Đạo Mộ Bút Ký (Nhật Ký Trộm Mộ 8 Quyển) - Nam Phái Tam Thúc

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 01 Dec 2019

Chương 5: Soát núi

Anh con trai của lão than thở với tôi: “Cứ nhắc đến chuyện này là tôi lại bực mình, ông cụ nhà tôi có một cục sắt vụn, xưa nay vẫn luôn cất giấu như bảo bối, bảo là trước kia nhặt được trên núi, là đồ quý giá, còn bảo tôi đi khắp huyện tìm người hỏi xem có bán được không. Tôi cũng coi như ông cụ lẩm cẩm thôi, chẳng hiểu sao việc này lại đến tai gã họ hàng xa kia. Quả nhiên gã đã tìm được người mua, ra giá rất hời, ngờ đâu kết quả đúng là điên rồ, ông cụ lại cương quyết không bán. Còn thằng cha kia cũng nhất định không đi, cứ ở riết trong khe núi ngày ngày đến năn nỉ ỉ ôi, thật là phiền muốn chết luôn.”

Tôi nhìn sang Muộn Du Bình, trong lòng kích động, xem ra lão già kia lỡ hẹn không phải do chúng tôi, mà vì muốn tránh mặt thằng cháu họ xa nhà mình. Cục sắt? Chẳng lẽ trong tay lão già kia cũng có cái thứ mà chúng tôi tìm được dưới gầm giường Muộn Du Bình?

A Quý bên cạnh hút thuốc cười nói: “Sao chú không chôm nó ra từ chỗ ông cụ, đem bán lấy tiền không hơn à, chần chừ thêm ít lâu chính phủ đến tịch thu thì đến một xu cũng chẳng được.”

Anh con trai đáp: “Không phải tôi không muốn, nhưng ông cụ đúng là khôn ngoan, có lần tôi bảo muốn vứt cái của nợ kia đi cho ổng đừng làm mấy chuyện điên rồ nữa, ổng mới giấu nó vào xó nào đấy mà tôi không tìm nổi. Ài, ngẫm lại thật muốn tát cho mình một cái, không ngờ cục sắt vụn kia đúng là đồ quý, nếu phi vụ mua bán này mà thành thì đúng là trứng vàng từ trên trời rơi xuống, tôi cũng chẳng cần lo lắng chuyện học hành của con tôi nữa.”

Tôi nghe vậy mà ngấm ngầm cảm thán, thoạt nhìn anh con trai này có vẻ kỳ cục, chán ngán ông bố nhà mình, nhưng xem kỹ thì nhà này cũng có cái khó, mấy cái chuyện riêng trong gia đình này chúng tôi cũng không chen mồm vào được.

Đúng lúc này, Muộn Du Bình đột ngột hỏi: “Có phải cha anh giấu thứ đó đi vào hai năm trước?”

Con trai lão ngẫm nghĩ rồi gật đầu: “Ơ, làm sao anh biết?”

Tôi lập tức hiểu ra ẩn ý của Muộn Du Bình, bèn tiếp lời: “Chắc chắn cha anh đem giấu cái đó trên núi, trong lòng ông cụ lo lắng không yên nên cứ cách dăm ba ngày lại đi kiểm tra, đây là nguyên nhân cha anh trở nên khác thường.”

Anh ta nghe vậy, thở dài công nhận là có lý. A Quý liền nói: “Xem ra ông cụ nhà chú rất để tâm đến chuyện này, anh thấy chú vẫn nên khuyên nhủ thêm thì hơn. Chứ chú mà dám chôm đồ, ông cụ lại chẳng vác súng ra bắn cho vỡ sọ.”

Anh con trai đáp: “Dạ, ông cụ nhà em tính tình nóng nảy, em cũng lười cự cãi với ổng, không khuyên được thì thôi. Cơ mà gã họ hàng xa kia cứ dai như đỉa, em sợ với tính thằng cha đó thì nhà em về sau khó mà sống yên.”

Chúng tôi cứ thế ngồi chuyện phiếm chờ lão Bàn Mã trở về, anh con trai kể cho chúng tôi nghe rất nhiều chuyện, cũng đủ cho chúng tôi hiểu sơ sơ về lão.

Bàn Mã là dân bản xứ, gia đình đã sống ở đây được mấy đời rồi, là một trong những thợ săn già còn đủ sức trụ lại nghề của vùng này. Thế hệ sau của bọn họ bị Hán hóa nghiêm trọng, những lúc nông nhàn mới đi săn, còn đa số thời gian ra ngoài làm thuê, cả con gái cũng ra ngoài làm ăn cả, cho nên ở đây cũng dần dần vắng vẻ. Từ sau khi vùng này phát triển du lịch, tình hình mới khởi sắc.

Lại nói tiếp, ở vùng này lão Bàn Mã cũng có thể coi là người nổi tiếng, tài bắn súng trăm phát trăm trúng , hơn nữa thân thủ linh hoạt, đặc biệt giỏi trèo cây, trước kia mỗi dịp lễ tết đến Bàn Mã đều được người ta thăm hỏi tới tấp. Sau này kinh tế phát triển, lão cũng già đi, dần dần không còn được coi trọng nữa, nên sinh ra tâm lý hận đời, tính tình trở nên cực kỳ cố chấp, thường bất hòa với các con.

Mấy ông già kiểu này cứ như đúc từ một khuôn, tôi còn biết rất nhiều người như thế. Hàng xóm cũ của tôi là một lão Hồng quân, cũng thường xuyên than thở lũ trẻ bây giờ chán quá, không thèm giao du với đám nít ranh không hiểu sự đời chúng tôi, đây là kiểu người điển hình không thể vượt qua cái bóng của bản thân. Ngẫm lại thì mình cũng thế, hình như bản lĩnh siêu phàm nhất của con người ta chính là tự dằn vặt mình.

Chúng tôi ngồi lì ở nhà lão đợi đến chiều vẫn chưa thấy lão về, dù che đậy giỏi đến đâu tôi vẫn không thể đè nén cảm giác lo âu của mình, phần vì sợ nảy sinh thêm phiền phức, phần vì đã chờ lâu lắm rồi.

Anh con trai lão tỏ ra rất ngại, bảo chúng tôi để mình đi tìm xem sao, không ngờ cũng đi tít hút luôn, bỏ chúng tôi chờ đến chập tối, thật sự là chờ hết nổi.

A Qúy cảm thấy rất mất mặt, luôn mồm chửi rủa cha con nhà này rõ là kỳ cục. Nhưng ra đến cửa, vừa hay chúng tôi bắt gặp anh con trai đang gấp gáp đi ngang qua, theo sau là một nhóm người, không chào hỏi gì chúng tôi mà đi thẳng lên núi.

Tôi thấy sắc mặt anh ta không tốt, A Quý bực bội túm lấy một người hỏi có chuyện gì thế, người nọ mới đáp: “Con trai nhà A Lại tìm thấy quần áo bê bết máu của lão Bàn Mã trên núi, có thể lão đã gặp nạn, chúng tôi đang tìm người đi lục soát vùng núi đó.”

“Tìm thấy ở đâu? “A Quý vội hỏi.

“Ở Rạch Đầu Trâu, con trai nhà A Lại săn thú về, đi ngang qua thì gặp.”

“Ở tít đằng đó?” A Quý tỏ ra rất kinh ngạc.

Tôi không hề có ấn tượng về phương hướng địa danh vùng này, bèn hỏi: “Đấy là đâu?”

“Đấy là cái khe nằm giữa núi Chu Độ và núi Sừng Dê, phải đi cả ngày mới đến.” A Quý bảo chúng tôi: “Hai cậu về trước đi, tôi phải đến nơi xem thế nào.” nói rồi đi theo họ.

Tôi và Muộn Du Bình nhìn nhau một cái, cảm giác trong lòng thật khó mà diễn tả. Thầm nghĩ thôi mình lại đoán trúng thật rồi, chuyện lần này cũng gặp rắc rối.

Sắc mặt Muộn Du Bình hoàn toàn phẳng lặng, không một gợn sóng, nhưng chân đã bước theo nhóm người kia. Tôi vội vã đuổi theo, thầm nghĩ việc này thật quái gở, chúng tôi nhất định phải làm cho ra nhẽ mới được.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 01 Dec 2019

Chương 6: Rạch Đầu Trâu

Chúng tôi muốn đi giúp họ soát núi, ban đầu A Quý còn không chịu, hai đứa phải năn nỉ hết nước hết cái mới được đi theo. A Quý bảo con gái nhỏ của mình là Vân Thái đi cùng chúng tôi, căn dặn không được tách đoàn, người trong thôn gom lại được chừng hai mươi, giơ cao đuốc và đèn pin, dắt theo chó săn hướng về rạch Đầu Trâu.

Đường núi bốn bề tối tăm lạnh lẽo, chúng tôi vừa gọi vừa đưa quần áo cho chó săn ngửi mùi.

Lâm trường này đã bị chặt một lần, con đường phía trước cũng không quá khó đi, khổ nỗi vùng này mưa nhiều, nước đọng lại thành vũng trên núi, trong đó nhung nhúc những đỉa rừng. Đến khu rừng bảo tồn đường mới bắt đầu khó đi, được cái những người miền núi này đều là thợ săn, kinh nghiệm đầy mình, đi cũng không vất vả cho lắm. Mà đối với chúng tôi, so với lối dẫn ra khỏi Tháp Mộc Đà thì đi con đường này khác gì tản bộ. Đoàn người cứ thế tiến sâu vào ngọn núi lớn.

Tôi vừa đi vừa hỏi Vân Thái, rạch Đầu Trâu là nơi thế nào, có nguy hiểm gì không?

Vân Thái ngoảnh đầu lại đáp: “Đó là ranh giới giữa mặt sau khu rừng bảo tồn và rừng phòng hộ của thôn bọn em, núi Sừng Dê nằm trong khu rừng bảo tồn còn núi Chu Độ nằm trong rừng phòng hộ, giữa hai ngọn núi là rạch Đầu Trâu, sau lưng núi Sừng Dê chính là rừng già sâu thẳm. Người ở lâm trường căng một tấm bảng chỗ sơn khẩu, trên bảng viết chúng tôi không được đi vào, cho nên ngoại trừ những thợ săn già thời trước, đám chúng tôi thường không đặt chân đến núi Sừng Dê, càng chưa nghe nói có ai đã từng tiến vào cánh rừng sau núi.”

A Quý đi sau tôi nói: “Trong thôn này, người thông thạo núi Sừng Dê nhất e rằng chỉ có lão Bàn Mã. Cánh rừng sau núi nghe đâu trước kia chỉ có dân buôn lậu người Việt cổ mới dám đặt chân vào, thời xưa dân buôn ngọc người Việt trốn thuế thường đi xuyên rừng ròng rã cả tháng để bán ngọc thạch, không biết đã có bao nhiêu người đi qua vùng rừng sâu núi thẳm này rồi.”

Buôn bán ngọc thạch là cái ngành thương mại hái ra tiền nhất, khắc nghiệt nhất, mà cũng thần bí nhất ở biên giới Trung Việt thời xưa. Tôi đã từng nghe kể về cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong giới buôn ngọc Việt Nam và Myanmar, sau một đêm trở nên giàu sụ hoặc trắng tay đều là chuyện thường. Trước những món lợi khổng lồ lấy một đổi vạn, nhân tính hoàn toàn không có đất dung thân.

A Quý bảo nơi này còn cách khá xa địa điểm giao dịch ngọc thạch lý tưởng nhất. Dân buôn ngọc từ Ba Nãi đến Quảng Tây đều có mối làm ăn với một vài ông chủ bên Quảng Đông, đều là người nghèo khổ nên cũng đặc biệt hung ác. Nhất là vào thời nhà Thanh, khi đó người Việt Nam một nửa là dân buôn một nửa là thổ phỉ, đến đây theo tốp, trở thành một mối nguy của vùng này.

Tôi thầm nghĩ, nếu tìm được di hài của dân buôn ngọc Việt Nam trong cánh rừng này, thì không chừng cũng sẽ tìm được ngọc thạch nguyên khối mà họ mang đến. Dạo gần đây những khối ngọc thạch lấy từ mạch ngọc tốt cực kỳ hiếm hoi, giá ngọc thạch bị hét lên cao chót vót. Vả lại chất lượng đá hồi đó tốt hơn bây giờ nhiều, tìm được vài khối ngọc tốt còn đáng giá hơn bất cứ món minh khí nào. Nhưng nghĩ lại thì dân buôn ngọc Việt Nam thời đó coi ngọc thạch còn quý hơn mạng mình, giờ cứ thế lấy đi là rất bất nghĩa, cái này không giống với trộm mộ, e rằng sẽ gây ra chuyện chẳng lành.

Đi một mạch đến nửa đêm, chúng tôi mới tiến vào trong rạch. Người phát hiện ra bộ quần áo nhuốm máu chỉ vào một gốc cây, nói bộ đồ này tìm thấy trên kia. Hắn nói mình thấy có máu dính vào thân cây, ngẩng đầu lên mới phát hiện ra nó, mới đầu còn tưởng có con cú bị mèo hoang cắn chết, sau mới nhận ra là quần áo của người.

Chiếu đèn pin lên cây, loại đèn pin vỏ đồng này chiếu sáng rất kém, nhưng cũng đủ để xác định bên trên không còn gì khác nữa. Hiển nhiên lão Bản Mã đã trèo lên cây rồi để bộ quần áo dính máu đó lại.

Lão già ấy đã gần tám mươi, dù trước kia là cao thủ trèo cây, nhưng theo lý mà nói cũng không thể vô duyên vô cớ leo lên đó, hiển nhiên là gặp chuyện gì nguy hiểm. Tôi hỏi Vân Thái nơi này có thú dữ không, Vân Thái đáp hồi xưa nghe nói có hổ, chứ bây giờ trong núi chỉ còn báo.

Tôi nghe vậy liền nghĩ thời nay đào đâu ra hổ nữa, nhưng báo lại leo cây rất giỏi, lỡ gặp báo thì phiền phức to. Vả lại báo có tập tính tha thức ăn lên cây giấu, không khéo lão già gặp nạn rồi cũng nên.

A Quý lại nói báo sống sâu trong núi, rừng chỗ này chưa đủ sâu, rất khó gặp báo. Nhưng lão Bàn Mã không mang súng, chẳng biết đi vào tít vào trong đây làm gì nữa.

Tôi nhớ lại chuyện tiểu binh giấu những khẩu súng thu được trong tổ chim, thầm nghĩ lẽ nào lão Bàn Mã cũng học theo cái chiêu này. Nhưng trên cây làm gì có tổ chim cơ chứ?

Chúng tôi lùng sục quanh gốc cây một lúc mà không tìm thấy gì ngoài vài vết máu, nhưng rải rác khắp mọi hướng. Lúc này mấy con chó dắt theo đã có chỗ dùng, mấy tay thợ săn đều mang súng, nạp đạn đầy đủ rồi chia nhau ra mà tìm.

Rạch Đầu Trâu vừa sâu vừa dài, chưa có ai đi đến tận cùng, đoạn giữa rạch chính là sơn khẩu của núi Sừng Dê và Chu Độ. Nơi đây mang dáng dấp của một cánh rừng rậm nhiệt đới, cho cảm giác giống như hồi ở Tháp Mộc Đà. Tôi không hề cảm thấy dễ chịu, lúc nào cũng nghe mang máng như có tiếng cười khanh khách, sau đó rớt mồ hôi lạnh. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, tự mình muốn đến đây mà, đành phải miễn cưỡng đi theo nhóm A Quý cùng với ba con chó, hướng về núi Sừng Dê.

Chó miền núi rất khỏe, con nào đứng thẳng lên cũng cao hơn đầu tôi. Tuy chúng là chó lai tạp nhưng đều được huấn luyện thành thục, nhanh chóng đánh hơi được mùi, dẫn chúng tôi đi một mạch vào sâu trong khe núi.

Dọc đường đi không ai nói câu nào, đi đến quá nửa đêm trăng đã treo đỉnh đầu, chúng tôi mới dừng lại ở một nơi gần sơn khẩu núi Sừng Dê. Đó là một con dốc nằm trên sườn núi, do đất đá thường xuyên sạt lở nên cây cối trên sườn dốc này khá thưa thớt. Hình như chó đã tìm được mục tiêu, nó kéo chúng tôi đến dưới một tán cây, sủa oang oang vào một bụi rậm đằng sau đó.

Vân Thái hơi hoảng, tim tôi cũng treo lơ lửng trên không. Nếu ông lão bị con báo tấn công, thì thứ ẩn trong bụi cỏ kia hẳn là thê thảm đến không nỡ nhìn.

A Quý tiến lên, cầm nhánh cây vén bụi cỏ ra, chiếu đèn pin vào, không thấy có thi thể bên trong. Chúng tôi qua đó, phát hiện ra đó là mảnh vỡ của một tấm bia đá có niên đại rất lâu đời, hẳn là từ đầu công nguyên, in rõ dấu vết gió mưa, hoa văn trên bề mặt đã bị mài mòn sạch sẽ.

Đám người A Quý nhổ hết đám cỏ cao đến thắt lưng xung quanh mà tìm kiếm, bỗng một người thợ săn “a” lên một tiếng, lùi lại mấy bước. Chúng tôi vội vã qua xem, chỉ thấy sườn dốc phía sau bụi cỏ có một hố bùn nhão, chắc là do bùn đất bị nước mưa cuốn trôi đến đây. Vừa nhìn vào trong hố, tôi và Muộn Du Bình liếc nhau, tim nảy lên một nhịp. Trong lòng hố có thể thấy loáng thoáng vài khúc gỗ mục ngâm bùn, nhìn hình dáng này tôi dám chắc đó là một cỗ quan tài đã nát vụn. Nơi này có một ngôi mộ cổ đơn sơ bị đào ra sao?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 01 Dec 2019

Chương 7: Mộ cổ

Ánh trăng ảm đạm chiếu lên sườn núi, bốn bề tăm tối mịt mùng, chỉ nghe vô vàn âm thanh kỳ lạ phát ra từ cánh rừng rậm sâu thẳm dưới khe núi. Cái hố này dọa cho đám A Quý ngớ người, bọn họ coi đây là điềm gở, quay ra liếc nhìn nhau. A Quý không hiểu gì cả, lẩm bẩm: “Đêm hôm khuya khoắt nhìn thấy quan tài, về nhà phải rửa mắt mới được.”

Một người khác nằm bò ra nhìn xuống dưới đó, hỏi: “Mộ ai thế nhỉ, sao lại đào trong cái chốn rừng sâu núi thẳm này?”

Không ai đáp lời, Vân Thái hoảng sợ trốn ra sau lưng Muộn Du Bình.

Tôi dám chắc đây là một ngôi mộ hoang, không phải mộ nhà giàu, niên đại chắc là từ thời Minh Thanh, vì với dạng quan tài thô sơ thế này, nằm trong khu vực mưa dầm quanh năm mà có thể lưu giữ được đến bây giờ thì niên đại không thể quá sớm. Bùn đất trong quan tài cũng có cỏ mọc, vậy là nó đã bị mưa xối trơ ra đó ít nhất một năm trời, thi cốt bên trong nhất định đã bị hủy hoại.

Cái hố không lớn, chúng tôi chiếu đèn pin vào nhưng không tìm thấy tung tích của lão Bàn Mã. Người chắc chắn không thể ở trong hố, nhưng tôi cảm thấy đây có thể chính là nơi Bàn Mã giấu đồ, bởi vì nó đúng là rất thích hợp. Cục sắt mà con trai lão Bàn Mã nói có thể được giấu ngay bên dưới.

Lũ chó vẫn đang sủa ầm ĩ, nghe mà phát bực. A Quý kéo chúng ra xa, thả cho chúng lang thang khắp nơi, kế đó nhặt cành cây chọc xuống hố dò dẫm.

Họ cũng không dám leo xuống, trong hố có quan tài, người thường đều kiêng kỵ, nhưng phản ứng của lũ chó cho chúng tôi biết trong hố chắc chắn có vật gì, tìm kiểu này có khướt mới thấy.

Tôi ngắm nghía thế núi ở đây, tuy chỉ là kẻ gà mờ về phong thủy nhưng tôi vẫn có thể nhận ra chỗ này tuyệt đối không hợp để chôn cất. Đây là sơn khẩu, nước từ trên núi dồn cả về đây, chôn người chết vài hôm là thối, mộ này ắt hẳn không phải ngôi mộ lớn trong núi Sừng Dê mà Bàn Tử phỏng đoán, có thể chỉ là mộ cổ núi hoang bình thường, hẳn không có gì nguy hiểm. Tôi liền bảo A Quý đừng chọc nữa, để mình xuống đó lục lọi với Muộn Du Bình.

Tôi trộm mộ đã thành quen, mở một cái quan tài thì có là gì, huống chi Muộn Du Bình còn ở bên cạnh, cho nên cũng không hề lúng túng. A Quý lại kinh ngạc vô cùng, thắc mắc cớ sao người thành phố như tôi lại to gan đến vậy, còn Vân Thái thì tròn mắt nhìn tôi đầy chờ mong, dường như còn chưa kịp phản ứng.

Hai người một trước một sau nhảy xuống hố, do cái hố nằm trên sườn dốc nên có bên thấp bên cao, có thể thấy rõ vách đá dựng đứng hình thành từ triền núi sạt lở, một nửa quan tài còn kẹt trong đó, phần đầu không nhỏ, qua lớp còn sơn sót lại trên bề mặt, có thể thấy đây là một cỗ một quan tài cũ bằng gỗ sơn đen. Bùn lỏng tràn vào mộ đến nửa thước, nếu không phải do đất nơi này dễ lún thì là do cỗ quan tài quá nặng.

Tuy cách chôn cất khá thô sơ, nhưng người dân bình thường cũng không thể làm được. Quan tài trông na ná mấy cái được bày bán ven đường, có lẽ là của địa chủ thời trước. Quan tài đã cũ nát tả tơi, bên trong rặt bùn loãng.

Chẳng biết có phải bị lây từ Bàn Tử hay không mà nhìn thấy quan tài tim tôi cũng bắt đầu đập rộn, nhưng lúc này tôi phải giả vờ lơ ngơ một tí, bằng không rất dễ bị hội A Quý hoài nghi.

Muộn Du Bình nhận lấy cây đèn pin, vén đám cỏ dại, nhìn khắp một vòng, chúng tôi đã thấy có vết máu ở một góc khuất trên quan tài. Muộn Du Bình nhờ tôi soi đèn giúp, còn hắn đưa tay ra ước lượng, dấu tay trên quan tài hẳn là in lên khi người kia cúi xuống lấy thăng bằng. Bên dưới chính là khe hở của quan tài, Muộn Du Bình ngồi xổm xuống, không hề nghĩ ngợi đã thò tay vào trong đó, bắt đầu đào bới trong lớp bùn.

Nghe tiếng khuấy nước bùn, tôi hơi rợn tóc gáy. Hắn chỉ mò mẫm vài vòng rồi rút tay ra, cầm theo một vật dính đầy bùn. Muộn Du Bình vẩy vẩy bùn bám bên trên, thì ra đó là một cái bịch nilon dính máu, nhưng hắn rũ rũ vài cái, chúng tôi mới phát hiện trong bịch trống không.

“Quái nhỉ?” Tôi lấy làm lạ hỏi. “Đồ bên trong đâu mất rồi?”

“Vết máu còn mới, ông ta đã tới đây mang đồ đi trong vòng vài tiếng,” Muộn Du Bình nhìn quanh bốn phía, bình thản nói tiếp: “Chắc chắn ông ta chỉ quanh quẩn đâu đây thôi.”

“Ông ta đến lấy đồ sau khi đã bị thương?” Vậy là lão đã bị thương từ trước khi đến đây. Tôi thở phào, từ chỗ bị thương đến nơi này cũng khá xa, đã lết được đến tận đây chứng tỏ vết thương cũng không nặng lắm.

Muộn Du Bình lại mò thêm lần nữa nhưng không tìm được gì, sau đó chúng tôi trèo lên, tôi kể sơ qua tình hình cho A Quý biết.

Khả năng Bàn Mã gặp báo không cao lắm, một tay thợ săn không mang theo súng, dù dũng mãnh và và lão luyện đến đâu, cũng tuyệt đối không thể tránh thoát đòn tấn công của một con báo. Mà khó hiểu hơn là sau khi bị thương vì sao lão còn muốn đến đây, đáng ra lão nên quay về thôn ngay lập tức mới đúng. Lão chảy một đống máu còn đến đây mang cục sắt kia đi làm gì mới được chứ, lẽ nào lão cảm thấy để nó ở đây sẽ gặp nguy hiểm?

Chúng tôi gọi lũ chó về, lấy ngôi mộ cổ làm mốc, chia ra mấy nhóm tìm kiếm xung quanh. Hai người chúng tôi đi theo cha con A Quý, tôi bèn hỏi Vân Thái, trong rừng ngoài báo ra thì còn con gì có thể tấn công người?

Vân Thái nói trước kia nhiều lắm, chứ bây giờ đều bị thịt hết rồi. Hồi trước đến cả con trăn cũng hay gặp, nhưng lâu lắm rồi không thấy nữa, có thể tấn công người chắc chỉ còn lợn rừng thôi.

Tôi thầm nghĩ cũng có thể, nhưng vẫn không tài nào giải thích được nguyên nhân lão Bàn Mã đến đây mang đồ đi. Lúc này trong lòng tôi mơ hồ có linh cảm, phải chăng mối nguy hiểm mà lão Bàn Mã gặp không phải động vật, phải chăng mấy kẻ đốt nhà bí ẩn đã úp sọt lão?

Đang suy nghĩ, chợt nghe xa xa từ một hướng khác có tiếng chó sủa dồn dập. Thế rồi, một tiếng súng nổ cắt ngang khe núi tĩnh mịch, dọa lũ chim bay nháo nhác.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 01 Dec 2019

Chương 8: Ông lão

Tiếng la hét hoảng loạn nghe như tiếng kêu của lệ quỷ, chúng tôi lập tức nhìn về hướng ấy, chỉ nghe được bên kia đang nháo nhào hết cả lên mà không biết đã xảy ra chuyện gì. Chúng tôi đờ ra mất một lúc, rồi lập tức vơ vét đồ nghề chạy về nơi phát ra tiếng hét.

Do cách nhau không quá xa, chẳng mấy chốc đã đến chỗ họ, nhưng chỉ thấy mấy con chó đang sủa nhặng xị, dưới bóng cây rậm rạp tôi cũng không nhìn ra vì sao bọn họ lại la ầm lên như thế. A Quý quát lên: “Có chuyện gì vậy?”

“Coi chừng! Trong bụi cỏ có vật gì đó!” Những người phía trước kêu lên. Lời vừa dứt, cánh rừng bên cạnh chợt có động, hình như có con gì đó băng ngang bụi cây trong chớp nhoáng, gây ra tiếng động cực lớn, có lẽ là một động vật cỡ đại.

A Quý giương cao cây súng của mình, nã một phát, không biết đã bắn trúng nơi nào, tiếng súng nổ đùng đoàng như tiếng sấm dọa đàn chim phía xa giật mình nháo nhác bay đi, còn cái thứ gây ra tiếng động kia cũng lao đi băng băng rồi biến mất trong màn đêm.

Chúng tôi nhào đến trước mặt bọn họ, những người trên núi cũng lao tới, rọi đèn pin khắp cánh rừng mà chỉ thấy mấy lùm cây đang rung rinh. A Quý lập tức thét to: “Thả chó ra!”

Mấy người thợ săn huýt sáo, đám chó săn lập tức lao ra ngoài, khí thế hoàn toàn khác với đám chó cảnh trong thành phố, nhoáng cái mặt trước đã trở nên hỗn loạn, bên tai là tiếng bụi cây va quệt và tiếng chó sủa liên miên không dứt. Đám A Quý lập tức bám đuôi, mấy người này đều có kinh nghiệm săn thú, hô to mấy tiếng bằng giọng địa phương rồi chia nhau ra, chạy theo đàn chó vào rừng.

Chúng tôi muốn đi cùng, nhưng A Quý đã quay lại la to vài tiếng với Vân Thái, cô bé liền ngăn cản chúng tôi, bảo đừng đi theo, bọn họ không rảnh mà để mắt đến chúng tôi. Trong bóng đêm mịt mùng, thợ săn không thể tùy tiện nổ súng, dã thú kia bị dồn ép quá có thể sẽ nổi điên mà tấn công người. Dã thú, đặc biệt là loại mãnh thú cực kỳ hung hữ như báo, chỉ cào một phát cũng đủ gây trọng thương, cho nên phải hết sức cẩn thận. Chúng tôi không có kinh nghiệm nên rất dễ gặp nạn, hơn nữa tôi không biết vây săn là gì, đi giúp họ chỉ tổ vướng víu tay chân.

Tôi đương nhiên không chịu, thầm nghĩ luận về thân thủ, Muộn Du Bình mà làm vướng víu tay chân mấy người sao? Nhưng đuổi theo được vài bước, lại phát hiện cái vướng víu mà cô nói lại là chuyện khác.

Chó săn đã được huấn luyện thuần thục, ba con tách khỏi đội hình lao đến trước mặt con thú kia; con thú kia bị vây kín, lập tức quay sang hướng khác mà chạy. Phía sau là mấy tay thợ săn quây kín, chó và người một trước một sau, vừa vặn hình thành một vòng vây. Mỗi người trong vòng vây này đều cần phải có kinh nghiệm, bằng không con mồi sẽ tìm được điểm yếu mà phá vòng vây chạy mất.

Đám A Quý không ngừng la hét, đánh lạc hướng con mồi, khiến nó luẩn quẩn trong vòng vây không biết nên trốn chạy theo phương nào. Đồng thời nhóm thợ săn đều đồng loạt giương súng, không ngừng siết chặt vòng vây, đây chính là cách săn lợn rừng. Tôi đã từng thấy cảnh tượng như thế này ở quê, săn động vật lớn đều dùng cách thức này.

Đã lâu không được tận mắt chứng kiến một màn săn thú, tôi chỉ biết nín thở mà nhìn. Đám A Quý càng siết càng gần, chẳng mấy chốc con mồi kia đã vừa vặn rơi vào tầm bắn của súng săn, chỉ có điều con mồi không ngừng di chuyển, ánh đèn pin không thể tập trung vào nó được. Chó săn ở đây đều vào cỡ trung bình, cùng lắm cũng chỉ săn được mấy con vật nhỏ như gà rừng hay thỏ hoang, nên chúng không dám tùy tiện xông lên. Nếu là giống chó săn sói cỡ lớn ở phương bắc, với hình thức lấy một chọi ba, thì đã sớm xông lên đánh sáp lá cà rồi.

Dằng dai cả buổi, đám A Quý vẫn chưa nổ súng. Những con mồi bình thường vào lúc này đều phạm sai lầm, đều đột ngột lao về một phương hướng nào đó, thoáng chốc là tới gần thợ săn đã chuẩn bị sẵn sàng. Thợ săn nổ súng ở cự ly gần là chắc chắn trúng, tiếp đó chó săn sẽ đuổi theo, con vật cơ bản là không trốn chạy nổi nữa. Nhưng con vật này không những không muốn phá vây ngay, mà trái lại còn dần dần trở nên bình tĩnh, mấy lần ẩn nấp vào bụi cỏ mà không thể biết được vị trí chính xác, cứ thế trái lại khiến đám A Quý không dám tới gần.

Tôi thấy vậy mà kinh ngạc, thầm nghĩ lợi hại nha, đổi khách thành chủ, con này rốt cuộc là cái giống gì, xảo trá như thế, không lẽ là hồ ly?

A Quý chiếu đèn pin vài lần vẫn không trúng, tốp thợ săn này đâu phải đám sơn tinh cả đời kiếm ăn trong núi như lớp thợ săn trước, kinh nghiệm dù sao vẫn còn thiếu sót, cũng không nghĩ ra cách nào hay, liền gào lên gọi Vân Thái ném đá ép con mồi phải chạy ra. Hai đứa tôi nhặt vài hòn đá lên định ném, lại bị Muộn Du Bình giữ lại cả đôi. Tôi ngẩng đầu lên nhìn hắn, chợt nhận ra không biết từ bao giờ sắc mặt hắn đã biến đổi, ánh mắt hắn không nhìn vào vòng vây săn mà nhìn ra sau lưng A Quý, hô to: “Cẩn thận đằng sau!”

Tôi nhìn theo hắn, phát hiện bụi cỏ sau lưng A Quý lại nổi sóng, giống như có gió thổi qua. Nhưng bốn bề đều lặng gió, nên hẳn là có thứ gì đó đang nấp trong bụi cỏ, nhích dần về phía A Quý.

A Quý lập tức quay đầu, gợn sóng kia cũng ngưng ngay lập tức.

“Cái gì vậy?” Tôi ngạc nhiên hỏi: “Còn một con nữa?”

“Không chỉ có vậy.” Muộn Du Bình nhìn khắp bốn phía, nói bằng giọng hờ hững. Tôi cầm đèn pin chiếu rọi khắp bốn vùng quanh, lập tức phát hiện những bụi cỏ đằng xa đang lan truyền những đợt sóng kỳ lạ, dồn về phía chúng tôi.

Thợ săn ở đây chưa bao giờ gặp cảnh tượng này, cả đám trợn mắt há mồm, cô bé Vân Thái lại là người đầu tiên phản ứng, lập tức huýt sáo gọi đám chó quay về.

Tôi kêu mấy người bọn họ tụ tập lại đây, cẩn thận quan sát động tĩnh bốn phía, chỉ thấy những gợn sóng này cứ thoắt ẩn thoắt hiện không ngừng.

Ba con chó săn còn cảm nhận được tình cảnh kỳ lạ này rõ ràng hơn chúng tôi, không ngừng quay khắp bốn phía sủa loạn xạ, phiền phức không chịu nổi. Những làn sóng vận động bất quy tắc dần dần áp sát chúng tôi, tuy nói mình không sợ nhưng tôi cũng bắt đầu căng thẳng, tim đập như nổi trống.

“Chui vào giữa đi con.” A Quý bảo Vân Thái, có lẽ anh ta cũng không nắm rõ tình huống lúc này rốt cuộc là gì. Người miền núi quả đúng là dũng mãnh, không một ai sợ hãi, mấy người kia đều giương súng lên, lúc này cũng không hơi đâu để mắt đến chúng tôi nữa. Tôi nhặt một hòn đá làm vũ khí, quan sát cảnh tượng bốn phía, nói: “Chỗ này rậm rạp quá, chúng ta lui về phía triền núi có ngôi mộ cổ bên kia đi.”

Mấy người lập tức lên đường, vừa cảnh giác vừa nhanh chân rút lên núi, không ngờ chúng tôi vừa động, mấy đợt sóng kia lập tức vây lại, đến khi còn cách tôi hơn ba mươi mét thì đều nhanh chóng biến mất. Chúng tôi gần như không có thời gian căng thẳng, mà lập tức hoảng loạn, không đi theo đường chính mà leo thẳng lên dọc sườn núi.

Bùn trên núi nhão nhoẹt, mấy gã đàn ông đã lên cả, nào ngờ Vân Thái bất ngờ trẹo chân, trượt xuống dưới vài mét. Tôi đưa tay ra kéo, kết quả là chính mình cũng trượt theo luôn, bùn dưới chân đều lún cả xuống.

Muộn Du Bình và A Quý dừng lại kéo tôi, nháy mắt đã tụt lại sau đoàn vài mét. Cỏ dại mọc trên sườn núi dày như một tấm thảm, lúc này tôi chợt nghe từ các bụi rậm xung quanh phát ra tiếng cây cỏ bị giẫm gãy liên tục trong lòng nổi lên cảm giác cực kỳ bất an.

Được kéo lên rồi, tôi lại tìm Vân Thái. Vân Thái bị trẹo chân suýt khóc, đôi chân đổ đầy mồ hôi lạnh của tôi cũng không chịu nghe lời tôi nữa, đành cắn răng vén đám cây cỏ ra, chật vật đỡ Vân Thái lên triền núi. Bùn nhão bên kia lại lún xuống thành một cái hố, tôi ủn mông cô bé lên còn Muộn Du Bình đứng bên trên thì vươn một tay ra kéo.

Tôi thử leo vài cái, phát hiện ra mình quá nặng, lại chẳng có ai đứng sau ủn mông , đám bùn kia không chịu nổi sức nặng của tôi nên cứ lún dần xuống, bèn lách người sang bên cạnh. Ai ngờ tôi xui xẻo đến độ uống nước cũng mắc răng, còn chưa đi được mấy bước, bùn nhão dưới chân đã tiếp tục lún xuống khiến tôi ngã nhào xuống triền núi, ngày càng trượt sâu hơn. Giãy dụa bò lên, chợt nghe A Quý trên đỉnh đầu la to: “Chạy! Mau chạy đi!”

Nghe vậy, bản năng mách bảo cho tôi biết chắc chắn anh ta đã thấy được gì đó, liền rẽ sang trái, lại nghe A Quý la to: “Sai rồi! Không phải bên đó!” Ngay lập tức, tôi thấy bụi cỏ phía trước lay động một chập, thế rồi một con vật to cỡ con nghé nhỏ, mắt xếch trán trắng , giống báo mà không phải báo nhô nửa người lên từ bụi cỏ, đôi ngươi xanh biếc lóe hàn quang, mặt mày dữ tợn giống như gương mặt hung yêu trong Kinh kịch.

Vừa đối diện với nó, tôi đã biết ngay cái thứ của nợ này là gì rồi, trong lòng hết sức kinh ngạc – thì ra đó là một con linh miêu. (Linh miêu là một loài mèo lớn, nhỏ hơn báo nhưng lớn hơn mèo rất nhiều. Loài động vật họ mèo này có khuôn mặt y chang yêu quái, nét tà độc hung ác đều hiện lên mặt. Khác biệt rõ ràng nhất giữa linh miêu và báo là trên lỗ tai linh miêu có hai nhúm lông mao thô dài ngoằng, giống như lông công trong Kinh kịch.)

Loài vật này cực kỳ thông minh, tuy thích sống riêng lẻ, nhưng những khi thức ăn khan hiếm cũng sẽ đi săn thành bầy; ngoại trừ sư tử, thì đây là loài động vật họ mèo duy nhất có thể đi săn theo đàn. Linh miêu cỡ lớn ở Tây Tạng được gọi là “Ma rừng”, nghe nói còn biết tha con gái trẻ về ổ giao phối. Nhưng do có bộ da đẹp, nên thời cận đại gần như đã bị bắt giết sạch sẽ, sao lại xuất hiện ở một vùng có nạn săn trộm trầm trọng như Quảng Tây cơ chứ?

Nhưng nếu là linh miêu, thì lại giải thích được vì sao lão Bàn Mã bị tấn công mà chưa chết. Linh miêu rất giống mèo, thích đùa giỡn con mồi cho đến khi sức cùng lực kiệt mới giết chết, nhưng bản tính lại rất thận trọng, không dễ mà vật lộn sáp lá cà.

Giữa những luồng suy nghĩ biến đổi chớp nhoáng, bên tôi lại thêm một con linh miêu thò đầu ra. Con này còn bự hơn, vả lại trên đầu còn có bùn nhão chảy ròng ròng. Muộn Du Bình đã trượt từ trên xuống đến bên cạnh tôi, tay cầm đao săn của A Quý, vừa xuống đến nơi lập tức kéo tay tôi: “Cứ giẫm lên lưng tôi.” Hắn nói như chém đinh chặt sắt.

“A, vậy thì ngại quá.” Tôi nhất thời không kịp phản ứng.

“Lên mau!” A Quý đứng bên trên la to, mồ hôi đầy đầu.

Bản năng của động vật họ mèo là tấn công vào cổ họng con mồi, một đòn chết tươi. Tôi rụt cổ lại, thầm nhủ vậy tôi không khách khí nữa, gạt đi chút bùn đất rồi giẫm lên vai Muộn Du Bình. Muộn Du Bình vung người đẩy tôi lên, A Quý đứng bên trên nhoáng cái đã túm được tay tôi, tôi quơ quào tay chân loạn xạ, vất vả lắm mới đứng vững được trên triền núi. Chợt nghe Vân Thái thét lên một tiếng sợ hãi, thoáng chốc từ bụi cỏ bên dưới có một con vật lớn lao ra. Vừa mới nhún người mượn lực, tôi đã trông thấy một con “mèo bự” gần như bám vào vách núi mà phi đến trước mặt mình.

A Quý thả tay theo phản xạ, tôi lập tức rơi xuống, bị ngoạm lấy giữa không trung.

Cũng may hình thể con linh miêu vẫn còn quá nhỏ, không thể đè tôi xuống đất. Nháy mắt tôi đã ngã vào bụi cỏ, lăn xuống vài mét, hung hăng đá nó một cú bay vèo đi, đứng lên nhìn lại thì thấy bả vai mình gần như đã bị cắn thủng.

Cỏ cây bốn phía dường như đều lay động, cái con bị tôi đá bay xuống đất cũng đã lấy lại tư thế tấn công, nhào về phía tôi một lần nữa.

Tôi hoàn toàn không có thời gian để mà sợ hãi, kiếp thám hiểm trong những năm gần đây đã trang bị cho tôi một bản năng sống mạnh mẽ. Vừa đưa tay lên che cổ họng tôi đã bị đẩy ngã, bèn dứt khoát xoay người lăn vèo vèo từ triền núi xuống.

Cú lăn này đúng là tối tăm mặt mũi, vừa đứng lên tôi liền bất chấp tất cả mà lảo đảo bỏ chạy. Đám A Quý sau lưng đã bắt đầu nổ súng, tôi cũng không phân biệt nổi phương hướng nữa, đành cắm đầu chạy sâu vào trong khe núi, chạy được vài mét chợt nghe sau lưng có luồng gió quét qua. Tôi biết tuyệt đối không thể dâng phần gáy của mình cho động vật họ mèo xơi được, xương sọ sẽ bị cắn thủng mất, thế nên lập tức xoay người.

Vừa xoay người một cái, tôi đã thấy một bóng đen đuổi tới với khí thế như sấm sét, căn bản không thể nào ước đoán được tốc độ, chớp mắt đã lao đến trước mặt tôi. Tôi nghĩ bụng thôi tiêu rồi, lần này sau khi bị đốn gục tôi hoàn toàn không có thời gian bố trí phòng ngự nữa. Nào ngờ trong khoảnh khắc bóng đen ập đến trước mặt, bụi cỏ bên người tôi đột ngột rẽ ra, sau đó một luồng hàn quang lóe lên, có bóng người lao khỏi bụi cỏ như một tia chớp, nhanh chóng quấn riết lấy bóng đen.

Bóng đen lao tới với khí thế hung mãnh, hai cái bóng nhảy đi rất xa. Tôi ngây ra tại chỗ, hoàn toàn không thể phản ứng, giống như đang nằm mơ.

Trong bụi cỏ rối tung rối mù, nhưng rồi nhanh chóng trở về với yên lặng. Không lâu sau có một bóng đen đứng lên từ trong đó, tôi thở phào nhìn bóng người nọ bước ra, đi đến dưới ánh trăng thì nhận ra đó là một ông lão gầy gò xa lạ, toàn thân nhuốm máu, tay cầm một cây đao săn đặc biệt của người Mèo. Con linh miêu kia bị ông lão vác trên lưng, hình như đã tắt thở.

Ông lão đi đến trước mặt tôi, thấy tôi thì đờ người. Ổng dùng tiếng địa phương hỏi tôi một câu, tôi cũng không hiểu ổng đang nói gì, đành ý tứ lắc đầu, trong lòng thầm nghĩ ông tiên này là ai vậy? Nhưng sau đó tôi lại thấy một hình ảnh còn đáng kinh ngạc hơn: trên người ông lão đó, không ngờ cũng xăm một con kỳ lân đen giống y chang con trên người Muộn Du Bình.
Last edited by tuvi on 02 Dec 2019, edited 1 time in total.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 01 Dec 2019

Chương 9: Lão Bàn Mã

Ông lão gầy gò, so với con linh miêu vác trên vai nom càng thêm quắt queo, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy những bắp thịt đã khô quắt trên thân thể ông lão vẫn rắn rỏi như sắt thép, có thể mường tượng ra những bắp thịt này vào thời trai trẻ đã từng tráng kiện đến thế nào. Dưới ánh trăng, ánh mắt lão ngời sáng có thần, gây cho người một cảm giác khó nói thành lời.

Ông lão tra thanh đao vào vỏ trên thắt lưng, lại ngắm nghía tôi một chặp, chuyển con linh miêu sang vai bên kia, sau đó dùng giọng địa phương bảo tôi đi cùng.

Cây cỏ bốn bề vẫn còn lay động nhưng ông lão chẳng thèm để mắt, cứ vác con linh miêu bước phăm phăm về phía trước, chẳng bao lâu tiếng động xung quanh cũng dần dần lùi xa, chỉ nghe trong cánh rừng sâu thẳm truyền đến tiếng gừ gừ của một đàn thú khác. Đàn linh miêu chỉ tập hợp trong thời gian ngắn để săn mồi, đây có thể là con khỏe nhất trong đám, phụ trách ra đòn chí mạng cuối cùng; con này vừa chết, cả đàn cũng tan luôn. Bản tính linh miêu cực kỳ thận trọng, tuyệt đối sẽ không mạo hiểm đến lần thứ hai.

Ông lão vừa quát tháo, vừa hướng về ngôi mộ cổ. Có ánh đèn pin phát ra từ phía bên kia nhưng thủy chung vẫn dừng lại từ trên núi. Rõ ràng tay A Quý này cũng chẳng phải người tốt, không chịu xuống dưới cứu tôi.

Chỉ có một cái đèn pin ném về hướng này, chúng tôi bắt lấy, rồi thấy Muộn Du Bình đi về phía chúng tôi với dáng vẻ hoảng hốt hiếm có. Thấy tôi không sao hắn mới thở phào nhẹ nhõm, rồi lại nhìn sang ông lão kia.

Cánh tay Muộn Du Bình đẫm máu, ông lão trở tay nắm lấy đao săn. Hai người liếc nhau một cái, Muộn Du Bình thấy hình xăm kia thì ngây người, nhưng ông lão hình như không hề để ý đến hắn, bước thẳng qua bên cạnh hắn.

Tôi thầm nghĩ ôi cái đệt, ông lão này quá siêu phàm, lại mang đầy phong thái của Muộn Du Bình, lẽ nào chính là cha hắn?

Muộn Du Bình muốn bước lên hỏi, nhưng tôi ngăn hắn lại. Ông lão này không phải hạng hồ đồ, vả lại ngôn ngữ bất đồng, có hỏi cũng vô ích, ta cứ về đã rồi tính sau.

Đi ngang qua chỗ tôi ngã xuống, thấy trên mặt đất cũng có xác một con linh miêu cổ bị vặn gãy, hiển nhiên là kiệt tác của Muộn Du Bình. Ông lão ra hiệu cho chúng tôi khiêng nó lên, Muộn Du Bình liền vác xác nó trên vai rồi leo lên triền núi. Người bên trên lập tức chạy tới, nhìn thấy ông lão đều tỏ ra hết sức kinh ngạc.

Ông lão và bọn họ bắn ra một tràng tiếng địa phương, tôi nghe ù ù cạc cạc, liền lén hỏi Vân Thái xem ông lão này là ai.

Vân Thái đáp: “Còn ai vào đây nữa, ông ấy chính là lão Bàn Mã mà các anh muốn tìm.”

“Ông ấy chính là Bàn Mã?” Tôi thoáng giật mình, nhưng đúng là trước kia tôi cũng từng nghĩ đến chuyện này rồi. Ai cũng bảo lão Bàn Mã là thợ săn cừ khôi nhất, ngoài lão ra còn ai đủ sức tay không giết chết một con linh miêu lớn cỡ này ở tuổi xế bóng cơ chứ. Phải biết rằng một con linh miêu có thể săn được cả sói Tạng đi riêng lẻ, họ mèo là họ động vật ăn thịt có * đã tiến hóa đến đỉnh cao, nếu không phải là người cực kỳ am hiểu tập tính của nó thì không thể nào hạ thủ được.

Vừa rồi Lão Bàn Mã nhất định đã bị linh miêu tấn công, sau đó dây dưa với đàn linh miêu đến tận nơi này thì nghỉ ngơi chờ đợi thời cơ. Mẹ kiếp, cái đòn tất sát cuối cùng kia tôi thấy ngay cả Muộn Du Bình cũng không thể ra tay dứt khoát đến vậy, chỉ chậm một giây thôi là tôi hoặc lão nhất định sẽ phải chết .

A Quý quan sát vết thương của tôi, xong giới thiệu đôi bên cho nhau. Lão Bàn Mã hình như không có hứng với chúng tôi, chỉ chào hỏi lấy lệ rồi bắt đầu lau rửa những vết bẩn trên người.

Lau đi vết máu trên người, tôi mới nhận ra hình xăm của lão và Muộn Du Bình na ná như nhau. Sau xương sống lão có một vết thương sâu đến ghê người, có thể là do bị linh miêu tập kích bất ngờ mà ra.

Có vài người quây thành tốp, xì xào kể về về hành trình vào núi. Tôi nửa đoán nửa suy luận, lại nhờ Vân Thái phiên dịch nên cũng hiểu được lờ mờ. Nửa đầu câu chuyện cũng gần giống như tôi phán đoán, đúng là lão vì chuyện của con trai mới vào núi, không ngờ lại chạm trán cái giống kia ở đây. Cũng may những khi vào núi lão có thói quen buộc một cành cây trên lưng, trước hết có thể làm gậy chống, ở nơi đất bằng lại có thể đề phòng điểm yếu phía sau bị đánh úp. Đây là quy tắc lưu truyền từ thời xa xưa khi dã thú hoành hành, cả đời chẳng có ích gì, ai ngờ lần này lại cứu được một mạng. Tuy quần áo bị xé nát, nhưng gáy không bị cắn đứt, đúng là nguy hiểm khôn cùng.

Bao nhiêu năm trời không gặp linh miêu, giờ bỗng dưng xuất hiện ở vùng này, có thể là do mấy hôm trước trời mưa to, trong núi sâu xảy ra chuyện bất thường buộc chúng phải chạy ra. Chỗ này có người ở nên chuột cũng lắm, chúng mới bị con mồi thu hút đến đây.

Thấy lão tỏ ra rất phấn chấn, như thể tìm lại được cảm giác của một thời oanh liệt đã qua, tôi cảm thấy giờ không thích hợp để hỏi những chuyện khác. A Quý liền gọi đoàn quay về, nói giờ này người trong thôn chắc là đang rất sốt ruột. Vết thương của tôi và lão Bàn Mã đều sâu, phải về còn xử lý.

Vài người đem đốt hai cái xác linh miêu, trời cũng dần sáng, không còn sớm nữa, đã qua cả một đêm rồi, nên họ dập tắt đống lửa rồi lập tức lên đường.

Bộ da linh miêu rất có giá, cứ thế đốt đi thật là uổng phí. Nhưng A Quý nói không thể để ai khác biết ở đây xuất hiện linh miêu, bằng không thì chưa đến một tuần đám săn trộm đã ùn ùn kéo đến. Những tên này tham lam vô độ, dù không bắt được linh miêu thì cũng chuyển sang những loài thú khác, nơi này nhất định sẽ sạch bách chẳng còn gì.

Dọc đường đi không ai nói thêm lời nào, về đến thôn thì trời đã sáng. Những cán bộ trong thôn cũng thức trắng cả đêm, đang dẫn theo vài người chuẩn bị vào núi đi tìm, đến sơn khẩu thì gặp chúng tôi.

Chúng tôi ăn sáng trong trụ sở thôn, có bánh rán và cháo trứng, tôi đói quá làm luôn hai bát to. Trong thôn vui như tết, liên tiếp có người đến hỏi han.

Bả vai tôi gần như bị cắn thủng, phải sát trùng rồi tiêm một mũi phòng uốn ván, còn đắp thêm cả thảo dược. Lưng lão Bàn Mã khâu mười mấy mũi, tay y tá thôn kia thật chẳng biết nương tay là gì, khâu vết thương mà cứ như khâu chăn đệm, khâu dăm ba nhát đã xong. Trong khi lão Bàn Mã vẫn yên lặng không nói lời nào thì mấy người trông như cán bộ thôn kia lại cứ thao thao bất tuyệt.

Tạm thời bỏ qua những chuyện lặt vặt, xử lý xong vết thương chúng tôi định về nghỉ ngơi, chờ sức khỏe phục hồi sẽ đến thăm lão Bàn Mã sau. Ai ngờ trước khi đi, lão lại bảo chúng tôi cùng về nhà mình.

Tôi và Muộn Du Bình liếc nhau, nghĩ bụng ông lão này tính tình cũng thật cổ quái, rồi vội vã đi theo. Đi chưa nổi hai bước, lão đã chỉ chỉ Muộn Du Bình nói cái gì đó.

Chúng tôi không hiểu, nhìn sang A Quý đi cùng. Nét mặt A Quý nom cũng rất kỳ quái, nói với lão Bàn Mã vài câu, lão lại dùng giọng điệu cương quyết đáp lại, nói rồi đi thẳng.

Tôi ngơ ngác nhìn A Quý, hỏi ổng nói cái gì vậy? Anh ta có vẻ lúng túng đáp: “Muốn biết hãy đến một mình, người kia không thể đi theo.”

Tôi nhíu mày nhìn Muộn Du Bình, thầm nghĩ lão nói vậy có ý gì chứ? A Quý lại tiếp “Ông ấy còn nói…”

“Nói gì nữa?”

“Nói nếu hai người còn đi chung với nhau, sớm muộn gì cũng có ngày một người bị người kia hại chết.”
Last edited by tuvi on 02 Dec 2019, edited 1 time in total.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 01 Dec 2019

Chương 10: Ngồi xuống bàn bạc.

Nghe những lời này, tôi có hơi sửng sốt. Lão Bàn Mã không dưng nói ra một câu không đầu không cuối, thật khiến người ta không kịp phản ứng, nhưng đầu óc cũng đồng thời căng thẳng, cảm thấy câu nói vừa rồi nghe có hơi rợn người.

Còn chưa kịp suy nghĩ tường tận, Muộn Du Bình đã đuổi đến trước mặt lão Bàn Mã, giữ chặt lão lại hỏi: “Nói vậy, tức là ông biết tôi?”

Lão Bàn Mã ngẩng đầu nhìn hắn bằng gương mặt vô cảm, cũng không đáp lời. Muộn Du Bình lập tức lột áo, lộ ra nửa thân trên, “Ông nhìn đi, ông có biết tôi là ai không?”

Hình xăm màu đen rõ mồn một, tựa như hai con kỳ lân ở hai phía đang lao vào nhau, mà ánh mắt hai người nhìn nhau cũng hết sức kỳ lạ.

Giằng co một hồi, lão Bàn Mã vẫn lặng thinh không nói, chỉ âm thầm đi qua bên cạnh Muộn Du Bình, hoàn toàn phớt lờ hắn, nét mặt cũng không hề biến đổi.

Tôi không tài nào diễn tả được cảm giác khi đó, thật kỳ lạ, nếu bắt buộc phải diễn đạt thành lời, tôi chỉ có thể nói rằng dường như tôi đã thấy đến hai Muộn Du Bình của hai thời điểm khác nhau, nhập lại rồi tách rời ra trong tích tắc.

“Muộn Du Bình cuối cùng cũng gặp phải đối thủ.” Lúc ấy trong lòng tôi nảy ra một suy nghĩ kỳ cục, nếu không phải rơi vào thời điểm không thích hợp thì tôi còn có cảm giác hả hê. Xưa nay tôi vẫn tưởng trên đời không ai khó trị hơn hắn, thì ra không phải vậy, quả nhiên nhiều lúc phải lấy độc trị độc, lấy muộn trị muộn. (=)))

Muộn Du Bình không đuổi theo nữa, hắn lẳng lặng nhìn lão Bàn Mã nghênh ngang bỏ đi, ngẩn ngơ mất vài giây, mọi thứ lại tan thành mây khói.

A Quý không biết phải làm sao, hết nhìn tôi rồi nhìn theo lão bàn Mã đã đi xa, lại nhìn đến Muộn Du Bình, sắc mặt có vẻ ngán ngẩm, hiển nhiên anh ta không hiểu nổi mấy câu nói úp mở làm màu vừa rồi. Tôi sợ A Quý chán nản, vội vỗ vai anh ta vài cái rồi đến bên Muộn Du Bình khuyên hắn về đi, đừng sốt ruột. Lão Bàn Mã bảo tôi đi thì tôi cứ đi đã, hỏi lão xong sẽ lập tức quay về kể lại cho anh biết.

Muộn Du Bình chẳng ừ hữ gì, chỉ gật đầu, ánh mắt vẫn dõi theo lão Bàn Mã đằng xa, không biết đang nghĩ gì.

Không hiểu vì sao, đúng lúc này, tôi cảm thấy ánh mắt hắn đột ngột biến đổi, giống như đã thiếu đi điều gì, đồng thời cũng cho tôi cảm giác hình như mình từng gặp ánh mắt này ở đâu đó.

Vừa rồi khi bốn mắt họ giao nhau chắc chắn đã gửi đi tín hiệu gì đó, thái độ của lão Bàn Mã là một sự gợi ý rất rõ ràng. Lão nhất định đã biết một vài chuyện, hơn nữa lão chắc chắn phải biết Muộn Du Bình là ai, thậm chí còn có khúc mắc sâu xa gì đó với hắn. Mà nhìn thái độ của lão, thì đảm bảo cái khúc mắc này cũng chả vui vẻ gì.

Tôi gấp gáp đuổi theo.

Một lần nữa theo A Quý vào ngồi trong phòng ăn nhà Bàn Mã, tâm trí tôi cứ không ngừng nghĩ ngợi xem những lời lão Bàn Mã nói có ý gì? Và phải trao đổi với lão bằng cách nào mới hiệu quả.

Nếu hai người còn đi chung với nhau, sớm muộn gì cũng có ngày một người bị người kia hại chết.

Lão Bàn Mã đột ngột nói ra một câu kỳ lạ như thế, nếu lão thực sự không biết gì, thì một thợ săn miền núi như lão cũng chẳng lý gì lại vô duyên vô cớ bày trò dắt mũi tôi. Nhưng thái độ của lão lại rất quái gở, hơn nữa rõ ràng lão không ưa Muộn Du Bình.

Tôi thật sự không luận ra những mối liên hệ trong đó. Đây có thể chỉ là một câu nói hết sức bình thường, cũng có thể ẩn chứa điều gì đó. Tôi vẫn luôn tự nhắc nhở bản thân đừng nghĩ ngợi quá nhiều, có lẽ ý của lão Bàn Mã chỉ là bản lĩnh của Muộn Du Bình rất cao cường, nhưng của tôi lại quá cùi bắp, nên sẽ có ngày tôi vạ lây đến hắn. Nhưng trực giác mách bảo cho tôi biết, nếu xem xét những lời này một cách có đầu có đuôi, thì người bị cảnh cáo dường như lại chính là tôi.

Nhưng Muộn Du Bình làm sao hại chết được tôi chứ? Nếu không có hắn, tôi đã thành bánh tông thứ thiệt vài lần rồi; cho dù hắn muốn hại chết tôi thì tôi cũng chỉ biết bó tay chịu chết, nói kiểu gì cũng không thấy hợp lý. Mà với tính tình lập dị của hắn, người khác cũng rất khó kết thân.

Con trai lão Bàn Mã xách nước đến cho chúng tôi tắm rửa, do vết thương sau lưng nên lão để con làm thay, còn mình thì lấy loại thuốc lá riêng của người Dao cho vào điếu cày hút.

Tôi ngửi mùi này thấy giống mùi thảo dược của Muộn Du Bình, xem ra trong loại thảo dược đó cũng có thành phần thuốc lá. Vốn định mượn chi tiết này nói vài câu xoa dịu bầu không khí, lại không tìm được chủ đề nào.

Sắc trời mỗi lúc một âm u, hình như lại muốn mưa, Quảng Tây đúng là đất mưa nhiều. Cô con dâu lão Bàn Mã đóng cửa sổ lại rồi ngồi xuống chiếu, gió lùa qua khe hở thổi vào làm bầu không khí nhanh chóng dịu đi. Lúc này lão mới làm một động tác giống hành lễ kiểu địa phương với tôi, tôi cũng dựa theo đó mà đáp lại.

Lúc này tôi mới có điều kiện quan sát kỹ càng vẻ ngoài lão Bàn Mã. Ngũ quan rõ ràng, gương mặt đầy những vết nhăn ngăm đen như bao người miền núi khác, tướng mạo hết sức bình thường. Nhìn ông lão bây giờ rất khó tưởng tượng được dáng vẻ của ông tiên này lúc trước, đúng là không thể trông mặt bắt hình dong. Mặt mũi như này thì chắc chắn không thể có họ hàng gì với Muộn Du Bình được, nghĩ đến đó tôi mới hơi yên tâm.

A Quý ngồi bên cạnh kể qua một lượt về mục đích đến của tôi, nhắc lại tôi là cán bộ chính phủ. Lão Bàn Mã liền nhìn tôi nói một câu, A Quý phiên dịch: “Lão nói, cậu thật ra là ai lão cũng đoán được lờ mờ, từ lâu lão đã đoán trước đến một ngày sẽ có người hỏi chuyện này. Cậu muốn hỏi gì thì cứ hỏi đi, hỏi xong thì mau cút, đừng đến quấy rầy lão nữa.”

Tôi lại ngây ra mất một lúc, cảm thấy lời lão đều mang ẩn ý gì đó, cứ như lão hiểu lầm tôi là một người nào khác.

Nhưng tôi lại không thể cảm nhận một cách rõ ràng nguyên nhân của sự hiểu lầm này. Nghĩ đến đây tôi liền phản ứng, biết lúc này căn bản không nên nghĩ nhiều, cứ coi như mình không phát hiện ra là tốt nhất, chờ có thêm manh mối rồi nói cho rõ ràng cũng chưa muộn.

Tôi nghiêm mặt, chỉnh đốn lại tâm tư rồi bảo lão: “Cháu chỉ muốn hỏi thăm ông vài chuyện về đội khảo sát ngày trước, mong ông có thể kể sơ sơ một lượt cho cháu nghe tình hình năm đó. Nhưng trước đó, cháu cũng muốn biết câu nói vừa rồi của ông là có ý gì?”

Lão Bàn Mã rít một hơi thuốc dài, tôi còn chưa nói xong lão đã lắc đầu cười, nói mấy câu, A Quý ngây ra một lúc mới dịch lại: “Ông ấy nói cậu nghĩ sai rồi, đó không phải đội khảo sát.”

Tôi liếc qua A Quý, anh ta phiên dịch xong cũng hết sức kinh ngạc, “Vậy họ là ai?”

Lão đáp: “Bọn họ là lính.” Lão nói bằng tiếng địa phương nhưng tôi cũng miễn cưỡng nghe ra.

Ban đầu tôi còn tưởng mình nghe lầm, A Quý phiên dịch lại, tôi mới khẳng định là không lầm.

Cân nhắc một lát, tôi cảm thấy lão Bàn Mã hẳn đã nhầm. Lúc đó bọn họ đều mặc đồ lục quân nên lão mới tưởng họ là binh lính.

“Tình hình khi ấy rất căng thẳng. Có rất nhiều binh lính đến đây, đều đeo súng tự động sau lưng, nói mình muốn đến núi Sừng Dê rồi nhờ tìm người dẫn đường. Vậy là cha A Quý đến tìm ta, ta mới đưa bọn họ vào núi.” Lão nói với tôi.

Tôi nhíu mày, chợt nhớ ra hồi đó đang có tranh chấp biên giới với Việt Nam. Những năm 70 nơi này chỉ có giặc cỏ, tôi không nghĩ ra thời ấy nó chính là chiến khu, vậy thì tình hình khi đó lại càng thêm phức tạp.

Tình huống này tôi thật sự không ngờ tới, thoáng chốc đã rơi vào trầm tư, vô vàn suy nghĩ hiện lên trong đầu.

Trong hoàn cảnh lúc ấy, chắc chắn không có đội khảo sát nào tới đây làm nhiệm vụ, chuyện này thật kỳ lạ… Nhóm Văn Cẩm đúng là thần thông quảng đại. Chẳng lẽ hạng mục cần khảo sát cũng là hạng mục do quốc gia cắt cử, có cả súng ống chứng tỏ có sự bảo vệ của quân đội rồi.

Phải là hạng mục nào mới đủ khiến quốc gia cử một đội khảo sát đến chiến khu? Lẽ nào trong núi Sừng Dê thực sự tồn tại một cổ mộ có giá trị rất lớn?

“Những kẻ đó đều là quái vật…” câu nói của chú Ba chợt vang lên trong đầu khiến tôi rùng mình.

Lão Bàn Mã nói tiếp: “Cậu không biết vị bằng hữu kia của cậu là hạng người nào đâu, đi cùng hắn cậu chắc chắn sẽ không có kết cục tốt.”

“Ông biết hắn?” Tôi hỏi, “Vì sao lại nói vậy?”

Lão Bàn Mã nhìn tôi: “Tuy không biết mặt, nhưng ta nhận ra được mùi vị chết chóc trên người họ.”
Last edited by tuvi on 02 Dec 2019, edited 1 time in total.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 11: Mùi vị

Tôi không hiểu lão Bàn Mã đang nói gì, “mùi vị chết chóc” là sao? Mùi xác thối?

Lão Bàn Mã không nói thẳng ra, chỉ bảo mùi vị chết chóc chính là mùi người chết.

Xem ra trong lòng lão Bàn Mã chắc chắn còn giấu nhiều chuyện, tuy không thể hiện ra ngoài, nhưng không câu nói nào không ngầm ám chỉ với tôi rằng lão biết rất nhiều chuyện. Nhưng dường như lão lại muốn che che đậy đậy, thái độ rất mâu thuẫn; từ thái độ bình thản khi đối mặt với Muộn Du Bình, có thể thấy lão già này nhất định là một người từng trải.

Đầu óc tôi cứ quay mòng mòng, đặt mình vào địa vị người khác mà nghĩ xem, một người sẽ tỏ thái độ này vào lúc nào?

Một là khi đang muốn bán đồ với giá cao, trước kia tôi đã tiếp xúc với một vài tay lái buôn, cũng có cái kiểu nói năng nhát gừng như thế. Khổ nỗi lão quỷ này lại không giống cho lắm.

Hai là trong lòng ẩn giấu một bí mật, tuyệt đối không thể tiết lộ, nhưng anh ta lại chứng kiến một chuyện nào đó xảy ra có liên quan đến bí mật của mình; nếu không chịu tiết lộ, có thể sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Trong tình cảnh mâu thuẫn này, anh ta chỉ có thể nói một câu lập lờ nước đôi. Ví dụ như có một đặc vụ đã bị nghi ngờ, lúc này anh ta thấy một thằng nhóc đang nghịch một khối tròn bằng sắt; anh ta biết khối tròn đó chính là mìn, nhưng nếu nói ra điều này với thằng nhóc thì thân phận đặc vụ của anh ta có thể bại lộ. Nên anh ta mới bảo thằng nhóc kia: “Cháu nghịch món đồ này, sớm muộn gì cũng bị nó hại chết.”

Tôi cảm thấy khả năng này rất lớn. Khi mới tới nơi này tôi chỉ muốn biết chút ít về tình hình và thời gian nhóm Văn Cẩm vào núi; nhưng sau khi lão trông thấy Muộn Du Bình, lại tỏ thái độ khiến tôi buộc phải để ý. Nói cách khác, theo lý mà suy thì lão cho rằng Muộn Du Bình chính là quả mìn có thể nổ chết tôi. Trong lòng lão chứa một bí mật cho lão biết Muộn Du Bình chính là quả mìn đó, nhưng bí mật này lão lại không muốn nói ra.

Sau đó tôi ngồi nói chuyện với lão Bàn Mã suýt soát ba tiếng đồng hồ, cố gắng dò xét bí mật này.

Tôi biết nếu từ đầu đã để lộ ý định dò xét của mình thì sẽ khiến lão cảnh giác ngay, nên tôi quyết định trước hết phải tỏ ra bình tĩnh, bắt đầu dò hỏi từ hành trình Văn Cẩm vào núi.

Nội dung cuộc trò chuyện hết sức rời rạc, lão Bàn Mã nói phải có A Quý phiên dịch, có khi còn phải giải thích khái niệm với nhau, rất tốn thời gian. Hơn nữa lão cũng thường trả lời không đúng trọng tâm, mà có lẽ A Quý phiên dịch cũng sai lêch đi chút ít. Cho nên trò chuyện xong, đầu óc tôi hoàn toàn bị chia ra làm những mảnh rời rạc.

Đội khảo cổ của Văn Cẩm vào núi đại khái là năm 1976, lão không thể nói ra thời gian chính xác.

Đội trưởng lúc ấy hẳn là Văn Cẩm, nhưng khi tôi lấy bức ảnh chụp chung ở Tây Sa ra cho lão xem thì lão lại không phân biệt nổi những người khác. Thời gian đã quá lâu, mà người cũng nhiều, trong hoàn cảnh lúc ấy, tóc tai quần áo mọi người đều như nhau, lão chỉ nhớ duy nhất người đội trưởng cũng rất hợp lý.

Ban đầu mọi chuyện diễn ra bình thường, khi ấy vùng này thường xuyên xảy ra tranh chấp biên giới, trong thôn xuất hiện quân đội cũng rất bình thường. Phải biết rằng những năm 1978 vùng Thượng Tư hầu hết đều có quân giải phóng, đường trong núi này phần lớn đều được đào vào thời điểm diễn ra chiến dịch phản kích quân Việt, bộ đội phải vào trong núi tìm người dẫn đường cũng là nhiệm vụ quân sự.

Lão Bàn Mã nhận tiền phụ cấp của bộ đội, bấy giờ lão vẫn còn là tráng niên, trong khi săn thúthường một mình lặn lội vào những nơi xa nhất, sâu nhất, dĩ nhiên tìm lão làm người dẫn đường là thích hợp nhất.

Bọn họ lên đường vào sáng sớm ngày hôm đó, nhiệm vụ của bộ đội lão không tiện hỏi nhiều, cứ thế dẫn bộ đội vào núi Dương Giác, sau đó đi cùng đoàn luôn. Tâm tư của lão đặt cả vào việc nhớ đường, núi Sừng Dê là nơi không hay lui tới, lão phải đảm bảo có thể trở về.

Bọn họ đi khá lâu, nghỉ trong núi một đêm rồi đến một cái hồ trong núi.

Nơi này lão Bàn Mã mới đến có một lần vào năm ba mốt tuổi, lão cưới vợ nên muốn bắt mấy con hoẵng về biếu nhà ngoại. Năm ấy trong núi không yên ổn, dã thú đều trốn vào rừng sâu. Lão dắt chó đi một mạch vào đây, tìm được cái hồ này, nấp ven hồ một ngày thì săn được một con lợn rừng, sau đấy cũng không vào đây thêm lần nào nữa.

Những cái hồ kiểu này hiển nhiên không có tên, có lẽ ngoại trừ lão Bàn Mã thì người trong thôn cũng không ai biết nơi này có hồ. Đây là một cái hồ khép kín, không có suối chảy vào, đáy hồ có thông đến đâu hay không thì lão chịu. Bọn họ dựng lều căng bạt bên hồ, thế là nhiệm vụ của lão Bàn Mã đã xong.

Sau đó, lão nhận nhiệm vụ cứ cách vài ngày lại đi cấp dưỡng cho bộ đội. Nguồn dự trữ của bộ đội cũng rất đầy đủ, cho nên mỗi lần vào núi lão cũng chỉ mang theo chút gạo hoặc muối ăn, chuyện quái lạ mà A Quý kể cũng xảy ra trong một lần tiếp tế như thế. Trong suốt quãng thời gian đó, không ai biết đội quân kia trú đóng ở đó làm gì.

Trong quá trình tiếp tế lão Bàn Mã cũng rất hiếu kỳ, nhưng lão biết vào thời buổi này, dòm ngó những bí mật kiểu này sẽ phải trả giá rất đắt, cho nên lão cố nhịn trí tò mò của mình xuống. Sau đó, khi nhóm người nhổ trại, họ đã có thêm khoảng hơn ba mươi cái hộp, cái nào cũng to bằng cỡ hộp giày, được những người lính hết sức cẩn thận đưa ra ngoài.

Lão tò mò, cũng từng muốn cầm thử một hộp, nhưng lại bị một người lính khéo léo ngăn lại. Người lính nói trong hộp này chứa một thứ rất nguy hiểm, khi anh ta cầm nó lên, lão chỉ cảm thấy cái hộp rất nặng, không biết bên trong chứa vật gì.

Tôi nghe tới đây, trong đầu hình như cũng lờ mờ có ấn tượng. Loại hộp lớn cỡ hộp giày này, tên là “hộp thu nạp”, biệt danh là hộp đồ cổ, là dụng cụ đội khảo cổ dùng để lưu giữ những mảnh văn vật nhỏ khai quật được. Loại hộp này thường được đánh số nghiêm ngặt, lớn có nhỏ có, nhưng hầu hết đều to cỡ cái hộp giày. (Văn vật khai quật được thường khá nặng, hộp lớn cỡ hộp giày chứa được khối lượng phù hợp nhất cho việc vận chuyển)

Lão Bàn Mã rất buồn bực, vì ven hồ chẳng có chỗ nào đặc biệt, vậy thứ chứa trong những cái hộp kia rốt cuộc từ đâu mà đến? Khi ấy lão cứ đinh ninh hộp này nhất định phải chứa đá, bởi vì ven hồ kia toàn đá là đá.

Nhưng lão nhanh chóng phát hiện ra khả năng này không lớn, vì đi vào núi được một thời gian, bên trong cái hộp bắt đầu tỏa ra một thứ mùi kỳ lạ, rất khó ngửi, không biết phải miêu tả thế nào.
Last edited by tuvi on 02 Dec 2019, edited 1 time in total.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 12: Tâm lý chiến

Tôi nghĩ ngay đến mùi thịt ôi, nhưng Bàn Mã nói không phải. Người đi săn quanh năm suốt tháng tiếp xúc với thịt nên lão dễ dàng nhận ra mùi thịt ôi. Chứ còn cái mùi này, quả đúng là không tài nào mô tả nổi. *ơ không phải thịt người chẳng lẽ là hóa thạch sh*t khủng long :v*

Bình thường muốn tả mùi phải dựa vào vật, ví dụ “thơm như hoa lài” hoặc “hôi như tất thối”. Lão Bàn Mã không tài nào mô tả được, dĩ nhiên là vì lão chưa từng ngửi qua mùi này,thậm chí mùi na ná thế cũng chưa.

Tôi muốn hỏi lão mùi này có phải là “mùi người chết” hay không, nhưng rồi lại thôi. Nếu lão đã không muốn nhắc đến đề tài này thì nửa chừng thắc mắc cũng không có lợi cho tôi.

Sau đó lão Bàn Mã càng thêm hiếu kỳ, nhưng những người kia lại bắt đầu đề phòng, nên lão vẫn chưa có cơ hội tiếp xúc với những cái hộp này. Về đến thôn, nhóm người ấy nhanh chóng rời đi, từ đó về sau biệt tăm biệt tích. Chuyện này ảnh hưởng rất lớn đến lão, mỗi lần vào núi săn thú lão đều nghĩ về cánh quân kia. Bọn họ vào núi nhằm mục đích gì, đã làm gì ven hồ; vật đừng trong hộp là gì, từ đâu mà tới?

Khi ấy lão đã có linh cảm, rồi sẽ có người đến thăm dò chuyện này. Nhưng không ngờ lại đến quá muộn, gần ba mươi năm sau chúng tôi mới xuất hiện.

Tôi hỏi lão hồ nước trông như thế nào, lão bảo hồ dẹt như một thanh loan đao. Bốn phía đều là đá tảng, có những tảng rất to, to hơn thân người, mà cũng có những viên nhỏ bằng đá cuội. Hồ vẫn còn đó, nhưng vì khí hậu biển đổi nên mực nước rút xuống rất nhanh, ba năm trước lão quay lại thì thấy hồ chỉ còn một nửa so với ban đầu.

Nghe đến đó, tôi rơi vào trầm tư. Thứ được giấu trong hộp, rất có thể chính là khối sắt mà chúng tôi đã tìm thấy ở nhà Muộn Du Bình. Nếu có đến ba mươi cái rương được khuân ra ngoài thì hiển nhiên số lượng không nhỏ, rất khả năng nó là mảnh vỡ của món đồ nào đó như lời Bàn Tử nói.

Những thứ này từ đâu mà ra? Trước kia trong điều kiện thiếu thốn thông tin, Bàn Tử từng suy đoán trong núi Sừng Dê có một ngôi mộ cổ. Giờ nghe chuyện lão kể, tôi lại nghĩ phải chăng những món đồ này được vớt từ đáy hồ lên?

Lẽ nào bọn họ phát hiện ra một cỗ máy bằng sắt cỡ lớn dưới đáy hồ, tháo nó ra ngay tại chỗ rồi mang từng khối ra ngoài?

Khả năng này không lớn, vì nếu thế thì thứ này khác nào sắt vụn, hơn nữa cũng không thể đựng bằng hộp nhỏ cỡ hộp giày.

Tôi không nén nổi trí tò mò, lòng đã ngầm đồng ý với giả thiết của Bàn Tử, mà dù sao đi chăng nữa cũng phải đến núi Sừng Dê ngó thử một lần.

Lão Bàn Mã cũng có một khối sắt, nói là nhặt được trong núi, vả lại lão cứ đinh ninh có cực kỳ quý giá; rõ ràng là sau khi đội khảo sát rời đi, lão Bàn Mã còn động tay động chân vào nữa.

Đây chính là bí mật trong lòng lão, khối sắt và “mùi người chết” có mối liên hệ với nguy hiểm, lão nhất định đã gặp chuyện gì đó mới kết nối ba cái này lại với nhau. Trong ký ức của Muộn Du Bình, khối thép kia là một vật vô cùng nguy hiểm; mà trong hồi ức của lão Bàn Mã, người lính kia cũng bảo lão rằng khối sắt này rất nguy hiểm.

Tôi nghĩ cách cạy miệng lão ra, xét về độ gian trá, tuy tính tôi an phận thủ thường nhưng chơi với đám Phan Tử Bàn Tử đã lâu, muốn gian trá cũng có thể nặn ra một ít gian trá. Vào lúc này, tôi có thể lợi dụng việc lão không nắm rõ thân phận của tôi để lừa lão một chặp.

Bí quyết lừa người chính là để người khác lầm tưởng bạn đã biết cả rồi, cho nên về hình thức cuộc đối thoại, bạn phải biến câu hỏi thành chất vấn.

Tôi im lặng giây lát, trong đầu đã vạch ra phương án sơ lược, liền hỏi: “Vậy sau đó trở lại ven hồ, ông đã phát hiện ra khối sắt này như thế nào.”

Đó hoàn toàn là suy đoán, vì nếu khối sắt này tìm được trong núi thì rất khó có thể là nơi nào khác ngoài cái hồ. Tôi thử đánh cuộc một phen, dù sao có đoán sai cũng không mất mát gì.

Lão Bàn Mã đờ người, tôi biết ngay mình đã đoán đúng. Nhưng trừ khoảnh khắc đứng hình ấy ra, lão cũng không có biểu hiện gì khác, mà chỉ nhìn sang tôi.

Tôi biết lúc này mình phải bồi thêm một cú nữa, lại tiếp: “Ông yên tâm, tôi chỉ cần biết chuyện xảy ra khi đó, còn những chuyện khác tôi không có hứng.”

Lão Bàn Mã biến sắc, buông điếu thuốc xuống hỏi: “Thật ra cậu là ai?”

Lòng tôi thở phào, muốn toát mồ hôi lạnh. Câu tiếp theo sẽ tiếp nối thành công trong phán đoán của câu trước, mùi vị người chết, khối sắt nguy hiểm, chuyện của Muộn Du Bình. Tôi đoán lý do khiến lão giữ bí mật là vì một sự cố, sự cố này nhất định cực kỳ nguy hiểm, dễ chừng còn có người chết. Đáng ra tôi có thể hỏi: “Tôi sẽ không hỏi đến cái chết của hắn.” Nhưng tôi không biết rốt cuộc đã chết bao nhiêu người, nên đổi sang một biện pháp chắc ăn hơn.

Người có “tim đen”, trừ phi hiểu rõ về tôi, bằng không tất sẽ lộ ra sơ hở.

Tôi thầm nghĩ đây chính là lúc đổi khách thành chủ, lập tức trưng ra bộ mặt cao thâm khó dò – những khi chặt chém khách hàng tôi vẫn thường làm thế – lạnh nhạt nói: “Ông đừng hỏi gì thì hơn, chuyện này ông chỉ cần kể rõ đầu đuôi cho tôi biết là được.” Nói đoạn vuốt túi áo, lấy ra một xấp tiền vốn dành để trả phí tư liệu cho Bàn Mã. Đáng ra chỉ trả hai ba trăm, nhưng để trông có vẻ hoành tráng nên trong túi có bao nhiêu tôi lôi ra bằng hết, đập xuống trước mặt. “Tôi biết một vài chuyện nhưng không rõ ràng lắm, nên ông đừng lo gì cả, chỉ cần nói ra sự thật là được. Ông cầm tiền là xong, về sau sẽ không làm sao hết, cũng không ai biết chúng ta đã nói gì ở đây.”

Bàn Mã nhìn tôi, có vẻ thấp thỏm không yên. Tôi nhìn lão bằng ánh mắt cực kỳ bình tĩnh và tập trung, chờ lão nổi giận hoặc đầu hàng.

“Làm sao cậu biết chuyện này?” Lão hỏi. “Nói ta nghe thử xem.”

Hừ, tôi chửi thầm, nghĩ bụng lão quỷ này đúng là ngoan cố, cái này làm sao mà nói ra được. Ngoài mặt tôi không đổi sắc, nhưng tâm trí tức khắc xoay chuyển điên cuồng.

Trong một giây phản ứng, tôi gần như buột miệng hỏi: “Lẽ nào các người không biết có người đi theo mình sao?”

Lời vừa nói ra, còn chưa còn chưa kịp định thần thì đã thấy nét mặt Bàn Mã thả lỏng, tim rớt mất một nhịp, thầm nghĩ thôi tiêu rồi, mình đã bị lật tẩy.

Bàn Mã liền nhìn tôi nói: “Tuy không biết cậu là ai, nhưng ta cũng không phải lão già hồ đồ. Cậu về rồi đừng quay lại tìm ta nữa, cậu chẳng biết gì hết, ta cũng không nói cho cậu biết.” Nói đoạn liền ra ý muốn tiễn khách.

Tôi lập tức phản ứng, thầm nghĩ làm sao lão phát hiện ra được nhỉ. Vì lão có thể xác định không ai bám theo mình, hay là vì tình hình khi đó không thể bị bám theo được? Tôi cố nghĩ làm sao để vớt vát, lại phát hiện mình chẳng có cách nào hay, nhanh chóng chán nản buông xuôi.

Con trai lão mở cửa, có ý muốn mời chúng tôi ra. Cửa vừa mở ánh sáng liền ùa vào, tôi đang định đứng lên, chợt phát hiện chân lão run rẩy nhè nhẹ.

Tôi nhìn sang lão, phát hiện lão cũng đang nhìn tôi, tuy nét mặt vẫn điềm tĩnh không chút gợn sóng nhưng sắc mặt lại xấu một cách đáng sợ, rõ ràng trong lòng lão đang căng thẳng cực độ.

Tôi nhanh chóng hiểu ra, lão cũng đang lừa tôi!

Tôi lập tức biến tư thế nhổm người đứng dậy của mình thành một động tác vươn vai, sau đó ngồi trở về chỗ cũ, nói bằng ngữ điệu không thể phản bác: “Đừng cứng đầu nữa, nói thật, tôi không còn nhiều kiên nhẫn đâu.”

Bàn Mã nhìn tôi, con trai lão cũng nhìn tôi. Tôi hoàn toàn tự tin, có thể cảm nhận được vẻ mặt của bản thân vào lúc đó đúng là cực kỳ âm hiểm và khó nắm bắt.

Rất lâu sau, Bàn Mã rốt cuộc cũng cúi đầu, nháy mắt ra hiệu cho con trai. Anh con trai nói gì đó với A Quý, A Quý liền bị nửa lôi nửa kéo ra ngoài. Con lão trở lại ngồi vào chỗ của A Quý, cửa bị đóng lại lần nữa. Lão Bàn Mã hành lễ cực kỳ trịnh trọng với tôi, rồi ngẩng đầu lên nói: “Dù cậu là ai, thì cũng mong cậu nói lời giữ lời, nếu muốn tính nợ cũ thì cứ tính cả lên đầu ta. Người đều do ta giết, mấy người kia chỉ giúp ta khiêng đồ thôi.”
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 13: Đó là một hồ ma

Tôi kinh ngạc không hiểu câu nói này có ý gì, nhưng ngay sau đó Bàn Mã đã kể đầu đuôi câu chuyện, mới nghe vài câu toàn thân tôi đã lạnh toát, nhanh chóng hiểu rõ hoàn toàn lai lịch của mùi người chết. Nhưng chuyện này thật sự quá kinh khủng, nằm ngoài dự kiến của tôi, sau khi nghe xong, cảm giác đầu tiên của tôi không phải nghi hoặc mà là ghê tởm.

Tôi thật sự không thể ngờ lại có chuyện như thế xảy ra, cũng chẳng hiểu nổi mục đích của lão khi ấy, càng không tài nào tưởng tượng được lòng người thời đó sao lại ra nông nỗi này. Nếu điều Bàn Mã nói là thật thì thứ lão đang gánh không phải bí mật gì cả, mà là nghiệp chướng nặng nề.

Quá trình trước đó hoàn toàn giống như những gì Bàn Mã đã kể, vấn đề mấu chốt nằm ở cái lần lão vào núi rồi phát hiện ra đội khảo cổ biến mất.

Bàn Mã đã nói dối, lần ấy lão lên núi, đội khảo cổ không hề biến mất; hơn nữa lão cũng không đi một mình, mà còn dẫn theo bốn người anh em nữa. Họ vác đồ đạc giúp lão, như thế trên đường về họ còn có thể đi săn.

Giao lương thực xong họ vẫn chưa về ngay, bởi vì nán lại đó đến chập tối sẽ được ăn một bữa cơm trắng. Đối với họ thì đây quả là đãi ngộ của bậc vua chúa, thế nhưng đội khảo cổ không cho ở lại trong doanh địa, họ đành đứng bên ngoài tán phét mãi đến giờ cơm chiều.

Trong khoảng thời gian này, một trong số bốn người anh em của lão khi nhìn đồ tiếp tế quân dụng của đội khảo sát, đã nảy lòng tham.

Sự nghèo khó của Thập Vạn Đại Sơn hồi ấy, người bây giờ không tưởng tượng nổi đâu. Nhiều năm liền xung đột biên giới khiến muông thú trốn hết vào núi thẳm, lũ trẻ không có thịt mà ăn, chỉ có bông lúa với rau dại, thành ra đều suy dinh dưỡng cả. Cơm trắng với họ chẳng khác nào bánh kẹo, cho nên đồ tiếp tế của bộ đội trở nên quá sức hấp dẫn, mấy bao gạo đó phải ăn được cả năm.

Để thôn dân vận chuyển giúp thì nhất định sẽ bị ăn bớt dọc đường, nên bộ đội khi nhận lương thực đều phải cân lại, nếu phát hiện thiếu cũng không truy xét gì, nhưng lần sau sẽ đổi người khác. Người anh em kia tính chờ họ cân xong đi ngủ rồi sẽ lẻn vào xúc trộm vài bát, như thế không lo mất việc mà lại có thể mang lợi lộc về nhà.

Đây vốn là một việc hết sức đơn giản, Bàn Mã không đồng ý vì tay nghề lão tốt, gia cảnh cũng tạm ổn, chưa khổ đến nỗi để con cái chết đói, nhưng ba người kia đều động tâm.

Bàn Mã đành phải để họ đi còn mình đứng chờ bên ngoài, ai mà ngờ ba người vào rồi lại sinh chuyện chứ.

Trong góc lều chứa gạo, họ xúc trộm mỗi bao ba bát, lúc ra vừa hay lại đụng phải một tiểu binh vào đó kiểm tra. Tiểu binh lập tức giương súng, nhưng cậu ta không nhìn thấy một người nấp phía sau; trong tình thế cấp bách, người này thình lình đè tiểu binh xuống, rồi cả ba chụp bao gạo lên đầu cho cậu ta chết ngạt.

Giết người rồi, bọn họ sợ đứng tim. Tội giết người, đặc biệt là giết quân nhân sẽ bị xử bắn ngay tại chỗ, nếu để người ta phát hiện chắc chắc sẽ bị bắn thẳng tay. Họ vội chạy ra kể lại cho Bàn Mã, Bàn Mã liền nghĩ bụng ôi thôi hỏng bét rồi.

Chuyện này kiểu gì cũng dây đến lão, vì đội khảo sát mời lão, còn mấy người anh em là do lão nhờ đến giúp, toàn bộ trách nhiệm lão đều không thể trốn thoát. Hơn nữa vào thời điểm nhạy cảm này, dù lão chối mình không tham dự thì cũng chẳng ma nào tin.

Lão lập tức nghĩ ra một cách, phải lôi xác tiểu binh kia ra ngoài coi như mất tích, nếu không họ nhất định sẽ bị tra ra.

Họ lén quay về trả hết gạo, sau đó lôi cái xác tiểu binh ra khỏi lều, kết quả là chưa đi được bao xa đã bị người canh gác phát hiện. Đối phương đuổi theo hỏi họ đang làm gì, bọn Bàn Mã nhất thời chột dạ, để lộ thi thể, tay lính canh lập tức giương súng; nhưng kẻ trước đó đưa ra chủ ý ăn trộm đã chuẩn bị sẵn sàng, thình lình cắt đứt cổ người kia.

Gần như không hề suy xét, bọn họ cứ như bị tẩu hỏa nhập ma mà giết hai người liền. Bàn Mã thầm nghĩ toi đời rồi, lão đề nghị trốn đi, nhưng tay giết người kia lại nổi điên nói đã giết hai người rồi, giết hai là giết mà giết sạch cũng là giết, nếu để họ trở về báo cáo lên quân đoàn thì chúng ta phải trốn trên núi cả đời. Chi bằng giết hết cho xong, rồi cứ nói là không thấy họ đâu nữa, mọi người chắc clão sẽ tưởng là người Việt Nam làm.

Đây là sự kích động bất ngờ xảy đến trong bầu không khí quỷ dị. Đội khảo sát không đông, hiện giờ phần lớn đều ngủ say không biết trời trăng gì nữa, nghĩ đến số gạo trắng và súng tiểu liên, cùng chuyện xảy ra sau đó, ngay cả Bàn Mã cũng không thể kiềm chế tạp niệm nổi lên trong lòng.

Chuyện xảy ra sau đó thật ghê tởm, họ cầm súng tiểu liên và dao găm lần lượt lẻn vào từng lều, dùng thắt lưng siết chết bằng sạch những người bên trong.

Giết người xong họ ném xác xuống hồ rồi đem giấu hết súng ống đạn dược lẫn vật tư, lén lút vác gạo và thức ăn về thôn, giấu dưới gầm giường, cùng hẹn nhau quyết giữ bí mật này đến chết.

Khi đó Bàn Mã chột dạ, tính tới tính lui rồi bắt đầu lan truyền khắp thôn câu chuyện đội khảo cổ mất tích một cách kỳ lạ, chuẩn bị sẵn đường lui. Bởi dạo đó thường xảy ra xung đột biên cảnh, nếu có một đoàn người mất tích ở biên giới Việt Nam thì thường bị đổ cho đặc công Việt Nam làm.

Mấy người họ cứ đinh ninh mình không làm gì sơ hở, ai ngờ đây lại là khởi đầu cho một cơn ác mộng.

Ba ngày sau, Bàn Mã làm bộ muốn đi đưa lương thực, nhân cơ hội quay lại ven hồ, định đến chỗ kia lục tìm mấy món đồ đáng giá. Chuyện điên khùng đêm đó khiến lão vẫn còn e ngại vùng giữa hồ, nên ban đầu chỉ dám đứng từ xa nhìn lại. Đáng sợ làm sao, lão lại trông thấy ven hồ xuất hiện một doanh địa, mà còn có người hoạt động nữa chứ.

Có một đội quân khác? Thi thể đã bị phát hiện? Lão sởn da gà, mất một lúc lâu mới bình tĩnh lại, cho đến khi gắng gượng lấy dũng khí đi vào doanh địa, lão lại trố mắt đứng nhìn: đội khảo sát trước kia ấy thế mà lại xuất hiện ngay trước mặt lão.

Bàn Mã hoàn toàn không hiểu nổi cảm giác của mình lúc này, cũng không thể xác định rõ rốt cuộc là chuyện gì đang xảy ra. Nhìn những bóng người lướt qua trong doanh địa, lão cữ ngỡ mình đang rơi vào ảo ảnh. Họ dường như không hề hay biết trước kia đã xảy ra chuyện gì, rối rít chào hỏi lão.

Lão còn tưởng mình đang nằm mơ, tự véo mấy cái mới phát hiện ra đây là thật. Những gương mặt ấy tuy không quen lắm, nhưng đều đã gặp trong đội khảo cổ kia; thậm chí lão còn thấy mấy người bị chính tay mình siết cổ đang đứng đó chuyện trò vui vẻ.

Lão hoảng hốt chạy về thôn, hồn bay phách lạc, vội vàng kể lại mọi chuyện với mấy người kia. Cả đám quay lại xem thì thấy quả nhiên là thế, ai nấy đều hoảng sợ, suy nghĩ xem chuyện này rốt cuộc là sao. Lẽ nào đó là một hồ ma có thể hồi sinh người chết?

Nhưng bọn họ đều sống sờ sờ, không giống cương thi chút xíu nào.

Bàn Mã nghĩ mãi mà không ra. Người trong thôn rất mê tín, cứ đinh ninh đây nhất định là do sơn thần hồ quỷ tác quái, sợ đến mất vía. Bàn Mã suy tính hồi lâu mới dám lấy hết dũng khí trở lại bên hồ đưa lương thực cho họ nhân tiện ướm hỏi chuyện hôm ấy, nhưng mọi người đều nói không có việc gì, biểu cảm vẫn như bình thường.

Ngày hôm ấy giống như đã bị lật sang trang, thiên thần đã xóa bỏ mọi việc xảy ra trong ngày đó. Hoặc là, mấy kẻ thủ ác đều đã mơ cùng một giấc mơ, họ căn bản không hề giết người.

Bàn Mã không phải là người dễ chịu thua, lão không tin mình nằm mơ, nhưng nghĩ mãi mà không thông được. Sau đó lão vẫn luôn chú ý đến nhóm người này, muốn biết bọn họ rốt cuộc là người hay quỷ? Nhưng dù có quan sát kỹ lưỡng đến đâu, lão cũng không thấy mảy may sơ hở.

Điểm duy nhất khiến lão cảm thấy kỳ quặc là, lão ngửi thấy trên người họ xuất hiện một thứ mùi lạ mà trước kia không có.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 14: Trúng tà

Thứ mùi đó chính là mùi mà Bàn Mã ngửi thấy trong hộp, chẳng qua mùi phát ra từ hộp nồng nặc hơn thôi.

Đối với Bàn Mã, đó hoàn toàn là mùi của người chết. Thứ mùi trên thân thể những ác ma không biết là người hay quỷ đó chắc chắn được mang ra từ địa phủ.

“Trên người cậu ta cũng có thứ mùi đó, nếu không bị mùi thảo dược át đi thì ta đã ngửi được nó từ lần đầu gặp mặt.” Bàn Mã nhìn tôi nói: “Cậu ta giống bọn họ, đều là yêu quái cả.”

Trên người Muộn Du Bình có mùi qué gì chứ ? Tôi không mẫn cảm với mùi vị cho lắm, cũng không phải thợ săn để mà có khứu giác nhạy bén hơn người, nghe lời lão nói thì nửa tin nửa ngờ.

Nếu chuyện đến đây là hết, có lẽ mọi việc sẽ qua đi, một thời gian sau người ta sẽ hoài nghi trí nhớ của chính mình, những sự việc không lời giải sẽ tự động chìm vào quên lãng. Nhưng tôi biết chắc chuyện vẫn chưa dừng ở đây, vì nếu chỉ đơn giản như thế thì lão Bàn Mã đã không đưa ra kết luận Muộn Du Bình sẽ hại chết tôi.

Quả nhiên lão lại nói: Chuyện xảy ra sau đó khiến cả đời lão không quên nổi thứ mùi này.

Sau khi chuyện lạ xảy ra, Bàn Mã luôn cảm thấy tinh thần mình bất ổn. Tuy đám người ấy dường như không hề thay đổi, nhưng Bàn Mã luôn cảm thấy ánh mắt vẻ mặt họ toát ra nét gì đó yêu dị, cảm giác này không dựa trên căn cứ nào mà hoàn toàn là một loại hiệu ứng tâm lý. Lão có dự cảm: trong thôn sẽ sinh chuyện.


Vài ngày sau, trong thôn xảy ra một chuyện khiến lão rợn tóc gáy.

Tham gia hành hung với lão còn có bốn người, tính ra thì bọn họ đều là họ hàng dây mơ rễ má cả, người xa người gần. Trong số đó người tên Bàng Nhị Quý nhát gan hơn cả bỗng dưng mất tích; Bàn Mã và mấy người kia trong lòng đều ôm ấp bí mật, đã thử nhắc đến chuyện này nhưng rốt cuộc không ai dám nói ra. Người trong thôn vào núi tìm suốt hai ngày, cuối cùng đám Bàn Mã quyết tâm trở lại ven hồ, nào ngờ lại phát hiện gã Bàng Nhị Quý kia đang ngồi trong doanh trại cười nói vui vẻ với người của đội khảo sát.

Bọn họ chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cả, đành đưa gã về. Khi Bàn Mã kéo gã, chợt ngửi thấy thứ mùi thần bí kia toát ra từ người gã.

Bàn Mã nhìn Bàng Nhị Quý mà nổi da gà giữa ban ngày ban mặt, lão bỗng nhận ra nét mặt của Bàng Nhị Quý không giống trước đây, cứ như đã biến thành con người khác.

Cảm giác sợ hãi này không thể nói rõ thành lời, lão nghĩ Bàng Nhị Quý nhất định đã bị quỷ ám rồi. Về tới thôn, lão dặn vợ Bàng Nhị Quý nếu phát hiện chồng mình có biểu hiện bất thường thì phải báo ngay cho lão.

Nhưng vợ gã không có cơ hội phát hiện ra điều gì. Ngày hôm sau, chị ta vừa tỉnh dậy đã thấy chồng mình treo cổ bên giường, cả căn phòng nồng nặc thứ mùi quỷ quái kia.

Người trong thôn cứ đinh ninh Bàng Nhị Quý nghĩ quẩn hoặc bị hồ ly tinh quyến rũ. Bàn Mã hiểu rõ sư tình, lòng thấp thỏm lo âu, lại càng thêm chắc chắn những người kia đúng là yêu quái, Bàng Nhị Quý nhất định đã trúng tà.

Vợ Bàng Nhị Quý bị dọa cho hết hồn, không dám ở lại căn nhà cũ, đành dọn về nhà mẹ đẻ, căn nhà kia trở nên hoang phế. Những người khác thì sợ chết khiếp, hai người trong số đó liền dọn ra khỏi thôn, chỉ còn Bàn Mã và một người nữa ở lại. Ban đêm hai người tuyệt nhiên không dám ngủ, phải mượn vài con chó, chỉ lo người tiếp theo sẽ là mình.


Nhưng nuôi chó cũng vô ích, một tuần sau đó, cái người ở lại thôn cùng lão cũng mất tích. Chờ thêm hai ngày, một đứa bé tìm thấy hắn treo cổ trong ngôi nhà hoang của Bàng Nhị Quý, vị trí treo cổ trùng khớp với Bàng Nhị Quý lúc trước.

Bàn Mã bản tính cứng cỏi, thuở nhỏ đã làm bạn với núi non nên hết sức kiên cường. Sau cơn sợ hãi cùng cực, lão trái lại không còn vướng bận gì nữa, vác cây súng quay lại cái hồ kia, trong lòng tự nhủ nếu đằng nào cũng chết thì mình phải chết cho mình bạch, chứ tuyệt đối không ngồi yên chờ chết. Nhưng khi lão vào núi thì vừa hay đội khảo sát cũng nhổ trại.

Bàn Mã đi được nửa đường thì gặp đội khảo sát, hình như họ không cần người dẫn đường. Bàn Mã trước khi đi đã hạ quyết tâm, nhưng vừa nhìn thấy bọn họ liền nhanh chóng dao động, khiếp hãi theo cả đội xuống núi.

Chuyện sau đó giống như Bàn Mã đã kể, đội khảo sát rời thôn mang theo những cái hòm tỏa ra mùi lạ, từ đó trở đi không quay lại đây nữa. Hai người trốn khỏi thôn cũng bình an vô sự, Bàn Mã thấp thỏm sống qua một năm mới dần dần yên tâm, đinh ninh bọn họ đã đi thật rồi.

Chuyện này giống như một cơn ác mộng cứ ám ảnh Bàn Mã không thôi, cảm giác khiếp sợ này tôi có thể hiểu được. Đội khảo sát đi được chừng nửa tháng, lão tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra, bèn quay lại cái hồ. Đi một vòng quanh hồ, lão phát hiện một bộ quần áo đương thời không hiểu sao lại bị quẳng lên bờ, bọc trong bộ quần áo ấy chính là khối sắt kỳ cục kia.

Phát hiện ra khối sắt này, lão kết luận những người kia nhất định đã bò từ dưới hồ lên, vì khối sắt kia bọc trong quần áo, tuyệt đối không thể bị sóng xô lên bờ. Cái mùi tỏa ra từ khối sắt khiến lão sởn gai ốc, lão nghĩ đây không phải chuyện đùa nên vẫn luôn mang nó theo người. Trước kia thỉnh thoảng gặp cơn túng quẫn lão đã định bán đi, nay điều kiện sống đã khá giả hơn trước, nhớ tới chuyện năm đó mà hoảng, định bụng sẽ mang theo bí mật này xuống mồ.

Sau đó, chúng tôi xuất hiện. Bí mật của Bàn Mã, cuối cùng cũng chấm dứt.


Nghe xong câu chuyện, tôi rơi vào trầm tư. Lạ một nỗi tôi không cảm thấy mọi chuyện thêm mơ hồ, trái lại lần đầu tiên có cảm giác dường như mình đã tìm được một sợi xích có thể kết nối những nghi vấn trong lòng.

Những bí ẩn này giống như ống thép có ren ở hai đầu, mỗi đầu tiếp xúc đều là nghi vấn. Nhưng nếu ta nối liền hai nghi vấn lại với nhau, như thế bốn bí ẩn sẽ mất đi hai; lại nối liền tất cả các ống thép, thì vô vàn bí ẩn có lẽ chỉ còn hai cái ở hai đầu. Cho nên nối liền từng nghi vấn lại với nhau là một công việc rất thú vị.

Nếu là trước đây, tôi nhất định sẽ phát điên; nhưng bây giờ đã học được cách không chỉ nhìn vào bản thân vấn đề, tôi liền hiểu rõ chân tướng sự việc. Cái này lại phải chứng thực, nếu tôi suy luận đúng, thì vấn đề mà chú Ba – hay có thể là Giải Liên Hoàn – vẫn luôn nghi hoặc đã có câu trả lời.

Mà muốn chứng thực chuyện này, lại phải đến cái hồ kia.

Lão Bàn Mã đưa khối sắt kia cho tôi xem, quả nhiên nó giống y xì đúc khối sắt dưới gầm giường Muộn Du Bình, cũng xù xì thô ráp, bề mặt có những hoa văn cổ. Có điều khối sắt của Bàn Mã lớn hơn một chút, tôi ngửi thử, quả nhiên có mùi quái lạ nhưng chỉ thoang thoảng, hầu như không thể nhận ra. Lão nói lúc vừa phát hiện thì mùi của nó rất nồng, dần dần mới nhạt đi; đặt khối sắt này trong nhà, côn trùng sâu bọ đều không dám bén mảng.

Tôi tạm thời mất hứng với vật này, trong lòng nổi lên đủ loại suy đoán.

Bàn Mã không chịu đến cái hồ kia nữa, tôi định bảo A Quý tìm người dẫn đường khác, đưa tiền cho Bàn Mã rồi đứng dậy cáo từ.

Ra đến cửa, tôi sực nhớ ra một việc khác, bèn quay lại hỏi lão “À phải rồi, hình xăm trên người ông có lai lịch thế nào?”

Bàn Mã nhìn tôi, tỏ ra ngạc nhiên vì câu hỏi đột ngột này. Con lão giải thích: “Đây là hình xăm phòng cổ độc do một vu sư người Mèo xăm cho cha tôi hồi nhỏ. Lần đó ông ta được ông nội tôi cứu mạng, bèn xăm hình này cho cha tôi để tạ ơn. Nghe nói có hình xăm này trên người là được quyền thoải mái đi lại trong làng người Mèo mà không ai dám gây khó dễ.”
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 15: Kế hoạch

A Quý chờ tôi ở cửa, ngồi xổm trên đất bực dọc hút thuốc, hiển nhiên cũng không biết đám Bàn Mã đang làm cái quái gì. Nhìn thấy tôi, tôi liền bảo anh ta: Đi, chúng ta về.

Trên đường về tôi hỏi anh ta có biết cái hồ trong núi Sừng Dê mà Bàn Mã nhắc đến hay không? A Quý gật đầu, bảo trước kia từng nghe nói nhưng cũng chưa đến đấy bao giờ. Tôi liền bảo mình ra giá cao, mau tìm giúp một thợ săn đưa nhóm tôi vào đó.

A Quý gật đầu lia lịa, rồi hỏi dò xem Bàn Mã rốt cuộc đã nói với tôi chuyện gì? Cơ mà A Quý hỏi rất e dè, tôi thầm nghĩ nói cho anh tức là hại anh, bèn thuận miệng đáp lấy lệ.

Vội vã trở về nhà A Quý, tôi nóng lòng muốn kể cho Muộn Du Bình nghe phát hiện của mình, nhưng trong nhà chỉ có Vân Thái đang đun bếp với em, không thấy Bàn Tử và Muộn Du Bình đâu cả.

Tôi nghĩ bụng, quái, bèn hỏi em của Vân Thái xem họ đâu rồi? Em Vân Thái đáp cái anh lầm lì kia về đến nơi thấy anh béo chưa về mới hỏi em, em bảo anh béo đi cả đêm chưa về, anh ấy liền vội vã đi tìm.

Tôi còn đang phấn chấn, nghe tới đây liền mất hứng, thầm nghĩ Bàn Tử cả đêm chưa về?

Trong thôn không có mấy chỗ chơi bời cho hắn la cà như ở thành phố, hắn đi thâu đêm kể cũng lạ. Tôi khá hiểu Bàn Tử, nhớ lại trước kia hắn đã nói muốn đi tìm acid sunfuric, chợt có dự cảm mơ hồ.

Hẳn là Muộn Du Bình cũng như tôi, nghĩ ngay tới khả năng này, cho nên mới lập tức đi tìm.

Tôi lập tức bảo A Quý dẫn mình đến trụ sở thôn, nếu Bàn Tử gặp chuyện ngoài ý muốn, nhất định sẽ ở đó. Đi được vài bước đã thấy Bàn Tử với Muộn Du Bình quay lại, trên mặt Bàn Tử còn quấn băng, vừa đi vừa chửi um lên, hình như là bị thương.

Hỏi ra mới biết Bàn Tử đi mua acid sunfuric, trên đường về thấy một tổ ong vò vẽ, thế là bản tính lộ ra, kết quả dự đoán sai thân thủ của mình, dính chưởng nghiêm trọng, phải ngâm nước muối rồi ngủ lại cả đêm ở trụ sở thôn. Bàn Tử nói ong vò vẽ ở đây không giống ong mình hay gặp, ong vò vẽ mình gặp trước kia đều phải chọc vào tổ mới xông ra, chứ ong này mới mon men đến gần đã đột ngột vây kín, hung ác cực kỳ.

Tôi bảo anh đừng đổ tội cho khách quan, cứ thẳng thắn thừa nhận mình rút lui xem nào. Lão Bàn Tử không khoe chuyện quá khứ (*), mấy cái trò như chọc tổ ong vò vẽ từ sau anh hạn chế đi, tránh cho người khác chê cười.

Về phòng thay thuốc cho Bàn Tử, thay thuốc hiển nhiên là rất đau, nếu không ráng nhịn đau để chứng tỏ khí khải nam tử trước mặt Vân Thái thì hắn nhất định đã gào rống ầm ĩ như heo bị cắt tiết rồi.

Tôi tiến lên hỗ trợ, Vân Thái trái lại khá bình tĩnh, thay thuốc cho hắn nhẹ nhàng như chuồn chuồn lướt nước. Tôi phát hiện trên cằm hắn có mấy mảng thịt sưng vù nhỏ bằng móng tay, Vân Thái lấy thanh nứa cắt hết những chỗ sưng rồi bôi thuốc, quả thực chính là róc thịt sống, chẳng trách hắn đau chết ngất đi được.

Thay thuốc xong muốn ăn cơm cũng chật vật, khó khăn lắm mới ăn xong bữa, sắc trời cũng tối sầm lại. Cả đám đứng trên hành lang căn nhà sàn hóng gió, tôi thuật lại một lần tất tật những chuyện mình nghe được.

Nghe xong câu chuyện, hai người đều nhíu mày. Bàn Tử hỏi tôi: “Lại có chuyện như thế nữa à, má nó còn ghê hơn mấy chuyện ma quỷ tôi đem dọa bọn con gái hồi nhỏ. Chuyện này có thật không, cậu nói xem giả thiết của cậu là gì?”

“Tôi cho rằng, Bàn Mã tuyệt đối không bịa chuyện. Việc này chắc chắn là thật, nhưng cái “thật” của ổng không phải là “thật” theo nghĩa đen.”

“Ý cậu là sao?”

“Chúng ta đi tìm giả thiết hợp lý nhất, bỏ qua mấy cái nhảm nhí như hồ ma với chả yêu quái. Anh cảm thấy giả thiết hợp lý nhất trong trường hợp này là gì?”

Bàn Tử lắc đầu: “Thôi đừng vòng vo nữa, não tôi bị ong chích thủng cả rồi, không đoán được cậu nghĩ gì đâu, cậu cứ xổ toẹt ra đi.”

Tôi gượng cười, khó khăn lắm mới tìm được cơ hội thể hiện chút ít mà Bàn Tử cũng không chịu phối hợp: “Được rồi, chúng ta loại bỏ hết những yếu tố không thể xảy ra, không có sống lại, không có yêu quái, nhưng câu chuyện phải logic, lời Bàn Mã nói phải đứng vững, thế thì chuyện này rõ ràng chỉ có duy nhất một khả năng.”

“Rõ ràng cái gì cơ?”

Tôi đáp: “Người chết sống lại thế quái nào được, suy ra đội khảo sát vào núi không phải đội khảo sát rời núi.”

Bàn Tử dừng một chút, lĩnh ngộ nói: “Ý cậu là, người chết không sống lại, những kẻ trở ra là một nhóm người khác?”

“Những người bị bọn Bàn Mã giết quả thực đã chết, Bàn Mã cũng không hiểu rõ về đội khảo sát kia, nếu có một nhóm người khác dịch dung, tôi nghĩ không cần phải giỏi hoá trang cũng lừa được Bàn Mã.”

“Nhưng vì sao bọn họ phải làm thế? Chẳng lẽ chỉ để đùa bỡn lão.”

“Tôi chỉ phỏng đoán thôi, thông qua tình hình của Bàn Mã và đội khảo sát kia, tôi cảm thấy chuyện này có thể có sai sót. Chúng ta đặt giả thiết đây là một âm mưu đã được tính toán từ lâu, vậy có thể trong âm mưu đó, vào cái ngày Bàn Mã giết chết cả đội thì đội khảo sát này cũng đã bị sắp đặt để biến mất. Nhưng kế hoạch này có thể xuất hiện sai sót, có lẽ sát thủ đến giết đội khảo sát đã gặp chuyện ngoài ý muốn trong rừng nên không đến nơi được, trái lại để Bàn Mã hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó đội khảo sát giả đến đây thay thế tưởng sát thủ đã hoàn thành nhiệm vụ, nên cứ dựa theo kế hoạch mà bắt đầu nhiệm vụ ngụy trang. Bàn Mã không hiểu rõ câu chuyện, mới nói nó là ‘hồ ma’.” Tôi nói: “Đây là một phỏng đoán hợp lý thôi, sự thật có thể khác hoàn toàn, nhưng nó chứng minh chuyện này có thể xảy ra.”

“Ờm, giả thiết này nghe cũng hợp lý đấy, cơ mà hình như Bàn gia đây đã từng nghe cái mô tuýp này ở đâu đó rồi?” Bàn Tử nói.”Cậu có bằng chứng không?”

“Chỉ có một vài chi tiết nhỏ, ví dụ như đội khảo cổ do Bàn Mã dẫn vào, nhưng lúc quay ra họ tự đi chứ không chờ Bàn Mã dẫn đường, chứng tỏ nhóm người sau có khả năng tìm đường ra. Chuyện xảy ra sau đó có thể là vì đội khảo sát phát hiện ra manh mối gì đó, bèn giết đám Bàng Nhị Quý diệt khẩu. Giờ tôi vẫn chưa biết đội khảo sát này có phải chính là đội đi Tây Sa không, nhưng tôi có cảm giác, dù không phải tất cả thì nhất định cũng có vài người trong số họ đi Tây Sa. Nếu là như thế thì anh nói xem, liệu có ai vì muốn vào đội khảo cổ đi Tây Sa mà tiến hành một vụ đánh tráo?” Tôi suy luận hết sức thành thục.

Bàn Tử hỏi: “Mẹ kiếp, nhưng cậu chứng minh kiểu gì được?”

“Cách trực tiếp nhất có lẽ là chúng ta đến chỗ cái hồ nằm trong núi Sừng Dê xem sao. Bây giờ hồ đã thu hẹp, tôi nghĩ có thể lặn xuống nước thăm dò đáy hồ, xem liệu có những cái xác bị vứt xuống hay không.”

“Mẹ kiếp, chuyện này cũng khó nói lắm, từ đó đến giờ đã qua 40 năm, xác người lại chẳng nát bấy từ đời tám hoánh.”

“Xương cốt nhất định vẫn còn.” Tôi nói: “Đám Bàn Mã không có thuyền, chắc chắn chỉ vứt xác quanh hồ thôi, tôi nghĩ chúng ta có thể đi thử vận may.”
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 16: Dường như đã từng quen

Bàn Tử cảm thấy giả thiết của tôi rất mơ hồ, nhưng cũng phải thừa nhận đây là khả năng hợp lý duy nhất.

Anh ta vốn tích cực ủng hộ phương án vào chơi trong núi Sừng Dê một ngày, thấy tôi nói muốn đi thì đương nhiên là đồng ý nhiệt tình. Sau đó chúng tôi bàn bạc cụ thể về công việc, vì chuyến này coi như đi du lịch, chẳng mang theo đồ nghề gì nên vấn đề trang bị cũng hơi khó nhằn. Lỡ đâu phải đào mồ quật mả cần có đồ nghề mà mang theo hai bàn tay trắng thì chỉ còn nước trơ mắt mà nhìn.

Nhưng ở những nơi thế này lại không có sẵn trang bị để mà mua, Bàn Tử nói có vài thứ cũng không khó giải quyết, chúng ta có thể mua cái khác bù vào, tuy không thuận tay cho lắm, nhưng lần này không đi xa thôn lắm nên cũng không cần đòi hỏi quá cao.

Anh ta bảo, thợ săn nào mà chẳng có những vật dụng để sinh tồn nơi hoang dã, chúng ta cần gì phải vác theo nhiên liệu rắn và lò không khói. Nhưng chứng kiến độ hung hãn của dã thú rồi, tôi cảm thấy vẫn nên chuẩn bị vũ khí cho chu đáo thì hơn.

Tôi gọi A Quý tới để thương lượng về những chuyện này. Bản thân A Quý cũng đi săn, có ba khẩu súng săn đều là súng cũ không rõ tên tuổi được sửa sang lại, niên đại cũng không đồng đều. Khẩu cũ nhất được A Quý lấy ra từ chuồng gà, tuy nòng súng vẫn còn nguyên vẹn nhưng bên trong đã hoen gỉ cả rồi, chẳng ai dám xài đến, vả lại cũng không biết đào đâu ra đạn. Hai khẩu còn lại vẫn bắn được, xem ra là di vật từ thời chiến tranh.

Mấy năm trước có lệnh cấm súng, nhưng người vùng này sống bằng nghề săn thú, đã là cần câu cơm thì dễ gì giao ra. Cấp trên hiểu chuyện nên cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, có điều bây giờ đạn là hàng hiếm, A Quý phải nhờ cán bộ thôn lên tận huyện mới mua được.

A Quý cũng chỉ là thợ săn nghiệp dư nên không giữ nhiều đạn trong nhà. Bàn Tử kiểm tra hai khẩu súng rồi nói: “Súng của A Quý tuyệt đối không có vấn đề gì, một khẩu đã lâu không đụng đến nhưng được bảo dưỡng tốt lắm, phải bắn thử một phát mới biết có xài được không.”


Chúng tôi trả cái giá cắt cổ năm mươi đồng một viên đạn, mua được bốn năm mươi viên từ mấy nhà hàng xóm của A Quý. Tôi nhìn viên đạn hình trụ bằng đồng thau, biết ngay đây hàng thủ công làm ra trong xưởng nhỏ. Cái của nợ này mà mua mất năm mươi đồng, mẹ kiếp đúng xót ruột. Bàn Tử bèn khuyên đừng có bủn xỉn như vậy, năm mươi đồng mà cứu được mạng cậu thì cũng đáng chứ.

Nhà A Quý đã có sẵn dao phát, anh ta mài lại cho sắc; những món đồ khác chúng tôi viết ra giấy rồi bảo A Quý đi quanh thôn tìm xem có vật thay thế hay không. Thiếu dây thừng leo núi thì xài dây gầu dưới giếng, thiếu đèn pin công suất lớn thì mượn mấy cái đèn pin nhỏ buộc lại, thiếu dao găm thì xài tạm lưỡi liềm.

A Quý bảo chúng tôi giờ đang vào mùa mưa, trong núi nhiều muỗi kiến độc, đặc biệt là vùng ven hồ, muỗi ở đấy to bằng con ong vò vẽ; đề nghị phải mang theo nhang muỗi và màn, quây quanh đống lửa, bằng không mấy người thành phố chúng tôi nhất định sẽ không chịu nổi. Tôi lại thầm nghĩ, có Muộn Du Bình ở đây còn lo gì nữa?

Sắp xếp ổn thỏa, A Quý liền nói mấy món đồ này sẽ phải mất một hai ngày để chuẩn bị. Dù sao thợ săn vào đó cũng chưa ai trở về, nên chuẩn bị cho chu đáo rồi hẵng xuất phát.

Trong lúc này, Bàn Tử lại hỏi có thể nghĩ cách dùng acid sunfuric mình mang về để xem trong khối sắt kia chứa vật gì không? Việc này cần những thao tác tinh vi, phải kiếm bãi đất nào khá khẩm hơn một chút.

Tôi nghĩ đến câu chuyện Bàn Mã kể, thấy không ổn cho lắm. Từ khối sắt này tản ra một thứ mùi, hơn nữa cái mùi này còn nhạt dần đi theo thời gian, cho thấy bên trong chứa một loại vật chất bay hơi, có quỷ mới biết loại vật chất này có gây hại cho cơ thể người hay không. Tôi cảm thấy vẫn chưa đến lúc dùng acid hòa tan vật này, tốt nhất là chờ đến khi tra được chút manh mối rồi mới phán đoán xem có cần thiết phải mạo hiểm như thế hay không.

Bàn Tử tò mò muốn chết đi được, nhưng lời tôi nói cũng rất có lý. Nghĩ đến chuyện có thể ảnh hưởng đến những người khác, anh ta cũng chỉ còn cách bỏ cuộc.


Sau đó Bàn Tử tỏ ra hết sức hào hứng, thứ nhất anh ta tin chắc vào giả thiết cổ mộ của mình, thứ hai anh ta đã lâu không đi săn nên chân tay ngứa ngáy lắm rồi, bất chấp khuôn mặt nở toe toét như hoa loa kèn (1), cả đêm không ngừng ba hoa về chuyện mình đi săn thú hồi xưa. Tôi cũng đang cao hứng, trong đầu nảy ra một vài giả thiết; còn Muộn Du Bình vẫn ngậm hột thị, tôi thấy hắn ta cứ nhìn đăm đăm vào ngôi nhà A Quý nằm kế bên, nhìn cái cửa sổ kia đến xuất thần.

Tôi nhớ lại cái bóng mình nhìn thấy trong căn nhà đó vào đêm hôm trước, nhưng bây giờ khung cửa sổ kia tối om om, chẳng nhìn thấy gì. Con trai A Quý hình như không thích gặp người, ít khi giao du. Tôi hoài nghi không biết có phải cậu ta mắc bệnh gì nên mới phải ru rú trong nhà, ở nông thôn thường có chuyện như thế.

Một đêm thức trắng, cộng thêm một ngày nghĩ ngợi căng thẳng, chẳng bao lâu đầu óc tôi đã mơ màng không nghe rõ Bàn Tử đang nói gì nữa. Muộn Du Bình thì tựa vào đâu đó ngủ gà ngủ gật, ngoài này mát mẻ hơn trong nhà nhiều, xung quanh Muộn Du Bình không có lấy một con côn trùng, chúng tôi cứ thế nằm xuống ngủ mê mệt.

Ngày thứ hai ai nấy đều tự chuẩn bị hành lý phần mình, sang ngày thứ ba mọi việc đã xong xuôi, A Quý dẫn chúng tôi lên đường.

Chuyện khiến tôi bực bội nhất là không thấy người dẫn đường trong truyền thuyết đâu cả; người đi cùng lại chính là A Quý và Vân Thái.

Tôi hỏi có chuyện gì thế, A Quý không phải anh đã nói mình chưa đến đó bao giờ sao? Cớ gì anh lại đích thân dẫn chúng tôi đi.

A Quý đáp dạo này thợ săn vào núi chẳng biết gặp phải trở ngại gì mà mấy đội đi không một ai trở lại. Những người khác đều chưa từng đến đó, anh ta đành nhờ con gái Vân Thái dẫn đi; trước kia Vân Thái từng theo ông nội vào đó vài lần nên biết rõ đường. Anh ta dẫn theo chúng tôi cộng thêm Vân Thái biết đường, vả lại còn có chó nên chắc không có vấn đề gì lớn đâu.


Tôi thầm nghĩ thôi tiêu rồi, chắc mình trả giá quá cao nên A Quý không nỡ để đống tiền lọt vào tay người khác đây mà. Bàn Tử lập tức phản đối, nói chúng tôi đi làm công chuyện, có phải trò đùa đâu mà mang theo một con bé, lỡ bị thương kẻ làm cha như ông không đau lòng thì chúng tôi cũng đau.

A Quý vẫn khăng khăng nói không sao đâu mà, con gái ở đây lên năm lên sáu đã chơi súng, vào trong núi nó còn được việc hơn các anh. Với lại nó cũng thuộc đường trong núi hơn tôi, các anh đừng lo lắng.

Nói đến đây thì Vân Thái từ trong nhà bước ra, tôi và Bàn Tử vừa nhìn đã lóa mắt. Chỉ cảm thấy Vân Thái dương như đã biến thành con người khác, cô bé mặc trang phục đi săn của người Dao, dao săn buộc sau eo, lưng đeo một khẩu súng săn ngắn. Con gái người Dao vốn có dáng vóc đẹp, khoác bộ đồ này lên lại khoe trọn bắp chân và những đường cong trên thân thể, quả là đẹp mắt.

Thêm vào đó là vẻ mặt vừa tươi tắn lại vừa mạnh mẽ tinh anh, cộng thêm khí thế khiến người ta không thể chối từ của tuổi mười bảy mười tám, loáng cái đã chinh phục được Bàn Tử.

Cô bé lại gần chúng tôi, nhìn Bàn Tử đầy khiêu khích: “Ông chủ nói vậy là có ý xem thường người ta phải không?”

“Đâu có đâu có!” Bàn Tử chối lia lịa: “Em gái à, chớ có hiểu lầm, chẳng qua anh sợ em phải chịu khổ thôi, chứ thật ra em mới đúng là lựa chọn tốt nhất.”

Tôi đá cho Bàn Tử một cú, khẽ mắng: “Sao ông anh trở mặt nhanh như chong chóng thế, ông anh đã đến tuổi này rồi còn muốn làm trâu già gặm cỏ non hay sao?”

“Đến tuổi này thì đã làm sao, tôi đây gọi là người đến tuổi tráng niên, cùng lắm thì làm tráng ngưu.”

Tôi thở dài: “Ông anh nghĩ mà xem, người ta là đêm động phòng dưới chăn uyên ương, một nhánh hoa lê áp hải đường (*). Ông anh thì hay rồi, đúng là một con heo mập áp hải đường, nếu ông anh dám làm bậy, tôi sẽ đại diện cho trai tráng cả tộc Dao bắn anh chết tươi.”


(*) Đây là hai câu thơ trong bài Nhất thụ lê hoa của Tô Đông Pha làm ra để trêu chọc một cặp chồng già lấy vợ trẻ. Cây lê sống lâu, vốn là biểu tượng của tuổi già; hoa lê màu trắng như mái tóc bạc phơ. Hải đường lại tươi tắn rực rỡ, tượng trưng cho cô gái trẻ. Nhưng Bàn Tử không hợp với hình tượng cành lê thanh mảnh nên đổi thành heo mập hợp hơn =))

Cười đùa một hồi, tôi cũng đành phải chấp nhận. Nhìn khí phách của Vân Thái, tôi cảm thấy A Quý nói không sai, vả lại tôi đoán chuyến đi này cũng không gặp nguy hiểm gì quá lớn.

Điều duy nhất khiến tôi bận tâm là khi chúng tôi gói ghém đồ đạc, Bàn Tử luôn trêu đùa Vân Thái, chọc Vân Thái cười khanh khách. Nhưng để ý thì thấy Vân Thái thỉnh thoảng lại len lén nhìn Muộn Du Bình, nhìn rất cẩn thận, chỉ liếc mắt một cái rồi quay đi ngay, nhưng tôi vẫn nhìn ra được chút manh mối từ đôi mắt trong veo ấy.

Chúng tôi xuất phát, đi dọc theo còn đường đi tìm lão Bàn Mã lần trước. Tôi cũng lờ mờ nhớ đường, chuyến đi này vui vẻ hơn lần đi tìm người kia nhiều. Bàn Tử quả thực đã bị mê hoặc rồi, cứ lượn lờ quanh Vân Thái suốt, chỉ thiếu điều bò bằng bốn chân làm ngựa cho cô cưỡi; mà Vân Thái cũng thật dễ thương và sôi nổi.

Cô hỏi chúng tôi rốt cuộc làm nghề gì, nhất định không phải hướng dẫn viên du lịch rồi vì làm gì có hướng dẫn viên du lịch nào lại đến cái chốn này chứ. Bàn Tử liền ra vẻ thần bí, nói tụi anh là nhân vật lớn đi làm nhiệm vụ bí mật, nếu em chịu hôn anh một cái thì anh sẽ tiết lộ cho em biết.

Tôi còn sợ Vân Thái hôn hắn ta thật, vậy cũng quá lãng phí rồi, may mà Vân Thái vẫn còn mắt thẩm mỹ, cương quyết không mắc mưu. Nhưng Muộn Du Bình vẫn dửng dưng trước bầu không khí náo nhiệt của chúng tôi, sắc mặt hắn không hề thay đổi khiến tôi cảm thấy có gì đó khác thường.

Đêm hôm ấy chúng tôi đến sơn khẩu nơi có ngôi mộ cổ, đi sâu thêm một vài km nữa rồi nghỉ ngơi, đến hửng sáng lại lên đường, đi suốt hai ngày trong núi là đến được mép hồ kia.


Tôi đứng trên triền núi, từ xa đã thấy cái hồ kia. Có lẽ là vì mấy ngày mưa to liên tiếp nên mặt hồ cũng lớn tưởng tượng của tôi một chút, dĩ nhiên bốn phía vẫn là đá tảng như lời Bàn Mã nói. Chúng tôi đi đến ven hồ, hoàn toàn không nhìn ra dấu vết có người đã từng đóng quân ở đây năm nào.

Nước hồ trong veo in bóng mây trên trời thành một cảnh tượng đẹp đẽ. Chúng tôi bỏ đồ đạc xuống, đến bên hồ rửa mặt. Nước hồ lạnh băng cho thấy đáy hồ thông với mạch nước ngầm trong đất, vào ngày tam phục (chỉ thời kỳ nóng nhất trong năm, gồm sơ phục, trung phục mà mạt phục. Sơ phục là khoảng thời gian từ ngày thứ 21- 31 sau hạ chí; trung phục là 10 ngày nối tiếp sơ phục (trong năm nhuận thì là 20 ngày nối tiếp sơ phục); mạt phục là 10 ngày kể từ lập thu.) chạm tay vào mặt nước lạnh lẽo khiến người ta run rẩy toàn thân.



Rửa mặt xong, tôi ngẩng đầu nhìn lên bốn phía, nhìn mặt nước in bóng bầu trời và núi non xung quanh, chợt nhận ra nơi này dường như đã từng quen thuộc. Tôi liếc sang bên cạnh, thấy Muộn Du Bình cũng đang nhìn phong cảnh núi non bốn bề với vẻ nghi hoặc.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 17: Câu đố

Trước đây đã từng xảy ra chuyện tương tự làm tôi sởn da gà, Muộn Du Bình cũng ngây ra mà nhìn với ánh mắt đầy nghi hoặc, chưa biết chừng hắn có cảm giác giống tôi.

Ở đâu nhỉ? Tôi đã từng thấy cảnh này ở đâu, hay từng thấy tình cảnh tương tự như vậy ở đâu rồi?

Tôi ra sức hồi tưởng, suy đi nghĩ lại mà vẫn không tài nào nhớ ra, chỉ biết rõ mình từng thấy cảnh tượng này cách đây không lâu, hơn nữa đi kèm với cảm giác thân thuộc còn có một loại cảm giác “không đúng”. Hiển nhiên ấn tượng trong tâm trí tôi vẫn không hoàn toàn trùng khớp với nơi này.

Bàn Tử vô tâm vô phế, cởi sạch đồ chỉ còn mỗi quần đùi rồi nhảy xuống nước bơi. A Quý cẩn thận hơn, hồ nằm trong núi vốn là điềm chẳng lành nên không có việc gì thì hạn chế bơi lội.

Trở lại bờ, chúng tôi cởi giày và quần ướt đẫm ra, Bàn Tử phụ A Quý dựng lều che mưa. A Quý đi đốn củi trở về, Vân Thái giúp nấu cơm, tôi uống nước xong mới nhớ ra mình đã gặp thế núi này ở đâu.

Hình dạng và cảm giác về ngọn núi này không ngờ lại khá tương đồng với cảnh núi chúng tôi nhìn thấy khi vọc nước ở dòng suối ven thôn, đường nét và hướng núi đều giống nhau như đúc; có khác chăng là khi đó chúng tôi ở dưới suối, còn giờ thì ở trong hồ, điều này khiến tôi phải sững sờ trong giây lát.

Khi đó tôi đã cẩn thận quan sát cảnh vật xung quanh khe nước; đừng nhìn Muộn Du Bình có vẻ mất tập trung mà nhầm, hắn chắc chắn đã thu tất cả vào trong mắt. Còn sự chú ý của Bàn Tử lại dồn hết lên những cô bé kia, hèn gì không phát hiện ra.

Thật thú vị, bàn tay tạo hóa thật diệu kỳ, không biết đây chỉ đơn thuần là trùng hợp hay do nguyên nhân địa chất nào đó mà thành hình.

Sau đó tôi, Bàn Tử và Muộn Du Bình bắt đầu đi quanh hồ để thăm dò.

Hồ cũng chỉ còn rộng khoảng hai sân đá banh, đi một lát là xong. Dưới đáy hình như toàn là đá tảng nhưng thành hồ rất dốc, xem ra lòng hồ cũng khá sâu.

Tôi luôn có cảm giác sợ hãi một cách khó hiểu đối với những hồ nước sâu. Có câu nước cạn không chứa rồng, nước sâu tất có quái, lòng nước sâu cho thấy dung tích của hồ không nhỏ như chúng ta thấy từ bề mặt, mà có thể còn chứa đựng thứ gì kỳ quái bên trong. Trên thế giới có biết bao nhiêu hồ lớn chứa thủy quái, tuy bề mặt chúng không rộng nhưng lại rất sâu. Dù không có gì kỳ quái thì chỗ nước sâu cũng dễ có cá lớn, thi thoảng vào mùa nước lên sẽ phát hiện vài con cá khổng lồ.

Không thấy vết tích xương cốt rõ ràng, song những viên đá này đều nhỏ vụn, trong hơn 40 năm mực nước nơi này lên xuống vô định, đá núi không ngừng lăn xuống, những mảnh xương này kia có thể nằm bên dưới lớp đá.

Chúng tôi phán đoán tình hình lúc đó, dựa theo lẽ thường thì có lẽ đội khảo cổ dựng trại ở bờ nam. Bờ bên kia là núi, có nguy cơ gặp đất đá bùn lầy trôi xuống, vậy thì khu vực chúng tôi muốn tìm hẳn là bờ nam.

Đây là một công việc đồ sộ, may mà còn dẫn theo vài con chó, nhưng cũng chẳng biết có tác dụng gì không. Thi thể ngâm nước chừng ấy năm nhất định đã thành xương trắng, có lẽ trông cũng từa tựa đá tảng.

Ăn cơm trưa xong, A Quý đi thăm thú xung quanh xem có món gì tốt. Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm trong khu vực, Vân Thái giặt mớ quần áo đẫm mồ hôi giùm chúng tôi. Vùng ven hồ rất rộng, tôi, Bàn Tử và Muộn Du Bình chia nhau mỗi người một khoảnh mà tìm kiếm.

Lấy tay không vần từng khối từng khối đá, nơi đây đá chất thành cụm hẳn là do những tảng đá gần bờ hồ không ngừng lăn xuống. Nhưng đáy hồ lại từ từ dốc xuống, vả lại bản thân những tảng đá tích tụ lại còn có tác dụng chống nước mưa bào mòn (nước mưa không chảy thành dòng bên trên bãi đá mà sẽ ngấm qua đá, hợp thành dòng nước ngầm bên dưới.) Nơi Bàn Mã vứt thi thể năm nào chắc chắn rất gần bờ, cho đến giờ cũng đã khô hạn nhiều năm và mọc đầy cỏ nên tôi nghĩ hài cốt sẽ không bị vùi quá sâu.

Bàn Tử nói thi thể bị ném xuống đó nếu không buộc lại thì ban đầu sẽ trôi lơ lửng, sau đó chìm xuống rồi bị tôm cá rỉa, xương cốt phân tán hết, đầu ở đây cái kia có thể trôi xa hơn 100m, muốn kiếm cũng kiếm không ra. Mà nếu thi thể không được ném xuống nơi đủ sâu thì có thể còn bị thú vật tha lên bờ xé ăn.

Tôi nói dù gì đi chăng nữa cũng khó có chuyện không lưu lại chút manh mối nào. Mao chủ tịch từng nói hai chữ đáng sợ nhất trên đời là niềm tin, chúng ta cứ tìm trước đã, tìm không thấy hẵng đi phân tích nguyên nhân sau.

Cứ thế cho đến khi trời chiều đã ngả về tây, ba người vẫn tay trắng. Mấy con chó săn chạy chơi ven hồ, hoàn toàn không đếm xỉa đến chúng tôi, cũng chả thèm giúp sức. Phơi dưới ánh nắng gay gắt bên bờ hồ cả ngày khiến đỉnh đầu tôi đau rát; từ trong rừng vang lên hai tiếng súng của A Quý, rồi anh mang về một con gà rừng đem nướng, chẳng mấy chốc mùi thơm đã tỏa ra ngào ngạt làm chúng tôi thèm nhỏ rãi.

Bàn Tử không nén nổi tâm trạng ủ rũ, lúc nghỉ ngơi chúng tôi quây quần bên nhau mà hút thuốc, Bàn Tử liền nói thôi đủ rồi, cậu nhìn thử xem khu này chỗ nào nhiều khả năng có mộ cổ?

Tôi bảo chẳng phải anh cũng biết sơ sơ đó sao, anh nói xem chỗ nào ở đây có mộ? Bàn Tử liền đáp: “Tôi thấy không ổn đâu, nhìn sơ qua thế núi nơi này chẳng ra cái dáng gì cả, khó có mộ lớn lắm. Nhưng Bàn gia đây trình độ nửa vời, nên mới hỏi lại cậu xem tôi có nhìn lầm không.”

Tôi nghĩ bụng trình độ anh mà nửa vời thì trình độ tôi chắc là hạng bét, cũng chẳng còn bụng dạ đâu mà suy xét chuyện này, dù sao cũng phải nán lại vài ngày rồi mới về, từ từ khoai khắc nhừ thôi.

Hiếm khi trong lòng không vội vã, uống ít rượu gạo, chúng tôi quây quần quanh đống lửa ven hồ nghỉ ngơi hóng mát. Hồ nằm ven núi, không khí mát rười rượi. Vân Thái cũng đã thay sang một chiếc sơ mi mỏng, gội đầu xong bỗng khoác lên mình dáng dấp con gái thành phố hiện đại, sau bữa cơm còn nhảy múa cho chúng tôi xem. Vũ điệu của người Dao có rất nhiều động tác xoay tròn và đá cẳng chân, mà chân con gái Dao lại đẹp nõn nà làm Bàn Tử ngồi coi muốn rớt cằm, khăng khăng đòi học, nhưng tướng nhảy của hắn y như lên đồng làm tôi cười lăn cười bò cả ra.

Lâu rồi không cười sảng khoái đến thế, mãi mới ngưng lại được, tôi đảo mắt nhìn sang Muộn Du Bình thì đã thấy hắn dựa vào tảng đá, nét mặt không hề thoải mái, nếu nhìn lướt qua sẽ không phát hiện ra hắn đang tồn tại.

Tôi thầm nghĩ, mình tới đây truy tìm quá khứ của hắn liệu có phải sai lầm hay không? Nhưng nhìn những manh mối hiện đã thu thập được thì hiển nhiên trên lý thuyết chúng tôi đến đúng chỗ rồi. Đối với chúng tôi con đường đến đây có thể đi một cách ung dung, nhưng với hắn những thứ gặp phải trên đường luôn gợi mở cánh cửa quá khứ, muốn thả lỏng cũng khó.

Người này lại mang đặc trưng của kiểu nhân cách hướng nội, lòng ở ngoài chốn đào viên mà vẫn cười với gió xuân, chẳng để ai vào lòng. Tôi nhặt một hòn đá nhỏ ném hắn, nói: “Anh đừng cả nghĩ, nói cho anh biết, theo kinh nghiệm của tôi có nghĩ đến nát óc cũng chẳng để làm gì. Chúng ta đang chắp tranh, trước khi tìm ra tất cả mảnh ghép thì nghĩ ngợi ít thôi.” Rồi đưa rượu gạo cho hắn.

Muộn Du Bình lặng lẽ nhận lấy rồi đặt sang một bên. Tôi thở dài: “Anh không thể uống lấy một ngụm sao.”

Hắn lắc đầu, nhìn sang khoảng tối bên cạnh.

Tôi đành chuyển sự chú ý sang Bàn Tử, thấy hắn đang ra câu đố mẹo cho chúng tôi đoán, hỏi Vân Thái chiến đấu như thế nào thì gọi là “Giết địch một trăm, tự tổn ba ngàn.”

Tôi sợ Bàn Tử lấy truyện cười bậy bạ ra cho Vân Thái đoán, nhuộm đen đầu óc trong sáng của cô bé, liền la rầy hắn. Bàn Tử nói yên tâm đi, câu đố này hoàn toàn đứng đắn.

A Quý cũng nốc kha khá rồi, chỉ biết cười ngô nghê, đoán tới đoán lui vẫn trượt, cuối cùng công bố đáp án hóa ra lại là xuông đối trận với xập xám chướng, chỉ chăm chăm nã pháo, thắng nhà con một trăm lại trúng pháo thua ba mươi lần.

(Đây là những thuật ngữ chỉ các thế bài trong mạt chược. Xuông (Nguyên văn: thí hồ) là thế bài tạp không được tính điểm (phán) nào, xập xám chướng (Nguyên văn: thập tam yêu) là thế bài có đủ 13 quân nhất vạn, cửu vạn, nhất tác, cửu tác, nhất đồng, cửu đồng, đông, tây, nam, bắc, bạch, phát, trung, là thế bài đặc biệt, nã pháo chính là “ù”. Mỗi ván có một người đóng vai nhà cái, còn lại là nhà con, cách chơi của nhà cái và nhà con sẽ khác nhau đôi chút. Để tìm hiểu kĩ hơn mời vào đây)

Trò này không phổ biến trong thôn người Dao, Vân Thái chẳng hiểu mô tê gì sất, tôi mới mắng anh hỏi thế chẳng hóa bắt nạt người ta hay sao? Có câu đố mẹo nào mang tính địa phương một chút không hả?

Bàn Tử đáp có, rồi lại hỏi: “Tiếp nè, chiến đấu như thế nào thì gọi là “Giết địch một tên, tự tổn ba ngàn.”

“Ong vò vẽ!” Vân Thái lập tức giơ tay đáp.

Bàn Tử lắc đầu: “Nha đầu thúi, cố ý đâm thọt anh hả?”

Cả đám cười rộ lên, rồi tôi nói vậy chắc chắn là kỵ binh đấu với xe tăng, Bàn Tử bảo nếu đấu với xe tăng thì có tổn thất một vạn kỵ binh cũng không hạ nổi một cỗ.

Chúng tôi tiếp tục đoán, người đoán chơi bài tây, người đoán con kiến, người lại đoán là ăn bào ngư, Bàn Tử đều nói sai rồi, cái mặt vênh vênh đắc ý cứ như đang cười nhạo trí khôn của chúng tôi.

Tôi phát cáu, bảo tiên sư thế anh nói coi đó là kiểu chiến đấu gì? Đáp án mà khiên cưỡng là tôi tẩn cho đấy.

Bàn Tử đáp: “Quá dễ, hầy, Bàn gia đây đúng là thiên phú dị bẩm, hạng phàm phu tục tử các người còn kém xa. Nghe cho kỹ lời tôi nói đây, giết địch một tên tự tổn ba ngàn, là trận chiến giữa chuối tiêu và voi.”

Tôi nghe vậy lườm lườm Bàn Tử, mắng, anh nói bậy gì đó, chuối tiêu đấu với voi là cái của nợ gì, anh nói coi chuối tiêu đấu với voi kiểu gì mà giết địch một tên tự tổn ba ngàn?

Bàn Tử đáp: “Thì voi chết no chứ sao.”

Chúng tôi cười ồ lên, Vân Thái cũng cười đến suýt ngạt thở. Song cười được vài tiếng chúng tôi cũng phải từ từ ngừng lại, bởi tôi thấy trong lúc cả đám cười lăn cười bò ra thì Muộn Du Bình lại lẳng lặng đứng lên, bước tới bên hồ, rồi ngồi ra một góc xa nơi ánh lửa trại phải khó khăn lắm mới chiếu đến.

Trong mắt Vân Thái lướt qua một tia hốt hoảng, nhìn sang chúng tôi: “Chúng ta ồn quá, làm phiền anh ấy sao?”

Bàn Tử thở dài, rít một hơi thuốc lá rồi an ủi: “Không đâu, hắn đi đại tiện ấy mà.”

Tôi nhìn Muộn Du Bình, lòng âm thầm thở dài, đang định đứng lên đi xem xem có chuyện gì thì Vân Thái đã giành mất cơ hội, bước về phía hắn.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 18: Hiệu ứng siphon

Vân Thái ngồi bên Muộn Du Bình, cách chúng tôi một quãng khá xa nên không biết hai người có nói chuyện không. Bàn Tử nhìn họ đăm đăm, tôi mới trêu rằng: “Thất tình hả, thôi hãy cố nén bi thương mà chấp nhận sự thật đi.”

Bàn Tử phản bác: “Tôi tin Tiểu Ca chắc chắn là người có nghĩa khí.” Nói rồi đưa rượu sang cho tôi, còn mình thì đứng dậy đi trút bầu tâm sự. Chẳng mấy chốc sau lưng đã truyền đến tiếng nước chảy tồ tồ, chảy mãi chưa dứt, không biết hắn đã phải nín bao lâu.

Tôi không nhịn nổi mà bật cười rũ rượi, cười chán chê mới nhìn về mặt hồ xa xa chìm trong ánh trăng mờ ảo, chợt cảm thấy mình đến được nơi đây có lẽ cũng là duyên số.

Chỉ nhìn cảnh sắc tươi đẹp nơi đây, ai mà ngờ được năm đó đã xảy ra chuyện quỷ quái đến vậy, cũng như nghe tiếng cười phóng khoáng bề ngoài, ai mà biết thực ra trên vai chúng tôi mang theo biết bao nhiêu gánh nặng. Mọi thứ trên đời đều vô cùng đơn giản, mà con người dường như lại là thứ phức tạp nhất, kiểu phức tạp này họ vốn muốn chống đối, nhưng rồi lại không thể trốn tránh được.

Suy nghĩ viển vông, quả đúng là suy nghĩ viển vông. Tôi nhắm nghiền hai mắt, hít sâu một hơi, nhớ lại tâm tư của mình ngày trước, rồi nghĩ đến tâm trạng của bản thân lúc này, chợt thấy hình ảnh cái kẻ cứ mãi quẩn quanh giữa muôn vàn câu đố quả có hơi tức cười.

Bàn Tử giải quyết xong nỗi buồn, lập cập quay lại, thấy Vân Thái vẫn ngồi bên đó liền thắc mắc: “Con bé kia còn chưa bị đuổi về à? Cũng lì lợm dễ nể nha.”

Tôi bảo: “Đừng nói vậy, biết đâu Tiểu Ca lại thích kiểu này thì sao, có khi người ta đã trao tín vật hẹn ước luôn rồi.”

Bàn Tử đáp: “Làm gì có chuyện đó, họ ngồi cách chúng ta rõ xa, lỡ có con yêu quái nổi lên dưới hồ kéo họ đi mất thì tôi cũng không cứu kịp. Thôi tôi qua đó bảo vệ hai người ấy đây.” Dứt lời liền nhổm lên định đi.

Tôi giữ hắn lại, bảo anh đừng có quấy rối. Giờ này có lẽ Muộn Du Bình đang rất buồn bực, đầu óc chất chứa vô vàn câu hỏi, tình cảnh này tôi đã từng trải qua, cứ để hắn ngồi một mình thì hơn. Anh lắng nghe cho kỹ đi, Vân Thái không hề nói chuyện, chắc là đang ngắm trời trăng với hắn thôi.

Bàn Tử ngồi xuống dỏng tai nghe ngóng, lại nghe như Vân Thái đang hát. Tôi và Bàn Tử đều lặng đi, gió hồ hiu hiu mang theo tiếng ca trong trẻo, là một bài hát của người Dao, lời ca nhẹ bẫng lại hết sức rõ ràng.

Chẳng ai nói gì nữa, tôi thầm nhủ con bé Vân Thái kia đúng là không tệ, bèn thả lỏng người nằm xuống, ngắm bầu trời đầy sao tiếp tục lắng nghe.

Trên trời mây lững lờ trôi, lòng tôi nhanh chóng bình lặng như mặt nước hồ. Dần dần, giữa tiếng ca huyền ảo, tôi từ từ chìm vào mông lung, dường như muốn thiếp đi.

Nhưng giờ hãy còn sớm, tôi mơ mơ màng màng không biết bao lâu thì tiếng hát chợt ngừng. Tôi thoáng giật mình mở mắt, chỉ thấy Muộn Du Bình đằng kia đã đứng dậy nhìn xuống mặt hồ, bầy chó đang uể oải nằm kế bên cũng ngẩng đầu nhìn theo một hướng.

Bàn Tử còn đang nhắm mắt nghỉ ngơi, A Quý cũng cảm thấy có chuyện khác thường. Tôi lay Bàn Tử dậy, chợt nghe trong gió có tiếng “oàm oạp” truyền đến từ phía hồ, giống như có những bàn chân ngoại cỡ đang bước lên từ bãi cạn trong hồ.

Bầy chó đều đứng dậy nhìn chằm chằm đầy cảnh giác về hướng đó, những con chó săn này đều được huấn luyện nghiêm khắc, không hề sủa bậy. Tôi và Bàn Tử liếc nhìn nhau, tôi nhe răng với hắn, hắn chỉ cái đèn pin ở bên cạnh ý bảo tôi đưa sang. A Quý vừa ra hiệu cho chúng tôi trật tự ngồi xuống vừa xua tay ý nói chúng tôi đừng căng thẳng, rồi thì thào: “Không sao đâu, hình như là thú hoang đang uống nước.”

“Là con thú gì vậy, nghe tiếng động thì cái đầu nó phải bự lắm.” Bàn Tử hỏi nhỏ.

A Quý cầm chắc súng săn, ra hiệu cho chúng tôi ngồi yên đừng quậy, rồi bước chân trần dò dẫm trong bóng đêm, Vân Thái cũng theo sau. Bàn Tử không dằn lòng được liền nháy mắt ra hiệu, mà tôi cũng muốn hóng, bèn len lén bám đuôi sau vài mét.

Đi đến bên Muộn Du Bình, có thể lờ mờ thấy được một chút cảnh tượng trên mặt hồ. Chúng tôi tìm kiếm con thú hoang trong truyền thuyết nhưng không thấy gì cả, có thể con thú này uống nước thì ồn nhưng cái đầu cũng không lớn. Chúng tôi quét đèn pin qua, men theo âm thanh mà tìm kiếm, rồi nhận ra loại âm thanh này có nhịp diệu.

“Không phải thú hoang thì là tiếng gì chứ?” Bàn Tử làu bàu.

“Là tiếng thủy triều.” Muộn Du Bình đáp.

Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, cái hồ nhỏ xíu này mà cũng có thủy triều? Chẳng lẽ hôm nay có siêu trăng? Ngẩng đầu nhìn lên, mặt trăng hôm nay hơi mờ.

A Quý buông súng, chúng tôi đi đến ven hồ. Tới gần mép nước, quả nhiên nước hồ đang sóng sánh nhịp nhàng như sóng biển vỗ bờ cát, có điều biên độ không lớn. Còn âm thanh giống như động vật uống nước kia là do tiếng nước vỗ vào một tảng đá vọng lại.

Tôi nhìn bãi đá dưới chân, lờ mờ nhận ra mực nước đã hạ xuống để lại một mảng ẩm ướt dưới chân. Nói cách khác trong khoảng thời gian chúng tôi chém gió ngó trăng rồi nghe Vân Thái hát hò, nước trong hồ vẫn liên tục hạ. Từ vùng đất ẩm đi đến mép nước ít ra cũng phải vài chục bước, xem ra mực nước đã vơi đi rất nhiều.

“Chuyện quái quỷ gì đây? Chẳng lẽ có hàng trăm con voi đang uống nước ở bờ bên kia?” Bàn Tử khum tay nhìn ra xa.

Tôi thông thạo địa lý, liền giải thích: “Đây là hiệu ứng siphon.”

“Hiệu ứng siphon là cái gì? Rượu Hồng Tinh ấy hả?”

(Hiệu ứng siphon nguyên văn là 虹吸效应- hóngxīxiàoyìng, có thể hiểu nôm na là nguyên lý bình thông nhau, khi được nối liền qua một ống dẫn thì mực nước trong hai bình luôn cân bằng với nhau. Bàn Tử nghe nhầm thành 红星二锅头 – hóngxīngèrguōtóu, một loại rượu trắng giá rẻ rất phổ biến ở Trung Quốc.)

“Xem ra hồ này thật sự nối liền với mạch nước ngầm trong đất, gần đây có thể còn một cái hồ lớn hơn nữa nối liền với nó. Cái hồ kia bị tác động bởi thủy triều hoặc khí áp, kéo theo hồ bên này cũng chịu chung ảnh hưởng. Nếu ví hồ lớn và hồ nhỏ là hai khối nam châm, lại giả sử hiệu ứng siphon hình thành do lực hút của mặt trăng, vậy thì bản thân mặt trăng cũng là một khối nam châm lớn. Chắc chắn lực hút tác động lên hồ lớn sẽ mạnh hơn, nên giữa hai hồ xuất hiện chênh lệch áp suất, nước trong hồ nhỏ sẽ bị hút sang bên hồ lớn, khiến mực nước trong hồ nhỏ hạ xuống.” Tôi ngẩng đầu nhìn lên trời mà giải thích, chợt nhận ra điều gì đó.

Chẳng trách chúng tôi không tìm thấy chút dấu vết nào của thi thể. Nếu ở đây tồn tại hiệu ứng siphon, hằng đêm đều xuất hiện thủy triều siphon, vậy thì thi thể năm đó có lẽ đã bị thủy triều siphon hút đến giữa hồ rồi, cái này cũng giống như nguyên lý của bồn cầu tự hoại.

Không riêng gì thi thể mà tất tật mọi thứ trong hồ đều bị hút đến giữa hồ, chẳng trách tôi cứ có cảm giác bờ hồ ngoài đá ra chẳng còn gì hết.

Đáy hồ rất dốc, một khi rơi xuống là khỏi mong sẽ được thủy triều đẩy lên. Nếu lúc đó không lấy đá neo lại, thì chắc chắn đã chìm nghỉm xuống rốn hồ rồi.

Nghĩ đến đây tôi không khỏi nản lòng, chẳng biết cái hồ này sâu bao nhiêu, chúng tôi lại không mang theo bình khí. Nếu mực nước quá sâu, thì coi như chúng tôi ra về tay trắng.

Nhưng cũng chưa hết hy vọng hoàn toàn, bởi con người có thể lặn xuống độ sâu hơn 100 mét mà không cần thiết bị gì. Tuy chúng tôi không chuyên nghiệp được tới mức đó, nhưng tôi nghĩ nếu hồ chỉ sâu độ hai ba mươi mét thì chắc không thành vấn đề, chỉ cần có người giỏi bơi lội là được. Dù gì chúng tôi cũng phải thử một lần, lặn đến giữa hồ cũng chẳng phải chuyện khó khăn gì.

Nghĩ vậy tôi bèn hỏi họ: “Các anh có thể nín thở trong bao lâu?”
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Đạo Mộ Bút Ký - Nam Phái Tam Thúc

Postby tuvi » 02 Dec 2019

Chương 19: Dưới đáy hồ

Trong nhóm thì ba người Bàn Tử, Muộn Du Bình và tôi đều bập bõm biết bơi. A Quý cũng vậy, nhưng quanh đây chỉ có mấy con suối nhỏ, anh không quen bơi đứng nên e rằng không giúp được nhiều. Ngược lại Vân Thái bơi rất giỏi, song không có áo tắm, tôi không thể để cô bé mặc độc cái áo con mà lặn xuống hồ, mà Bàn Tử chắc cũng không muốn.

Nói đến khả năng nhịn thở, Bàn Tử khoe mình phổi lớn, có thể nhịn năm phút liền. Tôi bảo làm gì có chuyện ấy, anh béo thế kia lúc lặn xuống sẽ phải chịu áp lực lớn hơn chúng tôi rất nhiều, mà người bình thường chỉ cần nhịn được ba phút cũng đã thần thánh lắm rồi. Tuyệt đối không nên khoe mẽ, đây nào phải chuyện chơi.

Bàn Tử nói thật ra mình không lo cái này, mà lo chúng tôi không đeo chân nhái, nếu lặn xuống quá chậm thì dễ chừng chưa đến đáy đã cạn khí rồi. Trước đó nên lặn thử ở vùng nước nông thì hơn.

Tôi gật đầu, thật ra lặn tự do (Tức là lặn không dùng bình dưỡng khí.) không hoàn toàn là tay không bắt giặc, mà cũng có thiết bị và phương pháp bảo hộ tương xứng, trong đó quan trọng nhất là yếu tố tâm lý. Hồi ở Tây Sa tôi đã nghe mấy người thợ lặn kể yếu tố then chốt khi lặn sâu xuống nước chính là tâm lý, vì thế tất cả thợ lặn, đặc biệt là thợ lặn tự do đều phải trải qua khóa huấn luyện ngồi thiền kiểu yoga. Dưới tầng nước sâu chỉ còn bóng đêm vô tận giống như đang lơ lửng trong vũ trụ, khiến con người bất giác sinh ra sợ hãi. Khi ấy, chỉ cần một thoáng hoang mang sẽ không thể tập trung được nữa, dễ dàng gặp chuyện bất trắc. Nếu có bình dưỡng khí thì lượng oxi tiêu thụ sẽ tăng đột biến, bằng không chỉ còn nước thở bằng niềm tin.

Tiếc rằng vùng biển Tây Sa vừa cạn lại vừa trong xanh, tôi không có cơ hội trải nghiệm cảm giác ấy, nên cũng chẳng biết tình hình thực tế ra sao.

Nhưng được cái thiết bị lặn tự do cũng không quy củ cho lắm, hoàn toàn có thể tìm vật dụng thay thế. Ví như vấn đề của Bàn Tử, chúng tôi chỉ cần buộc thêm tảng đá để tăng tốc độ lặn là xong. Hồ này trước kia hẳn là rất sâu nhưng năm nay mực nước đã hạ, không thể sâu quá trăm mét được. Tôi đoán năm mươi mét là cùng, đương nhiên trước khi lặn chúng tôi cũng phải thăm dò độ sâu của nó.

Vùng hồ vào đêm tối đen như mực, chúng tôi cũng không thể suy xét mọi sự rõ ràng như trước, đành rút về trại nghỉ ngơi. Bàn Tử hỏi Vân Thái vừa rồi đã hát bài gì cho Muộn Du Bình nghe, có thể dạy lại cho mình không? Tôi chẳng còn bụng dạ nào mà đùa giỡn, đành nằm xuống học cách suy nghĩ như Muộn Du Bình, nghĩ tới những việc ngày mai cần làm.

Đêm đó không ai nói một lời, sáng hôm sau chúng tôi dậy từ sớm tinh mơ. Nhân lúc mặt trời còn chưa mọc, tôi tranh thủ đi thám thính quanh hồ lần cuối để khẳng định ấn tượng của mình hôm qua. Bốn bề phủ sương mờ, nhưng màn sương này chỉ lấp ló quanh quẩn ven hồ. Cha con Vân Thái đều quen dậy sớm, bữa sáng đã chuẩn bị xong xuôi từ lâu. Đó là món cháo loãng mà người như Bàn Tử có thể húp liền cả chục bát, nhưng đã là đồ Vân Thái nấu thì đời nào hắn dám chê.

Bàn Tử cũng dẫn theo một con chó đến giúp, vừa đi vừa trêu nó: tìm xương đi, tìm xương đi, tìm được xương tao cưới vợ cho mày. Con chó quay mông ra hồ uống nước đùa nghịch, hoàn toàn phớt lờ hắn.

Khi mặt trời lên cao, tôi cũng vừa dạo quanh một vòng hồ, xác định gần như không thể tìm ra. Vân Thái tò mò muốn biết chúng tôi đang tìm gì nên cũng đi sau nghe ngóng, Bàn Tử bịa chuyện hai đứa đi tìm vàng, cô bé nghe vậy thì nửa tin nửa ngờ.

Tôi bàn với họ rằng nhất định phải lặn xuống nước, nhưng cũng không thể khơi khơi mà lặn được. Cả đám phải đợi đến chiều cho nước ấm lên chút ít, lại cần chuẩn bị một sợi dây thừng thật dài, một cái bè nhỏ và vài tảng đá nặng vừa phải.

A Quý và Vân Thái giúp chúng tôi tết dây thừng cỏ, không cần quá chắc chắn, chỉ cần đủ dài để đo độ sâu là được. Bàn Tử dùng liềm cắt một đống cỏ lớn rồi rải ra phơi khô, nhưng không phải cỏ gì cũng tết được, mà đến quá nửa là đồ bỏ.

Tôi và Muộn Du Bình dùng dây thừng đánh số buộc hai bè nhỏ cỡ cái bàn bát tiên vào với nhau, rồi lại tìm tảng đá to cỡ bắp vế buộc vào đầu dây cho đầm.

Thừng cỏ tết làm ba đoạn, chỉ dài hơn mười mét, nhưng hai người mất một buổi sáng đã tết được chừng ấy cũng giỏi lắm rồi. Do chưa trải qua quá trình gia công tỉ mỉ nên vẫn còn khá thô sơ, nhưng tôi cũng chẳng câu nệ. Cần gì phải xài được đến mấy tháng, chỉ mong trụ nổi vài tiếng đồng hồ là ngon rồi.

Mặt khác lại cắt rời bao nilon của Bàn Tử, lấy dây nilon bên trong cuốn lại thành cuộn, bên trên buộc thêm hòn đá thành một cái neo nhỏ để đo độ sâu của hồ.

Chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, chúng tôi xếp hết đồ đạc lên chiếc bè nhỏ rồi cởi sạch chỉ chừa lại cái quần đùi, chầm chậm đẩy bè vào sâu trong hồ. Quần của Muộn Du Bình là do Bàn Tử mua, bên trên in hình hai con gà con, làm Vân Thái cười đến suýt nghẹn thở.

(À vâng con gà huyền thoại của ĐMBK đã lên sàn như thế =)))))))))))

Lúc này khoảng hai giờ chiều mà mặt nước vẫn lạnh như băng, nhất định là do mạch ngầm nối liền với cái hồ kia. Nếu không có ánh nắng, chúng tôi lặn xuống không chừng còn bị chuột rút.

Bơi đứng liền một mạch, chẳng bao lâu màu nước dưới chân đã sâu hun hút khiến người ta có phần hoang mang. Những chốn sâu không thấy đáy luôn gây ra cho con người cảm giác bất an, nhưng tôi đã trải bao phen sóng gió nên thứ cảm giác ấy chỉ lướt qua như gió thoảng. Hồ cũng không rộng lắm, chúng tôi bơi một chặp đã ra đến giữa hồ.

Gió trên mặt hồ mát rượi xua tan đi nắng nóng ngày hè. Dừng lại giữa hồ, thế bơi đứng khiến chúng tôi càng phải ra sức giữ thăng bằng. Bàn Tử lấy tay vuốt mặt một cái rồi hỏi: “Thuyền trưởng, ta phải làm gì bây giờ?”

“Đo độ sâu cái đã.” Tôi đáp.

Bàn Tử cầm sợi dây nilon buộc hòn đá ném xuống nước. Hòn đá kéo theo sợi dây chìm xuống không phanh, cuộn dây trong tay Bàn Tử quay tròn không ngớt, chẳng mấy chốc hòn đá đã chìm nghỉm mất hút, chỉ còn thấy mỗi sợi dây.

Sau hơn một phút cuộn dây mới ngừng quay, Bàn Tử bứt đứt đầu sợi dây rồi từ từ kéo ngược nó lên, cuốn lại thành vòng mà đếm, kéo xong thì cũng ước lượng được hồ sâu hơn ba mươi ba mét.

Tôi rùng mình ớn lạnh, tuy kết quả này cũng gần giống suy đoán của tôi nhưng khi nghe vẫn không khỏi kinh hãi. Hơn nữa đây chưa chắc đã là rốn hồ, với kiểu hồ đá như thế này thì nơi sâu nhất không phải lúc nào cũng nằm chính giữa.

“Ba mươi ba mét, da fuck, mình phải lặn sâu hơn mười tầng lầu cơ à.”

“Hừ, sao vừa nghe đến ba mươi thước đã bó tay chịu trói?” Tôi cười nói: “Mười tầng lầu là cái đinh, mẹ kiếp anh sợ quái gì chứ”.

Dứt lời, tôi và Muộn Du Bình lập tức bịt kín hai lỗ tai, trước tiên lặn vài lượt nông nông để thích nghi với nhiệt độ dưới nước, còn Bàn Tử tạm thời cứ cho ở lại quan sát. Người béo không giỏi lặn, nếu chúng tôi lặn một chuyến mà xong việc thì khỏi phiền hắn vác xác xuống. Nói đoạn tôi buộc sợi thừng nối với tảng đá vào thắt lưng, giắt thêm cái liềm, bỏ đèn pin vào túi nhựa rồi nháy mắt ra hiệu với Muộn Du Bình.

Chúng tôi hít một hơi thật sâu, khi khí đã đầy phổi lập tức đẩy tảng đá trên bè xuống nước. Tảng đá từ từ rơi xuống kéo theo chúng tôi chìm sâu vào lòng hồ.

Ở Sudan, phu nhân tù trưởng mà đi lăng nhăng sẽ bị xử tử kiểu này. Tôi ngẩng đầu nhìn lên mặt nước, ngoài nửa thân người Bàn Tử và cái bóng của bè gỗ còn thấy sắc nắng loang loang, nhưng cảnh tượng này chớp mắt đã vụt trôi, bốn phía hoàn toàn rơi vào tĩnh mịch. Nhìn xuống lại thấy vực thẳm đen ngòm, chỉ còn ánh sáng từ ngọn đèn pin của Muộn Du Bình, đầu hắn chúc xuống dưới, động tác linh hoạt như một con dơi biển.

Tình cảnh này sẽ qua nhanh thôi, tôi tự nhủ với lòng. Ánh sáng xung quanh mờ dần đi kèm với áp lực nước tăng vọt, khiến màng nhĩ và ngực bắt đầu khó chịu cực kỳ, buộc tôi phải xả bớt không khí trong phổi ra.

Chẳng mấy chốc, đèn pin trong tay tôi đã chiếu xuống đáy nước, đó là một phiến đá mờ mờ còn cách một quãng xa. Song tôi chợt nhận ra điểm bất thường, vì tiếp tục chiếu xuống sâu hơn vẫn thấy một bóng đen; nói cách khác nơi này quả nhiên vẫn chưa phải đáy hồ, mà chỉ là một bãi đá gồ lên đó thôi. Ngoài ra tôi còn còn thấy rất nhiều vật na ná cành cây vắt ngang đáy vực, hẳn là gỗ từ những cây khô.

Cũng đúng vào lúc này, tôi bắt đầu thấy khó chịu, nhìn đồng hồ mới biết mình lặn còn chưa đầy một phút, thế mà đã cảm nhận được một luồng áp lực xộc thẳng lên mũi, khát khao được hít khí trời.

Muộn Du Bình vẫn không ngừng lặn xuống, tôi ngẩng đầu nhìn lên, trời ơi sao mà xa hun hút. Trong lòng sợ hãi thì tay chân tự nhiên cũng luống cuống, tôi rút cái liềm đeo ở thắt lưng định cắt đứt sợi thừng cỏ giữ chân mình lại. Ai ngờ thừng cỏ ngâm nước lại dai nhách ra, tôi cứa hai nhát mà thừng chỉ đứt có một nửa, nửa còn lại cò cưa mãi cũng không chịu đứt cho.

Tôi nhanh chóng rơi vào sợ hãi tột cùng, mà phản xạ tự nhiên lại mách bảo bản thân nên hít một hơi sâu lấy lại bình tĩnh. Kết quả vừa hít đã đưa một ngụm nước xộc thẳng vào phổi, làm tôi ho đến gập người.

Dây thừng truyền đến một đợt chấn động, báo hiệu tảng đá đã chìm đến đáy. Tôi cố gắng trấn tĩnh mà lặn xuống, nhận ra mình đang từ từ đậu lên một sườn dốc, bên dưới còn một cái khe đen ngòm sâu hoắm, nhưng vẫn nhìn ra một vài thứ trong đó.

Tôi nhìn theo ánh đèn pin chiếu xuống mà sợ đến đứng tim. Trong khe sâu là một căn nhà gỗ kiểu cổ cũ nát, chỉ còn lại bộ khung mờ mờ, mặt trên bị trầm tích phủ kín. Chiếu đèn pin sang nơi khác, tôi thấy càng nhiều căn lầu gỗ, thậm chí còn có mấy căn nhà ngói hoang tàn. Lần dọc xuống theo khe dốc còn thấy đủ mọi thứ như thềm đá, bờ rào… tất cả lặng lẽ chìm dưới làn nước sâu.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 95995
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 43 guests