉ có một cây súng cũng đi đời nhà ma rồi, huống hồ còn bị A Quý và Vân Thái liên lụy.

Chạy trên bãi đá vừa trơn lại vừa lởm chởm này không khác nào diễn xiếc, mới chạy được mấy mét đầu gối đã bầm dập. Tôi bám theo Bàn Mã đang nhào vào một cái bóng phía trước, nhưng vì khoảng cách thay đổi nên những cái bóng vây quanh bốn bề đều không dễ nhìn ra, cũng không thấy rõ động tác của bọn họ.

Bàn Mã đâm thẳng vào cái bóng kia, dao trong tay cắt ngang màn mưa, không thể nhận ra động tác ấy lại là của một ông lão tám mươi tuổi.

Lạ một nỗi, cái bóng vẫn đứng trơ trơ ra, dường như không hề để ý đến đòn tấn công ác liệt ấy.

Trong chưa đầy mười giây, chúng tôi đã lao đến sát sạt cái bóng kia, mũi dao của Bàn Mã đổi chiều, chẳng những không chém lên mà còn khựng lại. Kế đó lão hét thảm một tiếng, dao rớt xuống đất, người bắt đầu điên cuồng lùi lại, rồi vấp phải tảng đá ngã sóng xoài.

Tôi từ bên cạnh bước tới nhìn, chân tướng của cái bóng hóa ra lại là một bộ xương khô đứng thẳng! Trên người bộ xương là quân trang và vũ trang đã mục nát thành những miếng vải đen, lưng đeo súng tiểu liên đã rỉ sét.

Da đầu tôi tê đi, lập tức lùi lại một bước, thầm nghĩ cái đệt! Mẹ nó đây là cái của nợ gì? Lẽ nào những người chết kia thật sự bơi từ dưới nước lên bờ?

Tôi có khả năng chịu đựng cú sốc tâm lý tốt hơn Bàn Mã rất nhiều, khi mưa đột ngột trút xuống tôi đã để ý thấy bộ xương khô kia chỉ dùng cành cây chống đỡ, sau lưng có một cái giá làm bằng củi.

Nơi này sao lại có người chết? Bọn họ tìm thấy thi thể dưới đáy hồ?

Tôi rùng mình ớn lạnh, nhìn kỹ mớ hài cốt kia thì thấy quả nhiên không sai. Phán đoán dựa vào quần áo và vũ trang bị nước ăn mòn, thì đây nhất địnhlà một người lính, xem ra giả thiết của tôi không sai.

Cái quái gì vậy? Nhát ma người ta à? Hay là Bàn Tử giở trò đùa dai?

Lão Bàn Mã khiếp sợ vô cùng, khi tôi quay đầu lại nhìn thì lão đã mất hút, chạy đến chỗ con la vẫn không thấy lão đâu cả.

Đầu tôi đau muốn chết, nhìn đến những cái bóng khác thì phát hiện chúng đều là xác chết, tổng cộng có thể tìm ra bảy khối, những nơi khác có còn không thì chưa thể khẳng định được.

Trời đổ mưa tầm tã, tôi không tài nào tìm được Bàn Mã, nên đành chuẩn bị đi hội quân với A Quý trước, báo cho họ biết nơi này còn có người khác.

Mấy con la có vẻ sợ những xác chết này, xua đuổi thế nào cũng không thèm nhúc nhích. Tôi đành phải cột chúng vào tảng đá, sau đó đi vòng qua mấy xác chết, đi thẳng về phía căn lều trú mưa trước mặt.

Lều trú mưa rõ ràng đã được gia cố, giữa cơn mưa lớn vẫn sừng sững không đổ, tôi vừa bước vào liền cảm thấy bốn bề lập tức trở nên yên tĩnh, nhìn quanh một vòng không thấy họ đâu.

Tôi lại chửi thầm trong bụng, mưa to thế này chẳng lẽ còn xuống nước? Mẹ kiếp, hay là xảy ra chuyện gì rồi?

Trong căn lều chồng chất rất nhiều đồ đạc được vớt từ dưới nước lên. Trong hai tuần tôi đi vắng, thành quả của Bàn Tử và Muộn Du Bình cũng thật ấn tượng.

Trong đống đồ này, những thứ bằng kim loại đều đã gỉ nát. Tôi thấy có ấm nước, súng trường súng lục, kính viễn vọng, chủy thủ dao bầu, đều là trang bị vũ khí thời đó, đúng là mang đậm không khí chiến tranh. Ngoài ra còn có rất nhiều đồ dùng hàng ngày như hộp bánh bích quy, cực kỳ chu đáo, cái gì cũng đủ, có lẽ nó được tìm thấy trong những vật thể lớn được vớt lên từ dưới đáy hồ.

Nghĩ đến mình không có hàng nóng phòng thân, tôi nhặt lên một lưỡi lê ba cạnh kiểu 56 (*), lưỡi lê này rất nổi tiếng nhưng thời bấy giờ thật ra cũng không hay được dùng. Dù sao cho đến những năm 1980 thì vũ khí cá nhân cũng có hỏa lực rất mạnh, bình thường chỉ thời điểm thi hành nhiệm vụ đặc thù mới dùng đến lưỡi lê. Chiến đấu trong rừng, người Việt Nam cũng sẽ không đấu lưỡi lê với anh.

Do nguyên liệu chế tạo tốt nên lưỡi lê cũng không hư hỏng quá nhiều, tôi nghe nói trên loại dao này thường tẩm độc nên rất cẩn thận trở tay cầm, nghĩ xem nên làm gì tiếp theo. Má! Sao lúc nào cũng phải sống chung với mưa lớn, gọi thì không nghe, nhìn cũng không rõ.

Nghĩ bụng mình ở trong lều lại trở thành mục tiêu quá lớn, không khéo Bàn Mã sẽ tìm đến truy sát, tôi lại lao vào cơn mưa, chạy đến ven hồ xem A Quý và mọi người có ở đó không.

Đi đi lại lại vài vòng, chợt thấy có người đứng gần mép nước đang kéo bè gỗ lên bờ, tôi xông tới thì nhận ra bóng lưng mỏng manh đang kéo bè đó là A Quý.

Thấy tôi xuất hiện trước mặt, anh ta ngây người, sắc mặt trắng tái thấy ghê.

“Sao chỉ có một mình anh? Mọi người đâu cả rồi?” Tôi hỏi.

Anh ta ngơ ngác đứng dại ra trong nước, cứ thế nhìn tôi chằm chằm, tôi hỏi lại lần thứ hai vẫn không hề phản ứng.

Tôi nhìn bè gỗ, vốn đinh ninh A Quý mới đi từ dưới hồ lên, chửi thầm mẹ kiếp mấy người này điên cả rồi, mưa sầm sập như thế còn ở đó mà vớt đồ! Nhưng sau đó lại thấy không ổn, nếu là như thế thì tại sao anh ta lại tự tay kéo bè trở về? Lẽ ra anh ta phải ngồi trên bờ chờ mấy người kia mới đúng chứ. Bơi trong mưa lớn rất nguy hiểm, huống chi mực nước đã dâng lên cao chừng ấy.

Mà vẻ mặt A Quý lại càng không ổn.

Tôi đến gần vài bước muốn hỏi lại cho rõ ràng, nhưng càng đến gần lại càng nhận rõ sự bất thường. Trông A Quý đờ đẫn cứ như vừa gặp chuyện gì khiến anh ta chịu kích thích cực độ, đến nỗi hồn lìa khỏi xác.

Tôi tiến lên tát cho anh ta một cái rồi gào lên: “Đã xảy ra chuyện gì?”

Lần này anh ta mới phản ứng, chớp mắt lệ đã rơi đầy mặt, mếu máo nói: “Họ… bọn họ chết cả rồi!”

Chết rồi?

Đầu óc tôi ong lên, làm sao có thể?

A Quý nói xong câu đó thì hoàn toàn suy sụp, gần như loạng choạng gục xuống mặt nước. Tôi đành phải đỡ anh ta lên dìu vào trong lều trước đã, rồi đến chỗ con la cầm mấy bình rượu gạo rót xuống, bấy giờ anh ta mới từ từ thả lỏng, nhưng tâm tình vẫn còn rất mụ mị, nói năng lẫn lộn.

Tôi vừa nghe vừa sắp xếp lại, cuối cùng cũng thông ở đây đã xảy ra chuyện gì.
Last edited by tuvi on 02 Dec 2019, edited 1 time in total.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 27: Hồ ma quỷ dị.

Sau khi tôi rời đi, A Quý cũng quay lại một chuyến, tìm vài người giúp vận chuyển lương thực và đồ đạc đến bên hồ. Thấy không có vấn đề gì, Vân Thải bèn theo họ về nhà làm việc khác, chỉ còn mình A Quý ở đây trông.

Lúc đó, Muộn Du Bình và Bàn Tử đã vớt lên được rất nhiều thứ, đồng thời phát hiện nơi có khả năng giấu kín những cái xác kia. Nhưng trời bắt đầu mưa liên miên không dứt, mực nước dần lên cao, khiến công việc trục vớt lâm vào cảnh bế tắc.

Tuy nhiên, đúng lúc này, trong quá trình sắp xếp những đồ đạc vớt được, họ tìm thấy cả một bộ trang bị bao gồm đồ lặn, dây thừng đầy đủ. Hồi xưa người ta dùng loại trang bị lặn rất nặng, để trục vớt những khối sắt dưới đáy hồ.

Bộ trang bị lặn tuy đầy đủ nhưng do ngâm nước trong thời gian dài, phần lớn là không dùng được nữa, nhưng mũ lặn được làm bằng chất liệu chống rỉ, lại được đóng gói khá kỹ trong ba lô, cho nên không bị ngấm nước, bên trong mũ vẫn còn khô ráo, chỉ có mặt ngoài là một lớp gì đó như cao su, bong tróc loang lổ.

Bàn Tử bèn nảy ra một ý, dùng cái mũ lặn này và một phần thứ giống cao su đó, làm thành một dụng cụ lặn đơn giản, không khí bên trong mũ lặn đủ để thở khoảng bảy, tám lần. Trong không khí mà con người thở ra cũng chứa một lượng lớn dưỡng khí, chút tí tẹo không khí ấy vẫn còn khá khả quan, nếu sử dụng khéo léo thì có thể tăng số thời gian lặn dưới nước lên đến năm phút đồng hồ. Trong việc lặn, dôi dư ra năm phút so với một phút đã là cách biệt một trời một vực rồi.

Thế là họ sử dụng bộ trang bị này, tìm được những hài cốt dưới nước kia.

Bọn họ sử dụng hai sợi thừng, một sợi buộc bên hông Bàn Tử. Vì mũ lặn rất nặng, cho nên chỉ đành dựa vào sức của anh ta thôi. Có thể trong quá trình nổi lên sẽ phát sinh nguy hiểm gì đó, cho nên đến lúc đấy cần có người kéo anh ta lên. Sợi thừng còn lại thì móc đầy những chiếc móc câu bằng dây sắt uốn lại, số dây sắt này dỡ ra từ khung sắt của chiếc vali da. Bàn Tử lặn xuống nước, vớt được đồ nào thì cứ móc vào đống móc sắt ấy, thế là một chuyến lặn xuống đã vớt lên được bao nhiêu là thứ.

Toàn bộ số hài cốt rải rác ở khắp nơi, sau khi vớt lên, họ dùng cành cây ghép lại để xác định số lượng người chết, nói chung quá trình rất suôn sẻ.

Sau khi vớt hết xương cốt dưới nước lên, đến khi ghép lại, bọn họ liền phát hiện ra một vấn đề – tất cả số hài cốt này đều thiếu mất bàn tay phải.

Theo phương pháp thống kê thì hộp sọ và xương chậu là căn cứ quan trọng nhất để phán đoán số lượng các bộ hài cốt, vì các loại xương khác quá lẻ tẻ, thiếu sót cái này cái kia cũng không đáng ngạc nhiên, nhưng ngay đến một bàn tay phải cũng không có thì lại quá kỳ lạ, không thể là ngẫu nhiên được.

Bàn Tử và Muộn Du Bình bắt đầu suy xét vấn đề, nguyên nhân gì đã dẫn đến tình trạng này? Trong lúc những cái xác bị ném đi, có tình huống gì đặc biệt đã xảy ra, khiến tất cả các bàn tay phải đều đứt mất, hay là bị người ta chém đứt?

Theo những gì Bàn Mã đã kể với tôi, hoàn toàn không nhắc đến chuyện chém đứt bàn tay phải của những thi thể này, mà bọn họ cũng không có lý do gì để làm vậy. Nghĩ mãi mà vẫn không có lời giải, Bàn Tử còn nghi ngờ đám người này rặt một lũ gấu chó, bị người ta chặt mất tay gấu đem làm nem công chả phượng rồi?

Cuối cùng, A Quý kết luận: Có thể những người này vốn đã không có tay phải? Tay phải của bọn họ đều giả, làm bằng gỗ, cho nên đã rữa nát hết rồi?

Nghe đến đó, tôi lại không cho là vậy. Trái lại, tôi cứ có cảm giác, trên tay phải những người này có điểm đặc biệt nào đó, thế là người ta chặt tay họ để che giấu thân phận, hoặc là đem làm chiến lợi phẩm gì đó. Nhưng Bàn Mã lại không nhắc đến việc này, lẽ nào năm đó sau khi đám người lão ta vứt xác xong, lại có người khác đến xử lý những cái xác này một lần nữa?

Nhưng phỏng đoán này của tôi ngay sau đó bị chứng minh là sai, bởi vì A Quý sau đó nói, Bàn Tử cũng nghĩ đến việc này, bèn kiểm tra xương cổ tay của các bộ hài cốt, lại không thấy vết chém, bàn tay phải cứ như thể bị bong ra một cách tự nhiên, các khớp xương cổ tay vẫn còn nguyên vẹn.

Theo lời kể của lão Bàn Mã, đội khảo cổ nọ vẫn có tay phải đầy đủ, chứng tỏ bàn tay phải chỉ bị mất sau khi chết. Bọn họ nghĩ mãi không giải thích được chuyện này, thế là lại lặn xuống nước lần nữa để tìm đầu mối.

Lặn xuống đến gần hàng rào, vẫn không tìm thấy gì nữa, Bàn Tử bắt đầu nghi ngờ các phần xương cốt còn bị cuốn vào trong phạm vi làng cổ đằng sau hàng rào nữa.

Trước khi bắt đầu lặn, bọn họ đã có ngầm thống nhất với nhau, đó là tuyệt đối không tiến vào trong làng cổ dưới đáy hồ, chỉ hoạt động trong phạm vi khá đơn giản quanh đấy. Khu vực đằng sau hàng rào sâu hơn bên ngoài đến mấy mét, hơn nữa, thám hiểm đáy hồ có mức độ nguy hiểm rất cao, chưa ai từng khảo sát qua khu vực này, nói không chừng cấu trúc ngôi làng đã quá yếu ớt, động vào phát là sụp liền, thế thì lại càng cần thêm trang thiết bị đầy đủ hơn mới được.

Nhưng mà Bàn Tử đã không đợi được nữa, anh ta nghĩ cứ qua xem một tí cũng chẳng sao đâu. Lúc này mới xảy ra một chút mâu thuẫn. Nhưng tại tôi không ở đấy, Muộn Du Bình thì chẳng bao giờ nhiều lời gì, còn A Quý thì không thể phản bác ông chủ lớn được, thế là anh ta bèn lặn xuống đó.

Đúng lúc này, lại xảy ra một biến cố không tưởng nổi.

Sợi thừng mà họ dùng lúc đó là loại thừng nilon mà A Quý mua trên huyện, bền chắc cực kỳ, lại dài hơn 300 mét, cho nên Bàn Tử không lo lắng tí gì, lặn xuống sâu hơn nữa.

Nhìn sợi dây từ từ bị kéo xuống nước, giống như lúc trước, A Quý cũng không quá lo lắng, chỉ để ý thời gian, chuẩn bị sẵn sàng đến đúng giờ thì dùng sức kéo Bàn Tử lên.

Bọn họ hẹn thời gian là bốn phút rưỡi, bốn phút rưỡi nghe thì có cảm giác lâu, nhưng ở trên bờ thì chỉ một tí là trôi qua, không lâu sau, A Quý bắt đầu kéo dây thừng, kéo được mấy cái, đột nhiên sợi thừng căng lên, kéo thế nào cũng không nhúc nhích, như là bị cái gì ở dưới đó cắn giữ lại vậy.

Suy nghĩ đầu tiên của anh ta là có lẽ bị kẹt ở chỗ hàng rào rồi, lúc trước tình huống này cũng từng xảy ra, có điều, hàng rào bị ngâm nước không biết bao nhiêu năm, xốp mềm cứ như bánh bao Vượng Tử ấy, chỉ cần kéo mạnh chút là được.

Lại dùng sức giựt mạnh vài cái, quả nhiên sợi dây lại kéo được nữa, A Quý bắt đầu thuận lợi kéo dây, nhưng lần này lại cảm thấy có gì không ổn, kéo dây lên mất ít sức hơn trước rất nhiều, cực kỳ nhẹ tay.

Cảm giác này có hơi kinh khủng, giống như khi ta câu cá, cá cắn câu, sau đó giằng co mấy giây, dây câu lại trùng, chứng tỏ mồi đã bị cắn rơi, cá thoát khỏi câu.

Hiện tại, mồi chính là Bàn Tử.

A Quý mồ hôi lạnh chảy ròng ròng, càng ngày càng thấy không ổn, sợi dây cũng càng ngày càng nhẹ, dần dần có thể nhìn thấy bóng đen dưới nước, anh ta gần như ngạt thở, đợi đến khi anh ta lôi được bóng đen lên khỏi mặt nước, thì chẳng thấy Bàn Tử đâu, thứ bị kéo lên là cái mũ lặn.

Anh ta bình tĩnh lại để suy đoán, rất có thể sợi thừng bị mắc kẹt chỗ nào đó, Bàn Tử thấy tình hình không ổn, bèn cởi bỏ mũ lặn rồi tự nổi lên. Cởi xong rồi thì thì thứ gì đó mắc sợi thừng lại cũng liền lỏng ra, như thế, Bàn Tử chả mấy chốc nữa sẽ nổi lên ngay thôi.

Lúc đó, Muộn Du Bình ở trên bờ. A Quý dần dần phát hoảng, vốn là một vụ làm ăn cực tốt, bây giờ loáng cái đã xảy ra chuyện, là phải chịu trách nhiệm rồi. Tệ hơn nữa là ở những vùng rừng núi hẻo lánh, xảy ra chuyện kiểu này, có thể sẽ bị người ta đồn đại cả đời luôn.

Anh ta vừa cởi quần áo vừa quay ra phía bờ gọi to, thấy Muộn Du Bình lập tức chạy qua, anh ta bèn nhảy xuống hồ, ôm tảng đá mà lặn xuống nước. Đáng tiếc anh ta thực sự chẳng có kinh nghiệm, chìm được mấy mét tảng đá lại tuột khỏi tay, rồi lại giãy giụa nổi lên.

Đến khi Muộn Du Bình chạy tới, A Quý kể lại tình hình vừa rồi, hắn bèn đội mũ lặn lên, nhảy xuống nước.

A Quý vừa kéo thừng vừa cầu trời phù hộ, nhưng không ngờ, đợi đến năm phút sau, không chỉ chẳng thấy Bàn Tử nổi lên, ngay cả Muộn Du Bình vừa xuống cũng không có bất cứ động tĩnh gì, sợi dây cứ thế rủ xuống nước.

Anh ta bèn kéo dây, cảm giác quen thuộc lại tới từ bên kia đầu dây. Kéo được dây ra hỏi nước, tình huống vẫn như trước: chẳng thấy Muộn Du Bình đâu nữa rồi! Ở đầu bên kia của sợi thừng vẫn chỉ còn lại chiếc mũ lặn.

Tôi nghe xong mà hoang mang, trong đầu rối như tơ vò, cảm giác không thể tiếp nhận nổi, thật là phét lác, chuyện thế này làm sao mà xảy ra được? Nhưng tôi cũng biết rõ, A Quý không thể nào nói dối, vậy chuyện này đối với tôi quả thực là quá đáng sợ!

Tôi hỏi A Quý chuyện này xảy ra khi nào? Anh ta đáp, cho đến giờ là sắp hai tuần rồi. Sau lúc đó, anh ta ở trên mặt hồ đợi nguyên một ngày một đêm, nhưng không có cái gì nổi lên nữa.

Hai tuần rồi? Cho dù có là kình ngư giỏi đến đâu đi nữa mà ngâm nước suốt hai tuần thì cũng chết chắc. Thảo nào A Quý nói bọn họ đã chết, bất kể là nguyên nhân gì khiến bọn họ cởi mũ lặn ở dưới nữa kia, thì cái chết cũng là chắc chắn.

Sau ngày hôm đó, ngày nào A Quý cũng kiểm tra mặt hồ một vòng, xem có cái xác nào nổi lên không, nhưng vẫn chẳng thấy gì. Anh ta nghĩ dưới đáy hồ có quái ngư nào đó đã ăn thịt bọn họ rồi, nhưng cũng không thấy bất kỳ vết máu hay dấu vết tấn công nào trên mũ lặn.

Tôi nhìn cái mũ lặn, thấy Bàn Tử đã chỉnh sửa nó khá là thú vị, khiến nó trở nên rất khó cởi khi ở dưới nước, chuyện này đã biến thành “vấn đề sống còn” rồi.

Tôi từng lặn xuống đáy nước rồi, biết tình hình dưới đó như thế nào, mặc dù tiến vào làng cổ có những mối nguy tiềm tàng, nhưng cũng không thể khiến bọn họ tiêu tốn nhiều sức lực vào việc cởi mũ lặn.

Có phải là bệnh DCS? Lặn xuống càng sâu, tỉ lệ oxy hít vào cần phải được điều chỉnh, nếu không sẽ xảy ra tình trạng say ngứa...(DCS (decompression sickness) là căn bệnh có thể xảy ra khi lặn sâu và có khả năng gây chết người. Không khí chúng ta thở là hỗn hợp của nhiều chất khí trong đó đa phần là nito và oxy. Cả hai đều hòa tan trong máu, nhưng nito là khí trơ và bị loại bỏ khi chúng ta thở ra. Càng lặn sâu áp lực nước càng tăng, số lượng nito hấp thụ cũng tăng. Khí này vẫn hòa tan trong máu và cơ cho đến khi người lặn trở lại vùng áp suất bề mặt. Khi nổi lên, nito sẽ khuếch tán ra khỏi cơ và bị loại bỏ khi thở ra, nhưng nếu nổi lên quá nhanh, khí nito có thể bị tạo thành những bọt khí trong máu và cơ, dẫn đến các triệu chứng như: đau mỏi ở khớp và cơ, ngứa ngáy khó chịu, da phát ban do những bong bóng hơi bên trong và dưới da, nhức đầu, nôn mửa. Thậm chí có thể rách mạch máu. Hậu quả có thể nghiêm trọng hơn nếu các bong bóng khí đi vào não và tủy sống. Từ tiếng Trung gọi chung chung các triệu chứng này dưới cái tên “say ngứa” )

Nhưng đó cũng không phải say rượu, không thể say đến mức thoát y luôn được.

Chắc chắn đã có chuyện gì đó xảy ra dưới nước, khiến bọn họ không thể không cởi mũ lặn. Hơn nữa, Muộn Du Bình cũng phải cởi mũ lặn, chứng tỏ điều đó không có sự lựa chọn khác. Hắn ta không hay nảy ra mấy ý tưởng linh tinh giống Bàn Tử.

Như vậy, sau khi cởi mũ lặn, vì sao bọn họ không nổi lên nữa? Lẽ nào, khi gặp phải chuyện này, cuối cùng đã dẫn đến sự cố nào đó?

Tôi lặn lội đường xa, cả thể xác lẫn tinh thần đều mệt mỏi, lại gặp phải tình huống khó giải quyết như vậy, quả thực có chút luống cuống, nhưng tôi tuyệt đối không thừa nhận là bọn họ đã chết. Bọn tôi đã trải qua nhiều chuyện đến thế, nhiều lần có thể chết luôn ở bất kỳ đâu rồi, nhưng đều tìm được đường sống trong chỗ chết, bọn họ làm sao có thể chết trong một hành trình nửa du lịch nửa điều tra này được?

Nói thì nói vậy, tôi suy xét thật kỹ vấn đề, tim gan vẫn còn nhức nhối, lập tức không trông mong vào số đỏ nữa. Sự cố sẽ không nói lý với anh đâu, cho dù trước đây anh có gặp nguy hiểm lớn hơn nữa, thì đến lúc anh phải chết, làm sao cũng không tránh được. Trong lịch sử có vô vàn đại anh hùng cả đời gió mưa bão táp, cuối cùng lại chết trong tay một nhân vật nhỏ bé bình thường. Lẽ nào ông Trời lại trêu ngươi tôi, hai người họ cứ như vậy liền mất?

Suy nghĩ một lúc, tôi vẫn không tài nào tiếp thu được việc này, thật là phiền não. Nghĩ thầm, lúc đó trời đang mưa, tầm nhìn trên mặt hồ chắc chắn là không rõ ràng, có lẽ bọn họ đã nổi lên rồi, nhưng cách A Quý khá xa, cho nên anh ta không nhìn thấy, sau đó vì nguyên nhân nào đó mà một mình lên bờ.

Bất kể thế nào, có chuyện thì vẫn phải làm. Bất kể bọn họ có phải là gặp sự cố gì hay không, tôi vẫn phải lặn xuống dưới xem đến cùng xem sao. Sống phải thấy người, chết phải thấy xác.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 28: Một mình xuống nước.

Mưa vẫn rất to, cứ như điên cuồng vậy. Ở Hàng Châu, mưa lớn như vậy thường không lâu đến thế.

A Quý đã không thể giúp tôi được nữa, tôi đoán là anh ta sợ tôi cũng sẽ biến mất giống như hai người kia, anh ta không chịu nổi thêm một cú sốc như thế nữa. Tôi kể anh ta nghe chuyện Bàn Mã dẫn tôi tới, bảo anh ta phải cẩn thận, mặc dù tôi nghĩ lúc này Bàn Mã có lẽ cũng đã suy sụp lắm rồi. Anh ta muốn đi dọn dẹp những bộ hài cốt kia, tôi bảo không nên, có chúng ở đấy, ít nhất cũng đề phòng được nếu Bàn Mã quay về. Xem ra khó lòng có thể nói lý gì với lão ta được nữa. Tôi thật không ngờ người này lại có thể hung ác đến mức này.

Quay về bên con la, tôi dỡ bộ đồ lặn trong đống hành lý xuống, vội vã đến bên bờ hồ. Tôi không thể chờ thêm một phút nào nữa, tôi phải đi kiểm chứng ngay.

Mặc nguyên bộ đồ vào, hồi ở Hải Nam tôi đã quen với việc lặn, lúc này không căng thẳng chút gì, đội mưa gió, thúc bè gỗ chèo ra giữa hồ.

Đeo chân vịt vào, chả mấy tôi đã bơi ra đến trung tâm hồ. Mưa xối xả rơi xuống mặt hồ. Vô vàn những hạt mưa đập xuống mặt nước vang lên những âm thanh đinh tai nhiếc óc, thứ âm thanh khó lòng miêu tả nổi ấy khiến lòng tôi bình tĩnh hơn một chút. Tôi nhìn quanh tìm kiếm xem có dấu vết gì do hai người kia để lại lúc trước không, nhưng trong tình cảnh này thì chẳng thể tìm kiếm nổi cái gì, đành chọn đại khái một hướng, sau đó đeo kính lặn, lặn xuống nước.

Có kinh nghiệm của lần trước, lần này tôi ung dung hơn một chút, biết cứ lặn kiểu này chắc chắn sẽ không xuống được tận dưới đáy, bèn quyết định lơ lửng ở đó một lúc, quan sát đại khái tình hình.

Đến vị trí lần trước lặn xuống, tôi lại cắt dây thừng, thở hết không khí ra khỏi phổi, như vậy sẽ không bị nổi lên quá nhanh, đồng thời vung vẩy tay chân để bản thân giữ nguyên ở độ sâu hiện tại.

Có kính lặn, quanh cảnh dưới nước trở nên rõ ràng hơn, tiếc là lúc này ánh sáng lại u ám hơn trước nhiều. Tôi vừa khua chân để giữ thăng bằng, vừa cố gắng chìm xuống sâu hơn một chút, một tay khua đèn, bắt đầu chiếu vào chỗ sâu hơn.

Không lâu sau, cả một thế giới dưới đáy hồ màu xanh xám với các đường nét rõ ràng dần dần xuất hiện trước mắt tôi.

Tôi đạp hai chân, bơi về phía trước. Đèn pin chỉ chiếu sáng được từng phần một, không thấy rõ toàn cảnh được, chỉ có thể dựa vào trí nhớ mà tưởng tượng chắp nối các mảnh nhỏ lại. Cũng may tôi học kiến trúc, có một cách ghi nhớ đặc biệt đủ để tôi ghép các bộ phận nhỏ được ghi nhớ trong đầu thành một chỉnh thể.

Đây là một thế giới đơn sắc, toàn bộ chỉ một màu xanh đậm của nước hồ. Bơi về phía trước một đoạn ngắn, tôi phát hiện quả đúng như tôi nghĩ, lối vào kéo dài đến tận đáy lòng chảo tối mịt, cả một sường dốc phủ đầy trầm tích gỗ. Đáy hồ không hoàn toàn bằng phẳng mà là cả một thung lũng gồ ghề lại rất sâu dưới mặt nước, hàng rào được dựng men theo sườn núi, ở phía nam thung lũng.

Quãng thời gian kế tiếp, tôi không ngừng nổi lên lại chìm xuống, liên tục thay đổi vị trí của mình. Trong một phút ngắn ngủi, tôi quan sát hết tình hình dưới đáy nước.

Càng ngày càng nhiều chi tiết xuất hiện trước mặt, làng cổ dưới nước âm u này có quy mô cũng phải tương đương với bản làng người Dao chúng tôi tới, tổng cộng khoảng chừng năm, sáu mươi hộ gia đình, đa phần là nhà sàn. Xem mức độ bào mòn thì có thể thấy những ngôi nhà cổ này không phải xây từ thời cận đại, phong cách quá đỗi cổ xưa, những chi tiết đặc thù của dân tộc Dao vô cùng rõ nét, không giống nhà sàn thời nay Tây chả ra Tây Ta chả ra Ta.

Vị trí chúng tôi lặn xuống trước kia tôi vẫn còn chút ấn tượng, Bàn Tử cũng từng nhắc đến khu vực hàng rào tre. Tôi sục tìm cả một quãng đó, chả mấy chốc thấy một cái phao đánh dấu rất nhỏ, đồng thời cũng nhìn thấy dãy hàng rào tre.

Tôi lập tức lặn xuống, nhưng dưới nước chẳng có gì cả, không có chút dấu vết nào chứng tỏ bọn họ từng tới đây, cũng không có bất kỳ khác thường gì.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 29: Cổ thụ

Bàn Tử và Muộn Du Bình chắc hẳn phải gặp chuyện gì đó ở chỗ này, vì một lý do nào đó mà tôi không biết, tháo dây thừng, sau đó biến mất dưới đáy hồ sâu hơn mười mét.

Không có đồ lặn, bọn họ ở dưới nước chỉ có thể chịu được khoảng một phút, trong một phút họ có thể đi đâu được chứ? Tôi không muốn tin vào mấy thứ quỷ quái như là bị ma nước ăn thịt gì đó. Dựa theo thực tế mà suy đoán, khi ở dưới nước, tối đa cũng chỉ bơi ra xa được khoảng hai mươi ba mét, nói cách khác, trừ phi lúc đó có một con tàu ngầm đến tiếp ứng cho bọn họ, bằng không thì chẳng làm gì được cả, cũng không thể đi đâu hơn được nữa. Chắc chắn bọn họ chỉ ở quanh đây thôi.

Thế nhưng, khắp bốn phía chẳng có gì cả, dưới đáy hồ tĩnh lặng trống không.

Điều kỳ quái nhất trong chuyện này đó là hai chi tiết: phải cởi mũ lặn và tháo dây thừng.

Đội mũ lặn này vào rất phiền phức, nó có khóa kéo ở phía sau, hơn nữa lại rất dài, muốn cởi ra phải mất chừng mười đến hai mươi giây, lại phải tháo dây thừng, nhanh nhất cũng đã mất thêm năm giây rồi. Hai mươi lăm giây này là đối với Muộn Du Bình, còn với thể chất và tố chất tâm lý của Bàn Tử, e là phải lâu hơn một chút nữa.

Ngoài ra, mũ lặn này không làm ảnh hưởng đến hành động của họ, khi bị tấn công còn có thể dùng làm công cụ phòng thủ, dù là về tình hay lý thì cũng không cần thiết phải cởi nó ra làm gì.

Rốt cuộc là chuyện gì xảy ra, lại khiến bọn họ buộc lòng phải cởi mũ?

Bởi vì ngay đến cả Muộn Du Bình cũng phải cởi mũ ra, như vậy chắc chắn không phải ý tưởng đột nhiên nghĩ ra, người này tính cách của hắn đáng tin hơn Bàn Tử nhiều, cởi mũ chắc chắn phải là một hành động cần thiết.

Nếu bọn họ đã có thể ung dung cởi mũ lặn ra, thì có lẽ không phải gặp sự cố gì cấp bách như bị động vật tấn công chẳng hạn. Có lẽ bọn họ đã gặp phải chuyện gì kỳ quái, nhưng là một chuyện kỳ quái cho phép bọn họ có thể ung dung suy nghĩ, rồi đưa ra phán đoán “có thể cởi mũ lặn, sẽ không gặp nguy hiểm” hoặc “có thể cởi mũ lặn, nguy hiểm đã ở trong phạm vi khống chế”.

Có thể xác định một điều rằng, chắc chắn chuyện này xảy ra ở xung quanh đây thôi.

Cứ thế phân tích từng bước từng bước làm tôi dần dần bình tĩnh lại, liếc nhìn ngôi làng cổ dưới sườn dốc sâu thẳm nơi đáy nước, bỗng nhiên cảm thấy một sự lạnh lẽo quỷ dị từ dưới đống hoang tàn này. Phải chăng bọn họ ở bên trong làng cổ dưới đáy hồ này?

Nhưng sao có thể bơi từ đây đến làng cổ trong một phút được. Điên rồi mới cởi dây bơi vào đó, khác gì tự sát đâu.

Tôi thử tưởng tượng lại tình huống lúc đó, nhìn khắp xung quanh lại không thấy có chỗ nào phải cởi dây mới đi qua, hay phải cởi mũ lặn xuống mới chui qua được.

Xung quanh toàn là bãi đá sạch sẽ, tôi chậm rãi bơi, thấy tình hình xung quanh quá đơn giản. Nhờ ánh đèn cường lực và kính lặn, tầm nhìn của tôi rất rõ ràng. Chỉ có một khả năng duy nhất, đó là khu vực bên dưới sườn dốc đá này, gần dãy hàng rào tre, ở đó còn có mấy khúc gỗ mục cực lớn chìm dưới đáy.

Mấy khúc gỗ mục khổng lồ này nhất định là cây đại thụ ngoài cổng làng năm xưa, bây giờ tất cả cành non và lá cây đều mục nát thành bùn rồi, chỉ còn thân cây là chưa rữa nát hết.

Vô số cành cây rơi vãi chất thành đống xung quanh thân cây, tạo thành những đống cành cây to tướng trông như bụi rậm héo rũ vậy, đan xen khắp nơi, bị chất vôi có trong nước phủ một lớp trắng lên trông như đá tảng.

Nếu Bàn Tử phát hiện vật gì ở trong đó, rất có thể anh ta sẽ cởi dây mà chui vào, bởi vì dây thừng rất dễ bị mắc kẹt trong đống cành cây, cùng với mũ lặn nặng nề, anh ta sẽ không thể thò đầu vào xem được.

Nghĩ đến đây, tôi thoáng rùng mình, trong đầu nảy ra một ý tưởng hết sức kinh khủng: Có lẽ nào, Bàn Tử phát hiện ra cái gì trong đống cành cây đó, bèn cởi mũ lặn và dây thừng ra để xem, kết quả là bị kẹt ở trong đó. Sau đó, Muộn Du Bình vì cứu Bàn Tử, cũng cởi mũ lặn và dây thừng, kết quả cũng lại kẹt ở trong, thế là hai người đều cùng chết chìm, thi thể cũng không thấy đâu nữa.

Nếu quả thực như vậy, tôi sẽ phải đối mặt với một cảnh tượng cực kỳ khủng khiếp: trong đống cành cây này là thi thể bị ngâm nước suốt hai tuần của hai người bọn họ.

Tôi không dám bơi qua đó, nhưng lập tức ép buộc bản thân mình phải khua chân vịt, hiện giờ không thể trốn chạy được.

Giữ một khoảng cách, tôi bơi lên phía trên đống gỗ mục này, soi đèn xuống chiếu xem. Thấy phía dưới đó là một khu vực rộng khoảng một sân bóng rổ, toàn là những cành cây trắng ởn, đan cài vào nhau suốt một quãng trông như lưới sắt vậy. Ánh sáng chiếu xuyên qua kẽ hở các cành cây mà xuống, hết lớp này đến lớp nọ, nếu mắc kẹt ở trong này thì có là Đại La thần tiên cũng không thoát ra nổi.

Giữa các cành cây đan xen quả thực có một vài chỗ hổng khá lớn, hình như là do có người xô mạnh vào mà thành, nhưng trong đó không có thi thể của Bàn Tử và Muộn Du Bình.

Tôi tìm kiếm một lượt, quả thực không có, bấy giờ mới thở phào một hơi, cắn răng lặng xuống, đến gần một đống cành cây.

Tiến sát lại gần, tôi nín thở ngó vào nhìn, lập tức nhận ra mình đã lầm rồi, những đống cành cây này không thể khiến người ta bị kẹt mà chết được. Nhiều cành bị gãy chưa nói, bên trong còn rữa nát như bột phấn, đưa tay ra gõ một cái đã gãy lia lịa. Chẳng qua chúng có thể giữ nguyên hiện trạng là nhờ một lớp chất vôi mỏng bao phủ bên ngoài gắn kết mà thôi, thứ này không chịu được lực, cho dù có bị rơi xuống đây, thì giãy dụa vài cái là thoát ra được rồi.

Trong những lỗ hổng nọ quả thực có vô số mảnh vôi vỡ vụn và những “cành cây vôi” đứt gãy chất hàng đống lộn xộn ở khắp nơi, có lẽ là do Bàn Tử đã sục sạo vào đây để tìm hài cốt. Dí đèn pin lại gần để chiếu xuống dưới, cũng không thấy gì khác thường, chứng tỏ bọn họ không tìm thấy gì dưới này.

Tôi không khỏi cười khổ, nếu không phải vì lý do này, vậy rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra? Vì sao đang yên đang lành tự dưng lại biến mất dưới đáy hồ? Chẳng nhẽ lại đúng như lời A Quý nói, dưới hồ có ma quỷ quấy phá chăng?

Đúng vào khoảnh khắc ấy, tôi thậm chí đã nảy ra một ý nghĩ, cởi hết đồ lặn ra, để xem rốt cuộc sẽ xảy ra chuyện gì, vất vả lắm mới nhịn được, không làm cái chuyện hoang đường này.

Bên dưới những cây gỗ mục này là ngôi làng cổ, tôi dõi mắt nhìn bao quát xuống phía dưới, thấy toàn là những mái ngói lớp lớp, không thấy bên trong. Chỉnh nấc đèn pin đến cường độ cao nhất cũng vô ích, không có tia sáng nào chiếu ra được cái gì, ngược lại càng khiến ngôi làng trở nên sâu thẳm tĩnh mịch.

Tôi bình tĩnh lại, chuẩn bị tiếp tục tìm kiếm, khua đèn một cái. Không ngờ ngay trong lúc quay đầu đi, tôi đột nhiên cảm thấy bên trong làng cổ kia có gì đó thay đổi.

Vội vàng quay đầu lại xem, chỉ thấy ở nơi sâu thẳm bên trong ngôi làng, chẳng biết từ khi nào xuất hiện một điểm sáng màu lục cực kỳ quái gở, cứ như thể một ngọn đèn cô độc lạnh lẽo được thắp sáng giữa màn đêm tối tăm.

Dưới làn nước sâu, quầng sáng xanh lạnh lẽo nom cứ như ánh lửa ma trơi từ cõi u minh vọng lại, trong mờ mờ ảo ảo, đầu óc tôi tức thì trống rỗng, cứng đơ ra như bị bóng đè, tim đập bình bịch, lồng ngực tắc nghẹn đến không thở nổi.

Cái đệt! Thế là thế nào? Đấy là ánh sáng gì? Lẽ nào trong làng cổ có người??

Lẽ nào Muộn Du Bình và Bàn Tử đang ở trong làng cổ này, không những còn sống, mà còn đang hoạt động?

Nhưng đây là dưới đáy hồ sâu những mấy chục mét, trong một ngôi làng cổ ẩn mình suốt mấy ngàn năm, bọn họ không có oxy, làm sao có thể sống được ở dưới nước trong một thời gian dài như vậy?

Cứ coi như là đèn pin đi, thì trải qua hai tuần lễ cũng đủ hết sạch pin rồi, hơn nữa, thứ ánh sáng này có cảm giác quỷ dị đến mức không diễn tả nổi, chắc chắn không phải phát ra từ đèn pin, càng không thể là ánh lửa. Cảm giác khó thở ngày càng mãnh liệt, chẳng lẽ là oan hồn năm xưa chết dưới đáy hồ, không thành Phật mà thành ma, vẫn lởn vởn mãi trong đống phế tích hoang tàn này? Phải chăng đây chính là ngọn đèn năm xưa của người Dao, vượt qua ranh giới giữa chốn âm tỳ địa ngục và nhân gian, để chỉ đường dẫn lối cho những âm hồn vong linh quay trở về quỷ vực?

Ở ngay giữa bóng tối sâu thẳm lạnh lẽo nơi đáy hồ, một cảm giác quái gở không rõ dần dần dâng lên, khiến tôi không kìm được mà muốn bơi về phía ánh đèn nọ, cứ như người đi lạc trong núi nhìn thấy ánh lửa vậy. Trong nháy mắt đó, một linh cảm lóe lên trong đầu: phải chăng chính vì nhìn thấy đốm sáng này, cho nên Bàn Tử với Muộn Du Bình mới biến mất?

Chẳng lẽ mấu chốt chính là ở đây? Tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì?

Tôi không kịp bình tĩnh lại, quan sát khắp bốn phía, chỉ sọ có gì đột ngột ập đến đầu mình. Nhưng nhìn khắp xung quanh một lượt, vẫn chỉ có sự tĩnh lặng tột cùng, chiếu đèn pin xuống, vẫn không thấy gì khác thường.

Quay đầu nhìn lại, ánh đèn xanh biếc lẻ loi nọ càng ngày càng tối đi.

Một cảm giác hoảng loạn không biết từ đâu bắt đầu dâng lên trong lòng tôi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 30: Ánh đèn dưới đáy nước

Ánh đèn lẻ loi trong làng cổ dưới đáy hồ, không biết nằm ở chính xác vị trí nào. Là ở chỗ sâu tít dưới đáy kia, hay từ một ô cửa sổ nào đó trong ngôi làng?

Màu sắc của ánh đèn thực sự khó lòng miêu tả nổi, rất đục, như thể bị người ta chụp lên một lớp vải bọc màu xanh sẫm vậy, mờ mờ ảo ảo, không giống ánh đèn dầu của nhân gian.

Cái hồ nước quỷ dị này đã khiến tôi phải kinh ngạc quá nhiều lần, dưới vẻ đẹp tĩnh mịch thanh tịnh kia lại ẩn giấu quá nhiều bí ẩn. Rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra ở đây, lại khiến tất cả mọi thứ như thể bị nguyền rủa?

Trong cảnh u ám như thế, tôi một mình lặn xuống đáy hồ, không có bất kỳ trợ giúp nào, lần đầu tiên tôi cảm thấy hoảng loạn và cô độc vô cùng.

Cái cảm giác tuyệt vọng mà bất lực đó còn khiến tôi sợ hãi hơn cả cái chết.

Trong một chốc, tôi đã nghĩ đến loài cá xấu xí phát ra ánh sáng để dụ dỗ con mồi dưới đáy biển sâu. Ngôi làng cổ này như thể một sinh vật khổng lồ đang sử dụng ánh sáng của nó để dụ dỗ con mồi tự chui đầu vào lưới.

Liếc nhìn đồng hồ dưỡng khí, khi sợ hãi, tim đập mạnh khiến dưỡng khí tiêu hao rất nhanh, nhưng từ đầu đến cuối vẫn không thể nào thoát khỏi cơn ác mộng sởn tóc gáy này.

Tôi kiềm chế nỗi sợ hãi của mình, trong lòng tự nhủ: “Nếu muốn biết rõ chân tướng, e rằng mình phải mạo hiểm một phen. Nếu Bàn Tử và Muộn Du Bình còn sống, như vậy bọn họ chắc chắn đang ở trong một tình huống cực kỳ quỷ dị, mà mình là hy vọng duy nhất của họ. Nếu mình đã đến đây rồi, căn bản là không có đường lui, ánh đèn xanh lét này, dù là hung hay là cát, thì cũng là đèn chỉ đường cho mình.”

Cứ như đang thôi miên chính mình vậy, nhưng trong hoàn cảnh lúc này, tôi thực sự không biết phải lấy đâu ra dũng khí để đi sâu xuống đó nữa. Lẩm nhẩm đến lần thứ ba, cảm giác hoảng loạn dần vơi bớt một chút, vì vậy tôi bèn rút lưỡi lê ra, cầm chắc trong tay, thực ra tôi không biết thứ này có thể đối phó gì được với ma quỷ không, tóm lại là cứ liều đi.

Tôi khua khoắng tay chân, lặn sát xuống bãi đá dần tiến về phía ngôi làng cổ. Lặn xuống không được bao lâu, ánh đèn âm u nó dần dần bị các ngôi nhà cổ che khuất mất, không nhìn thấy nữa, bóng tối dần lan tràn trở lại, một lần nữa, ngôi làng nọ lại quay về với bóng tối âm u.

Tôi dần bình tĩnh lại, như một kỳ tích, nỗi sợ hãi dần dần lui bước, xem ra nỗi sợ đó hoàn toàn đến từ ánh đèn xanh âm u nọ, tôi không khỏi thở phào nhẹ nhõm.

Với tính cách của tôi, nếu ánh đèn nọ mà từ từ tiến lại gần, thế nào tôi cũng bị dọa đến phát điên lên mất.

Vị trí hiện nay của tôi cách biên giới ngôi làng không xa lắm, từ từ tới gần, phát hiện dốc đá sát biên giới ngôi làng cũng có rất nhiều gỗ mục, có thanh còn đứng thẳng, có thanh đã sập, vắt ngang dưới đáy hồ, chứng tỏ trước khi ngôi làng này bị nước nhấn chìm, xung quanh nó là một rừng cây rậm rạp, bốn bề đại thụ san sát, phong thủy quá tốt.

Lặn xuống không được bao lâu đã đến làng cổ, mái nhà sàn gần nhất chỉ cách tôi có hai, ba mét.

Do trượt từ trên dốc xuống, độ sâu có lẽ đã vượt quá bảy mươi mét, tức thời tôi chưa kịp thích ứng với áp suất nước. Đúng là “Chẳng rõ Lư Sơn hình dáng thật/ Bởi thân đang đứng ở chốn này”(trích bài “Đề Tây lâm bích” của Tô Thức), đứng ở đây rồi, chẳng nhìn thấy toàn cảnh ngôi làng nữa, chỉ thấy tầng tầng lớp lớp những ngôi nhà san sát, mà ánh sáng xanh âm u ở cách đó không xa.

Cùng với đó, tôi còn nhìn thấy dưới chân mình, ngay sát mép làng, có rất nhiều tấm bia đá dựng thẳng, trông như những bia mộ.

Tôi liền lặn xuống một tí, dùng đèn pin soi thử xem, thấy trong thành phần của bia đá này có chất vôi, bị hòa tan bớt trong nước, khiến cả tấm bia nham nham nhở nhở. Không nhìn rõ chữ trên bia, nhưng chắc chắn không phải bia mộ, là một loại bia đá đặc thù của người Dao người Mèo.

Người Dao cổ có truyền thống ghi lại luật lệ trên bia đá, khi trong làng có những việc cần đến tập thể giải quyết, họ sẽ mở một cuộc họp bia đá, thống nhất lập một bia đá trong làng, gọi là “bia đá luật”. Có thể coi nó như luật điển của dân Dao vậy, tất cả mọi người, kể cả Vua Dao cũng đều phải tuân thủ.

Người Dao gọi tấm bia đá dạng này là “A Thường”.

Loại pháp lệnh này thiêng liêng hơn tưởng tượng của người Hán nhiều, người Dao quan niệm “bia đá nặng hơn trời”, thời cổ đại không ít lần người Dao người Hán xung đột với nhau, chẳng qua cũng là bởi người Hán muốn động đến bia đá luật mà ra. Mỗi tấm bia đá đều có một người trông coi, gọi là “người đứng đầu bia đá”, quyền hành rất lớn.

Ở đây có rất nhiều bia đá, nếu là loại bia đá luật, bên trên chắc chắn ghi chép lại những sự kiện quan trọng, đáng tiếc chữ viết đã mòn vẹt đi không đọc rõ được nữa. Mặt khác, nhiều tấm bia đá luật do nội dung có liên quan đến những bí mật nội bộ sâu xa khó hiểu từ thời xa xưa, cho nên bia không có chữ, đương sự năm xưa hoàn toàn tự giác mà tuân theo luật lệ đã định.

Dù thế nào đi nữa, nếu có thể đọc được chữ trên bia đá, ít nhiều cũng biết được ngôi làng cổ này rốt cục đã gặp phải chuyện gì.

Lướt qua các tấm bia, một lần nữa tôi lại nổi lên phía trên ngôi làng. Khoảng cách rất gần, những ngôi nhà sàn hoang tàn cùng những con đường nhỏ dần trở nên rõ ràng hơn. Ánh đèn xanh âm u lại hiện ra, không nhìn thấy nguồn sáng, nhưng quầng sáng mờ mờ ảo ảo đã ở ngay phía trước.

Da gà da vịt tôi nổi hết cả lên, tim càng đập bình bịch, cảm giác hoảng loạn sợ hãi gần như không giảm bớt tí nào, chỉ loáng đã tràn ra khắp các giác quan. Cùng lúc đó, tôi cũng cảm thấy nỗi sợ hãi này có gì đó vô cùng khác thường, như thể đến từ nơi ký ức sâu thẳm nhất, nguyên thủy nhất trong tôi, không cách nào miêu tả được, càng không tài nào xua tan được.

Rốt cuộc tôi đang sợ cái gì?

Từ độ cao này nhìn xuống một ngôi làng cổ ngàn năm, trên thế giới này người có trải nghiệm giống như tôi đây chỉ e không quá trăm người. Ngay phía dưới đây, buông tay một cái là chạm đến được mái nhà sàn bằng gỗ mục nát, cứ như thể đang dạo chơi lơ lửng giữa không trung của con đường mòn cổ xưa hoang vắng. Trong đầu không khỏi tưởng tượng lại khung cảnh của hàng ngàn năm về trước, nhưng ngay lập tức lại bị dòng nước cuốn trở về hiện thực, cái cảm giác đan xen này khiến người ta cảm thấy mọi thứ rất không thật.

Lần đầu tiên nhìn thấy ngôi làng cổ dưới đáy hồ này, tôi cảm thấy làng cổ này có phần rất giống Ba Nãi, nhà sàn bằng gỗ cứ san sát, dày đặc, giữa những ngôi nhà sàn hai đến ba tầng thi thoảng lại xen kẽ những bậc thềm đá và con đường mòn lát đá rộng đủ ba người cùng sánh bước. Tất cả những ngôi nhà sàn đều mục nát, trông như thể sẽ sụp xuống bất cứ lúc nào vậy, có phần mái của nhà này lại đổ nghiêng lên tường của nhà khác, tạo thành hình chữ “môn” (门).

Tôi bơi lửng lơ ngay phía trên những chữ “môn” ấy, nhìn những bọt khí do chính mình thở ra, không kìm được mà vươn ra chụp lấy nó. Bơi vào trong làng rồi, chỉ cần có gì bất ngờ xảy đến, những ngôi nhà gỗ này sẽ đổ sụp, chạy không kịp là bị chôn sống. Một khi đã bị chôn sống dưới đáy nước, tức nghĩa là đừng mong chờ một cơ hội được cứu sống nào.

Bơi lướt qua mấy ngôi nhà sát đổ nát tan hoang, ánh đèn càng ngày càng gần lại, tim càng ngày càng đập mạnh, cảm giác ngộp thở ngày càng tăng.

Từ góc này mà đoán, có lẽ ánh sáng đến từ một ngôi nhà cổ nào đó quanh đây, có thể là chiếu từ cửa sổ ra ngoài.

Đang định nghiến răng kiên trì lặn tiếp, bỗng xung quanh tối sầm lại, ánh sáng biến mất.

Tinh thần đang ở trạng thái căng thẳng, sự việc đột ngột này khiến tôi suýt thì ngất xỉu tại chỗ, ống hít thở tuột ra khỏi miệng. Nhưng trong nháy mắt đó, tôi đã nhìn thấy chỗ ánh sáng phát ra. Đó là một ngôi nhà sàn hình tháp khổng lồ sừng sững, được ghép lại từ mấy ngôi nhà sàn, có lẽ là lầu tháp của gia tộc lớn ở đây. Thường thì gia tộc nào lớn giàu có nhất làng sẽ tập hợp lại xây dựng kiến trúc như thế này. Nhưng trong nháy mắt đó quá nhanh, chưa kịp nhìn rõ ánh đèn phát ra từ ô cửa sổ nào.

Tôi từ từ lặn xuống, bật đèn pin lên soi, lập tức ngẩn ra vì sửng sốt.

Trời ạ! Đây là tòa nhà gì?

Tòa lầu tháp này bên ngoài kết cấu lại bằng đá, hơn nữa, mái ngói diềm cong, lối kiến trúc kiểu An Huy.

Đây không phải là lầu tháp của dân tộc Dao, mà là kiến trúc của người Hán.

Thế là thế nào? Trong ngôi làng cổ của người Dao, sao lại có kiến trúc của người Hán?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 31: Đại viện Dao gia.

Mèo Dao với nhà Hán xưa nay ở thế không đội trời chung, chia nhau ra mà sống, rất khắt khe với huyết thống và sự riêng tư của mình, đặc biệt là khu vực phía Nam, vốn là nơi xảy ra nhiều xung đột giữa các dân tộc thiểu số nhất từ xưa đến nay. Thời cổ đại có cuộc chiến loạn Tam Miêu (Thời vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, bộ lạc Hoa Hạ cùng liên minh bộ lạc Mèo Man tranh đoạt vùng Trung Nguyên, chiến tranh liên tục hơn mười năm, cuối cùng Hoa Hạ chiếm ưu thế, từ đó dung hợp Mèo Man cả về văn hóa lẫn huyết thống. Mèo Man là một thuật ngữ, nghĩa rộng để chỉ liên minh bộ lạc Mèo Man – một cộng đồng người rất thịnh vượng phát triển vào thời đó, nghĩa hẹp để chỉ một nhánh nhỏ của cộng đồng người này đã xảy ra chiến tranh với Nghiêu Thuấn Vũ. Khu vực sinh sống của họ ở khoảng giữa hồ Động Đình và hồ Phàn Dương, ranh giới phía Bắc ở chân núi phía nam của Phục Ngưu sơn, bao gồm toàn bộ khu vực bồn địa Nam Dương).... hồi trước Giải Phóng vẫn còn cổng thôn của người Hẹ. Hồi đó chỉ vì một cái giếng nước, một con kênh con rạch ở giữa hai tộc Hán Mèo, thậm chí giữa hai bản làng người Dao, đều có thể biến thành một trận giết chóc thảm liệt vô cùng, trực tiếp thúc đẩy cho sự ra đời của cuộc vận động Thái Bình Thiên Quốc.

Có thể nói, trong quá khứ, giữa các dân tộc tồn tại những mối hiềm nghi và ngăn cách, xung đột như nước với lửa, cho nên Hán Dao ở cùng nhau hoàn toàn là chuyện không thể xảy ra. Dù người Dao có chịu cho người Hán định cư trong bản làng của mình đi nữa, người Hán cũng chỉ được phép ở trong nhà người Dao thôi, chắc chắn không lý nào Vua Dao lại cho phép người Hán xây dựng thứ lầu gác to lớn diễu võ giương oai cỡ này ở trong làng của người Dao.

Tôi hoàn toàn không tài nào hiểu được, đây quả thực cứ như thể phát hiện một trái dưa hấu trong ruộng cao lương vậy!

Từ từ lặn xuống, lẳng lặng nhìn tòa lầu cổ này, lại phát hiện thêm nhiều điểm kỳ quặc hơn nữa: tòa lầu cổ kiểu Hán này hoàn toàn bị bao bọc bên trong những ngôi nhà sàn xếp chồng chất lên nhau, hơn nữa, màu sắc mái ngóc trên đỉnh lầu cũng giống nhau y đúc, cứ như thể những ngôi nhà sàn này cố ý bảo vệ tòa lầu gác bên trong vậy. Thoạt nhìn từ bên ngoài thì không thể phát hiện được tòa lầu cổ ở bên trong.

Xem quy mô tòa lầu tháp kiểu Hán thì quái lạ cực kỳ, cấu trúc tòa nhà có dạng hình chữ “khẩu” (口), ở trung tâm chữ “khẩu” này là giếng trời, bốn phía là ba tầng lầu gác có mái hiên, bệ đỡ và tường bao toàn bộ đều tu tạc từ đá tảng, ai học kiến trúc liếc mắt một cái là nhìn ra, đây chính là phong cách của những tòa đại trạch của danh gia vọng tộc tọa lạc dọc các con phố ở phương Nam thời Minh Thanh. Thông thường, danh gia vọng tộc địa phương xây dựng sân viện của dòng họ, thường khá sâu, phía sau còn có nhiều tòa nhà và sân vườn hơn nữa, còn tường bao đá tảng thật lớn là dùng để phòng chống bọn giặc cướp, loại công trình kiến trúc chắc chắn như thế này có thể bảo vệ cho cuộc sống tự bế của hàng trăm con người ở bên trong.

Nói cách khác, tòa lầu cổ này có lẽ chỉ là mặt tiền của một tòa đại trạch tĩnh mịch nào đó, cổng đối diện với chính giữa con đường, bên ngoài có tường cao bao quanh toàn bộ khu nhà, bốn phía có cửa lớn, cửa nhỏ, tường bình phong, lại có một số cửa con để hạ nhân ra vào, lại có một số cửa mở ra mặt đường có lẽ để làm cửa hàng cửa hiệu. Bước vào cổng chính, thấy đường hành lang gấp khúc thông ra phía sau tòa nhà. Ví dụ điển hình là “hồ thanh ngư thảng” ở Hàng Châu.

Nhưng mà ở đây chỉ có duy nhất một tòa lầu như vậy, hình như toàn bộ bộ phận phía sau bị đứt gay mất, toàn bộ đại trạch cổ chỉ còn một cái đầu.

Tôi chậm rãi bơi vòng quanh một vòng, quả thực là thế, phía sau là con đường lát đá xanh, bốn phía là nhà sàn của người Dao, không còn bất kỳ toàn kiến trúc nào kiểu Hán nữa, thật không thể tưởng tượng nổi.

Cảnh tượng tương tự không phải chưa từng gặp qua. Sau Giải Phóng, một số tòa đại trạch được phân cho người nghèo, một tòa lầu ở được đến mười hộ gia đình, con đường thông ra sân sau bị bịt kín, vốn cùng thuộc một tòa trạch viện, cuối cùng lại biến thành nhiều căn nhà nhỏ độc lập như vậy. Nhưng tình huống ở đây lại hoàn toàn khác.

Tôi đọc nhiều sách đến thế, có ấn tượng rất sâu với kiến trúc cổ điển Trung Hoa, trong đầu liền hiện lên vô số khái niệm, nhưng vẫn không tìm được cái gì có khả năng giải thích được cảnh tượng trước mắt tôi đây. Người ngoài nghề có thể sẽ nghĩ đúng là chuyện bé xé ra to, nhưng với tôi mà nói, lại như cục nghẹn ở cổ họng, mẹ kiếp cái nhà này rốt cục là ai xây? Vì sao lại xây thành cái dạng này?

Ánh đèn xanh âm u đến từ bên trong tòa lầu cổ kiểu Hán này, khi tôi vừa tới nơi thì tắt phụt, chẳng lẽ “người” bên trong tòa nhà này phát hiện ra vị khách không mời là tôi đây? Hay kẻ đó muốn nói cho tôi biết, đây chính là đích đến của tôi? Thậm chí tôi còn nghĩ, đây là một tòa nhà kiểu Hán, hồn ma trong đó chắc cũng là người Hán, biết đâu người ta còn nể tình đồng bào mà tha cho tôi một mạng.

Bất kể thế nào, tôi vẫn phải vào trong tòa lầu cổ này tìm hiểu đến tận cùng, mối nghi hoặc vô tận thậm chí còn khiến tôi bớt sợ hãi nữa.

Nổi lên phía trên giếng trời, phía dưới cứ như một miệng giếng khổng lồ sâu hoắm tối thui, bật đèn pin sáng tối đa, chiếu xuống xem thử, lại không nhìn thấy thứ gì có thể phát sáng, cũng không có đồ đạc linh tinh gì.

Tôi không để mình có thời gian mà hoảng loạn và tưởng tượng linh tinh nữa, cố gắng lấy lại bình tĩnh, lộn người lại, đầu hướng xuống dưới, tay chân khua khoắng, lặn xuống dưới giếng trời.

Không gian thu hẹp lại, ánh sáng bừng lên, tôi nhanh chóng điều chỉnh cường độ ánh sáng để mắt có thể thích ứng, xong xuôi, người đã đáp xuống dưới đáy giếng trời trong tòa lầu.

Cảm giác lại có chút khác biệt, khắp xung quanh toàn những hạt gì màu trắng trôi bồng bềnh, do tôi lặn xuống khuấy dòng nước nên chúng nổi hết lên, bên dưới quả thực toàn bàn ghế bằng đá cùng chất lắng đọng. Soi đèn pin chiếu xung quanh, bốn góc giếng trời đều có các cây cột lớn, ở trung tâm hai bên có hai cây cột, tổng cộng mười hai cây, kế tiếp là đường hành lang gỗ đá thông vào bên trong, đi đến cuối gặp một gian nhà, song cửa sổ khắc hoa đã mục nát, bị phủ một lớp màu trắng, trông cũ kỹ hoang toàn vô cùng.

Cửa gỗ song gỗ mục nát đến sụp hết cả, nhưng thật là một kỳ tích, kết cấu của gian nhà vẫn tương đối hoàn chỉnh, có lẽ năm xưa được xây bằng vật liệu gỗ thượng đẳng.

Tiếp tục soi đèn, bốn mặt tường đều có cửa, phía trước thông đến cổng sau của tiền đường, phía sau thông đến sân giữa, hai bên thông đến hai bên chái nhà. Trên các cây cột trước cửa có treo câu đối, chất gỗ để khắc câu đối không tốt bằng cây cột, đã móp méo và mọc đầy nấm bên trên. Trong đó có hai câu đối bị rữa nát đến nỗi rơi mất một nửa, chỉ có câu đối ở cửa thông ra cổng sau tiền đường là còn được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh.

Khua chân vịt, tôi lau qua hai câu đối ở cửa thông ra tiền đường, đó là hai câu như thế này:

“Yến Nhiên đã tạc, cất cao khúc khải hoàn,

Khúc Phụ còn nhớ, khẽ ngâm nga vần thơ.” (Hai câu đối: “Dĩ lặc Yến Nhiên cao tấu khải…. Do tư Khúc Phụ đề ngâm thi”.

“Yến Nhiên dĩ lặc”, điển cố này xuất phát từ tướng quân Đậu Hiến thời Hán. Năm xưa Đậu Hiến truy kích quân Hung Nô đến tận núi Yến Nhiên, bèn tạc bia đá ghi công. “Do tư Khúc Phụ”, Khúc Phụ thời cổ thuộc nước Lỗ. Tây Chu Vũ vương phạt Trụ diệt Thương, phong đất Yểm xưa cho người em ruột là Chu Công Đán, lập quốc gọi là “Lỗ”, lấy Khúc Phụ làm kinh đô _ Cả hai câu này ý nghĩa là: Tuy rằng đã đánh bại man di, ca vang khúc khải hoàn, nhưng vừa nhớ đến cố hương Khúc Phụ, không khỏi khẽ ngâm câu thơ nhớ quê)

Đây là câu đối rất thông thường, nhưng kết hợp ý nghĩa hai câu lại, xem ra chủ nhân tòa lầu này có quân công gì đó. Chủ nhân tòa lầu này từng phục vụ trong quân ngũ ư? Hơn nữa, xem quy mô thì phải là sĩ quan hẳn hoi.

Cổng sau của tiền đường đã sụp thành một đống bùn nát, khung cửa sổ vỡ ra thành mấy cái lỗ to tướng, vừa chạm tay vào liền nát thành bột mịn, cuồn cuộn bốc lên trong nước như sương khói, cứ như thể có thể tiêu tan thành mây khói bất cứ lúc nào vậy. Nhét đèn pin vào trong khe hở mà chiếu, bên trong bừa bộn vô cùng, toàn là xà nhà gỗ sụp xuống và một số đồ đạc không hình dung nổi là cái gì, có thể thấy mức độ hư hại ở bên trong hết sức nặng nề.

Lờ mờ thấy ở giữa có một bình phong, đó là một mặt tường dựng đứng ở ngay giữa phòng. Trong phong thủy, khí xông vào từ cửa trước, không thể để nó cứ thế xông ra ngoài thẳng qua cửa sau, ở giữa phải có một bức bình phong ngăn cách, gọi là đi đường vòng, khiến khí không đi quá nhanh mà nấn ná trong nhà một vòng. Còn có cách nói khác, làm vậy khiến cửa sau từ hướng Nam Bắc đổi thành hướng Đông Tây, càng thuận lợi cho tài vị.

Điều này thật ra rất có lý, ngộ nhỡ anh đang tiến hành âm mưu gì mà bị phát hiện, trốn không kịp, ít ra cũng có bức bình phong, có không gian để chạy lòng vòng một phen. Thậm chí lỡ có cướp xông vào nhà, ít nhiều cũng có chỗ mà nấp một chút.

Tôi rón rén bơi vào trong. Sở dĩ phải vào tiền đường trước, bởi vì câu đối nọ khiến tôi nhớ đến một sự kiện… Tiền đường của các thế gia vọng tộc ở Quảng Tây, Quảng Đông đa phần đều có lầu gác treo hoành phi và linh vị. Hoành phi treo ở đó tất nhiên phải có liên quan đến thân phận của chủ nhà, cho nên tôi quyết định đi xem trước, tìm đầu mối.

Tiến vào bên trong, vừa liếc nhìn, liền choáng váng.

Vừa chiếu đèn xem xung quanh, phát hiện toàn bộ trong tiền đường đã hư hỏng hết cả, sàn gỗ đều sụp hết, ngẩng lên nhìn cũng không thấy trần nhà đâu, trực tiếp thấy luôn gác mái cao nhất, chỉ có vài bộ phận bằng đá và một số xà nhà lớn là chưa mục rữa. Một lượng lớn đồ đạc linh tinh rơi xuống đất, đổ vỡ lộn xộn. Toàn bộ không gian bên trong gian nhà này trông như cứ mấy ngôi nhà cũ bị đem đi giải tỏa, chỉ còn thừa lại chút khung kết cấu vậy, hoặc trông như một giàn giáo thật lớn.

Tôi bơi lơ lửng, chiếu đèn pin lên gác trần trên bình phong, cơ bản tất cả đều nát vụn chả còn gì, phía trên chỉ còn một bức hoành phi, cũng hư hại rất nặng. Tôi bơi tới, cẩn thận chùi sạch chất bẩn bám trên hoành phi đi, màu sắc bên dưới đã bạc hết sạch, chỉ còn lại đường nét màu vàng đất gờ lên, lờ mờ đọc ra bốn chữ: Phàn thiên tử bao.

Chả hiểu là ý gì, nhưng lạc khoản lại khiến tôi phải giật mình nheo mắt một cái: là… Trương gia lâu chủ. Phía dưới là ngày tháng năm và ấn ký.

Loại hoành phi này có thể là do người khác tặng, nếu người khác không tặng, chủ nhân lại vốn là một vị đại Nho hoặc văn nhân nhã sĩ nào đó, có thể chủ nhân sẽ tự tay viết. Trong bản làng của người Dao này, chuyện có người Dao biết viết chữ Hán là không có khả năng cho lắm, huống hồ lại còn viết chữ bằng bút lông đẹp đến thế. Đây là chữ sấu Kim thể cực đẹp, tôi làm bản rập nhiều năm, có thể nhìn ra được bút pháp của người này cực kỳ điêu luyện. Vị Trương gia lâu chủ này, rất có thể là chủ nhân của tòa lầu cổ này.

“Trương gia lâu chủ…” Tôi thầm lẩm bẩm, “Trương gia?”

Trương Khởi Linh, Trương Trương Trương Trương, lẽ nào là trùng hợp ư?

Trong đầu tôi hồi tưởng lại tất cả mọi thứ trước khi mọi việc xảy ra, ở đây tìm được rất nhiều đầu mối, mà hình như mọi đầu mối đều có một mối liên quan mập mập mờ mờ nào đó với Muộn Du Bình, chẳng lẽ hắn thật sự có liên quan?

Có lý! Kẻ trâu bò làm việc trâu bò, tòa lầu tháp kỳ quái này, phải chăng chính là nhà cũ của Muộn Du Bình? Còn vị Trương gia lâu chủ này là lão tổ tông của hắn? Ngẫm lại thì cũng có khả năng lắm chứ.

Vị Trương gia lâu chủ này xây một đại trạch lớn như thế ở trong núi, chứng tỏ của cải dồi dào, lại khéo tay viết thư pháp, nội dung câu đối cũng văn nghệ văn gừng cực kỳ, thấy thế nào cũng cùng trường phái với cái loại Nho Thương như Hồ Tuyết Nham, kiểu người như vậy, cớ sao lại chạy đến một bản làng người Dao xa xôi, xây dựng một tòa lầu cổ quái như thế? Vì bị người hãm hại bèn chạy đến đây ẩn cư, hay còn mưu đồ gì khác?

Tôi bỗng dưng có chút hưng phấn, nghĩ trong tòa lầu cổ này chắc chắn đã xảy ra sự kiện gì lớn rồi, nếu quả thực có liên quan đến Muộn Du Bình, chuyến này vào đây cũng đáng giá. Đáng tiếc đến đây thì không còn gì đáng xem nữa, bên trong tiền đường có lẽ vẫn còn bừa bộn nhiều sách vở, đến giờ chắc chắn đã nát thành cám hết rồi, nếu có nhiều văn tự hơn thì tốt quá. Xem ra chỉ có thể xem từng gian nhà một, tìm hết tất cả các manh mối.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 32: Ánh sáng mầu xanh lục.

Nhìn đồng hồ dưỡng khí, còn phân nửa, cần tận dụng thời gian. Tôi trước tiên chuẩn bị lùi về chỗ giếng trời, rồi nghĩ xem tiếp theo nên đến gian phòng nào là thích hợp nhất.

Đang định đạp chân vịt, đột nhiên phía sau lóe lên một cái, một vầng sáng màu lục âm u lóe lên sau lưng tôi.

Gần như theo phản xạ, tôi quay phắt lại đằng sau. Qua cánh cổng sau của tiền đường, tôi lại nhìn thấy vầng sáng xanh lục quỷ dị đó lập lờ ở khoảng giếng trời trước hậu đường. Ánh sáng soi chiếu những song cửa chạm trổ hoa văn, dần “loang ra” trong làn nước mờ mờ ảo ảo.

Ánh sáng lục này quái quỷ dị, vẫn không khác trước là mấy. Bây giờ, với khoảng cách gần hơn, tôi thậm chí để ý thấy vầng sáng này có hơi rung rung khẽ đến mức khó có thể phát hiện ra. Nhịp điệu rung rung này khiến cả khoảng giếng trời xanh thẫm âm u, quỷ khí ngập tràn, cảm giác như đã tiến vào một không gian hoàn toàn khác.

Tôi nuốt một miếng nước bọt, toàn thân rét buốt, nỗi sợ hãi trong lòng khó mà miêu tả được, ngay cả đầu óc cũng có chút mất kiểm soát. Nên tới ắt vẫn phải tới, muốn tránh cũng không tránh được!

Tôi cố gắng bình tĩnh lại, vừa từ từ tới gần hậu đường, vừa tự nhủ, nếu đã đến đây thì cũng có thể đoán trước được tình huống này sẽ xảy ra. Tình cảnh tượng tự tôi cũng đã gặp phải không ít rồi, chẳng phải sau đó vẫn bình an vô sự đấy thôi? Tôi không tin lần này có gì còn đáng sợ hơn những lần trước.

Từ tiền đường lại đi qua cửa chính, qua giếng trời, cuối cùng đến hậu đường, còn chưa đến hai mươi bước chân, nhưng không biết là do người tôi cứng ngắc hay là do cảm giác thời gian bị sai lệch, mà tôi phải bơi mất năm phút mới đến nơi.

Cửa hậu đường đóng chặt, cửa sổ có mấy chấn song đã gãy mất, bên trong ánh sáng xanh lục tràn ngập, nhưng không nhìn rõ cái gì. Rón ra rón rén chiếu đèn vào trong một cái, ánh sáng vừa lướt qua một cái, liền chiếu ra một cái bóng gì đó, khiến tim tôi đang đập bình bịch mà suýt ngừng đập luôn.

Vốn tưởng rằng sẽ có một bộ mặt phụ nữ xanh lè thò ra ngoài, kết quả lại chỉ là một cái bóng.

Bên trong hậu đường cũng giống như trong tiền đường, ngoài đống đồ đạc hư hỏng vỡ nát chồng chất trên mặt đất, còn lại hầu như trống rỗng. Ở giữa hậu đường cũng có một bức bình phong, ánh sáng xanh lành lạnh lập lòe lúc ẩn lúc hiện phía sau bình phong.

Cảnh tượng này rất giống tình tiết trong truyện liêu trai, một ngôi nhà cổ hoang tàn, anh chàng thư sinh chăng đèn đọc sách giữa đêm khuya, nàng ma nữ bèn nhẹ nhàng lướt tới, rướn người nhìn vào ngọn đèn trong nhà. Chẳng qua bây giờ có thay đổi tình tiết tí xíu, thư sinh đứng ngoài ngó vào ánh lửa trong nhà, còn ở trong nhà có khi đúng là một ma nữ chết đuối.

Tôi quan sát khắp hậu đường một lượt để xem rõ kết cấu cơ bản của nó, nhỡ đâu xảy ra xung đột gì còn có thể co cẳng mà chạy cho nhanh. Đang chuẩn bị chui qua cửa sổ mà vào, vầng sáng xanh lạnh lẽo kia đột nhiên nhanh chóng mờ đi, rồi tắt phụt.

Tôi căng cứng cả người, cứ như thể bị ai bắt thóp lấy gáy, tức thì nín thở.

Nó nhìn thấy tôi?

Trong đầu tôi hiện lên rất nhiều hình ảnh, tưởng tượng cảnh tượng sau bức bình phong là cái gì. Nếu con “ma nước” kia đã phát hiện ra tôi, vậy nhất định sẽ lẩn trốn đâu đó, chuẩn bị tấn công bất ngờ.

Không đúng! Bản thân hoàn toàn không có tí phần thắng nào, nếu cứ bơi qua đó, ngộ nhỡ là ma nước thật, vậy chẳng phải là tôi chết toi luôn sao?

Hiện giờ tôi chỉ có một thân một mình, không ai biết tôi ở đây, đừng nói đằng sau khung cửa này là ma nước, chỉ cần tự dưng bị kẹt chân, hoặc là hao hết dưỡng khí, là tôi chết chắc ở đây luôn, thậm chí mấy trăm năm sau cũng không tìm thấy xác. Vậy có nên cứ đánh liều tiếp không? Hay nên suy nghĩ cẩn thận lại một chút?

Tôi lập tức nản chí, dũng khí mới vừa rồi tiêu tan thành mây khói, chẳng dám chui vào nữa.

Phải chăng mình bị dọa sợ đến nỗi mê muội cả ra rồi?

Hiện giờ, trong tình huống này, có nên lui về trước tìm cứu viện?

Nhưng mà, nếu làm thế, vậy tất cả những thứ tôi làm trước đó đều phí hoài cả. Muộn Du Bình và Bàn Tử thì hoàn toàn chẳng thấy tí dấu vết gì, bọn họ cứ thế biến mất dưới đáy hồ này, bây giờ nếu mà lùi bước, phải bao lâu nữa mới có thể xuống nước được lần nữa? Cho dù có quay về, tôi liệu còn dũng khí trải qua hết toàn bộ những quá trình vừa rồi? E là không. Như vậy, Muộn Du Bình với Bàn Tử thực sự biến mất khỏi cuộc đời tôi rồi.

Lúc này tôi không kìm được mà nhớ đến Phan Tử, nếu anh ấy ở đây thì sẽ là động lực lớn cho tôi đến nhường nào! Đúng là tôi vẫn khác với những người bọn họ. Vốn cứ tưởng mình kinh nghiệm đã đủ phong phú, nhưng thứ gọi là dũng khí, dường như không mấy liên quan đến kinh nghiệm.

Tôi đang ở giữa giếng trời, chỉ cần lùi vài bước, quẫy đạp hai chân, đi lên, chả mất mấy phút là ra khỏi tòa lầu cổ quái gở dưới đáy hồ này, không phải bận tâm tất cả những thứ trước mắt này nữa. Nhưng tôi vẫn cứng đờ ở đó, do dự, bởi trong lòng tôi biết rõ, cho dù là thối lui hay tiến lên, chỉ cần bước một bước, từ nay không bao giờ dừng lại được nữa.

Lúc này, liếc mắt một cái chợt nhìn thấy một thứ, một dấu tay cực rõ ràng.

Dấu tay ấn trên khung cửa sổ, bởi vì vừa nãy quá căng thẳng, nên tôi không phát hiện ra.

Ở đây đâu đâu cũng toàn chất lắng đọng, dấu tay này rõ ràng như thế, chứng tỏ mới có người sờ vào đây cách đây không lâu thôi. Là của tôi ư? Ướm tay vào đo thử, thấy dấu tay có hai ngón tay đặc biệt dài, đây là dấu tay của Muộn Du Bình.

Tôi sửng sốt, sau đó theo dấu tay thử bắt chước lại, đây đúng là động tác đẩy khung cửa ra – Muộn Du Bình đã từng ở đây, đẩy khung cửa sổ này ra?

Từ chỗ tôi ban đầu xuống nước cho đến tận đây phải cách đến mấy trăm mét, hắn cởi bỏ mũ lặn, không có bất kỳ công cụ hỗ trợ nào, sao có thể nín thở trong thời gian dài như vậy? Lẽ nào hắn cũng biến thành ma nước rồi?

Nỗi kinh ngạc trong lòng càng ngày càng lớn, nhưng cứ nghĩ đến Muộn Du Bình, tâm trạng tôi bỗng nhiên lại trấn tĩnh hẳn. Không phải tôi đã bằng lòng giúp hắn sao? Nếu hắn biến thành ma nước rồi, cùng lắm tôi chết rồi cũng biến thành ma nước, tổ hợp ba con ma nước bọn tôi cũng sẽ không quá cô quạnh. Nếu không nhờ vài lần hắn cứu mạng tôi, tôi đã sớm chết từ lâu, hôm nay vì hắn mà mạo hiểm một tí, có gì là không được? Mạng của tôi thế là đáng giá rồi.

Tôi miễn cưỡng bình tĩnh lại. Nói thật, nói thì nói vậy chứ sợ hãi cũng chả giảm được tẹo nào, thậm chí còn sợ hơn, toàn thân run lên bần bật không kiềm chế nổi, nhưng niềm tin trong lòng này lại quá mạnh mẽ, khiến tôi đã chui luôn vào trong hậu đường trước khi kịp sợ cứng người tiếp.

Vừa chui vào, tôi lại nghĩ, như thế có phải hơi bất lịch sự rồi không? Có nên gõ cửa trước không? Làm thế ít ra người ta cũng nể tình tôi có tri thức lại hiểu lễ nghĩa mà thả tôi một con đường sống chứ. Nghĩ xong tôi lập tức tát cho mình một cú, để trấn định lại một chút.

Bên trong hậu đường chẳng khác gì ở tiền đường, tôi rón rén đi vòng qua bức bình phong, ánh sáng xanh lục không sáng lên lần nữa. Mắt thấy sắp phải nhìn thấy cảnh tượng đằng sau bình phong rồi, tôi lại hơi ngập ngừng, bởi vì tay run đến nỗi không cầm chắc nổi đèn pin nữa.

Run rẩy không kìm được, ánh đèn pin cũng run rẩy theo, khiến bức bình phong trước mặt trông như sắp đổ luôn, tôi đành dùng tay kia hỗ trợ, cố gắng lùi ra sau vài bước.

Trong nháy mắt đó, thần kinh tôi căng lên như dây đàn, trong lòng chuẩn bị sẵn tinh thần nếu gặp phải bất kỳ cảnh tượng khủng bố nào, khi cảnh tượng đằng sau bức bình phong thực sự hiện lên đập vào mắt, tôi thậm chí cảm giác các mạch máu trong não như đứt phựt luôn.

Nhưng ánh đèn chiếu vào, chỉ thấy một đống đồ đạc màu trắng đổ sụp, chẳng còn gì khác.

Mẹ kiếp! Tôi có cảm giác cứ như bị đùa giỡn vậy, tinh thần đang trong tình trạng căng thẳng cực độ, cũng không buông lỏng ra chút nào dù chẳng nhìn thấy gì khủng bố, ngược lại vẫn liên tục duy trì trạng thái căng thẳng.

Nhìn khắp xung quanh, phát hiện toàn bộ bên trong hậu đường hoàn toàn kín mít, khu vực phía sau này lại trống không, chắc hẳn chỉ có duy nhất một cánh cổng chính dẫn ra sân sau.

Nếu như cái gì đó phát ánh sáng xanh lục vừa ở đây, bây giờ chắc chắn là vẫn còn, nhất định là ẩn nấp đâu đó thôi.

Tôi nín thở bơi qua, duy trì động tác phòng thủ, nhìn bên dưới đống đồ đạc bị sụp xuống, xem có đè lên cái gì không. Nhưng mà do quá bừa bộn nên cũng không nhìn rõ lắm. Nhìn một chút, đột nhiên liếc thấy một thứ gì đó đứng thẳng tắp, ở một góc đằng sau bức tường bình phong, lại có một tấm bình phong nữa.

Không biết tấm bình phong này được làm từ cái gì mà lại không bị hư thối, nhưng các mối chốt đã không chống đỡ được nữa, tấm bình phong được dựng nghiêng nghiêng vẹo vẹo chứ không vuông vắn thẳng thớm.

Chiếu đèn pin vào, da gà da vịt tôi lần lượt nổi hết cả lên.

Đằng sau tấm bình phong, hiện lên một bóng người cổ quái.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 33: Trở thành sự thật.

Tôi lập tức chết đứng tại chỗ, hai chân như nhũn ra, cả người như mất hết sức lực, không dám động đậy tí gì, mắt cũng không dám rời sang chỗ khác, ánh đèn pin vẫn chiếu về hướng kia. Dưới ánh đèn cường độ cao, bóng người nọ hiện lên tương đối rõ ràng. Điều rợn gai ốc chính là tư thế của cái bóng đó, tư thế quái dị cực kỳ, người thẳng đứng nhưng hai vai lại lõm xuống. Cảm giác đầu tiên của tôi là người này cũng đang bơi lửng lơ trong nước giống tôi, nhưng dường như cái bóng lại chẳng cử động một tí gì, vậy chỉ có xác chết mới như thế. Lúc đó cảm giác ngộp thở đã lên đến cực hạn, có lẽ tôi hiện giờ đang gặp phải chuyện quái dị nhất ở đây rồi, nếu là ở trên mặt đất thì vẫn còn có vô số cách giải thích, nhưng đây là dưới hồ nước, dưới đáy một hồ nước sâu đến sáu mươi bảy mươi mét, mà cái bóng này lại thong thả đứng đó, không động một ly, tuyệt đối không thể là thợ lặn khác được. Đây rốt cuộc là cái gì? Chả lẽ ma nước ư? Không ai sống được ở dưới nước nếu không có bình dưỡng khí, mà cũng không ai có thể đứng thẳng tắp như thế ở dưới nước.

Tôi thầm khiếp đảm trong bụng, mẹ kiếp lần này đúng là xúi quẩy to, có khi A Quý lại nói đúng rồi, chỉ e đích thực là có ma nước thôi, thế mà tôi còn không tin. Nghĩ đến ma nước, tôi lập tức nhớ lại những bộ xương người chúng tôi từng vớt lên lúc trước. Chả lẽ đây là bánh tông thi hóa từ những người trong đội khảo cổ năm đó bị giết chết? Hay là vong linh trong làng này sau khi ngôi làng bị chìm dưới nước? Muộn Du Bình và Bàn Tử biến mất, là bởi vì trúng bẫy của những thứ này rồi?

Nếu là bánh tông thì còn dễ xử lý, tôi thân đầy trang bị như này dù thế nào cũng không thể chạy chậm hơn nó được. Nếu là ma nước, chỉ e lần này tôi phải chết thay chúng nó rồi. Nếu bọn Bàn Tử gặp nạn, cũng không biết có ra giúp tôi không nữa. Tôi hoàn toàn không biết phải làm sao, không dám tiến tới càng không dám quay đầu, chỉ sợ tôi vừa quay đi cái thứ này liền nhào tới. Tôi thà bị nó giết chết quách luôn còn hơn là cứ có cảm giác ghê rợn ở sau lưng.

Tôi chỉ có thể nhìn chằm chằm cái bóng kia. Nhưng chỉ nhìn một lát, tôi phát hiện cái bóng kia vẫn không động đậy tí gì, sự bất động này quá kỳ quái, cứ như thể là một bức tượng đá, ngay cả một chút rập rờn theo làn nước cũng không có. Đồng thời, tôi cứ có cảm giác là lạ, cái bóng này hình như tôi đã từng nhìn thấy ở chỗ quái nào rồi ấy.

Cái cảm giác này càng ngày càng mãnh liệt, cứ như là đang chỉ dẫn tôi. Tôi lấy lại dũng khí, cái bóng đằng sau tấm bình phong kia lại dần dần biến đổi. Mồ hôi lạnh tứa ra như tắm, tôi nhìn cái bóng kia biến đổi, cảm giác quen thuộc ngày càng tăng, thậm chí lấn át cả nỗi sợ hãi của tôi. Bơi đến khoảng bảy mét, cảm giác quen thuộc liền lên đến cực điểm, ngay trong chớp mắt đó, tôi lập tức nhớ ra. Trời ơi, cái bóng này, tấm bình phong này, không phải chính là cảnh tượng trong tấm ảnh chụp của Sở ca đó sao?

Trước khi đến Ba Nãi, tôi nhận được một tấm ảnh do Sở ca – bạn cũ của chú Ba – gửi cho tôi. Trong ảnh là quang cảnh bên trong một tòa kiến trúc cổ xưa, ở đó có một tấm bình phong, đằng sau tấm bình phong, là một cái bóng. Nhớ lại, cái bóng người trong hình, giống y đúc cái bóng tôi đang nhìn thấy bây giờ.

Do đằng sau tấm ảnh có dòng ghi chú là “Nhà ma Cách Nhĩ Mộc”, lúc đó tôi đoán bức ảnh được chụp trong tòa nhà ma ở Cách Nhĩ Mộc, hiện giờ xem ra tôi sai rồi, lẽ nào dòng ghi chú đó vốn không phải là của bản thân tấm ảnh, tấm ảnh đó thực ra vốn được chụp ở đây?

Nhưng tấm ảnh đó lại không có dấu vết gì là cảnh dưới nước, nói cách khác, nếu ảnh đó được chụp ở đây, thì phải là chụp lúc ngôi làng này chưa chìm trong nước.

Kiểu ảnh chụp này sớm nhất cũng phải khoảng thập niên ba mươi bốn mươi, lẽ nào khoảng thời gian ngôi làng này chìm dưới nước kỳ thực không xa xôi như tôi tưởng? Ảnh chụp… cái bóng… đáy nước… Lẽ nào tấm ảnh Sở ca gửi tôi còn có một ý nghĩa sâu xa gì đó mà tôi không biết, mà tôi lại chỉ coi nó đơn giản như một tờ giấy viết thư? Sở ca gửi tôi tấm ảnh, là muốn tôi tìm cái bóng trong ảnh ư? Đầu óc tôi lập tức tỉnh táo hẳn ra, sau đó lại bị vô số suy nghĩ quỷ dị lấp đầy.

Khiến tôi đau đầu nhất là cái bóng kia. Trong tấm ảnh nọ, tư thế của cái bóng cũng rất quái dị, hầu như không chút khác biệt nào so với cái bóng trước mặt tôi đây.

Nếu như bức ảnh được chụp ở đây, chứng tỏ sau khi chụp ảnh xong, cái bóng cũng không di chuyển một tí gì, vẫn chỉ đứng đó thôi? Vậy thì cái bóng không thể là ma nước được, bởi lúc chụp ảnh làm gì có nước, cái bóng này phải là một vật chết.

Tôi ngẩn ra ở đó một lúc, cuối cùng cũng tìm được dũng khí, nhặt một cục gạch lên, quẫy chân vịt, lập tức bơi về phía tấm bình phong. Vừa đến gần tấm bình phong, tôi lập tức giơ cục gạch lên phang một cú, thầm nghĩ “chết mẹ mày đi”. Nhưng còn chưa nghĩ xong, tôi liền hối hận.

Bình phong bị ngấm nước quá lâu, căn bản không chịu được lực tác động vào. Cục gạch vừa nện xuống, tấm bình phong lập tức sụp xuống luôn, các chất mục ruỗng bắn vào mặt tôi như hoa tuyết. Tôi lập tức lùi về phía sau, cầm đèn pin chiếu, nhưng toàn nhìn thấy những chất bẩn trôi lờ nhờ. Tôi gạt hết ra, chiếu đèn pin về phía trước, trong lúc hỗn loạn, từ trong đống chất bẩn đó có một thứ gì đó bắn ra, bổ nhào về phía tôi.

Trong đầu tôi như “ầm” một tiếng, vùng vẫy lùi về phía sau, tay cầm dao găm đâm chém loạn xạ, đâm được hơn mười nhát mà chả đâm trúng cái gì, ống thở trong miệng lại còn rớt ra ngoài.

Tôi luống cuống túm lấy lại ống thở, những chất cặn bẩn bị dòng nước xô đẩy tán ra, trước mắt tôi hiện ra một khúc gỗ nổi màu trắng. Tôi chửi thề một tiếng, đạp khúc gỗ ra, dùng đèn pin chiếu về phía vị trí cái bóng.

Cái bóng kia vẫn đứng đó, các chất cặn bẩn dần dần lại lắng xuống, mặt mũi thực của cái bóng ít nhiều đã lộ ra. Đó là một sinh vật hình dáng kỳ quái, có đầu, có tay, có chân, đứng im lìm ở đó. Toàn thân bám đầy những chất cặn màu trắng, động tác thì cứng còng, như người chết hóa cương thi rồi bị treo lên, không thể nào thối rữa ra được, cả cái xác bị bao bọc lại. Lại trông có phần giống tượng đá, rất khó miêu tả. Mặt nó hoàn toàn bị che mất, không biết mặt mũi có vẻ gì, nhưng đây đúng là vật chết, bởi nếu nó có thể cử động thì trên người nó sẽ không bị bám đầy cặn như vậy.

Đây là cái của nợ gì nhỉ? Mối ngờ vực trong lòng tôi ngày càng sâu.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 34: Bộ mặt thật của cái bóng.

Tôi nhìn bóng người nọ, da gà da vịt rớt đầy đất.

Cảm giác đầu tiên khi nhìn vào thì đó là một bức tượng đá, nhưng tôi lập tức ý thức được điều đó không có khả năng, bởi hình dáng quá mức giống thật, cứ như thể một cái xác treo cổ bị đông cứng lại ấy vậy. Vào thời kỳ đó, dù có người muốn chạm khắc cái thể loại tượng đá kinh hãi thế tục cũng sẽ không tả thực đến thế. Khu vực Nam Man mặc dù có nhiều Tà thần, nhưng đa phần miêu tả kiểu phóng đại cường điệu hóa, chứ không theo lối tả thực.

Suốt một đường mà bao nhiêu chuyện kỳ quái xảy ra, tôi không dám coi thường, có lẽ thứ phát ra ánh sáng xanh lục nọ chính là thứ này đi, vị trí cũng khá hợp lý.

Cẩn thận bơi tới gần hình người nọ, lúc tới gần, cảm giác xác chết bị hóa sáp lại càng thêm rõ ràng, mặt khác, tôi phát hiện cổ tay phải của nó bị đứt lìa, hoàn toàn mất bàn tay. Không phải ngay từ đầu đã vậy, mà là bị chặt mất.

Có mà đồ hàng nhái! Muốn học tượng Vệ nữ mà học chưa đến nơi đến chốn! Tôi chần chừ một chút, cẩn thận dùng lưỡi lê cạo sạch chất cặn màu trắng bám trên đó, muốn thử xem màu sắc ban đầu của nó là gì.

Vừa cạo một miếng để nhìn, tôi lấy làm kinh hãi, thứ này vốn có màu đen đỏ lốm đốm, nhưng không quá sặc sỡ, màu sắc xỉn xỉn nhòe vào nhau. Cứ như bị lên nấm mốc vậy. Lại tiếp tục cạo, lại phát hiện hóa ra những đốm đen đen đỏ đỏ loang lổ này là rỉ sắt, thứ này hóa ra là sắt.

Không thể nào! Là tượng người sắt? Tôi lấy can đảm đưa tay lên bóp một cái, quả thực là sắt, có vài chỗ có lẽ là do tôi luyện tốt nên vẫn chưa mục nát, thậm chí còn nhìn thấy những hoa văn chạm trổ tinh xảo bên trên. Những chỗ khác đều rỉ sét hết cả, toàn là màu xỉn xỉn loang lổ.

Tôi dần dần nhận ra được điều gì, lập tức cạo tất cả chất cặn bám trên người nó xuống, một tượng người bằng sắt có tạo hình vô cùng đặc biệt chả mấy chốc xuất hiện trước mặt tôi.

Tôi không khỏi sửng sốt đến ngẩn người, bởi vì thoạt trông thứ này có hình dáng rất giống thật nhưng bề mặt chạm khắc đơn giản, nhưng giờ nhìn lại lần nữa, hóa ra bề mặt nó còn được mài nhẵn và đánh bóng, mặc dù bây giờ đã rỉ sét hết cả, nhưng vẫn có thể xác định được trước đây nó vô cùng tinh xảo, toàn thân phủ đầy những hoa văn duyên dáng, quả là một tác phẩm nghệ thuật. Đưa tay lên sờ thử, cảm thấy những hoa văn này giống như những hoa văn trên cục sắt tìm thấy dưới gậm giường Muộn Du Bình.

Tôi hiểu rồi! Thứ mà đội khảo cổ vớt từ dưới nước lên, chính là cái này! Những cục sắt đó, chính là những mảnh nhỏ của loại tượng sắt này.

Thứ này là văn vật ư? Có giá trị khảo cổ không?

Lại nhớ Muộn Du Bình từng nói những cục sắt này vô cùng nguy hiểm, tôi không dám đụng vào nữa mà giữ một khoảng cách, quan sát kỹ càng.

Tôi không hiểu rõ lắm về đồ sắt, nhưng lại có kiến thức khá sâu về các món đồ đồng mạ vàng nguyên chất. Ở chợ đồ cổ từng nhìn thấy tượng sắt rồi, thuộc hợp kim sắt là thép, toàn là những món nhỏ lặt vặt, tôi chưa từng gặp món nào to như này. Thứ nhất, thời cổ đại sắt rất quý, tượng người sắt lớn đến thế này, chưa nói những cái khác, chỉ một bức tượng thôi đã tốn nguyên liệu đến kinh người. Thứ hai, đồ sắt không dễ bảo quản, dễ bị rỉ sét, nhiều tượng Phật bằng sắt thời Minh thực ra toàn rỗng ở trong.

Nếu như toàn bộ bức tượng này cũng được chế tác giống như cục sắt của Muộn Du Bình, vậy thì ruột đặc, bên trong có lẽ có thứ gì đó, nhưng cũng không quá trống, có lẽ rất nặng. Nặng như thế, chẳng lẽ là pháp khí bằng sắt của Phật giáo, dùng để giam yêu quái gì đó?

Tôi suy nghĩ miên man, nhưng cũng biết có nghĩ thế nào cũng không ra nguyên cớ đâu, tất cả mọi chuyện đều không có manh mối dẫn dắt, có suy nghĩ thế nào cũng vô dụng.

Vốn là muốn nhìn một chút hoa văn trên tượng sắt, nhưng rỉ sét quá nhiều, không thể thấy toàn thể hoa văn như thế nào, những chỗ khác cũng không nhìn ra được cái gì. Bàn Mã từng nói có rất nhiều cục sắt, lẽ nào ở đây không chỉ có một tượng sắt?

Nhưng bốn phía đều trống huếch trống hoác, chả có gì cả, loại vật này lại lớn đến thế, cũng không có khả năng bị vùi lấp bởi đống đồ đạc bị sụp xuống này được. Những cục sắt đội khảo cổ mang đi là vớt lên từ đâu?

Chẳng lẽ trong ngôi làng này chỗ nào cũng có tượng sắt giống vậy, phân bố khắp nơi nơi trong làng? Hay là, nó được giấu chỗ nào khác trong tòa lầu cổ này?

Vô thức quay đầu lại, thấy cánh cửa chính ở một bên.

Nhớ lại tấm ảnh nọ, ở một bên bức bình phong có một cái hành lang, tôi điều chỉnh vị trí đứng, phát hiện chỗ hành lang trong hình chính là cổng sau của hậu đường.

Theo cấu trúc các ngôi nhà cổ thông thường, cánh cửa này hẳn sẽ dẫn đến một khoảnh sân rộng, mà ở đây chỉ có dãy nhà mặt tiền, cho nên cánh cửa này sẽ dẫn ra ngoài đường lát đá của ngôi làng, chứ không thể nào là hành lang được.

Nhưng trong trí nhớ, khung cửa trong tấm ảnh chụp cũng giống ở đây y như đúng, không nghi ngờ gì, địa điểm trong tấm ảnh chính là nơi này. Tại sao lại có sự chênh lệch này nhỉ? Lẽ nào, khi chụp ảnh thì nơi này vẫn có đường hành lang, mà sau này lại bị hủy đi mất?

Ý thức về thời gian của tôi hoàn toàn rối loạn, xem ra, thời gian chụp tấm ảnh, thời gian làng cổ bị chìm dưới nước, tất cả đều phải cân nhắc lại.

Bơi lại gần nhìn xem, cánh cửa chạm trổ hoa văn hoàn toàn không có dấu hiệu mục nát, kéo một cái, hóa ra nó bề ngoài sơn giả gỗ, nhưng thật ra là cửa sắt. Lại dùng đèn pin soi thử, nhất thời ngẩn ra, không thấy con đường lát đá bên ngoài, mà phía sau cánh cửa này, quả đúng là một đường hành lang.

Đường hành lang không phẳng, mà nghiêng xuống, thông xuống một nơi nào đó sâu dưới lòng đất. Xem ra tình cảnh đã giống y đúc trong ảnh rồi. Tôi giật mình, thầm nghĩ, không thể nào đâu?

Theo kết cấu một tòa cổ trạch, cửa sau của hậu đường đến hành lang, hành lang thông đến… Lẽ nào nơi này thật sự xây một tòa cổ trạch đúng quy cách, có hậu viện thật, nhưng là xây ở dưới lòng đất?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,128
Posts: 95450
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 10 guests