Tình Ca Mùa Thu - Quỳnh Dao

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Tình Ca Mùa Thu - Quỳnh Dao

Postby tuvi » 10 Oct 2019

Chương 16

Con đường từ Đài Nam đến Đài Đông, khiến Thạch nhớ lại cái thời chiến tranh. Những cái ổ gà khiến xe bị xốc lên liên tục. Ức San ngồi cạnh phải chau mày, có vẻ mệt mỏi. Thiên Mỹ thì đang thiu thiu ngủ, chỉ có bé Dung là thích thú mãi đưa mắt nhìn ra ngoài, nắng như đổ lửa, đồng ruộng bên đường trống vắng. Thiên Thạch kéo nhẹ đuôi san của bé Dung hỏi:

- Con có thích không, hở Dung Dung?

- Dạ, thích.

Thạch chợt nhớ lại một mùa hè, chàng đã cùng mấy người bạn đến Yellow Stone tìm việc làm. Một buổi tối dừng chân ở một thị trấn nhỏ. Thạch đã mướn phòng nghỉ qua đêm. Ở đấy, chỉ có một khách sạn, phòng ngủ lại tồi tàn, mở cửa ra là đã nghe mùi mốc rồi. Sâu bọ bay ra tứ tung. Đêm đó, Thạch và mấy người bạn không ngủ được đành ngồi hút thuốc thức suốt đêm.

Trước đó, khi còn ở Đài Loan xem phim, Thạch chỉ thấy cái hào nhoáng của nước Mỹ. Những tiện nghi sang trọng, những tòa nhà cao tầng với nếp sống cao cấp. Những ánh đèn màu ở khu giải trí Las Vegas không bao giờ tắt. Nhưng khi đã sang nước Mỹ rồi, đến khu da đen ở Manhattan, đến khu phố nghèo nàn ở phía nam Chicago, rồi vùng đất tồi tệ Ở Los Angeles. Thạch mới thấy được toàn diện nước Mỹ. Nó vẫn có những cái xấu xa, nghèo nàn, mà bất cứ một nơi nào nghèo khổ trên trái đất cũng có.

Xe khách chợt dừng lại. Thì ra để mọi người xuống dùng cơm trưa, Thiên Mỹ kéo Ức San, bé Dung và Thạch xuống. Khu phố chợ hai bên đường với những dãy nhà lụp xụp là những quán ăn với những miếng thịt heo, gà, bò treo đầy trước cửa. Một khung cảnh hỗn độn, những chiếc bàn không trải khăn, Ức San lấy khăn tay ra che mũi tỏ vẻ khó chịu. Thiên Mỹ thì có vẻ tự nhiên hơn, bé Dung nói:

- Mình vào ăn cơm đi mẹ, con đói bụng quá!

Thiên Mỹ có vẻ tiếc rẻ, nhìn Thạch:

- Phải biết vậy, ban nãy mình mang theo thức ăn ở nhà.

Thạch nói:

- Lúc nãy, nghe mấy người khách ngồi phía trước, họ bảo phải mất thêm mấy tiếng đồng hồ nữa mới tới Đài Đông, hay là ta vào kiếm cái gì ăn tạm đi.

Ức San lắc đầu:

- Em thà nhịn sướng hơn.

Thiên Mỹ tiếp:

- Em cũng chưa đói.

Thạch thì không chịu:

- Sợ bé Dung nó đói đấy chứ. Thôi ráng kiếm cái quán ăn nào có vẻ sạch sạch một chút. Nếu sợ bẩn thì bảo họ trụng chén đũa lại bằng nước đun sôi.

Cả đám người kéo vào một cái quán ăn có vẻ khang trang nhất. Thạch gọi bốn tô mì, rồi gọi cả nước uống cho mọi người. Thức ăn được mang ra, những tô mì thơm phức. Ức San cứ lấy khăn tay lau đũa và muỗng, trong khi Thạch đã ăn gần hết tô mì.

- Tuyệt! Tuyệt thật, ở Mỹ không bao giờ tôi được ăn một tô mì ngon như thế này - Rồi quay qua nhìn Ức San. Thạch lại cười nói - Có nhiều người lại cho rằng ở Mỹ cái gì cũng tuyệt, còn Trung quốc thì cái gì cũng tồi, chỉ có những người có nằm trong chăn mới biết chăn có rận.

Ức San hiểu ý Thạch, nguýt chàng một cái. Thạch lại quay sang Thiên Mỹ:

- Ồ, Mỹ sao em cũng không ăn.

- Em thì không phải chê ăn, nhưng thật ra em chưa đói.

Ức San nhân dịp nói:

- Em cũng thấy no no làm sao.

Sau đó xe đến Đài Đông, vừa xuống bến xe, bọn Thạch đã được xe của hãng đường đến đón. Tài xế bảo là Định Á đã gọi điện thoại đến nhờ đón giùm. Thạch, Ức San, Thiên Mỹ và bé Dung được đưa về nhà khách của hãng đường, chàng lại được ông trưởng phòng họ Khương tiếp đón, sau đấy lại được mời ăn, ông Khương đã giới thiệu:

- Đầu bếp của nhà hàng này chế biến thức ăn ngon lắm. Ông ta là người Sơn Đông. Có lần một nhà ngoại giao đến đây tham quan, ăn cơm xong đã có ý định đưa ông ta qua Mỹ. Nhưng sau đó có lẽ vì bận việc, nên quên bẵng không trở lại đây nữa.

Đang nói chuyện thì người đầu bếp từ trong bước ra, đó là một người đàn ông cao lớn, có nước da ngăm đen, vừa được ông Khương giới thiệu, ông ta đã hỏi:

- Ông Thạch ở nước ngoài có thường ăn cơm Tàu không?

- Cũng ít khi lắm. Chỗ tôi làm cũng ít tiệm cơm Tàu. Phần lớn nó ở Chicago hay New York, những tiệm cơm này đa số để phục vụ cho người Mỹ.

Một vị khách ngồi trong bàn ăn hỏi:

- Này ông đầu bếp, ông cũng định sang Mỹ nữa à?

- Đâu có. Chỉ hỏi cho biết vậy mà. Nhưng tôi cũng có một đồng hương. Không biết ông ta đã làm cách nào mà sang được nước Mỹ. Nghe nói đã mở được tiệm ăn ở Washington, phát đạt lắm.

- Vậy mà còn nói là không có ý định - Ông Khương cười nói - Ông cũng định sang nước Mỹ nữa, phải không?

Ông đầu bếp cười hì hì và quay sang nói với Thạch:

- Ông Thạch này, tôi thì từ nào đến giờ chỉ quanh quẩn trong nước, nếu ông có cách nào mang được tôi sang bên đấy cho biết với người ta thì tôi sẽ mang ơn ông lắm.

Thạch cười nhẹ định nói. Em gái tôi, nó cũng muốn sang Mỹ chơi, mà tôi còn không có cách nào để giúp nó nữa là... Nhưng nhìn thấy cả bàn đều hướng mắt về phía mình, nên đành nói:

- Vâng, để tôi về Đài Bắc, tôi sẽ đến đại sứ quán hỏi xem, rồi cho ông biết sau, được chứ?

Ông đầu bếp bắt tay Thạch lắc lia lịa có vẻ xúc động lắm. Tối hôm ấy, khi trở về phòng nghỉ, Thạch đã khẳng khái nói với Thiên Mỹ:

- Cái đất nước này kỳ lạ thực, từ anh sinh viên đại học cho đến cái ông đầu bếp, ai ai cũng đều muốn sang Mỹ. Người thì với lý do đi học, người thì để kiếm tiền, người thi muốn cưới vợ đầm. Tóm lại, ở đất nước mình không khổ, nhưng ai cũng muốn bỏ đi. Sang đến đấy rồi, khổ cực, rên rỉ, nhưng lại không quay về. Nghĩ ra thì thật là kỳ cục.

Thiên Mỹ nói:

- Đâu phải tất cả đâu. Anh đã quay về rồi đó. À, tối qua anh đã điện thoại cho giáo sư Khưu, hai người nói chuyện gì mà lâu dữ vậy.

Thạch liếc nhanh về phía Ức San, rồi nói:

- Lần trước anh đến gặp ông ấy. Ông ta khuyên anh ở lại dạy học rồi thành lập một tờ báo. Anh nói vấn đề lớn quá, để anh suy nghĩ lại xem. Vì vậy, hôm qua ông ấy mới điện thoại cho anh.

Ức San hỏi:

- Anh trả lời ông ấy thế nào?

- Anh chưa quyết định.

Thiên Mỹ nói:

- Thế anh có ý ở lại không?

- Anh cũng chưa biết.

Tất cả yên lặng, mỗi người theo đuổi mỗi ý nghĩ riêng, sau đấy Ức San than mệt và đi ngủ trước. Đợi San đi xong, Mỹ nói:

- Anh Thạch, em thấy anh có vẻ mâu thuẫn. Đứng trên phương diện tình cảm thì em rất mong anh sẽ ở lại. Chúng ta xa cách nhau đã mười năm. Cha mẹ lại đứng tuổi, mà anh đâu phải về thường xuyên được. Biết lần sau anh về, cha mẹ có còn sống không? Em biết là anh dạy học bên ấy cũng không vui lắm. Ở lại đây, trên phương diện tinh thần anh sẽ thấy thoải mái hơn. Nhưng làm như vậy chắc chắn là anh sẽ mất Ức San ngay. Anh nghĩ xem có đúng không? Cô ấy liên hệ với anh bằng thư từ mấy năm qua, chỉ với mục đích duy nhất là được xuất ngoại. Anh là cái phao của cô ấy, nếu bây giờ anh ở lại Ức San làm sao đạt được nguyện vọng, và như vậy chắc chắn cô ấy sẽ không chọn lấy anh.

- Nếu vậy thì đành thôi.

- Nhưng sự việc đâu có đơn giản như vậy. Anh có dám chắc là anh không yêu Ức San không?

- Nhưng ở xứ Đài Loan này, không phải là khônng còn đàn bà.

- Đồng ý là như vậy. Nhưng chuyện dính líu tình cảm giữa anh và Ức San đâu phải dễ dàng xa nhau. Anh cần phải suy nghĩ cho kỹ.

- Nhưng mà chuyện anh ở lại chỉ có tính cách tạm thời. Một hoặc hai năm thôi, Ức San có thể chờ anh được mà.

- Nhưng anh ở lại chỉ có một hay hai năm thì có giúp ích được gì cho đất nước đâu?

- Mục đích anh ở lại, không phải là vì ai cả, mà chỉ vì chính bản thân anh, anh muốn có một thời gian yên ổn. Nếu anh quyết định ở lại thì... Thiên Mỹ em có thể giúp anh thuyết phục được cô ấy không?



o0o



Ngày hôm sau, Thạch cũng không lên đường về ngay Đài Bắc. Họ đã sử dụng cả buổi sáng để đi dạo phố Đài Đông. Buổi chiều thăm vườn lê, qua ngày hôm sau mới đáp xe đến Hoa Liên. Thành phố rộng rãi, đường phố không có những ánh đèn màu, cái không khí yên tĩnh của phố biển như cuốn hút lấy Thạch. Buổi tối ngồi dưới ánh trăng. Thạch như trở lại cái thời kỷ niệm ở đại học. Cái bao la của biển, cái cheo leo của vách núi. Chàng nghĩ phải chi có thật nhiều thời gian chàng sẽ ở lại đây. Nhưng San thì lại khác, San chỉ nói:

- Mệt quá! Mệt chết đi được, lần sau em chả dám đến đây nữa.

Ở Hoa Liên chơi hai hôm, rồi tất cả mới đáp tàu hỏa về Đài Bắc. Cha của Thạch đã ra đến tận cửa đón:

- Đi chơi thế có vui không, Ức San? À, còn bé Dung Dung nữa, lại với ngoại nào. Con đi chơi vui chứ?

Thiên Thạch đang nghỉ trong phòng khách. San và Thiên Mỹ vào nhà trong rửa mặt. Mẹ Thạch với chiếc quạt trên tay, chỉ có mẹ chàng mới có vẻ quan tâm đến Thạch:

- Con đi chơi vui chứ?

- Nhưng chẳng có nơi nào tuyệt bằng ở nhà, mẹ nghĩ có đúng không?

- Đúng. À mà hôm nay mẹ đã nói chuyện với cha con. Mẹ thấy nếu không có gì trở ngại, thì tụi con cũng nên làm đám cưới ở đây, rồi hãy đi về bên ấy. Con thấy thế nào?

Thạch giật mình:

- Ồ! Sao mẹ lại gấp gáp quá vậy? con đã nói với mẹ rồi, con cần một thời gian để tìm hiểu.

- Tìm hiểu gì nữa? Chúng con đã liên lạc thư từ mấy năm nay. Con về đây cũng đã hơn tháng. Ngày xưa, cha mẹ có được như vậy đâu. Ngày mẹ lấy cha, mẹ còn chưa rõ mặt mũi cha con như thế nào. Nhưng rồi mọi thứ cũng đều tốt đẹp. Thời đại văn minh các con cái gì cũng cầu kỳ quá.

- Thôi, được rồi, mẹ cho con thêm vài ngày nữa, để chúng con thảo luận với nhau trước, rồi cho cha mẹ biết sau nhé?

- Dĩ nhiên là được. Nhưng mẹ muốn nó càng sớm thì càng hay, con ạ.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 96017
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Tình Ca Mùa Thu - Quỳnh Dao

Postby tuvi » 10 Oct 2019

Chương 17

Có thể là do ảnh hưởng của buổi nói chuyện với giáo sư Khưu, cũng có thể là do nhận thức của những ngày ở lại đất nước, cùng những ngán ngẩm đã trải qua trong căn phòng chật hẹp ở Boston, ở Chicago... Cũng có thể là do tác động của những ngày xuôi Nam. Thành phố Đài Nam, Đài Đông, Hoa Liên... Cùng cái khuôn mặt già xọm của cha mẹ. Chắc chắn người là một ngọn nến sắp tàn. Bỏ đi lúc này ư? Hay là muốn trắc nghiệm cái tình cảm của Ức San dành cho chàng? Nên sau mấy ngày suy nghĩ. Thạch đã quyết định ở lại... ít ra cũng là một năm.

Quyết định xong, Thạch đến gặp giáo sư Khưu. Lúc Thạch đến, giáo sư đang nằm trên giường. Khói thuốc mịt mù. Hình như người đang đọc tiểu thuyết kiếm hiệp.

- À, cậu đến thật đúng lúc, tôi đang định đi tìm cậu đây.

Ông Khưu nói và nhảy xuống giường - Nào mời ngồi, đi chơi xa có gì vui không?

- Vui chứ, không ngờ cái khung cảnh ở vùng Hoa Liên lại đẹp như vậy, nhất là cái đoạn đường Tô Hoa... Vậy mà, trước đây có bao giờ biết đâu?

Giáo sư Khưu bỏ thuốc sợi vào ống vố, rồi lặng lẽ đốt, ông hít mấy hơi mới nói:

- Cậu có nhớ là trước kia, khi tốt nghiệp xong, các lớp thường tổ chức những cuộc đi chơi xa trước khi chia tay... Nhưng có ai thèm hưởng ứng đâu? Ai cũng bận lo chuyện tình yêu, chuyện du học... Chẳng ai quan tâm đến chuyện cái xứ Đài Loan này ngoài thành phố Đài Bắc ra còn có những nơi khác nữa.

- Lúc đó thì khác... Ai cũng cho là Đài Loan chỉ có một chút thế này, muốn đi lúc nào mà chẳng được?

- Thì cũng tại vì vậy, mà tôi tin là có rất nhiều người Đài Loan ở nước ngoài hiện nay. Ngoài cái Đài Bắc này ra chẳng biết Đài Loan là cái thể thống gì nữa. Có người còn quá khích hơn, chỉ nhìn thấy đất nước bẩn thỉu và vô trật tự.

- Giáo sư ạ. Thạch nói - Em định ở lại một thời gian xem sao.

Giáo sư Khưu bỏ dọc tẩu ra nhìn Thạch, rồi bước tới nắm lấy tay chàng, giọng ông có vẻ xúc động:

- Cậu đã quyết định rồi à? Chắc chứ? Vậy thì vào đây, vào đây. Ban nãy cậu vừa bước vào đã nói chuyện phong cảnh đất nước đẹp ngay. Tôi đã nghĩ là: Thôi, hỏng rồi, khi mà người ta tán dương đất nước, có nghĩa là người ta đã định bỏ đi... Vậy mà không ngờ tôi đã doán sai. Tuyệt thật, cậu ngồi xuống đây uống tí rượu mừng nhé? Để rồi tôi sẽ liên hệ với chủ nhiệm sắp xếp giờ dạy cho cậu. Tuyệt thật. Tôi biết cậu nào có tầm thường.

Lời của giáo sư Khưu, rồi thái độ của ông làm Thạch thấy bứt rứt.

Rồi hai người vừa ngồi uống rượu vừa vạch kế hoạch. Ngoài chuyện mở lớp dạy làm báo chí ra, họ sẽ sáng lập một tờ báo, trong đó gồm có ba phần. Phần đầu giới thiệu những tư tưởng và tác phẩm văn học hiện đại Âu Mỹ. Mỗi kỳ sẽ giới thiệu một tác giả. Phần thứ hai là phê bình văn học. Đây là một trọng tâm, vì giáo sư Khưu cho rằng nền văn nghệ của Trung quốc không phát triển nổi là vì không khách quan. Sự phê phán chủ yếu thì chỉ nhắm vào con người, chứ không trực chỉ văn học. Phần thứ ba là dùng để giới thiệu tài năng mới... Báo cũng không cần ra nhiều. Một năm chỉ cần phát hành bốn số thôi nhưng bài vở phải thật sự có chất lượng.

Về vấn đề lời lỗ, giáo sư Khưu không quan tâm lắm, ông nói:

- Tôi còn một số ít của cải, ăn uống lại không bao nhiêu. Nếu cần tôi sẵn sàng bù lỗ, miễn sao báo ra được là được rồi.

Sau đó cả hai kéo đến trường đại học, gặp chủ nhiệm khoa. Giáo sư chủ nhiệm đã xúc động nói:

- Tôi đã viết không biết bao nhiêu lá thư cho bạn bè ở Mỹ, năn nỉ họ trở về phục vụ đất nước. Nhưng chẳng ai thèm về, người viện cớ là bận quá, không thể bỏ dở công việc được, không thể xin phép nghỉ. Chứ thật ra tôi biết là tại họ không rút khỏi được cái màu xanh của đồng Mỹ kim, cậu thấy có phải không?

Thiên Thạch ngồi yên, không đáp. Ông giáo sư chủ nhiệm khoa lại tiếp:

- Đâu có mấy người giống như cậu, chịu từ bỏ một phần hưởng thụ cá nhân để về với đất nước đâu?

Thiên Thạch chau mày, định nói nhưng khi nhìn qua giáo sư Khưu, chàng thấy ông nháy mắt ra hiệu, nên thôi. Thạch chỉ nói:

- Có một việc tôi muốn nhờ giáo sư chủ nhiệm giúp đỡ, đấy là đừng để cho bất cứ một tờ báo, một ký giả nào biết chuyện này. Họ biết rồi sẽ vẽ rồng vẽ rắn, bực lắm. Tôi mà có ở lại, thật sự chẳng qua vì chính cá nhân tôi thôi.

Ra khỏi nhà giáo sư chủ nhiệm, Thạch vẫn còn thấy áy náy. Giáo sư Khưu phải nói:

- Người ta có nói thế nào thì nói, còn chuyện của mình thì mình tự biết, tại sao cậu phải bứt rứt chứ?

Thạch chợt nhớ sực ra, nói với giáo sư Khưu:

- Thầy này, em còn có một chuyện muốn nhờ thầy cho ý kiến.

- Chuyện gì? Có phải chuyện cô bạn gái của cậu không?

Thạch gật đầu. Giáo sư Khưu nói:

- Vậy thì đến đây này. Tôi biết một nơi rất yên tĩnh, mình có thể nói chuyện mà không sợ một ai quấy rầy.

Rồi giáo sư Khưu kéo Thạch lên một chiếc xích lô đến con hẻm nhỏ ở đường Trung Hiếu. Hai người bước vào một quán mì nhỏ vắng khách và sạch sẽ, có lẽ giáo sư Khưu là khách quen, nên được chủ quán chào mời rất vồn vã.

- Rồi chuyện gì cậu cứ nói đi, tôi nghe thử xem?

- Lần trước em đã kể với giáo sư nghe. Cô ấy và gia đình đều mong là cưới nhau xong em sẽ đưa cô ta sang Mỹ. Cô ấy là một người tốt, nhưng cái hiểu biết về nước Mỹ thì không có, cô ta cứ tưởng tượng đấy là thiên đàng, vì vậy nếu bây giờ em nói lý do để ở lại, thì chắc chắn sẽ bị chống đối và chẳng ai tin.

Nhìn giáo sư Khưu, rồi Thạch tiếp:

- Dĩ nhiên là em có thể không lấy vợ nhưng làm như vậy thì cũng không phải. Bởi vì giữa em và cô ấy đã có sự liên lạc bằng thư từ đã mấy năm nay, nếu bây giờ cắt ngang thì không phải. Nhất là khi gia đình hai bên lại thân thiết nhau. Đương nhiên là có ở lại em vẫn có thể cưới vợ một cách dễ dàng, nhưng em cũng không thích như vậy.

Giáo sư Khưu vừa ăn mì vừa nói:

- Tôi hiểu ý cậu, nó cũng giản dị thôi. Có nghĩa là cậu không muốn bỏ dở cuộc hôn nhân đã định trước này chứ gì? Vậy thì tại sao cậu không nói thẳng ý định của mình cho cô ấy biết, thử xem cô ấy tính sao?

- Đã mấy lần em nói xa nói gần rồi đấy chứ. Nhưng đều bị cô ta phản đối.

- Nói chuyện với đàn bà, ta khônng thể dùng lý mà phải dùng tình cảm. Rồi giáo sư Khưu lại cười lớn - Buồn cười thật, một kẻ không thành công trong việc hôn nhân như tôi, mà còn bày đặt dạy khôn người. Nhưng tôi nghĩ nếu cô ấy thật sự yêu anh, thì cuối cùng cũng sẽ nhân nhượng thôi.

Thạch và giáo sư Khưu đã ở lại trong quán mãi hơn bốn giờ chiều mới chia tay. Thạch gọi xe đi thẳng đến nhà của Ức San. Nhưng vừa bước đến cửa đã trông thấy chiếc xe Ford láng bóng đậu phía trước. Nhà đang có khách, Thạch quay người định bỏ đi, thì vừa lúc cô tớ gái trong nhà Ức San vừa mở cửa bước ra, với cái giỏ đi chợ trên tay. Thấy Thạch, cô ta quay người vào nhà báo ngay, thế là Thạch không thể bỏ đi được. Cha của Ức San đã bước ra:

- À, Thạch đấy à? Mấy hôm nay sao không thấy đến? Vào nhà đi, hai người bạn của cậu đang ở trong đấy.

- Bạn của con?

- Đúng rồi, hai anh em nhà họ Mạc đấy. Nghe nói họ về đây dạy ở trường đại học Thanh Hoa, phải không?

Thiên Thạch nghe nói đến anh em nhà họ Mạc đã tính bỏ về, nhưng bên trong có tiếng cười lớn, rồi tiếng nói vọng ra:

- Anh Thạch đấy à? Khỏe chứ? Mấy hôm trước đi Hoa Liên chơi có vui không? Bọn này định bao giờ rảnh cũng sẽ làm một vòng du lich đấy.

Thiên Thạch miễn cưỡng bước vào, bắt tay hai anh em nhà họ Mạc. Trên bàn đầy vỏ hạt dưa và vỏ chai nước ngọt, quạt máy được mở ở mức tối đa. Ức San ngồi ở phía đối diện hai anh em nhà họ Mạc, trong chiếc áo màu xanh lá cây, cái màu áo mà Thạch biết Ức San rất thích. Vậy mà, bây giờ lại lấy ra mặc để đón những tay khách khó ưa của Thạch. Thạch ngồi xuống, lộ vẻ bực dọc. Mẹ của Ức San bước ra với nụ cười:

- Chào cậu Thạch. À, cô Tú đâu rồi? Mang ra thêm mấy miếng dưa ướp lạnh đi.

Ức San uể oải đứng dậy, liếc nhanh Thạch rồi nói:

- Để con vào xem.

Nàng bước ngang qua trước mặt Thạch, mùi nước hoa thoảng nhẹ, Thạch chưa quay lại thì đã nghe gã họ Mạc nói lớn:

- Bộ Giáo dục mời tụi này tuần sau đi Dã Liễu chơi. Nghe nói ở đấy có cái bãi biển đẹp lắm, sẵn dịp bọn này ghé qua hỏi Ức San có thích cùng đi không? Dĩ nhiên là bọn này cũng cần thông qua anh nữa chứ.

Có nhiều thứ muốn nói, nhưng Thạch lại không mở miệng được. Thạch chỉ thấy bực tức. Anh em nhà họ Mạc quá lắm. Họ tưởng họ có bằng tiến sĩ toán học là vượt trội hơn người à?

Cao lắm là hơn mình hai ngàn đô la mỗi năm thôi, Thạch nghĩ, rồi nhìn đôi mắt ti hí của Mạc khó chịu. Gã Mạc em lại hỏi:

- Anh Thạch thấy thế nào?

Thạch chỉ nhún vai:

- Mấy người cứ hỏi ý kiến của Ức San. Chuyện đó không dính dáng gì đến tôi cả.

Cha Ức San thì nói:

- Tôi nghĩ là San nó mới làm một chuyến du lịch dài nên cần phải nghỉ ngơi ít lâu.

Ức San đã mang dưa bước ra, đứng sau lưng mẹ nàng nói với Thạch:

- Anh đi đâu nãy giờ thế? Thiên Mỹ vừa mới điện thoại đến đây tìm anh đấy.

Trong khi gã Mạc lớn như chỉ biết có Ức San, hỏi:

- Sao, Ức San, cái chuyện đi Dã Liễu ấy, cô thấy thế nào?

Ức San liếc nhanh về phía Thạch nhưng Thạch giả vờ như không biết cứ cúi đầu xuống ăn dưa. San lại quay sang nhìn anh em nhà họ Mạc. Chợt có sự so sánh xảy ra trong đầu. Thạch nho nhã điềm đạm thế nào. Thì cái mập mạp, cái bụng phệ và đôi mắt ti hí của anh em nhà họ Mạc lại có vẻ thô thiển làm sao đấy. Ức San nói:

- À, cái chuyện đó để tôi nghĩ lại xem sao.

Anh em nhà họ Mạc đứng dậy:

- Vậy thì ngày mai chúng tôi sẽ điện thoại đến, để nghe quyết định của cô. Thôi xin chào, về nhé anh Thạch.

Sau khi anh em nhà họ Mạc bỏ đi, thì cha mẹ của Ức San cũng bận đi thăm một người bạn. Họ dặn Thạch ở lại dùng cơm. Phòng khách chỉ còn lại hai người. Thạch lại cúi đầu xuống ăn dưa tiếp. Ức San có vẻ bực dọc, gọi cô Tú lên dọn bàn, rồi quay sang Thạch hỏi:

- Mấy hôm rày, anh đi đâu vậy?

Giọng đấu dịu của San, khiến Thạch không thể không nói. Thạch hỏi:

- Tại sao họ lại biết địa chỉ của em vậy?

- Em cho họ biết, nhưng điều này thì có liên hệ gì đến anh chứ?

- Vậy thì chuyện anh vắng mặt mấy hôm qua cũng nào có liên quan gì đến em?

- Tôi nghĩ anh chưa có tư cách gì để hạn chế hành vi của tôi. Ức San châm ngòi thuốc súng, đứng dậy nói một cách khiêu khích - Tôi sẽ gọi điện thoại báo cho anh Mạc biết ngay là tôi nhận lời đi Dã Liễu với anh ấy. Thử xem anh làm gì tôi?

Ức San bước đến bên điện thoại, Thạch ngồi yên. San cầm điện thoại lên từ từ quay số. Thạch cũng ngồi yên. Có hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống má của Ức San, nàng có vẻ giận thật sự vì cái vô tình của Thạch... Những giọt nước mắt trên má Ức San làm Thạch mềm lòng. Chàng từ từ đứng dậy, bước đến cạnh San. Chàng giằng lấy máy điện thoại và cúi xuống hôn lên cổ, lên má San.

Mọi thứ như ngưng đọng, thời gian chầm chậm trôi.

Chợt có tiếng chuông điện thoại reo vang, không phải là của Mạc mà là của mẹ San, báo cho biết là bị bạn bè giữ lại dùng cơm, không thể về được. Đặt máy xuống, Ức San nhìn Thạch với nụ cười.

Hai người ngồi trong phòng khách, dưới cây quạt trần. Gió đã xua đi cái nóng bức của mùa hè, cái bực dọc ban nãy. Hai người cứ ngồi vậy nhìn nhau sau đấy dùng cơm, rồi đi dạo. Họ chỉ thả bộ và Thạch đã chọn những con đường nhỏ và ít xe... Nơi mà vệ đường đầy những bóng mát.

- Ta có thể mua một ngôi nhà ở khu vực này...

Thạch đã mở đầu câu chuyện như vậy - Rồi anh sẽ mua một chiếc xe đạp, mỗi ngày cưỡi xe đến trường... Nơi đây không xa nhà em lắm, lúc buồn buồn có thể về nhà cha mẹ em chơi, ở đây cũng gần trung tâm thành phố.

Ức San có vẻ không hiểu, nhìn Thạch:

- Anh nói gì vậy?

- Anh nói là sau khi lấy nhau xong, ta có thể ở lại nơi này.

Thạch nói nhưng mắt hướng về phía trước như ngại nhìn vào mắt San.

- Em chẳng hiểu anh nói gì cả.

- Ức San. Thạch quyết định nói - Anh đã quyết định ở lại. Chuyện đó có thể chỉ là tạm thời, nhưng anh đã quyết định... Em biết không, mấy năm qua ở Mỹ, anh chỉ mơ ước được trở về. Anh căng thẳng quá, anh cần có một khoảng khắc nhẹ nhàng, thư giãn.

- Thật tình em không làm sao hiểu nổi anh. Ở nước Mỹ giàu sang đó, làm gì có những bức bách mà anh đã nói.

- Vâng, nói Mỹ giàu sang, cái gì cũng có, nhưng cái giàu có quá đó, nhiều lúc nó cũng khiến cho người ta có cảm giác bị choáng ngộp.

Thạch nói và chậm rãi quay qua Ức San. Chờ đợi một phản ứng quyết liệt nhưng chẳng thấy gì. Thạch vội ôm lấy San.

- Ức San, anh van em, chúng ta lấy nhau xong phải ở lại em à. Có thể chỉ là một năm thôi... Em hãy coi đó như là chỉ vì anh bịn rịn, chưa muốn xa nhà lại, chưa muốn xa cha mẹ. Em hãy chiều anh, có thể chỉ là một năm thôi.

Nhưng bây giờ thì Thạch đã thấy phản ứng của San. Cô nàng gỡ tay anh ra. Có cái gì thất vọng, bực dọc:

- Không, không được. Ức San nói với vẻ cương quyết - Nếu anh muốn cưới em thì anh phải đưa em sang Mỹ sau đó ngay. Anh biết không, mấy năm qua, em chỉ mong chờ có bấy nhiêu. Cái xứ sở này có chút xíu, những con người ở đây với cách sống và tập quán quen thuộc... Quanh đi quẩn lại chỉ có bao nhiêu. Em thấy chán quá rồi. Em bực dọc đến độ muốn phá tung hết, ngộp thở quá, em muốn đi ra ngoài để thay đổi không khí, sang đấy dù có khổ em cũng chấp nhận. Chứ em không chấp nhận nhốt mãi con người mình ở đất nước này. Cái đòi hỏi của em quá giản dị như vậy, không lẽ lại là quá đáng với anh. Anh nói đi? Anh biết không những đứa bạn cùng lớp với em ngày xưa gần như đi hết. Lúc đầu, viết thư về, chúng cũng từng than khổ, than buồn, nhưng rồi sau đấy, chẳng thấy đứa nào bỏ về cả. Chúng giống như con chim sổ lồng... Cái bầu trời bên ngoài quá rộng lớn, lúc đầu chỉ bỡ ngỡ một chút. Em nói vậy, không lẽ anh không hiểu ý em?

- Ức San, em lầm rồi, bên ấy mới là cái lồng to.

- Em không cần biết, cái gì cũng phải tự mình xem, tự mình chứng kiến. Anh đừng ích kỷ như vậy. Tại anh ở bên đấy hơn mười năm, anh chán chê rồi. Không còn gì để anh tò mò nữa. Tất cả chỉ có vậy, và anh không muốn em sang đấy, chỉ tại vì anh ích kỷ thôi.

- Không phải là anh muốn nhốt em. Em nghĩ kỹ đi, anh ở lại bên cạnh em cơ mà.

- Em không cần chuyện đó. Bây giờ ở đây em thấy ngộp thở quá. Em van anh, anh Thạch. Anh phải biết là ngay từ nhỏ, từ lúc học tiểu học cho đến đại học, em vẫn mãi mơ ước. anh phải cho em cái cơ hội ra ngoài xem. Nhìn thử bên ấy coi nó rộng cỡ nào. Em nghĩ đó cũng đâu phải là đòi hỏi quá đáng.

Thạch yên lặng. Đúng, bởi vì đó không phải là đòi hỏi quá đáng.

Ức San lại xiết chặt Thạch:

- Vậy thì, anh hãy đưa em đi đi, anh đưa em sang đấy xem cái nơi mà anh đã ở mười năm qua như thế nào? Anh đã hứa là sẽ đưa em đi mà? Cái hôm ngồi trên tàu hỏa đấy, anh nhớ không? Đi đi anh... Nếu sang đến bên ấy mà em thấy rõ ràng là khó sống quá thì chúng ta sẽ quay trở về. Đâu có muộn đâu? Anh Thạch, anh Thạch, em van anh... Hãy giúp em đạt được mơ ước bấy lâu nay. Tháng chín này, anh sẽ đưa em sang bên ấy chứ?

Một cơn gió thổi qua lạnh ngắt. Cái đôi mắt khẩn khoản, van nài của người con gái làm Thạch thấy lúng túng, chàng cảm thấy bất lực, không biết phải từ chối như thế nào. Thạch nói:

- Được rồi, anh sẽ tính, cũng có thể...

Ức San úp mặt vào ngực Thạch, nàng có vẻ hy vọng. Không phải chỉ hy vọng, Ức San biết chắc thế.

Thạch đưa San về nhà. San nói như mọi chuyện đã đâu vào đấy:

- Không cần phải tổ chức cái lễ cưới cho rùm beng lắm. Nhưng phải là lễ cưới theo kiểu Tây. Mướn một câu lạc bộ quen biết. Điều này cha em lo được. Có thể ăn theo lối tự dọn sau đấy là dạ vũ... Nhảy đến mười hai giờ khuya rồi uống trà ăn bánh ngọt tiếp... Em xem xi nê thấy bên Mỹ người ta làm như vậy. Anh có thích không?

Ức San nhìn lên, thấy thái độ ngẩn ngơ của Thạch, nàng có vẻ giận:

- Anh làm sao vậy? Đang bàn chuyện lễ cưới mà anh làm như đang lạc vào thế giới khác thế?

Thạch giật mình:

- Em nói gì?

- Thôi, không thèm nói với anh nữa đâu, lúc nào trông anh cũng giống như đang sống trên mây.

San nói, vừa lúc đã đến trước cổng nhà. Ức San đứng lại tiếp:

- Thôi, anh về đi, báo cho hai bác bên ấy biết có lẽ mai chiều gì cha mẹ em sẽ sang thảo luận cách thức với bên gia đình anh. Bye bye. Mai điện thoại cho em nhé.

Thạch gật đầu, quên cả hôn San, quên cả nói lời từ giã. Chàng quay lưng đi thẳng. Có một chuyện đang bứt rứt trong đầu. Thế này thì phải trả lời với giáo sư Khưu ra sao? Khi mà chàng đã nói cái quyết định "ở lại" với ông ấy lúc ban chiều?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 96017
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tình Ca Mùa Thu - Quỳnh Dao

Postby tuvi » 10 Oct 2019

Chương 18

Vừa bước vào cổng là đã nghe tiếng cười nói ồn ào trong phòng khách, chắc là nhà có khách. Thạch lẻn theo hành lang đi thẳng xuống nhà bếp. Đứng ở cửa, Thạch ra hiệu cho cô Thúy yên lặng, rồi cởi giày nhón gót đi về phòng riêng của mình. Không khí trong phòng thật nóng. Vừa bước vào là mồ hôi đã lấm tấm đọng trên trán. Thạch cởi áo ra, mở đèn mới tìm được quạt bàn. Tiếng cười từ phòng khách cứ vọng vào. Không biết có chuyện gì, mà ai ai cũng có vẻ vui như vậy. Nhưng Thạch không bận tâm lâu với chuyện đó. Bởi vì điều chàng đang quan tâm, là phải làm thế nào để giải quyết cho ổn việc thỏa hiệp với giáo sư Khưu và chuyện với Ức San. Thạch rất cần ý kiến của người khác. Nhưng nếu bây giờ mà Thiên Mỹ biết, thì chắc chắn là Thạch sẽ bị trách: "Anh đúng là con người không kiên nghị, không có lập trường".

Nghĩ đến đây, bất giác Thạch đưa tay lên bàn, cần lấy bức ảnh của Ức San lên. Cái đôi mắt của Ức San trong ảnh như say đắm, như mong chờ. Nếu ta làm đúng như điều San mong mỏi ban nãy thì có thể nói là San sẽ hoàn toàn sung sướng. San sẽ là của ta. Nhưng sẽ nói với giáo sư Khưu thế nào đây? Chắc chắn cũng không có gì. Giáo sư Khưu là con người hiểu biết, cảm thông. Có lẽ ông sẽ nói: À, cái chuyện tình yêu mà. Đâu phải chỉ mới có một người hy sinh tất cả cho tình yêu đâu? Còn nếu Thạch chọn con đường ở lại, thì Ức San sẽ không còn là của chàng. Chuyện chắc chắn như vậy.

Thạch nhìn vào ảnh cười cười. Chợt cũng có tiếng cười ngoài cửa. Thạch giật mình bước nhanh ra.

Cửa mở, Thiên Mỹ đang đứng đấy tự bao giờ:

- Mặc áo quần, rồi đi ra đi ông.

Thạch lúng túng:

- Nhưng... làm sao... làm sao em biết anh ở trong này?

- À... Tại anh cả. Ai bảo anh mở đèn làm gì? Đứng ngoài phòng khách em đã ngạc nhiên, tại sao đèn phòng anh đột nhiên tỏa sáng. Em bước đến nhìn qua khe cửa, nhằm lúc anh đang ngồi ngắm ảnh của Ức San và mỉm cười...

- Thiên Thạch, ra đây nào. Mẹ Thạch từ phòng khách nói vọng vào - Không phải Thiên Mỹ đâu, mà cô Thúy đã cho cha mẹ biết là con đã về từ nãy giờ. Có cả cha mẹ của Ức San ở ngoài này. Con ra ngay đi. Ban nãy Ức San cũng đã điện thoại đến báo cho cha mẹ biết cả rồi.

Hèn gì ban nãy vừa về đến nhà đã nghe tiếng cười. Thạch quay sang Thiên Mỹ:

- Cha mẹ Ức San đến đây lâu chưa?

- À... Đến lâu rồi, ông bà ở đây dùng cơm tối đó. Hai người bảo là để anh và Ức San có thì giờ tính toán chuyện hôn nhân của hai người.

Và Thiên Mỹ cười tiếp:

- Nghe nói là anh vừa đến đấy là đã gặp địch thủ ngay. Bác Trần bảo anh cứ cắm đầu ăn dưa mà có vẻ căng thẳng lắm. Đúng không?

À, thì ra là như vậy. Mọi chuyện đã có sự sắp xếp. Thạch bực mình nói:

- Cái thằng họ Mạc vô đạo đức ấy mà. Nó làm gì là địch thủ anh được chứ?

- Nếu nó không xứng đáng là địch thủ thì anh chửi nó làm gì? Đúng ra anh cần phải cám ơn hắn, vì nhờ có hắn, mà mọi chuyện mới giải quyết được nhanh chóng chứ?

- Em nghĩ như vậy à?

- Ờ, nhưng mà em hỏi thật anh. Mọi thứ đã dứt khoát chưa?

Mỹ vừa bước vào phòng khách vừa hỏi - Ức San điện thoại đến nói là mọi chuyện đã giải quyết dứt khoát. Có thể định ngày gởi thiệp được rồi, để đến sau ngày cưới tháng chín cả hai sẽ sang Mỹ. Đúng không? Và như vậy có nghĩa là... anh đã bỏ ý định ở lại rồi.

- Anh cũng không biết làm sao. Thạch ngập ngừng một chút nói - Anh thì đã nhận lời của giáo sư Khưu, nhưng rồi lại bị Ức San lay chuyển... Hay là thế này. anh cứ quay về Mỹ, một vài năm sau trở về đây định cư luôn.

- Cũng được. Nhưng mà... Anh định gặp giáo sư Khưu nói sao?

- Anh định hỏi ý kiến em chuyện đó đây, bởi vì...

- Anh Thiên Thạch này, mình cứ ở trong phòng xầm xì thế này không được, đi ra thôi. Chuyện đó tính sau đi. Còn bây giờ phải ra phòng khách ngay đó, không thôi người lớn trông họ...

- Vâng.

Thạch mặc quần áo chỉnh tề, rồi bước ra phòng khách, chào cha mẹ Ức San rồi ngồi xuống bên cạnh mẹ mình. Bà Trần hỏi:

- Chỉ còn hơn tháng nữa thôi, nhắm có lo kịp không?

- Con thấy cái gì cũng đơn giản thôi.

- Nhưng sợ con Ức San không chịu. Nó muốn cử hành lễ cưới ở câu lạc bộ Hữu Nghị, rồi còn tổ chức dạ vũ. Bạn bè nó khá nhiều, nó lại muốn nở mày nở mặt.

Rồi bà quay sang mẹ Thạch khoe:

- Chị biết không, mấy hôm rày nó cứ theo tôi vào nhà bếp đòi học nấu nướng, nhưng có học được gì đâu, động tí là bỏng, là đứt tay mãi.

- Cái chuyện đó không lo. Cờ đến tay rồi phất cơ mà. Nữa sau sang Mỹ rồi, có muốn hay không thì mọi thứ cũng đều phải biết.

Cha của Thạch nói:

- Thiên Thạch, nếu rảnh con lập danh sách bạn bè nào mà con định mời, để cha ghi thiệp nhé. Cha đã tính với bác Trần, lễ cưới sẽ cử hành ngày mười hai tháng chín. Hôm ấy tốt ngày lắm con ạ.

Ngày mười hai tháng chín. Nghĩa là cách hôm nay chỉ còn có ba tuần lễ. Đám cưới và sau đấy, cuộc sống sẽ hoàn toàn thay đổi. Chợt nhiên, Thạch thấy bối rối hẳn lên, chàng nói:

- Sao lại nhanh như vậy, hở cha?

Mẹ Thạch vội nói:

- Không nhanh như vậy thì làm sao kịp?

- Con đừng lo, mọi thư đã có người lớn lo cả. Mẹ của Ức San lên tiếng - Con và Ức San cứ tiếp tục vui chơi. Ở chung quanh thành phố Đài Bắc này còn có khá nhiều thắng cảnh, còn chuyện cưới xin thì chẳng nên bận tâm làm gì. Đến hôm ấy tụi con chỉ cần mặc áo cưới ra mắt họ hàng bạn bè là xong.

- Con thấy nếu có thể đơn giản một chút, vừa đỡ mệt vừa không bị mấy ông nhà báo quấy rầy.

Cha của Ức San lắc đầu:

- Chuyện cưới hỏi là chuyện hệ trọng, một đời người chỉ có một lần, phô trương một chút cũng nào có sao?

Cha của Thạch cũng nói:

- Có gì đâu mà con lại ngại. Nếu báo chí có đến thì càng tốt thôi... Có nhiều người còn gọi điện thoại đến cho các tòa báo, rồi còn làm cuộc họp báo nữa chứ. Tại sao ta lại phải sợ báo chí chứ?

- Không phải là con sợ nhưng mà mình bận quá đâu có thì giờ tiếp họ.

Mẹ của Thạch đứng về phía con:

- Đúng. Thạch nó nói đúng đấy. Trong lúc mọi người bận rộn, thì làm sao có thể tiếp họ chu đáo được. Không chu đáo, thì lại bị họ tố cũng khổ.

Những người còn lại chẳng ai có vẻ gì quan tâm đến lời của Thạch và mẹ.

Hai vợ chồng bác Trần ngồi nán lại thêm một chút nữa rồi cáo từ ra về. Trước khi bước qua cổng. Mẹ của Ức San còn nói với Thạch:

- Ban nãy khi Ức San gọi điện thoại tới nói là mọi chuyện đã giải quyết xong, bác mừng lắm. Không phải là bác phô trương, chứ Ức San tuy là còn trẻ con, nhưng con gái bác nó thật thà và thuần hậu lắm. Nó rất tin tưởng ở con và bác cũng tin là hai đứa rồi sẽ hạnh phúc, giao nó cho con bác rất yên tâm.

Câu nói cuối cùng của mẹ Ức San làm Thạch cảm động, chàng nói:

- Cám ơn bác, cháu hứa sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc cho San.

Sau khi vợ chồng bác Trần về rồi, Thạch kéo tay Thiên Mỹ về phòng riêng nói:

- Anh thấy là nên nói cho giáo sư Khưu biết sự thay đổi của anh càng sớm càng tốt. Anh cũng đã gặp giáo sư chủ nhiệm khoa, ngỏ ý với ông ấy ý định mở phân khoa báo chí, bây giờ lại thay đổi, thế này thật khó nói. Anh đã khiến mọi người mừng rồi lại thất vọng, anh thấy thật xấu hổ.

Thiên Mỹ ngồi cạnh bàn, tay nghịch nghịch cây bút chì.

- Cũng gay đấy, anh có biết là suốt buổi chiều này giáo sư Khưu đã gọi điện thoại đến hai lần khôing?

- Vậy à?

- Vâng, từ lúc cơm chiều đến giờ. Chính em trả lời điện thoại.

Thạch yên lặng, ngay lúc đó điện thoại trong phòng khách đột nhiên reo vang. Thiên Mỹ vội bước ra phòng khách trống vắng. Như vậy có nghĩa là cha mẹ đã về phòng riêng. Nàng ra tiếp điện thoại. Thạch nghe tiếng Mỹ nói qua máy:

- Vâng, vâng... Tôi lập tức báo cho anh tôi ra tiếp ngay.

Thạch đoán là điện thoại của giáo sư Khưu nên chàng vội bước ra. nhưng khi nhìn sắc diện của Thiên Mỹ, Thạch đã linh tính ngay là có chuyện không hay. Chàng tiếp lấy điện thoại trên tay Mỹ.

Đúng như điều Thạch dự liệu.

- Sao? Thế nào? Chuyện gì? Chuyện gì đã xảy ra chứ?

- Giáo sư Khưu... Ông ấy vừa bị xe đụng.

- Xe đụng?

- Vâng, Ông ấy bị một chiếc xe gắn máy đụng phải. Hiện đã được đưa vào khoa cấp cứu ở bệnh viện Đài Bắc.

- Vậy ư?

Thạch buông ống nghe xuống, điếng người.



o0o



Phòng cấp cứu đầy nghẹt người. Thạch kéo tay Thiên Mỹ len vào, chàng đụng ngay giáo sư chủ nhiệm khoa, ông nhìn thấy chàng lắc đầu:

- Thôi, đừng vào nữa, Thạch ạ. Trễ rồi.

Thạch không nghe, đẩy tay giáo sư ra, xông vào. Trên giường một tấm drap trắng phủ kín từ trên xuống, máu loang từng bệt trên ấy. Chứng tỏ rõ ràng một sự thật. Thạch chợt nhớ tới lần nói chuyện cuối cùng với thầy Khưu, hôm ăn mì ở quán cóc nhỏ. Giáo sư Khưu vậy đó, một con người bình dị. Chỉ mong mỏi được ăn cái mà mình thích. Sống với cái ý riêng của mình. Được uống rượu, chuyện vãn với bạn bè hợp ý là đủ. Bất cần danh lợi. Một con người như vậy sao trời lại không để cho sống? Sao vô tình và tàn nhẫn như vậy? Thạch nhoài tới, Thiên Mỹ định kéo tay anh giữ lại nhưng không còn kịp, Thạch đã kéo một phần tấm drap trắng ra. Cái khuôn mặt đẫm máu với cặp kính cận còn đó. Sao vậy được? Thạch đã định gặp giáo sư một lần nữa, nhưng cứ do dự để trở nên muộn màng.

Thạch đậy khuôn mặt người quá cố lại, quay ra. Giáo sư chủ nhiệm khoa đứng ngoài cửa như chờ đợi, nhưng Thạch không để ý, đi thẳng ra ngoài. Chỉ có Thiên Mỹ là đứng lại nói cái gì đó với giáo sư. Rồi nhận một phong thư.

Sau đó, Thạch nghe Mỹ kể lại mới biết giáo sư Khưu đã gửi thư cho chàng. Chiếc xe gắn máy của gã say rượu đã vô tình đụng ngã giáo sư, cán qua cả người ông. Lúc nằm xuống, phong thư vẫn còn nắm chặt trong bàn tay.

Thạch cầm lá thư, nhìn những nét chữ quen thuộc... Còn đó, mà người đâu? Bất giác hai hàng lệ chảy dài xuống má. Thạch đi vào phòng riêng, khép cửa lại, và mở thư ra.

"Cậu Thạch.

Chia tay với cậu xong, về đến nhà vẫn thấy lòng đầy hứng khởi. Nên lại ra ngoài mua thêm rượu thịt, để một mình độc ẩm. Cậu có biết độc ẩm nó hay ở chỗ nào không? Ta có thể ngồi trong bất cứ tư thế nào. Có thể vừa đọc sách vừa uống. Nhất là đọc kiếm hiệp, sẵn đây tôi muốn phổ biến cho cậu cái thú đọc kiếm hiệp... Những quyển tiểu thuyết kiếm hiệp hay, giọng văn rất ngắn gọn, tươi sáng, sự miêu tả rất căng thẳng và đầy hào hùng. Kẻ xấu trong truyện kiếm hiệp, cũng xấu một cách rất là Wholesome (sạch sẽ), không làm cho người đọc lợm giọng. Lúc còn học ở Mỹ, tôi từng biết là có nhiều tay đại học rất mê truyện kiếm hiệp, có thể giải thích một phần là vì họ quá mệt mỏi với cuộc sống thực tại, muốn trốn lánh quên lãng. Nhưng bên cạnh đó ta cũng không thể phủ nhận một điều đấy là tiểu thuyết kiếm hiệp cũng là một "hiện tượng văn học". Mà đã là hiện tượng thì cũng là nghệ thuật, bất luận nó được xếp ở hàng thứ mấy.

Thôi, quay lại chuyện của chúng ta. Cái tạp chí mà chúng ta định ra đấy mà. Không nhất thiết nó phải ra một quý một lần. Có thể là hai tháng cũng được. Trước nhất phần văn học Tây phương ta có thể giới thiệu mấy nhà văn hiện đại của Mỹ. Có thể nhờ các bạn hiện đang còn ở Mỹ phụ giúp phần này. Còn phần phê bình văn học là phần challenge (thách thức) nhất. Mấy năm gần đây tôi định thử, nhưng một phần là vì không có đủ thì giờ, một phần vì không có sự cổ vũ cụ thể nên vẫn không làm được, bây giờ đã có cậu, chúng ta có thể hệ thống hóa công việc, dĩ nhiên là ta không thể làm được như Edmund Wilson. Nhưng ít ra ta có thể dùng cái phương thức của ông ta để làm việc, tôi nghĩ là sẽ không gặp trở ngại nhiều lắm.

Đương nhiên làm công tác văn học là một chuyện khó, nhất là với văn học thuần túy. Ta sẽ không thể sống bằng quảng cáo hay chờ đợi một sự bán chạy. Công sức bỏ ra hẳn nhiều, mà thu lợi không bao nhiêu. Mỗi kỳ bán được năm trăm số là giỏi lắm rồi. Không biết cậu nghĩ sao. Chớ tôi thấy chỉ cần cho báo sống là được.

Có lẽ chúng ta cũng cần có thời gian để chuẩn bị. Báo sớm nhất là tháng giêng. Nhưng như vậy cũng là quá chậm. Cái quyết định ở lại của cậu đã làm tôi nôn nóng. Tôi hiểu cậu ở lại một phần là vì cậu muốn, nhưng một phần cũng là vì tôi, tôi cảm động lắm.

Tôi đang uống rượu nhưng chưa say đâu. Cái cảm xúc đầy ứ đang ở trong lòng khiến tôi gọi điện thoại cho cậu ngay. Nhưng đã gọi mấy lần mà không có cậu, thế là tôi viết bức thư này, tôi sẽ gởi ngay. Bao giờ nhận được thư, nhớ Phone cho tôi ngay nhé.

Khưu Thượng Phong

Viết trong cơn nửa say nửa tỉnh."

Thiên Thạch đọc qua một bận, rồi lại đọc lần thứ hai, giáo sư Khưu đã đem lá thư này đi gởi cho chàng và gặp nạn. Thạch úp mặt xuống bàn... Qua bức thư, Thạch mới nhận ra nỗi cô đơn thấm thía của giáo sư Khưu.

Chàng xếp lá thư, cất vào hộc tủ, đứng dậy bước ra ngoài.

Thiên Mỹ vẫn còn chưa ngủ, đang ngồi yên lặng trong cái bóng tối dầy đặc của phòng khách.

- Anh đi đâu vậy, anh Thạch?

- À... đi dạo một vòng.

- Em cũng không ngủ được, em đi cùng với anh nhé?

Thạch ngồi xuống cạnh Mỹ:

- Thôi, em đi ngủ đi, để không sáng mai sẽ mệt. Bé Dung nó còn vòi vĩnh nữa.

- Anh Thạch này. Thiên Mỹ nhìn anh nói - Dù gì thì người chết cũng đã chết rồi.

- Anh biết.

Và Thạch đứng dậy, chàng không muốn nghe Mỹ nói thêm gì nữa. Nên nói:

- Em đi ngủ đi, anh ra ngoài một chút.

Thạch bước ra ngoài, chàng đi về hướng phòng trọ của giáo sư Khưu. Con đường giữa khuya vắng lặng. Thạch muốn tìm lại một cái gì đó. Nỗi ray rứt khôn cùng. Khi đến nơi, Thạch chợt giật mình. Phòng có ánh đèn. Thế là thế nào? Thạch không tin dị đoan. Thạch biết là giáo sư Khưu đã chết. Chàng bước tới gõ cửa.

Cửa bật mở. Người ra mở cửa lại là giáo sư chủ nhiệm khoa.

- Cậu Thạch đấy à? Chưa ngủ sao?

Thạch chỉ lắc đầu:

- Thật không ngờ - Giáo sư chủ nhiệm nói - Anh ấy là giáo sư trẻ nhất ở trường đại học này. Một con người vừa có kiến thức vừa có tình cảm. Cậu biết không, mấy năm trước anh Khưu được học bổng của Ford Foundation sang Mỹ, mình tưởng là cậu ấy rồi cũng sẽ như bao nhiêu người khác, một đi không trở lại... Nhưng rồi không những trở về đúng hạn, mà còn mang về cho nhà trường một lô sách giáo khoa quý. Tôi hỏi: "Sao cậu về chi vậy?", thì cậu ấy cười đáp: "Nhớ cái tổ quá!". Thật ra tôi biết không phải như vậy. Cậu ấy đã vì cái đất nước còn lạc hậu này... Cậu cũng biết đấy, Khưu rất được học trò quý, vì cái bản tính thân thiện và cởi mở của cậu ấy.

Thạch gật đầu. Giáo sư chủ nhiệm tiếp:

- Cái khó ở đây là cậu Khưu lại không có lấy một người thân. Ban nãy tôi lục lọi hết tất cả các ngăn kéo trong phòng, không tìm thấy một địa chỉ thân nhân nào của Khưu. Vì vậy, tôi định là mai sẽ liên lạc với cậu. Mình sẽ thay mặt cho gia đình Khưu mà tổ chức lễ tang. Nhà trường đứng ra tổ chức, nhưng cũng cần có sự giúp đỡ của cậu.

Thạch lại gật đầu.

- Cậu đã nhận được bức thư của cậu Khưu chưa? Chính vì...

Thạch không ngăn được cảm xúc, vội vã bước ra ngoài đường. Chận một chiếc taxi, nhảy lên nói địa chỉ. Ngồi trong xe, Thạch khóc òa. Xe đến trước cửa nhà, tuy là đã ngưng khóc nhưng Thạch vẫn mệt mỏi.

- Ông khỏe chứ?

Anh tài xế taxi có vẻ quan tâm, Thạch gật đầu.

- Cám ơn, tôi cũng không làm sao đâu.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 96017
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tình Ca Mùa Thu - Quỳnh Dao

Postby tuvi » 10 Oct 2019

Chương 19

Trong cái hôm lễ tang giáo sư Khưu, Thạch thật là bận rộn.

Thầy Khưu mặc dù không có thân nhân, nhưng đồng nghiệp và học trò khá đông. Trương Bình Thiên và vợ cũng có đến.

Sau buổi tang lễ, Thạch còn phụ giúp giáo sư chủ nhiệm khoa, thu dọn sách vở và tư liệu trong phòng giáo sư Khưu. Công việc tiến hành đến ba hôm mới xong. Khi đã hoàn tất, căn phòng chỉ còn là khoảng không gian trống trải. Thạch đã bước ra sau ký túc xá với một chút cảm hoài!... Bấy giờ trời đã ngả về chiều. Bãi cỏ sau nhà nhuộm đỏ ráng hoàng hôn. Thạch tựa người vào thân cây, nhìn lên bầu trời. Cái màu sắc mùa thu làm Thạch nhớ đến hôm nào ở Boston. Thạch sợ nhất là cái cảnh sắc của mùa thu. Cái ảm đạm nặng nề đè nặng trên vai. Vậy mà có một lần Gia Lợi đã nói:

- Em thích nhất là cái mùa này. Bởi vì mùa xuân thì trời tươi quá, làm cho con người dễ say đắm. Mùa hạ lại nóng quá, làm cho con người dễ bực dọc. Mùa đông thì lại quá lạnh, làm cho con người co ro chỉ muốn ngủ. Trong khi mùa thu lại ngập đầy ý thơ, bắt con người phải nghĩ ngợi. Anh có đồng ý không? Mặc dù nó hơi thê lương, nhưng con người mà có chút buồn buồn thì mới thích suy nghĩ.

Một con người khi thấy buồn mới thích suy nghĩ, mới hiểu được thế nào là cuộc đời ư? Thạch nhìn ra ngoài đường. Xe cộ đang chạy một cách liên tục. Có ai ở không mà nghĩ ngợi.

Men theo con đường trải đá. Thạch đi về phía nhà trường. Chàng đã gặp giáo sư chủ nhiệm khoa.

- Chào cậu Thạch, cậu cũng đến đây đấy à?

- Tôi chỉ đi ngang qua đây thôi.

Giáo sư chủ nhiệm khoa ngập ngừng một chút nói:

- Cậu Thạch, tôi định nói với cậu thế này. Như cậu biết đấy, giáo sư Khưu đã không còn. Thành thử tôi nghĩ nếu cậu không còn thấy thích, cậu cứ nói một tiếng, tôi sẽ không giữ cậu lại đâu.

Thạch lắc đầu:

- Không, chính vì thầy Khưu không còn, nên tôi quyết định ở lại.

- Thật chứ?

- Vâng! Tôi chỉ mới quyết định đây thôi.

Thạch nói và giáo sư chủ nhiệm bước tới xiết chặt vai chàng:

- Vậy thì tuyệt quá! Tôi không dám tin điều này. Tôi không ngờ cậu lại nhiệt huyết như thế!

- Tôi sẽ làm tất cả những điều đã thảo luận với giáo sư Khưu. Ngoài chuyện mở phân khoa báo chí, tôi cũng sẽ cố gắng xúc tiến chuyện cho ra một tập san văn học.

Trên đường về nhà, Thạch thấy nhẹ phần nào. Vừa bước vào cửa Thạch đã nói với cha mẹ:

- Con có việc cần thưa với cha mẹ.

- Có quan trọng lắm không?

- Cũng không quan trọng lắm. Con định là tạm thời con ở lại, không về Mỹ.

Cha của Thạch đã ngơ ngác nhìn Thạch:

- Con nói sao?

- Trước khi về đây, con đã xin phép nhà trường bên ấy tạm nghỉ một năm. Bây giờ về đây, con thấy cái quyết định của con rất thích hợp. Bởi vì mỗi lần về là một khó khăn. Không về thì thôi, mà đã về thì phải ở lại lâu một chút. Trường đại học ở đây, họ cũng đã mời con ở lại diễn giảng cái môn ma con ưa thích. Con định thử xem sao. Một điểm khác nữa là ở nước ngoài hơn mười năm qua, con thấy nhớ nhà quá. Về đây được rồi, bỏ đi không đành. Con ở lại đây mà vẫn lãnh năm mươi phần trăm lương bên kia rồi còn có tiền dạy học ở đây nữa. Như vậy, sống cũng thoải mái.

Cha của Thạch không dằn được, đứng dậy nói:

- Con đừng nói thêm gì nữa. Cha chỉ cần biết chuyện con ở lại là đã có sự thỏa thuận của Ức San chưa?

Thiên Thạch nhìn lên:

- Dạ, chưa.

- Con thử nghĩ xem, nếu bây giờ mà con không quay lại nước Mỹ, liệu Ức San có chịu làm lễ cưới với con không?

- Con nghĩ là cô ấy sẽ đồng ý.

- Con đừng có nằm mơ.

Cha của Thiên Thạch nói, và quay về chỗ cũ ngồi xuống:

- Thiên Thạch, con nghĩ sao mà làm vậy? Đã quyết định là tháng chín lấy nhau, rồi sau đấy sẽ trở về Mỹ. Vậy mà bây giờ lại thay đổi, con có ý gì chứ? Phải chăng vì ảnh hưởng cái chết của giáo sư Khưu. Nếu vậy thì trẻ con quá! Con người sống chết có số mạng kia mà.

- Chuyện này không có dính dáng gì đến cái chết của giáo sư Khưu cả.

- Vậy thì vì lý do gì?

- Trước kia con đã muốn như vậy. Nhưng chưa dám quyết định. Con nghĩ là sống ở đời thì cũng nên làm một cái gì mà mình ưa thích. Hiện nay, con chưa muốn trở về lại Mỹ. Con muốn được dạy học ở đây. Nhưng con cũng rất rõ là cha mẹ không muốn con ở lại. Có nhiều lý do, trước nhất là cha mẹ sợ Ức San sẽ không chịu làm lễ cưới với con. Thứ hai là cha mẹ sợ bạn bè cười. Nghĩ là con của ông bà Ái ở Mỹ, hẳn không làm được việc gì, nên mới ở lại đất nước này. Nhưng đâu phải ở lại tổ quốc mà tương lai mờ mịt đâu? Con cũng không nghĩ là Ức San sẽ từ chối lấy con vì con ở lại. Vì nếu thật sự yêu nhau, thì chuyện đó khôeng thành vấn đề, còn bằng không thì phải chịu thôi. Với con, ở lại mới thấy tâm hồn mình yên ổn, thoải mái, con có thể làm được điều mình mơ ước.

- Thiên Thạch! Con hết sức là vô lý. Nếu cuộc sống bên Mỹ của con là ngập đầy buồn chán là bởi vì con không có một mái ấm gia đình. Chuyện này có thể giải quyết được khi có Ức San. Còn đời sống vật chất thì cha chắc chắn là nó phải hơn hẳn ở đây.

- Nhưng con nào có nói là con không trở về nước Mỹ đâu. Để con thuyết phục Ức San cho.

Cha của Thạch đã lắc đầu:

- Đừng hòng, cha hiểu rõ tâm lý của gia đình bác Trần lắm!

Mẹ của Thạch chen vào:

- Anh Thành Dân à! Hay là chúng ta sang đấy thăm dò trước, coi họ sẽ phản ứng thế nào?

Cha của Thạch quay sang Thạch:

- Con bảo là chuyện con ở lại chỉ có tính cách tạm thời thôi chứ?

- Vâng!

Ông Thành Dân suy nghĩ một chút, rồi nói:

- Cha cũng không biết phải làm thế nào? Chuyện cưới xin thì đang xúc tiến mà làm thế này hẳn họ không hài lòng. Mà con đã lần nào nói cho Ức San biết ý định chưa?

- Con đã nhiều lần đề cập nhưng cô ấy ngỏ ý không chịu. Ức San bảo là cô ấy muốn sang đó, không phải vì muốn hưởng thụ vật chất mà chỉ vì chán cái cảnh sống ở đây.

- Con thấy sao?

- Con chỉ thấy là cái ước muốn của Ức San chẳng qua là vì tò mò, chứ nơi nào thì cũng vậy thôi.

- Thế con định thuyết phục Ức San thế nào?

- Con cũng chưa biết, nhưng cứ để con thử xem.

- Nếu Ức San không chịu? Nghĩa là nếu con không quay về Mỹ ngay thì hủy bỏ lễ cưới? Con định thế nào?

Thạch chỉ ngồi ôm đầu không đáp. Cha Thạch quay sang mẹ chàng, hỏi:

- Đức Phương, em đã phân phát thiệp mời chưa?

Bà Đức Phương chưa kịp trả lời, thì cô Thúy đã vào mời dùng cơm. Bữa cơm hôm ấy thật nhạt nhẽo. Ăn xong Thạch về phòng ngay. Nằm trên giường chàng không làm sao dỗ được giấc ngủ. Thạch biết chuyện ý định muốn ở lại của chàng không những không được Ức San đồng ý mà cả cha mẹ mình cũng không muốn. Phải làm sao đây, nhưng cũng không thể bỏ đi trong lúc này. Thạch trằn trọc như vậy thật lâu mới chợp mắt được. Khi giật mình tỉnh dậy thì bên ngoài trời đã tối. Thạch bước ra phòng khách, thấy mẹ ngồi một mình:

- Mẹ, từ chiều đến giờ Ức San có đến không?

- Có. Lúc con ngủ say. San nó ngồi một chút rồi đi về.

Bà Đức Phương nói mà không ngửng đầu lên, Thạch bước đến quỳ dưới chân mẹ:

- Có phải chuyện con không quay về Mỹ làm mẹ buồn không?

Mẹ Thạch không trả lời câu hỏi của chàng, người chăm chú nhìn Thạch rồi nói:

- Thiên Thạch! Hãy cho mẹ biết nếu bây giờ Ức San không chịu làm lễ cưới thì con có buồn không?

Thạch ngồi thẳng lưng:

- Ức San đã nói với mẹ như vậy à?

- Ban nãy cha con có đề cập đến chuyện này. Ức San không có nói gì cả. Và cha con đã cùng với nó qua bên ấy rồi.

- Nhưng mà ít ra mẹ cũng thấy được thái độ của Ức San chứ?

- Mẹ cũng không biết nói sao. San chỉ nói là: Trước đó con đã đồng ý là tháng chín sẽ quay về nói Mỹ.

Thạch ngồi thừ người ra, chàng nhớ lại cái hôm ấy, khi ở cạnh Ức San, chàng đã có một buổi tối rất hạnh phúc.

- Con đã thay đổi nhiều lắm. Thiên Thạch ạ! Mẹ nhớ ngày xưa khi con còn nhỏ, con lúc nào cũng giữ lời. Vậy mà lần trở về này, con làm cái gì cũng bất nhất. Cái gì mình không chắc làm được thì hứa làm chi?

Thạch chợt giật mình. Đúng rồi! Tại sao ta lại yếu đuối như vậy? Mười năm ở nước Mỹ đã mài mòn con người đến độ như vậy ư?

- Con đã hứa là đưa Ức San đi, có phải không?

Thạch gật đầu.

- Vậy mà bây giờ con lại đòi ở lại?

Thạch đứng bật dậy:

- Vâng, nhưng con không hối hận về quyết định đó, ngay bây giờ con sẽ giải thích cho Ức San biết.

- Mẹ thấy thì tốt nhất con không nên đi ngay lúc này. Dù gì Ức San cũng đã biết quyết định của con. Hãy để cho nó có thời gian suy nghĩ. Vả lại cha con cũng đang ở bên ấy. À, mà quên nữa, ban nãy mẹ mới gọi điện thoại cho Thiên Mỹ, cho nó biết là con quyết định ở lại. Nó nói là ngày mai nó sẽ lên gặp con ngay.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 96017
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tình Ca Mùa Thu - Quỳnh Dao

Postby tuvi » 10 Oct 2019

Chương Kết

Tối hôm ấy từ nhà Ức San quay về, ông Thành Dân có vẻ không được vui. Ông không nói chuyện với Thạch, chỉ gọi vợ vào phòng riêng. Hai người đã nói chuyện thật lâu, sau đấy bà Đức Phương mới bước ra, bảo Thạch đi ngủ sớm. Chuyện gì để mai hãy tính. Thạch vào phòng lại nằm trằn trọc mãi mà không làm sao ngủ được. Thế là chàng ngồi dậy, nhẹ nhàng bước ra ngoài.

Đẩy chiếc xe đạp ra sân, chàng cài cửa lại cẩn thận.

Thạch đã đạp xe như vậy mấy lượt qua trước cửa nhà Ức San. Đèn trong phòng Ức San vẫn còn cháy sáng, có nghĩa là San chưa ngủ. Mấy lần Thạch định lấy sỏi ném về khung cửa đó, nhưng rồi lại thôi. Ngày xưa khi còn yêu My Lập. Những lần giận cãi nhau, về nhà không ngủ được. Thạch cũng thường hay đạp xe đến khu nhà nàng ở, rồi lảng vảng ngóng trông, để giảng hòa.

Thạch còn nhớ chưa quên. Có một lần trong một buổi dạ hội. My Lập không có sự thuận ý của chàng, đã khiêu vũ với một tay sinh viên khác bên trường Luật. Hôm ấy trên đường về nhà. Thạch đã lầm lì không thèm nói với Lập. Lập vừa bước xuống xe. Thạch đã đạp xe chạy về ngay, không nói một tiếng giã từ. Sau đó quay về nhà, khi cơn giận đã lắng xuống, Thạch thấy hối hận, không làm sao ngủ được. Chàng lại xách xe chạy lại đến trước cửa nhà Lập. Bên trong còn đèn, nhưng chàng lại không dám gọi, chàng lấy hai hòn sỏi ném vào khung cửa, rồi ngồi ngoài chờ. Một lúc, My Lập bước ra mở cửa, vừa trông thấy Thạch đã giận dữ đóng sầm cửa lại.

Thạch lại đứng bên ngoài gõ cửa, rồi chờ. Cứ như vậy đến cả tiếng đồng hồ.

Song My Lập lại quay ra:

- Anh điên rồi à?

- Em mở cửa ra đi. Anh chỉ cần một phút, anh muốn giải thích.

Nhưng My Lập lại quay vào. Tắt đèn giả vờ như định ngủ. Thạch lại gõ cửa.

- Anh làm ơn đi về đi. Giờ này còn quấy phá, định không cho ai ngủ cả sao?

- Hãy cho anh một phút trình bày.

- Anh điên rồi.

- My Lập! Anh van em mà.

- Có gì mai gặp ở trường rồi sẽ tính sau.

- Anh không thể chờ đến mai được.

- Tại sao?

- Vì anh sợ là... Rủi ra đường anh bị xe đụng chết thì sao?

- Anh hù em hả?

My Lập nói vậy nhưng rồi cũng mở cửa cho Thạch bước vào. Dĩ nhiên điều mà Thạch định nói không phải là chỉ một vài câu. Có điều My Lập rất bảo thủ, nên ngoài lời xin lỗi chân thành và kèm nụ hôn theo mọi thứ mới êm đẹp. Mấy năm sau, khi ở Mỹ, nhận được tin My Lập lấy chồng, Thạch bỗng nhớ đến cái đêm hôm ấy. Tại sao mọi thứ chỉ dừng lại ở đấy. Sao không tiến xa hơn. Nếu bấy giờ mà Thạch bạo dạn hơn. Mọi chuyện có lẽ đã khác. Vì đứng trên đạo nghĩa, Thạch sẽ không thể bỏ đi ra nước ngoài được và như vậy Thạch có lẽ đã giống như Trương Bình Thiên. Tìm một việc làm gì đó... Rồi lấy vợ, có con. Sống một cuộc sống bình thường như bao nhiêu người khác.

Bây giờ tuy đứng ngoài bờ tường nhà Ức San, Thạch rất muốn gặp San, nhưng ngay cả chuyện ném đá vào cửa sổ, Thạch cũng không có can đảm, Ức San không phải là My Lập. Hai cái tình cảm hoàn toàn khác hẳn nhau. Với My Lập, Thạch có thể cuồng nhiệt, giận hờn, cãi nhau rồi lại hòa giải. Còn với Ức San, Thạch lại ở vị trí một người anh cả. Yêu đấy, nhưng không còn cái lãng mạn, nông nổi ngày xưa.

Thạch quanh quẩn mãi ngoài ngõ. Tiếng rao của ông bán giò chéo quẩy, rồi tiếng sáo của người mù làm nghề đấm bóp. Tiếng sáo như lời than vãn về những tháng năm nào đã trôi qua. Có quá nhiều thứ để mà hối tiếc. Ánh đèn đường vàng vọt cô đơn, hàng cây lá hắt hiu nhẹ lay theo cơn gió. Thế là Thạch buồn bã quay về.

Tờ mờ sáng hôm sau là ông Thành Dân đã bỏ đi ra ngoài. Mẹ đã biết là Thiên Mỹ sẽ lên thành phố nên đã ra chợ mua một vài món ăn ngon. Chỉ còn Thạch ở lại nhà. Ăn sáng xong, ngồi trong phòng khách đọc báo. Ở Mỹ mà có được một tờ báo Hoa văn đọc là tuyệt vời. Thường ở bên ấy, mỗi khi mượn được một tờ báo Hoa văn, là Thạch đọc ngấu nghiến gần như muốn nuốt từng chữ.

Về nước rồi, mấy hôm đầu thấy báo là Thạch đọc hả hê. Có điều đọc xong, Thạch lại đâm ra thất vọng. Trang đầu với những tin tức đọc nức lòng. Nhưng trang hai, nơi mục xã hội... Sao lại lắm tin tệ nạn thế? Một người chỉ vì mấy đồng bạc cũng giết người... Rồi một người khác chỉ vì một cô gái điếm thôi mà cũng nhảy lầu tự tử... Chuyện này không phải là ở Mỹ không có... Phải nói là hơn gấp trăm lần nữa. Nhưng không hiểu sao, mỗi lần đọc xong, Thạch lại quên bẵng ngay, Có lẽ vì đó không phải là quê hương, không phải là đồng bào của Thạch chăng?

Chợt nhiên có tiếng chuông điện thoại, Thạch đứng dậy.

- Ai đó? Ức San à?

- Không phải, Thiên Mỹ đây. Có chuyện gì không anh?

- Ồ, không, em đang ở đâu vậy?

- Dạ, ở bến xe, mẹ bảo em là khi nào đến thành phố cứ chờ ở nhà ga, sẽ bảo anh ra đón, vậy mà nãy giờ em chờ đã hai mươi phút rồi chẳng thấy anh. Thôi được rồi, anh khỏi ra, em sẽ đón xe về ngay.

Mãi đến giờ dùng cơm trưa mà ông Thành Dân vẫn chưa về, Thạch hỏi mẹ:

- Chuyện gì đã xảy ra vậy, mẹ? Tối qua, trở về cha đã nói với mẹ sao?

Bà Đức Phương vừa gắp miếng thịt gà cho Thiên Mỹ, vừa nói:

- Đương nhiên là họ không hài lòng. Chuyện này cũng không thể trách họ được.

- Con không trách, nhưng họ đã quyết định thế nào?

- Họ chưa quyết định, chờ ý kiến của Ức San.

- Thế Ức San thì sao? Tối qua, cha chẳng nói gì về Ức San cả sao?

Bà Đức Phương yên lặng, trong khi Thiên Mỹ chen vào:

- Ban nãy nghe mẹ kể lại thì Ức San thấy cha vừa đến nhà cô ấy xong, là San bỏ đi ngay. Nghe nói là có cái hẹn gì với anh em nhà họ Mạc đấy.

Bà Đức Phương quay qua trừng mắt với con gái:

- Ai mượn con xía vào vậy? Ức San nó cũng chưa phải là cái gì của anh con, thì đương nhiên là nó có quyền đi chơi với người khác chứ?

- Con không có phải là chê trách gì chuyện đó, nhưng mà ở đây tại sao có sự trùng hợp lạ lùng vậy? Vừa mới có chuyện với anh Thạch là nhận lời đi chơi với người khác ngay. Như vậy có phải là vô tình lắm không?

- Anh con cũng kỳ, chuyện của giáo sư Khưu có phải là chuyện nhà đâu mà dồn hết cả sức ra lo, bỏ bê Ức San, nếu mẹ là nó, mẹ cũng giận chứ.

- Nhưng chuyện anh Thạch lo là chuyện chính nghĩa, không lẽ cô ấy lại không hiểu?

Thạch chen vào:

- Mẹ có biết là Ức San đi đến mấy giờ mới về không?

- Mẹ không biết, vì lúc cha con ra về thì nó lại chưa về, có điều bác Trần bên ấy nhận định là quyết định của con quá đột ngột nên bây giờ bên ấy cũng không biết làm sao, chờ Ức San quyết định.

- Còn định gì nữa - Thạch bực dọc nói - Cô ấy đang có giá mà, buông con ra là có người rước ngay.

Bữa cơm tiếp tục trong cái không khí kém vui. Sau đấy Thạch và Thiên Mỹ ra phố. Trước khi đi, Thạch hỏi mẹ:

- Thiệp cưới đã phân phát chưa hở mẹ?

- Con hỏi để làm gì?

- Nếu chưa thì đừng gởi, mà nếu lỡ rồi, thì mình phải đăng báo xin dời lại.

- Chuyện đó có cha với mẹ lo, con khỏi phải quan tâm.

Thạch và Thiên Mỹ ra phố. Thành phố với cư dân đang Âu hóa. Áo bỏ trong quần, cravate, veston... dù trời đang nắng gắt. Nhưng bên cạnh đó, thỉnh thoảng Thạch cũng gặp một vài người ăn mặc chất phát đang ngắm nhìn phố phường một cách ngẩn ngơ.

- Em có thấy họ không? Thạch vừa chỉ vừa nói với Thiên Mỹ - Hình như họ mới ra thành phố lần đầu.

- Ở thành phố Đài Nam có nhiều người đã trên bẩy mươi tuổi mà vẫn chưa hề biết đến thành phố Đài Bắc ra sao đấy.

- Chuyện đó rất bình thường, ngay như bên nước Mỹ đâu phải ai cũng biết New York hay Washington? Có nhiều người không muốn rời khỏi nơi mình ở không phải vì họ không có tiền, mà chẳng qua vì họ không thích di động.

- Nhưng phần lớn thì ai ai cũng có óc tò mò, họ muốn đi đó đi đây để biết với người. Đó là trường hợp của Ức San.

- Chuyện anh nhận lời giáo sư chủ nhiệm khoa ở lại đã quyết định. Anh cũng đã nói với Ức San tạm thời ở lại thôi. Cô ấy phải hiểu chứ?

- Anh Thạch, anh vẫn còn muốn lập gia đình với Ức San chứ?

- Vâng, nhưng cái vấn đề ở đây không lệ thuộc vào anh nữa.

- Không thể nói như vậy được, nếu thật sự anh yêu Ức San, thì anh cần phải tích cực hơn. Gặp thẳng cô ấy, trình bày lập trường, chứ còn thụ đông thế này. Sợ là Ức San sẽ vào tay người khác thôi.

- Nếu San yêu anh thì sẽ không có chuyện đó xảy ra.

- Anh Thạch à, anh đừng quên là... Có thể Ức San yêu anh, nhưng cô ấy lại yêu cái nước Mỹ hơn.

- Nghĩa là...

- Nghĩa là nếu anh cho chuyện Ức San yêu nước Mỹ là xấu, thì anh hãy quên cô ấy đi. Còn ngược lại, nếu anh nghĩ đó chẳng qua chỉ là một thứ thời thượng... thì anh nên tích cực trong chuyện tình yêu.

- Theo em thì thế nào?

- Anh muốn biết ý kiến của em à? Thú thật thì em không ưa gì cô ấy, em cũng thấy là Ức San không xứng đáng với tình anh. Nhưng bên cạnh đó thì em cũng phải thừa nhận là cô ấy bình thường nghĩa là không có khuyết điểm. Nếu anh thấy được là được.

Cả hai vào quán nước uống trà. Thạch chợt có ý định gọi điện thoại về nhà xem có gì lạ không? Ông Thành Dân tiếp điện thoại, Thạch hỏi:

- Có ai tìm con không, ba?

- Con đang đợi điện thoại của ai à?

- Dạ không, con muốn biết là có ai gọi điện thoại cho con không vậy mà... Chẳng hạn như ở trường đại học?

- Vậy thì không có.

Rồi ông ngỏ ý muốn nói chuyện với Thiên Mỹ, Thạch đưa máy cho em. Chàng thấy hai người nói chuyện thật lâu.

Thạch hỏi, có chuyện gì không, Thiên Mỹ chỉ nói:

- Không có, cha chỉ bảo em là cùng anh di dạo cho thoải mái, kiếm cái quán ăn nào ở ngoài ăn cơm chiều luôn. Cha muốn được thư thả buổi chiều này không bị quấy rầy.

Như vậy hẳn là đã có vấn đề. Tình trạng này không thể để cù cưa như thế này mãi được. Thạch đề nghị với Thiên Mỹ:

- Hay là anh cùng em đến nhà Ức San xem sao?

Thiên Mỹ ngước lên nhìn Thạch:

- Anh sợ đi một mình à?

Thấy Thạch không trả lời. Thiên Mỹ ngần ngừ rồi nói:

- Thú thật với anh, ban nãy cha vừa cho em biết. Cái tay họ Mac đấy, không hiểu sao hắn lại biết chuyện anh không trở về Mỹ. Hắn cũng biết là giữa anh và Ức San có vấn đề nên hôm nay đã mời Ức San đến Dã Liễu du ngoạn. Nghe nói, hắn còn ngỏ ý cầu hôn nữa.

Lời của Mỹ như một tiếng sấm rền bên tai. Thạch chưa kịp phản ứng thì Mỹ lại tiếp:

- Lúc cha qua nhà bác Trần, thì bác ấy đã kể hết cho cha nghe. Bác gái ngồi cạnh thì phàn nàn là cái tay họ Mạc đó có vẻ không được chững chạc. Nhưng bác trai thì không quan tâm lắm đến cái chuyện đó. Bác nói mục đích bây giờ là làm thế nào để Ức San được ra nước ngoài. Cha có vẻ giận, cha nói bác Trần thực dụng không nghĩ gì đến giao tình cũ.

- Thế còn ý kiến của Ức San thì sao?

- Em không biết, em không nghe cha đề cập đến.

Thạch chợt cảm thấy cổ như khô hẳn lại. Chàng muốn uống một ly trà. Trời nóng thật, đi ra ngoài đường người lại đông như kiến. Thạch bỗng nói:

- Trời nóng quá! Phố xá lại đông nghẹt người như thế này thật ngộp thở. Muốn ở lại cũng không được.

Lời của Thạch khiến Thiên Mỹ đứng hẳn lại nhìn anh, rồi lẳng lặng Mỹ vẫy tay gọi xích lô. Trên đường về nhà cả hai không nói gì cả. Khi về đến nơi, Thạch nhìn vào nhà. Trời đã tối nhưng trong nhà lại không có ánh đèn. Cha mẹ Thạch đang ngồi ngoài sân hóng mát, có mấy con đom đóm đang lấp lánh trên cỏ. Bà Đức Phương thấy hai con trở về đã ngạc nhiên:

- Còn sớm quá mà sao các con lại về?

- Anh Thạch bảo: Phố xá đông đúc nghẹt thở quá!

Thiên Mỹ nói rồi đi vào trong thay áo.

- Các con đã ăn gì chưa?

Thạch gật đầu, rồi ngồi xuống bên cạnh mẹ. Chàng muốn hút thuốc, nhưng gói thuốc trong túi không còn. Thấy cha chỉ ngồi yên lặng, Thạch hỏi:

- Cha đã gặp Ức San rồi phải không? Mỹ đã kể cho con nghe.

- Nếu con đã biết thì cũng tốt. Chuyện của con với Ức San bây giờ mong manh lắm, cái đó cũng khó trách bác Trần được, họ chỉ có một mụn con. Hy vọng của họ là được qua Mỹ mà con không giúp thực hiện được, thì họ chỉ còn cách tìm người khác thay.

- Nhưng đó là ý của bác Trần hay của Ức San?

- Của ai thì cũng thế thôi. Ức San sẽ nghe lời cha mẹ.

Mẹ của Thạch cũng chen vào:

- Thiên Thạch, chuyện con ở lại mẹ cũng không tán thành nhưng vì con cũng trên ba mươi rồi. Không lẽ mẹ lại can thiệp? Cha con mấy hôm rày đã dùng mọi cách thuyết phục họ, Nhưng thấy không hy vọng. Thành thử ra, thành hay không là tùy ở con đấy.

Thiên Mỹ đã thay áo xong bước ra nói:

- Mẹ! Cái chuyện mà Ức San đi chơi với tay họ Mạc cũng chưa hẳn có nghĩa là Ức San sẽ lấy Mạc. Có khi đó chỉ là một chiến thuật để làm áp lực với anh Thạch thôi, thành thử ra theo con thấy, thì cha mẹ hãy để cho anh Thạch trực tiếp gặp mặt Ức San. Như vậy mới giải quyết được mọi thứ, chứ ngồi đây đoán mò thì có được ích lợi gi?

Ông Thành Dân nói:

- Cha thấy thì Ức San nó không quay lại đây. Có nghĩa là đã rõ lập trường rồi.

Thiên Mỹ lắc đầu:

- Cha chẳng hiểu tâm lý phụ nữ chút nào cả, con thấy thì anh Thạch đột ngột thay đổi. Ức San dù có thuận thảo, cô ấy cũng muốn tỏ rõ lập trường là anh Thạch có muốn làm gì thì cũng phải hỏi qua ý kiến của cô ấy.

Bà Đức Phương chen vào:

- Thiên Mỹ nó có lý đấy, anh ạ. Thôi thì để cho Thạch qua đấy xem sao?

Ông Thành Dân yên lặng, Thạch suy nghĩ, Thiên Mỹ động viên:

- Đi đi, anh Thạch. Em bảo cô Thúy điện thoại sang bên ấy nói Ức San ngồi nhà chờ anh nhé?

Thiên Thạch vừa ngượng ngùng vừa cảm động nhìn em. Nhưng rồi chàng cũng đứng dậy.

- Hãy can đảm lên anh ạ, đừng tự ái gì cả. Đây là chỗ mà tự ái không có đất đứng, để em bảo Thúy nó lấy xe đạp cho anh đi nhanh nhé?

Có một con đom đóm lập lòe vượt qua màn đêm. Hình như tất cả người thân đều hướng ánh mắt về phía chàng. Thạch quyết định và bước ra ngoài. Tiếng của Thiên Mỹ từ sau vọng tới:

- Cố thành công anh nhé!

Thạch phóng lên xe đạp. Bên ngoài trời đã mát hẳn, những hàng cây kè ở hai bên đường vươn thẳng lên nền trời đen. Thạch nhấn mạnh chân để xe lao vút tới, với tất cả phấn khởi của tâm hồn. Biết đâu? Rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa.

Hình như có một cánh chim đang về đâu.

Hết
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 96017
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Previous

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 60 guests